Luận văn: Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu

Mục lục

Đánh giá post

Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu

2.1 Giới thiệu tổng quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp 3 huyện Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp Biển Đông. Với tổng chiều dài địa giới trên đất liền

162 km. Bà Rịa -Vũng Tàu có chiều dài bờ biển phần đất liền 100 km (trong đó 72 km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm). Thềm lục địa tỉnh tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa đựng hai loại tài nguyên cực kỳ quan trọng là dầu mỏ và hải sản. Diện tích tự nhiên 1.975,14 km2.

Địa hình của tỉnh bao gồm núi, đồi, đồng bằng nhỏ và các đồi cát, dải cát chạy vòng theo bờ biển. Hai huyện Long Đất, Xuyên Mộc là vùng đồng bằng và đồi núi ven biển.

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra Biển Đông, có ý nghĩa chiến lược về đường hàng hải quốc tế, có hệ thống cảng biển là đầu mối tiếp cận với các nước Đông Nam Á. Nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây khá phong phú và đa dạng có rất nhiều triển vọng hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như: Dầu khí, cảng và vận tải biển, hải sản, du lịch v.v… Có điều kiện phát triển đồng bộ giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt, đường không… là địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và quốc tế, phát triển thương mại và hợp tác đầu tư với nước ngoài.

Như vậy, Bà Rịa – Vũng Tàu có một vị trí thuận lợi cho việc phát triển du lịch, là nơi có nguồn tài nguyên du lịch và khả năng đáp ứng du lịch cao, được đánh giá là một trong những điểm du lịch trọng tâm của đất nước.

2.1.1.2 Khí hậu

Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, từ tháng 5 đến tháng 10 có gió mùa Tây Nam, thời gian này là mùa mưa. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có gió mùa Đông Bắc, thời gian này là mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27°C, ít gió bão, nhiều nắng. Đây là một tỉnh ven biển nên không khí thoáng mát quanh năm. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ ngơi và thể thao giải trí.

Số giờ nắng trong năm dao động từ 2.370 giờ đến 2.850 giờ, độ ẩm không khí trung bình là 80%. Số giờ nắng cao và nắng quanh năm, bên cạnh đó Biển Vũng Tàu ít bão hoặc ảnh hưởng của bão không đáng kể cũng là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển. Đây là một lợi thế hơn hẳn so với các tỉnh miền Bắc chỉ có thể khai thác du lịch biển vào mùa hè.

2.1.2 Điều kiện xã hội

Dân số: theo số liệu thống kê năm 2025, dân số của tỉnh là 947.300 người, mật độ trung bình 476 người/km2.

Dân tộc: người Kinh chiếm đa số khoảng 97,24%, ngoài ra còn có các dân tộc khác như  Hoa, Châu Ro, Mường, Tày.

Đơn vị hành chính gồm: TP Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa, các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Côn Đảo.

Tôn giáo: là nơi hội tụ nhiều tôn giáo lớn trên thế giới với số lượng tín đồ chiếm trên 50% dân số toàn tỉnh. Trong đó có Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Tin Lành cùng với một số tôn giáo và hệ phái khác như  =Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Độ Việt Nam, Phật Giáo Bửu Sơn Kì Hương, Tin Lành Baptic, Cơ Đốc Phục Lâm, Cơ Đốc Truyền Giáo.

2.1.3  Một số tài nguyên du lịch của tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí đặc biệt trong khu vực phát triển kinh tế phía Nam, là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tiềm năng du lịch đặc biệt vượt trội so với các địa phương khác trong khu vực.

2.1.3.1 Tài nguyên biển

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có đường bờ biển dài 305,4 km (kể cả Côn Đảo) trong đó phần đất liền có đường bờ biển dài trên 100 km với khoảng 72 km là những bãi tắm đẹp với những bãi cát trắng có độ dốc thoải, có ánh sáng quanh năm, ít gió bão. Đó là những điều kiện lý tưởng để hình thành loại hình du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng.

Bãi tắm thuộc thành phố Vũng Tàu có tổng chiều dài 40 km với những bãi tắm đẹp đã trở nên quen thuộc với với khách du lịch như: Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa, Bãi Nghinh Phong.

Một số bãi biển đẹp đáng chú ý của tỉnh:

  • Bãi Trước nằm ở trung tâm thành phố, bãi giống như một vịnh nhỏ giữa núi, ít có sóng to. Ven bờ có những hàng dừa, dương liễu, bàng, có công viên cây xanh và có nhiều biệt thự đẹp.
  • Bãi tắm nổi tiếng và thu hút nhiều du khách nhất là bãi Sau. Bãi nằm ở Đông Nam thành phố, chạy dài 8 km. Bãi biển rộng, có nhiều khu du lịch, du khách thường tắm biển ở đây.
  • Bãi tắm Long Hải (huyện Long Đất) kéo dài từ Phước Lễ đến chân núi Châu Long và Châu Viên. Ở đây có nhiều đồi cát ven biển, độ dốc thoai thoải tạo cảnh quan quyến rũ, độ dốc thấp, nước trong xanh.
  • Bãi tắm Hồ Tràm – Hồ Cốc (huyện Xuyên Mộc) nối liền đèo Nước Ngọt và Long Hải với chiều dài 20 km, là nơi du khách có thể nghỉ ngơi và thưởng thức các món ăn đặc sản  miền biển, có thể làm nơi du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái.
  • Các bãi tắm ở Côn Đảo nằm quanh huyện Côn Đảo mang đầy vẻ hoang sơ, không khí trong lành với núi và những khu rừng nguyên sinh bạt ngàn. Bãi biển sạch, nước trong xanh, bơi ra xa có thể nhìn thấy đáy, nhất là thấy những rặng san hô đầy màu sắc.

Có thể nói thiên nhiên đã ban tặng cho Bà Rịa – Vũng Tàu một vùng biển rộng lớn với nhiều bãi tắm đẹp. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch biển.

2.1.3.2 Tài nguyên rừng

Diện tích rừng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không lớn. Đất có khả năng trồng rừng là 38.850 ha, chiếm 19,7% diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng là 34.592 ha.

Bảng 2.1 Bảng phân tích tài nguyên rừng Bà Rịa – Vũng Tàu

STT Loại rừng Diện tích (ha) Tỉ trọng (%)
1 Rừng tự nhiên 27.612 48 , 86
2 Rừng trồng 15.138 26 , 79
3 Rừng cấm quốc gia 13.763 24 , 35
  Tổng cộng 56.513 100

(Nguồn: Báo cáo rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2019 – 2028).

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 02 khu rừng nguyên sinh là: Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu có diện tích là 11.392 ha, khu vườn Quốc gia Côn Đảo diện tích 5.998 ha.

  • Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu

Được thành lập vào năm 1984 có diện tích 11.392 ha trong đó có 7.224 ha đất trồng rừng nguyên sinh (rừng cấm quốc gia). Đây là một khu rừng tự nhiên ven biển duy nhất còn lại ở miền Đông Nam Bộ có giá trị về nhiều mặt. Có nhiều loài động thực vật hoang dã, quý hiếm đã được liệt kê vào sách đỏ của thế giới. Trong khu rừng cấm lại nổi lên một hồ nước sôi với hơn 70 điểm phun nước lộ thiên. Vùng có nước nóng hoạt động rộng hơn 1 km2 gồm có nhiều hồ lớn, nhỏ tạo ra các dòng chảy với lưu lượng nhỏ. Vùng hồ rộng nhất là một ao nước khoảng 100m2 với độ sâu hơn 1m. đây là điểm nóng nhất, lúc nào cũng sủi tàn, bốc hơi tạo thành một nồi xông hơi thiên nhiên khổng lồ. Điều hấp dẫn, thú vị là tại khu vực nước sôi này Rừng Tràm vẫn xanh tươi, một loại cỏ rễ chùm, lá cứng vẫn sống cùng năm tháng tạo nên một vẻ đẹp kì thú cho thiên nhiên. Khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu là địa điểm du lịch hấp dẫn với những du khách yêu thích thiên nhiên. Đã được tổ chức Du lịch thế giới chính thức công nhận là 1/64 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên toàn thế giới.

  • Vườn quốc gia Côn Đảo

Được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên từ năm 1984, tài nguyên rừng, biển còn khá nguyên vẹn, tiềm năng đa dạng với tổng diện tích 20.000 ha, trong đó 14.000 ha là biển và 6.000 ha rừng trên 14 hòn đảo. Vườn quốc gia Côn Đảo có những khu rừng xanh tốt với nhiều loại gỗ quý như: Bời Lời, Lát Hoa, Sao Đen, Cẩm Thi, Thiên Niên Kiện. Động vật ở vườn quốc gia cũng có nhiều loài như: Chồn, Sóc, Kì Đà, Khỉ,.. Đặc biệt có Sóc mun toàn thân đen tuyền. Trong vườn còn có các loài chim quý hiếm như: chim Điêu mặt xanh, Én biển… Bên cạnh đó còn có một vùng biển đệm rộng 20.500 ha, bao gồm cả hệ sinh thái biển và ven bờ như rừng ngập mặn, các rạn san hô và thảm cỏ biển. Vùng biển Côn Đảo có nhiều loài hải sản quý, có giá trị cao như: Tôm hùm, cá Hàng, cá Mập, cá Heo… là nơi có những loài động thực vật quý hiếm như: Bò Biển.

