Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank hay nhất năm 2025 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và mối quan hệ đến quản lý rủi ro tín dụng – liên hệ thực tiễn đến ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tân Phú dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
TÓM TẮT
Tiêu đề: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và mối quan hệ đến quản lý rủi ro tín dụng – Liên hệ thực tiễn đến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tân Phú.
- Tóm tắt
Lý do chọn đề tài: Agribank là ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Agribank không chỉ cần thiết để bảo vệ lợi nhuận mà còn để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững. Để giữ vững được vị thế hàng đầu trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự biến động kinh tế phức tạp trong nước, trong khu vực và trên thế giới, việc đề ra các biện pháp gia tăng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng luôn luôn được chú trọng.
Trong những năm qua, Agribank CN Tân Phú ngày càng phát triển và đi vào ổn định đồng thời đã có những đóng góp rất lớn vào công cuộc huy động vốn, đáp ứng yêu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh ở tất cả các thành phần kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển thì Agribank CN Tân Phú cũng gặp phải những khó khăn lớn đó là những rủi ro xảy ra trong các hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt trong thời gian qua, các cuộc xung đột vũ trang của các nước đã làm cho tình hình kinh tế thế giới xấu đi và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các cuộc chiến tranh Thương mại Mỹ -Trung (2018); Xung đột vũ trang Nga – Ukraina (24/02/2022); Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
Xung đột Biển Đỏ (07/10/2023)… điều này đã dẫn đến sự không ổn định trong sản xuất và thương mại của các nước và thương mại quốc tế. Các hoạt động kinh tế bị gián đoạn, làm giảm nguồn cung hàng hóa và dịch vụ, từ đó ảnh hưởng đến sức mua của nền kinh tế làm giảm thu nhập của người dân Việt Nam, ảnh hưởng nghiên trọng đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng.
Do đó, đề tài được tiến hành nhằm phân tích thực trạng tín dụng, tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú trong bối cảnh các xung đột vũ trang, nền kinh tế toàn cầu chưa phục hồi sau Covid-19, lạm phát leo thang trong bối cảnh Việt Nam nhằm nhận diện những ưu điểm và nhược điểm trong công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú, góp phần ổn định hệ thống tài chính, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững cho Agribank và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.
Từ khóa: Tăng trưởng tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, Agribank Chi nhánh Tân Phú.
ABSTRACT
Title: Promoting credit growth and its relationship to credit risk management – Practical references to Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Tan Phu Branch.
- Abstract
Reason for choosing topic: Agribank is a bank that plays an important role in the field of agriculture and rural development. Promoting credit growth and preventing credit risks in Agribank’s business activities is not only necessary to protect profits but also to ensure stability and sustainable development. In order to maintain the leading position in the increasingly fierce competition and complex economic fluctuations in the country, in the region and in the world, proposing measures to increase credit and manage credit risks is always focused.
Over the years, Agribank Tan Phu Branch has grown and stabilized, making great contributions to capital mobilization, meeting investment requirements, and expanding production and business in all economic sectors. However, along with development, Agribank Tan Phu Branch also faces great difficulties, which are risks occurring in banking operations. Especially in recent times, armed conflicts between countries have worsened the world economic situation and Vietnam is no exception. The US-China Trade War (2018); Russia-Ukraine Armed Conflict (February 24, 2022); Red Sea Conflict (October 7, 2023) … this has led to instability in production and trade of countries and international trade. Economic activities are disrupted, reducing the supply of goods and services, thereby affecting the purchasing power of the economy, reducing the income of Vietnamese people, and seriously affecting the credit activities of banks. Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
Therefore, the topic is conducted to analyze the current credit situation, credit growth and credit risk management at Agribank Tan Phu Branch in the context of armed conflicts, the global economy has not recovered after Covid-19, and escalating inflation in the context of Vietnam to identify the advantages and disadvantages in credit work and credit risk management at Agribank Tan Phu Branch. From there, the author proposes a number of solutions to promote credit growth and strengthen credit risk management at Agribank Tan Phu Branch, contributing to stabilizing the financial system, creating conditions for sustainable development for Agribank and the Vietnamese banking system in general.
Keywords: Credit growth, credit risk management, Agribank Tan Phu Branch.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang có bước chuyển biến cực kỳ lớn để bắt kịp diễn biến của nền kinh tế thị trường. Dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước, ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định và cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh (Juhro, 2023; Adrian et al., 2023). Có thể nói rằng, chính ngân hàng là nơi tập trung nguồn vốn và cung cấp nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần to lớn vào phát triển kinh tế quốc gia (McKinnon, 2010; Neszmélyi, 2019). Hoat động ngân hàng ngày càng mở rộng về quy mô và dịch vụ, để đảm bảo mục tiêu phát triển lành mạnh của nền kinh tế, điều này luôn đòi hỏi các ngân hàng phải có chính sách quản lý các hoạt động kinh doanh, cấp tín dụng và kiểm soát rủi ro một cách thiết thực để giảm thiểu tổn thất khi xảy ra rủi ro trong hoạt động (Bessis, 2011; Ghosh, 2012).
Theo Siddique et al., (2022) trong số tất cả các châu lục trên thế giới, Châu Á là châu lục quan trọng nhất và đóng góp 60% tăng trưởng thế giới nhưng lại phải đối mặt với vấn đề nợ xấu cao (NPL). Do đó, bên cạnh sự phát triển thì ngân hàng cũng luôn luôn gặp phải những khó khăn lớn đó là những rủi ro xảy ra trong các hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt trong thời gian qua các cuộc xung đột vũ trang của các nước đã làm cho tình hình kinh tế thế giới xấu đi và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các cuộc chiến tranh Thương mại Mỹ -Trung (2018); Xung đột vũ trang Nga – Ukraina (24/02/2022); Xung đột Biển Đỏ (07/10/2023)… điều này đã dẫn đến sự không ổn định trong sản xuất và thương mại của các nước và thương mai quốc tế (Yang et al., 2022). Các hoạt động kinh tế bị gián đoạn, làm giảm nguồn cung hàng hóa và dịch vụ (Githinji-Muriithi, 2017), từ đó ảnh hưởng đến sức mua của nền kinh tế làm giảm thu nhập của người dân Việt Nam, ảnh hưởng nghiên trọng đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng (Ikram & Sayagh, 2023; Meester et al., 2021). Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
Tuy nhiên, tín dụng hiện vẫn là một kênh điều tiết vốn hiệu quả, cung cấp nguồn vốn kịp thời giúp người dân ổn định sản xuất, tăng thu nhập, phát triển kinh tế nâng cao đời sống xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, với các biến động không lường của kinh tế và chính trị của các nước trên thế giới có tác động đến các ngân hàng không nhỏ và Agribank CN Tân Phú cũng không ngoại lệ, do đó tác giả chọn mốc thời gian từ năm 2022 đến năm 2023 để nghiên cứu đề tài “Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và mối quan hệ đến quản lý rủi ro tín dụng – liên hệ thực tiễn đến ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tân Phú” là việc làm cấp thiết để đánh giá thực trạng tín dụng và tăng trưởng tín dụng, rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú trong bối cảnh trên, đánh giá những kết quả đạt được, tìm ra những hạn chế cần phải khắc phục và đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và mối quan hệ đến quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú. Do đó, tác giả đã chọn đề tài này để tìm hiểu và thực hiện đề án tốt nghiệp.
2. Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu
2.1 Tổng quan nghiên cứu
Vấn đề về tín dụng, tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đã được đề cập tới trong một số nghiên cứu điển hình như:
- Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Taiwo et al., (2017) về tác động định lượng của quản lý rủi ro tín dụng đối với hiệu suất của các Ngân hàng tiền gửi (DMB) của Nigeria và tăng trưởng cho vay của Ngân hàng trong giai đoạn 17 năm (1998-2014). Dữ liệu thứ cấp để phân tích thực nghiệm được lấy từ bản tin thống kê CBN 2014 và Ngân hàng Thế giới (WDI) 2015. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để phân tích dữ liệu chuỗi thời gian. Kết quả cho thấy các chiến lược quản lý tín dụng hợp lý có thể thúc đẩy niềm tin của các nhà đầu tư và người tiết kiệm vào các ngân hàng và dẫn đến tăng trưởng nguồn vốn cho các khoản vay và ứng trước, từ đó dẫn đến tăng lợi nhuận của ngân hàng. Các phát hiện cho thấy quản lý rủi ro tín dụng có tác động không đáng kể đến tăng trưởng tổng các khoản vay và ứng trước của các ngân hàng tiền gửi Nigeria. Do đó, nghiên cứu khuyến nghị rằng các DMB ở Nigeria nên tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách đánh giá tín dụng của mình, đảm bảo rằng chỉ những người vay có uy tín về tín dụng mới có quyền tiếp cận các khoản tiền có thể cho vay. Các ngân hàng phải đảm bảo rằng các khoản tiền được phân bổ cho những người vay có xếp hạng tín dụng từ khá đến cao. Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
Nghiên cứu của Nwude & Okeke, (2018) điều tra tác động của quản lý rủi ro tín dụng đến hiệu suất của các ngân hàng tiền gửi tại Nigeria bằng cách sử dụng năm ngân hàng có cơ sở tài sản cao nhất. Thiết kế nghiên cứu hậu thực tế đã được áp dụng bằng cách sử dụng tập dữ liệu cho giai đoạn 2000–2014 được tổng hợp từ các báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các ngân hàng tiền gửi được chọn. Các phát hiện cho thấy quản lý rủi ro tín dụng có tác động tích cực và đáng kể đến tổng số tiền cho vay và ứng trước, lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng tiền gửi. Nghiên cứu khuyến nghị rằng các nhà quản lý ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa để kiểm soát các khoản vay không hoạt động bằng cách đánh giá nghiêm ngặt khả năng trả nợ của người vay. Cơ quan quản lý nên tăng cường năng lực giám sát của mình về vấn đề này.
Nghiên cứu của Al Zaidanin & Al Zaidanin, (2021) đo lường mức độ mà các yếu tố độc lập được xác định bởi tỷ lệ đủ vốn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi tác động đến hiệu quả tài chính của mười sáu ngân hàng thương mại hoạt động tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bằng cách sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 2013-2019. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các ngân hàng và được kiểm tra bằng cách áp dụng thống kê mô tả chuẩn và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên để kiểm định giả thuyết. Kết luận từ kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ chi phí trên thu nhập có tác động tiêu cực đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, trong khi tỷ lệ đủ vốn, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi đều có mối quan hệ tích cực rất yếu đến lợi nhuận trên tài sản nhưng chúng không phải là yếu tố quyết định lợi nhuận của ngân hàng do tác động thống kê không đáng kể đến nó. Do đó, người ta đề xuất rằng để nâng cao hiệu quả tài chính và giảm thiểu rủi ro nợ xấu trong tương lai, các ngân hàng phải theo dõi rất cẩn thận hiệu quả của các khoản vay và phân tích kỹ lưỡng lịch sử tín dụng và khả năng trả nợ của khách hàng trước khi chấp thuận bất kỳ đơn xin vay nào. Hơn nữa, các ngân hàng nên liên tục cải thiện việc sử dụng tài sản, thanh khoản và các kỹ thuật quản lý chi phí hoạt động, cải thiện tác động của tính đủ vốn và việc sử dụng tiền gửi cho các hoạt động cho vay từ tác động tích cực yếu sang tác động tích cực đáng kể đến lợi nhuận của họ. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị rằng các nghiên cứu trong tương lai về ảnh hưởng của quản lý rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng nên xem xét nhiều biến độc lập hơn và thời gian nghiên cứu dài hơn như hai mươi hoặc ba mươi năm để có kết quả chính xác hơn và tổng quát hơn.
Nghiên cứu của Siddique et al., (2022) nhận định rằng trong số tất cả các châu lục trên thế giới, Châu Á là châu lục quan trọng nhất và đóng góp 60% tăng trưởng thế giới nhưng lại phải đối mặt với vấn đề nợ xấu cao (NPL). Do đó, Siddique et al., (2022) xem xét tác động của quản lý rủi ro tín dụng và các yếu tố đặc thù của ngân hàng đối với hiệu quả tài chính (FP) của các ngân hàng thương mại Nam Á. Các biện pháp rủi ro tín dụng được sử dụng trong nghiên cứu này là NPL và tỷ lệ đủ vốn (CAR), trong khi tỷ lệ hiệu quả chi phí (CER), lãi suất cho vay trung bình (ALR) và tỷ lệ thanh khoản (LR) được sử dụng làm các yếu tố đặc thù của ngân hàng. Mặt khác, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tài sản (ROA) được coi là thước đo FP. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 19 ngân hàng thương mại (10 ngân hàng thương mại từ Pakistan và 9 ngân hàng thương mại từ Ấn Độ) trong nước trong khoảng thời gian 10 năm từ 2009 đến 2018. Phương pháp mô men tổng quát (GMM) được sử dụng để ước tính hệ số nhằm khắc phục tác động của một số biến nội sinh. Kết quả chỉ ra rằng NPL, CER và LR có mối quan hệ tiêu cực đáng kể với FP (ROA và ROE), trong khi CAR và ALR có mối quan hệ tích cực đáng kể với FP của các ngân hàng thương mại châu Á. Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
Nghiên cứu của Abbas & Ali, (2022) phân tích vai trò điều tiết của vốn đối với mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay và rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng Hồi giáo trong thời kỳ hậu khủng hoảng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng năm của 217 ngân hàng Hồi giáo từ 38 quốc gia và trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2019. Nghiên cứu áp dụng phương pháp GMM hệ thống hai bước để kiểm định giả thuyết về vai trò điều tiết của vốn ngân hàng đối với mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Hồi giáo. Các phát hiện cho thấy rằng tăng trưởng cho vay làm tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng Hồi giáo, bằng chứng là dự phòng mất vốn, dự trữ mất vốn và các khoản nợ không hoạt động. Kết quả chỉ ra rằng vốn điều tiết tích cực mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay và rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng Hồi giáo. Mối quan hệ tích cực giữa vốn ngân hàng và việc chấp nhận rủi ro phù hợp với “giả thuyết quản lý” trong hoạt động ngân hàng. Các phát hiện dự đoán tác động thấp hơn của vốn đối với mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay và rủi ro tín dụng ở khu vực Nam Á so với khu vực MENA, Châu Phi, Nam, Đông và Trung Á. Tuy nhiên, tác động của vốn đối với các ngân hàng Hồi giáo lớn cao hơn so với các ngân hàng vừa và nhỏ.
