Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch và định hướng hoàn thiện dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch
2.1.1. Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch
Nhiều nghiên cứu cho rằng, quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì đây là sự tự do trong hoạt động kinh tế, hoạt động sản xuất của cải vật chất cho xã hội, mà hoạt động kinh tế giữ vị trí trung tâm trong đời sống xã hội, quyết định hay ảnh hưởng các mặt hoạt động của quốc gia.[1] Tuy nhiên, quyền tự do kinh doanh luôn gắn liền với một hệ thống pháp luật cụ thể, một quốc gia nhất định và trong một nước có pháp luật, tự do chỉ có thể là được làm những cái nên làm và không bị ép buộc làm điều không nên làm.[2] Trong bối cảnh đó, quan niệm về quyền tự do kinh doanh và giới hạn quản lý của nhà nước đối với sự phát triển của thị trường luôn có những bước phát triển mới. Và với mỗi giai đoạn phát triển, pháp luật lại có những thay đổi trong việc nhận định lại nội hàm của quyền tự do kinh doanh. Một lẽ đương nhiên là, khi quyền tự do kinh doanh của cá nhân được mở rộng, pháp luật phải thay đổi cách thức và nội dung của quản lý nhà nước đối với thị trường.[3]
Trước đây, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và cơ quan có thẩm quyền quy định về điều kiện kinh doanh không được xác định trong một văn bản có hiệu lực pháp luật cao dẫn đến việc có quá nhiều văn bản quy định một cách phân tán các ngành nghề kinh doanh có điều kiện từ “ngoại lệ trở thành thông lệ, từ cái hữu hạn thành cái tràn lan.[4]
Từ khi Hiến pháp 2013 và Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp đã mở rộng hơn, từ việc các doanh nghiệp chỉ được kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật cho phép, thì giờ đây, các doanh nghiệp có thể kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Quyền tự do kinh doanh trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp nói chung và trong pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng được thể hiện qua những quy định về quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp; quyền tự định đoạt, tự quyết định của thành viên công ty, quyền tự chủ trong kinh doanh, tự do định đoạt trong việc giải quyết tranh chấp. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì kinh doanh lưu trú du lịch là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tổ chức cá nhân chỉ được kinh doanh lưu trú du lịch kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, nghĩa là quyền tự do kinh doanh lưu trú du lịch có giới hạn cụ thể. Giới hạn kinh doanh này phụ thuộc vào lợi ích chính đáng của các chủ thể khác trong xã hội vì hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch ảnh hưởng đến nhiều lợi ích khác như khách du lịch, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương, an ninh, chính trị, tôn giáo, lịch sử… Trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật chứa các nội hàm “đạo đức xã hội”, “thuần phong mỹ tục”, “lợi ích xã hội” hay “lợi ích công cộng” từ đó tạo nên các giới hạn của quyền tự do nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng. Để xác định rõ giới hạn của quyền tự do kinh doanh, chúng ta cần có các nguyên tắc quy định có giá trị bền vững.[5]
Mặt khác, điều kiện kinh doanh được hiểu là tập hợp các công cụ mà chính phủ sử dụng để đặt ra các yêu cầu đối với công dân và doanh nghiệp. Vì thế, có quan điểm cho rằng: “Điều kiện kinh doanh là mọi sự can thiệp của cơ quan hành chính vào quyền tự do kinh doanh của người dân, thường được cụ thể hóa bằng những hành vi của nhân viên hành chính có quyền chấp nhận hoặc khước từ việc đăng ký hoặc tổ chức những hoạt động kinh doanh cụ thể”.[6]
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Việc doanh nghiệp phải đủ điều kiện để kinh doanh đối với một số lĩnh vực kinh doanh là thực sự cần thiết, và điều này cũng rất phổ biến ở các quốc gia chứ không riêng gì Việt Nam. Song sự khác nhau trong quy định về cấm kinh doanh, điều kiện kinh doanh giữa Việt Nam và nước ngoài là ở mức độ và phạm vi. Mục đích cơ bản của việc này là để đảm bảo rằng chủ thể kinh doanh ngành nghề đó sẽ không gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những lợi ích nhà nước cần bảo vệ.[7] Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Theo Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực từ 01/07/2015 thì kinh doanh dịch vụ lưu trú vẫn tiếp tục là một ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.[8] Đối với điều kiện kinh doanh phải có giấy phép, chủ thể kinh doanh phải tiến hành các thủ tục xin cấp phép kinh doanh và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận dưới hình thức giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Theo Luật Du lịch 2005, ngoài những quy định chung về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch như thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành nghề cần có giấy phép…thì tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch phải có đủ các điều kiện sau:[9]
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
- Các điều kiện chung bao gồm:
- a) Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch.
- b) Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch;
- Các điều kiện cụ thể bao gồm:
- a) Đối với khách sạn, làng du lịch phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại hạng;
- b) Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;
- c) Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.
Có thể thấy, chủ thể kinh doanh theo Luật Du lịch 2005 đã mở rộng đến các tổ chức và cá nhân, nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 64 của Luật này thì có thể kinh doanh lưu trú du lịch. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Luật Du lịch 2005 không có định nghĩa hay quy định thế nào là tổ chức. Điều đó cũng tạo ra nhiều cách hiểu không thống nhất về các chủ thể này. Nếu hiểu theo nghĩa rộng nhất thì chủ thể kinh doanh là tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi kinh doanh. Bao gồm những tổ chức, cá nhân đã làm thủ tục đăng ký hay xin phép kinh doanh và những tổ chức, cá nhân khác có thực hiện hành vi kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời. Còn nếu hiểu theo nghĩa của pháp luật thực định, thì chủ thể kinh doanh là những tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh mang tính nghề nghiệp, hoạt động dưới hình thức pháp lý nhất định và đã làm thủ tục, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luât.[10]
Như vậy, có thể hiểu tổ chức muốn kinh doanh lưu trú du lịch thì có thể đăng ký theo mô hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và lựa chọn một trong bốn hình thức sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạng, Công ty cổ phần hay Công ty hợp danh. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Còn nếu cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch thì có thể đăng ký mô hình hộ kinh doanh cá thể. Đối với hộ kinh doanh, theo khoản 1 Điều 49 Nghị định 43/2010 quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”. Đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch là một trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cá nhân phải đăng ký để nhà nước thống kê và quản lý, giám sát đảm bảo các điều kiện kinh doanh. Địa điểm để đăng ký có thể là nơi đăng ký nhân khẩu thường trú, tạm trú hoặc địa điểm kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 13 LDN 2005 thì những tổ chức cá nhân không được quyền thành lập và quản lý, mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp thì đương nhiên cũng không đủ điều kiện để tham gia hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch dưới hình thức doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với trường hợp hộ kinh doanh thì pháp luật lại có quy định khác. Các cá nhân thuộc hầu hết các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý, góp vốn vào doanh nghiệp không bị cấm đăng ký làm chủ hộ kinh doanh. Các đối tượng này vẫn có thể đăng ký hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch.
Bên cạnh những điều kiện chung, thương nhân kinh doanh lưu trú du lịch còn phải đảm bảo những điều kiện cụ thể khác, như là:
(i) Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật,
Yêu cầu về địa điểm kinh doanh là phải phù hợp với quy định của pháp luật và các văn bản hiện hành của Nhà nước về vệ sinh phòng dịch, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo đảm an toàn giao thông và trật tự xã hội. Địa điểm kinh doanh phải cách xa khu vệ sinh công cộng, bãi rác, hồ ao tù ít nhất là 100 mét, xa nơi sản xuất có thải ra nhiều bụi, chất độc hại hoặc phát ra tiền ồn lớn, các bệnh viện có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm từ 100-500 mét. Ngoài các yêu cầu trên, cơ sở lưu trú phải nằm ngoài khu vực cần bảo vệ quốc phòng và an ninh theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và tiêu chuẩn phục vụ đòi hỏi Cơ sở lưu trú phải có trang thiết bị và chất lượng phục vụ tốt, đảm bảo các yêu cầu cụ thể đối với từng loại cơ sở lưu trú. Nhà hàng ăn uống phải có trang thiết bị và chất lượng phục vụ tốt đảm bảo các yêu cầu. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
(ii) Điều kiện về đội ngũ cán bộ, công nhân viên,
Yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, người điều hành kinh doanh trong cơ sở lưu trú và nhà hàng ăn uống phải được đào tạo về công tác quản lý và nghề nghiệp chuyên môn trong lĩnh vực được kinh doanh, phục vụ.
Yêu cầu về sức khoẻ, cán bộ, công nhân viên trong cơ sở lưu trú và nhà hàng ăn uống phải có sức khoẻ phù hợp với ngành nghề kinh doanh theo quy định của Bộ Y tế. Không mắc một trong số các bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu về nhân sự, cán bộ, công nhân viên trong cơ sở lưu trú phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Nghị định 17/CP ngày 23-12-1992 của Chính phủ về việc quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt.
(iii) Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch,
Đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn:
Cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch phải tích cực và chủ động phối hợp với chính quyền và Công an địa phương về quy chế phối hợp đảm bảo công tác an ninh, trật tự trong kinh doanh du lịch. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể tại địa phương nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng gây rối của các đối tượng cho khách du lịch trong thời gian lưu trú tại cơ sở kinh doanh lưu trú.
Quán triệt, thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về việc cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và sử dụng chất nổ. Giáo dục, tuyên truyền mạnh mẽ trong đội ngũ nhân viên phục vụ cũng như khách du lịch về việc thực hiện tốt Luật giao thông đường bộ.
Tổ chức tốt công tác trực, bảo vệ nhằm bảo vệ an ninh, trật tự trong cơ sở lưu trú du lịch và sẵn sàng phối hợp xử lý khi có vụ việc liên quan. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trong cơ sở kinh doanh lưu trú
Nghiêm túc chấp hành các qui định về phòng chống cháy nổ. Xây dựng phương án chữa cháy tại cơ sở kinh doanh lưu trú. Trang bị đủ những phương tiện phòng cháy chữa cháy theo qui định. Đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú chưa được trang bị hệ thống nước phòng cháy chữa cháy, phải bố trí các bình chữa cháy ở những khu vực hợp lý, dễ thấy. Thường xuyên kiểm tra định kỳ và thay ngay những bình đã hết thời hạn sử dụng. Tổ chức cho tất cả cán bộ, nhân viên học tập cách sử dụng và biết sử dụng các phương tiện phòng cháy chữa cháy tại cơ sở kinh doanh lưu trú.
