Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Khái quát về Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương gắn liền với các mốc thời gian sau:

  • Tháng 9 năm 1976 BGD&ĐT thành lập Đoàn Cán bộGV về tăng cường GD cho tỉnh Sông Bé, chủ yếu là xây dựng trường Sư phạm tại tỉnh Sông Bé.
  • Đầu tháng 11 năm 1976 xây dựng trường, tên trường là Trường Cao đẳng Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (cơ sở 05) đóng tại Sông Bé.
  • Tháng 11 năm 1988 theo quyết định số 168/HĐBT đổi tên Trường Cao đẳng Sư phạm cấp II tỉnh Sông Bé thành trường Cao đẳng Sư phạm Sông Bé.
  • Năm 1997 chia tách tỉnh Sông Bé thành Bình Dương và Bình Phước, trường Cao đẳng Sư phạm Sông Bé đổi tên thành Cao đẳng Sư phạm Bình Dương.
  • Tháng 6 năm 2009, Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương được nâng cấp thành Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 24/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
  • Hiện nay, Trường đang đào tạo 37 chương trình Đại học, 09 chương trình thạc sĩ, một chương trình tiến sỹ với quy mô trên 16.000 SV, học viên cao học, nghiên cứu sinh ở các lĩnh vực: Kinh tế, kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học quản lý, khoa học xã hội, ngoại ngữ và sư phạm. Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.
  • Tầm nhìn đến năm 2030 sẽ trở thành trường Đại học thông minh, có uy tín trong nước và quốc tế, vào tốp 350 đại học tốt nhất Châu Á, người học có năng lực làm việc trong nước và nước ngoài.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Tổ chức hoạt động của Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Bộ máy Trường gồm Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban Giám hiệu, 8 khoa, 14 phòng, ban chức năng và 10 trung tâm, 02 viện nghiên cứu. 720 cán bộ viên chức, trong đó có 612 giảng viên (16 GS-PGS, 93 tiến sĩ, 503 thạc sĩ).

Công tác quản trị đại học được thực hiện theo mô hình Hội đồng Trường đề ra nhiệm vụ chính trị, Ban Giám hiệu điều hành việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Các đơn vị chủ động trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động toàn diện theo chiến lược, định hướng và chỉ đạo chung của lãnh đạo trường. Chuyển đổi mô hình quản trị cấp bộ môn thành chương trình đào tạo để xác định rõ nét người chịu trách nhiệm chính và điều hành hoạt động toàn diện của chương trình đào tạo là giám đốc chương trình đào tạo.

2.1.2.2. Hoạt động đào tạo

Trường luôn xem hoạt động đào tạo là một trong những hoạt động quyết định đến sự tồn tại và phát triển. Nhà trường triển khai đồng bộ có hệ thống từ việc đổi mới công tác quản trị đại học, phát triển chương trình, phương pháp dạy học đến việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá. Nhà trường đang tập trung hoàn thiện việc xây dựng chương trình đào tạo theo định đề xuất CDIO, liên ngành, xuyên ngành và đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng “hòa hợp – tích cực”. Tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, hình thành “công nghệ dạy học”

Biểu đồ 2.1: Kết quả học tập hệ chính quy năm học 2016-2017 và 2017-2018

Tổng hợp kết quả học tập 2 năm học gần nhất, số lượng SV đạt kết quả học tập từ mức đạt yêu cầu trở lên luôn đạt mức cao với tỷ lệ: 89 %. Tỷ lệ SV kém: 7% là cao nhà trường cần có các công cụ hỗ trợ nhằm nâng cao kết quả học tập cho SV thông qua các hoạt động Công tác sinh viên thiết thực.

2.1.2.3. Hoạt động công tác sinh viên Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương luôn xác định SV là trung tâm của hoạt động Công tác sinh viên. SV được đảm bảo các chế độ chính sách xã hội; được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao; chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm y tế, được sử dụng các dịch vụ tiện ích và hỗ trợ trường; được quan tâm hỗ trợ tìm kiếm chỗ ở và thực hiện quy chế ngoại trú. Bên cạnh đó, SV cũng được cung cấp kiến thức để hiểu biết và tôn trọng pháp luật, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, của Đảng chính sách, pháp luật Nhà nước; chấp hành tốt quy chế. SV được tạo điều kiện để tham gia vào những hoạt động Đảng, đoàn thể; được đảm bảo an toàn trong trường học; được tư vấn tuyển dụng, việc làm sau khi ra trường, (Trường Đại học Thủ Dầu Một, 2018).

Biểu đồ 2.2: Kết quả rèn luyện hệ chính quy năm học 2016-2017 và 2017- 2018

Qua thống kê kết quả rèn luyện cho thấy tỷ lệ SV đạt kết quả loại Khá trở lên chiếm tỷ lệ trên 85 % . Tuy nhiên tỷ lệ SV có điểm rèn luyện yếu kém là 8% tương ứng khoảng 800 SV cũng là vấn đề cần quan tâm vì số lượng SV này rơi vào các SV bỏ học.

CTSV theo chiến lược phát triển nhà trường đến 2030 với mục tiêu: Xây dựng ước mơ, khát vọng vươn tới đỉnh cao tri thức và định hình văn hoá Đại học Thủ Dầu Một với các giải pháp: Đẩy mạnh phong trào thi đua trong Cán bộ, Giảng viên và SV; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong nhà trường, tạo môi trường cho Cán bộ, Giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, cho SV phấn đấu, học tập, rèn luyện và phụng sự cộng đồng; tổ chức các hoạt động quảng bá về Trường, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.

2.1.2.4. Về nghiên cứu khoa học

Hiện nay, Nhà trường đang đầu tư mạnh cho hoạt động NCKH, một trong những chương trình trọng điểm được triển khai từ năm 2015. Các Đề án nghiên cứu về Đông Nam Bộ hướng đến mục tiêu gắn kết giữa các hoạt động nghiên cứu khoa học với thực tiễn nhằm đáp ứng nguồn nhân lực theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hoạt động NCKH trong SV của Trường được định hướng và đẩy mạnh từ những năm 2012, 2013. Các văn bản quy định về NCKH của SV đã được Nhà trường ban hành. Hầu hết các ý tưởng, đề tài NCKH của SV đều xuất phát từ việc giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực được đào tạo hoặc vấn đề thực tế trong cuộc sống, phù hợp với khả năng của SV. Do đó, đây là cơ sở giúp cho SV theo đuổi và hoàn thành đề tài NCKH của mình.

2.1.2.5. Về hợp tác quốc tế

Trường đã xác lập, ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với hơn 20 trường đại học, viện nghiên cứu có uy tín trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á, Mỹ, Úc. Các hoạt động cụ thể đã được thực hiện như trao đổi giảng viên; trao đổi sinh viên; xúc tiến các hoạt động trao đổi chương trình đào tạo, liên kết đào tạo; tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa với sinh viên các đối tác

Hàng năm tiếp nhận đào tạo 10 đến 15 sinh viên Lào, đến nay đã đào tạo 60 SV. Triển khai tuyển sinh và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học ở ngoài nước (tỉnh Champasak – Lào).

2.1.2.6. Về cơ sở vật chất Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

Hiện nay Nhà trường có 02 cơ sở. Tổng diện tích đất của 02 cơ sở là: 64,3 ha đạt tiêu chuẩn 50,87m2/SV. Cụ thể: Cơ sở số 6, đường Trần Văn Ơn, phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một: 67.435,5m2, khu đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng trường mới tại Khu Công nghiệp và Đô thị Thới Hòa, thuộc phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương với diện tích là 576.195m2.

Thư viện được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, máy móc để làm việc và phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của SV và giảng viên.

Trường có 135 phòng học và 02 hội trường. Khu thực hành thí nghiệm của Trường hiện nay gồm 35 phòng đã được nâng cấp mở rộng, trang bị các trang thiết bị phù hợp đáp ứng được yêu cầu cơ bản của các ngành đào tạo.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

2.2.1. Mẫu khảo sát

Để thực hiện khảo sát thực trạng “Quản l công tác sinh viên tại trư ng Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chúng tôi tiến hành khảo sát với mẫu khảo sát gồm 400 đối tượng trong đó 320 SV chiếm tỷ lệ 80% và 80 Cán bộ quản lý, Giảng viên, Nhân viên chiếm tỷ lệ 20%. Được thể hiện chi tiết theo như sau:

  • Đối tượng là Cán bộ quản lý, Giảng viên, Nhân viên bao gồm: Cán bộ quản lý là 6 người chiếm tỷ lệ 7,5%; chuyên viên là 10 người chiếm tỷ lệ 12,5%; Giảng viên là 48 người chiếm tỷ lệ 60%; giảng viên cố vấn là 16 người chiếm tỷ lệ 20%
  • Đối tượng là SV: Chia số lượng cho các khoa là 80SV/1 Khoa, trong đó:
  • Sinh viên tham gia là cán bộ lớp/cán bộ Đoàn – Hội là 98 sinh viên chiếm tỷ lệ 30,6 % ; Sinh viên bình thường là 222 sinh viên chiếm tỷ lệ 69,4%
  • Năm thứ nhất là 43 SV chiếm tỷ lệ 13,4%; năm thứ hai là 117 SV chiếm tỷ lệ 36,6%; năm thứ ba là 137 SV chiếm tỷ lệ 42,8%; năm thứ tư/thứ năm là 23 SV chiếm tỷ lệ 7,2%.

