Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THCS địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, giáo dục trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội

Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP, tách huyện Bến Cát thành thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng. Thị xã Bến Cát được thành lập từ thị trấn Mỹ Phước và 7 xã: Thới Hòa, Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa, An Điền, Phú An, An Tây của huyện Bến Cát cũ. Đồng thời chuyển thị trấn Mỹ Phước và 4 xã Thới Hòa, Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa thành 5 phường có tên tương ứng. Ngày 24 tháng 10 năm 2018, Bộ Xây dựng ban hành quyết định công nhận thị xã Bến Cát là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương. Ngày 29 tháng 1 năm 2019, thị xã Bến Cát chính thức được công nhận là đô thị loại III.

Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP Ngày 29 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bến Cát để thành lập thị xã Bến Cát và 5 phường thuộc thị xã Bến Cát; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Uyên để thành lập thị xã Tân Uyên và 6 phường thuộc thị xã Tân Uyên; thành lập 2 phường thuộc thị xã Thuận An và thành lập 3 phường thuộc thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Thị xã Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, cách thành phố Thủ Dầu Một 20km, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 50km, có trục quốc lộ 13 đi qua. Phía Bắc thị xã Bến Cát giáp với huyện Bàu Bàng. Phía Tây thị xã Bến Cát là huyện Dầu Tiếng. Phía Đông thị xã Bến Cát là huyện Tân Uyên và huyện Phú Giáo. Phía Nam thị xã Bến Cát giáp thành phố Thủ Dầu Một và huyện Củ Chi (TP. HCM). Diện tích tự nhiên của Bến Cát là 23.442,24 ha và dân số năm 2018 là 222.878 người, trong đó dân nhập cư là 127.824 người (Nguồn: Số liệu từ Phòng thống kê thị xã Bến Cát).

Năm 2018, tình hình kinh tế – xã hội của thị xã tiếp tục tăng trưởng và phát triển ổn định; tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã đạt 23,5%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng: công nghiệp 78,83% – dịch vụ 20,72% – nông nghiệp 0,4%. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 115 triệu đồng/người/năm. Tổng giá trị sản xuất đạt trên 116.600 tỷ đồng, tăng 19,7 % so với năm 2017: trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 91.900 tỷ đồng, tăng 17,2% so cùng kỳ, đạt 100,8% Nghị quyết Hội đồng nhân dân thị xã giao. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 24.200 tỷ đồng, tăng 30,9% so cùng kỳ, đạt 100,7% Nghị quyết Hội đồng nhân dân thị xã giao. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 520 tỷ đồng, tăng 5,3% so cùng kỳ, đạt 100,8% Nghị quyết Hội đồng nhân dân thi xã giao. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt gần 1.978 tỷ đồng; tổng thu ngân sách địa phương đạt gần 930 tỷ đồng, đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân thị xã giao; tổng chi ngân sách địa phương gần 847 tỷ đồng đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân thị xã giao.

Lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực. Bến Cát đã đầu tư xây mới một số trường học. Chủ trương xã hội hóa giáo dục y tế được mở rộng, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng và nhu cầu khám chữa bệnh trong nhân dân. Công tác chính sách xã hội được thực hiện tốt, đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.

Sau những thành công mô hình kinh tế Khu công nghiệp ở phía Nam, từ năm 2001, tỉnh Bình Dương có chủ trương đưa công nghiệp về vùng nông thôn phía bắc, khởi đầu là hình thành Khu công nghiệp Mỹ Phước. Như vậy mặc dù phát triển công nghiệp sau, nhưng Bến Cát đã vượt lên và trở thành địa điểm rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, và cũng trở thành địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp mạnh mẽ. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng doanh nghiệp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động là các giải pháp được Bến Cát thực hiện trong thời gian tới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong những năm qua, Bến Cát quyết tâm hoàn thành và thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ đề ra trong năm 2018, tạo thuận lợi cho các năm tiếp theo, đóng góp vào sự phát triển toàn diện nền kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương (Nguồn: Số 223/BC- UBND, Báo cáo tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội – Quốc phòng, an ninh năm 2018; Kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội – Quốc phòng, an ninh năm 2019, ngày 23 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thị xã Bến Cát, Bình Dương). Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục

Tính đến năm 2017 – 2018, mạng lưới trường lớp, các loại hình giáo dục đã được củng cố, phát triển, điều chỉnh gắn với địa bàn dân cư và bố trí tương đối hợp lý ở các địa phương, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người học, vừa thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Quy mô giáo dục của thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong những năm gần đây đã không ngừng tăng lên. Ngành GD&ĐT đã góp phần phát triển đúng hướng theo mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho thị xã.

Bảng 2.1. Quy mô trường lớp năm học 2017 – 2018

Ngành GD&ĐT thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã gặp không ít những khó khăn nhưng vẫn cố gắng phấn đấu vượt qua và đạt được những thành tích đáng kể. Năm 2017 – 2018 mạng lưới trường lớp đã phát triển rộng khắp với 9 trường mầm non, mẫu giáo, 15 trường Tiểu học, 08 trường THCS. Đặc biệt khối THCS hiện nay tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương có 8 trường với 260 lớp, dạy học cho 10.258 học sinh với 446 GV và 24 CBQL.

Số học sinh các trường trong năm học 2017 – 2018 cụ thể như sau: Trường THCS Phú An với 1.945 học sinh; Trường THCS Bình Phú với 1721 học sinh; Trường THCS Thới Hòa với 1.544 học sinh; THCS Lê Quý Đôn là 1469 học sinh; Trường THCS Mỹ Thạnh với 1312 học sinh; Trường THCS Hòa Lợi với 1234 học sinh; Trường THCS Chánh Phú Hòa là 652 học sinh; Trường THCS Mỹ Phước (tạo nguồn) với 381 học sinh.

Bảng 2.2. Tình hình các trường THCS tại thị xã Bến Cát năm học 2017 – 2018

Nhìn chung chất lượng giáo dục cấp THCS tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương có xu hướng tăng qua các năm. Năm học 2017- 2018 tỷ lệ học sinh giỏi, khá chiếm 56.7%, tăng 5.17% so với năm học trước. Ngoài ra số học sinh có học lực Trung bình, Yếu, Kém có xu hướng giảm.

Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục THCS qua các năm Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Về chất lượng đội ngũ CBQL: trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục thị xã Bến Cát đã xác định nhiệm vụ quan trọng là xây dựng đội ngũ CBQL các trường THCS đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao về chất lượng. Việc sắp xếp, bố trí đội ngũ CBQL được thực hiện kịp thời, phù hợp với năng lực công tác và phẩm chất đạo đức. Tính đến năm học 2017 – 2018 tình hình đội ngũ CBQL (Hiệu Trưởng, phó Hiệu trưởng) các trường THCS của thị xã Bến Cát có 24 CBQL trong đó có 10 nữ (chiếm 41.6%) và 14 nam (chiếm 58.4%). Tất cả CBQL đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, 22 CBQL tốt nghiệp Đại học sư phạm (chiếm 91.7%) trong đó có 03 CBQL có trình độ thạc sĩ (chiếm 12.5%), có 02 CBQL đang theo học Cao học quản lý giáo dục (chiếm 8.3%), 2 CBQL có trình độ Cao đẳng sư phạm (chiếm 8.3%) theo học các lớp Đại học hệ vừa học vừa làm để nâng cao trình độ chuyên môn

Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Số lượng công chức, viên chức THCS được cử đi học trong năm học 2017-2018:

Bảng 2.4. Thống kê tình hình đào tạo, bồi dưỡng năm học 2017 – 2018

Sau 01 năm thực hiện kế hoạch cùng với đề án xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL thì chất lượng nhà giáo đã có những chuyển biến tích cực. Hầu hết chỉ tiêu về đào tạo, bồi dưỡng đều tăng so với năm 2017.  Nhìn chung, chất lượng đã có sự chuyển biến tích cực, hầu hết các chỉ tiêu và trình độ đào tạo bồi dưỡng được nâng lên. Công tác đào tạo bồi dưỡng về quản lý cho CBQL được chú trọng, công tác giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị được quan tâm. Đa số CBQL và GV đều có tinh thần trách nhiệm trong công việc và luôn tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ.

Hằng năm đánh giá chuẩn nghề nghiệp cho CBQL và GV đều đạt 100%. Công tác giải quyết các chế độ chính sách liên qua đến đào tạo bồi dưỡng đều giải quyết tốt và thực hiện kịp thời. Công tác tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo, rà soát trình độ được thực hiện thường xuyên, chặc chẽ (Phòng GD&ĐT, 2018).

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng

Khảo sát thực trạng là để đánh giá đúng, khách quan và góp phần tìm ra những ưu và hạn chế về thực trạng hoạt động BD CM cho GV và quản lý hoạt động BD CM cho GV ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đây là cơ sở giúp tác giả nghiên cứu đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong quản lý hoạt động BD CM cho GV ở các trường trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Ngoài thực hiện khảo sát thực trạng bằng phiếu hỏi, người nghiên cứu còn thực hiện thu thập ý kiến đánh giá thực trạng qua phỏng vấn GV, CBQL nhằm làm rõ thêm cho các nội dung phiếu hỏi khảo sát về thực trạng hoạt động BD CM cho GV và quản lý hoạt động BD CM cho GV ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Khách thể khảo sát gồm CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV ở 8 trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương là: THCS Mỹ Phước, THCS Bình Phú, THCS Hòa Lợi, THCS Chánh Phú Hòa, THCS Thới Hòa, THCS Mỹ Thạnh, THCS Phú An, THCS Lê Quí Đôn.

2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho GV và hiệu quả trong quản lý hoạt động BD CM cho GV, luận văn tiến hành khảo sát, lấy ý kiến qua phiếu hỏi và phỏng vấn sâu đối chuyên viên Phòng GD&ĐT, CBQL, tổ trưởng chuyên môn (TTCM) và GV của các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương với các nội dung sau:

  • Thông tin cá nhân gồm: giới tính, tuổi, chức vụ, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ.
  • Nhận thức của CBQL và GV về hoạt động BD CM cho GV.
  • Thực trạng hoạt động BD CM tại các trường THCS về: nội dung, mức độ thường xuyên và hiệu quả sử dụng các phương pháp, mức độ thường xuyên và hiệu quả của các hình thức tổ chức BD CM.
  • Thực trạng về công tác quản lý hoạt động BD CM cho GV của Hiệu trưởng nhà trường về: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá công tác BD CM cho GV.
  • Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động BD CM cho GV.

2.2.3. Chọn mẫu địa bàn nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu tiến hành khảo sát ở 2 nhóm đối tượng là GV và CBQL với số phiếu phát ra là 200 phiếu. Trong đó, GV bao gồm: TTCM và GV với 177 phiếu. CBQL bao gồm: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng là 23 phiếu được phân bổ trong 8 trường: THCS Mỹ Phước, THCS Bình Phú, THCS Hòa Lợi, THCS Chánh Phú Hòa, THCS Thới Hòa, THCS Mỹ Thạnh, THCS Phú An, THCS Lê Quí Đôn.

Số lượng phiếu trưng cầu ý kiến được tác giả gửi ngẫu nhiên đến các GV và CBQL trong các trường THCS và thu về hợp lệ là 200 phiếu, đạt tỉ lệ là 100%, được thể hiện cụ thể trong bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Mẫu nghiên cứu thực thực trạng hoạt động BD CM cho GV và quản lý hoạt động BD CM cho GV ở các trường THCS.

Theo bảng 2.5 cho thấy, mẫu khảo sát CBQL (HT và phó HT) chiếm 11.5%, GV chiếm 88.5%.

2.2.4. Công cụ nghiên cứu thực trạng Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Đề tài tiến hành xây dựng các bảng hỏi khảo sát thực trạng hoạt động BD CM cho GV và quản lý hoạt động BD CM cho GV ở các trường THCS trên trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương dành cho CBQL và GV theo phụ lục 2, với 4 nội dung chính như:

  • Thông tin cá nhân gồm: giới tính, tuổi, chức vụ, thâm niên công tác, trình độ chuyên môn, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ.
  • Ý kiến về thực trạng hoạt động BD CM cho GV ở trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát.
  • Đánh giá về công tác Quản lý hoạt động BD CM cho GV của Hiệu trưởng nhà trường.
  • Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động BD CM cho GV ở trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát.

Bên cạnh đó, đề tài cũng xây dựng Bảng hướng dẫn phỏng vấn các chuyên gia về thực trạng hoạt động BD CM cho GV và quản lý hoạt động BD CM cho GV các trường THCS trên trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương theo những nội dung nêu trên dành cho chuyên viên Phòng GD&ĐT, CBQL và GV theo phụ lục 5.

