Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Khái quát về thị xã Ninh Hòa

Thị xã Ninh Hòa nằm ở phía bắc thành phố Nha Trang, là một trong những địa phương của tỉnh Khánh Hòa là một nhánh của dải Trường Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Ninh Hòa là đầu mối giao thông của tỉnh ngã ba cua quốc lộ 1A, đường sắt bắc nam, quốc lộ 26, phía đông có cảng biển hòn Khói, phía nam có cảng biển lương Sơn. Những tiềm năng này là nền tảng cơ bản để phát triển các loại hình du lịch.

Ninh Hoà với diện tích 1196km2, là địa phương có diện tích lớn nhất tỉnh, với dân số trên 232.541 nghìn người sinh sống trên địa bàn 27 xã, phường với, mật độ trung bình gần 194 người/km2. Dân cư Ninh Hòa đa số làm nghề nông ở các miền đồng bằng, làm nghề đánh cá ở ven biển; riêng nghề làm gạch gói ở Giếng Bọng, Ninh Xuân và làm muối thì ở Hòn Khói. Một số tiểu công nghệ đặc thù “cha truyền con nối” như làm nghề bánh tráng, bún, bánh nậm, bánh ít, bánh xèo, bánh căn, bánh dây, bánh hỏi, chả, nem, thợ rèn, làm vôi… hầu hết tập trung ở Xóm Rượu. Đặc biệt, chả và nem ở đây rất nổi tiếng cả nước không đâu bằng. –  Ninh hòa có tài nguyên thiên nhiên đa dạng nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà, mùa đông không rét buốt. Có nhiều sông suối, nổi bật là sông Cái là nguồn cung cấp nước chính cho thị xã, rừng có nhiều lâm sản có giá trị kinh tế cao và nhiều loại cầm thú, chim muông phong phú như voi, hổ, báo, công, trĩ…Phía đông giáp biển với nhiều loài sinh vật quí giá cá thu, tôm, mực các loại trai ốc. Ninh Hoà có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng như suối Ba Hồ ở Ninh Ích, hồ Đá Xẽ ở Ninh Lộc, Ao Bà ở Ninh Hưng, thác Nước Bay ở Ninh Thượng, suối nước nóng Trường Xuân ở Ninh Tây…

Trong những năm gần đây Kinh tế xã hội Ninh có những phát triển mạnh mẽ đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ trong đó du lịch. Năm 2023 du lich tăng bình quân 16,3%, các loại hình du lịch, dịch vụ, thương mại không ngừng được mở rộng với quy mô ngày càng lớn và hiệu quả cao.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2.2. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa

2.2.1. Các nhân tố bên trong

2.2.1.1. Vị trí địa lý 

Thị xã Ninh Hoà có hệ tọa độ từ 12020’ – 12045’ vĩ độ bắc và từ 105052’ – 109020’ kinh độ đông. Phía đông giáp Biển Đông; phía tây giáp huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk; tây nam giáp huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa; tây bắc giáp huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên; phía nam giáp huyện Diên Khánh và thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; phía bắc giáp huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Với vị trí ngã ba nơi giao nhau giữa quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 26 đi Buôn Ma Thuột. Cách thành phố Nha Trang 33km về phía nam, cách thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh) 27km về phía bắc, cách Buôn Ma Thuột 164km về phía tây.

Thị xã Ninh Hoà nằm trong vùng vịnh Vân Phong và là cửa ngõ ra biển của hành lang Đông – Tây nối vùng Tây Nguyên với Biển Đông. Là đầu mối giao thông quan trọng dẫn đến các địa danh nổi tiếng của thị xã Ninh Hòa như suối Ba Hồ ở Ninh Ích, hồ Đá Xẻ ở Ninh Lộc, Ao Bà ở Ninh Hưng, thác Nước Bay ở Ninh Thượng, suối nước nóng Trường Xuân ở Ninh Tây, núi Phượng Hoàng hùng vĩ và thác nước Eakrongru trên độ cao 500m.

Do có lợi thế về vị trí địa lý, yếu tố lịch sử văn hóa truyền thống nên thị xã Ninh Hòa được xác định là trung tâm phát triển kinh tế – văn hóa, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển chung cho vùng kinh tế phía nam của vịnh Vân Phong.

2.2.1.2. Các nhân tố tự nhiên Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Địa hình: Ninh Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên là 119.777ha, có trên 70% là núi rừng, 0,44% là động cát ven biển. Địa hình thị xã Ninh Hòa bị chia cắt nhiều bởi núi cao, nhiều dốc và đèo hiểm trở. Phía tây trên quốc lộ 26 có đèo Dốc Đất, đèo Phượng Hoàng; phía nam trên quốc lộ 1A có đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì; phía bắc có dốc Giồng Thanh, dốc Đá Trắng; phía đông đồng bằng có dải núi Hòn Hèo chạy theo hướng tây bắc – đông nam, ba mặt nhô ra biển tạo thành một bán đảo lớn 146km2 với nhiều đỉnh cao trên 700m. Đây là bán đảo có diện tích lớn nhất Khánh Hòa, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.

Đồng bằng nơi đây là một lòng chảo hơi tròn, ba mặt bị núi bao bọc, bán kính khoảng 15km. Địa hình thấp dần từ tây sang đông và từ bắc xuống nam. Vùng trung tâm đồng bằng đất đai tương đối phì nhiêu. Khu vực đồng bằng là nơi có nhiều di tích lịch sử như lăng Bà Vú, chùa Tiên Du, trường Pháp – Viêt…

Khí hậu: Ninh Hòa nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của khí hậu hải dương nên quanh năm khí hậu nơi đây tương đối ôn hoà, mùa đông không rét buốt với nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,60C, độ ẩm bình quân hàng năm là 70% – 80%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1350mm, thời tiết mưa không đều, hàng năm mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11, thường gây lũ lớn nhưng ít khi có bão. Mùa khô nắng nhiều, gió Tây Nam thổi mạnh, thường gây hạn hán gay gắt. Nhiệt lượng ánh sáng dồi dào với 2.482 giờ nắng/năm, tổng nhiệt lượng bình quân trong năm 9.5000C. Với khí hậu trên thuận lợi cho sản xuất, hoạt động du dịch diễn ra hầu như quanh năm.

Thủy văn: Hệ thống sông suối ở thị xã Ninh Hoà tương đối dày, nhưng phân bố không đều. Vùng núi cao mật độ lưới sông dày khoảng 1km/km2, vùng đồng bằng ven biển có mật độ lưới sông mỏng hơn khoảng 0,6km/km2. Với đặc điểm địa hình chia cắt nên sông ngòi nơi đây thường ngắn và dốc, lưu lượng giữa mùa mưa và mùa khô chênh lệch rất lớn. Mùa mưa tốc độ dòng chảy bề mặt lớn thường gây lũ lụt, quá trình xói mòn bề mặt diễn ra mạnh.Vào mùa khô lưu lượng nước các sông thấp, nhiều sông suối bị khô cạn nhanh.

Thị xã Ninh Hoà có hệ thống sông chính là sông Cái dài 49km, chia thành 2 nhánh lớn là nhánh sông Cái ở phía nam và nhánh sông Đá Bàn ở phía bắc. Sông Cái có nguồn gốc từ núi Chư Hơ Mu ở độ cao 2051m, chảy theo hướng tây bắc – đông nam và đổ ra đầm Nha Phu. Sông Cái có tiềm năng về thủy điện, thủy lợi, thủy sản đặc biệt là du lịch. Phía nam có con sông Găng do các suối phát nguyên từ dải núi phía nam và tây nam như: suối Nhà Chay, suối Bà Tứ, suối hồ Đá Xẻ hợp thành, qua cửa Tam Ích cũng đổ ra đầm Nha Phu. Ngoài ra còn có các suối bắt nguồn từ Ba Hồ cũng đổ ra đầm này. Sông ngòi tạo ra nhiều thác tự nhiên đẹp có giá trị du lịch, như thác Mơ (Ninh Thượng), Eakrongru, Đá Bàn (Ninh Sơn), Ba Hồ (Ninh Ích).

Nằm ở hạ nguồn của Thác Bay, thác Mơ được bao bọc bởi những cánh     rừng còn rất hoang sơ mà chỉ có người dân địa phương mới biết được. Có thể tóm gọn về thác thác Mơ bằng một câu:  “Đẹp nhất vào mùa hè, rực rỡ hùng vĩ nhất khi mưa về”.

Hồ Đá Bàn được khởi tạo vào đầu thập niên 1980, khi người dân địa phương xây đập ngăn nước trên thượng nguồn sông Lốt. Hồ có hình dạng giống như chiếc lá, dài trên 2km, rộng trên 1km, bao quanh là khu rừng nguyên sinh phòng hộ đầu nguồn. Chính giữa hồ nước nổi lên một tảng đá đen sừng sững. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Nước đổ vào lòng hồ từ ba con suối là suối Dứa, suối Cái và suối Đá Đen, quanh năm xanh trong. Dòng suối Dứa vòng vèo uốn khúc với những thảm cỏ xanh hòa trong cát trắng. Cách suối Dứa chưa đầy 500m là dòng suối Cái có những bãi cát trắng phau xen lẫn đá cuội đen. Đi lên phía thượng nguồn, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác khoan khoái, dễ chịu cùng dòng nước trắng xóa, mát lạnh đổ từ ngọn thác xuống suối. Tiếng chim chuyền cành, hót líu lo hòa lẫn với tiếng thác nước reo tạo nên bản giao hưởng thiên nhiên tuyệt diệu. Ở những con suối này có rất nhiều tôm, cua, ốc và các loại cá như: cá chép, cá chình, cá lóc (cá tràu), cá mè, cá trắm đen (trắm Ấn Độ), trắm cỏ nhưng nhiều nhất là cá trắng và cá long tong… Nếu có dịp nghỉ đêm ở đây, du khách sẽ được tham gia lửa trại và đi bắt Cheo (loại thú to bằng con thỏ) cùng người dân địa phương.

Thị xã Ninh Hòa có hai dạng nước ngầm chính gồm: dạng nước ngầm tồn tại trong trầm tích sông suối, tập trung ở các xã phía tây và tây bắc của thị xã và dạng nước ngầm tồn tại trong trầm tích sông biển và biển, tập trung ở các xã phía đông và đông nam của thị xã.

Suối nước nóng: Ở Khánh Hòa, ngoài suối nước nóng Đảnh Thạnh (Nha Trang) nổi tiếng, thì nay trong danh mục các nguồn nước khoáng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe có thêm: suối nước nóng Trường Xuân ở buôn Đung, xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa.

Sinh vật: Tài nguyên rừng: theo thống kê năm 2016 có 51.521,96ha rừng.

Trong đó, rừng sản xuất là 22.341,95ha, rừng phòng hộ là 29.180ha. Rừng Ninh Hoà có nhiều lâm thổ sản có giá trị kinh tế cao như gỗ cẩm lai, cà te, dáng hương, sao, bằng lăng… đặc biệt là kỳ nam, trầm hương là loại dược liệu quý. Rừng là nguồn giữ nước, cung cấp nước tưới và đảm bảo hệ sinh thái môi trường nhằm phát triển kinh tế bền vững cho thị xã Ninh Hòa.

Rừng ngập mặn ven đầm Nha Phu xã Ninh Ích, trước đó có khoảng 200ha rừng nguyên sinh. Tuy nhiên, từ khi phong trào nuôi tôm công nghiệp phát triển rầm rộ, không ít người dân nơi đây đã đưa các loại máy móc tàn phá khu rừng và biến đầm Nha Phu trở thành vùng nuôi trồng thuỷ sản.

Rừng ngập mặn ở đây có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, xã hội, môi trường, với nhiều tác dụng: bảo vệ tính đa dạng sinh học của thảm thực vật ngập mặn của đầm Nha Phu; phòng hộ ven biển và mở nhanh diện tích các bãi bồi ra biển; giảm bớt sự xáo trộn đất đai và ô nhiễm nguồn nước ven biển; tạo sinh kế cho ngư dân của các xã ven đầm Nha Phu nếu được quản lý bền vững. Chúng là lá chắn bảo vệ đất liền và giữ cho khí hậu trong lành. Con người đối xử với thiên nhiên thế nào sẽ được đáp trả như thế ấy, điều đó đúng với cả khu rừng ngập mặn Ninh Ích – Ninh Hòa. Rừng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu.

Tài nguyên biển: Thị xã Ninh Hòa có chiều dài đường bờ biển 25km, diện tích vùng biển khá rộng, nhiều nơi lồi lõm, khúc khuỷu, có nhiều cửa sông, cửa lạch nằm sâu trong đất liền thuận lợi cho phát triển du lịch như tham quan nghỉ dưỡng, tắm, lặn biển, du lịch kết hợp với thể thao. Trong đó quan trọng là, bãi biển Dốc Lết, bãi biển Ninh Vân cùng với địa danh mũi Hòn Khói, suối Hoa Lan…là các điểm du lịch ven biển quan trọng có sức hút lớn đối với du khách. Sinh vật biển có nhiều loài quý như tôm (tôm hùm, sú..), cua, cá mực… đây là những hải rất quý cho quý khách thưởng thức khi tham quan du lịch tại các bãi biển ở Ninh Hòa. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

2.2.1.3. Các nhân tố kinh tế – xã hội

Dân cư, dân tộc và nguồn lao động:  Tổng dân số 232.541 người, mật độ dân số 194 người/km2 năm 2023. Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngư nghiệp, làm muối, tiểu thủ công nghiệp và lâm nghiệp. Người Việt cư trú khắp các xã phường trong thị xã, đông nhất ở các xã, phường trung tâm và ven biển.

Về thành phần dân tộc: Ở thị xã Ninh Hòa ngoài người kinh chiếm đa số trên 90%, thì còn có dân tộc Chăm, Hoa, Êđê và dân tộc Raglai với các phong tục tập quán đặc sắc từ trang phục truyền thống, kiến trúc nhà ở đến tập quán sản xuất sẽ là làm phong phú thêm tiềm năng du lịch của thị xã trong việc đáp ứng những nhu cầu đa dạng của du khách.

