Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động tỉnh Quảng Trị

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

  • Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu

Vị trí địa lý: Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên 4.744,15 km2 với 3/4 diện tích là đồi núi, có 10 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 138 xã, phường thị trấn. Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ. Quảng Trị nằm trong vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 75km, phía Tây giáp 2 tỉnh Savanakhet và Sanavane của nước Lào với đường biên giới dài 206km gắn với 2 cửa khẩu là cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và cửa khẩu quốc gia La Lay. Tuy diện tích không rộng nhưng Quảng Trị ở vị trí nối liền hai miền đất nước và nằm trên các trục đường giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt cũng như đường thuỷ. Vì vậy, Quảng Trị đang giữ vai trò trọng yếu trong bảo vệ, khai thác biển Đông; bảo đảm giao thông thông suốt giữa hai miền Bắc – Nam và với các nước trong khu vực Đông Nam Á. [3]

Địa hình: Địa hình Quảng Trị rất phức tạp và bị chia cắt mạnh bởi mạng lưới nhiều sông, suối, đồi núi, bãi cát, cồn cát, xen kẽ nhau và được chia ra thành 3 vùng chính: Vùng núi phía Tây của tỉnh có 47 xã, thị trấn chiếm 65,8% diện tích tự nhiên;

Vùng bãi cát, cồn cát ở ven biển phía Đông kéo dài dọc theo chiều dài của tỉnh có 12 xã và chiếm 7,5% diện tích tự nhiên; Vùng đồng bằng và trung du có 79 xã và chiếm 26,7% tổng diện tích tự nhiên (trong đó riêng vùng đồng bằng là 11,5%). [3]

Khí hậu thời tiết: Quảng Trị là nơi chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, được thể hiện qua hai mùa chính là mùa khô nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Đặc điểm nổi bật của mùa mưa là mưa lớn, hầu hết các cơn bão đều diễn ra vào mùa này và gây nên lũ lụt, ngập úng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và đời sống của đại bộ phận dân cư. [3]

  • Các nguồn tài nguyên thiên nhiên Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Tài nguyên đất:Tổng diện tích đất tự nhiên của Quảng Trị là 474.415ha trong đó: Đất nông nghiệp: 68.928 ha (chiếm 14,5%); Đất lâm nghiệp có rừng: 149.812 ha (chiếm 31,6%); Đất chuyên dùng: 18.255 ha (chiếm 3,9%); Đất ở (Nông thôn và đô thị): 3.590 ha (chiếm 0,77%); Đất chưa sử dụng: 233.830 ha (chiếm 49,23%). Trong tổng diện tích đất chưa sử dụng, đất bằng có khả năng trồng cây nông nghiệp 22.800 ha (chiếm 7,95% đất chưa sử dụng); Đất có khả năng trồng cây lâm nghiệp 193.485 ha (chiếm 82,9%). Đây là tiềm năng cho phân bố lại dân cư ngày càng hợp lý để khai thác đất đai chưa sử dụng. Tuy nhiên, phần lớn các loại đất này là cồn cát, bãi cát, đất chua mặn, đất đồi có tầng dày mỏng, nghèo chất dinh dưỡng, phân bố rải rác. Do đó để khai thác đưa vào sử dụng phải đầu tư nhiều vốn, kỹ thuật và thuỷ lợi. [3]

Tài nguyên nước: Quảng Trị có nguồn nước khá dồi dào nhưng khả năng khai thác còn hạn chế. Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ, các sông không dài, lòng sông hẹp và dốc tạo ra nhiều ghềnh thác có khả năng phát triển thuỷ điện. Do tốc độ dòng chảy lớn nên phù sa lắng động ít. Mùa mưa do cửa sông chảy ra biển hẹp nên thoát nước chậm dễ gây úng lụt. Ngược lại về mùa khô lượng nước ở các sông thấp nên ở hạ lưu thuỷ triều xâm lấn gây nhiễm mặn. Đặc điểm địa hình dốc và bị chia cắt mạnh đã kiến tạo nên nhiều ao hồ, thung lũng tự nhiên có thể xây dựng các công trình hồ đập thuỷ lợi phục vụ sản xuất; điển hình là: Bàu Thuỷ Ứ, Đập dâng Thạch Hãn, Hồ Đá Mài, Hồ Trúc Kinh, Hồ Bảo Đài, Hồ Hà Thượng… tạo cho tỉnh một tiềm năng lớn về nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất. [3]

Tài nguyên du lịch và tài nguyên biển được xem là một trong những yếu tố nổi trội cần được phát huy ở Quảng Trị. Với bờ biển dài 75km và vùng lãnh hải rộng lớn khá giàu hải sản có giá trị kinh tế cao, gắn liền với hai cửa lệch là cửa Việt và cửa Tùng; Cửa Việt có thể xây dựng thành cảng biển hàng hoá. Ven biển có nhiều bãi cát cảnh quan đẹp, có thể phát triển du lịch. Ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ có vị trí quan trọng về kinh tế và quốc phòng, hiện đang được xây dựng cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá cho cả vùng. Vùng ven biển có khoảng 1.000 ha mặt nước và đất nhiễm mặn chưa được khai thác, có thể được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản. [3]

Tài nguyên rừng: Quảng Trị có diện tích đất lâm nghiêp 149.812 ha (chiếm 31,6% diện tích lãnh thổ); trong đó rừng tự nhiên 101.467 ha, rừng trồng 48.345 ha. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Do hậu quả của chiến tranh và tác động của con người nên rừng Quảng Trị hiện nay chủ yếu là rừng nghèo và rừng trung bình (rừng giàu chỉ chiếm 12%); diện tích cần trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc là rất lớn, trên 190 ngàn ha. [3]

Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản ở Quảng Trị tương đối đa dạng nhưng trữ lượng không lớn và chưa được điều tra đầy đủ. Một số khoáng sản chủ yếu có thể khai thác được ngay phục vụ cho phát triển kinh tế gồm: Quặng sắt đã được phát hiện ở một số điểm, trữ lượng 1,06 triệu tấn; Titan phân bố dọc theo dải cát ven biển dưới dạng sa khoáng; Bô Xít ở dốc Miếu; Vàng ở SaLung (Vĩnh Linh), AVao (Đakrông); Đá vôi ở Tân Lâm (Cam Lộ), Tà Rùng (Hướng Hóa) trữ lượng khá lớn thuận lợi cho phát triển nhà máy sản xuất xi măng có công suất lớn. [3]

Những đặc điểm về điều kiện địa lý, địa hình, khí hậu và sự phân bố tài nguyên nêu trên có tác động đến việc phân bố dân cư và trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng và ảnh hưởng đến tiến trình XĐGN ở Quảng Trị.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Công

2.1.1.2. Dân số – lao động

Dân số: Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2015, dân số toàn tỉnh là 620.410 người (trong đó nữ giới có 314.794 người và nam giới có 305.616 người), dân số khu vực thành thị chiếm 29,2%, khu vực nông thôn chiếm 70,8%. Trên địa bàn tỉnh gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh chiếm 87,13%, Vân Kiều chiếm 10,47%, Pa Cô chiếm 2,14%, các dân tộc còn lại chiếm 0,26%. Đồng bào dân tộc thiểu số tập trung chủ yếu ở hai huyện Đa Krông, Hướng Hoá và một số xã thuộc các huyện Gio Linh, huyện Vĩnh Linh, huyện Cam Lộ.

Mật độ dân số bình quân của tỉnh năm 2015 là 131 người/km2 (thấp hơn mức trung bình của cả nước 277 người/km2). Dân số của tỉnh phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính, mật độ dân số cao nhất là thành phố Đông Hà 1.212 người/km2; trong khi đó đơn vị có mật độ thấp nhất là huyện Đa Krông 31 người/km2; huyện Hướng Hóa 70 người/km2. [3]

Lao động: Lực lượng lao động của tỉnh năm 2015 là 348.640 người, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 43,5%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề là 32,8%. Cơ cấu độ tuổi lao động như sau: Lao động từ 15 tuổi đến 17 tuổi là 44.452 người, chiếm 12,75%; lao động từ 18 tuổi đến 24 tuổi là 44.469 người, chiếm 15,91%; lao động từ 25 tuổi đến 29 tuổi là 38.908 người, chiếm 11,16%; lao động từ 30 tuổi đến 34 tuổi là 43.475 người, chiếm 12,47%; lao động trên 39 tuổi là 166.336 người, chiếm 47,71%.

