Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Kết quả nghiên cứu Đánh giá tài nguyên du lịch và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lí

Cô Tô là huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, trong phạm vi địa lý từ 20165’đến 245’7” vĩ độ Bắc và từ 107035’ đến 108020’ kinh độ Đông.

  • Phía Bắc giáp vùng biển đảo Cái Chiên (Hải Hà) và Vĩnh Thực (Móng Cái);
  • Phía Nam giáp vùng biển Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng;
  • Phía Tây giáp vùng biển đảo Ba Mùn và Minh Châu, Quan Lạn (Vân Đồn);
  • Phía Đông giáp đường phân định vịnh Bắc Bộ với chiều dài gần 200 km từ ngoài khơi đảo Trần đến Bạch Long Vĩ.

Vùng biển đảo Cô Tô gồm hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ của quần đảo Cô Tô phân bố trên một vùng biển rộng lớn gần 400 km2 trong đó có 3 đảo lớn là Cô Tô lớn, đảo Thanh Lân và đảo Trần với tổng diện tích các đảo khoảng 474.340 km2. Đảo chính Cô Tô lớn cách cảng Cái Rồng (Vân Đồn) khoảng 35km, cách thành phố Hạ Long khoảng 70km và cách thành phố cửa khẩu Móng Cái khoảng 30km.

Huyện đảo nằm trong vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng trên biển. Đặc biệt quần đảo nằm ở vị trí tiền tiêu trên biển của vùng Đông Bắc Tổ quốc, gần các trung tâm kinh tế lớn của vùng như Hạ Long, Hải Phòng và các trung tâm du lịch như Vân Đồn, Móng Cái… Đây là các yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế trên biển, phát triển du lịch và tăng cường giao lưu kinh tế quốc tế. Mặt khác, Cô Tô có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng để làm cơ sở vạch đường cơ bản khi hoạch định đường biên giới trên biển của nước ta. Đây cũng là nơi có vị trí thuận lợi để phát triển dịch vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Bên cạnh đó, Cô Tô cũng chịu nhiều thách thức lớn trước sóng gió, bão tố của thiên nhiên, nằm cách xa đất liền và phải thường xuyên đối mặt với những vi phạm chủ quyền lãnh thổ trên biển và vùng biển của nước ta. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

3.1.2. Địa chất, địa mạo, địa hình Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.    

Quần đảo Cô Tô nằm ở vùng biển Đông Bắc Việt Nam, được cấu tạo bởi đá trầm tích phun trào cổ nhất khu vực vịnh Bắc Bộ (tuổi Ordovic-Silur), chứa phức tập hóa thạch bút đá phong phú. Đá của hệ tầng Cô Tô đặc trưng bởi cấu tạo dòng chảy rối điển hình trong trầm tích lục nguyên[23]. Ngoài ra trên đảo còn gặp các dạng trầm tích bở rời Đệ tứ có nguồn gốc biển, deluvi, eluvi [6]. Khu vực Cầu Mỵ (hay Cầu Thủ Mỵ) trên đảo Cô Tô lớn có hệ thống đá trầm tích biến chất tạo thành các dải đá Pheralit được bào mòn qua hàng vạn năm bởi nước biển tạo ra một kì quan thực sự và duy nhất trong các đảo Việt Nam. Các lớp đá hiện rõ với nhiều màu sắc khác nhau. Đá xếp tầng, nhiều màu, nhiều hình thù độc đáo thể hiện rõ quá trình kiến tạo của thiên nhiên.

Diện tích của các đảo thuộc loại trung bình nên đã hình thành những bồn thu nước, tạo điều kiện cho các dòng chảy phát triển và hình thành các vạt tích tụ thung lũng, phân bố xen kẽ giữa các khu vực đồi núi, thích hợp cho hoạt động canh tác nông nghiệp của người dân trên đảo. Mặt khác, các dạng địa hình tích tụ đã tạo nên những bãi tương đối bằng phẳng, phân bố rải rác xung quanh đảo trên các độ cao từ 2m đến 6m, đôi chỗ lên tới 8m. Do được cấu tạo chủ yếu bởi đá cát kết, đá phiến với mặt lớp cắm về phía lục địa, các sườn nằm về phía Đông đảo và chịu tác động mạnh mẽ của gió và sóng biển. Dạng địa hình này chủ yếu phân bố ở bờ Đông, Đông Bắc và Đông Nam các đảo, tạo dạng vách dốc đứng, vừa đẹp vừa hiểm trở. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch mạo hiểm.

Do biến đổi địa chất kỷ Paleogen nên Cô Tô có địa hình đồi thấp, bị chia cắt rất mạnh. Căn cứ vào địa hình có thể chia đảo thành hai vùng là vùng đồi núi thấp và vùng đất bằng:

Vùng đồi núi thấp chiếm 51% diện tích tự nhiên, gồm các xã Thanh Lân, Đồng Tiến, thị trấn Cô Tô có độ cao trung bình từ 80 – 100m, đỉnh cao nhất ở đảo Thanh Lân là 199m, đỉnh cao nhất ở Cô Tô lớn là đỉnh Đài khí tượng cao 160m. Phần lớn các dãy núi cao trên 100m và dưới 199m, chạy suốt chiều dài đảo từ điểm cực Đông Bắc đến điểm cực Tây Nam, sườn núi dốc có rừng cây rậm, chi phối sự hình thành các yếu tố tự nhiên của vùng.

Vùng đất bằng chiếm 49% diện tích tự nhiên. Đất bằng không tập trung thành khu vực lớn mà xen kẽ giữa các đồi núi thấp. Cao độ trung bình vùng ruộng 2.5m 5.0m, vùng dân cư 3.5m x 5.5m so với mực nước biển.

Bờ biển Cô Tô có vị thế khác hẳn với các đoạn bờ biển trên đất liền thuộc tuyến du lịch Hạ Long – Bạch Long Vĩ với đặc điểm độc đáo là sườn ngầm khá sâu rất thuận lợi cho phát triển du lịch thể thao lướt ván, lướt sóng và lặn biển, hợp với du khách ưa thích khám phá. Các bãi biển phân bố xung quanh đảo với những đặc trưng về sóng, tốc độ dòng chảy, đặc điểm trầm tích… rất thuận lợi để tiến hành các hoạt động tắm biển. Nam Hải, Hồng Vàn, Vàn Chải, đầu Đông Cô Tô con là những bãi biển đẹp, với chiều dài khoảng gần 10 km hiện chưa được đầu tư khai thác.

