Luận văn: Giải pháp PL hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp PL hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật đối với hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Định hướng xây dựng pháp luật về khuyến mại trong hoạt động ngân hàng nhằm ngăn chặn việc cạnh tranh không lành mạnh

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về Khuyến mại trong hoạt động ngân hàng đồng bộ, phù hợp với luật pháp

Tích cực hoàn thiện cơ chế chính sách, khung khổ pháp lý về Khuyến mại trong hoạt động ngân hàng thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo môi trường thuận lợi cho các ngân hàng cạnh tranh lành mạnh góp phần nâng cao lợi ích xã hội thông qua việc giảm giá và tăng cường chất lượng dịch vụ nhưng vẫn chú trọng tới ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của khách hàng.

Mặc dù Việt Nam đã có pháp luật điều chỉnh cạnh tranh nói chung và các hành vi Cạnh tranh không lành mạnh nói riêng, tuy nhiên, những quy định này được áp dụng chung cho lĩnh vực thương mại. Lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực chuyên ngành với những đặc thù riêng, Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực này có những dấu hiệu đặc trưng riêng cần phải được thể chế hóa. Một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ sẽ tránh được sự chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng. Điều này đòi hỏi cần phải có các quy định pháp luật điều chỉnh cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng để thuận tiện cho việc áp dụng trong thực tiễn. Trên cơ sở các quy định của Luật Cạnh tranh, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật thương mại, Ngân hàng nhà nước có thể ban hành Nghị định của Chính phủ “Quy định về hoạt động Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý các hành vi này” hướng dẫn về hoạt động Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Đây sẽ là cơ sở pháp lí quan trọng để các cơ quan chức năng nhận diện Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực này và có biện pháp xử lí thích hợp.

Thứ hai, pháp luật về hoạt động Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh của Ngân hàng thương mại phải đảm bảo phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Luận văn: Giải pháp PL hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh.

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, quá trình hợp tác kinh  tế với nước ngoài diễn ra một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có thị trường tài chính, tiền tệ. Trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đều có các bộ quy tắc với mục tiêu xây dựng thể chế đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tăng cường hiệu quả, hiệu lực và tính minh bạch trong thực thi pháp Luật Cạnh tranh. Pháp luật về hoạt động Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh của các Ngân hàng thương mại cần được sửa đổi theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế và khai thác tốt cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do mang lại.

Thứ ba, khắc phục những bất cập trong pháp luật về hoạt động Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh của các Ngân hàng thương mại

Thực tiễn triển khai pháp luật về hoạt động Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh của các Ngân hàng thương mại trong thời gian qua đã cho thấy những bất cập nhất định từ khâu ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho đến quá trình áp dụng còn nhiều vướng mắc do nội dung văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều hạn chế trong quy định về hoạt động Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh của các Ngân hàng thương mại.

Vì vậy, trong thời gian tới việc hoàn thiệp pháp luật về hoạt động Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh tại các Ngân hàng thương mại cần đảm bảo định hướng sau: 1). Xác định rõ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này; 2). Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở xác định lại các quy định về hành vi Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh; 3) Quy định rõ ràng cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm và mức xử phạt phù hợp với thực tiễn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại Luận văn: Giải pháp PL hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh.

Thứ nhất, Điều chỉnh khái niệm hành vi Cạnh tranh không lành mạnh

Thực tế cho thấy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu, rộng trong khu vực và trên thế giới, nhiều hành vi phản cạnh tranh mới, đa dạng chưa được dự liệu trong Luật Cạnh tranh 2018. Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 cũng chỉ liệt kê tên gọi hành vi Cạnh tranh không lành mạnh, bổ sung một số hành vi Cạnh tranh không lành mạnh mới. Vì vậy, cần có hướng dẫn chi tiết về cấu thành hành vi Cạnh tranh không lành mạnh bị cấm và cần bổ sung thêm một dạng hành vi Cạnh tranh không lành mạnh theo hướng các hành vi Cạnh tranh không lành mạnh khác được xác định theo tiêu chí tại khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018. Đặc biệt, đối với hoạt động Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động cần được hướng dẫn riêng tại một điều luật.

Thứ hai, xác định pháp luật điều chỉnh cho hoạt động Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng.