Dân tộc Gaglai cư trú chủ yếu ở các xã Ninh Tân, Ninh Tây, Ninh Thượng, Ninh Sơn, sự phân bố dân cư của thị xã nhìn chung có sự chênh lệch khá lớn về cả quy mô dân số và mật độ dân số giữa các vùng và các xã. Bốn xã vùng cao có mật độ dân số rất thấp là: xã Ninh Tân chỉ có 23 người/km2, xã NinhTây có 26 người/km2 đồng thời còn nhiều xã có mật độ dưới 100 người/km2, các xã, phường trung tâm có mật độ dân số cao hơn. Các xã miền núi còn là nơi nhập cư từ từ Nha Trang, các tỉnh phía Bắc vào làm kinh tế mới làm cho nền văn hóa càng thêm đa dạng giữa các địa phương trong thị xã.

Cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển dịch nguồn lao động ở vùng có mật độ dân số cao đến các vùng khác để khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch của thị xã.

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế: Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, thời gian qua UBND thị xã Ninh Hòa đã tích cực chỉ đạo các ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, các chỉ tiêu kinh tế – xã hội thường xuyên, định kỳ qua các năm. Tuy tình hình kinh tế trong nước và địa phương tiếp tục gặp nhiều khó khăn và thách thức, song với sự phấn đấu, nổ lực của cả hệ thống chính trị thị xã, sự đồng thuận của toàn thể nhân dân trên địa bàn, sự chỉ đạo, hỗ trợ tích cực, kịp thời của UBND tỉnh và các sở, ngành. Đến nay, thị xã Ninh Hòa đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế – xã hội:

Về kinh tế: Cơ cấu nền kinh tế thị xã được chuyển dịch theo hướng công nghiệp được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 1.2. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP giũa các ngành kinh tế ở thị xã Ninh Hòa qua hai năm 2018 và 2024

Về Công nghiệp – xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng, năm 2023 đạt 4934 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 6,55%.

Về dịch vụ – du lịch: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ – du lịch năm 2024 năm 2023 đạt 1683 tỷ đồng. Trên địa bàn thị xã có 9.250 cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ của doanh dân với tổng mức lưu chuyển hàng hóa bản lẻ và dịch vụ trung bình hàng năm đạt 4.650 tỷ đồng. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Về sản xuất nông – lâm – thủy sản: Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản năm, năm 2024 đạt 933 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 4,55%, năng suất nhiều loại cây trồng tăng cao. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm trên 100.000 tấn, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Về văn hóa – xã hội, giáo dục đào tạo và dạy nghề: Các trường phổ thông trung học trên địa bàn thị xã được quan tâm đầu tư tăng số lượng phòng học, trang thiết bị dạy và học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em địa phương. Trường Trung cấp nghề, chi nhánh trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 5 tại Ninh Hòa đã đi vào hoạt động đáp ứng một phần lớn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ nghề nghiệp và giải quyết việc làm.

Hàng năm bình quân tạo việc làm mới cho 4.500 lao động mỗi năm. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ – du lịch, công nghiệp, xây dựng, nâng số lao động có trình độ kỹ thuật và qua đào tạo nghề cuối năm 2024 đạt 58%.

Về hoạt động văn hoá – thông tin, thể thao: Các thiết chế văn hóa từng bước được đầu tư xây dựng, phục vụ nhu cầu tổ chức các sinh hoạt văn hóa cho nhân dân, nhất là Nhà sinh hoạt cộng đồng ở các thôn, tổ dân phố.

Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, trọng tâm là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Phong trào thể dục thể thao quần chúng đang phát triển rộng khắp, ngày càng được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Hàng năm, đã bồi dưỡng hàng trăm vận động viên làm nòng cốt ở cơ sở và đi thi đấu các giải thể thao đạt thành tích cao.

Di tích lịch sử văn hóa: Hiện thị xã Ninh Hòa có 281 di tích trong đó di tích đã xếp hạng: 57 di tích chiếm hơn 20 % số di tích toàn thị xã, có 2 di tích cấp quốc gia chiếm chiếm 3,5% số di tích đã được xếp hạng, di tích cấp tỉnh có 55 di tích được công nhận chiếm 96,5 % số di tích đã được xếp hạng.

Lăng Bà Vú: Lăng Bà Vú là một công trình kiến trúc chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa tiêu biểu và đặc sắc, trong đó yếu tố mỹ thuật chiếm vai trò chủ đạo. Một số yếu tố nghệ thuật cung đình và dân gian đầu thế kỷ 19 đã được thể hiện ở đây khá rõ nét đã được Bộ văn hóa thông tin xép hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2010.

Di tích lịch sử Trường Pháp- Việt Ninh Hòa: Trường được xây dựng năm 1922 (năm Khải Định thứ 17), theo lối kiến trúc của Pháp. Trên nền đất xưa của trường là một ngôi trường lớn, lợp bằng tranh. Trường dạy chữ Nho; chính tại nơi đây ông Giáo Thọ (tức cụ Trần Quý Cáp) ở đây để mở trường dạy chữ quốc ngữ và đã bị Pháp và quan án sát tỉnh bắt. Từ khi cụ Trần mất, phong trào tân học bị dìm hẳn vào trong im lặng. Tuy vậy lòng mong mỏi ước ao được theo học kiểu mới vẫn luôn âm ỉ trong lòng người dân địa phương. Và từ đó có một cuộc vận động ngấm ngầm kêu gọi sự đóng góp của nhiều tầng lớp nhân dân, các mạnh tường quân trong và ngoài địa phương giúp vào việc xây dựng một nhà trường cho con em mình đi học. Tên tuổi các vị hảo tâm có công xây dựng nên trường đã được khắc ghi vào bia đá bằng cẩm thạch có vân xanh quanh bia có hoa văn rất đẹp; dưới cùng bia được ghi dòng chữ: “Cũng nhờ tấm lòng rộng rãi của mấy người này mà cái trường này được thành nên như vậy”. Hiện nay tấm bia vẫn còn được lưu giữ tại trường. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Lúc đầu trường chỉ có 3 lớp: dự bị, đồng ấu và sơ đẳng; tương ứng với 2 phòng dưới đất và 1 phòng trên lầu. Năm 1932 trường mở thêm lớp Nhì nhỏ, lớp Nhì lớn; đến năm 1952 xây thêm 3 phòng học nữa. Cơ sở này góp phần hoàn thành việc xây dựng trường Pháp – Việt Ninh Hòa như hiện nay.

Văn Chỉ Ninh Hòa: Di tích lịch sử Văn Chỉ Ninh Hòa tọa lạc tại thôn Phước Lý – xã Ninh Bình – thị xã Ninh Hòa.

Văn Chỉ Ninh Hòa là nơi thờ Đức Khổng Tử, Thất thập nhị hiền (72 học trò giỏi của Khổng Tử) và thờ những người đỗ đạt theo học Nho giáo thời trước và những người đỗ đạt ở huyện Tân Định, nay là thị xã Ninh Hòa.

Văn Chỉ Ninh Hòa được xây dựng trên nền Văn Miếu Bình Khang được xây dựng năm Gia Long thứ 2 (1803). Năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), nhà vua có chiếu chỉ cho lập Miếu thờ đức Khổng Tử rộng rãi trên cả nước. Hưởng ứng chiếu chỉ của nhà vua, các thân hào nho sĩ của huyện Tân Định (nay là thị xã Ninh Hòa) đã góp công, góp của xây dựng Miếu thờ đức Khổng Tử. Từ khi được xây dựng đến nay, Văn Chỉ Ninh Hòa đã trải qua bốn lần trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được nguyên giá trị lịch sử của di tích.

Phủ đường Ninh Hòa: Nằm ở phía bắc tỉnh Khánh Hòa, cách Nha Trang 30km, huyện Ninh Hòa (nay là thị xã Ninh Hòa) là vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Một trong những sự kiện quan trọng gắn liền với truyền thống ấy là cuộc biểu tình ngày 16/7/1930 của nhân dân trong huyện chống thực dân pháp và bọn tay sai phong kiến. Phủ Đường Ninh Hòa, địa điểm chính gắn liền với sự kiện lịch sử trên là một khu nhà được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ của người Việt, gồm một gian hai chái cùng một số phòng phụ. Thời gian đi qua, song cho đến nay phần chính của công trình kiến trúc này vẫn giữ được nguyên vẹn.

Phủ Đường Ninh Hòa là di tích lịch sử được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2010. Đến dây du khách không chỉ được tham quan một công trình kiến trúc cổ, nơi làm việc của quan lại thời phong kiến và để hiểu thêm về truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị xã Ninh Hòa.

Đình Mỹ Hiệp Ninh Hòa: Đình Mỹ Hiệp tọa lạc tại Tổ dân phố 1, phường Ninh Hiệp, Đình được xây dựng năm Tân Hợi (1851) dưới triều vua Tự Đức năm thứ 4. Sau nhiều lần trùng tu, hiện nay Đình Mỹ Hiệp là một trong số ít những ngôi đình còn giữ được những nét kiến trúc cổ, có gía trị nghệ thuật cao ở tỉnh Khánh Hòa.

Đình được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ truyền thống của người Việt, gồm một gian hai chái. Chiều dài của Đình là 21m, mái đình lợp bằng ngói mũi hài, trên nóc có hình tượng cặp rồng vàng chầu Nguyệt. Trước mặt Đình là bức hoành được trang trí như tờ sắc chiếu mở ra từ hai phía, ở giữa là ba chữ Hán đắp nổi ghi: “Đình Mỹ Hiệp”

Đình Mỹ Hiệp còn lưu giữ hai hiện vật được xem là bảo vật của Đình. Một là chữ Thần, là di bút của tú tài Nguyễn Khanh, một trong những thủ lĩnh phong trào Cần Vương ở Khánh Hòa, được viết vào năm Ất Dậu 1885. Hai là chiếc mõ cổ, dài 50cm, đường kính 20cm, niên đại được khắc trên chiếc mõ thời vua Tự Đức năm thú 4, năm Tân Hợi 1851. Năm 2020 đình được UBND tỉnh cấp bằng xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh và hiện nay đang được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Đình Xuân Hòa: Đình Xuân Hòa, tọa lạc tại thôn Xuân Hòa 2, xã Ninh Phụng, trải qua các thời kỳ lịch sử của đất nước, Đình là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, góp phần vào thắng lợi chung của quân và dân Khánh Hòa nói riêng và của cả nước nói chung. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Trước năm 1945: Đình là nơi hoạt động bí mật của cơ sở cách mạng và cũng là nơi cán bộ cách mạng vận động quần chúng nhân dân tham gia trực tiếp vào cuộc biểu tình ngày 16/7/1930. Thời điểm 1945 – 1946: Trong những ngày đầu của cuộc khánh chiến chống thực dân pháp xâm lược, Đình là trụ sở cơ quan uy ban quân chính Nam Trung Bộ, chỉ huy cuộc chiến tại cực Nam – Trung Bộ và Tây Nguyên. Đình là cơ quan chỉ huy và cũng là phòng tuyến của 2 mặt trận Nha Trang và Buôn Ma Thuật. Đình còn là nơi đặt trạm quân dân y tế huyện Ninh Hòa (nay là thị xã Ninh Hòa), cùng đội điều trị Nam Tiến Thuận Hóa phối hợp thành lập, tiếp nhận và cứu chữa thương bệnh binh từ mặt trận Nha Trang chuyển ra và Mặt trận Buôn Ma Thuật chuyển xuống. Đình Xuân Hòa được xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2022.

Các lễ hội truyền thống: Đến năm 2021, Ninh Hòa có 62 di sản lễ hội lớn, nhỏ của người kinh. Trong đó, lễ hội đình làng: 30; lễ hội miếu, lăng: 15; lễ hội chùa: 17.

Lễ cầu ngư: Khánh Hòa là miền đất duyên hải miền Trung Trung Bộ, nghề biển giã là một trong những nghề truyền thống. Ngư dân miền biển Ninh Hòa, Khánh Hòa vẫn còn gìn giữ những nghi lễ cúng cầu Ngư – cúng Khai lạch, thể hiện nét đặc thù của lễ hội miền biển.

Vào tháng ba âm lịch, các đình làng biển rộn ràng chuẩn bị lễ hội cúng cầu Ngư. Những lễ cúng của đình biển lớn nhất có thể kể đến đình Trường Tây phường Vĩnh Nguyên, đình Cù Lao phường Vĩnh Phước, đình Lương Sơn xã Vĩnh Lương… Cách thức, nghi lễ cúng đình làng biển cũng không khác gì so với đình làng nông nghiệp – Nhưng có một điểm khác biệt đó là nghi lễ cúng cầu Ngư cúng cầu hồn cá Voi, trong lễ cúng có hò Bá trạo – một nghi lễ dân gian độc đáo của xứ biển.

Lễ hội cầu Ngư của ngư dân Khánh Hòa là một lễ hội mang những nét đặc thù và độc đáo. Tín ngưỡng thờ cúng cá Voi mang màu sắc phật giáo, tạo cho người dân một niềm tin trong lao động cực nhọc ngoài biển khơi đầy bất trắc.

Lễ hội đình làng nông nghiệp: Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng làng, các vị tiền hiền, hậu hiền khai khẩn đất đai, có công xây dựng làng, lập ấp và Bà Thiên Y A Na. Một số đình hiện nay thờ cả những người đã hy sinh vì dân vì nước. Đình làng là thiết chế tín ngưỡng và văn hóa cổ truyền mang đậm bản sắc riêng của người Việt.

