Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang hiện nay dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Tổng quan về phát triển du lịch của thành phố Châu Đốc 

2.1.1. Giới thiệu chung về thành phố

Thành phố Châu Đốc là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh An Giang, là một trong hai trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh. Thành phố có diện tích tự nhiên là 104,7 km2, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, sát biên giới Việt Nam với Vương quốc Campuchia, có vị trí địa lý như sau: phía Đông Bắc giáp huyện An Phú; phía Tây Bắc giáp Campuchia; phía Đông giáp thị xã Tân Châu; phía Nam giáp huyện Châu Phú; phía Tây giáp huyện Tịnh Biên [8].

Thành phố Châu Đốc có 7 đơn vị hành chính, gồm 5 phường, 2 xã: phường Châu Phú A; phường Châu Phú B; phường Núi Sam; phường Vĩnh Mỹ; phường Vĩnh Nguơn; xã Vĩnh Châu và xã Vĩnh Tế. Châu Đốc là đô thị hạt nhân trung tâm Tiểu vùng 3 (phía Tây của Tỉnh gồm Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, và một phần An Phú). Tiểu vùng này có cảnh quan đẹp, địa hình phong phú, nhiều di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng có giá trị kiến trúc và giá trị văn hóa cao, có tiềm năng phát triển du lịch. Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Thành phố Châu Đốc chính là đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm giao lưu phát triển kinh tế, giữa các nước tiểu vùng sông Mêkong, đặc biệt là trong quan hệ với nước bạn Campuchia và có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng, an ninh.

Về kinh tế, kinh tế Châu Đốc tăng trưởng nhanh và mạnh trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2021 – 2023 đạt 10,60%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 43,231 triệu đồng/người. Châu Đốc với địa hình có núi, có đồng bằng với hệ thống sông, kênh, rạch dày đặc, nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và giao thông đường thủy. Tuy nhiên, hiện nay, cơ cấu kinh tế thành phố Châu Đốc đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp – thủy sản, tăng tỷ trọng du lịch, thương mại – dịch vụ và công nghiệp – xây dựng. Châu Đốc xác định phát triển du lịch cùng với thương mại, dịch vụ trở thành ngành kinh tế chủ lực của thành phố. Phát triển du lịch thông minh, tạo vị thế và từng bước đưa ngành du lịch thành phố Châu Đốc ngày càng phát triển bền vững, đa dạng và nâng cao chất lượng các dịch vụ. Đồng thời, đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị kết hợp du lịch sinh thái.

Về dân cư, hiện nay, trên địa bàn thành phố có các dân tộc sinh sống như Kinh, Hoa, Chăm, Khơmer và một số dân tộc khác, trong đó dân tộc Kinh chiếm đại đa số. Cộng đồng các dân tộc khác nhau với những nét đặc trưng khác nhau về phong tục tập quán sinh sống, truyền thống, bản sắc cùng hội tụ trên địa bàn đã tạo nên nét đa dạng về văn hóa được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay. Đời sống tâm linh của cư dân nơi đây cũng khá phức tạp, chịu ảnh hưởng đồng thời của nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Tin lành, Cao đài… [8].

Với 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer, cùng chung sống kết đoàn trên mảnh đất hiền hòa, nên Châu Đốc có nhiều hình thức tôn giáo, tín ngưỡng phong phú nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi dân tộc có cách thức thực hành niềm tin tôn giáo riêng, nên Châu Đốc có văn hóa tín ngưỡng đa dạng và đặc trưng. Mỗi hình thức tôn giáo tín ngưỡng có nhiều cơ sở thờ tự khác nhau, từ đó, Châu Đốc có nhiều tiềm năng phát triển về du lịch tâm linh.

Đến năm 2024, mạng lưới trường lớp đã được quan tâm đầu tư nên cơ sở vật chất trường lớp ngày càng khang trang, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học của học sinh. Đến nay, thành phố có tổng cộng 36 trường học các cấp, trong đó có 31/36 trường đạt chuẩn quốc gia.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

Bảng 2.1: Trình độ giáo dục của thành phố

Trình độ chuyên môn Toàn thành phố Tỷ lệ (%)
Tiến sĩ 0,09
Thạc sĩ 0,38
Đại học 6,11
Cao đẳng 1,23
Trung cấp 1,99
Trung học phổ thông 98,59

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2023

Bảng 2.2: Dân số trong độ tuổi lao động Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Dân số  trong độ tuổi  lao động Năm 2020 (người) Năm 2021 (người) Năm 2022 (người) Năm 2023 (người)
65.520 64.970 64.378 63.750

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2023

Về hạ tầng cơ sở, hạ tầng giao thông đường bộ và đường thủy trên địa bàn thành phố như sau: (1) Quốc lộ: có 02 tuyến là QL91; QLN1 có tổng chiều dài 105,5 km và tỷ lệ nhựa hóa 100% nối liền thành phố đến trung tâm tỉnh. (2) Đường tỉnh: có 3 tuyến là ĐT 948; ĐT 953 và ĐT 955A có tổng chiều dài khoảng 61,65 km, tỷ lệ nhựa hóa 89%. Hiện nay, các tuyến này đang được nâng cấp, mở rộng để đáp ứng cho nhu cầu đi lại, cũng như vận chuyển hàng hóa của nhân dân. (3) Đường thành phố và đường liên xã: có 08 tuyến đường trên địa bàn với tổng chiều dài 27.909 km, nhựa hóa 25.696 km và bê tông xi măng đạt 2.213 km.  Đường liên xã, phường và giao thông nông thôn: đến nay 2/2 xã trong thành phố đã có hệ thống đường nhựa cho xe ô tô lưu thông đến trung tâm xã; với 08 tuyến tổng chiều dài 20.120 km. (4) Hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố có 221 tuyến với tổng chiều dài đạt 96,95 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt cao như đường Trưng Nữ Vương nối dài; đường lên đỉnh Núi Sam, tuyến đường từ đường Lê Đại Cương, đường Phan Đình Phùng nối dài, đường Tôn Đức Thắng, đường Nguyễn Tri Phương, đường Hoàng Diệu, đường Lê Lai, đường Thi Sách, đường Tân Lộ Kiều Lương, đường Châu Thị Tế, đường Nguyễn Văn  Thoại…(5) Trên địa bàn thành phố có các tuyến chính như sông Hậu, sông Châu Đốc, kênh Vĩnh Tế, kênh Đào, kênh Tha la… cùng nhiều tuyến vừa và nhỏ khác nên đáp ứng tốt cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá bằng đường thủy của nhân dân.

Lượng khách du lịch đến với Châu Đốc đạt trên 4 triệu lượt khách mỗi năm.

Bảng 2.3: Số lượng khách du lịch Châu Đốc giai đoạn 2015 – 2023

Năm Số lượng khách Tăng so với cùng kỳ (%)
2015 3.673.300 7,0
2016 3.680.100 0,19
2017 4.082.900 11,0
2018 4.201.720 2,9
2019 4.374.800 4,1
2020 4.580.500 4,7
2021 4.900.560 7,0
2022 5.445.000 11,0
2023 5.727.000 5,0

Nguồn: Báo cáo công tác du lịch của Phòng Văn hóa và Thông tin  Thành phố Châu Đốc

Để phục vụ cho nhu cầu lưu trú của khách du lịch, toàn thành phố có 35 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 912 phòng, 1.606 giường.