Nghiên cứu của Scott et al., (2024) các giải pháp quản lý rủi ro tiên tiến là điều cần thiết để giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động tài chính, đặc biệt là trong môi trường kinh tế biến động như hiện nay. Đánh giá này khám phá các phương pháp tiếp cận và công nghệ sáng tạo đang được sử dụng để tăng cường quản lý rủi ro tín dụng và bảo vệ các tổ chức tài chính khỏi các khoản lỗ tiềm ẩn. rủi ro tín dụng, khả năng người đi vay sẽ vỡ nợ, gây ra mối đe dọa đáng kể đến sự ổn định tài chính. Các phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng truyền thống chẳng hạn như chấm điểm tín dụng và phân tích dữ liệu lịch sử không còn đủ để giải quyết sự phức tạp của thị trường tài chính hiện đại. Các giải pháp quản lý rủi ro tiên tiến cung cấp các công cụ mạnh mẽ và năng động hơn để xác định, đánh giá và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Một trong những tiến bộ chính trong lĩnh vực này là tích hợp dữ liệu lớn và thuật toán học máy. Bằng cách phân tích lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, các tổ chức tài chính có thể hiểu sâu hơn về hành vi của người đi vay, xu hướng thị trường và các chỉ số kinh tế. Các mô hình học máy có thể dự đoán xác suất vỡ nợ với độ chính xác cao hơn, cho phép các chiến lược giảm thiểu rủi ro chủ động. Ngoài ra, các hệ thống giám sát rủi ro theo thời gian thực ngày càng trở nên phổ biến. Các hệ thống này cung cấp khả năng giám sát liên tục các danh mục tín dụng, cho phép các tổ chức tài chính phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm về khả năng vỡ nợ và thực hiện hành động kịp thời. Các công cụ phân tích và trực quan hóa tiên tiến giúp xác định các rủi ro mới nổi và triển khai các biện pháp can thiệp có mục tiêu. Một thành phần quan trọng khác của các giải pháp quản lý rủi ro tiên tiến là sử dụng thử nghiệm căng thẳng và phân tích tình huống. Các kỹ thuật này mô phỏng nhiều điều kiện kinh tế khác nhau và đánh giá tác động đến danh mục tín dụng, giúp các tổ chức tài chính chuẩn bị cho các tình huống bất lợi và xây dựng các kế hoạch dự phòng. Hơn nữa, công nghệ blockchain đang nổi lên như một công cụ đầy hứa hẹn để tăng cường tính minh bạch và giảm gian lận trong các giao dịch tín dụng. Bằng cách cung cấp hồ sơ lịch sử tín dụng và giao dịch an toàn và không thể thay đổi, blockchain có thể cải thiện lòng tin và độ tin cậy trong các đánh giá tín dụng. Những đổi mới này không chỉ tăng cường tính ổn định và khả năng phục hồi của các hoạt động tài chính mà còn góp phần tạo nên một hệ thống tài chính an toàn và đáng tin cậy hơn.
- Có các nghiên cứu trong nước điển hình như: Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diệp, (2015) bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất (OLS), dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập từ số liệu trong báo cáo tài chính của 32 Ngân hàng thương mại VN từ năm 2010 đến 2013. Nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng là: Tăng trưởng tín dụng, quy mô dư nợ, và tỉ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động cho vay.
Nghiên cứu của Nguyễn Thành Đạt, (2019) về rủi ro tín dụng (NOXAU) và lợi nhuận (ROE) tại 19 Ngân hàng thương mạiCP Việt Nam trong giai đoạn 2009-2018, dùng phương pháp ước lượng hồi là FEM, REM và kiểm định Hausman để đánh giá rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại CP. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro tín dụng và mối quan hệ ngược chiều giữa vốn ngân hàng đến khả năng sinh lời. Ngoài ra, còn có các yếu tố ảnh hưởng đến ROE và NOXAU ngân hàng bao quy mô ngân hàng, gồm tăng trưởng tín dụng, GDP và lạm phát.
Nghiên cứu của Nguyễn Thành Đạt & Thi Thị Mỹ Duyên, (2021) xem xét tác động của các yếu tố tỷ lệ nợ xấu (NPL) đến hiệu quả hoạt động (ROA, ROE, NIM) của 30 Ngân hàng thương mại CP Việt Nam từ năm 2007 – 2019. Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số về rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến ROA, ROE, NIM của ngân hàng.
Nghiên cứu của Lê Duy Khánh, (2023) về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại 16 Ngân hàng thương mại VN trong giai đoạn 2009-2019, bằng phương pháp ước lượng SGMM 2 bước, kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với những yếu tố tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro và tỷ lệ nợ xấu năm trước là những yếu tố có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu của năm nay; thu nhập ngoài lãi và tăng trưởng kinh tế là yếu tố bên ngoài có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, tác động của đòn bẩy nợ, hiệu quả hoạt động và tỷ lệ lạm phát lên tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thì không rõ ràng.
Nghiên cứu của Lê Duy Khánh, (2023) về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại 16 Ngân hàng thương mại VN trong giai đoạn 2009-2019, bằng phương pháp ước lượng SGMM 2 bước, kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với những yếu tố tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro và tỷ lệ nợ xấu năm trước là những yếu tố có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu của năm nay; thu nhập ngoài lãi và tăng trưởng kinh tế là yếu tố bên ngoài có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, tác động của đòn bẩy nợ, hiệu quả hoạt động và tỷ lệ lạm phát lên tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thì không rõ ràng.
Nghiên cứu của Phan Thị Linh, (2024) về rủi ro tín dụng (nợ xấu -NPL) và các yếu tố đặc trưng của ngân hàng thương mại và yếu tố kinh tế vĩ mô cụ thể là. Kết quả nghiên cứu cho thấy Dự phòng rủi ro tín dụng (LLP), Đòn bẩy hoạt động của ngân hàng có tác động dương đến NPL, NPL không phụ thuộc vào quy mô ngân hàng, hiệu quả hoạt động, tăng trưởng tín dụng và thu nhập ngoài lãi, ROE có quan hệ ngược chiều đến NPL, tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến việc giảm tỷ lệ nợ xấu. Trong khi đó Tỷ giá, Lãi suất cho vay và Lạm phát gây áp lực nợ xấu cho các Ngân hàng thương mại.
