Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, ngành du lịch được xem như là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Không những được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc cũng góp phần tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Trên dải đất hình chữ S, hoạt động du lịch ngày nay không chỉ hình thành và phát triển ở những thành phố lớn, hiện đại mà đã mở rộng tới các địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi cư trú của một số đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, từ hàng trăm năm trước, Sa Pa đã được ví như thủ đô mùa hè của miền Bắc. Với bản sắc văn hóa truyền thống, cùng vẻ đẹp hùng vĩ và khí hậu mát mẻ quanh năm do thiên nhiên ban tặng đã đem đến cho Sa Pa một sự cuốn hút khó quên. Với thế mạnh về cảnh đẹp, khí hậu và nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số, Sa Pa luôn được khách du lịch lựa chọn như điểm du lịch không thể bỏ qua trong hành trình của họ. Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên, Sa Pa có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất độc đáo. Với 8 tộc người anh em sống dọc theo sườn núi dãy Hoàng Liên Sơn (Kinh, Mông, Dao, Tày, Thái, Dáy, Hoa, Xá Phó), sự đa dạng văn hóa và sự giao lưu kết hợp giữa các dân tộc với nhau đã hình thành nên  bản sắc văn hóa đặc trưng riêng của Sa Pa. Có thể khẳng định, trong những  năm gần đây, hoạt động du lịch ở Sa Pa đã và đang phát triển mạnh, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên,  hoạt động du lịch cũng đã có những ảnh hưởng đến đời sống của bà con các dân tộc thiểu số nơi đây, đặc biệt là cộng đồng người H’Mông, chiếm đến 52% dân số của Sa Pa.

Bên cạnh những tác động tích cực của hoạt động du lịch còn có những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống của người H’Mông. Vấn đề đặt ra đối với việc phát triển du lịch tại đây là phát huy, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc nơi đây hướng tới phát triển du lịch bền vững trở thành một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu một cách hệ thống. Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Qua nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu được một số tài liệu liên quan đến các vấn đề chính của luận văn: tác động của hoạt động du lịch và đời sống văn hóa-xã hội của đồng bào H’Mông.

Trước đây, đã có nhiều tác giả đưa ra cơ sở lý luận về tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội: tác giả Trần Đức Thanh với cuốn “Nhập môn khoa học du lịch” (2015); tác giả Trần Thị Mai (chủ biên) với tác phẩm “Tổng quan du lịch” (2019). Đây là hai trong số các nghiên cứu tiêu biểu nhất về vấn đề này. Trong các  nghiên cứu này, các tác giả đã đưa ra được các lý luận cơ bản nhất về các tác động của hoạt động du lịch đến nhiều các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực văn hóa-xã hội.

Cho đến nay, đã có nhiều  nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau viết về đồng bào H’Mông, được thể hiện qua sách báo, tạp chí, luận văn, luận án… Ví dụ như các tác phẩm “Dân tộc Mông ở Việt Nam” (1994) của Cư Hòa Vần và Hoàng Nam, “Văn hóa H’Mông” (1996) của tác giả Trần Hữu Sơn, “Văn hóa tâm linh của người H’Mông ở Việt Nam truyền thống và hiện đại” (2016) của tác giả Vương Duy Quang. Các nghiên cứu trên đây đề cập tới nguồn gốc của người H’Mông, các đặc điểm liên quan đến đời sống của họ. Các tác phẩm đưa ra thông tin về đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội của người H’Mông, như: nhà cửa, ẩm thực, quan hệ xã hội, đời sống kinh tế, ngôn ngữ…

Đối với vấn đề tác động của du lịch đến đời sống của người H’Mông, đã có một số bài viết ngắn về vấn đề này, tiêu biểu như nghiên cứu “Tác động của du lịch đối với các “giao” (làng) của người H’Mông ở Sa Pa”. Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra một số thực trạng về vấn đề tác động của du lịch đối với bà con tộc người H’mông và đưa ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, bài viết chỉ mới đưa ra sơ lược về thực trạng các tác động một cách tổng quát, chưa tập trung cụ thể vào lĩnh vực đời sống văn hóa-xã hội, và cũng chưa có sự phân tích, kết hợp với cơ sở lý luận về các tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội. Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Như vậy, đã có những nghiên cứu liên quan đến đời sống của đồng bào H’Mông ở Việt Nam cũng như ở Sa Pa và một số bài viết liên quan đến tác động của du lịch đến tộc người này nhưng chưa có những nghiên cứu đầy đủ về vấn đề tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông ở Sa Pa. Cho nên, việc lựa chọn đề tài này là cần thiết, có thể đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học du lịch cũng như trở thành tài liệu tham khảo sau này.

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

  • Nghiên cứu, đánh giá được thực trạng về tác động của hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông trên địa bàn.
  • Đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi nhằm hướng vào việc phát triển du lịch bền vững tại đây nhằm góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa-xã hội của cộng đồng người H’Mông.

3.2. Nhiệm vụ của đề tài

  • Hệ thống hoá những cơ sở lý luận về tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội.
  • Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của huyện Sa Pa và những tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông tại nơi đây.
  • Đưa ra được những định hướng đồng thời đề xuất được những giải pháp hướng vào việc phát triển du lịch bền vững cho huyện Sa Pa.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu là tác động của hoạt động du lịch tới đời sống văn hóa-xã hội.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

  • Về không gian: địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, chủ yếu là nghiên cứu và khảo sát tại các bản của hai xã Lao Chải và San Sả Hồ. Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.
  • Về thời gian: số liệu và cứ liệu nghiên cứu chủ yếu trong khoảng thời gian từ 2020 đến 2024.
  • Về nội dung: Đề tài nghiên cứu tập trung vào nội dung các tác động của hoạt động du lịch đến cộng đồng người H’Mông.
  • Về đối tượng điều tra: Bao gồm các yếu tố liên quan tới hoạt động du lịch như: cộng đồng dân cư địa phương, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Thu thập và xử lý tài liệu

Trong quá trình thực hiện, tác giả đã thu thập và sưu tầm tài liệu tại: Thư viện Quốc gia, Bảo tàng dân tộc học, Thư viện trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Phòng Thông tin-Du lịch huyện Sa Pa, Thư viện Sa Pa.

Thông tin được tìm kiếm chủ yếu từ các tài liệu, kết quả nghiên cứu trước đó về tộc người H’Mông, về các tác động của hoạt động du lịch và về hoạt động du lịch tại huyện Sa Pa, bao gồm: sách, báo, tạp chí về du lịch bằng Tiếng Việt và Tiếng nước ngoài, văn bản pháp luật như Luật du lịch và báo cáo của chính quyền địa phương cũng như cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại Sa Pa, Lào Cai.