Bảng 2.4: Số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn Châu Đốc năm 2023

Cơ sở lưu trú Số lượng cơ sở
Tổng số khách sạn 35
Khách sạn 4 sao 01
Khách sạn 3 sao 04
Khách sạn 2 sao 05
Khách sạn 1 sao 09
Đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch 07
Tổng số nhà trọ, nhà nghỉ 373

(Nguồn: Báo cáo công tác du lịch của Phòng Văn hóa và Thông tin Thành phố Châu Đốc)

Thành phố hiện có văn phòng đại diện của 7 công ty lữ hành nội địa, cùng với các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, cơ sở giải trí văn hóa, thể thao, hội nghị và nhiều loại hình dịch vụ mới hình thành.

2.1.2.1. Di tích lịch sử, văn hóa Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Núi Sam là ngọn núi duy nhất của thành phố Châu Đốc, có chiều cao 234m, chu vi 5km [8]. Điểm độc đáo của Núi Sam là địa hình đá nổi giữa cánh đồng rộng lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long trù phú, liền kề hệ thống kênh, rạch tạo nên cảnh quan hấp dẫn. Núi Sam cùng dãy Thất Sơn trở thành những cao điểm án ngữ biên giới Campuchia, kết hợp cùng kênh Vĩnh Tế lập thành một hệ thống phòng thủ biên giới Tây Nam Tổ quốc. Vì vậy, năm 1980, Núi Sam được Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 92-VHTT/QĐ.

Dọc theo tuyến đường lên đỉnh núi có nhiều cảnh quan đẹp, như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ,…. Ven theo chân núi là các di tích tiêu biểu được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, bao gồm: Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Tây An cổ tự, Chùa Phước Điền (hay còn gọi là chùa Hang), Đình Vĩnh Tế và còn nhiều di tích được xếp hạng trên địa bàn thành phố.

Bảng 2.5: Các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố Châu Đốc

TT Tên gọi di tích Loại hình di tích Địa chỉ
DI TÍCH CẤP QUỐC GIA
1 Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Di tích Kiến trúc nghệ thuật Số 925, đường Vòng Núi Sam, khóm Vĩnh Tây 1, phường Núi Sam, TPCĐ
2 Lăng Ông Thoại Ngọc Hầu Di tích Kiến trúc nghệ thuật Tổ 09, đường Vòng Núi Sam, khóm Vĩnh Tây 1, phường Núi Sam, TPCĐ
3 Chùa Tây An Di tích Kiến trúc nghệ thuật Số 02, đường Vòng Núi Sam, Khóm Vĩnh Tây 1, phường Núi Sam, TPCĐ
4 Chùa Phước Điền (chùa Hang) Di tích Kiến trúc nghệ thuật Số 646, đường Vòng Núi Sam, khóm Vĩnh Tây, phường Núi Sam, TPCĐ
5 Đình Châu Phú Di tích Kiến trúc nghệ thuật Số 228, Trần Hưng Đạo, khóm 5, phường Châu Phú A, TPCĐ
6 Đình Vĩnh Nguơn Di tích Kiến trúc nghệ thuật Số 02, đường Tây Xuyên, khóm Vĩnh Tân, phường Vĩnh Nguơn, TPCĐ
DI TÍCH CẤP TỈNH
7 Đình Vĩnh Tế Di tích Kiến trúc nghệ thuật Số 806, đường Vòng Núi Sam, khóm Vĩnh Tây 1, phường Núi Sam, TPCĐ
8 Chùa Bồng Lai (chùa Bà Bài) Di tích Lịch sử cấp tỉnh Tổ 04, ấp Bà Bài, xã Vĩnh Tế, TPCĐ
9 Vệ Thủy Thần Miếu Di tích Lịch sử cấp tỉnh Khóm Châu Long 1, phường Vĩnh Mỹ, TPCĐ

Nguồn: Báo cáo thống kê các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố Châu Đốc của Phòng Văn hóa và Thông tin đến năm 2024

Ngoài ra, còn có 115 cơ sở thờ tự, tín ngưỡng, tôn giáo như chùa, miếu, am, tịnh thất…trong khu du lịch Núi Sam. Tất cả tạo nên một thắng cảnh Núi Sam linh thiêng, huyền bí và mang những giá trị độc đáo, quan trọng với đất và người vùng Châu Đốc tân cương. Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Gắn liền với Châu Đốc chính là Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là lễ hội lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân vùng sông nước Nam Bộ và được công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia vào năm 2001. Lễ hội diễn ra từ ngày 22 tháng 04 đến 27 tháng 04 (âm lịch) hằng năm, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, nhu cầu tín ngưỡng. Trong khuôn khổ Lễ hội, ngoài các nghi thức truyền thống, có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc như: Biểu diễn lân sư rồng, đua thuyền, văn nghệ của các tỉnh, thành, biểu diễn nhạc ngũ âm Khmer, múa bóng rỗi cùng với hát Bội truyền thống, đờn ca tài tử… phục vụ nhân dân và khách hành hương. Vào năm 2019, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, thể hiện sự trân trọng đối với loại hình lễ hội dân gian đặc sắc này của thành phố Châu Đốc nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung [28]. Hiện nay, tỉnh An Giang đang xây dựng hồ sơ Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng gắn liền với vùng đất tân cương tạo nên những giai thoại vùng biên thùy như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Văn Thoại, Doãn Uẩn, Lê Đại Cương, Trương Minh Giảng… và những bậc tiền nhân có công khai mở, giữ vững biên cương cho Việt Nam.

Một công trình mang tính lịch sử nổi tiếng chính là kênh Vĩnh Tế, con kênh được đào thủ công lớn nhất trong lịch sử Việt Nam thời quân chủ. Kênh Vĩnh Tế được đào song song với đường biên giới Việt Nam – Campuchia, bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc nối giáp với sông Giang Thành, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ngày nay. Kênh Vĩnh Tế thể hiện sức lao động sáng tạo xây dựng đất nước của dân Việt, chính sách coi trọng thủy lợi để phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn và vẫn còn giá trị rất lớn về các mặt trị thủy, giao thông, thương mại, phòng thủ cho đến bây giờ.