Lễ hội đình làng ở mỗi vùng có khác nhau về ngày giờ nhưng nghi thức tiến hành cơ bản giống nhau, gồm có:

  • Lễ rước sắc: Có đội lân đi trước, cờ ngũ sắc và các chấp sự hộ tống Long đình. Đi sau Long đình là ban tế lễ, dàn nhạc. Sau cùng là các bậc phụ lão và dân làng. Các vị trong ban tế lễ phải ăn mặc theo nghi lễ cổ truyền, áo dài, khăn đóng.
  • Lễ cúng cô hồn: Tiến hành sau lễ rước sắc, vào lúc chiều tối tại miếu cô hồn. Bài cúng có nội dung mời các cô hồn về chứng giám, hưởng lễ và phù hộ cho dân làng có cuộc sống an vui.
  • Lễ thỉnh sanh: Diễn ra lúc 0 giờ cùng ngày, hương án đặt trước sân đình, vật tế thần là con heo sống.
  • Lễ tế Thiên Y Ana: Tại miếu Bà, lúc 1 giờ sáng. Đây là lễ nghênh sắc thần từ đình về nhập miếu. Lễ dâng hương có 3 tuần rượu, đọc văn tế, cầu xin Bà mở đức thần minh ban phước lành cho dân…
  • Lễ tế Chánh: Là nghi lễ quan trọng nhất, tiến hành vào lúc 2 giờ sáng. Sau khi bày đủ lễ, các thành viên ban tế tự và bà con đứng trong không khí trang nghiêm, huyền bí. Sau tuần hương và rượu, chủ xướng đọc văn tế: cầu cho mưa thuận gió hòa, đất nước thanh bình, người người ăn nên làm ra, xóm làng, già, trẻ, an cư, lạc nghiệp…
  • Lễ thứ tế và tôn vương: Lễ thứ là lễ hát cúng đình để dâng thần linh. Lễ này diễn ra trên sân khấu nên nội dung tuồng tích phù hợp với nôi dung cầu an cho dân làng. Hát tôn vương cũng là một màn biểu diễn mang lại vui nhộn, rộn ràng của của yếu tố hội làng như múa lân, rồng, cọp… thể hiện được ước vọng phồn thịnh của dân làng.
  • Lễ hồi sắc: Sau lễ tôn vương là nghi lễ hồi sắc, tiến hành như rước sắc.
  • Lễ tế tiền hiền, hậu hiền: 7 giờ sáng, tế những người có công lập làng, lập đình nhằm ca tụng công đức, bày tỏ lòng biết ơn và cầu xin phước đức cho dân làng. Nghi lễ như tế thần nhưng không có vật sống. Sau lễ tế này là các trò chơi dân gian như đấu cờ tướng, chọi gà, hát dân ca… tại sân đình suốt ngày. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Lễ hội đình làng ở Khánh Hòa nói chung Ninh Hòa nói riêng là dịp để người dân trong làng tưởng nhớ đến tổ tiên, đến những người đi trước đã khai cơ lập nghiệp, khai hoang đất đai, tạo lập làng xóm…trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng truyền thống cần được gìn giữ.

  • Lễ hội Ăn mừng lúa mới của người Raglai ở Ninh Hòa, Khánh Hòa:

Trong nghi lễ nông nghiệp của người Raglai, lễ hội Ăn mừng lúa mới hết sức quan trọng – được xem như là ngày Tết cổ truyền của dân làng. Thời gian tổ chức bắt đầu từ tháng Mười Một đến giữa tháng Giêng âm lịch, cũng là thời gian sau thu hoạch.

Người Raglai có tín ngưỡng đa thần, tin rằng, cây cối đều có hồn và được thần linh cai quản. Các vị thần đó đã cho họ cuộc sống tốt hơn. Vì thế, sau khi thu hoạch, bao giờ họ cũng làm lễ cúng tạ Thần Lúa – Bắp và Ông bà tổ tiên đã phù hộ rồi mới ăn. Trong lễ cúng còn cầu xin cho con cháu trong làng mạnh khỏe, mùa màng năm sau bội thu hơn năm trước.

Lễ hội do từng gia đình tổ chức, qui mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào kết quả thu hoạch mùa vụ và điều kiện kinh tế, lễ hội thường từ 1 – 3 ngày. Các bước lễ – hội được tiến hành như sau:

  • Trước hết là lên rẫy, chọn rẫy tốt nhất làm lễ cúng Thần Lúa, “xin rước Thần Lúa về nhà”. Lễ cúng này đơn giản, lễ vật là trầu cau, cơm, trứng luộc và rượu. Sau khi cúng, mọi người cùng nhau tuốt lúa, làm sạch cho vào gùi và rước Thần Lúa về nhà.
  • Lễ Ăn mừng lúa mới là lễ chính được tổ chức linh đình, rộn ràng những gia đình được mùa to, cúng lớn tổ chức tại nhà dài. Bà con trong thôn giúp chuẩn bị gạo, nếp, rau củ, mổ heo, gà, nấu nướng. Đặc biệt là chuẩn bị vật liệu cho việc nấu món canh Bùi. Đó là món truyền thống không thể thiếu trong lễ cúng để dâng Thần Lúa – Bắp và Ông bà.

Canh Bùi có nguyên liệu từ gạo của lúa mới và lá cây bột ngọt giã nhuyễn, nấu chung với rau rịa xắt nhỏ. Canh Bùi khi chín sền sệt, có mùi vị béo, thơm của gạo, ngọt của rau. Thầy cúng hành lễ có sự chứng giám của gia đình và bà con trong thôn. Các nghi thức cúng được tiến hành rất cẩn trọng.

Sau phần lễ, chủ nhà thường bưng chén rượu đến mời từng người một. Mọi người cùng nhau ăn, uống, chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Rượu càng vào thì các điệu hát A – lâu, Ma – Diêng, nhịp chiêng Sa – va – lâu, Ato – pa – krúc…càng sôi nổi. Thanh niên trong làng còn đốt lửa trại, cùng nhau ca hát, nhảy múa suốt đêm. Cứ như vậy, mùa lễ hội của người Raglai có khi kéo dài đến cả tháng, các làng luôn rộn rã tiếng cồng chiêng.

Lễ Ăn mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Raglai diễn ra hằng năm sau mỗi vụ thu hoạch là một nét văn hóa đẹp trong đời sống tinh thần của người Raglai. Vì thế lễ hội Ăn mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Raglai được coi là một nét văn hóa đẹp trong đời sống tinh thần. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Làng nghề truyền thống: Ở thị xã Ninh Hòa có các làng nghề truyền thống đã được tỉnh công nhận, đó là làng nghề gạch ngói Ninh Xuân; làng nghề đan chiếu thủ công Mỹ Trạch, Ninh Hà; làng nghề muối Ngọc Diêm, Ninh Ích với nhiều năm kinh nghiệm làm muối. Ngoài ra, còn có làng sản xuất nem chua thôn 3, Ninh Hiệp; bún cá Ninh Hòa; làng chài đánh cá ở ven biển các xã Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Hà, Ninh Phú, Ninh giang, Ninh Vân, Ninh Phước, Ninh Diêm…

Những làng nghề này tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, sử dụng lao động địa phương, có thị trường tiêu thụ ổn định, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Hiện tại, các làng nghề này chưa trở thành điểm tham quan cho du khách nhưng nó mang trong mình những nét văn hóa của địa phương nên sẽ là điểm đến của du khách trong tương lai. Vì vậy, tỉnh Khánh Hòa đã có kế hoạch tập trung hỗ trợ xây dựng những làng nghề truyền thống của tỉnh thông qua các chương trình xúc tiến hỗ trợ đầu tư, chương trình khuyến công địa phương để hỗ trợ các làng nghề về đào tạo lao động, kiến thức quản lý, tăng cường khả năng kinh doanh, chuyển giao khoa học công nghệ, cũng như là tiến hành đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu,…

Làng nghề dệt chiếu Mỹ Trạch: Làng Mỹ Trạch Ninh Hà, có nghề dệt chiếu từ lâu đời. Chiếu Mỹ Trạch có tiếng không chỉ do đặc tính của cây cói nơi đây bền, tốt mà còn kết tinh từ kinh nghiệm, kỹ thuật dệt và cả tấm lòng người thợ. Thế nhưng, cũng như bao làng nghề truyền thống khác, làng dệt chiếu Mỹ Trạch đang đi vào suy thoái. Dù vậy, người dân nơi đây vẫn quyết giữ nghề truyền thống của cha ông.

Làng dệt chiếu Mỹ Trạch ra đời khi nào không ai biết rõ, nhưng người ta chắc chắn một điều là chất lượng chiếu Mỹ Trạch không chê vào đâu được. Nếu đem so sánh cùng một chủng loại, kích cỡ, một đôi chiếu do nơi khác sản xuất chỉ sử dụng được 6 tháng, thì chiếu Mỹ Trạch có thời gian sử dụng gấp đôi. Điều gì làm nên “kỳ tích” đó. Người ta bảo, chiếu Mỹ Trạch làm từ cây cói sống trong nước chà hai. Chính điều kiện đó đã làm cho sợi chiếu Mỹ Trạch săn chắc so với sợi cói nơi khác. Không những vậy, sợi cói Mỹ Trạch còn được sơ chế đặc biệt, “sáng phơi chiều cuốn” khiến sợi cói không bị giòn, trong khi ở nhiều nơi chiếu được phơi sương qua đêm nên sợi cói dễ bị giòn. Cùng với cách xử lý sợi, chiếu Mỹ Trạch còn được hun đúc bởi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân làng chiếu. Tình cảm, tấm lòng của họ gửi hết vào khung dệt. Tổng hòa những đặc điểm đó khiến làng chiếu Mỹ Trạch trở nên nổi tiếng.

Chiếu Mỹ Trạch được các thương lái mang đi nhiều nơi, đâu đâu cũng được người tiêu dùng đón nhận với tình cảm chân thành. Do tiêu thụ tốt nên làng nghề ngày càng mở rộng, lúc cao điểm 90% dân số trong làng làm nghề dệt chiếu. Nghề dệt chiếu Mỹ Trạch còn lan sang làng Mỹ Thuận bên cạnh.

Những năm sau giải phóng, nghề dệt chiếu thịnh hành, Ninh Hà thành lập hợp tác xã (HTX) chiếu, xây dựng đội trồng cói thu hút 50 – 70 xã viên, tổ chức khai hoang, mở rộng diện tích trồng cói đến tận rừng sát. Đến khi phong trào nuôi tôm nở rộ, xã quy hoạch lại diện tích trồng cói khiến ruộng cói bị thu hẹp, nhường chỗ cho vuông tôm nhiều lợi nhuận. Ruộng cói thu hẹp, thiếu nguồn nguyên liệu cũng là lúc phong trào dệt chiếu đi xuống. Tuy nhiên, nông dân Ninh Hà vẫn không bỏ nghề truyền thống, họ chuyển đổi một số ruộng xấu, năng suất kém để trồng cói, đồng thời mua nguyên liệu từ nơi khác về để tiếp tục duy trì làng nghề. Điều lạ là trong khi nhiều làng nghề đi vào mai một thì Mỹ Trạch vẫn duy trì được nghề dệt chiếu truyền thống. Đối với người dân Mỹ Trạch, tuy thu nhập từ nghề dệt chiếu không cao nhưng đó là niềm tự hào của họ về nghề truyền thống cha ông để lại. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Hiện sản phẩm của làng nghề gồm 2 loại: chiếu carô và chiếu hàng. Giá cả phụ thuộc vào kích cỡ và chất lượng chiếu. Một đôi chiếu 1,4m thương lái mua tại chỗ, nếu chiếu hàng có giá 45.000 đồng, chiếu đặt giá 120.000 đồng; kích cỡ 1,6m chiếu hàng có giá 50.000 đồng, chiếu đặt giá 150.000 đồng. Do nguồn nguyên liệu bị thu hẹp nên người dân phải đặt mua nguyên liệu từ nơi khác, khiến thu nhập giảm xuống. Cói mua ở Nga Sơn, Thanh Hóa, đay mua ở miền

Bắc hay kiếm dây trân trên núi. Hiện diện tích trồng cói ở Mỹ Trạch chỉ còn 4 ha.

Làng nem Ninh Hiệp:

  • “ Đi đâu cũng nhớ Khánh Hòa
  • Nha Trang gió mát, Ninh Hòa nhiều nem ”

Làng nem Thôn 3, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Nhiều đoàn khách du lịch cũng ghé vào đây để thưởng thức món đặc sản có tiếng của xứ sở Trầm hương. Nem Ninh Hòa có 2 loại nem: nem nướng và nem chua.

Nem nướng được làm từ thịt heo quết mịn, ướp thêm ít gia vị đậm đà, xiên que rồi nướng trên bếp than hồng cho thịt nem vàng ươm. Một phần nem nướng gồm có nem nướng, bánh tráng chiên giòn, kèm với các loại rau đủ mùi vị: xà lách, diếp cá, lá hẹ, rau thơm, dưa leo, xoài, chuối chát, đồ chua… Tất cả được đem cuốn trong bánh tráng, chấm vào nước tương thịt. Ăn một cuốn nem nướng thấy vị thơm mặn mà của thịt nướng, vị mát của rau dưa, vị chua của xoài, khế, đồ chua, và vị ngòn ngọt cay cay của nước tương pha ớt. Hiện nay, một phần nem nướng có giá khoảng 30.000 đồng.

Nem chua được chế biến từ thịt heo đùi, bì heo được tẩm ướp gia vị rồi cuộn vào lá chùm ruột, sau đó gói lớp ngoài bằng lá chuối khoảng 3 ngày, nem lên men tự nhiên mới có thể ăn được. Nem chua được làm thành xâu gồm 20 cuốn và thường được khách du lịch mua về làm quà. Một xâu nem chua khoảng 40.000 đồng “Nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh nem ở phường Ninh Hiệp đã ký được hợp đồng phục vụ du khách với Công ty Du lịch Khánh Hòa. Nhờ du khách mà các cơ sở sản xuất nem ở đây tiêu thụ nhanh, mạnh, ngày thường sản xuất từ 70 kg – 100kg nem, nhưng những dịp lễ, tết như thế này có thể tăng lên 200 – 300kg.

Từ lâu, nem Ninh Hòa đã trở thành một món ăn đặc sản của Khánh Hòa. Ngoài mục đích tôn vinh nghề truyền thống, những người ở làng nem Ninh Hòa còn muốn giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực của xứ biển Trầm Hương.