2.2 Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề án Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
Từ tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài cho thấy, phần lớn các nghiên cứu là về tín dụng, tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Nhưng hiện tại, các nghiên cứu về tín dụng, tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong bối cảnh các cuộc xung đột vũ trang của các nước đã làm cho tình hình kinh tế thế giới xấu đi và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung (2018); Xung đột vũ trang Nga – Ukraina (24/02/2022); Xung đột Biển Đỏ (07/10/2023)… điều này đã dẫn đến sự không ổn định trong sản xuất và thương mại của các nước và thương mai quốc tế, ảnh hưởng đến sức mua của nền kinh tế làm giảm thu nhập của người dân Việt Nam, ảnh hưởng nghiên trọng đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Có thể nhận diện được vấn đề nghiên cứu về hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng ở cấp ngân hàng riêng lẻ ít được tiếp cận, vì các số liệu kinh doanh của ngân hàng thường có sự bảo mật cao, có liên quan đến kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng …
Vì vậy hướng tiếp cận đề tài này trong bối cảnh hiện nay chưa có nhiều, đặc biệt tại Agribank CN Tân Phú. Xuất phát từ khoảng trống đó, đề án này với mục đích mang đến một cái nhìn cụ thể, rõ nét thêm về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú, góp phần ổn định hệ thống tài chính, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững cho Agribank và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.
3. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng tín dụng, tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú, từ đó tìm ra những ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú.
3.1.2 Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá thực trạng tăng trưởng tín dụng: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tân Phú trong giai đoạn gần đây.
Phân tích rủi ro tín dụng: Xác định các loại rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang phải đối mặt và đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Khảo sát mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng: Nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa việc mở rộng tín dụng và khả năng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh, từ đó chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu trong chiến lược hiện tại.
Đề xuất giải pháp cải thiện: Đưa ra các giải pháp cụ thể để cải thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, nhằm hỗ trợ tăng trưởng tín dụng bền vững tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tân Phú.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề án sẽ tìm hiểu và giải đáp các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tân Phú như thế nào?
- Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng hiện nay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tân Phú được thực hiện như thế nào? Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
- Giải pháp nào giúp triển khai nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong quá trình tăng trưởng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tân Phú?
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: từ năm 2022 đến năm 2023 nhằm đánh giá sự thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú. Phạm vi không gian: Agribank CN Tân Phú
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp và phân tích nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận về tín dụng, tăng trưởng tín dụng, rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng. Dựa trên những số liệu sẵn có được thu thập và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như: Từ các báo cáo của cơ quan thống kê, tạp chí chuyên ngành kinh tế, ngân hàng đã được công bố… Sau đó, tác giả đã tạo ra các bảng tính và biểu đồ để so sánh và đưa ra nhận xét, đánh giá về tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú từ các tài liệu thu thập được. Ngoài ra, nghiên cứu cũng áp dụng kỹ thuật suy diễn để lập luận, giải thích thuộc tính của từng yếu tố trong quá trình phân tích dữ liệu nghiên cứu.
7. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng, tăng trưởng tín dụng, rủi ro tín dụng và quả lý rủi ro tín dụng tại các TCTD. Tiếp đến là phân tích những thực trạng tín dụng, tăng trưởng tín dụng, rủi ro tín dụng và quả lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú, từ đó tìm ra những ưu điểm và nhược điểm trong công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú. Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
8. Đóng góp mới của nghiên cứu
Nghiên cứu có đóng góp về mặt thực tiễn, cụ thể dựa vào các thống kê về hoạt động tín dụng, tăng trưởng tín dụng, rủi ro tín dụng và quả lý rủi ro tín dụng dựa trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và thông tin từ ban quản trị ngân hàng, các phương tiện truyền thông như báo chí, Internet,…từ đó đưa ra các nhận xét về ưu điểm, nhược điểm về tín dụng và tăng trưởng tín dụng và đưa ra một số giải pháp cho Agribank CN Tân Phú nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
9. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần cuối là tài liệu tham khảo và phụ lục đính kèm, nghiên cứu gồm các phần sau đây:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
- Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú
- Chương 3: Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú
KẾT LUẬN PHẦN MỞ ĐẦU
Chương đầu tiên của nghiên cứu đã giới thiệu lý do chọn đề tài, tổng quan về đề tài nghiên cứu; mục tiêu chính của vấn đề nghiên cứu, tính mới khi thực hiện đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài; Cấu trúc của nghiên cứu. Chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày cơ sở lý luận về thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1. Tổng quan về tín dụng và tăng trưởng tín dụng
1.1.1. Tín dụng
1.1.1.1. Khái niệm
Tín dụng có tên tiếng Anh là credit xuất phát từ chữ la tinh là credo có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng được hiểu là một hoạt động kinh tế trong đó một bên (người cho vay) cung cấp cho bên khác (người vay) một khoản tiền hoặc tài sản khác với điều kiện bên vay phải hoàn trả trong một khoảng thời gian nhất định và thường kèm theo một khoản lãi suất (Bessis, 2011). Với phạm vi rộng, tín dụng có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau như: tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng, và tín dụng nhà nước.
Có rất nhiều khái niệm về tín dụng theo các quan niệm khác nhau, nhưng chỉ xét trong phạm vi tín dụng ngân hàng thì tín dụng ngân hàng là: “Một giao dịch về tài sản (tiền mặt hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên chi vay chuyển giao trong một tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán” (Phan Thị Thu Hà, 2023). Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
- Quan hệ tín dụng có thể được mô tả theo mô hình sau:
Như vậy, tín dụng trong nghiên cứu này là sự “tạm thời” chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng sang khách hàng, với điều kiện rằng khách hàng sẽ hoàn trả khoản vay cùng với lãi suất trong tương lai.
1.1.1.2. Đặc trưng của tín dụng
Hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại có những đặc trưng nhất định, phản ánh bản chất và vai trò của tín dụng trong nền kinh tế cũng như đối với bản thân ngân hàng.
Tính thời hạn: Hoạt động tín dụng luôn gắn liền với yếu tố thời gian, tức là khoản vay phải được hoàn trả trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Thời hạn tín dụng có thể là ngắn hạn (dưới 1 năm), trung hạn (từ 1-5 năm), hoặc dài hạn (trên 5 năm). Yếu tố này giúp ngân hàng quản lý và phân bổ vốn sao cho hiệu quả, đồng thời giúp khách hàng lập kế hoạch tài chính phù hợp với khả năng trả nợ (Phan Thị Thu Hà, 2023).
Tính hoàn trả: Một trong những đặc trưng quan trọng nhất của tín dụng là người vay phải có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền đã vay cùng với lãi suất cho ngân hàng sau một thời gian nhất định. Sự hoàn trả này là điều kiện bắt buộc, giúp ngân hàng duy trì hoạt động và tái đầu tư vào các khoản vay mới. Tính hoàn trả của tín dụng tạo nên sự khác biệt giữa tín dụng và các khoản hỗ trợ tài chính không hoàn lại như trợ cấp hoặc tài trợ (Phan Thị Thu Hà, 2023).
Tính rủi ro: Rủi ro luôn đi kèm với hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại. rủi ro tín dụng xảy ra khi người vay không thể hoàn trả khoản vay theo thỏa thuận ban đầu, gây ra tổn thất cho ngân hàng. Các ngân hàng thương mại phải đối mặt với nhiều loại rủi ro tín dụng khác nhau, bao gồm rủi ro do khả năng thanh toán của người vay, rủi ro kinh tế vĩ mô, hoặc rủi ro pháp lý. Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
Để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng thương mại thường yêu cầu người vay cung cấp tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh. Ngoài ra, ngân hàng còn tiến hành thẩm định kỹ lưỡng về uy tín, năng lực tài chính và tình trạng kinh doanh của khách hàng trước khi quyết định cấp tín dụng. Các công cụ quản lý rủi ro như bảo hiểm tín dụng, dự phòng rủi ro, và phân tán rủi ro cũng được áp dụng để bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất tiềm ẩn (Phan Thị Thu Hà, 2023).
