Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Khánh Hòa
Tỉnh Khánh Hòa ở về phía khu vực duyên hải Nam Trung bộ của Việt Nam, phía Bắc tỉnh Phú Yên, phía Tây tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông.
Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km². Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa độ địa lý 12°52’15″ đến 11°42’50″ vĩ độ Bắc và từ 108°40’33″ đến 109°27’55″ kinh độ Đông.
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển dài và đẹp nhất Việt Nam, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô của quần đảo Trường Sa. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh.
Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Do đó để đi suốt dọc tỉnh, người ta phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 60 m. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dải Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng.
Đồng bằng ở Khánh Hòa nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra biển. Chẳng những thế, địa hình rừng núi của tỉnh không thuận lợi cho quá trình lắng đọng phù sa, nên nhìn chung Khánh Hòa không phải là nơi thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
Thềm lục địa tỉnh Khánh Hòa rất hẹp, địa hình vùng thềm lục địa phản ánh sự tiếp nối của cấu trúc địa hình trên đất liền. Các nhánh núi Trường Sơn đâm ra biển trong quá khứ địa chất như dãy Phước Hà Sơn, núi Hòn Khô, dãy Hoàng Ngưu không chỉ dừng lại ở bờ biển để tạo thành các mũi Hòn Thị, mũi Khe Gà (Con Rùa), mũi Đông Ba… mà còn tiếp tục phát triển rất xa về phía biển mà ngày nay đã bị nước biển phủ kín. Vì vậy, dưới đáy biển phần thềm lục địa cũng có những dãy núi ngầm mà các đỉnh cao của nó nhô lên khỏi mặt nước hình thành các hòn đảo như hòn Tre, hòn Miếu, hòn Mun … Ngoài các đảo đá ven bờ, Khánh Hoà còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trường Sa. Quần đảo Trường Sa nằm ở phía nam biển Đông, cách Cam Ranh 250 hải lý (khoảng 450km).
Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5-7 km có một cửa sông.
Cấu tạo địa chất của Khánh Hòa chủ yếu là đá granit và riônit, đaxit có nguồn gốc mắc-ma xâm nhập hoặc phún xuất kiểu mới. Về địa hình kiến tạo, phần đất của tỉnh Khánh Hòa đã được hình thành từ rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đông-Nam của địa khối cổ Kom Tum, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệu năm. So với các tỉnh, thành phía Bắc khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26.7°C.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2.1.2. Điều kiện lịch sử – xã hội tỉnh
- Điều kiện lịch sử
Các cứ tư liệu khảo cổ học đã khẳng định ngay từ thời tiền sử, con người đã sinh sống ở đây. Ở Hòn Tre trong vịnh Nha Trang từ đầu thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của một nền nông nghiệp dùng cuốc. Với việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào tháng 2 năm 1979 trong địa bàn cư trú của tộc người Raglai, cho thấy chủ nhân của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên. Sang thời đại đồ sắt, các di chỉ đã phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn (Ba Ngòi, Cam Ranh) cho phép khẳng định nền văn hóa thời đại đồ sắt ở Khánh Hòa có niên đại khoảng gần 4000 năm và phát triển sớm hơn văn hóa Sa Huỳnh. Nằm trong địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh, Khánh Hòa có nhiều di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa này như: Diên Sơn (huyện Diên Khánh), Bình Tân, Hòn Tre (Thành phố Nha Trang), Ninh Thân (huyện Ninh Hòa). Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
Khánh Hòa ngày nay là phần đất của nước Tây Đồ Di thuở trước, sau bị nước Chiêm Thành thôn tính và đổi làm xứ Kauthara. Vào đầu Công Nguyên, một bộ phận trong bộ tộc Cau, một trong hai bộ tộc lớn của người Chăm Pa thời bấy giờ, đã thành lập nên một tiểu quốc và được đặt tên là Tiểu quốc Nam Chăm, hay còn gọi là Panrãn hay Panduranga. Tiểu quốc này gồm hai xứ là Panduranga (khu vực ngày nay là Phan Rang, Phan Thiết) và Kauthara (khu vực Khánh Hòa ngày nay). Đối địch với Tiểu quốc Nam Chăm là Tiểu quốc Bắc Chăm ở khu vực thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay. Sau đó, trải qua nhiều thế kỷ nội chiến liên miên, vương quốc Chăm Pa được thành lập trên cơ sở sự thống nhất của hai xứ Nam Chăm và Bắc Chăm. Đến thế kỷ thứ 8, dưới sự ra đời của vương triều Panduranga (Hoàn Vương Quốc), vùng Kauthara phát triển đến mức cực thịnh chỉ sau kinh đô với những khu đền tháp to lớn và linh thiêng mà tiêu biểu là ngôi đền thánh Ponagar thờ vị nữ thần mẹ xứ sở Yang Pô Y Na Gar.
Khác với nhiều địa khu khác Kauthara tương đối ít bị ảnh hương bởi các cuộc chiến tranh nhờ cách xa cả Đại Việt và Đế quốc Khmer. Sau khi kinh đô Vijaya thất thủ trong cuộc Chiến tranh Việt-Chiêm 1471, vua Lê Thánh Tông không tiếp tục tiến xuống phía nam để tấn công Kauthara mà dựng bia phân định biên giới mới của hai nước tại Núi Đá Bia. Lãnh thổ Chăm Pa chỉ còn lại khu vực KautharaPanduranga.
Năm 1653, lấy cớ vua Chiêm Thành là Bà Tấm (có tài liệu ghi là Bà Thấm) quấy nhiễu dân Việt ở Phú Yên, Chúa Nguyễn Phúc Tần bèn sai quan cai cơ Hùng Lộc đem 3000 quân sang đánh. Thất bại nặng nề, vua Chiêm Thành sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho Chúa từ vùng Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa chấp thuận và đặt dinh Thái Khang gồm hai phủ là phủ Thái Khang gồm các huyện Tân Định, Quảng Phước ở phía bắc (nay là các huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh) và phủ Diên Ninh gồm các huyện Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương ở phía nam (nay là các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, thị xã Cam Ranh, thành phố Nha Trang và một phần phía Bắc của tỉnh Ninh Thuận), giao cho Hùng Lộc làm thái thú. Từ đó, vùng đất này đã trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam cho đến ngày nay. Đến năm 1690, phủ Thái Khang được đổi tên thành Bình Khang. Năm 1742, phủ Diên Ninh đổi thành phủ Diên Khánh.
Vào năm 1771, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy binh đánh Chúa Nguyễn. Chỉ ba năm sau, Chúa Nguyễn phải bỏ Phú Xuân chạy vào Gia Định. Quân Tây Sơn đã kiểm soát vùng đất kéo dài từ Quy Nhơn đến Bình Thuận. Sau đó, tướng nhà Nguyễn là Tống Phúc Hạp kéo quân ra đánh lấy lại được Dinh Bình Thuận và Phủ Diên Khánh nhưng rồi lại bị Nguyễn Huệ đem quân đánh tan lấy lại được hai vùng trên. Từ đó, trong gần 20 năm, nhân dân Bình Khang, Diên Khánh sống trong cảnh hòa bình và no ấm. Đến tháng 7 năm 1793, Định Vương Nguyễn Phúc Ánh thân chinh thống lĩnh đại binh thủy, bộ từ Gia Định kéo ra Nha Trang. Từ Nha Trang tấn công lên Diên Khánh. Quân Tây Sơn không cầm cự nổi phải bỏ Diên Khánh và Bình Khang. Nguyễn Ánh sai người xây thành Diên Khánh, lập xưởng đóng thuyền. Sau đó, tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu hai lần đem quân vào đánh chiếm vào các năm 1794, 1795 nhưng đều không thành. Năm 1802, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long. Năm 1803, Dinh Bình Khang được đổi tên thành Dinh Bình Hòa, phủ Bình Khang cũng được đổi tên thành phủ Bình Hòa nhưng sở lị đã được chuyển từ đây sang phủ Diên Khánh. Năm 1808, Dinh được đổi thành Trấn. Đến năm 1831 (năm Minh Mạng thứ 12), trấn Bình Hòa được đổi tên thành tỉnh Khánh Hòa.