2.2.2. Cách thức khảo sát Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi dùng để khảo sát thực trạng thực hiện nội dung Công tác sinh viên và thực trạng quản lý Công tác sinh viên tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Trong khuôn khổ nội dung của để tài này sử dụng 2 phiếu khảo sát: Phiếu dành cho SV và phiếu dành cho cán bộ QL, Giảng viên, Nhân viên. Những thông tin thu thập được từ phiếu khảo sát mang tính định lượng sẽ bổ sung bằng chứng cho việc chứng minh những luận điểm của đề tài. Tác giả tiến hành xây dựng phiếu khảo sát dựa trên mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu. Nội dung khảo sát bằng phiếu hỏi được thể hiện rõ trong phần phụ lục 1. Kết quả thông tin thu được sẽ trình bày trong luận văn dưới dạng các bảng số liệu, biểu đồ

Phương pháp phỏng vấn nhằm thu thập thêm thông tin để làm rõ thêm thực trạng về thực hiện nội dung Công tác sinh viên và quản lý Công tác sinh viên tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Kết quả thông tin từ phỏng vấn được sử dụng trong luận văn dưới dạng trích dẫn các đoạn để minh họa.

2.2.3. Cách thức xử lý số liệu

  • Luận văn sử dụng phần mềm SPSS.20 để xử lý các thông tin thu thập được.
  • Đối với các câu hỏi có 2 lựa chọn: Sẽ xử lý theo hình thức tần số, tần suất cho ra kết quả nghiên cứu.
  • Đối với các câu hỏi có 4 lựa chọn: Câu trả lời theo 4 mức độ được gợi ý sẵn. Câu trả lời thấp nhất là 1 điểm, câu trả lời cao nhất là 4 điểm. Trên cơ sở này, điểm trung bình (ĐTB) đươc quy đổi theo các mức sau:
  • Bảng 2.1: Quy ước xử lý số liệu

2.2.4. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Nghiên cứu sử dụng kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng công cụ Cronbanh‟s Alpha. Hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến – tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Hệ số Cronbach‟s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác. Hệ số Cronbach‟s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong thang đo. (Nguyễn Đình Thọ, 2014)

Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nguồn: Nunnally, J. (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw-Hill). Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

Theo tác giả Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) “mức giá tr hệ số Cronbach’s Alpha : Từ 0.8 đến gần bằng 1: Thang đo lư ng r t tốt; từ 0.7 đến gần bằng 0.8: Thang đo lư ng sử dụng tốt; từ 0.6 trở lên: Thang đo lư ng đủ đi u kiện”.

Chúng ta cũng cần chú ý đến giá trị của cột Cronbach’s Alpha if Item Deleted, cột này biểu diễn hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đang xem xét. Thông thường sẽ đánh giá cùng với hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation), nếu giá trị Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 thì sẽ loại biến quan sát đang xem xét để tăng độ tin cậy của thang đo (Nunally, Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Bảng 2.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo

Kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của phiếu hỏi có số liệu tại Bảng 2.2 cho thấy cả 7 nhóm nhân tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và không có có hệ số tương quan biến tổng nào < 0,3. Như vậy, các nhân tố này đủ điều kiện làm cơ sở cho kết quả nghiên cứu.

2.3. Thực trạng công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

2.3.1. Thực trạng nhận thức về mục tiêu công tác sinh viên của cán bộ, giảng viên, nhân viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Mục tiêu là đích đến được xác định và cũng là kết quả mong muốn sau quá trình hoạt động và cũng là kết quả mong muốn đạt được sau quá trình hoạt động. Xác định mục tiêu đúng đắn giúp nhà trường định hướng được các hoạt động, tổ chức công việc hiệu quả. Công tác sinh viên luôn gắn liền với mọi hoạt động của nhà trường, tác động đến toàn bộ hệ thống. Vì vậy, tất cả hệ thống trong nhà trường từ cá nhân, tập thể, các tổ chức chính trị đều phải biết đến mục tiêu của Công tác sinh viên.

Bảng 2.3: Kết quả nhận thức về mục tiêu Công tác sinh viên của Cán bộ quản lý, Giảng viên, Nhân viên

Số liệu của bảng 2.3, cho thấy qua khảo sát với 80 người được hỏi ý kiến là Cán bộ quản lý, Giảng viên, Nhân viên thì có 76 người chiếm tỷ lệ 95% biết được mục tiêu so với chỉ có 4 người chiếm tỷ lệ 5,0% không biết.

Như vậy, từ số liệu khảo sát cho thấy mục tiêu Công tác sinh viên đã được phổ biến rộng rãi trong đội ngũ Cán bộ quản lý, Giảng viên, Nhân viên và phần lớn đã nắm bắt được mục tiêu Công tác sinh viên mà nhà trường đề ra. Tuy nhiên, đối tượng không biết được mục tiêu Công tác sinh viên là ít, nhưng nhà trường vẫn cần quan tâm của để phổ biến để họ biết mục tiêu Công tác sinh viên và quan tâm hơn đến Công tác sinh viên và cũng là điểm đáng lưu ý đối với cán bộ quản lý tại các khoa thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến để Giảng viên hiểu, biết đến mục tiêu Công tác sinh viên, nhằm có định hướng các hoạt động Công tác sinh viên.

2.3.2. Thực trạng nhận thức về vai trò của công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

Để nghiên cứu thực trạng nhận thức về vai trò của Công tác sinh viên tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương tác giả khảo sát nhóm Cán bộ quản lý, Giảng viên, Nhân viên. Kết quả cụ thể trình bày trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Đánh giá của Cán bộ quản lý, Giảng viên, Nhân viên về mức độ quan trọng của Công tác sinh viên

Thông qua bảng số liệu Bảng 2.4 nhận thấy các đối tượng khảo sát có đánh giá cao về tầm quan trọng của Công tác sinh viên trong nhà trường có 97,5% số người được hỏi có đánh giá Công tác sinh viên là quan trọng và rất quan trọng với điểm trung bình đạt 3,562 tương ứng là mức độ đánh giá là “rất quan trọng”. Để tìm hiểu làm rõ về nhận thức vai trò của Công tác sinh viên, tác giả phỏng vấn Cán bộ quản lý cho biết: Công tác sinh viên là rất quan trọng trong nhà trường là một trong 4 hoạt động chính: Hoạt động đào tạo, hoạt động Công tác sinh viên, hoạt động NCKH và hoạt động kiểm định chất lượng, tạo nên hiệu quả đào tạo, góp phần giáo dục toàn diện. Thông qua Công tác sinh viên ngoài việc quản lý SV trong học tập, rèn luyện còn góp phần hình thành phát triển nhân cách, kỹ năng xã hội, đạo đức nghề nghiệp …và các phẩm chất tạo nên phẩm chất của người lao động thế hệ mới.

2.3.3. Thực trạng nhận thức mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội trong công tác sinh viên của Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

CTSV được đánh giá là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện giáo dục có sự gắn kết giữa nhà trường và xã hội, trong quá trình đào tạo dù trong hay ngoài nhà trường với mô hình đào tạo hiện nay và sự đòi hỏi của xã hội về lực lượng lao động có đầy đủ khả năng thích ứng với môi trường công tác. Công tác phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong Công tác sinh viên thực sự cần được quan tâm đúng mức. Do vậy, đội ngũ thực hiện Công tác sinh viên cần có nhận thức đúng đắn về hoạt động phối hợp nhà trường và xã hội. Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

Bảng 2.5: Đánh giá nhận thức của Cán bộ quản lý, Giảng viên, Nhân viên về mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội trong Công tác sinh viên

Thông qua phân tích kết quả khảo sát, kết quả thu được cho thấy có 91,25% số người được thăm dò ý kiến cho rằng việc phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong Công tác sinh viên có mức độ “quan trọng” và “rất quan trọng”. Điều này đã nhận thấy cán bộ QL, Giảng viên, Nhân viên của trường đã có nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong Công tác sinh viên là hết sức cần thiết. Tìm hiểu thêm tác giả đã phỏng vấn Giảng viên1 đã nêu: “Các tổ chức xã hội là r t quan trọng với hoạt động Công tác sinh viên từ các hoạt động ngoài nhà trư ng SV đã được cung c p nhi u k năng tại các doanh nghiệp, SV tiếp cận một cách c chủ đích v giáo dục đạo đức, lối sống thông qua các hoạt động đoàn thể, các hoạt động thiện nguyên, hỗ trợ cộng đồng. Tuy nhiên nhà trư ng hiện nay còn chưa c những quy đ nh cụ thể v đánh giá SV tham gia các hoạt động xã hội việc đánh giá SV ở doanh nghiêp cũng chưa thực ch t chưa có ràng buộc giữa quy n lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong đánh giá SV tại doanh nghiêp”. Đồng thời khi hỏi về các hoạt động của SV ở doanh nghiệp thì SV1 cho biết: “Doanh nghiệp còn chưa quan tâm đến đánh giá nhận xét SV v quá trình tham gia hoạt động tại doanh nghiệp hình như mọi đánh giá đ u cào bằng”.

