Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa ở các trường tiểu học tại thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương

2.1.1. Khái quát chung về đặc điểm thị xã Tân Uyên

Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được thành lập theo Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ. Thị xã Tân Uyên có 19.249,20 ha diện tích tự nhiên và 190.564 nhân khẩu. Hiện nay Thị xã Tân Uyên có 10 phường (Uyên Hưng,Tân Phước Khánh, Thạnh Phước, Tân Hiệp, Khánh Bình,Thái Hòa, Vĩnh Tân, Tân Vĩnh Hiệp, Hội Nghĩa, Phú Chánh) và 02 xã (Bạch Đằng, Thạnh Hội). Với sự đoàn kết và nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền thu hút nhiều nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển, nhằm phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương theo hướng công nghiệp, dịch vụ, đô thị. Trong những năm qua, hệ thống các khu công nghiệp không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng (đến nay thị xã Tân Uyên có 2 khu và 3 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.900 ha và các khu vực phát triển sản xuất công nghiệp tập trung ở những phường như Uyên Hưng, Hội Nghĩa, Tân Phước Khánh, Khánh Bình), tạo công việc ổn định cho người dân địa phương và tăng nguồn thu ngân sách cho thị xã.

2.1.2. Quy mô, cơ cấu, chất lượng Giáo dục tiểu học thị xã Tân Uyên

Năm học 2019-2020, ngành GD&ĐT thị xã Tân Uyên tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết 29-NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cũng như đề án nâng cao chất lượng giáo dục đối với vùng đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 35 trường, 619 lớp với 19.067 học sinh và 1.495 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Trong đó, có 16 trường tiểu học (http://pgdtanuyen.edu./). Tuy dịch bệnh Covid -19 trong cả nước diễn biến phức tạp, kéo dài, thời tiết bất thường, nhưng với sự quan tâm, lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của các ban, ngành cũng như sự quyết tâm, trách nhiệm của lãnh đạo, giáo viên, học sinh cố gắng vươn lên trong khó khăn, công tác giáo dục – đào tạo trong các bậc học nói chung và Tiểu học nói riêng đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Chất lượng đào tạo ở bậc tiểu học đạt 98,4% HS tốt nghiệp tiểu học luôn giữ vững tỷ lệ trên 99%. Số lượng HS giỏi luôn mức ổn định và tăng. Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên chiếm 66.6%, trong đó trên chuẩn là 14,9%. Ðặc biệt, các trường TH trên địa bàn thị xã Tân Uyên luôn thực hiện đảm bảo chế độ, làm tốt công tác nuôi dưỡng, giáo dục kỹ năng sống, phòng chống tại nạn thương tích cho học sinh bán trú, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa về thể dục, thể thao trong các năm học, nhằm xây dựng tinh thần đoàn kết, giao lưu cũng như xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử trong nhà trường, như Hội khỏe Phù Đổng dành cho học sinh, góp phần nâng cao thành tích trong học tập. Trong năm học 2019-2020, 73 tập thể, 248 cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, đồng thời ngành GD&ĐT thị xã được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của Sở GD&ĐT, UBND tỉnh Bình Dương.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mẫu khảo sát Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

Để đánh giá chính xác về thực trạng trong công tác quản lí hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, người nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên từ 10 trường trong tổng 16 trường tiểu học trên địa bàn thị xã Tân Uyên. Các đối tượng được khảo sát gồm 80 cán bộ, giáo viên trong 10 trường tiểu học trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, cụ thể:

Bảng 2.1. Thông tin địa bàn và đối tượng tham gia khảo sát

  • Số lượng CBQL,GV: Trường TH Khánh Bình có số lượng GV,CBQL tham gia khảo sát nhiều nhất chiếm 12.5%, theo đó là trường TH Phú Chánh và trường TH Vĩnh Tân là 11.3%. Trường TH Thạnh Hội, Hội Nghĩa, Uyên Hưng B, Bạch Đằng cùng tỷ lệ là 10%. Thấp nhất trường TH Uyên Hưng, trường TH Tân Hiệp chỉ chiếm 7.5%.
  • Giới tính: Phần lớn số lượng CBQL,GV tham gia khảo sát là Nữ giới chiếm 61.3%, còn lại 38.8% là Nam giới.
  • Vị trí công tác: Hiệu trưởng 10 người (chiếm 12.5%), Phó hiệu trưởng là 20%, Tổ trưởng chuyên môn 11.3% còn lại là giáo viên thể dục chiếm 56.3%.
  • Thâm niên: Số lượng CBQL, GV tham gia khảo sát có thâm niên từ 5 đến dưới 10 năm chiếm đa số (43.8%), theo đó là dưới 5 năm kinh nghiệm chiếm 41.3%, từ 10 đến 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục chiếm 11.3%, cuối cùng là 3.8% cho đối tượng trên 15 năm kinh nghiệm.
  • Bằng cấp chuyên môn: Đa số CBQL,GV có bằng cử nhân (chiếm 80%), số lượng CBQL,GV có bằng thạc sĩ là 10%, còn lại là văn bằng khác.
  • Độ tuổi: Số lượng CBQL,GV có tuổi từ 30 đến dưới 40 tuổi chiếm đa số với 52.5%, theo đó là dưới 30 tuổi (26.3%), tuổi từ 40 đến 50 chiếm 17.5%, trong khi trên 50 tuổi chỉ 3.8%.

2.2.2. Nội dung và cách thức khảo sát thực trạng

  • Nội dung Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

Để đạt mục tiêu nghiên cứu, nội dung khảo sát bao gồm: Nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa ở trường tiểu học; mức độ thực hiện, nội dung, phương pháp, hình thức và đánh giá kết quả hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Tân Uyên; Việc xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Tân Uyên; Tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo trong công tác thực hiện kế hoạch giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh, cũng như việc thực hiện chức năng kiểm tra và đánh giá hoạt động giáo dục thể chất thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Tân Uyên bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan; Những nguyên nhân thuận lợi và khó khăn cũng như những biện pháp thích hợp trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tại các trường tiểu học thị xã Tân Uyên hiện nay.

