Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Khát quát về tình hình phát triển du lịch Tp. Hồ Chí Minh

2.1.1. Lượng khách và doanh thu

Ngành du lic̣ h thành phố Hồ Chi ́ Minh trong những năm qua đã có những bước phát triển nhanh chóng, luôn khẳng điṇ h vi ̣t ri ́ đầu tầu, quan trọng trong ngành du lic ̣h Viêṭ Nam.

Dựa trên số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh, Tổng cục Du lịch và UBND Tp. Hồ Chí Minh, học viên đã tổng hợp số lượng khách quốc tế, khách nội địa, doanh thu du lịch, doanh thu du lịch so với GDP của Tp. Hồ Chí Minh cụ thể như sau:

Giai đoạn 2000 – 2012, khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chi ́ Minh tăng biǹ h quân 11,5%, chiếm khoảng 60% lượng khách quốc tế đến Viêṭ Nam qua cửa khẩu.

Giai đoạn 2007-2012, khách du lịch nội địa đến Tp. Hồ Chí Minh tăng trung bình 35%, chiếm khoảng 36% lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam.

Giai đoạn 2005-2012, doanh thu du lịch Tp. Hồ Chí Minh tăng trung bình 22,14%/năm, chiếm 42% doanh thu du lịch của cả nước. Doanh thu du lịch đóng góp trung bình 9,75% GDP của Thành phố, trong đó năm 2011, đã đóng góp 11,2% vào GDP của Thành phố. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

Bảng 2.1: Lượng khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2000-2012

Hiện nay, Việt Nam mới thống kê số lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua cửa khẩu và học viên đã tính tỷ lệ % khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh so với số lượng khách này. Tuy nhiên, nếu thực sự chuẩn xác thì phải so sánh số lượng khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh với số lượng khách quốc tế đi lại giữa các tỉnh trong phạm vi Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam chưa có số liệu thống kê số lượng khách quốc tế đi lại giữa các tỉnh tại Việt Nam. Một số chuyên gia tại Viện Nghiên cứu phát triển du lịch ước tính con số này thường gấp 6-7  lần số lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua cửa khẩu vì một khách quốc tế đến Việt Nam thường tham quan nhiều tỉnh, thành phố, địa phương).

  • Bảng 2.2: Khách du lịch nội địa đến Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2007-2012
  • Bảng 2.3: Doanh thu Du lịch Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2005-2012
  • Bảng 2.4: Doanh thu du lịch so với GDP trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh từ năm 2005-2012

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh, tổng lượng khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh trong 5 tháng đầu năm 2013 ước đạt trên 1,6 triệu lượt, tăng 7,2% so cùng kì năm 2012. Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế của Tp. Hồ Chí Minh trong 5 tháng qua tuy giảm 2,8% so với tốc độ tăng cùng kì (5 tháng đầu năm 2012 tăng 10%) nhưng vẫn là tăng trưởng dương trong bối cảnh khách quốc tế đến Việt Nam từ đầu năm đến nay có mức tăng trưởng âm (4 tháng đầu năm 2013 giảm 5,3% so cùng kì 2012). Tổng doanh thu du lịch trong 5 tháng ước đạt trên 34.000 tỉ đồng, tăng 15% so với cùng kì năm 2012 và đạt 42% so với kế hoạch năm 2013.

Những thị trường gửi khách quốc tế hàng đầu của Tp. Hồ Chí Minh bao gồm: Mỹ, Nhật, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Pháp, Canada.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2.1.2. Sản phẩm du lịch tiêu biểu

Do có tài nguyên du lịch đa dạng, đặc biệt là tài nguyên nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh phát triển nhiều sản phẩm du lịch bao gồm du lịch văn hóa, du lịch MICE, du lịch đường sông, du lịch mua sắm, du lịch ẩm thực, du lịch sinh thái… và liên kết với nhiều địa phương để phát triển các sản phẩm du lịch mang tính chất liên vùng.

Tp. Hồ Chí Minh là “thành phố sự kiện” với việc nhiều sự kiện du lịch tiêu biểu, chuyên đề mang thương hiệu Tp. Hồ Chí Minh, có tiếng vang trong nước và khu vực, cụ thể như Liên hoan ẩm thực món ngon các nước (Taste of the World), Liên hoan Bánh-Kẹo, Hội chợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh, Lễ hội Trái cây Nam bộ, Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam, Ngày hội Du lịch. Lễ hội đón chào năm mới. Trong đó, Hội chợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (ITE –HCMC) là sự kiện du lịch quốc tế thường niên chuyên nghiệp lớn nhất Việt Nam được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến năm 2012, Hội chợ này đã được tổ chức 8 lần. Sự kiện tập trung quảng bá các điểm đến trong và ngoài nước cũng như quảng bá chương trình Bốn Quốc gia, Một Điểm đến – 4CODE bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam trong khu vực Tiểu Vùng Sông Mê Kông. Ước tính, hàng năm hội chợ thu hút sự tham dự của hơn 500 doanh nghiệp đến từ hơn 30 quốc gia khác nhau và ước tính có khoảng hơn 18,000 khách công chúng  đến tham quan hội chợ.

Thời gian qua, du lịch Tp. Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu cả nước. Trung bình lượng khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh chiếm 60% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Doanh thu du lịch chiếm khoảng 42% doanh thu du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Thành phố, với đóng góp trung bình gần 10% vào GDP của Thành phố.

Trong bức tranh du lịch Thành phố, Du lịch MICE nổi lên như một mảng sáng, tươi sắc với những đóng góp tích cực cho sự phát triển du lịch Thành phố. Như mối quan hệ hữu cơ, ngành kinh tế, thương mại của Thành phố phát triển là cơ sở, tiền đề thúc đẩy du lịch MICE phát triển và ngược lại du lịch MICE khi phát triển lại là nhân tố kích thích, xúc tác các ngành kinh tế ưu tiên của Thành phố phát triển mạnh hơn.

2.2. Điều kiện phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

2.2.1. Môi trường chính trị, xã hội 

Tp. Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ với lịch sử hơn 300 năm tuổi do vậy rất năng động, giàu sức sống, dễ tiếp nhận cái mới và cái khác biệt, thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ trong đó có du lịch. Người dân Tp. Hồ Chí Minh rất thân thiện, cởi mở và hiếu khách, dễ hòa nhập và bắt kịp cái mới. Tp. Hồ Chí Minh cũng như Việt Nam có lợi thế so với các nước trong khu vực là có nền chính trị ổn định, môi trường sống an ninh, an toàn. Du khách khi đến thăm Thành phố có cảm giác thoải mái, gần gũi và dễ chịu. Với sự ra đời của đội ngũ cảnh sát du lịch, Tp. Hồ Chí Minh đã bớt tình trạng ăn xin, chèo kéo khách du lịch, taxi dù…Đây là những điều kiện quan trọng giúp Tp. Hồ Chí Minh phát triển du lịch MICE.

2.2.2. Vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết 

2.2.2.1. Vị trí địa lý và địa hình

Tp. Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10′ – 10°38′ Bắc và 106°22′ – 106°54′ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Tp. Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

Như vậy, Tp. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng cả đường không, đường bộ và đường thủy đối với toàn bộ khu vực miền Nam Việt Nam và là cửa ngõ quốc tế đến Việt Nam. Đây là điều kiện quan trọng để Tp. Hồ Chí Minh phát triển du lịch MICE.

2.2.2.2. Thủy văn Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai – Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20 – 500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi….

Như vậy, Tp. Hồ Chí Minh được thiên nhiên ban tặng về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch đa dạng, chằng chịt có thể phát triển sản phẩm du lịch đường sông để phục vụ khách du lịch, trong đó có khách du lịch MICE.

2.2.2.3. Khí hậu, thời tiết

Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9.

Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%). Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm.

Như vậy, Tp. Hồ Chí Minh nằm trong vùng không có gió bão, thời tiết, khí hậu khá ổn định, ôn hòa có thể phát triển du lịch quanh năm. Đây cũng là một điều kiện quan trọng để phát triển du lịch MICE.