2.3.4. Thực trạng về thực hiện nội dung công tác sinh viên của Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

2.3.4.1. Thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truy n

Bảng 2.6: Đánh giá về tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh  Bình Dương

Kết quả thống kê số liệu từ Bảng 2.6 cho thấy:

Tổng thể, Điểm trung bình đánh giá về mức độ thực hiện nội dung “hoạt động giáo dục, tuyên truy n cho SV” tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương của nhóm Cán bộ,GV, Nhân viên và SV lần lượt là (ĐTB=2,921; Điểm trung bình=2,973) đạt mức độ “hiệu quả” sự khác biệt giữa 2 nhóm này là không cao. Độ lệch chuẩn thấp thể hiện các khách thể khảo sát có ý kiến tương đồng với nhau. Theo số liệu cũng cho thấy không có các nội dung nào của 2 nhóm đánh giá mức “rất hiệu quả”. Tuy nhiên, ở nhóm Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên có 1 nhóm “Hoạt động thể thao, văn h a, văn nghệ trong sinh viên” (ĐTB=2,500) đánh giá là “ít hiệu quả”. Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

Chi tiết, theo đánh giá của cả 2 nhóm, “Tổ chức tuần sinh hoạt công dân đầu năm, đầu kh a và cuối kh a” (ĐTB của Cán bộ,GV, Nhân viên=3,163 và SV=3,188) “Hoạt động ĐoànTN – Hội SV” Điểm trung bình của (CB,GV, Nhân viên=3,063 và SV=3,109) là 2 nội dung có mức độ thực hiện cao nhất ở mức hiệu quả. Có thể thấy đây là những nội dung rất quan trọng cần đưa vào để tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền hiệu quả cho SV. Đó là, kế hoạch thực hiện tuần sinh hoạt công dân SV đầu khóa cho SV năm thứ nhất với các nội dung giáo dục lồng ghép nhiều hoạt động: Tuyên truyền phổ biến pháp luật, giáo dục lịch sử địa phương, phát triển nhà trường …; kế hoạch tuần sinh hoạt đầu năm học đối với SV giữa khóa như triển khai kế hoạch năm học, nghe thông tin thời sự …; cũng là tuần sinh hoạt công dân SV cuối khóa với các nội dung về các hành trang khi SV chuẩn bị tốt nghiệp, như tuyên truyền phổ biến Luật lao động, Luật bảo hiểm…, kiến thức kỹ năng tìm việc làm và tình hình kinh tế chính trị, xã hội, kinh tế của đất nước, tình hình nhu cầu sử dụng lao động của địa phương.

Ngoài ra, có một sự khác biệt trong nhận định mức độ hiệu quả các nội dung trong hoạt động giáo dục tuyên truyền giữa 2 nhóm Cán bộ,GV, Nhân viên và SV. Tuy nhiên, sự chênh lệch trong Điểm trung bình đánh giá và xếp hạng các nội dung giữa cả 2 nhóm không cao. Trong đó, các khác biệt có ý nghĩa thống kê với chỉ số sig = 0,05 là “Hoạt động thể thao, văn h a, văn nghệ trong sinh viên”, được Cán bộ,GV, Nhân viên đánh giá thực hiện ở mức độ ít hiệu quả (ĐTB = 2,500) xếp TH 12/12 nội dung, nhưng các bạn SV lại xếp nó vào TH 2/12 nội dung được hỏi và ở mức độ “hiệu quả” (ĐTB = 3,113). Tìm hiểu và đánh giá các hoạt động giáo dục tuyên tuyền thông qua các đợt học tập tập trung phỏng vấn Cán bộ quản lý2 cho biết: “Các hoạt động tuyên tuy n được tổ chức thành các đợt tập trung và c đ nh hướng cụ thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, vì các hoạt động ngoại kh a khi đ nh hướng không tốt, sự nông nổi, tự phát dẫn đến hiệu quả không cao”. Khi phỏng vấn SV thì cho rằng các hoạt động ngoại khóa sẽ làm cho SV hứng khởi trong tiếp nhận các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và SV được tự chủ trong tìm hiểu sẽ nhớ và thực hiện tốt hơn (SV2). Đồng thời, nội dung “Phát triển Đảng trong SV”, Được nhóm Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên có Điểm trung bình = 3,000 xếp thứ hạng 4/12 nhưng với nhóm SV thì có Điểm trung bình = 2,725 xếp thứ hạng 12/12, qua nghiên cứu thống kê của công tác phát triển Đảng trong SV của Đảng bộ Trường Đại học Thủ Dầu Một trong những năm qua cho thấy số lượng SV được kết nạp Đảng hàng năm đều đạt chỉ tiêu mà Đảng bộ đề ra. Tuy nhiên tính theo tỷ lệ trên tổng số SV toàn trường thì vẫn còn thấp và nhóm SV đánh giá ở thứ hạng thấp nhưng vẫn thuộc mức độ hiệu quả là dễ hiểu và thực tế. Điều này thể hiện sự khác biệt trong đánh giá của cả 2 nhóm.

Như vậy, thấy rằng hầu hết Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên và SV đã đánh giá được nội dung cơ bản của hoạt động giáo dục, tuyên truyền. Điều này đã thể hiện SV hiểu đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục, tuyên truyền đối với mình. Về phần các Cán bộ,GV, Nhân viên các thầy/cô với nhận thức đầy đủ sẽ dành nhiều thời gian đầu tư để phát triển lĩnh vực này, đặc biệt cần quan tâm đầu tư và tổ chức có định hướng tốt cho về chính trị, tư tưởng trong các hoạt động lồng ghép với hoạt động ngoại khóa của SV. Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

2.3.4.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động quản lý sinh viên

Khi khảo sát Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên và SV về mức độ hiệu quả thực hiện hoạt động quản lý SV, thu được số liệu:

Bảng 2.7: Đánh giá của Cán bộ quản lý, Giảng viên, Nhân viên, SV về tổ chức các hoạt động quản lý SV tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương SV là đối tượng của Công tác sinh viên, qua đánh giá của đối tượng này sẽ có cái nhìn chính xác hơn việc thực hiện các nội dung chi tiết của công tác quản lý SV.

Qua bảng số liệu Bảng 2.7 cho thấy Điểm trung bình của nhóm đối tượng SV là 2.899 là mức đánh giá “hiệu quả”. Tuy nhiên, không có mức đánh giá nào là mức rất hiệu quả, nhưng lại có 1 nội dung “Các quy trình giải quyết thủ tục hành chính cho SV” chỉ đạt mức “ít hiệu quả” và không có mức đánh giá “không hiệu quả”. Còn nhóm đối tượng Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên có Điểm trung bình = 3.055, các nội dung đánh giá đạt mức “hiệu quả”. Độ lệch chuẩn thấp cho thấy các khách thể khảo sát có ý kiến tương đồng nhau.

Đối với,“Hướng dẫn quy trình, thủ tục nhập học cho SV theo quy định”, Điểm trung bình của (CB, Giảng viên, Nhân viên = 3,225 xếp thứ hạng 3/11 và SV = 3,114 xếp TH 1/11) là nội dung vừa có thứ hạng và hiệu quả thực hiện cao. Trái lại, nội dung “Phổ biến, hướng dẫn trình tự thủ tục các chế độ chính sách cho SV”, (ĐTB của Cán bộ,GV, Nhân viên = 2,925 sếp thứ hạng 8/11 và SV = 2,816 thứ hạng 10/11) . Từ đây cho thấy đối với các hướng dẫn nhập học cho SV được đánh giá cao và SV dễ thực hiện, tuy nhiên về chế độ chính sách cho SV có sự tương đồng khi tuyên tuyền phổ biến không hiệu quả sẽ dẫn đến thực hiện không hiệu quả (GV2). Mặc dù theo dữ liệu 2 nhóm đối tượng vẫn đánh giá ở mức > 2,51 là “hiệu quả” nhưng đối với thực hiện chế độ chính sách cho SV luôn cần phải đúng đủ, kịp thời để động viên kích lệ SV và giải quyết các chế độ cho SV có hoàn cảnh khó khăn theo quy định của nhà nước.

