Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định của Quốc triều Hình luật – bài học lịch sử cho việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
“Quốc triều Hình luật” ra đời trong triều đại Hậu Lê – thời kì phát triển cực thịnh của nhà nước phong kiến ở Việt Nam. Do nhu cầu phát triển của chế độ Trung ương tập quyền, các vua triều Lê sớm đã ban hành những quy định và luật lệ để quản lí đất nước.
Ngay từ lúc mới lên ngôi, vua Lê Lợi đã giao cho một số đại thần soạn luật lệ về kiện tụng, về phân chia ruộng đất, về hình phạt, ân xá, … Đến thời Lê Thái Tông đã xây dựng những nguyên tắc xử các vụ án kiện cáo, hối lộ và về những giao dịch với người nước ngoài. Đời vua Lê Nhân Tông đã ban hành 14 điều luật về quyền tư hữu ruộng đất. Và đỉnh cao của quá trình xây dựng hệ thống luật pháp của nhà Lê chính là việc ban hành “Quốc triều Hình luật” (còn gọi là “Bộ luật Hồng Đức” hoặc “Lê triều Hình luật”) dưới triều vua Lê Thánh Tông năm 1483. Điều đáng nói là Quốc triều Hình luật cũng chính là bộ luật cổ xưa nhất còn lưu giữ được đầy đủ cho tới nay. Văn bản gốc của Bộ luật này hiện nay không còn. Bản “Quốc triều Hình luật” được giữ lại cho đến ngày nay đã được các vua thời Lê mạt bổ sung ít nhiều, ban hành năm 1777 (Cảnh Hưng thứ 38). Bộ Quốc triều Hình luật bao gồm 6 quyển, 722 điều.
Quốc triều Hình luật là một trong những bộ luật quan trọng và giá trị nhất trong thời kì phong kiến. Nói đến Quốc triều Hình luật người ta nghĩ ngay đến một bộ cổ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về hình sự nói riêng. Quốc triều Hình luật không những được đánh giá cao hơn hẳn so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc biên soạn những bộ luật khác của các triều đại phong kiến sau này cũng như đối với pháp luật hình sự Việt Nam thời hiện đại. Một trong những giá trị nổi bật của Quốc triều Hình luật đó là phân hóa trách nhiệm hình sự được thể hiện như một nguyên tắc quan trọng. Luận văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định.
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nguyên tắc phân hóa TNHS, về Quốc triều Hình luật. Ở các công trình này, những vấn đề lí luận cơ bản, hay chuyên sâu về nguyên tắc phân hóa TNHS; nội dung cơ bản, vị trí và vai trò của Quốc triều hình luật; pháp luật hình sự Việt Nam dưới góc độ so sánh các thời kì…đều đã được đề cập tới. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ một luận văn thạc sĩ về nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự được thể hiện trong Quốc triều Hình luật cũng như những giá trị của nó trong việc nghiên cứu hoàn thiện Luật hình sự Việt Nam
Việt Nam cũng như các nước trên thế giới hiện nay, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự có vai trò hết sức quan trọng trong chỉ đạo, định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự. Trong Bộ luật hình sự 1999, nguyên tắc này cũng đã được thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên qua nhiều năm thi hành, những quy định cụ thể của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong Bộ luật cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế cần được sửa đổi.
Hiện nay, khi mà tình hình kinh tế xã hội trong nước và trên thế giới đã có nhiều thay đổi so với thời điểm BLHS 1999 ra đời, nước ta đã và đang hội nhập mạnh mẽ, thì những yêu cầu về việc hoàn thiện pháp luật hình sự cũng có những sự thay đổi nhất định. Những yêu cầu đó, ngoài việc phải đáp ứng được nhu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập, còn là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc theo quan điểm của Nghị quyết số 49 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 “cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lí của dân tộc”.
Vì những lí do trên, học viên lựa chọn đề tài “Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định của Quốc triều Hình luật – bài học lịch sử cho việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Nội dung của luận văn sẽ nhằm giải đáp các câu hỏi: Phân hóa trách nhiệm hình sự là gì; phân hóa trách nhiệm hình sự đã được thể hiện như thế nào trong các quy định của Quốc triều hình luật; và Luật hình sự Việt Nam hiện đại sẽ học hỏi được gì từ Quốc triều hình luật trong phân hóa TNHS.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2. Tình hình nghiên cứu
Ở trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên tắc phân hóa TNHS, về luật hình sự Việt Nam thời phong kiến và luật hình sự Việt Nam hiện đại. Cụ thể: Luận văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định.