Cách thức thực hiện

  • Điều tra bằng bảng hỏi

Người nghiên cứu thực hiện thăm dò ý kiến của đội ngũ CBQL, GV về hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa và quản lý hoạt động này tại các trường tiểu học ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương bằng bảng hỏi được thiết kế dựa trên cơ sở lý luận trong chương 1 (P1). Qua đó, các phiếu trưng cầu ý kiến được gửi đến từng CBQL, GV một cách ngẫu nhiên trong các trường tiểu học trên địa bàn khảo sát. Khi thu thập đầy đủ các phiếu khảo sát, người nghiên cứu sử dụng phầm mềm SPSS 22.0 để xử lý thống kê dữ liệu định lượng từ các bảng hỏi này và tính các giá trị như: thống kê số lượng, phần trăm, điểm trung bình và độ lệch chuẩn trong từng câu hỏi khảo sát.

Thang đo sử dụng chủ yếu trong các phiếu khảo sát là thang đo định danh để xác định tên gọi và một số đặc điểm của đối tượng khảo sát; thang đo thứ bậc và thang đo khoảng cách để tính các tham số trong thống kê mô tả như giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm. Để đánh giá, phân tích số liệu hợp lý và khoa học, các thông tin thu thập được từ phiếu trưng cầu ý kiến được quy ước dựa vào giá trị trung bình trong thang đo Likert 4 với mức giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (4-1)/4 = 0.75. Từ đó, các giá trị trung bình trong thang đo trong bảng khảo sát được quy ước theo bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Quy ước xử lý thông tin phiếu khảo sát

  • Phương pháp phỏng vấn Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

Sử dụng Phiếu phỏng vấn số 2 (P2) để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh ở Trường tiểu học từ học sinh, Phụ huynh học sinh và đại diện cha mẹ học sinh. Để thực hiện phỏng vấn hiệu quả, người nghiên cứu tập trung hỏi về việc thực hiện nội dung, hình thức, phương pháp, hình thức, kiểm tra – đánh giá hoạt giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tại các trường tiểu học tại thị xã Tân Uyên. Đặc biệt, nội dung phỏng vấn còn tập trung hỏi về kết quả thực hiện trong lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá trong hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Tân Uyên.

Đối tượng tham gia phỏng vấn: bao gồm 5 Hiệu trưởng, và 10 giáo viên công tác tại các trường tiểu học tại thị xã Tân Uyên. Đồng thời, tiến hành phỏng vấn 20 HS và 10 PHHS (mỗi trường TH sẽ phỏng vấn 02 em học sinh, 01 Phụ huynh học sinh hoặc đại diện cha mẹ học sinh).

Các đối tượng tham gia phỏng vấn được người nghiên cứu mã hoá về thông tin cá nhân như: 5 Hiệu trưởng được mã hóa thành HT1 đến HT5, 10 giáo viên được mã hóa thành GV1 đến GV10, 20 học sinh được mã hóa HS1 đến HS20, 10 phụ huynh học sinh được mã hóa PH1 đến PH10. Các trả lời được người phỏng vấn ghi chép lại và xử lý thống kê để làm minh chứng trong quá trình phân tích trong chương 2 cho luận văn này.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa ở các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương

2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa ở các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương

Quan điểm của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tham gia khảo sát đánh giá mức độ quan trọng về hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được thống kê và thể hiện trong bảng 2.3 như sau: Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tiểu học

Từ bảng 2.3 cho thấy, đa số các CBQL,GV ở các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương tham gia khảo sát đánh giá tầm quan trọng về hoạt động GDTC ngoại khóa cho học sinh tiểu học ở mức độ rất quan trọng, bao gồm như:

  • “Là một trong những yếu tố góp phần tích cực tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” có ĐTB là 3.68;
  • “GDTC ngoại khóa làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần của học sinh, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội” có ĐTB là 3.66;
  • “GDTC ngoại khóa giúp học sinh phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe, làm đẹp hình thái, là tiền đề để phát triển trí lực” có ĐTB là 3.39;
  • “Thông qua hoạt động GDTC ngoại khóa sẽ giúp các em khám phá ra những năng khiếu thể thao của học sinh để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng hợp lý” có ĐTB là 3.26.

Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá thấp, các giá trị độ lệch chuẩn chỉ đạo động từ 0.71 đến 0.626, cho thấy có sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL,GV tham gia khảo sát trong các nội dung của tầm quan trọng hoạt động giáo dục thể chất ngoài khóa. Như vậy, CBQL,GV tại các trường TH trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương thể hiện sự nhận thức đầy đủ về lợi ích từ việc thực hiện hoạt động giáo dục thể chất thông qua các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt họ luôn xem hoạt động giáo dục này sẽ mang lại những yếu tố tích cực trong việc đào tạo nguôn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Tuy nhiên, nội dung “Hình thành và GD được những phẩm chất đạo đức nhân cách của con người một cách tự nhiên như: Ý chí, lòng dũng cảm, lòng quyết tâm, sự tự tin, tính kiên trì và nhẫn nại” (ĐTB là 3.21) được CBQL,GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ là quan trọng. Nhưng nhìn chung, các những lợi ích từ hoạt động GDTC ngoại khóa mạng lại luôn được các trường TH ở thị xã Tân Uyên quan tâm và tạo động để thực hiện hiệu quả các mục tiệu hoạt động GDTC ngoại khóa cho học sinh tại trường TH trên địa bàn thị xã.

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

Để đáp ứng mục tiêu hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tiểu học, các nội dung giáo dục về vận động, vệ sinh, dinh dưỡng, đạo đức, thẩm mỹ, lao động luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên. Qua khảo sát thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung này trong quá trình giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tiểu học đối với các đánh giá từ CBQL, GV tham gia khảo sát. Kết quả đánh giá từ CBQL,GV được thống kê và thể hiện trong bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện các nội dung hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa ở các trường tiểu học tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Từ bảng 2.4 cho thấy, các nội dung hoạt động GDTC ngoại khóa ở các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được các CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá là rất thường xuyên, bao gồm như: “Giáo dục vệ sinh” có ĐTB là 3.68; “Giáo dục vận động” có ĐTB là 3.66. Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá này thấp, các giá trị của độ lệch chuẩn chỉ đạo động từ 0.508 đến 0.623, cho thấy có sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL,GV tham gia khảo sát.

