Luận văn: PPNC hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: PPNC hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

Trong thời đại hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đang trở thành một chủ đề quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong các kế hoạch phát triển của các tổ chức và doanh nghiệp trên toàn thế giới. Trong lĩnh vực tài chính, hoạt động ngân hàng xanh đang trở thành một xu hướng phát triển mới, giúp các tổ chức tài chính trở thành những đơn vị bảo vệ môi trường và góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Thực trạng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại một số ngân hàng tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó có Saigonbank. Để đánh giá mức độ thực hành ngân hàng xanh của Saigonbank, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp và thống kê mô tả để tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng xanh dựa trên tiêu chí mô hình đánh giá 5 cấp độ của Kaeufer (2010). Sau đó, dựa trên thang đo mô hình 4 chiều của Shaumya & Arulrajah (2016), khảo sát để xem mức độ đồng ý rằng Saigonbank đã thực hiện được những  hoạt động nào của ngân hàng xanh.

3.1 Phân tích mô tả các cấp độ thực hành ngân hàng xanh

Tác giả đã lựa chọn sử dụng mô hình 5 cấp độ phát triển ngân hàng xanh của Kaeufer (2010) để phân tích thực trạng thực hành ngân hàng xanh. Mặc dù đã có một số tác giả đề xuất các hệ tiêu chí và thang đo khác để đánh giá hoạt động của ngân hàng xanh, tuy nhiên, mô hình của Kaeufer (2010) được xem là một trong những mô hình cơ bản và dễ hiểu, có vai trò tiền đề cho nhiều nghiên cứu khác. Mô hình này đã được phát triển rõ ràng và cung cấp các hoạt động cụ thể của ngân hàng, giúp cho người đọc có thể hình dung được mức độ phát triển của ngân hàng xanh theo từng cấp độ. Theo đó, mô hình 5 cấp độ được phân cấp như sau: Luận văn: PPNC hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.

  • Cấp độ 1: Thực hiện các hoạt động bổ trợ, tài trợ cho các sự kiện xanh và tham gia các hoạt động công cộng
  • Cấp độ 2: Phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh riêng biệt
  • Cấp độ 3: Xây dựng quy trình cung cấp dịch vụ sản phẩm theo nguyên tắc xanh, “xanh hoá nội bộ”
  • Cấp độ 4: Không giới hạn ngân hàng xanh trong các nghiệp vụ đơn lẻ, mà mở rộng mạng lưới ra cộng đồng, hình thành hệ sinh thái
  • Cấp độ 5: Sáng kiến cân bằng sinh thái “chủ động”. Thực hiện như cấp độ 4 với tinh thần chủ động.

Trong chương 2, sau khi tìm hiểu cơ sở lý luận, tác giả sử dụng phân tích thống kê mô tả để phân tích nguồn dữ liệu đã thu thập được. Nguồn dữ liệu tác giả thu thập là dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập bằng cách sử dụng số liệu báo cáo của từng chi nhánh và tổng hợp lại. Các nguồn dữ liệu thứ cấp khác được thu thập từ các nguồn dữ liệu có sẵn như báo cáo thường niên từng năm, sách báo và các thông tin được đăng tải trên trang chủ của Saigonbank. Cụ thể:

Cấp độ 1: Bằng cách thu thập các bài viết được đăng tải chính thống trên trang chủ thông tin của Saigonbank trên internet, tác giả đã tìm kiếm các hoạt động mà Saigonbank đã tham gia và các hoạt động được tài trợ liên quan.

Cấp độ 2: Dựa trên báo cáo tài chính hợp nhất của Saigonbank được kiểm toán trong nhiều năm, tác giả đã thu thập và tổng hợp dữ liệu từ phần thuyết minh báo cáo về phân tích dư nợ cho vay theo ngành để tiến hành phân tích.

Cấp độ 3: Tác giả đã sử dụng phần mềm nội bộ Symbol của Saigonbank để thu thập thông tin về tiền điện tiêu thụ của mỗi chi nhánh trong từng tháng. Sau đó, tác giả đã tổng hợp dữ liệu này trong bảng tính Excel để tính tổng lượng điện tiêu thụ của các chi nhánh theo từng năm. Biểu đồ được vẽ để trực quan hóa lượng điện đã sử dụng trong giai đoạn từ 2015 đến 2021.

Cấp độ 4 và 5: Tại cấp độ này, Saigonbank chưa thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến hai cấp độ tiếp theo. Vì vậy, tác giả không tiến hành phân tích chi tiết về hoạt động của Saigonbank ở hai cấp độ này.

3.2  Đánh giá mức độ thực hiện ngân hàng xanh Luận văn: PPNC hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.

Sau khi phân tích thực trạng thực hiện ngân hàng xanh dựa trên số liệu đã thu thập, tác giả tiếp tục nghiên cứu để đánh giá mức độ thực hiện ngân hàng xanh theo mô hình 4 chiều 16 biến của Shaumya & Arulrajah (2016).

