Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Định hướng phát triển du lịch homestay

3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã đánh giá, nhận định nhiều vấn đề rất sâu sắc, chuẩn xác, là cơ sở khoa học rất quan trọng để tác giả đưa ra những giải pháp cho việc nâng cao chất du lịch homestay Đà Lạt.

Chiến lược đã xác định quan điểm phát triển du lịch Việt Nam như sau:  – Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng thúc đẩy các ngành liên quan phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại công bằng, tiến bộ xã hội. Khẳng định vai trò của ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn ở việc thu nhập du lịch từng bước phải đóng góp lớn hơn vào GDP. Tỷ trọng GDP du lịch tăng nhanh trong xu hướng chung của kinh tế dịch vụ cả nước để khẳng định, vị trí động lực trong nền kinh tế.

Tập trung phát triển du lịch theo hướng hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có trọng tâm, trọng điểm phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế. – Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa; gắn với an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; khai thác tối ưu lợi thế quốc gia, các nguồn lực trong và ngoài nước; phát huy mạnh vai trò nòng cốt của doanh nghiệp.  Chiến lược cũng đã xác định những mục tiêu cụ thể: Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Mục tiêu kinh tế: Năm 2020 thu hút 10 – 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế với mức tăng  trưởng là 7,2%/năm, phục vụ 47 – 48  triệu lượt khách nội địa với mức tăng trưởng 5,3%/năm; thu nhập du lịch đạt 18 – 19 tỷ USD, giai đoạn này tăng trung bình 12,5%/năm; tỷ trọng GDP du lịch chiếm 6,5 – 7% tổng GDP cả nước, tăng trung bình 12,8%/năm…

Mục tiêu xã hội: Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo, phấn đấu đạt 870 ngàn lao động trực tiếp trong du lịch trong tổng số 3 triệu lao động đến năm 2020…

Mục tiêu môi trường: Phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đảm bảo môi trường là yếu tố hấp dẫn du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị thụ hưởng du lịch, thương hiệu du lịch.

Chiến lược lớn này cũng đã đưa ra các chiến lược thành phần như : Chiến lược phát triển sản phẩm – thị trường, với chiến lược này đã khẳng định “đẩy mạnh phát triển các sản phẩm sinh thái, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn”, về thị trường thì cần phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán chi trả cao, lưu trú dài ngày; chiến lược phát triển thương hiệu; chiến lược xúc tiến quảng bá; chiến lược phát triển nguồn nhân lực; chiến lược phát triển du lịch theo vùng trọng điểm bao gồm 7 vùng trong đó có vùng Tây Nguyên và phải gắn với đặc điểm tài nguyên du lịch, kinh tế, văn hóa, địa lý, khí hậu, các hành lang kinh tế; chiến lược đầu tư phát triển du lịch.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

3.1.2. Chiến lược phát triển du lịch Lâm Đồng và phát triển du lịch homestay

Căn cứ yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của ngành trong tình hình mới, những quan điểm phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng từ nay đến năm 2020 được bổ sung và điều chỉnh phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, của khu vực miền Trung Tây Nguyên và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh là:

  • Phát huy triệt để nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa ngoại lực để tạo sự đột phá, tăng tốc phát triển kinh tế du lịch của địa phương. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.
  • Phát triển du lịch phải đảm bảo tính bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đi đôi với bảo vệ, giữ gìn môi trường du lịch và bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, bảo vệ trật tự và an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo.
  • Phát triển du lịch đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao với vai trò du lịch là động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và ngược lại.
  • Về kinh tế: Nếu như trong giai đoạn vừa qua phát triển Du lịch Lâm Đồng với mục tiêu chỉ để trở thành một ngành kinh tế đủ mạnh và có sức thuyết phục, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, thì giai đoạn từ nay đến năm đến 2020 du lịch Lâm Đồng phát triển với mục tiêu chung: “Khai thác có hiệu quả lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, truyền thống, các giá trị văn hóa – lịch sử đề phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng, theo hướng chất lượng cao và bền vững, nhanh chóng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của cả tỉnh, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển” của tỉnh theo tinh thần của Nghị quyết 07/NQ-TU ngày 16/11/2016 tỉnh Lâm Đồng đã đề ra.
  • Về văn hoá – xã hội: Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao vị thế du lịch tỉnh Lâm Đồng đối với cả nước và trên trường quốc tế; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.
  • Về môi trường: Phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn từ nay đến năm 2020 gắn liền với phát triển du lịch bền vững, vì vậy mục tiêu phát triển du lịch là góp phần gìn giữ và tôn tạo tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và nhân văn .
  • Về an ninh quốc phòng, an toàn xã hội: Phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng phải góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định khu vực, tạo nên một điểm đến an toàn và thân thiện.

Một số chỉ tiêu dự báo Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

  • Khách du lịch: Tăng cường thu hút khách du lịch. Năm 2020 đón khoảng 6.500 ngàn lượt khách, trong đó 500 ngàn lượt khách quốc tế và 6.000 ngàn lượt khách nội địa; lượng khách tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 7,7%.
  • Năm 2030, Lâm Đồng đón 15 triệu lượt khách, khách quốc tế chiếm 20%.
  • Thu nhập xã hội từ du lịch: Thực hiện các giải pháp tổng hợp để tăng mức chi tiêu trung bình của khách nhằm tăng thu nhập xã hội từ du lịch, nâng cao nguồn thu từ du lịch đến năm 2020 đạt khoảng 13.000 tỷ đồng tương đương 650 triệu USD. Năm 2030, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 20.000 tỷ đồng.
  • Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; các khu du lịch; các tuyến, điểm du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch… năm 2020: 35.000 phòng nghỉ, trong đó khách sạn từ 3 đến 5 sao chiếm 55% tổng số phòng khách sạn từ 1 đến 5 sao; đến năm 2020 phát triển được 1 đô thị du lịch nghỉ mát hiện đại tầm cỡ khu vực, 2 khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia, gần 20 khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương và nhiều điểm tham quan du lịch, khu vui chơi giải trí khác. Năm 2030, toàn tỉnh có 50.000 phòng nghỉ, trong đó khách sạn từ 3 đến 5 sao chiếm 60% tổng số phòng khách sạn từ 1 đến 5 sao, số ngày lưu trú bình quân đạt 3,2 ngày.
  • Lao dộng du lịch : Phấn đấu năm 2020 thu hút 20.000 lao động hoạt động tại các doanh nghiệp du lịch, trong đó 90% lao động trực tiếp phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ. Năm 2030, thu hút 30.000 lao động hoạt động tại các doanh nghiệp du lịch, trong đó 95% lao động trực tiếp phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ.