Vườn quốc gia Côn Đảo được nằm trong danh sách “Những khu vực được ưu tiên cao nhất” trong hệ thống khu bảo tồn biển trên thế giới. Là nơi lý tưởng dành cho du lịch và nghiên cứu khoa học. Đến thăm Côn Đảo, du khách sẽ không thể bỏ qua cơ hội khám phá những điều kì thú, những rặng San hô trải dài hàng cây số.

Bên cạnh đó, ở đây còn nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử cách mạng mà đặc biệt là di tích hệ thống nhà tù Côn Đảo. Có thể nói ở Việt Nam, không nơi nào hội tụ đầy đủ những điều kiện để trở thành điểm du lịch sinh thái như vườn quốc gia Côn Đảo.

Ngoài ra, huyện Long Đất còn có rừng hoa Anh Đào là khu rừng đẹp, hoa nở theo mùa làm trắng cả một vùng, chạy dọc hai bên đường đến khu du lịch Thùy Dương – Long Hải. Hiện nay khu rừng này đang được quy hoạch thành khu du lịch quốc gia.

Rừng của tỉnh không nhằm mục đích khai thác lấy gỗ mà chủ yếu là nhằm tạo cảnh quan thiên nhiên, cải thiện môi trường, phòng hộ và phát triển du lịch. Với 2 khu rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu, Vườn quốc gia Côn Đảo là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Đặc biệt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có một số núi đá với độ cao trung bình dưới 200 m. Đây là một lợi thế của tỉnh để phát triển loại hình du lịch cảnh quan sinh thái, phát triển các tour du lịch kết hợp tham quan thám hiểm rừng và tắm biển.

Nhìn chung, Bà Rịa – Vũng Tàu là một quần thể thiên nhiên hài hoà, sơn thuỷ hữu tình có dãy Núi Lớn, Núi Nhỏ, Minh Đạm, Núi Dinh che chắn, xa xa biển Đông có Côn Đảo bao bọc, gần có Long Sơn quy tụ…Vì thế, đến Bà Rịa – Vũng Tàu, không chỉ có tắm biển, du khách có thể du lịch leo núi như: Núi Lớn, Núi Nhỏ để tham quan ngọn Hải Đăng có bề dày lịch sử hàng trăm năm nay, tượng Chúa dang tay, khu di tích Bạch Dinh …hoặc tham quan các căn cứ kháng chiến từ thời Pháp, Mỹ trên núi Minh Đạm, khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng khi leo núi Dinh….

2.1.3.3 Tài nguyên nhân văn:

Tính đến nay toàn tỉnh có 31 di tích đã được Nhà Nước công nhận xếp hạng cấp quốc gia cùng 152 di tích khác được tiến hành kiểm kê lập hồ sơ quản lý .

Tài nguyên nhân văn có thể được chia thành các nhóm sau:

Các di tích lịch sử với kiến trúc các tôn giáo gồm: Khu Đình Thần Thắng Tam, Miếu Bà, Lăng Cá Ông, Thích Ca Phật Đài, Chùa Long Bàn…

Các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến gồm: Địa đạo Long Phước, Khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen, Khu nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo, Khu căn cứ núi Minh Đạm, Bến Lộc An với đường Hồ Chí Minh trên biển, địa đạo Kim Long

Các lễ hội và văn hóa dân gian: Lễ hội nghênh rước cá Ông từ 16-18/8 Âm Lịch hàng năm, Lễ hội Miếu Bà (Dinh Cô) từ 16-18/10 Âm Lịch, Lễ hội Ông Trần đảo Long Sơn ngày 20/2 và 9/9 Âm Lịch…

2.1.4 Một số cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2.1.4.1. Về quy hoạch tổng thể ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Theo quyết định số 1828/QĐ-UB ngày 13/06/2023 của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến 2040, toàn tỉnh có 1 trung tâm và 4 cụm du lịch trong đó Vũng Tàu – Côn Đảo – Bình Châu-Phước Bửu hình thành nên một tam giác du lịch đặc trưng nhất của Bà Rịa – Vũng Tàu :

Trung tâm du lịch thành phố Vũng Tàu và phụ cận: là trung tâm du lịch hạt nhân của tỉnh, mang tính chất là trung tâm du lịch quốc tế. Các loại hình du lịch tiêu biểu gồm:

  • + Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử, lễ hội, cảnh quan thành phố.
  • + Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, thể thao biển, giải trí.
  • + Du lịch văn hóa kết hợp thể thao, xem các giải thi đấu.
  • + Du lịch thương mại công vụ, hội nghị – hội thảo (MICE).
  • + Du lịch sinh thái sông nước, rừng ngập mặn.
  • + Du lịch văn hóa ẩm thực.

Cụm du lịch Côn Đảo : Xây dựng Côn Đảo thành Khu Kinh tế Dịch vụ du lịch hiện đại, đặc sắc mang tầm quốc gia và quốc tế quyết định phê duyệt số 264/2023/QĐ-TTg ngày 25/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Các loại hình du lịch tiêu biểu gồm:

  • + Du lịch cuối tuần khách quốc tế trong khu vực,
  • + Du lịch nghiên cứu khoa học.
  • + Du lịch thể thao biển và núi, thể thao mạo hiểm.
  • + Du lịch nghỉ dưỡng biển và núi.
  • + Du lịch giải trí cao cấp.
  • + Du lịch thương mại công vụ – hội nghị, hội thảo (MICE).
  • + Du lịch mua sắm, du lịch tàu biển.
  • + Du lịch tham quan thắng cảnh và các di tích văn hóa lịch sử…
  • + Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Côn Đảo

Cụm du lịch Bình Châu : vườn sưu tập động thực vật đặc trưng cho Vùng Đông Nam Bộ – Trung tâm điều dưỡng tầm cỡ khu vực để thu hút du khách. Phát triển du lịch sinh thái rừng nguyên sinh, điều dưỡng chữa bệnh kết hợp nghỉ dưỡng biển. Các loại hình du lịch tiêu biểu gồm:

  • + Du lịch sinh thái rừng nguyên sinh, nghiên cứu khoa học.
  • + Du lịch điều dưỡng, chữa bệnh suối khoáng nóng.
  • + Du lịch nghỉ dưỡng biển.
  • + Du lịch sinh thái vườn cây ăn trái.

Cụm du lịch Núi Dinh : Trung tâm nghỉ dưỡng núi cao cấp cho cả vùng Nam Bộ – Công viên giải trí kỹ thuật cao. Phát triển du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng núi, giải trí kỹ thuật cao kết hợp du lịch sinh thái, thương mại công vụ. Các loại hình du lịch tiêu biểu gồm:

  • + Du lịch nghỉ dưỡng núi cao cấp, thể thao núi.
  • + Du lịch giải trí kỹ thuật cao, tìm cảm giác mạnh.
  • + Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử, lễ hội.
  • + Du lịch thương mại công vụ – hội nghị, hội thảo (MICE).

Cụm du lịch Long Hải : Trung tâm văn hóa thể thao giải trí tổng hợp, nghỉ dưỡng biển cao cấp có tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Phát triển du lịch văn hóa, thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển kết hợp du lịch sinh thái, tham quan làng nghề. Các loại hình du lịch tiêu biểu gồm:

  • + Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử, lễ hội.
  • + Du lịch thể thao biển và núi, thể thao tổng hợp, xem các giải thi đấu.
  • + Du lịch vui chơi giải trí.
  • + Du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp.
  • + Du lịch tham quan làng nghề truyền thống.

2.1.4.2. Khách sạn và các doanh nghiệp có chức năng du lịch

  • Khách sạn:

Khách sạn là cơ sở lưu trú tiếp nhận khách du lịch đến nghỉ ngơi trong thời gian lưu trú tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Khách sạn được quản lý bởi nhiều đơn vị, tổ chức và các đơn vị du lịch thuộc các thành phần kinh tế.

Hiện nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 126 khách sạn, 4.959 phòng: trong đó có 84 khách sạn đã được xếp hạng với 3307 phòng (khách sạn, resort từ 3 sao trở lên là 14 cái với tổng số 1.300 phòng). Công suất sử dụng phòng trong vòng 5 năm qua trung bình đạt khoảng 75%. Số nhà hàng hiện nay của Bà Rịa – Vũng Tàu là 56.

Theo báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì số lượng khách sạn trong giai đoạn gần đây là không tăng. Hiện nay phần lớn các khách sạn đều chú trọng đầu tư mới và nâng cấp cơ sở vật chất để phù hợp với tiêu chuẩn của ngành và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách.

Bảng 2.2 – Bảng số liệu phân tích số khách sạn tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Trong giai đoạn từ 2018 – 2021, số lượng khách sạn duy trì ổn định ở mức 75 đến 76 khách sạn nhưng chất lượng phục vụ đã được nâng lên. Điều này được thể hiện ở số khách sạn được xếp hạng tăng lên đáng kể, năm 2018 số khách sạn được xếp hạng là 20, đến năm 2021 con số này là 31 khách sạn (tăng 55%).

Từ năm 2022 – 2025 số lượng khách sạn tăng khá cao so với những năm trước đó,  đặc biệt năm 2025 số lượng khách sạn tăng mạnh: số khách sạn trong năm 2024 là 93 khách sạn thì qua năm 2025 con số này lên tới 126 khách sạn. Bên cạnh đó, số khách sạn được xếp hạng cũng tăng cao: năm 2022 con số này là 45 khách sạn, đến năm 2025 con số này lên đến 84 khách sạn.

