Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: PPNC Nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các DN hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1. XÂY DỰNG GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU & CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Dựa vào bảng 2.1 tổng hợp cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu trước về các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp, tác giả xây dựng các biến và giả thuyết nghiên cứu trong mô hình được kế thừa nghiên cứu của Đỗ Thị Vân Trang (2019) như sau:
3.1.1 Biến phụ thuộc của mô hình (ROA)
Tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau tùy thuộc vào vị trí và quan điểm của người đánh giá và người cần nắm thông tin như ROA, ROE, ROS,… Nếu như đối với nhà đầu tư và các cổ đông chỉ quan trọng yếu tố ROE vì họ muốn được chi trả cổ tức cao thì chỉ số ROA lại đánh giá một cách tổng quan hơn, yếu tố này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp đã biết cách khai thác tài sản một cách tối ưu nhất hay chưa. Điều đó có nghĩa là, ROA cũng cho biết nếu doanh nghiệp tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu chi cho hoạt động đầu tư cho sản xuất kinh doanh, thì đây là một dấu hiệu tốt. ROA có thể nói là thước đo cho toàn bộ tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng ROA là biến phụ thuộc, là chỉ số đại diện cho tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp thủy sản, ROA và quan trọng đối với nhà quản trị và điều hành doanh nghiệp vì những lý do sau:
Thứ nhất, như đã nêu ở trên ROA là chỉ tiêu đo lường tốt nhất tỷ suất sinh lời của toàn bộ doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này tác giả đứng trên quan điểm của nhà quản trị và người điều hành doanh nghiệp để xác định các nhân tố ảnh hưởng từ đó đưa ra các giải pháp nhằm xác định chiến lược để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, một doanh nghiệp hoạt động bên cạnh mục đích mang lại lợi ích tốt nhất cho các cổ đông và người nắm giữ thì còn phải nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện. Việc hình thành và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp không chỉ có chủ sở hữu, các cổ đông mà còn có các chủ nợ (tổ chức, cá nhân bên ngoài được hình thành từ quan hệ vay – mượn, mua bán,…). Trong quy trình thanh toán cho các chủ nợ và cổ đông, việc chi trả nợ vay được ưu tiên trước khi xác định tỷ lệ chi trả cổ tức, điều này có nghĩa là việc xác định ROA là yếu tố được xem xét trước hết. Như vậy có thể nói ROA là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời từ đồng vốn của chủ sở hữu, cổ đông và cả chủ nợ và các nguồn đầu tư khác vào doanh nghiệp. Luận văn: PPNC Nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các DN.
Tỷ suất sinh lời trong giai đoạn nghiên cứu có nhiều biến động đáng kể. Như đã đề cập, ngành thủy sản ngoài việc chịu những ảnh hưởng chủ quan của các doanh nghiệp còn chịu tác động của điều kiện khách quan, trong đó quan trọng nhất là điều kiện tự nhiên, những yếu tố mà con người không thể kiểm soát một cách tuyệt đối. Trong giai đoạn này đa số ROA các doanh nghiệp ở mức âm. Mặc dù sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng nhẹ qua các năm, cho thấy có sự mở rộng quy mô và quan tâm đầu tư nhưng ngành thủy sản vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Năm 2012, tỷ suất sinh lời ở mức âm 3,05% sau đó có bước tăng vọt đáng kể, đạt được 1,96% trong năm 2013 và đây cũng là mức cao nhất trong suốt giai đoạn nghiên cứu, năm 2012 là năm khó khăn đối với mọi ngành kinh tế – xã hội và ngành thủy sản cũng không ngoại lệ, rủi ro về dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, nhuyễn thể, vấn đề về vốn, nguyên liệu, thị trường,… tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu