Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen, tỉnh Champasack dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Lào là một quốc gia đa sắc tộc, trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa các địa phương chưa đồng đều. Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện (Đại hội IV của Đảng Nhân dân cách mạng Lào năm 1986), đến nay, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, vấn đề quản lý ngân sách nhà nước của Lào vẫn chưa được chú trọng triển khai. Điều này dẫn tới tình trạng một số địa phương bị bội chi ngân sách nhà nước lớn, phải tìm các biện pháp để bù đắp bội chi và trợ cấp ngân sách nhà nước cho các địa phương gặp khó khăn.

Huyện (trong tiếng Lào gọi là muang) là đơn vị hành chính cấp 2 ở địa phương và ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách có vai trò quan trọng trong hệ thống ngân sách nhà nước, đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện. Việc tổ chức, quản lý hiệu quả ngân sách cấp huyện sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết được những vấn đề bức thiết của xã hội trên địa bàn huyện. Huyện Phathum Phone, tỉnh Chămpasack là một huyện nằm ở phía Đông của tỉnh, với hơn 65 ngàn người dân, thu nhập bình quân năm 2019 là 1.335 USD/người. Kinh tế của huyện chủ yếu là hoạt động nông nghiệp, chiếm hơn 60% tổng thu nhập của toàn huyện. Những năm gần đây, công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Phanthum Phone được thực hiện theo Luật ngân sách nhà nước của nước  Cộng hòa Dân chủ Nhân dân lào năm 2006 và Luật sửa đổi bổ sung  năm 2015. Tuy vậy, trên thực tế, vẫn còn tồn tại một số bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý như: Công tác lập dự toán còn yếu kém, còn nhiều lần phải bổ sung, điều chỉnh, gây khó khăn cho công tác quản lý dự toán được duyệt; việc chấp hành dự toán còn nhiều tồn tại, quản lý thu ngân sách nhà nước còn nhiều kẽ hở, bỏ sót nguồn thu, đặc biệt là còn nhiều lãng phí thất thoát trong chi tiêu ngân sách, công tác thanh tra, kiểm tra còn mang tính hình thức….

Vì vậy, tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước của huyện là một nhiệm vụ bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiền, tài sản của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện và tỉnh Champasack nói chung. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen, tỉnh Champasack” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành Quản lý công của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Công

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Quản lý ngân sách nhà nước là một đề tài phổ biến, thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, học giả và các nhà nghiên cứu. Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước từ quy mô cấp quốc gia cho đến ngân sách nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã… cả ở Việt Nam và Lào. Học viên đã tìm hiểu, tham khảo một số tài liệu có liên quan trong quá trình nghiên cứu luận văn như: các nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; các nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước tại Việt Nam. Trên thực tế, kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên đều đề cập đến việc hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước bao gồm quản lý thu, chi ngân sách, phân cấp ngân sách, chu trình ngân sách nhà nước… ở từng địa phương nhất định, trên pham vi cấp tỉnh hay cấp huyện. Mặc dù cùng tuân thủ hệ thống pháp luật về ngân sách nhà nước của Lào hay của Việt Nam, song mỗi địa phương đều có những đặc điểm, đặc thù khác nhau và kết quả của công tác quản lý ngân sách nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương… Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Phathun Phoen, qua đó đưa ra những giải pháp khả thi cho công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của huyện và phù hợp với cơ chế quản lý chung của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong trong bối cảnh hiện nay. Điều đó thúc đẩy tác giả mạnh dạn chọn vấn đề “Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phathum Phone” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý công.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen.

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước của huyện Phathun Phoen, hướng đến muc tiêu hiệu quả, tiết kiệm, khuyến khích sản xuất kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện.  

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn cần thực hiện 3 nhiệm vụ nghiên cứu chính:

  • Hệ thống hóa, bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện.
  • Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Phathum Phone trong giai đoạn 3 năm 2016-2019, Từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện và nhận diện những nguyên nhân dẫn đến những bất cập đó.
  • Trên cớ sở những định hướng và quan điểm của Nhà nước, của tỉnh, luận văn đề xuất hệ thống giải pháp có tính thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phone trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

  • Về nội dung: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện của các cơ quan chính quyền ở cấp huyện.
  • Về không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phathun Phoen.
  • Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong thời gian 20162019, tính từ thời điểm Luật ngân sách nhà nước năm 2015 của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào bắt đầu có hiệu lực.

5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn: Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen.

  • Phương pháp nghiên cứu lý thuyết như phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, hệ thống hóa và so sánh đối chiếu…
  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn như phương pháp quan sát, tổng hợp rút kinh nghiệm…

Ngoài ra, luận văn còn dựa vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào liên quan đến quản lý tài chính, ngân sách. Số liệu sử dụng được thu thập từ các số liệu thống kê, báo cáo tài chính, các biểu mẫu báo cáo theo các năm của phòng Tài chính huyện; các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện; các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện và các số liệu khác…

6. Kết cấu luận văn

 Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách Nhà nước cấp huyện
  • Chương 2: Thực trạng quản lý ngân sách Nhà nước tại Huyện Phathum Phone, tỉnh Champasack, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
  • Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý ngân sách Nhà nước tại Huyện Phathum Phone, tỉnh Champasack, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

1.1. Những vấn đề cơ bản ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.1.  Khái niệm Ngân sách nhà nước cấp huyện

Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ngân sách nhà nước 2006 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2016-2017: “NSNN là dự toán về thu – chi của nhà nước đã được Quốc hội thông qua hàng năm. ngân sách nhà nước là trung tâm của hệ thống tài chính quốc gia, là công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô nhằm đảm bảo cho nền kinh tế – xã hội phát triển”.  * Định nghĩa về ngân sách nhà nước cấp huyện:

NSNN bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước. Theo quy định của pháp luật ở Lào, cũng tương tự như ở Việt Nam, ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND).