Nghề tráng bánh tráng xóm Rượu:  Xóm Rượu trước thuộc làng Mỹ Hiệp, xã Ninh Hiệp, nay thuộc thôn 3, phường Ninh Hiêp, gần chợ Dinh. Tuy gọi là xóm Rượu, nhưng ở đây không có hộ nào nấu rượu và từ xưa cũng không có làm ra sản phẩm này. Ở đây chỉ sản xuất nhiều loại bánh tráng phục vụ cho nhu cầu địa phương, trong thị xã, tỉnh và cả nước. Không biết nghề làm bánh tráng có từ thời nào, nhưng cha truyền con nối tới tận ngày nay. Đây là khu dân cư nằm bao quanh Lăng Bà Vú được công nhận di tích Quốc gia nên còn có tên khác là xóm Gò Lăng.

Ninh Hòa còn nổi tiếng về nem chua, nem nướng. Có nhiều quán bán nem ở đây. Ăn nem nướng mà thiếu bánh tráng cuốn thì là một thiếu sót. Nên những lò bánh tráng ở xóm Rượu có điều kiện tiêu thụ mạnh tại địa phương và bán đi các tỉnh.

Bún cá Ninh Hòa: Đến Khánh Hòa mà chưa một lần nếm thử món bún lá cá dầm Ninh Hoà, có lẽ chuyến đi của bạn sẽ chẳng còn trọn vẹn. Bún lá được sản xuất ở làng Thanh Mỹ, phường Ninh Hiệp. Từ đây những gánh bún lá cá dầm toả đi khắp nơi mang đến hương vị khó quên cho thực khách. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Bún được xoáy thành hình tròn mỏng, nhỏ bằng miệng chén, mỗi lát bún lá được đặt trên một miếng lá chuối cắt tròn để các lát bún không dính vào nhau. Nước lèo ăn với bún được nấu từ cá biển như cá cờ, cá bè, cá bò hoặc cá ngừ, loại cá vừa nhiều chất đạm, ngọt thịt lại dai. Khi nấu cá được gỡ xương, dầm ra từng miếng nhỏ thả vào nồi nước. Vài lát cà chua, vài cọng hành hoa xắt sẵn thả vào nồi để giữ mùi thơm và tăng vị. Nước lèo ngon có vị chua dìu dịu của cà và vị ngọt tự nhiên của cá. Cái ngon của tô Bún lá cá dầm là cho dù nồi nước lèo có sôi đến đâu cá vẫn không bị nát mà ngược lại càng thấm, càng dai. Để tăng thêm phần hấp dẫn của món bún lá cá dầm, người ta dùng thịt cá thu, cá đỏ…quết nhuyễn cùng với ít hành củ, gia vị, đem viên tròn thả vào nồi nước lèo hoặc vo thành miếng to, mỏng đem chiên hoặc hấp chín, xắt thành lát mỏng sứp lên trên tô bún. Chả cá chế biến từ cá tươi nên thơm, ngọt thịt, dai nhờ quết. Rau ăn với bún cá phải xắt ghém, xà lách, rau thơm, giá, bắp chuối, …Để tô bún đậm đà hơn, vắt một ít chanh tươi, thêm ít mắm trong, ớt giã nhuyễn, ít mắm ruốc hoặc mắm tôm. Nồi nước lèo ngon phải trong và không tanh mùi cá.

 Các làng nghề truyền thống khác:  Có nghề mộc gia dụng, nghề đóng ghe thuyền, nghề đan lát mây, tre, lá buông ghe nan, thúng chai là sản phẩm của nghề đan tre Khánh Hòa nói chung, Ninh Hòa nói riêng dùng để đi lại trên sông biển. Dân các vùng Ninh Đa, Ninh Hà, Ninh Thân, Xuân Sơn, nghề khai thác trầm kỳ, có nhiều người đi điệu (đi tìm trầm) lâu năm.

Đường lối chính sách: Đảng bộ nhân dân thị ủy Ninh Hòa luôn phân đấu xây dựng, phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Trong quá trình phát triển du lịch luôn tôn trọng các nguyên tắc phát triển bền vững nghĩa là khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo tài nguyên du lịch mang lại lợi ích lâu dài.

Có các chính sách kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào du lịch đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch như nhà hàng, khách sạn, giao thông…

2.2.1.4. Cở sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch

Giao thông vân tải: Có đầy đủ các loại hình giao thông như quốc lộ 1 A, quốc lộ 26 đường sắt Bắc – Nam, cảng biển Hòn khói gần sân bay Đông Tác Tuy Hòa, hệ thông đường liên huyện, liên xã phát triển khá tốt, các tuyến đường đến các điểm du lịch đều được xây dựng khang trang hiện đại. Những năm gần đây, kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch từng bước đầu tư: đã nâng cấp tuyến đường ven biển Ninh Vân – Ninh Hải và thông tuyến với xã Vạn Lương đi Đại Lãnh

  • Đường ô tô

Quốc lộ 1A: 37,5km, từ ranh giới từ huyện Vạn Ninh đến ranh giới thành phố Nha Trang.

Quốc lộ 26: 60km, từ trung tâm thị xã nối với thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Tỉnh lộ 1B: Tuyến TL1B từ ngã ba phường Ninh Diêm đến UBND xã Ninh Vân có chiều dài 26.000m, mặt đường rộng 3,5m, nền đường rộng 7m, chất lượng đường trung bình. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Tỉnh lộ 1A: Tuyến TL1A đi Hòn Khói có chiều dài 14.200m, mặt đường rộng 3,5m, nền đường rộng 7m, chất lượng đường trung bình.

Hệ thống đường liên thôn, liên xã ngày càng hoàn thiện và được nâng cấp mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại sản xuất của nhân dân.

Nhiều tuyến đường giao thông dẫn vào các khu du lịch có thể khai thác phát triển du lịch đang được mở rộng như tuyến đường từ quốc lộ 1A tới Dốc Lết, Ba Hồ…

Đường sắt: Đường sắt Thống Nhất: 44km, từ huyện Vạn Ninh đến thành phố Nha Trang. Đi qua phía tây thị xã với chiều dài 40km và khổ đường sắt 1m. Ga Ninh Hoà có chiều dài 360m, chiều rộng dải đất ga 35m, có 3 đường ray, lượng tàu thông qua ga là 8 đôi tàu khách/ngày đêm, 6 đôi tàu hàng/ngày đêm.

Ga Ninh Hoà là ga xép, chỉ phục vụ tránh tàu, bốc dỡ hàng hoá,  dịch vụ đón khách.

Đường Thủy: Cảng Hòn Khói là cảng chuyên dùng xuất muối kết hợp với cảng hàng hóa, hiện nay cảng có 1 cầu tàu 70x10m, độ sâu trước bến 3,2m, chỉ cho phép các tàu nhỏ (<1000t) như sà lan, tàu Lash, tàu du lịch nhỏ… cập bến.

  • Giao thông đô thị

Giao thông đô thị được xây dựng và mở rộng với tuyến trục chính là đường Trần Quý Cáp và các các tuyến đường chính hỗ trợ theo hướng Bắc – Nam cũng như các tuyến đường chính theo hướng Đông – Tây.

 Hiện đang có thêm các dự án cải tạo nâng cấp và làm mới như: Nâng cấp mở rộng đường 16/7. Khởi công xây dựng đường Bắc – Nam phường Ninh Hiệp.   + Các tuýên xe búyt từ thị xã đi đến các điểm, khu du lịch và đi đến trung tâm hầu hết các huyện trong tỉnh góp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu đi lại để tham quan nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch và khu du lịch của thị xã.

Cấp nước: Trên địa thị xã Ninh Hòa có 5 hệ thống cấp nước sạch, được xây dựng tại Ninh Hiệp công suất 2500m3/ngày đêm và các xã Ninh Hà, Ninh Đông, Ninh Giang, Ninh Quang. Ngoài các hệ thống cấp nước nói trên, các khu du lịch còn chủ động đầu tư nhiều giếng đào, giếng khoan và xử lý nước trước khi đi vào sử dụng. Tuy nhiên, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt, du lịch và sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Ninh Hòa có nhu cầu rất lớn và bức xúc cho cả giai đoạn trước mắt và lâu dài. Cần có sự quan  tâm của các ngành cấp trên trong việc điều tra, nghiên cứu, đầu tư công nghệ hiện đại trong khai thác và xử lý. Hiện nay thị xã đang thực hiện 2 dự án nâng cấp hệ thống cấp nước với công suất cấp nước lên 8.000m3/ngày đêm và nâng cấp nhà máy nước từ 2500m3/ngày đêm lên 4000m3/ngày đêm cung cấp nước sinh họat cho phường Ninh Hiệp và một số xã lân cận. Gần đây, thị xã đang triển khai, đầu tư xây mới và nâng cấp công trình cung cấp nước sạch khu du lịch Dốc Lết – Ninh Vân  nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của hoạt động du lịch.

  • Về cấp điện và chiếu sáng đô thị  Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Điện lưới: Trong những năm qua, chương trình mục tiêu điện khí hóa được đẩy mạnh thực hiện, mạng lưới điện được đầu tư phát triển rộng khắp từ trung tâm thị xã đến các xã, phường và các khu dân cư tập trung.

Nguồn điện lưới điện quốc gia cấp cho khu vực đặt tại trạm nguồn 110Kv Ninh Hòa. Phường Ninh Hiệp và vùng phụ cận sử dụng lưới điện nổi 380/220V ba pha bốn dây trung tính nối đất. Lưới điện hạ thế trong khu vực thị xã trong nhiều năm nay đã được đầu tư cải tạo từng bước nên chất lượng tương đối tốt. Tuy nhiên còn nhiều khu lưới điện hạ thế do dân tự xây dựng nên chưa đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật. Do nhu cầu phát triển đô thị cần thiết phải quy hoạch cải tạo lại để đảm bảo nhu cầu phát triển. Các công trình công cộng và các khu dân cư của đô thị Ninh Hoà được cung cấp bởi trạm khách hàng HVS: 110/6Kv. 84% các hộ đã được sử dụng điện. Cấp điện sinh hoạt tại Ninh Hiệp đạt 2.231KW/người/năm.

Lưới điện chiếu sáng đô thị hiện mới được xây dựng trên hầu hết các trục đường chính của đô thị với đèn chiếu sáng chủ yếu là đèn cao áp Natri có công suất từ 220V – 75W đến 220V – 400W. Tổng chiều dài các tuyến đã được chiếu sáng là 25.990km/tổng chiều dài các tuyến đường 21,23km.

Hiện đang có thêm các dự án: hệ thống chiếu sáng các trục giao thông chính như đường Nguyễn Thị Ngọc Oanh , đường K.10 và cải tạo nâng cấp các tuyến trong nội thị.

Về thông tin, bưu điện, viễn thông: Mạng lưới thông tin liên lạc của thị xã tương đối hoàn thiện, trong xu thế phát triển mạnh mẽ ngành bưu chính viễn thông của tỉnh và cả nước, hệ thống thông tin liên lạc của thị xã Ninh Hòa cũng được đầu tư phát triển khá mạnh.

Hiện nay ở toàn thị xã có hệ thống các máy điện thoại cố định, có các cột sóng của các mạng điện thoại di động, đảm bảo phủ sóng toàn thị xã, trong đó có 27 điểm bưu điện văn hoá xã, 1 bưu điện cấp thị xã. Hệ thống điện thoại và internet đã bắt đầu phát triển đến các điểm dân cư. Do du lịch trong tỉnh chưa phát triển nên hệ thống thông tin liên lạc mới chỉ phục vụ nhu cầu của nhân dân và nhu cầu phát triển kinh tế của thị xã.

  • Hệ thống các cơ sở lưu trú và ăn uống

Bảng 2. 1. Số cơ sở lưu trú trên địa bàn thị xã Ninh Hòa và Khánh Hòa giai đoạn 2018 – 2024

Đơn vị: số cơ sở

Năm 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Ninh Hòa 20 24 34 37 41 46 53
Khánh Hòa 342 388 439 472 516 518 521

Nguồn Cục Thống kê Khánh Hòa 2024 Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Cùng với sự phát triển của du lịch, số cơ sở lưu trú và chất lượng dịch vụ cũng tăng lên. Tính đến cuối năm 2024, Ninh Hòa có 17 khách sạn trong đó có 3 khách sạn 1 sao, 4 khách sạn 2 sao, 3 khách sạn 3 sao, 1 khách sạn 5 sao và 36 nhà nghỉ, 3 khu resort. Tổng số phòng là 512 phòng với hơn 1000 giường. Các khách sạn chú trọng vào việc nâng cao chất lượng phòng ở, dịch vụ ăn uống, đi lại. Đội ngũ lao động của một số khách sạn lớn được huấn luyện nghiệp vụ, phục vụ tốt. Thị xã hiện có bốn khách sạn đạt chuẩn 3 sao là Cát Trắng, Trung Nguyên, Ninh Vân Bay, làng du lịch Ninh Thủy.

Nhìn chung, cơ sở lưu trú ở Ninh Hòa khá nhiều, chất lượng một số khách sạn đạt loại tốt. Các khách sạn và nhà nghỉ thường có phục vụ ăn uống và các món ăn đặc sản theo yêu cầu của khách. Tuy nhiên, đa số các khách sạn và nhà nghỉ chỉ tập trung trong phạm vi Phường Ninh Hiệp, Ninh Hải ,ninh thủy…

Các cơ sở vui chơi – giải trí – thể thao: Có 2 công viên, 1 nhà hát, 1 thư viện, 3 sân tenis, có nhà thi đấu thể thao cấp huyện. Tuy nhiên các cơ sở kinh dịch vụ đều có qui mô nhỏ, chất lượng phục vụ còn thấp. Hệ thống  quán bar, vũ trường,  câu lạc bộ vui chơi giải trí, hội chợ triển lãm, các dịch vụ massage, spa, thể dục thẩm mỹ, dịch vụ tài chính…chưa phát triển. Các hệ thống dịch vụ này, chủ yếu tồn tại, hoạt động trong các khu nhà nghỉ, khách sạn, resort. Đây là một trong những tồn tại lớn nhất trong phát triển du lịch của thị xã.

