Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản để đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

Thị trường tín dụng được xem là một thị trường đầy sôi động, các quan hệ tín dụng cũng ngày càng phức tạp và đa dạng cả về chủ thể tham gia lẫn nội dung giao dịch. Đặc biệt là các hợp đồng tín dụng được giao kết ngày càng nhiều, kèm theo đó là những biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng với nội dung rất phong phú và linh hoạt. Cần thiết phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện nhằm điều chỉnh và tạo hành lang pháp lý an toàn, thuận lợi cho các chủ thể giao kết hợp đồng.

Theo quy định của pháp luật, hợp đồng tín dụng là một loại hợp đồng chuyên ngành trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, và nó tuân thủ các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 cùng với các quy định về tín dụng ngân hàng. Khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng nói chung và biện pháp bảo lãnh nói riêng, ta vẫn cần dựa trên cơ sở các quy định về biện pháp bảo lãnh đã được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành về giao dịch bảo đảm như: “Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chinh phủ về giao dich bảo đảm, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/01/2012 về sửa đổi, bổ sung môt số điều của Nghi ̣đinh 163/2006/NĐ̣ -CP, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chinh phủ về bảo đảm thưc hiên ̣ nghia vu, Nghị định số 102/2017/NĐ̣ -CP ngày 01/9/2017 của Chinh phủ về đăng ký giao dich bảo đảm và Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30/11/2022 của Chinh ́ phủ về đăng ký giao dich ḅảo đảm”.

Nghị định 163/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan, trên cơ sở cụ thể hóa các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về giao dịch bảo đảm về cơ bản đã góp phần hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Đồng thời góp phần tích cực tạo cơ chế thuận lợi, hạn chế rủi ro pháp lý cho người dân, đặc biệt là các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác trong việc tham gia bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch bảo đảm, các chủ thể khác có liên quan. Qua đó, đã góp phần làm tăng cơ hội tiếp cận cho người dân tham gia quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tìm kiếm nguồn vốn, thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tế – xã hội liên quan.

Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 2015 và hệ thống pháp luật có liên quan có nhiều chính sách, quy định mới trong điều chỉnh quan hệ dân sự nói chung, quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói riêng. Trong đó, nhiều quy định của luật còn mang tính nguyên tắc, phổ quát hoặc có những quy định đặc thù, dẫn tới sự nhận thức không thống nhất trong quy định pháp luật, áp dụng pháp luật. Thực tiễn sau gần 15 năm thi hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã cho thấy những tồn tại, bất cập từ ngay chính các quy định của Nghị định và thực tiễn áp dụng trên thực tế. Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tiến hành tổng kết thi hành Nghị định 163/2006/NĐ-CP để đánh giá đầy đủ các mặt được và chưa được của Nghị định, làm cơ sở cho việc đề xuất Chính phủ xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định này.

Vừa qua, Nghị đinh số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ đã ban hành về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nghị định bao gồm 62 điều, trong đó thỏa thuận về bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được quy định tương ứng tại các Điều 43 và 44. Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

2.1. Thực trạng quy đinh pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản để đảm bảo thưc hiện hợp đồng tín dụng

2.1.1. Chủ thể của quan hệ bảo lãnh đối với hợp đồng tín dụng

Các điều kiên c̣ ủa bên bảo lãnh để tham gia vào quan hệ hợp đồng bảo lãnh:

  • Năng lực hợp pháp: Mỗi cá nhân cần có đầy đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự; Các tổ chức pháp nhân cần có năng lực pháp luật dân sự và người đại diện pháp nhân cần được ủy quyền đầy đủ để ký kết hợp đồng bảo lãnh;
  • Khả năng tài chính: bên bảo lãnh thường phải có khả năng tài chính đủ để đảm bảo tiền bảo lãnh trong trường hợp cần thiết. Điều này có thể yêu cầu bên bảo lãnh có tài sản, vốn hoặc tài khoản tài chính phù hợp;
  • Uy tín và đáng tin cậy: bên bảo lãnh cần có uy tín và đáng tin cậy trong ngành hoạt động liên quan đến bảo lãnh. Điều này thường được xác định dựa trên lịch sử và kinh nghiệm của bên bảo lãnh trong việc thực hiện cam kết bảo lãnh trước đó.
  • Trong trường hợp có nhiều người bảo lãnh (các cá nhân), yêu cầu là tổng thu nhập của tất cả các cá nhân đó phải vượt quá nghĩa vụ trả nợ của bên được bảo lãnh. bên bảo lãnh có trách nhiệm chịu trách nhiệm trước ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đối với khoản vay của bên vay mà họ bảo lãnh. Trong trường hợp có nhiều người cùng bảo lãnh cho một khoản nợ vay thì tất cả những người bảo lãnh này mặc định phải chịu trách nhiệm liên đới đối với chủ nợ, trừ khi có thỏa thuận khác hoặc quy định pháp luật về bảo lãnh có quy định riêng về sự độc lập giữa các bên.

Các điều kiện của bên bảo lãnh cũng được pháp luật nhiều quốc gia quy định chặt chẽ, bao gồm: “Có uy tín hoặc có tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc vừa có uy tín, vừa chứng minh được năng lực tài chính để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên được bảo lãnh khi đến hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng. Như vậy, các điều kiện của bên bảo lãnh tùy thuộc vào điều kiện và quy định pháp luật của mỗi quốc gia”.

Bộ luật dân sự năm 2015 đã có những quy định chung về điều kiện của bên bảo đảm nói chung và bên bảo lãnh nói riêng như phải có năng lực pháp luật và hành vi dân sự, nhưng lại chưa có các quy định cụ thể về điều kiện của bên bảo lãnh, đặc biệt trong vấn đề bảo lãnh đối với hợp đồng tín dụng. Theo đó, một chủ thể thông thường chỉ cần có đủ năng lực hành vi dân sự là có thể ký kết hợp đồng bảo lãnh với tư cách là bên bảo lãnh mà không xét tới khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, khi đó rủi ro xấu hoàn toàn do các tổ chức tín dụng, các ngân hàng cho vay với tư cách là bên nhận bảo đảm phải gánh chịu. Hiện tại, pháp luật không đặt yêu cầu về tư cách chủ thể hay tài sản của bên bảo lãnh. Tuy nhiên, khả năng của bên bảo lãnh để thực hiện cam kết bảo lãnh đầy đủ và đúng là một yếu tố quan trọng đặc biệt khi áp dụng biện pháp bảo lãnh. Điều này đã gây ra những hệ lụy không nhỏ trong quá trình giải quyết các mối quan hệ bảo lãnh khi người bảo lãnh không thực hiện hoặc không đáp ứng đúng nghĩa vụ bảo lãnh. Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

Việc quy định chi tiết điều kiện của bên bảo lãnh là viêc làm thiết thưc̣, bởi lẽ bên bảo lãnh chính là bên đứng ra bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và chịu trách nhiệm  thay trong trường hợp bên vay tiền (BĐBL) không thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng. Khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trả tiền của mình thì việc thu hồi vốn của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng, năng lực của bên bảo lãnh. Xét tới cùng thì các bên xác lập quan hệ bảo lãnh nhằm đảm bảo bù đắp lợi ích vật chất trong trường hợp có khả năng tổn thất lợi ích vật chất do bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Như vậy, bên bảo lãnh phải có năng lực đặc biệt nào đó thì mới đảm bảo được mục đích khi xác lập quan hệ bảo đảm này, họ phải có đủ hoặc hơn khả năng trả nợ của bên được bảo lãnh tương ứng với phần được bảo lãnh.

