Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Khái quát du lịch tỉnh Lâm Đồng và việc phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt

2.1.1. Giới thiệu về du lịch Lâm Đồng

Lâm Đồng là tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên và nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình từ 18-25 độ C. Có độ cao từ 800-1500m so với mặt nước biển, diện tích 9.783,34 km2, dân số đến cuối năm 2016 khoảng có 1.289.326 người với 43 dân tộc sinh sống, Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc và 10 huyện. Nam – Đông Nam giáp tỉnh Bình thuận, Đông giáp Khánh Hòa – Ninh thuận, Bắc giáp tỉnh Đắk Lăk – Đắk Nông, Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai – Bình Phước. Giao thông đường bộ Lâm Đồng có các quốc lộ 20,27,28,55; các tỉnh lộ 722,723,724,725 nối liền các tỉnh Nam trung bộ, Đông nam bộ và Tây nguyên. Du lịch Lâm Đồng thuộc vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ, một trong ba vùng du lịch quốc gia.

Đà Lạt – Lâm Đồng có khí hậu trong lành, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng đã tạo nên địa hình cảnh quan, hệ sinh thái độc đáo, đa dạng, là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách; Là nơi bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc; hệ thống dinh thự, biệt thự (Dinh I, II, III; Ga Đà Lạt; Trường Cao đẳng Sư phạm….); Đặc biệt Lâm Đồng đang bảo tồn 2 di sản thế giới được UNESCO công nhận gồm Mộc bản Triều Nguyễn và Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Mới đây nhất, Vườn Quốc gia Bidoup núi Bà cũng đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đó là điều kiện tưởng để phát triển nhành du lịch nói chung, du lịch homestay nói riêng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm của du khách.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2.1.2. Lược sử về phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt

Khoảng bốn năm trở lại đây, loại hình lưu trú tại nhà dân – homestay ở Đà Lạt phát triển mạnh, đến mức giới trẻ khắp cả nước coi nơi đây là “thiên đường homestay”. Với lợi thế khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đồi dốc uốn lượn, những homestay “đa phong cách” nằm bên sườn đồi thoai thoải dốc, có không gian thoáng phía dưới thung lũng. Homestay Đà Lạt được thiết kế, xây dựng lạ mắt với những sản vật địa phương đã làm tăng thêm sức hút đối của du khách khi đến với Đà Lạt. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Còn có những homestay được xây dựng mới theo kiểu nhà nghỉ dưỡng sang trọng với nhiều phòng nghỉ được thiết kế trang nhã và gọn gàng. Mỗi phòng được trang trí khác nhau, tạo sự mới lạ trong mỗi lần lưu trú tại nơi đây. Ngay cả những homestay hình thành bằng việc “tận dụng” những thứ có sẵn cũng “hút hồn” du khách với không gian tái hiện đời sống sinh hoạt của gia đình Đà Lạt những năm 1960-1970, hoặc phục chế những ngôi biệt thự cổ kết hợp với kiểu trang trí bắt mắt, thậm chí “dị” thường. Tất cả những điều đó đều hướng tới tâm lý thích cái “lạ” của phần lớn khách lưu trú. Đó chính là sức hút của loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt.

2.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt

2.2.1. Tài nguyên du lịch

Điều kiện tự nhiên

  • Khí hậu:

Thời tiết và khí hậu là tài nguyên hết sức quí giá và đặc thù đối với du lịch Đà Lạt so với cả nước. Lâm Đồng thuộc đới rừng gió mùa á xích đạo với một mùa khô rõ rệt kéo dài. Trong các nhân tố hình thành khí hậu ở đây thì vị trí địa lý và độ cao có vai trò đặc biệt. Xét về đặc điểm khí hậu thời tiết có tác dụng tích cực đến sức khoẻ con người thì Đà Lạt có khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch quanh năm.

  • Sinh vật:

Tính đến tháng 5/2016, Lâm Đồng có trên 597.690 ha rừng(trong đó rừng tự nhiên là 557.857 ha, rừng trồng là 39.815 ha), độ che phủ đạt 62,1% (vào loại cao so với cả nước), với 2 vườn quốc gia, vườn quốc gia Bidoup Núi bà rộng 700,38 km2. Vườn quốc gia Cát tiên rộng 272,73 km2. Tháng 7/2015 UNESCO đã công nhận khu dự trữ sinh quyển Lang Biang là khu dự trữ sinh quyển thế giới với diện tích 275.439 ha .