3.2. Kết quả nghiên cứu theo điều tra sơ cấp Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Căn cứ vào những lý luận cơ bản về du lịch và về sự hài lòng của du khách (chương 1), tác giả làm cơ sở khoa học cơ bản để đưa ra những giải pháp mang tính ứng dụng trên lý thuyết được kế thừa từ những nhà nghiên cứu, từ các chuyên gia, các nhà học thuật chuyên ngành, ngành liên đới, các bài báo, các tài liệu được công nhận.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực tiễn từ thực trạng phát triển du lịch homestay Lâm Đồng (chương 1, chương 2), tác giả rút ra những đánh giá, nhận định về hạn chế, khó khăn du lịch Lâm Đồng đang gặp phải để đưa ra các giải pháp mang tính cấp thiết, thực tế phù hợp với năng lực và nhu cầu phát triển của du lịch homestay Lâm Đồng.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu khảo sát 223 mẫu từ khách du lịch trong nước và quốc tế (chương 1), kết quả tham khảo ý kiến các chuyên gia, tác giả thu nhận được những phản hồi rất xác thực về nhu cầu của du khách, hiểu được họ cần gì, muốn gì, hy vọng gì, từ đó làm cơ sở thực tiễn để đưa ra các giải pháp mang tính khả thi cao giúp các homestay trong việc làm thỏa mãn nhu cầu khách du lịch và phát triển du lịch địa phương.

3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu

3.3.1. Nhân tố du lịch homestay

Giả thuyết H2 (+): Khi nhân tố dịch vụ du lịch homestay càng tốt thì mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt càng cao.

Từ kết quả kiểm định mô hình hồi quy đa biến ở bảng 2.15 ta thấy, hệ số BDVHOMESTAY = 0,536 và sig. (BDVHOMESTAY) = 0,000 < 0,05 à Tác giả chấp nhận giả thuyết H2.

Nhân tố “dịch vụ du lịch homestay” ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt với hệ số BDVHOMESTAY = 0,536 mang dấu (+) có nghĩa là nhân tố này tương quan thuận chiều với mức độ hài lòng của du khách, nhân tố này sẽ làm tăng mức độ hài lòng của du khách. Cụ thể, khi nhân tố dịch vụ du lịch homestay tăng 1 đơn vị thì mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay sẽ tăng 0,536 đơn vị.

Thực tế trong quá trình khảo sát cho thấy, khi du khách tham gia du lịch có thái độ phục vụ của nhân viên tốt, trình độ ngoại ngữ cao, an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm tốt thì họ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn từ đó sẽ làm cho họ hài lòng nhiều hơn đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt.

3.3.2. Nhân tố tài nguyên du lịch Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Giả thuyết H1 (+): Khi nhân tố tài nguyên du lịch càng tốt thì mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt càng cao.

Từ kết quả kiểm định mô hình hồi quy đa biến ở bảng 2.15 ta thấy, hệ số BTAINGUYEN = 0,310 và sig. (BTAINGUYEN) = 0,000 < 0,05 à Tác giả chấp nhận giả thuyết H1.

Nhân tố “Tài nguyên du lịch” ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt với hệ số BTAINGUYEN 0,310 mang dấu (+) có nghĩa là nhân tố này tương quan thuận chiều với mức độ hài lòng của du khách, nhân tố này sẽ làm tăng mức độ hài lòng của du khách. Cụ thể, khi nhân tố tài nguyên du lịch tăng 1 đơn vị thì mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay sẽ tăng 0,310 đơn vị.

Thực tế trong quá trình khảo sát cho thấy, khi du khách tham gia du lịch trong một môi trường thoải mái, sự đa dạng của sản phẩm tham quan, di tích lịch sử, làng nghề, lễ hội, phong tục tạp quán từ đó sẽ làm cho họ hài lòng nhiều hơn đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt.

3.3.3. Nhân tố chi phí cảm nhận

Giả thuyết H4 (+): Khi nhân tố Chi phí cảm nhận càng cao thì mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt càng cao.

Từ kết quả kiểm định mô hình hồi quy đa biến ở bảng 2.15 ta thấy, hệ số BCHIPHI = 0,281 và sig. (BCHIPHI) = 0,000 < 0,05 à Tác giả chấp nhận giả thuyết H4.

Nhân tố “Chi phí cảm nhận” ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt với hệ số BCHIPHI   0,281 mang dấu (+) có nghĩa là nhân tố này tương quan thuận chiều với mức độ hài lòng của du khách, nhân tố này sẽ làm tăng mức độ hài lòng của du khách. Cụ thể, khi nhân tố chi phí cảm nhận tăng 1 đơn vị thì mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch homestay sẽ tăng 0,281 đơn vị.

Thực tế trong quá trình khảo sát cho thấy, khi du khách tham gia du lịch có chi phí ăn uống rẻ, chi phí mua quà lưu niệm rẻ, chi phí khác ít phát sinh từ đó sẽ làm cho họ hài lòng nhiều hơn đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt.