Qua phỏng vấn một số GV, có nhiều ý kiến cho rằng “giáo dục thể chất có vài trò quan trọng trong việc giúp học sinh nâng cao thể trạng, hứng thú trong học tập, cải thiện sự nhút nhát, suy dinh dưỡng. Nhà trường rất quan tâm về hoạt động GDTC, luôn đôn đốc đội ngũ giáo viên thể dục tích cực đổi mới về các hình thức dạy và học, trong đó hình thức hoạt động GDTC ngoại khóa luôn chú trọng và được lồng ghép trong nhiều hoạt động ngoại khóa của các môn học khác. Tuy nhiên, nội dung hoạt động chưa được phong phú, đặc biệt là các hoạt động giáo dục thẩm mĩ, dao động” (GV1,GV2,GV3). Như vậy, giáo dục vận động và giáo dục vệ sinh là những nội dung giáo dục thể chất ngoại khóa luôn được các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương quan tâm thực hiện nhiều nhất. Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

Tuy nhiên, các nội dung “Giáo dục dinh dưỡng” (ĐTB là 2.08) và “Các nội dung hoạt động giáo dục khác như: đạo đức, thẩm mĩ, lao động” (2.09) được CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức độ là ít thường xuyên. Qua phỏng vấn một số GV và PH cho thấy, “các nội dung thực hiện hoạt động giáo dục còn tẻ nhạt, chưa đáp ứng trong các điều kiện thay đổi như hiện nay, chưa tạo hứng thú cho học sinh tham gia tập luyện” (GV4), bên cạnh đó có ý kiến “các hình thức học tập của các em bị thay đổi bởi dịch bệnh, rất quan ngại khi cho các con tham gia hoạt động ngoại khóa” (PH1,PH2). Như vậy, hoạt động GDTC ngoại khóa cho học sinh luôn được các trường TH ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương quan tâm thực hiện trong các nội dung về giáo dục vận động, vệ sinh, dinh dưỡng và các hoạt động giáo dục khác, tuy nhiên để nâng cao chất lượng cho hoạt động GDTC ngoại khóa, Hiệu trưởng các trường cần chỉ đạo ngay từ đầu năm học, xây dựng phong phú nội dung chương trình và thực hiện phù hợp, hiệu quả trong tình hình dịch bệnh Covid – 19 như hiện nay.

2.3.3. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh

Qua khảo sát thực trạng về mức độ thực hiện các hình thức giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh ở các trường tiểu học tại thị xã Tân Uyên đối với các đánh giá từ CBQL, GV tham gia khảo sát. Kết quả đánh giá từ CBQL,GV được thống kê và thể hiện trong bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Thực trạng các hình thức giáo dục thể chất ngoại khóa ở các trường tiểu học tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Từ bảng 2.5 cho thấy, các hình thức GDTC ngoại khóa ở các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được các CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá là rất thường xuyên, bao gồm như: “Tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất theo nhu cầu, năng khiếu học sinh” có ĐTB là 3.51; “Tổ chức các hoạt động vui chơi mang tính vận động” có ĐTB là 3.50; “Tổ chức học sinh tự rèn luyện thể dục thể thao ngoài giờ học” có ĐTB là 3.29. Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá này thấp, các giá trị của độ lệch chuẩn chỉ đạo động từ 0.455 đến 0.712, cho thấy có sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL,GV tham gia khảo sát.

Qua phỏng vấn một số GV, có nhiều ý kiến cho rằng “hoạt động GDTC ngoại khóa được tổ chức đa dạng các hình thức để các em có điều kiện tham gia trải nghiệm, trong đó việc tổ chức hướng dẫn cho học sinh tự rèn luyện thể dục trong các giờ ra chơi, các hoạt động ngoại khóa luôn được đội ngũ giáo viên chúng tôi thực hiên tích cực giúp các em vừa vui chơi, vừa rèn luyện thể chất” (GV4, GV5). Như vậy, hình thức GDTC ngoại khóa ở các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương rất đa dạng, phong phú, các trường luôn tăng cường công tác hướng dẫn cho học sinh tự rèn luyện ngoài giờ học, theo nhu cầu hay hướng dẫn trong các hoạt động vui chơi mang tính vận động với các trò chơi phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi học sinh tiểu học. Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

Tuy nhiên, còn một số hình thức hoạt động GDTC ngoại khóa ở các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được các CBQL,GV tham gia khảo sát đánh giá là ít thường xuyên tổ chức cho học sinh nhất, như: “Tổ chức học sinh nghe báo cáo chuyên đề về GD thể chất” có ĐTB là 2.43; “Tổ chức câu lạc bộ thể dục thể thao của trường” có ĐTB là 2.15; “Tổ chức các phong trào thể dục thể thao của trường” có ĐTB là 2.13; “Tổ chức luyện tập và thi đấu trong các đội tuyển thể dục thể thao của trường” có ĐTB là 1.99. Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá này thấp, các giá trị của độ lệch chuẩn chỉ đạo động từ 0.606 đến 0.802, cho thấy có sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL,GV tham gia khảo sát. Qua phỏng vấn một số CBQL và PHHS, có nhiều ý kiến cho rằng “tuy hoạt động GDTC được nhà trường quan tâm và tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng hiện nay với tình hình dịch bệnh phức tạp và thiếu thôn về kinh phí nên việc tổ chức câu lạc bộ, thi đấu, phát hiện năng khiếu học sinh trong các môn để bồi dưỡng nhân tài còn gặp khó khăn” (HT1,HT2), “gia đình chúng tôi luôn đồng hành với nhà trường về việc rèn luyện sức khỏe cho con, tuy nhiên có nhiều môn thể thao trong nhà trường chưa đủ điều kiện đáp ứng nên chúng tôi gửi con đến các trung tâm thể dục thể thao trên địa bàn để rèn luyện, tham gia câu lạc bộ phát triển năng khiếu như bóng đá, võ thuật..” (PH3,PH4,PH5). Như vậy, hình thức GDTC ngoại khóa ở các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương tuy đa dạng, nhưng để đáp ứng yêu cầu học sinh, thu hút học sinh tham gia, các trường cần đầu tư xây dựng hiệu quả các phòng trào thể dục thể thao, xây dựng câu lạc bộ cũng như tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh có năng khiếu thông qua các giải đấu để thu hút học sinh tham gia học tập và rèn luyện, nâng cao thể lực và tinh thần.