Tính đa dạng: Hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng. Tính đa dạng của tín dụng cho phép ngân hàng thương mại phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ cá nhân đến doanh nghiệp, từ trong nước đến quốc tế, qua đó mở rộng quy mô hoạt động và tăng cường lợi nhuận (Phan Thị Thu Hà, 2023).
Tính liên tục và khả năng tái sử dụng vốn: Hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại có tính chu kỳ và liên tục. Sau khi khách hàng hoàn trả khoản vay và lãi suất, ngân hàng có thể sử dụng vốn này để cho vay tiếp cho các khách hàng khác. Điều này tạo ra một vòng luân chuyển vốn liên tục, giúp ngân hàng duy trì hoạt động, đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng, và tăng lợi nhuận (Phan Thị Thu Hà, 2023).
Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức đó là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản).
1.1.1.3. Vai trò
Tín dụng ngân hàng là một trong những hoạt động cốt lõi của hệ thống Ngân hàng thương mại và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế. o Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các ngân hàng (Trần Văn Hoè & ctg, 2020)
Hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Khi cung cấp tín dụng, ngân hàng thu lợi từ lãi suất cho vay – khoản tiền mà khách hàng phải trả thêm ngoài số tiền vay ban đầu. Lãi suất tín dụng thường được tính trên cơ sở số tiền vay và thời hạn vay. Bằng cách cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng thu được lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất giữa tiền gửi và tiền cho vay. Ngoài ra, ngân hàng còn thu phí từ các dịch vụ tín dụng kèm theo như phí thẩm định, phí bảo lãnh, hoặc phí xử lý giao dịch.
Tăng cường vị thế và mở rộng quy mô hoạt động: Cung cấp tín dụng là một trong những phương tiện chính giúp ngân hàng tăng cường vị thế trên thị trường tài chính. Khi ngân hàng có khả năng cung cấp các khoản tín dụng lớn và linh hoạt, điều này giúp thu hút nhiều khách hàng hơn, từ đó mở rộng quy mô hoạt động và tăng cường uy tín của ngân hàng. Một ngân hàng có năng lực tín dụng mạnh mẽ không chỉ tạo niềm tin cho khách hàng mà còn giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính quốc tế. Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
Phân bổ và luân chuyển vốn: Tín dụng ngân hàng giúp ngân hàng quản lý và phân bổ vốn hiệu quả. Các khoản tiền gửi từ khách hàng không chỉ nằm yên trong ngân hàng mà được sử dụng để cho vay lại dưới hình thức tín dụng. Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng có thể sử dụng vốn một cách liên tục và tái sử dụng sau khi các khoản vay được hoàn trả. Điều này giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn vốn và duy trì sự luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ tín dụng, ngân hàng có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Điều này không chỉ giúp ngân hàng duy trì nguồn khách hàng ổn định mà còn tạo cơ hội để cung cấp thêm các dịch vụ tài chính khác như bảo hiểm, đầu tư, và tư vấn tài chính
Quản lý rủi ro và kiểm soát tín dụng: Đối với các ngân hàng, hoạt động tín dụng đi kèm với rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng (khả năng khách hàng không thể hoàn trả khoản vay). Tuy nhiên, bằng cách xây dựng các chính sách quản lý tín dụng chặt chẽ, ngân hàng có thể kiểm soát được mức độ rủi ro và bảo vệ lợi nhuận của mình. Các ngân hàng thường thẩm định kỹ lưỡng về khả năng tài chính của khách hàng, yêu cầu tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh, và áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro như bảo hiểm tín dụng..
Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế (Trần Văn Hoè & ctg, 2020) Hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy sản xuất kinh doanh: Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường cần vay vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư vào công nghệ mới, hoặc duy trì hoạt động kinh doanh trong những giai đoạn khó khăn. Tín dụng ngân hàng giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn ổn định để thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất hàng hóa và dịch vụ, từ đó tạo ra việc làm, gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Kích thích tiêu dùng: Tín dụng tiêu dùng là một phần quan trọng của tín dụng ngân hàng, giúp người dân có thể vay vốn để mua sắm, xây dựng nhà ở, hoặc thanh toán các chi phí giáo dục, y tế. Điều này không chỉ cải thiện đời sống cá nhân mà còn kích thích tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế.
Điều tiết và phân bổ vốn trong nền kinh tế: Tín dụng ngân hàng giúp điều tiết và phân bổ vốn một cách hợp lý trong nền kinh tế. Những khu vực, lĩnh vực có tiềm năng phát triển hoặc đang cần vốn sẽ được ưu tiên cấp tín dụng.
Thúc đẩy giao thương quốc tế và đầu tư nước ngoài: Tín dụng ngân hàng không chỉ phục vụ nhu cầu nội địa mà còn hỗ trợ các hoạt động giao thương quốc tế. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường sử dụng tín dụng ngân hàng để tài trợ cho các giao dịch thương mại quốc tế thông qua các sản phẩm như thư tín dụng (L/C), bảo lãnh ngân hàng, hoặc cho vay ngoại tệ. Thêm vào đó, tín dụng ngân hàng còn tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế nội địa, góp phần nâng cao sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
Ổn định kinh tế vĩ mô và chống lạm phát: Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô. Ngân hàng thương mại cùng với Ngân hàng Trung ương có thể điều chỉnh lãi suất tín dụng và cung cấp tín dụng để kiểm soát lượng tiền trong lưu thông. Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, tăng cường tín dụng giúp kích thích sản xuất và tiêu dùng, ngược lại, khi nền kinh tế có nguy cơ quá nóng và lạm phát tăng cao, việc thắt chặt tín dụng sẽ giúp kiểm soát lạm phát và ổn định giá cả
1.1.1.4. Phân loại tín dụng
Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản huy động vốn và cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại các khoản huy động vốn và cho vay khoa học sẽ là tiền đề, để thiết lập các quy trình quản lý rủi ro tín dụng thích hợp, song song với việc gia tăng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. Do đó phân loại cho vay các khoản huy động vốn và cho vay dựa vào các yếu tố sau: (Trần Văn Hoè & ctg, 2020)
Theo đối tượng vay: Gồm đối tượng là (i) Cá nhân: Tín dụng dành cho cá nhân thường bao gồm các khoản vay tiêu dùng, vay mua nhà, vay học tập, và các khoản vay khác phục vụ nhu cầu cá nhân; (ii) Doanh nghiệp: Tín dụng doanh nghiệp bao gồm các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo thời gian vay: Gồm (i) Vay ngắn hạn: Thời gian vay thường dưới 1 năm, thường được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động; (ii) Vay trung hạn: Thời gian vay từ 1 đến 5 năm, thường được sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định hoặc mở rộng sản xuất; (iii) Vay dài hạn: Thời gian vay trên 5 năm, thường dùng cho các dự án lớn hoặc đầu tư dài hạn.