Bên cạnh đó, công suất sử dụng phòng trong giai đoạn này cũng tăng đều qua các năm, điều này thể hiện vốn đầu tư vào việc nâng cao chất lượng phục vụ đã phát huy hiệu quả. Mặc khác việc gia tăng công suất sử dụng phòng đã khuyến khích các khách sạn tăng thêm số phòng, đặc biệt là những phòng đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, với một số lượng phòng lớn như trên vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong những ngày lễ lớn. Nguyên nhân là do vào những ngày thường thì công suất phòng thấp vì khách du lịch chủ yếu đến vào những ngày cuối tuần và vào những ngày nghỉ lễ, Tết. Vấn đề đặt ra là phải thu hút khách du lịch đến nghỉ dưỡng thì thời gian lưu trú dài ngày hơn để tận dụng được những phòng này nhằm tăng hiệu quả sử dụng phòng.

  • Số lượng và cơ cấu các doanh nghiệp kinh doanh du lịch:

Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế thông qua các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì nền kinh tế mới có thể vận hành và phát triển.

Bảng 2.3 – Bảng số liệu phân tích số lượng và cơ cấu doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Từ năm 2014 đến năm 2025, tổng số doanh nghiệp tăng liên tục nhưng mức tăng không cao, năm 2014 số doanh nghiệp có chức năng du lịch là 73 doanh nghiệp, đến năm 2025 con số này là 110 doanh nghiệp, tăng 50,6% so với năm 2014.

Trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh nhất (từ 17 doanh nghiệp năm 2014 lên 67 doanh nghiệp năm 2025) do từ năm 2020, luật thành lập doanh nghiệp thông thoáng hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi để số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng. Ngược lại số doanh nghiệp liên doanh và có vốn đầu tư nước ngoài liên tục giảm. Điều này cũng cho thấy một thực tế là môi trường kinh doanh của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không còn thu hút đầu tư nước ngoài như trong giai đoạn 2011-2014. Tuy nhiên, tình trạng này đang có xu hướng cải thiện trong khoảng 3 năm trở lại đây nhờ chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước và môi trường kinh doanh thuận lợi của nước ta.

Các doanh nghiệp du lịch nói chung còn kém năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự phát huy vai trò chủ lực, chưa gắn được hoạt động của mình vào kế hoạch phát triển chung của tỉnh. Loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp chậm đổi mới, chưa thực sự tạo được sức thu hút khách du lịch. Doanh nghiệp lữ hành của tỉnh chưa được chú trọng đầu tư để phát huy vai trò cầu nối giữa thị trường khách du lịch với sản phẩm du lịch. Đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không hiệu quả và hiện gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp mới chậm triển khai giấy phép đầu tư, trì trệ vốn góp.

2.1.4.3.Nguồn nhân lực

Nguồn lao động trong ngành du lịch là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong việc phát triển du lịch. Họ là chiếc cầu nối giữa du khách với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, thông qua họ các nhu cầu của khách du lịch sẽ được đáp ứng. Đối với nguồn lao động, chúng ta cần quan tâm đến cả 2 khía cạnh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

Bảng 2.4 – Bảng số liệu nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu

Qua bảng số liệu trên trên ta thấy nguồn lao động trong ngành du lịch tăng liên tục cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ năm 2018 có 4.002 người đến năm 2025 có 7.232 người làm việc trong ngành du lịch, tăng 80,7%. Trình độ lao động không ngừng được cải thiện, có thể được minh chứng qua số lượng lao động có trình độ đại học và cao đẳng không ngừng tăng lên. Đây cũng là lực lượng lao động chủ chốt trong việc phát triển ngành du lịch của tỉnh. Điều này cho thấy nguồn lao động ngành du lịch của tỉnh đang trên đà phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. Từ năm 2024 trở đi, tốc độ tăng của lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp ngày càng tăng trong khi số lao động không có chuyên môn giảm dần, đó là một xu hướng phát triển tiến bộ trong đội ngũ lao động ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tuy nhiên, xét về chuyên môn, nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Hầu hết là lực lượng lao động gián tiếp trong khách sạn chưa được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về du lịch, 50% bộ phận quản lý, giám sát và điều hành trong lĩnh vực lữ hành chưa qua đào tạo về du lịch dù là ngắn hạn. Ngoài hướng dẫn viên du lịch, các nghề khác chưa được trang bị kiến thức về du lịch, tỷ lệ lao động không biết ngoại ngữ khá cao nên đã phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách. Lao động làm công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm còn rất yếu dẫn đến công tác tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp lúng túng và còn nhiều hạn chế.

Mặt dù thời gian qua ngành du lịch đã rất chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, coi công tác này là một trong những góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Nhưng tốc độ phát triển du lịch ngày càng nhanh và đa dạng trong khi công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành vẫn còn rất chậm, không theo kịp với tốc độ phát triển của ngành nên phần nào đã hạn chế sự phát triển của ngành du lịch.

2.1.4.4  Hạ tầng giao thông

Đường bộ: Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị với nhau. Quốc lộ 51A (4 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50 km. Trong 5-7 năm tới sẽ có đường cao tốc Biên Hoà-Vũng Tàu 8 làn xe song song với quốc lộ 51A.

Hiện nay, đã có các tuyến xe buýt nội tỉnh như tuyến Bà Rịa – Vũng Tàu, Bà Rịa Xuyên Mộc, Vũng Tàu-Xuyên Mộc. Tuyến xe buýt ngoại tỉnh: Biên Hoà-Vũng Tàu

Đường biển: Từ Vũng Tàu có thể đi TP Hồ Chí Minh bằng tàu cánh ngầm. Hằng ngày, cứ 30 phút/suất ở hai đầu bến tàu từ TP Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu và ngược lại. Ngoài ra, còn có tàu đi Côn Đảo xuất bến từ cảng Bạch Đằng-TP Hồ Chí Minh hoặc cảng Vũng Tàu.

Hàng không: Sân bay Vũng Tàu và sân bay Cổ Ống (Côn Đảo) chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm dò khai thác dầu khí, vận chuyển hành khách từ Vũng Tàu đi Côn Đảo và ngược lại. Trong tương lai, sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng cách Vũng Tàu 70 km, cách ranh giới tỉnh khoảng 20 km.

Đường sắt: Hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh. Theo quy hoạch đến năm 2015 của ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng 1,435m sẽ được xây dựng nối TP Hồ Chí Minh và Vũng Tàu tốc độ thiết kế trên 300km/h.

2.1.4.5  Thông tin liên lạc và các dịch vụ khác

  • Thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh trong những năm gần đây có những bước phát triển rất mạnh mẽ. Từ tỉnh có thể điện thoại, gửi thư điện tử, dịch vụ EMS, dịch vụ điện hoa… đến các tỉnh trong cả nước và các nơi trên thế giới. Hầu hết các mạng điện thoại di động đều đã phủ sóng toàn tỉnh. Các khách sạn lớn đều được trang bị đường truyền internet tốc độ cao để phục vụ du khách.

  • Điện, nước

Trên địa bàn tỉnh đã có 3 nhà máy điện hoạt động. Mạng lưới điện trung hạ thế đã được xây dựng đến tận trung tâm các xã và các cụm du lịch trọng điểm. Hệ thống cung cấp nước sạch với mạng lưới 6 nhà máy nước có tổng công suất khoảng 58.000m3/ ngày đêm đã góp phần rất quan trọng tạo môi trường thận lợi cho sự nghiệp phát triển du lịch.

2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu

2.2.1 Hiện trạng khách du lịch đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bảng 2.5 Bảng số liệu khách du lịch đến Bà Rịa–Vũng Tàu

Tốc độ tăng trưởng số lượt khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu trung bình trong giai đoạn 2017 – 2025 là 11,9%, con số này đối với khách quốc tế là 2,5% và khách nội địa là 12,5%. Sau cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông Nam Á năm 2015, lượng khách du lịch đến tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giảm mạnh. Tuy nhiên, đến năm 2017, số lượt khách đã được phục hồi, tốc độ tăng trưởng tăng dần, đặc biệt năm 2019 tốc độ tăng trưởng cao nhất với con số lên tới 18,3%. Sau đó số lượng khách vẫn tăng nhưng tốc độ tăng trưởng giảm dần. Năm 2024 tốc độ tăng trưởng chỉ có 2%, đến năm 2025 tỉ lệ này lên tới 10%. Năm 2025, số lượng khách tăng khá mạnh cho thấy việc đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh đã bắt đầu phát huy hiệu quả.

Một trong những đặc trưng của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu là mang nặng tính thời vụ. Mùa du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu thường bắt đầu từ mùng 1 Tết Nguyên đán đến lễ Quốc khánh 2-9, thời điểm này được gọi là mùa cao điểm trong năm. Vào thời điểm này, lượng khách đến tham quan, tắm biển khá lớn, trong đó phần lớn là khách nội địa. Thời gian còn lại là mùa thấp điểm, lượng khách du lịch đến tham quan, tắm biển chủ yếu vào hai ngày cuối tuần.