trong năm này vẫn có mức tăng trưởng khác. Đến năm 2013, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng thủy sản tăng 3,2% so với cùng kì năm trước, sản lượng nuôi trồng cả năm cũng tăng 3,2% so với năm trước đó. Các năm tiếp theo ROA biến động không đồng đều nhưng vẫn ở mức âm, đỉnh điểm tỷ suất sinh lời thấp nhất là âm 12,7% vào năm 2017. Trong năm này, ROA âm là do lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp ở mức âm, cụ thể các doanh nghiệp đang duy trì mức giá vốn hàng bán khá cao, trong đó mức nguyên liệu đầu vào và các chi phí duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Một trong những đặc trưng của việc sản xuất ngành thủy sản là cần phải bỏ ra một mức chi phí lớn cho việc đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường làm việc đặc biệt là việc bảo quản các sản phẩm. Ngoại trừ một vài doanh nghiệp có mức hàng tồn kho thấp như Công ty CP XNK Thủy sản Sài Gòn, Công ty CP Việt Nhật, công ty CP NTACO…thì đa số các doanh nghiệp thủy sản được nghiên cứu đều trữ một lượng hàng tồn kho ở mức khá cao, nếu hàng hóa ứ đọng thì doanh nghiệp sẽ tốn thêm chi phí liên quan đến bảo quản và lưu trữ, mặc khác làm cho chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp kéo dài thêm, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Năm 2021, mặc dù dịch Covid bùng phát và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu trong tất cả các lĩnh vực và ngành thủy sản cũng không ngoại lệ, do việc ban hành các lệnh cấm, lệnh phong tỏa và phải tốn mức chi phí lớn cho việc lưu trữ nhưng trong năm 2021, ROA được cải thiện đáng kể, đạt mức âm 1,55%, điều này do lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp ở năm 2021 đã được cải thiện. Sau khi Chính phủ quy định Nghị quyết số 128/NQ-CP về việc tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những tháng cuối năm đạt 8,88 tỷ USD, tăng trưởng 5,7% so với năm 2020. Thị trường xuất khẩu nhiều nhất vẫn là Trung Quốc, Mỹ và thị trường EU.
Trong bối cảnh bức tranh ngành thủy sản giai đoạn 2012-2021 có nhiều thay đổi theo tăng giảm không đồng đều và việc tác giả kế thừa những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, rất nhiều công trình trong số đó sử dụng phổ biến chỉ tiêu ROA như là một biến phụ thuộc đại diện cho tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp, gồm nhiều loại hình doanh nghiệp và nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Một số ít nghiên cứu có xét tới nhân tố ROE nhưng còn hạn chế, đa phần vẫn xem xét tác động của những nhân tố đến ROA, mục đích giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn toàn diện hơn và từ đó đề xuất các chiến lược nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp, nhằm hoàn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh và đạt được sự phát triển bền vững.
3.1.2 Các biến độc lập trong mô hình
3.1.2.1. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (TTDT)
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cho biết mức tăng trưởng doanh thu tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Trong nghiên cứu của Abate Gashaw Ayele (2012), Hoàng Tùng (2016) đã cho thấy sự tác động tích cực của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu đến tỷ suất sinh lời ROA của doanh nghiệp, điều này cho thấy doanh nghiệp tạo ra doanh thu càng nhiều thì khả năng sinh lời càng cao. Ngược lại, trong nghiên cứu của Đỗ Thị Vân Trang (2019) thì tốc độ tăng doanh thu lại có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Một nghiên cứu khác của N.Sivathaasan và các cộng sự (2013), Noushen Tariq Bhutta, Arshad Hasan (2013) cho thấy tăng trưởng doanh thu không có mối quan hệ đến ROA. Như vậy tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đối với ROA (β1 mang dấu dương hoặc âm).