2.3.4. Thực trạng phương pháp giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh

Qua khảo sát thực trạng về mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh ở các trường tiểu học tại thị xã Tân Uyên đối với các đánh giá từ CBQL, GV tham gia khảo sát. Kết quả đánh giá từ CBQL,GV được thống kê và thể hiện trong bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng các phương pháp giáo dục thể chất ngoại khóa ở các trường tiểu học tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

Nhìn vào bảng 2.6 cho thấy, các phương pháp GDTC ngoại khóa ở các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được các CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá là rất thường xuyên, trong đó phương pháp rèn luyện (có ĐTB là 3.76), theo đó là các phương pháp như: “Phương pháp luyện tập, thực hành” có ĐTB là 3.73; “Phương pháp tập luyện vòng tròn” có ĐTB là 3.68; “Phương pháp dùng lời” có ĐTB là 3.50; “Phương pháp trực quan” có ĐTB là 3.46. Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá này thấp, các giá trị của độ lệch chuẩn chỉ đạo động từ 0.457 đến 0.583, cho thấy có sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL,GV tham gia khảo sát. Qua phỏng vấn một số GV, có nhiều ý kiến cho rằng “trong các hoạt động GDTC cho học sinh, chúng tôi thường sử dụng phương pháp rèn luyện để giúp các em nâng cao thể lực, hoàn thiện các năng lực thể chất, phát triển trí lực, cũng như kết hợp trong việc rèn luyện nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, văn mình, giảm bớt những căng thẳng lo âu” (GV6,GV7,GV8). Như vậy, các phương pháp rèn luyện, tập luyện, thực hành và trực quan luôn được các trường vận dụng trong quá trình tổ chức GDTC ngoại khóa cho học sinh.

Tuy nhiên, phương pháp “Phương pháp trò chơi vận động” có ĐTB là 2.21 và “Phương pháp thi đấu” có ĐTB là 2.04, các phương pháp này được các CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá là ít thường xuyên. Qua phỏng vấn một số học sinh, có nhiều ý kiến như “trong giờ ra chơi cũng như trong các hoạt động ngoại khóa, chúng em không biết chơi gì, các trò chơi giáo viên hướng dẫn tẻ nhạt không thu hút chúng em chơi, bên cạnh đó không gian chơi nhỏ hẹp” (HS1,HS2,HS3). Đồng thời, một số giáo viên cũng có ý kiến như “còn lúng túng trong việc xây dựng các nội dung trò chơi và đưa các trò chơi vào thực tiễn trong các hoạt động ngoại khóa, áp lực trong việc dạy và học, tiền lương thấp không tương xứng với sức lao động” (GV8,GV9,GV10). Như vậy, các trường TH tại thị xã Tân Uyên đã thường xuyên tổ chức GDTC ngoại khóa cho HS với nhiều hình thức và phướng pháp khác nhau, tuy nhiên để thu hút sự tham gia rèn luyện thể chất của học sinh, nhà trường cần có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, sân bãi cũng như tạo sân chơi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đội ngũ giáo viên chuyên môn trong và ngoài trường trong việc giáo dục rèn luyện thể chất cho học sinh, đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh.

2.3.5. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

Để xác định chất lượng cũng như mức độ đạt được trong quá trình giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tiểu học, công tác kiểm tra đánh giá là rất quan trọng, đặc biệt là xác định chính xác về số lượng học sinh đạt thành tích cao trong các cuộc thi và xác định học sinh giỏi trong các môn để bồi dưỡng. Qua khảo sát thực trạng về mức độ thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh ở các trường tiểu học tại thị xã Tân Uyên đối với các đánh giá từ CBQL, GV tham gia khảo sát. Kết quả đánh giá từ CBQLGV được thống kê và thể hiện trong bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá giáo dục thể chất ngoại khóa ở các trường tiểu học tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Nhìn vào bảng 2.7 cho thấy, việc kiểm tra đánh giá GDTC ngoại khóa ở các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được các CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá là rất thường xuyên và được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: “Đánh giá của cha mẹ, các lực lượng giáo dục” có ĐTB là 3.44; “Quan sát hoạt động hàng ngày” có ĐTB là 3.35; “Trình độ thể lực, chất lượng rèn luyện của học sinh” có ĐTB là 3.46. Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá này thấp, các giá trị của độ lệch chuẩn chỉ đạo động từ 0.480 đến 0.518, cho thấy có sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL,GV tham gia khảo sát. Qua phỏng vấn một số PHHS, có nhiều ý kiến cho rằng “trong thời gian học tập, nhà trường thường xuyên lấy ý kiến cha mẹ học sinh thông qua tạo nhóm trên mạng theo từng lớp học về chất lượng học tập của học sinh sau mỗi kỳ thi” (PH7,PH8,PH9). Như vậy, các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương luôn thực hiện kiểm tra đánh gia với nhiều phương thức đánh giá khác nhau trong quá trình GDTC ngoại khóa cho học sinh tiểu học, đánh giá thường xuyên và định kỳ để có biện pháp điều chỉnh, chế tài phù hợp, kịp thời.

Riêng, việc đánh giá xác định “Số lượng và chất lượng học sinh đạt giải cao trong các Hội thi, cuộc thi thể dục thể thao” và đánh giá “Số lượng và chất lượng các câu lạc bộ TDTT trong nhà trường” được CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá là ít thường xuyên (ĐTB dao động từ 1.96 đến 2.10). Qua phỏng vấn một số GV, có ý kiến cho rằng “công tác kiểm tra đánh giá trong GDTC ngoại khóa tuy được nhà trường triển khai thực hiện thường xuyên, nhưng quá trình đánh giá còn mang tính hình thức, đồng thời chưa có tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, rõ ràng trong từng đối tượng môn thi, cũng như kết quả đánh giá học sinh đạt giải chưa được lưu trữ theo quy định hỗ trợ trong việc khen thưởng, bồi dưỡng nhân tài” (GV9,GV10). Như vậy, các trường đã thường xuyên thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh với nhiều hình thức khác nhau để thu thập thông tin chính xác về thực trạng GDTC ngoại khóa, tuy nhiên trong các hoạt động GDTC ngoại khóa cần có kế hoạch, tiêu chí đánh giá cụ thể, phù hợp. Đồng thời, nhà trường cần phổ biến rộng, hướng dẫn đội ngũ giáo viên chuyên trách kỹ thuật đánh giá, giúp họ nâng cao ý thức trách nhiệm trong quá trình đánh giá giáo dục thể chất cho học sinh. Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh ở các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa ở các trường tiểu học