2.1.2.2. Danh thắng Châu Đốc

Thành phố Châu Đốc nằm bên ngã ba sông thơ mộng, nhìn sang Cồn Tiên và xóm Châu Giang xanh rờn cây trái. Trước mặt thành phố là giao điểm của sông Châu Đốc và sông Hậu, sau lưng là dãy Thất Sơn hùng vĩ với ngọn Núi Sam sừng sững, tạo nên nét độc đáo với thế “núi giữa đồng bằng”. Đặc trưng của Châu Đốc là địa hình kênh rạch chằng chịt. Với địa hình đa dạng “có núi, có sông”, Châu Đốc phù hợp phát triển về du lịch. Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Các danh lam, thắng cảnh ở Châu Đốc đều gắn liền với tín ngưỡng, truyền thống văn hoá của con người ở địa phương nơi đây. Các công trình tín ngưỡng như: đình; miếu; chùa của Phật giáo; thánh thất của Cao đài; nhà thờ của Công giáo; di tích văn hoá Lăng Thoại Ngọc Hầu;… Ngoài ra, còn có các công trình mang tính biểu tượng mới, cho hình ảnh phát triển đột phá và đổi mới của Châu Đốc: tượng cá basa đặt bên bờ sông Hậu, làng bè nuôi cá trên sông cho thấy sự trù phú, hiền hoà của thiên nhiên đã ưu đãi vùng đất và con người nơi đây. Không thể phủ nhận Châu Đốc ngày hôm nay đã phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn còn mang nét đẹp hoang sơ, mộc mạc, bình dị và một chút huyền bí, tâm linh của vùng đất thiêng này.

2.1.2.3. Văn hóa và ẩm thực Châu Đốc

Văn hóa và ẩm thực chính là tiềm năng du lịch của Châu Đốc cần được gìn giữ và phát triển. Châu Đốc là vùng đất với hơn 260 năm tuổi, là nơi cộng cư, giao thoa và hội tụ giữa nhiều nền văn hóa khác nhau của các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. Chính điều này đã góp phần tạo ra cho xứ sở này những sắc thái văn hóa đặc trưng và độc đáo vừa mang những nét tương đồng vừa chứa đựng những tính cách riêng phản ánh cái hồn văn hóa của mỗi tộc người.

Một điểm hết sức hấp dẫn khi khám phá Châu Đốc mà không đi xe lôi đạp thì chắc chắn du khách đã bỏ qua một nét văn hóa độc đáo nhất của vùng đất này. Xe lôi được coi là phương tiện di chuyển quen thuộc của người dân miền Tây và từng là biểu tượng của lục tỉnh Nam kỳ. Thế nhưng khi cuộc sống ngày càng hiện đại, xe lôi cũng dần bị thay thế bởi các loại phương tiện khác, chỉ còn lại ở Châu Đốc. Đây là phương tiện di chuyển an toàn, giá rẻ, nhất là du khách Tây đều cảm thấy thích thú khi được trải nghiệm.

Châu Đốc còn có văn hóa ẩm thực độc đáo với sự hòa trộn của các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. Một trong những hiện tượng văn hóa đó chính là nghề làm mắm truyền thống nổi tiếng. Mắm Châu Đốc – một loại thức ăn được chế biến từ cá đồng (cá nước ngọt) từ lâu đã trở thành tên gọi quen thuộc của nhiều người dân khắp miệt đồng bằng và ngày nay hương vị đậm đà của nó đã lan tỏa đi khắp nơi cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, ẩm thực ở thành phố Châu Đốc cũng khá phong phú như món bún cá nổi tiếng với vị thanh ngọt tự nhiên ăn cùng bông điên điển, hay lẩu mắm và các món ăn liên quan đến mắm, đặc sản khô cá tra phồng đậm đà; du khách cũng không quên thưởng thức cá basa, bò vò viên, bún nước kèn,… để hiểu thêm về một vùng đất giàu bản sắc. Ngoài ra, ẩm thực đêm cũng là một nét văn hóa độc đáo trong sinh hoạt của người dân ở địa bàn thành phố du lịch Châu Đốc. Nhất là những dịp cao điểm lễ hội Vía Bà hoặc những ngày cuối năm, thành phố càng thức muộn hơn với không khí nhộn nhịp của những gian hàng thức ăn luôn chào đón thực khách.

Có thể thấy rằng, tiềm năng du lịch của thành phố rất đặc biệt, hội tụ đủ các giá trị cho một điểm đến lý tưởng đối với du khách gần xa và là một nguồn tài nguyên du lịch văn hóa quý giá đối với Châu Đốc nói riêng và An Giang nói chung.

2.2. Thành tựu trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang hiện nay Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

2.2.1.  Xây dựng kế hoạch và ban hành văn bản thực hiện

Để có một ngành du lịch phát triển bền vững, Tỉnh ủy An Giang đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 19/01/2017 về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2019 và định hướng đến năm 2024 với quan điểm: “Phát triển du lịch theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm. Tập trung nguồn lực phát triển tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh là Núi Sam – Núi Cấm – Khu Siêu thị biên giới Tịnh Biên, trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển Khu du lịch Núi Sam, nhằm tạo nền tảng đột phá”.

Để cụ thể hóa Nghị Quyết, UBND tỉnh An Giang đã có Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 01/07/2018 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm 2018 đến năm 2024 và tầm nhìn đến năm 2040: “Phát huy tổng hợp các nguồn lực để phát triển du lịch; đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đơn vị hoạt động du lịch trong và ngoài nước. Phát triển các điểm, tuyến du lịch: Các điểm du lịch Núi Sam, Núi Cấm, Núi Cô Tô…”; Chương trình hành động số 59/CTr – UBND ngày 13/02/2021 của UBND tỉnh An Giang về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2020 – 2024, định hướng đến năm 2030: “Phát huy tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, di tích văn hóa, lịch sử để tạo sự khác biệt của ngành du lịch tỉnh; phát triển ngành du lịch của tỉnh An Giang theo hướng “du lịch văn hóa tâm linh” (spiritual and cultural tourism) trọng điểm của cả nước”.

Trên cơ sở các văn bản của Tỉnh, UBND thành phố Châu Đốc đã ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 26/10/2019 về phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc đến năm 2024, trong đó có nêu: “Đến năm 2024, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương”.

Tiếp đó, trong Quyết định số 1594/QĐ-UBND ngày 09/04/2022 của UBND thành phố Châu Đốc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố phát triển bền vững du lịch Châu Đốc giai đoạn 2022 -2030 xác định mục tiêu cụ thể chia làm 2 giai đoạn: Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Giai đoạn 2022 -2024: Triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể Khu du lịch Núi Sam; doanh thu khách du lịch tăng bình quân từ 8% – 9%; số khách du lịch tăng trung bình 8,1%/năm; doanh thu thông qua chợ tăng hàng năm 10%”.

Giai đoạn 2025 – 2030: Hoàn thành cơ bản đầu tư hạ tầng du lịch, nhất là khu, điểm du lịch; xây dựng và khẳng định thương hiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố; doanh thu khách du lịch tăng bình quân 8 – 10%; số khách du lịch tăng trung bình 9%/năm; doanh thu thông qua chợ tăng hàng năm 10% – 12%”.

Quyết định số 1348/QĐ-UBND ngày 14/03/2022 của UBND thành phố Châu Đốc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án truyền thông, xúc tiến, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng thương hiệu du lịch Châu Đốc giai đoạn 2022 -2030” năm 2022; Kế hoạch số 433/KH-UBND ngày 12/07/2023 của UBND tỉnh thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Sam và; Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 25/03/2024 của UBND thành phố triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Núi Sam, tỉnh An Giang”.