Bên cạnh đó, pháp luật chưa có sự thống nhất trong quy định về chủ thể tham gia giao dịch. Như tại Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ điều chỉnh quan hệ nhân thân, tài sản của cá nhân và pháp nhân. Còn các chủ thể khác như hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thì lại không có quy định; Trường hợp hộ gia đình, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì chủ thể xác lập, thực hiện giao dịch là các thành viên của tổ chức này, các thành viên có thể tham gia xác lập, thực hiện một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền. Trong khi Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Nhà ở, các quy định của Ngân hàng nhà nước, … vẫn còn thừa nhận những chủ thể này tham gia giao dịch. Riêng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bổ sung quy định mới về xác định chủ thể trong trường hợp vợ chồng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch nói chung, đưa tài sản vào kinh doanh nói riêng, về đại diện của vợ chồng trong giao dịch, … nhưng còn thiếu cơ chế pháp lý thống nhất để hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình trong trường hợp vợ, chồng hoặc hai vợ chồng tham gia quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

2.1.2. Nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Theo Điều 339 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì “Khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”. Tuy nhiên, nếu hai bên đã có thỏa thuận trước đó, bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Quy định này bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ngoài ra, bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn. Có nghĩa là bên nhận bảo lãnh không thể yêu cầu bên bảo lãnh trả tiền hoặc thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn. Pháp luật cũng quy định rằng bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh. Điều này có nghĩa là nếu bên nhận bảo lãnh có nghĩa vụ đối với bên được bảo lãnh nhưng bên được bảo lãnh cũng có nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, thì hai bên có thể thỏa thuận bù trừ nghĩa vụ này và bên bảo lãnh không cần phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Quy định này bảo vệ quyền lợi của bên bảo lãnh và giúp cho việc thực hiện bảo lãnh được thực hiện một cách minh bạch hơn. Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

Theo Điều 341 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì “Nếu bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên bảo lãnh, thì bên được bảo lãnh không còn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh nữa, trừ khi có thỏa thuận hoặc quy định pháp luật khác. Nếu chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình, những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ”. Tương tự, nếu chỉ một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới được miễn phần nghĩa vụ đối với bên bảo lãnh, bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại. Tổng quan lại, quy định này nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến việc miễn nghĩa vụ bảo lãnh trong các trường hợp nhất định, đồng thời đảm bảo tính công bằng và tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Với tinh thần quy định này, bên nhận bảo lãnh sẽ có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong các trường hợp đó. Nếu các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì việc chứng minh bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thuộc về bên bảo lãnh. Bởi vì khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận bảo lãnh sẽ yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp này nếu bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì phải chứng minh bên được bảo lãnh có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Nghĩa vụ chỉ bị coi là vi phạm khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà một trong các bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ. Do đó, khi chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh

Khi nghĩa vụ của bên bảo lãnh phát sinh, họ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình với bên nhận bảo lãnh. Tại khoản 1 Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Trong quan hệ bảo lãnh có sự tham gia của chủ thể thứ ba là bên bảo lãnh, ở đó bên thứ ba (BBL) cam kết với bên có quyền (BNBL hay là ngân hàng) về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (BĐBL). Quy định về “cam kết” ở đây là một quy định mở vì so với các biện pháp bảo đảm đối vật khác như cầm cố, thế chấp, bên bảo đảm chỉ có một phương thức là đưa tài sản cụ thể thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì bảo lãnh theo quy định của điều này cho phép phạm vi và cách thức thực hiện cam kết bảo lãnh linh hoạt hơn. Hình thức bảo lãnh đa dạng và hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện, ý chí của bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

Bên cạnh đó, tai khọ ản 2 Điều 355 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”. Theo đó, trong trường hơp̣ không có thỏa thuận thì khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình, bên có quyền (BNBL) có thể yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình mà không cần biết hoặc không cần phải chứng minh việc bên bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Quy định này bảo vệ khá tốt và khả có lợi cho bên nhận bảo lãnh, đồng thời đặt bên bảo lãnh ở vị trí một “con nợ” gần như ngang hàng với “con nợ” chính là bên được bảo lãnh.

Tuy nhiên, điều này có thể đưa đến những hệ quả như: Thứ nhất, bên được bảo lãnh sẽ thiếu tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ mà sẽ trông chờ vào việc bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ cho ho; Thứ hai, mặc dù luật quy định về việc các bên có thể thỏa ̣ thuận rằng chi ̉ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình thi ̀ bên bảo lãnh mới phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng vấn đề đặt ra là “khả năng thực hiện nghĩa vụ” của bên được bảo lãnh sẽ được xác định như thế nào? Việc chứng minh rằng bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thuộc về bên nhận bảo lãnh hay bên bảo lãnh và chứng minh bằng cách nào? Trừ khi có thỏa thuận khác, bên bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của mình trước, ngay cả khi bên được bảo lãnh hoàn toàn có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Nguyên tắc chung là bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh đã sử dụng hết tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, tuy nhiên, điều này không đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ một cách đầy đủ.

Một khi rủi ro trong vai trò của bên bảo lãnh là phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh tăng lên, thì động lực khuyến khích bên bảo lãnh đứng ra làm người bảo lãnh sẽ giảm sút. Điều này sẽ làm hạn chế các giao dịch cần thiết có bảo đảm bằng bảo lãnh, cũng gián tiếp làm kém sôi nổi các giao dịch cần thiết có liên quan trong hệ thống tín dụng.

Trong quan hệ bảo lãnh, ngoài những quy định về nghĩa vụ bảo lãnh và nghĩa vụ được bảo lãnh, còn có quy định về nghĩa vụ hoàn trả giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Quy định về hoàn trả tại Điều 45 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP như sau “BBL thông báo cho bên được bảo lãnh về việc đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; nếu không thông báo mà bên được bảo lãnh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình. bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả những gì đã nhận từ bên bảo lãnh”. Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2015 đã cụ thể hóa nghĩa vụ hoàn trả này thành quy định tại Điều 340 về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh “BBL có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy, nghĩa vụ bảo lãnh có thể là cơ sở để làm phát sinh các nghĩa vụ khác, cụ thể ở đây là nghĩa vụ hoàn trả của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh. Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

Khi môt nghia vu ̣ có nhiều người cùng bảo lãnh, họ phải thực hiện việc bảo lãnh theo sự liên đới, trừ khi có thỏa thuận hoặc quy định pháp luật cho phép bảo lãnh theo các phần độc lập. bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bất kỳ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Nếu một người trong số những người bảo lãnh đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, người đó có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với bên nhận bảo lãnh.

Sau khi bên bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ, họ có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, quyền này được quy định theo luật và không phụ thuộc vào ý chí hoặc thỏa thuận của bên được bảo lãnh. bên bảo lãnh cũng có thể từ bỏ quyền này hoặc thỏa thuận với bên được bảo lãnh về một mức hoàn trả khác. Trong trường hợp bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh nhưng không thông báo cho bên được bảo lãnh, dẫn đến việc bên được bảo lãnh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả. bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả những gì đã nhận từ bên bảo lãnh theo quy định.