2.2.5. Quy trình nghiên cứu thực trạng

Để thực hiện nghiên cứu thực trạng đề tài, tác giả thực hiện theo các bước như sau: Thiết kế bảng khảo sát, sử dụng phương pháp điều tra giáo dục để khảo sát ý kiến các đối tượng liên quan, thu phập và xử lý thông tin bảng hỏi, quy ước các mức độ đánh giá để phân tích thực trạng, cụ thể như sau:

Nghiên cứu lý luận và xây dựng phiếu khảo sát từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 02 năm 2019, sau khi thiết kế bảng hỏi khảo sát, tác giả tiến hành gửi phiếu khảo sát đến các đối tượng liên quan, gồm: GV, CBQL tại các trường THCS trên trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Các phiếu hỏi được gửi đến CBQL và GV trong tháng 3 năm 2019;

Tiếp theo, từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2019, tác giả thu thập thông tin bảng khảo sát và sử dụng phần mềm SPSS thực hiện phân tích và xử lý dữ liệu, tính cũng như xác định giá trị trung bình và độ lệch chuẩn từ các phiếu được thu lại từ CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương;

Tác giả tiến hành tổng hợp và xử lý thống kê dữ liệu từ các phiếu khảo sát thu về qua sự hỗ trợ từ phần mềm SPSS ứng với mỗi mức độ được tính điểm như sau:

  • Rất thường xuyên/ rất đồng ý/ rất nhiều ảnh hưởng/ hiệu quả tốt: 4 điểm
  • Thường xuyên/ đồng ý/ nhiều ảnh hưởng/ hiệu quả khá: 3 điểm
  • Không thường xuyên/ có phần đồng ý/ ít ảnh hưởng/ hiệu quả TB: 2 điểm
  • Chưa thực hiện/ không đồng ý/ không ảnh hưởng/ hiệu quả yếu: 1 điểm

Kết quả xử lý thống kê được thể hiện trong phụ lục 2.

2.3. Đặc điểm mẫu khảo sát Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Thông tin về số lượng CBQL & GV tiến hành khảo sát được thể hiện qua bảng 2.6, cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Đặc điểm mẫu khảo sát CBQL & GV

2.3.1. Số lượng cán bộ quản lý và giáo viên

Theo bảng 2.6 cho thấy, trong các trường tiến hành khảo sát thu được: CBQL có 23 người chiếm tỉ lệ 11.5% (trong đó Hiệu trưởng là 8 người chiếm tỉ lệ 4%, phó Hiệu trưởng là 15 người chiếm tỉ lệ 7.5%), TT/TPCM là 37 người chiếm tỉ lệ 18.5%, GV là 140 người chiếm tỉ lệ 70%.

2.3.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên

  • Cơ cấu về giới tính:

Kết quả khảo sát thực trạng về giới tính của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.7, cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về giới tính của CBQL và GV

Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát về giới tính của CBQL và GV

Từ bảng 2.7 và biểu đồ 2.1 cho thấy: trong thị xã Bến Cát thì nam giới giữ chức vụ cao nhất, CBQL tại 8 trường thì Hiệu trưởng đều là nam chiếm tỉ lệ 100%. Phó Hiệu trưởng có 5 nam chiếm tỉ lệ 33.3% còn lại 10 nữ chiếm tỉ lệ 66.7%. TT/TPCM có 11 nam với tỉ lệ 29.7% còn lại là nữ với số lượng 26 người chiếm tỉ lệ 70.3%. Còn đối với GV thì nữ có 85 người chiếm tỉ lệ khá cao là 60.7%. Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Qua khảo sát 200 CBQL và GV tại 8 trường THCS cho thấy: nam giới có 79 người chiếm tỉ lệ 39.5%, nữ giới có 121 người chiếm tỉ lệ cao hơn với 60.5%. Từ kết quả trên cho thấy sự phân bổ giới tính giữa nam và nữ là không đồng đều.

  • Cơ cấu độ tuổi:

Kết quả khảo sát thực trạng về độ tuổi của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.8, cụ thể như sau:

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về độ tuổi của CBQL và GV

Từ bảng 2.8 cho thấy: CBQL tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương phần lớn có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi chiếm đa số, cụ thể độ tuổi từ 30 đến 40 là 5 người chiếm tỉ lệ 21,7%, độ tuổi từ 41 đến 50 là 15 người chiếm tỉ lệ 65,2%, trên 50 tuổi là 3 người chiếm tỉ lệ 13,1%. GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương phần lớn có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm đa số, cụ thể độ tuổi dưới 30 tuổi 94 người chiếm tỉ lệ 53,1%, từ 30 đến 40 là 64 người chiếm tỉ lệ 36,2%, độ tuổi từ 41 đến 50 là 19 người chiếm tỉ lệ 10,7%. Từ đó, tại các trường tham gia khảo sát có cơ cấu độ tuổi trẻ của GV chiếm đa số, độ tuổi dưới 30 tuổi là 94 GV chiếm tỉ lệ 47,0%. Tuy tuổi trẻ năng nổ trong các hoạt động của nhà trường nhưng còn ít kinh nghiệm giảng dạy nếu có kế hoạch bồi dưỡng hợp lý thì chất lượng giáo dục ngày được nâng cao.

  • Cơ cấu về thâm niên công tác:

Kết quả khảo sát thực trạng về thâm niên công tác của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.9, cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về thâm niên công tác của CBQL và GV

Từ bảng 2.9 cho thấy: CBQL tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương phần có thâm niên công tác trên 10 năm, cụ thể thâm niên từ 11 đến 20 năm là 11 người chiếm tỉ lệ 47,8%, thâm niên trên 20 năm là 12 người chiếm tỉ lệ 52,2%. GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương phần lớn có thâm niên công tác dưới 10 năm chiếm đa số, cụ thể dưới 5 năm là 52 GV chiếm 29,4%, thâm niên từ 5 đến 10 năm là 68 GV chiếm tỉ lệ 38,4%, thâm niên từ 11 đến 20 năm là 46 GV chiếm tỉ lệ 26,0%, thâm niên trên 20 năm là 11 GV chiếm tỉ lệ 6,2%. Từ đó, ta thấy tại các trường tham gia khảo sát có cơ cấu thâm niên công tác từ 10 năm trở xuống có 120 GV chiếm tỉ lệ 60%. Từ khảo sát trên cho thấy thâm niên công tác phù hợp với độ tuổi trong bảng 2.9 nên dữ liệu càng có độ tin cậy hơn.