Có thể nói, trong Chương trình hành động, Kế hoạch, Đề án phát triển du lịch, Châu Đốc đều xác định các nội dung chủ yếu sau:

  • Thứ nhất, tập trung phát triển 04 loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng.

Du lịch tâm linh: Tổ chức và nâng chất hàng năm Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, nâng chất và phổ biến rộng rãi lễ giỗ danh thần Thoại Ngọc Hầu và các lễ hội truyền thống khác của địa phương.

Du lịch sông nước: Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch đường sông góp phần bảo tồn và giữ gìn cảnh quan, bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trên sông như: hội hoa đăng trên sông vào dịp rằm tháng 4, lễ hội văn hóa – thể thao – du lịch trên sông vào mùa hè. Phối hợp tổ chức giải đua thuyền rồng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, tỉnh và huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

Du lịch sinh thái: Phát triển một số điểm tham quan sinh thái và cộng đồng như: Làng cây ăn trái, khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, làng nghề làm mắm, khô….

Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng: Xây dựng hệ thống các khu, điểm vui chơi giải trí, các sân chơi thể thao hấp dẫn như sân đua bò, trạm dừng chân, dịch vụ, mua sắm, ẩm thực; Xây dựng và tuyên truyền phổ biến mô hình du lịch “Homestay” với địa điểm rất lý tưởng để thực hiện mô hình homestay là làng bè Châu Đốc, các nhà dân sống gần khu du lịch, gần sông, gần núi…

Thứ hai, xây dựng thương hiệu và truyền thông thương hiệu. Thiết kế logo/slogan nhằm tạo nhận diện thương hiệu riêng cho Du lịch Châu Đốc. Xây dựng nền tảng các kênh truyền thông và các nội dung truyền thông, sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại như bao, đài, cổng thông tin điện tử, website du lịch, video clip, các ứng dụng di động…; khai thác thiệt để mặt tích cực của Internet và mạng xã hội để tuyên truyền nâng cao hình ảnh của Du lịch Châu Đốc. Tổ chức thi thiết kế sản phẩm du lịch tâm linh, mẫu vật phẩm lưu niệm mang bản sắc văn hóa đặc trưng của Châu Đốc

Thứ ba, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Tham gia các hội nghị, các hoạt động, các sự kiện du lịch, hội thảo xúc tiến du lịch của khu vực và tại các tỉnh có tiềm năng để tuyên truyền quảng bá về Châu Đốc.

Thứ tư, đầu tư, phát triển hạ tầng du lịch. Tập trung mọi nguồn lực để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về du lịch. Đẩy mạnh thực hiện quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, nhất là hạ tầng giao thông gắn với hạ tầng đô thị.

Thứ năm, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Đến năm 2030, dự kiến Châu Đốc tạo việc làm cho trên 5.000 lao động trực tiếp tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch. Đến năm 2040, tạo việc làm cho trên 9.000 lao động trực tiếp. Lao động qua đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp đặc biệt là đối với các nghiệp vụ lễ tân, pha chế, phục vụ buồng, phục vụ bàn, bếp và hướng dẫn, thuyết minh du lịch sẽ chiếm 75% giai đoạn 2025 – 2030 và 80% giai đoạn 2026 – 2040. Vì vậy, cần có kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp, đặc biệt là lao động chuyên nghiệp du lịch [45]. Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Thứ sáu, bảo vệ môi trường du lịch và phát triển du lịch bền vững.

Quy hoạch phát triển du lịch của thành phố theo hướng bền vững là mục tiêu, nhiệm vụ cần phải được ưu tiên thực hiện trong thời gian sắp tới. Hoàn thiện môi trường du lịch của thành phố nhằm thu hút du khách ngày càng nhiều, bao gồm hoàn thiện môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Cần ưu tiên giải quyết các khu vực bị ô nhiễm nhất là tại các khu du lịch, điểm tham quan du lịch, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch xanh, sạch, đẹp. Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm xã hội đối với hoạt động du lịch tại địa phương.

Từng bước tổ chức, quản lý tốt các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh của người dân địa phương và khách du lịch hành hương. Đồng thời, có nhiều biện pháp kiên quyết đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nạn chèo kéo, nâng giá vào các dịp lễ hội, hành hương tại các điểm du lịch.

Thứ bảy, liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch.

Liên kết hợp tác là hoạt động cốt lõi và có ý nghĩa sống còn của ngành du lịch. Trong những năm qua, hoạt động liên kết hợp tác đa chiều giữa các vùng và địa phương trong hoạt động du lịch đang diễn ra khá sôi động, cần tiếp tục phát huy [44].

Việc xác định phương hướng liên kết hợp tác là nhiệm vụ quan trọng để tạo động lực thúc đẩy du lịch phát triển một cách nhanh chóng, chủ động và kịp thời. Để liên kết hợp tác toàn diện và hiệu quả, Châu Đốc cần phải liên kết trong xây dựng sản phẩm, liên kết trong công tác quảng bá và xúc tiến thị trường, liên kết trong công tác nghiên cứu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, liên kết trong công tác quản lý phát triển. Và chỉ khi có sự phát triển đồng bộ, hài hòa các nội dung này, du lịch An Giang nói chung và thành phố Châu Đốc nói riêng mới có thể phát huy tiềm năng sẵn có, tạo dựng nên một thương hiệu du lịch mạnh trong nước và quốc tế [44].

Căn cứ vào các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch, hàng năm Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND thành phố ban hành nghị quyết, quyết định, đề án, kế hoạch để tổ chức, điều hành và cung cấp kinh phí để đảm bảo chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc được thực hiện trên thực tế đem lại kết quả cao nhất.

UBND thành phố đã xác định những công việc cần phải làm để đạt mục tiêu chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố, lựa chọn và phân công trách nhiệm cho các phòng, ban chuyên môn, UBND các phường, xã rõ ràng, phù hợp, trong đó, Phòng Văn hóa và Thông tin; Ban Quản lý Khu di tích văn hóa, lịch sử và du lịch Núi Sam giữ vai trò tham mưu chính, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thực hiện chính sách. Từ đó, Châu Đốc đã có những định hướng chính xác trong khai thác thị trường khách du lịch; phát triển hạ tầng du lịch; quảng bá, xúc tiến và xây dựng thương hiệu du lịch.

2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách được các cấp, các ngành xem là nhiệm vụ hàng đầu để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức, ý thức chấp hành chính sách của cán bộ, công chức, doanh nghiệp và nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách.

Các cấp chính quyền thành phố phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) và các tổ chức đoàn thể thành phố lập kế hoạch tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc thường xuyên, liên tục thông qua các buổi hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương, phát tờ rơi…

Tổ chức tuyên truyền đến toàn thể nhân dân thành phố, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp; mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống.

Nâng cao năng lực lãnh đạo của chính quyền, phát huy vai trò của người đứng đầu đối với nhiệm vụ phát triển du lịch của thành phố; Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về du lịch; Triển khai sâu rộng trong các ngành, các cấp, nhân dân thành phố cùng thực hiện bộ quy tắc ứng xử và Điểm thông tin hỗ trợ du khách.