3.4. Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt

3.4.1.  Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch homestay Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Khai thác loại hình du lịch chữa bệnh kết hợp nghĩ dưỡng tại homestay: Cơ sở để đề xuất loại hình du lịch là dựa vào hệ sinh thái môi trường được đánh giá tốt, ít bị ô nhiễm, gần gũi với thiên nhiên sẽ dễ dàng mang lại sức khỏe cho người bệnh; có nhiều loại lá cây, dây leo có thể làm thuốc uống (thuốc nam) rất hiệu quả. Để khai thác được loại hình du lịch này cần đầu tư dịch vụ y tế và phối hợp nam y trong điều trị và chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp… qua các dịch vụ như chữa bệnh không bằng thuốc mà bằng massage, bấm huyệt, dùng thực phẩm điều trị… Loại hình du lịch này có thể phục vụ cho cả hai đối tượng khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước.

Dịch vụ bổ trợ trong ẩm thực tại các homestay: Ngoài việc phục vụ ăn, uống với những món ăn theo văn hóa ẩm thực như hiện nay thì các đơn vị kinh doanh ẩm thực cần có những dịch vụ bổ sung để tăng sự hấp dẫn đối với du khách, trong đó:

Nên tăng cường danh sách các món ăn mới vì món ăn hiện nay bị trùng lắp giữa du lịch homestay Đà Lạt – Lâm Đồng với du lịch homestay các tỉnh khác, Có thể khai thác món ăn chay được chế biến từ thực vật như các món nấm: nấm luộc, nấm xào, nấm kho, nấm chưng… và đặt tên cho món ăn cũng thật hấp dẫn để gây sự tò mò cho du khách. Gian bếp được bố trí để khách có thể nhìn thấy cách chế biến và nghe được đầu bếp giải thích về món ăn (công dụng, cách dùng…), khách có thể ngửi thấy mùi hương của món ăn, kích thích vị giác của du khách qua thị giác, thính giác.

Tổ chức các show trong ẩm thực như: Thi nấu ăn giữa các đầu bếp, thi nấu ăn dành cho khách (có giấy chứng nhận và giải thưởng), hoặc tổ chức dạy cách chế biến món ăn cho du khách và học cách chế biến món ăn từ du khách… tất cả các show đều hướng đến sự hợp tác của cả đôi bên và nên có quay phim hoặc chụp hình để ghi lại những khoảnh khắc này, sau đó gửi tặng bất ngờ cho du khách sau chuyến đi. Như thế ngoài việc chỉ phục vụ ăn, uống đơn thuần chúng ta nâng thành việc giao lưu văn hóa giữa người dân địa phương và khách du lịch, tạo thành những kỷ niệm khó quên đối với du khách.

  • Nâng cao chất lượng và lực hấp dẫn của sản phẩm du lịch homestay: Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Việc phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Trong khi đó, du lịch homestay Lâm Đồng hiện nay chỉ có sản phẩm du lịch thì còn đơn điệu và ít tính sáng tạo nên chưa khai thác hết tiềm năng du lịch sẵn có. Do vậy, bên cạnh duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đã có, thì cần sáng tạo tìm ra nhiều sản phẩm du lịch mới lạ để thu hút khách du lịch.

Cần phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm tại các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, vừa sản xuất những sản phẩm hấp dẫn để bán cho khách du lịch mua về làm quà cho bạn bè người thân, vừa phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu qui trình sản xuất. Có thể hướng dẫn khách tự tay hoàn thành một sản phẩm, hay làm một vài công đoạn đơn giản để giúp khách du lịch có được ấn tượng sâu sắc hơn về nơi đây. Khuyến khích các điểm du lịch tự tạo ra sản phẩm lưu niệm cho khách, hạn chế tình trạng mua sản phẩm từ nơi khác rồi bán cho khách, điều này làm cho khách không có ấn tượng riêng về du lịch homestay Đà Lạt – Lâm Đồng. Có thể kết hợp hoạt động du lịch homestay với việc đưa khách đi tham quan các làng nghề truyền thống.

Sáng tạo thêm nhiều món ăn ngon và độc đáo để đãi khách, các món ăn đó phải đặc sắc để tạo ấn tượng tốt cho du khách và nó có thể trở thành đặc sản của riêng du lịch Đà lạt – Lâm Đồng. Chủ nhà có thể hướng dẫn khách du lịch tham gia vào một vài công đoạn làm món ăn như: hái rau, gói bánh, nấu nướng,…khi tham gia vào những công việc trên, có thể giúp khách cảm thấy hào hứng và có ấn tượng sâu sắc về món ăn hơn, vì khách được hướng dẫn, được làm và được thưởng thức, cảm giác như khách là một người thân thật sự trong gia đình. Các điểm du lịch cũng cần có nhiều sản phẩm và dịch vụ du lịch có chất lượng cao để phục vụ khách nhiều hơn, nhằm nâng cao thu nhập của người dân và tăng khả năng tiêu xài của khách.

Khuyến khích mỗi điểm sáng tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch mới mẻ tránh sự trùng lắp gây nhàm chán cho khách du lịch. Chú trọng việc giúp khách có thể hòa nhập vào cuộc sống của gia đình đúng theo lý thuyết của loại hình du lịch homestay, nhằm giúp cho khách hiểu được nét văn hóa, sinh hoạt của cư dân địa phương thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày với gia đình.

  • Thiết kế chương trình đào tạo riêng cho các hộ tham gia cung ứng dịch vụ du lịch homestay:  

Hiện nay, vấn đề nhận thức đúng về mô hình du lịch homestay, lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội mà nó đem lại còn mơ hồ đối với người dân. Cho nên người dân chưa thiết kế được các hoạt động, dịch vụ phù hợp vì chưa hiểu rõ phải làm gì để hấp dẫn du khách, tiêu chuẩn cơ bản về các dịch vụ phục vụ du khách là gì?…Bên cạnh đó, nghiệp vụ trong lĩnh vực du lịch của người dân nơi đây còn chưa chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ lẫn những kiến thức cơ bản về du lịch còn yếu kém.