Hiện nay, tỉnh đang triển khai tập trung thực hiện nhiều giải pháp để phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm: thực hiện chính sách sử dụng, đãi ngộ và thu hút chuyên gia trình độ cao và lao động lành nghề; nâng cấp các trường dạy nghề, có chính sách hỗ trợ nhà đầu tư trong đào tạo công nhân. [3]

2.1.1.3. Điều kiện kinh tế  Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, kinh tế Quảng Trị trong những năm vừa qua đã có sự tăng trưởng khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,4%. GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 33,2 triệu đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2016 đạt 3.881 tỷ đồng, tăng bình quân 8,39%/năm. Trong cơ cấu GDP tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 36,7% (năm 2006) lên 37,5% (năm 2016); nông, lâm nghiệp và ngư nghiệp giảm từ 28,6% (năm 2006) xuống 24,2% (năm 2016); Dịch vụ tăng từ 34,7% (năm 2006) lên 39,7% (năm 2016). Chi ngân sách địa phương năm 2015 là 9.771 tỷ đồng (tăng bình quân 8,73% năm). Giá trị xuất khẩu năm 2016 đạt gần 233,2 triệu USD, nhập khẩu 240 triệu USD. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn trong 5 năm (2011 – 2015) đạt 42.014 tỷ đồng (tăng gần 3 lần giai đoạn 2006 – 2010), trong đó vốn khu vực nhà nước đạt 12.707 tỷ đồng, chiếm 30,2%. [4] – Những lợi thế cơ bản:

Với vị trí địa lý thuận lợi (nằm trên trục hành lang kinh tế Đông – Tây), Quảng Trị có lợi thế để đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa; phát triển sản xuất công nghiệp; khai thác tiềm năng du lịch biển, hải đảo cùng với phát huy lợi thế của hệ thống các di tích lịch sử nổi tiếng như: Hiền Lương-Bến Hải, di tích Thành Cổ, địa đạo Vịnh Mốc,… và hệ thống các danh lam thắng cảnh tự nhiên (rừng, biển).

Nhà nước tiếp tục đầu tư và có chính sách để phát triển thêm một số khu thương mại dọc hành lang kinh tế Đông – Tây. Liên kết hoạt động của các khu thương mại này để hình thành một hành lang thương mại quốc tế theo trục ngang. Với sự phát triển đó, khu vực miền Trung sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển và trở nên năng động hơn nhiều khi hành lang kinh tế Đông – Tây được thông thương.

Tiềm năng đất đai chưa sử dụng còn rộng lớn là điều kiện để mở rộng sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê, hồ tiêu).

Khoáng sản Quảng Trị tuy không lớn, nhưng đa dạng và phân bố khá đều trên lãnh thổ, cho phép khai thác quy mô nhỏ với sự tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau, có ý nghĩa lớn trong việc sử dụng hợp lý nguồn lao động và tác động trực tiếp đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Quảng Trị cũng là nơi được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư phát triển của Nhà nước. Những năm qua, tỉnh đã thực hiện một khối lượng đầu tư khá lớn từ ngân sách Nhà nước cho xây dựng kết cấu hạ tầng, KT-XH và đã có bước phát triển khá, nhiều công trình đầu tư lớn sẽ phát huy hiệu quả. Các chỉ tiêu xã hội và xóa đói giảm nghèo có chuyển biến tốt thuận lợi cho việc đề ra và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020 cũng như những năm tiếp theo.

  • Những khó khăn, thách thức chủ yếu: Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, kinh tế tuy có sự tăng trưởng khá nhưng không vững chắc, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn rất hạn chế. Thu ngân sách mới đảm bảo được 1/3 mức chi ngân sách và phải nhờ Trung ương hỗ trợ 2/3. Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy có bước phát triển khá nhưng vẫn còn nhiều yếu kém và chưa đồng bộ… là trở ngại lớn cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch cho những năm tiếp theo.

Ngành công nghiệp chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp lớn của Trung ương, các cơ sở của địa phương thì hầu hết là công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất thấp, sức cạnh tranh thị trường còn yếu.

Sản xuất nông nghiệp chưa bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu; thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định; chế biến nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất ảnh hưởng đến tính chủ động của các chỉ tiêu đầu ra cũng như việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ rất lớn nhưng do yếu kém của cơ sở hạ tầng, năng lực tổ chức quản lý, khai thác cùng với khả năng đầu tư hạn chế nên hiệu quả khai thác thấp; do vậy, tiềm năng này dễ bị chuyển đi các vùng khác.

Đời sống của một bộ phận khá lớn dân cư còn khó khăn, nhất là dân cư vùng nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng. Sức mua của phần lớn dân cư nông thôn còn thấp, chưa trở thành thị trường có sức kích thích sản xuất hàng hoá phát triển

Lao động thiếu việc làm còn lớn, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lao động còn thấp. Một bộ phận không nhỏ cán bộ còn yếu kém về trình độ và năng lực chuyên môn, năng lực điều hành, trong đó khu vực miền núi là rất trầm trọng. Công tác quản lý điều hành của các cấp chính quyền chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển, nhất là trong lãnh đạo và điều hành phát triển kinh tế.

2.1.2. Tổng quan về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 02/11/1995, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 75/CP thành lập Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư. Sự thành lập Bộ Kế hoạch và Đầu tư là kết quả cả một quá trình phát triển với sự kế thừa của các tổ chức tiền thân trước đó.

Từ 1/7/1989, tỉnh Quảng Trị được lập lại và Uỷ ban Kế hoạch tỉnh cùng với hệ thống ngành Kế hoạch từ tỉnh đến cơ sở được hình thành.

Năm 1996, Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Quảng Trị được đổi tên thành Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị (Quyết định số 2791/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ngày 15/3/1996 về việc đổi tên Uỷ ban Kế hoạch thành Sở Kế hoạch và Đầu tư).

Trong 28 năm qua, ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước, với những nhiệm vụ đầy khó khăn và thách thức. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh; sự chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; sự giúp đỡ của các Bộ, Ngành Trung ương; sự phối hợp các cấp các ngành, đội ngũ những người làm công tác kế hoạch toàn tỉnh nói chung và tập thể cán bộ công nhân viên Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị nói riêng đã nỗ lực, phấn đấu không ngừng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và lãnh đạo

Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chỉ đạo và điều hành tất cả các hoạt động chung của Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.

Phó Giám đốc 1 là người giúp cho Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các lĩnh vực: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; cơ chế, chính sách phát triển KT-XH; tổng hợp kế hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm tổ chức cán bộ; bảo vệ chính trị nội bộ; thi đua, khen thưởng, kỷ luật; quốc phòng, an ninh; cải cách hành chính; đăng ký kinh doanh; quản lý công tác phát ngôn và cung cấp thông tin nhiệm vụ được phân công. Phó Giám đốc 1 trực tiếp phụ trách các phòng: Văn phòng; Phòng Tổng hợp, Quy hoạch và Đăng ký kinh doanh. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Phó Giám đốc 2 là người giúp cho Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các lĩnh vực kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); các nguồn vốn phát triển chính thức (ODA); các nguồn viện trợ phi chính phủ (NGO); đầu tư của doanh nghiệp trong nước; Phụ trách chung về công tác thẩm định; quản lý đấu thầu và giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh. Phó Giám đốc 2 trực tiếp phụ trách các phòng: Kinh tế đối ngoại; Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư và Phòng Doanh nghiệp, Kinh tế tư nhân và tập thể.

Phó Giám đốc 3 là người giúp cho Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các lĩnh vực thanh tra kế hoạch và đầu tư; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, lãng phí; văn hoá-thể thao-du lịch; y tế; giáo dục-đào tạo; lao động, việc làm; xóa đói giảm nghèo, chính sách xã hội; bảo hiểm xã hội; dân số gia đình và trẻ em; khoa học – công nghệ; thông tin truyền thông; công nghiệp; xây dựng; giao thông – vận tải; thương mại. Phó Giám đốc 3 trực tiếp phụ trách các phòng: Khoa giáo, Văn xã; Kinh tế ngành Và Thanh tra Sở.

2.1.2.3. Nhiệm vụ quản lý đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi tỉnh; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.

Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ là đơn vị đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong việc thu hút, vận động, tham mưu cân đối, quản lý vốn đầu tư phát triển, cụ thể như sau:

  1. Dự thảo kế hoạch đầu tư phát triển trung hạn 05 năm và hàng năm của tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tư công thuộc ngân sách tỉnh; kế hoạch xúc tiến đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh; cân đối vốn đầu tư phát triển.
  2. Dự thảo Quyết định thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về đầu tư của tỉnh;
  3. Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
  4. Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản; Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.
  5. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
  6. d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn vốn đầu tư công do tỉnh quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực;
  7. i) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật;
  8. Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
  9. Vận động, thu hút, điều phối, quản lý nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài của tỉnh; Hướng dẫn các Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  10. Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư. Chủ trì, tổ chức giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định.
  11. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của ngành kế hoạch và đầu tư đối với Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Các nhiệm vụ chính liên quan đến công tác quản lý đầu tư công bao gồm: Tham mưu tổng hợp về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch đầu tư phát triển và tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thẩm định đầu tư công, quản lý đấu thầu; kiểm tra giám sát đánh giá đầu tư; giám sát đầu tư của cộng đồng. [14]

2.2. Thực trạng về đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

2.2.1. Tình hình về vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh

Trong suốt giai đoạn 2006-2017, quy mô vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP theo giá hiện hành luôn ở mức trên 50% và tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội mặc dù có xu hướng ngày càng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, đặc biệt trong các năm 2009 – 2010 tỷ trọng vốn đầu tư công chiếm đến 54%. Đối với tỉnh nghèo như Quảng Trị thì đầu tư công là nguồn lực chủ yếu và đóng vai trò quyết định trong quá trình hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cải thiện các điều kiện xã hội, phát triển đồng bộ các ngành, lĩnh vực và đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương.

Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn dựa quá nhiều vào đầu tư, trong khi hiệu quả đầu tư thấp là một sự lãng phí nguồn lực rất lớn nên sự tăng trưởng khó đảm bảo tính bền vững.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu cũng như kinh tế đất nước phải đối diện với vô vàn khó khăn, thách thức nên việc huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội nói chung và đầu tư từ khu vực Nhà nước (đầu tư công)  nói riêng có sự suy giảm đáng kể. Cùng với đó, Chính phủ thực hiện quyết liệt chính sách thắt chặt tài khóa – tiền tệ và chủ trương cắt giảm đầu tư với việc thực hiện và thi hành triệt để Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương cùng nhiều Văn bản quy định khác về quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư mà nguồn lực đầu tư công từ ngân sách nhà nước ngày càng khó khăn hơn.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh giai đoạn 2015-2017 là 34.451 triệu đồng. Tổng đầu tư toàn xã hội liên tục duy trì ở mức cao, chiếm khoảng 48% tổng sản phẩm trên địa bàn (giá hiện hành). Tốc độ tăng vốn bình quân hàng năm giai đoạn 2015- 2017 là 13,8%/năm. Trong đó: (1) khu vực nhà nước (đầu tư công) chiếm tỷ trọng khá nhưng đã có xu hướng giảm khá nhanh (tỷ trọng vốn khu vực nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2015 chiếm 23%, năm 2016 chiếm 22% và năm 2017 chiếm 20%); (2) khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng nhanh (tỷ trọng vốn khu vực ngời nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2015 chiếm 75%, năm 2016 chiếm 77% và năm 2017 chiếm 79%); (3) khu vực FDI chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 0,8% đến 1%. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Bảng 2.1. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội phân theo khu vực kinh tế

Qua đó có thể thấy, tổng đầu tư xã hội đã dịch chuyển rõ nét và mạnh mẽ từ khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sang khu vực ngoài nhà nước. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp khu vực FDI còn quá khiêm tốn và quá nhỏ bé so với mức bình quân chung của cả nước cũng như trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của địa phương.

Và thực tế đã chứng minh, vốn đầu tư toàn xã hội thời gian qua đã đóng góp rất lớn vào tổng sản phẩm trên địa bàn của tỉnh. Là một trong những yếu tố đảm bảo tốc độ tăng trưởng của địa phương ổn định trong giai đoạn 2015-2017 mặc dù tình hình kinh tế xã hội phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức Do Chính phủ thực hiện quyết liệt chủ trương thắt chặt tín dụng và cắt giảm đầu tư công nên trong nội bộ tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì đầu tư công cũng giảm mạnh từ 23,5% trong năm 2015 còn 22,4% trong năm 2016 và 19,86% trong năm 2017. Tăng trưởng kinh tế của Quảng Trị trong suốt giai đoạn vừa qua gắn liền với việc gia tăng nguồn vốn đầu tư nên sự sụt giảm mạnh nguồn vốn đầu tư công đã tác động không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mà tỉnh đã đề ra, nhất là các chỉ tiêu về huy động vốn đầu tư, tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân. Khi đầu tư công là nguồn lực chủ yếu và đóng vai trò quyết định trong quá trình hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cải thiện các điều kiện xã hội, phát triển đồng bộ các ngành, lĩnh vực và đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương bị cắt giảm mạnh quả thật là một thách thức quá lớn đối với địa phương.

Song việc sụt giảm tỷ lệ vốn đầu tư trong tổng GDP của tỉnh là một dấu hiệu tích cực của quá trình tái cơ cấu đầu tư công bước đầu mang lại. Với việc tái cơ cấu đầu tư, đặc biệt là ban hành Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã khắc phục những bất cập trong quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư công theo các phương thức cũ trước đây. Cùng với đó, nhiều thể chế quan trọng khác được ban hành liên quan tới việc định hướng đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, phê duyệt đầu tư và thực hiện, giám sát đầu tư đã giúp nguồn lực đầu tư công tuy sụt giảm nhưng được đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm.

2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư công theo ngành, lĩnh vực đầu tư công

Bảng 2.2. Vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phân theo ngành, lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2015-2017

Thực tế trong những năm qua, đầu tư công đã tập trung mạnh vào các ngành: nông nghiệp, giao thông vận tải. Trong khi đó, các ngành công nghiệp chế biến, nhất là các ngành công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, dịch vụ y tế… đã không thuộc vào nhóm ngành được đầu tư nhiều nhất. Điều này khó đảm bảo thực hiện chủ trương phải tạo ra những đột phá mạnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương về các sản phẩm có thế mạnh trong nông nghiệp và phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho giai đoạn tới. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Đầu tư công vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng lớn vì đây là ngành có tiềm năng, thế mạnh và có vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của tỉnh cũng như chủ trương của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Việc ưu tiên tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã phát huy hiệu quả thiết thực. Hệ thống thuỷ lợi được quan tâm đầu tư nâng cấp, xây dựng mới đồng bộ hơn, tăng năng lực tưới, tiêu chủ động, bảo đảm an toàn các hồ chứa, ngăn mặn, ngăn lũ, chống xói lỡ bờ sông, bờ biển, cải tạo môi trường sinh thái; đảm bảo ổn định đời sống dân cư. Năng lực tưới tiêu tăng thêm 3.760 ha; tiêu tăng thêm 1.500 ha, trong đó, miền núi, gò đồi tăng 650 ha; đầu tư hoàn thành 19.928m kè chống xói lở bờ sông; củng cố, nâng cấp 24.300m đê biển, đê cửa sông thực sự  xung yếu; tạo điều kiện cho hơn 1.000 hộ dân sống trong vùng sụt lún, sạt lở có điều kiện sống và sản xuất tốt hơn; các dự án kinh tế mới và ổn định dân cư vùng biên giới đã thực hiện di dãn 500 hộ dân; tạo điều kiện cho 300 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống; đáp ứng 25-30% nhu cầu giống cây, con trên địa bàn.

Hệ thống giao thông trục tỉnh, trục huyện được đầu tư nâng cấp và mở thêm các tuyến mới. Đã hình thành được hệ thống giao thông kết nối được các vùng, miền trên địa bàn tỉnh; xóa được tình trạng xã chưa có đường ô tô đến trung tâm; các công trình giao thông quan trọng, huyết mạch được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả tốt, thúc đẩy giao lưu hàng hóa, dịch vụ và phát triển kinh tế của tỉnh. Nhiều tuyến đường có tính chiến lược như: đường biên giới (đường giao thông biên giới từ Sa Trầm xã Ba Nang đi Pa Linh), ven biển (Đường cơ động ven biển Hải An – Hải Khê), đường nội thị, đường đến các trung tâm KT-XH của các vùng và nhiều công trình cầu quan trọng (cầu Cửa Tùng, cầu Cửa Việt, cầu Bắc Phước, cầu sông Hiếu, cầu Cam Hiếu) được đầu tư. Nhiều công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng[1], góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH, an ninh – quốc phòng, cải thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy thực hiện hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2017 phân theo ngành, lĩnh vực đầu tư công Hệ thống các công trình phúc lợi công cộng khác như: hệ thống trường học, các công trình văn hoá, thể thao, … cũng được đầu tư, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Về cơ bản đã đạt những bước tiến khá về đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp học theo hướng kiên cố và chuẩn hóa, đã xóa tình trạng lớp học 3 ca, xóa nhà học tạm bợ và ổn định đời sống cho giáo viên, nhất là đối với các địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa; đáp ứng nhu cầu dạy và học; đồng thời các điểm trường là những điểm phòng tránh lũ lụt của nhân dân trong tỉnh. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Từ số liệu trên cho thấy rằng đầu tư công theo ngành, lĩnh vực của tỉnh trong những năm qua đã có cơ cấu đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu cơ bản đúng theo định hướng phát triển đã được tỉnh xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của tỉnh đến năm 2020; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011- 2015, giai đoạn 2016- 2020; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 -2020 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy có thể thấy rằng, việc sử dụng công cụ đầu tư công để phát triển các ngành, vùng trọng điểm, then chốt chưa thực sự phát huy được hiệu quả như mục tiêu đề ra. Những kết quả của việc đầu tư vào các vùng, ngành trọng điểm, ưu tiên có tính chất lan tỏa cao đối với phát triển kinh tế chưa thể hiện thật sự rõ nét. Định hướng đầu tư công vào các ngành có khả năng lan tỏa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo định hướng mà Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV và XVI đề ra mới chỉ cơ bản đảm bảo một phần và khó có thể đảm bảo toàn diện.

2.2.3. Vốn đầu tư công theo ngành kinh tế

Cơ cấu vốn đầu tư công theo ngành kinh tế là loại cơ cấu đầu tư quan trọng nhất vì nó trực tiếp tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng của địa phương. Cơ cấu này quy định tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư công cho từng ngành kinh tế cũng như trong từng tiểu ngành thể hiện việc thực hiện chính sách ưu tiên phát triển, ưu tiên đầu tư đối với từng ngành nhất định.