Theo mục đích sử dụng vốn: Gồm (i) Vay tiêu dùng: Khoản vay được sử dụng cho mục đích cá nhân như mua sắm, du lịch, hoặc chi phí sinh hoạt; (ii) Vay đầu tư: Khoản vay được sử dụng để đầu tư vào dự án kinh doanh hoặc mua sắm tài sản cố định.
Theo hình thức bảo đảm: Gồm (i) Vay có bảo đảm: Khoản vay mà người vay phải cung cấp tài sản thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ; và (ii) Vay không có bảo đảm: Khoản vay không yêu cầu tài sản thế chấp; tuy nhiên, lãi suất thường cao hơn do rủi ro lớn hơn cho ngân hàng. Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
1.1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
Đánh giá hoạt động tín dụng là một trong nhưng quy trình quan trọng để đánh giá được nhưng yếu tố chủ chốt tác động đến hiệu quả trong tăng trưởng tín dụng. Việc đánh giá hoạt động tín dụng sẽ cung cấp góc nhìn bao quát về tình hình cho vay, tùy theo mục đích phân tích mà mỗi chỉ tiêu có những nội dung khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi đánh giá chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu được dung để đánh giá là chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng.
Các chỉ tiêu định tính thường khó để xác định, thường được dung để đánh giá chất lượng tín dụng ở góc nhìn chung. Các chỉ tiêu định lượng bao gồm: Thứ nhất, hoạt động tín dụng phải đảm bảo đúng mục tiêu, đúng định hướng của ngân hang trong ngắn cũng như trung dài hạn, phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc cho vay nhằm hạn chế đến mức tối đa các rủi ro ngân hàng và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ. Thứ hai, hoạt động tín dụng phải đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, tuân thủ các nguyên tắc: Sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả gốc, lãi đúng hạn, có tài sản bảo đảm,…Thứ ba là uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, sự hài long của khách hang đối với các sản phẩm dịch vụ mà ngân hang cung cấp. Thứ tư là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên ngân hang, khả năng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quá trình cung cấp tín dụng nhằm rút ngắn thời gian phục vụ nhưng vẫn đảm bảo thu thập, lưu trữ đầy đủ thông tin để giúp ngân hang có thể khai thác, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro.
- Các chỉ tiêu định lượng:
Tỷ trọng dư nợ ngắn – trung – dài hạn (%) = (dư nợ ngắn – trung – dài hạn/Tổng dư nợ) x 100. Đây là tiêu chí xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay. Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trộng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hang qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này các cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn. Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = (Nợ quá hạn/Tổng dư nợ)/100. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ thì có bao nhiêu phần trăm là nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng ngân hang gặp rủi ro tín dụng càng lớn. Nợ quá hạn là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, do đó ngân hàng nào kiểm soát được nợ quá hạn thì ngân hàng đó có chất lượng tín dụng tương đối tốt.
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: Theo quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo Thông tư 02/2018/TT-NHNN ngày 21/01/2018 của Ngân hang Nhà nước Việt Nam quy định về việc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng đối với các tổ chức tín dụng thực hiện theo Điều 10, 11 như sau: Nhóm 1 (Nợ tiêu chuẩn) là nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ hoặc nợ dưới 10 ngày và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi gốc và lãi còn lại đúng thời hạn; Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) là nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, nợ gia hạn lần đầu, nợ được miễn giảm hoặc giảm lãi cho khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Nhó 4 (Nợ nghi ngờ) là nợ quá hạn từ 181 ngày dến 360 ngày, nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai; Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) là khoản nợ quá trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Trong đó, các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 được xem là các khoản nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu (%) = (Tổng nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5/Tổng dư nợ) x 100. Nợ xấu làm tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm lợi nhuận của ngân hang. Ngân hang có tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hang đó thấp, năng lực tài chính, năng lực quản lý cũng như năng lực hoạt động yếu kém, do đó ngân hang cần phải xem xét lại hoạt động tín dụng của mình để tránh rơi vào tình trạng khó khăn.
1.1.2. Tăng trưởng tín dụng Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
1.1.2.1. Khái niệm
Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng về quy mô và số lượng các khoản vay mà các ngân hàng và tổ chức tín dụng cung cấp cho nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường được đo lường theo từng năm hoặc từng quý. Tăng trưởng tín dụng thể hiện mức độ mở rộng của hoạt động tín dụng và cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của các cá nhân, doanh nghiệp, và tổ chức trong nền kinh tế. (Phan Thị Thu Hà, 2023).
1.1.2.2. Ý nghĩa
Tăng trưởng tín dụng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Khi tín dụng tăng trưởng ổn định, các doanh nghiệp và cá nhân có thể tiếp cận vốn dễ dàng hơn để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, và tiêu dùng. Điều này giúp gia tăng sản lượng hàng hóa và dịch vụ, tạo việc làm, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung (Bessis, 2011). Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng cần được kiểm soát và điều chỉnh phù hợp. Nếu tín dụng tăng trưởng quá nhanh mà không có sự kiểm soát chặt chẽ, có thể dẫn đến các rủi ro như nợ xấu, bong bóng tài sản, hoặc lạm phát. Ngược lại, nếu tín dụng tăng trưởng quá chậm, nền kinh tế có thể bị thiếu hụt vốn, gây ra sự đình trệ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh (Ghosh, 2012). Cụ thể:
Đối với nền kinh tế: Tăng trưởng tín dụng hợp lý sẽ kích thích đầu tư và tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tín dụng cung cấp nguồn vốn cần thiết để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đầu tư vào công nghệ mới, và tạo ra thêm việc làm, góp phần gia tăng GDP và tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp: Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), việc tiếp cận các khoản vay từ ngân hàng sẽ giúp họ có nguồn vốn để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động, và nâng cao năng lực cạnh tranh.Tăng trưởng tín dụng tiêu dùng giúp người dân có thể vay tiền để mua sắm, xây dựng nhà cửa, hoặc đầu tư vào giáo dục và y tế. Điều này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan.
Đối với hệ thống ngân hàng: Tín dụng là nguồn thu nhập chính của các ngân hàng thương mại, thông qua việc thu lãi suất từ các khoản vay. Khi tín dụng tăng trưởng, ngân hàng có cơ hội gia tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác (Bessis, 2011).Mặc dù tăng trưởng tín dụng có thể mang lại lợi nhuận, nhưng nếu không được kiểm soát chặt chẽ, ngân hàng có thể phải đối mặt với rủi ro nợ xấu gia tăng. Khi tín dụng phát triển quá nhanh mà các khoản vay không được thẩm định kỹ lưỡng, khả năng khách hàng không thanh toán nợ đúng hạn sẽ tăng, gây ra tổn thất tài chính cho ngân hàng.
Đối với chính sách tiền tệ: Tăng trưởng tín dụng quá nhanh có thể dẫn đến lạm phát do sự gia tăng trong cầu tiêu dùng và đầu tư vượt quá khả năng cung cấp của nền kinh tế. Do đó, Ngân hàng Trung ương cần điều chỉnh tăng trưởng tín dụng thông qua chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát và duy trì sự ổn định kinh tế. Tăng trưởng tín dụng có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường tài chính. Nếu tín dụng phát triển quá nhanh, có thể gây rủi ro lớn cho hệ thống tài chính khi bong bóng vỡ. Chính vì vậy, việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng là cần thiết để bảo vệ sự ổn định của thị trường.