Đối với từng nhóm đối tượng, nội dung phổ biến, tuyên truyền chính sách cụ thể như sau:

Phổ biến, tuyên truyền chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật du lịch năm 2021, các chính sách của trung ương, tỉnh và thành phố có liên quan đến lĩnh vực du lịch.

Phổ biến, tuyên truyền chính sách cho các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch và nhân dân: Phổ biến một số nội dung cơ bản của chính sách gắn với hoạt động của doanh nghiệp và cuộc sống của nhân dân. Trong đó, chú trọng phổ biến, tuyên truyền về chính sách thu hút đầu tư, nhất là lĩnh vực du lịch; văn minh thương mại; an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch; bảo tồn và phát huy giá trị di tích…. Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Bên cạnh, thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về tiềm năng, thế mạnh du lịch Châu Đốc. Thông qua các hoạt động tháng du lịch An Giang năm 2021, công bố Khu du lịch Quốc gia Núi Sam, Hội nghị xúc tiến đầu tư, Hội thảo xúc tiến du lịch tỉnh An Giang,…đã tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là các tổ chức kinh doanh và cá nhân hoạt động du lịch hiểu rõ mục đích, yêu cầu của chính sách phát triển du lịch Châu Đốc. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu du lịch Châu Đốc với logo “Miếu Bà và sen đá” và slogan “An Nhiên Châu Đốc”.

Công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là tuyên truyền về các sự kiện văn hóa, lễ hội lớn, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch.., kết quả tuyên truyền 2.592 tin, 2.160 bài viết, phóng sự, 90 câu chuyện truyền thanh, 336 chuyên mục văn minh đô thị.

Tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn trật tự, các quy định trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, tham gia tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội, bói toán, lừa đảo du khách… tuyên truyền 1.107 cuộc, có 56.739 lượt người dân tham dự, 90.400 tờ bướm…

Tổ chức Cuộc thi qua internet về “Tìm hiểu điểm đến du lịch và lịch sử Châu Đốc”, cuộc thi diễn ra từ ngày 01/11/2023 đến ngày 10/12/2023 (kết quả có 578 người tham gia với 19.821 lượt thi).

Biên soạn phát hành các liệu, ấn phẩm, video clip, phim, tập gấp, bản đồ du lịch bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tổ chức phát 60.000 brouchue; 1.500 sơ đồ du lịch thành phố Châu Đốc; 896 lộc Bà; 2.000 cuốn di tích, danh lam, thắng cảnh; 32 pano tuyên truyền điểm đến du lịch; xây dựng clip, lắp đặt 19 pano, phát hành 9.000 cuốn Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch cho du khách, các đoàn famtrip, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh.

Từ đó, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư tự giác tham gia thực hiện chính sách, hoạt động du lịch Châu Đốc mới không ngừng phát triển, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Theo đó, tính từ năm 2008 đến năm 2023, tổng nguồn thu từ các hoạt động du lịch mang lại đạt trên 600 tỷ đồng [47].

Hàng năm, các phòng, ban chuyên môn và UBND các phường, xã định kỳ phân tích, đánh giá quá trình thực hiện chính sách của cơ quan, đơn vị và báo cáo UBND thành phố tiến độ thực hiện, tổ chức sơ, tổng kết nhằm đánh giá quá trình thực hiện để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp thực tế. Cụ thể ngày 05 tháng 3 năm 2022, UBND thành phố đã có Quyết định số 1301/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án truyền thông, xúc tiến, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng thương hiệu du lịch Châu Đốc giai đoạn 2022 – 2030; Quyết định số 2688/QĐ-UBND ngày 16/08/2021 của UBND thành phố ban hành Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc giai đoạn 2021-2024 nhằm nâng cao nhận thức của xã hội phát triển du lịch bền vững, xây dựng Châu Đốc là một điểm đến tâm linh với những sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc trưng.

2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Sự phân công, phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ là một nhu cầu tất yếu khách quan, vì không có bất cứ cơ quan, cấp hành chính nào thực hiện được chức năng quản lý, hoàn thành được nhiệm vụ của mình một cách độc lập. Số lượng tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố là rất lớn. Hơn nữa, các hoạt động thực hiện mục tiêu chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc diễn ra hết sức phong phú, đa dạng.

Là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố, Phòng Văn hóa và Thông tin trong thời gian qua đã tích cực tham mưu UBND thành phố triển khai các Đề án, chương trình, kế hoạch liên quan đến chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố. Cụ thể:

Phòng Văn hóa và Thông tin: Chủ trì xây dựng các văn bản triển khai, phối hợp chặt chẽ các phòng, ban và phường, xã (Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Quản lý Khu di tích văn hóa, lịch sử và du lịch Núi Sam, Trung tâm xúc tiến đầu tư, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và môi trường, Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng Nội vụ, Phòng Lao đông, thương binh và xã hội, UBND các phường, xã…) triển khai phổ biến quán triệt nội dung nhiệm vụ; Định hướng tuyên truyền cho các đơn vị có liên quan về các chủ trương, chính sách của thành phố trong phát triển du lịch. Chủ trì trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di tích lịch sử gắn với chính sách phát triển du lịch. Tuyên truyền các chính sách phát triển du lịch trên Cổng thông tin điện tử thành phố. Đề xuất dự toán kinh phí, điều hành sử dụng kinh phí cho công tác này đạt hiệu quả, theo đúng quy định. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở tiến độ thực hiện các Chương trình, Kế hoạch, Đề án. Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện hàng năm về UBND thành phố và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang.

Ban Tuyên giáo Thành ủy: Thực hiện tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên các chi, Đảng bộ trực thuộc và Đảng ủy các phường, xã về chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc trong Hội nghị báo cáo viên hàng quý.

Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh: Thực hiện các chuyên mục, phóng sự, bản tin, bài viết, câu chuyện truyền thanh về phát triển du lịch thành phố Châu Đốc. Tuyên truyền trực quan và các hoạt động trong những ngày diễn ra Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, Tháng du lịch… góp phần quảng bá hình ảnh về du.

Phòng Tài chính Kế hoạch: Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin và các đơn vị có liên quan tổng hợp kinh phí thực hiện các Chương trình, Kế hoạch, Đề án về công tác phát triển du lịch trên địa bàn thành phố. Thẩm định, tham mưu UBND thành phố bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ mang tính chất thường xuyên và đột xuất trong công tác phát triển du lịch.

Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin trong việc thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo từng giai đoạn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các trường học tổ chức các cuộc thi, ngày hội, sinh hoạt chuyên đề, giao lưu tìm hiểu về di tích, danh thắng và đặc sản của Châu Đốc; Bộ quy tắc ứng xử trong du lịch; tài liệu 260 năm từ Châu Đốc đạo đến thành phố Châu Đốc… trong trường học. Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

UBND các phường, xã: Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin và các cơ quan, ban, ngành thành phố trong triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch tại địa phương.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể thành phố: tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên các cấp và nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển triển du lịch trên địa bàn thành phố.