5.2 Phương pháp điền dã

Tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa, quan sát địa bàn rất nhiều lần, tuy nhiên điều tra và phỏng vấn chủ yếu được chia làm ba đợt:

  • Khảo sát đợt 1 (Tháng 03 năm 2024): nhằm mục đích tìm hiểu sơ bộ về đời sống của bà con H’Mông và hoạt động du lịch diễn ra tại đây. Đợt khảo sát này tác giả chủ yếu quan sát và chụp hình tại thực địa.
  • Khảo sát đợt 2 (Tháng 11 năm 2024): Tìm hiểu và đánh giá thực trạng đời sống của bà con khi có tác động của hoạt động du lịch. Hoạt động khảo sát thực địa lần này có kết hợp thêm việc ghi chép, phỏng vấn và điều tra.
  • Khảo sát đợt 3 (Tháng 12 năm 2024): tiếp tục quan sát và phỏng vấn.

5.3. Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp điều tra xã hội học được thông qua việc điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn.

Sử dụng phiếu điều tra: Đối tượng điều tra được phát phiếu khảo sát bao gồm cộng đồng dân cư địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và khách du lịch. Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi mở và đóng, chủ yếu điều tra các thông tin xoay quanh đời sống của bà con H’Mông như: trang phục, ẩm thực, kiến trúc, quan hệ xã hội, cơ cấu kinh tế… Tác giả đã phát phiếu điều tra gửi tới hơn 200 cư dân, 100 khách du lịch và 50 doanh nghiệp tại địa bàn khảo sát.

Phỏng vấn: Tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số doanh nghiệp lữ hành, các cán bộ quản lý của chính quyền địa phương tại Sa Pa, cán bộ quản lý tại Phòng Thông tin-Du lịch huyện Sa Pa, một số người dân tại địa bàn huyện Sa Pa.

5.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Dựa trên việc sưu tầm các nguồn tài liệu, cùng với các dữ liệu, số liệu thu thập được, từ đó thực hiện công việc tổng hợp và phân tích tư liệu rồi rút ra các kết quả nghiên cứu một cách chính xác và đầy đủ nhất.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành ba chương như  sau:

  • Chương 1: Những vấn đề liên quan đến tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội
  • Chương 2: Thực trạng về tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai
  • Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa-xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA-XÃ HỘI

1.1. Khái quát về hoạt động du lịch

1.1.1. Các khái niệm về du lịch

1.1.1.1. Khái niệm du lịch

Ngày nay thuật ngữ du lịch được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, dưới mỗi góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học lại có những khái niệm khác nhau về du lịch . Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Năm 1985, I.I.Pirôgiơnic đã đưa ra khái niệm du lịch như sau: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức-văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. [29, tr. 6]

  • Định nghĩa của Michael Coltman:

“Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”. [5, tr. 15]

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách

Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO cũng đưa ra khái niệm: “Du lịch bao gồm các hoạt động của con người, đến và lưu lại ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong vòng không quá 1 năm với mục đích nghỉ ngơi, giao dịch và các mục đích khác” (UNWTO, 1993).

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2015): “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

1.1.1.2. Khách du lịch

Vào cuối thế kỷ XVIII khái niệm về khách du lịch đã xuất hiện lần đầu tại Pháp. Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch:

Theo Khoản 1 điều 4 Luật du lịch Việt Nam (năm 2015) quy định: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến”.

Trong đó, khách du lịch cũng bao gồm:

  • Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
  • Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch bao gồm:

  • Khách du lịch quốc tế (International tourist): Là một người lưu trú ít nhất 1 đêm nhưng không quá 1 năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến.
  • Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Là một người đang sống trong một quốc gia (không kể quốc tịch nào) đến một nơi khác trong quốc gia đó (không phải là nơi thường trú) trong thời gian ít nhất 24 giờ và không quá 1 năm với mục đích không phải làm việc để hưởng lương.

1.1.1.3. Các loại hình du lịch

Tùy theo mục đích, yêu cầu, vị trí địa lý, phương tiện đi lại của du khách mà có rất nhiều cách phân loại các loại hình du lịch khác nhau. Sau đây là một số loại hình du lịch phân theo mục đích của du khách:

  • Du lịch chữa bệnh
  • Du lịch nghỉ ngơi
  • Du lịch thể thao
  • Du lịch văn hóa
  • Du lịch công vụ
  • Du lịch tôn giáo
  • Du lịch thăm hỏi

1.1.1.4. Sản phẩm du lịch

Theo Michael M. Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình”. [15, tr. 218]

Theo luật du lịch Việt Nam (năm 2015): “ Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

Như vậy, hiểu một cách chung nhất, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. [29, tr. 10]

1.1.1.5. Tài nguyên du lịch

Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch.

Theo I.I Pirojnik (1985), “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật cho phép”.

Theo luật Du lịch Việt Nam (năm 2015) quy định tại điểu 4, chương I thì “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. [29, tr. 29-31]

1.1.2. Nội dung của hoạt động du lịch Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Theo Luật Du lịch (2015): Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.

Các hoạt động chủ yếu của kinh doanh du lịch

  • Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business)

Là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần quảng cáo và bán chương trình này trược tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.

Hoạt động kinh doanh lữ hành được thể hiện qua quá trình chọn lọc các tài nguyên du lịch về tự nhiên và nhân văn để cấu thành sản phẩm du lịch ở dạng thô để cuối cùng xây dựng nên các chương trình du lịch (tour). Doanh nghiệp lữ hành với tư cách là nơi môi giới (bán) các dịch vụ hàng hóa được sản xuất từ các doanh nghiệp khác, chuyên ngành khác để thu một phần tiền quỹ tiêu dùng cá nhân của khách du lịch.

Do vậy ta có thể hình dung ra những dịch vụ mà nó có thể cung cấp cho khách, từ việc đăng kí chỗ ngồi trong các phương tiện vận chuyển (máy bay, tàu hỏa, tàu biển, ô tô…) đến đăng kí tại các cơ sở lưu trú và ăn uống (khách sạn, nhà hàng…), những cơ sở vui chơi giải trí, thuê hướng dẫn viên, thiết kế chương trình du lịch (tour), các loại thủ tục, giấy tờ xuất nhập cảnh, visa…

Chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trong kinh doanh lữ hành. Một chương trình du lịch trọn gói có thể được hoàn thiện nhiều lần vào những thời điểm khác nhau.

  • Kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống: Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Cơ sở tạo nên hoạt động này là hệ thống các khách sạn, nhà hàng hoặc các loại hình lưu trú khác như: Motel, Camping… với nhiều cấp hạng, quy mô khác nhau. Do nhu cầu tự nhiên, du khách muốn đảm bảo cho sự tồn tại của mình tại nơi đến, khi đã ra ngoài vùng cư trú thường xuyên, họ cần có nơi nghỉ sau ngày di chuyển. Nếu đặt trong tổng thể kinh doanh du lịch, kinh doanh khách sạn là công đoạn phục vụ tiếp nối khách du lịch để hị hoàn thành chương trình du lịch đã chọn. Khách sạn-nhà hàng cùng các cơ sở lưu trú khác cần quan hệ chặt chẽ với các hãng lữ hành nơi có nguồn khách du lịch. Ngược lại, muốn thực hiện kế hoạch đưa đón khách đi đến các điểm tham quan thì doanh nghiệp lữ hành phải chủ động ký kết hợp đồng ăn nghỉ cho du khách tại các khách sạn, nhà hàng ở các điểm dừng chân mỗi ngày.