Đồng thời, thông qua cơ cấu đầu tư này có thể phân tích, đánh giá tình hình đầu tư, trong từng giai đoạn cụ thể để có đánh giá đúng đắn và định hướng phù hợp với thực tế phát triển của tỉnh.

Trong giai đoạn 2015-2017, cơ cấu đầu tư công theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần đầu tư ngành công nghiệp, xây dựng; giảm dần đầu tư ngành nông nghiệp và thương mại dịch vụ; cơ bản đảm bảo theo đúng định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế; phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh: công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp đạt tỷ trọng tương ứng là 40,5% – 41% – 18,5% theo đúng định hướng mà Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đã đề ra. Trong đó:

Tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nông nghiệp so với tổng vốn đầu tư công giảm từ 23% năm 2015 xuống 22,6%  năm 2016 và 20% năm 2017. Tuy nhiên, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương. Nếu nông nghiệp không được quan tâm đầu tư đúng hướng, tăng năng suất lao động thì sẽ kém phát triển và sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của địa phương. Do vậy, mặc dù vốn đầu tư công có xu hương giảm nhưng mức tương đối nhẹ trong thời gian qua. Bởi lẽ việc tập trung nguồn lực đầu tư cho khu vực nông nghiệp những năm trước đây đến nay đang dần phát huy hiệu quả, các công trình thủy lợi, tưới tiêu lớn đều đã được đầu tư. Giai đoạn 2015 – 2017 chỉ tiếp tục phát huy hiệu quả và ưu tiên đầu tư nhân rộng các mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp có tính liên kết cao .

Tỷ trọng vốn đầu tư khu vực công nghiệp và xây dựng so với tổng vốn đầu tư công tăng nhanh từ 50,4% năm 2015 lên 55,2% năm 2016 và 58,6% năm 2017. Trong đó, chủ yếu là sự tăng lên về cơ cấu đầu tư ngành xây dựng, từ 53,4% năm 2015 lên 60,8% năm 2016 và 62,1%  năm 2017; cơ cấu đầu tư ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng giảm từ 22,1% năm 2015 xuống 18,2% năm 2017, chủ yếu vẫn là công nghiệp lắp ráp, gia công thủ công. Bởi lẽ công nghiệp xây dựng được tỉnh xác định là ngành động lực để đưa Quảng Trị tăng trưởng nhanh sớm đạt mức phát triển trung bình của cả nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các địa phương trong vùng. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Trong đó, Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị được kỳ vọng tạo ra sự phát triển đột phá cho tỉnh  trong giai đoạn mới nên được tập trung ưu tiên đầu tư để chuẩn bị  cơ sở hạ tầng và các điều kiện cần thiết hình thành khu kinh tế quan trọng này. Nhờ định hướng đầu tư đúng đắn đó mà đến nay đã có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu và xin đầu tư vào khu kinh tế đặc biệt có một số dự án động lực chuẩn bị triển khai thi công như: Nhà máy nhiệt điện 1.360MW, cảng biển Mỹ Thủy đảm bảo cho tàu 50.000 – giai đoạn 2015-2017 phân theo ngành kinh tế.

Thông qua việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch tích cực theo hướng khai thác lợi thế từng ngành, từng vùng.

Thực tế đã chứng minh, trong giai đoạn 2015 – 2017 cơ cấu kinh tế của tỉnh từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương ứng đối với các ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng, tăng tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế. Cụ thể: tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 38% năm 2015 lên 40,4% năm 2017; khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 22,2% năm 2015 xuống 20% năm 2017; khu vực dịch vụ ổn định ở mức 39% – 40%.

2.2.4. Vốn đầu tư công trên địa bàn phân theo địa phương cấp huyện

Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ là cơ cấu đầu tư theo không gian, phản ảnh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương về việc phát huy thế mạnh của từng địa phương trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nguyên tắc tổng hợp cơ cấu đầu tư công theo lãnh thổ: (1) Công trình, dự án thuộc địa phương nào thì tính vốn đầu tư cho địa phương đó; (2) Công trình, dự án thực hiện ở nhiều địa phương thì vốn đầu tư chia đều cho các địa phương; (3) CTMT quốc gia và các chương trình thực hiện trên toàn tỉnh thì chia đều; (4) Chỉ tổng hợp tổng vốn đầu tư công thực hiện dự án cụ thể. Trên cơ sở các nguyên tắc đó, cơ cấu vốn đầu tư công theo lãnh thổ chỉ mang tính tương đối và tham khảo để có thể đánh giá quá trình đầu tư và phân bổ vốn giữa các địa phương.

So với các giai đoạn trước đây, cơ cấu đầu tư giai đoạn 2015 – 2017 có sự đồng đều hơn giữa các địa phương (cấp huyện). Đầu tư giữa các vùng đã có sự chuyển dịch hợp lý hơn, đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa các địa phương, các địa bàn kinh tế trọng điểm theo đúng định hướng phát triển mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh các giai đoạn đã đề ra, góp phần quan trọng thúc đẩy tái cơ cấu đầu tư và tái cơ cấu kinh tế các địa phương; cơ bản bảo đảm hợp lý giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội, giữa các địa phương, vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bằng, vùng dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn khác cũng như giữa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ nhưng trên thực tế cơ cấu đầu tư, đặc biệt là đầu tư công còn nhiều bất cập, chưa được điều chỉnh phù hợp để thúc đẩy sự phát triển theo đúng định hướng đã đề ra.

2.2.5. Hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Kinh tế học dùng hệ số ICOR để đo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư toàn xã hội. Hệ số này chỉ ra rằng cần phải tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn để tạo ra một đơn vị GDP gia tăng, hay để tạo ra 1% tăng trưởng GDP thì cần bao nhiêu % vốn tăng thêm. Hệ số này càng cao có ý nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng thấp.

Bảng 2.4. Hệ số ICOR giai đoạn 2015-2017 tỉnh Quảng Trị

Hiệu quả đầu tư là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Ở góc độ địa phương, thường người ta quan tâm hơn đến số lượng các dự án, lượng vốn bỏ ra mà ít quan tâm khảo sát đánh giá đầy đủ về hiệu quả đồng vốn theo hệ số ICOR.

Qua bảng 2.4 cho thấy hệ số ICOR của tỉnh Quảng Trị cao hơn bình quân chung của cả nước, (ICOR cả nước năm 2015 là 4,62; năm 2016 là 5,15; năm 2017 là 4,93). Hệ số ICOR của tỉnh cao, biểu hiện rõ nét của mô hình tăng trưởng chưa có sự chuyển biến theo chiều sâu. Đây là điểm cần được đặc biệt quan tâm để có các giải pháp phù hợp nhằm từng bước cải thiện hiệu quả đầu tư. Hiệu quả đầu tư công thấp và tác động của đầu tư đến tăng trưởng đã làm chững lại tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua, cụ thể giai đoạn 2015-2017 tỉnh đều không đạt mục tiêu tăng trưởng so với kế hoạch đề ra.

2.3. Thực trạng công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị 

2.3.1. Tổ chức quản lý đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị

Chức năng, nhiệm vụ  quản lý đầu tư công của các phòng thuộc Sở:

Phòng Tổng hợp, Quy hoạch: Tham mưu tổng hợp về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và kế hoạch đầu tư phát triển. Chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dài hạn, 5 năm và hàng năm. Thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế – xã hội của tỉnh; cân đối kế hoạch vốn đầu tư công thuộc ngân sách địa phương; nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác. Tham mưu lãnh đạo Sở phối hợp với Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ cân đối ngân sách tỉnh, phân bổ các nguồn vốn ngân sách địa phương, các nguồn vốn vay.

Phòng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư: Tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thẩm định đầu tư công, quản lý đấu thầu; kiểm tra giám sát đánh giá đầu tư; giám sát đầu tư của cộng đồng và hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên địa bàn tỉnh. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Phòng Kinh tế đối ngoại: Tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế đối ngoại, bao gồm: quản lý nhà nước về các dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), phi chính phủ nước ngoài (NGO); quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.

Phòng Kinh tế ngành: Tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, đầu tư và các vấn đề liên quan đối với các lĩnh vực: công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, nông – lâm – ngư nghiệp và phát triển nông thôn.

Phòng Khoa giáo, Văn xã: Tham mưu, giúp Giám đốc về cơ chế, chính sách quản lý nhà nước, các giải pháp, biện pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện về quy hoạch, kế hoạch, quản lý nguồn vốn đầu tư các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực khoa giáo – văn xã (khoa học, giáo dục, văn hóa, xã hội).