Nhóm các công trình nghiên cứu về nguyên tắc phân hóa TNHS và những biểu hiện của nguyên tắc này mà tiêu biểu là: Phạm Văn Báu (2000), Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong luật Hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, trường đại học Luật Hà Nội; Lê Cảm (2005), Chế định miễn hình phạt và các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4; Lê Cảm (2005), Chế định án treo và mô hình lí luận của nó trong luật hình sự Việt Nam, tạp chí Tòa án nhân dân, số 2; Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), sách chuyên khảo sau đại học, nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Văn Độ (1995), Các hình phạt không phải phạt tù, nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội; Trần Văn Độ (1999), Vấn đề phân loại tội phạm, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4; Phạm Hồng Hải (2004), Chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và vấn đề áp dụng chế định này trong thực tiễn, sách Trách nhiệm hình sự – cơ sở lí luận và thực tiễn, trường đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hòa (1991), Tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam, nxb. Công an nhân dân; Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên (1997), Luật Hình sự Việt Nam – những vấn đề lí luận và thực tiễn, nxb. Công an nhân dân; Nguyễn Ngọc Hòa (2000), Nguyên tắc phân hóa Trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự 1999, tạp chí Luật học, số 2; Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, nxb. Công an nhân dân; Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành tội phạm, lí luận và thực tiễn, sách chuyên khảo, nxb. Tư pháp; Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, nxb. CAND; Uông
Chu Lưu (1995), Một số vấn đề lí luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả hình phạt bổ sung, sách Hình phạt trong LHS Việt Nam, nxb. CTQG; Trương Minh Mạnh (2003), Phân loại tội phạm theo LHS Việt Nam, luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật; Dương Tuyết Miên (2004), Định tội danh và quyết định hình phạt, nxb. CAND. Nxb. Khoa học (1963); Cao Thị Oanh (2006), Sự thể hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS trong việc xây dựng các cấu thành tội phạm cụ thể, tạp chí NN và PL, số 2. Cao Thị Oanh (2006), Biểu hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS trong các quy định về chế tài hình sự thuộc phần các tội phạm, tạp chí NN và PL, số 7; Cao Thị Oanh (2008), Nguyên tắc phân hóa TNHS trong luật hình sự Việt Nam, luận án tiến sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội; Đỗ Thị Minh Phượng (2002), Nguyên tắc phân hóa TNHS và sự thể hiện của nó trong BLHS năm 1999, luận văn thạc sĩ luật học, Viện NN và PL; Nguyễn Sơn (2002), Các hình phạt chính trong LHS Việt Nam, luận án tiến sĩ luật học, Viện NN và PL; Lê Thị Sơn chủ biên (2004), Quốc triều Hình luật, nội dung và giá trị, nxb. Khoa học – xã hội, Hà Nội; Kiều Đình Thụ (1996), Tìm hiểu LHS Việt Nam, nxb. Tp HCM. Chính trị quốc gia; Đào Trí Úc (1995), Chính sách hình sự và hình phạt, sách hình phạt trong LHS Việt Nam, nxb. Chính trị quốc gia; Đào Trí Úc (1999), Bản chất và vai trò của các nguyên tắc LHS Việt Nam, tạp chí NN và PL, số 1; Phạm Hùng Việt (1998), Nguyên tắc phân hóa và cá thể hóa TNHS trong LHS Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, viện NN và PL; Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và TNHS, nxb. Chính trị quốc gia; Võ Khánh Vinh (1990), Nguyên tắc cá thể hóa việc quyết định hình phạt, tạp chí TAND, số 8…Nhìn chung, các công trình này đã nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự cũng như những biểu hiện của nguyên tắc này trong Bộ luật hình sự Việt Nam 1999. Trong các công trình nghiên cứu đã liệt kê, luận án tiến sĩ luật học “Nguyên tắc phân hóa TNHS trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Cao Thị Oanh là một công trình khoa học có giá trị tham khảo lớn, luận án đã làm rõ các nội dung cơ bản của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự: lịch sử, cơ sở phân hóa, nội dung, yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với các quy định trong Bộ luật hình sự, đồng thời, luận văn cũng làm rõ mỗi quan hệ giữa nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và một số nguyên tắc cơ bản khác của luật hình sự. Luận văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định.
Nhóm các công trình nghiên cứu về Luật hình sự Việt Nam thời phong kiến mà chủ yếu là thông qua 2 bộ cổ luật Quốc triều Hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức, Lê triều Hình luật) và Hoàng Việt luật lệ, về lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kì như: Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Vấn đề tội phạm trong Quốc triều Hình luật, sách Quốc triều Hình luật – lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, chủ biên TS. Lê Thị Sơn, nxb. Khoa học – Xã hội; Cao Thị Oanh (2007), Sự thể hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS trong các tội xậm phạm tính mạng con người trong Hoàng Việt luật lệ, tạp chí NN và PL, số 3; Lê Thị Sơn (2004), Quốc triều hình luật – lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, nxb. Khoa học – xã hội, Hà Nội; Lê Thị Sơn (2010), Quốc triều hình luật và các nguyên tắc của Luật hình sự hiện đại, tạp chí NN và PL; Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật hình sự Việt Nam, nxb. Trong đó, sách Quốc triều hình luật – lịch sử hình thành, nội dung và giá trị của tác giả Lê Thị Sơn (2010) là một công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về Quốc triều Hình luật dưới nhiều góc độ, trong đó có một số nội dung về phân hóa trách nhiệm hình sự trong Quốc triều Hình luật.
Một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài về phân hóa TNHS như: Về khái niệm phân hóa và cá thể hóa TNHS của G.N. Magomedov, Phân hóa TNHS của T.A. Lesvievski và Kostare….về Quốc triều Hình luật như Luật và xã hội Việt Nam thế kỉ 17 – 18 của tác giả Insun Yu (1994)…
Có thể thấy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nguyên tắc phân hóa TNHS, về Quốc triều hình luật. Ở các công trình này những vấn đề lí luận cơ bản, hay chuyên sâu về nguyên tắc phân hóa TNHS; nội dung, vị trí và vai trò của Quốc triều hình luật; pháp luật hình sự Việt Nam dưới góc độ so sánh các thời kì… đều đã được đề cập tới. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ một luận văn thạc sĩ về nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự được thể hiện trong Quốc triều Hình luật cũng như những giá trị tri thức của nó trong việc hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam hiện đại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm chứng minh phân hóa trách nhiệm đã được thể hiện như một nguyên tắc trong Quốc triều Hình luật, qua đó rút ra những bài học lịch sử cho việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện đại.