Có thể khẳng định rằng dân tộc Chăm đã có thời kỳ lịch sử phát triển hùng cường trên mảnh đất này và những giá trị văn hóa của dân tộc Chăm còn sót lại đến ngày nay chính là di sản không thể tách rời trong kho tàng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
- Điều kiện xã hội
Theo số liệu điều tra ngày 01 tháng 4 năm 2019 dân số tỉnh Khánh Hòa là 1.231.107 người với mật độ dân số toàn tỉnh là 225 người/km². Theo điều tra biến động dân số năm 2019, Khánh Hòa có 520.008 người sinh sống ở khu vực đô thị (42,2% dân số toàn tỉnh) và 711.099 người sống ở khu vực nông thôn (57,8%). Dân số Khánh Hòa hiện nay phân bố không đều. Dân cư tập trung đông nhất ở thành phố Nha Trang (chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Huyện Diên Khánh và thành phố Cam Ranh cũng có mật độ dân số khá cao (xấp xỉ 400 người/km²) thị xã Ninh Hòa và các huyện còn lại ở đồng bằng có mật độ dân cư không chênh lệch lớn và gần bằng mức trung bình toàn tỉnh (khoảng 200 người/km²), các huyện miền núi có mật độ dân số tương đối thấp là Khánh Sơn (62 người/km²) và Khánh Vĩnh (29 người/km²).
Hiện nay, có 32 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó dân tộc kinh có 1.095.981 người sống phân bố đều khắp huyện, thị, thành phố, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là các vùng đồng bằng, thành phố, thị xã, thị trấn. Dân tộc thiểu số lớn nhất là người Raglai với 45.915 người sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và một vài xã miền núi các huyện Diên Khánh, Cam Lâm và thành phố Cam Ranh trong các bản làng (palây). Tại các khu vực giáp ranh với Lâm Đồng và Đăk Lăk có khoảng 4.778 người Cơ-ho và 3.396 người Ê-đê sinh sống. Dân tộc Hoa có khoảng 3.034 người tập trung chủ yếu ở thành phố Nha Trang (khoảng 2.000 người), thị xã Ninh Hòa và các xã phía Đông huyện Diên Khánh. Một nhóm thiểu số chính khác là người Tày (1.704) và người Nùng (1.058) di cư từ các tỉnh phía Bắc vào trong cuộc di cư năm 1954 và trong các năm gần đây sinh sống chủ yếu ở huyện Khánh Vĩnh. Ngoài các nhóm chính trên còn có các nhóm dân tộc thiểu số rất nhỏ trong dân số như Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ… Người Chăm là cư dân bản địa ở Khánh Hòa. Tuy nhiên do những điều kiện lịch sử, từ giữa thế kỷ XVII về sau Ngoài các nhóm chính trên còn có các nhóm dân tộc thiểu số rất nhỏ trong dân số như Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ… Người Chăm là cư dân bản địa ở Khánh Hòa. Tuy nhiên do những điều kiện lịch sử, từ giữa thế kỷ XVII về sau này, người Chăm ở Khánh Hòa lần lượt di chuyển vào các tỉnh phía Nam. Vì vậy mà ngày nay, người Chăm ở Khánh Hòa chỉ còn khoảng 290 người.
- Điều kiện về tài nguyên du lịch
Các di tích lịch sử và danh thắng tiêu biểu:
Khánh Hòa nằm trong số ít địa phương còn lưu giữ nhiều di tích vào loại quý hiếm do các thế hệ trước xây dựng nên. Căn cứ số liệu thống kê, năm 2018 toàn tỉnh Khánh Hòa có 1040 di tích lịch sử, trong đó có 56 di tích đã được kiểm kê cấp tỉnh và đã công nhận 42 di tích lịch sử cấp tỉnh, 16 di tích được xếp hạng cấp quốc gia.
Ngoài những di tích lịch sử thì Khánh Hòa còn được thiên nhiên ban tặng cho một địa mạo đã tạo cho Khánh Hòa có một hệ thắng cảnh có thể kể đến:
Danh thắng Hòn Chồng – Hòn đỏ: Danh thắng Hòn Chồng – Hòn đỏ nằm bên vịnh Nha Trang, cách trung tâm Nha Trang 2km về hướng đông bắc. danh thắng Hòn Chồng gồm hòn Chồng và Hòn vợ, Khu vực Hội quán Nha Trang và Hòn đỏ, nơi đây là một điểm tham quan mà bất cứ khách du lịch nào ghé Nha Trang cũng muốn đến.
Vịnh Nha Trang: Tại hội nghị lần thứ 2 Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới tại Canada năm 2003 đã bầu chọn Vịnh Nha Trang trở thành thành viên thứ 29 vịnh đẹp nhất thế giới.
Mũi đôi – Hòn đầu: Mũi đôi nằm ở tạo độ 1090 27’55’’kinh độ động, cách Mũi dôi khoảng 500m là hòn đảo với diện tích 200.000m2 gọi là Hòn đầu. Mũi đôi – Hòn đầu vừa được nhà nước xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 2005.
2.2. Bối cảnh phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
2.1.1. Bối cảnh quốc tế
Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động đan xen lẫn nhau, nổi bật là chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc Mỹ – Trung Quốc đã có tác động đến kinh tế của hầu hết các nước thuộc các khu vực trên thế giới trong đó có Việt Nam. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà điều kiện để thúc đẩy hoạt động đi du lịch của du khách đó là điều kiện kinh tế. Trong điều kiện có nhiều khó khăn, sự tăng trưởng kinh tế của hầu hết các nước trong giai đoạn hiện nay có xu hướng giảm đi thì du lịch chính là điều kiện có thể mang lại hiệu quả để các quốc gia tăng trưởng lượng khách giúp cho người dân xóa đói giảm nghèo và hơn hết giảm dần sự bất bình đẳng trong xã hội, khoảng cách giàu nghèo giảm dần.
Nhu cầu du lịch ngày nay có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là điều kiện kinh tế đã đạt được những thành tựu về mọi mặt thì con người thường tìm đến các giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, du lịch thiên nhiên… là những xu hướng nổi trội. Đồng thời chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đây sẽ là xu hướng chính của du lịch thế giới trong tương lai.
2.2.2. Bối cảnh trong nước Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
Kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu, tổng thu nhập quốc nội qua các năm điều tăng, năm 2018 tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% so với năm 2017, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.587 USD (Nguồn: Tổng cục thống kê). Các chỉ tiêu du lịch đều đạt được mức tăng trưởng ấn tượng, có thể nhắc đến:
- Thu hút mạnh đầu tư, phát triển nhanh cở sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được cải thiện
Hàng chục tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài và hơn 300.000 tỷ đồng đầu tư trong nước đã được đầu tư cho hạ tầng du lịch quốc gia, hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại tại nhiều địa phương và hình thành rõ hơn các vùng động lực phát triển du lịch Việt Nam. Năm 2015, toàn ngành đang có 18.800 cơ sở lưu trú với hơn 355.000 buồng và 1.573 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng ngàn doanh nghiệp lữ hành nội địa, các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, cơ sở giải trí văn hóa, thể thao, hội nghị, triển lãm và nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời, cải tạo, nâng cấp tại hầu hết các địa bàn phát triển du lịch trọng điểm. Đặc biệt, hàng trăm khách sạn, khu du lịch cao cấp được xây mới, hình thành hàng loạt cơ sở lưu trú (khách sạn và tổ hợp resort) cao cấp như: Intercontinental, JW Marriott, hệ thống khách sạn Mường Thanh, VinGroup, FLC, SunGroup…làm cho bức tranh chung của ngành du lịch có diện mạo thay đổi căn bản.
Hệ thống vận tải du lịch: Việt Nam hiện có 52 hãng hàng không quốc tế đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 54 đường bay quốc tế, 48 đường bay nội địa kết nối. Việt Nam đã tham gia hàng loạt văn kiện pháp lý và dự án hợp tác quốc tế về du lịch. Du khách 29 quốc gia đã được miễn visa đến Việt Nam.