Vì vậy, để phát triển homestay vững mạnh tại Lâm Đồng thì điều đầu tiên là đào tạo bài bản nguồn nhân lực tại địa phương. Các đơn vị đào tạo cần có những chương trình đào tạo dành riêng cho các hộ dân, với những chương trình đào tạo dễ hiểu, dễ gần với người dân để giúp người dân dễ tiếp thu. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, cách thiết kế chương trình cho du khách… thì đơn vị đào tạo cũng cần mở các lớp tập huấn theo định kỳ, để giúp người dân địa phương bổ sung những kỹ năng cần thiết cho từng sự đổi mới trong lĩnh vực du lịch mà người dân cần thích ứng và thay đổi các phương thức hoạt động phù hợp.

Ngoài ra, chính quyền và các đơn vị liên quan cũng cần chuẩn bị thêm cho người dân các kỹ năng cần thiết như: các kỹ năng sơ cứu cho du khách khi có người gặp nạn, kỹ năng quản lý, tổ chức và phục vụ du khách, các phương thức nấu ăn theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm… vì người dân là người trực tiếp tiếp xúc và phục vụ du khách. Trong đó, cần đặc biệt ý thức cho người dân về truyền bá nền văn hóa địa phương đến du khách một cách chính xác và thân thiện, làm gương và giáo dục du khách về vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.

  • Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người dân với chính quyền địa phương và các công ty du lịch:

Đối với chính quyền địa phương cần hỗ trợ người dân về cơ sở hạ tầng phục vụ du khách, tạo mối liên kết giữa người dân và các công ty du lịch trong và ngoài vùng, giúp cho hộ đạt năng suất và hiệu quả cao hơn trong kinh doanh du lịch. Cần đảm bảo an toàn, an ninh cho người dân lẫn du khách tham gia, tích cực quảng bá hình ảnh du lịch địa phương đến du khách gần xa, liên kết với các công ty lữ hành về việc mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho các hộ dân tham gia cung ứng. Bên cạnh đó, các công ty du lịch cũng cần chủ động liên kết, hợp tác với người dân, vừa tạo thêm đối tác và nguồn thu cho công ty, vừa giúp cho người dân có đơn vị tiếp sức trong việc thực hiện các chương trình, có lượng khách và thu nhập ổn định. Chính quyền địa phương và công ty du lịch cùng chia sẻ khó khăn với người dân thì kết quả kinh doanh đạt được sẽ cao, phát triển một cách ổn định và đồng bộ hơn, tránh được trường hợp người dân hoạt động tự phát, làm theo cách riêng ảnh hưởng đến hình ảnh kinh doanh chung.

Trên cơ sở Quy hoạch phát triển du lịch homestay ở các địa phương với các chủ đề khác nhau để tạo ra tính đặc thù sản phẩm của từng địa phương, tránh sự trùng lặp giữa các địa phương với nhau. Sở VHTT&DL cần phối hợp với các hộ kinh doanh homestay và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch homestay trong việc xây dựng sản phẩm homestay mang tính đặc thù của từng địa phương. Sản phẩm homestay phải được xây dựng dựa trên tài nguyên thiên nhiên và văn hóa nhân văn của địa phương.

3.4.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịch. Một địa danh nếu có cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển thì sẽ có ưu thế hơn trong việc thu hút du khách. Thực tế cho thấy, trên địa bàn Lâm Đồng đang có nhiều điểm du lịch homestay đang xuống cấp, nhưng chưa được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư, hoặc đầu tư chưa thực sự đúng mức. Để lấy lại lòng tin đối với du khách ở trong và ngoài nước, cần nhanh chóng đầu tư xây dựng, cải tạo lại các điểm du lịch homestay sao cho khang trang, sạch đẹp hơn; nghiên cứu nhu cầu vui chơi giải trí của du khách, từ đó dành quỹ đất để xây dựng một số khu vui chơi giải trí có tầm cỡ khu vực để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách về đêm và khu vui chơi giải trí dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng.

Nhìn vào chất lượng của cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở nơi đến người ta có thể phần nào đánh giá được sự phát triển của nơi đó. Hiện nay, mạng lưới giao thông đường bộ du lịch Lâm Đồng có chất lượng đường khá tốt, các tuyến đường liên khu vực, đường nông thôn được xây dựng tốt, khách du lịch đến đây chủ yếu bằng đường bộ và hàng không, trong khi đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất là quan trọng trong việc phát triển du lịch. Vì vậy, cần tăng cường đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường bộ vào các điểm du lịch, tăng số ki lô mét đường đan, đường nhựa nhằm giúp cho việc đi lại của người dân và khách du lịch được thuận tiện cả hai mùa mưa nắng.

Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện phải thực hiện đúng và đầy đủ các qui định của Thông tư giữa Bộ Giao thông Vận tải với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định, nhằm đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch; thường xuyên kiểm tra an toàn kỹ thuật, trang thiết bị trên phương tiện vận chuyển và theo dõi diễn biến thời tiết để ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra, người quản lý và nhân viên phục vụ nhắc nhở khách du lịch tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông đường. Đối với các đơn vị kinh doanh lữ hành, bên cạnh việc thực hiện các quy định của Luật Du lịch, cần sử dụng hướng dẫn viên đã được cấp thẻ, sử dụng phương tiện vận chuyển an toàn về kỹ thuật, để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho du khách trong suốt hành trình.

Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch homestay đã được thẩm định đủ điều kiện hoạt động, phải duy trì và bổ sung đầy đủ các điều kiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh; Nâng cấp mạng lưới điện và thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, cơ sở y tế theo từng xã, xây dựng thêm nhiều trạm cung cấp nước sạch cho nhân dân và khách du lịch sử dụng, cần có biện pháp xử lý rác thải được tốt hơn. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Tập trung nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật nhưng không làm ảnh hưởng đến cảnh quan và kiến trúc chung, đảm bảo giữ nét hoang sơ của nông thôn tránh bê tông hóa ào ạt. Hình thành môi trường sinh thái theo hướng xanh – sạch – đẹp, hài hoà giữa thiên nhiên với con người.. Mở các điểm trưng bày, giới thiệu và bán quà lưu niệm, các sản phẩm của các làng nghề truyền thống địa phương và giới thiệu cho cộng đồng các hình thức tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương.

Qua khảo sát của tác giả tại Tà Nung, Xuân Trường Xuân Thọ và Trạm Hành đều đạt chuẩn Nông thôn mới. Thành phố Đà Lạt hỗ trợ nguồn kinh phí giúp các địa phương tiếp tục xây dựng Nông thôn mới. Việc làm này góp phần vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng địa phương để phục vụ cuộc sống nhân dân cũng như phục vụ cho việc phát triển du lịch tại địa phương.

3.4.3. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch. Nguồn nhân lực của ngành du lịch cả nước nói chung, ngành du lịch Lâm Đồng nói riêng đang có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu; thừa lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không đúng chuyên ngành, thiếu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đội ngũ quản lý chất lượng cao. Như vậy, nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ đủ năng lực trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, ngay từ bây giờ ngành du lịch cần có chiến lược đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, từ đó sẽ tạo ra đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; chú trọng đào tạo theo hướng chuyên sâu về nghiệp vụ du lịch, hiểu biết về lịch sử, văn hóa các dân tộc Việt Nam, cũng như lịch sử văn hóa thế giới, nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp khách hàng. Ngoài ra, để thu hút được đội ngũ cán bộ có năng lực, ngành du lịch Lâm Đồng nên đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ, như: cải thiện cơ chế tiền lương, tiền thưởng, cơ hội thăng tiến, cơ hội học hành và xây dựng môi trường làm việc thân thiện.

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một điểm du lịch nào đó, nguồn nhân lực chính là đối tượng phục vụ khách du lịch, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ và mức độ hài lòng của khách du lịch. Nhìn chung, nguồn nhân lực du lịch hiện tại đã đủ cho hoạt động du lịch homestay Đà Lạt – Lâm Đồng. Tuy nhiên, trình độ nguồn nhân lực còn chưa cao, đa phần là bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, trong đó đáng quan tâm nhất là trình độ ngoại ngữ của người làm du lịch. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động du lịch cao hơn, thì việc nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực là một yêu cầu rất quan trọng. Cần tổ chức các lớp học nâng cao kinh nghiệm, trình độ và kiến thức về du lịch cho những người đang làm du lịch, trong đó cần khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành viên của mỗi điểm du lịch, nội dung đào tạo cụ thể như: phương thức tổ chức hoạt động du lịch, thái độ phục vụ, nghiệp vụ buồng phòng, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống, vệ sinh an toàn thực phẩm,… nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cho người làm du lịch.

Bên cạnh đó, các tổ chức ban ngành cũng cần tổ chức các chương trình giới thiệu và cung cấp những kiến thức cơ bản về du lịch cho người dân, để chuẩn bị sẵn kiến thức hữu ích về hoạt động du lịch cho những ai có nhu cầu làm du lịch trong tương lai. Khuyến khích sự học hỏi kinh nghiệm của các điểm du lịch trong các chuyến đi khảo sát, tham quan các điểm du lịch khác trên địa bàn, trong và ngoài nước. Trình độ ngoại ngữ cần được chú trọng để phục vụ cho du khách quốc tế, vì chủ nhà cần giao tiếp nhiều với khách, nếu chỉ giao tiếp bằng những câu đơn giản cũng chưa tạo được sự thấu hiểu giữa khách du lịch và người làm du lịch. Trong đó, cần coi trọng việc đào tạo Anh văn chuyên ngành về du lịch, nhà hàng, khách sạn cho người dân.

Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức và trách nhiệm của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. Kết hợp với các công ty du lịch, đưa hướng dẫn viên đi theo đoàn để có thể giúp đỡ và phiên dịch cho khách du lịch. Đối với cán bộ quản lí du lịch, cần có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao năng lực quản lý, giúp cho hoạt động du lịch được phát triển tốt hơn.

3.4.4. Tăng cường các hoạt động duy trì và đảm bảo môi trường du lịch Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch. Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch. Thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế nhằm tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển. Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường.

Du lịch homestay Đà Lạt – Lâm đồng là một trong những điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn khách du lịch quốc tế và trong nước vì tài nguyên du lịch rất hấp dẫn, đặc biệt là môi trường nơi đây rất trong lành phù hợp với sức khỏe con người. Mặc dù hiện nay tác động đến môi trường do khách du lịch gây ra cho môi trường là rất nhỏ, tuy nhiên trong thời gian vừa qua do hoạt động kinh tế phần nào đã gây ảnh hưởng đến môi trường nơi đây. Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở khu vực dân cư, chợ làm ô nhiễm chất lượng nước mặt trên hồ, suối. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương chưa có biện pháp xử lý rác và nước thải hợp lý nên phần lớn người dân vức rác xuống, suối, thác, hồ,… Do đó, việc bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm trong việc giữ gìn môi trường sống tốt cho mai sau và thu hút khách du lịch.