2.3.2. Công tác quản lý quy hoạch

Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu được tham mưu tổ chức thực hiện có chất lượng và theo đúng quy định tại các Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ, Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 16/9/2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về ban hành quy định trình tự lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các quy hoạch kinh tế – xã hội cấp huyện, quy hoạch ngành và sản phẩm chủ yếu đã được lập, bổ sung, điều chỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể và điều kiện thực tiễn của tỉnh. Các Đề án quy hoạch đã được triển khai thực hiện và phát huy vai trò tích cực trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và các ngành, các địa phương; làm cơ sở quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và hàng năm; đồng thời định hướng tốt cho việc đầu tư phát triển và kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2015-2017, công tác quy hoạch được tỉnh đặc biệt quan tâm. Tỉnh xác định quy hoạch là khâu then chốt, có tính chất đột phá trong phát triển mọi mặt kinh tế – xã hội của địa phương. Do vậy, công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch trên địa bàn luôn được tỉnh quan tâm, xây dựng, tổ chức thực hiện. Các dự án quy hoạch được thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đảm bảo các cân đối chủ yếu về kinh tế-xã hội, trong đó có cân đối tích lũy và tiêu dùng, cân đối đầu tư phát triển, cân đối tài chính; triển khai việc rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đã được phê duyệt cho phù hợp với tình hình mới theo Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Bảng 2.5. Tình hình quản lý công tác quy hoạch Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Việc thực hiện các quy hoạch trong giai đoạn 2015-2017 đã có tác động tích cực đến đời sống của nhân dân. Quy hoạch đã góp phần hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng, kinh tế, xã hội đảm bảo tiến trình phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới. Thực tế trong những năm qua, nhiều dự án quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có kế hoạch triển khai toàn diện các nội dung quy hoạch hoặc đã thực hiện nhưng nội dung quy hoạch chưa khả thi, tiến độ kéo dài.

Tuy đã có những bước tiến quan trọng nhưng nhìn một cách tổng thể, khách quan, công tác quy hoạch và lập quy hoạch trên địa bàn tỉnh vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại. Công tác quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như các Sở ban ngành quan tâm, các giải pháp thực hiện quy hoạch đô thị của tỉnh cũng đã được triển khai thực hiện nhưng còn khá manh mún, khó hình thành đô thị có quy hoạch tổng thể thống nhất và bộc lộ một số hạn chế như:

  • Do số lượng quy hoạch nhiều nhưng nguồn vốn thực hiện còn hạn chế dẫn đến việc bố trí vốn thực hiện quy hoạch dàn trải, kéo dài, thiếu hiệu quả, không đáp ứng được các mục tiêu đã xác định trong quy hoạch.
  • Công tác công bố quy hoạch thực hiện chưa được đầy đủ, nhất là quy hoạch các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
  • Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tổ chức lập và triển khai thực hiện quy hoạch còn những vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn, không đồng bộ trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
  • Một số địa phương, đơn vị chưa nắm bắt kịp thời hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và quy định của UBND tỉnh nên quy trình tổ chức thẩm định quy hoạch vẫn còn lúng túng, chưa tuân thủ đầy đủ các bước trong tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, công bố công khai quy hoạch. Chất lượng các dự án quy hoạch vẫn còn hạn chế, thiếu tầm nhìn.
  • Hệ thống quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm quá lớn, quá nhiều và chồng chéo trên một địa bàn; thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng quy hoạch giữa các sở, ngành ở địa phương, nhiều địa phương còn để xảy ra tình trạng nhiều dự án không tuân thủ quy hoạch.
  • Mặt khác, bộ máy tổ chức, cán bộ ở địa phương chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý quy hoạch trên địa bàn.
  • Chất lượng một số quy hoạch chưa cao, thiếu tính khả thi, không đảm bảo nguồn lực để thực hiện.
  • Công tác kiểm tra, thanh tra giám sát, đánh giá thực hiện theo quy hoạch đã duyệt nhìn chung còn buông lỏng.

2.3.3. Công tác thẩm định đầu tư công Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003 và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì công tác thẩm định dự án bao gồm bước thẩm định thiết kế cơ sở do Sở Xây dựng hoặc Sở có xây dựng chuyên ngành thẩm định, sau đó gửi kết quả thẩm định thiết kế cơ sở về Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan được UBND tỉnh giao là cơ quan chủ trì thẩm định dự án.

Tương tự ở cấp huyện thì phòng Kinh tế hạ tầng là cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở và Phòng Tài chính – kế hoạch là cơ quan chủ trì thẩm định dự án.

Luật Đầu tư công năm 2014, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP sửa đổi một số điều Nghị định 59/2015/NĐ-CP đã có quy định mới về công tác thẩm định. Theo đó công tác thẩm định dự án đầu tư trải qua hai bước thẩm định cơ bản là:

  • Thẩm định chủ trương đầu tư dự án do hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức thẩm định trình HĐND tỉnh/HĐND cấp huyện hoặc UBND tỉnh/UBND cấp huyện phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định; Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực chủ trì thẩm định chủ trương đầu tư.
  • Thẩm định dự án đầu tư do Sở Xây dựng hoặc Sở có Xây dựng chuyên ngành thẩm định TKCS và thẩm định dự án; tổng hợp trình UBND tỉnh.

Nhìn chung, công tác lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư đều chấp hành tốt các quy định về quản lý đầu tư, trình tự, thủ tục đầu tư, đáp ứng kịp thời các yêu cầu về quản lý hoạt động đầu tư. Các dự án được quyết định đầu tư đều căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển tổng thể KT-XH của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch chi tiết xây dựng, công tác thẩm định dự án đã bám sát theo các quy trình quy định. Trên cơ sở hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các chế độ chính sách hiện hành, cùng với việc tăng cường công tác kiểm tra thực tế, quá trình thẩm định đã phát hiện kịp thời những sai lệch về khối lượng, cắt giảm hạng mục đầu tư không đúng mục tiêu. Qua đó, đề xuất giải pháp thiết kế hợp lý, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, tiết kiệm ngân sách và làm tăng hiệu quả đầu tư.

Mặc dù đã đạt được những kết quả nêu trên, tuy nhiên công tác thẩm định trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số bất cập như: Trong quá trình thẩm định, việc loại bỏ dự án ít hiệu quả về mặt KT-XH ít khi xảy ra, phần lớn các trường hợp là cơ quan thẩm định yêu cầu chủ đầu tư điều tra, khảo sát, tính toán bổ sung để chứng minh thuyết phục hơn về hiệu quả chứ không đủ cơ sở để loại bỏ dự án do đa số các dự án đầu tư công hiện nay do tư vấn lập và chủ đầu tư trình ít quan tâm đến phương pháp tính toán lợi ích chi phí và chỉ đánh giá hiệu quả KT-XH mang tính chất chung chung.

Về công tác thẩm định chủ trương đầu tư: Sau khi Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực chủ trì thẩm định chủ trương đầu tư) đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, ban, ngành, địa phương và các chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc, đúng quy định. Đồng thời, tổ chức thực hiện công tác thẩm định chủ trương đầu tư, phối hợp công tác thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho các dự án làm cơ sở trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Đối với các dự án sử dụng Ngân sách Trung ương đều có ý kiến thẩm định nguồn vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước khi quyết định chủ trương đầu tư. Nội dung chủ trương đầu tư xác định rõ mục tiêu, quy mô đầu tư, thời gian thực hiện, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định. Trong 3 năm 2015-2017, đã tiến hành thẩm định, trình quyết định chủ trương đầu tư 124 hồ sơ dự án của tất cả các nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn 2016-2020, trong đó 56 dự án nhóm B và 68 dự án nhóm C với tổng mức đầu tư dự kiến 7.483 tỷ đồng.

Bảng 2.6. Tình hình thẩm định các dự án đầu tư công thuộc cấp tỉnh quản lý  giai đoạn 2015-2017

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số dự án được thẩm định, trình phê duyệt chủ trương đầu tư hàng năm thường nhỏ hơn số dự án được giao lập đề xuất chủ trương đầu tư , nguyên nhân do thiếu sót về thủ tục, không đáp ứng đầy đủ về chất lượng hồ sơ theo yêu cầu, cũng như điều kiện về nguồn vốn thực hiện. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Bên cạnh đó một số dự án mặc dù đã được các Bộ, ngành trung ương thẩm định vốn và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, nhưng sau khi rà soát kế hoạch đầu tư công trung hạn, không đảm bảo khả năng cân đối vốn nên một số dự án phải đưa ra khỏi danh sách kế hoạch phân bổ vốn và tạm dừng thực hiện.

2.3.4. Công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công

Những năm qua, kế hoạch đầu tư phát triển của tỉnh được triển khai thực hiện trong bối cảnh Chính phủ tiếp tục thực hiện chủ trương thắt chặt đầu tư công; tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và TPCP. Do vậy, các kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của tỉnh được thực hiện trong bối cảnh rất khó khăn về nguồn vốn nhưng nhu cầu đầu tư cho phát triển lại rất lớn. Nhận thức rất rõ những thách thức phải đối mặt, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị đã làm tốt công tác tham mưu UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả công tác đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh như: chỉ đạo phân bổ kế hoạch vốn ngay khi Trung ương giao để kịp thời triển khai thực hiện; thường xuyên tổ chức kiểm tra, trực tiếp làm việc với các ngành, chủ đầu tư, nhất là chủ đầu tư một số công trình trọng điểm, dự án lớn nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện; duy trì thường xuyên chế độ giao ban xây dựng cơ bản hàng quý để đôn đốc, năm tiến độ thực hiện và giải ngân của các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh; chủ động cân đối các nguồn lực, bổ sung hoặc tạm ứng từ nguồn vốn ngân sách địa phương cho một số dự án quan trọng, cấp thiết của tỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ; kịp thời điều chỉnh kế hoạch vốn đã giao của một số dự án khó có thể triển khai thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn với phương châm “không để một đồng vốn nào được cấp phải bị thu hồi”.