- Hình thành các điểm đến, sản phẩm du lịch
Quá trình phát triển, các sản phẩm du lịch Việt Nam đã được thị trường nhìn nhận và đánh giá cao như: du lịch tham quan cảnh quan, di sản di tích, nghỉ dưỡng biển, núi, du lịch tâm linh, lễ hội, ẩm thực, du lịch thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch MICE,.. Các sản phẩm tham quan cảnh quan như: Vịnh Hạ Long, cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn… Du lịch thể thao mạo hiểm như khám phá Sơn Đoòng, Phong Nha – Kẻ Bàng,…nghỉ dưỡng biến Phú Quốc, Nha Trang, Mũi Né,…được du khách trong nước và du khách quốc tế yêu thích…
2.3. Sản phẩm du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
2.3.1. Du lịch lễ hội Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
Trong tâm thức của người Chăm, hoạt động lễ hội là một phần không thể thiếu trong, đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối đời sống tinh thần. Đây được xem là những sinh hoạt văn hóa đặc sắc, sống động và rực rỡ, thể hiện đầy đủ, tổng hợp và rõ nét nhất đời sống sinh hoạt, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật… của cộng đồng này. Cộng đồng người Chăm ở Khánh Hoà sở hữu một kho tàng lễ hội truyền thống phong phú và đặc sắc. Kho tàng này được tạo nên từ sự tổng hợp của nhiều lễ hội khác nhau. Trong đó, mỗi lễ hội đều có những vị trí và ảnh hưởng nhất định đối với đời sống và tình cảm của người dân. Đặc biệt tại Khánh Hòa có nhiều lễ hội truyền thống như:
- Lễ hội Tháp Bà Ponagar
Lễ hội Tháp Bà PoNagar Nha Trang diễn ra hàng năm từ ngày 20 đến 23 tháng 3 Âm lịch, tại di tích Tháp Bà PoNagar, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Các hoạt động chính diễn ra trong lễ hội:
Lễ thay y: Nghi lễ được tiến hành ngày 20 tháng 3 Âm lịch. Vị chủ tế dâng trầm hương, nhang, hoa, trái cây và khấn vái. Sau đó, các thành viên trong Ban nghi lễ thay xiêm y, mũ miện để tắm tượng. Nước dùng để tắm tượng được nấu từ rượu với nước và thả các cánh hoa có hương thơm (5 loại).
Lễ thả hoa đăng: Nghi lễ diễn ra ngày 20 tháng 3 Âm lịch. Đoàn rước từ tháp xuống xóm Bóng và đến đàn tế lễ bên dòng sông Cái. Cầu siêu xong, các thuyền trên sông đốt nến thả đăng khiến cho một khúc sông trở nên lung linh, huyền ảo.
Lễ cầu Quốc thái dân an: diễn ra sáng ngày 21 tháng 3 Âm lịch, do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa chủ trì lễ cúng. Lễ hoàn kinh, cúng thí thực: Nghi lễ diễn ra trưa ngày 21 tháng 3 Âm lịch.
Dâng lễ Mẫu: Nghi lễ diễn ra giờ Tý ngày 22 tháng 3 Âm lịch để dâng hương lễ Mẫu.
Tế lễ cổ truyền, lễ Khai Diên và lễ Tôn vương: diễn ra ngày 23 tháng 3 Âm lịch, đoàn tế lễ gồm các hào lão và người dân Cù Lao (Xóm Bóng) dâng lễ theo nghi thức cổ truyền; Đoàn Tuồng biểu diễn lễ Khai Diên và Tôn vương ở sân khấu.
Múa Bóng và Hát văn: Diễn ra trong suốt các ngày lễ hội. Do diện tích trong tháp nhỏ, hẹp nên hạn chế số người vào tháp, các thành viên còn lại của đoàn đứng hầu lễ Mẫu ở sân tháp Chính. Sau đó các đoàn biểu diễn múa Bóng và hát Văn ở sân khấu trước Mandapa. Bên cạnh đó, trong những ngày diễn ra lễ hội còn có những buổi biểu diễn các tích tuồng cổ liên quan đến Thiên Y A Na Thánh Mẫu … luôn thu hút bà con nhân dân đến xem trong suốt dịp lễ hội.
Điệu múa đã được gắn với địa danh đi vào lịch sử với tên gọi xóm Bóng, cầu Xóm Bóng nằm sâu trong tiềm thức nhiều người dân Khánh Hòa. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
Mô tả về múa Bóng, Quách Tấn đã từng viết: “Người múa toàn là con gái. Áo xiêm rực rỡ; đầu đội, người cỗ hoa tươi, kẻ đèn lồng ngũ sắc. Đèn và hoa chồng cao như ngọn tháp. Vũ nữ múa theo điệu đàn điệu trống, đanh lộn nhịp nhàng dưới ánh đuốc ánh đèn hừng hẩy. Họ múa rất khéo và rất tài. Chẳng những đôi tay đôi chân luôn cử động, vừa dẻo vừa mềm, mà đầu và thân cũng luôn ngửa nghiêng uốn éo theo bước chân nhịp tay, rộn ràng đều đặn. Thế mà đèn và hoa đội trên đầu, không vịn không đỡ mà vẫn không hề lay không hề dịch, dường như có những bàn tay vô hình nâng đỡ. Cảnh tượng vô cùng ngoạn mục”.
Đối với múa Bóng của người Chăm: “Trình thức này có phần múa là đặc biệt của Shiva giáo. Trong ba vị thần Tân Bàlamôn chỉ có Shiva là thần múa với điệu múa thiêng nổi tiếng và có tướng múa.
Theo thống kê, từ ngày 1 đến 15 tháng Giêng năm 2017 có tổng công 163.000 lượt khách tham quan di tích Tháp Bà, những ngày bình thường có khoảng hơn 2.000 du khách tham quan. (Nguồn: Ban quản lý di tích lịch sử Khánh Hòa).
Lễ hội Am Chúa
Theo quan niệm dân gian, tháng Ba là tháng Vía Bà “Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. Lễ hội Am Chúa từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3 tháng Ba âm lịch hàng năm và diễn ra theo một diễn trình truyền thống: Lễ mộc dục (tắm tượng), lễ tam hiến trơn, lễ tế chính, hát văn Mẫu, tế Nữ quan, lễ cúng Hậu thường, nghi thức dâng hương và múa Bóng.
Ngày xưa, “vào các dịp cúng xuân thu nhị kỳ trong năm ở Am Chúa, quan đầu tỉnh là người có trách nhiệm tổ chức và đứng ra làm chủ lễ với các hình thức rất trang trọng theo quy định của triều đình. Điều này càng khẳng định vị trí của tín ngưỡng Thiên Y A Na đối với đời sống tinh thần của nhân dân địa phương mang yếu tố văn hóa tộc người trong quá khứ cũng như hiện tại ở Khánh Hòa là rất sâu đậm”. Điều này lại càng khẳng định vai trò to lớn của Am Chúa trong hệ thống di tích và tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na.
Theo truyền thuyết của người Việt, ngày Bà giáng trần (hạ giới) tại Am Chúa là ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch, và ngày Bà thăng thiên (bay về trời) tại Tháp Bà là ngày 23 tháng 3 âm lịch. Nơi hiển Nhân và chốn hiển Thánh của Mẫu là hai di tích đặc biệt quan trọng của người Việt và người Chăm. Tuy nhiên, để phù hợp với đời sống văn hóa, tín ngưỡng của mình, người Việt đã Việt hóa rất nhiều yếu tố văn hóa cũng như đối tượng thờ cúng của người Chăm, chính sự tiếp biến văn hóa này tạo nên sự đa dạng trong sắc thái văn hóa tại Tháp Bà. Còn di tích Am Chúa là do người Việt xây dựng để thờ Mẫu Thiên Y, nên các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng đối tượng thờ cúng ở đây thuần Việt. Nhưng chúng gặp nhau trong tâm thức thờ Mẹ – Mẫu Thiên Y A Na, người độ trì, che chở cho muôn dân Khánh Hòa; hoạt động thờ cúng Mẫu của người Việt và người Chăm tại hai di tích tạo nên nét văn hóa đặc sắc, sức sống mãnh liệt và bền vững. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
Qua các truyền thuyết, truyện kể dân gian đến thờ phụng thể hiện sự tiếp nối liên tục về văn hóa, tín ngưỡng, Am Chúa đã mang trong mình những giá trị của hai nền văn hóa Chăm – Việt. Tuy rằng có những dấu ấn khác nhau, song phải khẳng định hình tượng Thiên Y A Na là một sáng tạo của người Việt, có cội nguồn từ hình tượng Pô Nagar của dân tộc Chăm và đều xuất phát từ hình tượng hiện thân cho người mẹ sáng tạo muôn loài.