  • Cơ cấu về trình độ chuyên môn: Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Kết quả khảo sát thực trạng về trình độ chuyên môn của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.10, cụ thể như sau:

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về trình độ chuyên môn của CBQL và GV

Từ bảng 2.10 cho thấy: CBQL tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương có trình độ từ đại học trở lên là 23 người chiếm tỉ lệ 100%. GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đều đạt chuẩn, cụ thể trình độ cao đẳng là 60 GV chiếm 33,9%, trình độ đại học là 116 GV chiếm 65,5%, trình độ thạc sĩ là 1 GV chiếm 0,6%. Từ các trường tham gia khảo sát ta thấy tổng số CBQL và GV đạt trình độ chuẩn trở lên là 200 người đạt tỉ lệ 100%.

  • Cơ cấu về trình độ tin học:

Kết quả khảo sát thực trạng về trình độ tin học của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.11, cụ thể như sau:

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát về trình độ tin học của CBQL và GV

Từ bảng 2.11 cho thấy: CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đạt trình độ tin học với chứng chỉ A là 96 người chiếm tỉ lệ 48,8%, đạt chứng chỉ B là 91 người chiếm tỉ lệ 45,5%, đạt trình độ cao đẳng là 3 người chiếm tỉ lệ 1,5%, đạt trình độ đại học là 10 người chiếm tỉ lệ 5,0%. Từ khảo sát trên cho thấy 200 đối tượng khảo sát đều đạt trình độ tin học từ chứng chỉ A trở lên. Tuy nhiên trình độ cao đẳng và đại học còn hạn chế. Nhìn chung, với cơ cấu về trình độ tin học tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương hiện nay tương đối cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục khai thác tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh đạt hiệu quả.

  • Cơ cấu về trình độ ngoại ngữ:

Kết quả khảo sát thực trạng về trình độ ngoại ngữ của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.12, cụ thể như sau: Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát về trình độ ngoại ngữ của CBQL và GV

Từ bảng 2.12 cho thấy: CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đạt trình độ ngoại ngữ với chứng chỉ A là 77 người chiếm tỉ lệ 52,5%, đạt chứng chỉ B là 105 người chiếm tỉ lệ 52,5%, đạt trình độ cao đẳng là 4 người chiếm tỉ lệ 2,0%, đạt trình độ đại học là 14 người chiếm tỉ lệ 7,0%. Từ khảo sát trên cho thấy 200 đối tượng khảo sát đều đạt trình độ ngoại ngữ từ chứng chỉ A trở lên. Tuy nhiên trình độ cao đẳng và đại học còn hạn chế. Nhìn chung, với cơ cấu về trình độ ngoại ngữ tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương hiện nay tương đối cao, có thể tham gia nghiên cứu tìm tòi các tư liệu nước ngoài để áp dụng vào dạy học đạt kết quả nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.

2.4. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường trung học cơ sở về sự cần thiết đối với hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Kết quả khảo sát thực trạng về sự cần thiết BD CM cho GV của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.13, cụ thể như sau:

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát về sự cần thiết về BD CM cho GV của CBQL và GV

Từ bảng 2.13 qua khảo sát thực trạng cho thấy sự cần thiết BD CM cho GV từ mức độ cần thiết trở lê rất cao với 198/200 GV chiếm tỉ lệ 99.0%, nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ GV (2 GV chọn có hay không cũng được chiếm tỉ lệ 0.1%) có tâm lý thụ động, không phấn đấu, ngại khó trong học tập, không muốn tham gia vào hoạt động bồi dưỡng GV. Vì thế CBQL cần quan tâm, tạo điều kiện khơi dậy hứng thú trong việc bồi dưỡng cập nhật kiến thức để GV ở mọi lứa tuổi thấy được tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng để họ có sự tự nguyện tham gia một cách tích cực vào hoạt động bồi dưỡng GV. Từ đó cho thấy hoạt động BD CM cho GV là rất thiết thực. Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Kết quả khảo sát thực trạng về nhu cầu BD CM cho GV của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.14, cụ thể như sau:

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát về nhu cầu BD CM cho GV của CBQL và GV

Từ bảng 2.14 cho thấy nhu cầu BD CM cho GV theo thứ tự ưu tiên thì Bồi dưỡng thường xuyên có giá trị trung bình là 4.59, có độ lệch chuẩn là 0.88 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá, mức độ đánh giá đạt mức 5 là mức độ cao nhất trong thang đo khoảng cách thì Bồi dưỡng thường xuyên được đa số CBQL và GV lựa chọn đầu tiên, tiếp theo là Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, Bồi dưỡng thay sách. Một số GV còn có nhu cầu Bồi dưỡng trên chuẩn. Đa số GV đều có đủ trình độ chuyên môn từ Cao đẳng trở lên nên nhu cầu Bồi dưỡng chuẩn hóa là không cần thiết.

Kết quả khảo sát thực trạng Mức độ đồng ý về nhu cầu BD CM cho GV của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.15, cụ thể như sau:

Bảng 2.15. Kết quả khảo sát mức độ đồng ý về nhu cầu BD CM cho GV của CBQL và GV

Từ bảng 2.15 cho thấy mức độ đồng ý về nhu cầu BD CM cho GV. Đa số CBQL và GV đều đồng ý với những nội dung trên nhưng đồng ý nhất vẫn là: Các khóa bồi dưỡng có căn cứ vào nhu cầu thực tế của GV và nhà trường, các khóa bồi dưỡng có gắn liền với hoạt động tự đào tạo, tự bồi dưỡng của GV, các khóa bồi dưỡng mang tính toàn diện.

2.4.2. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn

Kết quả khảo sát đánh giá Mức độ thường xuyên và Tính hiệu quả về những nội dung của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.16, cụ thể như sau:

Bảng 2.16: Kết quả khảo sát đánh giá về nội dung BD CM cho đội ngũ GV của CBQL và GV

Từ bảng 2.16 qua khảo sát thực trạng mức độ Thường xuyên về nội dung BD CM cho GV ta thấy việc bồi dưỡng: Soạn giáo án theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ quy định trong chương trình môn học là công việc thường xuyên mà GV được bồi dưỡng. Qua kết quả khảo sát thì Điểm trung bình dao động từ 3.19 đến 3.68, độ lệch chuẩn từ 0.59 đến 0.69 cho thấy sự đồng nhất cao và trong thang đo ở mức 3 và 4 cho thấy nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là khá tốt.