Đầu tiên, nên nâng cao ý thức cho người dân và khách du lịch về việc bảo vệ môi trường thông qua các lớp tập huấn do các sở ban ngành tổ chức, trưng bày các pano, áp phích để tuyên truyền và vận động người dân thu gom và xử lý rác thải, để cải thiện môi trường. Bên cạnh đó, cần tập trung xây dựng hệ thống xử lý rác, nước thải. Chuồng trại nên xây dựng hệ thống biogas, vừa tận dụng để làm nhiên liệu vừa xử lý chất thải trước khi thải ra ao hồ. Đối với các điểm dân cư tập trung, các điểm du lịch, khu vực chợ cần có thùng chứa các chất thải rắn, đầu tư các thùng chứa rác, tránh tình trạng vứt rác bừa bãi, đảm bảo có công nhân vệ sinh thu gom hằng ngày. Các chất thải có thể phân hủy thì ủ thành phân bón cho cây trồng, chất thải rắn có thể tái sử dụng hoặc tập trung đốt. Các hộ dân tham gia du lịch cần đầu tư cho việc sửa sang, xây mới nhà vệ sinh, phòng tắm đủ điều kiện phục vụ khách du lịch. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Để tăng cường thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng, Sở VHTT&DL Lâm Đồng cần phối hợp với các ban ngành khác tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức xây dựng hình ảnh đẹp về du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng. – Sở VHTT&DL Lâm Đồng cần phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, đồng thời hỗ trợ khách du lịch những vấn đề liên quan đến tình trạng bị ép giá, mất đồ. Tại từng điểm, từng khu du lịch Ban quản lý cần phối hợp với các lực lượng an ninh mở các đợt truy quét các đối tượng đeo bám, chèo kéo, lừa đảo, cướp giật đồ của du khách. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, xóa nạn ăn xin và bán hàng rong trong các khu, điểm du lịch. UBND tỉnh Lâm Đồng cần ban hành chỉ thị về công tác quản lý giá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, bán hàng tại các khu, điểm du lịch. Xây dựng mức giá chung về các hoàng hóa, dịch vụ trên toàn tỉnh. Trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực kích cầu du lịch, Lâm Đồng cần triển khai nhiều giải pháp mang tính đặc thù nhằm thu hút có hiệu quả khách du lịch, trong đó đặc biệt chú trọng đến cải thiện hình ảnh điểm đến Lâm Đồng.

3.4.5. Giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá

Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo nhằm đưa hình ảnh du lịch homestay Đà Lạt – Lâm Đồng đến với du khách trong và ngoài nước nhiều hơn. Công tác quảng bá hình ảnh du lịch  Lâm Đồng trong và ngoài nước còn nhiều hạn chế trong thời gian qua, điều đó có thể thấy rất rõ là có rất ít thông tin về du lịch Lâm Đồng xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trong và ngoài nước; đã có rất nhiều du khách khi đến Đà Lạt – Lâm Đồng phải thốt lên vì vẻ đẹp nơi đây, nhưng trước đó du khách không hề biết gì về Lâm Đồng.

Nói như vậy để chúng ta biết hạn chế của công tác tuyên truyền quảng cáo của ngành du lịch Lâm Đồng. Như vậy, để hình ảnh du lịch Lâm Đồng được phổ biến một cách rộng rãi đến người dân ở trong và ngoài nước, ngành du lịch cần có chiến lược cụ thể để khuếch trương hình ảnh của mình, có như vậy người dân trong và ngoài nước sẽ biết đến Lâm Đồng nhiều hơn.

Để công tác tiếp thị, quảng cáo thực sự có hiệu quả, các cơ quan liên quan nên chú trọng tuyên truyền quảng cáo hình ảnh du lịch Lâm Đồng trên các kênh thông tin có số lượng người theo dõi lớn, có sức lan tỏa rộng, chẳng hạn như: trên internet, báo chí, phát thanh, truyền hình… Hình thức quảng cáo phải thực sự ngắn gọn, dễ hiểu, thấm sâu vào lòng người. Bên cạnh đó cần tổ chức các lễ hội, các lễ hội khác nhau mang đậm nét của Lâm Đồng, như tiếp tục tổ chức các đợt lễ hội hoa, lễ hội trà. Hơn thế nữa, cần nghiên cứu mở rộng các sự kiện khác như: lễ hội cây ăn trái và rau, tổ chức lễ hội tình yêu tại TP. Đà Lạt… phối hợp với các hãng du lịch lớn, các hãng hàng không để tuyên truyền, quảng cáo; vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn cùng tham gia các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo để hình ảnh của Lâm Đồng đến với du khách trong và ngoài nước  nhiều hơn.

Mở rộng phát triển thị trường là một việc nên làm thường xuyên, liên tục. Muốn phát triển khách hàng, cần có những chính sách thiết thực để thu hút khách hàng, như đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao ý thức phục vụ khách hàng, sự thân thiện và nhiệt tình của người dân, giá cả của sản phẩm dịch vụ phải chấp nhận được, tình hình an ninh trật tự xã hội, hệ thống giao thông- thông tin liên lạc tốt… ngoài ra, cần tuyên truyền quảng cáo để đưa hình ảnh của Lâm Đồng đến được với nhiều người dân trong và ngoài nước. Nhằm tạo thuận lợi cho du khách, các cấp chính quyền cần sớm quan tâm đầu tư mở rộng đường cao tốc, mở rộng quốc lộ và mở rộng sân bay Liên Khương, tăng cường các chuyến bay nội địa,  các chuyến bay quốc tế. Bên cạnh đó ngành hàng không cần nghiên cứu mở đường bay thẳng từ Lâm Đồng sang các nước đã và đang là thị trường lớn và một số nước là thị trường tiềm năng. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Việc xúc tiến và quảng bá hình ảnh về du lịch rất quan trọng, giúp cho khách biết các thông tin du lịch của nơi đến một cách chính xác trước chuyến đi. Thực tế cho thấy, bên cạnh đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt, có liên kết với các công ty du lịch thì những điểm du lịch nào có chú trọng công tác quảng bá hình ảnh và thông tin du lịch của nhà mình đều có khách đến rất nhiều. Hiện nay, các điểm du lịch homestay chủ yếu sử dụng card, tờ rơi, một số ít thì tạo website để quảng bá hình ảnh cho điểm du lịch của mình. Tuy nhiên, các trang web chủ yếu là tiếng Việt hoặc tiếng Anh nên cũng hạn chế phần nào việc tìm hiểu thông tin của một số khách du lịch không sử dụng tiếng Anh. Bên cạnh đó, khách đến đây đa phần biết thông tin thông qua các công ty du lịch, cho nên bên cạnh việc thông qua các đại lý du lịch, công ty du lịch, internet thì các điểm du lịch và chính quyền địa phương có thể sử dụng nhiều phương pháp quảng bá hình ảnh khác tạo ấn tượng và thu hút nhiều khách du lịch đến đây. Hình thức quảng bá có thể là quảng cáo bằng tờ rơi, tập gấp, sách hướng dẫn du lịch. Trong đó có hình ảnh, ghi rõ địa chỉ, giá dịch vụ và một vài thông tin khác của các điểm du lịch nơi đây.