  • Kinh doanh dịch vụ vận chuyển:

Du lịch là sự vận động, di chuyển đến các điểm tham quan nên sản phẩm du lịch thường được sử dụng tại vùng cách xa nơi lưu trú của khách, bản thân sản phẩm du lịch không thể mang đi mang lại, phải tiêu dùng tại chỗ “sản xuất” ra chúng, tức là nơi có tài nguyên. Do vậy những doanh nghiệp vận chuyển được hình thành để đưa khách đến các điểm du lịch khác nhau.

Trên thực tế, du khách không phải tự lo đến vấn đề này, mà việc cung cấp và sử dụng dịch vụ vận chuyển đều do hãng lữ hành nơi du khách mua chương trình du lịch đảm nhiệm. Tùy theo chương trình tour, khách có thể lựa chọn phương tiện vận chuyển hiện đại như : máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, nhưng phổ biến là ô tô du lịch… hay các phương tiện thô sơ nhưng thích thú như: cưỡi voi, lạc đà, xe ngựa, xích lô… thậm chí cả võng cáng theo lối đi lại cổ xưa.

  • Kinh doanh dịch vụ bổ sung:

Nhu cầu du khách hết sức đa dạng, ngoài những dịch vụ cơ bản như lưu trú, ăn uống còn có thêm hàng loạt dịch vụ bổ sung như đặt vé máy bay, xem múa rối nước, làm thủ tục visa… Khách du lịch không chỉ mong muốn đi thăm thú đơn thuần mà còn muốn chuyến đi của mình thực sự bổ ích phong phú, cuối cùng là đảm bảo những yêu cầu tối thiểu nhất của cuộc sống như ở nhà và trên mức đó.

Tại các nước du lịch phát triển, chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí của du khách. Kinh doanh dịch vụ bổ sung là loại hình không thể thống kê đầy đủ bởi nó luôn luôn thay đổi và nảy sinh. Để thu hút khách và tăng thu nhập, các hãng du lịch luôn tìm mọi cách để đa dạng hóa các loại hình kinh doanh này bằng việc tăng cường bổ sung, cải tiến các hình thức dịch vụ, đặc biệt là các cơ sở lưu trú.

1.2. Tác động của hoạt động du lịch Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

1.2.1. Khái niệm

Du lịch là một ngành tổng hợp và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Ngoài ra, đây là một ngành kinh tế tổng hợp được thực hiện và kết hợp bởi nhiều bên liên quan. Đặc biệt, hoạt động du lịch có sự tác động qua lại với các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường. Trong quá trình phát triển, các tác động này được thể hiện qua hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực. Do đó, cần hiểu rõ vấn đề này để từ đó phát huy tối đa những tác động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch.

1.2.2. Phân loại tác động

Tác động của du lịch chủ yếu được chia làm ba loại: tác động của du lịch đến kinh tế, tác động của du lịch đến văn hóa-xã hội và tác động  của du lịch đến môi trường.

1.2.2.1. Tác động của du lịch đến kinh tế

Như đã đề cập, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, được thực hiện và kết hợp bởi nhiều bên liên quan. Chính vì vậy, ngành kinh tế này có mối liên hệ chặt chẽ với một số ngành kinh tế khác. Do đó, có thể thấy rằng du lịch đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế.

Tác động kinh tế là những lợi ích và chi phí trực tiếp và gián tiếp về kinh tế nhận được từ sự phát triển và sử dụng các tiện nghi và dịch vụ du lịch. Các tác động về kinh tế của hoạt động du lịch chủ yếu bao gồm tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.

Tác động trực tiếp là những tác động kinh tế đến các ngành liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch. Ví dụ, sự gia tăng số lượng khách lưu trú qua đêm tại khách sạn sẽ trực tiếp làm tăng doanh số bán hàng trong lĩnh vực khách sạn.

Tác động gián tiếp là tác động ảnh hưởng đến các ngành cung ứng vật tư, hàng hóa cơ bản phục vụ cho các ngành liên quan đến hoạt động du lịch. Ví dụ như, nước uống và khăn lạnh là hai loại hàng hóa bình thường, nhưng khi được cung ứng cho các tour du lịch của các công ty lữ hành, chúng cũng trở thành hai loại hàng hóa phục vụ du lịch.

1.2.2.3. Tác động của du lịch đến văn hóa-xã hội Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Văn hóa xã hội bao gồm những quy tắc ứng xử trong gia đình, cộng đồng, xã hội, các quy tắc xã hội về hôn lễ, tang ma, hôn nhân, các thiết chế văn hóa, xã hội… Đây cũng là những yếu tố mà ngành du lịch có thể đưa vào khai thác phục vụ cho hoạt động của ngành. Ngoài ra, yếu tố này cũng là một trong những điểm hấp dẫn đối với khách du lịch. Thông qua hoạt động du lịch, du khách có thể hiểu biết thêm về đời sống văn hóa-xã hội tại điểm đến du lịch, giúp họ mở mang thêm kiến thức xã hội.

Văn hóa là một hiện tượng lịch sử, mỗi xã hội đều có nền văn hóa tương ứng với nó. Mỗi dân tộc khác nhau thì có nền văn hóa-xã hội khác nhau, các thói quen sinh hoạt như ăn, mặc, ở cũng khác nhau.

Du lịch là hoạt động thực tiễn xã hội của con người. Nó có mối liên hệ mật thiết với văn hóa xã hội.

Cùng với đà phát triển của du lịch, những thay đổi về mặt xã hội là không thể tránh khỏi, đặc biệt ở những địa điểm mà số lượng du khách tăng nhanh chóng và chiếm một tỷ lệ lớn so với dân số địa phương. Những nhân tố khác như mức độ đô thị hoá, tầm ảnh hưởng của các chuẩn mực xã hội tại địa phương cũng góp phần chi phối tác động của du lịch trong khu vực.

1.2.2.3. Tác động của du lịch đến môi trường

Hoạt động du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tài nguyên của môi trường tự nhiên như song núi ruộng đồng, cảnh đẹp thiên nhiên, biển cả đồi núi… cùng với các tài nguyên văn hóa, nhân văn. Song song với quá trình khai thác, hoạt động du lịch đôi khi còn tạo nên môi trường nhân tạo như công viên giải trí, bảo tàng, làng văn hóa…trên nền tảng tập hợp của một hay nhiều đặc tính của môi trường nhân văn như một ngọn núi, một quả đồi hay một khúc sông. Do đó, ngành du lịch có những tác động khác nhau tới môi trường. Các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng đều có tác động đến tài nguyên và môi trường. Những hoạt động này đều ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường, có thể là ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực.