Khi bên bảo lãnh đã thực hiện thay nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh, không có nghĩa là bên được bảo lãnh được miễn hoàn toàn nghĩa vụ. Trong thời điểm này, nghĩa vụ của bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh được phát sinh, điều này cho phép bên bảo lãnh yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi đã được bảo lãnh, sau khi bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với người nhận bảo lãnh. Do đó, theo quy định của pháp luật, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi đã được bảo lãnh sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ bảo lãnh đối với người nhận bảo lãnh.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hiện nay các quy định về bảo lãnh của Bộ luật dân sự năm 2015 còn chưa có quy định cụ thể về thời điểm phát sinh quyền yêu cầu của bên bảo lãnh.

Nếu áp dụng nguyên tắc chung về thời hạn thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 278 Bộ luật dân sự năm 2015 thì bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có thể thỏa thuận về thời hạn bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cho bên bảo lãnh. Nhưng nếu giữa hai bên không có thỏa thuận thì bên bảo lãnh sẽ thực thi quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hoàn trả của mình như thế nào?

Trường hợp, nhiều người cùng bảo lãnh thì quyền yêu cầu lại còn được thể hiện tại Điều 338 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: “Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình”. Quy định này còn chưa hợp lý khi cho phép người bảo lãnh liên đới có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình. Trong khi thực tế nghĩa vụ này là do người bảo lãnh liên đới thực hiện thay cho bên được bảo lãnh, người bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ thay bên được bảo lãnh phải đòi lại tài sản từ bên được bảo lãnh mà không phải từ những người bảo lãnh còn lại. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình, bên bảo lãnh phải yêu cầu lại đối với bên được bảo lãnh thì mới hợp lý. Do đó, quy định như trên là chưa tương thích với quyền yêu cầu của người bảo lãnh đối với người được bảo lãnh.

2.1.3. Phạm vi bảo lãnh Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về “các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Theo đó, tài sản bảo đảm có thể được xử lý trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Nghĩa vụ được bảo đảm ở đây có thể là nghĩa vụ thanh toán nợ, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc nghĩa vụ khác. Điều này có nghĩa là nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình đến hạn thì tài sản bảo đảm có thể được xử lý. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm có thể bao gồm việc bán tài sản để thu hồi số tiền nợ, hoặc tạm thời giữ tài sản đó cho đến khi bên có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải tuân theo các quy định của pháp luật và được thực hiện theo đúng thủ tục quy định.

Cùng với việc các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, có thể hiểu Bộ luật dân sự 2015 xem tài sản bảo lãnh cũng chính là tài sản cầm cố hoặc thế chấp. Bên cạnh đó, cần phải lưu ý tới thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo lãnh và giữa bên nhận bảo lãnh với bên nhận cầm cố/thế chấp/ đặt cọc/ ký cược/ ký quỹ.

Theo quy định của pháp luật dân sự, phạm vi bảo đảm nghĩa vụ được xác định bởi thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật. Trong trường hợp không có thỏa thuận, phạm vi bảo đảm bao gồm toàn bộ nghĩa vụ chính hiện tại và nghia ṽ u ̣ tương lai.

Tuy nhiên, phạm vi bảo đảm không được vượt quá nghĩa vụ chính và bao gồm các khoản nợ gốc, tiền bồi thường thiệt hại, lãi suất, và cả tiền phạt vi phạm, nếu có.

Mặc dù pháp luật có quy định về việc các bên có thể cam kết, thỏa thuận bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh hoặc thỏa thuận nhưng việc xác định phạm vi nghĩa vụ trong các trường hợp này còn có một số vấn đề như:

  • Khi ký kết hợp đồng bảo lãnh, các bên đã thỏa thuận rõ phạm vi bảo lãnh là một khoản tiền cụ thể nhưng lại không xác định rõ số tiền này là số tiền gốc được bảo lãnh hay tổng số nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả gốc lẫn lãi? Khi phát sinh tranh chấp thì bên bảo lãnh cho rằng phạm vi thỏa thuận trong hợp đồng chỉ là số tiền gốc, trong khi bên nhận bảo lãnh lại cho rằng phạm vi bảo lãnh bao gồm cả gốc lẫn lãi. Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.
  • Khi ký kết hợp đồng bảo lãnh, bên bảo lãnh có ghi tay nội dung về phạm vi bảo lãnh của họ, nhưng nội dung này và nội dung đánh máy trên hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là không thống nhất. Dẫn đến việc không xác định được chính xác phạm vi bảo lãnh đối với hợp đồng tín dụng.

2.1.4. Hình thức của hợp đồng bảo lãnh đối với hợp đồng tín dụng

Theo nghiên cứu của người viết thì Bộ luật dân sự năm 2015 không còn quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng bảo lãnh. Như vậy, các bên bảo lãnh có thể được tự do thực hiện giao kết bằng các hình thức như bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể, trừ trường hợp pháp luật bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thi phải tuân theo quy định đó. Đồng thời, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng không quy định phải công chứng, chứng thực và đăng ký biện pháp bảo đảm đối với cam kết bảo lãnh. So với các Bộ luật dân sự trước thì đây là một sự thay đổi có ý nghĩa khá tích cực, phù hợp với bản chất đối nhân của biện pháp bảo lãnh. Với việc không quy định về hình thức bảo lãnh, các bên có thể linh hoạt hơn, chủ động hơn trong việc thiết lập quan hệ bảo lãnh. Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra một số bất tiện và không rõ ràng trong thực hiện và xác định hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh. Quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng có thể giúp đảm bảo tính rõ ràng và khả thi của việc thực hiện hợp đồng bảo lãnh. Một quy định cụ thể về hình thức hợp đồng bảo lãnh có thể bao gồm yêu cầu hợp đồng phải được lưu bằng văn bản, ký tên bởi các bên và có thể yêu cầu sự chứng thực hoặc công chứng. Điều này giúp đảm bảo rằng các bên có thể xác định rõ ràng và thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng bảo lãnh. Bộ luật dân sự không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng bảo lãnh, việc xác định hình thức hợp đồng và thỏa thuận giữa các bên trở thành một vấn đề hợp đồng và phụ thuộc vào tình huống cụ thể và quy định khác trong pháp luật.

Tuy nhiên, với tính chất của một biện pháp bảo đảm có tính chất đối nhân, biện pháp bảo đảm bằng bảo lãnh có được thực thi hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện, ý thức tự giác của bên bảo lãnh. Trong khi đó, thực tế hiện nay, vấn đề ý thức tự giác chịu trách nhiệm của các chủ thể trong xã hội dân sự và việc thực thi cưỡng chế thi hành pháp luật đạt được kỷ cương, hiệu quả thiết thực của các cơ quan công quyền vẫn còn đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập.