Hệ thống thương mại phát triển: có 1 siêu thị, chợ Dinh  Ninh Hòa là 2 trung tâm mua săm của nhân dân thị xã, cũng như của đông đảo du khách đến tham quan, gần các khu du lịch đều có các ngân hàng.

2.2.1.5. Lao động  và sử dụng lao động trong ngành du lịch 

Lao động trong du lịch là những người trực tiếp, gián tiếp phục vụ trong ngành du lịch, kể cả những người làm việc không ổn định trong ngành du lịch. Đây là một trong ba yếu tố cấu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch thỏa mãn nhu cầu du khách. Trong những năm qua, ngành du lịch của thị xã Ninh Hòa đã thu hút nhiều lao động trong và ngoài tỉnh. Các dự án du lịch trước khi đi vào hoạt động rất quan tâm tới tuyển dụng, đào tạo trước đội ngũ lao động. Các khu du lịch hạng sang còn thu hút về thị xã các quản lý nước ngoài có trình độ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh du lịch ở tầm cỡ quốc tế, lao động chuyên môn tay nghề cao, làm việc chuyên nghiệp.

Bảng 2. 2. Số lao động ngành du lịch ở thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2018 – 2024

Đơn vị số người

Năm 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Lao động Ninh Hòa 142.765 141.477 144.199 146.899 149.512 151.973 152.219
Lao động DL Ninh Hòa  2.226 2.368 2.836 2.979 3.100 3.288 3.374

Nguồn: Chi cục Thống kê Ninh Hòa Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Năm 2018, toàn thị xã có 142.765 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 2226 người hoạt động trong ngành Du lịch. So với số lao động trong ngành du lịch của Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết,… thì số lượng người lao động của du lịch Ninh Hòa còn nhỏ bé, nhất là trong điều kiện du lịch phát triển như hiện nay. Nhìn chung, lao động ngành du lịch của Ninh Hòa còn ít về số lượng, thấp về chất lượng. Mặc dù số lao động tăng liên tục qua các năm, bình quân mỗi năm tăng hơn 1000 người, nhưng số người này chưa đủ để phục vụ tốt cho ngành du lịch. Tại mỗi điểm du lịch, thường có rất ít nhân viên, chủ yếu làm ở khâu soát vé và dịch vụ ăn uống. Hướng dẫn viên còn rất ít và chỉ hoạt động ở một số điểm nhất định, khi có nhiều đoàn khách tham quan cùng đến và yêu cầu hướng dẫn viên địa phương thì sự khan hiếm hướng dẫn viên càng thể hiện rõ. Đội ngũ lao động ngành du lịch thường là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Kiến thức về du lịch không được trang bị, ngoại ngữ không biết, tác phong không chuyên nghiệp là những điểm yếu đặc trưng của lao động ngành du lịch nơi đây. Trong điều kiện du lịch sinh thái – văn hoá ngày càng thịnh hành, yêu cầu về ngoại ngữ, kĩ năng giao tiếp, ngoại hình và kiến thức ngày càng cao, lao động du lịch Ninh Hòa rất cần được đào tạo nghiệp vụ. Hướng dẫn viên du lịch Ninh Hòa cần tìm hiểu sâu về văn hoá, phong tục tập quán và ngôn ngữ của người dân tộc bản địa nhằm hiểu biết tường tận và hoà nhập hơn với người dân, có như vậy mới hướng dẫn khách du lịch một cách tự tin, đầy đủ và lôi cuốn.

Hiện nay, có một bộ phận nhỏ người dân tộc được tham gia làm du lịch và hưởng lợi từ du lịch theo đúng như nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Đó là đồng bào người dân tộc ở các buôn văn hoá thường xuyên đón khách tham quan. Họ tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch và góp phần tạo nên sản phẩm du lịch như đánh chiêng, hát dân ca, múa hoặc nấu ăn và cho du khách thuê phòng ngay trong nhà của họ. Đời sống của đồng bào đã được cải thiện đáng kể từ nguồn thu do du lịch mang lại. Du lịch cũng nhờ đó mà thu hút thêm du khách. Tuy nhiên, số lượng người tham gia làm du lịch và có thu nhập từ du lịch đang còn rất ít.

  • Nhân tố khác

Ngoài những nhân tố trên ở Ninh Hòa ven biển có nhiều cồn cát tuy khó khăn cho sản xuất nhưng có giá trị về du lịch, như tạo thành những bãi tăm, xây dựng các khu resort.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh thái nông nghiêp, như các đồng muối, dìa nuôi tôm, mô hình nuôi tôm trên cát, nuôi cá lồng, ốc hương…các cánh đồng mía bạt ngàn ở phía tây, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

2.2.2. Các nhân tố bên ngoài Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

  • Kinh nghiệm quản lý, điều hành du lịch từ các nước phát triển

Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo, phát triển du lịch cộng đồng được đưa vào các bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Ninh Thượng, Ninh Sơn, Ninh Tây…

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quảng bá hình ảnh du lịch của thị xã Ninh Hòa nói riêng tỉnh Khánh Hòa nói chung với du khách trong và ngoài nước, thông qua hệ thống mạng internet, du khách dễ dàng truy cập các website du lịch, danh lam thắng cảnh du lịch của thị xã, biết được thông tin giá cả, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn.

Chương trình quản lý thông tin trong du lịch giúp cho lưu giữ các thông tinh đầy đủ, làm việc nhanh chóng kịp thời, hiệu quả. Một số công nghệ được áp dụng vào khai thác du lịch ở thị xã Ninh Hòa như hệ thống camara quan sát, hệ thống check in bằng thẻ cảm ứng, lắp đặt wifi ở các khu, điểm du lịch.

Thị trường du lịch: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng, nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng nhiều nên thị xã Ninh Hòa ngày càng đông du khách tham quan nghỉ dưỡng, không chỉ du khách trong tỉnh mà ngày càng đông du khách từ các tỉnh lân cận đến tham quan nghỉ dưỡng tại thị xã Ninh Hòa. Mặt khác khách nước ngoài cũng ngày càng nhiều du khách tìm đến thị xã Ninh Hòa để tìm hiểu, tham quan các điểm, khu du lịch.

Đầu tư vốn: Sự quan tâm của các doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương khác trong nước trước tiềm năng của Ninh Hòa Ngày càng có nhiều dự án đầu tư vào du lịch ở thị như dự án mở rộng khu du lịch Dốc Lết do công ty cổ phần Dốc Lết – Phương mai làm chủ đầu tư với vốn 173 triệu USD, khu du lịch sinh thái Ninh Phước do công ty cổ phần du lịch sinh thái Ninh Phước với vốn 33,22 tỷ đồng, khu du lịch sinh thái Hoa Sen với số vốn 2,8 tỷ đồng, khu du lịch nghỉ dưỡng Sơn Hải vốn đầu tư 14,7 tỷ đồng.

Các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư vào du lịch sinh thái ở (Six Senses Ninh Van Bay) Ninh Vân, dự án Khu DL sinh thái Ba Hồ  với vốn 100 tỷ đồng để khu nhà nghỉ, khu giải trí, dã ngoại, khu ẩm thực, khu rừng sinh thái ở  Ba Hồ, Nhu Phu…

2.2.3. Đánh giá chung về các nhân tố tác động đến phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa

  • Những ưu thế Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Thị xã Ninh Hòa có vị trí là cửa ngõ phía bắc của thành phố Nha Trang. gần vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, nằm rất gần Nha Trang,  Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Tuy Hòa là những điểm du lịch lớn của Việt Nam, mở ra cơ hội liên kết các tour du lịch liên tỉnh.  Ngoài ra, thị xã còn có vị trí gần đường hàng hải quốc tế, có các hệ thống giao thông quan trọng đi qua (đường sắt, đường bộ…) nên giao thông thuận tiện.

Dốc Lết, núi Hòn Hèo, hồ Đá Bàn, Ninh Vân Bay, đầm Nha Phu, suối Hoa Lan, khu du lịch sinh thái Ba Hồ, chùa Tiên Du, di tích trường Pháp – Việt… là những địa danh nổi tiếng về du lịch được du khách trong và ngoài nước biết đến, và được đánh giá cao là nơi đến còn lưu giữ yếu tố cảnh quan đẹp hoang sơ, phù hợp với thị hiếu của du khách.

Thế mạnh lớn nhất là tài nguyên du lịch biển 25km đường bờ biển còn khá hoang sơ, nhiều mũi đá đẹp, nước trong xanh; các đồi cát trắng tự nhiên nằm cách biển không xa tạo nên những cảnh quan thiên nhiên độc đáo; suối nước nóng phù hợp với việc nghĩ dưỡng, làm đẹp, chữa bệnh, càng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nơi đây.

Thị xã Ninh Hòa còn được biết đến là nơi có các làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa địa phương; có cụm di tích thắng cảnh ở phường Ninh Hiệp đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; có một số dân tộc thiểu số sinh sống với những phong tục tập quán rất độc đáo… Đây chính là những thành phần quan trọng tạo ra sự đa dạng, phong phú cho ngành du lịch của địa phương.

Con người Ninh Hòa hiền hòa, thân thiện hiếu khách, cùng với đó là những chính sách năng động của lãnh đạo thị xã đã mở ra nhũng cơ hội phát triển của ngành du lịch.

Ngoài những thuận lợi về tài nguyên du lịch nói trên thì thị xã Ninh Hòa còn được tỉnh Khánh Hòa xác định là một trong những khu vực du lịch quan trọng của tỉnh trong định hướng phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2020.

  • Khó khăn

Bên cạn những thuận lợi trên thị Ninh Hòa cũng gặp không ít những khó khăn trong phát triển du lịch, như thiên nhiên khác nghiệt vào mùa hè nóng bức, mùa mưa gây ngập úng trên diện rộng gây khó khăn cho đi lại nên hoạt động du lịch cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

sự quản lý lỏng lẻo đã làm cho một số tài nguyên tự nhiên xuống cấp nghiêm trọng. Hiện nay, các dự án nuôi tôm, thủy sản nói chung ven biển đã làm xáo trộn nghiêm trọng cảnh quan du lịch bởi việc đào xới các động cát, thải nước gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường đất và nước khu vực ven biển từ từ phường Ninh Hải đến xã Ninh Ích.

Nhiều nơi có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp nhưng chưa được nhiều người biết đến vì giao thông rất khó khăn, muốn đến tham quan thậm chí phải “lội bộ” cả chặng đường dài (như suối Trầu, Trường bơi, Hòn Hèo…).

Ý thức của người dân nói chung về bảo vệ thiên nhiên môi trường chưa cao và chưa đồng bộ. Người dân có trình độ dân trí thấp lại nghèo nàn nên làm tăng thêm sức ép trong vấn đề bảo vệ rừng và phát triển du lịch.

Một số làng nghề truyền thống (làng nghề gạch ngói và đan chiếu) gần như bị mai một hoặc không giữ nguyên bản sắc.

Các lễ hội có quy mô chưa lớn, chưa tập trung, lại phân bố ở địa bàn vùng cao chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng nên việc tổ chức thành điểm, tuyến du lịch gặp nhiều khó khăn. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Tóm lại, thị xã Ninh Hòa có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch, bao gồm: du lịch ven biển, du lịch vùng đồi núi, du lịch miệt vườn, du lịch dã ngoại, cảnh quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu văn hoá nhân văn… Trong tương lai, nếu được đầu tư, khai thác hiệu quả theo hướng bền vững, không làm tổn hại đến môi trường, mang lại lợi ích cho không chỉ nhà đầu tư mà cả cộng đồng địa phương thì bộ mặt kinh tế – xã hội của thị xã Ninh Hòa chắc chắn sẽ có bước phát triển xứng đáng với những gì mà thiên nhiên đã ban tặng.

2.3. Thực trạng phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa

2.3.1. Phát triển các điểm du lịch 

  • Dốc Lết – Hòn Khói

Thuộc phường Ninh Hải vùng Hòn Khói khi xưa, thị xã Ninh Hòa ngày nay, cách trung tâm thành phố Nha Trang 49km về phía bắc. Là một trong những bãi tắm đẹp nhất tỉnh Khánh Hòa. Dốc Lết quanh năm khí hậu ôn hoà, mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ, tràn ngập cát trắng, kéo dài trên 10km. Biển Dốc Lết ít có sóng to, bởi có bán đảo Bàn Sơn chắn ở phía đông, nước biển bốn mùa xanh trong, bờ biển có độ lài ra rất xa từ 3 đến 5 trăm mét tính từ bờ, ở khoảng này, độ sâu trung bình từ 0,7m đến 1m, không bị ô nhiễm bởi nước của các cửa sông đổ vào, kể cả trong mùa lũ lụt, là nơi tắm biển, nghỉ mát lý thú cho du khách có nhu cầu tắm biển.

Dốc Lết không chỉ là bãi tắm lý tưởng, cảnh quan thiên nhiên nơi đây cũng có sức hấp dẫn du khách.  Đến đây, du khách có thể thưởng thức hương vị biển với cua, ghẹ, tôm hùm, tôm sú, cá hồng, cá mú, cá chẽm, ốc tai tượng, ốc hương… Các loại đặc sản trên luôn có sẵn để phục vụ du khách ngay tại chỗ. Mặt khác du khách sẽ có dịp để tiếp cận, tìm hiểu về cuộc sống dân dã, về nền văn hóa biển lâu đời của ngư dân ở các làng chài trong khu vực, hoặc đi tham quan một số di tích lịch sử, di tích cách mạng, văn hóa gần đó thuộc thị xã Ninh Hòa.

  • Vịnh Vân Phong Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Vịnh Vân Phong: Là vịnh biển lớn nhất tỉnh Khánh Hòa với tổng diện tích 503km2, độ sâu trung bình trên 10m, nơi sâu nhất trên 30m. Vùng vịnh Vân Phong cùng với bãi biển Ðại Lãnh, vùng núi Sơn Tập – Trại Thơm, bãi biển Dốc Lết là nơi có tiềm năng du lịch tổng hợp biển – rừng – núi lớn nhất tỉnh Khánh Hòa và cả nước, do nơi đây có sự kết hợp hài hòa giữa trời, mây, sóng nước, đảo, rừng núi với những bãi tắm cát trắng phau và là nơi có mức độ ô nhiễm môi trường còn rất thấp.