Theo Hiến pháp 2015 của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Trong đó, hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích nhân dân các bộ tộc Lào, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực hiện vai trò xem xét việc thông qua các văn bản pháp luật quan trọng, giải quyết các vấn đề cơ sở địa phương và theo dõi, kiểm tra hoạt động của các cơ quan chính quyền tại địa phương. Ủy ban nhân dân là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương; chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Hội đồng nhân dân. Chính quyền địa phương tại Lào được chia thành 3 cấp: Tỉnh, Huyện và Bản. Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen.

  • Cấp tỉnh bao gồm: Tỉnh và Thủ đô.
  • Cấp huyện bao gồm: Huyện, Thị trấn, Thành phố
  • Cấp bản gồm: Bản

Đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh là Tỉnh trưởng, Thủ đô là Đô trưởng, cấp huyện là Huyện trưởng, thành phố là Thành trưởng, thị xã là Thị trưởng, cấp bản là Trưởng bản.

Căn cứ vào hệ thống hành chính nhà nước của Lào, hệ thống ngân sách nhà nước của Lào ở địa phương cũng được phân chia tương ứng, song không có ngân sách cấp bản (tương đương như cấp xã ở Việt Nam). Như vậy, ngân sách cấp huyện vừa là một cấp ngân sách, vừa là một đơn vị dự toán cuối cùng trong hệ thống ngân sách nhà nước của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Tóm lại, có thể hiểu “Ngân sách cấp huyện là một bộ phận của ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch và do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, giám sát thực hiện”.

1.1.2 . Đặc điểm của ngân sách nhà nước cấp huyện

  • Việc tạo lập và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước luôn gắn liền với quyền lực kinh tế – chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định.
  • NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước và luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng.
  • NSNN là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia.

1.1.3. Vai trò của ngân sách huyện đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương

  • Bảo đảm thực hiện vai trò Nhà nước, bảo vệ an ninh trật tự của huyện:
  • Là công cụ thúc đẩy, phát triển ổn định kinh tế địa phương:
  • Là phương tiện bù đắp khiếm khuyết thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, gìn giữ môi trường:

1.1.4. Hệ thống Ngân sách nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Nguồn: Luật ngân sách nhà nước Lào, 2015 ngân sách trung ưng ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào gồm có thu – chi của các bộ, cơ quan ngang bộ, Mặt trận tổ quốc và các cơ quan đoàn thể cấp Trung ương. ngân sách địa phương gồm thu – chi ngân sách của chính quyền địa phương, các Sở, ngành ở cấp tỉnh và cấp huyện. ngân sách địa phương có nhiệm vụ thực hiện cân đối các khoản thu và các khoản chi của Nhà nước tại địa phương, cùng thực hiện vai trò của ngân sách nhà nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Thông qua việc huy động các khoản thuế theo pháp luật và sử dụng các nguồn quỹ ngân sách, thực hiện phân bổ chi tiêu, ngân sách địa phương góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế của địa phương, định hướng đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn, vùng lãnh thổ.

Trong đó, ngân sách nhà nước cấp huyện là một bộ phận của ngân sách địa phương; dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cấp huyện được lập theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền đảm bảo điều kiện vật chất cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy Nhà nước ở cấp huyện bao gồm nhiệm vụ của cấp huyện và nhiệm vụ điều hành kinh tế xã hội của địa phương do huyện quản lý. Theo đó, chính quyền cấp huyện phải chấp hành các quy định của hiến pháp, pháp luật, đồng thời phát huy tính năng động và sáng tạo trong việc khai thác các thế mạnh trên địa bàn huyện để tăng nguồn thu, bảo đảm chi và thực hiện cân đối ngân sách nhà nước của cấp huyện.

1.2. Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen.

1.2.1. Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

Ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước, do vậy, về bản chất, ngân sách cấp huyện cũng chịu sự tác động của các chủ thể quản lý như đối với ngân sách nhà nước nói chung, song có sự hạn chế về đối tượng và phạm vi áp dụng. Như vậy: “Quản lý ngân sách cấp huyện là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân sách cấp huyện thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều chỉnh hoạt động của ngân sách cấp huyện nhằm đạt được các mục tiêu đã định”. – Đối tượng quản lý ngân sách cấp huyện là các hoạt động thu, chi của ngân sách cấp huyện và các hoạt động ngân sách diễn ra trên địa bàn thuộc sự quản lý trực tiếp của huyện.