2.2.1.1 Khách du lịch quốc tế:

Nhìn vào bảng số liệu bên dưới ta thấy từ năm 2009 – 2015, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng đều tăng khá nhanh. Năm 2009 số khách quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu là 25.110 người, đến năm 2015 số người đã tăng lên 320.000 người, tăng gấp 12,7 lần so với năm 2009. Giai đoạn 2016-2018, lượng khách du lịch quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính của các nước Đông Nam Á năm 2015 và sự cạnh tranh của du lịch các địa phương lân cận. Giai đoạn 2019 – 2023, lượng du khách quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu đã tăng dần, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm trong giai đoạn này là 12,5%/năm, cao hơn so với cả nước (tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm lượng du khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn này là 7,9%/năm). Tuy nhiên, đến năm 2024 lượng khách giảm đến 9,09% và năm 2025 tốc độ tăng trưởng là 14%. Bảng 2.6 Bảng số liệu khách du lịch quốc tế

Tuy nhiên, tỉ trọng khách quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu so với khách quốc tế của Việt Nam sau khủng hoảng năm 2015 giảm đi rất nhiều. Từ năm 2015 trở về trước, khi so sánh giữa lượng khách quốc tế đến Việt Nam và lượng khách quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu thì ta thấy hai xu hướng này biến động tương đối giống nhau. Từ sau năm 2015 thì hai xu hướng này biến động ngược chiều nhau: lượng khách quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu giảm đi trong khi lượng

Như vậy, tỉ trọng khách quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu so với cả nước đang giảm dần. Trong giai đoạn 2010 – 2016, tỉ trọng khách quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu được duy trì ở mức trung bình 17,05% tổng khách quốc tế đến Việt Nam, điều đó cho thấy, trong giai đoạn này, Bà Rịa – Vũng Tàu đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, tỉ trọng này chỉ còn 6,87% trong giai đoạn 2017 – 2025. Như vậy, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đang mất dần lợi thế so với các điểm du lịch khác.

2.2.1.2 Khách du lịch nội địa:

Khách du lịch nội địa là lượng khách chủ yếu của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: trung bình chiếm khoảng 95,8% tổng lượng khách du lịch đến tỉnh và hiện nay có xu hướng tăng dần. Năm 2017 khách nội địa tới Bà Rịa – Vũng Tàu là 2.860 ngàn lượt khách, đến năm 2025 là 5.732 ngàn lượt khách, gấp khoảng 2 lần so với năm 2017. Đây là một dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, tốc độ tăng không ổn định qua các năm. Giai đoạn 2017-2021, tốc độ tăng trưởng tăng cao; giai đoạn 2021-2024, tốc độ tăng trưởng của khách du lịch nội địa bắt đầu giảm. Đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng lại tăng cao.

Bảng 2.7 – Bảng số liệu khách du lịch nội địa đến Bà Rịa – Vũng Tàu

2.2.2 Các hình thức tổ chức du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu

Khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu theo ba hình thức: theo các cơ sở lữ hành phục vụ hay các cơ sở lưu trú phục vụ, hoặc tự tổ chức.

Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì số lượng khách nội địa do các cơ sở lữ hành phục vụ chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số lượng khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu  (khoảng 11,76%) và có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do đối với khách nội địa thì Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm du lịch đã trở nên quá quen thuộc nên khách nội địa chủ yếu tự tổ chức đi du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đối với khách nội địa ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tp.HCM thì đa số họ thường tự tổ chức chuyến đi của mình và đi về trong ngày. Chủ yếu các du khách này đến Bà Rịa – Vũng Tàu để tắm biển.

Tuy nhiên, khách quốc tế phần lớn chọn hình thức đi du lịch do các cơ sở lữ hành tổ chức (54,58%). Hầu hết các khách quốc tế du lịch đến Việt Nam theo các tour du lịch do các cơ sở lữ hành tổ chức.

2.2.3 Ngày khách

Để đánh giá tình hình hoạt động của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngoài chỉ tiêu lượt khách du lịch đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hàng năm thì chỉ tiêu về số ngày khách lưu trú tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng là một chỉ tiêu quan trọng. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hấp dẫn du khách của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bảng 2.8 – Bảng số liệu số ngày khách lưu trú tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Trong giai đoạn 2017- 2025, tốc độ tăng trung bình của lượt khách hàng năm là 11,9%, trong khi đó tốc độ tăng trung bình của ngày khách là 7,1%. Như vậy, trong khi tổng lượng khách tăng nhưng số ngày lưu trú trung bình của một du khách ở Bà Rịa – Vũng Tàu giảm. Năm 2017, số ngày lưu trú trung bình đối với khách quốc tế là 1,37 và khách nội địa là 1,33 thì đến năm 2025 con số này lần lượt là 1,25 và 1,06. Xu hướng thời gian lưu trú của du khách ở Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng giảm chứng tỏ Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng trở nên kém thu hút du khách.

2.2.4 Doanh thu của ngành du lịch

Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh một phần kết quả kinh doanh của toàn ngành du lịch. Ngoài những doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ du lịch còn có những doanh nghiệp kết hợp kinh doanh những lĩnh vực khác và xuất khẩu ra nước ngoài. Như vậy, doanh thu ngành du lịch được tính là tổng của doanh thu từ hoạt động dịch vụ du lịch và doanh thu thương mại du lịch. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ du lịch là doanh thu từ các hoạt động như: kinh doanh nhà hàng khách sạn, bán hàng lưu niệm trong khách sạn, dịch vụ lữ hành, vũ trường, doanh thu từ các địa điểm du lịch, điểm vui chơi giải trí…

Bảng 2.9 – Bảng số liệu doanh thu ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu

Theo bảng số liệu trên, giai đoạn 2014-2025, trong khi tổng doanh thu du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu biến động theo những chiều hướng khác nhau, có cả tăng và giảm qua từng năm, thì doanh thu dịch vụ du lịch chỉ biến động theo chiều hướng tăng duy nhất qua các năm, cụ thể, năm 2014 là 341 tỷ đồng và lên đến 1.075 tỷ đồng vào năm 2025. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng tài chính năm 2015, giai đoạn 2016-2017 có tốc độ tăng doanh thu dịch vụ thấp, trong khi giai đoạn 2018-2025, tốc độ tăng doanh thu dịch vụ du lịch cao và tương đối ổn định. Doanh thu dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu du lịch, số liệu này năm 2014 là 62% và tăng thành 73% trong năm 2025. Điều này chứng tỏ, dịch vụ du lịch ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong các hoạt động du lịch nói chung.

2.2.5 Lợi nhuận của ngành du lịch

Bảng 2.10 – Bảng số liệu lợi nhuận ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2015, cùng với quá trình tăng doanh thu dịch vụ du lịch, lợi nhuận của hoạt động này cũng đã tăng lên theo từng năm. Năm 2014, lợi nhuận đạt được là 23,7 tỷ đồng và đến năm 2025 tăng lên 43 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng qua từng năm của chỉ tiêu lợi nhuận trong những năm gần đây rất ấn tượng, năm 2020 là 5% và đến năm 2025 tăng thành 24%. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu dịch vụ du lịch ở mỗi năm trong giai đoạn 20162025 là rất thấp, tỷ lệ này chỉ dao động ở mức khoảng gần 4%/năm. Điều này chứng tỏ, hiệu quả kinh doanh hoạt động dịch vụ du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu còn thấp. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phương thức kinh doanh còn thiếu chủ động, chậm đổi mới, chậm nâng cấp cơ sở vật chất để tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao để thu hút và làm hài lòng khách du lịch.

2.2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch

Hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch được thể hiện theo các chỉ tiêu sau: – Chỉ tiêu Lợi nhuận/Doanh thu

Bảng 2.11 – Bảng số liệu phân tích chỉ số LN/DT dịch vụ du lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Chỉ tiêu Nộp ngân sách/Doanh thu

Bảng 2.12 – Bảng số liệu phân tích chỉ số Nộp ngân sách/DT dịch vụ DL BR – VT

Nhìn chung, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch như lợi nhuận/doanh thu, nộp ngân sách/doanh thu đều giảm mạnh từ năm 2017 – 2022 và giữ ổn định trong giai đoạn 2023-2025. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành dịch vụ du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn 199-2025 là rất kém và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh.

2.2.7 Nhận xét chung về hiện trạng du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:

Qua việc phân tích và đánh giá tiềm năng và hiện trạng du lịch, tác giả rút ra một số khó khăn, thuận lợi cơ bản của du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như sau:

Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn đa dạng và phong phú… nhưng các sản phẩm du lịch của tỉnh hiện nay vẫn chỉ tập trung vào du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng cuối tuần, chưa khai thác được những sản phẩm du lịch khác mang nét đặc trưng riêng của tỉnh để có thể hấp dẫn du khách như du lịch sinh thái, du lịch MICE. Các chương trình du lịch còn đơn điệu, chưa gắn kết hoạt động văn hóa với du lịch. Nhiều nghề truyền thống bị mai một, sản phẩm lưu niệm chưa tạo được bản sắc đặc trưng. Nghệ thuật dân gian, văn hóa ẩm thực chưa được đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch.

Một số di tích chưa được bảo tồn, nâng cấp, sử dụng sai mục đích, hoặc tu bổ qua loa do thiếu kinh phí. Một số di tích bị xâm phạm đất đai, ảnh hưởng đến vấn đề khai thác và hiệu quả du lịch. Các di tích lịch sử cách mạng thiếu các công trình tôn tạo như bia, phù điêu, tượng đài.