Công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị những năm qua đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm của tỉnh, các quy hoạch ngành, quy hoạch lĩnh vực được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác.

Trong quá trình tham mưu UBND tỉnh lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước, Sở Kế hoạch và Đầu tư luôn tuân thủ các nguyên tắc đó là: (1) Ưu tiên đầu tư đảm bảo thực hiện tốt các Nghị quyết, các chương trình đề án phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và các địa phương; (2) Kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án, chỉ được đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt, chỉ được quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối của từng cấp ngân sách; (3) Tất cả các dự án đã được quyết định đầu tư thực hiện theo mức vốn kế hoạch được giao, ưu tiên các hạng mục quan trọng để sớm phát huy hiệu quả vốn đầu tư, không gây nợ đọng xây dựng cơ bản; tự cân đối các nguồn vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền; (4) Việc cấp phát và ứng chi vốn cho các dự án đầu tư (trong kế hoạch) phải theo khối lượng thực hiện. Đối với dự án chưa có khối lượng thực hiện, việc tạm ứng tối đa là 30% của tổng mức kế hoạch vốn được giao hàng năm. Việc cấp phát và ứng chi tiếp chỉ thực hiện sau khi thanh toán khối lượng hoàn thành; (5) Bảo đảm tính công khai, minh bạch, xã hội hoá trong đầu tư phát triển. Thực hiện giải phóng mặt bằng theo phương châm lấy đất đổi đất, vận động nhân dân hiến đất. (6) Và đặc biệt là ưu tiên các ngành kinh tế trọng điểm, có tính lan tỏa, các lĩnh vực không có khả năng hoàn vốn trực tiếp và các lĩnh vực chỉ được đầu tư chủ yếu từ nguồn lực đầu tư công.

Hàng năm, trước khi triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công từ ngân sách nhà nước, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị đều tham mưu UBND tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh tiến hành rà soát kết quả thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong năm, căn cứ mục tiêu phát triển, nhu cầu thực tiễn của địa phương và hướng dẫn của Trung ương để thống nhất nguyên tắc bố trí vốn cho các dự án xây dựng cơ bản, đảm bảo tập trung ưu tiên cho các công trình trọng điểm, các công trình dân sinh cấp thiết. Đồng thời, ưu tiên bố trí vốn để hoàn thành các công trình chuyển tiếp, các công trình chưa thật sư cần thiết, cấp bách sẽ được giãn tiến độ, hạn chế đầu tư khởi công mới khi chưa hoàn thành các công trình chuyển tiếp.

Quá trình tham mưu bố trí vốn thực hiện luôn đảm bảo theo thứ tự ưu tiên sau: (1) Tập trung bố trí vốn cho các dự án hoàn thành và đã bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2014 nhưng chưa bố trí đủ vốn ; (2) Ưu tiên bố trí cho các dự án hoàn thành trong năm và các dự án cần có vốn đối ứng; (3) Tập trung bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ thực hiện; (4) Nếu còn có vốn sau khi đã thực hiện bố trí vốn cho các dự án theo các nguyên tắc trên mới bố trí vốn cho dự án khởi công mới theo nhu cầu thực tế của địa phương. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Từ đó có thể thấy, công tác tham mưu xây dựng và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư đảm bảo thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, quy định hiện hành của nhà nước tuân thủ các nguyên tắc, định hướng của HĐND tỉnh, phù hợp với mục tiêu và định hướng về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020. Trọng tâm đầu tư theo hướng tăng cường đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông và hạ tầng kỹ thuật khung làm cơ sở để đẩy mạnh tiến trình phát triển của tỉnh nhà phấn đấu đến năm 2020 có mức phát triển trung binh của cả nước theo đúng định hướng mà Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đã đề ra .

Quá trình phân bổ kế hoạch chỉ bố trí vốn cho các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương và phê duyệt dự án; tập trung bố trí vốn đầu tư để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ chương trình, dự án trọng điểm; ưu tiên tập trung nguồn lực để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư công, tuyệt đối không để phát sinh thêm nợ đọng xây dựng cơ bản. Đồng thời, quá trình phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Bố trí vốn cho các công trình theo hướng tập trung vốn để hoàn thành cơ bản, dứt điểm. Không bố trí vốn dàn trải, kéo dài làm chậm hoàn thành các dự án đưa vào khai thác, sử dụng giảm hiệu quả đầu tư. Đối với việc khởi công các công trình mới, các dự án khởi công mới luôn đảm bảo phải được lãnh đạo tỉnh đồng ý bằng văn bản mới được triển khai thực hiện; sau khi hoàn thành công tác quản lý quy hoạch, phê duyệt dự án luôn căn cứ vào khả năng nguồn vốn cân đối cho dự án mới được triển khai đấu thầu, tổ chức thi công tỷ đồng; 82 dự án hoàn thành trong năm với số vố 362,563 tỷ đồng; 72 dự án chuyển tiếp với số vốn 688,851 tỷ đồng; 73 dự án khởi công mới với số vốn 338,189 tỷ đồng.

Năm 2016 trong tổng vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước phân bổ chi tiết cho các công trình, dự án cụ thể là 1.713,014 tỷ đồng đã phân bổ thực hiện 287 dự án, trong đó: 37 dự án hoàn thành trước 31/12/2014 (tức là nợ đọng xây dựng cơ bản)  với số vốn 152,718 tỷ đồng; 92 dự án hoàn thành trong năm với số vốn 470,625 tỷ đồng; 94 dự án chuyển tiếp với số vốn 811,478 tỷ đồng; 64 dự án khởi công mới với số vốn 278,193 tỷ đồng. Năm 2017 trong tổng vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước phân bổ chi tiết cho các công trình, dự án cụ thể là 1.652,053 tỷ đồng đã phân bổ thực hiện 197 dự án, trong đó: 19 dự án hoàn thành trước 31/12/2014 (tức là nợ đọng xây dựng cơ bản) với số vốn 83,277 tỷ đồng; 57 dự án hoàn thành trong năm với số vốn 658,53 tỷ đồng; 63 dự án chuyển tiếp với số vốn 792,56 tỷ đưa vào sử dụng, sớm phát huy hiệu quả đầu tư. Các dự án khởi công mới có sự sụt giảm đáng kể, số vốn khởi công mới so với tổng vốn phân bổ của năm 2015 là 23%, đến năm 2016 là 16% và năm 2017 chỉ còn 7%. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Bên cạnh đó, đối với các công trình đã được bố trí vốn mà chưa giải ngân được, hoặc không giải ngân theo đúng quy định về thời gian và tỷ lệ, cương quyết thu hồi vốn để điều chuyển sang thực hiện các công trình có tiến độ giải ngân tốt hoặc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, hạn chế tình trạng chuyển vốn đầu tư năm này sang năm sau.

Ngoài các nguồn vốn đầu tư công trong kế hoạch hàng năm, Sở rất tích cực, linh hoạt và chủ động trong việc huy động các nguồn vốn khác để tập trung đầu tư các công trình trọng điểm, cũng như giải quyết các nhu cầu cấp bách về an sinh xã hội phát sinh; tiếp tục thực hiện có hiệu quả đầu tư và quản lý theo hình thức đối tác công – tư (PPP) nhằm tái cơ cấu đầu tư, góp phần thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng và thu hút các nguồn lực của xã hội tham gia đầu tư.

Bảng 2.7. Tình hình phân bổ vốn cho các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh  giai đoạn 2015-2017 

Từ đó có thể thấy, trong quá trình lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị luôn tuân thủ các nguyên tắc, kế hoạch đầu tư công để tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện dự án có hiệu quả. Trong lựa chọn phương thức đầu tư, huy động nguồn lực và triển khai thực hiện các dự án đã đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, gắn với trách nhiệm trong việc huy động nguồn lực, quản lý đầu tư, quản trị dự án sau đầu tư. Đồng thời, hạn chế thấp nhất việc phát sinh các nhu cầu vốn làm gia tăng áp lực cho ngân sách. Quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư để khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém, tiêu cực trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực hạn chế nhưng phải thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội nên trong một thời gian dài địa phương vẫn còn tình trạng thực hiện cơ chế phân bổ vốn đầu tư công tư ngân sách nhà nước cho nhiều ngành, lĩnh vực  nhằm đảm bảo sự đồng đều mà không có sự ưu tiên rõ rệt. Trong khi đó, không phải ngành, lĩnh vực nào cũng cần phải có sự tham gia của Nhà nước. Từ thực tế khách quan đó đã dẫn đến tình trạng không đủ nguồn lực để thực hiện các dự án có tính chất đột phá, động lực phát triển.