  • Bãi biển Nam Hải nằm ở trung tâm thị trấn Cô Tô với chiều dài 3,4 km, rất thích hợp để bơi lội, tắm biển cũng như tổ chức những bữa tiệc ngoài trời. Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.
  • Bãi biển Vàn Chảy với chiều dài khoảng 4,5 km, đây là nơi thú vị để ngắm sóng vỗ tràn bờ.
  • Bãi biển Hồng Vàn có chiều dài khoảng 2,1 km với vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ, bãi cát trắng mịn, nước xanh thấu đáy. Buổi chiều tối, bãi biển chuyển thành màu hồng như tên gọi vốn có của nó.

3.1.3. Khí hậu – thủy văn – hải văn

  • Khí hậu

Huyện đảo Cô Tô chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh mang tính chất khí hậu hải dương. Nền nhiệt ở đây không cao và biến thiên rất mạnh trong năm. Do tác động của biển đã tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển.

Nắng ở Cô Tô khá dồi dào, trung bình nhiều năm đạt từ 1.800 – 1.820 giờ/năm. Gió ở Cô Tô phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa đông gió thổi chủ yếu theo hướng Đông Bắc còn trong mùa hè hướng gió thịnh hành thường là Nam, Đông Nam, Tây Nam và Đông [5].

Theo Niên giám thống kê 2022 cho thấy: nhiệt độ giữa các năm không có sự dao động lớn, nhiệt độ trung bình năm là 22,860C, dao động từ 11,80 – 29,30C tạo cho khu vực có một chế độ nhiệt ôn hòa. Nhiệt độ cao nhất tập trung vào các tháng 6, tháng 7, tháng 8; nhiệt độ thấp nhất tập trung vào các tháng 1, tháng 2.

Lượng mưa trung bình năm là 1.822,82mm, năm cao nhất là 2.185,8mm, năm thấp nhất khoảng 1.703,5mm, tuy vậy lượng mưa phân bố không đều trong năm;

Chế độ bão: từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm thường có 3 – 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào huyện đảo, tốc độ gió lớn nhất lên tới 144 km/h. Chỉ tính trong năm 2021 có 06 cơn bão hoạt động trên biển Đông trong đó có 03 cơn bão đổ bộ và ảnh hưởng trực tiếp tới Cô Tô[22]. Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Độ ẩm tại Cô Tô tương đối cao, không có sự dao động đáng kể của độ ẩm trung bình giữa các năm. Tuy nhiên, giữa các tháng trong năm lại có sự chênh lệch về giá trị.

Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí trung bình, độ ẩm trung bình và lượng mưa  trung bình các tháng trong 5 năm tại trạm Cô Tô

Đánh giá chung cho thấy khí hậu Cô Tô tương đối thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp, phát triển các hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng vào mùa hè.

Bên cạnh đó, theo phương pháp đánh giá tác động do IPCC, 2018 xây dựng, Tổng cục Môi trường đã đưa ra Bảng tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan trong thời gian qua đến các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội của huyện đảo Cô Tô như sau [22]:

Bảng 3.2. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan trong thời gian qua đến các ngành, lĩnh vực kinh tế – xã hội của huyện đảo Cô Tô

Hiện tượng thời tiết cực đoan Lĩnh vực kinh tế – xã hội
Nông nghiệp Tài nguyên nước Sức khỏe con người Khu vực dân cư/ Yếu tố xã hội
1. Bão, lũ lụt, úng ngập 5 3 2 3
2. Nắng nóng, hạn hán 4 2 3 2
3. Sương muối, rét đậm, rét hại 5 1 4 2
4. Sạt lở đất 2 2 1 2
5. Lốc xoáy, sét 3 1 1 1

Chấm điểm các yếu tố khí hậu cực đoan tác động đến KT-XH trên địa bàn huyện Cô Tô 1-không nguy hiểm, 2-nguy cơ, 3-có nguy cơ tiềm ẩn, 4-có nguy cơ cao, 5-nguy cơ cao Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Qua đánh giá trên có thể khẳng định Cô Tô là huyện đảo chịu ảnh hưởng nặng nề từ quá trình biến đổi khí hậu.

  • Thủy văn

Chế độ thuỷ văn ở Cô Tô phân bố không đều theo hai mùa, hệ thống sông suối trên đảo ít và ngắn, dốc, hay bị khô hạn về mùa đông. Về mùa khô nước suối cạn, nguồn nước sinh hoạt của cư dân trên các đảo chủ yếu dựa vào mạch nước ngầm và các hồ chứa trên đảo. Cô Tô có nguồn nước ngầm rất phong phú, chất lượng tốt.

Ngoài ra huyện đảo còn đưa vào sử dụng một số hồ chứa nước ngọt như Trường Xuân, C4, Chiến Thắng nhằm góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất của hàng nghìn hộ dân trên đảo, cải tạo môi trường xung quanh và phục vụ cho cho du khách mỗi khi đến tham quan đảo.

  • Hải văn

Chế độ thủy triều và mực nước biển tại khu vực quần đảo Cô Tô có hai đặc điểm nổi bật:

  • Là khu vực có chế độ thủy triều toàn nhật đều điển hình với đặc trưng mỗi tháng có 2 kỳ nước cường và 2 kỳ nước kém.
  • Mực nước khu vực này có biên độ dao động lớn nhất nước ta. Mực nước lớn nhất có thể đạt tới 4,8m. Thời điểm nước lớn và mực nước cao, thấp là các yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới đặc tính sinh trưởng, phát triển của các loài thuỷ sản, đồng thời cũng là yếu tố ảnh hưởng tới các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, giao thông và dịch vụ du lịch. Để phát triển hoạt động du lịch hiệu quả, đây cũng là một yếu tố mà ta cần phải chú ý quan tâm.

Ngoài ra, nhiệt độ nước biển tầng mặt trung bình năm đạt khoảng 22 – 24oC, cao hơn vào các tháng mùa hè (tháng 5 đến tháng 10), đạt trung bình khoảng 28oC, đây là nền nhiệt lý tưởng cho các hoạt động vui chơi, tắm biển. Vào các tháng mùa Đông, nhiệt độ thấp hơn, thấp nhất vào tháng 1 với giá trị trung bình khoảng 17,8oC.

3.1.4. Tài nguyên sinh học Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Với những lợi thế về vị trí địa lí, địa hình, địa mạo, khí hậu… đã mang lại cho quần đảo Cô Tô những giá trị đặc sắc về mặt đa dạng sinh học.

  • Đa dạng hệ sinh thái

Sự đa dạng, độc đáo của các HST rừng, biển có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều loại hình du lịch từ nghỉ ngơi, thưởng ngoạn đến khám phá thiên nhiên và nghiên cứu khoa học. Quần đảo Cô Tô có thảm thực vật phong phú như rừng kín thường xanh cây lá rộng, rừng trên đụn cát, rừng ngập mặn, thảm thực vật bãi triều, trảng cây bụi thứ sinh… Theo đánh giá sơ bộ, Cô Tô có 04 kiểu HST độc đáo, có giá trị cao trong bảo tồn, nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch.