Trên thực tế, các giao dịch giữa người đi vay và ngân hàng thường có giá trị lớn hoặc rất lớn nên nếu khoản nợ xấu không được xử lý đều có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của ngân hàng và của các chủ thể khác trong quan hệ bảo lãnh. Trường hợp phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh nhưng bên bảo lãnh từ chối thực hiện thay nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh thì đây là một bất cập lớn vì thực tế bên nhận bảo lãnh không có bằng chứng, tài liệu nào chứng minh việc bên bảo lãnh đã đứng ra bảo lãnh. Rõ ràng, khi bên bảo lãnh bội tín thì việc xử lý sẽ vô cùng khó khăn để xác định các nội dung bảo lãnh, dẫn đến quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh có thể không thực hiện được hoặc không bảo đảm thực hiện được. Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

Theo tác giả Phạm Văn Lợi trong công trình nghiên cứu đề tài về “Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng từ thực tiễn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân tối cao” thì với quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng như trên thường dẫn đến tình trạng xảy ra tranh chấp về những vấn đề như: Hợp đồng không lập đúng với bản chất của quan hệ bảo đảm (quan hệ bảo đảm là bảo lãnh nhưng các bên lại lập hợp đồng thế chấp tài sản của người thứ ba); Cam kết bảo lãnh không được lập dưới dạng hợp đồng; hợp đồng bảo lãnh có điều khoản thỏa thuận biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh bằng tài sản cụ thể nhưng hợp đồng mà không được công chứng, chứng thực, không đăng ký giao dịch bảo đảm, … Nguyên nhân xuất phát từ việc không thống nhất trong cách hiểu về bảo lãnh và bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh. Nếu nhìn nhận ở góc độ biện pháp bảo lãnh là biện pháp đối nhân thì việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng bảo lãnh là không cần thiết. Nhưng nếu sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản (cầm cố, thế chấp) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì cần thiết phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc công chứng, chứng thực, đăng ký biện pháp bảo đảm cho hợp đồng cầm cố, thế chấp là để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh chứ không phải bảo đảm cho hợp đồng bảo lãnh.

Thông qua kinh nghiệm xét xử thực tiễn, ông Tưởng Duy Lượng nguyên là Thẩm phán, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhận định “Có những vụ án mà Hội đồng xét xử còn mang nặng tư duy hình thức, cho rằng quan hệ bảo lãnh nhưng lại ký hợp đồng dưới hình thức hợp đồng thế chấp nên không công nhận giao dịch bảo đảm này là hợp pháp, dù về nội dung trong hợp đồng đã khá rõ ràng, xác định được trách nhiệm các bên”. Cũng như theo Báo cáo của Bộ Tư pháp năm 2019 về kết quả tổng kết thực tiễn thi hành Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì hiện nay vẫn còn một số Văn phòng đăng ký đất đai và Tòa án cho rằng việc thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác là quan hệ bảo lãnh nên đã từ chối đăng ký hoặc tuyên vô hiệu đối với hợp đồng thế chấp tài sản được ký dưới hình thức này. Việc Tòa án tuyên các hợp đồng đảm bảo vô hiệu với lý do hợp đồng đảm bảo vi phạm về hình thức đã ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức tín dụng do họ không sử dụng được tài sản đảm bảo mà bên thứ ba sử dụng để đảm bảo khoản vay.

2.1.5. Trách nhiệm của bên bảo lãnh hợp đồng tín dụng Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

Quy định về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh theo Điều 342 Bộ luật dân sự năm 2015: “Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại”. Đây là một quy định mới, góp phần thể hiện đầy đủ và sâu sắc hơn bản chất pháp lý của biện pháp bảo đảm đối nhân. Qua đó, cho phép bên nhận bảo lãnh có thêm sự lựa chọn về cách ứng xử khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ. Cụ thể là bên nhận bảo lãnh có thêm quyền buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, so với quy định tại Điều 369 Bộ luật dân sự năm 2005 về xử lý tài sản của bên bảo lãnh “Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh” thì quy định về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh tại Điều 342 Bộ luật dân sự năm 2015 dường như kém khả thi hơn. Vì nếu bên bảo lãnh không bảo lãnh bằng tài sản mà bảo lãnh bằng uy tín thì khi nghĩa vụ bảo lãnh bị vi phạm, bên nhận bảo lãnh sẽ không có một bảo đảm tin cậy nào để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh.

Với quy định “Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại” thì có khả năng bên nhận bảo lãnh buộc phải tiến hành một vụ kiện yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại. Theo đó, bên nhận bảo lãnh là các tổ chức tín dụng không có quyền xử lý tài sản của bên bảo lãnh mà phải yêu cầu cơ quan tài phán ra phán quyết để làm cơ sở xử lý thi hành án. Các tổ chức tín dụng thường sử dụng phương án đàm phán, thuyết phục và yêu cầu khách hàng tự xử lý tài sản, chủ động bán tài sản, như thể vừa tiết kiệm thời gian, vừa giảm thiệt hại cho khách hàng. Nhưng nếu khách hàng tức bên được bảo lãnh không hợp tác, không chịu thực hiện thì buộc bên nhận bảo lãnh phải sử dụng biện pháp kiện tụng để yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện trách nhiệm.

2.2. Thưc tiên ̃áp dung̣ pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản để đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

2.2.1. Vê ̀ xử lý tài sản để thực hiên nghia vụ bảo lãnh

Việc xử lý tài sản bên bảo lãnh được quy định tại Điều 49 Nghị định số 21/2021/NĐCP ngày 19/3/2021.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chỉ có thể thực hiện khi các bên đã thỏa thuận về việc này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc thế chấp, cầm cố tài sản để đảm bảo nghĩa vụ bảo lãnh, việc bên nhận bảo lãnh buộc bên bảo lãnh phải chuyển giao tài sản sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh để xử lý không thực hiện được một cách khả thi.

Song, bên nhận bảo lãnh vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận tài sản của bên bảo lãnh để thu hồi nợ có bảo đảm do quy trình phức tạp, do không có cơ chế hợp lý trong việc xử lý tài sản bảo đảm, phù hợp với yêu cầu thực tế. Việc thế chấp, cầm cố tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chỉ có thể thực hiện khi các bên đã thỏa thuận về điều này. Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để đảm bảo nghĩa vụ bảo lãnh, việc yêu cầu bên bảo lãnh giao tài sản sở hữu của mình để xử lý theo yêu cầu của bên nhận bảo lãnh là không khả thi, bên nhận bảo lãnh chỉ được phép yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà không được thi hành quyền của mình trên bất kỳ một tài sản cụ thể nào của bên bảo lãnh.

Nghị quyết 42/2017/QH14 đã ghi nhận quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu để xử lý. Theo quy định tại hợp đồng bảo đảm phải có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế cách hiểu quy định về thu giữ tài sản tại Nghị quyết 42/2017/QH14 còn chưa thống nhất, cu ̣ thể tai ̣ Điểm b, Khoản 2, Điều 7 của Nghi ̣quyết 42/2017/QH14 quy đinh ̣ “Tai hơp đồng bảo đảm có thỏa thuân về viêc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nơ ̣xấu khi xảy ra trường hơp xử lý tài sản bảo đảm theo quy đinh của pháp luâṭ”. Trong đó, chưa giải thích rõ thỏa thuận về quyền thu giữ tài sản đảm bảo theo hợp đồng bảo đảm là như thế nào để có cơ sở cho tổ chức tín dụng áp dụng đúng quy định. Khi các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm không được tôn trọng, không được thực hiện một cách nghiêm túc sẽ khiến cho thời gian xử lý tài sản bảo đảm bị kéo dài.

Theo quy định tai Điều 324 của Bộ luật dân sự năm 2015, trong trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh được phép yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, bên nhận bảo lãnh không có quyền xử lý tài sản của bên bảo lãnh. Rõ ràng, rủi ro rất lớn thuộc về các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, tài sản là bất động sản mặc dù được thế chấp tại ngân hàng đầy đủ giấy tờ, công chứng tài sản đầy đủ nhưng khi cần thì ngân hàng cũng không thể tự bán tài sản của bên bảo lãnh để thu hồi nợ mà không phải thông qua con đường Tòa án.