Đây là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp trong môi trường lý tưởng hiếm có với khí hậu ôn hòa, bãi biển đẹp, cát mịn, núi đồi hùng vĩ bao quanh cùng với những cánh rừng nhiệt đới hầu như còn nguyên vẹn, những rạn san hô đa sắc, đẹp sững sờ, có dấu tích sinh tồn của một khu rừng ngập mặn, hàng trăm sinh cảnh, muông thú đặc chủng và hàng chục ngàn loài thủy, hải sản quý..

Đến đây du khách sẽ thưởng thức những giá trị đặc trưng của du lịch vùng này đó là du lịch đô thị gắn với cảnh quan mặt nước và dịch vụ du lịch sinh thái tại các vùng ngập mặn ven bờ, các vùng cồn cát, rừng phòng hộ hoặc cảnh quan sinh thái nông nghiệp gắn với cấu trúc dân cư hiện hữu như làng chài, làng nghề sản xuất muối…

  • Ba Hồ

Cách thành phố Nha Trang khoảng 10km về phía bắc là suối Ba Hồ thuộc địa phận xã Ninh Ích bắt nguồn từ đỉnh Hòn Son, cao trên 660m, chảy giữa hai triền núi đá xuống cánh đồng thôn Phú Hữu, rồi đổ ra đầm Nha Phu. Mỗi hồ nối với nhau bằng những triền suối cheo leo, hay những bụi lau lách um tùm, vách đá dựng đứng. Muốn chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh quan, cách duy nhất là du khách phải chuẩn bị tinh thần chinh phục những vách núi trơn trượt hay cảm giác hồi hộp không biết điều gì chờ đón mình trong những bụi rậm ven bờ.

Suối Ba Hồ là điểm du lịch sinh thái lý tưởng với các cơ hội lội suối, leo núi, xuyên rừng hấp dẫn, từ hồ nhất tới hồ nhì phải men theo bờ suối dốc cheo leo dài gần 1km và từ hồ nhì tới hồ 3 phải trên 300m, đá dựng cheo leo, đường đi khá vất vả, bạn nên chẩn bị kỹ tinh thần cho một cuộc leo núi mạo hiểm.

Nằm trên tuyến đường thuận lợi, cạnh các địa điểm du lịch khác như Đại Lãnh, Dốc Lết, Ninh Thủy… Ba Hồ là một điểm dừng chân lý thú dành cho du khách với đầy đủ các dịch vụ vui chơi, giải trí như  leo núi thể thao, bơi lội trên suối, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng, nghiên cứu sự đa dạng sinh học của khu rừng nguyên sinh…đến đây du khách được tận hưởng chụp hình lưu niệm hòa mình với thiên nhiên núi rừng, tắm suối,mua sắm những bức ảnh lưu niệm về thiên nhiên, những đồ dùng thủ công mỹ nghệ của bà con nơi đây chế tác.

  • Đầm Nha Phu Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Ðầm Nha Phu là tên gọi cả một khu vực rộng lớn, trong đó có những hòn đảo du lịch như Hòn Thị, Hòn Lao, Hòn Sầm, Hòn Đá Bạc được gọi bằng cái tên mĩ miều bãi tắm Công chúa, Hòn Lao – đảo Khỉ, suối Hoa Lan, khu nghỉ mát Ninh Vân. Đầm Nha Phu rộng gần 1.500ha, tiếp giáp giữa vịnh Nha Trang và vịnh Vân Phong, thuộc địa bàn nhiều xã phường (Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Hà, Ninh Giang, Ninh Phú, Ninh Vân), cách thành phố Nha Trang khõang 15km.

Hiện bến cảng du lịch nằm ở địa phận Lương Sơn, xã Vĩnh Lương. Đầm Nha Phu là một trong hai đầm lớn của tỉnh Khánh Hòa vẫn còn hội đủ đặc điểm của một vùng sinh thái quý hiếm với núi rừng, sông suối, biển đảo.

Đến với Đầm Nha Phú, quý khách có cơ hội khám phá nhiều địa hình như: đảo, suối nước, biển trong xanh, hồ, núi, và cả vịnh, thăm quan rừng ngập mặn, tăm biển, ngăm cảnh đặc biệt là hệ sinh thái san hô, và thăm quan quần thể khỉ được nuối trên đảo “Khỉ”…Đầm Nha Phu có những đoạn sóng lặng, nhưng cũng có những chỗ có sóng nhẹ, phù hợp các chương trình tham quan du lịch. Cảnh quan hoang sơ, dân cư thưa thớt, những bãi cát trắng tinh khiết trãi dài hàng cây số hay đa dạng với các loại địa hình khác. Ngoài ra, Đầm Nha Phu còn đa dạng về hệ động thực vật Theo kết quả điều tra của Viện Hải dương học Nha Trang (Khánh Hòa), đầm Nha Phu hiện có 232 loài thực vật phù du được ghi nhận.

  • Hòn Hèo

Bán đảo Hòn Hèo nằm ở phía nam đầm Nha Phu thuộc địa phận xã Ninh Ninh Phú, Ninh Vân cách thành phố Nha Trang 15km theo đường chim bay.

Trước đây, dân cư trên Hòn Hèo chỉ sống rải rác bằng nghề nông – ngư nghiệp giờ đây, Hòn Hèo đang được đánh thức…

Hòn Hèo Là vùng núi cao hiểm trở có 3 mặt giáp vịnh biển Văn Phong và đầm Nha Phu, Hòn Hèo có phong cảnh và bãi biển đẹp tuyệt vời và đã khắc ghi những dấu ấn lịch sử về phong trào Cần Vương, gắn liền với tên tuổi của các nhà yêu nước Trịnh Phong, Trần Đường và bà Xuân Phương người Hòn Khói bị giặc Pháp giết hại. Hòn Hèo còn là căn cứ cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ghi dấu biết bao chiến tích lẫy lừng.

Hòn Hèo có nhiều động vật quý gà rừng, còn lũ khỉ, voọc đầu trắng, heo rừng, nai… dưới biển có nhiều hải sản quý gồm mực, cá mú, tôm, ghẹ, ốc hương, sò điệp… Đặc biệt, các loại đặc sản như thịt cá sấu, đà điểu… được cung ứng tại chỗ và phục vụ tận lều cho du khách.

Đến với Hòn Hèo du khách được lặn xem san hô, chèo thuyền kayak, ca nô kéo, dù lượn luôn luôn thu hút du khách vì sự phục vụ tận tình và giá cả khá hợp lý. Đi sâu vào trong đảo, người ta còn có thể leo lên đỉnh núi, ngang qua một khu rừng ngập mặn để đến một con suối nước ngọt có tên Hoa Lan với nhiều loại lan rừng quý hiếm, rồi thăm chiến khu kháng chiến Hòn Hèo, tìm hiểu những phong tục tập quán của người dân bản địa.

  • Suối nước nóng Trường Xuân Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Còn gọi là suối nước nóng Trường Xuân, thuộc xã Ninh Sim, nằm giữa Buôn Đung và Buôn Tương, cách chợ Dục Mỹ độ 8km, cách thủ phủ Ninh Hòa độ 22km. Từ thị xã Ninh Hòa theo quốc lộ 26 đi Dục Mỹ qua khỏi cây số 21 chừng 500m, có một con đường rẽ trái đi chừng 500m nữa là đến suối nước nóng Trường Xuân.

Nơi đó, dòng suối chảy tràn trên những phiến đá  xếp nối tiếp nhau mỗi chiều dài khoảng 30m, ngay chính giữa có một phiến đá trông giống như con rùa, tại đầu rùa có một lỗ trủng giống như cái thau, nơi đây nước nóng từ 75ºC – 80ºC cứ trào lên liên tục bốc hơi trắng xóa và có mùi diêm sinh thoang thoảng. Chính tại cái “Thau” nước này du khách luộc trứng gà, vì không đủ 100ºC nên trứng gà chỉ chín lòng trắng mà không chín được lòng đỏ.

Năm 1960, Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho xây tại suối nước nóng một khu du lịch và Điều dưỡng Trị bệnh bằng phương pháp thiên nhiên, có nhà trọ, phòng tắm, hệ thống dẫn nước tối tân, nhưng sau năm 1963 chiến tranh lan tràn du khách dần dần vắng bóng, rồi theo thời gian cả một công trình xây dựng chỉ còn là đóng gạch vụn.

Hai chữ “Trường Xuân” xuất xứ từ câu chuyện truyền khẩu kể rằng tại Buôn Đung có một đôi trai gái yêu nhau, cô gái không may bị bệnh ngoài da rất nặng mà chẳng có thuốc gì để chữa nên đã hẹn với người yêu đến dòng suối kết thúc cuộc đời để cùng về cõi mộng, nhưng nhờ có mấy người Thượng bứt mây gần đó chạy đến cứu kịp nên đôi trẻ hồi sinh, riêng cô gái nhờ khoáng chất của nước mà sau đó được lành bệnh. Cô gái tên Hà Xuân, chàng trai tên Y Trường. Người ta đã lấy tên của đôi trẻ ghép lại thành Trường Xuân để đặt tên cho suối.

Nước chứa nhiều khoáng chất thiên nhiên, nhiều nhất là lưu huỳnh, vì vậy mỗi lần tắm xong ta cảm thấy làn da mịn màng hơn và có cảm giác nhẹ nhàng khác xa với những lần tắm suối. Có lẽ ảnh hưởng khoáng chất thiên nhiên của suối nước nóng cho nên các thiếu nữ Dục Mỹ thường có một làn da mịn màng và xinh đẹp hơn. Ngày nay, suối nước nóng Trường Xuân, Dục Mỹ là một trung tâm Du lịch của tỉnh Khánh Hòa đã thu hút một số lượng du khách đáng kể ở trong và ngoài nước.

Đến đây du khách được thưởng thức các loại dịch vụ như ngâm nước khoáng nóng, tắm nóng, trị liệu, các hình thức massage, xông lá, các hoạt động cắm trại, tham quan làng nghề cổ truyền và tham gia các hoạt động văn hóa với bản sắc đặc thù của dân tộc Êđê và Raglai…

  • Hồ Đá Bàn

   Hồ Đá Bàn là địa điểm lý tưởng để khai thác các môn thể thao lướt ván, đua thuyền hay xây dựng những khu nhà nổi để du khách câu cá và thưởng thức ẩm thực địa phương. Đến hồ Đá Bàn, du khách còn được trở về cội nguồn chiến khu cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với những địa danh nổi tiếng như: đồi Yên Ngựa, gộp Đá Đen hay hang Bệnh Xá, hang Chỉ huy…  

  • Thác Mơ

Thác nằm ở xã Ninh Thượng, phía tây thị xã Ninh Hòa đây là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Năm 2021 Thác Mơ được đầu tư 20 tỷ đồng, với diện tích 20 ha. Thác Mơ nơi đây cây cối um tùm, suối nước chảy quanh năm, dưới suối nhiều tôm, cá, ếch nhái. Đến đây du khách được tham quan ngắm cảnh nhiên nhiên như thác nước, tắm suối, câu cá, nghiên cứu hệ sinh thái rừng nguyên sinh, tìm hiểu phong tục tập quán sinh hoạt của một số đồng bào dân tọc thiểu số.

  • Lăng Bà Vú Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Vị trí nằm ngay trên trục đường bắc nam, lăng Bà Vú được xây dựng vào thế Kỷ 19 sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi Vua. Đây là một công trình có kiến trúc độc đáo. Đến tham quan di tích này du khác có cơ hội tìm hiểu những kiến trúc xây dựng độc đáo hòa trộn giữa kiến trúc cổ và kiến trúc hiện đại

  • Phủ đường Ninh Hòa

Di tích phủ đường Ninh Hòa gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng và có tính chất tiêu biểu nhất của phong trào đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Ninh Hòa nói riêng và của Khánh Hòa nói chung. Tham quan di tích này quý khác có cơ hội tìm hiểu những kiến trúc đặc sắc về phong thủy, xây dựng, cũng như tìm hiểu những giá trị lịch sử, qus trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân thị xã.

  • Chùa Tiên Du

Chùa Tiên Du tọa lạc tại xã Ninh Phú, năm bên con suối nhỏ chảy từ dãy núi hòn Hèo ra. Đây là ngôi chùa cổ có kiến trúc cổ. Đến đây du khách sẽ được tham quan khuôn viên của chùa nằm trên diện tích 1ha, tìm hiểu hàng trăm cây cổ thụ, bên cạnh đó du khách được tận hưởng cuộc sống phật hiền hòa

  • Làng nghề đan chiếu Mỹ Trạch

Đây là một trong những làng nghề lâu đời nhất của thị xã Ninh Hòa, du khách tham quan làng nghề này sẽ có cơ hội trải nghiệm những cách thức trồng cói, cũng như nhưng kỹ năng làm chiếu điệu nghệ của những nghệ nhân ở nơi đây

  • Nem Ninh Hòa

Đến với làng nem du khách không những thưởng thức được các hương vị đặc sắc thơm ngon của nem chua Ninh Hòa mà quý khách còn có dịp tìm hiểu những giai đoạn sản xuất để làm ra nhưng cây nem của những người thợ

2.3.2. Phát triển các tuyến du lịch Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

  • Tuyến tại thị xã

Dốc Lết – Dục Mỹ: Thời gian tham quan trong ngày, phương tiện chủ yếu bằng xe máy, ô tô. Theo tuyến này du khách sẽ tham quan suối nước nóng, hệ sinh thái nông nghiệp những nông trường mía, bông, trại nuôi đà điểu, hệ sinh thái đèo Phượng Hoàng, tham quan tìm hiểu những phong tục tập quán sản xuất của đồng bào Raglai, Eđê…

Ninh Hòa – Ba Hồ: Thời gian trong ngày, phương tiện chủ yếu xe máy.