  • Hệ sinh thái rừng nguyên sinh

Rừng tại Cô Tô là rừng nhiệt đới thường xanh cây lá rộng phát triển trên loại đất feralit tầng mỏng màu vàng, màu xám thành phần cơ học thô. HST rừng phân bố trên các đảo chính với độ phủ khá cao. Riêng đảo Bắc Vàn có khoảng 20 ha rừng nguyên sinh tươi tốt [23].

Trên đảo Cô Tô lớn có HST rừng chõi độc đáo, đây là rừng chõi nguyên sinh lớn nhất và độc nhất vô nhị trong cả nước với diện tích trên 10ha. Rừng chõi Cô Tô thuộc loại rừng 3 tầng. Tại đây, có nhiều cây chõi cổ thụ cao hơn 20m, tuổi thọ gần trăm năm tuổi. Cây chõi thuộc họ trâm bùi Aquifoliaceae, là một giống cây có thân dẻo, dai, phân nhánh sớm, chịu được sóng gió và cát biển[7]. Dưới tán rừng là tầng cây bụi với các họ sim, mua, xoài muối, sơn rừng, ngũ gia bì, chân chim… Dưới tầng cây bụi là tầng cỏ quyết với các họ ráy, cau, cỏ dương, thài lài, xạ can, rẻ quạt… HST rừng chõi nguyên sinh là nơi cư trú và kiếm ăn của nhiều loài động vật trên cạn như các loài bò sát, ếch nhái, chim và rất nhiều loài côn trùng, đặc biệt là ong mật.

Theo các nhà khoa học về lâm nghiệp, phải hàng trăm năm mới có được một rừng chõi nguyên sinh như tại Cô Tô [26]. Chính vẻ đẹp của rừng chõi, đã khiến nơi đây trở thành một trong những địa điểm du lịch lý thú đối với nhiều du khách đến Cô Tô. Ngoài giá trị cảnh quan, rừng chõi còn là rừng phòng hộ của huyện đảo.

  • Hệ sinh thái rừng ngập mặn Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Quần thể thực vật trong HST này mang đặc trưng của vùng Đông Bắc Việt Nam. Chiều cao bình quân của cây thấp, mật độ trên 10.000 cây/ha, phân bố tại một số địa điểm chính như vụng Hồng Vàn, các vụng biển khuất sóng trên đảo Thanh Lân, phía Nam và phía Bắc đảo Trần. Thành phần loài đơn giản, chủ yếu bao gồm Sú (Aegyceras majus), Vẹt (Bruguiera gymnorhiza), Đước (Rhizophora stylosa), Bần (Exoecaria agalocha)… (Phụ lục 3).

HST rừng ngập mặn là nguồn cung cấp thức ăn vô cùng phong phú cho nhiều loài sinh vật biển, là nơi cư trú, bãi đẻ của các loài tôm, cua, cá…; là nơi ở và kiếm ăn của nhiều loài động vật trên cạn như các loài chim trong đó có chim di cư và rất nhiều loài côn trùng, đặc biệt là ong mật. HST rừng ngập mặn với cảnh quan hấp dẫn, đặc sắc và đa dạng sinh học cao là nơi tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, giáo dục môi trường và nghiên cứu khoa học.

  • Hệ sinh thái rạn san hô

Rạn san hô là một HST đa dạng nhất hành tinh và được ví như “rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển”, chỉ phân bố ở vùng biển nông ven bờ. Đây là nơi cư trú, đẻ trứng, ẩn náu, cho rất nhiều loài sinh vật biển. HST rạn san hô còn có năng suất sinh học cao, là nguồn sản sinh ra các chất hữu cơ, cung cấp thức ăn không chỉ cho chính nó, cho các sinh vật sống trong rạn mà còn có ý nghĩa cho toàn vùng biển.

Rạn san hô cũng là một HST rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường nên nó còn có ý nghĩa chỉ thị môi trường. Quần đảo Cô Tô đã từng là khu vực có san hô phát triển rực rỡ với 114 loài san hô thuộc 37 giống 13 họ (WWF, 1994), trong đó nổi bật nhất là nhóm san hô cành Acropora phát triển rất mạnh chiếm ưu thế và có mặt ở tất cả các đới của rạn. Rạn Hồng Vàn từng được cho là rạn san hô lớn nhất khu vực phía Bắc với chiều dài trên 5 km và rộng gần 1 km với độ phủ khá cao. Tuy nhiên theo thống kê, trong những năm gần đây san hô ở quần đảo Cô Tô giảm đến 90% về diện tích và độ phủ. Nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh học HST rạn san hô là do độ đục trong nước tăng cao ở vùng ven bờ và người dân đánh bắt hải sản bằng các hình thức hủy diệt (sử dụng cyanua).

Hiện nay, các rạn san hô còn sót lại ở Cô Tô chủ yếu là dạng khối, phiến hoặc phủ nằm rải rác tại những khu vực có sự trao đổi nước tốt như phía Nam hòn Khe Châu, bãi Nam Cáp, hòn Thanh Mai, hòn Đặng Vạn Châu, vùng eo biển giữa bãi Hồng Vàn và Cô Tô con… với mật độ rất thưa thớt. Tần suất bắt gặp thấp khoảng 3 – 4m một tập đoàn, kích thước nhỏ phổ biến trong khoảng 20 – 40cm. Những tập đoàn san hô sống phần lớn là các nhóm san hô khối Porites, san hô não thuộc giống Platygyra, ngoài ra còn có một số giống khác phân bố rải rác như giống Turbinaria, Galaxea, Favites, Plesiastrea, Goniopora, Echynophyllia

  • Hệ sinh thái cỏ biển Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Thảm cỏ biển bao gồm các loài thực vật bậc cao thuộc lớp một lá mầm, bộ thủy thảo. Tại quần đảo Cô Tô đã phát hiện được loài cỏ Xoan (H. ovalis), thuộc họ thủy thảo [18]. Loài này thường mọc quanh các rạn san hô, cửa sông, vùng gian triều hay trên chất nền cát mềm hoặc bùn. Lá cây hình trứng, mọc ra từ phần thân nhô lên thân rễ nằm dưới cát. Rễ cây được bao phủ bởi lông mịn và có thể dài tới 800mm. Cây thường mọc thành từng bãi cỏ phủ kín bãi cát trên đáy biển. Cỏ xoan có tác dụng tạo sự ổn định cho đáy biển và cung cấp môi trường sống cho các loài sinh vật khác. Do cá cúi thường ăn cỏ này nên cỏ còn được gọi là cỏ cá cúi.

