Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Khái quát tình hình kinh tế – xã hội, giáo dục ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước
Theo Dư địa chính huyện Bù Đốp (2018): Bù Đốp là huyện được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Lộc Ninh theo Nghị định số 17/2003/NĐ-CP ngày 20/02/2003 của Chính phủ và đi vào hoạt động từ ngày 01/5/2003. Đây là một huyện miền núi, biên giới nằm về phía Bắc của tỉnh Bình Phước có diện tích tự nhiên là 37.926 ha; dân số trên 56,553 nghìn người, với 16 dân tộc sinh sống tại 52 thôn, ấp, khu phố thuộc 06 xã và 01 thị trấn; phía Đông giáp huyện Bù Gia Mập; phía Tây giáp huyện Lộc Ninh và Campuchia; phía Nam giáp huyện Lộc Ninh và Bù Gia Mập và phía Bắc giáp tiếp giáp với 02 huyện Keosima tỉnh Mundunkiri và huyện Sanua tỉnh Kratie (Vương quốc Campuchia), với chiều dài biên giới là 73,3 km. Diện tích đất tự nhiên là 37.926 ha, phần lớn là đất đỏ bazan và đất xám phù sa cổ. Huyện Bù Đốp có địa hình chuyển tiếp, địa hình tương đối bằng phẳng ít dốc, độ cao dao động từ 90 – 150 m.
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng bình quân hàng năm tăng 12,39%; kinh tế chủ yếu là nông – lâm nghiệp, chiếm 67,7%, công nghiệp – xây dựng chiếm 14,8%, thương mại dịch vụ chiếm 17,4%. Thu nhập bình quân đầu người 23,1 triệu đồng người/năm. Cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, công tác QL đất đai bảo vệ môi trường được quan tâm. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được cấp ủy các cấp tập trung chỉ đạo và thực hiện; hiện nay đã có 02 xã về đích đúng tiến độ và đang tập trung nguồn lực để đưa xã Tân Tiến về đích trong năm 2019. An sinh xã hội ngày được chú trọng, giáo dục – đào tạo có nhiều chuyển biến, hiện tại đã có 6 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, số trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí đạt 100%. (Báo cáo tổng kết của UBND huyện Bù Đốp, 2018). Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Song song với việc lãnh đạo và chỉ đạo phát triển kinh tế, huyện ủy và chính quyền địa phương Bù Đốp cũng rất coi trọng việc phát triển văn hóa – xã hội của huyện nhà trong đó GD là một trong những lĩnh vực được sự quan tâm, chú trọng.
Một trong những nhiệm vụ chính trị được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bù Đốp lần thứ X (2015) là: “Đẩy mạnh thực hiện các lĩnh vực xã hội, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân”, trong đó “tiếp tục ưu tiên phát triển GD-ĐT”. (Báo cáo tổng kết của UBND huyện Bù Đốp, 2018).
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.1.2. Khái quát về tình hình Giáo dục và Đào tạo ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước
2.1.2.1. Tổng quan về giáo dục đào tạo huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bù Đốp nhiệm kỳ 2015-2020 đã nêu ra những nét khái quát nhất về tình hình GD-ĐT ở huyện Bù Đốp như sau:
Về thành tựu: Sự nghiệp GD chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao chất lượng GD toàn diện đi đôi với GD mũi nhọn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, BD nhân tài phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Mạng lưới trường lớp, quy mô, chất lượng GD-ĐT tiếp tục phát triển ở các ngành học, cấp học.v.v.
Về hạn chế: Đội ngũ nhà giáo, Cán bộ quản lý còn thừa thiếu cục bộ về số lượng, chất lượng không đồng đều; Cơ sở vật chất phục vụ cho GD-ĐT còn nhiều thiếu thốn.v.v.
Đối với Phòng GD&ĐT huyện Bù Đốp mặc dù mới được tái lập từ năm 2003 tuy nhiên trong những năm qua đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Quy mô phát triển mạng lưới rộng khắp, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong toàn huyện. Năm 2008, huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; năm 2015 huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi. Từ trường mẫu giáo, 08 trường tiểu học, 04 trường Trung học cơ sở, 01 trường trung học phổ thông vào năm 2003, đến nay toàn huyện có 8 trường mẫu giáo, 11 trường tiểu học, 6 trường Trung học cơ sở, 01 trường trung học phổ thông, 01 trường Trung học cơ sở-THPT và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Tuy nhiên các trường trực thuộc UBND huyện và dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng GD&ĐT chỉ có 25 trường với 933 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 11553 học sinh. Chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng đại trà đã có những chuyển biến tích cực ở tất cả các cấp học. Công bằng trong giáo dục được chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh người dân tộc, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật có điều kiện đến trường đúng độ tuổi, với phương châm không để học sinh thất học vì bất kỳ lí do nào.
Công tác chống mù chữ phổ cập giáo dục ở tiểu học và trung học cơ sở đã góp phần giảm tỉ lệ mù chữ, nâng cao trình độ dân trí trong độ tuổi. Công tác phổ cập mẫu giáo 5 tuổi ngày càng được quan tâm, đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ bước vào học tập ở bậc tiểu học. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Cùng với việc đầu tư phát triển mạng lưới trường lớp, sự đầu tư về cơ sở vật chất, ngành luôn chú trọng đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ Quản lí giáo dục. Đặc biệt là từ khi có Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Hiện nay 100% giáo viên các cấp đạt trình độ chuẩn, 72,9% đạt trình độ trên chuẩn (612/840). Cán bộ quản lý giáo dục các cấp hầu hết đều qua chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, Quản lí giáo dục. Bên cạnh đó lãnh đạo các cấp thể hiện sự quan tâm như thực hiện đầy đủ, đúng chế độ, chính sách tuyển dụng, bồi dưỡng, luân chuyển, tiền lương, các khoản phụ cấp, tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên ổn định và yên tâm công tác. (Phòng Giáo dục – Đào tạo Bù Đốp, 2018)
Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đạt chỉ tiêu theo nghị quyết đại hội huyện Đảng bộ giai đoạn 2015-2020. Cụ thể đến nay đã đạt 6/25 trường đạt 24 %. Trong đó có 3 trường mầm non, 2 trường tiểu học và 1 trường Trung học cơ sở.
2.1.2.2. Thuận lợi về giáo dục đào tạo huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước
Ngành giáo dục đào tạo huyện Bù Đốp luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời của Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Bình Phước về công tác chuyên môn. Sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Bù Đốp đã quan tâm sâu sát và tạo điều kiện để ngành giáo dục phối hợp với các ngành hữu quan trong việc triển khai các nhiệm vụ giáo dục.
Kinh phí của tỉnh, huyện đầu tư cho Giáo dục & Đào tạo hàng năm đều được ưu tiên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếp tục được đầu tư bổ sung, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Đội ngũ Cán bộ quản lý, GV hàng năm không ngừng tăng lên về số lượng, nâng cao về chất lượng, đa số nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, có ý thức tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng ngày càng cao hơn yêu cầu công tác đề ra. Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được quan tâm hơn, tỷ lệ giáo viên đạt các danh hiệu thi đua, danh hiệu giáo viên giỏi, các cấp khen thưởng mỗi năm được tăng lên về số lượng.
Nhận thức của đại bộ phận nhân dân về công tác giáo dục đã được nâng lên đáng kể. Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, cùng các tổ chức, đoàn thể ngày càng chặt chẽ hơn. Nhiều gia đình đã quan tâm và đầu tư tốt hơn cho việc học tập của con em mình. (Phòng Giáo dục – Đào tạo Bù Đốp, 2018) Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
2.1.2.3. Khó khăn về giáo dục đào tạo huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước
Huyện Bù Đốp có địa bàn rộng nên việc đi lại khó khăn, khoảng cách giữa điểm chính và điểm lẻ của trường lên đến 7 km, mùa mưa kéo dài trong thời gian dài 6 tháng, mùa nắng bị ảnh hưởng của mùa vụ nên việc duy trì sĩ số học sinh gặp khó khăn.
Năng lực cộng với tuổi tác của một số Cán bộ quản lý vẫn còn hạn chế, sức ì cao, thiếu năng động, chưa thực sự thể hiện tốt vấn đề nêu gương, mẫu mực trong công việc, thiếu thiện chí trong việc tiếp thu ý kiến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của nhà trường. Cơ sở vật chất tuy đã được tăng cường đáng kể nhưng cũng mới chỉ đáp ứng được yêu cầu phát triển về quy mô, chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa. Nhiều trường còn thiếu phòng học để triển khai chủ trương học 2 buổi/ngày, dạy phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh khuyết tật, thiếu phòng chức năng hoặc có nhưng chưa đúng chuẩn.