Kiểm tra hệ thống điện sử dụng tại cơ sở kinh doanh lưu trú (đường dây, hệ thống đèn, quạt…). Trang bị thiết bị an toàn điện ở các phòng nghỉ, phòng làm việc; hệ thống đèn sạc ở các khu vực hành lang, lối thoát hiểm. Bố trí các ổ điện, công tắc, cầu dao hợp lý. Trong những giờ cao điểm tắt nguồn điện ở những khu vực không hoạt động. Xây dựng ý thức tiết kiệm điện trong cán bộ, nhân viên. Khu vực nhà kho, gầm cầu thang phải được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên.
Đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú kèm theo các dịch vụ ăn uống khi sử dụng bếp gas, phải bố trí bình gas ở nơi hợp lý, có tường rào kiên cố ngăn cách, tránh nơi đông người sinh hoạt, đi lại. Phải thực hiện hợp đồng với nơi cung cấp có tư cách pháp nhân và có kế hoạch kiểm tra thường xuyên thiết bị an toàn không để xảy ra rò rỉ khí đốt. Khi sử dụng đảm bảo đúng qui trình.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
Ngoài việc thực hiện nghiêm túc các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở kinh doanh lưu trú tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Cơ sở kinh doanh lưu trú cần thực hiện lập phương án phòng chống ngộ độc để xử lý kịp thời và hiệu quả khi xảy ra sự cố tại cơ sở kinh doanh lưu trú. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Có thể thấy, đối với điều kiện đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch, cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định để cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận kinh doanh, với điều kiện kinh doanh không cần giấy phép, nhà nước chỉ ghi nhận chứ không chịu trách nhiệm về các điều kiện kinh doanh do thương nhân kê khai. Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc kiểm tra và giám sát quá trình tạo ra điều kiện kinh doanh không cần giấy phép khó và ít hiệu quả hơn nhiều so với giấy phép.[11]
Nếu so sánh với Luật Doanh nghiệp 2005, có thể khẳng định rằng, Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những quy định khá tiến bộ về quyền tự do kinh doanh theo hướng thông thoáng hơn nhưng vẫn đảm bảo sự chặt chẽ, khi sửa đổi Khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005 về nghĩa vụ của doanh nghiệp: doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện bằng quy định doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.[12]
Mới đây, để tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch hoạt động kinh doanh có hiệu quả, Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính rà soát các quy định của pháp luật như Luật Đầu tư, Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư…, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh theo hướng nâng mức ưu đãi đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh các lĩnh vực khách sạn, lữ hành, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Mặt khác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành và địa phương rà soát các quy định về giao đất, thuế sử dụng đất để kiến nghị sửa đổi nhằm giảm thuế sử dụng đất và tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư cơ sở lưu trú, khu du lịch sử dụng nhiều diện tích cho không gian cảnh quan. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, ngành liên quan rà soát các quy định về nhập khẩu các trang thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dụng cần thiết để phát triển du lịch cao cấp mà trong nước chưa sản xuất được như: Tàu cánh ngầm, du thuyền, thủy phi cơ, máy bay hạng nhỏ, kinh khí cầu đạt chuẩn quốc tế để nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh doanh liên quan đến du lịch hiệu quả và phát triển.
2.1.2. Các loại cơ sở lưu trú du lịch. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Có thể nói, Luật du lịch đã mở rộng và đa dạng hóa các loại hình kinh doanh lưu trú để thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia vào các loại hình kinh doanh này.
Điều 62 Luật du lịch quy định các loại cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
Khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Bên cạnh loại cơ sở lưu trú du lịch khác, Luật du lịch quy định có hình thức “nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê”. Đây là trường hợp nhà dân được kinh doanh phục vụ khách du lịch khi đảm bảo các trang thiết bị tối thiểu cho việc kinh doanh lưu trú du lịch. Việc pháp luật quy định cho phép nhà dân được kinh doanh lưu trú du lịch một mặt thể hiện chủ trương xã hội hóa du lịch, mặt khác, tạo cơ sở pháp lý để đảm bảo các cơ sở lưu trú khi khách du lịch thuê phải đảm bảo những yêu cầu nhất định.
Cụ thể các loại cơ sở lưu trú du lịch:
Khách sạn: Là công trình có kiến trúc nhiều tầng, nhiều phòng ngủ được trang bị các thiết bị tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng cho mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác.
Nội dung kinh doanh chủ yếu của khách sạn là kinh doanh dịch vụ lưu trú, ngoài ra, khách sạn còn kinh doanh dịch vụ ăn uống và nhu cầu vui chơi, giải trí, bán hàng lưu niệm…
Làng du lịch: Là cơ sở du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số loại cơ sở khác như căn hộ, băng-gu-lâu (bungalow) và bãi cắm trại được xây dựng ở những nơi có nhiều tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp và có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.
Biệt thự du lịch: Là cơ sở lưu trú được xây dựng trong các khu du lịch nghỉ dưỡng, biển núi, khu điều dưỡng, làng du lịch hoặc bãi cắm trại được thiết kế và xây dựng phù hợp với cảnh quan môi trường. Đây là nhà ở được xây dựng kiên cố có buồng ngủ, phòng khách, ga-ra ô tô, sân vườn để phục vụ khách du lịch. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Căn hộ du lịch: Là nhà ở có đầy đủ tiện nghi cần thiết, phục vụ khách du lịch, diện tích được xây dựng khép kín trong một ngôi nhà gồm: buồng ngủ, phòng khách, bếp, phòng ngủ. Chủ yếu phục vụ cho khách theo gia đình.
Bãi cắm trại du lịch: Là khu đất được quy hoạch sẵn có trang thiết bị phục vụ khách đến cắm trại hoặc có phương tiện vận chuyển ô tô, xe máy đến nghỉ. Là khu vực được quy hoạch xây dựng gắn với cảnh quan thiên nhiên, có kết cấu hạ tầng là dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Đối tượng chủ yếu sử dụng loại hình này là khách du lịch thích tìm về thiên nhiên, thường đi theo gia đình hoặc theo nhóm.
Nhà nghỉ du lịch: Là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 9 tầng trở xuống, đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ du lịch. Với loại hình này, đối tượng thu hút thường là những khách du lịch có khả năng thanh toán trung bình và thấp.
Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Đây là loại hình cơ sở lưu trú phổ biến và được khách du lịch ưa chuộng vì giá cả rẻ, không khí ấm cúng, khách cảm thấy tự do thoải mái như ở nhà. Loại hình du lịch này ngày càng phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới. Tiêu chuẩn về phòng và trang bị cũng giống như khách sạn, khách có thể nấu ăn hoặc thuê chủ nhà. Một số nước đã tiến hành xếp hạng đối với các loại hình lưu trú này.
Ngoài những loại hình lưu trú nêu trên còn có một số hình thức lưu trú khác… Việc đa dạng hóa các hình thức lưu trú du lịch có ý nghĩa rất lớn đối với nhiều chủ thể, cụ thể:
Đối với doanh nghiệp lưu trú: Đây là cơ sở để giúp doanh nghiệp hình tượng hóa hình tượng của mình trong tâm trí khách du lịch, là cơ sở xác định các tiêu chuẩn định mức cụ thể khác và là cơ sở xây dựng giá cả dịch vụ.
Đối với người tiêu dùng: Là cơ sở bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giúp cho du khách lựa chọn cơ sở lưu trú theo thị yếu và phù hợp với khả năng thanh toán. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Đối với nhà cung ứng: Giúp chủ đầu tư có cơ sở để xem xét đầu tư.
Tuy nhiên, qua 10 năm thực hiện Luật du lịch 2005, quá trình thực hiện pháp luật về kinh doanh lưu trú đã xuất hiện những loại hình kinh doanh lưu trú mới mà pháp luật chưa điều chỉnh đến. Hiện nay, thực tế xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh lưu trú mới như: khách sạn bệnh viện[13], hoặc capsule hotel (buồng kén)[14]. Vì là loại hình mới xuất hiện nên có nhiều cách hiểu và gọi tên khách nhau như: buồng kén, nhà trọ tập thể cao cấp, khách sạn, nhà nghỉ tổ ong, khách sạn khoang ngủ, phòng dorm… Ở TP. Hồ Chí Minh, cơ sở kinh doanh lưu trú “buồng kén” được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh công nhận là khách sạn, tuy nhiên, ở Lâm Đồng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng thì công nhận đây là loại hình nhà nghỉ du lịch hoặc nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.[15] Với mỗi cách hiểu khác nhau thì các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch sẽ áp dụng các tiêu chuẩn xếp loại và xếp hạng khác nhau, từ đó dẫn đến khó khăn trong việc quản lý của cơ quan nhà nước, cũng như khó khăn trong việc đăng ký kinh doanh của cá nhân, tổ chức muốn đăng ký loại hình kinh doanh này, ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của các chủ thể, không đảm bảo tính minh bạch của pháp luật.
Theo Quyết định số 217/QĐ-TCDL ngày 15 tháng năm 2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch về Tiêu chuẩn quốc gia về phân loại xếp hạng cơ sở lưu trú thì:
- Xếp hạng khách sạn áp dụng TCVN 4391:2009
- Tiêu chuẩn nhà nghỉ du lịch áp dụng TCVN 7799:2009
- Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê áp dụng TCVN 7800:2009
Ta thấy rằng, mỗi loại hình kinh doanh lưu trú du lịch sẽ áp dụng một loại tiêu chuẩn riêng, tiêu chuẩn thấp nhất là mỗi người 4m2. Loại hình kinh doanh du lịch mới này chỉ đáp ứng được mỗi người 2m2, không đủ để xếp vào một loại hình nào cả. Cùng là một loại hình kinh doanh lưu trú du lịch, dù không đạt chuẩn nhưng mỗi cơ quan quản lý nhà nước về du lịch lại có một cách phân loại và xếp hạng khác nhau. Đây là thực trạng phổ biến hiện nay của các thành phố du lịch lớn, các loại hình kinh doanh lưu trú mới xuất hiện và nở rộ những pháp luật vẫn chưa có quy định điều chỉnh. Quy định về các loại hình kinh doanh lưu trú du lịch cần phải được thay đổi phù hợp sự phát triển xã hội.