HST thảm cỏ biển là HST rất quan trọng vì nó là nơi cư trú và là nguồn cung cấp thức ăn của nhiều loài hải sản quý như ốc nhảy, tôm rảo. Đây cũng là HST có năng suất sinh học cao, có vai trò quan trọng về mặt duy trì nguồn giống hải sản cho vùng biển, đặc biệt đối với rùa biển, thú biển và cá biển.

Đa dạng loài và nguồn gen

  • Hệ thực vật trên cạn

Thực vật trên các đảo của Cô Tô khá phong phú, có nhiều loài mang lại giá trị kinh tế cao. Theo kết quả điều tra, thực vật ở quần đảo Cô Tô có 472 loài thực vật bậc cao của 12 họ thuộc 3 ngành Khuyết thực vật, Hạt trần và Thực vật hạt kín. Trong đó thực vật tự nhiên có 339 loài, thực vật trồng đa dạng có 133 loài. Trong số này có 442 loài có ích chiếm 93,6% số loài thực vật trên đảo và được chia thành các nhóm sau: nhóm cây gỗ, nhóm cây lương thực, thực phẩm, nhóm cây thuốc, nhóm cây cho dầu, nhựa, tinh dầu thơm…

  • Hệ thực vật thủy sinh

Quần xã sinh vật thủy sinh khá đa dạng, có nhiều loài quý hiếm và có giá trị kinh tế như:

Khu hệ thực vật phù du với 292 loài vi tảo thuộc 91 chi, 30 họ, 9 bộ và 4 lớp. Trong đó, số lượng lớn nhất là lớp tảo silic Bacillariophyceae (199 loài, 63 chi, 18 họ, 2 bộ, chiếm 68,2%) và lớp tảo giáp Dinophyceae (88 loài, 23 chi, 10 họ và 5 bộ, chiếm 30,1%).

Khu hệ rong biển: đã xác định được 74 loài, thuộc 51 giống, 30 họ, 18 bộ, 5 lớp, 4 ngành (Phụ lục 2), trong đó có nhiều loại làm thực phẩm, phân bón với diện tích phân bố khoảng 250 ha, sản lượng có thể khai thác vào khoảng 2.100 tấn/năm. Khu hệ rong biển Cô Tô mang đặc trưng của khu hệ cận nhiệt đới. Tuy nhiên, sự có mặt của loài Halimeda macroloba (loài thường chỉ phân bố ở vùng biển Nhiệt đới) tại quần đảo Cô Tô-Thanh Lân cũng là điểm khác biệt so với quy luật. Nguyên nhân chính có thể do vùng nghiên cứu có độ trong cao, trao đổi nước tốt nên loài này có thể tồn tại và phát triển được ở vùng dưới triều, trên nền đáy cứng Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Khu hệ san hô phát triển ở bãi Hồng Vàn, bãi Nam Cáp, xung quanh hòn Khe Châu, Đông và Bắc mũi Lưỡi Cày, xung quanh hòn Đặng Vạn Châu, vùng eo biển giữa bãi Hồng Vàn và Cô Tô Con và phần đỉnh phía Tây đảo Cô Tô lớn. Theo kết quả điều tra sơ bộ do Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) thực hiện năm 2022 cho thấy thành phần loài san hô ở Cô Tô hiện nay còn rất ít và đơn điệu, chủ yếu phân bố đơn loài như ở hòn Đặng Vạn Châu chỉ còn loài Turbinaria peltataGoniopora lobata, tại Thanh Mai loài còn lại là Plesiastrea versipora, ở hòn Khe Châu thì đa dạng hơn bao gồm Galaxea, Favia, Goniopora, Porites nhưng phổ biến là Platygyra. [18]

  • Hệ động vật thủy sinh

Tài nguyên thủy sinh vật tại quần đảo Cô Tô rất phong phú, mang lại giá trị kinh tế cao.

  • Khu hệ động vật phù du gồm 112 loài và 10 nhóm khác thuộc 53 giống, 37 họ, 10 bộ, 7 lớp và 5 ngành.
  • Khu hệ động vật đáy ở độ sâu 05 đến 20 m, đã phát hiện được 207 loài, trong đó có 151 loài thân mềm, 36 loài giáp xác, 15 loài giun tơ, 5 loài da gai, 67 loài có giá trị kinh tế.
  • Khu hệ cá có hơn 120 loài, khoảng 13 loài có giá trị kinh tế cao, được chia thành 2 loại cá nổi và cá đáy. [19]

Cá nổi phân thành 2 nhóm là nhóm cá ít di chuyển và nhóm cá di cư xa. Trong đó cá ít di chuyển có cá trích xương (Sardinella jusieu), cá lầm (Dussumierihasseltii), cá cơm (Engraulidate), cá nục (Decapterus)… Chúng tạo thành những đàn cá địa phương. Cá di cư xa như cá ngừ, cá bạc má, cá nhám…

Từng loại cá di chuyển theo các mùa khác nhau. Cá trích xương có thời gian xuất hiện rộ vào vụ Nam (từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm). Cá lầm, cá nục có thời gian xuất hiện gần như quanh năm và xuất hiện rộ vào cuối vụ Bắc đến đầu vụ Nam (cuối tháng 4 hàng năm). Cá bạc má, cá dầu, cá chỉ vàng, cá lẹp… thời gian xuất hiện chính là vào vụ Nam. Cá ngừ có hiện tượng di cư xa nhất, mùa đông chúng sống ở những khu vực phía nam biển Đông, tháng 4 các đàn cá ngừ di chuyển vào vịnh Bắc bộ và đi lên phía Bắc vịnh. Cá chuồn và một số loài thuộc họ cá khế khi nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông, chúng rời khỏi vịnh Bắc bộ.

Cá đáy có nhiều loài như họ cá phèn (Mullidae), họ cá mối (Symodidae), họ cá tượng (Nemipteridae), họ cá tráp (Pricanthis), họ cá miễn sành (Spridae), họ cá hồng (Lutjanidae), họ cá sạo (Pomadasyidae), v.v…

Ngoài ra, còn có các loài sinh vật biển mang lại giá trị kinh tế cao như bào ngư, trai ngọc, ốc nón, tôm hùm, hải sâm, sá sùng…

Trai ngọc là một đặc sản quý, phù hợp với điều kiện của Cô Tô nên trong tự nhiên chúng phát triển khá tốt. Hiện nay trai ngọc tự nhiên tồn tại ở Cô Tô có 3 loại chính là Pinctada maculata, Pinctada maximaPedalion quadrangularia [18], tuy nhiên trữ lượng chưa được điều tra, xác định cụ thể. Trong thời gian gần đây, UBND huyện Cô Tô đã quy hoạch khu nuôi cấy ngọc trai ở phía Đông Nam đảo Cô Tô lớn.