Đời sống kinh tế của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, do đó nhiều em trong độ tuổi đi học phải tham gia lao động sớm. Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập, chưa thực hiện tốt công tác phối hợp với nhà trường giáo dục đạo đức cho học sinh. Đời sống của nhân dân nhìn chung còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao nên việc huy động đóng góp xây dựng nhà trường còn nhiều hạn chế.
Giáo viên ở các cấp học thừa thiếu cục bộ, một số chế độ, chính sách bất hợp lí chưa được cải tiến, đời sống của một bộ phận CB, GV ngành học mầm non còn gặp khó khăn. Việc thực hiện công tác XHH chưa thực sự đổi mới nên việc huy động thêm nguồn lực ngoài xã hội cho ngành giáo dục cũng còn hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu nhiều nhất là các phòng học bộ môn, khu vực dành riêng cho môn thể thao, phòng tập đa năng. (Phòng Giáo dục – Đào tạo Bù Đốp, 2018)
2.1.3. Tình hình giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp
Hiện nay trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước có 6 trường Trung học cơ sở công lập. Trong đó có 1 trường đạt chuẩn Quốc gia. Tổng số lớp là 92/2978 học sinh với 191 Cán bộ quản lý, GV và nhân viên.
- Về quy mô, trường lớp Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Bảng 2.1: quy mô trường lớp của huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước năm học 2018-2019
Qua bảng thống kê ta thấy các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp là không lớn, trường có quy mô lớn nhất là Trung học cơ sở Thanh Bình cũng chưa tới một ngàn học sinh. Trong khi đó thì số lượng học sinh của từng trường cũng không đồng đều có nhiều trường thậm chí rất nhỏ như trường Trung học cơ sở Hưng Phước trường Trung học cơ sở Thanh Hòa chỉ có khoảng 200 hs với 7 lớp học. Trong 6 trường thì hiện nay trường Trung học cơ sở Thanh Bình đã đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2016 hai trường đang trong giai đoạn xây dựng đạt chuẩn quốc gia là Trung học cơ sở Tân Thành và Trung học cơ sở Bù Đốp. Các trường còn lại quy mô nhỏ còn nhiều khó khăn chỉ đáp ứng chất lượng giáo dục đại trà.
- Về Cán bộ quản lý-GV-NV
Bảng 2.2: Tổng hợp Cán bộ quản lý-GV-NV các trường Trung học cơ sở của huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước năm học 2018-2019
Đội ngũ Cán bộ quản lý-GV-NV đảm bảo đủ về số lượng và đạt chuẩn về chất lượng. Trong đó các đồng chí trong BGH đều đã hoàn thành các lớp bồi dưỡng về quản lý giáo dục, trung cấp lý luận chính trị hành chính. Đặc biệt đội ngũ giáo viên đã được đào tạo trên chuẩn chiếm tỉ lệ 72,9%.
Nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng đạt thành tích cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, tỉnh.
- Về chất lượng hai mặt giáo dục
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả xếp loại hai mặt GD các trường Trung học cơ sở của huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước năm học 2018-2019
Trong hai năm học tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt từ 94% đến 95%.Tỷ lệ HS công nhận tốt nghiệp Trung học cơ sở đạt 97,7% (701/716); tổng số HS bỏ học 21/2978 em chiếm tỷ lệ 0,71%; kết quả thi tuyển sinh 10 toàn huyện xếp thứ 8/11 huyện, thị xã, thành phố. Học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh đạt 32em/106 tham dự (Phòng Giáo dục & Đào tạo Bù Đốp , 2019)
Bên cạnh đó, các trường luôn đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng về đội ngũ GV và Cán bộ quản lý, đặc biệt các GV và Cán bộ quản lý nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, đoàn kết, có ý thức xây dựng tâp thể vững mạnh. Các trường rất quan tâm xây dựng hệ thống phòng học, lớp học đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh.
Có nhiều giáo viên trẻ nhiệt huyết luôn có tinh thần đổi mới PPDH, có khả năng nắm bắt và làm chủ các Thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới, hiện nay UBND huyện đã có nhiều chương trình đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường để xây dựng trường đạt chuẩn, công tác kêu gọi tài trợ theo theo Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT cũng được đông đảo phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng.
2.2. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng Thiết bị dạy học và quản lý Thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước
Để tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng về Thiết bị dạy học và quản lý Thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, chúng tôi tiến hành thực hiện 2 phương pháp khảo sát sau:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát.
- Phương pháp phỏng vấn.
2.2.1. Nội dung khảo sát
Kháo sát thực trạng Thiết bị dạy học, sử dụng Thiết bị dạy học: Nhận thức của Cán bộ quản lý, GV về vai trò của Thiết bị dạy học; thực trạng đáp ứng các yêu cầu (yêu cầu chung, yêu cầu về kỹ thuật, yêu cầu đối với viên chức làm công tác Thiết bị dạy học) ở các trường Trung học cơ sở huyện Bù Đốp.
Khảo sát thực trạng quản lý Thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông tại các trường Trung học cơ sở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước với những nội dung như: nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của quản lý Thiết bị dạy học. Đề tài cũng khảo sát ý kiến Cán bộ quản lý, GV về thực trạng quản lý đầu tư mua sắm, sử dụng và bảo quản Thiết bị dạy học cũng như thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Thiết bị dạy học tại các trường Trung học cơ sở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước.
2.2.2. Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng
Để có cơ sở đánh giá tình hình quản lý Thiết bị dạy học tại các trường Trung học cơ sở huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước trong thời gian qua, chúng tôi đã xây dựng phiếu khảo sát gồm ba đối tượng Cán bộ quản lý, GV và HS với nội dung theo phiếu khảo sát phần phụ lục 1.1, 1.4. Đây được xem là công cụ chính trong điều tra, khảo sát thực trạng. Bên cạnh đó, để thu thập thêm dữ liệu định tính, chúng tôi sử dụng các câu hỏi phỏng vấn theo phụ lục 1.2. Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 20 để hỗ trợ trong phân tích và xử lý các số liệu định lượng từ phiếu khảo sát. Đối với các dữ liệu định tính thông qua phỏng vấn, chúng tôi trích lọc các ý kiến để phân tích thực trạng tại phụ lục 1.3.
2.2.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Trong quá trình xây dựng phiếu khảo sát thực trạng về quản lý Thiết bị dạy học tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, chúng tôi đã sử dụng phần mềm SPSS 20 để loại bỏ những câu hỏi không đạt yêu cầu thông qua lệnh Cronbach’s Alpha, với độ tin cậy trong các thang đo Alpha =95%.
2.2.4. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là Cán bộ quản lý, GV và HS tại 6 trường Trung học cơ sở trong huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, và được thể hiện trong bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4: Tổng hợp số lượng phiếu khảo sát giáo viên và học sinh
Tổng số Cán bộ quản lý và GV mà đề tài hỏi ý kiến là 145 người. Tổng số học sin được hỏi ý kiến là 295 em.
2.2.5. Tổ chức điều tra khảo sát, phỏng vấn
2.2.5.1. Thiết kế mẫu phiếu khảo sát và phỏng vấn
Để tìm hiểu thực trạng quản lý Thiết bị dạy học ở trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, chúng tôi đã xây dựng phiếu khảo sát dựa trên cơ sở lý luận về Thiết bị dạy học và quản lý Thiết bị dạy học tại chương 1 của đề tài này.
- Phiếu khảo sát dành cho Cán bộ quản lý, GV (phụ lục 1)
- Phiếu khảo sát dành cho HS (phụ lục 4)
- Về câu hỏi phỏng vấn (phụ lục 2)
Chúng tôi xây dựng bảng hỏi gồm 05 câu hỏi phỏng vấn các nội dung liên quan đến quản lý Thiết bị dạy học như: Ý nghĩa của Thiết bị dạy học trong giai đoạn hiện nay như thế nào, mức độ đáp ứng của Thiết bị dạy học trong nhà trường. Kinh phí mua sắm và sửa chữa.Về việc phát động phong trào thi làm đồ dùng dạy học và các đánh giá của giáo viên đối với công tác quản lý Thiết bị dạy học. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
2.2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu sau khảo sát và phỏng vấn – Đối với phiếu khảo sát:
Sau khi thu phiếu khảo sát ý kiến, chúng tôi tiến hành làm sạch dữ liệu, đánh số thứ tự các phiếu khảo sát ý kiến và sử dụng phần mềm thống kê IBM SPSS 20.0 (Statistical Package for the Social Sciences) để xử lý số liệu, từ đó đánh giá, nhận xét và rút ra kết luận về thực trạng Thiết bị dạy học và quản lý Thiết bị dạy học ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước.
Các chỉ số thống kê được sử dụng bao gồm: Bảng phân bố tần số (Frequencies), tỉ lệ phần trăm (%); trị trung bình (Mean) (TTB); độ lệch chuẩn (Std. Deviation) (ĐLC); kiểm định trung bình (T-Test).
