Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Khái quát chung về Du lịch tỉnh Quảng Trị [19]
Quảng Trị nằm trên giao lộ của tuyến xuyên Việt và tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây; nơi gặp gỡ, giao thoa văn hóa các vùng miền trong nước. Là tuyến lửa ác liệt trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20, Quảng Trị lưu giữ một hệ thống di tích lịch sử chiến tranh đồ sộ và độc đáo, thu hút khách và các nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh. Đây là cơ sở để hình thành chương trình du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”, một thương hiệu nổi tiếng của du lịch Quảng Trị. Về mặt tự nhiên, nơi đây cũng có nhiều thắng cảnh đẹp như các bãi biển, sông suối, rừng nguyên sinh và các địa danh khác.
Ngoài ra, Quảng Trị còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, điều kiện vị trí địa lý – giao thông tương đối dễ tiếp cận bằng đường bộ, đường thuỷ và cả đường hàng không. Cũng chính từ những lợi thế và tiềm năng này, Quảng Trị trở thành cầu nối quan trọng cho các chương trình du lịch nối tiếp “Con đường Di sản miền Trung”, “Con đường huyền thoại” và các chương trình du lịch khác. Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
2.1.1. Vị trí ngành Du lịch [18]
Quảng Trị là một tỉnh nằm ở điểm đầu trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây về phía Việt Nam nên có nhiều lợi thế trong việc khai thác các nguồn khách du lịch inbound từ Lào và Thái Lan và ngược lại.
Tỉnh Quảng Trị đã chịu những hậu quả nặng nề trong cuộc chiến tranh Việt Nam, lại chịu ảnh hưởng của gió Lào ở miền Trung. Chính vì vậy, Quảng Trị là một trong những tỉnh thành của Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế tương đối chậm.
Kèm theo đó là Du lịch Quảng Trị vẫn chưa thực sự phát triển một cách tương xứng với tiềm năng sẵn có. Quảng Trị chịu ảnh hưởng từ hai địa điểm du lịch khác là Động Phong Nha của tỉnh Quảng Bình ở phía Bắc và Cố đô Huế ở phía Nam. Chính vì vậy, du khách thường chỉ đi qua Quảng Trị mà không lưu trú, cũng giống như du khách Thái Lan đi ngang qua Lào khi đến Việt Nam.
Tuy nhiên, với những giá trị đích thực vốn có của nó, Quảng Trị đang dần dần thu hút được lượng khách du lịch đáng kể trong những năm gần đây. Đặc biệt với sự quan tâm, đầu tư của Chính quyền địa phương, ngành du lịch hứa hẹn trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn chiến lược. Chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về du lịch. Đặc biệt Đảng cầm quyền ở đây đã ra Nghị quyết số: 02/NQ ngày 15 tháng 11 năm 2001 của Tỉnh uỷ Quảng Trị xác định: “Thương mại- du lịch- dịch vụ giữ vị trí quan trọng, phấn đấu sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo bước đột phá thời kỳ sau năm 2010”.
Theo thống kê, doanh thu du lịch của tỉnh tăng từ 6,6 tỷ đồng năm 1995 lên 40 tỷ đồng vào năm 2009, bình quân tăng 13,7% mỗi năm và thu hút hàng năm khoảng 400.000 lượt khách. Chỉ tính riêng huyện Hải Lăng, hàng năm, bình quân các điểm du lịch trên địa bàn huyện đã đón khoảng 250.000 đến 300.000 lượt khách du lịch đến tham quan. Trong đó, với lợi thế về yếu tố lịch sử, các chương trình, lễ hội du lịch mang tính tri ân như các chương trình hoài niệm chiến trường xưa, các chương trình du lịch DMZ cũng đã tiếp đón được hơn 3,6 triệu lượt khách với doanh thu xã hội về du lịch thu được ước tính hơn 2.770 tỷ đồng cho ngân sách địa phương.
Mặc dù vậy, du lịch Quảng Trị cũng được cảnh báo về những thách thức đã và đang đối mặt như việc tuyên truyền, quảng bá cho du lịch phần nhiều chỉ dừng lại ở mức tuyên truyền riêng lẻ, trong quá trình khai thác tiềm năng vẫn chưa biết khai thác, làm thức dậy những tiềm năng đó hoặc khai thác một cách vụng về, tuỳ tiện không đúng quy trình công nghệ du lịch sẽ không tạo ra được sản phẩm du lịch tốt, chưa nắm và vận dụng tốt những công nghệ du lịch – một dây chuyền sản xuất nghiêm ngặt nhằm tạo nên hiệu quả cao không những về mặt kinh tế mà còn ở cả mặt xã hội, văn hoá.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.1.2. Tài nguyên du lịch [19]
2.1.2.1. Các di tích lịch sử văn – văn hóa
Ngành du lịch Quảng Trị đang sở hữu nhiều địa điểm du lịch được xếp hạng của nhà nước. Theo thống kê, trong số 498 di tích đã được kiểm kê, đánh giá, Quảng Trị có đến 431 di tích lịch sử chiến tranh. Quảng Trị là địa phương đầu tiên và duy nhất khai thác du lịch hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội, hàng năm, có hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước tới đây và chủ yếu khách đến theo loại hình du lịch này. Quảng Trị hiện có rất nhiều điểm tham quan có lợi thế để phát triển ngành du lịch như: Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
- Thành Cổ Quảng Trị 13
- Khu thương mại Lao Bảo
- Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang 14
- Chợ Đông Hà
- Thánh địa La Vang 15
- Rừng Nguyên Sinh Rú Lịnh
- Sông Thạch Hãn 16
- Bản dân tộc Vân Kiều
- Căn cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu 17
- Camp Carroll
- Hàng Rào điện tử McNamara 18
- Cầu Đakrông
- Tượng đài “Giao bưu Dốc Miếu” 19
- Căn cứ Làng Vây
- Tượng đài Khát Vọng Thống Nhất 20
- Căn cứ Khe Sanh
- Sông Bến Hải 21
- Đồi Rockpile
- Cầu Hiền Lương 22
- Nghĩa trang Trường Sơn
- Địa Đạo Vịnh Mốc 23
- Nghĩa trang đường 9
- Nhà tù Lao Bảo 24
- Đường mòn Hồ Chí Minh
2.1.2.2. Đặc sản Quảng Trị
Quảng Trị có rất nhiều đặc sản, chẳng hạn như bánh ướt làng Phương Lang, rau trên đá Gio Sơn, cháo bột Hải Lăng (cháo Vạc Giường), xôi nếp Lào, bún hến làng Mai Xá, rượi Xê Ka, Cao Lá Vằng, v.v… Nơi đầy cũng có nhiều làng nghề truyền thống với các sản phẩm miền quê nổi tiếng như: Nón lá, thêu ren, dệt xăm lưới với các món ẩm thực được nhiều người biết đến như: Cháo bột Diên Sanh, canh ám làng Lam Thủy, bánh bột lọc Mỹ Chánh, rượu Kim Long, nước mắm Mỹ Thủy, ruốc bột Thâm Khê…
2.1.2.3. Lễ hội văn hóa
Ở Quảng Trị có một số lễ hội thu hút đông đảo sự tham gia của nhân dân địa phương và du khách như: Lễ hội đêm Thành Cổ, lễ hội Trường Sơn huyền thoại, lễ hội thống nhất non sông, lễ hội Tổ đình Sắc Tứ, lễ hội dân gian, hội Cướp Cù, hội Thượng Phước Lễ, hội rước kiệu ở thánh địa La Vang, lễ hội đua thuyền, lễ hội rước hến làng Mai Xá, lễ hội đua thuyền truyền thống làng Mai Xá, lễ hội chợ đình Bích La, lễ hội Nhịp cầu Xuyên Á…
2.1.2.4. Trung tâm mua sắm tại Quảng Trị
Quảng Trị được xem là một trong những trung tâm mua sắm lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước, nơi gần như duy nhất để khách du lịch tham quan và mua sắm các hàng hóa có nguồn gốc Thái Lan, Lào,…Bao gồm các điểm, các trung tâm mua sắm nổi tiếng như chợ Đông Hà, Trung tâm thương mại Lao Bảo, chợ phiên Cam Lộ, siêu thị CoopMart Đông Hà.
2.2. Thực trạng khai thác chương trình du lịch vùng phi quân sự ở tỉnh Quảng Trị hiện nay Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
2.2.1. Giới thiệu chung về chương trình du lịch vùng phi quân sự (Demilitaried Zone – DMZ) ở Quảng Trị
Chương trình du lịch DMZ là những chuyến tham quan du lịch đến những vùng phi quân sự, vùng đã từng xảy ra chiến sự, chiến tranh.