  • Tài nguyên du lịch nhân văn

Di sản văn hoá: Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên bắt nguồn từ nền văn minh trống đồng nổi tiếng khoảng 3.000 năm trước. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Năm 2005, sau Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Hiện nay tại các bản dân tộc Mạ, Chu Ru ở Lâm Đồng còn khoảng 2.700 bộ cồng chiêng với những nét riêng so với cồng chiêng Tây Nguyên được coi là tài nguyên du lịch quý giá của Lâm Đồng, là tiền đề xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn khách du lịch tham quan, tìm hiểu.

Di tích lịch sử, văn hoá và khảo cổ: Lâm Đồng là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa và khảo cổ của khu vực Tây Nguyên. Những di tích khảo cổ có giá trị về mặt du lịch điển hình là: Khu Thánh địa Bà la môn Cát Tiên, khu mộ cổ của dân tộc Mạ.

Công trình tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật: Một trong những tài nguyên du lịch độc đáo của Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng là kiến trúc cảnh quan của thành phố. Thiên nhiên Đà Lạt vốn đã là một cảnh quan tự nhiên đẹp nhưng khi được kết hợp với những công trình sáng tạo của con người thì nó thật sự trở nên hoàn mỹ và có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch như: Hệ thống nhà thờ, chùa chiền, khu – biệt thự cổ, thiền viện, dinh thự …

Lễ hội, văn hoá dân gian: Ngoài các thắng cảnh thiên nhiên và các di tích lịch sử, kiến trúc, Lâm Đồng còn có một kho tàng văn hoá dân gian đặc sắc gắn với tập quán sinh hoạt và lao động truyền thống của nhân dân các dân tộc ít người và có giá trị đối với phát triển du lịch.

Nghề thủ công truyền thống: Lâm Đồng cũng là nơi có các nghề thủ công truyền thống có giá trị phục vụ du lịch cao. Tiêu biểu là các nghề dệt vải thổ cẩm từ sợi bông của người Mạ ở Đa Đơng, người Lạch ở Lạc Dương, đan len ở Đà Lạt. Ngoài ra nghề rèn của người Mạ cũng rất độc đáo. Chủ yếu là rèn các công cụ lao động và vũ khí phục vụ săn bắn.

Nghề làm gốm bằng tay cũng là một nghề thủ công độc đáo của các cư dân các dân tộc ít người ở Lâm Đồng. Tiêu biểu là một số làng người dân tộc Churu ở Đơn Dương như: Bkăn, Krang gõ, Krang Chớ… Thành phố Đà Lạt cũng là nơi tập trung nhiều nghệ nhân có nghề chạm khắc gỗ tinh xảo đặc biệt là nghề thêu (XQ), nghề trồng hoa… nên đã tạo ra hàng trăm loại sản phẩm lưu niệm có giá trị mà bất cứ ai lên Đà Lạt đều muốn mua để kỷ niệm cho một chuyến đi đến một thành phố đáng nhớ.

  • Tài nguyên nhân văn khác

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn có nhiều ngôi chùa, đình, di tích lịch sử cách mạng, bản văn hoá dân tộc.v.v… có khả năng khai thác phục vụ du lịch theo từng chủ đề, góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch. [25, tr.14]

2.2.2. Cơ sở hạ tầng Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Trong những năm vừa qua nhờ có định hướng đúng đắn trong việc khai thác hiệu quả tiềm năng về tài nguyên du lịch mà ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng dần khẳng định là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyêt số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và kế hoạch số 36-KH/TU, ngày 04/5/2012 của Tỉnh ủy trong điều kiện khó khăn chung của đất nước và địa phương; Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã bám sát các chỉ thị, kê hoạch, nghị quyết của Trung ương, kế hoạch, đề án của tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt; các ngành, địa phương đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng trong việc triển khai thực hiện và tạo được sự đồng thuận của nhân dân, hệt thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của tỉnh có bước phát triển tốt trên nhiều lĩnh vực, cụ thể:

Hệ thống giao thông đối ngoại từng bước được đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện, kết nối giao thông giữa tỉnh Lâm Đồng với mạng lưới giao thông quốc gia được cải thiện đáng kể; các tuyến đường tiếp tục được đầu tư, giao thông nông thôn có bước phát triển nhanh chóng; đang tích cực chuyển bị các điều kiện để sớm khởi công xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương; mở rộng và khai thác các tuyến bay nội địa đi và đến Cảng Hàng không Liên Khương.