  • Phương pháp quản lý ngân sách cấp huyện mang tính khoa học, tổng hợp, gồm nhiều biện pháp khác nhau phục vụ lợi ích chung của quốc gia và cộng đồng.
  • Quản lý ngân sách cấp huyện được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan về kinh tế áp dụng một cách phù hợp với điều kiện của từng huyện.
  • Mục tiêu của quản lý ngân sách cấp huyện là phục vụ thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, đảm bảo quản lý ngân sách nhà nước tốt từ cấp cơ sở.

1.2.2. Mục tiêu của quản lý ngân sách cấp huyện

  • Đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu của ngân sách Trung ương.
  • Đảm bảo cân đối thu – chi ngân sách trên địa bàn huyện.
  • Nâng cao năng lực điều hành của chính quyền huyện trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

1.2.3. Nguyên tắc quản lý ngân sách huyện – Chấp hành Luật ngân sách Nhà nước:

  • Cân đối thu – chi ngân sách huyện:
  • Công khai, minh bạch trong quản lý ngân sách Nhà nước:
  • Rõ ràng, trung thực, chính xác:
  • Chịu trách nhiệm, giải trình về các hoạt động ngân sách;

1.2.4 Bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện

1.2.5 Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

 1.2.5.1. Quản lý thu ngân sách huyện Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen.

Theo Luật ngân sách nhà nước 2015 của Lào (Điều 15, 16, 17, 18, 19 Luật ngân sách nhà nước 2015), thu ngân sách nhà nước gồm có 4 nguồn sau (1); Nguồn thu từ thuế (thuế tiếp và thuế gián tiếp); (2) Nguồn thu không phải từ thuế; (3) Nguồn thu từ các khoản viện trợ không hoàn lại; (4) Nguồn thu từ sự đóng góp của tổ chức – xã hội.

  • Nguồn thu từ thuế gồm có thuế trực tiếp và thuế gián tiếp:

Thuế trực tiếp: Thuế lãi suất (tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam); Thuế thu nhập (tương tự thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam); Thuế khoán (tương tự thuế môn bài của Việt Nam); Thuế môi trường; đồng thời phí và lệ phí cũng được xếp vào nhóm thuế trực tiếp; và các khoản thu khác.

Thuế gián tiếp: Thuế giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ; Thuế sử dụng tài nguyên môi trường; Thuế xuất – nhập khẩu; và các khoản thu khác…

  • Nguồn thu không phải từ thuế gồm: Tiền cho thuê; Tiền tô nhượng; Tiền đường hàng không; Tiền chia lợi nhuận; Lãi suất cho vay; Xử lý, bán tài sản tích thu; và các khoản thu khác.
  • Thu từ các khoản viện trợ không hoàn lại gồm 2 nguồn bằng hình thức tiền mặt và vật chất: các khoản viện trợ không hoàn lại từ chính phủ nước ngoài; các khoản viện trợ không hoàn lại các tổ chức quốc tế.
  • Nguồn thu từ sự đóng góp của xã hội bao gồm: Thu từ bảo hiểm xã hội; Thu từ đóng góp của xã hội và các khoản thu khác.

Điều 42, khoản b) Luật ngân sách nhà nước năm 2015 của Lào quy định các nguồn thu vào ngân sách nhà nước cấp huyện bao gồm:

  • Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ, thuế lãi suất và tiền chia lợi nhuận đơn vị doanh nghiệp do cấp huyện quản lý;
  • Thuế thu nhập, thuế đầu thầu, thuế tem do huyện quản lý;
  • Phí, lệ phí sử dụng đất đai (thuế đất đai), tiền thuê đất đai, tiền giao quyền sử đụng đất đai do huyện quản lý;
  • Thu từ tô nhượng khai thác cát sỏi, đất đen, đất đỏ do huyện quản lý;
  • Tiền thuê nhà, đất đai và tài sản khác của NN do cấp huyện quản lý;
  • Thu từ phí và lệ phí các dịch vụ chuyên môn do cấp huyện quản lý;
  • Thu từ xử lý phạt và bán tài sản tịch thu do cấp huyện quản lý; – Thu từ các huy động vốn và sự quyên góp cá nhân và các tổ chức do cấp huyện quản lý;
  • Các nguồn thu khác do tỉnh, thủ đô giao cho.

 1.2.5.2. Quản lý chi ngân sách huyện Các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước bao gồm: chi thường xuyên và chi đầu tư nhà nước (Điều 20 Luật ngân sách nhà nước Lào 2015) Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen.

  • Chi thường xuyên gồm có: (1) Chi phục vụ bộ máy nhà nước (chi tiền lương, tiền thưởng; Tiền chế độ và hỗ trợ; Chi điều hành và mua sắm phục vụ bộ máy nhà nước; chi điều tiết và khuyến khích); (2) Chi các khoản tài chính khác mà chính phủ, chính quyền phụ trách (Tiền nghĩa vụ cho cơ quan quốc tế; Chi trả lãi suất; Chi vào quỹ dự trữ nhà nước và các khoản chi khác…).
  • Chi đầu tư nhà nước là sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước có nguồn vốn, vay vốn và hỗ trợ vào đầu tư cơ sở hạ tầng, mua, đầu tư hoặc góp vốn doanh nghiệp chi mua tài sản cổ định có hạn sử dụng một năm trở lên.