Đối chiếu Điểm trung bình đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý SV trong hoạt động Công tác sinh viên giữa 2 nhóm Cán bộ,GV, Nhân viên và SV, chúng tôi nhận thấy có 2 nội dung khác biệt mang ý nghĩa thống kê với chỉ số sig < 0,05. Một là, “Các quy trình giải quyết thủ tục hành chính cho SV” với Điểm trung bình Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên = 3,328 xếp thứ 2/11 và SV = 2,378 là mức độ đánh giá “ít hiệu quả” xếp thứ 11/11 thấy mặc dù đã nhà trường đã thực hiện đầy đủ các các thủ tục liên quan đến SV tuy nhiên trong tình hình mới chưa có sự thay đổi nhiều nên khả năng không đáp ứng yêu cầu của SV. Nhà trường cần có các biện pháp hoàn thiện các quy trình thủ tục hành chính trong hoạt động Công tác sinh viên nói chung và đặc biệt các quy trình có liên quan đến SV (hệ thống quy trình) nhằm đáp ứng việc giải quyết đúng tránh gây phiền hà đến SV. Hai là, “Tổ chức các hoạt động bảo đảm an toàn cho SV trong trường” với Điểm trung bình Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên = 3,328 xếp thứ 2/11 và SV = 2,378 xếp thứ 11/11, sự chênh lệch thứ hạng là lớn, trong khi tìm hiểu sự chênh lệch thứ hạng trên, qua phỏng vấn sinh viên đã cho biết: “Việc nhận biết SV và các đối tượng không phải là SV trong nhà trư ng là kh khăn, SV không đeo thẻ SV vào trư ng mà không b xử l trong suốt th i gian qua từ đ c tình trạng thành phần x u trà trộn vào các lớp học, thư viện(SV1). SV cho rằng nhà trường cần quan tâm hơn trong quản lý để đảm bảo hơn an toàn trong trường học.

2.3.4.3. Thực trạng tổ chức các công tác dịch vụ, hỗ trợ sinh viên

Khi khảo sát Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên và SV về mức độ hiệu quả thực hiện công tác dịch vụ, hỗ trợ SV tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chúng tôi thu được số liệu:

Bảng 2.8: Đánh giá tổ chức các công tác dịch vụ, hỗ trợ SV của Cán bộ quản lý, Giảng viên, Nhân viên và SV Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Kết quả thống kê số liệu từ Bảng 2.8 cho thấy:

Nhìn chung, Điểm trung bình đánh giá các nội dung “dịch vụ và hỗ trợ” cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương hiện nay ở mức “hiệu quả”, (ĐTB Cán bộGV = 2,968 và SV = 2,816 ở mức hiệu quả). Độ lệch chuẩn thấp cho thấy các khách thể khảo sát có ý kiến tương đồng nhau.

Phân tích chi tiết, nội dung “Tổ chức các hoạt động giáo dục k năng xã hội”, Điểm trung bình của Cán bộ,GV,NV = 3,450) thứ hạng 1/9 có mức đánh giá là “rất hiệu quả”, SV đánh giá Điểm trung bình của SV = 2.984 thứ hạng 2/9, nội dung đánh giá mức “hiệu quả”, cả SV và Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên đều đánh giá cao nội dung là có lý do tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương SV cần phải có chứng chỉ kỹ năng nềm là điều kiện bắt buộc khi ra trường và có đơn vị chuyên trách đào tạo SV về lĩnh vực này là Trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội. Nội dung “Tổ chức ngày hội việc làm”, Điểm trung bình của (CB, Giảng viên, Nhân viên = 3,275 xếp hạng 3/9 và SV = 3,100 xếp hạng 1/9) là những nội dung đánh giá “hiệu quả”. Trái lại, các nội dung có cả 2 loại Điểm trung bình thấp nhất: Một là, “Các ứng dụng trực tuyến trong phục vụ công tác hành chính cho SV”, Điểm trung bình của (CB, Giảng viên, Nhân viên = 2,525 và SV = 2,503, đánh giá mức độ “ít hiệu quả”) cùng xếp vị trí 8/9 các nội dung hoạt động dịch vụ, hỗ trợ sinh viên, đây là nội dung cần nhà trường cần quan tâm lưu ý đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này. Thực chất của hoạt động này là toàn bộ những hỗ trợ từ Công nghệ thông tin cho Công tác sinh viên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho SV trong toàn bộ quá trình học tập rèn luyện từ lúc vào trường đến khi ra trường là cựu SV vẫn liên hệ với nhà trường và đặc biệt giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính cũng như ngày càng hiện đại hóa Công tác sinh viên; hai là, “Hỗ trợ từ cố v n học tập trong tư v n v các hoạt động học tập và rèn luyện”, Điểm trung bình của (CB, Giảng viên, Nhân viên = 2,488 và SV = 2,428), cùng đánh giá mức độ “ít hiệu quả” cùng xếp vị trí 9/9 các nội dung hoạt động dịch vụ, hỗ trợ sinh viên, cho thấy cả 2 đối tượng cùng nhân định hoạt động này còn cần có sự tham gia từ 2 phía kể cả SV và giảng viên. Khi phòng vấn về vấn đề trên SV đã cho biết: Cố vấn học tập không thường xuyên có các hoạt động hướng dẫn và thiếu thông tin cần thiết để hỗ trợ sinh viên, sinh viên phải nhờ tư vấn thông qua các đơn vị phòng, khoa và các kênh tư vấn khác (SV2).

Tiến hành so sánh Điểm trung bình đánh giá mức hiệu quả khi thực hiện các nội dung hoạt hoạt động dịch vụ, hỗ trợ SV giữa 2 nhóm Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên và SV, chúng tôi nhận thấy có 1 nội dung khác biệt mang ý nghĩa thống kê với chỉ số sig < 0,05. Đó là “Tổ chức cho SV tham quan thực tế, thực tập tại doanh nghiệp, đơn v sử dụng lao động” độ chênh lệch thứ hạng là đáng kể, mức độ đánh giá cũng là khác biệt Điểm trung bình đối Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên = 3,363 đánh giá ở mức “rất hiệu quả” nhưng SV=2,791 chỉ ở mức đánh giá là “hiệu quả” là đối tượng thụ hưởng việc tham quan thực tế, thực tập tại doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và làm việc trực tiếp với các đơn vị ngoài trường nên có đánh giá khách quan hơn. Nhà trường cần quan tâm hơn trong nội dung này khi trong yêu cầu của các chương trình đào tạo hiện nay có đến 40% là thực hành, thực tập và tỷ lệ này còn tăng lên trong thời gian tới thì việc tổ chức thức tế, thực tập cần phải thật sự đi vào chiều sâu, tránh tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa” và đơn vị thực tập “bỏ rơi” sinh viên, cần có sự hợp tác chặt chẽ từ nhà trường và doanh nghiệp cũng như SV cần phải được chuẩn bị các kỹ năng cần thiết cho các đợt thực tập để không bị đánh giá thiếu kỹ năng và không có thái độ “làm việc nghiêm túc” hay “thiếu tác phong công nghiệp” theo các báo cáo kết quả thực tập tại doanh nghiệp của SV (nguồn Trung tâm thị trường lao động và khởi nghiệp năm 2017 và 2018). Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

2.4.1. Thực trạng phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cho cá nhân, bộ phận trong công tác sinh viên tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

CTSV là công tác trọng tâm của cả quá trình đào tạo của nhà trường đòi hỏi sự hợp tác, phối hợp thực hiện của từng cá nhân, đơn vị. Do đó từng cá nhân hiểu rõ những trách nhiêm , nhiệm vụ của bản thân cũng như đơn vị mình công tác trong trường về Công tác sinh viên là vô cùng quan trọng. Phân cấp trong quản lý Công tác sinh viên là rất cần thiết sẽ là tiền đề cho việc thực hiện các chức năng quản lý trong Công tác sinh viên của nhà trường đạt hiệu quả.

Bảng 2.9: Đánh giá về phân công nhiệm vụ cho cá nhân, bộ phận trong Công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Theo kết số liệu khảo sát Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên là 80 người thì có 71 người, tỷ lệ là 88,75% đánh giá việc phân công nhiệm vụ là “rõ ràng, hợp l ” chỉ có 9 người tỷ lệ là 11,25% cho rằng việc phân công còn “chồng chéo, không hợp lý” trong đó giảng viên là 6 người, tỷ lệ 7.50%, giảng viên cố vấn học tập là 1 người, tỷ lệ 1,25%; chuyên viên là 2 người, tỷ lệ là 2,50%. Nhà trường cần có những giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo, không hợp lý nhằm tạo sự thông suốt trong Công tác sinh viên tránh gây phiền hà, giải quyết thiếu hiệu của các nội dung Công tác sinh viên, đặc biệt để phân rõ trách nhiệm khi kiểm tra đánh giá hoạt động Công tác sinh viên.