Tác động đến môi trường là những ảnh hưởng (xấu hay tốt) do hoạt động phát triển du lịch gây ra cho môi trường, bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên cũng như các yếu tố môi trường xã hội-nhân văn.

1.2.3. Nội hàm của các tác động của hoạt động du lịch Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Du lịch là một ngành mang tính tổng hợp, với sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiều ngành khác nhau. Do đó, trong quá trình phát triển, hoạt động du lịch đã có sự tác động mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường.

1.2.3.1. Tác động của du lịch đến kinh tế

  • Tác động tích cực

Du lịch đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phấm quốc nội (GDP) của các quốc gia.

Du khách đi đây đi đó, tiêu xài và trở thành nguồn đóng góp quan trọng cho nền kinh tế các nước, cụ thể là năm 2023, số tiền chi tiêu của du khách quốc tế đạt 1.159 tỉ USD, tức nhiều hơn năm 2022 đến 81 tỉ USD (theo UNWTO). Nếu tính tổng giá trị mà ngành du lịch tạo ra theo hình thức giá trị xuất khẩu, thì ra con số rất đáng nể: 1,4 ngàn tỉ USD, bằng 6% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của thế giới.

Tham gia tích cực vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng của một quốc gia. Trong một quốc gia có nhiều vùng, nhiều khu vực khác nhau với trình độ kinh tế khác nhau. Hoạt động du lịch, mà cụ thể ở đây là du lịch nội địa, có tác dụng điều hòa nguồn vốn, làm giảm chênh lệch kinh tế cũng như kích thích sự tăng trưởng, phát triển kinh tế ở các vùng kém phát triển hơn.

Du lịch góp phần vào việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Rõ ràng là thông qua hoạt động du lịch, thu nhập ngoại tệ của các quốc gia tăng lên đáng kể. Bởi vì khi đi du lịch nước ngoài, một điều tất yếu là khách du lịch sẽ phải chuẩn bị một khoản tiền của quốc gia đến và tiền tệ của đất nước họ.

Ngược lại với việc làm tăng ngoại tệ với quốc gia đến, du lịch sẽ làm cán cân chi ngoại tệ nghiêng về quốc gia có khách đi du lịch nước ngoài.

  • Khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

Trong hoàn cảnh hiện nay, khi nguồn vốn tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế còn hạn hẹp thì việc huy động nguồn vốn đầu tư bên ngoài là một nhu cầu tất yếu và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong các nguồn vốn đầu tư bên ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò chủ đạo. Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

  • Tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương và quốc gia

Nghĩa vụ thuế từ hoạt động du lịch cũng góp phần làm tăng ngân sách nhà nước. Thuế trong ngành du lịch bao gồm thuế trực tiếp và thuế gián tiếp. Thuế trực tiếp là thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập của các đơn vị kinh doanh du lịch. Thuế gián tiếp là thuế giá trị gia tăng do khách du lịch đóng góp. Ở cấp độ doanh nghiệp, thuế ảnh hưởng đến nguồn vốn cho đầu tư, quyết định về giá bán ra thị trường. Ở cấp độ hộ gia đình, các loại thuế trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập dành cho du lịch.

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, thuế trực tiếp từ du lịch tại Mỹ chiếm 3,2 % tổng số thuế thu được.

  • Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác

Du lịch là một ngành tổng hợp, đòi hỏi sự kết hợp với các ngành liên quan. Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành khác nhau: hàng không, giao thông vận tải, xây dựng…

  • Tác động tiêu cực

Du lịch phát triển gây sức ép với cơ sở hạ tầng, tăng chi phí cho các dịch vụ công như công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế.

Ngành du lịch là ngành dịch vụ nên việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, việc đảm bảo doanh thu và phát triển ổn định của ngành du lịch là khó khăn hơn so với các ngành sản xuất khác. Hơn nữa, sự rủi ro trong đầu tư vào hoạt động du lịch cao hơn so với các ngành khác. Ngành du lịch rất dễ bị ảnh hưởng và chi phối bởi những tác nhân bên ngoài (kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên). Ví dụ như các đại dịch cúm gà H5N1 hay Ebola làm cho lượng khách du lịch quốc tế suy giảm, làm giảm doanh thu của ngành du lịch. Để phát triển các loại hình du lịch giải trí, sân golf… thì cần phải sử dụng một quỹ đất khá lớn. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến diện tích đất dùng cho nông nghiệp, công nghiệp hoặc một số ngành khác.

Du lịch phát triển gây ra tình trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hóa tăng cao, vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương, kể cả những người dân mà thu nhập của họ không liên quan đến du lịch.

Phát triển du lịch quá nhanh và không bền vững sẽ dẫn tới sự lệ thuộc kinh tế của cộng đồng dân cư vào du lịch

1.2.3.2. Tác động của du lịch đến văn hóa-xã hội

  • Tác động tích cực Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Sự phát triển của du lịch góp phần bảo tồn di sản văn hóa quốc gia. Khi hoạt động du lịch diễn ra, các cấp, ban ngành liên quan sẽ có sự quan tâm và đầu tư vào việc bảo tồn các di sản văn hóa trong du lịch hơn.

Du lịch góp phần quảng bá, giới thiệu văn hóa của từng quốc gia ra toàn thế giới. Thông qua du lịch, hình ảnh, văn hóa của các quốc gia được quảng bá rộng rãi, được nhiều quốc gia khác biết đến. Ví dụ như nói đến Nhật Bản người ta nghĩ đến hoa anh đào, đến Pháp không thể không ghé thăm Tháp Eiffel, hay hình ảnh Vạn lý trường thành là một trong những hình ảnh tiêu biểu của Trung Quốc…

Du lịch góp phần củng cố lòng tự hào dân tộc, phát huy văn hóa truyền thống, thúc đẩy việc giữ gìn bản sắc văn hóa. Trong một tour trọn gói, hướng dẫn viên du lịch, ngoài việc đại diện công ty sắp xếp và thực hiện các dịch vụ trong tour, còn là người có trách nhiệm thuyết minh, hướng dẫn nhằm cung cấp thông tin về điểm du lịch cho du khách. Qua bài thuyết minh của hướng dẫn viên, du khách có thể tìm hiểu thêm về văn hóa, lịch sử của đất nước, của dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

Hoạt động du lịch còn góp phần làm tăng cường vấn đề giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Du lịch có thể giúp cho du khách gặp gỡ mọi người từ khắp nơi trên thế giới, học hỏi được nhiều điều từ các nền văn hóa khác nhau.Thông qua hoạt động du lịch, du khách có thể biết được những tập tục truyền thống của các quốc gia, vùng miền khác nhau.