3.2.1 Mô hình và thang đo

Tác giả sử dụng mô hình và thang đo đã được áp dụng trong nhiều nghiên cứu trước. Bộ thang đo với 16 biến được xây dựng để đo lường 4 nhóm nhân tố liên quan đến mức độ thực hiện phát triển ngân hàng xanh. Các thông tin cá nhân và các khái niệm về thang đo được tóm tắt theo bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Mô hình và thang đo xây dựng  

BIẾN SỐ ĐẶC ĐIỂM
Họ tên
Độ tuổi Từ 18 đến 25

Từ 26 đến 35

Từ 36 đến 50

Nghề nghiệp Lãnh đạo, trưởng phòng,… Saigonbank
Nhân viên Saigonbank
Khách hàng Saigonbank
BIẾN SỐ BIẾN QUAN SÁT
Liên quan đến nhân viên Tạo điều kiện giáo dục, cung cấp đào tạo về việc bảo vệ môi trường
Áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Triển khai hệ thống khen thưởng đối với các sáng kiến
Liên quan đến nghiệp vụ hàng ngày Giảm việc sử dụng giấy và các vật liệu khác
Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng
Sử dụng các phương pháp quản lý rác thải
Có các hoạt động thân thiện với môi trường
Liên quan đến khách hàng Cho vay các dự án liên quan về môi trường và năng lượng
Thực hiện các dự án xanh
Thúc đẩy và tạo điều kiện cho vay theo định hướng bảo vệ môi trường
Hệ thống quản lý môi trường trong việc đánh giá tín dụng
Liên quan đến chính sách, quy định Xây dựng các chi nhánh xanh
Xây dựng chính sách về môi trường
Thỏa thuận với các bên liên quan về môi trường
Cấp lãnh đạo đề xuất các hoạt động liên quan bảo vệ môi trường
Sử dụng các thiết bị văn phòng phẩm thân thiện với môi trường

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Shaumya & Arulrajah (2016)

Tác giả tiến hành khảo sát các khách hàng, nhân viên và lãnh đạo của Saigonbank để thu thập dữ liệu cho việc phân tích. Các biến quan sát được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng, người tham gia khảo sát đánh giá sử dụng thang điểm Likert năm điểm (1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn đồng ý ), để chỉ ra cách người trả lời đồng ý hoặc không đồng ý về tính sẵn có của các thực hành ngân hàng xanh trong ngân hàng.

3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu Luận văn: PPNC hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.

Dựa trên cơ sở lý thuyết được trình bày trong chương 2, tác giả đã xây dựng một bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát. Tác giả đã sử dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất theo tỷ lệ phần trăm để tiết kiệm thời gian và chi phí. Phương pháp này được áp dụng dựa trên các đặc điểm quan trọng của mẫu, chẳng hạn như tuổi và mối liên hệ với Saigonbank. Việc này giúp tác giả dễ dàng tiếp cận các đối tượng thích hợp để tham gia khảo sát. Đối với nhân viên và những người có chức vụ liên quan tại Saigonbank, bảng khảo sát được gửi qua mạng internet. Khách hàng cũng nhận được bảng khảo sát thông qua các phương tiện liên lạc hoặc khi đến giao dịch trực tiếp tại Saigonbank, họ có thể điền phiếu khảo sát tay để tham gia nghiên cứu.

Vấn đề chọn kích cỡ mẫu sao cho phù hợp cũng là một trong những điều gây tranh cãi. Các yếu tố như lượng thông tin cần thu thập và mối quan hệ giữa các thông tin cũng ảnh hưởng đến kích cỡ mẫu được lựa chọn. Tuy nhiên, trong một bài nghiên cứu của Comrey & Lee (1992), tác giả không đưa ra một con số cụ thể về kích thước mẫu mà chỉ đưa ra nhận định cụ thể tùy theo kích cỡ mẫu tương ứng, ví dụ như: chất lượng mẫu tệ là 100, chất lượng mẫu khá là 200, chất lượng mẫu tốt là 300, từ 500 mẫu trở lên sẽ là rất tốt.

Hair và ctg (1998) lại chỉ ra rằng một kích cỡ mẫu phù hợp với một bài nghiên cứu cần tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Trong bài nghiên cứu này, tác giả có tổng cộng 16 biến cần dùng đến, do đó số lượng mẫu có thể chấp nhận dùng được cho luận văn ít nhất là bằng 16*5 = 80. Trong bài luận văn này, với mục đích phù hợp với cả 2 tiêu chí lấy mẫu đã đề ra, tác giả đã quyết định chọn kích cỡ mẫu là 300.

3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi khảo sát và thu thập đầy đủ mẫu, tác giả thống kê và tính phần trăm lượt khảo sát từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Kế đó, thống kê thành bảng theo từng mục khảo sát để thấy mức độ thực hành ngân hàng xanh ở Saigonbank đang được nhìn nhận như thế nào. Luận văn: PPNC hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Cụ thể:

  • Đối với mô hình 5 cấp độ:

Từ nghiên cứu trước đó, tác giả dựa theo mô hình 5 cấp độ để thu thập thông tin, dữ liệu để đánh giá

  • Đối với mô hình 4 chiều 16 biến

Dựa theo nghiên cứu trước đó đã được chứng minh, tác giả kế thừa và thực hiện nghiên cứu thông qua bảng khảo sát. Chọn phương pháp lấy mẫu phi xác suất, cỡ mẫu được nhận là số phiếu khảo sát hợp lý, dữ liệu chính thức dùng cho nghiên cứu được thu thập thông qua biểu mẫu khảo sát. Luận văn: PPNC hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Thực trạng hoạt động xanh tại ngân hàng Saigonbank

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: PPNC hoạt động ngân hàng xanh tại Saigonbank […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993