Thêm vào đó, cần thiết kế lại bản đồ du lịch sao cho bắt mắt và chi tiết để khách dễ xác định phương hướng; xây dựng các đoạn clip giới thiệu về du lịch homestay Lâm Đồng. Bên cạnh đó, cần trưng bày các Pano, áp phích du lịch ở các bến xe,…sau một thời gian cần thay đổi hình ảnh và cập nhật thông tin lên các Pano, áp phích. Ở dọc dường nhất là các ngã ba, các tuyến đường lớn có nhiều người qua lại cần treo các bảng chỉ dẫn đến các điểm du lịch, trình bày thật nổi bật và dễ hiểu nhằm tạo ấn tượng và thu hút khách đến nhiều hơn. Từng điểm du lịch và mỗi xã nên tạo cho mình một trang web riêng, với giao diện thật đẹp mắt, đảm bảo thông tin trên trang web chính xác và thông tin được cập nhật thường xuyên, nhanh chóng. Lưu ý, dù với bất kì hình thức quảng cáo nào bên cạnh Tiếng Việt cũng cần phải sử dụng thêm nhiều thứ tiếng khác như tiếng Anh, Pháp,..vì khách du lịch đến đây nhất là khách đi du lịch homestay đa phần là khách quốc tế.

Kết luận chương 3

Chương 3 luận văn đã căn cứ vào thực trạng homestay tại Đà Lạt – Lâm Đồng; Căn cứ chiến lược, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của tỉnh; Căn cứ vào kết quả nghiên cứu điều tra sơ cấp đề xuất giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt; Đưa ra kết luận và những kiến nghị với cơ quan quản lý và các công ty và các cơ sở kinh doanh loại hình du lịch homestay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Kết luận 

Hiện nay, du lịch homestay Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Trong thời gian qua, việc phát triển loại hình du lịch homestay Lâm Đồng đã đóng góp vào việc phát triển kinh tế địa phương, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ, kiến thức cho người dân, phát triển văn hóa truyền thống… Tuy nhiên, tình hình cung ứng dịch vụ du lịch của các hộ dân tại homestay Lâm Đồng cũng còn gặp phải nhiều khó khăn. Đặc điểm về địa hình và điều kiện tự nhiên là ưu thế của vùng, nhưng đó cũng lại là bất lợi của việc phát triển homestay, vì lợi thế đó đã khiến cho các sản phẩm dịch vụ hầu như giống nhau. Phát triển homestay của các hộ tại Lâm Đồng còn nhỏ lẻ, rải rác chưa đồng bộ và thiếu tập trung. Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hộ tham gia phát triển homestay tại homestay Lâm Đồng vẫn còn hạn chế. Hầu hết các hộ tham loại hình này có trình độ học vấn tương đối khá. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho các hộ tham gia cung ứng dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ của các hộ tham gia cung ứng còn rất kém. Ngoại ngữ là yếu tố rất cần thiết trong ngành du lịch, nhất là khi muốn phát triển loại hình du lịch homestay tại địa phương mang tầm quốc tế.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, ba nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đối với sự phát triển du lịch homestay là: “Chi phí cảm nhận”, “Dịch vụ du lịch homestay” “Tài nguyên du lịch”, Trong đó, “Dịch vụ du lịch homestay” là nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự hài lòng của du khách đối với sự phát triển của du lịch homestay tại Lâm Đồng.

Cuối cùng, nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp cơ chế chính sách, quản lý, quy hoạch và đầu tư loại hình du lịch homestay tại Lâm đồng như sau: thứ nhất, Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật; thứ hai, Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; thứ ba, Phát triển thị trường và xúc tiến quảng bá; thứ tư, Đảm bảo môi trường du lịch; thứ năm, Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch homestay, thiết kế chương trình đào tạo riêng cho các hộ tham gia cung ứng homestay nhằm giúp các hộ có kiến thức nghiệp vụ bài bản để các hộ tham gia phát triển homestay theo hướng thống nhất; chú trọng đến việc tạo mối liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các hộ tham gia cung ứng với chính quyền địa phương và các công ty lữ hành, để giảm bớt các trở ngại khó khăn trong việc cung ứng dịch vụ của các hộ dân. Mở các lớp bồi dưỡng, giáo dục về du lịch homestay cho cộng đồng địa phương như phương thức làm du lịch, thái độ với khách du lịch, nghiệp vụ tiếp đón khách du lịch,…, cho khách du lịch như về môi trường, tôn trọng văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá tiềm năng, sản phẩm, tài nguyên du lịch nhằm thu hút lượng khách ngày càng đông góp phần phát triển kinh tế – xã hội nâng cao hình ảnh du lịch homestay trong và ngoài nước. Điều này giúp hình ảnh du lịch địa phương tiếp cận được du khách mọi miền, thu hút lượng khách ngày càng đông và cũng là động cơ thúc đẩy phát triển du lịch của Lâm Đồng hướng chuyên nghiệp hơn.