Cũng trong bảng 2.16 qua khảo sát thực trạng Hiệu quả về nội dung BD CM cho GV với điểm trung bình từ 3.44 trở lên, độ lệch chuẩn từ 0.50 đến 0.68 cho thấy sự đồng nhất cao và trong thang đo ở mức 4 cho thấy tính hiệu quả thực hiện những nội dung BD CM cho giáo viên là tốt. Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

2.4.3. Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn

Kết quả khảo sát đánh giá mức độ thường xuyên và tính hiệu quả về những phương pháp của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.17, cụ thể như sau:

Bảng 2.17: Kết quả khảo sát đánh giá mức độ thường xuyên và tính hiệu quả trong sử dụng các phương pháp BD CM cho GV

Từ bảng 2.17 qua khảo sát thực trạng mức độ Thường xuyên về phương pháp BD CM cho GV ta thấy các phương pháp thuyết trình có điểm trung bình là 3.43, độ lệch chuẩn 0.63 cho thấy sự đồng nhất cao và trong thang đo ở 4 cho thấy phương pháp thuyết trình trong BD CM cho giáo viên là chủ yếu.

Trong kiểm định Independent-samples T-test: Ta thấy Sig. của kiểm định có giá trị là 0.041 > 0.05 -> phương sai giữa CBQL và GV là đồng nhất. Mặt khác, Sig. (2-tailed) là 0.000 < 0.05 ta thấy giữa CBQL và GV có sự khác biệt.

Cũng trong bảng 2.17 qua khảo sát thực trạng Hiệu quả về phương pháp BD CM cho GV với điểm trung bình từ 3.41 trở lên, độ lệch chuẩn từ 0.54 đến 0.65 cho thấy sự đồng nhất cao và trong thang đo ở mức 4 cho thấy tính hiệu quả thực hiện những nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là tốt.

Kết quả phỏng vấn sâu một số CBQL về phương pháp BD CM cho GV ở trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, đa số các ý kiến của các Ban giám hiệu đều cho rằng: Phòng GD&ĐT bồi dưỡng tập trung có mời chuyên gia và một số giáo viên cốt cán về bồi dưỡng cho GV nhưng cũng có một số vấn đề chưa thật sự cần thiết, hiệu quả cho GV như: một số phương pháp dạy học áp dụng từ nước ngoài vào Việt Nam không khả thi do nhiều giáo viên lớn tuổi khó tiếp cận, điều kiện phòng học, phương tiện dạy học chưa đáp ứng được (BG1, BG2, BG3).

2.4.4. Hình thức tổ chức bồi dưỡng chuyên môn

Kết quả khảo sát đánh giá về những mức độ thực hiện và tính hiệu quả về hình thức tổ chức của hoạt động BD CM cho GV của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.18, cụ thể như sau:

Bảng 2.18: Kết quả khảo sát đánh giá về mức độ thường xuyên và tính hiệu quả về hình thức tổ chức BD CM cho GV

Từ bảng 2.18 qua khảo sát thực trạng cho thấy Mức độ thực hiện về những hình thức tổ chức của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV là bồi dưỡng tại chỗ thông qua sinh hoạt Tổ chuyên môn và bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT là tốt. Tuy nhiên cũng nên khuyến khích GV tự học, tự nghiên cứu thông qua các phương tiện thông tin, internet…

Cũng trong bảng 2.18 qua khảo sát thực trạng cho thấy tính Hiệu quả thực hiện về những hình thức tổ chức của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVcủa CBQL và GV tập trung vào bồi dưỡng tại chỗ thông qua sinh hoạt Tổ chuyên môn và bồi dưỡng tập trung là đạt hiệu quả cao hơn so với tự học và bồi dưỡng từ xa.

Trong kiểm định Independent-samples T-test: Ta thấy tất cả Sig. của kiểm định có giá trị là > 0.05 -> phương sai giữa CBQL và GV là đồng nhất. Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Mặt khác về hình thức tổ chức Bồi dưỡng tập trung (theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT) và Bồi dưỡng tại chỗ (ngay tại trường thông qua sinh hoạt Tổ chuyên môn) có Sig. (2-tailed) > 0.05 ta thấy giữa CBQL và GV không có sự khác biệt. Tuy nhiên đối với hình thức tổ chức Bồi dưỡng từ xa (thông qua các phương tiện thông tin, báo chí, Internet) và Tự học (GV bồi dưỡng tự bồi dưỡng theo chương trình quy định) có Sig. (2-tailed) < 0.05 ta thấy giữa CBQL và GV có sự khác biệt.

Kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia cho ý kiến về hình thức BD CM cho GV ở trường THCS: Phòng GD&ĐT Bến Cát mở các lớp BD chuyên đề, BD CM hè theo BD thường xuyên hàng năm. Sở GD&ĐT kết hợp Trung tâm Ngoại ngữ Tin học đã mở lớp BD quản lý giáo dục cho TTCM, tổ phó và CBQL; Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, các lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ, tập huấn cho GV dạy tiếng Anh về phương pháp giảng… Bồi dưỡng lý luận trung cấp chính trị cho CBQL và GV tại trường chính trị Bình Dương và tại trung tâm bồi dưỡng chính trị Thị ủy Bến Cát. Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT duyệt cho GV tham gia học Đại học tại trường Đại học Thủ Dầu Một, trường Đại học SP TP. Hồ Chí Minh các lớp Đại học, Thạc sĩ để nâng cao trình độ. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên chưa thật sự đạt hiệu quả cao, đặc biệt là việc bồi dưỡng các kỹ năng, phương pháp giáo dục, giảng dạy nhằm phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Một số GV có trình độ đào tạo chuyên môn nhưng năng lực thực tế chưa đáp ứng yêu cầu (CV1, CV2).

Đa số các ý kiến của các TTCM đều đồng tình: Một số môn do GV ít nên phải ghép học chung lớp nên một số nội dung BD CM không liên quan nên gây sự nhàm chán cho GV (TT1, TT2, TT3).