Lập kế hoạch là khâu không thể thiếu trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tiểu học. Trong đó, đòi hỏi người quản lý phải giỏi về chuyên môn, nắm bắt rõ từng nội dung và dự báo trước những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình quản lý giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh trong trường mình để có kế hoạch sát với thực tiễn. Để xác định chất lượng cũng như mức độ đạt được trong quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tiểu học, các CBQL, GV tham gia khảo sát đánh giá khách quan về mức độ thực hiện trong từng nội dung trong công tác này. Kết quả đánh giá từ CBQL,GV được thống kê và thể hiện trong bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa ở các trường tiểu học tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Nhìn vào bảng 2.8 cho thấy, công tác xây dựng kế hoạch của Hiệu trưởng trong quá trình quản lý hoạt động GDTC ngoại khóa ở các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được các CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá là rất thường xuyên thực hiện trong các nội dung và được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau:

  • “Xác định các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa” có ĐTB là 3.40;
  • “Xác định được mục đích, yêu cầu của hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh” có ĐTB là 3.35;
  • “Dự kiến sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDTC ngoại khóa” có ĐTB là 3.36;
  • “Xác định tiêu chuẩn và cách thức đo lường, đánh giá các hoạt động GDTC ngoại khóa” có ĐTB là 3.30;

Xây dựng một số biện pháp thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ GDTC ngoại khóa” có ĐTB là 3.25. Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá này thấp, các giá trị của độ lệch chuẩn chỉ đạo động từ 0.484 đến 0.810, cho thấy có sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL và GV tại các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Qua phỏng vấn một số CBQL, có nhiều ý kiến cho rằng “nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học trong từng khối lớp. Đồng thời, để đảm bảo yêu cầu chỉ đạo về đổi mới trong công tác quản lý từ cơ quan cấp trên đối với các hoạt động ngoại khóa, công tác xây dựng kế hoạch hoạt động GDTC ngoại khóa cho học sinh luôn được nhà trường tập trung xây dựng, các mục tiêu kế hoạch được đặc ra cụ thể, rõ ràng, thực tiễn và khả thi” (HT2,HT3). Như vậy, kế hoạch hoạt động GDTC ngoại khóa tại các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương luôn quan tâm xây dựng đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

Riêng, các nội dung xây dựng kế hoạch hoạt động GDTC ngoại khóa tại các trường TH ở thị xã Tân Uyên, tình Bình Dương được các CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá là ít thường xuyên thực hiện, như: “Dự kiến những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch GDTC ngoại khóa” có ĐTB là 2.05; “Xây dựng nội dung hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh” có ĐTB là 1.95. Độ lệch chuẩn trong hai trường hợp đánh giá này thấp thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL và GV tham gia khảo sát.

Qua phỏng vấn một số CBQL, có nhiều ý kiến cho rằng “có sự không đồng đều về năng lực trong mỗi giáo viên, cũng như khả năng tham mưu từ các bộ phận còn thiếu, chưa gắn liền với thực tiễn làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng kế hoạch, các nội dung hoạt động còn tẻ nhạt chưa phù hợp với sở thích, nhu cầu học sinh cũng như điều kiện của gia đình học sinh” (HT4,HT5). Như vậy, kế hoạch hoạt động GDTC ngoại khóa tại các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương tuy được xây dựng nhưng để hoàn thiện công tác kế hoạch, nhà trường cần có biện pháp khoa học trong việc thu thập thông tin, phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể, gia đình học sinh và có sự cân đối chính xác các nguồn lực trong nhà trường đáp ứng các yêu cầu thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC ngoại khóa cho học sinh tiểu học.

2.4.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa ở các trường tiểu học

Công tác tổ chức cũng như chỉ đạo thực hiện kế hoạch là khâu quan trọng, không thể thiếu trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tiểu học. Trong đó, đòi hỏi người quản lý phải huy động tốt mọi nguồn lực, khuyến khích, động viên tập thể sư phạm nhà trường tích cực thực hiện kế hoạch theo mục tiêu đề ra. Để xác định chất lượng cũng như mức độ đạt được trong công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tiểu học của Hiệu trưởng tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, các CBQL, GV tham gia khảo sát đánh giá khách quan về mức độ thực hiện trong từng nội dung trong các công tác này. Kết quả đánh giá từ CBQL,GV được thống kê và thể hiện trong bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa ở các trường tiểu học tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy, công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của Hiệu trưởng trong quá trình quản lý hoạt động GDTC ngoại khóa ở các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được các CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá là rất thường xuyên thực hiện và được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: “Tổ chức quá trình tập luyện GDTC ngoại khóa của học sinh” có ĐTB là 3.54; “Chỉ đạo xây dựng và thực hiện nề nếp tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của học sinh” có ĐTB là 3.51; “Phổ biến mục tiêu, yêu cầu của hoạt động GDTC trong trường tiểu học” có ĐTB là 3.44. Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá này thấp, các giá trị của độ lệch chuẩn chỉ đạo động từ 0.550 đến 0.613, cho thấy có sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL và GV tại các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Đồng thời, qua phỏng vấn một số giáo viên, có nhiều ý kiến cho rằng “thực hiện nghiêm và hiệu quả theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường đối với các hoạt động ngoại khóa, tích cực trong quản lý đánh giá học sinh, đảm bảo sự an toàn cho học sinh khi tham gia thi đấu, tập luyện của học sinh” (GV2,GV3,GV5). Như vậy, công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC ngoại khóa tại các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được thực hiện thường xuyên nhất và mang lại hiệu quả trong tổ chức quá trình tập luyện GDTC ngoại khóa của học sinh tiểu học.