Có hệ thống hạ tầng cơ sở, hệ thống khách sạn, nhà hàng, hệ thống giao thông phát triển mạnh, cùng với hệ thống cảng biển và mạng lưới đường sông thuận lợi. Đây là những thuận lợi lớn của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu so với các điểm du lịch khác. Tuy nhiên vẫn chưa hình thành nhiều trung tâm vui chơi giải trí mới lạ, hấp dẫn du khách.

Trong cơ cấu du khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu, du khách nội địa chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 95% trong tổng số, số còn lại là khách quốc tế. Ngoài ra, theo phân tích ở phần trên, tỷ trọng khách quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu trong tổng số du khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng giảm.

Điều này chứng tỏ, lượng khách du lịch nội địa đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định hoạt động du lịch nói chung; sức hấp dẫn của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đối với khách quốc tế đang ngày càng kém hấp dẫn hơn; sự cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương du lịch trên cả nước.

Hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang bị sụt giảm. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu ngày càng giảm đi. Khách du lịch có xu hướng lưu trú ít ngày hơn và ít chi tiêu tại Bà Rịa – Vũng Tàu hơn.

Một trong những đặc trưng của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu là mang nặng tính thời vụ. Mùa cao điểm du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu thường bắt đầu từ mùng 1 Tết Nguyên đán đến lễ Quốc khánh 2-9. Trong giai đoạn này, lượng khách đến tham quan, tắm biển khá lớn và số đông là khách nội địa. Thời gian còn lại là mùa thấp điểm, lượng khách du lịch đến tham quan, tắm biển chủ yếu vào hai ngày cuối tuần.

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch đã có bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Tốc độ tăng đối với lao động có trình độ đại học và trên đại học là 18%/năm, cao đẳng và trung cấp là 10%/năm, sơ cấp là 15%/năm.

Môi trường tự nhiên của tỉnh ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tốc độ đô thị hóa và các hoạt động công nghiệp của các tỉnh thành trong vùng Đông Nam Bộ, tuy nhiên trách nhiệm và khả năng kiểm soát mức độ ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan của các cơ quan quản lý cũng như trình độ dân trí, ý thức người dân tại các khu vực khai thác di tích còn kém, gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động du lịch.

 Ngoài ra cũng dựa vào việc phân tích, đánh giá hiện trạng du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tác giả kết luận ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở giai đoạn phát triển trong vòng đời điểm du lịch dựa vào những đặc điểm sau:

Ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của chính quyền và nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thể hiện qua việc ngành du lịch được chọn là 1 trong 2 ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ủy ban Nhân Dân và Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là những cơ quan có chức năng kiểm soát, quy hoạch các hoạt động du lịch trên quy mô vùng.

Mức độ đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ chính quyền địa phương và từ các nhà đầu tư bên ngoài lớn, lượng vốn đầu tư vào ngành du lịch tăng nhanh.

Lượng khách du lịch tới Bà Rịa – Vũng Tàu tăng liên tục trong những năm gần đây và đã vượt qua con số 4.7 triệu du khách vào năm 2021.

Môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng, tình trạng rác thải, chất thải từ các cơ sở lưu trú, địa điểm vui chơi, giải trí, nhà máy đổ ra môi trường đã xuất hiện ngày càng nhiều. Thái độ, cung cách phục vụ, tình trạng chèo kéo du khách của người dân địa phương đã gây mất thiện cảm nơi du khách.

Vấn đề đặt ra là ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần phải có những biện pháp tích cực nhằm kéo dài giai đoạn phát triển và tiến tới hoàn chỉnh.

2.3 Tác động của hoạt động du lịch đến phát triển kinh tế xã hội Bà Rịa –Vũng Tàu

2.3.1 Đóng góp của ngành du lịch vào GDP

Là 1 trong tứ giác phát triển của vùng Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh có tốc độ phát triển khá cao. Điều này có thể được chứng minh qua tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh. Trong cơ cấu GDP toàn tỉnh, GDP ngành dầu khí chiếm tỉ trọng đến khoảng 70%. Mặc dù vậy, hầu hết nguồn thu từ dầu khí đều phải nộp về trung ương nên thực tế GDP của tỉnh BR-VT không lớn.

Bảng 2.13 – Bảng số liệu về cơ cấu GDP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

GDP của ngành du lịch chiếm tỉ trọng còn rất nhỏ trong GDP của tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu: khoảng 2% so với GDP toàn tỉnh không có tính cả dầu khí và chiếm khoảng 0,003% so với GDP toàn tỉnh có tính dầu khí. Đây là con số khá khiêm tốn và không tương xứng với tiềm năng hiện có của tỉnh. Khi so sánh ngành du lịch với ngành thủy sản – một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong những năm gần đây, ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP của ngành thủy sản thấp hơn tốc độ tăng GDP ngành du lịch. Tuy nhiên, xét chỉ tiêu tuyệt đối thì GDP ngành thủy sản vẫn cao hơn nhiều so với GDP ngành du lịch. Xem đồ thị

Trong những năm gần đây, thông qua việc thu hút hàng triệu du khách cả trong và ngoài nước đến Bà Rịa – Vũng Tàu, ngành du lịch của tỉnh đã đóng góp đáng kể trong việc huy động nguồn lực xã hội, tận dụng những lợi thế sẵn có thúc đẩy các ngành kinh tế có liên quan cùng phát triển, tạo tiền đề, nền tảng cho sự phát triển bền vững và theo định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Nhà nước thời gian qua cũng như trong tương lai.

2.3.2 Đóng góp của ngành du lịch vào nguồn thu ngân sách:

Nộp ngân sách là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, thông qua chỉ tiêu này có thể phần nào đánh giá được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp.

Trong thời gian từ năm 2017 – 2025, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đóng góp ngân sách nhà nước trung bình mỗi năm là 59 tỷ đồng (Xem Bảng 2.12 – Bảng số liệu phân tích chỉ số Nộp ngân sách/doanh thu dịch vụ du lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu). Đây là con số còn khiêm tốn so với nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh và hoàn toàn có thể tăng cao hơn trong tương lai.

2.3.3  Đóng góp của ngành du lịch vào việc tạo ra việc làm cho người lao động:

Ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu tính đến năm 2025 đã thu hút 7.232 người lao động tham gia. Con số này chưa phải là lớn so với tiềm năng phát triển của ngành, tuy nhiên, ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu có tốc độ tăng lượng lao động làm việc trong ngành tương đối nhanh, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2025. Xem số liệu tại Bảng 2.4 – Bảng số liệu nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thông qua phát triển du lịch, một lượng lớn lao động trong các ngành phụ trợ và một số ngành có liên quan cũng đã được huy động, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân.

2.3.4  Đóng góp của ngành du lịch vào việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

Du lịch là một trong những loại hình dịch vụ có sức hấp dẫn rất lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài do những ưu điểm vượt trội của nó như vốn đầu tư thấp, triển khai nhanh, tạo ra giá trị gia tăng cao, thu hồi vốn nhanh… Tình hình đầu tư nước ngoài trong khu vực du lịch có dấu hiệu rất khả quan.

Hiện có nhiều dự án đầu tư nước ngoài về du lịch đã được tỉnh “trải thảm đỏ” nghênh tiếp và Bộ Kế hoạch-Đầu tư đang xem xét để cấp phép gồm: khu du lịch giải trí phức hợp Hồ Tràm, vườn thú hoang dã Safari Bình Châu, khu du lịch Bờ Biển Vàng, khu du lịch Ánh Sao, Thuỷ Cung Vũng Tàu,…. Nổi bật trong số này là dự án Safari Bình Châu, quy mô rộng khoảng 500ha với tổng vốn đầu tư dự kiến 200 triệu USD, là vườn thú hoang dã đầu tiên của Việt Nam và lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Bộ Kế hoạch-Đầu tư cũng đã cấp giấp phép đầu tư cho tập đoàn Winvest Investment- LLC Group, Mỹ đầu tư dự án khu du lịch nghỉ mát Sài Gòn Atlantis Hotel tại cửa Lấp-TP Vũng Tàu với tổng diện tích mặt bằng là 300 ha. Với số vốn đầu tư 300 triệu USD, tập đoàn này sẽ xây dựng 1 khách sạn có quy mô từ 800-1200 phòng cùng nhiều hạng mục khác như golf, siêu thị, khu hội chợ, triển lãm khu bán hàng miễn thuế… Dự án này đưa Bà Rịa – Vũng Tàu thực sự trở thành tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài về du lịch.

Tổng số dự án đầu tư du lịch từ các thành phần kinh tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu tính đến đầu tháng 8/2026 là 124 dự án với tổng vốn đầu tư: 7,2 tỷ USD.

Trong đó:

  • 12 dự án du lịch có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư: 6,3 tỷ USD
  • 112 dự án du lịch có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư: 0,9 tỷ USD.

2.3.5  Một số tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Quá trình thu hút khách du lịch mạnh mẽ nhưng thiếu và yếu kém trong công tác quy hoạch đã tạo ra những bất cập về cảnh quan du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Cảnh quan tự nhiên ở Thành phố Vũng Tàu đang bị phá vỡ bởi một loạt các công trình xây dựng tư nhân và công cộng, chẳng hạn như khu vực Núi Lớn và các công trình xây dựng nhà nghỉ ven biển, tạo nên hình ảnh nhếch nhác và mất trật tự. Những hình ảnh này cũng có thể được bắt gặp ở những bãi tắm ven biển. Do vậy, ít nhiều chúng cũng có tác động đến tâm lý, suy nghĩ và những đánh giá của khách du lịch.