2.1.3. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Theo Luật du lịch năm 2005 thì việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau:
Cơ sở đạt tiêu chuẩn tối thiểu là cơ sở lưu trú du lịch có cơ sở vật chất trang bị và một số dịch vụ chủ yếu có chất lượng tối thiểu, đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt trong thời gian lưu trú.
Cơ sở đạt xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao là cơ sở lưu trú du lịch có cơ sở vật chất trang bị và chất lượng dịch vụ cao, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch về ăn, ngủ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng.
Bên cạnh đó cơ sở lưu trú quy định tại Điều 62 luật Du lịch cũng được xếp hạng theo tiêu chuẩn chất lượng bao gồm:
Khách sạn và làng du lịch được xếp theo hạng là hạng 1 sao, hạng 2 sao, hạng 3 sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao;
Biệt thự du lịch và căn hộ du lịch được xếp theo hai hạng là hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự du lịch, căn hộ du lịch và hạng đạt tiêu chuẩn cao cấp;
Bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác được xếp một hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.
Theo Quyết định số 02/2001/ QĐ-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch về việc bổ sung, sửa đổi Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn qui định xếp hạng đối với Khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1sao đến 5 sao; là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Vị trí, kiến trúc, trang thiết bị, tiện nghi phục vụ, dịch vụ và mức độ phục vụ, nhân viên phục vụ và vệ sinh.
Như vậy căn cứ phân loại cơ sở lưu trú du lịch dựa trên loại hình, qui mô của cơ sở lưu trú và mục đích kinh doanh thì có các cơ sở lưu trú gồm Khách sạn; Làng du lịch; Biệt thự du lịch; Căn hộ du lịch; Bãi cắm trại du lịch; Nhà nghỉ du lịch; Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, điều này khác so với kinh doanh lữ hành là dựa trên căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động kinh doanh lữ hành gửi khách, nhận khách và kết hợp. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch do cơ quan quản lý Nhà Nước về du lịch ở Trung ương ban hành để áp dụng thống nhất trong cả nước. Cơ quan quản lý Nhà Nước về du lịch ở trung ương thẩm định xếp hạng 3sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao cho khách sạn, làng du lịch, hạng cao cấp cho biệt thự du lịch, căn hộ du lịch. Cơ quan Nhà Nước về du lịch ở cấp tỉnh thẩm định, xếp hạng 1 sao, 2 sao cho khách sạn, làng du lịch, hạng tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch, hạng đạt kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác.
Việc thu nộp và sử dụng phí xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Sau 3 năm được xếp hạng, cơ sở lưu trú du lịch được thẩm định để công nhận lại hạng phù hợp với thực trạng và cơ sở vật chất và dịch vụ cơ sở lưu trú du lịch.
Việc kinh doanh lưu trú du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu cao cấp cho khách du lịch về buồng ngủ, ăn uống và vui chơi giải trí … nhằm thỏa mãn tối ưu nhu cầu của khách để mang lại lợi ích kinh tế cho nhà kinh doanh. Vì vậy đối với nhà kinh doanh thì kinh doanh lưu trú du lịch là công việc kinh doanh có hiệu quả, có triển vọng phát triển và phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại.
Đối với khách du lịch việc kinh doanh lưu trú đã mang lại cho họ những thuận lợi rất lớn trong việc đi du lịch vì đã đáp ứng tốt nhu cầu thiết yếu của con người nói chung và của khách du lịch nói riêng, đảm bảo cho họ có nơi ăn chốn ở sạch sẽ dễ chịu, thoải mái với chất lượng cao và còn được hưởng những dịch vụ bổ sung hữu ích tạo sự hứng thú trong quá trình nghỉ ngơi du lịch. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Đối với xã hội thì kinh doanh lưu trú du lịch giúp cho việc phân phối lại thu nhập xã hội qua hình thức dùng tiền mặt của những người có thu nhập cao đưa vào quá trình lưu thông tiền tệ trên thị trường từ đó đẩy mạnh quá trình tái sản xuất xã hội góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế mà kết quả cuối cùng của nó là sự tăng thu nhập quốc dân, tăng phúc lợi xã hội giúp cho thu nhập bình quân đầu người tăng lên và đời sống nhân dân được cải thiện. Như vậy có thể thấy việc kinh doanh lưu trú du lịch có vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển du lịch nói riêng và ổn định phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Tuy nhiên, khi đến mùa du lịch, lượng khách du lịch tập trung đông tại các khu du lịch, việc quản lý cũng như thực hiện pháp luật rất khó khăn. Hàng năm, các Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch các tỉnh, thành phố du lịch đều có chính sách bình ổn giá dịch vụ lưu trú, các cơ sở lưu trú phải niêm yết giá công khai tại cơ sở lưu trú nhưng đa phần các cơ sở đều không thực hiện. Việc khan hiếm phòng vào mùa du lịch thường xuyên xảy ra khi tới mùa du lịch, nhưng trên thực tế, việc khan hiếm phòng này chỉ xảy ra đối với các khách sạn từ 2 hoặc 3 sao trở lên, các cơ sở lưu trú có tiêu chuẩn thấp hơn luôn có phòng. Chính vì vậy, để có khách du lịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú này thường xuyên quảng cáo sai loại cơ sở được thẩm định. Các cơ sở lưu trú nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, khi đến mùa du lịch, sẽ treo bảng khách sạn 1 sao, 2 sao để thu hút khách du lịch, nâng giá phòng vào dịp lễ. Không chỉ các cơ sở lưu trú gia đình và các khách sạn 1 sao cũng quảng cáo và treo bảng tự công nhận là khách sạn đạt chuẩn 2 sao.
Bên cạnh đó các quy định về xếp hạng sở lưu trú vẫn còn hạn chế, các quy định chồng chéo. Tại điểm 1.8, khoản 1, mục I Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL quy định tàu thủy du lịch là loại hình kinh doanh lưu trú khác, không phải khách sạn, nhưng lại không đưa ra tiêu chuẩn cụ thể để dựa vào đó cấp phép kinh doanh tàu thủy lưu trú du lịch. Các cơ quan quản lý về Du lịch thì áp dụng tiêu chuẩn của khách sạn nổi để xem xét và cấp phép kinh doanh loại hình này. Cụ thể:
Thứ nhất, theo điểm 1.8, khoản 1, mục I Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL thì các cơ sở lưu trú khác bao gồm: tàu hỏa du lịch, tàu thủy du lịch, ca-ra-van, lều du lịch. Như vậy theo quy định của pháp luật, loại hình tàu thủy du lịch được xếp vào loại hình kinh doanh cơ sở lưu trú khác, không phải là khách sạn. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Thứ hai, Điều 62 Luật Du lịch 2005 quy định có 8 loại hình kinh doanh lưu trú du lịch, tuy nhiên chỉ có 7 tiêu chuẩn quốc gia được ban hành tương ứng với 7 loại hình kinh doanh du lịch, còn loại hình thứ 8 là các cơ sở lưu trú du lịch khác thì không có tiêu chuẩn quốc gia. Từ đó, việc đăng ký kinh doanh loại hình cơ sở lưu trú khác này gặp nhiều khó khăn, cũng như việc cấp phép và quản lý của cơ quan quản lý du lịch địa phương gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, mặc dù Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL xác định loại hình tàu thủy du lịch là cơ sở kinh doanh lưu trú khác, nhưng TCVN 4391:2009 ban hành kèm Quyết định 217/QĐ-TCDL lại xác định tàu thủy du lịch là khách sạn và áp dụng tiêu chuẩn về khách sạn đối với tàu thủy du lịch.
Thứ tư, việc đăng ký kinh doanh lưu trú loại hình tàu thủy lưu trú du lịch cũng như cấp phép tàu thủy lưu trú du lịch đều dựa trên TCVN 4391:2009, tức là coi đây là một loại hình khách sạn nổi. Như vậy theo điểm a, khoản 1 Điều 63 Luật Du lịch thì khách sạn được xếp theo năm hạng, nghĩa là tàu thủy lưu trú du lịch cũng phải được xếp theo năm hạng. Thực tế, các tàu thủy lưu trú du lịch không được xếp hạng như một khách sạn đúng nghĩa.
Với các phân tích trên, ta thấy Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL xác định tàu thủy lưu trú du lịch là cơ sở kinh doanh lưu trú khác, TCVN 4391:9000 thì xác định tàu thủy lưu trú là khách sạn nổi. Đây là một sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Nếu đã là cơ sở kinh doanh lưu trú khác thì tất nhiên sẽ cần có tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở kinh doanh lưu trú khác. Còn nếu đã là loại hình khách sạn thì cần phải được thực hiện xếp hạng theo năm hạng như Luật Du lịch quy định.
2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch
Có thể nói từ sau Đổi mới 1986, Nghị định số 37-HĐBT ngày 28/1/1992 của Hội đồng bộ trưởng quy định về việc ban hành Quy chế quản lý kinh doanh du lịch là văn bản đầu tiên quy định về kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, Nghị định này không hướng dẫn “các ngành nghề kinh doanh du lịch” bao gồm những ngành nghề nào. Tại Phụ lục 1A Thông tư số 04/TMDL ngày 27/4/1992 của Bộ Thương mại – Du lịch hướng dẫn thi hành Quy chế quản lý kinh doanh du lịch ban hành theo Nghị định số 37-HĐBT thì có tám “ngành nghề kinh doanh trong du lịch” để người xin thành lập Doanh nghiệp Du lịch Nhà nước lựa chọn, đó là: Lữ hành; Khách sạn; Vận tải; Ăn uống; Hướng dẫn Du lịch; Phiên dịch; Dịch vụ thông tin; Vui chơi giải trí và Các loại dịch vụ khác.
Pháp lệnh Du lịch 1999 quy định: “Các ngành nghề kinh doanh du lịch bao gồm: Kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế; Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch và kinh doanh các dịch vụ khác”
Thật ra thì, từ “kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch” là một cách nói không rõ nghĩa, bởi vì cơ sở lưu trú du lịch không thể là đối tượng kinh doanh của ngành du lịch.[16] Về mặt lý thuyết, thì việc lựa chọn hình thức pháp lý cho mô hình kinh doanh nó gắn liền với các quyền và nghĩa vụ cụ thể của mô hình kinh doanh đó. Như vậy, ở đây khó có thể hiểu một cách minh định việc kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch như theo Pháp lệnh Du lịch 1999 là gì.