Kiểm định trị trung bình
Đặt giả thuyết:
- H0: Không có sự khác biệt mang ý nghĩa về mặt thống kê trong việc đánh giá một chỉ tiêu nghiên cứu giữa hai hay nhiều nhóm đối tượng được khảo sát.
- H1: Có sự khác biệt mang ý nghĩa về mặt thống kê trong việc đánh giá một chỉ tiêu nghiên cứu giữa hai hay nhiều nhóm đối tượng được khảo sát.
Kết quả:
- Nếu giá trị Sig. (2-tailed) nhỏ hơn 0.05, ta bác bỏ H0 và chấp nhận H1.
- Nếu giá trị Sig. (2-tailed) lớn hơn hoặc bằng 0.05, ta chấp nhận H0.
Lưu ý: Dùng kiểm định Independent-samples T-test kiểm tra sự khác biệt về mặt ý nghĩa trong việc đánh giá một chỉ tiêu nghiên cứu giữa Cán bộ quản lý và GV và các giáo viên có độ tuổi khác nhau.
Đối với kết quả phỏng vấn: (phụ lục 3)
Tác giả chọn mẫu, trực tiếp gặp, trao đổi, ghi lại các ý kiến, sau đó so sánh, đối chiếu để có những phân tích phù hợp với thực tế, làm rõ kết quả điều tra về thực trạng quản lý Thiết bị dạy học ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Chúng tôi mã hóa mẫu phỏng vấn của 3 Cán bộ quản lý theo thứ tự từ Cán bộ quản lý1 đến Cán bộ quản lý3 tương ứng với 3 trường Trung học cơ sở trong huyện. Đối với giáo viên cũng vậy chúng tôi xin phỏng vấn 6 giáo viên trên 6 trường khác nhau và mã hóa mẫu phỏng vấn từ GV1 đến GV6.
Lựa chọn và ghi chép lại những nội dung liên quan đến vấn đề khảo sát.
2.2.6. Quy ước thang đo
Trong công cụ khảo sát thực trạng về quản lý Thiết bị dạy học tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp, người nghiên cứu đã sử dụng các thang đo định danh, thang đo thứ bậc và thang đo khoảng. Đồng thời, để tạo sự thống nhất trong phân tích từ các kết quả điểm trung bình tìm được theo 4 mức độ trong các câu hỏi, người nghiên cứu tính khoảng cách giữa các mức theo công thức = (Maximum – Minimum) / n = (4-1)/4 = 0,75. Và (Maximum – Minimum) / n = (3-1)/3 = 0,66. Từ đó các giá trị trung bình trong thang đo được quy ước theo bảng 2.5 và 2.6 như sau:
Bảng 2.5. Quy ước thang đo 4 mức độ đánh giá
Bảng quy ước 2.5 và 2.6 sẽ được sử dụng để phân tích đánh giá trong suốt chương 2 của đề tài này.
2.3. Thực trạng về thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước
2.3.1. Thực trạng về số lượng, chủng loại thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp
Để đi tìm hiểu thực trạng về Thiết bị dạy học của các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp chúng tôi đã đi khảo sát Cán bộ quản lý, GV và HS kết quả khảo sát thu được qua các bảng số liệu và biểu đồ như sau :
Bảng 2.7. Ý kiến của CB, GV về thực trạng Thiết bị dạy học trong nhà trường
Với 13 môn học chính khóa và nhiều hoạt động ngoại khóa như trải nghiệm sáng tạo, ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp thì khối lượng Thiết bị dạy học theo nhu cầu đối với nhà trường là rất cao. Tuy nhiên từ bảng 2.7 cho chúng ta thấy thực trạng các Thiết bị dạy học trong nhà trường còn thiếu tương đối nhiều. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Cụ thể theo thống kê trong 22 loại Thiết bị dạy học thì có 9 loại là đủ so với yêu cầu trong khi đó Thiết bị dạy học thiếu là 7 loại và 6 loại là không có. Những Thiết bị dạy học được đánh giá đầy đủ gồm có máy vi tính, radio/cassete, máy in, máy photocopy, mô hình, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, dụng cụ Mỹ thuật và Âm nhạc. Với TTB là 1,35 và ĐLC 0,497 thì mô hình và máy in được đánh giá đầy đủ hơn cả. Tiếp theo với TTB 1,46 và ĐLC 0,527 thì máy vi tính là Thiết bị dạy học cũng được đánh giá là đầy đủ. Trong thời đại CN4.0 ngày nay việc các trường được trang bị đầy đủ máy tính cho công tác quản lý dạy và học là một tín hiệu đáng mừng.
Tuy nhiên bên cạnh đó số lượng các Thiết bị dạy học còn thiếu thậm chí không có được thống kê cũng tương đối nhiều, cao nhất là máy chiếu qua đầu với TTB là 2,86 và ĐLC 0,346. Có những Thiết bị dạy học quen thuộc gần đây được sử dụng tương đối phổ biến như máy chiếu đa năng, mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm cũng được đánh giá là thiếu. Sự không đầy đủ của các Thiết bị dạy học này là một khuyết điểm lớn cần được khắc phục khi chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện.
Như vậy so với danh mục tối thiểu về Thiết bị dạy học của Bộ GD&ĐT và so với nhu cầu sử dụng hiện nay thì Thiết bị dạy học tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp là chưa đảm bảo. Việc không đảm bảo về số lượng Thiết bị dạy học là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường hiện nay.
Theo tác giả bảng số liệu 2.7 là phản ánh khách quan vì bản thân tác giả đã công tác nhiều năm tại huyện Bù Đốp và được Phòng GD&ĐT nhiều lần cử đi kiểm tra, giao lưu chuyên môn ở tất cả các trường. Sự thiếu hụt các Thiết bị dạy học có nguyên nhân chính là tự sự khó khăn về kinh tế của một huyện mới tái lập vùng xa, biên giới.
Về phần đánh giá thực trạng Thiết bị dạy học của học sinh chúng tôi thu được kết quả đánh giá qua bảng biểu đồ 2.1 như sau :
Biểu đồ 2.1. Đánh giá của học sinh về thực trạng các thiết bị dạy học của nhà trường
Từ biểu đồ 2.1 với trị trung bình 1,96 và độ lệch chuẩn là 0,64 cho chúng ta thấy đa số HS đánh giá Thiết bị dạy học chỉ ở mức tạm đủ. Cụ thể số liệu thống kê có đến 174/295 HS đánh giá ở mức tạm đủ đạt tỉ lệ 59 %. Trong khi mức đầy đủ chỉ có 66/295 HS đánh giá đạt tỉ lệ 22,4%. Mức không đủ Thiết bị dạy học đánh giá đạt tần suất là 55/295 tỉ lệ 18,6%.
Với tỉ lệ đánh giá 3 mức như trên cho thấy học sinh cũng có sự đánh giá về thực trạng Thiết bị dạy học tương đối khách quan, phù hợp với đánh giá của CB,GV ở bảng số liệu 2.7. Việc có sự thống nhất trong đánh giá về Thiết bị dạy học giữa giáo viên và học sinh cho thấy những nhận định của cả hai đối tượng này là có cơ sở.
Để tìm hiểu thêm về thực trạng Thiết bị dạy học và tổ chức Thiết bị dạy học theo phòng bộ môn chúng tôi có bảng thống kê 2.8 như sau :
Bảng 2.8. Thống kê về phòng học bộ môn trong trường Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Những số liệu thống kê từ bảng 2.9 cho chúng ta thấy với TTB là 1,31 ĐLC là 0,46 thì đa số học sinh nhận định nhà trường đã có phòng học bộ môn. Cụ thể có tới 205/295 học sinh chọn phương án có phòng học bộ môn, đây là con số áp đảo so với số học sinh chọn không có chỉ chiếm 30,5%.
Tuy nhiên trong quá trình phát phiếu khảo sát thì người nghiên cứu đã khảo sát số lượng phiếu khác nhau, ở các trường hạng 3 là 30 phiếu, các trường hạng 1 là phiếu dẫn đến tỉ lệ 69,5 % học sinh nhận định là có phòng học bộ môn chưa thể kết luận được là 69,5% số trường đã có phòng học bộ môn. Kết hợp với phỏng vấn CB, GV và nghiên cứu hồ sơ tại các đơn vị cho kết quả trên huyện Bù Đốp chỉ có 3 trường đã xây dựng được phòng học bộ môn còn lại là 3 trường chưa có phòng học bộ môn. Trong đó 3 trường đã có phòng học bộ môn là các trường hạng 1 đã kiểm định chất lượng GD hoặc đang đề nghị kiểm định đánh giá ngoài. Các trường còn lại thì Thiết bị dạy học được lưu trữ trong kho TB dùng chung của nhà trường.