  • Du lịch tạo công ăn việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Trong thời đại hiện nay, công ăn việc làm là một trong những vấn đề xã hội được quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Ngành du lịch hiện nay được coi là một trong những ngành thu hút được nhiều lao động, giảm bớt nạn thất nghiệp và nâng cao mức sống cho người dân. Du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm thứ hai, sau nông nghiệp, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho những lao động trực tiếp trong ngành và những lao động ở các ngành liên quan.

Du lịch phát triển làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển, góp phần ngăn cản sự di cư từ các vùng nông thôn đến thành phố, hạn chế sự tập trung dân cư căng thẳng ở những trung tâm dân cư.

Hiện nay tốc độ đô thị hóa tại các nước phát triển là rất lớn. Dân cư tập trung đông đúc tại các thành phố lớn gây ra sự quá tải còn ở các vùng quê, miến núi lại không đủ lực lượng lao động tham gia sản xuất. Chính vì thế mà gây ra sự mất cân đối giữa các vùng kinh tế. Nhưng khi du lịch đã được sự quan tâm phát triển của địa phương thì sự tập trung dân cư không đồng đều được giảm hẳn. Do tài nguyên du lịch thường tập trung ở những vùng đồng quê hay miền núi, người dân nông thôn cũng có cơ hội tham gia vào hoạt động du lịch và kiếm được thu nhập khá cao ngay trên quê hương họ. Như vậy, họ sẽ không cần phải di cư đến những thành phố lớn để trú ngụ và tìm kiếm cơ hội việc làm.

Du lịch cũng tham gia vào quá trình giảm nghèo của các địa phương. Tại các nơi có hoạt động du lịch, cư dân bản địa có cơ hội tìm được việc làm với thu nhập cao hơn, được đào tạo nghề…Hơn nữa, khi hoạt động du lịch diễn ra, tức là các công trình phục vụ du lịch sẽ được xây dựng ngày càng nhiều. Do nhiều công trình cơ sở hạ tầng được thiết kế nhằm phục vụ mục đích phát triển du lịch, phần lớn các nhà lập kế hoạch đã chọn phương án chia sẻ các điều kiện thuận lợi cho cộng đồng địa phương. Ví dụ, cộng đồng cư dân địa phương thường được phép sử dụng các tiện nghi phục vụ cho du lịch như hệ thống đường sá, nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước, và nguồn điện. Nếu không có những hoạt động du lịch, chưa chắc người dân đã được tiếp cận với những tiện nghi này. Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Sự phát triển của du lịch nội địa góp phần đáp ứng được nhu cầu tinh thần của người dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Du lịch góp phần giữ gìn và phục hồi sức khỏe. Ở một chừng mực nhất định, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Một số công trình nghiên cứu đã đi đến nhận định rằng, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, khả năng bệnh tật của dân cư giảm trung bình 30%. Điều này thể hiện rõ nét ở một số bệnh như tim mạch giảm 50%, tiêu hóa giảm 20%, hô hấp giảm 40% và bệnh thần kinh giảm 30%.

Du lịch quốc tế góp phần vào việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ đối ngoại, làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Chính nhờ du lịch, các nền văn hóa có điều kiện hòa nhập với nhau, làm cho đời sống văn minh tinh thần của con người trở nên phong phú hơn. Thông qua các hoạt động giao lưu mang tính quốc tế về thương mại, ẩm thực, lễ hội… các quốc gia có cơ hội giao lưu và tìm hiểu về văn hóa của các quốc gia khác nhau.

Du lịch tạo điều kiện để mọi người xích lại gần nhau hơn. Khi đi du lịch, mọi người sẽ có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn. Những đức tính tốt, sự quan tâm, lòng chân thành… mới có dịp được thể hiện rõ nét. Như vậy qua du lịch, mọi người có cơ hội hiểu nhau hơn, tăng thêm tinh thần đoàn kết cộng đồng.

Những chuyến tham quan, du lịch tại các di tích lịch sử, công trình văn hóa có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước và khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Khi đi du lịch, qua thông tin được hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch cung cấp, khách du lịch có hiểu biết tốt hơn về đối tượng tham quan, các thắng cảnh, di tích, lễ hội, phong tục tập quán, truyền thuyết… từ đó cảm nhận được những giá trị quý báu của di tích, hiểu biết thêm về lịch sử và ngày càng yêu quê hương đất nước.

Phát triển du lịch sẽ đem lại sự thay đổi sắc thái, cảnh quan của một vùng, một địa phương thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Để khai thác tài nguyên du lịch, cần phải có sự đầu tư về mọi mặt như xây dựng đường sá giao thông, liên lạc, dịch vụ xã hội, hệ thống nhà hàng, bưu điện, siêu thị… đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Do vậy, phát triển du lịch tất yếu làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội của khu vực đó.

  • Tác động tiêu cực

Sự phát triển du lịch ồ ạt thường gây ra sự bào mòn, làm hư hại các công trình, di tích hiện có.

Hoạt động du lịch đôi khi góp phần gia tăng nạn buôn bán trái phép đồ cổ, ăn cắp cổ vật tại các di tích.

Du lịch phát triển kèm theo sự du nhập của văn hóa ngoại lai, ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa địa phương, văn hóa dân tộc. Dân cư bản địa đôi khi tiếp thu không chọn lọc các giá trị văn hóa của khách du lịch ngoại quốc.

Một trong những xu hướng thường thấy ở các nước nghèo đón khách từ các nước giàu là người dân bản xứ, nhất là giới trẻ ngày càng từ bỏ những giá trị văn hóa truyền thống và thay đổi cách sống theo mốt du khách, bắt chước lối ứng xử của du khách. Có hai yếu tố được coi là nguyên nhân chính của hiện tượng này. Một là trong hoạt động kinh doanh, người dân bản xứ dung chuẩn của du khách để làm vừa lòng họ nhằm thu hút được tối đa lợi nhuận cho mình. Thứ hai là tư tưởng vọng ngoại, người dân bản xứ đánh giá cao lối sống của du khách, cho đây là biểu hiện của văn minh, giàu có. Điều này được thể hiện rõ nhất trong giới trẻ. Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Đôi khi cách ứng xử của du khách nước ngoài có thể làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của cư dân bản địa. Do cách nhìn nhận khác nhau về đạo đức, một số du khách không nhận thấy những hành vi, cử chỉ của họ là không phù hợp với phong tục truyền thống địa phương, xâm hại đến thuần phong mỹ tục, bản sắc truyền thống của dân bản xứ, làm thay đổi lối sống, cách nghĩ của một bộ phận dân bản địa. Những đặc điểm khác nhau về văn hóa, tôn giáo, chính trị… giữa cộng đồng dân cư và du khách có thể dẫn đến những mâu thuẫn và hiểu lầm, gây nên sự căng thẳng.