Để đạt được mục đích nói trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu các vấn đề lí luận của nguyên tắc phân hóa TNHS; Thứ hai, vận dụng các vấn đề lí luận đó vào việc nghiên cứu các quy định của Quốc triều Hình luật;
Thứ ba, trên cơ sở những kết quả thu được từ nghiên cứu Quốc triều Hình luật, nghiên cứu trong mối quan hệ so sánh, đối chiếu với các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện đại. Từ đó, kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự dựa trên việc kế thừa và phát huy thành tựu phân hóa TNHS của Quốc triều Hình luật.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Luận văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm khoa học về nguyên tắc phân hóa TNHS, các quy định của Quốc triều Hình luật, các quy định của Bộ luật hình sự 1999 và của luật hình sự một số nước trên thế giới.
Phạm vi nghiên cứu: hiện nay có rất nhiều vấn đề liên quan đến Quốc triều Hình luật đang được quan tâm, tuy nhiên, tác giả chỉ thực hiện luận văn trong phạm vi những vấn đề được nhìn nhận từ góc độ luật hình sự.
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng ngừa và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê…
6. Những đóng góp mới của đề tài
Đây là luận văn thạc sĩ luật học đầu tiên trong khoa học luật hình sự nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về phân hóa trách nhiệm hình sự trong Quốc triều Hình luật. Luận văn có một số đóng góp mới sau:
Thứ nhất, chứng minh Phân hóa TNHS được thể hiện như một nguyên tắc trong Quốc triều hình luật;
Thứ hai, phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm mang tính kế thừa từ Quốc triều hình luật trong phân hóa TNHS của Luật hình sự Việt Nam hiện đại;
Thứ ba, kiến nghị sửa đổi, bổ sung BLHS Việt Nam 1999 trên cơ sở thực tiễn cũng như truyền thống pháp lí của đất nước.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương.
Chương 1: Những vấn đề chung về phân hóa trách nhiệm hình sự và phân hóa trách nhiệm hình sự
Chương 2: Cơ sở, biểu hiện và bài học lịch sử của việc phân hóa trách nhiệm hình sự trong Quốc triều Hình luật
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ PHÂN HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1.1. Trách nhiệm hình sự và phân hóa trách nhiệm hình sự
Trong các loại trách nhiệm pháp lí, trách nhiệm hình sự là dạng trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất. Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau trong khoa học luật hình sự về khái niệm “trách nhiệm hình sự”. Các quan điểm đó tuy có sự khác nhau về một số nội dung như thời điểm bắt đầu trách nhiệm hình sự, các yếu tố của trách nhiệm hình sự… nhưng tựu chung lại, đa số các quan điểm đều phản ánh thống nhất một số đặc điểm của trách nhiệm hình sự như sau: 1) Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lí của việc thực hiện hành vi phạm tội; 2) Trách nhiệm hình sự chỉ có thể được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện; 3) Trách nhiệm hình sự được biểu hiện tập trung nhất ở việc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt; 4) Trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm trước nhà nước; 5) Trách nhiệm hình sự phải được phản ánh trong bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật. Như vậy, hình phạt là yếu tố thể hiện tập trung nhất trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Hình phạt vừa có tác động tới chính bản thân người bị áp dụng, vừa có ảnh hưởng răn đe đối với xã hội, qua đó có ý nghĩa trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, trong thực tế các trường hợp phạm tội rất đa dạng, khác nhau về tính chất và mức độ nguy hiểm cũng như các yếu tố nhân thân của chủ thể. Vì vậy, “việc tạo ra cơ sở pháp lí trong luật hình sự để có thể quyết định trách nhiệm hình sự ở mức phù hợp với mỗi trường hợp phạm tội cụ thể cũng như việc xây dựng và áp dụng luật tuân thủ nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự là một yêu cầu mang tính khách quan”.
Phân hóa trách nhiệm hình sự có thể được hiểu là “sự phân chia các trường hợp phạm tội thành những nhóm khác nhau dựa vào tính nguy hiểm cho xã hội của chúng và các đặc điểm nhân thân loại người phạm tội, đồng thời, quy định và áp dụng với chúng “liều lượng” trách nhiệm hình sự phù hợp”. Phân hóa trách nhiệm hình sự được thừa nhận là một nguyên tắc của luật hình sự vì các lí do sau:
Thứ nhất: phân hóa trách nhiệm hình sự có cơ sở là sự đa dạng về mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội trong thực tiễn, gắn với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
Thứ hai: phân hóa trách nhiệm hình sự được thể hiện trên ba phương diện là phương diện nhận thức, phương diện lập pháp hình sự và phương diện áp dụng pháp luật hình sự.
1.2. Căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự Luận văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định.
Căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự là tiêu chí được nhà làm luật sử dụng để phân tội phạm thành những nhóm khác nhau. Những tiêu chí này phải đáp ứng được yêu cầu là khi được sử dụng để phân chia các trường hợp phạm tội thì có thể tạo ra những nhóm trường hợp phạm tội cần đươc xử lí một cách khác biệt. Thực tiễn lập pháp hình sự cho thấy, luật hình sự sử dụng hai căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự là tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội.
Căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự thứ nhất: tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được sử dụng là căn cứ phân tội phạm thành những nhóm khác nhau – căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự – là yêu cầu khách quan, bởi: 1) Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu thể hiện bản chất của tội phạm; 2) Tội phạm trên thực tế rất khác nhau về tính nguy hiểm cho xã hội.
Căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự thứ hai: nhân thân người phạm tội. Nhân thân người phạm tội được sử dụng là căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự vì: 1) Nhân thân người phạm tội là một trong những yếu tố phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, mà tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là một căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự; 2) Mục đích của trách nhiệm hình sự, ngoài việc trừng trị người phạm tội, còn nhằm “thay đổi bản chất xã hội trong nhân thân người đó, ngăn ngừa họ phạm tội mới”, để đạt được mục đích này, trong quyết định hình phạt, ngoài việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, còn cần cân nhắc đến các yếu tố nhân thân phản ánh hoàn cảnh của người phạm tội và khả năng cải tạo giáo dục họ.
1.3. Những yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong việc quy định tội phạm và hình phạt Luận văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định.
1.3.1. Yêu cầu của phân hóa trách nhiệm hình sự đối với các quy định về phân loại tội phạm
Yêu cầu này xuất phát từ thực tế khách quan là những hành vi phạm tội được thực hiện rất đa dạng, rất khác nhau về tính nguy hiểm cho xã hội. Thực tế đó đòi hỏi trong luật hình sự phải có sự phân loại các hành vi có mức độ nguy hiểm cho xã hội tương đương nhau vào thành một nhóm và quy định với chúng các hình thức xử lí khác nhau. Việc làm này chính là phân loại tội phạm dựa trên mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với việc phân loại tội phạm là “nhà làm luật cần phân hóa tội phạm thành các nhóm sao cho các trường hợp phạm tội thuộc các nhóm khác nhau đáng kể về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội và kết quả phân loại này có thể được sử dụng để xây dựng đường lối xử lí thống nhất mang tính phân hóa cao trong các quy định của luật hình sự”.
1.3.2. Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do luật định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội đã thực hiện. Trên thực tế, các hành vi phạm tội rất khác nhau về tính nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy đặt ra yêu cầu quy định thời hạn khác nhau tương ứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành phạm tội để đảm bảo nguyên tắc công bằng trong luật hình sự theo hướng tội phạm càng nguy hiểm thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự càng dài và ngược lại.
Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình khi họ thỏa mãn những điều kiện luật định. Trong chế định miễn trách nhiệm hình sự, bên cạnh yếu tố tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, yếu tố nhân thân người phạm tội có vai trò rất quan trọng. Do vậy, nhà làm luật cần quy định điều kiện miễn trách nhiệm hình sự thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm rất thấp, đồng thời các đặc điểm nhân thân người phạm tội lại rất đáng được khoan hồng.
1.3.3. Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về hệ thống hình phạt
Hình phạt là hậu quả pháp lí của việc một người thực hiện hành vi phạm tội. Sự khác nhau thực tế về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như các đặc điểm nhân thân người phạm tội phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo đối với họ là yêu cầu khách quan, đòi hỏi trong luật hình sự phải có các hình phạt khác nhau để khi áp dụng đảm bảo tính phù hợp, thực hiện mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hình phạt. Hệ thống hình phạt trong luật hình sự đáp ứng yêu cầu phân hóa trách nhiệm hình sự là hệ thống hình phạt bao gồm đa dạng hình phạt với các mức độ nghiêm khắc khác nhau để đảm bảo khả năng áp dụng với các trường hợp phạm tội đa dạng về mức độ nguy hiểm cho xã hội và nhân thân người phạm tội trên thực tế. Hệ thống hình phạt nên bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình phạt chính có tác dụng hỗ trợ hình phạt chính. Luận văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định.
1.3.4. Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về quyết định hình phạt
Quyết định hình phạt là việc tòa án lựa chọn loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể để áp dụng đối với từng trường hợp phạm tội. Đây chính là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự. Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về quyết định hình phạt được thể hiện trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất: yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về căn cứ quyết định hình phạt là: các quy định này phải thể hiện được yêu cầu xem xét đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cụ thể và các yếu tố nhân thân người phạm tội đó.
Thứ hai, yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về quyết định hình phạt trong một số trường hợp đặc biệt.
Thực tế tồn tại những trường hợp một hành vi nguy hiểm đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc rơi vào khung hình phạt tăng nặng của một điều luật, tuy nhiên, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như các yếu tố nhân thân người phạm tội cho thấy, ngay cả việc áp dụng mức hình phạt tối thiểu đối với người phạm tội cũng là quá nghiêm khắc với người phạm tội. yêu cầu phân hóa trách nhiệm hình sự trong trường hợp này là: 1) Luật hình sự cần có quy định cho phép quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của luật; 2) Cần quy định các căn cứ cho thấy mức độ nguy hiểm thấp cũng như những yếu tố nhân thân giảm nhẹ đặc biệt của người phạm tội làm điều kiện cho phép quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của điều luật; 3) Cần quy định giới hạn hình của phạt nhẹ hơn đó.
Trường hợp tội phạm chưa hoàn thành: trong thực tế, các hành vi phạm tội cố ý có thể dừng lại ở các giai đoạn khác nhau. Điều đó dẫn đến yêu cầu khách quan về việc phân hóa trách nhiệm hình sự dựa trên các mức độ, hay các giai đoạn thực hiện tội phạm. Đồng thời đòi hỏi trách nhiệm hình sự trong trường hợp tội phạm chưa hoàn thành phải ở mức nhẹ hơn so với trường hợp tội phạm đã hoàn thành đối với cùng một tội.
Trường hợp đồng phạm: Trường hợp có nhiều người cố ý cùng thực hiện tội phạm là trường hợp phạm tội dưới hình thức đồng phạm. Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với trường hợp đồng phạm là: 1) Quy định trách nhiệm hình sự khác nhau cho các trường hợp đồng phạm và phạm tội có tổ chức theo hướng trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm nặng hơn trường hợp phạm tội đơn lẻ, trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội có tổ chức nặng hơn trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm giản đơn; 1) Phân loại người đồng phạm dựa trên dạng hành vi của họ khi tham gia vào vụ đồng phạm và quy định trách nhiệm hình sự theo hướng người có hành vi của người đóng vai trò chính trong vụ đồng phạm thì trách nhiệm hình sự nặng hơn. Luận văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định.