Giả thuyết H1: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời (ROA) của doanh nghiệp thủy sản
3.1.2.2. Vòng quay các khoản phải thu (VQKPTHU)
Vòng quay khoản phải thu cho thấy hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Nghiên cứu của Hina Agha (2014) đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều của vòng quay khoản phải thu với ROA. Số vòng quay càng cao cho thấy doanh nghiệp được thanh toán càng nhanh, do đó sẽ làm tăng tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp. Ngược lại, nghiên cứu của Wang Zhuquan (2015) cho thấy thời gian thu tiền bình quân có mối quan hệ nghịch chiều với ROA. Tuy nhiên của Paul Aondona Angahar và Agbo Alematu (2014) chỉ ra rằng thời gian thu tiền bình quân không có mối quan hệ với ROA. Như vậy, vòng quay các khoản phải thu có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đối với ROA (β2 mang dấu dương hoặc âm).
Giả thuyết H2: Vòng quay các khoản phải thu có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời (ROA) của doanh nghiệp
3.1.2.3. Vòng quay các khoản phải trả (VQKPTRA) Luận văn: PPNC Nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các DN.
Chỉ số vòng quay khoản phải trả cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Trong nghiên cứu của Hina Agha (2014) đã cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa vòng quay khoản phải trả và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp thanh toán đúng hạn cho nhà cung cấp không những sẽ nhận được những khoản chiết khấu hay giảm giá mà còn làm tăng mức độ xếp hạng tín nhiệm của mình, từ đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh. Thêm vào đó, trong nghiên cứu Asif Iqbal và Wang Zhuquan (2015) cũng chứng minh rằng thời gian trả tiền bình quân tác động tích cực đến ROA cho thấy việc chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cũng làm tăng tỷ suất sinh lời, tuy nhiên cần cân nhắc trong trường hợp chiếm dụng vốn quá lâu có thể ảnh hưởng đến mức độ xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp. Như vậy, vòng quay khoản phải trả có ảnh hưởng cùng chiều đối với ROA (β3 mang dấu dương).
Giả thuyết H3: Vòng quay khoản phải trả có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lời (ROA) của doanh nghiệp thủy sản.
3.1.2.4. Vòng quay hàng tồn kho (VQHTK)
Vòng quay hàng tồn kho thể hiện hiệu quả quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp thủy sản, sản phẩm có thời gian lưu trữ và bảo quản khá ngắn nên cần vòng quay hàng tồn kho càng cao (doanh nghiệp bán hàng nhanh và không bị ứ đọng nhiều). Tuy nhiên cũng cần chú ý việc đảm bảo đầy đủ hàng tồn kho để kịp thời đáp ứng trong các trường hợp khách quan. Trong nghiên cứu của Paul Aondona Angahar và Agbo Alematu (2014) chỉ ra rằng thời gian lưu kho trung bình có mối quan hệ nghịch biến với ROA. Bên cạnh đó, Hassan Aftab Qazil, Syed Muhammad Amir Ahaha, Zaheer Abbas và Tanzeela Nadeem (2011) trong nghiên cứu của mình cũng chứng minh vòng quay hàng tồn kho có mối quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lời (ROA) của doanh nghiệp. Như vậy, vòng quay hàng tồn kho có ảnh hưởng cùng chiều đối với ROA (β4 mang dấu dương).
Giả thuyết H4: Vòng quay hàng tồn kho có tác động cùng chiều đối với tỷ suất sinh lời (ROA) của doanh nghiệp thủy sản.
3.1.2.5. Quy mô doanh nghiệp (QUYMO)
Quy mô doanh nghiệp thường được đo lường bằng giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp thủy sản, tuy nhiên trong một doanh nghiệp đây là một chỉ tiêu có giá trị lớn nên trong bài nghiên cứu đã chuyển sang logarit tự nhiên để thuận tiện cho việc so sánh giữa các chỉ tiêu với nhau. Trong mối quan hệ với ROA, quy mô doanh nghiệp theo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có 3 hướng tác động khác nhau. Theo nghiên cứu của Mesut Dogan (2013) và nghiên cứu của Ali Saleh Alarussi, Sami Mohammed Alhaderi (2018) thì quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lời, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì tỷ suất sinh lời càng cao. Mối quan hệ ngược chiều giữa hai yếu tố này được thể hiện trong kết quả nghiên cứu của Nousheen Tariq Bhutta, Arshad Hasan (2013), điều này có nghĩa là không cần quy mô lớn, chỉ cần có chiến lược kinh doanh thì doanh nghiệp cũng có thể làm gia tăng tỷ suất sinh lời của mình. Bên cạnh đó trong nghiên cứu của Đỗ Thị Vân Trang (2019) và Chu Thị Thanh Thủy và các cộng sự (2015) thì yếu tố quy mô lại không tác động đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp. Như vậy quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đối với ROA (β5 mang dấu dương hoặc âm).