Am Chúa là di sản văn hóa tiêu biểu, ở đó thể hiện được tâm lý, quan hệ xã hội, nhận thức thế giới tự nhiên, sự sáng tạo các giá trị về văn học, nghệ thuật dân gian. Cho đến nay, Am Chúa vẫn còn bảo lưu được những yếu tố văn hóa truyền thống tiêu biểu của người Việt – Chăm. Sự hòa hợp thần linh Việt – Chăm được thể hiện rõ nét nhất ở Lễ hội Am Chúa, đó là sự hòa quyện giữa hai nền văn hóa tâm linh hầu như đã được nhất thể hóa. Điều đó nói lên khả năng tích hợp và thái độ dung hòa, rộng mở của người Việt xưa ở Khánh Hòa trong việc tiếp thu tinh hoa của nền văn hóa khác; được lưu truyền trong dân gian “Am Chúa hiển Nhân, Tháp Bà hiển Thánh”.
Cùng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, năm 1999 Am Chúa được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa Quốc gia.
Lễ Bỏ Mả của tộc người Raglai: Diễn ra khoảng từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau (Dương lịch), vào mùa khô, mùa rảnh rỗi sau khi mùa màng đã được thu hoạch. Hiện nay Lễ Bỏ Mã của dân tộc người Raglai chỉ diễn ra ở huyện Khánh Sơn – Khánh Hòa.
Các lễ hội không chỉ thu hút khách trong tỉnh mà còn thu hút khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế, các nhà nghiên cứu, nhà văn, báo, đài… trong và ngoài nước đến nghiên cứu, thưởng thức và đưa tin. Mục đích trước hết của hoạt động này là nhằm khắc họa và giới thiệu thật rõ nét các giá trị văn hóa nói chung, lễ hội Am Chúa, lễ hội Tháp Bà của người Chăm ở Khánh Hòa cũng như người Chăm ở Việt Nam. Song song với đó, thông qua đây, chính quyền và ngành du lịch địa phương cũng nhằm hướng đến mục tiêu thu hút du khách và xây dựng lễ hội cùng các giá trị văn hóa của người Chăm trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng, tiêu biểu của mình. Định kỳ hàng năm, chính quyền và các cơ quan văn hóa, du lịch của tỉnh Khánh Hòa lại phối hợp với cộng đồng người Chăm để tổ chức lễ hội Am Chúa và lễ hội Tháp Bà đồng thời tiến hành các hoạt động thu hút và khai thác du lịch. Các ngày diễn ra lễ hội cũng là dịp để trưng bày các sản phẩm do người Chăm chế tác như: xem trình diễn nghề dệt thổ cẩm, các sản phẩm thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm gốm Bầu Trúc – Ninh Thuận của người Chăm nhằm phục vụ khách tham quan du lịch (xem bảng thống kê).
Bảng 2. Thống kê lượng khách du lịch trong nước và quốc tế tham quan Tháp Bà Ponagar giai đoạn 2013-2017
2.3.2. Du lịch tham quan di tích lịch sử Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
Ở Khánh Hòa, ngoài du lịch biển đảo thì du lịch văn hóa cũng là một phận cấu thành của ngành du lịch. Trãi qua một chiều dài lịch sử với nhiều hình thức tổ chức xã hội khác nhau (dù là dân tộc Chăm hay dân tộc Kinh – Việt), mảnh đất Khánh Hòa luôn là nơi khởi tạo cho các giá trị văn hóa của cư dân sống ở đó. Một trong các giá trị văn hóa đặc sắc còn lưu giữ đến ngày nay, chính là các di tích lịch sử văn hóa ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của người dân ven biển Khánh Hòa. Hiện nay ở Khánh Hòa có 245 di tích được xếp hạng bao gồm các di tích lịch sử, di tích nghệ thuật và danh lam thắng cảnh; trong đó có 173 di tích cấp tỉnh và 16 di tích cấp quốc gia. Trong số 16 di tích và danh thắng quốc gia trên đất Khánh Hòa, có tới 4 di tích, danh thắng là biển đảo và liên quan tới biển, đó là vịnh Nha Trang là một trong 35 vịnh biển đẹp nhất thế giới; khu danh thắng Hòn Chồng – Hòn Đỏ, danh thắng Mũi Đôi – Hòn Đầu và di tích Tháp Bà Ponagar.
Bảng 3. Danh sách di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh xếp hạng quốc gia trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
2.4.1. Giao thông
Với vị trí địa lý thuận lợi, tỉnh Khánh Hòa đang khai thác 4 loại hình giao thông trọng yếu gồm: đường thủy, đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Đây là lợi thế để Khánh Hòa phát triển nền kinh tế theo hướng mở, thuận lợi cho hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế về nhiều lĩnh vực thương mại, dịch vụ du lịch, sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa. v
Cảng biển
Khánh Hòa có hệ thống cảng biển thuộc Nhóm cảng số 4 (nhóm cảng Nam Trung bộ, bao gồm các cảng từ Bình Định đến Bình Thuận), theo nhận định của các chuyên gia về chuyên ngành hàng hải thì Khánh Hòa có 03 vịnh với lợi thế thuận lợi cho phát triển cảng biển: ở giữa là vịnh Nha Trang, được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới, phía Nam là vịnh Cam Ranh được xếp vào một trong ba hải cảng có điều kiện tự nhiên tốt nhất thế giới, gần đường hàng hải thế giới và phía Bắc là vịnh Vân Phong nằm ở toạ độ địa lý cực đông của Việt Nam, cách hải phận quốc tế 14 km, gần ngã ba các tuyến hàng hải quốc tế, thuận lợi cho giao thương hàng hải, phát triển cảng biển.
Cảng Nha Trang: Chuyển đổi công năng, quy hoạch phát triển thành đầu mối du lịch biển đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế; tiếp nhận tàu khách du lịch quốc tế đến 225.000 GT và tàu chở khách trên tuyến nội địa Bắc – Nam. Năng lực thông qua 200 nghìn lượt khách/năm. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
Cảng Cam Ranh: Là khu bến tổng hợp, công ten nơ tiếp nhận tàu trọng tải 10.000 tấn đến 50.000 tấn, có bến chuyên dùng vật liệu xây dựng, xi măng, xăng dầu và tàu khách đến 225.000 GT. Bao gồm:
Bến tổng hợp Ba Ngòi: Quy mô bến có thể phát triển gồm 04 bến cho tàu 30.000 đến 50.000 tấn. Năng lực hàng hóa thông qua năm 2020 đạt khoảng 3,4 đến 3,8 triệu tấn/năm, năm 2030 đạt 7 đến 7,5 triệu tấn/năm.
Bến xi măng Cam Ranh: Quy mô tiếp nhận tàu 5.000 đến 10.000 tấn. Năng lực thông qua khoảng 0,5 đến 1 triệu tấn/năm.
Các bến khác (chuyên dùng xăng dầu, vật liệu xây dựng, khí hóa lỏng…) xây dựng phát triển phù hợp nhu cầu thị trường, doanh nghiệp và quy hoạch xây dựng chung của địa phương.
Bến cảng quốc tế Cam Ranh: Chức năng cung cấp các dịch vụ hàng hải; sửa chữa, đóng mới tàu biển và công trình dầu khí biển có khả năng tiếp nhận tàu khách Quốc tế đến 225.000 GT. Năng lực thông qua 100 nghìn lượt khách/năm. – Bến đảo Trường Sa, Sinh Tồn: Phát triển theo nhu cầu của huyện đảo phục vụ dân sinh và quốc phòng – an ninh.