Việc phát triển ồ ạt du lịch biển thời gian gần đây đã tác động xấu đến môi trường tự nhiên tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Môi trường biển của Bà Rịa – Vũng Tàu đã trở nên quá tải nhất là vào những ngày cuối tuần và ngày lễ lớn. Tình trạng bão cát thường xảy ra vào những mùa gió chướng, một trong những hậu quả của thu hút khách du lịch bằng quy hoạch các bãi tắm ven biển không chuyên nghiệp, đã ảnh hưởng đến đời sống người dân địa phương, du khách và  hiệu quả kinh tế du lịch.

Thói quen và tập quán kinh doanh trong ngành du lịch đã tạo ra sự thiếu thiện cảm, mất lòng tin ở du khách chẳng hạn như việc tăng giá mạnh của một số hàng hóa, dịch vụ vào những dịp lễ, tình trạng chèo kéo du khách, nhất là khách nước ngoài ….

Ngoài ra, việc thu hút du lịch cũng đã kéo theo hàng loạt các vấn đề xã hội nổi lên ở Bà Rịa – Vũng Tàu như: tình trạng mại dâm, ma túy, vấn đề tội phạm, an ninh trật tự…

2.4  Kết quả thu được của mẫu điều tra

Để có thêm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã thực hiện một cuộc điều tra bằng hình thức phát phiếu câu hỏi.

2.4.1 Những đặc điểm của mẫu điều tra

2.4.1.1 Mô tả cách lấy mẫu

Nhóm phỏng vấn gồm những người có trình độ đại học và một số cộng tác viên là nhân viên lễ tân của một số khách sạn. Tác giả đã triển khai phỏng vấn ngẫu nhiên 620 du khách. Khách du lịch được phỏng vấn bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ có 585 du khách là trả lời đầy đủ các câu hỏi, trong đó lượng khách nội địa trả lời 564 người. Do mức thu nhập và cơ cấu chi tiêu của khách nước ngoài có những khác biệt với du khách nội địa nên tác giả chỉ lấy kết quả điều tra từ du khách nội địa.

Quá trình phỏng vấn được thực hiện trong vòng 8 tháng, từ tháng 2 đến hết tháng 9/2026. Đối tượng được phỏng vấn là du khách được chọn ngẫu nhiên nhưng do những du khách trẻ thường cởi mở hơn trong việc trả lời phỏng vấn nên các công tác viên có xu hướng tiếp cận những du khách trẻ tuổi để phỏng vấn.

Việc thu thập này chắc chắn có những sai sót không thể trách khỏi.

2.4.1.2 Những thông tin chung về mẫu điều tra:

Số người được phỏng vấn là cán bộ – CNV và học sinh – sinh viên chiếm đa số: công nhân viên chiếm 40%, học sinh – sinh viên chiếm 49%, doanh nhân chiếm 9%. Khách du lịch đến từ Tp.HCM (bao gồm cả học sinh – sinh viên các miền đang học tập tại Tp.HCM) và các tỉnh miền Đông Nam bộ chiếm 92%.

Thu nhập trung bình của số mẫu điều tra là 2,86 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập khá cao so với mức thu nhập bình quân của cả nước là 1,4 triệu đồng/tháng (tương đương gần 17 triệu đồng/năm). Chiếm tỉ lệ cao nhất là mức thu nhập từ 1 – 3 triệu /tháng (chiếm 40%) và mức thu nhập từ 3 – 6 triệu đồng/tháng (chiếm 23%). Hầu hết các mẫu điều tra thuộc nhóm học sinh – sinh viên đều ghi nhận thu nhập từ 1 – 3 triệu/tháng, chủ yếu là do gia đình chu cấp.

Đồ thị 2.4 – Đồ thị phân tích cơ cấu khách du lịch theo thu nhập

2.4.2 Số lần du lịch trong năm của khách du lịch

Theo thống kê, du khách đi du lịch 1 lần/năm chiếm tỉ lệ cao nhất, tới 45%, kế tiếp là du khách đi du lịch từ 2 – 4 lần/năm chiếm 40%. Trong đó du khách tới Bà Rịa – Vũng Tàu 1 lần/năm chiếm tỉ lệ chủ yếu, còn lại là khách đi 1 lần/2 -3 năm hay 2-4 lần/năm.  Chỉ có rất ít du khách đi từ 5 – 10 lần/năm. Nguyên nhân là do các hoạt động vui chơi giải trí của tỉnh không đủ đáp ứng nhu cầu của du khách về số lượng lẫn chất lượng, thêm vào đó chi phí sinh hoạt lại khá cao trong khi dịch vụ được đánh giá là chỉ ở mức trung bình, các điểm tham quan của Bà Rịa -Vũng Tàu hiện chưa được cải tạo, chưa có sự mới mẻ nên đã dần trở nên nhàm chán với khác du lịch

Đồ thị 2.5 – Đồ thị phân tích số lần đi du lịch trung bình/năm

2.4.3 Thời điểm du lịch trong năm của du khách

Theo số liệu thống kê, khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian từ tháng hai đến tháng chín hàng năm, chiếm đến 84% lượng khách du lịch. Đây là mùa cao điểm du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu lượng khách du lịch bắt đầu tăng từ tháng hai và đạt đỉnh điểm vào tháng bảy hằng năm (chiếm 14%). Thực tế, đây là thời gian tập trung những ngày tết, lễ lớn và các lễ hội, giải thi đấu do tỉnh tổ chức trong năm như: Tết Nguyên đán, ngày giải phóng Sài gòn 30/4, ngày quốc tế lao động 1/5, ngày quốc khánh 2/9, lễ hội festival biển, các cuộc thi sắc đẹp, các giải đấu thể thao mang tầm quốc gia và quốc tế.  Ngoài ra, giai đoạn từ tháng sáu đến tháng tám là khoảng thời gian nghỉ hè của học sinh, sinh viên, thời tiết đẹp và tương đối thuận lợi nên nhu cầu du lịch biển tăng cao đột biến. Các công ty cũng thường tổ chức chương trình tham quan, nghỉ mát cho đối tượng là cán bộ công nhân viên và gia đình trong khoảng thời gian cao điểm này. Những tháng thấp điểm du lịch có tỷ lệ du khách thấp, khoảng từ 3%->5% mỗi tháng. Trong khoảng thời gian này khách du lịch thường

Đồ thị 2.6 – Đồ thị phân tích tính thời vụ của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu trong năm

2.4.4 Mục đích đi du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu của khách du lịch

Đa số khách đi du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu với mục đích là tắm biển, chiếm 59% số người được phỏng vấn, còn lại mục đích là ăn hải sản chiếm 18%, thăm

Đồ thị 2.7 – Đồ thị phân tích về mục đích đi du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu

Điều này được giải thích bởi thời gian lưu trú của du khách quá ngắn, chỉ từ 1– 2 ngày. Đây là điểm yếu của ngành du lịch tỉnh từ trước đến nay và điều này cho thấy, Bà Rịa – Vũng Tàu chưa có các loại hình vui chơi giải trí nào mới lạ và độc đáo để thu hút khách du lịch. Mặc dù với nguồn tài nguyên nhân văn là những lễ hội đặc sắc như đã đề cập ở các mục trước nhưng số lượng khách tham gia các lễ hội chỉ chiếm 5% số khách được phỏng vấn. Tỉ lệ 12% du khách thăm chùa chiền, di tích lịch sử là rất khiêm tốn. Thực tế, tỉ lệ này đáng ra phải cao hơn nếu như các địa điểm này được tôn tạo, nhưng những địa danh này đang dần đánh mất giá trị bởi cảnh quan môi trường xung quanh đang rất xuống cấp, cụ thể là ngọn Hải Đăng và Bạch Dinh.

Bên cạnh đó, đa số người được phỏng vấn cho rằng lý do họ chọn Bà Rịa – Vũng Tàu để đi du lịch là do họ có ít thời gian, chi phí cho một chuyến đi ở mức chấp nhận được và giao thông thuận lợi. Như vậy, những lý do du khách chọn Vũng Tàu là điểm đến là những lý do thuộc về địa lý và thu nhập của du khách chứ không phải là do những yếu tố hấp dẫn của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu. Điều này một lần nữa khẳng định bản thân ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chưa tạo được sức hút đối với khách du lịch.

2.4.5 Thời gian và địa điểm lưu trú của khách du lịch

Với đặc điểm hệ thống giao thông thuận lợi, phần lớn khách du lịch đến Vũng Tàu từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ nên du khách thường đi vào 2 ngày cuối tuần hoặc đi về trong ngày. Do thu nhập của người dân ngày càng cao kéo theo nhu cầu vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng cuối tuần.

Đồ thị 2.8 – Đồ thị phân tích thời gian lưu trú của du khách tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Với xu hướng đi du lịch vào hai ngày cuối tuần, lượng du khách thuê.