Giả thuyết H5: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời (ROA) của doanh nghiệp thủy sản.
3.1.2.6. Tuổi doanh nghiệp (TUOI) Luận văn: PPNC Nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các DN.
Tuổi doanh nghiệp thường được tính từ lúc doanh nghiệp được thành lập cho đến thời điểm nghiên cứu. Cũng giống như yếu tố quy mô, trong bài nghiên cứu này tác giả cũng chuyển sang logarit tự nhiên để thống nhất đơn vị đo lường và thuận tiện cho việc so sánh giữa các chỉ tiêu với nhau. Trên thực tế, không thể kết luận chính xác cho mối quan hệ cùng chiều hay ngược chiều vì năng lực nội tại và khả năng sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau và tùy thuộc vào chiến lược hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nhi và Mai Văn Nam (2010) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tuổi và ROA, doanh nghiệp được thành lập càng lâu đời thì sẽ tạo ra lợi nhuận càng nhiều, ngược lại mối quan hệ ngược chiều lại xuất hiện trong kết quả nghiên cứu của Elift Akben Selark (2016) và Mesut Dogan (2013). Tuy nhiên, tuổi lại không có tác động đến ROA trong kết quả nghiên cứu của Abate Gashow Ayele (2012) và nghiên cứu của Farah Margaretha và các cộng sự (2016). Như vậy tuổi doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều đối với ROA (β6 mang dấu dương hoặc âm).
Giả thuyết H6: Tuổi doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời (ROA) của doanh nghiệp thủy sản
3.1.2.7. Chỉ số thanh toán hiện hành (TSTTHH)
Chỉ số thanh toán hiện hành cho thấy khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn. Tỷ số này được đo lường bằng tỷ lệ tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn. Chỉ số này trong nghiên cứu của Hina Agha (2014), N. Sivathaasan và các cộng sự (2013) đã đưa ra được tỷ lệ thanh toán hiện hành không có ảnh hưởng đến ROA. Nhưng nghiên cứu của Mohamed M. Tailab (2014) đã nói lên rằng rằng tỷ lệ thanh toán hiện hành có ảnh hưởng thuận chiều đến ROA. Lúc này khi tăng thanh toán bằng cách đầu tư nhiều hơn vào tài sản ngắn hạn sẽ làm tăng tỷ suất sinh lời. Như vậy, tỷ lệ thanh toán hiện hành có ảnh hưởng cùng chiều đối với ROA (β7 mang dấu dương).
Giả thuyết H7: Chỉ số thanh toán hiện hành có ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ suất sinh lời (ROA) của doanh nghiệp thủy sản.
3.1.2.8. Tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản (NNNTS)
Tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản là thước đo tài sản được tài trợ bằng nợ thay vì vốn chủ sở hữu của một công ty, các nhà đầu tư sử dụng tỷ lệ này ngoài việc đánh giá xem công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ còn dùng để xem xét liệu công ty có thể trả lợi nhuận cho các khoản đầu tư của họ hay không. Các nghiên cứu của Mohamed M. Tailab (2014), Paul Aondona Angahar và Agbo Alematu (2014), Tharshiga Murugesu (2013) và Hoàng Tùng (2016) đã cho thấy tỷ số nợ trên tài sản mối quan hệ nghịch biến lên ROA. Trong khi đó nghiên cứu của Asif Iqbal và Wang Zhuquan (2015) lại cho thấy tỷ số nợ trên tài sản không ảnh hưởng lên ROA. Như vậy, tỷ số nợ trên tài sản có ảnh hưởng đến ROA (β8 mang dấu dương hoặc dấu âm).