Bên cạnh đó từ số liệu thống kê về nhận thức củc Cán bộ,GV, Nhân viên về nhiệm vụ cá nhân trong Công tác sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, theo bảng kết quả sau:

Bảng 2.10: Đánh giá của Cán bộ quản lý, Giảng viên, Nhân viên về nhiệm vụ cá nhân trong Công tác sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Thông qua tổng hợp kết quả khảo sát đối với cán bộ QL, Giảng viên, Nhân viên nhận thức về chức năng nhiệm vụ của Công tác sinh viên có Điểm trung bình = 3.713, tương ứng với mức “c hiểu biết đầy đủ”. Trong 80 người được hỏi có 55 người trả lời “Hiểu biết đầy đủ” chiếm tỷ lệ lớn là 68,75%; 22 người trả lời, tỷ lệ 22,50% trả lời “biết nhưng chưa hiểu đầy đủ”; 3 người trả lời, tỷ lệ 3,75 % trả lời “biết ít” và không có người trả lời là “không biết” nhiệm vụ cá nhân. Qua đó cho thấy đa số đã hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân của mình về Công tác sinh viên. Tuy nhiên, cùng còn có 25 người trả lời “Biết nhưng không hiểu đầy đủ”“Biết ít” chiếm tỷ lệ 3,75% , như vậy nhà trường vẫn cần phải thực hiện các biện pháp để tất cả các đối tượng phải hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ làm cơ sở thực hiện quản lý Công tác sinh viên.

2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch công tác sinh viên tại Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

Để phân tích mức độ hiệu quả và việc thực hiện các nội dung, hoạt động cụ thể, cần thiết trong việc tiến hành các chức năng quản lý, mà chức năng đầu tiên đó là lập kế hoạch thực hiện Công tác sinh viên.

Khi khảo sát về các mức độ thực hiện các nội dung lập kế hoạch thực hiện Công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chúng tôi thu được số liệu:

Bảng 2.11: Đánh giá của Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên về việc lập kế hoạch thực hiện Công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Qua số liệu Bảng 2.11, cho thấy các nội dung cụ thể trong lập kế hoạch Công tác sinh viên ở Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Điểm trung bình = 2,877 đánh giá mức độ “hiệu quả” với số lượng 80 Cán bộ,GV,NV được hỏi ý kiến có 16,09% đánh giá “rất hiệu quả”; 60,78% đánh giá mức độ “hiệu quả”; 17,81% đánh giá mức độ “ít hiệu quả”; chỉ có 5,31% “không hiệu quả”. Với 6/8 nội dung được đánh giá mức “hiệu quả” trong đó nội dung “Xác định mục tiêu Công tác sinh viên phù hợp với mục tiêu chung của nhà trường” Điểm trung bình = 3,225 có 27,50% người được hỏi ý kiến đánh giá “rất hiệu quả” xếp TH = 1, đây cũng là nội dung quan trọng vì là cơ sở cho các nội dung và hoạt động quản lý Công tác sinh viên. Phòng Công tác sinh viên được giao nhiệm vụ tham mưu xây dựng Kế hoạch Công tác sinh viên của trường, các kế hoạch Công tác sinh viên đã được xây dựng trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của BGD&ĐT, Sở giáo dục & đào tạo Bình Dương và kế hoạch đào tạo của nhà trường, đặc biệt mục tiêu kế hoạch luôn thực hiện theo mục tiêu đào tạo của nhà trường xuyên suốt. Có 2 nội dung đánh giá là “ít hiệu quả” khi lập kế hoạch “Chuẩn bị các phương án thực hiện và các phương án dự phòng” với Điểm trung bình = 2,438 và “Hướng dẫn các đơn vị liên quan trong nhà trường xây dựng kế hoạch Công tác sinh viên” với Điểm trung bình = 2,163.

Các nội dung còn lại đều đạt mức độ đánh giá “hiệu quả” Điểm trung bình lần lượt là 3,063; 3,000; 2,963. Theo kế hoạch Công tác sinh viên xây dựng định kỳ thì kế hoạch đã bao quát tất cả các nội dung Công tác sinh viên và được phân công nhiệm vụ từng đơn vị thuộc trường giao cho phòng Công tác sinh viên làm đầu mối trong việc tổ chức các hoạt động Công tác sinh viên các đơn vị liên quan trong trường theo chức năng nhiệm vụ. Kế hoạch có một lịch trình thực hiện với các nội dung Công tác sinh viên, thời gian thực hiện, cá nhân, đơn vị phụ trách, phối hợp cũng các nguồn hỗ trợ khi thực hiện kế hoạch, đồng thời đã phân công các đơn vị chức năng xây dựng các kế hoạch liên quan. Nhìn chung, việc tổ chức lập kế hoạch Công tác sinh viên được đánh giá còn có sự chênh lệch giữa “hiệu quả” và “ít hiệu quả”

Khi so sánh trị trung bình (One-Sample Test) giữa các nội dung lập kế hoạch Công tác sinh viên với mốc trung lập 2,51 thì có 7/8 nội dung có Điểm trung bình khác biệt với chỉ số sig < 0,05. Qua bảng 2.11 ta có thể thấy đặc biệt nội dung “Hướng dẫn các đơn v liên quan trong nhà trường xây dựng kế hoạch Công tác sinh viên” Điểm trung bình dưới 2,51, có Sig = 0,001 sếp thứ hạng thấp nhất như trình bày trên. Do đó, trong gia đoạn hiện nay với định hướng “trường trong trường” thì đặc biệt các khoa là đơn vị vô cùng quan trong cần có các giải pháp đồng bộ để khoa chủ động xây dựng kế hoạch Công tác sinh viên phù hợp với tình hình của đơn vị và đúng theo định hướng mục tiêu chung về Công tác sinh viên. Thực tế các đơn vị: Các khoa phải có kế hoạch thực hiện Công tác sinh viên của đơn vị ; quản lý hành chính do phòng Đào tạo đại học; Hoạt động tư vấn việc làm khởi nghiệp do Trung tâm thị trường lao động xây dựng và triển khai, trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội xây dựng kế hoạch đào tạo kỹ năng xã hội cho SV, Trung tâm hỗ trợ SV xây dựng kế hoạch hỗ trợ và dịch vụ cho SV; Trạm y tế xây dựng kế hoạch vể hoạt động y tế trường học … tuy nhiên các đơn vị xây dựng kế hoạch chưa hiệu quả khi chưa gắn với mục tiêu Công tác sinh viên và hoạt động trong tổng thể chung Công tác sinh viên của nhà trường. Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Khi khảo sát về các mức độ thực hiện các nội dung tổ chức thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chúng tôi thu được số liệu:

Bảng 2.12: Đánh giá của Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên về việc tổ chức thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Qua số liệu Bảng 2.12 cho thấy các nội dung cụ thể trong tổ chức thực hiện Công tác sinh viên ở trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho thấy Điểm trung bình = 2,980 đánh giá mức độ “hiệu quả” với số lượng 80 Cán bộ,GV,NV được hỏi ý kiến có 18,75% đánh giá “rất hiệu quả”; 65,16% đánh giá mức độ “hiệu quả” và chỉ có 4,69% tương đương với 4 người trả lời “không hiệu quả”. Với 8/8 nội dung được đánh giá mức “hiệu quả” trở lên trong đó có 2 nội dung được đánh giá là “rất hiệu quả” khi tổ chức thực hiện “Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy định của nhà trường” với Điểm trung bình = 3,413 và có 48,75% người được hỏi ý kiến đánh giá mức độ “rất hiệu quả”; “Phòng Công tác sinh viên phối hợp với tổ chức Công đoàn, đoàn thanh niên, hội SV tổ chức các hoạt động ngoại kh a”với Điểm trung bình = 3,313 và có 37,5% người được hỏi ý kiến đánh giá mức độ “rất hiệu quả” cho thấy nhà trường thực hiện nhất nhất tuân thủ theo các quy định của cấp trên và cụ thể hóa một cách hợp lý để tổ chức thực hiện Công tác sinh viên và hiện nay cơ chế hoạt động của trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với quy định và thực hiện mô hình Phòng Công tác sinh viên và Văn phòng Đoàn thanh niên – Hội SV tuy “hai” mà “một” đã tạo hiệu quả tốt trong công tác phối hợp, tổ chức hiện Công tác sinh viên, qua số liệu khảo sát nội dung này đạt mức độ “rất hiệu quả” là dễ nhận thấy. Tuy nhiên nội dung “Thiết lập mối quan hệ, hỗ trợ giữa nhà trư ng với các biên liên quan ngoài trư ng học” dù được đánh giá “hiệu quả” (ĐTB = 2,838) nhưng có tỷ lệ người đánh giá “Ít hiệu quả” là 22,50% là cao nhất đối với các nội dung khác và 2.50 % đánh giá không hiệu quả. Thực tế cho thấy khá đồng nhất với đánh giá của “SV khi tham gia thực tập tại doanh nghiệp” nó cho thấy việc thiết lập mối quan hệ và tổ chức các hoạt động phối hợp của nhà trường với các tổ ngoài trường, cần có biện pháp “căn cơ” để giải quyết bài toán đào tạo gắn với xã hội và đào tạo gắn với thực tiễn hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa giáo dục nói chung và để các bên liên quan cùng tham gia Công tác sinh viên.