Theo tuyến này du khách tham quan hệ sinh thái nguyên sinh Ba Hồ, rừng ngập mặn ở Ninh Ích, tắm suối, câu cá, nghỉ dưỡng, leo núi thể thao…

Ninh Hòa – Dốc Lết: Đến với Dốc lết du khách được tham gia vào các hoạt động du lịch như tắm biển, lặn đua thuyền buồm kết hợp với các môn thể thao như bóng chuyền, đua thuyên, cũng với đó du khách có cơ hội thưởng thác các món hải sản ngon miệng.

Ninh Hòa – Ninh Vân: Đây là tuyên du lịch biển nổi tiếng, với bờ biển còn hoang sơ, nước biển trong xanh, phía trên là rừng nguyên sinh rậm rạp. Hoạt động du lịch nổi bật nhất ở điểm này là lặn, tắm biển, câu cá, tìm hiểu hệ sinh thái rừng.

Ninh Hòa – Thác Mơ: Tuyến này với thế mạnh là du lịch sinh thái, du khách có thể tham gia các hoạt động như leo núi, ngắm cảnh, tắm suối, câu cá, tìm hiểu phong tục cũng như văn hóa của dân tộc Êđê, Raglai, thưởng thức các loại ẩm thực của đồng bào như rượu cần, măng rừng…

Ninh Hòa – Tiên Du: Đến với tuyến du lịch này mọi người sẽ được hòa mình vào những nghi lễ của phật giá, du khách có thể xóc xăm, xem quẻ, tìm hiểu kiến trúc văn hóa nghệ thuật của đình chùa.

Ninh Hòa – Đá Bàn: Du khách sẽ thoải mái ngắm cảnh, chèo thuyền trong lòng hồ Đá Bàn, câu cá, tắm, bơi, lặn, tham quan di tích cách mạng Đá Bàn, tìm hiểu những nông trường mía, bông.

  • Tuyến trong tỉnh

Nha Trang – Ninh Hòa – Dốc Lết: Thời gian một ngày, phương tiện ô tô, xe buýt hoặc xe máy. Với tuyến du lịch này, du khách sẽ có được những phút thư giãn ngắm cảnh đẹp ven biển, tắm mát, thưởng thức hải sản tươi ngon (cá, tôm, mực, ghẹ…) chụp ảnh lưu niệm bên bờ biển đẹp hay những đồi cát trắng xóa, xen lẫn các rặng phi lao, sau đó viếng chùa Tiên Du, Phủ Đường Ninh Hòa, Lăng bà vú, Trường Pháp – Viêt cuối cùng đi Vinpearl Land du khách được thư giãn bỡi những trò chơi lý thú ở khu vui chơi giải trí lớn nhất Nha Trang.

Ninh Hòa – Vạn Giã – Đại Lãnh: Thời gian từ một đến hai ngày, phương tiện ô tô hoặc xe buýt. Theo tuyến này, du khách sẽ được nghỉ dưỡng biển, tham gia các hoạt động trên biển như tắm biển, tham gia hoạt động thể thao trên biên; tham quan hệ sinh thái cồn cát đặc thù và thực hiện một số trò chơi trên cát, thưởng thức hải sản tươi sống, chụp ảnh lưu niệm, ngắm cảnh.

Ninh Hòa – Diên Khánh – Khánh Vĩnh: Với tuyến này du khách được tham quan tìm hiểu thành cổ Diên Khánh một công trình có kiến trúc độc đáo của văn hóa Chăm, tham quan thác nước Yang Bay là một trong những thác đẹp nhất tỉnh Khánh Hòa.

Ninh Hòa – Diên Khánh – Cam Lâm – Cam Ranh: Đây là tuyến du lịch chạy theo dọc quốc lộ 1A, với tuyến này du khách sẽ được tham quan những điểm du lịch nổi tiếng như thành cổ Diên Khánh, khu mô Bác sĩ Alexandre Yersin ở suối Dầu, tìm hiểu quần thể ngựa ở suối Dầu, tham quan suối Thạch Lâm, Bãi Dài, bán đảo Thủy Triều.

  • Tuyến liên tỉnh Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Ninh Hòa – Nha Trang – Đà Lạt : Từ miền đồng bằng với những bãi tắm tuyệt đẹp ở Dốc Lết đến Nha Trang tham quan Tháp Bà Ponagar một di tích mang kiên trúc đặc trưng của người Chăm, tìm hiểu những lễ hội của người Chăm, tham quan vịnh Nha Trang một trong 29 vịnh đẹp nhất của thế giới, du khách sẽ thay đổi không khí khi đến Đà Lạt được với thời tiết quanh nam mát mẽ, hòa quyện với núi rừng Tây Nguyên.

Thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang – Dốc Lết: Đây là tuyến du lịch đang được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng, thu hút lượng khách khá lớn vào các dịp ngày tết, hè. Trong tuyến này, du khách sẽ tham quan vòng quanh Vịnh Nha Trang, suối Hoa Lan, khu du lịch sinh thi Ba Hồ, Ninh Vân Bay, Dốc Lết thưởng thức các món hải sản đặc trưng của Ninh Hòa. Với các lạo hình du lịch phong phú như tăm biển, lặn biển, du thuyền, tìm hiểu văn hóa Chăm, các làng nghề lễ hội của người dân Khánh Hòa nói chung và Ninh Hòa nói riêng.

Nha Trang – Dốc Lết –Trường Xuân – Buôn Mê Thuật: Là tuyến du lịch tham quan suối nước nóng Trường Xuân du khách được thưởng thức món trứng luộc, tắm khoáng, giao lưu với đồng bào dân tộc, mua đồ lưu niệm, leo núi ở ở Phượng Hoàng, tham quan các hệ sinh thái rừng đặc thù vườn Quốc gia York Đôn, nông trường cao su, cà phê ở nơi đại ngàn, du khách được thưởng thuc hương vi cà phê Buôn Ma Thuột, tìm hiểu những phong tục tập quán, lễ hội truyền thống của một số đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuyến Ninh Hòa – Nha Trang – Phan Thiết: Từ những bãi tắm tuyệt đẹp ở Dốc Lết – Ninh Thủy, đầm Nha Phu, suối Hoa Lan và Nha Trang, du khách sẽ thành phố biển Phan Thiết – nơi có những nhiều bãi biển đẹp với hệ thống resort hiện đại tiện nghi và có nhiều đặc sản nổi tiếng như mực, nước mắm, thanh long, nho…

Ninh Hòa – Tuy Hòa, Phú Yên: Từ Ninh Hòa du khách đi theo tuyến quốc lộ 1A, du khách sẽ được tham quan nhiều điểm du lịch như Dốc Lết, Vạn Giã, Đại Lãnh, Đầm Môn, đèo Cả, Vũng Rô, khu du lịch Thuận Thảo, Ghềnh Đá Đĩa…Theo tuyến này du lịch sẽ được thưởng thức các loại hình du lịch như tăm biển, leo núi, ngắm cảnh, tìm hiểu phong tục sản xuất của các làng chài ven biển…

2.2.3. Sản phẩm du lịch của Ninh Hòa

Sản phẩm du lịch của Ninh Hòa hiện nay có thể nói là nghèo nàn, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn về du lịch của thị xã. Chủ yếu vẫn là các tour tham quan thắng cảnh, di tích, các buôn dân tộc và các lễ hội. Những sản phẩm du lịch này chủ yếu dựa trên những nguồn tài nguyên sẵn có như cảnh đẹp thiên nhiên, lối sống tự nhiên của đồng bào dân tộc mà chưa có sự đầu tư, khai thác và phát triển để chúng trở nên phong phú, đặc sắc và cuốn hút khách hơn. Các  điểm du lịch chưa  được khai thác nhiều lại thường chỉ  được tham quan “chớp nhoáng”, xem là chính chứ thưởng thức và nhận thức chưa cao. Giữa các điểm du lịch chưa có sự liên kết chặt chẽ cũng như các sản phẩm du lịch trong mỗi điểm còn rời rạc, tách biệt nhau.

Các tour du lịch thường rất ngắn ngày và tính chuyên nghiệp chưa cao. Hiện nay, sản phẩm du lịch của tỉnh chỉ có thể gom vào ba nhóm chính là du lịch sinh thái thăm hồ, thác, du lịch di tích lịch sử –  văn hoá và du lịch nghiên cứu tại đầm Nha Phu. Mỗi tour hoặc sự pha trộn tính sinh thái – văn hoá – nghiên cứu thường chỉ diễn ra từ 1 – 2 ngày.

Các điểm du lịch chưa có sản phẩm mới độc đáo, đặc trưng, mà vẫn trùng lặp với các địa điểm khác trong hoặc ngoài tỉnh. Đây chính là lý do mà hoạt động du lịch ở đây chưa thu hút, hấp dẫn được du khách. Du khách đến đây chủ yếu là thư giãn, nghỉ ngơi, chưa có nhiều cơ hội để tham gia hoạt động, trải nghiệm thực tiễn. Thực tế đã cho thấy sản phẩm du lịch chưa đa dạng, hấp dẫn nên lượng khách đến chưa đông so với tiềm năng; thời gian lưu trú, chủ yếu vào các ngày cuối tuần, ngày lễ; chi tiêu của du khách thì chưa cao.

Tóm lại, để tăng sức hấp dẫn đối với du khách, nhất là những khách du lịch thực thụ thì nhất thiết phải cho ra các loại hình, sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương, sao cho không chỉ thu hút nhiều lượt khách mà còn giữ được chân du khách lưu trú lâu hơn, chi tiêu của du khách cao hơn và ước muốn quay trở lại sau lần đầu cũng sẽ tăng lên.

2.4. Thị trường khách du lịch đến thị xã Ninh Hòa Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Khánh Hòa là một trong những trung tâm một trung tâm du lịch trọng điểm của Việt Nam hiện nay. Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch của vùng là thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt – Nha Trang; nằm trong vùng giao điểm ảnh hưởng hoạt động của ba trung tâm du lịch quan trọng của cả nước là Nha Trang – Ninh Chữ – Đà Lạt; Bà Rịa – Vũng Tàu; thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận; nằm giữa kinh tế trọng điểm Miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có nhu cầu nghỉ dưỡng cuối tuần lớn. Nghị quyết đại hội Đảng Bộ tỉnh lần thứ XVI cũng đã xác định hướng tới mục tiêu đưa Khánh Hòa trở thành trọng điểm du lịch của cả nước và trong khu vực; Khánh Hòa là điểm dừng quan trọng trên tuyến du lịch “Con đường di sản miền Trung” từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận và là một cực của tam giác phát triển du lịch Nha Trang – Đà Lạt – thành phố Hồ Chí Minh; xem phát triển du lịch là thế mạnh quan trọng của tỉnh.

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Khánh Hòa, du lịch thị xã Ninh Hòa cũng đang chuyển mình thể hiện số lượng khách du lịch không ngừng tăng lên, cở sở hạ tầng du lịch ngày càng được phát triển.

Bảng 2. 3. Số lượt khách du lịch của tỉnh Khánh Hòa và thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2018 – 2024

Từ năm 2018 đến 2024, số lượt khách du lịch đến Khánh Hòa và thị xã Ninh Hòa không ngừng gia tăng. Số lượt khách du lịch đến Khánh Hòa qua các năm luôn cao hơn so với thị xã Ninh Hòa (Bảng 2.3), cụ thể số lượt khách của tỉnh tăng 2,2 lần, trong khi thị xã chỉ tẳng 1,18 lần. Khách nội địa của tỉnh tăng từ 1081489 người năm 2018 đến 2276090 người năm 2024 gấp 2,1 lần, còn Ninh tăng từ 68720 người năm 2018 lên 80685 người năm 2024 gấp1,17 lần. Khách quốc tế của tỉnh có xu hướng tăng nhanh năm 2018 282055 người lên 724000 người năm 2024, gấp 2,56 lần, Ninh Hòa tăng ở mức kiêm tốn 13940 người lên 13940 người, về cơ cấu khách du lịch quốc tế luôn chiếm trên 20%, trong khi đó Ninh Hòa dao động từ 17 đến 19 %.

Tốc độ tăng bình quân về số lượt khách của Khánh Hòa giai đoạn 2018 – 2024 là 11,8%, thị xã Ninh Hòa là 3% (chậm hơn 8.8% so với tỉnh) thể hiện qua (biểu đồ 2.1). Nguyên nhân của tình trạng này là do ngành du lịch của thị xã Ninh Hòa phát triển muộn hơn so với các khu vực khác trong tỉnh, chưa được quan tâm đầu tư  đúng mức, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn rất nhiều thiếu thốn, công tác quảng bá du lịch chưa sâu rộng, chưa tạo được hình ảnh điểm như một số khu vực khác (nhất là đầm Nha Phu). Tuy vậy, số lượt khách du lịch của thị xã Ninh Hòa luôn chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng số lượt khách toàn tỉnh (khoảng 4.03– 6.06%). Là một trong những huyện thị có thế mạnh về du lịch, thị xã Ninh Hòa ngày càng khẳng định vai trò một trong bốn cụm du lịch quan trọng của Khánh Hòa.  Trong tổng số các điểm du lịch đang hoạt động ở thị xã Ninh Hòa thì Khu du lịch Dốc Lết là nơi có hoạt động du lịch sớm nhất và có số lượng khách du lịch đông nhất luôn chiếm hơn 50% số lượng khách du lịch của thị xã đặc biệt vào các ngày lễ, tết, hè du khách về tham quan tắm biển rất đông. Trong những năm gần đây du khách chuyển hướng sang du lịch sinh thái, du lịch biển nên Dốc lết vẫn đảm đương vị trí dẫn đầu về lượng khách và luôn giữ vai trò vững chắc cho ngành du lịch của thị xã. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Biểu đồ 2. 2 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng  khách du lịch của tỉnh Khánh Hòa và thị xã Ninh Hòa từ năm 2018 – 2024

  • Thị trường khách du lịch quốc tế  

Bảng 2. 4. Số du khách đến thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2018 – 2024

Đơn vị: Lượt người

Năm Tổng số khách Khách

nội địa

Khách

quốc tế

Khách quốc tế so với tổng khách (%)
2018 82.660 68.720 13.940 16,86
2019 82.686 68.816 13.870 16,77
2020 87.567 70.950 16.617 18,98
2021 89.382 72.400 16.982 19,00
2022 91.231 73.891 17.340 19,01
2023 96.732 79.286 17.446 18,04
2024 98.313 80.685 17.628 17,93

Nguồn: Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch thị xã Ninh Hòa, năm 2024

Từ năm 2018 đến nay khách quốc đến Ninh Hòa tăng đều liên tục qua các năm. Năm 2018, Ninh Hòa đón 13.940 lượt khách quốc tế, đến năm 2021 tăng lên 16.982, đạt 17.628 lượt khách vào năm 2024 (thể hiện qua bảng 2.4)

Thị trường  khách quốc tế mà ngành du lịch Ninh Hòa đón tiếp hiện nay chủ yếu đến từ các nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Đông nhất là những khách du lịch có quốc tịch Liên Bang Nga, Ucraina,… Gần đây có thêm du khách Mỹ, Úc, Canada. Khách đến từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm tỉ lệ nhỏ, chủ yếu là khách trẻ, đi tự do, nghiên cứu thị trường.