Có lẽ vì thế, mà tại Luật Du lịch 2005 đã qui định: Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm năm ngành nghề: Kinh doanh lữ hành; Kinh doanh lưu trú du lịch; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; và kinh doanh dịch vụ du lịch khác.[17] Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch chịu sự điều chỉnh từ nhiều chế định khác nhau của pháp luật kinh doanh cho đến pháp luật du lịch. Bên cạnh những quy định chung về quyền và nghĩa vụ đối với các chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch đủ điều kiện xác định theo Khoản 1 Điều 4 LDN 2005 thì các quyền và nghĩa vụ cụ thể của tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch được quy định tại Điều 39, Điều 40 Luật Du lịch 2005.
Quyền của tổ chức cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch
Vì chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch cũng là chủ thể kinh doanh du lịch cho nên có các quyền và nghĩa vụ chung của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, ngoài ra còn có các quyền và nghĩa vụ riêng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
Theo Điều 39 Luật Du lịch thì tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có các quyền sau: Được tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch, được đăng ký một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh du lịch; được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp; được tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch, được đưa vào danh mục quảng bá chung của ngành du lịch; được tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và nước ngoài.
Phải khẳng định rằng, quan niệm về quyền của tổ chức cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch đã có sự tiệm cận với trình độ phát triển của thị trường và nhận thức pháp lý về vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên việc nhà nước đặt ra chế độ bảo hộ đối với hoạt động kinh doanh du lịch cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải trao đổi. Bởi lẽ, quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm thay đổi khái niệm thị trường theo hướng xóa dần biên giới quốc gia hay vùng kinh tế. Cấu trúc và tương quan cạnh tranh được thay đổi theo hướng mở rộng khả năng liên kết, hợp tác, đối đầu giữa các thế lực kinh tế, đầu tư đa quốc gia, giữa quốc gia với các khu vực khác nhau. Trong bối cảnh ấy, nhu cầu về sự tương thích của pháp luật quốc gia với các tập quán đầu tư kinh doanh đã được thừa nhận rộng rãi trên thị trường khu vực và quốc tế trở thành những đòi hỏi bức thiết cho việc xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh. Do đó việc Luật Du lịch 2005 quy định Nhà nước bảo hộ ngành kinh doanh du lịch cũng có những tác động nhất định đến các cam kết mở cửa thị trường (MA) và đãi ngộ quốc gia (NT) khi chúng ta tham gia vào WTO mặc dù, theo cách tiếp cận của GATS (Hiệp định chung về thương mại dịch vụ), các nước thành viên không bị buột phải đưa ra cam kết về tất cả các ngành dịch vụ. Một chính phủ có thể không muốn cam kết về mức độ cạnh tranh nước ngoài trong một ngành nhất định, bởi họ cho rằng đó là chức năng cơ bản của chính phủ. Trong trường hợp này, các chính phủ chỉ tuân thủ những nghĩa vụ tối thiểu như bảo đảm sự minh bạch trong cách thức điều tiết ngành dịch vụ này và không được phân biệt đối xử giữa các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài với nhau.[18] Nhưng Luật Du lịch 2005 cũng chỉ mới dừng lại ở việc ghi nhận về quyền thành lập và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.[19]
Bên cạnh đó, nếu so sánh với quy định tại điều 8 của LDN 2005 về các quyền của doanh nghiệp thì rõ ràng cách thiết kế các quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch theo quy định của Luật Du lịch 2005 còn khá giản đơn, nếu không nói là sơ sài:
(i) Doanh nghiệp được tự chủ trong hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường bằng các quyền cơ bản như tự chủ kinh doanh, chủ động lựa chọn ngành nghề, chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh; được nhà nước khuyến khích ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; chủ động tìm kiếm thị trường khách hàng và ký kết hợp đồng; kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
(ii) Trong việc quản lý, điều hành nội bộ, doanh nghiệp được quyền tự quyết nhằm nâng cao khả năng kinh doanh và năng lực cạnh tranh, bao gồm các quyền như: Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ; chiếm hữu sử dụng định đoạt tài sản của doanh nghiệp; chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; tuyển dụng; thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
(iii) Các doanh nghiệp được quyền hoạt động trong môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và ổn định. Theo đó, doanh nghiệp có quyền: Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định; khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo; trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch
Theo điều 40 Luật Du lịch 2005 thì tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch có những nghĩa vụ sau:
Hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh lưu trú du lịch hợp pháp nói riêng luôn được Nhà nước công nhận, bảo hộ và tạo điều kiện phát triển, đồng thời bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; Nhà nước thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch, được đưa vào danh mục quảng bá chung của ngành du lịch.
Các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch có quyền tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các hoạt động du lịch, công bố các sản phẩm du lịch, các điểm đến, các tuor, các tuyến du lịch liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch của mình. Bên cạnh đó cũng có quyền được tư vấn, hướng dẫn thông tin, tuyên truyền, giới thiệu quảng bá hình ảnh du lịch, di tích, danh lam thắng cảnh, các dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch, môi trường du lịch, chính sách dự án, đề án phát triển du lịch. Đồng thời có quyền tổ chức cập nhật, lưu trữ thông tin du lịch,
Tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và nước ngoài.
Khi các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch đảm bảo các điều kiện nhất định để có thể tham gia vào các hiệp hội, tồ chức về du lịch ở trong nước và ngoài nước thì có quyền làm đơn để tham gia. Các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch khi tham gia vào các hiệp hội hoặc tổ chức nghề nghiệp về du lịch thì sẽ được hưởng những quyền nhất định và bên cạnh đó thì cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định.
Cũng theo quy định của pháp luật các nghĩa vụ chung của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch bao gồm:
- Thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành nghề cần có giấy phép đăng ký kinh doanh du lịch.
- Thông báo bằng văn bản với cơ quan Nhà Nước về du lịch có thẩm quyền. Thời điểm bắt đầu kinh doanh du lịch hoặc khi có thay đổi nội dung giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch.
- Thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, giá cả dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với khách du lịch, bồi thường thiệt hại cho khách du lịch do lỗi của mình gây ra.
- Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch, thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch.
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật.
Về quyền và nghĩa vụ riêng của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch.
Ngoài các quyền, nghĩa vụ chung của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch như đã trình bày ở trên, thì theo khoản 1 Điều 66 Luật Du lịch 2005 tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch còn có các quyền cụ thể như sau:
Thuê tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch.
Trong xu thế nói chung của thời đại, những ông chủ, những nhà đầu tư thường rất ít khi đứng ra trực tiếp quản lý, điều hành các doanh nghiệp của họ, mà họ thường thuê những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vững đó để giúp họ quản lý, điều hành. Họ chỉ đứng từ xa quan sát, kiểm tra và thu lợi nhuận mang về để đầu tư thêm vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh đó hoặc đầu tư sang những lĩnh vực, ngành nghề khác. Du lịch cũng không thể thoát ra khỏi xu hướng đó, những ông chủ của các cơ sở lưu trú du lịch cũng đứng ra thuê các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch của mình. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Do nhu cầu giao lưu, hợp tác quốc tế, cùng với việc khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam với số lượng ngày càng tăng ước tính khoảng 6.608.391 người trong mười tháng đầu năm 2014, tăng 8% so với cùng kì năm trước[20], đã thúc đẩy các tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch ngoài việc thuê nguồn nhân lực trong nước, họ còn thuê tổ chức, cá nhân nước ngoài quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch. Việc thuê nguồn nhân công nước ngoài tuy làm mất đi những cơ hội của nguồn lao động trong nước nhưng cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ sở lưu trú du lịch như chi phí đào tạo ít thậm chí là không tốn chi phí, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tạo nên sự gần gũi cho du khách nước ngoài…
Tuy nhiên việc thuê tổ chức, cá nhân nước ngoài quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch thì phải tuân thủ theo điều kiện về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức: “Thực hiện hợp đồng lao động”. Theo đó, để người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam thì phải có giấy phép lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không phải cấp Giấy phép lao động theo quy định.
Lựa chọn loại hình dịch vụ và sản phẩm hàng hoá không trái với quy định của pháp luật để kinh doanh trong cơ sở lưu trú du lịch.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch không được thực hiện các hoạt động có liên quan đến thương mại tại Việt Nam kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh[21], trừ trường hợp cụ thể được Thủ tướng Chính phủ cho phép[22]. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh[23] phải đáp ứng các điều kiện như: Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện[24] phải đáp ứng các điều kiện như: Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.
Tóm lại, tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có quyền lựa chọn loại hình dịch vụ và sản phẩm hàng hoá không trái với quy định của pháp luật để kinh doanh trong cơ sở lưu trú du lịch.
Ban hành nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch; Từ chối tiếp nhận hoặc hủy bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách du lịch trong trường hợp khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch hoặc cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng hoặc khách du lịch có yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở lưu trú du lịch.
Được ban hành nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch: Để đảm bảo sự an toàn cho cơ sơ lưu trú du lịch cũng như cho khách hàng mà tất cả các cơ sở lưu trú du lịch đều phải ban hành nội quy, quy chế. Việc ban hành hệ thống nội quy, quy chế, có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý điều hành cơ sở lưu trú; tuy nhiên để xây dựng và ban hành một văn bản hợp pháp, phù hợp thực tế, đảm bảo tính khoa học ứng dụng là điều không đơn giản. Nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch phải đảm bảo:
Tính hợp pháp: Phù hợp với các quy định của pháp luật, không trái với Hiến pháp và pháp luật.
Tính thực tiễn: Phù hợp với yêu cầu quản lý điều hành, phù hợp với hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch trong từng lĩnh vực cụ thể. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Tính hiệu quả: Nội quy, quy chế tạo hành lang pháp lý nội bộ cho cơ sở lưu trú du lịch, góp phần tích cực vào công tác quản lý, điều hành cũng như toàn bộ hoạt động của cơ sở lưu trú; khi được áp dụng phải được mọi người tôn trọng và quán triệt thực thi;
Trước khi xây dựng nội quy, quy phạm, cần xác định mục đích, sự cần thiết, phạm vi, đối tượng điều chỉnh cụ thể[25].
Từ chối tiếp nhận hoặc huỷ bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách du lịch trong trường hợp khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch hoặc cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng hoặc khách du lịch có yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở lưu trú du lịch: Cơ sở lưu trú du lịch có quyền từ chối tiếp nhận hoặc hủy bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách du lịch trong các trường hợp sau:
- Có hành vi vi phạm pháp luật.
- Vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch.
- Cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng.
- Khách du lịch có yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở lưu trú du lịch.