Trong trường hợp chủ thể thực hiện tội phạm là người chưa thành niên: người chưa thành niên có thể trở thành chủ thể của tội phạm trong trường hợp luật hình sự quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là dưới tuổi. Yêu cầu phân hóa trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội là người chưa thành niên là: 1) Phân hóa trách nhiệm hình sự giữa người chưa thành niên và người đã thành niên theo hướng trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên nhẹ hơn; 2) Phân hóa trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên theo các mức tuổi khác nhau theo hướng độ tuổi nhỏ hơn thì trách nhiệm hình sự nhẹ hơn.
1.3.5. Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về cấu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm có ý nghĩa là cơ sở của trách nhiệm hình sự. Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với các quy định về cấu thành tội phạm là: 1) Các cấu thành tội phạm của các tội danh khác nhau cần được xây dựng độc lập; 2) Trong mỗi tội danh cần phân hóa cấu thành tội phạm thành cấu thành giảm nhẹ hoặc tăng nặng, đồng thời, quy định hình phạt khác nhau ở mỗi cấu thành theo hướng loại và mức hình phạt đối với cấu thành tội phạm tăng nặng nghiêm khắc hơn loại và mức hình phạt trong cấu thành tội phạm cơ bản; loại và mức hình phạt đối với cấu thành tội phạm giảm nhẹ ít nghiêm khắc hơn loại và mức hình phạt trong cấu thành tội phạm cơ bản.
1.3.6. Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy định về chế tài đối với tội phạm cụ thể
Sự đa dạng của hành vi phạm tội cũng như các yếu tố nhân thân người phạm tội đòi hỏi sự quy định độc lập các tội danh và sự phân chia trong mỗi tội danh thành cấu thành tội phạm thành cấu thành cơ bản, tăng nặng và giảm nhẹ. Điều đó dẫn tới yêu cầu tất yếu về việc phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định về chế tài đối với các tội cụ thể. Sự phân hóa này cần đáp ứng các yêu cầu sau: Thứ nhất, hình phạt quy định cho mỗi tội phải đảm bảo tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó; Thứ hai, trong mỗi tội danh cần quy định nhiều hình phạt có thể áp dụng; Thứ ba: với mỗi hình phạt có hạn mức (phạt tiền) hay có thời hạn (cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn), nhà làm luật cần quy định thành khung hình phạt có giới hạn mức thấp nhất và mức cao nhất. Luận văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định.
1.4. Mối quan hệ giữa nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự với một số nguyên tắc khác của luật hình sự
Là một nguyên tắc của luật hình sự, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự không độc lập tuyệt đối mà có những mối liên hệ mật thiết với các nguyên tắc khác: nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc hành vi.
Chương 2 CƠ SỞ, BIỂU HIỆN VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA PHÂN HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
2.1. Cơ sở phân hóa trách nhiệm hình sự trong Quốc triều Hình luật
Trách nhiệm hình sự trong Quốc triều Hình luật được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội.
2.1.1. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
Quốc triều Hình luật tuy không có một điều luật nào định nghĩa về tội phạm cũng như khẳng định về tính chất của tội phạm, nhưng từ các quy định về các tội cụ thể trong Bộ luật này đã thể hiện được nội dung tội phạm là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội. Theo các quy định trong Quốc triều Hình luật thì tội phạm xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ, gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho các quan hệ xã hội đó. Các quan hệ xã hội được bảo vệ là sự an toàn và bất khả xâm phạm của nhà nước mà biểu hiện cụ thể của nó là sự an toàn của nhà vua, hoàng cung và hoàng tộc; những mối quan hệ được coi là nền tảng của xã hội như quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng…; trật tự an toàn xã hội; các quan hệ nhân thân của con người như quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, tài sản….Bất kể hành vi nào xâm phạm đến các quan hệ xã hội nêu trên đều bị coi là tội phạm. Trong Quốc triều Hình luật, nhà làm luật cũng đã sử dụng căn cứ tính nguy hiểm cho xã hội làm cơ sở phân hóa trách nhiệm hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được biểu hiện thông qua nhiều yếu tố như tính chất của hành vi, đối tượng tác động của tội phạm, mức độ thực hiện hành vi, hậu quả của hành vi, tính chất của lỗi… Trong đó, hậu quả nguy hiểm cho xã hội là yếu tố được chú ý nhiều nhất, phổ biến nhất khi quy định các tội phạm cụ thể trong phần các tội phạm của Quốc triều Hình luật.
2.1.2. Nhân thân người phạm tội
Bên cạnh yếu tố tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhiều yếu tố nhân thân người phạm tội được sử dụng làm căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự như tuổi, giới tính của người phạm tội, địa vị xã hội của người phạm tội, mối quan hệ gia đình giữa người phạm tội và nạn nhân… Trong đó, hai yếu tố địa vị xã hội của người phạm tội và mối quan hệ gia đình của người phạm tội với nạn nhân là những yếu tố được sử dụng phổ biến nhất. Điều này vừa cho thấy sự phân biệt đẳng cấp cao thấp trong xã hội được thể hiện ngay trong bộ luật, vừa cho thấy vai trò bảo vệ các quan hệ xã hội nền tảng của chế độ phong kiến của Bộ luật Hồng Đức.
2.2. Biểu hiện của phân hóa trách nhiệm hình sự trong Quốc triều Hình luật Luận văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định.