Các nhiệm vụ chi của ngân sách huyện bao gồm (Điều 43 – Luật ngân sách nhà nước Lào số 71 năm 2015):

  • Chi cho việc điều hành cơ quan nhà nước, mặt trận tổ quốc và đoàn thể cấp huyện (chi thường xuyên);
  • Đầu tư của nhà nước do cấp huyện quản lý (chi đầu tư phát triển);
  • Chi tiền dự trữ cấp tỉnh giao cho huyện quản lý;
  • Các khoản chi khác theo luật quy định;

Quản lý chu trình ngân sách nhà nước huyện

  • Thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

Hình thức kiểm tra, giám sát bao gồm:

  • Kiểm tra, giám sát định kỳ: Đó là việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đơn vị chức năng theo kế hoạch nhất định.
  • Kiểm tra, giám sát đột xuất: Đó là việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đơn vị chức năng một cách đột xuất, thường khi có các sự việc xảy ra hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý ngân sách huyện.
  • Kiểm tra, giám sát thường xuyên: Đây là công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên trong quá trình hoạt động của ngân sách cấp huyện. Công tác kiểm tra, giám sát thường gắn với các cơ quan chủ quản của ngân sách huyện như ngành tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thuế…

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện 

  • Nhân tố chủ quan: Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện; Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện: Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện.
  • Nhân tố khách quan: Cơ chế quản lý tài chính; Nhân tố chính trị xã hội và trình độ phát triển kinh tế của địa phương; Nhân tố hội nhập kinh tế quốc tế.

1.3. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước tại một số địa phương ở Lào và Việt Nam – bài học tham khảo cho huyện Phathum Phoen, tỉnh Champasak, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen.

  • Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện MounLa PaMouk huyện Pakse tỉnh Champasak; huyện Saysettha, thủ đô Viêng chăn Lào; Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai; huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.
  • Bài học tham khảo cho quản lý ngân sách nhà nước của huyện Phathune Phone, tỉnh Champasack, Lào

Một là, Quản lý thu, chi ngân sách nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi ngân sách, kìm hãm sự gia tăng quá mức nhu cầu chi từ ngân sách; cần coi trọng các khoản chi kích hoạt sự đầu tư của khu vự tư và đảm bảo phân phối công bằng xã hội.

Hai là, Kiểm tra quyết toán thu, chi rất chú trọng đến hiệu quả của công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước đều được quan tâm chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng.

Ba là, Cần phải tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan trong công tác quản lý thu- chi ngân sách nhà nước; huyện thực hiện quản lý ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Bốn là, Phải coi trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc lập dự toán ngân sách nhằm phát triển kinh tế – xã hội

Năm là, Mạnh dạn phân cấp quản lý ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ theo quy định.

Sáu là, Thực hiện các biện pháp quản lý ngân sách xuyên suốt chu trình quản lý ngân sách nhà nước lập, chấp hành, quyết toán thanh, kiểm tra.

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN PHATHUM PHONE, TỈNH CHAMPASAK, NƯỚC Cộng hòa Dân chủ Nhân dân LÀO

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, bộ máy quản lý ngân sách nhà nước của huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak

2.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên Champasak là một tỉnh ở phía tây nam Lào, kề biên giới với Thái Lan và Campuchia. Đây là một trong ba lãnh địa nằm trên đất Lào, thuộc vương quốc Lan Xang. Tỉnh Champasak có Phía bắc giáp tỉnh Salavan, tỉnh Sekong về phía đông bắc, tỉnh Attapeu về phía đông, Campuchia về phía nam và Thái Lan phía tây. Sông Mê Kông là một phần của ranh giới với nước láng giềng Thái Lan; quần đảo Si Phan Don (bốn ngàn đảo) nằm ở phía nam của tỉnh, giáp biên giới với Campuchia. Trung tâm của tỉnh Champasak là Pakse.

Huyện Phathum Phone là một huyện nằm ở phía Đông của tỉnh Champasack, cách trung tâm Pakse khoảng 40 km. Huyện có địa hình trải dài  theo song Cửu Long và một số phần là vùng đầm lầy. Huyện Phathum Phone có diện tích là 287.039 ha và biên giới giáp với các huyện, tỉnh lân cận.

2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen.

Hiện nay huyện Phathum Phone bao gồm 12.896 hộ gia đình với dân số 65.313 người, trong đó dân số nữ là 32.983 người. Huyện gồm có 68 làng thôn.

Năm 2019 vừa qua, tổng giá trị thu nhập của huyện đạt được 747.754.820.000 kíp; bằng 99,54% so với kế hoạch năm 2019. Với mức tồng thu nhập trên địa bàn, thu nhập bình quân đầu người của Huyện là 1.335 USD/ người (tương đương 11.386.031 kíp/người). Cơ cấu ngành kinh tế của huyện năm 2019 như sau: tỷ trọng khu vực nông nghiệp chiếm 66%, công nghiệp chiếm 19% và dịch vụ – du lịch chiếm tỷ trọng 15%.