Các phòng, ban chuyên môn có liên quan thì tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao để triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố theo Chương trình, Kế hoạch, Đề án đề ra.

2.2.4. Duy trì chính sách

Cùng với việc phân công, phối hợp thì việc duy trì chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc cũng được thực hiện một cách tương đối tốt. Theo đó, để duy trì chính sách phát triển du lịch, UBND thành phố đã giao nhiệm vụ cho các phòng, ban chuyên môn có liên quan và UBND các phường, xã căn cứ vào các kế hoạch về phát triển du lịch thành phố giai đoạn 2019 – 2024, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển giai đoạn 2024 – 2030 để triển khai thực hiện.

2.2.5. Điều chỉnh chính sách

Căn cứ vào mỗi giai đoạn khác nhau, tình hình thực tiễn của thành phố, định hướng phát triển du lịch của tỉnh và xu hướng phát triển du lịch của đất nước và trên thế giới, chính sách phát triển du lịch của thành phố Châu Đốc được điều chỉnh cho phù hợp.

Đến giai đoạn 2024  –  2030, khi hệ thống cơ sở, kết cấu hạ tầng du lịch thành phố Châu Đốc về cơ bản đã được đầu tư, xây dựng đầy đủ, hoàn chỉnh; tình hình ngành du lịch trên thế giới và Việt Nam cũng thay đổi. Nhu cầu du lịch của khách du lịch hướng nhiều hơn đến các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam thì mục tiêu phát triển du lịch tỉnh An Giang giai đoạn này cũng được đề ra cao hơn so với giai đoạn trước: “Tập trung khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển  du lịch bền vững. Tăng cường xúc tiến quảng bá và từng bước xây dựng An Giang trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của vùng. Và mục tiêu phát triển du lịch thành phố Châu Đốc cũng: “Tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chuyên nghiệp, hiện đại, bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tạo động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Xây dựng thành phố Châu Đốc trở thành trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ đến năm 2030 theo định hướng của tỉnh An Giang”.

Thông qua việc điều chỉnh chính sách, thành phố Châu Đốc đã khẳng định chủ trương nhất quán cũng như những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế trong phát triển du lịch. Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

2.2.6. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách 

Kiểm tra, đôn đốc là một khâu quan trọng trong thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc. Mặt khác, nhằm kịp thời phát hiện, điều chỉnh và xử lý những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách.

Kiểm tra, đôn đốc là hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền (UBND thành phố, Phòng Văn hóa và Thông tin, Ban Quản lý Khu di tích văn hóa, lịch sử và du lịch Núi Sam, UBND các phường, xã) thực hiện với mục đích làm cho các cấp chính quyền thành phố, cán bộ, công chức và người dân có ý thức trách nhiệm trong thực hiện phát triển du lịch ở thành phố.

Phòng Văn hóa – thông tin giúp UBND thành phố xây dựng kế hoạch và thành lập các Đoàn kiểm tra, đánh giá các đơn vị, cán bộ, công chức trong tổ chức các nhiệm vụ có liên quan đến tổ chức thực hiện chính sách. Đồng thời, chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đề cương nội dung kiểm tra, trình Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt và tổng hợp báo cáo kết quả sau khi kết thúc kiểm tra. Căn cứ kết quả các đợt kiểm tra làm cơ sở tham mưu cho UBND thành phố thực hiện việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, xét thi đua, khen thưởng.

Văn phòng HĐND và UBND thành phố phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt.

Nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện chính sách của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức đảm bảo khoa học, đánh giá khách quan về trình độ, năng lực thực sự theo yêu cầu của vị trí việc làm đang đảm nhiệm trong kế hoạch phân công. Cụ thể là khả năng am hiểu nội dung các chính sách liên quan đến việc tham mưu, thực hiện chính sách phát triển du lịch và kỹ năng xử lý tình huống thực tế phát sinh trong tổ chức thực hiện.

Các cơ quan, đơn vị được kiểm tra cử cán bộ, công chức có chức trách, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ để phối hợp và cung cấp các thông tin, hồ sơ, biểu mẫu theo yêu cầu, tạo điều kiện để Đoàn Kiểm tra của thành phố thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Hoạt động kiểm tra thời gian qua đã thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm, tuân thủ quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng, khách quan, không gây trở ngại đến hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Qua kiểm tra đã kết luận được những vấn đề cần quan tâm và kiến nghị, đề xuất các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với thực tiễn để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc.

2.2.7. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm và theo từng giai đoạn của Kế hoạch, UBND thành phố tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc. Qua đó, đánh giá những thuận lợi, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc.

Đánh giá, tổng kết cũng nhằm làm rõ ưu điểm, khuyết điểm về năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức và kết quả thực hiện chính sách. Đây là căn cứ để rút kinh nghiệm và lập kế hoạch, đề ra các giải pháp để bố trí, luân chuyển, điều động, sử dụng đúng năng lực sở trường, phục vụ công tác tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch của thành phố.

Có thể nói, qua hoạt động tổng kết, đánh giá đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc: (1) Phát huy tốt hơn vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách; (2) Nhận thức đúng tầm quan trọng để có quyết tâm trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch của thành phố; (3) Phát động phong trào thi đua, kiểm tra chéo giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chính sách.

2.3. Hạn chế trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang hiện nay Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

2.3.1.  Xây dựng kế hoạch và ban hành văn bản thực hiện

Trong Báo cáo số 31/BC-PVHTT ngà y1/12/2020 của Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Châu Đốc về tình hình phát triển du lịch năm 2020 có đánh giá: “Có sự chủ động trong thực hiện các mặt công tác, phối hợp tốt với các ban, ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và chuyên môn, đạt hiệu quả một cách thiết thực. Tuy nhiên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đôi lúc còn thiếu quyết liệt, đặc biệt là cơ quan tham mưu về lĩnh vực phát triển du lịch của thành phố còn bị động và chưa có những đề xuất phù hợp với tình hình thực tế của thành phố để phát triển du lịch”.

“Một số công ty, doanh nghiệp, dự án nhà đầu tư còn chậm triển khai dự án đã đăng ký gây lãng phí về thời gian, nguồn lực và làm giảm hiệu quả của các mục tiêu chính sách. Một số dự án nhà đầu tư đăng ký nhưng không phù hợp quy hoạch dẫn đến mất thời gian điều chỉnh quy hoạch hoặc không thực hiện được” theo đánh giá trong Báo cáo số 63/BC-UBND ngày 20/03/2024 của UBND thành phố Tổng kết Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang và Kế hoạch số 53- KH/TU ngày 26/04/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn đến năm 2019 và định hướng đến năm 2024.

“Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn yếu và thiếu, cán bộ quản lý du lịch chưa được đào tạo chuyên sâu, thiếu đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch; đội ngũ lễ tân, nhân viên trong các nhà hàng, khách sạn, trình độ chưa đồng đều, trình độ ngoại ngữ còn yếu. Công tác dự báo để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch triển khai thực hiện chính sách còn hạn chế, chưa lường trước được hết những khó khăn, diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế dẫn đến đề ra mục tiêu, chỉ tiêu chưa phù hợp, sát với thực tiễn”, có nêu tại Báo cáo số 20/BC-BCĐ ngày 12/08/2022 của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch thành phố về tình hình phát triển du lịch năm 2021.