Ở một số quốc gia trên thế giới (Mĩ, Hàn Quốc, Nga, …), chương trình du lịch DMZ đã và đang thu hút được rất nhiều du khách (Ví dụ: theo một văn phòng Du lịch của Hàn Quốc, hàng năm chương trình du lịch DMZ đến Bàn Môn Điếm của nước này thu hút khoảng 20.000 du khách). Tại Việt Nam, trong những năm qua cũng đã và đang thu hút khách du lịch đến với chương trình du lịch DMZ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Sau hiệp định Gieneve năm 1954, Quảng Trị nơi có vĩ tuyến 17 đi qua bị chia cắt thành hai miền và vùng phi quân sự được thiết lập dọc hai bờ sông Bến Hải, mỗi bên cách bờ sông 5 km. Tại khu vực này, hai bên không được bố trí quân đội mà chỉ có lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh vùng giới tuyến của mình. Phía Bắc sông Bến Hải là vùng giải phóng của quân nhân ta, còn phía Nam thuộc vùng kiểm soát của Mỹ – Ngụy.
Chiến tranh kết thúc năm 1975 đã để lại rất nhiều di tích nơi mảnh đất Quảng Trị anh hùng, đó là những chứng tích lịch sử lẫy lừng trong vùng kiểm soát của cả hai bên như: cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, đường mòn Hồ Chí Minh, địa đạo Vịnh Mốc, Cồn Tiên, Dốc Miếu với hàng rào điện tử McNamara, Khe Sanh, thành cổ Quảng Trị… Những di tích lịch sử chiến tranh này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với dân tộc ta. Đó chính là những bảo tàng sống về ý chí và sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Đến nay, DMZ không chỉ được quan tâm với tư cách là chứng tích lịch sử mà còn là tuyến du lịch hấp dẫn du khách của Quảng Trị.
2.2.2. Các điểm di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu phục vụ chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
Chiến tranh đã lùi xa, hòa bình đã trở lại với đất nước, Quảng Trị hơn 30 năm nay nhưng vẫn còn đó vết tích chiến tranh, những bằng chứng, dấu ấn lịch sử còn in đậm mãi trong tâm trí tất cả người Việt Nam. Những bằng chứng, di tích lịch sử chiến tranh đó được người dân Quảng Trị lưu giữ không phải vì mối hận thù không thể xóa đối với những kẻ đã từng có dã tâm phá hoại, chia rẽ, cướp nước ta mà chúng được lưu giữ, giữ gìn với mục đích tượng trưng cho một thời kì hào hùng, anh dũng của cả dân tộc.
2.2.2.1. Cụm di tích sông Bến Hải – Cầu Hiền Lương
Sông Bến Hải dài gần 100 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy dọc theo vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông, đổ ra biển Đông tại cửa Tùng.
Theo hiệp định Gieneve 1954, Việt Nam tạm chia cắt thành hai miền Nam-Bắc, lấy vĩ tuyến 17, sông Bến Hải làm ranh giới quân sự. Một vĩ tuyến, một dòng sông ấy nhưng đã diễn ra bao chuyện giằng co, tranh đấu và hi vọng để rồi gần 20 năm sau mới lấp được, mới dỡ bỏ được.
Bắc qua sông Bến Hải tại km 735 trên quốc lộ 1A là cầu Hiền Lương. Cầu Hiền Lương cũng là cả một câu chuyện dài của nhân dân Quảng Trị:
Bên ven bờ Hiền Lương
Chiều nay ra đứng trông về
Mắt đượm tình quê
Đôi mắt đượm tình quê”
(Trích đoạn trong bài hát “Câu hò bên bến Hiền Lương”)
Những vần thơ của Hoàng Hiệp đã nói lên được rất nhiều tâm trạng của những người dân hai bên bờ Hiền Lương khi mà chung một cây cầu, chung một dòng sông nhưng con chỉ được nhìn mẹ, anh chỉ được nhìn em, chồng chỉ nhìn được vợ từ bên này sông sang bên kia sông với những đôi mắt đượm buồn, khắc khoải.
Cầu Hiền Lương đã 8 lần được bắc qua sông nhưng cây cầu để lại dấu ấn nhất trong lịch sử là cây cầu do Pháp xây dựng năm 1952. Mặc dù, chỉ tồn tại đến năm 1967 nhưng đó là biểu tượng trực tiếp của sự chia cắt, nhưng đồng thời cũng là nỗi khát vọng thống nhất nước nhà. Khi ấy, cầu được chia làm 2 phần, bờ Bắc với 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam 444 tấm, mỗi bên có 89m chiều dài cầu và tấm ván chính giữa mặt cầu được vạch một đường ngang sơn trắng, rộng 1cm làm ranh giới giữa hai miền Nam-Bắc. Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
Nhưng phía Mỹ đã dùng âm mưu để chia cắt chiếc cầu, chia cắt tình cảm nhân dân hai bờ bằng những vạch sơn khác nhau. Thoạt đầu, chúng chủ động sơn màu xanh một nửa cầu phía Nam, ta liền sơn tiếp màu xanh nửa cầu còn lại với ý nghĩa thống nhất. Chúng lại chuyển sang màu nâu, ta cũng sơn lại màu nâu. Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc. Cuối cùng, Mỹ phải chịu thua để chiếc cầu chỉ còn một màu xanh thống nhất với ý nghĩa và khẩu hiệu trên cổng kiểm soát bờ Bắc: “Nam – Bắc một nhà”.
Lại một lần nữa cầu Hiền Lương mang trong mình ý nghĩa như chiếc cầu thống nhất đất nước trong lần xây dựng năm 1974 khi ta xây dựng lại cầu. Và từ đó, nhân dân hai bên cầu đã hát chung một bài ca thống nhất, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới bên hai bờ Hiền Lương trong yên vui, hòa bình:
Giữa bầu trời Quảng Trị sông nước long lanh
Đón mùa xuân trở lại với hòa bình
Cũng trong cụm di tích này, một biểu tượng rất tiêu biểu, mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền dân tộc là hình ảnh Cột cờ Hiền Lương. Để động viên niềm tin của nhân dân hai bên bờ Hiền Lương vào Đảng và Bác Hồ, chúng ta đã duy trì việc cắm cờ, còn Mỹ luôn luôn tìm cách đánh phá cột cờ của ta. Vì vậy, việc bảo vệ và duy trì cho lá cờ Tổ Quốc tung bay trên bầu trời giới tuyến cũng là một kì tích của cán bộ chiến sỹ công an Hiền Lương. Một trong số các kì tích đó là câu chuyện “Chạy đua” về chiều cao cột cờ và chiều rộng của lá cờ. Những con số đã minh chứng rất rõ cho điều này, chỉ từ ngày 19/5/1956 đến ngày 28/10/1967, chúng ta đã treo đến 267 lá cờ, năm 1967 có 11 lần thay cột cờ, 42 lần thay lá cờ vì bị bom và pháo của Mỹ – Ngụy phá hỏng.
Qua đó ta thấy rằng, cùng với sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, cột cờ Hiền Lương chính là biểu tượng tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu bất diệt, niềm tin chiến thắng, khát vọng thống nhất nước nhà của quân và dân ta.
Năm tháng sẽ trôi qua, giới tuyến không còn nữa nhưng con sông ấy, cây cầu ấy, cột cờ ấy mãi là hình ảnh thu nhỏ về chiến tranh trên quê hương Quảng Trị anh hùng, là biểu tượng về sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam.
2.2.2.2. Địa đạo Vịnh Mốc
Cùng với địa đạo Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh), địa đạo Vịnh Mốc (Quảng Trị) là biểu tượng cho sự sáng tạo thông minh cũng như quyết tâm bám đất bám làng để giữ từng tấc đất thiêng liêng của dân tộc.
Vịnh Mốc thuộc xã Vĩnh Thạch huyện Vĩnh Linh, là một làng chài cách thị trấn Hồ Xá chừng 13km, cách bãi tắm Cửa Tùng 7km, cách đảo Cồn Cỏ anh hùng 30km. Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài đặc điểm chung của Vĩnh Linh là “Tuyến đầu của miền Bắc, hậu phương trực tiếp của miền Nam”, Vịnh Mốc còn có một vị thế vô cùng quan trọng cho việc tập kết và vận chuyển lương thực, vũ khí cho đảo Cồn Cỏ. Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
Năm 1964, không lực Mỹ thường xuyên nhả đạn nhằm san phẳng khu vực Vĩnh Linh, Vịnh Mốc cũng không nằm ngoài khu vực đó. Và đến tháng 6/1965, cả làng Vịnh Mốc không còn một nóc nhà nào nhưng để bám làng, giữ đất, tiếp tục sống và làm tròn nhiệm vụ với đảo Cồn Cỏ, nhân dân Vịnh Mốc đã phải đào hầm dưới lòng đất. Sau ba tháng kiên trì, gian khổ với phương tiện thô sơ, một hệ thống địa đạo chằng chịt hình thành với mục đích tiếp tục sống và chiến đấu của nhân dân Vịnh Mốc.
Toàn bộ địa đạo đã được đào trong lòng quả đồi đất có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7 ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0.9 m × 1.75m với độ dài 2034 m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m với 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và ngụy trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm.
Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khác nhau:
- Tầng 1: sâu 8 đến 10m dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời
- Tầng 2: sâu 12 đến 15m là nơi sống và sinh hoạt của dân làng.
- Tầng 3: sâu 30m là nơi trung chuyển hàng hóa, vũ khí ra đảo Cồn Cỏ
Dọc hai bên đường hầm địa đạo người ta khoét vào rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3-4 người ở. Ngoài ra, trong đường hầm còn có hội trường, giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm xá… Và nơi đây đã chứng kiến sự ra đời của 17 đứa trẻ trong hai năm 1967 – 1968. Đây chính là điểm khác biệt của Vịnh Mốc so với địa đạo Củ Chi bởi chức năng chính của Củ Chi là trực tiếp chiến đấu, còn ở đây người dân Vịnh Mốc đã vừa chiến đấu vừa sản xuất, sinh hoạt ngay tại địa đạo.
Địa đạo chấm dứt hoạt động vào năm 1972, khi chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ bị đánh bại, hiệp định Pari được kí kết. Trong gần 2000 ngày đêm tồn tại (1965 – 1972) với hàng trăm chuyến thuyền nan tiếp vận lương thực, vũ khí cho đảo Cồn Cỏ và với sự ra đời an toàn của 17 đứa trẻ đã nói lên sự đúng đắn, thông minh, sáng tạo, tinh thần chiến đấu anh dũng, không khuất phục kẻ thù của con người nơi đây.
2.2.2.3. Dốc Miếu và hàng rào điện tử McNamara
Nằm trên Quốc Lộ 1A thuộc thôn Gia Phong, Gio Linh. Vùng này có tên Ba Dốc vì địa hình gồm 3 con dốc liên tiếp nhau.
Sau 1954, địch đã tập trung xây dựng ở nơi đây một căn cứ quân sự lớn nhất vùng Gio Linh và đã có lúc người Pháp đã ngạo nghễ tuyên bố:
Sẽ không có viên đạn nào bắn nổi qua Dốc Miếu”. Nhưng tuyến bố ấy của người Pháp đã bị vô hiệu hóa bằng những chiến thắng của quân ta.
Lúc đầu, khi đánh Dốc Miếu. Ta phải dùng đường biển vào và vòng sau lưng Dốc Miếu đánh lên. Nhưng đến 1968, không cần dùng tới đường vòng. Pháo được kéo sát vào chân Dốc Miếu. Ngay loạt đạn đầu, đập chũng kho xăng bốc cháy phừng phừng, làm tâm điểm cho pháo ta đồng loạt điểm hỏa, phá vỡ hệ thống phòng ngự của Pháp.
Tiếp đó, từ khi đế quốc Mỹ đổ vào miền Nam, chúng đã tập trung xây dựng nơi đây thành một căn cứ quân sự lớn nhất vùng Gio Linh với tổng chi phí hơn 800 triệu USD, và với tên gọi phòng tuyến McNamara (tên bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ).
Hàng rào điện tử McNamara là hệ thống căn cứ được thiết lập dọc theo hệ thống đường 9, với hệ thống trang thiết bị phòng tuyến này được xếp vào hạng hiện đại nhất lúc bấy giờ trên thế giới
Dốc Miếu được coi là cứ điểm quan trọng nhất của phòng tuyến McNamara. Ở đây, địch xây dựng hệ thống hầm nhà ván, hệ thống lô cốt di động bằng bê tông, có trận địa pháo mặt đất.
Tuy nhiên, chúng đã dần dần bị vô hiệu hóa bởi khả năng, tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của ta, tuy chỉ bằng những vũ khí, phương tiện thô sơ, lạc hậu hơn rất nhiều. Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
2.2.2.4. Đường mòn Hồ Chí Minh
Đường mòn Hồ Chí Minh len lỏi giữa núi rừng Trường Sơn đi qua địa phận Quảng Trị, được đất và người Quảng Trị chở che đã trở thành huyền thoại bởi những sự tích anh hùng khắc sâu trong tâm thức người Việt Nam và bạn bè khắp nơi trên thế gíới. Con đường không chỉ chuyển tải lương thực, thực phẩm cho kháng chiến mà chuyển cả ý chí quật cường, quyết tâm của dân tộc chiến thắng kẻ thù xâm lược, thống nhất đất nước. Con đường huyền thoại này chạy qua các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, mà Quảng Trị là trung tâm quan trọng.
Đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Quảng Trị có giá trị lịch sử to lớn. Đây vừa là điểm xuất phát đầu tiên của đường dây 559 hình thành con đường mang tên Bác, vừa là điểm cuối cùng của Miền Bắc XHCN, là điểm đầu tiên của mảnh đất thần đồng miền Nam. Do vậy, mức độ chiến tranh ở đây vô cùng ác liệt.
Đường mòn Hồ Chí Minh bao gồm các tuyến:
- Tuyến đường gùi thồ.
- Tuyến đường cơ giới 15A.
- Tuyến đường cơ giới 14.
Gồm các di tích:
Khe Hó: Là tên vùng rừng núi phía tây Vĩnh Linh, thuộc địa phận xã Vĩnh Hà, cách thị trấn Bến Quan chừng 7km. Đây là điểm xuất phát đầu tiên của đường mòn gùi thồ đơn sơ trên đường Trường Sơn nhằm chi viện cho chiến trường miền Nam vào thời điểm khó khăn nhất. Nó mở đầu cho cuộc trường chinh “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của dân tộc.
Đường Khe Sanh – Sà Tầm – Tà Long: Đây là một nhánh của đường mòn Hồ Chí Minh, nằm trên địa bàn 2 huyện Hướng Hóa và Đăkrông. Tuyến này nối với đường 9 tại km 65, giao với đường mòn Hồ Chí Minh tại km 72, cách khu danh thắng Đăkrông 27km. Đây là con đường vận tải chiến lược khi đường Trường Sơn chuyển từ Tây à Đông, góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. Tuyến đường này được hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp, do lực lượng công binh và dân công hỏa tuyến Bình Trị Thiên khai phá để lập chiến khu sau đó lực lượng thanh niên xung phong và binh đoàn 559 mở mang để chuyển nhân tài, vật lực, vũ khí, lương thực… phục vụ kháng chiến. Đường có tổng chiều dài 35km, gồm 3 đoạn chính:
Đoạn 1: Từ đầu đến km 16 là địa hình hiểm trở, núi rừng rậm rạp, đường quanh co, một bên là núi cao một bên là vực sâu, cua ngoặt, dốc cao. Nền đường dày rộng 3-5m, đoạn vượt suối băng ngầm đá, mùa mưa thường ngập nước.
Đoạn 2: Đoạn từ km 16 đến km 22, đường bằng đất sỏi đồi, chạy luồn lách trong rừng già nguyên sinh, cây cối um tùm, qua Sa Trầm, Tà Mao. Đoạn đường này còn là nơi che chở cho các anh bộ đội cụ Hồ nghỉ chân sau những ngày hành quân mệt nhọc.
Đoạn 3: Từ km 22 đến km 35, tuyến lên dốc cao qua động Cô Tiên, làm trại xuyên rừng sâu, núi rừng hiểm trở và phải vượt sông Đakrông. Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
Cầu treo Bến Tắt: Cầu bắc qua thượng nguồn sông Bến Hải, nằm trên trục đường 15, thuộc phạm vi xã Vĩnh Trường, cách cổng chào nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn 40m về phía Tây Bắc.
Nhằm đẩy mạnh tốc độ chi viện đảm bảo công tác hậu cần tốt hơn, chuẩn bị cho thời kì hoạt động lớn của quân giải phóng, cầu này ra đời để đáp ứng mục đích đó. Mùa hè 1973, trung đoàn 99 công binh tiến hành thi công trên trục đường 15, thay thế điểm vượt thượng nguồn sông Bến Hải bằng ngầm Bến Tắt trước đây. Tháng 11/1973 thì hoàn thành và đi vào sử dụng.
Ngầm Bến Tắt: Là điểm vượt thượng nguồn sông Bến Hải thuộc địa bàn xã Vĩnh Trường. Đây là điểm vượt quan trọng của tuyến giao liên thống nhất và tuyến giao thông quân sự. Nơi đây đã đón đưa hàng vạn chiến sĩ, binh khí, lúa gạo từ hậu phương chi viện cho chiến trường miền Nam. Cũng chính tại nơi đây trong thời gian chiến tranh đã liên tiếp diễn ra các cuộc đọ sức lớn giữa lực lượng bảo vệ ngầm với các loại máy bay hiện đại của Mỹ tiến hành oanh kích đánh phá. Ngầm vẫn hoạt động thông suốt và không ngừng nâng cao cường độ vận tải, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 2.2.2.5. Đường 9 – Khe Sanh
- Đường 9:
Pháp xây dựng đường 9 vào năm 1930. Đường 9 có một vị trí địa lý rất quan trọng về mặt chiến lược. Con đường này đi qua 2 nước: Việt, Lào từ Đông sang Tây. Do vậy, nó cắt ngang dãy núi Trường Sơn, đồng thời cũng cắt ngang đường mòn Hồ Chí Minh – một tuyến vận tải chiến lược từ Bắc vào Nam. Và để kiểm soát con đường 9 với mục đích chính là ngăn chặn sự chi viện của quân đội nhân dân Việt Nam từ Bắc vào Nam, Mỹ đã thành lập 1 hệ thống căn cứ quân sự dày đặc dọc theo con đường này, từ Đông Hà lên đến Làng Vây. Trong đó có những căn cứ tiêu biểu như: Campcarol, Campfuller, Rockpile, Vendergrift, căn cứ Khe Sanh và căn cứ Làng Vây.