2.3.2. Thực trạng về chất lượng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp
Biểu đồ 2.2. Đánh giá về mức chất lượng Thiết bị dạy học của CB, GV
Với TTB là 1.76 ĐLC là 0,808 cho thấy đa số đánh giá chất lượng của CB,GV về Thiết bị dạy học là chưa được tốt. Cụ thể số lượng CB, GV đánh giá ở mức chưa tốt là 72/145 chiếm tỉ lệ 49,7% so với đánh giá ở mức tốt là 65/145 tỉ lê là 44,8% mức chênh lệch là 5,1%. Trong khi đó còn 8 CB,GV đánh giá chất lượng Thiết bị dạy học ở mức kém và rất kém là 5,5%.
Như vậy thực trạng chất lượng Thiết bị dạy học tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn Bù Đốp là chưa tốt, điều này cho thấy việc đầu tư mua sắm, bảo quản Thiết bị dạy học trong thời gian qua chưa thực sự được trú trọng. Các Thiết bị dạy học hiện nay chủ yếu do nhà nước cấp đã sử dụng lâu năm chất lượng đã giảm đi nhiều.
Bảng 2.9. Đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất của CB, GV về Thiết bị dạy học
Phân tích số liệu của bảng 2.9 ta thấy tính đồng bộ của Thiết bị dạy học trong các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp là chỉ ở mức tương đối đồng bộ, với TTB là 1,90 ĐLC 0.54. Phân tích cụ thể hơn ta thấy mức đánh giá tương đối đồng bộ của Thiết bị dạy học là 101/145 CB,GV chiếm tỉ lệ 69,7%. Mức đánh giá này cao hơn nhiều so với mức đánh giá đồng bộ chỉ có 29/145 CB,GV. Trong khi vẫn còn 15/145 CB,GV đánh giá ở mức không đồng bộ.
Kết quả số lượng CB,GV đánh giá tính đồng bộ của Thiết bị dạy học ở mức tương đối đồng bộ cao hơn nhiều so với hai mức còn lại cũng cho thấy Thiết bị dạy học tại các trường hiện nay cũng còn nhiều hạn chế. Việc thay thế, bổ sung chưa kịp thời, chưa đúng chủng loại dẫn tới thiếu sự đồng bộ nhất quán dẫn đến kết quả sử dụng cũng chưa được cao.
Để tìm hiểu thêm về thực trạng của Thiết bị dạy học tại các trường chúng tôi khảo sát thêm sự đánh giá của CB, GV về tính hiện đại của các Thiết bị dạy học trong nhà trường. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Biểu đồ 2.3: Đánh giá về tính hiện đại của Thiết bị dạy học
Qua biểu đồ 2.3 ta thấy tính hiện đại của Thiết bị dạy học được đánh giá theo 4 mức từ rất hiện đại đến hiện đại chưa hiện đại và cuối cùng là lạc hậu. Với TTB là 2.32 và ĐLC 0,622 thì đa số CB,GV đánh giá về Thiết bị dạy học là mức hiện đại. Tuy nhiên mức đánh giá hiện đại cũng chỉ đạt 77/145 CB,GV đánh giá đạt tỉ lệ 53,1%. Trong khi đó mức rất hiện đại chỉ đạt 11/145 CB,GV đánh giá đạt tỉ lệ 7,6%. Ở mức thứ 3, mức chưa hiện đại có 56/145 CB,GV đánh giá với tỉ lệ là 38,6%. Mức Thiết bị dạy học lạc hậu có 1 đánh giá chiếm tỉ lệ 0,7%.
Như vậy mặc dù đánh giá chung là hiện đại nhưng tỉ lệ đánh giá cũng chỉ cao hơn mức chưa hiện đại là 14,5%. Kết quả so sánh này cho thấy cũng còn nhiều CB,GV đánh giá Thiết bị dạy học ở các trường chưa hiện đại. Nghĩa là những trang bị về Thiết bị dạy học chưa kịp so với công nghệ, nhiều Thiết bị dạy học đã được cấp từ lâu vẫn còn sử dụng.
2.3.3. Thực trạng về kinh phí đầu tư, mua sắm, sửa chữa thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp
Bảng 2.10. Thống kê về kinh phí mua sắm Thiết bị dạy học tại các trường
Qua bảng 2.10 chúng ta thấy hàng năm các trường đều tổ chức mua sắm các Thiết bị dạy học tuy nhiên nhìn chung kinh phí mua Thiết bị dạy học của các trường là không nhiều ngoại trừ trường Trung học cơ sở Bù Đốp do đang trong giai đoạn xây dựng trường chuẩn quốc gia nên được UBND huyện đầu tư thêm. Các trường còn lại tự mua sắm từ nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị nên rất hạn chế.
Kinh phí tổ chức mua sắm Thiết bị dạy học của các trường là không đồng đều nhau vì trên thực tế nhu cầu của từng trường là khác nhau. Tuy nhiên nhìn trên bảng số liệu chúng ta thấy năm học 2018-2019 kinh phí mua sắm của các đơn vị ít hơn năm học 2017-2018 thậm chí có đơn vị trong năm 2018-2019 không mua Thiết bị dạy học nào.
Qua phỏng vấn về mua sắm Thiết bị dạy học thì trong năm 2017-2018 một số trường chưa có máy photocopy được UBND huyện cho chủ trương và cấp kinh phí mua máy là 30.000.000đ nên hai trường Trung học cơ sở Hưng Phước và Trung học cơ sở Phước Thiện cũng chỉ mua máy Photo mà không mua các Thiết bị dạy học khác. Trong đó có trường Trung học cơ sở Bù Đốp vừa mua máy Photocoppy vừa trang bị được một số Thiết bị dạy học khác, 3 trường còn lại thì sử dụng kinh phí hoạt động của đơn vị để mua mới một số Thiết bị dạy học. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Như vậy so với nhu cầu và sự phát triển thì kinh phi mua sắm mới Thiết bị dạy học của các trường còn rất hạn chế. Đặc biệt các Thiết bị dạy học mới hiện đại và đắt tiền.
Khi phỏng vấn Cán bộ quản lý1, Cán bộ quản lý2, Cán bộ quản lý3 về vấn đề dành kinh phí cho mua sắm Thiết bị dạy học thì câu trả lời chung là tình hình kinh phí nhà nước cấp hạn hẹp chỉ đủ chi hoạt động thường xuyên. Muốn mua sắm các Thiết bị dạy học đắt tiền phải xin chủ trương và kinh phí từ UBND huyện. Tuy nhiên Bù Đốp là huyện biên giới, kinh tế chủ yêu là nông nghiệp ngân sách cũng khó khăn, chủ yếu phụ thuộc ngân sách nhà nước cấp nên việc xin kinh phí rất khó khăn.
Để đảm bảo việc sử dụng Thiết bị dạy học trong các hoạt động của nhà trường thì bên cạnh việc mua mới các Thiết bị dạy học thì các trường cũng phải sửa chữa những Thiết bị dạy học bị hư hỏng. Trong quá trình khảo sát chúng tôi cũng xin ý kiến về kinh phí sửa chữa hàng năm của các trường và được số liệu như sau :
Bảng 2.11. Thống kê về kinh phí sửa chữa Thiết bị dạy học tại các trường
Từ bảng 2.11 chúng ta thấy kinh phí sửa chữa Thiết bị dạy học các trường là tương đối đồng đều và có tỉ lệ thuận với quy mô nhà trường. Nghĩa là các trường hạng 1 có kinh phí mua sắm nhiều hơn các trường hạng 3. Kết quả này cho thấy sự hợp logic vì những trường lớn số lượt sử dụng Thiết bị dạy học nhiều hơn các trường nhỏ dẫn đến việc hư hỏng phải sử chữa cũng nhiều hơn.
Về kinh phí sử chữa cho thấy tần suất sửa chữa máy vi tính và máy chiếu đa năng là nhiều nhất, kết quả này cũng phù hợp vì trên thực tế các Thiết bị dạy học này được sử dung nhiều nhất.
Về việc vận động XHH để đầu tư, mua sắm Thiết bị dạy học tác giả cũng không thấy có trường nào tài trợ từ các nguồn XHH để mua sắm và sửa chữa các Thiết bị dạy học.
So sánh với kinh phí mua sắm chúng ta thấy kinh phí sửa chữa chưa bằng 50%. Tuy nhiên trên thực tế nhu cầu về sửa chữa còn lớn hơn vì nhiều Thiết bị dạy học, hóa chất được cấp đã lâu hiện nay không sử dụng được nên một số trường đã cho vào thanh lý. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Theo quan điểm cá nhân của tác giả thì việc sửa chữa thiết bị dạy học tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp ít được các trường quan tâm nên không được thực hiện thường xuyên. Việc sửa chữa hầu như chỉ thực hiện vào đầu năm học.