LCT cũng quy định rõ: “Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi Cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi Cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó” điều đó có nghĩa là, việc xác định hành vi Cạnh tranh không lành mạnh được quy định theo hướng mở là các Luật chuyên ngành được quy định các tiêu chí xác định hành vi Cạnh tranh không lành mạnh phù hợp với đặc thù ngành. Tuy nhiên, việc xác định hành vi Cạnh tranh không lành mạnh không phải là vấn đề đơn giản đặc biệt là hành vi Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng, nếu không quy định cụ thể, rõ ràng, nó sẽ tác động tiêu cực đến diễn biến hoạt động ngân hàng.

Khi xây dựng quy định về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng chúng ta cần phải chú ý tới hai nhóm hành vi:

  • Nhóm hành vi cạnh tranh mà hậu quả của những hành vi này chỉ đơn thuần ảnh hưởng tới tính cạnh tranh lành mạnh hay sự hạn chế cạnh tranh;
  • Nhóm hành vi cạnh tranh mà ngoài hậu quả ảnh hưởng tới tính cạnh tranh còn ảnh hưởng tới sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Luận văn: Giải pháp PL hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh.

Đối với nhóm hành vi thứ nhất, Luật Cạnh tranh có đầy đủ các biện pháp và chế tài để điều chỉnh. Tuy nhiên đối với nhóm hành vi thứ hai Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng có đầy đủ các chế tài và biện pháp điều chỉnh hơn. Do đó, khi có một hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, chúng ta cần xét xem liệu hành vi đó có ảnh hưởng tới an toàn của hệ thống ngân hàng hay không. Nếu như hành vi đó ảnh hưởng tới an toàn hệ thống ngân hàng thì sẽ điều chỉnh hành vi đó bằng Luật các Tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng nhà nước.

Nếu như hành vi chỉ ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh thì điều chỉnh theo Luật Cạnh tranh.

Như vậy, cần phải xây dựng hai nhóm quy phạm pháp luật. Nhóm thứ nhất là các quy định về các hành vi của các Tổ chức tín dụng ảnh hưởng tới an toàn của hệ thống ngân hàng. Nhóm quy định này sẽ được đưa vào trong Luật các Tổ chức tín dụng và bao gồm các nguyên tắc xác định một hành vi là ảnh hưởng tới an toàn của thệ thống, các chế tài. Ngoài ra phạm vi của hoạt động quản lý nhà nước của Ngân hàng nhà nước cũng cần sửa đổi để tạo ra cơ sở pháp lý cho các hoạt động của Ngân hàng nhà nước khi xảy ra sự mất an toàn cho hệ thống ngân hàng. Nhóm các quy phạm pháp luật thứ hai có thế là một Nghị định quy định chi tiết Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Nghị định này cần xác định rõ nội hàm các khái niệm của Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.

Thứ ba, hoàn thiện quy định các chế tài xử lý hành vi Cạnh tranh không lành mạnh:

Trong thời gian tới, cần xem xét mức xử phạt và hình thức xử phạt đối với các hành vi Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh của các Ngân hàng thương mại. Trên thực tế, những hành vi Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh có thể mang lại lợi ích khổng lồ cho các Ngân hàng, nhiều hơn rất nhiều so với số tiền phạt họ phải gánh chịu. Dự thảo về xử lý, xử phạt về hành vi Cạnh tranh không lành mạnh hiện đang trong quá trình hoàn thiện nhưng cần xem xét tăng mức xử phạt để răn đe. Hiện tại, Bộ luật Hình sự năm 2015, sử đổi bổ sung năm 2017 đã quy định việc xử lý hình sự đối với một số hành vi Cạnh tranh không lành mạnh như tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192, tội đầu cơ (Điều 196), tội quảng cáo gian dối (Điều 197), tội lừa dối khách hàng (Điều 198). Tuy nhiên, còn nhiều hành vi Cạnh tranh không lành mạnh pháp luật nhiều quốc gia quy định là tội phạm nhưng Bộ Luật Hình sự của Việt Nam chưa quy định. Luận văn: Giải pháp PL hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh.