Năm 1959, khi ở miền Nam diễn ra phong trào “tố cộng, diệt cộng”, những người lính Việt Minh không thể chịu nỗi sự đàn áp, bắt bớ, giam cầm của chế độ Ngô Đình Diệm, nên họ đã nổi dậy, tự vũ trang để đánh lại. Do muốn biết được tình hình chiến sự ở miền Nam như thế nào, miền Bắc đã thiết lập đường mòn Hồ Chí Minh với mục đích chính là có đường dây giao liên để thông tin liên lạc. Lúc đầu, tuyến đường này đi theo những con đường mòn của người dân tộc. Trong giai đoạn đầu (1959 – 1964), tuyến đường này phải tuyệt đối giữ bí mật vì nó nằm trong vùng kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa. Và để giữ bí mật trong lúc vượt qua đường 9, những người giao liên đi trên con đường này có một câu khẩu hiệu rất nổi tiếng: “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải chất khai quang làm trụi lá xuống nhiều tỉnh ở Việt Nam, trong đó có tỉnh Quảng Trị. Lượng chất độc dioxin được tìm thấy nhiều nhất ở tuyến đường mòn Hồ Chí Minh và tuyến đường 9. Vì thế, đến nay Quảng Trị vẫn còn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do chất độc màu da cam.
Vào những năm 1960, đường 9 chỉ là một con đường rải đá, nhỏ hẹp. Để phát triển kinh tế hai nước: Việt – Lào, ngày nay người ta đầu tư xây dựng đường 9 cũng như hệ thống cầu cống trên tuyến đường này tốt hơn.
Đây là cung đường huyết mạch trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Hiện tại, con đường này trở thành một phần trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây dài 1.450 km liên kết 4 nước Việt Nam – Lào – Thái Lan và Myanma.
- Khe Sanh
Khe Sanh là một thị trấn của Việt Nam, huyện lỵ của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cách Đông Hà 63 km về phía Tây, cách cửa khẩu Lao Bảo 20 km về phía Đông. Khe Sanh được cả thế giới biết đến như là “Trận Điện Biên Phủ thứ hai” hay là chốn “địa ngục trần gian“ theo cách nghĩ của lính Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ qua trận đánh Khe Sanh 1968 lịch sử.
Khe Sanh có một vị trí chiến lược rất quan trọng, vì thế quân đội Mỹ đã thiết lập căn cứ Khe Sanh (tại Khe Sanh) với hy vọng sẽ ngăn chặn được sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam của Quân đội Nhân dân Việt Nam và sẽ cắt được đường mòn Hồ Chí Minh.
Khe Sanh nằm trong một thung lũng đất đỏ cao hơn mặt nước biển 400 m. Năm 1965-1966, Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã xây dựng Khe Sanh thành cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ đường 9. Đây là một trong ba “mắt thần” (Khe Sanh, Làng Vây và Tà Cơn) của hàng rào điện tử McNamara. Tại Khe Sanh đã diễn ra những trận đánh lớn trong chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh năm 1968, chiến dịch Đường 9 – Nam Lào năm 1971.
Khe Sanh là một địa điểm được nhắc đến trong một vài bài hát Việt Nam và cũng là tựa đề của một bài hát về những đắng cay mà lính Úc đã phải chịu đựng ở khu quân sự này của nhóm nhạc rock Cold Chisel (dù đã có rất ít binh lính nước này tham chiến tại Khe Sanh suốt trong thời gian họ ở Việt Nam). Trong bài diễn văn tại lễ nhậm chức ngày 20/1/2009, Tổng thống Mỹ Obama cũng đã nhắc đến Khe Sanh như một hành động vinh danh những người Mỹ hy sinh vì nước.
2.2.2.6. Thành cổ Quảng Trị
Nói đến Quảng Trị không thể nào không nhắc ta nhớ tới ngôi thành cổ lạ thường. Ở đó diễn ra những trận chiến vô cùng anh hùng của nhân dân Quảng Trị nói riêng và cả nước ta nói chung.
Ngôi thành cổ đầy sắt thép ấy chính là nơi thử lửa, thử lòng dạ trung thành của nhân dân Quảng Trị với hàng vạn tấn bom đạn đã trút xuống. Mảnh đất nhỏ bé ấy, ngôi thành mà sách xưa chỉ ghi lại vài nét đơn sơ: Chu vi 481 trượng, 6 thước đã trở thành một ngôi thành bất diệt.
Thành cổ Quảng Trị nằm ngay ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2 km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam. Đây vừa là công trình thành lũy quân sự vừa là trụ sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ 1809 đến 1945. Đây cũng là nơi để vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh của Quảng Trị hoặc tổ chức các lễ tiết trong năm. Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, khi thực dân pháp đặt chính quyền bảo hộ thì tại thành cổ lại có thêm nhà lao, tòa mật thám, trại lính Khố Xanh, cơ quan thuế đoạn… Tại nhà lao của thành cổ Quảng Trị, rất nhiều các chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước bị giam cầm và chính nơi đây đã trở thành trường học chính trị để rèn luyện ý chí son sắt, khả năng đấu tranh trực diện với kẻ thù của những người yêu nước.
Năm 1972, Mỹ đã ném xuống đây gần 330.000 tấn bom đạn với đủ các loại bom phá, bom napan, bom bi, bom lân tinh… Trên một diện tích với chu vi chưa đến 3km, thành cổ đã phải chịu đựng một lượng bom đạn có sức công phá bằng 8 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hirosima (Nhật Bản) năm 1945.
Lực lượng của địch mạnh, vũ khí của địch hiện đại, tối tân nhưng không lùi bước trước kẻ thù, trước bom đạn, các chiến sỹ quân giải phóng đã kiên cường bám thành chiến đấu liên tục 81 ngày đêm trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn. Ngày 15/9 là ngày diễn ra trận chiến căng thẳng của toàn bộ các chiến sỹ giữ thành với lính thủy quân lục chiến Mỹ-Ngụy. Quân địch được chi viện tối đa đã ồ ạt đột phá hai cổng thành, tiến sát vào nhà lao nhưng không thể trụ nổi với hỏa lực của ta. Chúng đã xả pháo mạnh vào quân giải phóng nhưng các chiến sỹ vẫn không rời trận địa, kiên quyết chống trả quyết liệt cho đến khi có lệnh của cấp trên mới chịu rút lui.
Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị (28/6 đến 16/9/1972) là cuộc chiến đấu gay go ác liệt, giành giật từng tấc đất trong nhiều ngày. Các chiến sỹ giải phóng cùng với quân và dân Quảng Trị đã bẻ gãy nhiều cuộc phản công của một đội quân được trang bị nhiều phương tiện và vũ khí hiện đại, thừa bom đạn để chiến đấu, nhưng 26400 tên địch đã bị xóa sổ, 349 xe (200 xe tăng) và 230 khẩu pháo bị phá hủy, 250 máy bay bị bắn rơi.
Song, để chiến thắng được kẻ thù tại thành cổ Quảng Trị cũng như tại các trận chiến khác, chúng ta cũng phải trả giá, hi sinh rất nhiều. Người ta nói rằng, xương thịt của các chiến sỹ đã hòa lẫn với đất thành cổ và mỗi tấc đất thành cổ đã thấm đẫm máu của chiến sỹ và đồng bào ta để chúng ta có được hòa bình, hạnh phúc như hôm nay. Do vậy khi đến với Thánh Cổ, các cựu chiến binh khi về thăm quan Thành cổ thường nhắc nhở nhau rẳng:
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Thành Cổ trong xanh và lộng gió
Ru mãi bài ca bất tận đến vô cùng
Nhẹ bước chân và nói khẻ thôi
Thành Cổ rộng sao bạn tôi nằm chật Mỗi tất đất là một cuộc đời có thật Cho hôm nay tôi đến ngẹn ngào.
2.2.2.7. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
Trên khắp đất nước ta, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp các nghĩa trang, đài tưởng niệm và chắc hẳn mọi người dân Việt Nam ai cũng đã từng ít nhất một lần đến các nghĩa trang liệt sỹ để thắp hương tưởng niệm các liệt sỹ, những người con thân yêu của Tổ Quốc đã ngã xuống cho hòa bình, độc lập của đất nước. Và nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là một trong những nghĩa trang có qui mô lớn nhất, được xây dựng với ý nghĩa tôn vinh, với lòng thương nhớ sâu sắc đến các anh hùng liệt sỹ của toàn thể nhân dân, Đảng và Nhà nước ta.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn nằm trên khu đồi Bến Tắt, thuộc xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, cách thị xã Đông Hà khoảng 38 km về phía Tây Bắc.