Các nội dung còn lại đều đạt mức độ đánh giá hiệu quả Điểm trung bình từ 2,713 đến 2,963. Nhìn chung việc tổ chức thực hiện Công tác sinh viên được đánh giá khá tốt, các nội dung được thực hiện theo kế hoạch đã đề ra mang lại hiệu quả. Trong đó có 2 nội dung “Bố trí các hợp l các đi u kiện hỗ trợ đội ngũ thực hiện Công tác sinh viên” Điểm trung bình = 2,775 và “Quy đ nh chế độ báo cáo v hoạt động Công tác sinh viên” Điểm trung bình 2,713 là có TH thấp đây là nội dung mà nhà quản lý cần quan tâm hơn. Khi phỏng vấn Cán bộ quản lý về tổ chức thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên tại trường đã cho biết: “Kế hoạch Công tác sinh viên đã được triển hiệu quả tuy nhiên ở một số nội dung còn hạn chế đơn cử như chế độ báo cáo v Công tác sinh viên đã được xây dựng tuy nhiên các bộ phận còn chậm trễ trong thống kê vào báo cáo”.

Kết quả so sánh trị trung bình đánh giá dành cho các nội dung chỉ đạo thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên với mốc trung lập 2,51 thể hiện là tất cả Điểm trung bình khác biệt với mức mốc (chỉ số sig < 0,05). Qua bảng 2.12 ta có thể thấy các nội dung đều được đánh giá là “hiệu quả” và “rất hiệu quả” với Điểm trung bình > 2,51 Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Chức năng chỉ đạo trong thực hiện Công tác sinh viên được áp dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện, tuy không phân chia thành các mục công việc cụ thể mà chỉ là những phân chia tương đối và đòi hỏi người quản lý phải vận dụng linh hoạt và thành thạo trong chỉ đạo thực hiện.

Khi khảo sát về các mức độ thực hiện các nội dung chỉ đạo thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chúng tôi thu được số liệu:

Bảng 2.13: Đánh giá của Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên về mức độ hiệu quả việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Theo đánh giá của Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên thì nội dung chỉ đạo thực hiện quản lý Công tác sinh viên của các nhà quản lý tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được đánh giá ở mức độ thực hiện “hiệu quả” Điểm trung bình = 2,902. Như vậy, trong các chức năng quản lý thì chức năng chỉ đạo thực hiên kế hoạch đã đạt mức độ cần thiết đề ra. Với 6 nội dung được đánh giá đều ở mức độ “hiệu quả” TH cao nhất là “Theo dõi, giám sát việc thực hiện các nội dung Công tác sinh viên theo kế hoạch” Điểm trung bình = 3,063 với 85% đánh giá mức độ “hiệu quả” và thứ hạng thấp nhất là “Nâng cao trình độ đội ngũ tham gia hoạt động Công tác sinh viên thông qua các lớp bồi dưỡng và đào tạo chuyên môn” Điểm trung bình = 2,763 với .

Hai nội dung“Theo dõi, giám sát việc thực hiện các nội dung Công tác sinh viên theo kế hoạch” Điểm trung bình = 3,063 và “Phổ biến mục tiêu, kế hoạch một cách công khai trong nhà trường” Điểm trung bình = 3,025 xếp thứ hạng lần lượt là 1 và 2, để thực hiện tốt công tác chỉ đạo thực hiện Công tác sinh viên thì đội ngũ phải nắm bắt được mục tiêu, kế hoạch và nhà quản lý phải thường xuyên thực hiện công tác giám sát các nội dung theo kế hoạch từ đó thúc đẩy hệ thống làm việc hiệu quả. Tìm hiểu thêm về sự chỉ đạo Công tác sinh viên của lãnh đạo nhà trường, khi phỏng vấn Cán bộ quản lý2 đã cho biết: “Nhà trư ng đã phân công một phó hiệu trưởng phụ trách mảng chính tr tư tưởng và Công tác sinh viên, lãnh đạo trư ng đã thư ng xuyên quan tâm chỉ đạo đôn đốc giám sát hoạt động Công tác sinh viên và c những chỉ đạo r t k p th i khi với những phát sinh trong thực hiện kế hoạch”. Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

Nội dung “Nâng cao trình độ đội ngũ tham gia hoạt động Công tác sinh viên thông qua các lớp bồi dưỡng và đào tạo chuyên môn” có đánh giá là thấp nhất nhưng với Điểm trung bình = 2,763 vẫn đạt mức độ đánh giá “hiệu quả” tuy nhiên cũng gần với giá trị trung bình 2,51 giữa “ít hiệu quả” và “hiệu quả”. Nhà trường cần có những kế hoạch, chính sách phù hợp nâng cao chất lượng đội ngũ, bên cạnh cần có những hình thức động viên, khuyến khích đội ngũ tham gia Công tác sinh viên như trong kết quả số liệu cũng nhận thấy dù nội dung “Động viên, chăm lo đ i sống khuyến khích tinh thần làm việc cho các đối tượng tham gia các hoạt động Công tác sinh viên” đạt mức độ đánh giá „hiệu quả Điểm trung bình = 2,763 với 32,50 % và 27,50 % đánh giá mức độ “ít hiệu quả” là vị trí thấp nhất cùng với nội dung “Nâng cao trình độ đội ngũ tham gia hoạt động Công tác sinh viên thông qua các lớp bồi dưỡng và đào tạo chuyên môn”. Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân của 2 nội dung có thứ hạng thấp này và hỗ trợ của nhà trường và các khó khăn khi tham gia hoạt động cố vấn học tập đã cho biết tác giả đã phỏng vấn Giảng viên1 cho rằng: “Hiện nay, chế độ chính sách cho cố v n học tập theo quy đ nh còn quá th p chỉ giảm 15% gi chuẩn với số lượng c thể lên đến 200SV/1 Cố v n học tập. Các hoạt động tập hu n, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chưa được tổ chức”. Từ đó cho thấy nhà quản lý cần có những hành động cụ thể, song song vừa có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ vừa có các chế độ đãi ngộ khuyến khích nhằm nâng cao chất lượng của 2 nội dung này.

Kết quả so sánh trị trung bình đánh giá dành cho các nội dung chỉ đạo thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên của nhóm Cán bộ,GV, Nhân viên với mốc trung lập 2,51 thể hiện là tất cả Điểm trung bình khác biệt với mức mốc (chỉ số sig < 0,05). Qua bảng 2.13 ta có thể thấy các nội dung đều được đánh giá là “hiệu quả” với Điểm trung bình > 2,51

2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Kiểm tra, đánh giá là chức năng quản lý cuối cùng cũng là chức năng nhằm đảm bảo cho chất lượng và hiệu quả thực hiện Công tác sinh viên trong trường. Từng nội dung cũa thể trong kiểm tra, đánh giá đề có ý nghĩa nhất định và phải được thực hiện nghiêm túc đạt được mục tiêu Công tác sinh viên đề ra. Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

Khi khảo sát về các mức độ thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chúng tôi thu được số liệu:

Bảng 2.14: Đánh giá của Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên về việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Kết quả thống kê số liệu từ Bảng 2.14 cho thấy:

Nhìn chung, Điểm trung bình của mức độ thực hiện việc kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch hoạt động Công tác sinh viên có Điểm trung bình= 2,665, điều này cho thấy hoạt động này được đánh giá là “hiệu quả”. Trong đó, hoạt động “Lập kế hoạch kiểm tra và xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên” là nội dung được đánh giá cao nhất trong hoạt động kiểm tra, giám sát của quản lý Công tác sinh viên với Điểm trung bình = 3,163. Ngược lại, TH mức độ hiệu quả thấp nhất “ít hiệu quả” liên quan đến nội dung “Cải tiến các hoạt động Công tác sinh viên” Điểm trung bình = 2,288, dẫn đến nhận định trên có thể do nội dung “Khảo sát, đánh giá kết quả các hoạt động Công tác sinh viên”, mức độ thực hiện là “hiệu quả” Điểm trung bình = 2,525 được sếp thứ hạng 3 và có 30,00% trả lời “ít hiệu quả” và lên đến 13,75% đánh giá mức độ “không hiệu quả”. Cần nâng cao hơn nội dung “Khảo sát, đánh giá kết quả các hoạt động Công tác sinh viên” để có cơ sở nâng cao hiệu quả của nội dung “Cải tiến các hoạt động Công tác sinh viên”.