Ngoài các nghĩa vụ được quy định tại Điều 40 của Luật du lịch 2005, theo khoản 2 Điều 66 Luật Du lịch 2005 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có các nghĩa vụ sau đây:
Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký; Gắn biển tên, loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận và chỉ được quảng cáo đúng với loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận; Niêm yết công khai giá bán hàng và dịch vụ, nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; thông báo rõ với khách du lịch về chương trình khuyến mại của cơ sở lưu trú du lịch trong từng thời kỳ.
Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký. Ngoài việc phải tuân thủ các điều kiện chung về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch như: Không được xây dựng trong hoặc liền kề với khu vực thuộc phạm vi quốc phòng, an ninh quản lý, không được cản trở đến không gian của trận địa phòng không quốc gia; Phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với trường học, bệnh viện, những nơi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm; Phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn theo quy định[26]. Thì việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch được quy định cụ thể như sau:
“Khách sạn, làng du lịch được xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch được xếp hạng cao cấp khi kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện không bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh (trừ kinh doanh trò chơi có thưởng, mua, bán ngoại tệ, bán hàng miễn thuế, casino) nhưng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Người trực tiếp quản lý, điều hành, thực hiện dịch vụ có điều kiện tại các cơ sở lưu trú du lịch phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.”[27]
Gắn biển tên, loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận và chỉ được quảng cáo đúng với loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận: Việc gắn biển tên, loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận và chỉ được quảng cáo đúng với loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp khách du lịch, các công ty, tổ chức lữ hành du lịch, vận chuyển khách du lịch dễ tìm kiếm, xem xét có phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính của mình hay không để tiến hành lưu trú. Cơ sở lưu trú du lịch được phân loại thành: Khách sạn (hotel), làng du lịch (tourist village), Biệt thự du lịch (tourist villa), căn hộ du lịch (tourist apartment), bãi cắm trại du lịch (tourist camping), nhà nghỉ du lịch (tourist guest house), nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) các cơ sở lưu trú du lịch khác gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch, ca-ra-van (caravan), lều du lịch.
Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch: Việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng các loại cơ sở lưu trú du lịch do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.”[28]
Niêm yết công khai giá bán hàng và dịch vụ, nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; thông báo rõ với khách du lịch về chương trình khuyến mại của cơ sở lưu trú du lịch trong từng thời kỳ. Niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng tiền ngân hàng nhà nước Việt Nam, bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.[29] Nghiêm cấm các hành vi như: Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ; Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ; Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý; Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.”[30]
Mặc dù Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quy định rõ: Cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm du lịch phải thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. Tuy nhiên, sau gần 6 năm, vẫn có quá nhiều cơ sở kinh doanh thờ ơ với việc thực hiện thông tư này, trong đó có các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch kèm theo kinh doanh các dịch vụ ăn uống, mua sắm vui chơi giải trí… Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Qua khảo sát thực tiễn, tại nhiều điểm bán hàng phục vụ khách du lịch trên địa bàn Hà Nội như: phố Hàng Đào, Hàng Buồm, Phan Bội Châu, làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc… các cửa hàng đều bày bán đủ các mặt hàng với nhiều kiểu dáng, chủng loại, song việc niêm yết giá bán lại hầu như không có. Các chủ cửa hàng thường giải thích rằng không công khai giá là vì tùy đối tượng khách mà báo giá. Ví như với khách Việt thì nói giá chuẩn, còn với khách quốc tế thì phụ thuộc vào hướng dẫn viên muốn nâng giá lên bao nhiêu, để họ còn được hưởng chênh lệnh. Do giá bán không được niêm yết công khai nên người tiêu dùng phải mặc cả, hoặc mua phải giá “trên trời”. Theo ông Tôn Gia Hóa – Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, đây là tình trạng diễn ra khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh du lịch từ nhiều năm nay. Các cơ quan chức năng đều biết nhưng khó dẹp bỏ. Mặc dù khuyến khích du lịch làng nghề phát triển, nhưng nhà nước chưa có sự đầu tư đồng bộ, từ cơ sở vật chất đến các chính sách hỗ trợ như: mở lớp đào tạo hoạt động kinh doanh du lịch, hướng dẫn người dân tiếp cận khách du lịch… Chính bởi vậy, mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của các cơ sở đều tự phát. “Nếu cứ để tình trạng này xảy ra, khách du lịch biết hướng dẫn viên thông đồng với chủ cửa hàng nâng giá sẽ rất lợi bất cập hại. Đây có thể là nguyên nhân mà nhiều khách du lịch không muốn đến nữa” – Ông Hóa nhấn mạnh[31].
Theo ông Vũ Thế Bình- Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, đến nay, mới chỉ có một số tỉnh phía Nam làm tốt vấn đề này. Hiện ở TP. Hồ Chí Minh có tới hơn 50 cửa hàng phục vụ khách du lịch đều niêm yết công khai giá. Còn tại rất nhiều các địa phương vẫn chưa triển khai được vấn đề này, điển hình là Hà Nội. Việc không niêm yết giá làm khách du lịch không thoải mái khi mua hàng, có cảm giác lo lắng mình bị mua đắt. “Chúng ta cần có cam kết với các chủ cửa hàng thực hiện tốt việc niêm yết giá công khai; phải tuyên truyền, phân tích để họ thấy rõ lợi ích thiết thực của việc này”- ông Bình đưa ra giải pháp. Theo ông Bùi Ngọc Diệp- Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu , chống nạn “chặt chém” chính là bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch, đồng thời cũng là bảo vệ những người kinh doanh đàng hoàng. Cơ quan quản lý nhà nước cần duy trì việc kiểm tra liên tục, lâu dài, chứ không phải chỉ “bắt cóc bỏ đĩa”.[32] Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Bảo đảm chất lượng dịch vụ, chất lượng trang thiết bị ổn định, duy trì tiêu chuẩn của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng hạng và loại đã được cơ quan Nhà Nước về du lịch có thẩm quyền công nhận. Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn thiết bị, thực hiện nghiêm chỉnh quy định về phòng cháy, chữa cháy bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của khách du lịch.
Bảo đảm chất lượng phục vụ, chất lượng trang thiết bị ổn định, duy trì tiêu chuẩn của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận: Đây là một trong những nghĩa vụ quan trọng nhất của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch, bởi vì khi đi du lịch điều mà khách du lịch quan tâm nhất đó chính là chất lượng phục vụ, chất lượng trang thiết bị của cơ sở lưu trú. Với một số tiền bỏ ra khi đi du lịch không ai lại muốn mình phải gánh chịu những dịch vụ, những trang thiết bị không bảo đảm an toàn của cơ sở lưu trú và không được đáp ứng những tiêu chuẩn của cơ sở lưu trú theo như đúng loại, hạng mà cơ quan nhà nước đã công bố. Nếu như không được như ý, chắc chắn sẽ làm mất đi niềm tin của khách du lịch về chất lượng của cơ sở lưu trú, của hệ thống các cơ quan thẩm định của nhà nước, thậm chí là toàn bộ nền du lịch nước nhà.
Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn thiết bị; thực hiện nghiêm chỉnh quy định về phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản của khách du lịch: Trách nhiệm bảo vệ môi trường của cơ sở lưu trú du lịch, phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm khi cung cấp các dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch theo quy định. Việc sử dụng hóa chất trong cơ sở lưu trú du lịch phải tuân theo các quy định của Luật hóa chất và các quy định khác có liên quan; bảo đảm an toàn cho người sử dụng và khách lưu trú; không gây ô nhiễm môi trường. Quản lý, theo dõi, đánh giá định kỳ tình hình môi trường và các số liệu: tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, rác thải, nước thải, khí thải độc hại của cơ sở lưu trú du lịch; thu thập phản hồi của khách lưu trú về môi trường để cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường. Khuyến khích đăng ký cấp nhãn hiệu cơ sở lưu trú du lịch thân thiện với môi trường như nhãn sinh thái, nhãn du lịch bền vững. Bố trí nhân lực theo dõi, quản lý công tác bảo vệ môi trường du lịch tương ứng với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định. Thực hiện các quy định khác có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường.”[33]
Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa và các quy định tại Thông tư số 20/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách đường thủy nội địa, phương tiện phải bảo đảm yêu cầu các quy định sau: Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Đối với phương tiện lưu trú du lịch phải có buồng ngủ hoặc phòng ngủ bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ theo quy định hiện hành; Có bảng chỉ dẫn vị trí bố trí, bảng hướng dẫn sử dụng trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường treo ở địa điểm mà hành khách dễ nhìn thấy và dễ hiểu; có bảng hướng dẫn sử dụng áo phao cứu sinh, sử dụng búa để mở hoặc phá cửa thoát hiểm; Có thiết bị theo dõi thời tiết, thông tin liên lạc: có hệ thống thông tin nội bộ từ phòng thuyền trưởng đến các khu vực dịch vụ, buồng ngủ hoặc phòng ngủ của khách; có ghi số điện thoại, địa chỉ các cơ quan tìm kiếm cứu nạn; Có biểu đồ tuyến hành trình du lịch, các cảng, bến đón, trả hành khách và các điểm neo đậu; Có đầy đủ định biên thuyền viên theo quy định và phải được bố trí trực cảnh giới 24/24 giờ; Có sổ danh bạ thuyền viên và nhân viên phục vụ trên phương tiện được ghi chép đầy đủ và lưu giữ tại phương tiện, bổ sung hàng ngày (nếu có thay đổi).”[34]
Điều 27 Luật phòng cháy chữa cháy 2001 quy định: “Tại bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường, rạp hát, rạp chiếu phim và những nơi đông người khác phải có phương án thoát nạn; có lực lượng hướng dẫn, trợ giúp cho mọi người, đặc biệt đối với những người không có khả năng tự thoát nạn; có phương án phối hợp với các lực lượng khác để chữa cháy.” Các cơ sở lưu trú phải có các phương tiện phòng cháy, chữa cháy phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy của cơ sở [35].
Thực hiện đúng quy định của cơ quan quản lý Nhà Nước về Y tế khi phát hiện khách du lịch có bệnh truyền nhiễm; thực hiện việc khai báo tạm trú cho khách du lịch theo quy định của pháp luật; bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật.