2.2.1. Phân hóa trách nhiệm hình sự qua phân loại tội phạm
Nghiên cứu nội dung của Bộ luật cho thấy tội phạm được phân loại dựa trên các căn cứ sau:
Cách phân loại thứ nhất: dựa trên cơ sở các loại hình phạt được áp dụng, tội phạm được phân thành năm loại tương ứng với năm loại hình phạt, bao gồm tội xuy (tội bị phạt đánh bằng roi), tội trượng (tội bị phạt đánh bằng trượng), tội đồ (tội bị phạt giam cầm – tương ứng với hình phạt tù ngày nay – và bắt làm việc khổ sai), tội lưu (tội bị phạt đầy đi nơi xa để làm việc khổ sai) và tội tử (tội chết).
Cách phân loại thứ hai: dựa trên cơ sở liệt kê các loại hành vi nguy hiểm nhất cho xã hội, tội phạm trong Quốc triều Hình luật được phân loại thành hai nhóm, nhóm tội thập ác (mười tội ác) và nhóm các tội phạm thông thường.
Cách phân loại thứ ba, trên cơ sở lỗi, tội phạm trong Quốc triều Hình luật được phân chia thành tội cố ý và tội vô ý.
Cách thứ tư, dựa vào nhóm quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, các nhà làm luật đã “ghép tương đối hợp lí các điều luật gần nhau về tính chất vào cùng một chương”, phân chia tội phạm thành 12 chương là 12 nhóm tội khác nhau, trong mỗi chương lại chia các điều luật khác nhau gồm các chương: cấm vệ, vi chế, quân chính, hộ hôn, điền sản, thông gian, đạo tặc, đấu tụng, trá ngụy, tạp luật, bộ vong, đoán ngục.
Từ những phân tích trên cho thấy: nhà làm luật đã có sự phân loại tội phạm trong Quốc triều Hình luật, đồng thời đã có những quy định gián tiếp thể hiện đường lối xử lí khác nhau đối với từng loại tội. Tuy nhiên cả việc phân loại và việc quy định đường lối xử lí loại tội phạm đều chưa được quy định rõ ràng trong luật.
2.2.2. Phân hóa trách nhiệm hình sự qua phân loại hình phạt
Trong Quốc triều hình luật, hình phạt có thể được phân chia thành hai nhóm là nhóm hình phạt thuộc ngũ hình và nhóm hình phạt khác (ngoài ngũ hình). Luận văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định.
2.2.2.1. Nhóm hình phạt thuộc ngũ hình
Nhóm ngũ hình bao gồm những hình phạt nghiêm khắc nhất trong Quốc triều hình luật. Ngũ hình là năm hình phạt, trong mỗi hình phạt lại chia ra các mức phạt khác nhau. Toàn bộ việc phân chia được mô tả tại điều luật đầu tiên của chương Danh lệ. Năm hình phạt này bao gồm: xuy hình (đánh bằng roi), trượng hình (đánh bằng trượng), đồ hình, lưu hình, tử hình.
2.2.2.2. Nhóm hình phạt ngoài ngũ hình
Bên cạnh năm hình phạt nghiêm khắc ngũ hình, Quốc triều hình luật còn quy định các hình phạt khác: phạt tiền, phạt biếm tư, tịch thu tài sản, sung vợ con làm nô tì.
Tóm lại, Quốc triều hình luật đã có sự phân hóa hình phạt. Nhà làm luật đã quy định một hệ thống hình phạt khá đa dạng gồm nhiều loại, mỗi loại hình phạt lại có thể phân chia làm nhiều bậc khác nhau để áp dụng được với các trường hợp phạm tội rất đa dạng về tính nguy hiểm cho xã hội trên thực tế. Trong hệ thống hình phạt ấy đã thể hiện được tính chất và mức độ nghiêm khắc khác nhau của các loại hình phạt. Như vậy, hệ thống hình phạt trong Quốc triều hình luật đã đáp ứng được tương đối tốt yêu cầu về phân hóa trách nhiệm hình sự.
2.2.3. Phân hóa trách nhiệm hình sự qua các quy định về quyết định hình phạt
2.2.3.1. Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các căn cứ quyết định hình phạt
Trong Quốc triều hình luật, việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội dựa vào các yếu tố: quy định của bộ luật, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Qua nghiên cứu các quy định về căn cứ quyết định hình phạt cho thấy: các căn cứ này trong Quốc triều hình luật đã được xây dựng dựa trên cơ sở là tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội. những căn cứ quyết định hình phạt trong Quốc triều hình luật đã đáp ứng được một cách tương đối tốt yêu cầu phân hóa trách nhiệm hình sự.
2.2.3.2. Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định về quyết định hình phạt trong các giai đoạn thực hiện tội phạm
Phân tích các biểu hiện của phân hóa trách nhiệm hình sự trong quyết định hình phạt với trường hợp tội phạm chưa hoàn thành cho thấy:
Về việc phân định giai đoạn phạm tội: trong luật chưa có các quy định cụ thể và chính thức về việc phân định các giai đoạn phạm tội. Tuy nhiên, việc phân chia giai đoạn phạm tội đã bước đầu được thể hiện trong một số tội phạm cố ý.
Về trách nhiệm hình sự: tương ứng với việc phân chia giai đoạn phạm tội, Bộ luật cũng đã thể hiện được sự phân hóa trách nhiệm hình sự của người phạm tội đối với từng giai đoạn. Luận văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định.