Như vậy kết quả khảo sát về kinh phí mua sắm và sửa chữa Thiết bị dạy học tại các trường trên huyện Bù Đốp cho thấy còn nhiều hạn chế. Mua các Thiết bị dạy học mới hiện đại thì không có kinh phí, sửa chữa các Thiết bị dạy học hư hỏng thì có thể chỉ tập trung vào một số Thiết bị dạy học quan trọng như máy vi tính, máy chiếu đa năng. Trong khi đó khối lượng Thiết bị dạy học trong nhà trường theo danh mục tối thiểu là rất lớn.
2.3.4. Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ viên chức làm công tác thiết bị dạy học
CBQL các trường Trung học cơ sở là đội ngũ BGH cụ thể là Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng. Về số lượng BGH trong các trường tùy thuộc vào quy mô từng trường.
Bảng 2.12. Thống kê về Cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp
Theo Thông tư Số: 35 /2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 thì các trường Trung học cơ sở hạng 1 có 1 Hiệu trưởng và không quá 2 Phó hiệu trưởng. các trường Trung học cơ sở hạng 3 có 1 Hiệu trưởng và 1 Phó hiệu trưởng. So sánh với bảng 2.12 thì số lượng đội ngũ Cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp đảm bảo về số lượng.
Về chất lượng : tất cả Cán bộ quản lý đều có trình độ đại học trong khi theo quy định tại Điều lệ trường Trung học cơ sở thì CB, GV chỉ cần đạt trình độ từ cao đẳng trở lên. Như vậy đội ngũ BGH đều đạt trình độ trên chuẩn. Các quy định khác về yêu cầu của Cán bộ quản lý như trình độ LLCT, Quản lí giáo dục đều đạt chuẩn.
Về độ tuổi đội ngũ Cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp còn khá trẻ. Trong 15 Cán bộ quản lý thì chỉ có 1 Cán bộ quản lý là trên 50 tuổi, 11 Cán bộ quản lý có độ tuổi từ 40 đến 45 và 3 Cán bộ quản lý dưới 40 tuổi. Trong khi đó về thâm niên công tác Quản lí giáo dục thì người thấp nhất cũng đã đạt được 1 nhiệm kỳ. Đây là một yếu tố rất thuận lợi về nhân lực Cán bộ quản lý của các trường Trung học cơ sở trong huyện Bù Đốp.
Về đội ngũ GV, NV phụ trách Thiết bị dạy học các trường chúng tôi khảo sát được bảng số liệu sau :
Bảng 2.13. Đánh giá của CB,GV về GV,NV phụ trách công tác Thiết bị dạy học
Trong mỗi nhà trường có nhiều vị trí việc làm, mỗi vị trí việc làm có đặc thù khác nhau và cũng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ khác nhau đối với trường học quy định về viên chức làm công tác Thiết bị dạy học được quy định tại Thông tư Số: 08/2019/TT-BGDĐT ngày 2/5/2019. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Về số lượng qua khảo sát tất cả các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp đều được bố trí việc làm Thiết bị dạy học mỗi trường 1 người. Như vậy so với quy định là đảm bảo về mặt số lượng.
Theo bảng khảo sát số liệu 2.13 với TTB là 1,69 ĐLC là 0,46 thì việc sắp vị trí việc làm này tại các trường được đánh giá là kiêm nhiệm. Cụ thể tần suất đánh giá phân công kiêm nhiệm là 100/145 CB,GV chiếm tỉ lệ 69,0%. Trong khi đánh giá phân công chuyên trách là 45/145 chiểm 31%.
Việc phân công vị trí việc làm Thiết bị dạy học kiêm nhiệm hay phụ trách có ảnh hưởng rất lớn đến công tác Thiết bị dạy học trong nhà trường. Nếu GV,NV được phân công chuyên trách chỉ làm công tác Thiết bị dạy học sẽ gắn bó hơn, có trách nhiệm hơn ngược lại phân công kiêm nhiệm chỉ mang tính chất tạm thời, dễ thay đổi nên người được phân công thường ỉ lại, chờ đợi sự thay đổi trong nhiệm vụ nên thường không cố gắng, tận tâm trong công việc.
Về chuyên môn nghiệp vụ chúng tôi cũng cũng có những số liệu khảo sát và cho kết quả là khách quan. Với TTB 2,06 và ĐLC là 0.29 thì mức đánh giá về chuyên môn nghiệp vụ của vị trí việc làm Thiết bị dạy học tại các trường Trung học cơ sở huyện Bù Đốp là chỉ được bồi dưỡng. Số liệu thống kê cho thấy mức đánh giá được bồi dưỡng có tần số 132/145 đạt tỉ lệ 91,0%.
Kết quả khảo sát này phù hợp với kết quả phỏng vấn Cán bộ quản lý các trường. Cả Cán bộ quản lý1, Cán bộ quản lý2, Cán bộ quản lý3 đều xác nhận VCTB của nhà trường chưa qua đào tạo. Tất cả 6 trường Trung học cơ sở trong huyện đều phân công giáo viên ra làm kiêm nhiệm công tác TBDH. Đây là hậu quả của một thời gian dài không có nhân viên Thiết bị dạy học được đào tạo nên các cơ quan quản lý đã tuyển giáo viên vào làm Thiết bị dạy học hoặc do thừa giáo viên nên phân công phụ trách tạm thời, khi có lớp bồi dưỡng thì cử tham gia.
Như vậy đối với vị trí việc làm Thiết bị dạy học trong các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp là đủ về số lượng tuy nhiên về chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý Thiết bị dạy học của các trường. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
2.3.5. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của thiết bị dạy học đối với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Nhận thức là nền tảng, kim chỉ nam của mọi hành động có nhận thức đúng về vai trò ý nghĩa thì việc sử dụng, quản lý Thiết bị dạy học của CB,GV và HS mới đạt hiệu quả, mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Bảng 2.14. Đánh giá của CB,GV về tầm quan trọng của Thiết bị dạy học trong quá trình dạy học và đổi mới PPDH hiện nay
Từ bảng số liệu 2.14 với trị trung bình 1,19 và độ lệch chuẩn là 0,39 cho chúng ta thấy đa số giáo viên đánh giá Thiết bị dạy học có vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới PPDH hiện nay. Cụ thể số liệu thống kê có đến 117/145 CB,GV đánh giá ở mức rất quan trọng đạt tỉ lệ 80,7%. Trong khi mức quan trọng chỉ có 28/145 người đánh giá chiếm tỉ lệ 19,3%. Không CB,GV nào đánh giá ở mức không quan trọng.
Với tỉ lệ phần trăm chênh lệch của ba mức đánh giá trên cho thấy nhận thức của CB,GV về tầm quan trọng của Thiết bị dạy học trong việc ĐMPPDH là rất rõ ràng. Các đánh giá này cũng cho thấy đa số CB,GV có quan điểm đúng với tinh thần đổi mới của giáo dục phổ thông hiện nay. Trong nhiều đánh giá về giáo dục phổ thông của chúng ta trong thời gian qua bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng còn những hạn chế bất cập, một trong những hạn chế bất cập đó là tình trạng chương trình nặng về lý thuyết ít tính thực hành, phương PPDH còn nặng về thuyết giảng ít tính trực quan.
Chính vì vậy việc sử dụng Thiết bị dạy học sẽ góp phần khắc phục những hạn chế trên, Thiết bị dạy học chính là một mắt xích quan trọng của quá trình đổi mới PPDH ở nước ta hiện nay.
Với 100% CB, GV đánh giá Thiết bị dạy học là quan trọng và rất quan trọng trong quá trình dạy học sẽ là điều kiện thuận lợi cho mỗi nhà trường khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời gian tới.
Bảng 2.15. Đánh giá của CB,GV về tác động của Thiết bị dạy học đến chất lượng GD
Để tìm hiểu thêm nhận thức của CB,GV về vai trò của Thiết bị dạy học đối với chất lượng giáo dục chúng tôi đã lập phiếu khảo sát và được kết quả trong bảng 2.15. Với TTB là 1,05 ĐLC 0,21 cho thấy CB,GV đánh giá vai trò của Thiết bị dạy học rất cao và có tác động lớn đến chất lượng giáo dục. Cụ thể tần số đánh giá là 138/145 đạt tỉ lệ lên tới 95,2%.
Đây là một tiền đề quan trọng để quản lý Thiết bị dạy học đạt hiệu quả khi toàn thể đội ngũ từ Cán bộ quản lý đến GV, NV nhà trường đều thống nhất một nhận thức về vai trò của Thiết bị dạy học.
Đối với học sinh chúng tôi đi khảo sát mức độ hứng thú khi các em được học các tiết học có sử dụng Thiết bị dạy học để đánh vai trò quan trọng của Thiết bị dạy học trong việc đổi mới PPDH. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Bảng 2.16. Thống kê thái độ của học sinh khi tiết học có sử dụng Thiết bị dạy học
Học tập hứng thú, tích cực, chủ động là những động từ thường được nhắc tới đối với người học khi đổi mới PPDH. Trong bảng 2.16 với TTB là 1,24 ĐLC là 0,45 thì đa số học sinh đánh giá là hứng thú khi các tiết học có Thiết bị dạy học. Mức học tập hứng thú có tần số 229/295 đạt tỉ lệ 77,6% HS đánh giá cho thấy kết quả học tập hứng thú khi có Thiết bị dạy học là cao hơn hẳn so với mức bình thường và không thích. Kết quả thái độ bình thường và không thích chỉ chiếm 22,4%.