Về hoạt động đầu tư, chính quyền của huyện đã dành sự hỗ trợ đầu tư trong nước và nước ngoài, năm vừa qua, số dự án đầu tư của nhà nước gồm 5 dự án, với tổng vốn đầu tư 1.374.270.000 kíp; hỗ trợ của ODA gồm 52 dự án có vốn đầu tư 235.201.562.000 kíp. Mức độ giải ngân trong thực hiện dự án đạt được 115.784.975.000 kíp so với kế hoạch chỉ đạt được 49,22%.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức hành chính của huyện Phathun Phoen Cơ cấu tổ chức hành chính của huyện Phathum Phoen, tỉnh Champasak

2.1.4. Bộ máy tổ chức quản lý ngân sách của huyện Phathum Phone

Bộ máy trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước của huyện gồm: Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện, phòng Tài chính, Chi cục Thuế và Kho bạc Nhà nước huyện. Trong đó Ủy ban nhân dân huyện là chủ tài khoản; phòng Tài chính là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện quản lý về ngân sách cấp huyện. Chi cục Thuế và Kho bạc Nhà nước huyện là cơ quan chịu sự chỉ đạo của ngành dọc Cục Thuế tỉnh và KBNN tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, có nhiệm vụ thu ngân sách và chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ của tỉnh và của huyện.

  • 2.1.4.1. Phòng Tài chính huyện
  • 2.1.4.2. Chi cục Thuế Huyện Phathum Phoen
  • 2.1.4.3. Kho bạc Nhà nước huyện Phathum Phone

2.2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen.

2.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak 

2.2.2.1. Công tác lập dự toán thu ngân sách nhà nước tại huyện Phathum Phoen Căn cứ Luật ngân sách nhà nước 2015, các văn bản hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh và tình hình thực tế tại địa phương, phòng Tài chính huyện lập dự toán thu ngân sách nhà nước nhằm thu đúng, thu đủ, tránh thu sai, bỏ sót các khoản thu.

Bảng 2.1: Dự toán thu ngân sách Huyện Phathum Phoen 

2.2.1.2. Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phathum Phoen, tỉnh Champasak

Hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện Phathum Phone đã triển khai lập kế hoạch, phân bổ dự toán cho năm tài chính sau ở các đơn vị dự toán. Dựa vào những quy định và những hướng dẫn cụ thể về tính toán các khoản chi cần thiết để đưa vào kế hoạch có tính đến các khoản chi đột xuất, vào tháng 8 hàng năm, Phòng Tài chính huyện mở hội nghị họp với các đơn vị dự toán để triển khai kế hoạch phân bổ chi cho ngân sách cấp huyện, thông báo cụ thể các định mức tiêu chuẩn và dự báo các khoản chi đột xuất có thể phát sinh cho các nhiệm vụ chi của năm sau. Việc quản lý chi ở khâu này đã được lãnh đạo các đơn vị coi trọng, do đó không xảy ra tình trạng lập kế hoạch chi quá cao so với thực tế gây lãng phí ngân sách nhà nước nên đã hạn chế tối đa những tiêu cực trong khâu lập kế hoạch ở các đơn vị dự toán thuộc ngân sách huyện quản lý, tạo thế chủ động chi cho cả cấp ngân sách huyện và đơn vị cơ sở nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, dân chủ trong khâu xây dựng, phân bổ kế hoạch chi. Những năm gần đây, do thực hiện công khai hoá trong khâu lập kế hoạch nên các đơn vị tự điều chỉnh, tự giác giám sát nội bộ và giám sát lẫn nhau, tạo lòng tin và thực hiện đúng theo quy định, hướng dẫn của cấp trên.

Bảng 2.2: Dự toán chi ngân sách Huyện Phathum Phoen 

2.2.2. Thực trạng công tác chấp hành dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak

2.2.2.1. Chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước tại huyện Phathum Phoen

Cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và các cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách nhà nước. Cơ quan thu có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức thu đúng pháp luật; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Ủy ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về công tác thu ngân sách tại địa phương.

Từ 2016-2019, thu ngân sách nhà nước thực hiện có sự biến động tăng giảm không đều nhau. Cụ thể, nguồn thu thực hiện so với dự toán về cơ bản là tăng, chỉ duy nhất năm 2017 không đạt được kế hoạch là âm 10%; Thu ngân sách nhà nước thực hiện so với các năm trước lại có tốc độ giảm, cụ thể có 3 năm giảm và 1 năm tăng (2016 giảm 5,53%; 2017 giảm 7,16%; 2018 tăng đột biến 53,93%; và 2019 giảm mạnh 20,67%). Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen.

Về cơ cấu các khoản thu, trong giai đoạn 2016 – 2019 hầu hết các khoản thu tăng hơn so với dự toán (trừ năm 2017), nguồn thu từ đất đai, tài sản cơ bản luôn vượt so với dự toán đề ra. Còn lại nguồn thu từ thuế lãi suất, thuế thu nhập từ các doanh nghiệp, hay hộ kinh doanh và các doanh nghiệp Nhà nước… liên quan đến hiệu quả tổ chức bộ máy Nhà nước có mức tăng chậm hơn.