Qua khảo sát thực trạng hoạt động BD CM cho GV THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, tác giả nhận thấy rằng: Về nội dung BD CM cho GV THCS là tương đối tốt và hiệu quả. Về phương pháp BD CM cho GV THCS giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình là chính. Giảng viên chưa khai thác tối đa một số phương pháp khác như: phương pháp tư vấn, giúp đỡ, phương pháp thông qua hoạt động thực tiễn, phương pháp thông qua phương tiện thông tin và phương pháp tự học. Về hình thức BD CM cho GV THCS thì bồi dưỡng tập trung là đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, bồi dưỡng tại chỗ thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn chưa thực sự hiệu quả vì nội dung không phong phú, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng từ xa chưa thật sự hiệu quả. Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

2.5. Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Đây là nội dung trọng tâm của đề tài, thực trạng về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV của CBQL và GV ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được phân tích làm rõ qua các nội dung như: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra – đánh giá công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV của CBQL và GV được phân tích cụ thể như sau:

2.5.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Kết quả khảo sát đánh giá mức độ thường xuyên và tính hiệu quả về xây dựng kế hoạch của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.19, cụ thể như sau:

Bảng 2.19. Kết quả khảo sát xây dựng kế hoạch BD CM cho GV của CBQL và GV

Từ bảng 2.19 qua khảo sát thực trạng cho thấy mức độ thực hiện và tính hiệu quả về xây dựng kế hoạch BD CM cho GV của CBQL và GV có điểm trung bình 3.18 trở lên, mức độ lệch chuẩn từ 0.44 đến 0.72 thể hiện sự đồng nhất cao và mức độ 4 trong thang đo hiệu quả cho thấy việc xây dựng kế hoạch BD CM cho GV là tốt.

Kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia đánh giá khâu xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động BD CM cho GV của Hiệu trưởng nhà trường. Ý kiến của các Ban giám hiệu đều cho rằng: Hàng năm nhà trường có lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT căn cứ theo thống kê trình độ đào tạo của giáo viên (BG1, BG2, BG3). Ý kiến của các GV đều thống nhất: Ban giám hiệu có xây dựng kế hoạch và đã triển khai trên hội đồng sư phạm nhà trường nhưng hầu hết GV đã đủ chuẩn nên không quan tâm nhiều (GV1, GV2, GV3). Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

2.5.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Kết quả khảo sát đánh giá về những nội dung của hoạt động dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.20, cụ thể như sau:

Bảng 2.20. Kết quả khảo sát đánh giá về việc tổ chức BD CM cho đội ngũ GV của CBQL và GV

Từ bảng 2.20 qua khảo sát thực trạng cho thấy mức độ thực hiện về hình thức tổ chức BD CM cho GV của CBQL và GV có điểm trung bình từ 3.05 trở lên và ở mức độ 3 đến mức độ 4 trong thang đo khoảng cách cho thấy việc tổ chức BD CM cho GV là khá tốt.

Cũng trong bảng 2.20 qua khảo sát thực trạng cho thấy tính Hiệu quả về hình thức tổ chức BD CM cho GV của CBQL và GV có điểm trung bình từ 3.33 đến 3.69 đạt mức độ 4 trong thang đo hiệu quả cho thấy việc tổ chức BD CM cho GV là rất tốt.

Kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia đánh giá khâu tổ chức thực hiện quản lý hoạt động BD CM cho GV của Hiệu trưởng nhà trường. Ý kiến của các Ban giám hiệu đều cho rằng: Khâu tổ chức thì căn cứ vào lịch học của Phòng GD&ĐT. Bên cạnh nhà trường cũng tổ chức cho GV bồi dưỡng tại chỗ thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn (BG1, BG2, BG3). Ý kiến của các TTCM đều đồng tình: Ban giám hiệu đưa kế hoạch xuống cho tổ thực hiện. Tổ thực hiện 2 chuyên đề/ năm học theo chỉ tiêu BGH giao cho. Sinh hoạt tổ CM hàng tháng nội dung BD CM không phong phú nên GV ít quan tâm (TT1, TT2, TT3).

2.5.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Kết quả khảo sát đánh giá về sự chỉ đạo của hoạt động BD CM cho đội ngũ GV của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.21, cụ thể như sau:

Bảng 2.21. Kết quả khảo sát đánh giá về sự chỉ đạo BD CM cho đội ngũ GV của CBQL và GV

Từ bảng 2.21 qua khảo sát thực trạng cho thấy Mức độ thực hiện về sự chỉ đạo BD CM cho GV của CBQL và GV có điểm trung bình từ 3.21 đến 3.29 chỉ đạt mức độ 3 cho thấy việc thường xuyên chỉ đạo BD CM cho GV đạt mức khá.

Cũng trong bảng 2.21 qua khảo sát thực trạng cho thấy tính Hiệu quả về sự chỉ đạo BD CM cho GV của CBQL và GV có điểm trung bình từ 3.60 đến 3.61 và đạt mức độ 4 cho thấy hiệu quả của sự chỉ đạo BD CM cho GV là rất tốt.

Kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia đánh giá khâu chỉ đạo quản lý hoạt động BD CM cho GV của Hiệu trưởng nhà trường. Ý kiến của những chuyên viên của Phòng GD&ĐT Bến Cát: ra văn bản chỉ đạo các trường trực thuộc xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm cho từng đơn vị (CV1, CV2). Ý kiến của các Ban giám hiệu đều cho rằng: Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn thống kê trình độ GV đang tham gia học các lớp, số GV chưa đạt chuẩn về trình độ, số GV đăng ký tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng, sau đó xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cụ thể chi tiết cho năm học (BG1, BG2, BG3).

2.5.4. Kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Kết quả khảo sát đánh giá về kiểm tra đánh giá của hoạt động dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.22, cụ thể như sau:

Bảng 2.22. Kết quả khảo sát về kiểm tra đánh giá BD CM cho đội ngũ GV của CBQL và GV

Từ bảng 2.22 qua khảo sát thực trạng cho thấy Mức độ thực hiện về việc kiểm tra đánh giá BD CM cho GV của CBQL và GV đều có điểm trung bình từ 3.24 đến 3.38, đạt mức độ 3 đến mức độ 4 cho thấy việc tổ chức BD CM cho GV là tốt. Tuy nhiên cần chú trọng thường xuyên hơn tới việc kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của nhà giáo.

Cũng trong bảng 2.22 qua khảo sát thực trạng cho thấy tính Hiệu quả về việc kiểm tra đánh giá BD CM cho GV của CBQL và GV đều đạt mức độ 4 trong thang đo hiệu quả cho thấy việc kiểm tra đánh giá BD CM cho GV là rất tốt.

Kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia đánh giá khâu tổ kiểm tra – đánh giá quản lý hoạt động BD CM cho GV của Hiệu trưởng nhà trường. Ý kiến của các Ban giám hiệu đều cho rằng: Trong khâu kiểm tra, đánh giá thì chưa thật sự hiệu quả vì GV cử tập huấn theo lịch triệu tập những môn khác ở những địa điểm nhau nhà trường không theo dõi được (BG1, BG2, BG3).