Thứ tư, thống nhất thẩm quyền và thủ tục xử lý hành vi Cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

Theo thủ tục cạnh tranh do Ủy ban cạnh tranh tiến hành, thẩm quyền và thủ tục xử lý các hành vi gian lận trong hoạt động ngân hàng là thống nhất. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng và Cơ quan quản lý cạnh tranh. Theo đó, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm phát hiện, chuyển giao và phối hợp với Ủy ban cạnh tranh điều tra, xử lý các hành vi gian lận trong hoạt động ngân hàng. Việc thực hiện khuyến nghị này sẽ đảm bảo tính thống nhất của pháp luật trong điều tra và xử lý hành vi gian lận trong hoạt động ngân hàng, do Ủy ban cạnh tranh có trách nhiệm tổ chức xử lý và giải quyết khiếu nại trong các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng:

Đối tượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về về hoạt động Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu nên hướng tới là các Ngân hàng thương mại. Nội dung tuyên truyền cần giúp các ngân hàng nhận diện những về hoạt động Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh và quyền khiếu nại, khởi kiện của ngân hàng khi bị xâm hại, các hình thức chế tài có thể áp dụng đối với ngân hàng có hành vi vi phạm.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, và đạt hiệu quả đến các chủ thể tham gia; ý thức chấp hành pháp luật về Khuyến mại của các ngân hàng chưa nghiêm túc. Việc thực thi các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt Khuyến mại còn gặp khó khăn, một số quy định chưa được chỉnh sửa, bổ sung kịp thời cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Một số ngân hàng chưa ý thức cao đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật, dẫn đến tình trạng “làm chui”, bất chấp các quy định của luật và các văn bản dưới luật. Chính vì vậy, để đảm bảo rằng các Ngân hàng thương mại luôn chấp hành nghiêm túc và đúng quy định thì cần có những buổi tuyên truyền pháp luật, nhằm đưa kiến thức đến với các ngân hàng gần nhất và dễ hiểu nhất, nhằm đạt được kết quả cuối cùng là sự hiểu biết rõ ràng và sâu rộng nhất về pháp luật của các ngân hàng tham gia vào hoạt động Khuyến mại. Và đồng thời giảm dần, cũng như xóa triệt để tình trạng Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh.

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết về hoạt động Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng đến với người tiêu dùng. Luận văn: Giải pháp PL hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh.

Dù ít hay nhiều người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi các hành vi Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng cũng chính là người tiêu dùng. Không một cơ chế nào bảo vệ khách hàng tốt hơn chính bản thân họ tự bảo vệ mình. Nâng cao hiểu biết của họ về các hành vi Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh của các Ngân hàng thương mại để tảy chay dịch vụ của các Tổ chức tín dụng vi phạm đó hoặc tố cáo các hành vi vi phạm lên cơ quan thẩm quyền xử lý sẽ góp phần triệt tiêu các hành vi Cạnh tranh không lành mạnh. Góp phần bảo vệ quyền lợi của chính mình cũng như thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

Ba là, tăng cường công tác đào tạo cán bộ

“Xử lý Cạnh tranh không lành mạnh là vấn đề pháp lý rất mới ở Việt Nam. Chính vì thế, trong thời gian tới, cần có biện pháp thích hợp để đào tạo cán bộ, nhất là các cán bộ hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán thích hợp để chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm cần thiết khi phải xử lý các hành vi Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh tại các ngân hàng. Thẩm phán có đạo đức nghề nghiệp phải là người có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tinh thông để ban hành các bản án hay quyết định khách quan, đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ngân hàng là lĩnh vực đặc thù đòi hỏi các thẩm phán khi giải quyết các vụ việc liên quan đến ngân hàng phải có kiến thức về ngân hàng để áp dụng pháp luật đúng đắn nhất.”

Bốn là, ổn định môi trường kinh tế Luận văn: Giải pháp PL hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh.