Thực tế, để có thể thực hiện được các thỏa thuận hợp pháp về xử lý tài sản bảo đảm từ giao tài sản bảo đảm để xử lý, xác định giá bán tài sản bảo đảm, phương thức xử lý tài sản bảo đảm đến thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua, người trúng đấu giá tài sản bảo đảm … lại phụ thuộc nhiều vào sư ̣ tự nguyện của bên bảo đảm. Khoản 2 Điều 297 Bộ luật dân sự năm 2015 đã có quy định về việc truy đòi tài sản bảo đảm nhưng trình tự, thủ tục truy đòi tài sản thì chưa có quy định, có thể dẫn đến hệ quả là việc xử lý tài sản bảo đảm và khả năng thưc hiêṇ các thỏa thuận hợp pháp trở nên bấp bênh.

Mặc khác, chủ nợ (tức bên nhận bảo lãnh) thường phải đương đầu với thái độ thiếu thiện chí, không hợp tác của người mắc nợ: không chịu trả nợ, người này thậm chí khăng khăng nắm giữ, không chịu giao tài sản cho chủ nợ để xử lý. Trước thực tế chủ sở hữu tài sản bảo đảm (bên nhận bảo đảm) không hợp tác khi có yêu cầu giao tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ thì bên nhận bảo đảm chỉ còn con đường tố tụng (khởi kiện tại Tòa án) để yêu cầu được xử lý được tài sản và thu hồi nợ trở thành lựa chọn cuối cùng của bên nhận bảo đảm. Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

Nhưng từ thực tiễn giải quyết xét xử của Tòa án thì tranh chấp hợp đồng tín dụng và những tranh chấp dân sự liên quan đến tổ chức tín dụng là vô cùng phong phú và phức tạp, không phân biệt giá trị vay lớn hay nhỏ thì mỗi hồ sơ cũng có những khó khăn nhất định, rất ít trường hợp tranh chấp hợp đồng tín dụng giải quyết đúng trong thời hạn quy định. Mặc dù Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-QH14 quy định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp có liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án … và gần đây là Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Theo đó, “trường hợp tranh chấp về việc bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không giao tài sản bảo đảm hoặc giao không đúng theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm để xử lý tài sản đó nhằm giải quyết nợ xấu được xác định là tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu”. Nhưng việc giải quyết theo thủ tục còn rất hạn chế và gặp nhiều vướng mắc, theo khảo sát sơ bộ đến nay chưa có vụ án nào loại này được áp dụng trong thực tế theo thủ tục rút gọn.

Bên cạnh đó, hiện nay cũng chưa có hướng dẫn về cơ chế xác định tài sản nào đang tranh chấp, tài sản nào đang phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau, gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý tài sản theo Nghị quyết số 42/NQ-QH14. Việc chậm trễ xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cũng đồng nghĩa với chất lượng tài sản ngày càng giảm, nợ xấu của tổ chức tín dụng không giảm mà có nguy cơ tăng lên. Qua đó, có thể nhận thấy việc các tổ chức tín dụng chọn con đường tài phán để giải quyết tranh chấp xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là do pháp luật quy định về tự xử lý tài sản đảm bảo tiền vay của tổ chức tín dụng chưa thực sự khả thi. Dù việc kiện tụng mất rất nhiều thời gian cũng như chi phí nhưng các tổ chức tín dụng cuối cùng cũng phải lựa chọn con đường này. Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

Nhìn chung, Bộ luật dân sự năm 2015 có xu hướng “bảo vệ” và quan tâm nhiều đến quyền lợi của bên nhận bảo lãnh khi có khá nhiều quy định về quyền nhưng lại thiếu vắng những quy định nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh. Trong khi ngày nay, quan điểm bảo vệ tổ chức tín dụng trong tranh chấp bảo lãnh tín dụng bằng mọi giá đã trở nên lỗi thời. Quan điểm này làm cho hoạt động bảo lãnh tín dụng không ổn định, gia tăng tranh chấp và nợ xấu.

2.2.2. Phạm vi bảo lãnh

Thực tiễn giải quyết tranh chấp đã ghi nhận nhiều trường hợp không thống nhất ý chi ́ về phạm vi bảo lãnh giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Như trường hợp Ngân hàng A và Công ty B ký các hợp đồng tín dụng H1, H2. Tài sản bảo đảm cho hợp đồng tín dụng là quyền sử dụng đất của ông C. Khi Ngân hàng khởi kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng H2 với Công ty B, yêu cầu phát mại tài sản của ông C. Trong quá trình giải quyết vụ án, ông C có yêu cầu độc lập yêu cầu Ngân hàng A hoàn trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tài sản đảm bảo vì lý do hợp đồng thế chấp ông C ký với Ngân hàng chỉ bảo đảm cho hợp đồng tín dụng H1, không bảo đảm cho hợp đồng tín dụng H2. hợp đồng tín dụng H1 Công ty B đã tất toán với Ngân hàng nên Ngân hàng phải làm thủ tục giải chấp tài sản thế chấp. Nội dung của Hợp đồng thế chấp như sau:

“Nghĩa vụ của Công ty B được bảo đảm bằng tài sản thế chấp (gọi tắt là nghĩa vụ được bảo đảm) là nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, phi, phạt, bồi thường thiệt hại quy ́ định tại Hợp đồng cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, ứng trước … (sau đây gọi là HĐTD) dưới đây: – Một phần của hợp đồng cung cấp hạn mức tín dụng H1.

Các hợp đồng cấp tín dụng được ký kết sau ngày ký kết hợp đồng tín dụng H1.

Tại phần ký tên bên bảo lãnh trong Hợp đồng thế chấp, ông C ghi tay nội dung “tôi chỉ bảo lãnh cho Công ty B đối với khoản nợ X” (là số tiền vay của Hợp đồng H1). Ông C cho rằng ý chí của ông là chỉ bảo lãnh cho khoản nợ tại Hợp đồng H1 và thể hiện rõ ở phần ký tên. Về phía Ngân hàng thì cho rằng ý chí của ông C thể hiện rõ trong hợp đồng thế chấp là bảo lãnh cho cả các Hợp đồng cấp tín dụng ký kết sau hợp đồng tín dụng H1 nên phát sinh nghĩa vụ với hợp đồng tín dụng H2.

Trong trường hợp nêu trên, ý chí của ông C về phạm vi bảo lãnh thể hiện trong phần đánh máy và trong phần viết tay là không thống nhất. Vấn đề đặt ra là ông C có phải chịu trách nhiệm dùng tài sản để bảo đảm cho các khoản nợ của Công ty B tại hợp đồng tín dụng H2 hay không? Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