Kết quả kiểm định so sánh trị trung bình giữa các nội dung của các nội dung cho thấy: Có khác biệt về Điểm trung bình đánh giá so với mức mốc 2.51 (chỉ số sig mức ý nghĩa < 0,05). Đó chính là nội dung có TH thấp nhất “Cải tiến các hoạt động Công tác sinh viên”.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Công tác sinh viên là một quy trình xuyên suốt, do dó cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng kiểm tra, đánh giá. Khuôn khổ của đề tài chỉ đề cập 5 nội dung, các nội dung trên đều mang ý nghĩa nhất định do đó cần thực hiện một sách đồng đều và hiệu quả nhằm đảm bảo mang lại kết quả thiết thực, chứ không mang tính hình thức. Đánh giá chung, chức năng kiểm tra, đánh giá viêc thực hiện Công tác sinh viên đã được nhà trường thực hiện đạt “hiệu quả” với Điểm trung bình= 2,663. Tuy nhiên, so với mức gốc cần so sánh là 2,51 thì nhà trường cần quan tâm hơn để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá trong Công tác sinh viên.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

Khi khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chúng tôi thu được số liệu:

Bảng 2.15: Đánh giá của Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương RAH: R t ảnh hưởng; AH: Ảnh hưởng; IAH: Ít ảnh hưởng; KAH: Không ảnh hưởng

Kết quả thống kê từ bảng số liệu 2.15 cho thấy

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Công tác sinh viên đều được đánh giá ở mức “rất ảnh hưởng” Điểm trung bình=3,751, như vậy các yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến quản lý Công tác sinh viên. Yếu tố được đánh giá, thứ hạng cao nhất là “Sự phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức bên ngoài nhà trư ng” Điểm trung bình=3,813 ở mức “rất ảnh hưởng” với tỷ lệ 81,25% người được hỏi ý kiến chọn mức “rất ảnh hưởng”, 18,75% cho rằng yếu tố này chỉ “ảnh hưởng” đến quản lý Công tác sinh viên và không có ý kiến là “ít ảnh hưởng” và “không ảnh hưởng” đến quản lý Công tác sinh viên. Tương tự với yếu tố “Năng lực cán bộ quản l ” có Điểm trung bình=3,700, 100% ý kiến đánh giá ở mức “ảnh hưởng” và “rất ảnh hưởng”; “Đội ngũ giảng viên, nhân viên” có Điểm trung bình=3,725 và không người được hỏi ý kiến cho rằng yếu tố này “ít ảnh hưởng” và “không ảnh hưởng”. Ba yếu tố trên xếp hạng từ 1 đến 3 trong 6 yếu tố cho thấy năng lực cán hộ quản lý và đội ngũ nhân viên thực hiện Công tác sinh viên có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, cán bộ, đội ngũ có năng lực quản lý tốt sẽ góp phần vào hiệu quả quản lý Công tác sinh viên trong trường. Yếu tố “Sự phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức bên ngoài nhà trường” được đánh giá cao nhất, do thực chất hiện nay khi các trường đại học đào tạo theo học chế tín chỉ và hướng tới đào tạo đạt chuẩn đầu ra thì Công tác sinh viên cũng phải có sự thay đổi. Bên cạnh đó với 100% SV ngoại trú nhà trường cần xây dựng mối liên hệ, phối hợp với các lực lượng tại địa bàn như công an, chính quyền thành phố, phường/xã để tổ chức quản lý SV hiệu quả.

Các yếu tố “Cơ chế, chính sách quản lý”; “Đặc điểm tình hình SV”; và “Điều kiện kinh tế xã hội” lần lượt xếp thứ hạng 4,5,6. Ba yếu tố này là yếu tố khách quan có tác động và cũng được đánh giá “rất ảnh hưởng” đến quản lý Công tác sinh viên, khi tổ chức các hoạt động Công tác sinh viên cần nắm vững yếu tố về kinh tế, xã hội, yếu tố vùng miền của địa phương điều kiện kinh tế của SV và tâm lý của SV để phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm và điều kiện tham gia của SV để nâng cao hiệu quả Công tác sinh viên. Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

2.6. Đánh giá về quản lý công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

2.6.1. Đánh giá chung thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng quản lý Công tác sinh viên bao gồm: Xây dựng kế hoạch Công tác sinh viên; tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên; kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch được thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3: Thực trạng quản lý Công tác sinh viên

Từ biểu đồ cho thấy: Tất cả các nội dung đều được đánh giá mức “hiệu quả” (ĐTB > 2,51). Cao nhất là nội dung “Tổ chức thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên” Điểm trung bình = 2,980; thấp nhất là nội dung “Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên” có Điểm trung bình = 2,665. Còn nội dung “Lập kế hoạch hoạt động Công tác sinh viên” Điểm trung bình 2,887 và “Chỉ đạo thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên” Điểm trung bình = 2,902 chênh lệch không đáng kể.

2.6.2. Những ưu điểm về quản lý công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

CTSV được thực hiện theo đúng quy chế, Lãnh đạo nhà trường đã quan tâm và xác định quản lý Công tác sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Công việc này đã được đưa vào nội dung của kế hoạch năm học. Lãnh đạo trường đã thực hiện sự lãnh đạo và chỉ đạo công tác này tại trường trong những năm qua.

Đa số đội ngũ Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên của nhà trường đặc biệt là những Cán bộ, trực tiếp tham gia vào việc Công tác sinh viên thấy được mục tiêu, tầm quan trọng của Công tác sinh viên, nhiệm vụ của cá nhân trong Công tác sinh viên nên ngày càng nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động hơn trong công tác của mình.

Kết quả khảo sát Cán bộ, Giảng viên, Nhân viên và SV về thực trạng nội dung hoạt động Công tác sinh viên tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã nhận thấy: Điểm trung bình đánh giá về mức độ hiệu quả của nội dung Công tác sinh viên là rất tốt “Hoạt động giáo dục, tuyên truyển cho SV”, đạt mức độ “hiệu quả”; nội dung “quản l sinh viên” ở mức độ “hiệu quả”; nội dung “dịch vụ và hỗ trợ” ở mức “hiệu quả”. Chi tiết hơn, nhóm những nội dung được đánh giá “hiệu quả” và “rất hiệu quả”: “Tổ chức tuần sinh hoạt công dân sinh viên đầu khóa, đầu năm, cuối khóa”“Tổ chức đánh giá, bình bầu và khen thưởng sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện”; “Tổ chức các hoạt động giáo dục k năng xã hội”; “Tổ chức ngày hội việc làm”. Có thể thấy đây là những nội dung rất quan trọng cần đưa vào để tiếp tục phát huy và ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị chuyên trách thực hiện như: Trung tâm đào tạo kỹ năng xã hội, Phòng Công tác sinh viên, Trung tâm thị trường lao động và khởi nghiệp. Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

Đối với nội dung “lập kế hoạch Công tác sinh viên” qua khảo sát Cán bộ,GV,NV nhận thấy nội dung “Xác đ nh mục tiêu Công tác sinh viên phù hợp với mục tiêu chung của nhà trường”“Lãnh đạo nhà trường phê duyệt kế hoạch Công tác sinh viên và các kế hoạch Công tác sinh viên của các đơn v trực thuộc trong trường” được đánh giá là hiệu quả với Điểm trung bình khá cao tiệm cận với mức độ đánh giá rất “hiệu quả” đây là điều kiện tiên quyết để Công tác sinh viên hoạt động có hiệu quả, thuận lợi.

Các hoạt động “tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên”, qua khảo sát và tổng hợp nhận định: Các hoạt động tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên được đánh giá hiệu quả cao là: “Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy đ nh của nhà trư ng”; “Phòng Công tác sinh viên phối hợp với tổ chức Công đoàn, đoàn thanh niên, hội SV tổ chức các hoạt động ngoại khóa”; “Phổ biến mục tiêu, kế hoạch một cách công khai trong nhà trư ng”; và “Theo dõi, giám sát việc thực hiện các nội dung Công tác sinh viên theo kế hoạch”. Đây là các nội dung có tính định hướng cao để nâng cao hiệu quả Công tác sinh viên cần có những hoạt động nhằm cụ thể hóa các nội dung trên cụ thể và chi tiết.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá trong quản lý nói chung và trong quản lý hoạt động Công tác sinh viên, số liệu thống kê qua thăm dò ý kiến nhận định: Nội dung lập kế hoạch kiểm tra, giám sát Công tác sinh viên là “hiệu quả” đồng thời nội dung “xác đ nh mục tiêu và xây dựng các chuẩn làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá, cụ thể h a thành các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể” cũng được đánh giá là “hiệu quả”.

2.6.3. Những hạn chế về quản lý công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Bên cạnh những ưu điểm Công tác sinh viên và quản lý Công tác sinh viên tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương còn có những hạn chế: Nhận thức của các nhóm đối tượng thực hiện Công tác sinh viên được thống kê qua số liệu khảo sát là có nhận thức tốt và hiểu về Công tác sinh viên là cao, nhưng bên cạnh đó vẫn còn người được hỏi ý kiến có nhận thức về “mục tiêu”, “tầm quan trọng” và “trách nhiệm cá nhân” trong Công tác sinh viên ở mức “không biết”, “không quan trọng” và không nắm bắt được nhiệm vụ của cá nhân mình trong “hệ thống Công tác sinh viên” của nhà trường. Vấn đề này nhà quản lý cần quan tâm và có những giải pháp cụ thể và hữu hiệu;