Kiến nghị Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Kiến nghị đối với UBND tỉnh Lâm Đồng UBND tỉnh cần ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và CSVC kỹ thuật du lịch cho nhân dân địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia phát triển mô hình du lịch homestay có điều kiện xây dựng nhà nghỉ homestay của mình đạt yêu cầu. Đồng thời, chính quyền địa phương nên cho xây dựng các công trình vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn chất lượng tại các điểm đến du lịch. Phát triển và khai thác hiệu quả du lịch homestay, việc bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường luôn là một trong những các tiêu chí hàng đầu. Cần đưa ra những biện pháp cụ thể về vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường homestay như: Ban hành những quy định về nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về tài nguyên du lịch và môi trường thông qua chương trình giáo dục; Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân điểm đến du lịch, đồng thời với việc thường xuyên tổ chức các buổi họp cộng đồng.

Cần có chương trình phát triển đồng bộ, quy hoạch tổng thể về quản lý, phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch homestay. Tuyên truyền rộng rãi đến người dân địa phương về các lợi ích kinh tế cũng như văn hóa xã hội mà du lịch homestay mang lại. Thường xuyên trùng tu các di tích lịch sử, các nét văn hóa truyền thống tại địa phương. Thêm vào đó, chính quyền nên có các chính sách hỗ trợ các hộ tham gia cung ứng dịch vụ du lịch bằng các chính sách, giảm thuế, chậm thu thuế đất, thuế dịch vụ… Phối hợp với các sở ban ngành có liên quan hỗ trợ người dân bảo đảm sự an toàn cho du khách, giữ an ninh trật tự địa phương, mở thêm các chương trình giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với những hộ thành công trong lĩnh vực homestay, trao đổi nghiệp vụ với các nhân viên du lịch chuyên nghiệp.

  • Kiến nghị đối với UBND thành phố Đà Lạt

Cần tiến hành liên kết các điểm homestay với nhau để tạo một chất lượng dịch vụ đồng bộ cho các hộ kinh doanh du lịch homestay nhằm tránh hiện tượng sao chép, trùng lắp loại hình homestay với các địa phương khác. UBND thành phố Đà Lạt phối hợp cùng Hiệp hội du lịch đóng vai trò là cầu nối để kết nối các điểm homestay cùng nhau phát triển. Thường xuyên tổ chức Hội thảo, Hội nghị bàn về loại hình du lịch homestay trong tỉnh có so sánh với các địa phương khác, tạo cho các nhà quản lý homestay hiểu biết nhau hơn, để từ đó họ cùng nhau hoạch định và tổ chức cho hoạt động của mô hình homestay tại tỉnh nhà được đồng bộ và đảm bảo chất lượng. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung, phục vụ cho phát triển du lịch homestay nói riêng. Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển riêng cho khu, điểm du lịch homestay trên địa bàn. Tổ chức thực hiện tốt việc bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá và môi trường tự nhiên. Kết hợp mục tiêu phát triển du lịch trong xây dựng chương trình phát triển kinh tế xã hội địa phương nói chung.

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ du lịch thông qua các hình thức đào tạo tập trung hoặc bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, người lao động trong các cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí… Đồng thời, tổ chức lực lượng quản lý tốt các hoạt động của các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch.

  • Kiến nghị đối với các công ty du lịch

Cần tạo ra nhiều tour tuyến du lịch về du lịch homestay Đà Lạt – Lâm Đồng hấp dẫn khách du lịch. Kết hợp với các công ty du lịch nước ngoài, miền Bắc, Miền Trung đề đảm bảo khách du lịch đến với du lịch homestay Lâm Đồng. Liên kết hợp tác với các công ty du lịch tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói chung và du lịch homestay Đà Lạt – Lâm Đồng nói riêng tới mọi thành phần khách, chủ động tìm kiếm khách hàng, đưa ra thị trường mục tiêu, nắm bắt tâm lý khách hàng từ đó hoàn thiện hơn các sản phẩm du lịch. Kết hợp với các cấp ban ngành du lịch nghiên cứu ra các sản phẩm du lịch mới, nhằm kéo dài thời gian lưu trú cho khách. Phối hợp với các điểm du lịch để đưa khách đến, thường xuyên khảo sát và tìm kiếm thêm những điểm có tiềm năng làm du lịch homestay. Đóng góp ý kiến để các điểm du lịch nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần giúp khách du lịch hài lòng hơn. Bên cạnh đó, còn liên kết với các hộ dân cung cấp các dịch vụ du lịch có chất lượng để tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho mọi người. Hỗ trợ vốn và thông tin về du lịch cho người làm du lịch. Thường xuyên thăm hỏi ý kiến đóng góp từ khách du lịch, để khắc phục hạn chế và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch góp phần giúp hoạt động du lịch được tốt hơn.

  • Kiến nghị đối vối các cơ sở kinh doanh

Đối với các cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ ăn uống cần lưu ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho du khách. Có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Riêng các nhà vườn, cần quan tâm đến đặc điểm trồng trọt của vườn, để hấp dẫn du khách thì các nhà vườn nên trồng xen canh nhiều loại cây ăn quả, các loại rau, các loại hoa có như thế mới có khả năng thu hút khách thường xuyên, chứ không chỉ theo mùa vụ. Các hộ nên chủ động liên kết với các doanh nghiệp lữ hành để được hỗ trợ nhiều hơn về nghiệp vụ, lượng khách và các chi phí trong kinh doanh du lịch. Tích cực quan tâm đến các chương trình tập huấn của địa phương cũng như của các doanh nghiệp hợp tác để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn kinh doanh hiệu quả. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993