Giả thuyết H8: Tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lời (ROA) của doanh nghiệp thủy sản
Bảng 3-1 Bảng tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp
STT | Biến độc lập | Chiều hướng tác động | Nguồn nghiên cứu |
1 | Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu | +/- | Abate Gashaw Ayele (2012), Hoàng Tùng (2016), Đỗ Thị Vân Trang (2019) |
2 | Vòng quay khoản phải thu | +/- | Hina Agha (2014), Wang Zhuquan (2015) |
3 | Vòng quay khoản phải trả | + | Hina Agha (2014), Asif Iqbal và Wang Zhuquan (2015) |
4 | Vòng quay hàng tồn kho | + | Paul Aondona Angahar và Agbo Alematu (2014), Hassan Aftab Qazil và các cộng sự (2011) |
5 | Quy mô DN | +/- | Mesut Dogan (2013), Ali Saleh Alarussi, Sami Mohammed Alhaderi (2018), Nousheen Tariq Bhutta, Arshad Hasan (2013) |
6 | Tuổi DN | +/- | Nguyễn Quốc Nhi và Mai Văn Nam (2010), Elift Akben Selark (2016) và Mesut Dogan (2013 |
7 | Tỷ số thanh toán hiện hành | + | Mohamed M. Tailab (2014) |
8 | Tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản | – | Mohamed M. Tailab (2014), Paul Aondona Angahar và Agbo Alematu (2014), Tharshiga Murugesu (2013) và Hoàng Tùng (2016) |
Nguồn: Tổng hợp từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
3.2. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Luận văn: PPNC Nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các DN.
3.2.1 Mô hình nghiên cứu
Từ bảng 3.1 nêu trên tác giả đề xuất mô hình áp dụng trong nghiên cứu có dạng tổng quát như sau: Yit = βo + ∑ βiXit + uit
Trong đó: Biến phụ thuộc Yit.
β0: Hệ số góc của mô hình βi: Hệ số hồi quy của biến Xit
Xit: Các biến giải thích khác nhau tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp thủy sản i tại thời điểm t: thời gian (t=1,2,…,10) uit: phần dư của mô hình
Mô hình hồi quy được thiết lập để kiểm chứng mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời như sau:
ROA = F(X1_TTDT, X2_VQKPTHU, X3_VQKPTRA, X4_VQHTK, X5_QUYMO, X6_TUOI, X7_TSTTHH, X8_NTTTS)
- Hay
ROA = β0 + β1X1_TTDT + β2X2_VQKPTHU+ β3X3_VQKPTRA + β4X4_VQHTK + β5X5_QUYMO + β6X6_TUOI+ β7X7_TSTTHH + β8X8_NTTTS + ε
Trong đó:
Biến phụ thuộc: Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Các biến độc lập bao gồm: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (TTDT), Vòng quay khoản phải thu (VQKPTHU), Vòng quay khoản phải trả (VQKPTRA), Vòng quay hàng tồn kho (VQHTK), Quy mô (QUYMO), Tuổi (TUOI), Tỷ số thanh toán hiện hành (TSTTHH), Tỷ số nợ/ tổng tài sản (NTTTS) Ɛ : phần dư của mô hình Luận văn: PPNC Nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các DN.