2.2.3. Giao thông, vận chuyển Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

Về đường không, Tp. Hồ Chí Minh có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam cả về diện tích và công suất nhà ga. Bên cạnh sân bay quốc tế, sân bay nội địa ở vị trí gần sát, cũng nối chuyến đến hầu hết các điểm du lịch lớn tại Việt Nam. Nhiều hãng hàng không nổi tiếng, có uy tín trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Tp. Hồ Chí Minh như Vietnam Airlines, Korea Air, Thai Airway, China Airway, Air France, Singapore Airlines,

AeroSvit (Ukraina), Etihad Airways (Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống Nhất), hãng hàng không Emirates (Dubai), hãng hàng không Air Astana (Kazakhstan)… Các hãng hàng không giá rẻ bắt đầu tham gia hoạt động tại đây như Pacific Airline, Nok Air, Jestar Asia, Tiger Airways…. Chất lượng và dịch vụ hàng không ngày càng được cải thiện và tiện lợi.

Khác với Hà Nội, vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ quan trọng. Tính riêng vận tải hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông chiếm khoảng 20% tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh có bốn cảng biển chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước… Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm 25% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước. Cảng Bến Nghé nằm phía hạ lưu sông Sài Gòn, rộng 32 ha, tổng chiều dài cầu cảng 528 m, có thể cho tàu có tải trọng từ 15.000 – 20.000 tấn cập bến.

Giao thông đường sắt của thành phố gồm tuyến Bắc – Nam, tuyến nội ô và khu vực phụ cận. Trong thành phố có hai nhà ga chính: Sóng Thần và Sài Gòn. Bên cạnh đó, còn có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp. Do mạng lưới đường sắt không được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở đã cũ kỹ nên giao thông đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh không phát triển, chỉ chiếm khoảng 6% khối lượng hàng hóa và 0,6% khối lượng hành khách.

Phương tiện vận chuyển khách du lịch đường bộ ngày càng được hiện đại hóa, chất lượng.

Thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ngõ ra vào gồm Miền Đông, Văn Thánh, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình – Tây Ninh, Ký Thủ Ôn. Mạng lưới có khả năng tiếp nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyển gần 41.000 khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Cũng theo số liệu từ 1994, tổng lượng hành khách liên tỉnh qua thành phố khoảng 106,4 triệu lượt người/năm, nhiều nhất qua quốc lộ 1A. Nhiều công ty lữ hành đã đầu tư những đội xe chở khách du lịch đạt chuẩn quốc tế, có thể vận chuyển những đoàn khách lớn. Theo kết quả bình chọn của Chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh-100 điều thú vị” thì 5 thương hiệu vận chuyển đường bộ tiêu biểu là Taxi Mai Linh, Taxi Vinasun, Công ty Phương Trang, Vietravel, Công ty du lịch Hòa Bình. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường xá nhỏ… khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc. Đến tháng 9 năm 2011 toàn thành phố có 480.473 xe ôtô và 4.883.753 xe môtô. Để giải quyết vấn đề giao thông đô thị, Tp. Hồ Chí Minh đang đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng. Hiện nay, thành phố có 3.250 xe buýt và 8.000 xe taxi, mỗi năm chỉ đáp ứng khoảng 6,2% nhu cầu đi lại. Hệ thống xe buýt chưa đem lại hiệu quả cao, 65% tuyến trùng lặp. Cùng mạng lưới xe buýt, dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang được tiến hành. Theo dự kiến, trong tương lai, thành phố sẽ có bốn tuyến, tổng chiều dài 54 km, 6 đường ray và 22 nhà ga.

Như vậy, Tp. Hồ Chí Minh có hệ thống đường hàng không và đường biển và đường bộ phát triển, đặc biệt là đường hàng không. Đây là điều kiện tiên quyết giúp Thành phố phát triển du lịch MICE. Tuy nhiên, giao thông nội thành đang phải đương đầu với nhiều vấn đề như tắc đường, quá tải, ô nhiễm khói bụi…lại là nhân tố cản trở sự phát triển du lịch, trong đó có du lịch MICE.

2.2.4. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội

Tp. Hồ Chí Minh từng được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Do là thủ phủ khu vực phía nam, hơn nữa để phục vụ nhu cầu khai thác thuộc địa, người Pháp đã xây dựng ở đây nhiều công trình kiến trúc quan trọng và đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật bao gồm các dịch vụ về bưu chính viễn thông, ngân hàng, giao thông. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội của Thành phố rất tốt.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, Tp. Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số nhưng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tư nước ngoài. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam về tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước, có 3.536 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực đến cuối năm 2009 với tổng vốn 27.390 triệu USD.

Tổng sản phấm nội địa (GDP) năm 2012 đạt gần 592.000 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2011. Kinh tế thành phố phát huy vai trò đầu tàu, duy trì GDP gấp 1,8 lần so với cả nước. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế cực kỳ khó khăn nhưng tổng thu ngân sách Nhà nước vẫn đạt gần 217.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2011. GDP bình quân đầu người đạt 3.700 USD. Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Tp. Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 20/63 tỉnh thành. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

Về thương mại, Tp. Hồ Chí Minh có 28 trung tâm mua sắm, 92 siêu thị và 230 chợ truyền thống. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa đến nay của thành phố. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza… Mức tiêu thụ của Tp. Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.

Ngoài lĩnh vực Thương mại, Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính – tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc.

Như vậy, Tp.Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tầu của Việt Nam về kinh tế, đầu tư nước ngoài, thương mại, dịch vụ, ngân hàng tài chính với cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, viễn thông, tài chính ngân hàng…) và dịch vụ xã hội tốt nhất cả nước.

2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 

2.2.5.1. Cơ sở lưu trú du lịch

Trong những năm gần đây, sự phát triển của hệ thống khách sạn cao cấp đã đáp ứng được yêu cầu của khách quốc tế có khả năng thanh toán cao, trong đó phần lớn là khách du lịch MICE và góp phần phục vụ tốt các sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao lớn của Thành phố như Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC 2006, SEA GAMES 2003. Đây cũng là cơ hội, điều kiện tốt để Thành phố đẩy mạnh thu hút khách du lịch thương nhân, phát triển du lịch MICE và tiếp tục đăng cai các sự kiện quốc tế lớn hơn nữa tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Năm 1995, Thành phố chỉ có 426 cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) với 11.820 phòng thì đến tháng 11/2009, toàn thành phố có 1.671 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 34.931 phòng, tăng 326 cơ sở với 3.962 phòng so với cùng kỳ năm 2008. Cuối tháng 08/2010, có 1.446 cơ sở lưu trú du lịch với 33.702 phòng đã được phân loại, xếp hạng theo Nghị định 92/CP, trong đó có: 765 khách sạn – 23.541 phòng được xếp hạng từ 1 đến 5 sao, với 65 khách sạn – 8.980 phòng thuộc khối 3 – 5 sao.

Bảng 2.5: Tình hình cơ sở lưu trú du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh từ 2009-2010 

Về chất lượng, hệ thống CSLTDL của thành phố cũng đã có bước phát triển khá nhanh. Cùng với Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh có hệ thống khách sạn vào loại nhiều và tốt nhất trong cả nước, khả năng cạnh tranh với các thành phố khác trong khu vực không ngừng được nâng cao. Cạnh tranh quốc tế và cạnh tranh trong nước là yếu tố tích cực thúc đẩy các CSLTDL không ngừng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn thông qua đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị cũng như bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ của đội ngũ quản lý và nhân viên phục vụ. Trong những năm qua, hầu hết các khách sạn cao cấp, đặc biệt là các khách sạn 4 – 5 sao đều quan tâm đầu tư các dịch vụ phục vụ du lịch MICE, góp phần hình thành và phát triển phân khúc thị trường du lịch cao cấp này cho Tp. Hồ Chí Minh cũng như cho cả nước.

Dựa trên số liệu của Tổng cục Du lịch, tính đến tháng 1/2013, học viên đã tổng hợp và so sánh số lượng khách sạn từ 3 sao – 5 sao trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh với Hà Nội và Đà Nẵng (2 trung tâm du lịch lớn khác của cả nước) như sau:

Khách sạn 5 sao: Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

Khách sạn 5 sao bao gồm 15 khách sạn chiếm 27,8% so với khách sạn 5 sao cả nước, với 4.612 buồng chiếm 35% so với cả nước. Số lượng khách sạn 5 sao và số buồng tại TP. Hồ Chí Minh đều cao hơn Hà Nội, Đà Nẵng và cao nhất cả nước.