Không chỉ do khác biệt văn hóa, mâu thuẫn nảy sinh còn là do tầm hiểu biết hạn hẹp của du khách về nền văn hoá bản địa. Nhiều du khách lần đầu tiên đến thăm một quốc gia thường không trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về văn hoá, truyền thống và các giá trị quan trọng của địa phương. Các nhà điều hành du lịch cũng ít khi cung cấp những thông tin như vậy trước chuyến đi, mặc dù du khách có thể trực tiếp tìm hiểu từ hướng dẫn viên hoặc đại diện công ty. Trong điều kiện như vậy, việc mâu thuẫn xã hội nảy sinh trong quá trình tiếp xúc giữa cư dân và du khách là một điều dễ hiểu. Do thiếu hiểu biết về phong tục tập quán và thói quen ứng xử tại địa phương, du khách có thể vô tình xúc phạm đến cộng đồng dân cư bản địa.

Các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển quá nhanh cùng với sự tập trung quá đông du khách tại vùng du lịch có thể gây ra sự quá tải dân số cục bộ và làm giảm khả năng hưởng thụ tài nguyên và các tiện nghi đối với cư dân bản địa.

Vào mùa du lịch, lượng du khách tập trung cao sẽ gây nên hiện tượng quá tải sức chứa: quá tải về phương tiện giao thông, điện nước, thông tin liên lạc… Tình trạng này ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thường ngày của cư dân địa phương, gây nên cảm giác bực bội, khó chịu.

Hoạt động du lịch đôi khi là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.

Đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch là tính đa thành phần, biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, người phục vụ du lịch, cộng đồng dân cư và các tổ chức tham gia vào hoạt động du lịch được thực hiện thông qua giao tiếp. Quá trình giao tiếp này là điều kiện để nhiều ảnh hưởng tiêu cực thâm nhập vào xã hội một cách nhanh chóng, làm phát triển các tệ nạn xã hội. Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Nhiều du khách có thể lợi dụng mục đích du lịch để thực hiện các hoạt động không hợp pháp.

Khả năng tài chính của du khách là một trong những yếu tố làm nảy sinh nhu cầu du lịch, nhưng không phải mọi du khách đều có thu nhập cao. Tuy nhiên trong mắt một số người dân địa phương, du khách là những người có khả năng về tài chính. Chính vì vậy, họ trở thành mục tiêu cho việc kiếm tiền bất hợp pháp như trộm cắp, cướp giật, các đối tượng đeo bám để bán hàng lưu niệm và những người ăn xin.

Đa số khách du lịch quốc tế đến từ các nước kinh tế phát triển, họ giàu có và có lối sống tự do phóng khoáng. Dân cư địa phương tại các khu, điểm du lịch rất dễ bị ảnh hưởng một số hành vi, lối sống “hiện đại’’, “văn minh’’ quá mức của du khách, nhất là giới trẻ, nhiều trường hợp trở thành phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc. Họ thậm chí vứt bỏ quan niệm đạo đức và lối sống truyền thống để bắt chước du khách, hậu quả là những lối sống của cộng đồng dân cư bị phá vỡ.

Ngoài ra, hoạt động du lịch gián tiếp tạo ra sự mâu thuẫn trong đời sống của cư dân như mâu thuẫn do tranh giành khách mua hàng, chờ khách, tranh giành, lấn chiếm đất để mở hàng quán. Thậm chí có thể gây hiểu lầm giữa khách du lịch và cư dân do những khách biệt về văn hóa, phong tục và chính trị. Do cách nhìn nhận về đạo đức khác nhau, nhiều du khách không biết rằng mình đã có những hành vi gây cảm giác khó chịu cho người dân địa phương. Ngoài ra, hoạt động du lịch còn có thể làm nảy sinh mối bất hòa giữa cư dân địa phương và các nhà cung ứng du lịch.

1.2.3.3.Tác động của du lịch đến môi trường

Môi trường du lịch ở đây hiểu theo nghĩa hẹp, đó là các vấn đề liên quan đến tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn), các vấn đề về cảnh quan, không khí, nguồn nước…

  • Tác động tích cực

Du lịch góp phần vào việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường. Du lịch còn góp phần làm tăng thêm mức đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.

Ngành du lịch tạo ra nguồn kinh phí để bảo vệ môi trường. Đó là kinh phí đóng góp trực tiếp từ khách du lịch (thông qua việc thu phí bảo vệ môi trường), kinh phí đóng góp của các đơn vị kinh doanh du lịch (thông qua việc nộp vào ngân sách nhà nước), kinh phí của các tổ chức quốc tế tài trợ cho việc bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên.

Hoạt động du lịch giúp tăng cường chất lượng môi trường. Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc. Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan.

Những chuyến du lịch, ngoài mục đích thư giãn, còn giúp du khách tăng cường hiểu biết về môi trường. Việc tiếp xúc, hòa mình với thiên nhiên, cảm nhận được sự hùng vĩ, trong lành và nên thơ của các cảnh quan thiên nhiên có ý nghĩa to lớn đối với du khách. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết thêm về tự nhiên, hiểu được tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống của con người. Do đó, có thể thấy rằng, bằng thực tiễn phong phú, ngành công nghiệp không khói này đã góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề đáng quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới.

  • Tác động tiêu cực Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Phát triển du lịch gây ô nhiễm môi trường

Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương.

Nước thải: Nếu như không có hệ thống xử lý nước thải cho khách sạn, nhà hàng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm cảnh quan và gây hại cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của nhiều khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.

Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành “công nghiệp không khói”, nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm không khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dã và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.

Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông, các cơ sở cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương. Đối với hệ thống các vườn quốc gia, tiếng ồn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến các loại động vật hoang dã.

Ô nhiễm cảnh quan: Việc xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ như nhà hàng, điểm du lịch không phù hợp với cảnh quan môi trường, thiết kế kiến trúc không hợp lý sẽ làm xấu đi phong cảnh tự nhiên.

  • Ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Hoạt động của du khách có tác động lớn đến hệ sinh thái. Các hoạt động như thu nhặt vỏ sò, ốc, khai thác san hô làm đồ lưu niệm bán cho khách du lịch đều làm hủy hoại bãi san hô, nơi sinh sống của nhiều loài động vật biển.

Nhu cầu của du khách về hải sản được coi là nguyên nhân chính tác động mạnh đến môi trường của tôm hùm và các loài hải sản có giá trị khác. Đối với các hệ sinh thái nước ngọt (sông, hồ), việc đánh bắt cá đáp ứng nhu cầu của khách cũng là mối đe dọa đối với những động vật có giá trị, đặc biệt là cá sấu. [27, tr. 86-87]

Phát triển du lịch gây sức ép lớn đối với tài nguyên thiên nhiên.