Thực hiện đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước về y tế khi phát hiện khách du lịch có bệnh truyền nhiễm: Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.[36]
Người mắc bệnh truyền nhiễm là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh.[37]
Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống bệnh truyền nhiễm cho toàn bộ nhân viên và khách du lịch cư trú tại cơ sở với những nội dung cơ bản sau: Nguyên nhân, đường lây truyền, cách nhận biết bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Hậu quả của bệnh truyền nhiễm đối với sức khoẻ, tính mạng con người.[38] Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch phải thực hiện biện pháp bảo đảm về vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, nơi sản xuất, kinh doanh, phương tiện giao thông, xử lý chất thải công nghiệp, sinh hoạt và các biện pháp bảo đảm khác về vệ sinh theo quy định của pháp luật có liên quan để không làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm[39].
Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch khi có dịch, người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch.[40]
Thực hiện việc khai báo tạm trú cho khách du lịch theo quy định của pháp luật: Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch khi có người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có trách nhiệm đề nghị người đến lưu trú xuất trình một trong các giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân; hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; giấy tờ tùy thân khác hoặc giấy tờ do cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp. Đối với người dưới 14 tuổi đến lưu trú thì không phải xuất trình các giấy tờ nêu trên nhưng phải cung cấp thông tin về nhân thân của người dưới 14 tuổi. [41] Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng Internet, mạng máy tính.[42] Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau.[43] Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, địa chỉ mạng internet, địa chỉ mạng máy tính, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú và hướng dẫn cách thông báo lưu trú.[44]
Bồi thường cho khách du lịch về thiệt hại do lỗi của mình gây ra: Nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch để xảy ra thiệt hại cho khách du lịch (như bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác) trong trường hợp do lỗi của cơ sở lưu trú thì phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho khách du lịch.[45]
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
- Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.[46]
Cách xác định thiệt hại cụ thể thì phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự 2005: từ Điều 608 đến Điều 630.
2.1.5. Xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về các điều kiện kinh doanh cũng như đảm bảo các điều kiện khác như đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm về phòng cháy chữa cháy, về y tế, về đăng ký khai báo lưu trú… Trong trường hợp các cơ sở kinh doanh lưu trú vi phạm pháp luật thì tùy mức độ có thể bị xử lý bằng hình thức phạt tiền hoặc tước giấy phép kinh doanh. Mức độ xử phạt căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Tuy nhiên việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch vẫn còn chồng chéo, không thống nhất và không bao quát. Cụ thể:
Từ khi thi hành Luật Du lịch đến nay (10 năm), nước ta đã áp dụng 4 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này, bao gồm: Nghị định số 50/2002/NĐ-CP, Nghị định 149/2007/NĐ-CP, Nghị định 16/2012/NĐ-CP và Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
Nghị định 158/2013/NĐ-CP được ban hành theo tư duy mới, thể hiện trình độ lập pháp cao đó là nhập 3 văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong cả 3 lĩnh vực tương ứng do Bộ Văn hóa- Thể thao & Du lịch quản lý thành một văn bản chung nhất. Nhưng lẽ ra sự sáp nhập này phải được thực hiện ngay từ khi ban hành Nghị định 16/2012/NĐ-CP. Bởi lẽ, việc quản lý ba lĩnh vực nói trên đã được sáp nhập từ tháng 7/2007 nhưng mãi đến năm 2013, Chính phủ mới sáp nhập ba nghị định xử phạt này thành một. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Tuy nhiên, Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo đã không tổng hợp hết những nội dung cần thiết từ Nghị định 16/2012/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, tạo ra những khoảng trống trong các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể:
Đối với quy định về “biện pháp khắc phục hậu quả”, Điều 2 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định 13 biện pháp khắc phục hậu quả gồm 6 biện pháp khắc phục hậu quả trong Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính[47] và 7 biện pháp được liệt kê thêm.[48] Trong khi trước đó, khoản 3 Điều 3 Nghị định 16/2012/NĐ-CP (văn bản đã bị thay thế) liệt kê rất rõ 12 biện pháp khắc phục hậu quả.[49] Nhưng 13 biện pháp quy định sau này không thay thế được cho 12 biện pháp trước đó.
Đặt trường hợp xử phạt hành vi “Sử dụng phương tiện, trang thiết bị không bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch theo quy định” theo điểm a Khoản 5 Điều 45 Nghị định 158/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định kinh doanh lưu trú du lịch. Hành vi này bị phạt tiền từ 15.000.000đ đến 20.000.000đ mà không kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc bổ sung đủ nội thất, tiện nghi, phương tiện, trang thiết bị bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng, tài sản của khách du lịch”. Như vậy, chủ thể vi phạm sẽ hành xử như thế nào. Nếu chủ thể vi phạm cứ nộp phạt và tiếp tục tái phạm, còn cơ quan xử phạt thì cứ đi phạt và cứ đi kiểm tra để tái phạt.
Mặc dù các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tích cực ban hành các văn bản pháp luật về lĩnh vực du lịch – kinh doanh lưu trú du lịch, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch nhưng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu cuộc sống. Vì vậy, cần có những nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật về các biện pháp khắc phục hậu quả này.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
2.2.1. Thị trường cơ sở lưu trú du lịch.
Thực hiện đường lối đổi mới của đất nước những năm gần đây du lịch Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách đang khởi sắc và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Theo số liệu báo cáo của Tổng cục du lịch kết thúc năm 2012, ngành du lịch đã đón và phục vụ 6,847 triệu lượt khách quốc tế, tăng 11%, 32,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 8% tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 160 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011[50]. Cũng theo thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 25/8/2014 cho biết lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8/2014 ước đạt 618.588 lượt khách, tăng 9,5% so với tháng 7/2014. Kết quả này đã góp phần đưa tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong tám tháng của năm 2014 ước đạt hơn 5,47 triệu lượt, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2013. Lượng khách đến du lịch, nghỉ ngơi là hơn 3,3 triệu lượt, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2013; khách đến vì công việc tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2013; khách đến thăm thân tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2013. Khách đến Việt Nam vì các mục đích khác tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2013. Đa số các thị trường khách đều tăng trong tám tháng của năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013, cụ thể thị trường Hong Kong tăng 97,5%, Đức tăng 83,3%, Nga tăng 27,1%, Tây Ban Nha tăng 24,3%; Lào tăng 21,5%; Campuchia tăng 20,1%; Anh tăng 17,2%, Trung Quốc tăng 17,2%…[51] Tổng số khách du lịch nội địa trong tám tháng đầu năm 2014 ước đạt 30,1 triệu lượt khách, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 159.770 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2013[52].
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cũng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngành khách sạn đang chuyển từ số lượng sang chất lượng, phát triển hệ thống khách sạn cao cấp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm.
Tính đến tháng 6/2014, cả nước có 15.998 cơ sở lưu trú với 331.538 buồng, So với hệ thống cơ sở lưu trú du lịch khi Pháp lệnh du lịch có hiệu lực thì cả nước có 3.267 cơ sở lưu trú với 72.200 buồng và khi Luật du lịch 2005 cả nước có 7.039 cơ sở lưu trú với 160.500 buồng.[53] Như vậy cho thấy hệ thống cơ sở lưu trú du lịch phát triển ổn định theo sự phát triển của xã hội và sự điều chỉnh của pháp luật. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Bên cạnh những kết quả đạt được về sự tăng trưởng và hiệu quả hoạt động thì việc phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở nước ta còn một số hạn chế cần được quan tâm giải quyết đó là:
Mặc dù số lượng khách sạn và lượng buồng tăng nhanh nhưng cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng không theo quy hoạch thống nhất, quy mô khách sạn hầu hết thuộc loại nhỏ ( khách sạn có quy mô dưới 20 phòng ). Các khách sạn loại này chủ yếu tại các tỉnh có trung tâm du lịch, hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp, việc áp dụng công nghệ tiên tiến bị hạn chế…
Những khách sạn có quy mô nhỏ thường được xây dựng cách đây hàng chục năm, thiết kế và trang bị thiếu tính đồng bộ. Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trái chuyên môn nghiệp vụ, nhiều người chưa qua đào tạo bồi dưỡng. Do việc tuyển chọn người thiếu quy định chặt chẽ, bản thân những người quản lý khách sạn có cấp hạng thấp cũng không đòi hỏi cao đối với đối tượng tuyển chọn về kỹ thuật, tay nghề, ngoại ngữ hoặc chỉ đào tạo một lần, chưa chú trọng đến việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Những yếu kém trên có thể coi như đặc điểm chung của các khách sạn hạng thấp. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ bổ sung của khách sạn.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà Nước, nền kinh tế chuyển từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt các doanh nghiệp hoạt động theo luật pháp và hạch toán kinh tế độc lập nên hầu hết các cơ sở lưu trú du lịch phải đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị, mở thêm nhiều dịch vụ bổ sung để thu hút khách và tăng sức cạnh tranh.
Tổng cục du lịch đã tiến hành thẩm định, đánh giá chất lượng hoạt động khách sạn theo đúng cấp dưỡng hiện có và tạo điều kiện thuận lợi cho khách sạn quảng cáo, tiếp thị, mở rộng thị trường, hướng các khách sạn cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ và chất lượng dịch vụ. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Ngày 08/02/1999 Pháp lệnh du lịch ra đời, Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/NĐ –CP ngày 24/08/2000 về quản lý cơ sở lưu trú du lịch, Tổng cục du lịch đã ban hành thông tư hướng dẫn số 01/TTHD-TCDL thực hiện Nghị định 39/CP của Chính phủ và Quyết định số 02/TCDL ngày 27/04/2001 về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn du lịch, sửa đổi, bổ sung, nâng cao tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn đã ban hành năm 1994.
Trong tổng số 15.998 cơ sở lưu trú hiện nay thì cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 3 sao đến 5 sao chỉ có 646 cơ sở lưu trú.[54] Thực tế trên cho ta thấy hầu hết các khách sạn đều thuộc loại có quy mô nhỏ, cấp hạng thấp, điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ kèm theo. Những khách sạn cao cấp, khách sạn liên doanh với nước ngoài luôn chú trọng tới việc hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, đa dạng hóa dịch vụ, xây dựng sản phẩm đặc thù, hấp dẫn khách. Đặc biệt là quan tâm tới công tác tuyển chọn, sử dụng và thường xuyên đào tạo lại, bồi dưỡng cho đội ngũ quản lý và nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
2.2.2. Thực tiễn kinh doanh lưu trú ở Đà Lạt.
Đà Lạt là một thành phố mệnh danh là thiên đường du lịch trong nhiều năm, nằm ở độ cao 1500m so với mực nước biển có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 18-220C, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp: Thác Camly, Thác Pren, Thác Vatanla, Hồ Xuân Hương, Hồ than thở, Hồ tuyền lâm, Thung lũng tình yêu, đỉnh núi Lang-Bi-Ang huyền thoại…là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch.