Bên cạnh đó, nội dung “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên thể dục, HLV” và “Chỉ đạo đổi mới phương pháp luyện tập, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả tập luyện GDTC ngoại khóa cho học sinh” được CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá là thường xuyên thực hiện. ĐTB trong các trường hợp từ 3.15 đến 3.24 điểm. Qua phỏng vấn CBQL, có ý kiến cho rằng “nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học trong từng khối lớp, thường xuyên chỉ đạo các tổ đẩy mạnh công tác đổi mới trong dạy và học đối với hoạt động GDTC ngoại khóa” (HT5). Việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên thể dục là rất cần thiết góp phần thực hiện tốt mục tiêu đổi mới giáo dục, giúp giáo viên nâng cao kinh nghiệm quản lý lớp và xây dựng nội dung rèn luyện thể chất cho học sinh trong các hoạt động ngoại khóa phong phú và thu hút sự tham gia rèn luyện, học tập của học sinh.

Tuy nhiên, một số nội dung trong công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của Hiệu trưởng trong quá trình quản lý hoạt động GDTC ngoại khóa ở các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được các CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá là ít thường xuyên thực hiện, bao gồm: Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

  • “Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình GDTC ngoại khóa” có ĐTB là 2.18;
  • “Chỉ đạo tăng cường đầu tư cơ sở vật chất sân bãi, dụng cụ phục vụ cho GDTC ngoại khóa” có ĐTB là 1.84;

“Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDTC ngoại khóa của học sinh” có ĐTB là 1.79. Độ lệch chuẩn trong các trường hợp thấp (từ 0.495 đến 0.978) thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá giữa các đối tượng tham gia khảo sát. Đồng thời, qua phỏng vấn một số CBQL, có nhiều ý kiến cho rằng “nhà trường còn rất khó khăn về kinh phí, nhân lực trong tổ chức các câu lạc bộ, phong trào rèn luyện thể dục thể thao ngoại khóa cho học sinh” (HT2,HT4), ngoài ra theo kết quả phỏng vấn của một số giáo viên thể dục cho thấy, “các trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ thể rèn luyện trong các bộ môn thể dục thể thao còn thiếu, không đáp ứng yêu cầu cho các em rèn luyện một lúc được, sân bãi không có mái che, lúc trời mưa không để tập luyện được” (GV6,GV7), “đời sống kinh tế của đội ngũ giáo viên còn nhiều khó khăn, lương thưởng thấp” (HT5). Như vậy, bên cạnh việc quán triệt mục tiêu, yêu cầu hoạt động GDTC ngoại khóa đến tập thể sư phạm nhà trường, cũng như chỉ đạo thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, tuy nhiên để tổ chức và chỉ đạo thực hiện hiệu quả, khoa học kế hoạch hoạt động GDTC ngoại khóa tại các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, Hiệu trưởng các trường phải tăng cường trong công tác chỉ đạo đâu tư cơ sở vật chất, sân bãi, mua mới bổ sung dụng cụ tập luyện 65m cho học học sinh trong các hoạt động ngoại khóa, cũng như tích cực trong tổ chức chỉ đạo xây dựng chương trình GDTC ngoại khóa phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Đồng thời, tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDTC ngoại khóa của học sinh tiểu học trong nhà trường.

2.4.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh

Công tác kiểm tra – đánh giá thực hiện kế hoạch là khâu quan trọng, không thể thiếu trong quá trình quản lý nhà trường, đặc biệt là trong các hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tiểu học, đánh giá thường xuyên, chính xác sẽ góp phần điều chỉnh hoạt động gắn liền với mục tiêu kế hoạch đề ra. Trong đó, đòi hỏi người quản lý phải xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá của thể, đồng thời quán triệt đến các bộ phận về phương thức đánh giá cụ thể. Để xác định chất lượng cũng như mức độ đạt được trong công tác kiểm tra – đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tiểu học của Hiệu trưởng tại các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, các CBQL, GV tham gia khảo sát đánh giá khách quan về mức độ thực hiện trong từng nội dung trong các công tác này. Kết quả đánh giá từ CBQL,GV được thống kê và thể hiện trong bảng 2.10 như sau: Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa ở các trường tiểu học tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Nhìn vào bảng 2.10 ta thấy, các nội dung trong công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch của Hiệu trưởng trong quá trình quản lý hoạt động GDTC ngoại khóa ở các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được các CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá là rất thường xuyên thực hiện và được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau:

  • “Tổ chức kiểm tra, giám sát thông qua việc dự giờ, thao giảng và các giáo án, báo cáo định kì” có ĐTB là 3.49;
  • “Xác định các mục tiêu và chuẩn đạt được của các mục tiêu trong hoạt động GDTC ngoại khóa” có ĐTB là 3.45;

“Căn cứ vào kế hoạch để tự giám sát, kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch” có ĐTB là 3.25. Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá này thấp, thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL và GV tại các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Qua phỏng vấn một số giáo viên, có nhiều ý kiến cho rằng “được nhà trường phổ biến về phương thứ, thời gian kiểm tra đánh giá thông qua các tiêu chí, tiêu chuẩn. Đồng thời, đôn đốc các bộ phận tích cực thu thập thông tin, thống kê và xác định kết quả đánh giá trong hoạt động GDTC ngoại khóa trong nhà trường thường xuyên với nhiều hình thứ như đột xuất, dự giờ thăm lớp theo kế hoạch đề ra” (GV4,GV6). Như vậy, công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC ngoại khóa tại các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được thực hiện rất thường xuyên trong việc xác định mục tiêu đánh giá, cũng như tổ chức kiểm tra đánh giá qua nhiều hình thức khác nhau.