Nguồn thu ngân sách nhà nước của huyện Phathum Phone bao gồm 2 nguồn: Thu từ thuế, thu từ tài sản nhà nước. Trong đó nguồn thu từ nguồn thu từ thuế chiếm chủ yếu từ 80 – 88% theo từng năm. Còn lại là nguồn thu từ quản lý công sản. Trong giai đoạn 2016 – 2019 tốc độ tăng và tỷ trọng của các khoản này luôn có sự biến động không đồng đều. Trong đó, nguồn thu từ thuế có mức tăng ổn định nhất và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn. Nguồn thu từ quản lý công sản năm ngân sách 2016 và 2018 có xu hướng tăng tuy nhiên xen kẽ giữa các năm 2017, 2019 lại giảm, thậm chí năm 2017 giảm rất lớn (giảm khoảng 45%). Qua những phân tích trên cho thấy, mặc dù nguồn thu từ thuế của huyện có sự gia tăng nhất định và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn, thể hiện sự chủ động hơn về nguồn thu ngân sách nhà nước của huyện Phathum Phone. Tuy nhiên, yếu tố tạo ra gia tăng tổng thu ngân sách nhà nước lại chủ yếu đến từ thu từ bán đất, cho thuê tài sản nhà nước… điều đó cho thấy sự phụ thuộc của ngân sách huyện vào đất đai còn rất lớn.

2.2.2.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước huyện Phathum Phone

Ngân sách cấp huyện của huyện Phathum Phone thực hiện nhiệm vụ quản lý chi ngân sách cho 16 đơn vị dự toán cấp I và quản lý chi bổ sung cho ngân sách 68 làng thôn trong huyện.

Ngân sách cấp huyện quản lý 16 đơn vị dự toán cấp I. Đối tượng quản lý chi ở nhóm dự toán cấp I với đặc điểm rộng đa dạng, phức tạp gồm nhiều phòng, ban, đơn vị với chức năng khác nhau, hoạt động khác nhau, có tính khác nhau về nghiệp vụ, do vậy việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành ngân sách ở nhóm này đòi hỏi phải có tổ chức chặt chẽ, phương pháp phải thật khoa học, có kế hoạch cụ thể, do đó việc chấp hành ngân sách ở cấp này đòi hỏi phải sáng tạo, đúng luật và năng động.

2.2.3. Thực trạng công tác quyết toán ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak

2.2.3.1. Trình tự quyết toán ngân sách nhà nước huyện Phathum Phone

Trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách của các huyện thực hiện như sau: Cuối mỗi quí và cuối niên độ ngân sách các đơn vị dự toán, các làng lập quyết toán thu, chi ngân sách theo đúng mẫu biểu qui định của Bộ Tài chính gửi cơ quan Tài chính cấp huyện để thẩm định và tổng hợp. Cơ quan tài chính sau khi thẩm định xong báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách của các đơn vị dự toán và các làng, bản tổng hợp báo cáo thu, chi ngân sách địa phương, tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện đồng thời gửi sở Tài chính thẩm định. Sau khi có quyết định phê và thông báo thẩm định của sở Tài chính, Ủy ban nhân dân huyện ra thông báo xử lý số kết dư ngân sách cấp huyện năm trước theo quy định. Qua các năm, các đơn vị sử dụng ngân sách cũng như quản lý ngân sách đã làm tốt công tác quyết toán ngân sách đảm bảo chính xác đúng thời gian quy định, qua quá trình quyết toán đã xử lý kịp thời những tồn tại trong quá trình chấp hành ngân sách.

2.2.3.2. Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước huyện Phathum Phone

Cân đối ngân sách nhà nước huyện Phathum Phone

Ngân sách huyện Phathum Phone hàng năm đều thâm hụt với mức thâm hụt khá lớn. Trong giai đoạn 2016-2019, mỗi năm thu ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng trên dưới 75% nhu cầu chi ngân sách của huyện. Riêng năm 2017, thu chỉ đáp ứng được 65% tổng chi; ngoài ra năm 2018 do nguồn thu tăng đột biến, khiến cho chênh lệch giữa thu và chi ngân sách giảm bớt, chỉ còn khoảng 15%. Với mức thâm hụt kéo dài như vậy, có thể thấy số bù đắp thâm hụt ngân sách mà tỉnh Champasak phải hỗ trợ cho huyện Phathum Phone là tương đối lớn. Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen.

2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak

Hàng năm, cơ quan Tài chính Kế hoạch huyện tiến hành thẩm định quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán, các làng xã và tiến hành đồng thời công tác kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tài sản công. Kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị xuất toán đối với các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính. Cơ quan Thanh tra Nhà nước cấp huyện cũng định kỳ thanh tra tình hình thực hiện ngân sách tại một số đơn vị điển hình.

2.3. Đánh giá công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Phathum Phoen, tỉnh Champasak

2.3.1. Những kết quả đạt được

Về bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện

Với chức năng, nhiệm vụ và số lượng biên chế được giao, Phòng Tài chính – kế hoạch huyện đã phân công các bộ phận thuộc phòng và thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ công chức viên chức hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Về công tác lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch ngân sách nhà nước

Công tác lập, phân bổ và giao dự toán đã đảm bảo tính công khai, minh bạch, cơ bản đảm bảo thời gian theo quy định, từng bước nâng cao chất lượng lập dự toán đồng thời thực hiện việc giao quyền tự chủ về biên chế và tài chính đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập trên toàn huyện.

Về công tác chấp hành ngân sách nhà nước

Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước: Huyện Phathum Phone đã làm tốt công tác thu ngân sách nhà nước, các khoản thu đều tăng qua các năm, luôn hoàn thành tốt dự toán được giao.

Công tác quản lý chi ngân sách: Cùng với việc tăng thu ngân sách nhà nước, trong những năm qua tổng chi ngân sách huyện Phathum Phone cũng tăng lên một cách nhanh chóng góp phần đảm bảo kinh phí hoạt động cho bộ máy quản lý nhà nước các cấp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân.