Hải sâm và bào ngư cũng là hai loài đặc sản của Cô Tô. Ở phía Đông Nam đảo Cô Tô con có những điều kiện tự nhiên phù hợp với sự phát triển của cả 2 loại hải sản này.

Sá sùng (Sipunculus nudus) phân bố trên các bãi triều cát bùn là đặc sản của vùng biển Cô Tô – Vân Đồn – Móng Cái, là đối tượng có giá trị thực phẩm giàu dinh dưỡng. – Cô Tô có bãi tôm với diện tích khoảng 3,42 km2 với độ sâu từ 11m đến 23m, đáy tương đối bằng phẳng, thành phần cát pha bùn. Hiện nay, tôm bị khai thác quá mức nên số lượng đã suy giảm nhanh.

Vùng biển đảo Cô Tô là một khai trường khai thác mực quan trọng bao gồm tất cả các loài mực ống (Teuthoidea), mực nang (Sepioidea) và bạch tuộc (Octopoda), là đối tượng khai thác thứ ba sau cá biển và tôm biển, mang lại giá trị xuất khẩu cao.

3.2. Điều kiện kinh tế – xã hội Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn (Núi Chàng), từ lâu đời đã là nơi cư trú ngụ của thuyền bè ngư dân vùng Đông Bắc, song chưa thành nơi định cư vì luôn bị những toán cướp biển Trung Quốc quấy phá. Đầu thời Nguyễn, một số ngư dân Trung Quốc bắt được những toán cướp biển và xin được nhập cư sinh sống.

Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng đốc Hải An (Hải Dương – An Quảng) đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản. Làng đầu tiên ở đây được Nguyễn Công Trứ đặt là làng Hướng Hoá. Ít lâu sau, nhà Nguyễn cho thu thuế và lập đồn Hướng Hoá canh phòng giặc biển. Dân cư đông dần, tất cả đều là người gốc nhiều dân tộc thiểu số ở vùng ven biển Quảng Đông, Phúc Kiến và đảo Hải Nam phiêu bạt đến.

Thời Pháp thuộc, Cô Tô là một tổng có năm xã (Đông giáp, Nam giáp, Tây giáp, Bắc giáp, Trung giáp) thuộc châu Hà Cối phủ Hải Đông tỉnh Hải Ninh. Sau ngày Nhật đảo chính, Pháp quay lại chiếm đóng Cô Tô. Từ Cô Tô và cảng Vạn Hoa trên đảo Cái Bầu, tàu chiến Pháp vào quấy rối vùng biển Hòn Gai và cảng Hải Phòng. Tháng 11 năm 1946, Đại đội giải phóng quân Ký Con  từ Hòn Gai dùng tàu chiến Le Créyac mới chiếm được của Hải quân Pháp tiến ra giải phóng Cô Tô nhưng không thành công. Cho đến cuối năm 1955, thực hiện Hiệp định Genève, quân Pháp mới rút khỏi.

Ngày 23 tháng 3 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/CP đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn đồng thời tách quần đảo Cô Tô gồm hai xã Thanh Lân, Cô Tô thành lập huyện Cô Tô. Đến ngày 28 tháng 3 năm 1996, Chính phủ giao đảo Trần, huyện Hải Ninh về huyện Cô Tô. Năm 1997, bộ máy hành chính được thành lập, quản lý và điều hành sự phát triển của huyện.

Về đặc điểm dân cư: người dân ở Cô Tô chủ yếu là dân di cư từ các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh Nghệ Tĩnh được vận động đi xây dựng nền kinh tế mới, lao động chủ yếu là nông nghiệp và ngư nghiệp. Chính sách di dân đã giúp tăng dân số trên đảo, đảm bảo tốt an ninh quốc phòng trên đảo và vùng biển quanh đảo, kết hợp với khai thác tài nguyên đất và nguồn lợi thủy sản, phát triển kinh tế biển – đảo.

Từ năm 1994 đến nay nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, thực hiện các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng, đưa điện lưới ra đảo, hàng ngày đều có tàu khách Vân Đồn – Cô Tô đảm bảo phương tiện đi lại của nhân dân huyện đảo… làm cho đời sống nhân dân nơi đây không ngừng được cải thiện. Cơ cấu kinh tế có sự phát triển cân đối. Với thành tích đã đạt được, năm 2015 nhân kỷ niệm 10 năm thành lập, huyện Cô Tô đã được Nhà nước thưởng huân chương lao động hạng 2, đánh dấu bước trưởng thành trong quá trình phát triển kinh tế của huyện đảo.

3.2.2. Điều kiện kinh tế Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Những năm gần đây, trong xu thế phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh và được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, Cô Tô đã có bước phát triển nhanh chóng. Theo Báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 của UBND huyện Cô Tô, năm 2023 huyện đã đạt được nhiều thành tích trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội.

  • Nông, lâm, ngư nghiệp

Khai thác hải sản: Tổng sản lượng khai thác hải sản cả năm là 5.600 tấn đạt 118% kế hoạch năm, trong đó: cá 2.090 tấn, tôm 70 tấn, mực 340 tấn, hải sản khác 3.100 tấn.

Nuôi trồng thủy sản: Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định; một số mô hình nuôi trồng mới bước đầu phát triển tốt, không có dịch bệnh; Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2023 đạt 126 tấn. Hiện nay, người dân Cô Tô đang xúc tiến quy hoạch khoanh nuôi những loại hải sản quí hiếm như ngọc trai, cầu gai, bào ngư và phát triển dự án nuôi cá lồng bè trên biển, tổ chức các lớp tập huấn về công tác nuôi trồng thủy sản cho các hộ nuôi trồng thủy sản, một số mô hình nuôi ốc nón, nuôi hải sâm… đang thu được kết quả tốt.

Trồng trọt: Đây được xác định là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế trên đảo; diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là đất cát trước năm 1994, tình hình sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên do đó năng suất không cao. Người dân trên đảo đã chú trọng đầu tư xây dựng và sửa chữa hệ thống hồ, đập chứa nước, kiên cố hóa hệ thống kênh mương tưới tiêu và hỗ trợ cho nông dân giống mới, có năng suất cao. Mặt khác, đẩy mạnh việc tập huấn kỹ thuật, vào gieo cấy cho bà con do đó năng suất lúa tăng nhanh. Năm 2023, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt 237 ha, trong đó diện tích trồng lúa 202,5 ha. Năng suất bình quân đạt 2,8 tấn/ha, tổng sản lượng cả năm đạt 618 tấn đạt 123% kế hoạch năm.

Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh. Tổng số đàn gia súc, gia cầm hiện có: Đàn trâu 210 con, đàn bò 517 con, đàn lợn 2.250 con, gia cầm các loại 16.500 con.

Lâm nghiệp: Duy trì thường xuyên công tác phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng, cơ bản không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn huyện. Độ che phủ của rừng đạt 40% tổng diện tích toàn huyện đảo.

  • Tiểu thủ công nghiệp Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chỉ góp một tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế của Cô Tô. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2023 đạt 13,5 tỷ đồng với các sản phẩm chủ yếu: sản xuất muối 125 tấn đạt 104,1% kế hoạch năm, nước mắm 10.000 lít đạt 50% kế hoạch năm, gia công chế biến sứa biển 15.000 thùng, giá trị doanh thu 12.000 triệu đồng. Cung ứng điện: tổng sản lượng ước đạt 1,1 triệu kWh, tăng 50% so với cùng kỳ, doanh thu 10.380 triệu đồng; cung cấp nước sinh hoạt thực hiện là 144.000m3, doanh thu 1.500 triệu đồng, tăng 42% so với cùng kỳ; cung ứng than bùn làm chất đốt 1.000 tấn đạt 65% kế hoạch. Công tác thu phí, lệ phí các phương tiện qua cảng tàu Cô Tô đạt 42,5 triệu đồng.

  • Thương mại, dịch vụ, du lịch

Thương mại: Quần đảo Cô Tô là khu vực có tiềm năng khai thác, phát triển các dịch vụ du lịch. Trong đó, bán lẻ hàng hóa mang lại doanh thu cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2023 đạt 14,7 tỷ đồng. Các mặt hàng chủ yếu là lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nhiên liệu xăng, dầu. Hiện nay Cô Tô có 2 chợ trong đó 1 chợ trung tâm huyện, 1 chợ cá trên biển. Chợ cá trên biển được duy trì hơn 45 năm nay cho phép các phương tiện tàu thuyền Trung Quốc vào thu mua những sản phẩm được khai thác từ biển như: Cá, tôm, mực, và các loại hải sản khác. 02 chợ hoạt động tốt góp phần phục vụ và tăng thu cho ngân sách địa phương.

Du lịch, dịch vụ: Năm 2023, huyện đảo đón trên 35.000 lượt du khách (trong đó có 412 lượt khách quốc tế), tăng 300% so với cùng kỳ.

Tóm lại, mặc dù thời gian qua nền kinh tế huyện đảo Cô Tô có tốc độ tăng trưởng cao song vẫn chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của vùng. Trong giai đoạn tới, nếu khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của vùng, đặc biệt đẩy mạnh phát triển lĩnh vực du lịch và dịch vụ sẽ đảm bảo sự phát triển nhanh, ổn định, bền vững.

3.2.3. Điều kiện văn hóa – xã hội

Dân số: Theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, dân số toàn huyện tính đến tháng 3 năm 2022 là 5.862 người trong đó có 47,1% nữ và 52,9% nam, mật độ trung bình là 119 người/km2. Số lượng người trong độ tuổi lao động (từ 18  60 tuổi) chiếm khoảng 40,3% dân số của huyện , trong đó, số lao động làm việc trong ngành nông, lâm và ngư nghiệp chiếm tới 87%. Theo sự vận động của Đảng và Nhà nước, dân cư trên đảo chủ yếu là dân di cư từ các địa phương trên cả nước như Thái Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Nam Định, Hà Nam…

Y tế: Công tác y tế đã được huyện đảo đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng. Trên đảo Cô Tô lớn có 01 bệnh viện đa khoa và 01 trạm y tế xã, thị trấn. Năm 2023, tổng số lượt người khám bệnh là 7.496 lượt, trong đó điều trị nội trú là 605 lượt, số bệnh nhân khỏi bệnh ra viện là 565 lượt, số bệnh nhân chuyển viện 40 ca, thực hiện và phối hợp thực hiện 03 ca mổ thành công, không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Giáo dục đào tạo: Sự nghiệp giáo dục của huyện đã phát triển về cả số lượng và chất lượng. Nhận được sự quan tâm của các ngành các cấp và của toàn dân, giáo dục thường xuyên được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng trang thiết bị, xây dựng trường học kiên cố, đảm bảo cơ sở vật chất đủ điều kiện học tập cho học sinh. Hiện nay, trên đảo đã có nhà trẻ, trường mẫu giáo.

Chính sách xã hội: Đảng ủy và UBND huyện Cô Tô luôn chú trọng thực hiện những chính sách xã hội trên địa bàn huyện, cụ thể như trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho các đối tượng là thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, quân nhân tham gia kháng chiến; cấp phát thẻ khám, chữa bệnh cho các đối tượng là người có công, hoạt động kháng chiến, dân quân du kích tập trung, cựu chiến binh, người tàn tật, hộ nghèo, thanh niên xung phong. Trong lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em, UBND huyện chủ động tặng quà học sinh con hộ nghèo, con thương bệnh binh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. Trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Tổ chức thăm, tặng quà các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn; mở các lớp dạy nghề cho nhân dân trên đảo; cho vay vốn đối với các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện…

  • Về định hướng phát triển kinh tế xã hội 

Mục tiêu chung: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững vùng biển đảo Cô Tô để sớm thoát khỏi tình trạng khó khăn, chậm phát triển hiện nay, tiến tới xây dựng Cô Tô thành một vùng biển đảo năng động về kinh tế, là một trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và Chiến lược phát triển kinh tế biển cả nước nói chung; đồng thời là căn cứ vững chắc để bảo vệ quốc phòng an ninh và chủ quyền quốc gia vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc. Trong đó, giai đoạn đầu chủ yếu phát triển thủy sản, sau chuyển dần sang du lịch – dịch vụ, nhất là phát triển du lịch, dịch vụ biển và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Cụ thể:

Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 17% – 18%/năm, nâng mức thu nhập bình quân đầu người từ 4,9 triệu đồng hiện nay lên hơn 10 triệu đồng năm 2015 và 17 triệu đồng vào năm 2030.

Tạo sự chuyển biến căn bản và vững chắc trong cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng hiện đại, giảm mạnh tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ (đặc biệt là du lịch) và công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

Duy trì và củng cố vững chắc thành quả phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi, từng bước thực hiện phổ cập trung học phổ thông trong vùng đảo. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng lên hơn 20% năm 2015 và 45 – 50% vào năm 2030, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của vùng, nhất là phát triển du lịch.