Đồng thời, tiêu chí “Tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, đánh giá thể lực, kết quả học tập định kì của học sinh” (ĐTB 3.19), tiêu chí được CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá là thường xuyên. Công tác kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC ngoại khóa tại các trường TH trên địa bàn thị xã Tân Uyên được các trường quan tâm thực hiện với nhiều hình thức khác nhau góp phần phát hiện những thiếu sót trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

Tuy nhiên, tiêu chí “Tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, đánh giá thành tích đạt được của học sinh từ các phong trào, hội thi” (có ĐTB 2.04). Đây là tiêu chí được CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá là thấp nhất ứng với mức độ ít thường xuyên thực hiện, thể hiện sự bất cập trong quá trình quản lý hoạt động GDTC ngoại khóa tại trường. Qua phỏng vấn một số giáo viên, có ý kiến cho rằng, “công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDTC ngoại khóa tuy được nhà trường triển khai với nhiều hình thức và đánh giá theo tiêu chí, tiêu chuẩn, nhưng quá trình đánh giá còn nhiều khó khăn, khó khăn trong quá trình thu thập thông tin, xử lý và lưu trữ thông tin. Thông tin đánh giá chưa xác với thực tế, phù hợp với từng điều kiện, nội dung hoạt động rèn luyện. Trong quá trình đánh giá kết quả, thành tích của học inh từ các phòng trào còn mang tính hình thức”. Như vậy, các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương cần đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá để xác định kịp thời những hạn chế, thiếu sót, đảm bảo mục tiêu kế hoạch đề ra gắn liền với điều kiện, môi trường hoạt động thực tế trong nhà trường.

2.4.4. Thực trạng đảm bảo các điều kiện thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh

Thực hiện khảo sát về thực trạng đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, kết quả đánh giá từ CBQL,GV được thống kê và thể hiện trong bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng đảm bảo điều kiện cho hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa ở các trường tiểu học tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Bảng 2.11 cho thấy, các điều kiện đảm bảo phục vụ cho hoạt động GDTC ngoại khóa ở các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được các CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá là rất thường xuyên đảm bảo và được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau:

“Đảm bảo nguồn lực: đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, sự quan tâm của PHHS và các tổ chức xã hội khác” có ĐTB là 3.51;

“Sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Hiệu trường nhà trường” có ĐTB là 3.35; “Phân phối thời gian, thời khóa biểu hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa” có ĐTB là 3.26. Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá này thấp, dao động từ 0.551 đến 0.670 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL và GV tại các trường TH tham gia khảo sát. Qua phỏng vấn một số CBQL, có nhiều ý kiến cho rằng “đội ngũ giáo viên nhà trường được tham gia bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, bên cạnh đó các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GDTC ngoại khóa cho môn thể dục thể thao được nhà trường sắp xếp khoa học, tránh trùng lấp và không ảnh hưởng đến thời gian học của các môn học khác” (HT2,HT4,HT5). Qua đó, với sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đến chất lượng giáo dục cũng như đáp ứng nguyện vọng của học sinh, đội ngũ CBQL,GV trong quá trình tổ chức thực hiện GDTC ngoại khóa tại trường. Đây là ưu điểm giúp nhà trường khẳn định vị thế cũng như lòng tin của học sinh và gia đình trong quá trình tham gia học tập.

Tuy nhiên, các điều kiện đảm bảo phục vụ cho hoạt động GDTC ngoại khóa ở các trường TH tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được các CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá là ít thường xuyên đảm bảo và được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

“Bổ sung nguồn kinh phí duy trì và phát triển hoạt động GDTC ngoại khóa” có ĐTB là 3.51;

“Đầu tư sân bãi, CSVC, trang thiết bị hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa” có ĐTB là 1.95. Độ lệch chuẩn trong các trường hợp đánh giá này thấp (0.557; 0.614) thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL và GV tại các trường TH tham gia khảo sát. Qua phỏng vấn một số CBQL, có nhiều ý kiến cho rằng “các hoạt động giáo dục ngoại khóa trong thời gian qua nhà trường ít khi tổ chức thực hiện bởi tình hình dịch bệnh ncovid-19 cũng như thiếu thốn về kinh phí, thời gian và sân bãi. Để giản quyết những khó khăn trước mắt, nhà trường đã xin ý kiến chỉ đạo cơ quan cấp trên về bổ sung nguồn kinh phí tổ chức, đồng thời nhà trường có kế hoạch phối hợp, huy động nguồn lực từ các đoàn thể, mạnh thường quân, cha mẹ học sinh hỗ trợ trong các hoạt động giáo dục ngoại khóa cho học sinh” (HT1,HT3,HT4). Như vậy, trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC ngoại khóa cho học sinh, các trường cần có biện pháp quản lý hiệu quả nhằm đảm bảo các điều kiện về kinh phí, sân bãi, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện hiện đại giúp học sinh có môi trường học tập thuận lợi và phát triển đồng bộ về thể chất và tinh thần.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa ở các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Kết quả khảo sát các yếu tố tác động đến thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa

Các yếu tố bên trong nhà trường trong bảng 2.12 cho chúng ta thấy có sự đồng nhất trong đánh giá giữa các CBQL và GV tham gia khảo sát (ĐLC dao động từ 0.487 đến 0.614) về mức độ tác động đến công tác quản lý hoạt động GDTC ngoại khóa cho học sinh tại các trường TH ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Trong đó, yếu tố “Chương trình GDTC ngoại khóa đơn điệu, nhàm chán, chưa đáp ứng nhu cầu học sinh” được đánh giá là ảnh hưởng nhiều nhất (ĐTB là 3.80). Đồng thời, qua kết quả phân tích thực trạng trên về các điều kiện phục vụ cho hoạt động GDTC ngoại khóa, cũng như thực trạng thực hiện các nội dung, phương thức GDTC ngoại khóa cho học sinh, nội dung chương trình trong các hoạt động chưa đủ sức thu hút học sinh tham gia. Vì vậy, để nâng cao chất lượng trong việc quản lý hoạt động GDTC ngoại khóa, các trường TH ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương cần đổi mới về nội dung, chương trình hoạt động GDTC ngoại khóa, tăng cường tổ chức câu lạc bộ, cuộc thi cũng như thiết kế các hoạt động rèn luyện thông qua các trò chơi dân gian, gần gũi, phù hợp với học sinh tiểu học.