2.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách 

Mặc dù đạt được một số kết quả đáng khích lệ, song công tác phổ biến,  tuyên truyền chính sách trong thời gian qua vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra, đôi lúc chưa đầy đủ, rõ ràng và kịp thời đến các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ, công chức, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dẫn đến việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ những nội dung của chính sách; Báo cáo số 63/BC-UBND ngày 20/03/2024 của UBND thành phố Tổng kết Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang và Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 26/04/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn đến năm 2019 và định hướng đến năm 2024 đánh giá như sau: “Phương pháp tuyên truyền còn mang tính hình thức, còn tuyên truyền “một chiều”, chưa có sự tương tác giữa người tuyên truyền và người được tuyên truyền; các ấn phẩm tuyên truyền còn đơn điệu, chưa thu hút; nhân lực làm công tác phổ biến, tuyên truyền chưa thực sự nắm vững và có chuyên môn về lĩnh vực tuyên truyền nên hiệu quả chưa cao; thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương…”.

Trong Báo cáo số 17/BC-UBND ngày 17/01/2021 của UBND thành phố Châu Đốc về kết quả thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch: “Những năm qua, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch đã được triển khai khá tích cực và hiệu quả, bằng chứng cụ thể là xây dựng được hệ thống các ấn phẩm về du lịch như: Tờ rơi, đĩa VCD, Website điện tử quảng bá hình ảnh du lịch thành phố. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn, ấn phẩm chưa phòng phú, đa dạng, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, vị trí và thế mạnh về du lịch của Châu Đốc. Các doanh nghiệp chưa chú trọng đến công tác xúc tiến quảng bá. Thực tế là phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn chưa ý thức được vai trò, tác dụng của công việc này nên họ không đầu tư hoặc đầu tư rất ít về nhân lực cũng như kinh phí. Thậm chí có những đơn vị còn cho đó là việc không cần thiết, không phối hợp với cơ quan chuyên môn trong cung cấp thông tin. Tình trạng này nếu tiếp tục diễn ra sẽ gây ảnh hưởng xấu đến kết quả xúc tiến. Chỉ khi nào doanh nghiệp chủ động và chịu bỏ kinh phí để quảng bá hình ảnh, sản phẩm của chính mình thì mới thực sự hiệu quả”

2.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch tuy được quy định rõ, nhưng trên thực tế chưa phát huy được hiệu quả tối đa. “Việc phối hợp giữa các đơn vị, địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ được giao có quan tâm, chuyển biến nhưng do cách làm ở một số đơn vị còn đơn điệu nên hiệu quả đem lại chưa tốt” đã được nêu trong Báo cáo số 17/BCUBND ngày 17/01/2021 của UBND thành phố Châu Đốc về kết quả thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch.

Một số cơ quan, đơn vị vẫn đùn đẩy trách nhiệm hoặc thực hiện chính sách mang tính chiếu lệ trong nhiệm vụ, thẩm quyền của mình nên chưa phát huy hết hiệu  quả. Công tác phối hợp giữa các phòng, ban chuyên môn thành phố, UBND phường, xã với nhau cho đến sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành phố trong việc chia sẻ, cung cấp thông tin thiếu chặt chẽ . Do đó, việc huy động các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách gặp khó khăn, dẫn đến năng lực cạnh tranh du lịch chưa cao.

Việc huy động tất cả các nguồn lực trong thực hiện chính sách còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực, trình độ, khả năng phân tích, dự báo,công tác tham mưu trong tổ chức thực hiện chính sách. Từ đó, các mục tiêu của chính sách chưa đạt theo kế hoạch đề ra: lượng khách du lịch thiếu ổn định, chỉ tập trung vào mùa lễ hội; nguồn nhân lực xã hội du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; môi trường du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập, tạo hình ảnh không tốt cho du khách.

Bên cạnh đó, Báo cáo số 100./BC-UBND ngày 29/04/2024 của UBND thành phố Tổng kết Chương trình Cải cách hành chính giai đoạn 2015-2024 và xây dựng Chương trình Cải cách hành chính giai đoạn 2025-2040trên địa bàn thành phố Châu Đốc có đánh giá: “Thủ tục hành chính tuy được rà soát, cải cách thường xuyên và đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà, gây khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân”.

Chất lượng công tác lập và quản lý quy hoạch thiếu chặt chẽ, chưa bảo đảm tính dự báo và khả thi, làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của nhân dân và giá trị các di tích lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương (theo Báo cáo số 28/BC-UBND ngày 17/02/2024 của UBND thành phố về tình hình phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc năm 2023).

2.3.4. Duy trì chính sách Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Việc tổ chức, duy trì thực hiện chính sách cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế nhất định như: “Trách nhiệm phối hợp, tổ chức thực hiện các giải pháp về phát triển du lịch giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan còn hạn chế, thiếu đồng bộ; công tác thực hiện chính sách chung của các phòng, ban chuyên môn về quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa nhịp nhàng; du lịch tâm linh gắn với du lịch sinh thái còn hạn chế; số lượng dự án đầu tư du lịch khá nhiều nhưng tình hình triển khai các dự án còn chậm, chưa tạo ra bước đột phá cho du lịch thành phố. Ý thức chấp hành của người dân trong hoạt động du lịch chưa cao, dẫn đến vi phạm đối với lĩnh vực này nhiều” theo Báo cáo số 232/BC-UBND ngày 27/11/2021 của UBND thành phố Châu Đốc về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về du lịch năm 2020 trên địa bàn thành phố Châu Đốc.

2.3.5. Điều chỉnh chính sách

Báo cáo số 63/BC-UBND ngày 20/03/2024 của UBND thành phố Tổng kết Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang và Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 26/04/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn đến năm 2019 và định hướng đến năm 2024 đánh giá: “Chưa phát huy tốt vai trò kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm nên việc điều chỉnh chính sách thực hiện phát triển du lịch theo giai đoạn cụ thể gặp nhiều khó khăn; thiếu sự phối hợp trong liên kết ngành, liên kết vùng trong du lịch; nhận thức về vai trò của du lịch trong đóng góp kinh tế  –  xã hội địa phương còn nhiều hạn chế; chưa chủ động trong công tác tham mưu và phối hợp để việc điều chỉnh chính sách đảm bảo phù hợp với  yêu cầu phát  triển của ngành trong giai đoạn thực hiện chính sách. Ngoài ra còn có sự hạn chế về thẩm quyền đối với việc điều chỉnh một số chính sách về phát triển du lịch của thành phố”.

2.3.6. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách  Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Phòng Văn hóa và Thông tin vẫn chưa phát huy hết vai trò theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển du lịch của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và UBND các phường, xã nên chưa đánh giá đúng được thực trạng tổ chức và kết quả thực hiện chính sách (theo Báo cáo số 63/BCUBND ngày 20/03/2024 của UBND thành phố Tổng kết Nghị quyết số 11NQ/TU ngày 18/01/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang và Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 26/04/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn đến năm 2019 và định hướng đến năm 2024).