Hạ tầng tại các đô thị từng bước được nâng cấp, hoàn thiện, nhất là hạ tầng về cấp, thoát nước, thu gom và xử ly rác thải, góp phần thay đổi diện mạo các đô thị.

Các lĩnh vực về hạ tầng và năng lượng, các khu, cụm công nghiệp, thương mại, y tế, giao dục, văn hóa, khoa học – công nghệ, thông tin – truyền thông,… đều có bước phát triển tốt, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển chung.

2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

  • Cơ sở vật chất phục vụ du lịch: Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật trong việc phát triển du lịch nên trong những năm qua ngành du lịch Lâm Đồng đã không ngừng thu hút đầu tư, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ đáp ứng kịp thời nhu cầu lưu trú của khách du lịch quốc tế và nội địa đến Lâm Đồng ngày càng đông trong thời gian vừa qua. Số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng và qui mô và phương thức hoạt động.

Bảng 1.8. Tình hình phát triển CSLT tại Lâm Đồng giai đoạn 2010 – 2016

Theo bảng 1.8 năm 2016, toàn tỉnh Lâm Đồng có 1055 cơ sở lưu trú với 16.746 buồng ngủ. Từ năm 2010 đến năm 2016 tổng số CSLT tăng lên gấp 1,27 lần. Số lượng buồng ngủ tăng đáng kể tăng lên gấp 1,36 lần. Tổng số giường tăng lên gấp 1,2 lần.

Cơ sở ăn uống. Hầu hết các CSLT từ 2 sao trở lên đều có kinh doanh dịch vụ ăn uống để phục vụ nhu cầu khách du lịch nghỉ tại CSLT đó. Ngoài ra còn có rất nhiều nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống tập trung ở thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các khu, điểm du lịch như hồ Đại Ninh, thác Pongour, khu du lịch Langbiang, trong các resort đẹp tại khu vực Đa Kia – Suối vàng, khu du lịch Hồ Tuyền Lâm.

Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí: Trung tâm thành phố Đà Lạt có một số trung tâm giải trí như Trung tâm thương mại Đà Lạt, các khu du lịch, 02 sân Golf tại trung tâm thành phố và khu quy hoạch du lịch Hồ Tuyền Lâm, các danh lam thắng cảnh….

Ngoài ra còn có rất nhiều phòng trà mang đậm nét đặc trưng của Cao nguyên phục vụ nhiều thể loại nhạc cho nhiều đối tượng khách khác nhau như Phòng trà Cung Tơ Chiều, Mộc huyền Cầm… Sắp tới đây Khu liên hợp đa chức năng của tập đoàn Thành Thành Công (TTC) sẽ khánh thành với nhiều khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh, siêu thị, bar, sàn nhảy…đã được đưa vào sử dụng tạo ra không gian vui chơi lý tưởng. Dịch vụ vui chơi giải trí, góp phần không nhỏ kéo dài thời gian lưu trú của du khách tại Ninh Bình, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch tỉnh nhà.

Kinh doanh thương mại, mua sắm: Lâm Đồng có một số trung tâm mua sắm như siêu thị Big C, Trung tâm thương mại Đà Lạt, chợ Đà Lạt…. . Ngoài ra tại các khu, điểm du lịch như Thung lũng Tình yêu, Đồi Mộng Mơ, Langbiang, Đường Hầm đất xét… đều có hệ thống quầy bán hàng lưu niệm của các làng nghề thủ công truyền thống ở Lâm Đồng như: các sản phẩm đan len truyền thống, dệt tổ cẩm và các sản phẩm đặc sản của tỉnh phục vụ nhu cầu làm quà biếu cho khách du lịch như: đặc sản rau củ quả sấy, rượu vang Đà Lạt… Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Hằng năm tổng thu từ hoạt động lưu trú chiếm khoảng từ 10% – 12%,  tổng thu từ  hoạt động kinh doanh ăn uống chiếm từ 87% – 89% trong tổng số các các ngành kinh tế. Đóng góp một số lượng khá lớn vào ngân sách địa phương và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát trên.

Bảng 1.9. Tổng thu dịch vụ lưu trú và ăn uống theo giá hiện hành  phân theo loại hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 – 2016

Với nhiều lợi thế thiên nhiên ban tặng và sức sáng tạo của con người cùng văn hóa bản địa đặc sắc Lâm Đồng đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Phương tiện giao thông đến Đà Lạt – Lâm Đồng thuận tiện. Hàng ngày du khách có thể đến với Đà Lạt bằng các chuyến bay của Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar Pacific nối Đà Lạt với thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh, Cần Thơ và Huế, Đà Lạt – Singapore; Đà Lạt – Trung Quốc.