Hoàn thiện mạng lưới y tế cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ y tế. Đến năm 2030 toàn bộ các trạm y tế cơ sở trong vùng có bác sỹ. Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Phấn đấu đến năm 2030 về cơ bản hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu trên vùng đảo. Xây dựng hoàn chỉnh các bến cảng và các tuyến giao thông chính trên các đảo, bảo đảm đi lại thuận tiện giữa các đảo và giữa vùng đảo với đất liền. Hoàn thành các công trình cấp điện và nước ngọt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng an ninh của vùng.

Nâng tỷ lệ che phủ rừng năm 2030 lên khoảng 60%, bảo đảm chức năng phòng hộ duy trì nguồn nước và đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo đảm phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường sinh thái trên các đảo, nhất là các khu du lịch và môi trường biển, ven biển.

Bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh chính trị và chủ quyền quốc gia trên vùng biển đảo Đông Bắc. Ngăn chặn kịp thời các hoạt động buôn lậu và xâm phạm chủ quyền của tàu thuyền nước ngoài đánh bắt trộm hải sản.

3.2.4. Hiện trạng du lịch tại huyện đảo Cô Tô

Nằm ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, huyện đảo Cô Tô mang vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên với bờ cát trắng mịn, bãi tắm sạch, nước biển xanh lục, cấu tạo kiến trúc địa chất, địa hình và địa mạo dải bờ biển độc đáo, hải sản ngon cùng những người dân thân thiện, môi trường ở đây rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng biển đảo.

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển du lịch trên huyện đảo Cô Tô đã có những thay đổi vượt bậc. Dưới sự chỉ đạo của huyện ủy, UBND huyện đảo Cô Tô, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các tổ chức đoàn thể đã cùng tham gia đẩy mạnh các hoạt động du lịch, đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

  • Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Hiện trạng cơ sở nghỉ ngơi, ăn uống

Số lượng những cơ sở nghỉ ngơi, lưu trú trên các đảo khá đầy đủ và đa dạng. Kể từ khi du lịch được chú trọng phát triển, số lượng phòng nghỉ cho du khách tăng theo từng năm, thể hiện ở bảng 3.3 dưới đây.

Bảng 3.3. Thống kê số phòng nghỉ và lượng khách du lịch những năm gần đây

Năm 2021 2022 2023 2024
Số phòng nghỉ 78 105 175 210
Lượng khách du lịch 3.500 ; 3.700 10.000 35.000 56.000

 (Nguồn : Báo cáo tình hình phát triển KT-XH năm 2021, 2022, 2023 và 9 tháng đầu năm 2024)

Bên cạnh Nhà khách UBND huyện cùng các cơ sở lưu trú khác như khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ của tư nhân, UBND huyện còn khuyến khích du khách tham gia cuộc sống của người dân trên đảo bằng cách ở và sinh hoạt cùng cư dân, hay trải nghiệm một ngày làm chiến sỹ trong doanh trại quân đội. Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Vào những dịp nghỉ lễ, số lượng du khách tăng đột biến nên phát sinh loại hình lưu trú mới là ngủ trong lều bạt tại bãi biển.

Hiện trên đảo có 06 nhà hàng có sức chứa từ 150 đến 200 khách và 08 nhà hàng, quán ăn nhỏ lẻ khác.

  • Hiện trạng đường giao thông

Trong những năm gần đây các tuyến đường bộ trọng yếu nối liền trung tâm đảo với các xã, đường trục xã đã được từng bước đầu tư, cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao thương, đi lại của nhân dân.

Thị trấn Cô Tô: Hệ thống đường nội thị có các trục đường trung tâm từ cảng đến UBND huyện với chiều dài 01 km, đoạn trục đường đôi từ UBND huyện đến khu di tích tượng đài Bác Hồ, có chiều dài 290 m, trục đường từ trung tâm thị trấn đi ra bến cảng sang xã Thanh Lân có mặt cắt có chiều dài 1.2 km, trục đường từ trung tâm huyện đi xã Đồng Tiến và đến cảng Bắc Vàn có bề rộng mặt đường 5.5 m được rải nhựa 4,0 m, chiều dài là 1,1 km, các hệ thống đường đến các khu dân cư và các khu chức năng khác đều đã được bê tông hoá với bề rộng mặt cắt đường từ 3.0 – 3.5 m;

Tổng chiều dài các tuyến đường hiện trạng là 8,17 km; Chiều dài bến cảng Cô Tô 0.38 km;

Hệ thống đường mòn trong rừng được hình thành do sự di chuyển của động vật và con người. Trên đảo Cô Tô lớn và Cô Tô con có khá nhiều con đường mòn núp mình giữa những vạt rừng, tạo điều kiện thích hợp để phát triển các loại hình DLST kết hợp đi bộ.

Xã Đồng Tiến: Hệ thống giao thông xã Đồng Tiến được nối liền với trung tâm thị trấn Cô Tô bằng tuyến đường đến cảng quân sự Bắc Vàn có bề rộng mặt đường là 5 m được rải nhựa, có tổng chiều dài là 7 km, các trục đường chính vào các thôn và khu dân cư cũng được bê tông hoá với bề rộng mặt đường là 3,0 m, có tổng chiều dài là 5,93 km, tuyến đường ven biển khu bãi tắm Hồng Vàn có chiều dài tuyến là 3,2 km.

  • Hệ thống bưu chính viễn thông

Mặc dù huyện đảo Cô Tô cách xa đất liền, song việc đưa thông tin đến với đảo đã được các cơ quan chức năng của huyện quan tâm đầu tư phát triển. Huyện đã chuẩn bị tốt các cơ sở, trang thiết bị sóng các kênh truyền hình, truyền hình trực tuyến phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân trên đảo. Công tác báo chí, chuyển công văn được thực hiện duy trì thường xuyên, ở mỗi xã đều có bưu điện văn hoá xã, do đó các thông tin về văn hoá, xã hội, chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của tỉnh và địa phương đều tới người dân một cách đầy đủ và kịp thời.

Mặt khác, Cô Tô là huyện đảo đầu tiên trên cả nước thực hiện phủ sóng Wifi toàn đảo. UBND huyện Cô Tô đã tổ chức phổ cập cách sử dụng wifi cho người dân bằng cách mở rất nhiều lớp học vi tính dạy cho tất cả cán bộ và nhân dân trong huyện. Mục đích của việc này nhằm triển khai các công việc nhanh thông qua email, giúp người dân tiếp cận nhanh hơn với internet và phục vụ du khách khi đến đảo vẫn có thể theo dõi các hoạt động khác trên đất liền.