Bến cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong: Giai đoạn mở đầu xây dựng bến cảng tổng hợp đa năng nhằm phục vụ cho các khu công nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu của tỉnh Khánh Hòa và khu vực lân cận phù hợp với nội dung văn bản số 238a/TTg-KTN ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ, lượng hàng thông qua 1,0 đến 2,0 triệu tấn/năm. Giai đoạn hoàn thiện phát triển phù hợp với Quy hoạch bến cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 2972/QĐ-BGTVT ngày 05/8/2014.
Bến khách du lịch quốc tế Đầm Môn: Là khu bến tàu khách du lịch quốc tế tiềm năng, phục vụ trực tiếp khách du lịch vịnh Vân Phong. Quy mô phát triển gồm 01 bến cho tàu khách du lịch quốc tế đến 225.000 GT.
- Đường sắt
Tuyến đường sắt nối từ bắc vào nam qua địa phận tỉnh Khánh Hòa có chiều dài 149,2 km. Toàn địa bàn tỉnh có 12 nhà ga đường sắt, các ga dọc tuyến là ga hỗn hợp, chỉ có ga Nha Trang là ga chính có quy mô làm nhiệm vụ chung chuyển khách và hàng hóa đia các tỉnh. Bình quân mỗi ngày ga Nha Trang đón từ 34 chuyến tàu ra vào ga Nha Trang, trong đó hơn một nửa là tàu khách. Dịp lễ tết có khoảng 46-50 chuyến tàu qua ga mỗi ngày.
- Đường bộ
Khánh Hòa có tuyến quốc lộ 1A chạy xuyên suốt, nối với các tỉnh Tây Nguyên có tuyến quốc lộ 26. Từ Nha Trang đến với xứ sở mộng mơ Đà Lạt có tuyến quốc lộ 27C chiều dài 135km. Sự kết nối giao thông trong tỉnh từ thành phố Nha Trang đến sân bay quốc tế Cam Ranh chạy dọc theo tuyến đường Nguyễn Tất
Thành và từ Nha Trang đi Tây Nguyên, các tỉnh phía bắc chạy dọc theo tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam đường Phạm Văn Đồng. Với mật độ giao thông khá thuận tiện giúp cho việc đi lại của người dân trong tỉnh đi đến các khu vực khác là rất thuận lợi, sự liên thông kết nối giữa các tuyến đường tỉnh lộ ra quốc lộ giúp ch việc giao thương thương mại và vận chuyển hàng hóa đến các cảng biển là lợi thế rất lớn giúp cho Khánh Hòa có nhiều sức bật thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Sân bay Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
Sân bay Cam Ranh nằm ở phía Bắc bán đảo Cam Ranh, cách TP. Nha Trang khoảng 30 km, có 4 đường băng dài 3.040m, đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2004. Cảng hàng không Cam Ranh là cảng hàng không quốc tế, có thể đón 1 triệu khách vào năm 2010 và khoảng 2 triệu khách vào năm 2020 để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của cả khu vực Nam Trung bộ, đặc biệt đối với phát triển du lịch. Sân bay Cam Ranh là sân bay phục vụ cho nhu cầu bay của người dân khu vực Nam Trung bộ và là sân bay có khả năng tiếp nhận tất cả các loại máy bay chở khách lớn hiện nay trên thế giới đã có nhiều quốc gia mở đường bay thẳng tới Cam Ranh như Nga và một số nước Đông Âu khác, hiện tại sân bay Cam Ranh có khả năng phục vụ các hoạt động bay đêm và là sân bay lớn thứ 4 của Việt Nam sau các sân bay như Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng và là sân bay có mức tăng trưởng khách lớn nhất hiện nay của cả nước. Cũng trong tháng 6 năm 2018 nhà ga hành khách quốc tế với tổng vốn đầu tư hơn 3700 tỷ đồng đã đi vào khai thác với công suất đón khoảng 4 triệu lượt khách mỗi năm. Bên cạnh đó nhiều chuyến bay thẳng từ Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Malaysia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nga, Indonesia…đến Cam Ranh cũng đang tiếp tục được mở thêm nước và quốc tế. Trung bình 1 ngày có đến khoảng 100 chuyến bay đi và đến, cao điểm có ngày có đến hơn 140 chuyến. Đây là 1 trong 4 sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam và có lượng khách tăng trưởng vào loại nóng nhất cả nước với mức tăng trưởng nhảy cóc đạt 31% và 78% lần lượt vào các năm 2015 và 2016.
Biểu 1. Lượt khách qua sân bay Cam Ranh – Khánh Hòa
Đến năm 2017 lượng hành khách thông qua cảng đạt mốc 5,5 triệu lượt. 5 tháng đầu năm nay cảng đã đón 2,44 triệu lượt khách du lịch, tăng 20,8% so với năm 2017. Dự báo những con số sẽ không ngừng tăng lên khi nhà ga quốc tế T2 được hoàn thành ngay trước năm du lịch quốc gia 2019 tại Khánh Hòa. Báo cáo du lịch năm 2018 của Nha Trang sẽ vượt qua con số 5,5 triệu lượt của năm 2017. Cũng từ đây thị trường địa ốc sẽ cứ bước chuyển mình mạnh mẽ và giới đầu tư hoàn toàn được quyền hy vọng vào một thị trường đầy tiềm năng , lợi nhuận, một thị trường sẽ dẫn đầu ngôi vương về bất động sản nghỉ dưỡng.
2.4.2. Hệ thống bưu chính, viễn thông, internet
Với việc áp dụng hệ thống viễn thông tin tiến nhất hiện nay, Khánh Hòa có mật độ bưu cực, viễn thông, internet kết nối và bao phủ toàn địa bàn, 100% xã, bản làng đều có sóng di động 3G.
2.4.3. Hệ thống cấp điện
Nguồn điện sử dụng cho tỉnh Khánh Hòa hiện nay của nguồn điện quốc gia 220KV, ngoài ra còn có nguồn điện dự trữ chạy diezen, đáp ứng cung cấp đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt. Lưới điện đã phủ 100% đến các xã.
2.4.4. Hệ thống cấp nước Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
Các xã, phường, thị trấn, thành phố đều có nước sạch sinh hoạt đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh.
2.4.5. Ngân hàng, bảo hiểm
Hệ thống ngân hàng thương mại, ngân hàng tư doanh và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài đã đáp ứng nhu cầu về vốn, gửi tiền của người dân và dịch vụ thu đổi ngoại tệ thuận lợi cho việc giao dịch tài chính, hệ thống rút tiền tự động, các cột ATM được đặt tại các vị trí thuận lợi để người dân và du khách đều có thể thuận tiện trong việc giao dịch, rút tiền.
2.4.6. Dịch vụ lưu trú
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay có khoảng trên 770 cơ sở lưu trú với 41.344 ngàn phòng có khoảng 20-30.000 phòng loại từ 3 – 5 sao còn lại là các phòng thấp cấp. Những thương hiệu khách sạn nổi tiếng trên thế giới có mặt tại Nha Trang như: Novotel, Best Western, InterContinental, Sheraton….
Cơ sở lưu trú 5 sao và 5 sao cộng gồm có: Căn hộ du lịch Vinpearl Condotel Empire Nha Trang, Vinpearl Condotel Beachfront Nha Trang, Khách sạn Citadines Bayfront Nha Trang, Khách sạn Swandor Hotels & Resorts – Cam Ranh, Khách sạn Diamond Bay, KS nghỉ dưỡng Vinpearl Resort & Spa Nha Trang Bay, Khách sạn Vinpearl Discovery 1 Nha Trang, Khách sạn Vinpearl Discovery 2 Nha Trang, Khách sạn Sheraton Nha Trang, Khách sạn Mường Thanh Luxury Nha Trang, Khách sạn nghỉ dưỡng Diamond Bay Resort & Spa, Khách sạn nghỉ dưỡng The Anam, Khu căn hộ du lịch Champa Island, Khách sạn Vinpearl Resort & Spa Long Beach Nha Trang, Cam Ranh Riviera Beach Resort & Spa, Khách sạn nghỉ dưỡng Fusion Nha Trang, Khách sạn nghỉ dưỡng Duyên Hà – Cam Ranh, Khách sạn Intercontinental Nha Trang, Khu nghỉ mát Amiana, Khách sạn nghỉ dưỡng Mia Nha Trang Resort & Spa, Khách sạn Best Western Premier Havana Nha Trang, Vinpearl Luxury Nha Trang, Khu Nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang, Khách sạn Sunrise Nha Trang, Khách sạn Vinpearl Nha Trang Resort, Khu Nghỉ mát Six Senses Hideaway Ninh Van Bay.