Bảng 2.6: Số lượng khách sạn 5 sao tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng,  tháng 1/2013

Trong số khách sạn 5 sao, có rất nhiều chuỗi khách sạn quốc tế, có thương hiệu bao gồm Park Hyatt, Sofitel, Movenpick, Nikko, Intercontinental, Sheraton, Duxon… Khách sạn 4 sao:

Khách sạn 4 sao tại Tp. Hồ Chí Minh gồm 14 khách sạn chiếm 10% so với khách sạn 4 sao cả nước với số buồng là 2057 chiếm 12,1% so với cả nước. Số lượng khách sạn 4 sao và số buồng tại Tp. Hồ Chí Minh đều cao hơn Hà Nội, Đà Nẵng và cao nhất cả nước.

Bảng 2.7: Số lượng khách sạn 4 sao tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng,  tháng 1/2013

Khách sạn 3 sao:

Số lượng khách sạn 3 sao tại Tp. Hồ Chí Minh là 61, chiếm 19,4% so với khách sạn 3 sao cả nước, với số buồng là 4633, chiếm 21,2% so với cả nước. Số lượng khách sạn 3 sao và số buồng tại Tp. Hồ Chí Minh đều cao hơn Hà Nội, Đà Nẵng và cao nhất cả nước.

Bảng 2.8: Số lượng khách sạn 3 sao tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng,  tháng 1/2013

Cơ cấu phòng khách sạn chia theo quận:

Theo nghiên cứu của R&D Sacomreal-S tháng 8/2011, trong số khách sạn từ 3-5 sao, quận 1 có số phòng khách sạn lớn nhất, khoảng 6.799 phòng, chiếm khoảng 73% nguồn cung, quận 5 có khoảng 1.089 phòng, chiếm 11,7% nguồn cung, quận 3 với 671 phòng, chiếm 7,2% nguồn cung, quận Tân Bình với khoảng 299 phòng, chiếm khoảng 3,2% nguồn cung, quận Phú Nhuận với khoảng 194 phòng, chiếm 2,1% nguồn cung, các quận khác còn lại chiếm 2,9% nguồn cung.

Bảng 2.9: Cơ cấu phòng khách sạn từ 3-5 sao chia theo quận  tại Tp. Hồ Chí Minh

Giá thuê và công suất phòng từ 3-5 sao tại Tp. Hồ Chí Minh: 

Theo Grant Thornton Việt Nam, nhóm khách sạn 4 sao và 5 sao có sự gia tăng về công suất sử dụng phòng lần lượt là 5,3% và 5% trong khi công suất khách sạn 3 sao lại giảm 1,6%. Điều này cho thấy sự dịch chuyển về nhu cầu sang hướng các khách sạn có chất lượng cao và du khách ngày nay ngày càng chọn loại hình khách sạn theo tiện nghi và dịch vụ.

Bảng 2.10: Giá thuê phòng khách sạn từ 3-5 sao tại Tp. Hồ Chí Minh

Như vậy, Tp. Hồ Chí Minh có số lượng khách sạn 3-5 sao nhiều nhất Việt Nam. Chất lượng phục vụ tại các khách sạn cũng tốt nhất so với cả nước. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

2.2.5.2. Số lượng phòng họp tổ chức hội nghị, hội thảo 

Số lượng phòng họp tổ chức hội nghị, hội thảo đáng kể nhất của Thành phố nằm trong các khách sạn chất lượng 3-5 sao với những không gian đặc trưng dành riêng cho việc tổ chức hội nghị – hội thảo – sự kiện. Nhiều khách sạn sang trọng đã khẳng định được đẳng cấp, thương hiệu tại thị trường khu vực quốc tế như: Sheraton, Caravelle, Majestic, Park Hyatt Saigon,

REX. Một số khách sạn chỉ tập trung vào đối tượng khách thương nhân như InterContinental, Asianna Saigon, Windsor Plaza, Legend Saigon, Continental.

Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí Minh có nhiều địa điểm tổ chức hội nghị, triển lãm nhất cả nước, trong đó có những địa điểm nổi tiếng như Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn, White Palace, Nhà thi đấu thể dục thể thao Phú Thọ, Khu du lịch Văn Thánh, Trung tâm hội nghị và triển lãm Tân Bình…

Theo Tham luận của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh về phát triển du lịch MICE tại Tọa đàm với 10 công ty lữ hành và khách sạn hàng đầu khai thác du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2010, Thành phố có tổng cộng có khoảng gần 200 phòng họp lớn, nhỏ phục vụ các loại hội nghị, hội họp trong và ngoài nước với tổng diện tích trên 28.000 m2.

Bảng 2.11: Tổng hợp số lượng các phòng họp hội nghị  tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2010

Một số địa chỉ uy tín hàng đầu trong tổ chức các hội nghị tại Thành phố Hồ Chí Minh là:

  • Khách sạn Sheraton có 13 phòng họp, với tổng diện tích 1586 m2, trong đó có phòng The Grand Ballroom với diện tích 760 m2, sức chứa gần 1100 đại biểu.
  • Khách sạn Intercontinental Asiana Sài Gòn có 10 phòng họp, với tổng diện tích 1277 m2, trong đó có phòng The Grand Ballroom với diện tích 818 m2, sức chứa gần 1200 đại biểu.
  • Khách sạn Windsor Plaza có 22 phòng họp, với tổng diện tích 2754 m2, trong đó có phòng Jade Ballroom với diện tích 1500 m2, sức chứa gần 1200 đại biểu.
  • Khách sạn dành cho doanh nhân tốt nhất: Khách sạn Sheraton Sài Gòn.
  • Khách sạn có dịch vụ MICE tốt nhất: Khách sạn Intercontinental Asiana Sai Gon.

Bảng 2.12: So sánh số phòng họp và sức chứa phòng họp chính của khách sạn 5 sao của Tp. Hồ Chí Minh với các thành phố khác

2.2.6. Khu vui chơi giải trí và mua sắm, nhà hàng Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

Tp. Hồ Chí Minh còn là một trung tâm giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Với vai trò một trung tâm văn hóa của Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh hiện nay có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện. Hầu hết các hãng phim tư nhân lớn của Việt Nam hiện nay, như Phước Sang, Thiên Ngân, HKFilm, Việt Phim… đều có trụ sở chính ở Tp. Hồ Chí Minh. Doanh thu các rạp của thành phố chiếm khoảng 60-70% doanh thu chiếu phim của cả nước. Tp. Hồ Chí Minh cũng sở hữu những sân khấu đa dạng bao gồm hhà hát kịch Sân khấu nhỏ tại Quận 3, Sân khấu Hài 135 Quận 1, Sân khấu kịch IDECAF… Lĩnh vực ca nhạc, Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường sôi động nhất, điểm đến của phần lớn các ca sĩ nổi tiếng. Ngoài những sân khấu lớn như Nhà hát Thành phố, Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình, Sân khấu Trống Đồng… hoạt động âm nhạc thành phố diễn ra ở nhiều phòng trà, quán cà phê như Tiếng Tơ Đồng, M&T, Catinat, ATB, Bodega, Carmen…

Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm mua sắm lớn nhất Việt Nam. Thành phố có hệ thống bán lẻ tương đối đa dạng bao gồm các trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ…..Trong đó, các trung tâm mua sắm cao cấp như: Saigon Trade Center, Diamond Plaza, Thuận Kiều Plaza, Zen Plaza, Parkson Saigon, Parkson Hùng Vương, Thương xá Tax…..phần lớn đều tập trung ở khu trung tâm thành phố như quận 1, quận 3, quận 5. Hệ thống siêu thị thì tương đối phổ cập hơn, nằm rải rác ở các quận nội thành đến vùng ven. Trong đó, mạnh nhất là hệ thống Co-op Mart với hàng chục siêu thị lớn nhỏ rải đều khắp thành phố. Ngoài ra còn có các hệ thống khác như: Citmart, Maximart, Big C, Metro và các trung tâm điện máy, điện tử……Hệ thống chợ bao gồm các chợ nổi tiếng như: chợ Bến Thành, chợ Bình Tây, chợ An Đông, chợ Tân Bình, chợ Tân Định, chợ Bà Chiểu…..Trong đó, chợ Bến Thành được xem là biểu tượng của thành phố.