1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
- Tăng trưởng tín dụng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
Chính sách tiền tệ: Ngân hàng Trung ương có thể điều chỉnh chính sách tiền tệ, như việc thay đổi lãi suất hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát tín dụng, để điều tiết tăng trưởng tín dụng. Khi lãi suất giảm, chi phí vay vốn thấp hơn, khuyến khích doanh nghiệp và cá nhân vay vốn nhiều hơn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. (Phan Thị Thu Hà, 2023).
Nhu cầu vốn của nền kinh tế: Khi nền kinh tế phát triển mạnh, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay vốn cao để đầu tư và mở rộng hoạt động. Điều này thúc đẩy sự gia tăng về quy mô tín dụng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu vay vốn giảm, tăng trưởng tín dụng cũng sẽ chậm lại. (Phan Thị Thu Hà, 2023).
Chính sách quản lý tín dụng của ngân hàng: Các ngân hàng có thể điều chỉnh điều kiện cho vay, tiêu chuẩn thẩm định, hoặc yêu cầu tài sản thế chấp để kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng. Nếu các ngân hàng nới lỏng tiêu chuẩn cho vay, tín dụng có thể tăng trưởng nhanh hơn và ngược lại. (Phan Thị Thu Hà, 2023).
Tình hình kinh tế vĩ mô: Các yếu tố như tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế, và tình hình thị trường tài chính sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân. Một nền kinh tế ổn định với lạm phát thấp và tăng trưởng bền vững sẽ khuyến khích tăng trưởng tín dụng. (Phan Thị Thu Hà, 2023).
1.1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng tín dụng thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm, phản ánh mức thay đổi tổng dư nợ tín dụng (các khoản vay chưa thanh toán) của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng so với kỳ trước. (Phan Thị Thu Hà, 2023).
1.2. Tổng quan về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
1.2.1. Rủi ro tín dụng
1.2.1.1. Khái niệm
Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro, chỉ là những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro (Ghosh, 2012). Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc chứ không phải rủi ro. Theo Trần Văn Hoè & ctg, (2020) thì “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro do khách hàng không trả được nợ, nghĩa là không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của họ”. Khách hàng không có khả năng hoặc không sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Khả năng không trả được nợ của khách hàng gây ra toàn bộ hay một phần lỗ của khoản tiền cho vay của người vay.
Theo Ghosh, (2012) thì rủi ro tín dụng ngân hàng được định nghĩa như những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không có khả năng hoặc không có đủ năng lực thực hiện các nghĩa vụ của họ, bao gồm nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, cam kết với bên thứ ba mà ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho các cam kết này, các nghĩa vụ này đã được ký kết giữa khách hàng và ngân hàng thông qua hợp đồng tín dụng. (Phan Thị Thu Hà, 2023). Rủi ro này phát sinh từ việc khả năng ngân hàng quyết định cấp tín dụng cho khách hàng có chất lượng tồi hoặc không nhận biết được các dấu hiệu xấu của khách hàng sau khi đã thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng (Phan Thị Linh, 2024). Đây là rủi ro có khả năng xảy ra lớn nhất trong quá trình các ngân hàng cung cấp các sản phẩm tài chính cho thị trường.
1.2.1.2. Các loại rủi ro liên quan đến hoạt động cấp tín dụng
Các loại rủi ro liên quan đến hoạt động cấp tín dụng có thể kể đến như: Rủi ro về lãi suất; Rủi ro về tỷ giá; Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra gây thiệt hại đáng kể cho ngân hàng (Bessis, 2011).
1.2.1.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
- Nguyên nhân khách quan: Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định: Trong một nền kinh tế, môi trường kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến các hoạt động kinh tế của các chủ thể tham giá, môi trường thuận lợi thì tất yếu hoạt động kinh tế sôi động và phát triển, và ngược lại (Bessis, 2011). Hoạt động tín dụng ngân hàng cũng là một hoạt động kinh tế kinh doanh tiền, và đương nhiên nó cũng chịu sự tác động của môi trường kinh tế. Ngoài ra hoạt động tính dụng còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế khác, chính vì vậy sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của môi trường kinh tế ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại, điều này dẫn đến những rủi ro tín dụng không thể lường trước được cho các Ngân hàng thương mại
Rủi ro do môi trường pháp lý: Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cũng như những quy định pháp lý cũng tạo ra những rủi ro tín dụng cho các Ngân hàng thương mại (Bessis, 2011). Ví dụ như những quy định về giải quyết tranh chấp tín dụng, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn, những quy định chồng tréo của pháp luật trong hoạt động tín dụng …, cũng làm phát sinh rủi ro tín dụng cho các Ngân hàng thương mại. Ngoài ra hoạt động giám sát, điều hành của Ngân hàng trung ương không hiệu quả cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.
- Nguyên nhân từ khách hàng đi vay:
Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ: Đối với các doanh nghiệp, khi vay vốn đều có mục đích rõ ràng, phương án kinh doanh cụ thể và khả thi; đối với các thể nhân thì có kế hoạch trả nợ cụ thể và khả thi (Bessis, 2011). Tuy nhiên khách hàng sau khi vay lại sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ sẽ làm cho các ngân hàng bị tổn thất và rủi ro trong vấn đề thu hồi nợ.
Khả năng quản lý hoạch định chiến lược kinh doanh kém: Nếu chiến lược kinh doanh không được quản lý hoạch định tốt sẽ ảnh hưởng đến nguồn trả nợ (Bessis, 2011). Ngân hàng cho vay dựa trên kế hoạch, chiến lược kinh doanh vì đấy là nguồn trả nợ tốt nhất, tuy nhiên nếu sự quản lý hoạch định yếu kém sẽ làm cho phương án kinh doanh có thể đi vào phá sản.
Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Hiện nay báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cung cấp vẫn chưa phải là nguồn thông tin xác thực, mặc dù có những báo cáo tốt, có lợi nhuận nhưng bên trong tiềm ẩn, chứa đựng nhiều vấn đề, rủi ro (Bessis, 2011).
Nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay: Bao gồm các nguyên nhân như công tác kiểm tra giám sát nội bộ các ngân hàng còn yếu kém, nhân viên ngân hàng thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cố tình gian lận, lừa đảo; Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay; Chưa có sự hợp tác giữa các ngân hàng (Bessis, 2011).
1.2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu là khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 quy định tại điều 6 số 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/06/2007 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng Tổng nợ xấu/ Tổng dư nợ (Phan Thị Thu Hà, 2023)
Hệ số nợ quá hạn: Chỉ tiêu này phản ảnh tình hình nợ quá hạn của ngân hàng. Nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao so với dư nợ cho vay thì có nghĩa ngân hàng có độ rủi ro cao và ngược lại được tính bằng Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ. (Phan Thị Thu Hà, 2023)
Hệ số an toàn vốn: Hệ số này chứng minh nếu việc sử dụng nguồn tiền cho vay vượt quá nguồn vốn huy động sẽ làm tăng mức độ rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Ngân hàng có hệ số an toàn vốn tương đối thấp chứng tỏ khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng là khá tốt. Hệ số an toàn vốn được tính bằng Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn huy động.