Hiện tại Trung tâm Viễn thông huyện Cô Tô đã lắp đặt xong 30 trạm thu phát sóng trên toàn huyện đảo Cô Tô, dự tính đến năm 2015 sẽ tăng các trạm phát sóng lên 35 trạm, đảm bảo tất cả các đảo lớn nhỏ của Cô Tô đều có sóng wifi và có thể phục vụ hàng chục ngàn lượt truy cập mạng internet cùng lúc. Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

  • Hiện trạng phát triển du lịch

Trong những năm gần đây, ngành du lịch luôn là một trong những ngành được ưu tiên phát triển hàng đầu. Quảng Ninh có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: chùa Yên Tử và thiền viện Trúc Lâm, đền Cửa Ông, khu du lịch và giải trí quốc tế Tuần Châu, Minh Châu, Trà Cổ… Và đặc biệt hơn cả là thắng cảnh hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long là điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

Lượng khách du lịch đến Quảng Ninh tăng đều theo từng năm. Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, tính đến hết tháng 9 năm 2024, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh là 6.048 triệu lượt, tăng 10% so với cùng kỳ.

Trong đó, khách quốc tế 1.817 triệu lượt, tăng 2% so với cùng kỳ, khách lưu trú đạt 2.920 triệu lượt, tăng 24%. Tổng doanh thu đạt 3,783 tỷ đồng, đạt 72,7 % kế hoạch năm và tăng 14% so với cùng kỳ. Theo ước tính cả năm 2024, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh sẽ đạt mức 8.200 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 2.300 triệu lượt, doanh thu du lịch ước đạt 4.200 tỷ đồng. Số lượt khách quốc tế đến Quảng Ninh gần bằng 1/3 tổng số du khách, điều đó cho thấy thương hiệu du lịch Quảng Ninh được phổ biến khá rộng rãi trên thị trường quốc tế.

Nghị quyết về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2022 – 2030, định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh Quảng Ninh đã đề ra mục tiêu phát triển du lịch từ 10 đến 20 năm tới là đưa du lịch thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực phát triển nền kinh tế – xã hội của toàn tỉnh.

Cũng trong Quy hoạch xây dựng huyện Cô Tô giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến ngoài năm 2030, Đảng ủy và UBND huyện Cô Tô đã nhận định:

Tài nguyên du lịch của huyện Cô Tô là không nhiều, nhưng cũng khá đặc sắc về tự nhiên và nhân văn. Những đặc điểm riêng về vị trí địa lý địa hình, và khí hậu biển… là điều kiện tốt để Cô Tô phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tự nhiên. Cô Tô có vai trò là điểm kéo dài của các tour du lịch vùng Đông Bắc của Tổ quốc như Vân Đồn, Móng Cái và thành phố Hạ Long. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Cô Tô phát triển kinh tế du lịch.

Bởi vậy, du lịch Cô Tô cần có sự phối, kết hợp chặt chẽ với các tour, các tuyến du lịch từ các khu vực khác trong tỉnh, đặc biệt là các tuyến tham quan vịnh Hạ Long trên quan điểm phát triển du lịch bền vững, không chạy theo số lượng mà cần hướng tới thị trường khách có thu nhập cao, đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm thiểu tác động xấu từ du lịch tới môi trường, cảnh quan và xã hội. Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Bên cạnh đó, ngày 26 tháng 5 năm 2021 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 742/QĐ-TTg V/v quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2030, trong đó thành lập 02 khu bảo tồn biển chính là khu bảo tồn biển Đảo Trần với diện tích 4.200 ha và khu bảo tồn biển Cô Tô với diện tích 7.850 ha nhằm mục đích nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đồng thời kéo theo sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ dựa vào khai thác các giá trị tự nhiên, đặc biệt là cảnh quan; tăng nguồn thu ngân sách và góp phần ổn định thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân địa phương từ hướng phát triển các ngành nghề du lịch, dịch vụ và hậu cần nghề cá. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh đang tiến hành điều tra, khảo sát lập quy hoạch chi tiết xây dựng và chính thức thành lập khu bảo tồn biển Cô Tô – Đảo Trần, điều này đã khẳng định giá trị về mặt sinh thái của huyện đảo.

Mặt khác khi Khu kinh tế Vân Đồn và Hải Hà phát triển trong thời gian tới sẽ thu hút nguồn vốn đầu tư lớn từ nước ngoài, tạo động lực quan trọng để Cô Tô trở thành khu du lịch sinh thái biển thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

3.2.5. Cơ chế chính sách hiện hành hỗ trợ phát triển du lịch

Mặc dù hiện nay hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển du lịch và DLST chưa được hoàn thiện và đầy đủ tuy nhiên điều đó cũng là một minh chứng cho thấy việc phát triển du lịch và DLST đã và đang trở thành một xu thế tất yếu.

Các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan đến phát triển du lịch và DLST đã ban hành:

  • Luật số 44/2016/QH11 của Quốc hội: Luật Du lịch.
  • Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 định hướng đến năm 2030;
  • Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2024 – 2030 và Kế hoạch số 2568/KH-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2024 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc Hành động và triển khai Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2024 – 2030;
  • Quyết định số 2782/QĐ-BVHTTDL ngày 15 tháng 8 năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2030;
  • Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 06 tháng 9 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030;
  • Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2030 do UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Tập đoàn BCG của Mỹ thực hiện; Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Mặt khác, Đảng ủy và UBND huyện đảo Cô Tô cũng đã chủ động hoạch định các chính sách, cơ chế hỗ trợ du lịch như:

  • Hàng năm lập kế hoạch tổ chức các hoạt động mùa du lịch, tuần lễ thể thao – văn hóa – du lịch nhằm tăng cường các hoạt động phục vụ du khách, tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách về cảnh quan môi trường và sự thân thiện, mến khách của người dân Cô Tô.
  • Ngày 25 tháng 12 năm 2023, Hội đồng nhân dân huyện Cô Tô đã ban hành Nghị quyết số 40/2023/NQ-HĐND Về cơ chế hỗ trợ phát triển du lịch và cơ chế huy động nguồn lực xã hội hóa việc đầu tư xây dựng các công trình phục vụ hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Cô Tô.
  • Lập Đề án phát triển du lịch huyện Cô Tô và Quy hoạch bảo vệ môi trường Cô Tô nhằm có định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Tuy là đảo ngoài khơi, xa trung tâm du lịch của tỉnh, ít nhận được sự quan tâm của tỉnh và nhà nước nhưng Cô Tô vẫn luôn năng động sáng tạo, dựa trên tiềm năng và thế mạnh riêng của mình để phát triển ngành du lịch nói chung và loại hình du lịch sinh thái nói riêng. Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô Lớn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993