Bên cạnh đó thành phố Đà Lạt còn được mệnh danh là Thành phố di sản – “Bảo tàng kiến trúc Pháp khổng lồ” với nhiều phong cách kiến trúc Pháp và nhiều công trình văn hóa độc đáo: Thiền viện trúc lâm; Nhà thờ Domain de Maria, Lăng mộ cụ Nguyễn Hữu Hào, Trường đại học Đà Lạt, Trường cao đẳng sư phạm, Ngôi nhà kỳ dị… Do đó thành phố Đà Lạt có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Thị trường cơ sở lưu trú ở Đà Lạt trong những năm gần đây khá sôi động, hiện nay toàn tỉnh có 733 cơ sở lưu trú, trong đó có 21 khách sạn cao cấp từ 3 đến 5 sao. Chủ yếu là nhà nghỉ, nhà khách và nhiều khách sạn không có sao nghĩa là cơ sở lưu trú du lịch dành cho mức chi tiêu thấp là chính trong khi đó khách sạn từ 3 đến 5 sao dành cho khách cao cấp thì lại đứng sau cùng.
Du lịch Đà Lạt chủ yếu là khách nội địa và tương đối ít khách quốc tế, phát triển du lịch chậm, ngày càng có khoảng cách so với tỉnh bạn. Nếu so với Nha Trang thì số lượng khách du lịch Quốc tế đến tham quan du lịch tại Đà Lạt ít hơn. Đặc biệt trong những năm gần đây khi mà Nha Trang ưu tiên, thúc đẩy phát triển ngành du lịch thì đã thu hút được nhiều du khách nước ngoài đến đây tham quan hơn.
Mặt khác, trong cơ cấu khách nội địa chủ yếu là khách bình dân, khách có mức chi tiêu thấp, một số khách có khả năng chi tiêu lớn cho rằng “lên Đà Lạt không có nơi để tiêu tiền”. Qua thị trường kinh doanh cơ sở lưu trú và hiệu quả kinh doanh du lịch ở thành phố Đà Lạt là chưa cao, điều này cho chúng ta thấy một du lịch Đà Lạt nghèo nàn về dịch vụ, thấp kém về chất lượng và đang mất dần đi cái nhìn thiện cảm của khách trong nước và nước ngoài. Đây là vấn đề đáng báo động vì cung cách phục vụ kém và các dịch vụ ít hấp dẫn, đã đẫn đến ngày càng thưa thớt khách du lịch đến Đà Lạt. Vào mùa du lịch, lượng khách du lịch tăng cao dẫn tới giá phòng tại các khách sạn cũng tăng cao. Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thứ nhất, đó là sự làm ăn thực dụng, không mang tính bền vững của các chủ khách sạn, thứ hai đó là sự đầu cơ của các đại lý du lịch, các đại lý du lịch sẽ đặt phòng trước mùa du lịch rồi tự đẩy giá lên cao.[55] Một bên là chủ khách sạn, một bên là đại lý du lịch cùng tạo ra môi trường du lịch không bền vững cho thành phố Đà Lạt nói riêng cũng như các thành phố du lịch khác nói chung. Bên cạnh đó, việc kinh doanh du lịch tại đây còn khá nhỏ lẻ, các cơ cở kinh doanh lưu trú du lịch đa phần là quy mô gia đình, việc kiểm soát khung giá khi nhu cầu thị trường tăng khó khăn. Mặc dù chính quyền địa phương đã có các chính sách bình ổn giá, nhưng đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ thì đó chỉ mang tính tuyền truyền, vận động là chính.
Kết quả là, môi trường du lịch bị hủy hoại, văn hóa bản địa mất dần theo thời gian, khách du lịch cũng ít dần theo thời gian. Đây là minh chứng rõ nhất về hậu quả của việc phát triển du lịch không bền vững, sự khai thác tài nguyên du lịch hiện tại một cách quá mức mà không để ý đến tương lai.
Chính vì vậy, ở góc độ địa phương, Đà Lạt cần có chiến lược phát triển hình ảnh của mình có chiều sâu hơn, sự tuyên tuyền về phát triển du lịch bền vững phải mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, cần có sự gây dựng một ý thức có trách nhiệm về phát triển du lịch, gìn giữ bản sắc địa phương
2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
2.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch
Hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng là yêu cầu cấp thiết trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Hoàn thiện các quy phạm pháp luật để đáp ứng những yêu cầu sau đây:
Thứ nhất: Hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch để khắc phục các hạn chế, bất cập hiện nay.
Hiện nay trong hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng vẫn còn gặp vướng mắc từ các quy định của pháp luật. Sự bất cập và chưa thật phù hợp trong một số các quy định về kinh doanh lưu trú du lịch sẽ là rào cản cho sự phát triển du lịch. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì tất cả các hoạt động trong đó có hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch phải tuyệt đối tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Vì vậy, nếu các quy định của pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch không phù hợp sẽ kìm hãm phát triển du lịch, ngược lại nếu các quy định của pháp luật phù hợp và ổn định thì sẽ thúc đẩy các quan hệ xã hội trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch phát triển.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh doanh lưu trú du lịch.
Hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch có hiệu quả và phát triển được hay không phần lớn phụ thuộc vào các quy định của pháp luật. Nếu Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật đồng bộ và phù hợp sẽ là hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch an tâm kinh doanh dịch vụ này. Tính ổn định và đồng bộ của pháp luật cũng là yếu tố tác động nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú du lịch góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế xã hội.
2.3.2 Các kiến nghị cụ thể Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Việt Nam với lợi thế về địa lý, môi trường chính trị ổn định, đường lối, chính sách đổi mới đất nước theo hướng hội nhập đang được thực hiện, lại vừa là thành viên của WTO trong những năm gần đây, có thể nói hệ thống văn bản luật và dưới luật tương đối đầy đủ tạo ra rất nhiều vận hội mới cho hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch ở Việt Nam. Ngành du lịch Việt Nam mới phát triển nên nước ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước có nền du lịch phát triển như Thái Lan với quy hoạch bền vững và quản lý khu nghỉ dưỡng Lagula Phuket, kinh nghiệm phát triển nhà trọ ở rừng mưa nhiệt đới SuKan (Malaysia), kinh nghiệm phát triển kinh doanh lưu trú du lịch ở BaLi (Indonesia), trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm thì Việt Nam sẽ khắc phục được những khó khăn đang mắc phải, đồng thời cũng nâng cao khả năng cạnh tranh do phát huy được những lợi thế riêng, vốn có của mình. Giúp ta khai thác các thế mạnh về điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa đặc sắc, phát triển được nhiều loại hình du lịch là tiền đề thu hút khách du lịch nội địa cũng như nước ngoài. Tuy nhiên, hoàn thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch vẫn là yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay.
2.3.2.1. Bổ sung nguyên tắc du lịch có trách nhiệm vào Luật Du lịch
Luật Du lịch cần ghi nhận nguyên tắc du lịch có trách nhiệm như là một cách tiếp cận quản lý du lịch và phát triển du lịch. Bổ sung nguyên tắc “phát triển du lịch có trách nhiệm” vào Điều 5 của Luật Du lịch. Qua đó, thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với phát triển bền vững, cũng như đưa nguyên tắc vào ngành Du lịch, tác động đến ý thức, hành động của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch.
Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững đã được ghi nhận tại khoản 1 Điều 5 Luật Du lịch. Các lý thuyết về phát triển bền vững được nêu trong “Chương trình nghị sự 21” hay các tiêu chuẩn của chương trình “quả cầu xanh” cũng như các nguyên tắc của PATA về “du lịch có trách nhiệm với môi trường hay theo mô hình phát triển bền vững của khối ĐPEC”… những cam kết của Chính phủ về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tuy nhiên, nhà nước ta cần có những quy định cụ thể về phát triển du lịch bền vững. Du lịch có trách nhiệm sẽ tăng cường tính cạnh tranh và góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ du lịch có trách nhiệm với môi trường, xã hội, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.[56] Đây sẽ là hướng đi mới cho tất cả người tham gia trong ngành du lịch nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch và gia tăng tác động tích cực của nó.[57] Và đây cũng sẽ là hướng đi bền vững cho các chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch. Với vị trí quan trọng trong ngành du lịch, các chủ thể kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch có thể tác động trực tiếp đến hành động của khách du lịch, cộng đồng bản địa, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch khác, nên việc nâng cao ý thức và trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch sẽ trở thành nhân tố chính, thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Những quy định về phát triển du lịch có trách nhiệm phải đảm bảo cung cấp thông tin về hành vi ứng xử có trách nhiệm, những việc nên làm và không nên làm tại các cơ sở lưu trú du lịch. Tại các cơ sở lưu trú du lịch, khách du lịch sẽ sử dụng điện, nước, rác như thế nào, thông tin về môi trường, các ứng xử phù hợp với người dân bản địa… Xây dựng các quy tắc ứng xử có trách nhiệm cho du khách thực hiện và trực tiếp đưa cho khách hàng. Quảng bá chất lượng dịch vụ của các cơ sở lưu trú du lịch đến với khách du lịch một cách chân thật và thống nhất để từ đó khách du lịch có được lựa chọn phù hợp. Đảm bảo và kiểm tra các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn sức khỏe được thực thi. Khi những quy định về phát triển du lịch có trách nhiệm được thừa nhận, cũng chính là cách thức phát triển du lịch bền vững, một hướng đi mới, cách tiếp cận mới hướng đến phát triển bền vững, qua đó thực hiện được nguyên tắc phát triển du lịch mà Đảng và nhà nước đã đề ra.
Để đạt được mục tiêu du lịch có trách nhiệm này phải dựa vào ba mục tiêu cơ bản đó là:
- Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương trong việc nâng cao mức sống trong tương lai gần và xa.
- Thỏa mãn những nhu cầu của khách du lịch đang ngày càng tăng lên.
- Bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên, môi trường đảm bảo sự tồn tại của các giá trị văn hóa truyền thống, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống, đưa các yếu tố văn hóa lồng ghép vào trong sản phẩm lưu trú du lịch hoặc tạo ra các mô hình du lịch văn hóa bản địa, làng du lịch văn hóa.