Vì vậy, số lượng khách nội địa, khách quốc tế đến Lâm Đồng trong những năm qua tăng nhanh. Số lượt khách nội địa tăng từ 1.960,0 nghìn lượt năm 2010 lên 3.234,0 nghìn lượt năm 2016, tăng 1,65 lần. Số lượng khách quốc tế tăng từ 4.196.179 nghìn lượt năm 2010 lên 5.863.107 nghìn lượt, tăng 1,4 lần.

Bảng 1.10. Số lượt khách qua các cơ sở lưu trú giai đoạn 2010 – 2016

Số lượng khách đến Lâm Đồng tăng hằng năm nhưng thời gian lưu trú trung bình của du khách giảm từ 2,05 ngày năm 2010 giảm xuống 1,7 ngày . Đều đó cho thấy rằng tỉnh Lâm Đồng cần có những chiến lược cũng như nhiều loại hình sản phẩm hấp dẫn để thu hút du khách hơn.

Bảng 1.11. Thời gian lưu trú, số ngày lưu trú bình quân giai đoạn 2010 – 2016

Cùng với sự tăng nhanh của số lượng khách nội địa và quốc tế, thì số lượng homestay cũng tăng mạnh để phục vụ nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Theo kết quả thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng tính đến ngày 31/5/2017 cả tỉnh có 337 cơ sở kinh doanh dịch vụ homestay với tổng số 2.527 phòng, 5479 giường. Đây chính là điều kiện về cơ sở vật chất để phát triển du lịch homestay nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú và tìm hiểu văn hóa của du khách.

Bảng 1.12. Thống kê số hộ gia đình đăng ký kinh doanh homestay đến 5/2017_Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Theo bảng 1.12 đến ngày 31/5/2017 số lượng các hộ đăng ký kinh doanh dịch vụ homestay trên đại bàn thành phố Đà Lạt toàn chiếm đa số với tổng số 298 hộ kinh doanh với tổng số 2121 phòng.

Riêng thành phố Đà Lạt, Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, số lượng hộ đăng ký kinh doanh dịch vụ homestay tăng nhảy vọt từ 01 hộ năm 2010 đến 298 hộ năm 2017.

Bảng 1.13. Thống kê số hộ gia đình đăng ký kinh doanh homestay và số lượng buồng phòng lưu trú theo từng năm_Trên địa bàn thành phố Đà Lạt

Cơ sở vật chất của các hộ kinh doanh homestay và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch homestay đã đáp ứng được 1 phần nhu cầu lưu trú và ăn uống của khách du lịch khi đến trải nghiệm hoạt động du lịch homestay tại Đà Lạt.

2.2.4. Nguồn nhân lực Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Dân số toàn tỉnh lâm Đồng tính đến hết năm 2016 là 1.289.326 người trong đó Thành phố Đà Lạt là 200.870 người, phường 1 là 10.335 người, phường 7 là 15.709 người, phường 10 là 16.478 người và xã Tà Nung là 4.193 người. [29]  Với lợi thế về tài nguyên tự nhiên, dân cư Đà Lạt – Lâm Đồng sống chủ yếu bằng nghề làm nông _ Nông nghiệp công nghệ cao và kinh doanh du lịch. Do đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến tính cách của con người Đà Lạt, người Đà Lạt luôn được bạn bè trong, ngoài nước nhận xét là “thanh lịch, hiền hòa và mến khách” và trong kinh doanh homestay họ là những chủ nhà lịch sự, mến khách. Những phẩm chất ấy trở thành tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với mỗi khách du lịch.

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch homestay tại Đà Lạt chủ yếu là chủ nhà, các thành viên trong gia đình và đội ngũ nhân viên của các doanh nghiêp kinh doanh du lịch homestay trên địa bàn tỉnh. Theo kết quả thống kê của Cục Thống kê Lâm Đồng Lâm Đồng tính đến năm 2016 cả tỉnh có 87.239 người tham gia kinh doanh kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ và khách sạn, nhà hàng. Riêng thành phố Đà Lạt số lượng này tăng từ 18.383 người năm 2010 lên 28.969 người năm 2016 (tăng 1,57 lần).