Hiệp ước Basel: Ủy ban Basel về Giám sát Hoạt động Ngân hàng được thành lập năm 1975 gồm thống đốc các ngân hàng trung ương: Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Hoa Kỳ.
Ủy ban này thường họp tại trụ sở Ngân hàng Thanh toán Quốc Tế (Bank for International Settlements) có trụ sở chính tại Basel, Thụy Sĩ. Kể từ khi ra đời, Ủy ban giám sát ngân hàng Basel đã ban hành nhiều nguyên tắc, chuẩn mực quan trọng về thanh tra, giám sát ngân hàng và được hầu hết các cơ quan giám sát ngân hàng trên thế giới thừa nhận và áp dụng rộng rãi.
Theo quy định trong Basel, một tổ chức tài chính được gọi là đủ vốn khi hệ số đủ vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) đạt tối thiểu 4% đối với vốn cấp 1 và 8% đối với vốn cấp 2. Hệ số CAR được tính : CAR = Vốn tự có/Tài sản có điều chỉnh rủi ro.
Trong đó vốn tự có gồm vốn cấp 1và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 là tiêu chuẩn đo lường cốt lõi về sức mạnh tài chính của một ngân hàng từ góc độ của người làm luật. nó bao gồm các loại vốn tài chính được coi là đáng tin cậy và có tính thanh khoản nhất, chủ yếu là vốn cổ đông và dự trữ được công bố. Vốn cấp 2 gồm dự trữ không công bố, dự trữ do đánh giá lại, dự phòng chung, nợ thứ cấp…Trọng số rủi ro của tài sản được chia thành 5 mức: 0%, 20%, 50%, 100%, 150% và 200% được quy định tại Điều 6 Thông tư 39/2013/TT-NHNN.
1.2.2. Quản lý rủi ro tín dụng Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
1.2.2.1. Khái niệm
Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình các ngân hàng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp thực hiện các biện pháp nhằm nhận diện, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro phát sinh từ việc cấp tín dụng. rủi ro tín dụng xảy ra khi người vay không thể hoặc không sẵn lòng hoàn trả khoản vay theo các điều khoản của hợp đồng tín dụng, dẫn đến tổn thất tài chính cho bên cấp tín dụng (thường là ngân hàng, công ty tài chính, hoặc tổ chức tín dụng) (Trần Văn Hoè & ctg, 2020).
1.2.2.2. Quy trình quản lý rủi ro
Để phòng tránh rủi ro tín dụng, các ngân hàng xây dưng quy trình quản lý rủi ro gồm các bước sau (Brown & Moles, 2014):
- Nhận ra hiểm họa: nhận dạng tất cả các sự kiện rủi ro liên quan có thể cản trở việc đạt các mục tiêu đề ra.
- Đánh giá rủi ro: đánh giá từng rủi ro dựa trên xác suất và ảnh hưởng, rồi xếp hạng ưu tiên từ cao xuống thấp
- Phân tích các công cụ từ cao xuống thấp: đánh giá các biện pháp kiểm soát cho từng loại rủi ro theo: hiệu quả và chi phí.
- Ra quyết định kiểm soát: xử lý rủi ro bắt đầu từ ưu tiên cao nhất.
- Thực hiện kiểm soát rủi ro: Truyền đạt chiến lược quản trị rủi ro đến tổ chức.
- Giám sát và xem lại: Giám sát các sự cố và các chỉ báo phát sinh rủi ro tiềm năng khác; định kỳ xem lại chiến lược quản trị rủi ro.
1.2.2.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng
Hiện nay, nội dung quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại được đề cập theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017); Thông tư 41/2016/TT-NHNN về tỷ lệ an toàn ngân hàng chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông tư 44/2011/TT-NHNN, thông tư 11/2021/TT-NHNN sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro … Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
Theo Ủy ban Basel thì trong các TCTD, HĐQT, Ban điều hành của TCTD có vai trò và trách nhiệm trong chỉ đạo, xây dựng, vận hành, quản lý, giám sát hệ thống quản trị của TCTD. Việc tổ chức và xây dựng, tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại các TCTD trên cơ sở 03 tuyến bảo vệ độc lập tuỳ thuộc vào quy mô và đặc điểm HĐKD của từng TCTD.
Do đó, việc quản lý rủi ro tín dụng cũng được dụng theo mô hình và tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại thông tư 44/2011/TT-NHNN theo từng Ngân hàng thương mại, cụ thể:
- Hình 1.1 Nội dung Quản lý rủi ro theo thông tư 44/2011/TT-NHNN
- Hình 1.2 Tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
1.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng là thiết yếu vì một số lý do sau: (i) Đảm bảo tăng trưởng bền vững: Hiểu rõ mối quan hệ này giúp các ngân hàng và cơ quan quản lý đưa ra các chính sách hợp lý để vừa thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, vừa kiểm soát rủi ro ở mức chấp nhận được; (ii) Phòng tránh khủng hoảng tài chính: Qua việc nghiên cứu, các nhà quản lý có thể nhận diện sớm các dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng tín dụng, từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời; (iii) Hỗ trợ các quyết định chính sách: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở cho các chính sách tiền tệ và tín dụng, đặc biệt là trong việc điều chỉnh lãi suất và cung cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng; (iii) Cải thiện khả năng quản lý của ngân hàng: Từ đó, các ngân hàng có thể cải tiến quy trình quản lý rủi ro của mình, giúp giảm thiểu các khoản nợ xấu và nâng cao hiệu quả hoạt động. Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
Đối với ngân hàng, quản trị rủi ro là vấn đề trọng tâm của hệ thống quản trị ngân hàng và quản trị chiến lược hiệu quả. Khi một vài khách hàng quan trọng không trả được nợ có thể gây nên những khoản lỗ lớn cho ngân hàng và có thể dẫn ngân hàng tới tình trạng mất khả năng thanh toán (Trần Văn Hoè & ctg, 2020). Chất lượng tín dụng thường được đánh giá thông qua tính điểm. Việc tính điểm này mang tính nội bộ trong ngân hàng hoặc là bên ngoài nếu do các tổ chức đánh giá tiến hành. Việc đánh giá chất lượng và rủi ro tín dụng cuối cùng sẽ xác định khả năng không trả được nợ của khách hàng cùng với bất cứ khả năng bù đắp nào trong trường hợp không trả được nợ (Phan Thị Thu Hà, 2023).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1, những cơ sở lý thuyết về Ngân hàng thương mại, các khái niệm liên quan đến tín dụng và rủi ro tín dụng đã được trình bày, từ cơ sở lý thuyết này cho thấy nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng gây ra cho Ngân hàng thương mại nói riêng và cho kinh tế xã hội nói chung. Chương 1 tác giả cũng trình bày công tác quản trị rủi ro tín dụng được đặt ra một yêu cầu cấp bách đối với các Ngân hàng thương mại. Những vấn đề cơ bản được nêu ở chương 1 sẽ làm cơ sở cho những nội dung chương 2 về thực trạng tín dụng, tăng trưởng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank CN Tân Phú. Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Agribank […]