Về công tác quyết toán, thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước  Ủy ban nhân dân huyện Phathum Phone đã làm tốt công tác quyết toán, thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước; đảm bảo tính chính xác, đúng thời gian quy định. Công tác xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách được cơ quan tài chính tập trung nhân lực thực hiện nhiệm vụ. Các đơn vị sử dụng ngân sách cũng như quản lý ngân sách đã làm tốt công tác quyết toán ngân sách, qua quá trình quyết toán đã xử lý kịp thời những tồn tại trong quá trình chấp hành ngân sách. Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen.

Về công tác thanh tra, kiểm tra

Phòng Tài chính kế hoạch huyện đã phối hợp với các cơ quan hữu quan như Thuế, Kho Bạc Nhà Nước, Thanh tra nhà nước, v.v… tiến hành kiểm tra định kỳ đối với các đơn vị cấp dự toán cấp I. Qua thanh, kiểm tra đã phát hiện kịp thời những sai phạm trong quá trình chấp hành ngân sách của các đơn vị, giúp đơn vị nhận rõ ưu điểm phát huy và khuyết điểm tồn tại sửachữa kịp thời. Việc kiểm soát thu chi qua Kho bạc Nhà nước đã thực hiện nghiêm túc và đang đi vào nề nếp kiên quyết thực hiện các khoản chi, thu đều thông qua kiểm soát của Kho bạc Nhà nước.

2.3.2. Những hạn chế, bất cập còn tồn tại

  • Hạn chế trong bộ máy quản lý ngân sách nhà nước tại địa phương
  • Hạn chế trong công tác lập dự toán, chấp hành dự toán; quyết toán ngân sách nhà nước
  • Hạn chế trong thanh tra, kiểm tra

2.3.3. Một số nguyên nhân dẫn tới các bất cập trong quản lý ngân sách ở huyện Phathum Phoen

Thứ nhất, chính sách của Nhà nước Lào trong quản lý tài chính, ngân sách thường xuyên thay đổi. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý ngân sách với các cấp chính quyền chưa đồng bộ.

Thứ hai, Trình độ cán bộ quản lý tài chính, ngân sách, cán bộ kế toán tại một số đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Cán bộ kế toán ngân sách bản, thị trấn; kế toán tại các trường học chủ yếu chưa có trình độ đại học. Công tác tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính chưa được tổ chức thường xuyên. Thứ ba, Việc phối kết hợp giữa Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nước huyện và các đơn vị liên quan trong việc xây dựng dự toán có lúc chưa tốt. Huyện xây dựng kế hoạch chủ yếu vẫn dựa vào chỉ tiêu tỉnh giao nên chưa được chủ động. Việc kiểm tra, thẩm định dự toán ngân sách huyện của Sở Tài chính tỉnh vẫn chưa được sâu.

Thứ tư, Còn một số cán bộ được đào tạo chắp vá, cùng với việc điều động, chuyển đổi cán bộ làm công tác quản lý ngân sách, cán bộ tài chính – kế toán nên dẫn đến việc xây dựng dự toán còn chưa được tốt. Việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác tài chính – kế toán ngân sách chưa được nhiều.

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN PHATHUM PHONE, TỈNH CHAMPASAK

3.1. Phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Champasack Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen.

 Mục tiêu chung chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước Lào trong giai đoạn 5 năm từ 2016 – 2020 là: (1) Tiếp tục bảo đảm tính ổn định về chính trị, xã hội toàn tỉnh, đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế, tăng trưởng một cách vững chắc và liên tục. Đến năm 2020 cần phải cơ bản giải quyết xong vấn đề xoá đói giảm nghèo.

3.2. Quan điểm tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Phathun Phoen, tỉnh Champasak

3.3. Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Phathum Phoen, tỉnh Champasak

Phương hướng và mục tiêu kế hoạch ngân sách năm 2020 là phải tiếp tục tổ chức triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X của Trung ương Đảng. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Ban hành chính Huyện. Kế hoạch phát triển KT – XH và chiến lược tài chính 5 năm lần thứ VIII (2016 – 2020).

3.4. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phathum Phoen, tỉnh Champasak

3.4.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

  • Xây dựng, củng cố bộ máy quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
  • Nâng cao chất lượng cán bộ thực thi công tác tài chính ngân sách
  • Tiếp tục thực hiện tinh giản bộ máy quản lý
  • Tăng cường mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện

3.4.2. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán ngân sách huyện Phathum Phoen

Thứ nhất, Chi cục thuế huyện lập dự toán thu ngân sách nhà nước và cơ sở tính toán từng nguồn thu trên địa bàn huyện thuộc phạm vi huyện quản lý trình Ủy ban nhân dân huyện và Sở Tài chính (Cục thuế).

Thứ hai, Phòng Tài chính huyện là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc lập dự toán ngân sách nhà nước huyện phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan để xây dựng dự toán hoàn chỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân huyện và gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đầu tư.