Khoản 2 Điều 336 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã nêu rõ “Lãi trên số tiền chậm trả cũng có thể thuộc phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh. Quy định này đưa bảo lãnh phù hợp hơn với thực tế cấp tín dụng và quy định áp dụng cho hợp đồng tín dụng”. Phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm tiền lãi trên nợ gốc, tiền bồi thường thiệt hại, tiền phạt và lãi trễ trên số tiền chậm trả, trừ khi có các thỏa thuận khác giữa các bên. Tuy nhiên, do tính chất của hợp đồng tín dụng, nghĩa vụ bảo lãnh là nghĩa vụ cụ thể, tức là nghĩa vụ trả nợ khoản tiền vay mà bên vay (BĐBL) đã vay từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng theo hợp đồng. Phạm vi bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ không được vượt quá phạm vi của nghĩa vụ chính, bao gồm số tiền nợ gốc, tiền bồi thường thiệt hại, lãi suất cùng với các khoản tiền phạt vi phạm (nếu có). Nếu nghĩa vụ bảo lãnh là một nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm các nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh qua đời hoặc khi tổ chức pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Khoản 3 Điều 336 Bộ luật dân sự năm 2015 “Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”. Trường hợp này, bên bảo lãnh có thể thỏa thuận cầm cố hay thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh. Với quy định này, các bên có quyền tự do thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Biện pháp bảo đảm bằng tài sản có thể bao gồm tài sản vật chất như đất đai, nhà cửa, máy móc, phương tiện vận tải, hoặc tài sản vô hình như tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ quỹ, chứng chỉ cổ phần, quyền sử dụng đất và các quyền sở hữu trí tuệ khác. Việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường tính chắc chắn và đáng tin cậy của giao dịch. Nếu bên thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không tuân thủ cam kết, bên khác có quyền yêu cầu thực hiện quyền bảo đảm bằng cách tiến hành thế chấp, nhượng quyền, hoặc tiến hành biện pháp khác để thu hồi nghĩa vụ đã cam kết. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và thỏa thuận giữa các bên.

Ưu điểm của quy định này góp phần làm tăng cơ sở pháp lý cho các bên trong việc thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, giúp các bên có thêm sự lựa chọn mức độ ràng buộc trách nhiệm mà mình cam kết, đồng thời tăng cường trách nhiệm của bên bảo lãnh.

Những quy định như trên cũng đã dẫn đến sự chồng chéo giữa ba biện pháp bảo lãnh, cầm cố và thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ cho người thứ ba. Quá trình thực thi quy định này vẫn còn có nhiều bất cập, việc vận dụng đúng các quy định của pháp luật về các biện pháp này cũng là vấn đề phải bản đến do cách hiểu chưa thống nhất trong quá trình thực hiện. Trong nhiều trường hợp, tòa án, tổ chức tín dụng và bên bảo đảm nhầm lẫn giữa biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba với biện pháp bảo lãnh. Sự nhầm lẫn này đã dẫn đến việc áp dụng quy định của pháp luật không đúng, gây lúng túng cho các chủ thể trong quá trình thực hiện.

Trong bài tham luận của mình về “Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng và các tranh chấp dân sự khác trong lĩnh vực ngân hàng tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”, ông Lê Thanh Phong – Thẩm phán, Chánh án tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có nêu một vấn đề thực tiễn về việc “pháp luật chưa làm rõ trong trường hợp khi ngân hàng cho vay, bên vay nhờ bên thứ ba đưa tài sản để đảm bảo nghĩa vụ dân sự, hợp đồng giữa bên thứ ba này và ngân hàng là hợp đồng gì, hợp đồng bảo lãnh hay hợp đồng thế chấp”. Như trường hợp hợp đồng có tên gọi là “Hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba” nhưng Tòa án lại cho rằng đây là hợp đồng bảo lãnh. Vì vậy Tòa án đã tuyên hợp đồng bảo đảm vô hiệu do tên gọi hợp đồng không đúng với bản chất của quan hệ bảo đảm. Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

Trước đây, Bộ luật dân sự năm 1995 quy định bảo lãnh bằng tài sản và không bằng tài sản, không có việc cầm cố, thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự cho người thứ ba. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định việc bảo lãnh không bằng tài sản, đồng thời cho phép cầm cố thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự cho người thứ ba. Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2015 vừa quy định việc bảo lãnh bằng và không bằng tài sản lại vừa quy định cầm cố, thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự cho người thứ ba. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không giống với biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba. Cụ thể như sau:

Đối với biện pháp cầm cố hay thế chấp tài sản của bên thứ ba thi ̀ bên thứ ba dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo trực tiếp nghĩa vụ trả nợ từ khoản vay của bên có nghĩa vụ (bên đi vay) đối với với bên có quyền (bên nhận cầm cố, thế chấp), bên nhận cầm cố, thế chấp có quyền xử lý tài sản cầm cố, thế chấp trong trường hơp bên có nghĩa vụ không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ ̣ được bảo đảm. Trong trường hợp này, nghĩa vụ của bên bảo đảm chỉ giới hạn trong phạm vi giá trị của tài sản đảm bảo mà thôi.

BBL có quyền cầm cố hoăc thế chấp tài sản cụ thể của mình nhằm đảm bảo ̣ nghĩa vụ bảo lãnh. Trong trường hợp người bảo lãnh không tuân thủ đúng nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có quyền xử lý tài sản cầm cố hoặc thế chấp nhằm thanh toán giá trị của nghĩa vụ vi phạm. Nếu tài sản không đủ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thi ̀ bên bảo lãnh phải tiếp tục trả nợ thay cho bên đi vay trong phạm vi bảo lãnh, bao gồm cả lãi trên số tiền chậm trả, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; bên nhận bảo lãnh sẽ trở thành chủ nợ không đảm bảo của bên bảo lãnh đối với phần nợ còn thiếu.

2.2.3. Về đăng ký giao dịch bảo đảm

Liên quan đến trường hợp bảo lãnh có kèm theo biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh nêu trên. Tai ̣ khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định các biện pháp bảo đảm cần phải đăng ký gồm có: “Thế chấp quyền sử dụng đất; Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; Thế chấp tàu biển”.

Ngoài các biện pháp trên thì còn có các biện pháp được đăng ký khi có yêu cầu như: “Thế chấp tài sản là động sản khác; Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai, mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu”. Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

Với quy định như trên thì bảo lãnh không thuộc trường hợp bắt buôc̣ phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Có thể hiểu rằng ngay cả khi các bên trong quan hệ bảo lãnh có nhu cầu thì cũng không thể thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Điều này cũng không quy định trường hợp bảo lãnh có kèm theo biện pháp thế chấp, cầm cố để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh thì phải đăng ký hay không? Ở đây có sự thiếu thống nhất trong cách tiếp cận của Bộ luật dân sự năm 2015 về bảo lãnh, điều này đã gây ra những khó khăn trong việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm giữa bảo lanh ṽ ới giao dịch bảo đảm bằng tài sản (như cầm cố, thế chấp).

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, “trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán”. Tuy nhiên, bảo lãnh lại không thuộc diện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, các bên trong quan hệ bảo lãnh cũng không thể thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm trong trường hợp có nhu cầu. Khi đó, nếu lấy tiêu chí đăng ký giao dịch bảo đảm để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán thi ̀ sẽ không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo lãnh.

Cần phải có quan điểm nhận thức đúng về bản chất pháp lý của giao dịch dân sự từ đó giúp giải quyết chính xác các tranh chấp phát sinh là điều mà các ngân hàng mong muốn được các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Tòa án các cấp nói riêng xem xét khách quan, tránh việc “tuyên hợp đồng vô hiệu” từ một quan điểm chưa thấu đáo.

