Luận văn: Phương pháp nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Phương pháp nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên du lịch và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô.

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Huyện đảo Cô Tô nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, bao gồm toàn bộ diện tích của hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Cô Tô và vùng biển xung quanh. Cách Hạ Long khoảng 70km về phía Đông, với không khí trong lành, bãi biển đẹp và người dân thân thiện, mến khách, trong những năm gần đây Cô Tô nổi lên như một địa điểm du lịch tuyệt vời, thu hút du khách trong và ngoài nước.

Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 11 năm 2024. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng cập nhật các số liệu sát với thời gian nghiên cứu, nhằm đưa ra những số liệu gần nhất, chính xác nhất để đề xuất định hướng sát thực cho việc phát triển DLST tại đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Nhận Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2.2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:

  1. Cơ sở lý luận về tài nguyên du lịch và du lịch sinh thái.
  2. Đặc điểm tài nguyên du lịch của Cô Tô.
  3. Hiện trạng ngành du lịch trên đảo, bao gồm: Những điểm du lịch trên đảo; Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch: nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giao thông, các dịch vụ khác…; Cơ chế, chính sách từ trung ương tới địa phương đối với việc phát triển du lịch. Luận văn: Phương pháp nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô.
  4. Nghiên cứu, đề xuất định hướng phát triển DLST đối với Cô Tô; từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện, cụ thể như các giải pháp kỹ thuật (quy hoạch, phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch, sử dụng cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch nhằm phát triển sinh kế cộng đồng), giải pháp xã hội như giáo dục môi trường…

Câu hỏi nghiên cứu của đề tài bao gồm:

  1. Tại sao DLST cần được áp dụng tại Cô Tô?
  2. Cô Tô hiện có những tài nguyên gì có thể sử dụng để phục vụ các hoạt động du lịch và du lịch sinh thái?
  • Tài nguyên thiên nhiên của Cô Tô lớn bao gồm những loại nào? Hãy nêu cụ thể về tài nguyên đa dạng sinh học và tài nguyên DLST của đảo.
  • Tính đa dạng của tài nguyên thiên nhiên như thế nào? ( Các loài, các HST, các vùng cảnh quan…?)
  • Trên đảo có những giá trị văn hóa – lịch sử gì nổi bật, có thể sử dụng để phát triển hoạt động du lịch?
  1. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại khu vực hiện nay ra sao?
  • Nhu cầu về du lịch và DLST?
  • Sự tham gia của cộng đồng địa phương đến đâu?
  • Chính sách dành cho phát triển DLST tại khu vực? Cơ sở vật chất dành cho phát triển DLST? …

2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn: Phương pháp nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô.

2.3.1. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng các phương pháp tiếp cận sau: tiếp cận hệ sinh thái, tiếp cận quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên du lịch để thực hiện nghiên cứu phát triển DLST tại huyện đảo Cô Tô.

  • Tiếp cận hệ sinh thái

Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các quần xã sinh vật và con người, có cùng các điều kiện môi trường bao quanh nó với sự tương tác lẫn nhau, liên tục không ngừng mà kết quả của sự tác động đó quyết định đến chiều hướng phát triển của quần xã và sinh cảnh của toàn hệ.

Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái đặt con người và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của họ hướng trực tiếp vào việc ra quyết định. Bởi vậy, tiếp cận hệ sinh thái có thể được sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng tính đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều người sử dụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên. Chính vì vậy nó thích hợp với các nhà chuyên môn và những người sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các vùng bảo tồn, quy hoạch đô thị và nhiều lĩnh vực khác. Luận văn: Phương pháp nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô.

Tiếp cận hệ sinh thái bao gồm 12 nguyên lý cơ bản sau:

  1. Những mục tiêu của quản lý đất, nước và môi trường sống là một vấn đề của sự lựa chọn xã hội.
  2. Quản lý cần được phân cấp đến cấp quản lý phù hợp nhất và thấp nhất.
  3. Các nhà quản lý hệ sinh thái nên xem xét những ảnh hưởng (thực tế hoặc tiềm năng) của các hoạt động họ thực hiện tới những HST lân cận và các HST khác.
  4. Nhận thức rõ những lợi ích có thể đạt được từ quản lý, đó là sự cần thiết thường xuyên để hiểu được và quản lý hệ sinh thái trong một bối cảnh kinh tế.
  5. Bảo tồn cấu trúc và chức năng hệ sinh thái để duy trì dịch vụ hệ sinh thái nên được xem là một mục tiêu ưu tiên của tiếp cận hệ sinh thái. Hệ sinh thái nên được quản lý trong phạm vi chức năng của nó.
  6. Tiếp cận hệ sinh thái nên được thực hiện trong một phạm vi không gian và thời gian phù hợp.
  7. Mục tiêu của quản lý hệ sinh thái nên được thiết lập dài hạn.
  8. Quản lý phải nhận ra sự thay đổi là không thể tránh khỏi.
  9. Tiếp cận hệ sinh thái nên tìm kiếm sự cân bằng thích hợp với sự hòa nhập của việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học.
  10. Tiếp cận hệ sinh thái nên xem xét tất cả các dạng thông tin có liên quan, bao gồm những kiến thức khoa học, kiến thức bản địa, sự đổi mới và thực tiễn.
  11. Tiếp cận hệ sinh thái nên thu hút sự tham gia của tất cả các bên có liên quan của xã hội và kết hợp những kiến thức khoa học.

 Gill Shepherd đã đưa ra 5 bước thực hiện nhằm áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào thực tiễn một cách hiệu quả.

  •  Bước A: Xác định các bên tham gia chính, xác định ranh giới hệ sinh thái và xây dựng mối liên hệ giữa chúng.
  •  Bước B: Mô tả đặc trưng cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái và xây dựng cơ chế quản lý, quan trắc hệ sinh thái.
  • Bước C: Xác định những vấn đề kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các thành phần của nó.
  •  Bước D: Chỉ ra những ảnh hưởng có thể có của hệ sinh thái mục tiêu đối với các hệ sinh thái lân cận.
  •  Bước E: Đưa ra các mục tiêu dài hạn và những cách thực hiện mềm dẻo nhằm đạt được các mục tiêu đó.

Tiếp cận quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng

Quản lý thiên nhiên dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường thông qua sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

Dựa vào cộng đồng là nguyên tắc mà người sử dụng tài nguyên cũng đồng thời là người quản lý tài nguyên đó. Điều này giúp phân biệt nó với các chiến lược quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác có tính tập trung cao hoặc không có sự tham gia của cộng đồng, phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên. Luận văn: Phương pháp nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô.

Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng cũng là một quá trình mà qua đó những cộng đồng địa phương được tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể dành quyền kiểm soát hợp lý và tiếp cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phương pháp này hiện nay được áp dụng khá rộng rãi nhằm quản lý tài nguyên một cách mềm dẻo và cân bằng mối quan hệ của người dân với quản lý tài nguyên.

Các nguyên tắc quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng – Tăng quyền lực cho cộng đồng địa phương.

  • Đảm bảo sự công bằng.
  • Tính hợp lý về sinh thái và phát triển bền vững.
  • Tôn trọng tri thức truyền thống/bản địa.
  • Sự bình đẳng giới.

Các thành tố của quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng – Cải thiện quyền hưởng dụng các nguồn tài nguyên.

  • Xây dựng nguồn nhân lực.
  • Bảo vệ môi trường.
  • Phát triển sinh kế bền vững.

Chu trình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng gồm:

  • Lập kế hoạch.
  • Thực hiện kế hoạch.
  • Quan trắc.
  • Đánh giá.

Như vậy, du lịch sinh thái cộng đồng là loại hình du lịch sinh thái do chính cộng đồng người dân địa phương phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế cá nhân và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc đưa du khách tiếp cận cuộc sống thường nhật của người dân, giới thiệu với du khách các nét đặc trưng tại nơi họ sống như phong cảnh, văn hoá, phong tục tập quán… Nói cách khác, đây là loại hình du lịch thúc đẩy “một hệ sinh thái bền vững thông qua quá trình quản lý môi trường có sự tham gia của tất cả các bên liên quan”.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn: Phương pháp nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô.

  • a) Phương pháp thu nhập thông tin và tổng hợp tài liệu:

Trước khi bước vào giai đoạn khảo sát thực địa, tác giả tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu, các báo cáo liên quan đến nội dung nghiên cứu như tài liệu về du lịch và DLST; báo cáo phát triển kinh tế – xã hội và báo cáo tình hình phát triển du lịch trên huyện đảo Cô Tô. Luận văn: Phương pháp nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô.