Tuyến đường vận tải quân sự chiến lược 559 có ý nghĩa to lớn và là một nhân tố quan trọng góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đến thắng lợi, là con đường huyết mạch miền Trung để nối hai miền Nam – Bắc. Trước kia, để chi viện cho miền Nam, bộ đội ta phải đi qua đèo Hải Vân rất hiểm trở, khó khăn, vất vả với một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Vì vậy, ta đã mở đường mòn Hồ Chí Minh để hậu phương miền Bắc có thể tiếp lương thực, nhu yếu phẩm, quân trang, vũ khí… cho tiền tuyến miền Nam được thuận lợi hơn, đỡ vất vả hơn. Nhưng để mở đường, để giữ cho mạch giao thông được thông suốt, để bảo vệ con đường này, hàng chục ngàn cán bộ, chiến sỹ của chúng ta đã ngã xuống, đã anh dũng hi sinh.
Vì vậy, sau ngày đất nước thống nhất, Trung Ương Đảng và Bộ Quốc phòng đã phê chuẩn dự án xây dựng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn để tưởng nhớ, tôn vinh những người đã hi sinh trên tuyến đường này. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn được khởi công xây dựng ngày 24/10/1975 và hoàn thành ngày 10/4/1977.
Nơi đây đã qui tụ hơn 10.000 phần mộ các liệt sỹ với diện tích 140.000 m2; trong đó, diện tích đất mộ là 23.000 m2, khu tượng đài 7.000 m2, khu trồng cây xanh 60.000 m2, khu hồ cảnh 35.000 m2, và đường ô tô rải nhựa trong khuôn viên nghĩa trang là 15.000 m2.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các chiến sỹ đã hi sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đồng thời còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta.
Ngày nay, nghĩa trang Trường Sơn còn là nơi để thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước. Vì thế, hàng năm, các đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương và nhân dân cả nước đều đến thăm và thực hiện công việc đền ơn đáp nghĩa, nêu cao truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
2.2.3. Thực trạng khai thác chương trình du lịch vùng phi Quân sự hiện nay Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
Như đã trình bày ở trên, Quảng Trị là một trong số các địa phương có tài nguyên du lịch rất phong phú, đa dạng (bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn) với bờ biển dài 75km, cảng Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, đường sắt xuyên Việt, nơi giao tiếp của quốc lộ 1A- quốc lộ 9- đường xuyên Á nối liền Việt Nam-Lào và các nước khác trong khu vực.
Hệ thống di tích lịch sử cách mạng, DMZ của Quảng Trị dày đặc, liên hoàn, trải dài từ Cửa Tùng, Cửa Việt lên Cồn Tiên, Dốc Miếu, qua Tân Lâm để đến với Khe Sanh, Tà Cơn, Làng Vây, Lao Bảo…
Văn hóa tinh thần của Quảng Trị có những nét đặc trưng mang bản sắc văn hóa miền Trung và văn hóa các dân tộc Pacô, Vân Kiều.
Ngoài ra, thiên nhiên đã ban tặng cho Quảng Trị nhiều bãi biển đẹp như Cửa Tùng, Cửa việt, Mỹ Thủy…
Đây là những tiền đề rất thuận lợi để Quảng Trị phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch DMZ nói riêng. Trong những năm gần đây, với việc xác định Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nên việc khai thác tuyến du lịch DMZ của Quảng Trị đã có những kết quả nhất định.
2.2.3.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật
Phục vụ cho du lịch nói chung cũng như chương trình du lịch DMZ nói riêng như: hệ thống cơ sở lưu trú, kinh doanh dịch vụ phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã tạo ra sự đa dạng hơn trong kinh doanh du lịch và các sản phẩm du lịch.
Nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ được xây mới, nâng cấp mà trọng điểm là tại thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị.
Hình thành mạng lưới điện, mạng lưới giao thông phục vụ tại các di tích.
Vốn đầu tư cho du lịch, đặc biệt là các di tích lịch sử tăng đáng kể (mỗi năm Quảng Trị được đầu tư khoảng 4 đến 5 tỉ đồng cho việc tôn tạo, tu bổ các di tích).
Đã và đang trùng tu, tôn tạo, tu bổ một số di tích DMZ như cầu Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc…để có thể thu hút được nhiều khách hơn. Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
2.2.3.2. Đối tượng khách chủ yếu
Cựu chiến binh Việt Nam.
Nhân dân cả nước với mục đích đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn.
Khách du lịch Châu Âu và cựu quân nhân Mỹ, những người trong quá khứ đã từng tham gia vào chiến tranh Việt – Mỹ (mỗi năm có khoảng 12 đến 15 nghìn người đến Quảng Trị để “Tìm về chiến trường xưa”).
Tuy nhiên, Quảng Trị vẫn chưa khai thác được hết các thế mạnh của DMZ.
Điều này được thể hiện ở chỗ:
Đối tượng khách đến với Quảng Trị chưa phong phú, đa dạng mà mới chủ yếu là các cựu chiến binh.
Mới chỉ tôn tạo, tái tạo, trùng tu một vài di tích nhỏ, lẻ như: địa đạo Vịnh Mốc, cầu Hiền Lương, sân bay Tà Cơn… nên chưa thu hút và giữ chân du khách được nhiều ngày.
2.2.3.3. Một số tuyến điểm du lịch vùng phi quân sự của Quảng Trị hiện nay
Với hệ thống di tích lịch sử cách mạng DMZ dày đặc, liên hoàn, Quảng Trị đã được Tổng cục Du Lịch chọn là một trong 20 khu du lịch trọng điểm của cả nước. Những năm qua, cùng với các chương trình, loại hình du lịch đặc trưng, phổ biến của Quảng Trị (như: Đường Hồ Chí Minh huyền thoại, Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội, một ngày ăn cơm ba nước, nghỉ dưỡng biển, Caravan Tour) thì chương trình du lịch DMZ cũng thu hút được rất nhiều du khách.
Chương trình du lịch DMZ đã và đang được các công ty lữ hành khai thác với các điểm tham quan chính gồm: Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc-Bảo tàng địa đạo, đường mòn Hồ Chí Minh, nhà tù Lao Bảo, thành cổ Quảng Trị, cụm di tích Khe Sanh- Làng Vây-Tà Cơn, hàng rào điện tử Mcnamara, di tích Dốc Miếu, cầu treo Đăkrông, thánh địa La Vang, cụm di tích Caroll-RockPille, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nghĩa trang đường 9, khu tưởng niệm đồng chí Lê Duẩn, khu di tích ủy ban cách mạng lâm thời.
Một số công ty đã và đang khai thác tuyến du lịch DMZ như:
Quảng Trị Hotel-Tourism Company Travel Agency, 66 Lê Duẩn, thị xã Đông Hà-Quảng Trị:
Tuyến 1 ngày:
Sáng: Đông Hà -Rockpile – cầu treo Đăkrông – đường mòn Hồ Chí Minh-Bản Bru-Vân Kiều-Khe Sanh (nghỉ trưa).
Chiều: Cầu Hiền Lương-sông Bến Hải-Vịnh Mốc-bảo tàng địa đạo
Tuyến 2 ngày:
Ngày 1: Sáng: Thành cổ -La Vang-thị xã Đông Hà (nghỉ trưa).
Chiều: Dốc Miếu-cầu Hiền Lương-sông Bến Hải – địa đạo Vịnh Mốc-bảo tàng địa đạo-Cửa Tùng.
Tối: Nghỉ tại Đông Hà. Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
Ngày 2: Sáng: Căn cứ Cồn Tiên-nghĩa trang Trường Sơn-Carrol Rockpille-cầu treo Đăkrông- đường mòn Hồ Chí Minh-bản Bru-Vân Kiều-Khe Sanh
Chiều: Tà Cơn – Khe Sanh – Làng Vây-cửa khẩu Lao Bảo- nhà tù Lao Bảo. Sinh Cafe Open Tour
Ngày 1: Từ Hà Nội đến Thị Xã Đông Hà
Ngày 2: Sáng: Carrol Rockpille – Khe Sanh.
Chiều: Đường mòn Hồ Chí Minh – Tà Cơn – Hàng rào điện tử McNamara – Vĩnh Mốc – Cầu Hiền Lương
Ngày 3: Sáng: Cửa Tùng
Chiều: Về Hà Nội
2.3. Kết quả khảo sát về chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự tỉnh Quảng Trị
2.3.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn
Quy trình nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước: (1) Nghiên cứu sơ bộ và (2) Nghiên cứu chính thức.