Kết quả đánh giá đa số học sinh hứng thú học tập khi tiết học có sử dụng Thiết bị dạy học cho thấy Thiết bị dạy học có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới PPDH và rộng hơn là đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
2.4. Thực trạng về công tác quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước
2.4.1. Thực trạng quản lý đầu tư mua sắm thiết bị dạy học tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp trong thời gian đề tài nghiên cứu.
Bảng 2.17. Đánh giá về công tác quản lý đầu tư, mua sắm Thiết bị dạy học của CB,GV
Để đánh giá được việc quản lý đầu tư Thiết bị dạy học tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp tác giả đã gửi phiếu khảo sát và thu được kết quả trong bảng 2.17.
Nhìn tổng thể bảng số liệu cho thấy đa phần các nội dung về mua sắm Thiết bị dạy học là ít thường xuyên cụ thể 3/6 nội dung được đánh giá là ít thường xuyên. 2/6 nội dung được đánh giá thường xuyên và 1/6 nội dung được đánh giá không thường xuyên.
Các nội dung được đánh giá thường xuyên thực hiện là lập kế hoạch mua sắm và xin kinh phí mua sắm từ cấp trên. Bên cạnh đó ba nội dung còn lại được đánh giá ít thường xuyên là rà soát thống kê nhu cầu mua sắm, thực hiện các trình tự thủ tục mua sắm và mua sắm từ kinh phí của nhà trường. Nội dung không thường xuyên thực hiện là chức XHH tài trợ giáo dục để mua sắm Thiết bị dạy học. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
So sánh các nội dung trên số liệu cho ta thấy kết quả đánh giá ở mức ở mỗi nội dung có mức độ khác nhau. Chỉ số cao nhất là nội dung xin kinh phí mua Thiết bị dạy học từ cấp trên với TTB 2,10 và ĐLC 0,70. Điều này cho thấy các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp là tương đối khó khăn về kinh phí thường xuyên phải xin bổ sung, hỗ trợ. Bên cạnh đó mức đánh giá ít thường xuyên có chỉ số đánh giá thấp nhất là công tác tổ chức XHH, tài trợ giáo dục để mua sắm Thiết bị dạy học với TTB 3,86 và ĐLC 0,35.
Để có những đánh giá khách quan hơn về công tác quản lý đầu tư mua sắm chúng tôi đi kiểm định Independent-samples T-test của hai tổng thể độc lập đó là Cán bộ quản lý và GV được kết quả như sau :
Bảng 2.18. So sánh về đánh giá công tác quản lý đầu tư mua sắm Thiết bị dạy học của Cán bộ quản lý và GV.
Căn cứ vào Bảng 2.18. Thống kê của hai nhóm đối tượng về các nội dung quản lý đầu tư mua sắm Thiết bị dạy học ta thấy giá trị sig của tất cả các nội dung quản lý đều lớn hơn mức ý nghĩa (0,05) kết luận các đánh giá của Cán bộ quản lý và giáo viên là không có sự khác biệt. Tuy nhiên về chỉ số TTB cho thấy Cán bộ quản lý đánh giá các nội dung về lập kế hoạch mua sắm Thiết bị dạy học và xin bổ sung kinh phí từ cấp trên cho chỉ số cao hơn.
Về kết quả phỏng vấn :
GV3, Cán bộ quản lý2, Cán bộ quản lý3 cho rằng: Nhà trường có tổ chức mua sắm Thiết bị dạy học theo đề nghị của GVBM và viên chức làm công tác Thiết bị dạy học tuy nhiên không thường xuyên.
CBQL3 cho rằng Kinh phí mua sắm Thiết bị dạy học không thoải mái, kinh phí nhà trường khó có thể mua được các Thiết bị dạy học hiện đại. Xin kinh phí cấp trên thì thường rất khó khăn vì huyện Bù Đốp cũng là huyện khó khăn ngăn sách phụ thuộc ngân sách tỉnh cấp.
Về công tác XHH các Cán bộ quản lý, GV đều khẳng định nhà trường chưa thực hiện nội dung này. Tổ chức XHH hầu như để làm các cơ sở vật chất khác.
Với thâm niên công tác 20 năm trong ngành giáo dục tại huyện Bù Đốp tác giả cũng thấy các trường chưa bao giờ tổ chức XHH để mua sắm Thiết bị dạy học. Trong suy nghĩ của cha mẹ học sinh, của xã hội thì Thiết bị dạy học luôn luôn là nhà nước phải lo nên họ chỉ đồng ý hỗ trợ, đóng góp cho các nội dung khác.
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động sưu tầm và tự làm thiết bị dạy học Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Bảng 2.19. Đánh giá của CB,GV về quản lý công tác tự làm Thiết bị dạy học
Theo số liệu đánh giá về công tác quản lý sưu tầm và tự làm Thiết bị dạy học tại bảng 2.19 thì chúng ta thấy đa số các nội dung quản lý được đánh giá ở ở mức độ ít thường xuyên. Cụ thể có tới 5 nội dung được đánh giá là ít thường xuyên và 1 nội dung được đánh giá là thường xuyên. Nội dung quản lý được đánh giá thường xuyên là đưa công tác tự làm Thiết bị dạy học vào chỉ tiêu thi đua năm học.
Với TTB là 3.10 nội dung hỗ trợ kinh phí cho giáo viên được đánh giá là hạn chế nhất, ít thực hiện nhất.
Qua kênh thông tin thứ hai là phỏng vấn GV1, GV2, GV5 tác giả cũng thấy trong thời gian qua công tác tổ chức tự sưu tầm và làm Thiết bị dạy học ở các trường là rất hạn chế. Các trường có xây dựng kế hoạch nhưng việc tổ chức thực hiện không trệt để. Một số trường đưa vào chỉ tiêu làm Thiết bị dạy học vào trong hội nghị CNVC hàng năm nhưng công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện không thường xuyên dẫn đến kém hiệu quả. Nhiều trường hợp chỉ đối phó cho đủ chỉ tiêu giao chứ không đầu tư về chất lượng.
Những năm trước đây khi Phòng GD&ĐT còn tổ chức hội thi làm Thiết bị dạy học cấp huyện thị phong trào làm Thiết bị dạy học ở các trường cũng được quan tâm hơn, tuy nhiên những năm gần đây phong trào này không được tổ chức nữa thì các trường tự thực hiện theo quy mô của mình và thường không được đầu tư hiệu quả.
Như vậy công tác chỉ đạo tự sưu tầm và làm Thiết bị dạy học tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp trong thời gian qua còn nhiều hạn chế chưa thực sự đi vào chiều sâu và chất lượng. Nó chưa được BGH các trường thực sự quan tâm để thúc đẩy thành một phong trào thi đua hiệu quả.
2.4.3. Thực trạng công tác quản lý khai thác sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông tại các trường trung học cơ sở huyện Bù Đốp
Bảng 2.20. Đánh giá của CB,GV về công tác quản lý sử dụng Thiết bị dạy học
Từ bảng 2.20 với TTB từ 2,06 đến 2,17 cho thấy tất cả CB,GV đánh giá công tác quản lý sử dụng Thiết bị dạy học là thường xuyên. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Ở nội dung thứ nhất với TTB là 2,12 và ĐLC 0,848 công tác xây dựng kế hoạch sử dụng Thiết bị dạy học được đánh giá là thực hiện thường xuyên.
Nội dung thứ hai : Tổ chức xây dựng quy định sử dụng Thiết bị dạy học có chỉ số TTB2,12 và ĐLC 0,484 cũng được đánh giá là thực hiện thường xuyên.
Nội dung thứ ba : tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên về sử dụng Thiết bị dạy học, cho viên chức làm công tác Thiết bị dạy học được đánh giá ở mức độ thường xuyên với TTB là 2,17 và ĐLC là 0,80.
Nội dung thứ tư : Tổ chức dự giờ, thảo luận đánh giá kết quả sử dụng Thiết bị dạy học với TTB 2,14 và ĐLC 0,48 thì nội dung này cũng được đánh giá là thực hiện thường xuyên.
Nội dung thứ năm : kiểm tra hồ sơ sử dụng Thiết bị dạy học cũng được đánh giá là thường xuyên với TTB 2,06 và ĐLC là 0,72.
Nội dung thứ sáu : Tuyên dương khen thưởng trong công tác sử dụng Thiết bị dạy học được CB, GV đánh giá là thường xuyên với TTB là 2,14 và ĐLC 0,48.