Bảng 1.14. Thống kê số người kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ và khách sạn, nhà hàng (Cá thể)

Homestay là loại hình du lịch mới phát triển mạnh từ năm 2014 đến nay, nhưng số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp, phục vụ cho loại hình này cũng chiếm số lượng khá lớn. Lực lượng lao động trực tiếp lớn gấp 2,9 lần so với lao động gián tiếp.

Bảng 1.15. Thống kê số hộ đăng ký kinh doanh homestay theo từng năm_Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Điều này cho thất rằng, loại hình du lịch homestay càng ngày càng thu hút du khách, với số lượng cơ sở đăng ký kinh doanh năm 2010 tại thành phố Đà Lạt là 01 cơ sở, đến nay con số này đã lên 298 cơ sở vào năm 2017 (ngày 31/5/2017). Với số lượng lao động phục vụ cho loại hình này là 882 người.

2.2.5. Các hoạt động xúc tiến quảng bá

Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch, thời gian qua Sở VHTT&DL Đà Lạt đã thực hiện nhiều hình thức quảng bá các sản phẩm du lịch và đẩy mạnh kết nối các tour, tuyến tham quan từ các vùng, miền trên cả nước nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan.  Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong thời gian qua luôn được ngành du lịch Lâm Đồng đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hội chợ, hội thảo, mạng Internet và phát hành ấn phẩm quảng bá du lịch giới thiệu về du lịch Lâm Đồng. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Theo báo cáo Của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Du lịch và Thương mại Lâm Đồng:

Năm 2014, nhằm phục vụ hoạt động tuyên truyền, quảng bá đầu tư, thương mại và du lịch và Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên – Đà Lạt, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Du lịch và Thương mại Lâm Đồng đã thực hiện khảo sát, thu thập thông tin để biên tập, in ấn và phát hành miễn phí 69.300 ấn phẩm các loại: cẩm nang, bản đồ hướng dẫn…; Tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyền giới thiệu  các sự kiện lớn trong năm: Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên – Đà Lạt và Tuần Văn hóa Trà Lâm Đồng thông qua các ấn phẩm; thông qua việc tổ chức, tham gia các hội chợ du lịch- thương mại, hội nghị; thông qua hệ thống pano, website của Trung tâm: www.dalat.ino. và các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Du lịch và Thương mại Lâm Đồng phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Lâm Đồng  và các Sở, ngành liên quan tổ chức được 03 hội chợ và 05 hội nghị, hội thảo.

Năm 2015, thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá Festival Hoa Đà Lạt lần thứ Vi – Năm 2015, trong năm 2015, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Du lịch và Thương mại Lâm Đồng đã thực hiện khảo sát, thu thập thông tin để biên tập, in ấn và phát hành miễn phí 68.000 ấn phẩm các loại: cẩm nang, bản đồ hướng dẫn… Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Du lịch và Thương mại Lâm Đồng phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Lâm Đồng  và các Sở, ngành liên quan tổ chức được 05 hội chợ và 05 hội nghị, hội thảo

Năm 2016, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Du lịch và Thương mại Lâm Đồng đã tiếp tục thực hiện khảo sát, thu thập thông tin để biên tập, in ấn và phát hành miễn phí 61.430 ấn phẩm các loại bằng 05 ngôn ngữ Việt, Anh, Nhật, Hàn, Nga: cẩm nang, bản đồ hướng dẫn… Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Du lịch và Thương mại Lâm Đồng phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Lâm Đồng  và các Sở, ngành liên quan tổ chức được 04 hội chợ và 03 hội nghị, hội thảo.

Với việc tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong thời gian qua đã góp phần vào việc tuyên truyền quảng bá về tiềm năng, thế mạnh, các sản phẩm của du lịch nói chung và du lịch homestay Đà Lạt nói riêng.

Bên cạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến của Sở TTXTDT&TM Lâm Đồng, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch homestay trên địa bàn tỉnh cũng đã chủ động quảng bá, xúc tiến du lịch homestay bằng việc in các ấn phẩm, tờ rơi tệp gấp giới thiệu về sản phẩm du lịch homestay. Đặc biệt một số hộ kinh doanh và doanh nghiệp đã lập website đăng tải thông tin, hình ảnh giới thiệu về sản phẩm du lịch homestay của doanh nghiệp mình và tổ chức nhận đặt phòng, đặt tour trực tiếp trên Website. Với việc thành lập các website này du khách có nhu cầu tham gia du lịch homestay ở Đà Lạt được cung cấp đầy đủ thông tin và có thêm nhiều sự lựa chọn trước chuyến đi của mình.