2.3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ gồm: Nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu sơ bộ định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ định tính: Được tiến hành thông qua quá trình thảo luận với 7 nhà chuyên môn là các lãnh đạo của một số công ty lữ hành và một số hướng dẫn viên. Mục đích chủ yếu của bước nghiên cứu này là nhằm khám phá, xây dựng, điều chỉnh hay bổ sung các yếu tố phản ánh chất lượng Chương trình du lịch vùng phi quân sự. Cụ thể:
Đối với khách du lịch gồm các yếu tố như: Đánh giá Chương trình du lịch vùng phi quân sự sau khi đã thiết kế; Đánh giá các điểm tham quan có trong Chương trình du lịch; Đánh giá hướng dẫn viên; Đánh giá dịch vụ vận chuyển; Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú; chất lượng dịch vụ ăn uống; Đánh giá dịch vụ bổ sung, v.v.
Đối với hướng dẫn viên: Đánh giá bao gồm tất cả các yếu tố giống đối tượng là khách du lịch ngoại trừ yếu tố đánh giá Hướng dẫn viên.
Dựa trên các yếu tố này, nghiên cứu đã hình thành danh mục các vấn đề cần đánh giá trong từng yếu tố làm cơ sở cho việc tiến hành thảo luận một lần nữa với các nhà chuyên môn. Kết quả là bảng hỏi sơ bộ đã được hoàn chỉnh cho cả đối tượng là khách du lịch lẫn hướng dẫn viên. Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
Bảng hỏi này được chia thành hai phần chính đối với khách du lịch, phần đầu được thiết kế để thu thập thông tin cá nhân của khách du lịch. Phần thứ hai được thiết kế chi tiết hơn để thu thập thông tin đánh giá của các đối tượng về chất lượng Chương trình du lịch vùng phi quân sự theo các yếu tố đã nêu trên. Riêng hướng dẫn viên chỉ thu thập đánh giá về chất lượng Chương trình du lịch vùng phi quân sự như ở phần thứ hai của bảng hỏi dùng để khảo sát khách du lịch.
Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Nghiên cứu này được tiến hành thông qua quá trình điều tra thử 15 người, gồm: 5 khách nội địa, 5 khách quốc tế và 5 hướng dẫn viên. Mục đích của nghiên cứu này nhằm hoàn thiện bảng hỏi phục vụ cho bước nghiên cứu chính thức tiếp theo.
2.3.1.2. Nghiên cứu chính thức
Sau khi bảng hỏi hoàn thiện tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng, gồm: 100 đối tượng là khách du lịch nội địa, 50 đối tượng là khách du lịch quốc tế và 50 đối tượng là hướng dẫn viên. Số liệu thu thập được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, với việc sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả để phân tích và xử lý số liệu liên quan đến chất lượng Chương trình du lịch vùng phi quân sự tỉnh Quảng Trị.
2.3.2. Khái quát thông tin chung về khách du lịch
Để đánh giá chất lượng Chương trình du lịch vùng phi quân sự tỉnh Quảng Trị, trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành khảo sát khách du lịch và hướng dẫn viên. Tuy nhiên nhằm đảm bảo độ tin cậy của việc khảo sát, trong quá trình khảo sát tác giả cũng đã kết hợp việc thu thập các đánh giá về chất lượng Chương trình du lịch với thông tin cá nhân của các đối tượng được điều tra, đặc biệt là đối với khách du lịch, đây là đối tượng chính và có khả năng đưa ra các thông tin chính xác nhất về chất lượng của Chương trình du lịch vùng phi quân sự tỉnh Quảng Trị. Kết quả khảo sát của đối tượng là khách du lịch quốc tế lẫn nội địa về chất lượng Chương trình du lịch vùng phi quân sự tỉnh Quảng Trị được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thông tin chung về khách du lịch
2.3.3. Thực trạng các thuộc tính về chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự tỉnh Quảng Trị Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
2.3.3.1. Chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự sau khi đã thiết kế
Thiết kế Chương trình du lịch là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng và có tính chất quyết định đến công tác nâng cao chất lượng Chương trình du lịch nói chung và Chương trình du lịch vùng phi quân sự nói riêng.
Bảng 2.2. Đánh giá chất lượng Chương trình du lịch vùng phi quân sự sau khi đã thiết kế
Qua kết quả khảo sát khách du lịch nội địa, khách quốc tế và hướng dẫn viên ở bảng 2.2 cho thấy, Chương trình du lịch DMZ sau khi đã thiết kế chưa được đánh giá tốt, cụ thể các nhận định đều được đánh giá ở mức chỉ trên trung bình, trong đó đánh giá cao trên mức trung bình là nhận định tính hợp lý của lịch trình tham quan từ 3,52 điểm đến 3,68 điểm, với mức độ đánh giá từ mức tốt trở lên (tốt và rất tốt) đạt 52% – 60%, tuy nhiên vẫn còn tồn tại 48% – 50% du khách và hướng dẫn viên đánh giá ở mức trung bình và tồi; các nhận định còn lại được đánh giá chỉ trên mức trung bình với mức là 3,33 điểm, trong đó nhận định tính hợp lý của lộ trình tham quan và nhận định tính hấp dẫn, độc đáo của điểm tham quan có mức độ đánh giá từ mức tốt trở lên đạt 45% và 43%. Tuy nhiên, so với du khách nội địa và hướng dẫn viên thì du khách quốc tế đánh giá cao hơn các nhận định về tính hấp dẫn, độc đáo của các điểm tham quan và tính hợp lý của lộ trình tham quan, cụ thể được đánh giá ở mức 3,60 điểm – 3,70 điểm, xem xét mức độ đánh giá chi tiết cho thấy 56% – 60% du khách quốc tế đánh giá từ mức tốt trở lên (tốt và rất tốt). Tuy nhiên vẫn còn tồn tại các du khách đánh giá ở mức tồi ở mức độ là 16%và 18%.
2.3.3.2. Chất lượng điểm tham quan có trong chương trình du lịch
Chương trình du lịch khi thiết kế có chất lượng tốt hay xấu nó phụ thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố, đầu tiên phải kể đến đó là chất lượng điểm tham quan. Để đánh giá chất lượng điểm tham quan, nghiên cứu này cũng đã khảo sát 3 đối tượng, là du khách nội địa, quốc tế và hướng dẫn viên. Kết quả được thể hiện ở các bảng sau:
Bảng 2.3. Đánh giá chất lượng điểm tham quan có trong Chương trình du lịch vùng phi quân sự
Như vậy kết quả khảo sát đối tượng du khách (quốc tế, nội địa) và hướng dẫn viên về chất lượng của các điểm tham quan có trong Chương trình du lịch DMZ ở bảng 2.3 cho thấy: Hầu hết đều cho rằng các điểm tham quan này có an ninh, an toàn tốt; mức độ vệ sinh và mức độ bảo tồn và tôn tạo công trình chưa được chú trọng; riêng nhận định vẻ đẹp của cảnh quan được du khách quốc tế đánh giá tốt hơn so với du khách nội địa và hướng dẫn viên.
2.3.3.3. Chất lượng hướng dẫn viên phục vụ Chương trình du lịch vùng phi quân sự
Chất lượng nguồn nhân lực du lịch nói chung và chất lượng hướng dẫn viên nói riêng có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng hoạt động du lịch. Do vậy việc đánh giá chất lượng hướng dẫn viên có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp nhằm hình thành và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, từng bước đưa hoạt động du lịch mang tính chuyên nghiệp cao, thích ứng với thời kỳ hội nhập quốc tế. Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
Bảng 2.4. Đánh giá chất lượng hướng dẫn viên phục vụ Chương trình du lịch DMZ
Kết quả bảng 2.3 cho thấy, du khách nội địa và khách quốc tế có mức đánh giá về kiến thức và điều hành Chương trình du lịch của hướng dẫn viên cao hơn mức trung bình, cụ thể là từ 3,52 điểm – 3,62 điểm. Tuy nhiên vẫn còn một số nhận định được du khách đánh giá ở mức tồi tương đối cao với 10% cho nhận định. Về nhận định về trang phục, sức khỏe và thái độ phục vụ được du khách quốc tế và khách nội địa đánh giá cao, cụ thể là 4,00 điểm – 4,20 điểm, đồng thời xem xét chi tiết mức độ đánh giá cho thấy tỷ lệ đánh giá của các nhận định này từ mức tốt trở lên từ 78% – 89%, mặc dù vậy vẫn tồn tại 1-2% du khách đánh giá các nhận định này ở mức tồi. Bên cạnh đó các nhận định được khách du lịch nội địa đánh giá cao hơn mức trung bình, cụ thể: kiến thức về tuyến, điểm đến là 3,72 điểm, kiến thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ 3,72 điểm 3,56 điểm. Điều này hoàn toàn khác với khách du lịch quốc tế khi đánh giá 2 nhận định trên, họ đánh giá tốt hơn khách du lịch nội địa về nhận định kiến thức về tuyến, điểm đến, cụ thể 4,06 điểm. Tuy nhiên nhận định về kiến thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ chỉ đạt 2,96 điểm.