Công tác quản lý sử dụng Thiết bị dạy học ở các phòng học bộ môn ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập. Như đã thống kê ở trên toàn huyện mới chỉ có 3/6 trường là đã tổ chức được Thiết bị dạy học theo phòng học bộ môn. Tổ chức Thiết bị dạy học theo phòng học bộ môn còn bộc lộ nhiều hạn chế, trách nhiệm của từng giáo viên và học sinh cũng như cán bộ Thiết bị dạy học còn chưa cao. Nên công tác quản lý sử dụng thiết bị dạy học chưa phù hợp với từng lớp, từng bộ môn. Có một số giáo viên bộ môn chưa hiểu rõ được qui trình sử dụng thiết bị nên đôi khi vô tình đã làm hư, hỏng Thiết bị dạy học ảnh hưởng đến công tác sử dụng Thiết bị dạy học cho bộ môn, đồng thời ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng môn học cũng như chất lượng đầu ra của người học. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng một số trường Trung học cơ sở chưa thật sự quan tâm đến quản lý sử dụng Thiết bị dạy học đúng quy trình, đây cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị hiện có và cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở mỗi nhà trường.
Để có những đánh giá thêm về công tác quản lý sử dụng Thiết bị dạy học chúng tôi đi khảo sát thực trạng mức độ sử dụng Thiết bị dạy học của CB,GV và được kết quả qua biểu đồ 2.4 như sau:
Biểu đồ 2.4. Đánh giá về mức độ sử dụng Thiết bị dạy học của Cán bộ quản lý, GV
Tại biểu đồ 2.4 với TTB 1,82 và ĐLC 0,741 cho thấy đánh giá về mức độ sử dụng Thiết bị dạy học của giáo viên là thường xuyên. Cụ thể mức sử dụng thường xuyên có tần số là 67/145 đạt tỉ lệ 46,2%. Ở mức độ rất thường xuyên các đánh giá cũng rất khả quan với 52/145 đạt 35,9%. Tuy niên các đánh giá cũng cho thấy việc sử dụng Thiết bị dạy học cũng vẫn tồn tại những hạn chế cụ thể còn 17,9% CB,GV đánh giá sử dụng không thường xuyên.
Để so sánh mức độ sử dụng Thiết bị dạy học của GV giữa các độ tuổi tác giả đi kiểm định Independent-samples T-test giữa giáo viên công tác dưới 10 năm và những giáo viên trên có thâm nên trên 10 năm
Bảng 2.21. So sánh mức độ sử dụng Thiết bị dạy học của giáo viên theo lứa tuổi
Bảng 2.21 cho kết quả giá trị sig = 0.002 (nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,01) cho thấy sự khác biệt trong đánh giá của 2 đối đối tượng này. Cụ thể TTB của các giáo viên GV công tác dưới 10 năm là 1,53 là mức độ rất thường xuyên. Còn đối với GV công tác trên 10 năm TTB là 1,93 là mức đánh giá thường xuyên. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Như vậy chúng ta có thể kết luận các giáo viên có thâm niên công tác dưới 10 năm có tuần xuất sử dụng Thiết bị dạy học cao hơn so với giáo viên lâu năm. Tuy nhiên kinh nghiệm trong quá trình quản lý của tác giả thì giáo viên trẻ tuy sử dụng Thiết bị dạy học thường xuyên hơn nhưng lại hay mắc lỗi hơn dẫn đến nhiều tiết học chưa thực sự hiệu quả khi sử dụng Thiết bị dạy học.
2.4.4. Thực trạng quản lý bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông tại các trường trung học cơ sở huyện Bù Đốp
Sau khi đã được trang bị và sử dụng thì Thiết bị dạy học cũng cần được bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời để tăng độ bền và hiệu quả sử dụng. Để tìm hiểu về thực trạng công tác này chúng tôi tổ chức khảo sát và thu được kết quả theo bảng số liệu 2.22 như sau:
Bảng 2.22. Đánh giá của CB,GV về quản lý bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa Thiết bị dạy học
Từ bảng số liệu 2.22 chúng ta thấy CB, GV đánh giá công tác và quản lý bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa Thiết bị dạy học ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp ở hai mức là ít thường xuyên và thường xuyên.
Nội dung thứ nhất : Công tác xây dựng, sắp xếp kho phòng chứa Thiết bị dạy học, Phòng Bộ môn với TTB 2.62 và ĐLC 0,48 thì mức độ đánh giá của CB,GV ít thường xuyên.
Nội dung thứ hai : mua sắm tủ, kệ, giá treo được đánh giá là thực hiện thường xuyên với TTB là 2,44 và ĐLC 0,57.
Nội dung thứ ba : lau chùi vệ sinh, sắp xếp khoa học sau khi sử dụng với TTB 2,24 và ĐLC 0,54 thì nội dung này cũng được đánh giá là thực hiện thường xuyên
Nội dung thứ tư : với TTB 2,94 và ĐLC 0,69 thì công tác bảo dưỡng định kỳ được đánh giá là ít thường xuyên.
Nội dung thứ năm : Tổ chức sửa chữa kịp thời các Thiết bị dạy học bị hư hỏng được đánh giá là thường xuyên với TTB 2,48 và ĐLC là 0,56.
Nội dung thứ sáu : Định kỳ kiểm kê đánh giá mức độ hao mòn của Thiết bị dạy học với TTB 2,77 và ĐLC 0,60 thì mức độ đánh giá là ít thường xuyên. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Nội dung phỏng vấn GV3, GV5, GV6, Cán bộ quản lý2 cho là nhà trường có tổ chức khâu bảo quản tuy nhiên hầu như không bảo dưỡng. Chúng tôi thấy việc bảo quản Thiết bị dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Bù Đốp vẫn có những nội dung cần được quan tâm đúng mức hơn, tránh tình trạng hư hỏng, thất thoát còn xảy ra gây lãng phí. Đây chính là vấn đề đòi hỏi đội ngũ Cán bộ quản lý, GV, viên chức phụ trách Thiết bị dạy học cần phải chú ý quan tâm để có cách bảo quản Thiết bị dạy học tốt hơn nhằm khắc phục được những vấn đề hiện đang tồn đọng.
Các trường Trung học cơ sở huyện Bù Đốp hiện tại có 50% số trường thiếu phòng bộ môn, phòng thiết bị dạy học chỉ là phòng dùng chung, chật hẹp, chưa được sắp xếp ngăn nắp theo từng bộ môn. Các tủ kệ thì quá nhỏ, nhiều loại thiết bị phải để chung đụng vào nhau. Khi giáo viên mượn Thiết bị dạy học luôn gặp khó khăn. Các bộ tranh ảnh thì không đủ chỗ treo, có những bộ phải cuốn tròn cho vào tủ hoặc treo chồng lên nhau rất dễ gây hư hỏng.
Như vậy công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa Thiết bị dạy học được đánh giá cơ bản là thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên trong từng nội dung quản lý cụ thể vẫn còn một số đánh giá là ít thực hiện thường xuyên. Điều này cho thấy công tác này ở các trường cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước
Bảng 2.21. Đánh giá của CB,GV về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Thiết bị dạy học
Khi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Thiết bị dạy học tác giả đã đưa ra 4 mức ảnh hưởng đó là ảnh hưởng nhiều, ảnh hưởng vừa, ảnh hưởng ít và không ảnh hưởng. Kết quả thu được có 1 yếu tố ảnh hưởng nhiều đó là nhận thức của CB,GV về quản lý Thiết bị dạy học. Có 5 yếu tố ảnh hưởng vừa và một yếu tố ít ảnh hưởng là điều kiện khí hậu, thời tiết tại địa phương.
Như vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Thiết bị dạy học ở trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp. Kết hợp với các nội dung phỏng vấn chúng tôi có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Thiết bị dạy học ra thành hai loại như sau :
Yếu tố khách quan:
- CB phụ trách TB chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về công tác quản lý Thiết bị dạy học cho nên chưa chủ động trong công tác tham mưu. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản còn thiếu ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng, bảo quản Thiết bị dạy học.
- Quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác Thiết bị dạy học đều dựa vào người phụ trách hoặc GV kiêm nhiệm, chưa có biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nên việc bảo quản, sử dụng Thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học phải đi đôi với việc cải tiến, đổi mới TBDH nhưng việc trang bị cung ứng Thiết bị dạy học không kịp thời, người Cán bộ quản lý thiếu chủ động, chưa có kế hoạch dài hạn, trung hạn, hơn nữa kinh phí chi cho mua sắm, sửa chữa Thiết bị dạy học chỉ dựa vào ngân sách. Mặt khác phong trào tự làm Thiết bị dạy học chưa được GV tự giác thực hiện nên Thiết bị dạy học chưa đáp ứng được với nội dung của chương trình.