Hiện nay, trường Đại học Thủ Dầu Một đã xây dựng được bộ máy thực hiện quản lý Công tác sinh viên. Tuy nhiên, vận hành bộ máy này còn nhiều vấn đề bất cập như: Nhiệm vụ Công tác sinh viên được hiểu là của phòng Công tác sinh viên, mô hình làm việc phòng Công tác sinh viên cứng nhắc, nặng về thủ tục hành chính; các đơn vị phòng ban, trung tâm … hiện nay chưa có “khái niệm” chức năng nhiệm vụ của mình là hoạt động Công tác sinh viên và phải gắn với mục tiêu Công tác sinh viên của nhà trường; tại các khoa, chương trình đào tạo là nơi thực hiện trực tiếp Công tác sinh viên nhưng thực hiện nhiệm vụ này một cách thụ động; quy trình làm việc về quản lý Công tác sinh viên còn chưa hiệu quả. Công tác phân công, phân cấp quản lý trong Công tác sinh viên trong tình hình đào tạo, cơ cấu tổ chức các đơn vị, của nhà trường hiện nay dẫn đến nhiều “lỗ hổng”, những nội dung bị “bỏ qua” thực hiện “ít hiệu quả” như “công tác cố v n học tập”; “theo dõi đánh giá kết quả học tập”; “công tác tư v n cho sinh viên” … Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

“Hệ thống các quy trình” thực hiện Công tác sinh viên trong trường hiện nay đã được đề cập và xây dựng, tuy nhiên chưa được ban hành tập trung, nhà trường cần phải quan tâm thực hiện vì đây cũng góp phần là tiền đề để tổ chức áp dụng Công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý Công tác sinh viên nói riêng.“Các ứng dụng trực tuyến trong phục vụ công tác hành chính cho SV”: Đăng ký ngoại trú, đóng học phí, cấp giấy xác nhận, hệ thống Elearning; đăng ký môn học …, các WEB của trường, khoa, các đơn vị trực thuộc, phần mềm quản lý Edusoft … là một trong những nội dung đánh giá là “ít hiệu quả” khi thực hiện các nội dung Công tác sinh viên trong nhà trường. Tìm hiểu thêm về vấn đề này phỏng vấn Giảng viên2 cho biết thêm: “Tại phòng Công tác sinh viên thực hiện khá tốt các hoạt động hỗ trợ, d ch vụ cho SV như các hoạt động hướng dẫn SV, thực hiện bảo hiểm y tế và phối hợp cùng đoàn TN tổ chức các hoạt động ngoại kh a. Tuy nhiên, các hỗ trợ trực tuyến cho SV của nhà trường còn chưa đạt yêu cầu kể cả các ứng dụng đối với giảng viên chúng tôi”.

Về quản lý hoạt động Công tác sinh viên ở trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương: Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho SV với thứ hạng mức độ hiệu quả thực hiện thấp nhất là “Hướng dẫn các đơn v liên quan trong nhà trường xây dựng kế hoạch Công tác sinh viên”. Bên cạnh đó cũng có những hoạt động được đánh giá không cao hơn và có thứ hạng thấp như: “Chuẩn bị các phương án thực hiện và các phương án dự phòng”; “Xác định các nguồn lực cần thiết nhằm đảm bảo cho việc thực hiện Công tác sinh viên”; Trong tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên cũng có những nội dung đánh giá không cao: “Thiết lập mối quan hệ, hỗ trợ giữa nhà trường với các biên liên quan ngoài trường học”; “Bố trí các hợp lý các điều kiện hỗ trợ đội ngũ thực hiện CTSV”; “Quy định chế độ báo cáo về hoạt động Công tác sinh viên”; “Động viên, chăm lo sống khuyến khích tinh thần làm việc cho các đối tượng tham gia các hoạt động Công tác sinh viên”; Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Công tác sinh viên cũng có những đánh giá hiệu quả không cao: “Khảo sát, đánh giá kết quả các hoạt động Công tác sinh viên“Cải tiến các hoạt động Công tác sinh viên”. Kết quả khảo sát khá phù hợp với thực tế diễn ra tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

2.6.4. Nguyên nhân những hạn chế về quản lý công tác sinh viên tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Thực trạng và những hạn chế trong hoạt động Công tác sinh viên của Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương là do nhiều nguyên nhân:

Nguyên nhân trước hết là do số lượng SV của Trường tuyển sinh theo từng năm học tăng dần, 100% SV ở ngoại trú, cư trú trên địa bàn không tập trung, thường xuyên thay đổi chỗ ở, điều này ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả tổ chức các hoạt động Công tác sinh viên với SV đặc biệt là các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như phối hợp với địa phương quản lý toàn bộ về địa chỉ nơi cư trú của SV.

Mặc dù nhà trường đã có nhiều hình thức để nâng cao năng lực đội ngũ về nhiều mặt nhưng vẫn còn một bộ phận đội ngũ có năng lực còn hạn chế, chưa được bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi học tập kinh nghiệm trong Công tác sinh viên; về các kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp… ; đội ngũ thực hiện Công tác sinh viên làm việc chưa “đều tay”; các đơn vị trong trường chưa có nhận thức đầy đủ về hoạt động Công tác sinh viên. Đây là, một trở ngại lớn dù với số lượng ít nhưng sẽ làm việc triển khai, thực hiện các nội dung Công tác sinh viên không hiệu quả và mất nhiều thời gian vì với lượng SV rất lớn thì tầm ảnh hưởng của một cá nhân đặc biệt là giảng viên, nhân viên hay cố vấn học tập đến SV là số lượng lớn và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả Công tác sinh viên. Đồng nhất với quan điểm trên qua phỏng vấn giảng viên đã cho biết: Để làm tốt Công tác sinh viên đặc biệt các hoạt động liên quan đến SV thì các cán bộ, nhân viên hành chính tại các phòng, khoa cần phải có rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán … và đặc biệt là tinh thần làm việc với áp lực lớn khi xử lý nhiều việc “không tên” (GV2) với số lượng SV lớn phải tiếp xúc và giải quyết thường xuyên các sự vụ.

Nhà trường chưa có cơ chế phối hợp cụ thể với các tổ chức xã hội với nhà trường về Công tác sinh viên và đặc biệt với nhà trường thì hệ thống các đơn vị ngoài trường để SV tham gia các hoạt động tham quan, thực tập và vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đào tạo, các hoạt động thực tiễn của SV không được thực nghiệm tại các môi trường cụ thể, không tham gia các hoạt động trải nghiệm thì hiệu quà đào tạo nói chung và Công tác sinh viên nói riêng sẽ bị hạn chế không ít.

Ứng dụng Công nghệ thông tin vào Công tác sinh viên đã có những thành công tuy nhiên đặc biệt với công tác quản lý và hỗ trợ sinh viên ngày càng cần phải được quan tâm thực hiện về mọi mặt. Hiện nay, hạ tầng chưa đáp ứng (hệ thống máy chủ, Wifi, số lượng máy tính tại thư viện còn ít, hệ thống trao đổi thông tin trực tuyến …); các lực lượng trong trường chưa tiếp cận nhiều với số liệu dùng chung trong quản lý Công tác sinh viên, chưa được tập huấn để hướng dẫn SV thực hiện các ứng dụng và hoạt động làm việc trực tuyến trong quản lý hành chính; hệ thống các quy trình trực tuyến chưa hợp với người dùng, có nhiều lỗi sai sót trong phần mềm quản lý… Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

Công tác quản lý sinh viên còn nặng về mệnh lệnh, tổ chức hành chính, giải quyết các công việc hoạt động hành chính còn mang nặng hình thức áp đặt, chưa có cơ chế chuyển từ quản lý hành chính sang dịch vụ hỗ trợ hướng đến sự hài lòng của người học, xem người học là khách hàng.

Những nguyên nhân cơ bản này dẫn đến Công tác sinh viên của trường còn tồn tại những hạn chế, đòi hỏi phải có những biện pháp thiết thực để Công tác sinh viên của trường có những chuyển biến theo hướng đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của Công tác sinh viên hiện nay.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ cơ sở lý luận mang tính nền tảng của vấn đề nghiên cứu Công tác sinh viên và quản lý Công tác sinh viên ở chương 1, tác giả đã tổ chức khảo sát nội dung Công tác sinh viên và nội dung quản lý Công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương về những vấn đề: Tầm quan trọng trong quản lý công tác sinh viên; nội dung Công tác sinh viên: Tổ chức hoạt động giáo dục tuyên truyền, công tác quản lý sinh viên và hoạt động dịch vụ hỗ trợ SV; đồng thời khảo sát về nội dung quản lý Công tác sinh viên: Hoạt động lập kế hoạch Công tác sinh viên; tổ chức thực hiện Công tác sinh viên; chỉ đạo thực hiện kế hoạch Công tác sinh viên; kiểm tra, giám sát thực hiện Công tác sinh viên; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Công tác sinh viên.

Chúng tôi đã tập trung trình bày các số liệu thông qua kết quả “kiểm định thang đo”, “phân tích thống kê mô tả” và sử dụng các công cụ “so sánh tr trung bình” để làm sáng tỏ các số liệu khảo sát, nhằm đánh giá sát với thực trạng Công tác sinh viên và quản lý Công tác sinh viên. Qua thực trạng bên cạnh những ưu điểm trong quản lý Công tác sinh viên, nhà trường còn bộc lộ những hạn chế bất cập cần khắc phục.

Đây là cơ sở thực tiễn giúp cho tác giả đề xuất những biện pháp quản lý Công tác sinh viên tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. Luận văn: Thực trạng quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý công tác sinh viên tại Thủ Dầu Một

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993