2.3.5. Công tác quản lý đấu thầu Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Công tác quản lý, thẩm định đấu thầu được thực hiện trên cơ sở quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và các Thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Công tác thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu các dự án được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục và thời gian quy định hiện hành. Trên cơ sở nguồn vốn được bố trí và phương án huy động nguồn vốn (đối với gói thầu chưa bố trí đủ vốn), các gói thầu được xác định với quy mô hợp lý và thời gian thực hiện phù hợp, tránh gây nợ đọng xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, để tăng cường quản lý công tác đấu thầu trên địa bàn tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn, ban hành Chỉ thị và Quyết định các vấn đề liên quan công tác đấu thầu và đấu thầu qua mạng để chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc công tác đấu thầu, khắc phục những tồn tại, bất cập, đẩy nhanh tiến độ thực hiện lựa chọn nhà thầu, hạn chế tối đa tiêu cực trong đấu thầu và có chế tài xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm; tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch và các quy định của pháp luật áp dụng đấu thầu qua mạng; tăng cường hiệu quả của công tác đấu thầu, hiệu lực quản lý nhà nước về đấu thầu.

Đồng thời, qua đấu thầu đã đem lại tỷ lệ tiết kiệm đáng kể (3,96%) cho ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý. Tổng số tiền tiết kiệm qua đấu thầu từ năm 2015 đến năm 2017 là 89 tỷ đồng.

Bảng 2.8. Kết quả đấu thầu các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh  giai đoạn 2015-2017

Hoạt động đấu thầu trên địa bàn tỉnh tuy đạt được một số kết quả tích cực nhưng vẫn còn bất cập ở một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án như: công tác lập, thẩm định, trình duyệt, đăng tải và phát hành kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu ở một số dự án chưa đảm bảo theo đúng quy định, thời gian tổ chức đấu thầu chậm trễ, kéo dài ảnh hướng đến tiến độ giải ngân các nguồn vốn; năng lực nhà thầu yếu kém dẫn đến thi công chậm.

Việc tổ chức đấu thầu ở một số Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chưa nghiêm; trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu khi chưa có phương án hoặc đề xuất phương án huy động nguồn vốn thiếu tính khả thi, làm tăng nguy cơ gây nợ đọng xây dựng cơ bản và gây không ít khó khăn, vướng mắc cho cơ quan thẩm định.

Công tác lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mặc dù đã được quy định, chỉ đạo thực hiện tại nhiều văn bản, song hầu hết các cơ quan, đơn vị, địa phương không chủ động lựa chọn gói thầu để triển khai thực hiện.

2.3.6. Công tác kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư

Ngày 15/12/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 113/NĐ-CP về giám sát, đánh giá đầu tư; theo đó, quy định về nội dung giám sát, đánh giá và việc tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư và hoạt động đầu tư trực tiếp sử dụng tất cả các nguồn vốn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành các thông tư về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, về định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư, về điều kiện năng lực của tổ chức và cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư… Đây là hành lang pháp lý quan trọng trong chỉ đạo điều hành của tỉnh trong quá trình giám sát đánh giá dự án đầu tư công. Thông qua đó, nhiều sai sót trong quá trình đầu tư đã được phát hiện, kiến nghị điều chỉnh và giải quyết kịp thời các vướng mắc, phát sinh trong quá trình đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Với tầm quan trọng của công tác giám sát đánh giá đầu tư, Luật Đầu tư công và Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 về giám sát và đánh giá đầu tư, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2015 (thay thế Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009) đã quy định cụ thể về nội dung đánh giá, giám sát đầu tư đối với chủ trương đầu tư, Chương trình đầu tư; bổ sung hướng dẫn chi tiết hơn về công tác giám sát đầu tư của cộng đồng, trong đó mở rộng quyền đánh giá, giám sát đầu tư với cộng đồng; quy định điều kiện để cá nhân tư vấn đánh giá dự án đầu tư; chế độ báo cáo và đánh giá giám sát đầu tư; sửa đổi, bổ sung các chế tài trong việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư. Nhờ vậy, công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư những năm gần đây được thực hiện tương đối nghiêm túc và có chất lượng hơn.

Nhìn chung, các quy định của pháp luật trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư tương đối phù hợp thực tiễn thực hiện các dự án đầu tư. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí và bộ máy chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp chưa được kiện toàn nên việc thực hiện chưa được thường xuyên, liên tục, hiệu quả công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa cao; Các chế tài xử phạt chưa phù hợp với thực tiễn nên chưa được áp dụng triệt để; Các mẫu báo cáo giám sát, đánh giá quá nhiều, mất thời gian trong công tác lập và tổng hợp.

Bảng 2.9. Tình hình thực hiện giám sát đầu tư công giai đoạn 2015-2017  trên địa bàn toàn tỉnh

2.4 Đánh giá kết quả từ các đối tượng được điều tra Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Để có cơ sở đánh giá một cách khách quan tình hình công tác quản lý đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát thực tế các đối tượng là: cán bộ quản lý tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; cán bộ tại các Sở, ngành, Ban quản lý dự án cấp tỉnh; cán bộ các huyện, thành phố, thị xã; cán bộ đơn vị quản lý, sử dụng công trình.

2.4.1. Đặc điểm cơ bản của các đối tượng điều tra

Bảng 2.10. Đặc điểm cơ bản của các đối tượng điều tra

Về độ tuổi của cán bộ được khảo sát cao nhất nằm trong độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi, chiếm 45,9%, từ 36 đến 45 tuổi chiếm 32,9%, độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi chiếm tỷ lệ 11,8% và cán bộ được khảo sát có độ tuổi trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ 9,4%.

Về trình độ, đa số cán bộ được khảo sát có trình độ Cao đẳng/Đại học và Trên đại học chiếm tỷ lệ lần lượt là 65,9% và 25,9%. Trung cấp chiếm tỷ lệ thấp 5,9%; Phổ thông trung học chiếm tỷ lệ rất nhỏ 2,3%.

Về thâm niên công tác, cán bộ được khảo sát có thâm niên từ 5 đến 10 năm và từ 10 đến 15 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 36,5% và 30,6%. Thâm niên công tác trên 15 năm chiếm tỷ lệ 21,1% và dưới 5 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 11,8%.

Như vậy, tỷ lệ giới tính, độ tuổi, trình độ và thâm niên là khá đồng đều và phù hợp để tiến hành nghiên cứu.

2.4.2. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị

Số liệu Bảng 2.11 cho thấy các tiêu chí khác nhau đều được đánh giá ở các mức độ khác nhau. Đối với 5 tiêu chí của “Công tác quản lý quy hoạch”, ta thấy có 3 tiêu chí gồm “Chất lượng quy hoạch được quan tâm”, “Công tác quy hoạch được thực hiện bài bản” và “Bố trí danh mục các dự án quy hoạch hợp lý” có tỷ lệ ý kiến “tốt”, “rất tốt” khá cao (tương ứng lần lượt là 47,1% và 18,8%, 45,9% và 17,6%, 36,5% và 14,1%), tỷ lệ ý kiến “kém” khá thấp (tương ứng lần lượt là 4,7%, 5,9% và 7,1%) và không có tỷ lệ ý kiến “rất kém”. Điều này cho thấy thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 3 tiêu chí này được giải quyết tốt hơn.

Đối với tiêu chí “Có tầm nhìn quy hoạch các dự án đầu tư xây dựng” thì tỷ lệ đánh giá “tốt” và “rất tốt” cũng khá cáo (tương ứng 41,2% và 12,9%), nhưng cũng có tỷ lệ ý kiến “kém” và “rất kém” (tương ứng 7,1% và 1,2%). Điều này cho thấy đã có nhiều dự án đầu tư có tầm nhìn quy hoạch tốt nhằm tạo đột phá trong một số công trình, dự án có trọng điểm có quy mô lớn đang thực hiện trên địa bàn. Bên cạnh đó cũng có dự án trong quá trình thực hiện còn bộc lộ những tồn tại như việc triển khai quy hoạch chậm, chất lượng thấp, tiến độ bị kéo dài, giá thành cao hơn nhiều so với dự toán. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Đối với công tác thẩm định đầu tư công: có 3 tiêu chí “Năng lực cán bộ thực hiện thẩm định”, “Thời gian thực hiện thẩm định” và “Hồ sơ trình phê duyệt theo quy định” lần lượt có 36,5% , 40% và 35,3% ý kiến đánh giá mức “rất tốt” và không có ý kiến đánh giá “kém” và “rất kém”. Điều này cho thấy thời gian qua tỉnh Quảng Trị đã làm tốt công tác này. Tuy nhiên, tiêu chí “Chất lượng công tác thẩm định” lại có 1,2% ý kiến đánh giá “kém”. Điều này là khá phù hợp với thực tế hiện nay ở nước ta nói chung và Quảng Trị nói riêng, đó là chất lượng công tác thẩm định dự án, việc đánh giá dự án được giao cho chủ đầu tư và điều này hiển nhiên tạo ra nguy cơ về xung đột lợi ích. Hệ quả là việc đánh giá đầu tư mặc dù có thể được quy định hết sức chi tiết về mặt pháp lý nhưng lại được thực hiện hết sức hình thức trên thực tế trong quá trình tổ chức thẩm định.