Môi trường kinh tế ổn định góp phần làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên thuận lợi, lợi nhuận thu được lớn, đem lại mức thu nhập cao cho cá nhân và doanh nghiệp. Từ đó sẽ có những tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác; giữ ổn định thị trường ngoại tệ, phù hợp với tình hình, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước, tiếp tục nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay cân bằng hợp lý, linh hoạt, hiệu quả với lạm phát, kịp thời thúc đẩy mở rộng tín dụng phù hợp với xu hướng lạm phát giảm và yêu cầu thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 04 ngân hàng thương mại nhà nước (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam) triển khai chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Năm là, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật chống hoạt động Khuyến mại nhằm CTKLM

“Đấu tranh với các hành vi Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh là nhiệm vụ khá mới mẻ đối với Việt Nam nhưng là lĩnh vực mà nhiều quốc gia trên thế giới rất có kinh nghiệm. Trong bối cảnh ấy, việc tham khảo, học tập kinh nghiệm nước ngoài trong việc xử lý các vấn đề về cạnh tranh, trong đó có hoạt động Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh là rất cần thiết. Vì vậy, cần có các chương trình hợp tác nghiên cứu, học tập trao đổi kinh nghiệm với các nước có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực pháp Luật Cạnh tranh nói chung và trong việc đấu tranh chống hành vi Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh nói riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam và các cán bộ của cơ quan này có thêm kiến thức, năng lực và trình độ để xử lý các vấn đề mà thực tiễn Việt Nam đặt ra.

Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ các giải pháp trên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, Doanh nghiệp cũng như sự quan tâm, đóng góp của người tiêu dùng, từ đó tạo một cơ chế vững chắc hạn chế tối đa các hành vi Cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Luận văn: Giải pháp PL hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với các định hướng xây dựng pháp luật về khuyến mại trong hoạt động ngân hàng nhằm ngăn chặn việc cạnh tranh không lành mạnh với các tiêu chí: hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo phù hợp với công cuộc hội nhập kinh tế, khắc phục những bất cập; Tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật đối với hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh trong môi trường kinh doanh nói chung và trong các ngân hàng thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, bao gồm: giải pháp hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các ngân hàng thương mại trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả giải pháp trên đều hướng đến hai ý chính: Một là sự cập nhật, đổi mới và hoàn thiện của hệ thống pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh; Hai là ý thức chấp hành pháp luật của các ngân hàng thương mại đối với việc cạnh tranh không lành mạnh trong các hoạt động khuyến mại.

KẾT LUẬN Luận văn: Giải pháp PL hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh.

Cạnh tranh theo nguyên nghĩa được hiểu là việc các đối thủ tranh đua nhau nhằm mục đích giành lấy thắng lợi về mình thông qua việc sử dụng những khả năng sẵn có về mọi phương diện. Thực tế, trong cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam, chính khách hàng là đối tượng được hưởng lợi nhất vì được phục vụ tốt hơn.

Đặc biệt trong thời gian gần đây, nhờ nhiều yếu tố, trong đó có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng mà lãi suất cho vay đã liên tục giảm, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Qua cạnh tranh cũng có không ít Tổ chức tín dụng đã không trụ vững, phải sáp nhập và giải thể. Qua cạnh tranh đã sàng lọc ngân hàng, đó cũng là quy luật tất yếu.

Theo nhận định của các chuyên gia tài chính tiền tệ, xu hướng cạnh tranh giữa các ngân hàng đang có sự thay đổi lớn, Ngân hàng thương mại cổ phần đã tạo được hình ảnh và vị thế nhiều hơn, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của khu vực Ngân hàng thương mại cổ phần sẽ là thách thức khi Ngân hàng thương mại NN cũng quyết tâm giữ vững thị phần, trong khi khối ngân hàng nước ngoài đầy tham vọng mở rộng thị phần để tạo ra nền tảng phát triển bền vững và nâng cao sức mạnh của các hoạt động liên quan đến đồng nội tệ thay vì chỉ khai thác lợi thế từ hoạt động liên quan đến ngoại tệ như trước đây.

Trong khuôn khổ của luận văn, trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động Khuyến mại nhằm Cạnh tranh không lành mạnh và thực trạng thực hiện pháp luật về hoạt động Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM tác giả đã đưa ra một số vướng mắt, bất cập từ đó đưa ra đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế và xây dựng nhà nước pháp quyền. Với thời gian hạn hẹp, vốn kiến thức ít ỏi, luận văn không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của thầy\cô giúp cho bài luận văn được hoàn chỉnh hơn. Luận văn: Giải pháp PL hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Pháp luật về hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993