Đồ thị 2.9 – Đồ thị phân tích địa điểm lưu trú của du khách tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Đồ thị trên cho thấy 64% du khách nghỉ ngơi ở khách sạn. Phần lớn khách du lịch đi về trong ngày thì nghỉ ngơi tại các phòng trọ gần bãi biển. Thực tế các khách sạn tại Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho khách du lịch trong nước cho nên chất lượng phòng và dịch vụ chỉ ở mức trung bình. Tính đến đầu năm 2026, toàn tỉnh chỉ có 14 khách sạn và resort từ 3 sao trở lên với tổng số phòng là 1.300 phòng. Theo báo cáo của Sở Du lịch, công suất phòng bình quân là khá cao: đạt từ 70% – 75% và vào những ngày cuối tuần thường xảy ra tình trạng hết phòng, tỉ lệ này chứng tỏ các công suất hoạt động của các khách sạn là tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, tỉnh hoàn toàn có khả năng nâng công suất hoạt động này lên nếu như thực hiện tốt việc hạn chế tính thời vụ trong hoạt động du lịch và nâng cấp, cải thiện chất lượng phòng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng cao của du khách.

2.4.6 Số người đi trong đoàn

Đồ thị 2.10 – Đồ thị phân tích số người đi trong đòan

Nhìn vào đồ thị, ta thấy đa số khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu theo đoàn, trong đó đoàn từ 4–7 người chiếm tỷ lệ nhiều nhất: 44% số người được phỏng vấn. Kế đó, số người đi từ 1–3 người chiếm 21% và số người đi từ 8-15 người chiếm 19%. Điều này cho thấy phần lớn khách du lịch tới Bà Rịa – Vũng Tàu theo những đoàn nhỏ, thích hợp cho xe du lịch 15 chỗ đối với du khách Tp.HCM hoặc những đoàn đông hơn, thích hợp cho xe 25 chỗ đối với những đoàn ở những nơi xa hơn.

2.4.7 Nhận xét chung về hiện trạng du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đồ thị 2.11 – Đồ thị biểu thị về mối quan hệ giữa những người đi trong đoàn

Hình trên cho thấy quan hệ giữa các thành viên trong đoàn đi thường là bạn bè chiếm 42% và các thành viên trong gia đình chiếm 38%. Ngoài ra, các du khách còn đi du lịch với đồng nghiệp theo đơn vị công tác chiếm 16%. Ngoài ra, có thể thấy du khách trong nước chưa có thói quen đi du lịch một mình, tỉ lệ này là 4%.

2.4.8 Phương tiện giao thông

Đồ thị 2.12 – Đồ thị phân tích các phương tiện giao thông được sử dụng khi du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu

Hình trên cho thấy du khách thường đến Bà Rịa – Vũng Tàu bằng xe du lịch mà chủ yếu là thuê xe, chiếm 63%. Đặc biệt du khách đến bằng xe gắn máy chiếm 21%, còn số du khách chọn phương tiện tàu cánh ngầm chỉ chiếm 13%. Nguyên nhân là do xe du lịch là sự lựa chọn hợp lý cho việc tổ chức chuyến đi theo đoàn đông người. Trong khi đó, nếu các nhóm du khách trẻ, ít người thì đi du lịch bằng xe gắn máy sẽ tối ưu về chi phí và có thể chủ động trong việc di chuyển, trái lại thì mức độ an toàn thấp trong điều kiện hệ thống giao thông đường bộ hiện nay ở Việt Nam.

Tàu cánh ngầm là phương tiện an toàn và tiết kiệm được thời gian, trong khi các phương tiện giao thông đường bộ thường gặp tình trạng kẹt xe ở xa lộ Hà Nội vào các dịp cuối tuần, lễ Tết. Tuy nhiên, giá vé của tàu cánh ngầm khá cao (160 ngàn đồng/vé/lượt) so với giá vé xe du lịch chất lượng cao (60 ngàn đồng/vé/lượt) nên chỉ có những du khách có thu nhập khá cao mới chọn phương tiện này.

Đồ thị 2.13 – Đồ thị phân tích các phương tiện giao thông được sử dụng khi đi lại ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Biểu đồ trên cho thấy du khách sử dụng xe gắn máy 28%, xe du lịch chiếm 21%. Đây cũng chính là phương tiện mà du khách dùng để đi du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra, du khách sử dụng xe taxi cũng khá cao, 18%, trong khi du khách sử dụng xe buýt hầu như không có. Ngoài ra, có đến 29% du khách đi bộ tại Vũng Tàu, chủ yếu là những du khách lưu trú tại các khách sạn ven biển ngay trung tâm thành phố Vũng Tàu.

Phương tiện công cộng là xe buýt hầu như không có du khách nào chọn trong thời gian lưu trú tại Vũng Tàu mặc dù đây là phương tiện công cộng giá rẻ. Nguyên nhân là do khu vực nội thành đã có một số tuyến xe buýt nhưng rất ít tuyến đi qua các khu du lịch ven biển Bãi Trước và Bãi Sau. Do vậy du khách thường không quan tâm đến phương tiện giao thông này.

2.4.9 Hành vi chi tiêu của du khách:

Theo phản hồi của những người được phỏng vấn, thì đa số chi phí thức ăn chiếm từ 30 – 50% tổng chi phí của chuyến đi, tiếp đó chi phí chỗ ở chiếm dưới 30% tổng chi phí, chi phí đi lại trong thành phố chiếm dưới 10%. Như vậy, hầu hết toàn bộ chi tiêu của du khách tập trung vào các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, chỗ ở, đi lại ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Sự tập trung chi phí cho các nhu cầu sinh hoạt cơ bản cho thấy hoạt động vui chơi của du khách tại Bà Rịa – Vũng Tàu khá đơn điệu, vì thế các khoản chi phí khác không thể hiện trong cơ cấu chi tiêu của họ.

Như vậy vấn đề đặt ra cho ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là tạo ra các điểm vui chơi giải trí đa dạng và hấp dẫn, các loại hình du lịch lạ và độc đáo để thu hút sự tham gia của du khách thì mới tạo ra giá trị gia tăng cao.

2.4.10 Mức độ hài lòng của du khách về du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu

  • Các địa điểm du lịch, các công trình kiến trúc:

Hầu hết du khách cho rằng các công trình kiến trúc hiện nay ở Vũng Tàu đều đã xuống cấp và các địa điểm du lịch không có nhiều. Đây cũng là lý do lượng du khách đến thăm các chùa chiền, di tích chỉ có 12%. Thực tế Bà Rịa – Vũng Tàu có đến có 31 di tích đã được Nhà Nước công nhận xếp hạng cấp quốc gia và các cụm du lịch như Côn Đảo, Bình Châu, Núi Dinh, Long Hải,… Tuy nhiên hiện nay du khách hầu như chỉ quan tâm tới đi việc đi đến Bà Rịa – Vũng Tàu với mục đích chủ yếu là tắm biển mà không quan tâm đến loại hình du lịch khám phá các di tích văn hóa, các công trình kiến trúc.

  • Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Đây là khuyết điểm lớn của du lịch Vũng Tàu. Phần lớn du khách cho rằng cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch ở Vũng Tàu chỉ ở mức trung bình. Cơ sở hạ tầng của các địa điểm du lịch hầu như chưa được hoàn thiện, thiếu sự đầu tư và quy hoạch đồng bộ. Cơ sở hạ tầng là các yếu tố rất quan trọng góp phần tạo ra một trung tâm du lịch hiện đại.

  • Bãi biển

Sau Cần Giờ, Vũng Tàu là địa điểm gần Tp. Hồ Chí Minh, thuận tiện cho việc phát triển các hoạt động du lịch biển với những dịch vụ đem lại sự tiện nghi và thoải mái so với Cần Giờ. Gần đây, cảnh quan bãi biển tốt hơn trước, vệ sinh hơn. Mặc dù vậy, du khách chỉ đánh giá bãi biển Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ ở mức trung bình, một số du khách đánh giá ở mức khá tốt nhưng cũng có một số khác đánh giá là bãi biển còn bị ô nhiễm, nhất là vào các dịp Lễ, Tết.

  • Chỗ ở, khách sạn:

Hầu hết du khách đều cho rằng chất lượng dịch vụ của khách sạn chỉ ở mức trung bình. Những du khách có thu nhập cao (hơn 10 triệu đồng/tháng) thường lưu trú tại các khách sạn đạt tiêu chuẩn nên đánh giá khách sạn ở mức khá. Còn đa số du khách chỉ ở các khách sạn nhỏ, phòng trọ nên nhận xét của họ là nơi ở chỉ ở mức trung bình, giá cả khá cao so với chất lượng dịch vụ.

Một số du khách cho rằng Vũng Tàu đang dần dần tự đánh mất mình vì chính những  thói quen là cứ vào những ngày nghỉ, ngày lễ giá phòng tăng đến 300%-400%. Đây cũng là một trong những nhược điểm của ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đã tồn tại trong thời gian qua mà các cơ quan quản lý trong ngành chưa có giải pháp khắc phục tình trạng này.

  • Đa dạng các hoạt động vui chơi, giải trí

Đa số du khách cho rằng Bà Rịa – Vũng Tàu có ít dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ này ít hấp dẫn du khách, không có gì đặc biệt hơn các nơi khác.

Do vậy, phần lớn các du khách đi du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ để nghỉ ngơi và tắm biển là chủ yếu. Một số người còn cho rằng sở dĩ họ chọn đi du lịch Bà Rịa Vũng Tàu cho những chuyến đi cuối tuần (1-2 ngày), chủ yếu do khó có thể đi đâu xa hơn. Đây cũng là một điểm đáng lo ngại cho ngành du lịch tỉnh.