Cơ sở lưu trú 4 sao gồm có: Khách sạn Daphovina, Khách sạn King Town Grand, Maple Hotel & Apartment, Khách sạn Ibis Styles Nha Trang, Khách sạn Ánh Sáng ( The Light hotel), Khách sạn Dendro Gold, Khách sạn Rigel Nha Trang, Khách sạn Stella Maris Nha Trang, Khách sạn Rosaka Nha Trang, Khách sạn Alana Nha Trang Beach, Khách sạn Sen Việt Premium, Khách sạn Isena, Khách sạn Cicilia Hotel & Spa, Khách sạn Liberty Central Nha Trang, Khách sạn Legend Sea, Khách sạn Nha Trang Palace, Galina Hotel & Spa Nha Trang, Khách sạn Galliot Nha Trang, Mường Thanh Grand Nha Trang, Khách sạn Green World Nha Trang, Khách sạn TTC Premium – Michelia, Khách sạn Nha Trang Lodge, Yasaka Sài Gòn Nha Trang, Khách sạn Novotel Nha Trang.
Với hệ thống cơ sở lưu trú đa dạng từ bình dân đến sang trọng phù hợp cho nhiều loại hình đi du lịch, mang đến cho khách nhiều trãi nghiệm thú vị và hơn hết khi đến với Khánh Hòa du khách được tận hưởng nhiều không gian du lịch, với nét độc đáo kết hợp biển đảo, núi rừng, sông nước…sẽ luôn đọng lại trong tâm trí.
2.4.7. Dịch vụ mua sắm, tham quan và giải trí Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
Mua sắm:
Cùng với sự hình thành và phát triển của lịch sử ngành sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, điều kiện tự nhiên, di dân và đô thị hóa thì cũng hình thành nên các khu buôn bán (chợ) và các trung tâm mua thương mại.
Chợ đạt quy mô 400 điểm kinh doanh – Chợ hạng I:
- Chợ Đầm – phường Vạn Thạnh – thành phố Nha Trang
- Chợ Xóm mới – phường Tân Lập – thành phố Nha Trang (3) Chợ Phước Thái – phường Phước Long – thành phố Nha Trang 9 chợ quy mô hạng II còn lại 110 Chợ đạt hạng III.
Đến Khánh Hòa khách du lịch được trải nghiệm và hòa mình và không gian Chợ để mua hàng lưu niệm, mua sắm, thưởng thức đặc sản ẩm thực địa phương. Nét đặc trưng của Khánh Hòa đã hình thành các con phố (phố Tây) nơi tập trung của nhiều khách du lịch đến từ phương tây chọn làm nơi lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí, ăn uống và cũng chính nơi đây đã hình thành 2 khu chợ (chợ Đêm), chợ thường hoạt động vào ban đêm để khách tản bộ để mua quà lưu niệm, chụp hình và thưởng thức ẩm thực đặc trưng của xứ biển, khám phá món ăn dân gian mang đậm tính địa phương đó là Nha Trang market số 74 Tuệ Tĩnh và Chợ đêm Yến Sào (đối diện quảng trường trung tâm tỉnh.
Để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và theo xu hướng hiện đại thì tại Khánh Hòa các trung tâm thương mại tổng hợp ra đời đáp ứng tham quan, mua sắm giải trí của du khách có thể nhắc đến các trung tâm thương mại: Nha Trang center, Vincom Plaza Lê Thánh Tôn, Vincom Plaza Trần Phú, AB Central Square Nha Trang, siêu thị Co.opmart, Lotte Mart, Vinmart, Vinmart+, Metro, Big C…
Đặc sản: Với những người con ở vùng đất Khánh Hòa thì không ai không biết đến những câu ca dao quen thuộc nhằm ca ngợi 6 món ăn đặc sản của người Khánh Hòa. “Yến sào hòn Nội/ Vịt lội Ninh Hòa/ Tôm hùm Bình Ba/ Nai khô Diên Khánh/ Cá tràu Võ Cạnh/ Sò huyết Thủy Triều…”.
Tùy theo khẩu vị và sở thích, khi đến Khánh Hòa, du khách có thể thưởng thức hương vị của biển thông qua các đặc sản nơi đây. Dưới bàn tay tài hoa của người “đầu bếp địa phương” quý khách tha hồ thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng của người dân xứ trầm hương.
Hoạt động giải trí về đêm
Khi cái nắng đã dần lui về cánh rừng xa xa thì màn đêm cũng buông xuống, đây là lúc mà ánh đèn đường, ánh đèn của các tòa nhà, hàng quán thi nhau nhấp nháy tạo nên một đêm của vũ hội sắc màu cũng là lúc du khách chọn cho mình một hoạt động giải trí sau một ngày rong rủi khám phá rừng, biển Khánh Hòa. Nếu quý khách muốn khám phá biển thì có thể tìm cho mình một tour câu cá và thưởng thức những con mực, con cá câu của chính mình. Để trải nghiệm với môi trường náo nhiệt vui nhộn du khách có thể vào các nhà hàng, quán rượu dọc con đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng có thể liệt kê: Vũ trường New Century vũ trường Yasaka, vũ trường logde, Sunrise, Sailing Club, Bar Rocky Club, Bar Night Club, Bar Oxy Nha Trang, Why Note Bar Nha Trang, Crazy Kim bar Nha Trang, Lousiana Bar, GMC Discotheque, Sky Light, Horizon…
2.5. Nhân lực du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
2.5.1. Nhân lực du lịch Khánh Hòa
Du lịch là một ngành tổng hợp, gồm nhiều lĩnh vực kinh doanh với cơ cấu ngành, nghề khác nhau, chính vì vậy chỉ tiêu nhân lực cần được chú trọng vào hai nhóm sau:
Nhóm nhân lực gián tiếp: lãnh đạo, quản lý, nhà nghiên cứu, nhà giáo… theo sống kê từ Sở Du lịch Khánh Hòa, nhóm người này gồm có 5.865 người.
Trong số hơn 900 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Khánh Hòa thì:
Nhóm nhân lực trực tiếp: hướng dẫn viên du lịch, phục vụ nhà hàng, lễ tân, phục vụ buồng khách sạn, nhân viên bếp, nhân viên bán hàng du lịch. Toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng 28.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch, trong đó lĩnh vực lưu trú khoảng 25.000 lao động, còn lại là lĩnh vực lữ hành. Về chất lượng lao động ngành du lịch tại Khánh Hòa so với mặt bằng chung cả nước được xác định cao hơn. Dự báo lao động trực tiếp trong ngành du lịch trong thời gian tới có sự tăng trưởng cao.
Tổng số lao động trực tiếp trong ngành Du lịch khoảng 28.000 người. Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch, tuy đã tốt hơn nhiều địa phương khác, nhưng chất lượng nhân lực của ngành Du lịch Khánh Hòa vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là trình độ ngoại ngữ. Cuối tháng 10-2017, sở Du Lịch Khánh Hòa đã khảo sát nhanh về nhu cầu đào tạo ngoại ngữ ở 34 DN (25 DN cơ sở lưu trú và 9 DN lữ hành), với tổng số 3.700 lao động, kết quả cho thấy có đến 1.700 lao động (45,9%) có nhu cầu đào tạo lại. (Nguồn: Báo cáo Sở Du lịch Khánh Hòa).