Các hoạt động của khách du lịch tại vườn quốc gia, khu bảo tồn có thể làm giảm đa dạng sinh học. Các hoạt động du lịch được tổ chức tại các khu bảo tồn có thể làm cho số lượng các cá thể động thực vật giảm sút, thậm chí đẩy một số loài sinh vật vốn có trong hệ sinh thái đó bị tiêu diệt hoặc bị đe dọa tuyệt chủng. Sự ồn ào từ các hoạt động du lịch cũng có thể xua đuổi một số loài động vật di cư sang các khu vực khác, làm nghèo đa dạng sinh học ở các hệ sinh thái của các khu bảo tồn.

Ngoài ra, việc sử dụng quỹ đất rừng để phát triển du lịch làm cho diện tích rừng bị thu hẹp. Các hành vi của khách du lịch như bẻ cành cây, hái hoa, dẫm đạp lên cây cối, làm cho rừng bị nghèo đi. [14, tr. 246]

1.3. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội

1.3.1. Tác động đến xây dựng, trang trí nhà cửa

Hoạt động du lịch đôi khi cũng gây ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở của dân cư tại khu du lịch hay một vùng du lịch. Những người làm du lịch khi tiếp đón du khách nước ngoài thường có xu hướng cải tạo, sửa sang lại nhà cửa sao cho phù hợp với nhu cầu của khách. Ngoài việc sửa sang lại kiến trúc, trang trí, họ còn tìm những vật liệu xây dựng mới, phù hợp với sở thích của du khách.

Như vậy, có thể thấy hoạt động du lịch ít nhiều có ảnh hưởng đến kiến trúc nhà cửa của vùng du lịch, khu du lịch, đặc biệt là những vùng có nhiều khách phương xa, khách nước ngoài tới du lịch.

1.3.2. Tác động đến trang phục Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Trang phục cũng là một hiện tượng văn hóa về mặt vật chất, hay văn hóa vật chất. Đứng ở góc độ văn hóa tinh thần, trang phục còn có ý nghĩa về ý thức chính trị, về đạo đức con người, về quan niệm thẩm mỹ… Như vậy, trang phục là một nhu cầu vật chất nhưng đồng thời còn là một hiện tượng về văn hóa.

Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục là phương tiện cấu thành và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét nhất. Xuất phát từ đặc điểm của tự nhiên và nhu cầu của đời sống, mỗi vùng, mỗi dân tộc đã sáng tạo, hình thành một sắc thái văn hóa riêng phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, đặc điểm địa hình phục vụ cho nhu cầu đi lại, ăn, ở, mặc, giao tiếp trong cộng đồng.

Tuy nhiên, tương tự như các lĩnh vực của đời sống văn hóa-xã hội, trang phục cũng chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, trong đó có hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch đã có những tác động nhất định đến trang phục của cư dân tại điểm đến du lịch. Đôi khi trang phục địa phương cũng là một trong những điểm hấp dẫn đối với du khách phương xa. Nắm bắt được tâm lý của du khách và để phát triển du lịch, yếu tố trang phục cũng được các cơ quan quản lý du lịch địa phương khuyến khích và hỗ trợ, bảo tồn bằng các nguồn kinh phí thu trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động du lịch. Và chính bản thân người dân cũng ý thức được sự hấp dẫn du khách qua trang phục địa phương, do đó họ duy trì và bảo vệ nét văn hóa này, đôi khi là để phục vụ mục đích kinh doanh du lịch.

Tuy nhiên, một bộ phận người dân bản địa, tham gia trực tiếp vào quá trình phục vụ khách du lịch, đã bị ảnh hưởng bởi cách ăn mặc, trang phục của những du khách này. Do đó, những người dân này không giữ được văn hóa trang phục truyền thống, mà ăn vận theo phong cách thời trang của du khách. Ngoài ra, khi họ thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động du lịch, trang phục truyền thống sẽ trở nên gì bó, không thuận tiện.

1.3.3. Tác động đến ẩm thực

Ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển du lịch. Vấn đề khái thác các giá trị của văn hóa ẩm thực để tổ chức xúc tiến quảng bá thu hút khách du lịch được các cơ quan quản lý quan tâm đặc biệt.  

Trong thời gian gần đây, hoạt động du lịch đã có những tác động nhất định đến văn hóa ẩm thực. Ở tầm vĩ mô, hoạt động du lịch góp phần tạo nên thành công trong việc quảng bá ẩm thực của các quốc gia tới bạn bè năm châu.

Ngành du lịch các nước đã tổ chức những hoạt động nhằm giới thiệu các món ăn truyền thống, đặc trưng của dân tộc mình với các quốc gia khác. Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Ở góc độ vi mô, hoạt động du lịch cũng đã có những ảnh hưởng tới ẩm thực địa phương. Khi đón tiếp du khách, người dân địa phương phải chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị của họ. Dần dần, họ có thói quen sử dụng các món ăn theo kiểu của khách. Từ đó, làm mất đi khẩu vị các món ăn truyền thống, đặc trưng của địa phương. Đây là một tác động tiêu cực của du lịch tới văn hóa ẩm thực bản địa.

1.3.4. Tác động đến các mối quan hệ trong gia đình-xã hội

Đối với các mối quan hệ trong gia đình, hoạt động du lịch không gây ảnh hưởng nhiều. Chủ yếu là tác động đến các mối quan hệ ngoài xã hội. Các mối quan hệ này có thể là: mối quan hệ giữa cộng đồng dân cư với nhau và giữa cộng đồng dân cư với khách du lịch. Đặc biệt, du lịch có tác động rõ ràng đến thái độ giữa dân địa phương và khách du lịch. Du lịch càng phát triển, thái độ của cư dân sở tại với du khách càng theo chiều hướng tiêu cực.

Vào thời gian đầu, khi những du khách đầu tiên xuất hiện, người dân địa phương tỏ ra vô cùng hào hứng. Du khách được tiếp đón nồng nhiệt, với tất cả sự chân thành và hiếu khách của chủ.

Theo thời gian, ngược với sự gia tăng của luồng khách, tình cảm nồng hậu mà du khách đón chờ giảm dần. Quan hệ tình cảm giữa du khách và dân địa phương ngày càng trở nên nguội lạnh và thay vào quan hệ tình cảm đó là quan hệ buôn bán. Đại đa số du khách được tiếp đón với nghi lễ xã giao.

Những cảm giác khó chịu đối với du khách xuất hiện. Sự có mặt của quá nhiều du khách tại địa phương đã ảnh hưởng đến tâm lý người địa phương, làm cho không ít người khó chịu. Nếu vào giai đoạn đầu những hành vi, cách biểu cảm khác lạ của du khách làm cho người dân cảm thấy thú vị thì nay, có thể cũng với những hành động ấy của du khách, lại bị xem là lố bịch. Nếu như vào giai đoạn đầu, do cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa có, du khách được tiếp đón ở những điều kiện sẵn có của địa phương như nhà dân, quán bình dân thì nay họ dần bị cô lập trong các điều kiện được tạo nên để phục vụ riêng cho họ. Điều kiện tiếp xúc, giao tiếp với cộng đồng giảm và do vậy, sự cảm thông, đồng cảm cũng hạn chế rất nhiều.