Bên cạnh đó, ẩm thực Sài Gòn vừa đa dạng, phong phú, vừa có những nét riêng, để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung hầu hết tất cả những thức ngon vật lạ khắp mọi miền đất nước. Du khách có thể thưởng thức món ăn miền Bắc như: phở, bún chả, chả cá Lã Vọng, bún riêu ốc, bún ốc, cơm Bắc…; món ăn miền Trung như bún Bò Đông Ba, nhà hàng Món Huế,  bánh bèo Vĩ Dạ, nhà hàng Cung Đình…; món ăn miền Nam với các món nướng, lẩu cá kèo, lẩu dê, lẩu bò cũng như các món Trung Hoa, Hàn, Nhật, Ý, Pháp, Braxil…

2.2.7. Cảnh quan môi trường

So với các thành phố trong cả nước, Tp. Hồ Chí Minh có cảnh quan môi trường khá khang trang, sạch đẹp đặc biệt tại các khu vực trung tâm như Quận 1, khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng…Thành phố cũng được quy hoạch gọn gàng với nhiều công viên cây xanh, công trình vui chơi giải trí công cộng.

2.2.8. Tham quan du lịch Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

2.2.8.1. Tài nguyên nhân văn

Tp. Hồ Chí Minh có 85 di tích văn hóa xếp hạng cấp tỉnh và 58 di tích văn hóa xếp hạng quốc gia. Tp. Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật. Trong khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là người nước ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Tp. Hồ Chí Minh cũng là một đô thị đa dạng về tôn giáo. Trên địa phận thành phố hiện nay có hơn một nghìn ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Còn các nhà thờ xuất hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cách Roman, Gothic. Nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố là nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1, hoàn thành năm 1880.

Thời kỳ thuộc địa đã để lại cho thành phố nhiều công trình kiến trúc quan trọng như Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng… Dinh Độc Lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp được xây dựng dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Kiến trúc hiện đại ghi dấu ấn ở thành phố bằng các cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại như Diamond Plaza, Saigon Trade Centre… Bên ngoài khu vực trung tâm, Địa đạo Củ Chi cũng là một địa điểm quan trọng.

2.2.8.2. Tài nguyên thiên nhiên

Rừng của Tp. Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung ở huyện Cần Giờ, đây là rừng ngập mặn ven biển. Năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí Minh có hệ thống sông rạch đa dạng bao gồm sông Sài Gòn, sông Đồng Nai là nơi có thể khai thác du lịch đường sông; khu du lịch Vườn Cò ở quận 9 có thể khai thác du lịch sinh thái, bổ sung vào sản phẩm du lịch của Thành phố.

2.2.8.3. Tính liên kết với tài nguyên du lịch các tỉnh khác trong khu vực

Các tỉnh lân cận Thành phố như Vũng Tàu, Đồng Nai đều có những điểm du lịch nổi tiếng có thể bổ sung sản phẩm du lịch cho Thành phố. Từ Tp. Hồ Chí Minh có thể dễ dàng đi các điểm du lịch nổi tiếng tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ bằng đường không, đường bộ (ô tô, tàu hỏa), đường biển như Đà Lạt, Nha Trang, Phú Quốc, Vũng Tàu, Côn Đảo, Phan Thiết Mũi Né, miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long…

Tính đến nay Sở Văn hóa , Thể thao và Du lịch thành phố .Hồ Chí Minh đã ký kết song phương hợp tác phát triển du lịch với 24 tỉnh, thành và ký kết đa phương với 13 tỉnh thành. Ngành Du lịch thường xuyên tổ chức đoàn khảo sát các điểm du lịch mới tại Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bình Dương, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Đình… Chủ động phối hợp với ngành du lịch tỉnh Đồng Nai, Bình Dương khảo sát tuyến du lịch đường sông Tp. Hồ Chí Minh nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch phục vụ khách trong và ngoài nước khi đến tham quan Thành phố.

Một số tour, tuyến liên kết du lịch được đánh giá và mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Thuận – Đà Lạt; Tp. Hồ Chí Minh – Tiền Giang – Cần Thơ… luôn là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch Tp. Hồ Chí Minh và khách du lịch quốc tế. Đặc biệt là các tour du lịch kết nối giữa Tp. Hồ Chí Minh – Bình Thuận – Lâm Đồng gắn liền với các sự kiện văn hóa, xã hội như: Lễ hội Nghinh ông, Lễ hội Dinh Thầy Thím tại Bình Thuận; Festival hoa Đà Lạt, Lễ hội Trà tại Lâm Đồng đã đưa vào khai thác có hiệu qủa, hàng năm đã thu hút hàng triệu lượt khách tham gia.

2.2.9. Đội ngũ lao động phục vụ du lịch MICE

Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống đào tạo về du lịch khá qui mô gồm 37 trường (11 đại học, 6 cao đẳng và 20 trường trung cấp) hàng năm đã đào tạo hàng trăm học sinh, sinh viên theo học các chuyên ngành lữ hành – khách sạn đáp ứng tốt nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cho Tp. Hồ Chí Minh. Tp. Hồ Chí Minh có nguồn nhân lực trẻ, năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, nhanh bắt kịp với cái mới. Đội ngũ nhân viên có kiến thức du lịch tốt, khả năng sử dụng ngoại ngữ, làm việc trong môi trường có sự cạnh tranh gay gắt. Có thể khẳng định Tp. Hồ Chí Minh có chất lượng phục vụ du lịch tốt nhất trong cả nước. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn viên du lịch: Theo Tổng cục Du lịch, tính đến tháng 4/2013, toàn quốc có 12.922 thẻ Hướng dẫn viên, trong đó có 7.484 hướng dẫn viên quốc tế và 5.438 hướng dẫn viên nội địa. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh, năm 2011, số hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ do Sở quản lý là 3.021 người, trong đó 1.487 là thẻ Hướng dẫn viên quốc tế, 1.534 là thẻ Hướng dẫn viên nội địa.

2.2.10. Các công ty cung cấp dịch vụ du lịch MICE 

Theo Tổng cục Du lịch, tính đến tháng 4/2013, Tp. Hồ Chí Minh có 407 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 3 doanh nghiệp nhà nước, 85 công ty cổ phần, 8 công ty liên doanh, 308 công ty trách nhiệm hữu hạn và 3 doanh nghiệp tư nhân. Dựa trên số liệu của Tổng cục Du lịch, học viên đã tổng hợp và so sánh số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh với miền Nam và cả nước như sau:

Bảng 2.13: Số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh

Tp. Hồ Chí Minh có nhiều công ty lữ hành hoạt động mạnh nhất cả nước với những thương hiệu nổi tiếng như Saigontourist, công ty du lịch Bến thành, FIDItourist, Peacetour, Viettravel…Ngoài ra, còn có câu lạc bộ MICE, Hiệp hội Du lịch Tp. Hồ Chí Minh, các công ty tổ chức triển lãm chuyên nghiệp, các công ty vận chuyển khách du lịch với đoàn xe nhiều, hiện đại có thể phục vụ những đoàn khách khác nhau, kể cả những đoàn khách lớn.

2.2.11. Chính sách hỗ trợ du lịch MICE của chính quyền Thành phố

2.2.11.1. Du lịch MICE luôn được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, Ủy ban nhân dân Thành phố

Du lịch MICE được đánh giá là 1 trong những sản phẩm du lịch tiêu biểu của Thành phố. Năm 2003, du lịch MICE được xác định là 1 trong những chương trình phát triển du lịch trọng tâm của thành phố. Năm 2004, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã từng cử chuyên gia quốc tế đến Tp.Hồ Chí Minh tiến hành nghiên cứu về du lịch MICE. Năm 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh cũng bước đầu tiến hành những nghiên cứu về việc phát triển du lịch MICE. Năm 2010, Tổng cục Du lịch cũng đã lựa chọn Tp. Hồ Chí Minh cùng với Quảng Nam, Đà Nẵng là 3 địa điểm khảo sát để nghiên cứu, đề xuất về việc phát triển du lịch MICE tại Việt Nam.