2.2.3.3. Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
Quốc triều hình luật đã có sự phân hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm như sau: Thứ nhất, về căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự, trong luật đã có sự phân hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm dựa trên ba căn cứ là: 1) Tính chất của hành vi; 2) Mức độ tham gia của những người đồng phạm; 3) Địa vị của người đồng phạm trong gia đình trong trường hợp những người đồng phạm là người trong một nhà; Thứ hai, về nội dung phân hóa trách nhiệm hình sự. Quốc triều Hình luật đã quy định đường lối xử lí khác nhau đối với những người đồng phạm khác nhau về vai trò, về mức độ và về địa vị; Thứ ba, về hình thức, Bộ luật đã có những quy định ở cả chương danh lệ – có thể coi như phần chung của bộ Quốc triều hình luật – và phần các tội phạm cụ thể.
2.2.3.4. Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định về người già, trẻ em phạm tội
Nội dung quy định về người già, trẻ em phạm tội trong Quốc triều hình luật có những điểm giống với các quy định về người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự hiện đại. Cụ thể là tại Điều 16; 17 Bộ luật có quy định ba nhóm người được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đánh giá về căn cứ xét giảm hình phạt dựa trên độ tuổi của người phạm tội, chúng tôi nhận thấy: đây vừa là những quy định thể hiện chính sách hình sự nhân đạo, vừa là quy định thể hiện khá rõ nét tư duy phân hóa trách nhiệm hình sự của nhà làm luật, đáp ứng được những yêu cầu về phân hóa trách nhiệm hình sự theo độ tuổi theo khoa học luật hình sự hiện đại. Trong Quốc triều hình luật, phân hóa trách nhiệm hình sự không chỉ dựa trên độ tuổi phân biệt người già (trên 70), trẻ nhỏ (dưới 15) và người thường, mà còn phân hóa trong chính trường hợp đã ở độ tuổi được xem xét giảm nhẹ nhưng với các mức tuổi khác nhau. Tương ứng với các mức tuổi đó, đường lối xử lí đối với họ cũng có sự khác nhau theo nguyên tắc: đối với người già, độ tuổi càng cao thì trách nhiệm hình sự càng được giảm nhẹ; đối với trẻ em, độ tuổi càng thấp thì trách nhiệm hình sự càng được giảm nhẹ.
2.2.4. Phân hóa trách nhiệm hình sự trong việc xây dựng cấu thành tội phạm và quy định chế tài đối với các tội phạm cụ thể Luận văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định.
2.2.4.1. Phân hóa trách nhiệm hình sự trong việc xây dựng cấu thành tội phạm
Trong Quốc triều hình luật, sự phân hóa này được biểu hiện như sau: Thứ nhất, Bộ luật đã có sự phân chia các trường hợp phạm tội, với những đặc điểm đặc trưng khác nhau và mức độ nguy hiểm khác nhau thành các tội phạm độc lập; Thứ hai, trong mỗi cấu thành tội phạm, tuy chưa có sự phân hóa thành cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ nhưng nhà làm luật đã có sự phân hóa các trường hợp phạm tội tăng nặng và các trường hợp phạm tội giảm nhẹ; Thứ ba, Bộ luật Hồng Đức mô tả hành vi phạm tội rất chi tiết, tỉ mỉ.
Từ những biểu hiện phân hóa trách nhiệm hình sự đã phân tích trên, chúng tôi nhận thấy: trong Quốc triều hình luật đã thể hiện được sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong các cấu thành tội phạm, cụ thể là đã có sự phân định các tội riêng biệt và trong mỗi tội đã có sự phân hóa trường hợp phạm tội giảm nhẹ và trường hợp phạm tội tăng nặng dựa trên cơ sở chính là tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
2.2.4.2. Phân hóa trách nhiệm hình sự trong quy định chế tài đối với tội phạm cụ thể
Nghiên cứu các quy định của Quốc triều hình luật, chúng tôi nhận thấy nhà làm luật đã có quy định các loại hình phạt khác nhau theo nguyên tắc: đối với trường hợp phạm tội cơ bản, việc quy định hình phạt nào được áp dụng là dựa trên sự đánh giá tổng thể tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại hành vi phạm tội ấy trong mối liên hệ với các hành vi phạm tội khác. Đối với trường hợp phạm tội tăng nặng và giảm nhẹ, dựa trên sự đánh giá về mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên hay giảm đi so với trường hợp phạm tội cơ bản mà nhà làm luật quy định loại hình phạt nặng hơn hay nhẹ hơn. Ở một số tội, nhà làm luật cho phép quan xử án được lựa chọn loại hình phạt áp dụng đối với người phạm tội.
2.2.5. Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các biện pháp tha miễn
Trong Quốc triều Hình luật, các nhà làm luật tuy chưa đặt tên cho các biện pháp tha miễn như trong luật hình sự hiện đại, nhưng ngay từ các quy định tại phần chung của bộ luật đã có một số điều luật về các biện pháp tha miễn có nội dung và bản chất tương tự như miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt của luật hình sự hiện đại. Cụ thể:
2.2.5.1. Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự
Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong Quốc triều Hình luật gồm: Thứ nhất, miễn trách nhiệm hình sự được áp dụng trong trường hợp người phạm tội tự thú quy định tại các điều 18; 19 và 20 Quốc triều Hình luật; Thứ hai, miễn trách nhiệm hình sự được xác định theo độ tuổi.
2.2.5.2. Các trường hợp miễn hình phạt Luận văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định.
Quốc triều Hình luật quy định một trường hợp miễn hình phạt căn cứ vào tuổi của người phạm tội. Nội dung này được quy định tại Điều 16 của Quốc triều Hình luật, trường hợp người phạm tội là người từ 90 tuổi trở lên hoặc từ 7 tuổi trở xuống thì dù cho tội phạm của họ là tội thập ác hay giết người (là các tội không được miễn trách nhiệm hình sự như đã nêu ở phần trên) thì cũng không thi hành hình phạt: “dầu án tử cũng không hành hình”.