Tồi tệ nhất trong mối quan hệ giữa cư dân bản địa với du khách, đó là tư tưởng và hành động chống đối du khách. [22, tr. 153-154]

Tất cả các thái độ cư xử nêu trên nằm trong thế biến động không ngừng. Vì tương lai phát triển du lịch lâu bền, nghành du lịch nói chung, người làm du lịch nói riêng phải tự đặt cho mình trách nhiệm thúc đẩy những quan hệ, tình cảm tốt đẹp sẵn có, ngăn chặn đẩy lùi những thái độ tiêu cực có thể nảy sinh đối với du khách.

1.3.5. Tác động đến văn hóa-nghệ thuật Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

Với sự phát triển của du lịch, một số hoạt động văn hóa nghệ thuật được các cơ quan ban ngành các cấp quan tâm và phục hồi, góp phần phát triển và bảo tồn.

Thông qua hoạt động du lịch, du khách có thể thâm nhập vào các hoạt động văn hóa của địa phương. Song nhiều khi sự thâm nhập biến thành sự xâm hại. Mặt khác, để thỏa mãn nhu cầu của du khách, vì lợi ích kinh tế to lớn trước mắt nên các hoạt động văn hóa truyền thống được trình diễn một cách thiếu tự nhiên hoặc chuyên nghiệp hoặc mang ra làm trò cười cho du khách. Nhiều nhà cung ứng du lịch đã thuyết phục được dân địa phương thường xuyên trình diễn lại các phong tục, lễ hội cho khách xem. Nhiều trường hợp, do thiếu hiểu biết về nguồn gốc, ý nghĩa của các hành vi lễ hội, người ta giải thích một cách sai lệch. Như vậy những giá trị đích thực của một cộng đồng, đáng lý phải được trân trọng lại bị đem ra làm trò tiêu khiển, mua vui cho du khách. Giá trị truyền thống dần bị lu mờ do sự lạm dụng vì mục đích kinh tế.

1.3.6. Tác động đến cơ cấu kinh tế, phân công lao động

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

Du lịch phát triển ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu kinh tế của vùng. Khi đi du lịch, du khách phát sinh nhiều nhu cầu khác nhau. Để đáp ứng các nhu cầu của họ, sẽ có các loại hình kinh doanh với các ngành nghề khác nhau để đáp ứng nhu cầu của du khách. Như vậy, cơ cấu kinh tế cũ không còn hợp lý nữa và dần được thay thế.

Cơ cấu kinh tế thay đổi dẫn đến sự phân công lao động cũng thay đổi. Khi các ngành nghề mới xuất hiện, vị trí và số lượng lao động cũ sẽ không phù hợp với yêu cầu của các ngành nghề mới nữa. Do đó, vấn đề phân công lao động được điều chỉnh và thay đổi đáng kể.

1.3.7. Tác động đến ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu. Hiểu theo nghĩa rộng, ngôn ngữ là một thành tố văn hóa nhưng là một thành tố chi phối đến nhiều thành tố văn hóa khác. Ngôn ngữ là một nét đặc trưng của mỗi quốc gia. Khi đi du lịch, du khách có thể giao lưu, tìm hiểu văn hóa của quốc gia hoặc điểm đến du lịch, trong đó có ngôn ngữ. Thông qua du lịch, du khách có thể luyện tập và biết thêm những ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ.

Tuy nhiên, tại những vùng du lịch, đôi khi cư dân địa phương sử dụng những ngôn ngữ của du khách nhiều hơn ngôn ngữ chính của họ. Điều này nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh du lịch. Khi họ sử dụng những ngôn ngữ ngoại lai, ngôn ngữ chính của họ lại có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực. Ví dụ như việc họ nói xen lẫn ngôn ngữ khác vào ngôn ngữ chính của họ, làm cho ngôn ngữ không nhất quán và bị pha tạp.

1.4. Các yếu tố tác động đến việc ảnh hưởng của du lịch tới đời sống văn hóa-xã hội Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

1.4.1. Chính sách phát triển du lịch

Đây là một trong những yếu tố tác động đến ảnh hưởng của du lịch tới đời sống văn hóa-xã hội. Các cơ chế, chính sách của chính quyền có vai trò quan trọng cho sự phát triển của du lịch. Các thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, quản lý ngoại tệ, thuế v.v…của mỗi chính phủ có tác động trực tiếp đến việc thúc đẩy hoặc kiềm chế hoạt động du lịch.

Hệ thống chính sách phát triển du lịch bao gồm chính sách dài hạn và chính sách cấp bách, được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, các chương trình, đề án phát triển du lịch. Chính sách phải đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của đất nước; bảo tồn và phát huy đước những giá trị truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

1.4.2. Nhận thức và ý thức của người dân

Sự phát triển của du lịch và các tác động của nó còn phụ thuộc vào nhận thức và ý thức của người dân. Đặc biệt, sự phát triển của du lịch phụ thuộc vào trình độ văn hóa chung của nhân dân. Khi họ có trình độ văn hóa, họ sẽ hiểu biết và nhận thức tốt hơn về hoạt động du lịch, đảm bảo phục vụ du khách một cách văn minh và làm hài lòng khách. Họ sẽ có cách cư xử thân thiện với du khách, từ đó làm cho hoạt động du lịch tăng thêm giá trị.

Ngoài ra, khi người dân có sự hiểu biết, họ nhận thức được những lợi ích do hoạt động du lịch mang lại, họ sẽ có ý thức giữ gìn cảnh quan, môi trường và tham gia tích cực hơn vào sự phát triển du lịch địa phương.

1.4.3. Lưu lượng khách du lịch

Lưu lượng khách du lịch cũng là một trong những yếu tố tác động đến ảnh hưởng của du lịch đến đời sống. Lưu lượng du khách ở các điểm du lịch thường không đồng đều theo thời gian. Có những thời điểm khách rất ít. Ngược lại, vào mùa du lịch hoặc những ngày lễ hội, lượng người tham gia du lịch, tham quan quá đông. Hiện tượng này đã gây sức ép lớn đối với các tái nguyên du lịch, đồng thời sự quá tải này cũng ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương, gây ra sự bức xúc, khó chịu.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa được một số những khái niệm và định nghĩa liên quan đến hoạt động du lịch. Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích được các tác động của hoạt động du lịch đến các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa-xã hội. Chương 1 đóng vai trò là nền tảng lý luận để tác giả tiếp tục thực hiện công việc nghiên cứu về thực trạng của các tác động này đối với đời sống văn hóa-xã hội của đồng bào H’Mông ở Sa Pa. Luận văn: Hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Thực trạng du lịch đến đời sống của người H’Mông

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993