Bảng 4. Dự báo nhu cầu nhân lực du lịch trực tiếp tại tỉnh Khánh Hòa
2.5.2. Nhân lực du lịch văn hóa chăm
Trong những năm gần đây, Sở Văn hóa, Thể thao, Trung tâm Bảo Tồn di tích Khánh Hòa đã chú trọng đào tạo bồi dưỡng chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Trung và Hàn; 05 người được cấp chứng chỉ ngoại ngữ Anh văn B1, B2 theo chuẩn khung Châu Âu), nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (06 trình độ thạc sĩ về Quản lý văn hóa, Văn hóa học, Địa lý du lịch; 03 chức danh Di sản viên hạng II, 01 chức danh Di sản viên hạng III…) cơ bản đáp ứng nhiệm vụ, tiêu chuẩn cán bộ và nhiệm vụ công tác.
Hiện nay, Trung tâm Bảo Tồn di tích Khánh Hòa được giao quản lý trực tiếp quản lý, khai thác hoạt động du lịch, dịch vụ tại 02 di tích là Tháp Bà Ponagar Nha Trang và Hòn Chồng (thành phố Nha Trang), các di tích còn lại trên địa bàn tỉnh do chính quyền địa phương quản lý và được Trung tâm Bảo Tồn Di tích có hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ, một phần kinh phí trong việc chăm sóc, bảo vệ, tổ chức lễ hội đối với các di tích cấp quốc gia. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
Đội ngũ cán bộ quản lý và lực lượng lao động trong ngành du lịch của thành phố Nha Trang trong những năm qua phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, đa số cán bộ nhân viên du lịch có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng tác nghiệp và thái độ phục vụ du khách tương đối tốt, nhưng cũng bộc lộ một số mặt còn hạn chế, yếu kém, Số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động đã qua đào tạo, nhưng rất ít người được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch, chủ yếu từ các ngành nghề khác chuyển sang như ngoại ngữ, tin học, khoa học xã hội và nhân văn…
Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động bổ trợ. Lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác trực tiếp phục vụ du lịch, lao động bổ trợ tham gia vào các hoạt động có liên quan đến du lịch. Số lượng lao động tăng theo hằng năm, song chất lượng chuyên môn chưa được cải thiện nhiều. Nhìn chung lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ còn cao, trình độ nghiệp vụ sơ cấp chiếm số lượng còn lớn, trình độ ngoại ngữ còn thấp.
Theo kết quả khảo sát (50 người) thuộc cơ quan quản lý, sở du lịch và chuyên gia du lịch có thể nhận thấy:
2.6. Công tác quản lý du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
2.6.1. Những mặt đạt được trong công tác quản lý du lịch văn hóa Chăm
Văn hóa Chăm không chỉ là di sản có tính địa phương, hơn hết di sản văn hóa Chăm còn là một di sản chung của dân tộc Việt Nam. Công tác quản lý bảo tồn các giá trị văn hóa Chăm được Trung Ương, các ban ngành tỉnh Khánh Hòa rất được quan tâm:
Chỉ thị số 121-CT/TW, ngày 26/10/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác đối với đồng bào Chăm nêu rõ: “Coi trọng các di sản văn hoá dân tộc, sưu tầm, khai thác, chọn lọc và nâng cao vốn văn hoá dân tộc Chăm, đáp ứng yêu cầu, tình cảm của đồng bào Chăm và làm phong phú kho tàng văn hoá Việt Nam”.
Chỉ thị 06/2004/CT-TTg, ngày 18/02/2004 của Chính phủ chỉ đạo: “Bộ Văn hoá Thông tin đầu tư, chỉ đạo, hỗ trợ các tỉnh có đông đồng bào Chăm làm tốt công tác bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá dân tộc Chăm”.
Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lể hội, bảo vệ và phát huy các giá trị di tích. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
Hiện nay, tại các di sản văn hóa Chăm (Tháp Bà Ponagar và Am Chúa…) điều có sự tham gia hỗ trợ, kiểm tra giám sát, của chính quyền địa phương cũng như sự hướng dẫn của cơ quan quản lý văn hóa cấp huyện, cấp tỉnh các quy định về bảo tồn, bảo quản, tổ chức các hoạt động lễ hội, tham quan du lịch …được thực hiện nghiêm túc, không xảy ra các trường hợp tiêu cực ảnh hưởng đến nghi lễ, phiền toái cho khách du lịch và người dân hành hương.
Sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng diễn ra tại các di tích được đảo bảo đúng bản sắc truyền thống. Giá trị vật thể của di sản được bảo toàn tính nguyên vẹn, hạn chế tối đa du khách, khách hành hương làm hư hỏng, lấy cắp bảo vật…Giá trị di sản phi vật thể được giữ gìn, bảo tồn không vì lợi ích mà làm cho giá trị nghệ thuật bị phai nhạt.
Tiếp đó, để đáp ứng các nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của du khách, ngành du lịch và các cơ quan chức năng của tỉnh đã phối hợp với cộng đồng người Chăm địa phương nhằm khuyến khích việc khôi phục lại những nghi thức truyền thống tốt đẹp, đặc trưng và có ý nghĩa về văn hóa, lịch sử trong các lễ hội. Đồng thời họ cũng chú ý chuẩn bị chu đáo các lễ vật dâng cúng, các nghi thức, các lời ca, điệu múa trong lễ hội sao cho đầy đủ và đúng với những quy định truyền thống trước đây.
Mặt khác, hoạt động khai thác, phát triển du lịch trong thời gian qua chính là yếu tố mang tính quyết định đối với sự hồi phục các sản phẩm truyền thống của người Chăm, mà điển hình như dệt thổ cẩm (Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ), làm gốm (Bầu Trúc, Tuấn Tú)… Bên cạnh những chính sách kêu gọi, khuyến khích người dân duy trì và mở rộng việc sản xuất các sản phẩm thủ công của mình để cung cấp cho khách du lịch tham quan di tích.
2.6.2. Những hạn chế trong công tác quản lý du lịch văn hóa Chăm
Di sản văn hóa Chăm, đặc biệt là đền tháp Chăm được khám phá và công bố sớm và quan trọng nhất về nghiên cứu văn hóa Champa, nhưng đến hôm nay bức màn bí ẩn về xây dựng tháp vẫn còn nằm trong nỗi bí ẩn chưa tìm được lời giải đáp thích đáng. Từ đó các phương thức phục chế hay trùng tu chưa thể đáp ứng đúng thực tế yêu cầu. Nó tạo dị ứng cho không ít nhà nghiên cứu lẫn kẻ thưởng ngoạn lẫn tò mò xen lẫn sự ngạc nhiên. Bên cạnh các di tích còn bỏ mặc cho hoang phế hay bị thời gian lãng quên tiêu biểu. Vài chục năm qua, các họa sĩ và điêu khắc gia Chăm vẫn chưa đóng góp gì nhiều vào bảo tồn và giới thiệu nền mĩ thuật dân tộc ra thế giới.
Nghệ thuật diễn xướng Chăm ở Khánh Hòa được các nghệ nhân biểu diễn thường xuyên ở Tháp Bà Ponagar đã mang lại điểm tích cực nhằm duy trì và bảo tồn văn hóa phi vật thể Chăm, Nghệ thuật biểu diễn Chăm truyền thống được biểu diễn hàng ngày trừ các ngày mưa gió, tuy nhiên hiện nay những nghệ nhân biểu diễn trống và kèn tuổi đã già, các nghệ nhân Chăm đều đến từ tỉnh Ninh Thuận, do đó để giữ gìn nghệ thuật diễn xướng cần có lớp kế cận, có đam mê nhiệt huyết để lưu giữ những giá trị truyền thống của thế hệ trước để lại.
2.7. Thị trường khách du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
2.7.1. Số lượt khách du lịch đến Khánh Hòa
Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Khánh Hòa tổng lượt khách đến Khánh Hòa trong tháng 7/2017 ước đạt 615,000 lượt tăng 8,7% so với tháng 6/2017 và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu cho thấy ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng.
Số liệu thống kê cho thấy, lượng khách quốc tế đến Khánh Hòa tăng trưởng đều và tăng vượt bật so với năm ngoái. Trong tháng 6/2017 lượt khách quốc tế đạt 160,800 lượt tăng 75,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Khánh Hòa thực sự ngày càng hấp dẫn khách du lịch quốc tế.