Khách quốc tế tìm đến Ninh Hòa chưa nhiều, một phần do hoạt động quảng bá, tiếp thị của du lịch Ninh Hòa chưa đến được với bạn bè quốc tế. Đối với nhiều người nước ngoài, Việt Nam nói chung và Ninh Hòa nói riêng còn khá xa lạ. Một vài công ty lữ hành lớn cũng đã nhận thấy tiềm năng du lịch của Ninh Hòa nhưng đều gặp khó khăn trong việc xin giấy phép cho việc thiết lập đầu tư các tuyến, điểm du lịch ở Ninh Hòa.

  • Thị trường khách du lịch nội địa Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy khách du lịch nôi địa ngày càng tăng nếu như năm 2018 68.720 lượt khách thì đến 2024 tăng lên là 80.685 lượt khách. Khách nội địa đến Ninh Hòa ngày càng tăng, vì trong môi trường du lịch Việt Nam, Ninh Hòa đang dần chiếm vị trí đáng kể. Thuận tiện cả bằng đường ô tô lẫn đường hàng không, lại cách thành phố Hồ Chí Minh chỉ 450km đường bộ, cách Buôn Mê Thuột 100km, Tuy Hòa 69km, Nha Trang 25km, cách sân bay Cam Ranh 90km, sân bay Đông Tác 69km, du khách có thể chọn Ninh Hòa làm điểm đến cho kì nghỉ cuối tuần. Hơn nữa, là nơi sinh sống của một đồng bào dân tộc thiểu số, hàng năm ở Ninh Hòa có rất nhiều lễ hội đặc sắc như cầu ngư, cúng am, thờ mẫu, thu hút khách du lịch đến tham quan. Tập quán sinh họat, sản xuất của dân tộc bản địa nơi đây cũng là nét mới lạ đối với nhiều du khách. Do điều kiện lịch sử, Ninh Hòa là vùng nhập cư của hàng trăm ngàn người từ các miền của đất nước. Hàng năm, có nhiều người thân của cư dân Ninh Hòa từ những huyện, tỉnh khác tìm đến Ninh Hòa để thăm gia đình và kết hợp du lịch Ninh Hòa. Do vậy, số lượt khách nội địa đến Ninh Hòa khá cao và ngày càng tăng. Khách nội địa chiếm đến 80%  tổng số khách du lịch đến Ninh Hòa.

Về thành phần khách du lịch nội địa: Cũng như tỉnh Khánh Hòa, thành phần khách đến thị xã Ninh Hòa chủ yếu là khách nội địa đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ. Đây là điểm cần lưu ý trong quy hoạch tổ chức không gian du lịch.

Khách Nội địa đến đây thường dừng chân lưu trú ngắn, mức chi tiêu của khách thấp khoảng từ 400 đến 700 nghìn/người, lượng khách tập trung đông nhất vào các tháng đầu mùa hè. Các địa điểm thu hút khách nhiều nhất là: khu du lịch Dốc Lết, Ninh Vân Bay, khu du lịch sinh thái Ba Hồ, suối nước nóng Trường Xuân… chiếm 90% số khách đến du lịch thị xã.

Khách nội địa luôn là nguồn khách quyết định đối với du lịch của thị xã Ninh Hòa. Nhóm khách nội địa đến địa bàn thị xã thường với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng và thời gian thường tập trung vào các ngày lễ, cuối tuần hoặc mùa hè, nhóm khách này mức độ chi tiêu có phần hạn chế. Tuy nhiên để thu hút thêm đối tượng này thị xã cần hoàn thiện hơn nữa về hệ thống cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch, đầu tư thêm các hoạt động vuoi chơi giải trí góp phần đa dạng cho các đối tượng du khách.

Tốc độ tăng trưởng du khách nội địa và quốc tế tương đổi ổn định. Khách quốc tế tăng trung bình giai đoạn 2018 – 2024 là 5%, Khách nội địa là gần 3%.

Biểu đồ 2. 3. Biểu đồ thể hiện thể hiện tốc độ tăng trưởng du khách quốc tế và nội địa đến thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2018 – 2024

2.5. Doanh thu từ ngành du lịch thị xã Ninh Hòa

Bảng 2. 5. Doanh thu du lịch trên địa bàn thị xã (tỷ đồng)

Năm Tỉnh Khánh Hòa Ninh Hòa So với tỉnh (%)
2018 1.026,744 64,6 6,3
2019 1.353,354 66,3 4,9
2020 1.562,561 72,7  4,7
2021 1.877,254 82,3 4,4
2022 2.252,144 101,4 4,5
2023 2.569,560 127,3 5,0
2024 3.900,000 157,1 4,1

Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Ninh Hòa

Cùng với sự phát triển của ngành, doanh thu từ du lịch Ninh Hòa ngày càng tăng, một số năm tăng nhiều hơn so với kế hoạch đề ra. Năm 2018, tổng doanh thu du lịch của thị xã đạt 64,6 tỉ đồng, đến năm 2024 đã tăng lên gần 3 lần, đạt 157,1 tỉ đồng gấp 2,43 lần. Doanh thu du lịch của thị xã tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế tư nhân 138,8 tỉ đồng năm 2024, doanh thu chủ yếu dựa vào dịch vụ, thuê phòng, ăn uống.

Doanh thu du lịch của Ninh Hòa chiếm tỷ lệ còn kiêm tốn so với tổng doanh thu của Khánh Hòa, dao động trong khoảng 4 – 6 %.

Doanh thu du lịch của thị xã Ninh Hòa giai đoạn 2018 – 2024 không lớn so với tỉnh những tương đối ổn định và năm sau có tốc độ cao hơn năm trước được thể hiện rõ nết qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch

2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch thị xã Ninh Hòa

2.6.1 Thành tựu Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

Thị xã Ninh Hòa có nhiều tiềm năng cho hoạt động du lịch phát triển. Ninh Hòa được coi là nơi giàu tài nguyên du lịch của tỉnh Khánh Hòa.

Các tuyến, điểm du lịch phát nhanh đều, thể hiện qua số lượt du khách, doanh thu du lịch của thị xã ngày càng tăng, trong đó nổi bật hơn cả là điểm du lịch Dốc Lết, Suối Hoa Lan, Đầm Nha Phu với các tuyên du lịch NINH Hòa – Nha Trang – Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh – Nha  Trang – Dốc  Lết, Nha Trang – Ninh Hòa, Ninh Hòa – Dốc Lết.

Các loại hình du lịch phong phú trong đó thế mạnh nổi bật nhất là du lịch biển, ngắm cảnh, tắm, lặn biển, nghiên cứu văn hóa, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử. Sản phẩm du lịch gắn kết với tiềm năng thế mạnh của Ninh Hòa, danh thắng đẹp, các làng nghề, các bãi biển, vịnh biển đẹp hoang sơ.   + Những năm gần đây việc đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng của tỉnh nhà cho thị xã đã được tiến hành rộng khắp, các điểm du lịch đều có ô tô, hoạc tàu thủy đến tần nơi, hệ thống nước điện được đảm bảo, hệ thống nhà nghỉ từng bước được nâng cấp hiện đại.

Các loại hình dịch vụ cho thuê phòng, phương tiện vui chơi giải trí ngày càng đầy đủ đảm bảo chất lượng, như cano, du thuyên, áo phao phục vụ lăn biển… Nguồn lao động du lịch mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng bước đầu đã được chú ý đầu tư nên số lượng lao động đã qua đào tạo năm 2021 chiếm 20% tổng số lao động du lịch. Con số này mặc dù còn khiêm tốn nhưng vẫn cao hơn so với một số huyện khác trong tỉnh và với tiến độ đầu tư, tạo điều kiện từ nhiều cơ quan chức năng như hiện nay chắc chắn trong tương lai số lao động du lịch đã qua đào tạo sẽ tăng lên.

Sự phát triển của du lịch thị xã đã góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh; giải quyết việc làm; ổn định xã hội, mang lại nguồn thu đáng kể từ du lịch của thị xã. Bước đầu du lịch thị xã góp phần làm thay đổi cảnh quan mặt khác tạo cơ ở tiền đề cho các ngành kinh tế như: xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…

Chính những yếu tố trên làm cho Ninh Hòa Ngày càng thu hút đông đông đỏa lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan tiềm hiểu. – Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

2.6.2 Điểm yếu

Thời gian qua du lịch thị đã giải quyết được một số vấn đề trước mắt cho ngành và những chuyển biến tích cực để hoà nhập với nền kinh tế thị trường, góp phần vào sự phát triển chung của du lịch tỉnh Khánh Hòa.

Tuy nhiên, so với các địa phương khác của tỉnh hay của Duyên hải miền Trung thì du lịch thị xã Ninh Hòa còn phát triển chậm, kết quả đạt được chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng vốn có. Do còn những hạn chế nhất định về nhiều lĩnh vực khác nhau, nên du lịch thị xã chưa thực sự có bước chuyển nào đáng kể.

Hiện tại cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của thị xã chưa đáp ứng tiêu chuẩn cho việc phát triển du lịch của thị xã trong thời gian hiện tại này cũng như trong tương lai. Việc thiếu thốn các nhà nghỉ, nhà hàng đang là trở ngại lớn cho nhu cầu lưu lại tham quan của du khách. Thêm vào đó đội ngũ hướng dẫn ở các điểm du lịch còn thiếu trầm trọng, cộng thêm trình độ nghiệp vụ chưa có, cách làm du lịch ở các điểm du lịch còn quá nhiều vướng mắc và bước đi không phù hợp, ý thức của người dân bản địa chư cao trong việc bảo vệ và giữ gìn các tài nguyên du lịch vốn có của thị xã.

Vấn đề quảng bá, tiếp thị du lịch hiện nay không được chú trọng đầu tư, không tiến hành phát hành tờ rơi thường xuyên cũng như không tổ chức các buổi hội chợ du lịch cấp tỉnh và rộng hơn là khu vực. Nhiều điểm du lịch hiện nay đang bị khai thác không hợp lý và không đúng mức dẫn đến môi trường ở các điểm du lịch này bị xuống cấp nghiêm trọng nhất là vào mùa cao điểm về du lịch và lễ hội, thêm vào đó là vấn đề bảo vệ môi trường điểm du lịch cũng chưa được quan tâm trú trọng thường xuyên.

Các chương trình hợp tác du lịch với các công ty du lịch và lữ hành chưa có, các chương trình du lịch liên huyện được triển khai rất chậm. Đây chính là hạn chế mà thị xã chưa thể giải quyết được.

Thiếu sự hỗ trợ đúng mức của Nhà nước và tư nhân trong hoạt động phát triển du lịch dẫn đến nhiều khu vực giàu tiềm năng nhưng bị bỏ ngõ, dẫn đến kết quả hoạt động du lịch chưa cao, chưa xứng với tiềm năng vốn có.

Các loại hình, sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng, còn trùng lặp, thiếu tính đặc thù; chất lượng dịch vụ nhìn chung còn thấp, thiếu các khu du lịch chất lượng cao, du lịch thực thụ; các loại hình và sản phẩm du lịch ở đây mang tính thương mại hóa cao, chưa duy trì cân bằng các lợi ích nhằm mục tiêu hướng tới mục đích phát triển bền vững.

Công tác xử lý chất thải trong các khu du lịch chưa được chú trọng, đầu tư, giám sát và xử lý đúng mức nên gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

2.7. Tiểu kết chương 2

Ninh Hòa có tiềm năng to lớn về du lịch. Sự đa dạng, tính nguyên sơ và hùng vĩ của thiên nhiên và nét đẹp văn hoá của đồng bào dân tộc cũng như những di tích văn hoá – lịch sử cho phép Ninh Hòa phát triển nhiều loại hình du lịch, trong đó thế mạnh là du lịch sinh thái – văn hoá, du lịch biển. Thêm vào đó, sự chung sống của các dân tộc thiểu số, trải qua quá trình chung sống lâu dài với những biến cố trong lịch sử đã tạo nên nét rất riêng cho văn hoá Ninh Hòa, thu hút ngày càng nhiều du khách. Hoạt động du lịch trong mười năm trở lại đây đã có sự phát triển đáng kể, góp phần cải thiện kinh tế địa phương và được xác định là một trong những thế mạnh của Ninh Hòa.

Tuy nhiên, du lịch hiện nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu của du lịch. Yếu tố con người, lao động trong ngành chưa bắt kịp với yêu cầu của ngành du lịch trong thời hội nhập. Môi trường tự nhiên chưa được quan tâm đúng mức và bước đầu có những dấu hiệu của ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp và từ chính hoạt động du lịch gây ra. Nền văn hoá đậm đà bản sắc đang đứng trước mâu thuẫn rất lớn giữa bảo tồn những giá trị truyền thống và tiếp thu văn hoá hiện đại. Mặc dù chưa nhiều, nhưng một số dấu hiệu của sự phát triển không bền vững đã xuất hiện, các nguyên tắc phát triển du lịch theo hướng bền vững chưa được tôn trọng, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có chiến lược lâu dài và những giải pháp thích hợp nhằm tạo sự phát triển bền vững cho ngành du lịch Ninh Hòa. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993