Ở cấp độ doanh nghiệp, các tập đoàn, công ty du lịch lớn, chủ chốt như Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), các tập đoàn khách sạn lớn đã ưu tiên phát triển du lịch MICE trong chiến lược, chính sách kinh doanh của mình. Tại một số công ty, đã hình thành bộ phận riêng phụ trách phát triển du lịch MICE như công ty Bến Thành Tourist đã thành lập Trung tâm tổ chức Hội thảo – Sự kiện & Du lịch (CITE) nhằm giúp việc tổ chức du lịch MICE trở nên chuyên nghiệp, Công ty Lữ hành Saigontourist cũng có bộ phận chuyên trách về du lịch MICE.

2.2.11.2. Thực hiện chương trình hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài mua hàng hóa tại Việt Nam khi xuất cảnh qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

Ngày 19 tháng 01 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2012/QĐTTg về việc thực hiện thí điểm chương trình hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài mua hàng hóa tại Việt Nam khi xuất cảnh qua của khẩu Nội Bài- Tân Sơn Nhất. Từ ngày 01/7/2012, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện quầy hoàn thuế tại sân bay Tân Sơn

Nhất. Việc thực hiện chương trình này cũng góp phần thúc đẩy khách du lịch đến Tp. Hồ Chí Minh mua sắm trong đó có khách du lịch MICE.

2.2.11.3. Phát triển mạng lưới chương trình dịch vụ du lịch đạt chuẩn 

Từ năm 2004, ngành Du lịch Tp. Hồ Chí Minh đã tiến hành triển khai xét chọn hệ thống “Dịch vụ du lịch đạt chuẩn du lịch” (standard tourism service) nhằm cung cấp đến khách du lịch những địa chỉ các dịch vụ du lịch có uy tín và chất lượng trên địa bàn thành phố. Để được công nhận Dịch vụ du lịch đạt chuẩn, các cơ sở dịch vụ du lịch phải đảm bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, hàng hoá và nhân sự như: hàng hoá phải có nguồn gốc cụ thể, được niêm yết và bán đúng giá qui định, dịch vụ ăn uống phải có giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm, có khu vực vệ sinh dành riêng cho khách hàng, nhân viên phục vụ được trang bị đồng phục và có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ…. Các cơ sở khi được cấp biển hiệu của chương trình sẽ được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hỗ trợ trong công tác quảng bá, giới thiệu trong các sự kiện của ngành trong và ngoài nước. Hiện nay, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh đã xét chọn và cấp biển hiệu của chương trình cho 106 cơ sở dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn Thành phố, bao gồm 65 cơ sở mua sắm và 41 cơ sở ăn uống.

2.3. Các kết quả đạt được của du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

2.3.1. Lượng khách MICE 

Theo Tham luận về phát triển du lịch MICE của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh tại Tọa đàm với 10 công ty lữ hành và khách sạn hàng đầu khai thác du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh do Tổng cục Du lịch tổ chức năm 2010 [5], Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh ước tính lượng khách du lịch MICE đến Tp. Hồ Chí Minh trung bình chiếm khoảng 20% số lượng khách quốc tế đến thành phố hàng năm. Chỉ riêng năm 2003 do dịch SARS và năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì lượng khách MICE có giảm.

Kinh nghiệm thống kê của các nước cho thấy tùy vào từng nước mà tỷ trọng khách du lịch MICE trong khách du lịch quốc tế khác nhau. Ví dụ, Singapore, một trong những  nước phát triển du lịch MICE hàng đầu thế giới và cũng là quốc gia du lịch MICE đứng vị trí số 1 trong khu vực Đông Nam Á thì tỷ trọng khách du lịch MICE trong khách quốc tế chiếm 30%. Các cường quốc du lịch khu vực khác như Thái Lan và Malaysia, tỷ trọng khách du lịch MICE trong khách quốc tế đến các nước này khoảng 5%. Ở Việt Nam, mặc dù có yêu cầu khách khai lý do ra vào Việt Nam với mục đích dự hội nghị, đi lẻ hay đi theo đoàn, nhưng hình thức khai báo thông tin này vẫn chưa đảm bảo để thống kê chính xác nguồn khách du lịch MICE.

Đối với Việt Nam, hiện mới chỉ có số liệu thống kê về khách công vụ. Tỷ trọng khách công vụ trong tổng khách quốc tế đến Việt Nam là 17,6%. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, lượng khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 60% lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua cửa khẩu. Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế tại Việt Nam, là nơi đặt trụ sở của rất nhiều công ty liên doanh và công ty vốn nước ngoài, nơi giao thương, trao đổi kinh tế năng động nhất Việt Nam. Chính vì lý do trên, theo  Sở VHTTDL Tp. Hồ Chí Minh, tỷ trọng khách MICE trong tổng số khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20%, cao hơn 2,4% so với tỷ trọng khách công vụ trong lượng khách quốc tế đến Việt Nam là 17,6%. Tại khách sạn Caravelle, lượng khách đến lưu trú với mục đích tham dự các hội nghị, hội chợ, triển lãm chiếm đến 75% [4].

  • Bảng 2.14: Tình hình tăng trưởng khách MICE đến Tp. Hồ Chí Minh
  • Biểu đồ 2.15: Khách MICE đến Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2000-2009 
  • Biểu đồ 2.16: Khách MICE đến Tp. Hồ Chí Minh so với Việt Nam(%)

2.3.2. Thu nhập du lịch MICE 

Hiện nay, chưa có số liệu thống kê đầy đủ về thu nhập du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh. Do Du lịch MICE gồm 04 phân khúc chính như đã phân tích ở trên, khách du lịch tại mỗi phân khúc (hội nghị tập đoàn, hội nghị hiệp hội, du lịch khen thưởng, triển lãm) lại có mức chi tiêu khác nhau và thời gian lưu trú khác nhau nên để tính được thu nhập du lịch MICE phải có số liệu cụ thể về chi tiêu trung bình và thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tại 04 phân khúc trên. Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh và các cơ sở nghiên cứu về du lịch trên địa bàn chưa tiến hành thống kê về lĩnh vực này.

2.3.3. Các phân khúc chính của du lịch MICE Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

2.3.3.1. Hội nghị của các hiệp hội 

Theo “Báo cáo thống kê năm 2002-2011” của tổ chức ICCA [22]:

Năm 2011, Việt Nam tổ chức 29 hội nghị các hiệp hội quốc tế, xếp thứ tự 60 các nước trên thế giới so với Singapore (142 hội nghị, xếp thứ 24), Malaysia (126 hội nghị, xếp thứ 29), Thái Lan (101 hội nghị, xếp thứ 35). Trong đó, Tp, Hồ Chí Minh tổ chức 12 hội nghị các hiệp hội quốc tế và xếp thứ tự 172 các thành phố trên thế giới.

Tại Châu Á Thái Bình Dương và Trung Đông, Việt Nam xếp thứ tự 15, sau Singapore (thứ 5), Malaysia (thứ 7), Thái Lan (thứ 9) và Philippines (thứ 14). Thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ tự 32 các thành phố tại Châu Á Thái Bình Dương, sau Singapore (số 1), Kuala Lumpur

(số 5), Bangkok (số 8), Bali (số 18), Manila (số 19), Chiềng Mai (số 24). Tp. Hồ Chí Minh đứng trên Hà Nội (tổ chức 9 hội nghị các hiệp hội quốc tế, xếp thứ tự 42 các thành phố tại Châu Á Thái Bình Dương và Trung Đông).

Năm 2011, tổng số hội nghị các hiệp hội quốc tế được tổ chức tại các thành phố Châu Á

Thái Bình Dương và Trung Đông là 1.985. So với các thành phố trong khu vực Đông Nam Á, Tp. Hồ Chí Minh xếp thứ hạng 7 nhưng số lượng hội nghị tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh là quá nhỏ bé khi so sánh với những thành phố trong khu vực như Singapore, Kuala Lumpur, Bangkok… Qua số liệu thống kê của ICCA, có thể khẳng định Tp. Hồ Chí Minh vẫn dẫn đầu cả nước về việc tổ chức hội nghị của các hiệp hội quốc tế.