2.2.5.3. Trường hợp miễn chấp hành hình phạt
Trong Quốc triều Hình luật, tuy chưa mô tả cụ thể, nhưng đã có một số điều luật có bản chất là miễn chấp hành hình phạt. Các trường hợp đó là: Thứ nhất, người phạm tội được miễn chấp hành hình phạt khi được ân xá; Thứ hai, người phạm tội được miễn chấp hành hình phạt đã tuyên sau khi chuộc tội bằng tiền (thục tội).
Tóm lại, qua các phân tích trên cho thấy, đường lối xử lí phân hóa được thể hiện là nội dung cơ bản xuyên suốt các quy định của Quốc triều hình luật, với các biểu hiện cụ thể khác nhau: từ việc phân loại tội phạm thành các khác nhau, quy định hệ thống hình phạt với nhiều hình phạt có tính nghiêm khắc khác nhau và khả năng áp dụng khác nhau, quy định hình phạt khác nhau đối với các tội phạm khác nhau và đối với các trường hợp khác nhau trong cùng một tội, quy định các nguyên tắc quyết định hình phạt khác biệt đối vơi các trường hợp phạm tội đặc biệt… Như vậy, trong Quốc triều Hình luật, phân hóa trách nhiệm hình sự đã được biểu hiện như một nguyên tắc.
2.3. Bài học lịch sử từ phân hóa trách nhiệm hình sự trong Quốc triều hình luật
Quốc triều Hình luật không chỉ mang giá trị đặc trưng cả một giai đoạn trong lịch sử pháp luật Việt Nam, mà còn mang nhiều giá trị tham khảo, đặc biệt là các nội dung biểu hiện nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự mà chúng ta có thể nghiên cứu, rút ra bài học cho việc xây dựng, hoàn thiện Bộ luật hình sự hiện hành. Qua việc phân tích các biểu hiện của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự ở trên, có thể rút ra một số bài học lịch sử từ Quốc triều Hình luật như sau: Bài học thứ nhất, về các loại hình phạt; Bài học thứ hai, về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; Bài học thứ ba, về cách quy định cấu thành tội phạm; Bài học thứ tư, về quy định chế tài cụ thể trong từng cấu thành tội phạm; Bài học thứ năm, về phân hóa trách nhiệm hình sự trong Đồng phạm; Bài học thứ sáu, về việc sử dụng hình phạt thay thế; Bài học thứ bẩy, về việc mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền đối với các tội phạm về chức vụ; Bài học thứ tám, về tăng mức phạt tiền đối với các tội phạm về chức vụ; Bài học thứ chín, về quy định bồi thường thiệt hại; Bài học thứ mười, về trách nhiệm hình sự của pháp nhân.
KẾT LUẬN Luận văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định.
Phân hóa trách nhiệm hình sự là một nguyên tắc cơ bản, quan trọng của luật hình sự. Phân hóa trách nhiệm hình sự là một nguyên tắc của luật hình sự vì nó vừa có cơ sở thực tiễn là sự đa dạng về tình nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, vừa luôn thể hiện vai trò định hướng, chỉ đạo quá trình xây dựng và áp dụng luật hình sự. Nội dung của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự là: trách nhiệm hình sự được quy định và áp dụng phải mang tính phân hóa để đảm bảo tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và phù hợp với nhân thân người phạm tội. Trong luật hình sự, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đặt ra các yêu cầu trong việc phân loại tội phạm, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, các biện pháp tha miễn, quy định các loại hình phạt, các quy định về quyết định hình phạt, về việc xây dựng cấu thành tội phạm và về việc quy định chế tài đối với các tội phạm cụ thể.
Qua nghiên cứu các quy định của bộ Quốc triều Hình luật, chúng tội nhận thấy, trong Quốc triều Hình luật, phân hóa trách nhiệm hình sự đã được biểu hiện như một nguyên tắc, nó thực sự đã trở thành tư tưởng chỉ đạo, định hướng đường lối đối với toàn bộ quá trình quy định tội phạm và trách nhiệm hình sự. Đường lối xử lí phân hóa được thể hiện xuyên suốt các quy định của Quốc triều hình luật, biểu hiện qua các nội dung cụ thể khác nhau: từ việc phân loại tội phạm thành các khác nhau, quy định hệ thống hình phạt với nhiều hình phạt có tính nghiêm khắc khác nhau và khả năng áp dụng khác nhau, quy định hình phạt khác nhau đối với các tội phạm khác nhau và đối với các trường hợp khác nhau trong cùng một tội, quy định các nguyên tắc quyết định hình phạt khác biệt đối vơi các trường hợp phạm tội đặc biệt…
Trong luận văn, chúng tôi cũng đã chỉ ra những điểm hạn chế trong phân hóa trách nhiệm hình sự của Quốc triều Hình luật, đó là những sai lầm nên tránh trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ luật hình sự, đồng thời, chúng tôi từ kết quả nghiên cứu về phân hóa trách nhiệm hình sự trong Quốc triều Hình luật cũng đã xây dựng và đề xuất những ý tưởng góp phần hoàn thiện Bộ luật hình sự hiện hành. Luận văn: Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định.
Với những kết quả trên, chúng tôi hi vọng rằng luận văn sẽ cung cấp thêm những tri thức về nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và về bộ Quốc triều Hình luật. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy, chúng tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp để tác giả rút kinh nghiệm và để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Vai trò của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com