  • Môi trường

Đây là một trong những vấn đề then chốt trong quá trình phát triển du lịch bởi vì khả năng chịu đựng của môi trường có hạn. Tuy vậy, khách du lịch đánh giá thấp môi trường bãi biển ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Tình trạng rác thải, nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy, ảnh hưởng của ngành công nghiệp khai thác dầu khí và đánh bắt thủy hải sản đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điều này tác động xấu đến sự phát triển của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu nếu không khắc phục kịp thời.

  • Ẩm thực

Đây là một trong những nhân tố đặc trưng của du lịch góp phần thu hút du khách. Theo kết quả khảo sát, phần lớn du khách cho rằng món ăn tại Vũng Tàu chỉ ở mức trung bình, số khác cho là thức ăn khá ngon. Tuy nhiên, có một số ít du khách cho là thức ăn hơi tệ. Hầu hết du khách đều thích ăn hải sản khi du lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

  • Địa điểm du lịch

Đa số cho rằng các điểm du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu không nhiều, số khác cho rằng có khá nhiều điểm du lịch, và số còn lại cho rằng có ít điểm du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, hầu hết đều cho rằng các điểm du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu được xây dựng đơn điệu, chất lượng phục vụ chưa tốt và thiếu tính chuyên nghiệp. Đây cũng là lý do hầu như du khách đi du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ với mục đích duy nhất là tắm biển.

  • Hàng hóa

Mặc dù là thành phố du lịch nhưng các sản phẩm, hàng hóa ở Vũng Tàu không nhiều, rất ít chủng loại. Đặc biệt là quà lưu niệm đặc trưng cho địa phương thì hầu như rất ít. Vì vậy du khách hầu như không tiêu tiền vào mua sắm mà chỉ dùng vào các nhu cầu khác như ăn uống, lưu trú…

  • Mức độ thân thiện của người dân thành phố

Phần lớn du khách cho rằng mức độ thân thiện, cởi mở của người dân ở Bà Rịa – Vũng Tàu đạt mức trung bình, số khác cho rằng người dân khá thân thiện. Chỉ có một số ít đánh giá thấp mức độ thân thiện của người dân địa phương. Đa số cho rằng, phong cách, thói quen buôn bán của người dân địa phương không tốt nhất là các dịp Lễ, Tết, nên đã không tạo thiện cảm cho du khách.

  • Giao thông

Đây là ưu điểm nổi bật nhất của Vũng Tàu. Tất cả du khách đều đánh giá rất cao hệ thống giao thông tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị với nhau. Ngoài đường bộ, du khách có thể từ Vũng Tàu có thể đi TP Hồ Chí Minh bằng tàu cánh ngầm và ngược lại. Ngoài ra, Vũng Tàu còn có 2 con đường được bình chọn là một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam. Duy chỉ có vấn đề về phương tiện giao thông công cộng trong nội tỉnh thì chưa được đa dạng để du khách có nhiều sự lựa chọn hơn.

  • Mức độ an toàn cho du khách

Khách du lịch cho rằng ở đâu cũng có tình trạng chèo kéo, trộm cắp. Thực tế thì trong những năm gần đây, tình trạng này đã được cải thiện rất nhiều do một số khu du lịch đã được quy hoạch lại: các bãi biển được chuyển từ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ giao cho các công ty du lịch quản lý từng khu riêng biệt. Tuy nhiên, tỉnh còn phải làm nhiều việc hơn nữa để tạo sự an tâm, niềm tin nơi du khách.

  • Chi phí sinh hoạt:

 Phần lớn du khách cho rằng chi phí sinh hoạt tại Bà Rịa – Vũng Tàu khá đắt đỏ, nhất là chi phí sinh hoạt tại các khu du lịch vẫn chưa thể chấp nhận được. Chỉ một số ít du khách cho rằng cho rằng chi phí sinh hoạt ở Bà Rịa – Vũng Tàu ở mức chấp nhận được. Đây là bất lợi lớn của Vũng Tàu trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các địa phương.

Như vậy, sau khi phân tích từng đặc điểm có thể rút ra một số kết luận chủ yếu về du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu như sau:

Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu có chất lượng trung bình bởi Bà Rịa – Vũng Tàu không có ưu điểm thật sự nổi trội để thu hút khách, ví dụ Nha Trang được biết đến như là nơi có môi trường biển rất tốt.

Vũng Tàu chưa thực sự chú trọng vào việc quảng bá hình ảnh du lịch địa phương mình cho khách du lịch. Hơn nữa, chi phí sinh hoạt tại Vũng Tàu khá đắt đỏ so với chất lượng phục vụ. Bên cạnh các điểm vui chơi giải trí còn chưa được đầu tư, Vũng Tàu còn chưa quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các công trình kiến trúc, các cảnh quan thiên nhiên. Chất lượng phục vụ tại các nhà nghỉ, khách sạn, các điểm du lịch chưa tốt và thiếu tính chuyên nghiệp.

Nhược điểm lớn nhất của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu là việc xuống cấp của môi trường thiên nhiên, đặc biệt là môi trường biển. Mặc dù đã có nhiều cải thiện trong việc bảo vệ môi trường biển trong vài năm gần đây nhưng môi trường tại các bãi biển, các điểm du lịch vẫn chưa được tốt. Một số du khách cho rằng Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh mang đặc trưng du lịch – công nghiệp, 2 yếu tố khó mà dung hòa với nhau. Tình trạng dầu loang trên biển, rác thải, các phương tiện đường thủy nhiều… ảnh hưởng rất lớn đến du lịch của Vũng Tàu.

2.4.11 Kết luận về hành vi của khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu

Từ những tổng hợp, phân tích hành vi thông qua việc điều tra mẫu nêu trên, tác giả có thể đưa ra một số nhận xét chung như sau:

Phần lớn du khách đi du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông nam bộ. Phương tiện giao thông đường bộ là chủ yếu với hình thức thuê xe du lịch đối với du khách ở các tỉnh hoặc đi xe chất lượng cao đối với du khách ở Tp.HCM, một số du khách trẻ tuổi thì đi bằng xe gắn máy. Chỉ có một số ít du khách đến Vũng Tàu bằng tàu cánh ngầm do chi phí vé tàu cao gần gấp ba lần vé xe. Do vậy, phương tiện đi lại của du khách tại Vũng Tàu chủ yếu bằng xe du lịch đã thuê, xe gắn máy, taxi hoặc đi bộ.

Tỷ lệ du khách đi du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 1 lần/năm chiếm tỷ lệ cao do chưa đáp ứng nhu cầu của du khách về cả số lượng và chất lượng các điểm du lịch, giá cả dịch vụ cao, các điểm tham quan chưa được cải tạo và không có gì mới mẻ, gây nhàm chán.

Du khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian từ tháng hai đến tháng chín hàng năm, chiếm đến 84% lượng khách du lịch cả năm. Đây là mùa cao điểm du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu lượng khách du lịch bắt đầu tăng từ tháng hai và đạt đỉnh điểm vào tháng bảy hằng năm, chiếm 14% lượng khách du lịch cả năm. Những tháng thấp điểm du lịch có tỷ lệ du khách thấp, mỗi tháng chiếm khoảng từ 3%->5% lượng khách du lịch cả năm. Phần lớn khách du lịch thường đến Bà Rịa – Vũng Tàu vào 2 ngày cuối tuần; lượng du khách có thời gian lưu trú tại Bà Rịa – Vũng Tàu từ 1 đến 2 ngày chiếm đến khoảng 90%. Địa điểm lưu trú của du khách chủ yếu là khách sạn, chiếm 64%, số du khách đi về trong ngày chủ yếu nghỉ ngơi tại bãi biển.

Hầu hết du khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu để thay đổi không khí, hoạt động chính của họ tại Bà Rịa – Vũng Tàu là tắm biển và thưởng thức hải sản, chiếm 77%. Các du khách đi thăm chùa chiền, di tích, tham gia lễ hội chiếm tỉ lệ thấp.

Du khách thường đi theo nhóm bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp với số lượng mỗi nhóm từ 2 – 7 người, một số ít đi theo nhóm 8 – 15 người. Với việc đi theo nhóm như trên sẽ thuận tiện cho du khách trong việc thuê xe đi du lịch. Vì vậy, đây cũng là một trong những phương tiện được du khách sử dụng chủ yếu khi di chuyển ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Xe buýt nội tỉnh chưa thật sự phát triển nên hầu như không được du khách sử dụng.

Chi tiêu của khách du lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu hầu hết dành cho các chi phí cơ bản như ăn, ở, chiếm tỷ lệ khoảng từ 60%->80% tổng chi phí cho chuyến du lịch. Các chi phí dành cho việc vui chơi giải trí và mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm tại Bà Rịa – Vũng Tàu thường chiếm tỉ lệ rất ít trong tổng chi phí.

Hầu hết du khách đều cho rằng những điều khiến du khách hài lòng khi đi du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu là cảnh quan khá đẹp, giao thông thuận tiện, đáp ứng yêu cầu về thời gian và vấn đề ẩm thực. Tuy nhiên, du khách đánh giá thấp chất lượng phục vụ và môi trường biển tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993