Bảng 2.18: Số lượng hội nghị của các hiệp hội quốc tế tổ chức tại các thành phố khu vực Đông Nam Á theo thống kê của ICCA, năm 2011

Hiện nay, chưa có thống kê đầy đủ về số lượng hội nghị các hiệp hội quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh trừ số liệu của ICCA như đã phân tích ở trên. Tuy số liệu này đã phản ảnh rõ vị thế của du lịch hội nghị Tp. Hồ Chí Minh tại Việt Nam cũng như trong khu vực và trên thế giới nhưng chưa phản ánh đầy đủ và chính xác số lượng thực sự các hội nghị của các tổ chức, hiệp hội quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh vì ICCA chỉ thống kê các hội nghị lớn, mang thương hiệu quốc tế, do các tổ chức nằm trong mạng lưới của ICCA báo cáo. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

2.3.3.2. Hội nghị của các tập đoàn

Như đã phân tích ở trên, Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, xuất nhập khẩu đứng đầu cả nước nên ở đây tập trung nhiều công ty liên doanh, tập đoàn kinh tế lớn ở hầu hết các lĩnh vực.

Tp. Hồ Chí Minh cũng là trung tâm tài chính lớn nhất Việt Nam. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc nên phần lớn các ngân hàng, công ty tài chính, chứng khoán, bảo hiểm tập trung tại Tp. Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam về tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước, do vậy các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh đặt trụ sở tại đây cũng chiếm số lượng lớn.

Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.

Ngoài ra, mức tiêu thụ của Tp. Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội, hệ thống bán lẻ tại Tp. Hồ Chí Minh phát triển nhất cả nước, cộng với lối sống bị ảnh hưởng của văn hóa Mỹ thích tiêu dùng, mua sắm nên có thể khẳng định Tp. Hồ Chí Minh là thị trường hàng hóa, dịch vụ lớn nhất và sôi động nhất Việt Nam

Từ những căn cứ trên, cộng với đặc điểm của hội nghị các công ty, tập đoàn là tổ chức gần nơi đặt trụ sở hoặc tại những thị trường lớn, những trung tâm kinh tế, giao thương, địa điểm trung chuyển nên có thể khẳng định Tp. Hồ Chí Minh là nơi tổ chức hội nghị của các công ty, tập đoàn nhiều nhất cả nước.

Hiện nay, chưa có số liệu thống kê cụ thể về số liệu các hội nghị của công ty, tập đoàn tại Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Cục Hội nghị, Triển lãm Thái Lan năm 2011 [23] thì số lượng người tham dự hội nghị tập đoàn tại Thái Lan chiếm khoảng 26% trong số lượng khách MICE của Thái Lan. Số hội nghị được tổ chức là 2.576. Chi tiêu trung bình/người/ngày là 627,49 USD, thời gian lưu trú trung bình là 5,66 ngày, chi tiêu trung bình theo người là 3.551 USD.

  • Chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh với mục đích dự hội nghị, hội thảo

Theo kết quả điều tra chi tiêu khách du lịch năm 2009 của Tổng cục Thống kê [14], chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh với mục đích dự hội nghị, hội thảo là 161,2 USD/ngày. Trong đó, 54,57% chi cho thuê phòng, 38,47% chi cho ăn uống, 13,63% chi cho đi lại tại Việt Nam, 5,19% chi cho thăm quan, 24,84% chi cho mua hàng hóa, 4,15% chi cho vui chơi, giải trí, 0,32% chi cho y tế và 20,02% chi cho việc khác.

Thời gian lưu lại Tp.Hồ Chí Minh bình quân một lượt khách du lịch quốc tế với mục đích dự hội nghị, hội thảo là 5,11 ngày, trong đó, đi theo chương trình du lịch là 3,67 ngày, đi theo tự sắp xếp là 5,34 ngày.

Những ấn tượng tốt của khách du lịch quốc tế đối với Tp. Hồ Chí Minh như sau: trong 1496 người được hỏi, 44,5% người thích thái độ con người, 32,9% thích phong cảnh đẹp, 27,9% thích những cái khác, 26,7% thích hàng hóa rẻ.

  • Số lượng người thân đi cùng khách tham dự hội nghị, hội thảo

Một đặc điểm của khách du lịch MICE là hay đưa người thân đi cùng trong quá trình tham dự sự kiện. Theo số liệu thống kê của Cục Hội nghị, Triển lãm Thái Lan [23] năm 2010, cứ 06 người tham dự hội nghị, có 1 người đưa người thân đi cùng; năm 2011 thì cứ 03 người tham dự hội nghị, có 1 người đưa người thân đi cùng.

Do Tp. Hồ Chí Minh là điểm đến khá mới lạ, hấp dẫn với khách du lịch MICE nên ta có thể khẳng định số lượng người thân đi cùng khách tham dự hội nghị, hội thảo là con số không nhỏ. Những người này cũng chi tiêu như những khách du lịch thông thường, thậm chí nhiều hơn và đem lại nguồn thu lớn cho du lịch Thành phố.

2.3.3.3. Triển lãm, hội chợ thương mại Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

Dựa triên số liệu của Sở Công thương Tp. Hồ Chí Minh công bố trên website, học viên đã tiến hành tổng hợp số lượng triển lãm, hội chợ thương mại được tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh các năm 2010-2012 như sau:

Năm 2010, Tp. Hồ Chí Minh tổ chức 178 triển lãm, hội chợ thương mại. Trong đó,

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn tổ chức nhiều hội chợ nhất (40), Trung tâm triển lãm và Hội chợ Tân Bình (33), Nhà Thi đấu Phú Thọ (14) và địa điểm khác (91). Chủ đề nhiều hội chợ tổ chức nhất là thương mại (75), công nghiệp (45), thời trang làm đẹp (14), công nghệ thông tin viễn thông (11), xây dựng (10), giáo dục, du lịch (8), y tế (5), nông nghiệp, thực phẩm (2).

Bảng 2.19: Số lượng triển lãm, hội chợ thương mại tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2010 chia theo địa điểm tổ chức

Bảng 2.20: Số lượng triển lãm, hội chợ thương mại tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2010 chia theo chủ đề

Năm 2011, Tp. Hồ Chí Minh tổ chức 105 triển lãm, hội chợ thương mại. Trong đó, Trung tâm triển lãm và Hội chợ Tân Bình tổ chức nhiều nhất (28), tiếp theo là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn (24), Nhà Thi đấu Phú Thọ (11), ngoài ra các địa điểm khác (42). Chủ đề tổ chức nhiều hội chợ thương mại nhất là thương mại (40), công nghiệp (31), xây dựng (9), thời trang làm đẹp (8), công nghệ thông tin, viễn thông (7), nông nghiệp, thực phẩm (4), y tế (2), giáo dục (2), du lịch (2).

  • Bảng 2.21: Số lượng triển lãm, hội chợ thương mại tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2011 chia theo địa điểm tổ chức
  • Bảng 2.22: Số lượng triển lãm, hội chợ thương mại tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2011 chia theo chủ đề

Năm 2012, có 97 triển lãm, hội chợ thương mại được tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh. Trong đó, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm nhất (46), tiếp theo là Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Tân Bình (23), Nhà thi đấu Phú Thọ (5) và các địa điểm khác (23). Chủ đề tập trung nhất của triển lãm, hội chợ thương mại là công nghiệp (44), tiếp theo là thương mại (24), thời trang làm đẹp (9), y tế (8), nông nghiệp, thực phẩm (5), công nghệ thông tin, viễn thông (3), xây dựng (3) và du lịch (1).

  • Bảng 2.23: Số lượng triển lãm, hội chợ thương mại tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2012 chia theo địa điểm tổ chức Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.
  • Bảng 2.24: Số lượng triển lãm, hội chợ thương mại tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2012 chia theo chủ đề
  • Bảng 2.25: Số liệu triển lãm, hội chợ thương mại tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh các năm 2010, 2011, 2012

Như vậy, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, số lượng hội chợ, triển lãm thương mại được tổ chức tại Tp.Hồ Chí Minh giảm dần theo các năm. Các chủ đề hàng đầu của hội chợ, triển lãm là thương mại, công nghiệp.