Qua khảo sát thực trạng quản lý hoạt động BD CM cho GV THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, tác giả nhận thấy rằng: Khâu lập kế hoạch BD CM cho GV theo văn bản hướng dẫn của Phòng GD&ĐT là rất tốt. Ngoài ra từng trường cũng có kế hoạch BD CM riêng cho GV cho mình. Khâu tổ chức thực hiện BD CM cho GV thì Hiệu trường làm rất tốt. Khâu chỉ đạo BD CM cho GV chưa được thường xuyên nhưng đạt hiệu quả khá tốt. Ban giám hiệu đưa kế hoạch xuống cho tổ thực hiện. Tuy nhiên, nội dung sinh hoạt tổ CM hàng tháng nội dung BD CM chưa phong phú nên hiệu quả không cao. Khâu kiểm tra – đánh giá BD CM cho GV thì Hiệu trưởng làm tốt nhưng chưa thật sự hiệu quả vì GV cử tập huấn theo lịch triệu tập những môn khác ở những địa điểm khác nhau nhà trường không theo dõi được. Tuy nhiên cần chú trọng thường xuyên hơn tới việc kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của nhà giáo.

2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

2.6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học cơ sở

Kết quả khảo sát đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động BD CM cho GV của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.23, cụ thể như sau:

Bảng 2.23. Kết quả khảo sát đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động BD CM cho GV của CBQL và GV

Từ bảng 2.23 qua khảo sát thực trạng đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động BD CM cho GV của CBQL và GV có điểm trung bình từ 3.14 trở lên, mức độ lệch chuẩn từ 0.49 đến 0.66 cho thấy sự đồng nhất cao và đạt mức độ 3 đến mức độ 4 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động BD CM là rất nhiều.

Kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động BD CM như sau: Ý kiến của Phòng GD&ĐT Bến Cát: Do sự tăng quy mô về trường lớp nên việc tuyển dụng GV vẫn chưa có chứng chỉ ngoại ngữ nên phải cam kết tự học để bổ sung theo quy định. Một số GV do lớn tuổi, ngại đi học phải chuyển sang làm công tác khác. Số lượng GV vẫn còn thiếu ở cấp học. Một số CBQL và GV chưa đạt yêu cầu về ngoại ngữ nên chưa chuẩn bị tốt việc thi đầu vào trình độ Thạc sĩ, nhất là về năng lực ngoại ngữ. Công tác triển khai các văn bản quy định liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng ở một vài đơn vị chưa được thực hiện tốt dẫn đến tình trạng một số viên chức đi học không thực hiện đúng hồ sơ thủ tục, đi học sau đại học không đúng ngành đào tạo, ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ, chính sách trong khi học và sau khi tốt nghiệp (CV1, CV2). Đa số các ý kiến của GBQL và GV đều thống nhất: Chế độ tiền lương và chế độ chính sách được cải thiện nhưng chưa đủ lực để CBQL và GV dành thời gian cho việc học tập nâng cao trình độ, một số người ngại học ngoại ngữ, tin học do lớn tuổi. Thi đua, khen thưởng chỉ tiêu rất hạn chế so công sức GV bỏ ra nên không làm hài lòng hết mọi GV (BG1, BG2, BG3, TT1, TT2, TT3, GV1, GV2, GV3).

2.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường trung học cơ sở

Kết quả khảo sát đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động BD CM cho GV của CBQL và GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương được thể hiện trong bảng 2.24, cụ thể như sau:

Bảng 2.24. Kết quả khảo sát đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động BD CM cho GV của CBQL và GV Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Từ bảng 2.24 qua khảo sát thực trạng đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động BD CM cho GV của CBQL và GV có điểm trung bình từ 3.35 trở lên, độ lệch chuẩn từ 0.52 đến 0.57 cho thấy sự đồng nhất cao và đạt mức độ 4 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động BD CM là rất nhiều.

Kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động BD CM như sau: Phần lớn ý kiến của các CBQL và GV các trường đều cho rằng chất lượng quản lý hoạt động BD CM cho GV trong nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào quá trình quản lý của người Hiệu trưởng. Các tổ chuyên môn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập và ra quyết định công nhận để giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ năm học, thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng của nhà trường. Sự quản lý của Hiệu trưởng đối với chuyên môn của từng GV đặt họ đúng vào vị trí năng lực sở trường, sở đoản thì mới đạt được mục tiêu của nhà trường đề ra (BG1, BG2, BG3, TT2, TT3, GV1, GV2).

Để công tác quản lý hoạt động BD CM cho GV mang lại hiệu quả cao thì với năng lực chuyên môn, năng lực quản lý của Hiệu trưởng nhà trường cần thể hiện tốt vai trò lãnh đạo, quản lý của mình, biết kết hợp nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức BD CM cho GV; chuẩn bị tốt điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin phục vụ cho việc BD CM; giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách cho GV; cần huy động các nguồn lực để hỗ trợ công tác BD CM cho GV; bên cạnh cần quán triệt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà trước kịp thời, khơi dậy nhận thức của tập thề cán bộ, giáo viên cùng nhau đồng lòng xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh cùng nhau thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

2.7. Những ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

2.7.1. Ưu điểm của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học cơ sở

Từ kết quả khảo sát thực trạng và nghiên cứu hồ sơ, nhận thấy hoạt động BD CM cho GV và quản lý hoạt động BD CM cho GV những năm qua đã đạt được một số kết quả như sau:

Về nhận thức: Nhìn chung đa số CBQL và GV đã nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của hoạt động BD CM cho GV.

Về nội dung, phương pháp, hình thức BD CM: Đa số CBQL và GV có tham gia các nội dung bồi dưỡng đa dạng và đạt hiệu quả khá tốt, trong phương pháp bồi dưỡng thì hầu hết các phương pháp đều có áp dụng để bồi dưỡng cho GV THCS nhưng phương pháp chủ yếu để BD CM cho GV vẫn là phương pháp thuyết trình. Về hình thức bồi dưỡng phong phú và đa dạng từ việc tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng ở trường đến việc kết hợp thực hiện theo kế hoạch bồi dưỡng của Phòng GD&ĐT để giúp GV có nhiều thuận lợi hơn trong học tập. Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Về nhu cầu BD CM cho GV: Đa số CBQL và GV đều đồng ý với những nội dung trên nhưng đồng ý nhất vẫn là: các khóa bồi dưỡng có căn cứ vào nhu cầu thực tế của GV và nhà trường, các khóa bồi dưỡng có gắn liền với hoạt động tự đào tạo, tự bồi dưỡng của GV, các khóa bồi dưỡng mang tính toàn diện.