 Thực tế, có các trường hợp giao dịch bảo lãnh kèm theo tài sản thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh, nhưng nhiều trường hợp trong số đó đã bị Tòa án tuyên là vô hiệu do không có đăng ký giao dịch bảo đảm. Có thể phân tích qua vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng thương mại cổ phần A. và Công ty trách nhiệm hữu hạn B tại Thái Nguyên. Trong tranh chấp này, ông N. và bà T. ký hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTCA/34/11/BĐ ngày 30/3/2011 dùng tài sản của mình là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của Công ty trách nhiệm hữu hạn B. tại hợp đồng tín dụng số 0032DN/HĐTD-A/34/11; Hợp đồng thế chấp này được đăng ký bảo đảm theo đúng quy định. Trong vụ án này Hội đồng xét xử phúc thẩm đã nhận định rằng: “Hợp đồng ký giữa ông N. và bà T. với Ngân hàng A. là quan hệ hợp đồng bảo lãnh chứ không phải hợp đồng thế chấp bởi ông N. và bà T. có tài sản bảo lãnh cho khoản tiền vay 750.000.000 đồng (Bảy trăm năm mươi triệu đồng) của Công ty TNHH B. với Ngân hàng A”.

Liên quan đến quy định tại Khoản 3  Điều 336 Bộ luật dân sự năm 2015 “Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh” thì theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 quy định người có quyền sử dụng đất có quyền thế chấp quyền sử dụng đất nhưng lại không quy định người có quyền sử dụng đất được bảo lãnh nghĩa vụ cho người khác bằng quyền sử dụng đất của họ, dẫn đến cách hiểu là không được sử dụng quyền sử dụng đất để bảo lãnh nghĩa vụ cho người khác. Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

Ngày nay, các quy định về quyền tài sản được Bộ luật dân sự năm 2015 quy định theo hướng ngày càng đa dạng, mở rộng và có giá trị lớn. Theo đó “quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền sử dụng đất, quyền đối với đối tượng sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác, …”. Các luật liên quan như Luật Đầu tư năm 2014, Luật Lâm nghiệp năm 2017, Luật Thủy sản năm 2017, … cũng có những quy định riêng về quyền tài sản. Đồng thời, nhu cầu sử dụng quyền tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay chưa có những quy định chi tiết hướng dẫn về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm mà tài sản bảo đảm là quyền tài sản.

Cụ thể, quy định của pháp luật còn thiếu sự đồng nhất và không rõ ràng ở chỗ Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền sử dụng đất là quyền tài sản và quyền tài sản là tài sản. Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013 cùng nhiều luật khác cũng quy định quyền sử dụng đất là đối tượng được phép lưu thông dân sự giống như nhiều tài sản khác. Mọi người dân có quyền tự do, tự nguyện cam kết, định đoạt tài sản của mình trong đó có quyền sử dụng đất, miễn là không xâm phạm lợi ích công, trật tự công, lợi ích của chủ thể khác. Trong khi Luật Đất đai năm 2013 đã bỏ quyền bảo lãnh và chỉ quy định người có quyền sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất, không quy định cho người có quyền sử dụng đất được sử dụng quyền sử dụng đất để bảo lãnh nghĩa vụ cho người khác.  Việc thiếu hướng dẫn cụ thể về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền tài sản đã khiến cho các tổ chức tín dụng gặp khó khăn khi nhận bảo đảm bằng quyền tài sản, cũng như không bảo đảm cơ chế pháp lý khi phát sinh tranh chấp hoặc sự kiện pháp lý liên quan đến tài sản này.

Mặt khác, hiện nay có khoảng 64 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm, thuộc các ngành luật khác nhau, tản mạn và không tập trung. Trong đó có Hiến pháp, 26 Bộ luật, Luật; 18 Nghị định; 19 Thông tư; 01 Quyết định của Bộ trưởng. Bao gồm “Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/01/2017, Nghị định hợp nhất số 8019/VBHN-BTP ngày 10/12/2013, Thông tư số 08/2018/TT-BTP của Bộ Tư pháp, Thông tư số 202/2016/TTBTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính, …”. Bên cạnh đó, pháp luật quy định khá nhiều các cơ quan khác nhau có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm (tùy vào loại tài sản cầm cố, thế chấp) như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, … gây nhiều trở ngại trong việc quản lý và cho người dân khi có nhu cầu đăng ký.

2.2.4. Trách nhiêm của bên bảo lãnh hợp đồng tín dụng Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

Trên thực tế cần phải trải qua một khoảng thời gian nhất định từ chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, đến khi mở phiên tòa ở các cấp giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm hay thậm chí là giám đốc thẩm thì mới nhận được bản án, quyết định có hiệu lực để làm căn cứ yêu cầu thi hành án, xử lý tài sản. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, thời gian bình quân để giải quyết tranh chấp tại Việt Nam theo con đường Tòa án là 400 ngày, với chi phí 29% giá trị khoản nợ và chỉ số chất lượng tố tụng tư pháp của Việt Nam chỉ đạt 6,5/18. Đồng thời, số lượng vụ việc thi hành án dân sự liên quan tín dụng ngân hàng còn tồn đọng chưa được thi hành năm 2016 là 15,949 việc với giá tiền tồn đọng, chưa được thi hành là 58,779 tỷ đồng. Thời gian càng kéo dài thì tài sản cần xử lý càng xuống cấp, chi phí trông coi, quản lý tài sản ngày càng gia tăng. Khi đó, mục đích bảo đảm của việc bảo lãnh là không còn hiệu quả.

Pháp luật chưa đưa ra sự rõ ràng về việc khi ngân hàng cho vay, bên vay sử dụng tài sản của một bên thứ ba như một biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp này, hợp đồng giữa bên thứ ba và ngân hàng có thể được xem là một hợp đồng bảo lãnh hoặc một hợp đồng thế chấp. Đồng thời, chưa có án lệ chung nào để giải quyết vấn đề thực tiễn là nhiều ngân hàng đã lựa chọn kỷ kết hợp đồng thế chấp thay vì hợp đồng bảo lãnh. Trong khi các cơ quan có thẩm quyền viện dẫn quy định tại Điều 12 Nghị định 163/2006 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm nên chỉ chấp nhận việc đăng ký đổi với tài sản thế chấp, còn tài sản bảo lãnh thì không có cơ chế giải quyết cho việc đăng ký.

Ví dụ như vụ tranh chấp giữa Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại cao su Thành Công. Theo đó, Ngân hàng Eximbank cho Công ty Thành Công vay số tiền là 1.779.349,11USD (đã bán lại cho Ngân hàng và nhận bằng tiền Việt Nam đồng) theo hợp đồng tín dụng số 2000-LAV201101382 ngày 14/03/2011, Phụ lục đính kèm ngày 21/07/2011 và các hợp đồng kèm khế ước nhận nợ. Để đảm bảo cho khoản vay, Công ty Thành Công đã thế chấp một số bất động sản cho Ngân hàng Eximbank, trong đó có tài sản của ông Nguyễn Văn Đạt và Nguyễn Thị Năm (có ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Hồng Tươi đại diện thế chấp) là nhà và đất tại 129 Nguyễn Du, phường Bến Thành, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; Quyền sử dụng 250m2 đất thuộc thừa 909-23, tờ bản đồ số 6, lô B1-07 khu dân cư Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh và 02 bất động sản tọa lạc tại số 30A và 38A đường Nhiêu Tâm, Phường 5, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

Cả bản án của cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên hủy Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 93/EIBSGD1-TDDN/BLTS/11 ngày 15/3/2011 và Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 94/EIBSGD1TDDN/BLTS/11 ngày 15/3/2011 vì cho rằng ông Đạt và bà Năm chỉ ủy quyền cho bà Tươi thế chấp chứ không ủy quyền cho bà Tươi đem tài sản bảo lãnh cho người khác vay tiền. Tức là, cả cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều cho rằng bản chất hợp đồng được ký giữa Ngân hàng Eximbank và bà Tươi là hợp đồng bảo lãnh chứ không phải hợp đồng thế chấp. Nên việc bà Tươi đại diện ký hợp đồng bảo lãnh là vô hiệu.