Bên cạnh đó, phần lớn hội chợ, triển lãm tại Tp. Hồ Chí Minh là hội chợ, triển lãm nội địa, mang tầm quốc gia. Tỷ trọng hội chợ, triển lãm quốc tế chiếm số lượng nhỏ, thiếu những triển lãm, hội chợ mang thương hiệu quốc tế, có tính quy mô khu vực và toàn cầu. Người trưng bày triển lãm bao gồm cả người nước ngoài và trong nước nhưng khách thăm triển lãm phần lớn là trong nước.

Trong lĩnh vực du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công Hội chợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (ITE –HCMC). Đây là hội chợ du lịch có tính thương hiệu quốc tế được tổ chức thường niên nhằm kết nối, quảng bá các điểm đến du lịch của các nước tiểu vùng sông Mê Kông (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam). Tính đến năm 2012, Hội chợ này đã được tổ chức 8 lần. Ước tính, hàng năm hội chợ thu hút sự tham dự của hơn 500 doanh nghiệp đến từ hơn 30 quốc gia khác nhau và ước tính có khoảng hơn 18,000 khách công chúng  đến tham quan hội chợ.

Hiện nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ về số lượng khách dự hội chợ, triển lãm tại TP. Hồ Chí Minh. Theo số liệu thống kê của Cục Hội nghị, Triển lãm Thái Lan [23] năm 2011, Thái Lan tổ chức 79 sự kiện triển lãm, tổng số cả người trưng bày và người thăm triển lãm là 150.376, chiếm 18,8% tổng số khách du lịch MICE tại Thái Lan. Chi tiêu trung bình /người/ngày đối với người trưng bày triển lãm là cao nhất trong du lịch MICE: 862,83 USD.

Chi tiêu trung bình/người/ngày của khách thăm triển lãm là 423,45 USD. Thu nhập ước tính là 377.475.011 USD.

Các nhà trưng bày triển lãm cũng thường mang theo người thân đi cùng. Theo Cục Hội nghị, Triển lãm Thái Lan năm 2010 cứ 05 người trưng bày triển lãm, 01 người mang người thân đi cùng, năm 2011 cứ 09 người trưng bày triển lãm có 01 người mang người thân đi cùng. Do vậy, số người thân đi cùng người trưng bày triển lãm tại Tp. Hồ Chí Minh là đáng kể và mang lại nguồn thu bổ sung cho du lịch MICE.

Một số PEO chuyên nghiệp tiêu biểu tại Tp. Hồ Chí Minh bao gồm Công ty cổ phần Hội chợ triển lãm và Quảng cáo Việt Nam, Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thương mại, Công ty Cổ phần ADPEX….

2.3.3.4. Du lịch khen thưởng Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

Các chương trình du lịch khen thưởng gồm 3 loại chính: du lịch quốc tế (khách quốc tế đến Việt Nam khen thưởng), du lịch nước ngoài (khách Việt Nam ra nước ngoài khen thưởng), du lịch nội địa (khách Việt Nam khen thưởng tại trong nước).

Hiện nay, các đơn vị có khả năng tổ chức các chương trình du lịch khen thưởng cho khách quốc tế đến Việt Nam và khách Việt Nam ra nước ngoài là các công ty lữ hành lớn có uy tín như Công ty lữ hành Saigontourist, Benthanh tourist, Viettravel, Fiditourist… Việc thống kê số lượng khách du lịch khen thưởng từ các công ty đòi hỏi thời gian và điều kiện kinh tế, do vậy cho đến nay vẫn chưa có số liệu thống kê đầy đủ, chính thức về số lượng khách du lịch khen thưởng tại Tp. Hồ Chí Minh.

Do phạm vi nghiên cứu rộng nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu tại Công ty lữ hành Saigontourist-công ty đón khách du lịch khen thưởng hàng đầu tại Việt Nam.

Công ty Lữ hành Saigontourist thường tổ chức các chương trình du lịch kết hợp khen thưởng, hội nghị, dạ tiệc-gala dinner, kết nối tinh thần tập thể team-building…. Mùa du lịch khen thưởng thường bắt đầu chuyển động từ dịp Lễ 30/4, sau đó tăng tốc mạnh mẽ trong mùa hè và kéo dài đến cuối năm. Trong du lịch khen thưởng, yếu tố giải trí, nghỉ dưỡng vẫn đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính như hiện nay, các doanh nghiệp ưu tiên “một hành trình-nhiều hoạt động tiện ích” nên Công ty Lữ hành Saigontourist cung cấp dịch vụ khen thưởng trọn gói, tiết kiệm, linh hoạt, chuyên nghiệp và ưu tiên chiều sâu nội dung của chương trình. Các chương trình du lịch khen thưởng đi nước ngoài thường kết hợp khảo sát thị trường, tham gia hội nghị, tìm kiếm cơ hội đầu tư, xuất nhập khẩu, thương mại…

Các điểm đến du lịch khen thưởng yêu thích nhất trong nước là Vũng Tàu, Phan Thiết, Nha Trang, Đà Lạt, Madagui (Lâm Đồng), Huế, Đà Nẵng, Hội An… Với du lịch nước ngoài, Thái Lan và Malaysia là 2 điểm đến yêu thích của nhiều doanh ngiệp bởi ưu thế chi phí tiết kiệm nhất. Ngoài ra, khách hàng còn được Cục Xúc tiến du lịch 2 nước này hỗ trợ quà lưu niệm hoặc phục vụ các tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống trong các dạ tiệc và hội nghị. Bên cạnh đó, các điểm đến phổ biến khác được khách hàng quan tâm lựa chọn gồm Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông Trung Quốc.. Ngoài ra, khách hàng có thể tổ chức sự kiện tại những điểm đến xa và mới lạ hơn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand…

Giải pháp được Saigontourist đưa ra và được đông đảo khách hàng ưa chuộng là sử dụng dịch vụ khen thưởng trọn gói bao gồm vận chuyển, lưu trú, tham quan, hội thảo, dạ tiệc-gala dinner, kết nối tinh thần tập thể team-building… Khách hàng sẽ được hưởng chính sách giá tốt nhất nhờ nhà điều hành MICE liên kết giảm giá các dịch vụ liên quan trong chuỗi hệ thống Saigontourist. Hiện nay, Công ty Lữ hành Saigontourist đang đưa ra gói du lịch khen thưởng “4 trong 1” – cùng 1 hành trình khách được tham quan – dự hội nghị – tham gia các hoạt động xây dựng tinh thần tập thể – dạ tiệc.

Trong năm 2010, Công ty Lữ hành Saigontourist đã phục vụ hơn 67.000 khách MICE, trong đó phần lớn là khách du lịch khen thưởng. Hai tháng đầu năm 2012, Công ty Lữ hành Saigontourist phục vụ gần 100 đoàn khách MICE với hơn 15.000 khách MICE trong nước và quốc tế, chiếm 30% chỉ tiêu về MICE đề ra cho năm 2012. Tháng 5/2012, Công ty Lữ hành Saigontourist đã tổ chức 50 đoàn khách MICE với tổng số hơn 6000 khách. Trung bình một đoàn khách MICE do Công ty Lữ hành Saigontourist phục vụ là  100 khách/đoàn.Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.

Bên cạnh các trang web du lịch chuyên đề theo mùa, Công ty Lữ hành Saigontourist tiên phong triển khai trang web phục vụ nhu cầu về du lịch MICE tại địa chỉ. Các công ty, doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập, cung cấp thông tin và yêu cầu cụ thể về du lịch MICE, đặc biệt là du lịch khen thưởng để được các chuyên gia và nhân viên tư vấn.

Theo số liệu thống kê của Cục Hội nghị và Triển lãm Thái Lan [23] năm 2011 thì du lịch khen thưởng chiếm 25,72% thị trường du lịch MICE, chi tiêu trung bình/người/ngày là 483,62 USD.