2.3.3.4. Chất lượng dịch vụ vận chuyển phục vụ Chương trình du lịch DMZ
Vận chuyển đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động du lịch. Nói một cách khác nếu không có hoạt động vận chuyển sẽ không hình thành nên sản phẩm du lịch hoàn hảo. Điều này khẳng định rằng chất lượng dịch vụ vận chuyển kém sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm du lịch, vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến độ an toàn của du khách khi tham gia Chương trình du lịch nói chung và Chương trình du lịch vùng phi quân sự nói riêng.
Bảng 2.5. Đánh giá chất lượng dịch vụ vận chuyển phục vụ Chương trình du lịch DMZ
Như vậy kết quả đánh giá của cả du khách lẫn hướng dẫn viên về chất lượng dịch vụ vận chuyển ở bảng 2.4 đều cho rằng các nhận định về chất lượng của phương tiện và tính tiện nghi của phương tiện chưa được tốt, tất cả đều đánh giá ở mức trung bình và trên mức trung bình từ 3,18 – 4,09. Trong đó, khách du lịch nội địa có mức đánh giá cao hơn so với khách khách quốc tế.
2.3.3.5. Chất lượng dịch vụ lưu trú phục vụ Chương trình du lịch DMZ
Ngoài các dịch vụ kể trên, khi đánh giá chất lượng Chương trình du lịch không thể thiếu dịch vụ lưu trú, bởi lẻ khi đi du lịch du khách thường phải phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, lưu trú tại điểm đến hay điểm dừng chân của du khách. Do đó chất lượng dịch vụ lưu trú ảnh hưởng một phần không nhỏ đến chất lượng Chương trình du lịch nói chung và Chương trình du lịch DMZ nói riêng.
Nhìn chung kết quả khảo sát cho thấy cả du khách (nội địa và quốc tế) lẫn hướng dẫn viên đều đánh giá chưa được tốt về các nhận định như: tính hiện đại của cơ sở lưu trú và tính thẩm mỹ của cơ sở vật chất kỹ thuật. Các nhận định còn lại được đánh giá ở mức tương đối cao; riêng nhận định tính linh hoạt của cán bộ quản lý cơ sở lưu trú khi có tình huống xảy ra thì hướng dẫn viên đánh giá tốt hơn nhiều so với du khách nội địa và quốc tế. (Bảng 2.6)
Bảng 2.6. Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú phục vụ Chương trình du lịch DMZ
2.3.3.6. Chất lượng dịch vụ ăn uống phục vụ Chương trình du lịch DMZ
Bên cạnh chất lượng dịch vụ lưu trú thì chất lượng dịch vụ ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng Chương trình du lịch phục vụ cho du khách. Do đó việc khảo sát chất lượng dịch vụ ăn uống phục vụ Chương trình du lịch DMZ trong nghiên cứu này sẽ góp phần nhằm hoàn thiện công tác nâng cao chất lượng Chương trình du lịch DMZ ở tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.7.
Qua bảng 2.7 cho thấy, có sự khác biệt đánh giá giữa hướng dẫn viên, khách nội địa so với khách quốc tế về chất lượng dịch vụ ăn uống là do tính đặc thù về sở thích và nhu cầu ẩm thực mang tính chất vùng miền, lãnh thổ của các đối tượng khác nhau (mỗi quốc gia hay mỗi vùng miền mỗi khác). Đặc biệt cách nhìn nhận khác nhau về mức độ vệ sinh, cụ thể khách du lịch quốc tế đánh giá ở dưới mức trung bình 2,96 điểm, có 18% khách đánh giá ở mức tồi. Trong khi đó khách du lịch nội địa và hướng dẫn viên đánh giá ở trên mức trung bình từ 3, 44 điểm – 3,53 điểm, tuy nhiên vẫn còn 4 khách và 10 hướng dẫn viên đánh giá ở mức tồi, nhận định chất lượng món ăn được khách du lịch đánh giá cao hơn mức trung bình 3,76 điểm, trong khi đó hướng dẫn viên và khách nội địa đánh giá ở mức tốt 4,00 điểm. Tất cả những nhận định còn lại đều được khách du lịch (nội địa, quốc tê) và hướng dẫn viên đánh giá ở mức trung bình. Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
Bảng 2.7. Đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống phục vụ Chương trình du lịch DMZ
2.3.3.7. Chất lượng dịch vụ bổ sung phục vụ Chương trình du lịch DMZ
Cung cấp các dịch vụ bổ sung là một phần quan trọng trong hoạt động du lịch. Nhu cầu và mong đợi của khách du lịch tăng nhanh hơn so với việc cung cấp các dịch vụ ở những cơ sở đón tiếp khách. Điều đó thúc đẩy các cơ sở đón tiếp hàng năm phải mở rộng các thể loại dịch vụ, trước hết là các loại dịch vụ bổ sung. Như vậy, kinh doanh dịch vụ bổ sung ra đời muộn hơn so với các hoạt động kinh doanh khác, nhưng nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh chung của ngành du lịch. Việc tổ chức cung cấp các dịch vụ bổ sung sẽ đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách du lịch, kéo dài hơn mùa du lịch, tăng doanh thu cho ngành, tận dụng triệt để hơn cơ sở vật chất sẵn có, còn chi phí tổ chức cung cấp dịch vụ bổ sung không đáng kể so với lợi nhuận thu được. Do đó việc nâng cao chất lượng dịch vụ bổ sung ảnh hưởng lớn đến chất lượng của Chương trình du lịch. Để đánh giá chất lượng dịch vụ bổ sung, trong nghiên cứu này tiến hành khảo sát các đối tượng là du khách và hướng dẫn viên, kết quả được thể hiện ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. Đánh giá chất lượng dịch vụ bổ sung phục vụ Chương trình du lịch DMZ
Kết quả được thể hiện ở bảng 2.8 cho thấy du khách nội địa đánh giá tương đối cao đối với các nhận định mức độ phù hợp của dịch vụ (với mức đánh giá trung bình là 3,83 điểm, trong đó mức độ đánh giá từ tốt trở lên là 72%, 28% mức trung bình và không có mức đánh giá về tồi và rất tồi) và dịch vụ thông tin (với mức đánh giá trung bình là 3,61 điểm, trong đó mức độ đánh giá từ tốt trở lên là 62%, 24% mức trung bình và 14% ở mức tồi); các nhận định còn lại được đánh giá ở mức trung bình lần lượt là 3,02 điểm cho nhận định dịch vụ vui chơi, giải trí; 3,00 điểm cho nhận định dịch vụ bán hàng lưu niệm; và 3,09 điểm cho nhận định về dịch vụ khác.
Khác với du khách nội địa, du khách quốc tế đánh giá khá thấp đối với các nhận định phản ánh chất lượng dịch vụ bổ sung, cụ thể tất cả các nhận định được du khách quốc tế đánh giá ở mức trung bình và dưới mức trung bình. Điển hình một số nhận định mà du khách quốc tế đánh giá ở dưới mức trung bình như: Dịch vụ bán hàng lưu niệm (2,96 điểm); dịch vụ khác (2,66 điểm); và mức độ phù hợp của dịch vụ (2,82 điểm).
Khi đánh giá về chất lượng dịch vụ bổ sung thì hướng dẫn viên cũng đánh giá tương tự với du khách nội địa. Cụ thể, đánh giá khá cao các nhận định dịch vụ thông tin (3,60 điểm) và nhận định về mức độ phù hợp của dịch vụ (3,88 điểm). Các nhận định còn lại được đánh giá ở mức trung bình; riêng nhận định dịch vụ vui chơi, giải trí được đánh giá ở mức thấp hơn trung bình là 2,84 điểm. Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
2.3.4. Thực trạng chung về chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị
2.3.4.1. Mức độ thỏa mãn của du khách khi tiêu dùng chương trình du lịch vùng phi quân sự tỉnh Quảng Trị
Chương trình du lịch có chất lượng tốt sẽ đem lại sự thỏa mãn cho khách du lịch. Hay nói cách khác để đánh giá một cách tổng quát về chất lượng Chương trình du lịch trước hết cần phải khảo sát sự thỏa mãn của các đối tượng là du khách (quốc tế hoặc nội địa) và hướng dẫn viên về chất lượng Chương trình du lịch DMZ. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.9.
Như vậy có sự nhận định khác nhau giữa các đối tượng khi được khảo sát về mức độ thỏa mãn về Chương trình du lịch DMZ. Cụ thể; du khách nội địa chưa thật sự thỏa mãn về các nhận định: Làm nổi bật chủ đề của chuyến đi (3,09 điểm); Phục vụ kịp thời, chính xác (3,22 điểm); Sự tương xứng giữa giá với chất lượng Chương trình du lịch (3,24 điểm). Khác với du khách nội địa, du khách quốc tế chưa thật sự thỏa mãn về các nhận định: Sự rõ ràng của các điều khoản thực hiện Chương trình du lịch (3,14 điểm); phục vụ kịp thời, chính xác (3,07 điểm); sự an toàn cá nhân (3,10 điểm). Trong lúc đó hướng dẫn viên thì chưa thật sự hài lòng về nhận định tính linh hoạt của Chương trình du lịch (3,38 điểm).