Việc quản lý du lịch có trách nhiệm cũng như đưa ý thức du lịch có trách nhiệm vào cộng đồng cũng như trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch phải được thực hiện một cách đồng bộ, xuyên suốt từ cấp vĩ mô đến vi mô, từ trung ương đến địa phương, từ tổng thể đến tour du lịch, khách sạn, các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong hoạt động du lịch. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
2.3.2.2. Thành lập lực lượng cảnh sát du lịch
Nguyên tắc phát triển du lịch là phát triển bền vững đảm bảo an toàn cho khách du lịch,[58] đảm bảo an toàn cho khách du lịch được thể hiện cụ thể qua các quy định về quyền, nghĩa vụ của khách du lịch cũng như quyền, nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh. Còn để đảm bảo những quyền và nghĩa vụ đó thì phải có lực lượng chức năng quản lý về việc thực hiện. Tuy nhiên thực tế cho thấy những thông tin khách du lịch nhận được từ cơ sở lưu trú du lịch về những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra đối với khách du lịch trong khi lưu trú còn nhiều hạn chế như việc bảo quản tư trang hành lý khi thuê nghĩ ở cơ sở lưu trú, các cơ sở lưu trú quy định còn mập mờ, khách du lịch khi bị mất tài sản thì rất lúng túng trong cách giải quyết. Hơn thế nữa khi khách du lịch gặp những những việc ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe như bị va chạm giao thông, bị lừa ép giá, bị trộm cắp, cướp giật…. Thì cũng chỉ biết thông báo đến công an ở địa phương, nhưng thực tế việc giải quyết của công an các địa phương cũng chưa thực sự thuyết phục với khách du lịch nhất là với những khách nước ngoài. Vì vậy an toàn của khách du lịch được đặt lên hàng đầu thì phải có một lực lượng cảnh sát du lịch vừa đảm bảo chuyên môn về công tác phòng ngừa hướng dẫn khách du lịch nhưng vừa đảm bảo được quyền lợi của khách khi quyền lợi bị xâm hại.
Có lực lượng cảnh sát du lịch thì sẽ có những quy định cụ thể để tạo hành lang pháp lý bảo vệ du khách đến các địa phương tham quan nghĩ dưỡng và các cơ sở lưu trú du lịch cũng phải công khai minh bạch trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch và tránh được những việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở lưu trú với nhau, cũng như nâng cao vị trí du lịch của Việt Nam trên thế giới, nhằm thúc đẩy sự phát triển Du lịch về mọi mặt.
2.3.2.3. Bổ sung thêm loại hình kinh doanh lưu trú mới
Cần bổ sung các loại hình kinh doanh lưu trú mới vào Điều 62 Luật Du lịch. Như đã phân tích ở trên, tổng cộng có 8 loại cơ sở lưu trú, bao gồm: Khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, các cơ sở lưu trú du lịch khác. Theo điểm 1.8, khoản 1, mục I Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL thì các cơ sở lưu trú khác bao gồm: tàu hỏa du lịch, tàu thủy du lịch, ca-ra-van, lều du lịch. Các loại hình kinh doanh lưu trú mới như khách sạn bệnh viện, capsule hotel (buồng kén) đã hình thành và rất phát triển. Chính vì pháp luật chưa điều chỉnh nên ở mỗi địa phương sẽ có một cách nhìn nhận về các loại hình mới này khác nhau. Điển hình như loại hình kinh doanh lưu trú “buồng kén” đang nở rộ hiện nay, mỗi cơ quan quản lý nhà nước về du lịch lại có một cách phân loại và xếp hạng khác nhau.
Do đó, để đảm bảo được sự minh bạch của pháp luật, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các chủ thể, cũng như đảm bảo được sự phát triển bền vững của du lịch, pháp luật cần phải thừa nhận loại hình kinh doanh lưu trú mới này trong Luật du lịch. Từ đó, Chính phủ sẽ đưa ra được các tiêu chuẩn phù hợp, đảm bảo được sự phát triển của kinh doanh lưu trú du lịch. Sự phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển của kinh doanh lưu trú nói riêng luôn đi trước sự điều chỉnh của pháp luật, một loại hình kinh doanh mới hình thành, cần phải được pháp luật điều chỉnh là tất yếu, việc bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh lưu trú mới vào Luật Du lịch là cần thiết và đáp ứng thực tế sự phát triển của xã hội.
2.3.2.4. Quy định xếp hạng tàu thủy lưu trú du lịch Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Tiêu chuẩn để cơ quan quản lý du lịch cấp phép kinh doanh lưu trú du lịch loại hình tàu thủy lưu trú du lịch được dựa trên tiêu chuẩn của khách sạn nổi nhưng lại không được phân cấp xếp hạng như các loại hình khách sạn khác. Do đó tác giả kiến nghị bổ sung vào khoản 1 Điều 63 Luật Du lịch về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch như sau: “Tàu thủy lưu trú du lịch được phân thành năm hạng”, xếp loại hình tàu thủy lưu trú du lịch vào loại hình khách sạn và được xếp hạng như một khách sạn thông thường. Dựa vào quy định về loại hình, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ bổ sung tiêu chuẩn quốc gia về tàu thủy lưu trú du lịch. Pháp luật cần phải được thống nhất để áp dụng trên thực tế, để đảm bảo sự thống nhất này, tác giả cho rằng cần quy định tàu thủy lưu trú du lịch là loại hình khách sạn nổi, không phải cơ sở kinh doanh lưu trú khác. Từ đó, các cơ quan quản lý về du lịch sẽ có những tiêu chuẩn để xếp hạng tàu thủy du lịch thành năm hạng.
Việc quy định cụ thể rõ ràng như vậy sẽ góp phần làm minh bạch về thủ tục cấp phép kinh doanh lưu trú cũng như quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, tàu thủy có rất nhiều quy mô, nhỏ có, lớn có, có những tàu du lịch xuyên quốc gia, cho nên không thể đánh đồng các tàu thủy này với nhau được. Việc xếp hạng tàu thủy lưu trú du lịch đã trở nên cần thiết đối với thực tế, phân biệt rõ hạng tàu để từ đó khách du lịch có sự lựa chọn phù hợp. Bên cạnh đó, Nhà nước sẽ có những chính sách phát triển hợp lý đối với từng khu vực và hạng mục, góp phần đầu tư tập trung, tránh dàn trải, lãng phí, tạo sức cạnh tranh với khu vực.
2.3.2.5. Quy định thêm biện pháp khắc phục hậu quả
Vấn đề pháp điển hóa các văn bản pháp luật du lịch cũng rất đáng quan tâm về mặt kỹ thuật. Lẽ ra, văn bản thay thế phải có nội dung bao hàm các vấn đề mà các văn bản bị thay thế đã điều chỉnh trước đó nhưng thực tế chưa thể hiện được điều này. Dù rằng việc ban hành Nghị định 158/2013/NĐ-CP là một bước tiến trong hoạt động du lịch nói chung và kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng nhưng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả cũng cần phù hợp thực tế. Tác giả kiến nghị ghi nhận thêm các quy định về biện pháp khắc phục hậu quả còn thiếu sót từ Nghị định 16/2012/NĐ-CP vào các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau này. Bởi lẽ, kinh doanh du lịch cũng như kinh doanh lưu trú du lịch là ngành nghề đặc thù, vì vậy các quy định cũng có tính chất đặc thù và việc xử lý vi phạm hành chính cũng như vậy. Chỉ áp dụng Luật xử lý vi phạm hành chính là chưa đủ mà Luật phải liệt kê ra các biện pháp khắc phục hậu quả riêng đối với từng hành vi trong lĩnh vực du lịch. Trên thực tế, rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật nhưng lại không có biện pháp khắc phục thích đáng, ví dụ ở phần thực trạng chỉ là một ví dụ điển hình. Chính vì vậy cần phải có sự đối chiếu, xem xét giữa các văn bản quy phạm pháp luật và thực tế để đưa ra được những biện pháp cụ thể phù hợp. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo Nghị định 16/2012/NĐ-CP đã từng được thực hiện và đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, vì quá trình pháp điển hóa, dẫn đến các văn bản sau này chưa thể hiện hết được các vấn đề đã và đang xảy ra. Chính vì vậy, việc xem xét để ghi nhận thêm các biện pháp khắc phục hậu quả là cần thiết và hợp lý, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch, đảm bảo tính cạnh tranh giữa các cơ sở lưu trú cũng như thuận lợi trong quá trình xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý có thẩm quyền.
KẾT LUẬN Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
Kinh doanh lưu trú du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch không những đáp ứng nhu cầu về lưu trú của người du lịch mà còn là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong sự phát triển du lịch của một vùng, một đất nước.
Tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch đang ngày càng được mở rộng và dần dần đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Sự mở rộng này cũng tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường không chỉ về giá cả mà cả chất lượng. Từ khi có Luật Du lịch 2005, môi trường kinh doanh du lịch cũng như kinh doanh lưu trú đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, tạo ra môi trường pháp lý minh bạch, rõ ràng, từ đó giúp ngành du lịch Việt Nam có những phát triển to lớn. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, hoạt động kinh doanh lưu trú cũng phát triển theo, các loại hình kinh doanh lưu trú mới xuất hiện, Luật Du lịch bắt đầu có nhiều hạn chế, bất cập trong quá trình điều chỉnh pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch. Từ đó cho thấy sự cần thiết phải có những quy định cụ thể rõ ràng hơn đối với các quan hệ mới phát sinh. Các quy định của pháp luật càng cụ thể rõ ràng bao nhiêu thì càng tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch và khách du lịch trong việc kinh doanh và sử dụng dịch vụ này.
Từ kết quả nghiên cứu các vấn đề lý luận về pháp luật kinh doanh lưu trú du lịch và thực trạng của pháp luật kinh doanh lưu trú du lịch, Luận văn đã đưa ra những kiến nghị, sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch:
- Bổ sung nguyên tắc “du lịch có trách nhiệm” vào Luật Du lịch.
- Thành lập lực lượng cảnh sát du lịch.
- Bổ sung loại hình kinh doanh lưu trú mới là khách sạn bệnh viện, khách sạn buồng kén.
- Tàu thủy lưu trú du lịch cần được được phân thành năm hạng.
- Quy định thêm về biện pháp khắc phục hiệu quả.
Những kết quả nghiên cứu của Luận văn có giá trị và ý nghĩa nhất định trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng pháp luật. Luận văn: Thực trạng pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com