2.4. Những tồn tại, hạn chế của du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh

Trên cở sở kết quả buổi Tọa đàm với 10 doanh nghiệp lữ hành, khách sạn hàng đầu khai thác du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 21/12/2010 do Tổng cục Du lịch tổ chức cũng như quan sát và phân tích cảm quan của học viên, học viên nhận định du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh còn những tồn tại và hạn chế như sau:

Hiện nay, hoạt động du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh phát triển “mạnh ai nấy làm” và mang tính tự phát, thiếu tính liên kết, chưa có sự điều phối chung của cơ quan, tổ chức chuyên trách về phát triển du lịch MICE (MICE Bureau).

Hoạt động du lịch MICE chưa mang tính chuyên nghiệp, phần lớn các công ty MICE của nước ngoài thuê công ty MICE trong nước thực hiện phần dịch vụ trong nước theo hợp đồng khoán nên phần lợi nhuận các công ty trong nước thu được thường thấp hơn đối tác nước ngoài. Các công ty MICE của ta chưa trực tiếp khai thác khách tại thị trường nước ngoài.

Giữa các công ty cung cấp dịch vụ MICE trong nước như công ty lữ hành, khách sạn đôi khi thiếu tính hợp tác, có sự cạnh tranh không lành mạnh trong việc cùng đăng cai một sự kiện MICE nên các công ty MICE tại Thái Lan, Singapore… lợi dụng cơ hội và lôi kéo sự kiện đó về nước họ.

Do nhằm lôi kéo sự kiện MICE về công ty mình, một số công ty hạ thấp giá thành đồng thời hạ thấp chất lượng dịch vụ nên đôi khi dẫn đến hậu quả hình ảnh du lịch MICE Thành phố bị ảnh hưởng.

Do thiếu kinh phí hạn hẹp, Du lịch Tp. Hồ Chí Minh chưa tham gia thường xuyên và đầy đủ tại những hội chợ quốc tế chuyên ngành về MICE.

Bên cạnh đó, Du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh thiếu đội ngũ marketing giỏi có thể đàm phán trực tiếp và lôi kéo các hợp đồng MICE tại những hội chợ chuyên ngành về MICE. Thiếu các công ty quản lý điểm đến chuyên nghiệp chuyên đi đăng cai, đấu thầu các sự kiện MICE quốc tế lớn.

  • Hồ Chí Minh thiếu các chuyên gia giỏi thuộc các tổ chức quốc tế, hiệp hội ngành, nghề quốc tế-người giơ tay đăng cai hội nghị MICE tại các diễn đàn quốc tế. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh.
  • Hồ Chí Minh thiếu các chính sách hỗ trợ, trợ cấp bằng vật chất, tiền, hiện vật… đối với các cá nhân, tổ chức giúp đăng cai sự kiện MICE tại địa phương.
  • Các công ty cung cấp dịch vụ MICE tại Tp. Hồ Chí Minh gặp khó khăn khi phải phục vụ những đoàn khách lớn. Khi phục vụ các đoàn khách lớn, các công ty lữ hành phải xé nhỏ đoàn khách để chuyên chở hoặc bố trí khách ở những khách sạn khác nhau. Điều này gây nhiều bất tiện trong việc tổ chức các hoạt động của đoàn MICE
  • Đoàn MICE thường đi thành những đoàn lớn, khách MICE lại rất kỹ tính về mặt giờ giấc, các hoạt động của du lịch MICE phải diễn ra theo đúng kế hoạch, không được xảy ra sai sót. Tuy nhiên, Tp. Hồ Chí Minh thường xuyên tắc đường vào giờ cao điểm nên điều này cũng gây nhiều khó khăn cho các công ty lữ hành trong việc thực hiện các hoạt động của đoàn MICE.

Hiện nay, đối với các chương trình du lịch khen thưởng, các công ty lữ hành tại Tp. Hồ Chí Minh thường chỉ giữ khách MICE tại Tp. Hồ Chí Minh một số đêm, còn lại chuyển khách MICE ra các điểm du lịch phụ cận Thành phố để tránh tình trạng tắc đường. Thậm chí, một số doanh nghiệp lữ hành còn lo ngại trong tương lai nếu không có sự thay đổi, Tp. Hồ Chí Minh sẽ không thể giữ được vị trí điểm đến MICE hàng đầu như hiện nay so với các điểm MICE khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu…

Hồ Chí Minh thiếu địa điểm tổ chức các sự kiện chuyên đề của Du lịch MICE. Trong các chương trình MICE, cả hội nghị, hội thảo, triển lãm, khen thưởng, nhà tổ chức thường tổ chức các dạ tiệc cho đại biểu tham dự. Các sự kiện này thường mang tính độc đáo và dấu ấn bản sắc địa phương. Bên cạnh việc tổ chức tại các khách sạn cao sao, Trung tâm hội nghị, triển lãm, một số nhà tổ chức còn tổ chức dạ tiệc tại những địa điểm đặc biệt mang tính văn hóa, lịch sử của địa phương… Một số sự kiện khách tham dự lên đến hàng nghìn người và Tp. Hồ Chí Minh gặp khó khăn trong việc tìm kiếm địa điểm tổ chức những sự kiện lớn như vậy.

Thiếu các phương tiện giải trí về đêm: Tuy Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm giải trí nhộn nhịp nhất Việt Nam nhưng nếu so sánh với các hoạt động giải trí về đêm tại Băng cốc, Singapore thì những hoạt động giải trí này vẫn còn nghèo nàn. Tp. Hồ Chí Minh thiếu những nhà hát khổng lồ như tại Băng cốc, nơi biểu diễn những chương trình nghệ thuật về văn hóa, lịch sử và cuộc sống thường ngày của Thành phố với cách biểu diễn rất chân thực để tất cả các du khách nước ngoài đều hiểu dù không biết ngoại ngữ. Tp. Hồ Chí Minh thiếu những công viên, vườn thú nơi du khách có thể quan sát cuộc sống về đêm của các loài động vật như tại Singapore…

Hồ Chí Minh thiếu những trung tâm mua sắm các sản phẩm mỹ nghệ của địa phương như tại Băng cốc, Thái Lan nơi du khách có thể mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang nét đặc trưng của Thành phố.

Hồ Chí Minh thiếu đội ngũ phiên dịch viên giỏi. Hiện nay, các nhà tổ chức hội nghị, hội thảo gặp nhiều khó khăn khi thuê phiên dịch viên giỏi tại Tp. Hồ Chí Minh vì số lượng ít so với nhu cầu và chi phí quá cao. Đôi khi, các nhà tổ chức hội nghị, hội thảo tại Tp. Hồ Chí Minh phải thuê phiên dịch viên từ Hà Nội, Huế vào Thành phố và phải chịu thêm chi phí vé máy bay và chỗ ở.

Tiểu kết Chương 2 

Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất tại Việt Nam với lượng khách quốc tế chiếm khoảng 60% lượng khách quốc tế đến nước ta qua cửa khẩu và doanh thu du lịch chiếm khoảng 42% doanh thu du lịch cả nước.

So sánh với các thành phố khác trong cả nước, Tp. Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng và điều kiện nhất để phát triển du lịch MICE nên việc lựa chọn du lịch MICE để ưu tiên phát triển là hoàn toàn đúng đắn.

Trong các phân khúc chính của Du lịch MICE, phân khúc hội nghị, hội thảo chiếm tỷ trọng và vị trí quan trọng nhất, tiếp theo là triển lãm và cuối cùng là khen thưởng.

Lượng khách MICE đến Tp. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 20% lượng khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh. Doanh thu du lịch MICE từ năm 2009-2012 ước đạt 2,5 tỷ đô la Mỹ. Có thể khẳng định Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm Du lịch MICE lớn nhất cả nước.

Tuy nhiên, sự phát triển du lịch MICE chưa tương xứng với tiềm năng và những điều kiện ưu đãi do còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh.

Để đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh, trên cơ sở kinh nghiệm phát triển du lịch MICE thành công của các thành phố trong khu vực, thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt những tồn tại, hạn chế, người viết sẽ đề xuất các giải pháp tập trung phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh ở Chương 3.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại HCM

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993