Lượt du khách Trung Quốc đến Khánh Hòa đã tăng đáng kể do gia tăng số lượng chuyến bay trực tiếp từ Trung Quốc đến Sân bay Quốc Tế Cam Ranh. Hãng hàng không China Southern Airlines đã gia tăng số lượng chuyến bay từ Quảng Châu đến Khánh Hòa lên 7 chuyến/tuần (từ 3 chuyến/tuần trong Tháng Chín 2015). Nga đang giữ vị trí thứ hai khi chiếm khoảng ¼ tổng lượt du khách quốc tế. Trong tháng 10-2016, lượng du khách Nga đã tăng đáng kể ở mức 2 con số (14.7%).
Biểu 2. Lượt khách Quốc tế đến Khánh Hòa giai đoạn 2010-2019
Khánh Hòa có lượng khách trong nước bình ổn theo năm, và tăng theo mùa du lịch. Nhìn chung lượng khách tăng vọt vào những tháng đầu và cuối năm.
Biểu 3. Lượt khách trong nước đến Nha Trang – Khánh Hòa 2012-2016
Lượng ngày lưu trú bình quân duy trì ổn định qua từng thời kì. Số ngày lưu trú trung bình là 2,52 ngày/ khách.
Biểu 4. Số ngày lưu trú bình quân từ 2011 – 2018
Công suất sử dụng phòng tại Khánh Hòa luôn đạt mức cao, công suất tháng 7/2017 đạt 84,54% tăng 8,87% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Biểu 5. Công suất sử dụng phòng tại Khánh Hòa
Trong tháng 6/2017 lượt khách trong nước đạt 405,312 lượt tăng 34,75% so với tháng trước và tăng 5,12% so với cùng kỳ năm ngoái. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
Công suất sử dụng phòng tháng 7/2017 đạt 84,54% tăng 8,87% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong năm 2017, doanh thu du lịch đạt 17.299.818 tỷ đồng, tăng 48,49% so với năm 2016. Năm 2017, lượt khách lưu trú ước đạt hơn 4,4 triệu lượt, tăng gần 20%; trong đó, khách quốc tế ước đạt 2,03 triệu lượt, tăng 73,4%
Theo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, trong 10 tháng năm 2017, khách Trung Quốc đạt hơn 1 triệu lượt, tăng hơn 225%. Trong khi đó, dòng khách truyền thống đến từ Mỹ, Úc và Châu Âu, gồm: Pháp, Đức, Anh… sụt giảm từ 10-25% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, trong 10 tháng năm nay, khách Anh đến Khánh Hòa đạt hơn 11.800 lượt, khách Pháp đạt hơn 10.300 lượt, khách Đức đạt hơn 8.800 lượt, khách Mỹ đạt 19.100 lượt, khách Úc đạt hơn 19.300 lượt…
Biểu 6. Doanh thu Du lịch tại Khánh Hòa 2013 – 2017
2.7.2. Số lượt khách du lịch thăm quan di sản văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
Các di sản văn hóa Chăm ở Khánh Hòa tại vị tại điểm du lịch nổi tiếng Nha Trang, nơi có vịnh Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới vì vậy rất thuận lợi cho sự kết hợp các điểm, tuyến du lịch và là nơi khách du lịch đến Nha Trang thường ưu tiên thăm viếng di sản văn hóa Chăm:
Theo kết quả thống kê lượng khách du lịch đến Tháp Bà Ponagar đều tăng trưởng mạnh qua các năm (theo bảng 2, mục 2.8 chương 2).
2.8. Đánh giá chung về du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
Để đánh giá tính hiệu quả của du lịch văn hóa nói chung và văn hóa Chăm nói riêng trên địa bàn Khánh Hòa. Nhằm phát huy giá trị của du lịch văn hóa tăng tưởng cao trong giai đoạn hiện nay. Số liệu thu phú tham quan Tháp Bà Ponagar và danh thắng Hòn Chồng đã chứng minh ý nghĩa thực tiễn của quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản phát triển du lịch là nguồn phát triển kinh tế – xã hội.
Để so sánh lượng khách tham quan di tích Tháp Bà và danh thắng Hòn Chồng giai đoạn từ năm 2013-2017 thông qua 02 bảng số liệu sau:
Di tích Tháp Bà Ponagar Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
Bảng 6. Bảng thống kê khách du lịch tham quan Tháp Bà giai đoạn 2013-2017
Bảng 7. Bảng tăng trưởng khách du lịch tham quan Hòn Chồng giai đoạn 2013- 2017
Điểm tham quan du lịch văn hóa Chăm tại Am Chúa – Diên Khánh vào ngày lễ Vía Bà (từ ngày 01-3/3 âm lịch) lượng khách chủ yếu về tham dự lễ hội là khách hành hương và cư dân địa phương. Lễ hội hàng năm có khoảng 10.000 lượt người về dự. Trong đó có hơn 200 đoàn hành hương đến từ các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Phú Yên, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Đây là điểm tham quan du lịch tâm linh nên không thu vé vào công vì vậy, vào các ngày không có lễ hội khách ra vào tự do nên không thống kê được lượng khách đến tham quan.
Các hoạt động du lịch ở Khánh Hòa rất đa dạng, du khách có thể lựa chọn nhiều loại hình du lịch để tham quan, giải trí. Ngoài ra định kỳ cứ 2 năm, Nha Trang – Khánh Hòa tổ chức Festival Biển 1 lần, đây là cơ hội để Khánh Hòa quảng bá các sản phẩm du lịch cho khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng. Năm 2017, với hơn 50 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra trong các ngày tổ chức Festival Biển đây là dịp khách du lịch trong nước và quốc tế đến Nha Trang – Khánh Hòa có dịp khám phá những nét đặc trưng của văn hóa bản địa, tham quan các di tích văn hóa lịch sử, trải nghiệm ẩm thực địa phương và đặc biệt được hòa mình trong bầu không khí của lễ hội đường phố… lễ hội chỉ diễn ra từ ngày 10-13/62017 lượng khách du lịch đến Khánh Hòa tăng 15% so với kỳ Festival Biển 2015. Cụ thể, ngành du lịch đón 117.500 lượt khách lưu trú, trong đó khách quốc tế 13.000 lượt (tăng 44% so với kỳ Festival 2015). Tổng lượt khách đến các điểm tham quan vui chơi giải trí đạt hơn 370.000 lượt. Công suất sử dụng buồng phòng đạt hơn 80%, tổng doanh thu du lịch ước đạt 162,5 tỷ đồng (tăng hơn 25% so với kỳ Festival 2015). Doanh thu trên chưa kể thu nhập xã hội từ các hoạt động kinh doanh bán hàng, ăn uống, vận chuyển và các dịch vụ hỗ trợ khác… Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
Tiểu kết chương 2
Hoạt động du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa có nhiều lợi thế so với các địa phương khác, thông qua một chuỗi các hoạt động được diễn ra, đặc biệt là du lịch biển, lễ hội Festival, sự kiện văn hóa, thể thao được tổ chức định kỳ tạo nên hình ảnh ấn tượng về địa danh Khánh Hòa. Tháp Bà Ponagar là biểu tượng cho Nha Trang – Khánh Hòa là một trong những điểm du lich quan trọng trong các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành. Nhìn chung, trong những năm qua lượt khách du lịch tìm hiểu các giá trị văn hóa Chăm tăng trưởng mạnh là tín hiệu đáng mừng để du lịch văn hóa Chăm trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo không thể thiếu khi đến Khánh Hòa. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào đền Tháp Chăm thì để thu hút khách du lịch đến Khánh Hòa thì không đạt được hiệu quả vì chương trình du lịch mang tính đơn lẻ. Chính vì điều này, du lịch văn hóa Chăm muốn phát triển phải nằm trong tổng thể của ngành du lịch Khánh Hòa thì sức hút của du khách đối với loại hình du lịch văn hóa Chăm sẽ phát triển mạnh mẽ. Về công tác phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: song song phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch thì cần hỗ trợ cộng đồng Chăm giữ gìn các giá trị truyền thống. Ngoài các chính sách về thu hút đầu tư về hạ tầng cơ sở du lịch, Khánh Hòa cần chú trọng thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái và đặc biệt là du lịch văn hóa Chăm. Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Chăm ở khánh Hòa.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com