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành thống kê, phân tích và xử lý các số liệu nhằm tổng hợp khái quát những thông tin phục vụ cho đề tài như: đặc điểm tài nguyên du lịch, các mô hình DLST trên thế giới, những bài học kinh nghiệm… để có một cái nhìn tổng quan trước khi đi nghiên cứu thực địa.

  • b) Các phương pháp nghiên cứu thực địa:

Quá trình nghiên cứu thực địa chủ yếu là khảo sát theo tuyến, đánh giá tài nguyên du lịch và DLST.

Phương pháp này được tiến hành sau khi có những phân tích, nhận định khái quát về tài nguyên DLST trên đảo. Cụ thể, tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa để đánh giá 04 tuyến du lịch tiềm năng, sử dụng máy ảnh để lưu giữ hiện trạng rừng, những địa điểm với phong cảnh có giá trị tham quan…

  • c) Phương pháp điều tra xã hội học

Mục đích:

  • Xác định những điểm du lịch hấp dẫn.
  • Xác định các tác động môi trường: xác định nguồn gốc và nguyên nhân phát sinh các tác động môi trường.
  • Đánh giá nhận thức của du khách, phân loại du khách.
  • Tìm hiểu cách thức phòng Văn hóa Thông tin áp dụng để quản lý các hoạt động du lịch.

Cách thức: hỏi trực tiếp và thu thập phiếu điều tra, khảo sát.

Tác giả đã lập Phiếu điều tra, khảo sát, phỏng vấn về hiện trạng, tiềm năng phát triển du lịch và DLST tại Cô Tô (Phụ lục 1), thực hiện phỏng vấn 05 cán bộ của huyện đảo bao gồm cán bộ phụ trách du lịch của Phòng Văn hóa – Thể thao và Du lịch; cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đảo Cô Tô, kết hợp với điều tra, khảo sát 15 người dân địa phương và 30 khách du lịch nhằm thu thập những thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.

  • d) Phương pháp bản đồ:

Tác giả đã sử dụng bản đồ địa chính (tỷ lệ 1:50.000, hệ tọa độ VN 2011, kinh tuyến trục 107o45’ múi chiếu 3o) kết hợp với kết quả khảo sát thực địa, bổ sung các số liệu do phòng Tài nguyên và Môi trường cung cấp để thành lập bản đồ đề xuất tuyến DLST tại đảo Cô Tô lớn. Luận văn: Phương pháp nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô.

  • f) Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa).

Điểm mạnh và điểm yếu tập trung vào các yếu tố bên trong, trong khi cơ hội và thách thức lại phản ánh những tác động của hoàn cảnh bên ngoài bao gồm văn hóa xã hội, chính trị, kinh tế, môi trường, các khía cạnh khác… Phân tích SWOT là công cụ hữu hiệu trong việc phân tích, đánh giá những điểm mạnh, cũng như hạn chế của một hoạt động cụ thể.

  • Điểm mạnh (S): Những điểm tích cực của nhóm, hoạt động hay khu vực.
  • Điểm yếu (W): Những điểm tiêu cực của nhóm, hoạt động hay khu vực.
  • Cơ hội (O): Các yếu tố thuận lợi trong môi trường.
  • Đe dọa (T): Các yếu tố không thuận lợi trong môi trường.

Tác giả đã sử dụng phân tích SWOT (bảng 2.1) để đánh giá các khu vực, tiềm năng, các cơ hội cũng như đe dọa đối với tài nguyên du lịch và các hoạt động phát triển DLST tại đảo Cô Tô lớn. Luận văn: Phương pháp nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô.

Bảng 2.1: Phân tích SWOT

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
Thể hiện những thuận lợi, ưu thế của  đảo Cô Tô lớn trong việc phát triển DLST. Hạn chế liên quan đến cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý, chính sách, công tác tổ chức liên quan đến DLST trên đảo.
Cơ hội (O) Đe dọa (T)
Nêu lên những điều kiện thuận lợi, những yếu tố giúp Cô Tô có thể phát triển DLST. Dự báo những tác động, ảnh hưởng xấu đến du lịch, cảnh quan, môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Kết quả nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Phương pháp nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993