- Kinh phí ngân sách nhà nước hàng năm của trường phụ thuộc vào cấp trên nên khó chủ động trong việc đầu tư, mua sắm các Thiết bị dạy học hiện đại
Yếu tố chủ quan:
- Công tác tuyên truyền, xã hội hóa trong lĩnh vực huy động các nguồn lực cá nhân, tổ chức, xã hội để mua sắm, bổ sung Thiết bị dạy học chưa mạnh, chưa có biện pháp khả thi để thu hút các nguồn đầu tư kinh phí mà đầu tư chủ yếu hiện nay đều dựa vào ngân sách nhà nước.
- Một số bộ phận GV nhận thức về vai trò, vị trí của Thiết bị dạy học chưa cao, thói quen dạy chay – học chay vẫn còn ảnh hưởng nặng nề, tạo tư tưởng ngại khó khi sử dụng. GV chưa có ý thức tự học, tự rèn luyện nên gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với Thiết bị dạy học hiện đại.
- Năng lực quản lý Thiết bị dạy học của Ban giám hiệu nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn còn nhiều hạn chế, quản lý theo kinh nghiệm, chưa có những ý tưởng để đề ra những giải pháp khả thi trong việc quản lý Thiết bị dạy học. Cán bộ phụ trách Thiết bị dạy học không được đào tạo nên yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Công tác kiểm tra đánh giá đối với Thiết bị dạy học của Hiệu trưởng còn coi nhẹ, chưa thường xuyên. Do đó chưa đẩy mạnh được mức độ sử dụng Thiết bị dạy học trong quá trình dạy và học của các nhà trường.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước
2.6.1. Ưu điểm Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp có đội ngũ Cán bộ quản lý, GV tương đối trẻ, có trình độ chuyên môn cao. Cán bộ quản lý, GV đã có nhận thức tốt về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của Thiết bị dạy học, quản lý Thiết bị dạy học trong vấn đề đổi mới PPDH.
Nhiều trường đã xây dựng phòng học bộ môn, đảm bảo tính sư phạm và kỹ thuật khá cao. Cán bộ quản lý nhà trường về cơ bản thực hiện được các chức năng quản lý (xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá Thiết bị dạy học). Đồng thời, trong công tác quản lý Thiết bị dạy học, các trường đã thực hiện xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng và bảo quản thiết bị, cũng như trong chỉ đạo, đôn đốc động viên các bộ phận, cá nhân tổ chức sử dụng Thiết bị dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Một số BGH nhà trường quan tâm đến công tác đầu tư mua sắm các Thiết bị dạy học mới để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của học sinh.
Một số Thiết bị dạy học được đánh giá là đầy đủ như máy vi tính, máy in, máy photocopy. Máy chiếu đa năng tuy được đánh giá là thiếu nhưng các trường vẫn luôn ưu tiên khai thác với công suất cao nên cũng tạm đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
2.6.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu thì quản lý Thiết bị dạy học tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bù Đốp cũng còn những hạn chế cần khắc phụ như sau :
- Một số Cán bộ quản lý, GV chưa nhận thức sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của Thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng GD hiện nay.
- Tất cả nhân viên phụ trách Thiết bị dạy học tại các trường đều chưa qua đào tạo nên còn hạn chế trong công tác, chưa chủ động tham mưu các giải pháp quản lý Thiết bị dạy học hữu hiệu.
- Hiệu quả khai thác Thiết bị dạy học chưa cao, nhiều Thiết bị dạy học ít được sử dụng gây lãng phí.
Chưa có phong trào, thói quen sử dụng Thiết bị dạy học một cách thường xuyên, nhiều giáo viên còn ngại sử dụng Thiết bị dạy học, chỉ sử dụng trong các giờ thao giảng, thanh tra giáo viên hay thi giáo viên dạy giỏi.
Về kỹ năng sử dụng: rất nhiều giáo viên còn thiếu kỹ năng bởi họ chưa có cơ hội được bồi dưỡng, tập huấn cách thức sử dụng Thiết bị dạy học theo đúng qui trình đáp ứng được yêu cầu của bài dạy. Số giáo viên trẻ nhiệt tình ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng Thiết bị dạy học nhưng không có kinh nghiệm thực tiễn dẫn đến hiệu quả không cao, số giáo viên đứng tuổi tay nghề cao thì còn hạn chế, họ ngại tiếp cận với Thiết bị dạy học mới bởi những thói quen thuyết trình, diễn giảng, chưa tích cực sử dụng Thiết bị dạy học nếu có thì chưa phát huy hết tác dụng của Thiết bị dạy học trong giờ lên lớp.
Việc xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm Thiết bị dạy học mới chưa được thường xuyên, kinh phí bị động chủ yếu phụ thuộc ngân sách cấp trên. Công tác bảo trì sửa chữa chưa được toàn diện chỉ chú ý đến một số tít Thiết bị dạy học quan trọng như máy vi tính, máy chiếu đa năng. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
- Chưa vận động được sự tham gia của toàn xã hội vào công tác đầu tư cho
- Chưa thường xuyên tổ chức phát động phong trào sưu tầm và tự làm Thiết bị dạy học, chưa có các giải pháp khuyến khích để GV làm những Thiết bị dạy học có chất lượng.
2.6.3. Nguyên nhân của ưu nhược điểm
Theo kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy hoạt động quản lý Thiết bị dạy học có những nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
Nguyên nhân chủ quan: Các nguyên nhân chủ quan thường tập trung vào nhận thức của BGH về vai trò của Thiết bị dạy học chưa đầy đủ, các trường chưa thấy được lợi ích từ Thiết bị dạy học ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Đồng thời, các nguyên nhân khác như trình độ và năng lực quản lý của Hiệu trưởng, trách nhiệm của đội ngũ viên chức phòng thiết bị. Đặc biệt, trình độ và trách nhiệm của giáo viên, tổ trưởng chuyên môn, ý thức học sinh trong phối hợp sử dụng Thiết bị dạy học dạy học chưa phù hợp, hiệu quả.
Nguyên nhân khách quan: Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, các nguyên nhân khách quan tác động đến quản lý Thiết bị dạy học tại các trường trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước bao gồm sự quan tâm của các cấp quản lý về Thiết bị dạy học, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục. Đồng thời, các nguyên nhân khách quan về chế độ chính sách đối với viên chức làm công tác phụ trách Thiết bị dạy học, điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương. Bởi lẽ, Thiết bị dạy học tại các trường hiện nay đang thiếu tương đối nhiều, khả năng hỗ trợ kinh phí từ các lực lượng ngoài nhà trường, mạnh thường quân, chính quyền địa phương còn hạn chế.
Tiểu kết chương 2 Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu phân tích thực trạng quản lý Thiết bị dạy học tại các trường Trung học cơ sở huyện Bù Đốp, cho thấy công tác quản lý đã được nhà trường thực hiện đầy đủ, một số nội dung quan trọng đã được thực hiện tương đối tốt. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thực trạng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện phần lớn có bằng cấp chuyên môn cao và có kinh nghiệm, đa số có nhận thức đúng đắn về vai trò của Thiết bị dạy học đối với công cuộc đổi mới phương pháp dạy học nhày nay.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm chúng ta thấy vẫn còn những hạn chế nhất định như : việc quản lý còn thiếu triệt để, công tác quản lý chưa đồng bộ dẫn đến việc quản lý Thiết bị dạy học còn bất cập. Nhiệm vụ quản lý của các bộ phận, các vị trí còn chồng chéo, thiếu sự chỉ đạo sát sao. Đội ngũ giáo viên, nhân viên còn hạn chế về việc sử dụng các Thiết bị dạy học hiện đại.
Các trường Trung học cơ sở huyện Bù Đốp cũng như các trường Trung học cơ sở nói chung, không chủ động được nguồn kinh phí giành cho mua sắm trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ dạy và học. Phần lớn thiết bị dạy học do được các cơ quan quản lý cấp trên cấp về . Vì thế, các thiết bị thiếu đi sự đồng bộ, không đảm bảo theo yêu cầu của bộ môn cái thừa vẫn thừa mà thiếu thì vẫn thiếu. Kinh phí đầu tư cho việc quản lý chưa được quan tâm đúng mức, mức đầu tư hạn hẹp làm ảnh hưởng đến việc phát triển và quản lý Thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá.
Cán bộ phụ trách Thiết bị dạy học các trường còn kiêm nhiệm, phân công tạm thời nên còn tâm lý đợi chuyển sang làm nhiệm vụ khác, một số cán bộ quản lý còn lơ là trong công tác quản lý trang thiết bị, giáo viên bộ môn chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác quản lý, sử dụng bảo quản… dẫn đến thiết bị dạy học nhanh bị xuống cấp chưa đáp ứng được yêu.
Những cơ sở thực tiễn ở trên đã làm cơ sở cho việc xác định các biện pháp có hiệu quả để quản lý Thiết bị dạy học tại các trường Trung học cơ sở của huyện Bù Đốp, Bình Phước. Luận văn: Thực trạng QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Biện pháp QL thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com