Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài Luận văn.

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp.

Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, những thay đổi về các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai là một trong những vấn đề được quan tâm nhất. Vì đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mỗi cá nhân, cộng đồng, lợi ích giữa các cộng đồng; trên phương diện vĩ mô, đất đai có tác động một cách trực tiếp và sâu sắc đến phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, của mỗi quốc gia.

Thấy được tầm quan trọng của đất đai, Quốc nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam đã ban hành Luật đất đai qua các thời kỳ để làm căn cứ pháp lý quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước, mới nhất là Luật đất đai 2013; triển khai các Luật đất đai, Chính phủ qua các thời kỳ cũng đã ban hành nhiều văn bản dưới Luật để quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi toàn quốc.

Sự nghiệp đổi mới của đất nước do Đảng và Nhà nước khởi xướng từ năm 1986 đến nay, đất nước ta đã đạt những thành tựu quan trọng và có những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế – xã hội… Cùng đóng góp vào sự phát triển của đất nước, Các nông lâm trường đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh; nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo nhất là những nơi vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đất đai tại các nông lâm trường quốc doanh qua các thời kỳ lịch sử của đất nước đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, còn đó rất nhiều hạn chế, tồn tại tương tự như thực trạng chung của các nông lâm trường trên phạm vi cả nước như: việc quản lý sử dụng đất đai hiệu quả chưa cao; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp vi phạm chính sách pháp luật đất đai xảy ra ở nhiều lâm trường chưa được giải quyết kịp thời và dứt điểm; vị trí, ranh giới chưa được xác định cụ thể, quản lý không tốt dẫn đến suy giảm diện tích rừng tự nhiên, đất bị bỏ hoang không sử dụng trong thời gian dài, sử dụng không đúng mục đích; chuyển nhượng, cho thuê trái phép, gây lãng phí tài nguyên…. Do vậy, việc quản lý và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả diện tích đất tại các nông, lâm trường quốc doanh, trong đó có các lâm trường quốc doanh (LTQD) là hết sực cần  thiết.

Xuất phát từ thực tế đó, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại các lâm trường quốc doanh và tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, tác giả chọn

Đề tài: “Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu, đánh giá nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Công

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.

Đề tài quản lý nhà nước về đất đai tại các nông lâm trường thì đã có nhiều công trình nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, đề tài  “Quản lý Nhà nước về đất đai tại các Lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.” chưa từng được nghiên cứu; đồng thời, nội dung này phù hợp với chuyên ngành và hoàn toàn độc lập với các công trình đã được công bố. Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả sẽ nghiên cứu các công trình liên quan trong và ngoài nước đã thực hiện trước đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

  • Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý và sử dụng đất theo Hiến pháp và Pháp luật Đất đai.
  • Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về đất đai của tỉnh Đắk Lắk và tại các Lâm trường quốc doanh.
  • Nghiên cứu lí luận, thực tiễn quản lý Nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh để đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

3.2. Nhiệm vụ:  

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận Quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất đai tại các lâm trường quốc doanh nói riêng.
  • Phân tích đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với đất đai tại các lâm trường Quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để chỉ ra những ưu điểm, hạn chế; nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.
  • Xác định định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường.

  • Phương pháp luận.
  • Phương pháp nghiên cứu cụ thể. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu.
  • Phạm vi nghiên cứu.
  • Nội dung nghiên cứu: hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh
  • Về không gian: trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk – Về thời gian: Giai đoạn 2011 – 2015.

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

5. 1 Ý nghĩa lý luận:

Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động trong nghiên cứu lĩnh vực đất đai hoặc hoạt động thực tiễn trong quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và tại các lâm trường quốc doanh nói riêng; là tài liệu tham khảo giúp  các cơ quan xây dựng pháp luật, chính quyền các cấp hoạch định chính sách, xây dựng mô hình tổ chức quản lý và sử dụng đất tại các lâm trường quốc doanh có hiệu quả, góp phần định hướng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng, khai thác tài nguyên đất, tài nguyên rừng tại các lâm trường quốc doanh một cách hiệu quả, tiết kiệm, bền vững; đồng thời, giải quyết dứt điểm mâu thuẫn giữa các lâm trường quốc doanh với người dân sử dụng đất có nguồn gốc từ các lâm trường quốc doanh, góp phần ổn định tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế tại các lâm trường quốc doanh, đóng góp chung vào phát triển kinh tế-xã hội, ổn định an ninh – trật tự trên địa bàn.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục TL tham khảo; Luận văn có 3 chương:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại các Lâm trường quốc doanh
  • Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại các Lâm trường quốc doanh.
  • Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại các Lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường.