Bảng 3-2 Xây dựng các biến độc lập trong mô hình
STT | Kí hiệu biến độc lập | Kì vọng dấu | Công thức tính |
1 | X1_TTDT | +/- | |
2 | X2_VQKPTHU | +/- | |
3 | X3_VQKPTRA | + | |
4 | X4_VQHTK | + | |
5 | X5_QUYMO | +/- | Ln(Tổng tài sản) |
6 | X6_TUOI | +/- | = Ln(Năm nghiên cứu – Năm thành lập DN) |
7 | X7_TSTTHH | + | |
8 | X8_NTTTS | – |
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
3.2.2 Dữ liệu nghiên cứu Luận văn: PPNC Nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các DN.
Số liệu nghiên cứu của đề tài là các số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của 26 doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm HOSE, HNX và UpCOM và hoạt động xuyên suốt trong giai đoạn nghiên cứu từ 2012 – 2021. Tổng số theo dõi là 260 quan sát. Như vậy, dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng có cấu trúc gộp theo chiều thời gian và không gian, hay dữ liệu bảng kết hợp giữa dữ liệu chéo theo không gian và dữ liệu chuỗi thời gian.
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được kết quả nghiên cứu các nhân tố có tác động đến tỷ suất sinh lời của các DN thủy sản bằng phương pháp ước lượng đánh giá phù hợp, quy trình thực hiện nghiên cứu như sau:
3.2.3.1. Thống kê mô tả các biến
Từ bảng số liệu tác giả thu thập được từ báo cáo tài chính của các DN thủy sản đã được kiểm toán, tác giả xử lý bằng phần mềm Stata 13 để thống kê các đặc điểm của dữ liệu như tổng số quan sát, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình và giá trị nhỏ nhất của mẫu nghiên cứu. Từ kết quả thống kê mô tả giúp cho tác giả có cái nhìn khái quát hơn về tình hình tỷ suất sinh lời và các biến tác động đến tỷ suất sinh lời cũng như tình hình hoạt động của DN, xem trong giai đoạn nghiên cứu thì các DN thủy sản tại Việt Nam có sức khỏe tài chính và hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu được thể hiện dưới bảng 3-3.
3.2.3.2. Phân tích sự tương quan giữa các biến
Bằng việc thiết lập ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình bằng phần mềm Stata, tác giả biết được mức độ và chiều hướng tương tác giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau. Dựa vào kết quả ma trận tương quan, tác giả biết được mối quan hệ tương quan giữa các biến và có cơ sở để phân tích và thảo luận các kết quả của mô hình nghiên cứu. Luận văn: PPNC Nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các DN.
3.2.3.3. Hồi quy mô hình Pool PLS, FEM, REM
Tác giả thực hiện hồi quy dữ liệu nghiên cứu theo 3 mô hình Pooled OLS, FEM (mô hình tác động cố định), REM (mô hình tác động ngẫu nhiên). Sau khi tổng hợp được kết quả từ 3 mô hình, tác giả thực hiện so sánh để lựa chọn mô hình phù hợp. Bằng kiểm định Hausman Test tác giả lựa chọn giữa FEM và REM, kiểm định F-test để lựa chọn giữa Pooled OLS và REM.
Tuy nhiên sau khi thực hiện lựa chọn mô hình thì phải xem xét mô hình có bị tự tương quan hay phương sai sai số thay đổi thì chưa thể kết luận mô hình được chọn là mô hình tối ưu mà phải sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất tổng quát khả thi FGLS để khắc phục hiện tượng này.
3.2.3.4. Kiểm định các giả thiết hồi quy của mô hình
Trong bước này tác giả kiểm định sự phù hợp của mô hình và xem xét mô hình có khuyết tật hay không để dùng để kiểm định khắc phục. Các khuyết tật bao gồm đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai sai số thay đổi.
- Kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp:
Để kiểm định giả thiết về các hệ số hồi quy nhằm đưa ra biến phù hợp và có ý nghĩa thống kê của mô hình, tác giả sử dụng phương pháp giá trị p-value.
H0: Các biến độc lập không ảnh hưởng hay tác động lên biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) hoặc tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE).
H1: Một trong các biến độc lập ảnh hưởng hay tác động lên biến phụ thuộc.