Ngân hàng Eximbank sau đó đã có đơn đề nghị xem xét bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao sau đó đã giải quyết bằng một Quyết định Giám đốc thẩm trong đó lập luận việc hủy hợp đồng thế chấp như Tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm là không đúng vì bà Tươi đã được ủy quyền với nội dung: “…thế chấp, xóa thế chấp, bán chuyển nhượng hoặc tặng cho, hủy hợp đồng mua bán – chuyển nhượng, xóa thế chấp, hợp đồng tặng cho (kể cả trước và sau khi xây dựng) đối với các tài sản nêu trên, căn cứ theo quy định của pháp luật”. Việc ủy quyền này là đúng theo quy định. Và “việc bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là thế chấp bằng quyền sử dụng đất cho người thứ ba”. Với cách giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao thì lại cho rằng bản chất hợp đồng đã ký kết là thế chấp và thừa nhận việc thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba. Nên việc bà Tươi ký trong phạm vi ủy quyền là đúng quy định.

Có những trường hợp mà bên bảo lãnh thực chất là những người có nhu cầu vay vốn nhưng không đáp ứng đủ điều kiện để vay ngân hàng nên phải nhờ một cá nhân hay một doanh nghiệp đứng tên vay và họ trở thành bên bảo lãnh. Những cá nhân hay doanh nghiệp này thường vay số tiền cao hơn nhu cầu của người cần vay vốn, họ sẽ giữ lại phần chênh lệch và cho vay lại với lãi suất cao. Có nhiều trường hợp người có nhu cầu vay vốn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của minh̀ cho người khác để vay tiền và đã bị bên đứng ra vay lợi dụng.

Cũng có trường hợp người dùng tài sản của mình đi thế chấp, bảo lãnh cho các hợp đồng vay tài sản, hợp đồng tín dụng nhưng lại không hiểu được hậu quả pháp lý khi tham gia giao dịch bảo đảm nên đã đồng ý ủy quyền cho người khác đem tài sản của mình đi thế chấp, bảo lãnh cho các khoản vay của người khác để được nhận tỷ lệ lãi suất theo giá trị tài sản đem thế chấp, bảo lãnh.  Khi người vay không có khả năng, không trả được nợ, tài sản bảo đảm đã bị xử lý để thanh toán các khoản nợ, hoặc người được ủy quyền thế chấp bảo lãnh đã sử dụng tài sản này làm vật bảo đảm để vay tiền của cá nhân hoặc các tổ chức tín dụng sau khi lấy được tiền đã bỏ trốn, tài sản bảo đảm bị xử lý thì người có tài sản đến lúc này mới vỡ lẽ, chỉ vì muốn hưởng một ít lãi từ tài sản của mình mà có khả năng mất cả khối tài sản. Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

Gần đây, Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ thụ lý, giải quyết một số vụ việc tương tự. Cụ thể là giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Công ty Cổ phần phát triển xây dựng P.T và Ngân hàng V. Theo đó, những người liên quan là ông Thạch P., ông Sơn H., ông Trịnh Văn T. thông qua mối quan hệ quen biết của một người đã giới thiệu cho họ vay tiền. Những người này cho rằng họ đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình cho Công ty P.T để vay tiền dùm nhưng không biết vay ở Ngân hàng nào và cũng không biết Công ty P.T sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của họ để vay bao nhiêu tiền. Thực chất là họ đã ký vào hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm cho Công ty P.T vay tiền mà không hề biết.

Đến khi Công ty P.T mất khả năng thanh toán, Ngân hàng V. yêu cầu buộc Công ty P.T phải trả tổng số tiền nợ gốc và lãi quá hạn tính đến thời điểm xét xử là 288.071.642.406 đồng, trường hợp Công ty P.T không trả hết nợ sau khi có Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì xử lý các tài sản thế chấp và tài sản khác thuộc sở hữu của Công ty để trả đủ số nợ gốc và lãi phát sinh theo quy định. Lúc này, những người nông dân như ông P., ông H., ông T., bỗng trở thành những “con nợ” của Ngân hàng với số tiền phải trả hàng trăm triệu đồng, trong khi số tiền thực chất mà họ nhận được (vài chục triệu đồng) là rất thấp so với giá trị quyền sử dụng đất mà họ bị phát mãi để trả nợ thay cho Công ty P.T.

Trong vụ án này, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là những người nông dân với trình độ dân trí không cao, có người còn không nói được tiếng Kinh, hoàn cảnh khó khăn lại phải đứng trước khả năng bị mất tài sản duy nhất mà họ có là quyền sử dụng đất. Điều đó cho thấy việc đứng ra bảo lãnh nhưng không hiểu rõ phạm vi nghĩa vụ, trách nhiệm của mình thì bên bảo lãnh có khả năng bị người khác lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sản. Việc nhận thức rõ được vai trò và trách nhiệm của mình sẽ giúp bền bảo lãnh hạn chế được những rủi ro có thể phát sinh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

Chương này, luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến bảo lãnh đối với hợp đồng tín dụng. Cụ thể, luận văn đã nghiên cứu về nội dung chủ yếu của biện pháp bảo lãnh hợp đồng tín dụng, về chủ thể trong quan hệ bảo lãnh hợp đồng tín dụng, về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với hợp đồng tín dụng, về phạm vi bảo lãnh đối với hợp đồng tín dụng, về hình thức của hợp đồng bảo lãnh và về trách nhiệm của bên bảo lãnh hợp đồng tín dụng. Nhìn chung, các quy định về chế định bảo lãnh hợp đồng tín dụng cơ bản hoàn thiện, đã góp phần tích cực và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của quốc gia.

So với các hình thức bảo đảm khác thì hình thức bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh có những ưu điểm vượt trội nhất định như biện pháp này khai thác được tài sản của bên thứ ba; các bên có thể giao kết dựa trên niềm tin hoặc bên bảo lãnh có thể sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho cam kết thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, những quy định về biện pháp bảo lãnh đối với hợp đồng tín dụng vẫn còn một số bất cập nhất định, gây khó khăn trong quá trình áp dụng trên thực tế như: Pháp luật về bảo lãnh hiện không có quy định riêng về điều kiện đặc biệt của chủ thể là bên bảo lãnh, trong khi khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, đúng theo cam kết bảo lãnh của bên bảo lãnh nội dung hết sức quan trọng khi áp dụng biện pháp bảo lãnh.

Đối với quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, pháp luật cũng chưa có quy định về việc bên nhận bảo lãnh phải yêu cầu bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của mình trước, nếu bên được bảo lãnh không có tài sản thì mới yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bằng tài sản của họ; Chưa có sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng pháp luật liên quan đến biện pháp bảo lãnh và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba; Bên cạnh đó, biện pháp bảo lãnh được quy định là biện pháp bảo lãnh không bắt buộc phải lập thành văn bản hình thức bảo lãnh, điều này gây khó khăn trong việc chứng minh và yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của họ một khi bên bảo lãnh bội tín.

Nhận thấy được những bất cập này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về biện pháp bảo lãnh đối với hợp đồng tín dụng ở Chương 3. Luận văn: Thực trạng pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Kiến nghi pháp luật về biện pháp bảo lãnh bằng tài sản

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993