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH

1.1. Một số khái niệm cơ bản về đất đai.

1.1.1. Khái niệm về đất đai:

1.1.2. Sử dụng đất: 

1.1.3. Quản lý đất đai:

1.1.4. Quản lý nhà nước về đất đai: là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về đất đai. Đó là các hoạt động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bổ đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương của Nhà nước, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai. Mục tiêu cao nhất của quản lý nhà nước về đất đai là bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước, đảm bảo cho việc khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, bền vững và ngày càng có hiệu quả cao.

1.2. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai

Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Đất đai được sử dụng vào tất cả các hoạt động của con người, tuy có hạn về mặt diện tích nhưng sẽ trở thành năng lực sản xuất vô hạn nếu biết sử dụng hợp lý. Thông qua chiến lược sử dụng đất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nhà nước điều tiết để các chủ sử dụng đất sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra;

  • Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai

Hoạt động của thị trường luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực, do đó cần có sự quản lý, can thiệp, điều chỉnh của Nhà nước bằng các công cụ và chính sách thích hợp nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế những tiêu cực của thị trường.

Quản lý nhà nước về đất  đai nhằm đảm bảo 3 mục đích cơ bản: (1) đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả; (2) đảm bảo tính công bằng trong quản lý và sử dụng; (3) đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

  • Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
  • Quản lý Nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh
  • 1.5.1. Khái niệm lâm trường quốc doanh.
  • 1.5.2.Đặc điểm của lâm trường quốc doanh
  • 1.5.3.Vai trò của lâm trường quốc doanh.
  • Quá trình hình thành và phát triển các lâm trường quốc doanh
  • Khái niệm về đất đai tại các lâm trường quốc doanh. Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường.

Đất đai tại các Lâm trường quốc doanh là diện tích đất của các lâm trường quốc doanh đang quản lý, sử dụng hoặc để bị lấn,bị chiếm được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, cho thuê quản lý, sử dụng để sử dụng với mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển kinh tế, và gắn với giao rừng kết hợp  nhiệm vụ quốc phòng, ổn định chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

1.5.6.Nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh

Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất.
  • Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
  • Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; đăng ký lập và quản lý sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
  • Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

1.5.7. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh

  • Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước
  • Yếu tố về kinh tế – xã hội.
  • Yếu tố về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số và người dân sống gần lâm trường Quốc doanh

Tiểu kết Chương 1

Trong nội dung Chương 1-Chương cơ sở lý luận, khoa  học về quản lý nhà nước về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh, tác giả đã đi sâu nghiên cứu các nội dung cơ bản là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh. Những cơ sở lý luận này là cơ sở để kiểm ch ứng và luận giải thực trạng công tác  quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh sẽ được phân tích ở Chương 2 và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này ở Chương 3.

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường.

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Đắk Lắk.

2.1.2. Các nguồn tài nguyên

  • 2.1.2.1. Tài nguyên đất
  • 2.1.2.2. Tài nguyên nước
  • 2.1.2.3. Tài nguyên rừng

2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất tỉnh Đăk Lăk

2.2.1. Tổng quan về diện tích các loại đất

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.312.537 ha; cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2015, như sau:

Đất nông nghiệp: 1.139.046,35ha chiếm 86,78%; Đất phi nông nghiệp: 103.677,19 ha  chiếm 7,90%;  Đất chưa sử dụng: 69.813,46 ha chiếm 5,32%. Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường.

  • 2.2.2. Địa giới hành chính, bản đồ hành chính
  • 2.2.3. Lập Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ địa hình
  • 2.2.4. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • 2.2.5. Về công tác bồi thường, tái định cư:
  • 2.2.6. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu tố, khiếu nại
  • 2.2.7. Tình hình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Quản lý Nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993