2.3.7. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm

Quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc có liên quan đến nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân và tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội chung của thành phố. Do đó, cần phải thực hiện sơ, tổng kết hàng năm nhằm để nhận định, đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển du lịch trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo Báo cáo số 63/BC-UBND ngày 20/03/2024 của UBND thành phố Tổng kết Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang và Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 26/04/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn đến năm 2019 và định hướng đến năm 2024: “Chưa phát huy tốt vai trò theo dõi, giám sát, kiểm tra nên việc đánh giá, rút kinh nghiệm theo từng giai đoạn cụ thể gặp nhiều khó khăn. Điểm tham quan, các loại hình du lịch còn đơn điệu nên chưa đủ sức giữ chân du khách; môi trường du lịch, sản phẩm và các dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu, mua sắm của khách tham quan. Ứng xử trong du lịch của một số hộ kinh doanh chưa thân thiện, chuyên nghiệp. Mặc dù an ninh trật tự đã đạt được những kết quả tốt, tuy nhiên tình trạng chèo kéo khách vẫn còn, gây ảnh hưởng đến khách du lịch. Từ đó, dẫn đến sự phát triển trong lĩnh vực du lịch chưa tương ứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có, số ngày khách lưu trú và chi tiêu đang có chiều hướng giảm. Công tác thông tin xúc tiến du lịch tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng các chương trình quảng bá giới thiệu chưa được thực hiện theo chiều sâu, nội dung quảng bá chưa đậm nét, phong phú, hấp dẫn, nên chưa có sức thu hút các nhà đầu tư vào các dự án du lịch”.

2.4. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, An Giang hiện nay

2.4.1. Nguyên nhân của thành tựu Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Một là, ảnh hưởng tích cực của sự phát triển kinh tế, của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đời sống người dân được nâng cao… đã tạo cho người dân có điều kiện kinh tế hơn trong việc đi du lịch. Và thành phố Châu Đốc – Điểm đến an toàn, thân thiện sẽ là lựa chọn hấp dẫn của nhiều du khách.

Hai là, chủ động và có phối hợp tốt giữa các ban, ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và chuyên môn, đạt hiệu quả một cách thiết thực.

Đồng thời được sự đồng tình của các cấp và nhân dân trên địa bàn trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, kế hoạch phát triển du lịch, vì thế một số dự án nổi bật đã và đang triển khai như Cáp treo Núi Sam, khu vui chơi giải trí Hải Đến Châu Đốc.

Ba là, hỗ trợ, khuyến khích các công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch tổ chức nhiều chương trình (kích cầu du lịch; giảm giá những ngày thấp điểm…) với nhiều loại hình phong phú, hấp dẫn du khách, từ đó thu hút lượt khách đến tham quan và vui chơi giải trí tăng.

Bốn là, công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch được tăng cường; công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành định kỳ và thường xuyên giúp các doanh nghiệp, các hộ cá thể kinh doanh du lịch hoạt động đúng quy định của pháp luật; Từng bước đưa các hoạt động kinh doanh dịch vụ vào nề nếp, chấp hành nghiêm các quy định về văn minh du lịch, giữ gìn vệ sinh môi trường, không có hoạt động lợi dụng tín ngưỡng để thực hiện các hành vi mê tín dị đoan, tuyên truyền sai lệch chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các đơn vị kinh doanh du lịch đảm bảo các điều kiện phục vụ du khách đặc biệt trong các dịp lễ, tết.

Năm là, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đào tạo nghề được quan tâm chú trọng; Công tác thông tin tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch đã có bước đổi mới, thiết thực; môi trường du lịch và an ninh an toàn xã hội được đảm bảo góp phần xây dựng điểm đến du lịch Châu Đốc an toàn, thân thiện và mến khách.

Sáu là, tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, văn minh du lịch và các điều kiện phục vụ khách du lịch tại khu du lịch cơ bản được đảm bảo, hàng hóa, dịch vụ được niêm yết công khai và bán theo giá niêm yết.

2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, chưa hoàn thiện về cơ cấu của các cơ quan chuyên môn trong quản lý nhà nước về du lịch; điểm tham quan, các loại hình du lịch còn đơn điệu, thiếu khu vui chơi giải trí về đêm nên chưa đủ sức giữ chân du khách; môi trường du lịch, sản phẩm và các dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu, mua sắm của khách tham quan. Do đó, tỷ lệ khách lưu trú còn thấp so với lượt khách tham quan; chi tiêu bình quân của khách tham quan lưu trú chưa đạt chỉ tiêu đề ra.

Thứ hai, Châu Đốc là thành phố trẻ, kinh tế chưa phát triển mạnh, do đó, việc thu hút đầu tư cho phát triển du lịch còn có hạn chế nhất định. Đặc biệt, trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của sự phát triển chậm về kinh tế, thì ngân sách đầu tư cho du lịch bị cắt giảm; bản thân các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn nên hạn chế đầu tư vào lĩnh vực này.

Thứ ba, chưa xây dựng được sản phẩm du lịch lễ hội văn hóa; thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng. công tác thông tin xúc tiến du lịch tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng các chương trình quảng bá giới thiệu chưa được thực hiện theo chiều sâu, nội dung quảng bá chưa đậm nét, phong phú, hấp dẫn, nên chưa có sức thu hút các nhà đầu tư vào các dự án du lịch.

Thứ tư, chưa tạo được môi trường du lịch thân thiện, đảm bảo an ninh trật tự, tình trạng chèo kéo, cò mồi vẫn còn diễn ra, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của thành phố. Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

Thứ năm, đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác du lịch và nguồn nhân lực du lịch phát triển chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; chưa có một chương trình khung về đào tạo và huấn luyện đội ngũ lao động trực tiếp và gián tiếp ở mức độ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho đối tượng trong các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về công tác quản lý điểm đến, các nghiệp vụ ngành du lịch và các kỹ năng sống phục vụ cho ngành.

Thứ sáu, ứng xử trong du lịch của một số hộ kinh doanh chưa thân thiện, chuyên nghiệp. Từ đó, dẫn đến sự phát triển trong lĩnh vực du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có, số ngày khách lưu trú chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trên địa bàn.

Tiểu kết Chương 2

Nhìn chung, tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Chính quyền thành phố đến phường, xã đã lãnh đạo, ban hành các văn bản, kế hoạch cụ thể trong quá trình thực hiện chính sách, phát huy vai trò trong định hướng phát triển du lịch của thành phố. Nhận thức của người dân, nhất là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch ngày càng được nâng cao. Từ đó, du lịch luôn giữ vai trò là ngành kinh tế trọng điểm, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của thành phố. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch ở thành phố Châu Đốc cũng đang tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là cơ sở để đề ra định hướng,  giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển du lịch thành phố Châu Đốc trong thời gian tới. Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Thực trạng chính sách phát triển du lịch tại Châu Đốc […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993