3.4.3. Nâng cao chất lượng công tác chấp hành dự toán huyện Phathum Phoen

  • Hoàn thiện công tác thu ngân sách nhà nước
  • Hoàn thiện công tác chi ngân sách nhà nước
  • Chú trọng chất lượng công tác quyết toán ngân sách nhà nước

Các đơn vị thụ hưởng ngân sách chịu trách nhiệm chính trong lập quyết toán ngân sách nhà nước tại đơn vị, đối chiếu khớp đúng với nguồn kinh phí được Kho bạc Nhà nước cấp phát, lập các biểu mẫu theo qui định gửi cơ quan tài chính tổng hợp thẩm tra và phê duyệt. Số liệu quyết toán phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng nội dung thu – chi theo mục lục ngân sách nhà nước và phải lập đúng thời gian qui định. Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen.

3.4.4. Tăng cường công khai ngân sách nhà nước huyện

Thứ nhất, các tổ chức, cá nhân được phân công trách nhiệm công khai ngân sách của cấp mình phải thực sự thấy được sự cần thiết và lợi ích đối với công khai ngân sách nhà nước, từ đó tổ chức thực hiện công khai theo đúng quy định.

Thứ hai, trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện công khai ngân sách; các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân giám sát việc thực hiện công tác công khai tài chính.

Thứ ba, phải có các hình thức xử phạt nghiêm minh đối với những tổ chức, cá nhân không tổ chức, thực hiện đúng các quy định về công khai ngân sách.

Thứ tư, ban hành quyết định công khai tài chính cùng với việc thực hiện quy chế dân chủ; Thực hiện công bằng, dân chủ trong công tác quản lý ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí đẩy lùi tệ tham nhũng, quan liêu.

3.4.5. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tất cả các nguồn thu – chi ngân sách trên địa bàn huyện Phathum Phoen

Cơ quan thuế trên địa bàn huyện cần phối hợp chặt chẽ và hiệu quả đối với các ngành liên quan đế tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, tình hình nộp thuế trên địa bàn, để có biện pháp đôn đốc, uốn nắn, tháo gỡ khó khăn kịp thời, xử lý mọi vi phạm nợ động tiền thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ các khoản thu phát sinh trên địa bàn huyện và các khoản nợ động nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Thực hiện tốt quy trình kiểm tra các đối tượng nộp thuế, thanh tra nội bộ lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra và tiến hành kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra trong những năm tới. Thực hiện kiểm tra, rà soát lại cơ cấu hộ, số lượng đơn vị kinh doanh nộp thuế khoán ốn định, đảm bảo quản lý đầy đủ 100% số hộ có kinh doanh; định kỳ thực hiện điều chỉnh doanh thu, mức thu thuế bất hợp lý, để đảm bảo phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, doanh thu và biến động giá cả trên thị trường. Thực hiện kiểm tra, rà soát lại quỹ đất của các tổ chức, các hộ gia đình và các cá nhân được giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để nhằm thực hiện thu các khoản thu liên quan đến đất đai theo đúng mức giá quy định. Có kế hoạch, biện pháp chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải, xây dựng cơ bản và kinh doanh hàng lưu động trên địa bàn huyện.

3.4.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý kịp thời vi phạm trong quản lý ngân sách nhà nước 

  • Tăng cường kiếm tra, thanh tra việc lập dự toán thu ngân sách nhà nước
  • Cải tiến kiểm tra, thanh tra quá trình chấp hành ngân sách nhà nước
  • Áp dụng các hình thức kiểm tra linh hoạt và hiệu quả
  • Khen thưởng và xử lý kịp thời vi phạm trong quản lý ngân sách nhà nước

3.4.7. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thu chi ngân sách huyện  

3.5. Một số đề xuât, kiến nghị

  • Kiến nghị với Nhà nước Lào
  • Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Champasak

KẾT LUẬN Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen.

Công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện nói chung và tại huyện Phathun Phone nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục đã được các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở hết sức chú trọng coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của nhiệm vụ quản lý kinh tế – xã hội ở địa phương, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng quê hương giàu mạnh. Quản lý ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: pháp luật của Nhà nước về ngân sách; các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước; cơ chế phân cấp quản lý hành chính: phân cấp nhiệm vụ thu, chi ngân sách; mức độ mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế; nhận thức của các cấp chính quyền về vai trò của ngân sách; sự điều hành, quản lý của chính quyền huyện cũng như trình độ và nhận thức của mỗi công chức, mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp và tổ chức kinh tế…

Qua quá trình công tác cũng như tìm hiểu thực tế tại huyện Phathun Phoen tác giả nhận thấy trong công tác quản lý ngân sách nhà nước của huyện vẫn còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Từ việc chỉ những hạn chế, cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó, luận văn đã đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Phathum Phone, tỉnh Champasak.

Trên cơ sở những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã đạt được những kết quả sau: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận của công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung và công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện nói riêng nói riêng. (2) Phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Phathum Phone từ đó chỉ ra những ưu điểm và bất cập của công tác này. (3) Trên cơ sở những bất cập phân tích ở trên, luận văn đã đề ra được một số các giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao chất lượng công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Phathum Phone nói riêng và trong công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung. Ngoài ra, tác giả còn đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước, tỉnh Champasack, và huyện Phathum Phone nhằm nâng cao chất lượng của công tác quản lý ngân sách nhà nước của cấp huyện nói chung và huyện Phathum Phone nói riêng. Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước tại Huyện Phathum Phoen.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Tây Hồ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993