Bảng 2.9. Đánh giá mức độ thỏa mãn khi tiêu dùng Chương trình du lịch DMZ
2.3.4.2. Nhận định chung của du khách về chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự
Để xác định được chất lượng tổng thể của Chương trình du lịch DMZ là như thế nào, nghiên cứu này cũng đã tiến hành khảo sát đánh giá chung các đối tượng là du khách và hướng dẫn viên về chất lượng tổng thể Chương trình du lịch DMZ. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.10.
Kết quả bảng 2.10 cho thấy du khách quốc tế đánh giá về chất lượng Chương trình du lịch tốt hơn so với du khách nội địa và hướng dẫn viên. Cụ thể, du khách quốc tế đánh giá ở mức bình quân là 3,42 điểm, trong lúc đó du khách nội địa đánh giá ở mức bình quân là 3,15 điểm và hướng dẫn viên đánh giá ở mức thấp hơn mức trung bình là 2,92 điểm. Nhìn chung, cả du khách nội địa lẫn quốc tế và hướng dẫn viên chưa thật sự hài lòng về chất lượng tổng thể của Chương trình du lịch DMZ. Do vậy, để thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng này khi tham gia Chương trình du lịch DMZ, trong thời gian tới tỉnh Quảng Trị cần tập trung hơn nữa vào việc nâng cao chất lượng tổng thể của Chương trình du lịch DMZ.
Bảng 2.10. Đánh giá chung của du khách về chất lượng Chương trình du lịch DMZ ở Quảng Trị
2.4. Nhận xét chung về chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
2.4.1. Những điểm mạnh
- Mức giá chương trình du lịch vùng phi quân sự khá hợp lý;
- Mức độ an toàn, an ninh và vẻ đẹp cảnh quan trên tuyến và tại các điểm tham quan có trong chương trình được đánh giá cao;
- Đội ngũ hướng dẫn viên cho chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị nhìn chung được đánh giá cao ở về thái độ phục vụ, sức khỏe và trang phục;
- Các điểm tham quan như Thành cổ Quảng Trị và địa đạo Vịnh Mốc được đánh giá cao cả về việc bảo tồn di tích, cảnh quan di tích đến công tác tổ chức tham quan cho khách, đặc biệt là đội ngũ thuyết minh viên;
- Giá vé tại các điểm tham quan có trong Chương trình du lịch DMZ hợp lý, phù hợp cho các đối tượng khách;
- CTDL DMZ ở Quảng Trị mang nhiều dấu ấn quá khứ của chiến tranh, điều làm nên sự khác biệt rõ rệt so với các Chương trình du lịch ở các địa phương, vùng miền khác.
2.4.2. Những điểm yếu kém
Trước hết, cần đề cập đến vấn đề vận chuyển trong du lịch. Nhằm cạnh tranh giữa các đơn vị lữ hành, cũng như để đối phó với các công ty, cá nhân tổ chức “chui” đối với chương trình du lịch này, các công ty lữ hành đã hạ mức giá sàn nhằm để đánh bại đối thủ yếu hơn. Hạ giá thì đồng nghĩa với lợi nhuận thấp, thậm chí có khi bù lỗ. Khi kinh doanh không có hiệu quả (do phá giá), các doanh nghiệp không thể tiếp tục đầu tư. Do vậy, phương tiện vận chuyển của một số doanh nghiệp đã xuống cấp đáng kể, thường bị hỏng hóc dọc đường. Với cái nóng trên dưới 400C ở Quảng Trị vào mùa hè mà phải ngồi hàng giờ trong xe không có máy điều hòa thì quả là một cực hình đối với du khách. Vì lợi ích kinh tế, các nhà điều hành tour thường chọn loại phương tiện vận chuyển ít tiêu hao nhiên liệu để phục vụ khách du lịch. Những lúc ít khách, họ chỉ sử dụng loại xe nhỏ vừa đủ chỗ với số lượng khách, thế là hướng dẫn viên (HDV) không có chỗ ngồi đành phải đứng khom lưng thuyết minh suốt tuyến.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển cũng chưa quan tâm đến tính tiện nghi của phương tiện vận chuyển: ti vi, điều hòa, túi đựng rác, micro,…. Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
Thứ hai, tính hấp dẫn, độc đáo của chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị vẫn chưa được đánh giá cao, điều này xuất phát từ nguyên nhân về cách thức bố trí, trưng bày tại một số di tích như Bảo tàng Tà Cơn, bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc chưa thực sự sinh động, logic và khoa học, chưa có các sa bàn sử dụng các công nghệ cao để tái hiện một phần nào các trận đánh, góp phần tăng tính hấp dẫn và hiệu quả của bài thuyết minh của hướng dẫn viên, đồng thời kiến thức và kỹ năng thuyết minh của phần đông hướng dẫn viên hiện nay đối với loại hình du lịch này vẫn chưa được đánh giá cao. Điều đáng nói ở đây là điểm nhấn của Chương trình du lịch DMZ ở Quảng Trị chính là di tích cầu Hiền Lương – sông Bến Hải nằm dọc vỹ tuyến 17, du khách chỉ được lướt nhìn qua tấm cửa kính của xe ô tô và được cung cấp thông tin chưa đủ để cảm nhận hết giá trị lịch sử của điểm di tích từ hướng dẫn viên.
Điểm yếu kém tiếp theo là chưa làm phong phú các loại hình phục vụ nhu cầu tham quan của du khách như lồng ghép tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí trên xe ô tô và tại điểm để chương trình tham quan trở nên sinh động, ý nghĩa hơn. Ngoài ra, Quảng Trị đang còn thiếu nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch có chất lượng cao, yêu nghề, có kiến thức và kỹ năng nghề tốt. Đặc biệt là đội ngũ nhân viên trực tiếp phục vụ du khách, trong đó có hướng dẫn viên. Đội ngũ hướng dẫn viên cho chương trình vùng phi quân sự ở Quảng Trị vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là kiến thức về lịch sử, điểm đến, kỹ năng hướng dẫn và kỹ năng tổ chức và điều hành chương trình du lịch.
Vấn đề vệ sinh tại các điểm tham quan cũng như vệ sinh tại các cơ sở lưu trú và ăn uống vẫn còn là nổi ám ảnh của du khách khi đến Quảng Trị hiện nay, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Ngay cả một điểm du lịch tâm linh như Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, trước và sau khi dâng hương người ta tha hồ xả rác bất kể ở đâu. Cơ sở hạ tầng, cơ sở cật chất kỹ thuật phục vụ Chương trình du lịch DMZ trong nhiều năm qua chưa được tu bổ và nâng cấp, đặc biệt là công trình vệ sinh công cộng.
Bên cạnh đó, tình trạng đeo bám, chèo kéo khách của một số người bán hàng rong ở các điểm di tích, gây ra nhiều phiền toái cho du khách.
Mạng lưới dịch vụ vui chơi giải trí nhìn chung ở Quảng Trị vẫn còn rất ít, chỉ có 01 nhà Văn hóa trung tâm và 02 công viên nhưng dịch vụ lại quá đơn điệu, thiếu tính hấp dẫn và cũng rất ít sự quan tâm, đầu tư của tỉnh. Bên cạnh đó, dịch vụ bổ sung bán hàng lưu niệm tại các điểm tham quan cho khách du lịch ở Quảng Trị cũng gần như không có. Tại các di tích lớn, quan trọng như Bảo tàng Tà Cơn, Thành cổ Quảng Trị, v.v quà lưu niệm du khách có thể mua được chỉ vẻn vẹn trong 01 tủ kính nhỏ với một vài cuốn sách, chiếc mủ tai bèo.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2, học viên đã sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp và số liệu khảo sát để phân tích thực trạng chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị được cung ứng bởi các công ty lữ hành. Chương 2 cũng đã đưa ra được những đánh giá, nhận xét của khách du lịch về chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị mà họ đã tham gia. Đồng thời, chương 2 cũng đã tổng kết sự đánh giá của hướng dẫn viên du lịch cho chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị về những dịch vụ du lịch mà các nhà cung ứng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách du lịch. Từ những đánh giá của khách du lịch và hướng dẫn viên du lịch, kết hợp với mô hình lý thuyết, chương 2 đã đưa ra đánh giá chung về chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị, những hạn chế và những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị. Đây chính là những cơ sở thực tiễn giúp cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự ở Quảng Trị cho khách du lịch đến trong chương 3. Luận văn: Thực trạng chương trình du lịch vùng phi quân sự.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Giải pháp chất lượng chương trình DL vùng phi quân sự
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com