Về công tác quản lý hoạt động BD CM cho GV đã đạt được một số kết quả khá tốt trong việc xây dựng kế hoạch BD CM cho GV trên cơ sở GV tự lập kế hoạch bồi dưỡng và kế hoạch bồi dưỡng của tổ chuyên môn, thực hiện đúng theo quy định của ngành trong việc đề ra kế hoạch chung cho hoạt động BD CM , kế hoạch có thông qua phiên họp liên tịch để thống nhất.

Về tổ chức hoạt động BD CM cũng đạt được một số kết quả tích cực của công tác này là tổ chức cho GV tham gia lớp học đầy đủ và đúng thành phần các lớp BD CM theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT. Trong tổ chức tập huấn sử dụng đồ dùng dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học bước đầu đã mang lại hiệu quả, cụ thể có nhiều tiết dạy có ứng dụng CNTT đáp ứng được yêu cầu và việc soạn giảng bằng bài giảng điện tử cũng được GV tích cực thực hiện và đạt hiệu quả rõ rệt. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ đã được Phòng GD&ĐT quan tâm chỉ đạo và các trường tổ chức thực hiện trong thời gian qua đã giúp nhiều GV nâng cao được khả năng giảng dạy của mình.

Về công tác chỉ đạo BD CM cho GV từng bước đạt kết quả khả quan như tạo điều kiện thúc đẩy cho GV học cao học để nâng cao trình độ, có chế độ, chính sách cho GV thực hiện theo kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, sắp xếp thời gian, địa điểm phù hợp để GV được thuận lợi tham gia các khóa BD CM một cách hiệu quả nhất.

Về kiểm tra đánh giá hoạt động BD CM cho GV thể hiện mặt tích cực ở các công việc như trong việc kiểm tra đánh giá kết quả thông qua bài kiểm tra, viết thu hoạch, báo cáo chuyên đề, đây là công việc được thực hiện thường xuyên sau mỗi đợt bồi dưỡng do đó hiệu quả mang lại khá cao, kiểm tra hoạt động sư phạm thông qua thanh tra toàn diện nhà giáo cũng mang lại hiệu quả tốt là vì hoạt động này được thực hiện hàng năm bởi các cộng tác viên thanh tra theo phân công của Phòng GD&ĐT, hoạt động này giúp cho GV thấy được những ưu điểm để phát huy và khắc phục những hạn chế, nội dung thanh tra được thực hiện bài bản, đúng trình tự nên hiệu quả mang lại khá cao.

2.7.2. Hạn chế của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học cơ sở Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Một số ít GV còn thụ động, ít phấn đấu, ngại khó trong học tập BD CM nguyên nhân là do những GV này lớn tuổi, ngại đổi mới nên họ không tích cực tham gia vào hoạt động bồi BD CM. Một nguyên nhân khác nữa là công tác tuyên truyền các văn bản, chủ trương, chính sách của ngành chưa thật sự sâu rộng đến tất cả GV và khả năng tìm hiểu còn hạn chế nên GV còn thờ ơ với việc học tập BD CM, nghiệp vụ.

Đối với công tác quản lý hoạt động BD CM cho GV, CBQL có xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm trong đó có hoạt động bồi dưỡng các chuyên đề tại trường nhưng một số kế hoạch còn mang tính hình thức vì chưa thực hiện triệt để các nội dung trong kế hoạch và chưa bám sát với nhu cầu bồi dưỡng của GV. Hạn chế trong việc tổ chức BD CM cho GV trong việc tổ chức tập huấn sử dụng các đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin tại một số ít đơn vị làm chưa tốt, chưa khai thác hết các chức năng của trang thiết bị đươc cấp để đạt hiệu quả cao hơn, việc cung cấp tài liệu cho GV tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng hầu như chưa được CBQL và GV quan tâm nhiều, mà chỉ tùy thuộc vào ý thức tự giác của từng GV, một số GV tính tự giác chưa cao nên việc quản lý và chỉ đạo về công tác bồi dưỡng còn hình thức, kém hiệu quả. Hạn chế trong việc chỉ đạo hoạt động BD CM như khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ để làm lực lượng nòng cốt trong các tổ chuyên môn, tạo nguồn để huy hoạch cán bộ sau này nhưng do chế độ chính sách còn chưa phù hợp, thi đua khen thưởng chưa kịp thời đối với cá nhân, đơn vị thực hiện tốt hoạt động bồi dưỡng, do đó việc động viên và khuyến khích GV học trên chuẩn để làm lực lượng nòng cốt chưa thật sự mang lại hiệu quả. Đối với hạn chế của công tác kiểm tra còn mang tính hình thức, qua loa, đánh giá chưa thật chặt chẽ do còn tư tưởng nể nang, chưa có tính thúc đẩy CBQL và GV trong thi đua, khen thưởng, chưa tạo động lực để GV hoạt động hiệu quả.

Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động BD CM cho GV và công tác quản lý hoạt động BD CM cho GV tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay đã thể hiện được những ưu điểm và hạn chế của thực trạng công tác quản lý hoạt động BD CM cho GV tại các trường trên địa bàn thị xã Bến Cát. Việc quản lý hoạt động BD CM cho GV chưa được các trường quan tâm, chú trọng đúng mức, chưa quản lý theo quy trình cụ thể nên CBQL còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, chỉ đạo của mình, về kiểm tra đánh giá cũng không được quan tâm triệt để, chỉ tổ chức kiểm tra thao giảng, dự giờ theo kế hoạch bồi dưỡng tại trường nhưng CBQL chưa thể kiểm tra để rút kinh nghiệm cho GV được tham gia BD CM theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT. Nhìn chung công tác quản lý hoạt động BD CM cho GV tại các trường THCS thị xã Bến Cát còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn giáo dục THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Còn hạn chế trong công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và trong công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động BD CM cho GV, việc tổ chức, quản lý hoạt động tự BD CM cho GV còn chưa sâu sát, tùy thuộc vào ý thức tự giác của mỗi GV.

Để công tác quản lý hoạt động BD CM cho GV có hiệu quả và được thực hiện đúng, CBQL các trường THCS cần thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động BD CM cho GV cụ thể. Đó cũng là nội dung chính của Chương 3 dưới đây. Luận văn: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993