2.3. Thực trạng du lịch homestay Đà Lạt của du khách Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Tác giả tiến hành đánh giá thực trạng du lịch Đà Lạt của du khách dựa vào các nội dung: (1) Số lần đến Đà Lạt; (2) Phương tiện đến Đà Lạt; (3) Mục đích đi du lịch đến Đà Lạt; (4) Thời gian đi du lịch; (5) Kênh thông tin biết đến du lịch homestay Đà Lạt; (6) Hình thức đi du lịch; (7) Lý do chọn đi du lịch Homestay tại Đà lạt.

Từ kết quả khảo sát thực tế ở hình 2.2 ta thấy, số lần du lịch đến Đà Lạt của du khách 1 lần chiếm cao nhất với 41,3%; tiếp đến là số lần du lịch đến Đà Lạt của du khách 2 lần chiếm 31,8% và số lần du lịch đến Đà Lạt của du khách hơn 2 lần chiếm 26,9%.

Phương tiện đến Đà Lạt

Từ kết quả khảo sát thực tế ở hình 2.3 ta thấy, phương tiện đến Đà Lạt của du khách bằng xe gắn máy chiếm cao nhất với 37,7%; tiếp đến là du khách đi bằng máy bay chiếm 30,9%; du khách đi bằng xe buýt chiếm 25,1% và du khách đi bằng xe ô tô chiếm thấp nhất với 6,3%.

Mục đích đi du lịch đến Đà Lạt

Từ kết quả khảo sát thực tế ở hình 2.4 ta thấy, mục đích đi đến Đà Lạt của du khách là đi du lịch chiếm cao nhất với 66,8%; tiếp đến là du khách đi thăm thân nhân chiếm 12,6%; du khách đi đến Đà Lạt với mục đích khác chiếm 7,6%; du khách đi đến Đà Lạt với mục đích dự hội nghị chiếm 6,3%; du khách đi đến Đà Lạt học tập chiếm 5,4% và du khách đi công tác chiếm thấp nhất với 1,3%.

Thời gian đi du lịch

Hình 2.5. Thời gian đi du lịch của du khách

Từ kết quả khảo sát thực tế ở hình 2.5 ta thấy, du khách đi du lịch vào dịp cuối tuần chiếm cao nhất với 27,4%; tiếp đến là du khách đi du lịch vào dịp khác chiếm 26%; du khách đi du lịch dịp lễ tết chiếm 25,6% và du khách đi du lịch vào dịp nghỉ hè chiếm thấp nhất với 21,1%.

Kênh thông tin biết đến du lịch homestay Đà Lạt Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Từ kết quả khảo sát thực tế ở hình 2.6 ta thấy, kênh thông tin biết đến du lịch homestay Đà Lạt thông qua brochure/tờ bướm chiếm cao nhất với 30,5%; tiếp đến là tìm hiểu từ guide book chiếm 27,4%; quảng cáo trên các phương tiện truyền thông chiếm 17,5%; kênh thông tin từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân chiếm 13,9%; kênh thông tin từ tư vấn công ty du lịch chiếm 4,9%; kênh thông tin tìm kiếm từ internet chiếm 4% và nguồn khác chiếm thấp nhất với 1,8%.

Hình thức đi du lịch

Từ kết quả khảo sát thực tế ở hình 2.7 ta thấy, du khách đến Đà Lạt theo tour chiếm 74% và du khách đến Đà Lạt theo tự sắp xếp chiếm 26%.

Lý do chọn đi du lịch Homestay tại Đà Lạt

Từ kết quả khảo sát thực tế ở hình 2.8 ta thấy, lý do chọn đi du lịch homestay của du khách là được bạn bè, đồng nghiệp giới thiệu chiếm cao nhất với 78 người chọn; tiếp đến lần lượt là có nhiều điểm tham quan hấp dẫn với 75 người chọn; chi phí thấp với 71 người chọn; có nhiều hoạt động giải trí với 51 người chọn; có nhiều món ăn đặc sản với 50 người chọn; dễ tiếp cận điểm đến với 48 người chọn; kỳ nghỉ của bản thân với 38 người chọn; điều kiện an ninh tốt với 36 người chọn; được nhân viên bán tour giới thiệu với 24 người chọn; do các chương trình quảng cáo với 17 người chọn; lý do khác với 10 người chọn và cuối cùng là kỳ nghỉ của con cái với 3 người chọn. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Kết luận chương 2:

Chương 2 luận văn đã tập trung vào trình bày tổng quan về du lịch Lâm Đồng, sơ lược về quá trình phát triển loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993