Các yếu tố khách quan trong bảng 2.12 cho chúng ta thấy có sự đồng nhất trong đánh giá giữa các đối tượng tham gia khảo sát (ĐLC dao động từ 0.587 đến 0.670) về mức độ tác động đến công tác quản lý hoạt động GDTC ngoại khóa cho học sinh tại các trường TH ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Trong đó, yếu tố “Không có đủ trang bị giầy, quần áo cho các hoạt động rèn luyện, thi đấu” được xem là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất (ĐTB là 3.76). Qua phân tích thực trạng trên về các điều kiện hỗ trợ hoạt động GDTC ngoại khóa, công tác chuẩn bị, đầu từ về cơ sở trang thiết bị, dụng cụ của các trường còn thiếu, sân bãi tập luyện xuống cấp, thiếu kinh phí tu sửa, nâng cấp. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng trong việc quản lý hoạt động GDTC ngoại khóa, các trường TH ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương cần tăng cường trong công tác quản lý cơ sở vật chất, quản lý trang thiết bị hiệu quả đáp ứng yêu cầu cho học sinh sử dụng tập luyện thể chất trong các hoạt động thi đấu, vui chơi ngoại khóa. Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

2.6. Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa ở các trường tiểu học thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

2.6.1. Đánh giá chung thực trạng

  • Về hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa

Đa số đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tại các trường TH ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương thể hiện sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động GDTC ngoại khóa cho học sinh tiểu học. Các trường đã thực hiện tốt các nội dung giáo dục vận động và vệ sinh cho học sinh thông qua nhiều phương pháp và hình thức khác nhau. Công tác kiểm tra đánh giá cũng được đề cao, tích cực thực hiện trong suốt quá trình thực hiện hoạt động GDTC ngoại khóa.

Tuy nhiên nhiều nội dung các trường ít thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu GDTC ngoại khóa như: Giáo dục dinh dưỡng hay các nội dung hoạt động giáo dục về đạo đức, thẩm mĩ, lao động. Hình thức tổ chức luyện tập, câu lạc bộ, thi đấu trong các đội tuyển thể dục thể thao của trường cũng như tổ chức học sinh nghe báo cáo chuyên đề hay tổ chức các phong trào thể dục thể thao của trường ít được thực hiện. Các phương pháp GDTC ngoại khóa ít được nhà trường thực hiện nhất như: vận dụng trò chơi vận động, hay tổ chức thi đấu. Việc kiểm tra đánh giá số lượng, chất lượng học sinh trong các hoạt động thi đấu, hội thi, câu lạc bộ còn nhiều khó khăn, ít thực hiện.

  • Về quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa

Hiệu trưởng các trường đã quan tâm đến công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động GDTC ngoại khóa, kế hoạch được xây dựng với mục tiêu cụ thể và có biện pháp thực hiện mục tiêu đề ra. Đồng thời, kế hoạch được phổ biến đến từng bộ phận và bố trí, phân công thực hiện theo chỉ đạo cấp trên, đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình thực hiện hoạt động GDTC ngoại khóa. Đặc biệt, công tác bồi dưỡng và tổ chức chỉ đạo kiểm tra đánh giá và điểu chỉnh kế hoạch luôn được thực hiện nhằm đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động GDTC ngoại khóa.

Tuy nhiên công tác xây dựng nội dung hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh các trường TH ở thị xã Tân Uyên ít khi thực hiện, đồng thời các trường chưa dự kiến được những khó khăn cần phải khắc phục trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa cho học sinh tiểu học. Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình GDTC ngoại khóa của Hiệu trường tại các trường ít thường xuyên thực hiện. Trong đó, công tác tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động và khả năng chỉ đạo tăng cường đầu tư cơ sở vật chất sân bãi, dụng cụ để phục vụ cho GDTC ngoại khóa của Hiệu trường chưa phát huy hiệu quả. Trong công tác tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động GDTC ngoại khóa tại các trường còn nhiều thiếu sót, đánh giá thành tích đạt được của học sinh từ các phong trào, hội thi ít khi thực hiện. Khả năng đầu tư sân bãi, CSVC, trang thiết bị hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa và thực hiện bổ sung nguồn kinh phí duy trì và phát triển hoạt động GDTC ngoại khóa gặp nhiều khó khăn, thiếu sót.

2.6.2. Nguyên nhân thực trạng Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

  • Thiếu kinh phí tổ chức, kinh tế khó khăn.
  • Áp lực trong công việc, lương thưởng thấp.
  • Kinh phí sử dụng cho việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu thốn.
  • Ảnh hưởng bởi thời tiết, tình hình dịch bệnh covid -19.
  • Nội dung chương trình hoạt động còn đơn điệu, nhàm chán chưa thu hút được học sinh tham gia hoạt động.
  • Khả năng phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa chặt chẽ.
  • Công tác kiểm tra đánh giá, khen thưởng còn mang tính hình thức, bệnh thành tích.
  • Trình độ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường không đồng đều.
  • Chưa có sự quan tâm đúng mức từ phía gia đình học sinh trong quá trình phối hợp thực hiện hoạt động GDTC ngoại khóa cho học sinh.

Tiểu kết chương 2

Thực trạng hoạt động GDTC ngoại khóa cho học sinh tiểu học và quản lí hoạt động GDTC ngoại khóa ở các trường TH trên địa bàn tỉnh xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương cho thấy, các trường TH trên địa bàn tỉnh xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã thực hiện thường xuyên hoạt động GDTC ngoại khóa trong trường, nhưng kết quả mang lại chưa cao, còn một số hạn chế, thiếu sót nhất định về khả năng thực hiện nội dung hoạt động, phương pháp, hình thức, đánh giá kết quả học tập học sinh của đội ngũ giáo viên nhà trường, cũng như khả năng nguồn lực, tài lực của nhà trường còn thiếu thốn, khó khăn. Đồng thời, trong quá trình thực hiện công tác quản lí hoạt động GDTC ngoại khóa còn nhiều điểm yếu, đặc biệt là trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, cũng như kiểm tra đánh giá hoạt động GDTC ngoại khóa tại các trường TH trên địa bàn thị xã Tân Uyên cần được khắc phục.

Mặt khác, những hạn chế của thực trạng do những yếu tố ảnh hưởng và những nguyên nhân khó khăn trong quá trình quản lí hoạt động GDTC ngoại khóa cho học sinh tiểu học. Trong đó, nguyên nhân chính là điều kiện nhà trường, khả năng tài chính, năng lực đội ngũ giáo viên thể dục, chính sách đãi ngộ và áp lực trong công việc, sự đồng bộ phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Luận văn: Thực trạng giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học.

Từ đó, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác quản lí hoạt động GDTC ngoại khóa tại các trường TH trên địa bàn tỉnh xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, các biện pháp được thực hiện trong chương 3.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Biện pháp giáo dục thể chất ngoại khóa ở tiểu học

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993