Nếu P-value = P (|t| > t0) < α = 10%: bác bỏ giả thuyết H0. Ngược lại sẽ chấp nhận giả thuyết H0 tức những biến này không có ý nghĩa thống kê hay tác động đến biến phụ thuộc.
- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến:
Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình tương quan tuyến tính với nhau. Nghĩa là mỗi biến chứa đựng một số thông tin riêng về biến phụ thuộc và thông tin đó lại có trong biến độc lập khác. Hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình sẽ được kiểm tra bằng hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập và nhân tử phóng đại phương sai (VIF). Nếu hệ số tương quan giữa các biến độc lập lớn hơn 0,8 (chuẩn so sánh theo Farrar &Glauber (1967) là 0,8) sẽ dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến, tuy nhiên tiêu chuẩn này thường không chính xác và có những trường hợp hệ số tương quan khá thấp nhưng vẫn xảy ra đa cộng tuyến. Do đó, để hạn chế sai sót cũng như đảm bảo tính vững chắc cho mô hình, bài nghiên cứu sẽ kiểm định thêm bằng cách phân tích chỉ tiêu nhân tử phóng đại phương sai (VIF).
- Kiểm định phương sai của sai số thay đổi:
Phương sai của sai số thay đổi sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp OLS vững nhưng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy và từ đó dẫn đến hiện tượng ngộ nhận các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa. Tác giả sẽ tiến hành thực hiện kiểm định White để kiểm tra phương sai của sai số thay đổi với giả thuyết.
- H0 : Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
- H1 : Có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Nếu kết quả kiểm định bác bỏ giả thiết H0 tức mô hình ước lượng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và ngược lại.
- Kiểm định hiện tượng tự tương quan:
Tự tương quan là sự tương quan giữa các thành phần của chuỗi quan sát được sắp xếp theo thứ tự thời gian (trong chuỗi thời gian) hoặc không gian (trong số liệu chéo).
Nghĩa là trong mô hình hồi quy cổ điển OLS ta giả thiết rằng không có tương quan giữa các Ui, Cov (Ui, Uj) = 0 (j ≠ i), sai số ứng với quan sát này không bị ảnh hưởng bởi sai số ứng với quan sát khác. Nếu mô hình ước lượng xảy ra hiện tượng tự tương quan tức giữa các sai số có mối quan hệ tương quan với nhau sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp OLS vững nhưng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy. Vì vậy, nghiên cứu tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan trên dữ liệu bảng với giả thuyết.
- H0 : không có hiện tượng tự tương quan
- H1 : có hiện tượng tự tương quan.
Nếu kết quả kiểm định bác bỏ giả thiết H0 tức mô hình ước lượng có hiện tự tương quan và ngược lại.
3.2.3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu Luận văn: PPNC Nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các DN.
Từ kết quả thực nghiệm của mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ thảo luận và đưa ra nhận xét về sự tác động của các yếu tố đến tỷ suất sinh lời của các DN thủy sản P tại Việt Nam trên cơ sở lý thuyết, quan điểm của những bài nghiên cứu trước đã được đề cập ở chương 2.
Kết luận chương 3
Chương 3 của đề tài đã trình bày về mô hình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và tiến trình thực hiện nghiên cứu. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thủy sản đại diện là biến ROA bao gồm tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay các khoản phải trả, vòng quay hàng tồn kho, quy mô doanh nghiệp, tuổi doanh nghiệp, chỉ số thanh toán hiện hàng và tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản. Đề tài cũng giới thiệu mô hình đánh giá tác động của các nhân tố, các giả thiết nghiên cứu được xây dựng. Với đặc điểm của từng mô hình, từng giả định cụ thể, đề tài giới thiệu các phương pháp ước lượng OLS, FEM, REM, FGLS phù hợp nhằm có thể đưa ra một kết quả hồi quy vững, không chệch và hiệu quả nhất. Luận văn: PPNC Nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các DN.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Kết quả nghiên cứu đến tỷ suất sinh lời của các DN
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com