Đối với công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư: các tiêu chí trong công tác này đều đều có ý kiến đánh giá “rất tốt” nhưng cũng đều có tỷ lệ đánh giá “kém”. Cụ thể, tiêu chí “Công tác bố trí vốn kịp thời” có mức đánh giá “kém” lớn nhất với 8,2%. Điều này phản ánh thực tế là do việc lựa chọn dự án không đi đôi với cân đối ngân sách làm cho nhiều dự án đầu tư không thể triển khai được hoặc nếu có thể triển khai được thì cũng bị chậm trễ. Cho nên tỉnh Quảng Trị phải bố trí vốn đầu tư đầu tư theo kiểu “liệu cơm gắp mắm”. Cụ thể là giành ưu tiên cao nhất dành vốn cho các dự án mặc dù đã bàn giao và đã hoàn thành nhưng chưa được bố trí và/hoặc thanh toán đủ vốn. Tiếp sau đó là bố trí vốn cho các dự án phải hoàn thành sớm hoặc sắp hoàn thành, vốn đối ứng (theo tiến độ thực hiện dự án) cho các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, rồi đến các dự án đang triển khai. Như vậy sẽ giải quyết được bố trí vốn kịp thời cho các dự án và triển khai đúng tiến độ.

Đối với công tác quản lý, thẩm định đấu thầu cũng tương tự, nhiều ý kiến đánh giá “rất tốt” đối với các tiêu chí “Thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp lý về đấu thầu”, “Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phân chia các gói thầu hợp lý” và “Năng lực thực hiện của cán bộ thẩm định” nhưng cũng có ý kiến “Chịu ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân trong quyết định kế hoạch lựa chọn nhà thầu” đánh giá “kém” chiếm tỷ lệ khá cao với 15,3%. Thực tế cho thấy thời gian qua địa phương đã có nhiều biện pháp cải tiến trong việc tổ chức lựa chọn nhà thầu theo luật định và rất công khai, minh bạch nhằm thực hiện công khai, minh bạch hóa công tác này, trách tiêu cực xảy ra. Tuy nhiên cũng còn một số quan điểm khác nhau nhận định khá tiêu cực vấn đề này, đặc biệt lựa chọn nhà thầu mang tính mối quan hệ cá nhân trong tổ chức thực hiện nên chất lượng nhà thầu có thể kém năng lực dẫn tới kéo theo nhiều hệ lụy xảy ra. Đây cũng là khó khăn hiện nay trong công tác này đối với địa phương.

Đối với các tiêu chí về công tác giám sát, đánh giá đầu tư, thanh kiểm tra được các đối tượng điều tra cho rằng thời gian qua công tác này yếu kém nhiều hơn. Cụ thể, tiêu chí “Chủ động trong việc lập kế hoạch thực hiện” và “Kinh phí bố trí thực hiện” có đánh giá ý kiến “kém” và “rất kém” khá cao (tương ứng với 4,7% và 2,4%, 9,4% và 1,2%). Qua đó, cho thấy đánh giá yếu kém trong khâu công tác giám sát, đánh giá đầu tư và thanh kiểm tra của tỉnh Quảng Trị.

Bảng 2.11. Đánh giá của các đối tượng điều tra đối với công tác quản lý đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Tóm lại, qua 22 tiêu chí cụ thể, ý kiến của các đối tượng điều tra cho thấy nhiều công tác trong quản lý đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị là tốt, nhưng cũng có một số ý kiến chưa đồng tình. Vì thế trong thời gian đến địa phương cần có những biện pháp, đề xuất kiến nghị để thực hiện tốt hơn công tác đầu tư và quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn.

2.4.3. So sánh ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Để nắm bắt được các ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng điều tra (Cán bộ quản lý tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; cán bộ tại các Sở, ngành, Ban quản lý dự án cấp tỉnh; cán bộ các huyện, thành phố, thị xã; cán bộ đơn vị quản lý, sử dụng công trình), chúng tôi tiến hành so sách giá trị trung bình ý kiến đánh giá của các nhóm này và được thể hiện ở bảng 2.12 và 2.13

Bảng 2.12 cho thấy chênh lệch ý kiến đánh giá của cán bộ tại các Sở, ngành, Ban quản lý dự án cấp tỉnh; cán bộ các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh, trong 22 tiêu chí cụ thể và 1 tiêu chí chung, đánh giá của cán bộ tại Sở ban ngành cấp tỉnh và Huyện, thành phố, thị xã. Kết quả cho thấy, phần lớn các tiêu chí, đánh giá của cán bộ tại sở ban ngành cấp tỉnh cao hơn cán bộ tại huyện, thành phố, thị xã. Trong 23 tiêu chí (kể cả tiêu chí đánh giá chung), có đến 20 tiêu chí được các cán bộ tại sở ban ngành cấp tỉnh đánh giá cao hơn, chỉ trừ 3 tiêu chí là “Thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp lý về đấu thầu” là  bằng nhau, “Thời gian thủ tục nhanh chóng” và “Kinh phí bố trí thực hiện” là thấp hơn. Trong 22 tiêu chí thì không có tiêu chí nào có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa >0,05), tức là không có sự khác biệt.

2.5. Đánh giá chung về quản lý đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị

2.5.1. Kết quả đạt được

Kế hoạch đầu tư công từ ngân sách nhà nước thời gian qua đã làm thay đổi đáng kể hệ thống kết nối hạ tầng kinh tế – xã hội của tỉnh. Nhiều công trình giao thông quan trọng được đầu tư xây dựng như đường biên giới (đường giao thông biên giới từ Sa Trầm xã Ba Nang đi Pa Linh), ven biển (Đường cơ động ven biển Hải An – Hải Khê), đường nội thị, đường đến các trung tâm KT-XH của các vùng và các công trình cầu (cầu Cửa Tùng, cầu Cửa Việt, cầu Bắc Phước, cầu sông Hiếu, cầu Cam Hiếu). Nhiều công trình thủy lợi, nước sạch; hệ thống điện, phát triển đô thị, các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hệ thống bưu chính viễn thông, các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội được đầu tư xây dựng đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Trong quá trình tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo điều hành, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và TPCP; lồng ghép các nguồn vốn đầu tư; thực hiện đầu tư theo đúng quy hoạch; thực hiện cơ cấu đầu tư phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; ưu tiên tập trung đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị… nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của tỉnh. Các quy định về bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước đã được tỉnh Quảng Trị ban hành và thực hiện đảm bảo đúng nguyên tắc trong đầu tư công. Đồng thời, căn cứ các quy định này, Sở đã tham mưu UBND tỉnh Quảng Trị ban hành các văn bản hướng dẫn, các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư theo thẩm quyền. Tất cả các bước “cần phải có” trong quy trình quản lý đầu tư công hiệu quả đều đã được thực hiện trong thực tế.

Trong quá trình điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, tỉnh đã chấp hành đúng các quy định của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh. Việc điều chỉnh kế hoạch, tạm ứng vốn… đều báo cáo xin ý kiến và được Thường trực HĐND tỉnh thông qua, bảo đảm đúng nguyên tắc, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện.

Quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh quán triệt nghiêm túc các nguyên tắc quy định là chỉ được thực hiện khối lượng theo kế hoạch vốn được giao, không cho phép nhà thầu ứng trước vốn để thi công. Vì vậy, số công trình khởi công mới có xu hướng giảm, số công trình hoàn thành trong năm dần tăng lên; đồng thời, số nợ đọng xây dựng cơ bản của tỉnh được kiểm soát chặt chẽ và có lộ trình xử lý dứt điểm phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực cua địa phương.

Được UBND tỉnh ủy quyền, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã duy trì thường xuyên chế độ giao ban xây dựng cơ bản hàng quý; xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các chủ đầu tư; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án đã được bố trí vốn; chủ động làm việc với lãnh đạo Chính phủ và các Bộ, Ngành

Trung ương có liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của một số công trình, dự án trên địa bàn tỉnh; Quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn dự phòng cũng như việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của các dự án; tiếp tục rà soát, cắt giảm, giãn tiến độ, thực hiện phân kỳ đầu tư đối với một số công trình, dự án có quy mô vốn lớn đã đem lại hiệu quả cáo trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh.

Việc chuyển từ hình thức lập kế hoạch đầu tư công hàng năm sang kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm đã làm thay đổi lớn trong tư duy xây dựng kế hoạch nguồn lực đầu tư nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế như đã làm lâu nay, đó là công tác quản lý quy hoạch sơ sài, kém chất lượng; đầu tư dàn trải, không gắn kết với khả năng nguồn lực nên luôn bị động và dở dang; phê duyệt và quyết định đầu tư vượt quá khả năng cân đối ngân sách dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản liên tục kéo dài, không đủ khả năng xử lý và được kỳ vọng cao sẽ tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ của quá trình tái cơ cấu đầu tư công.

Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị nhận thức rất rõ khó khăn trong quá trình huy động nguồn lực từ NSTW và TPCP nên đã tích cực tham mưu UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều giải pháp về huy động, thu hút nguồn vốn ODA, vận động các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP) và đã đạt được những kết quả rất khả quan; Đồng thời, chủ động đề xuất UBND tỉnh mạnh dạn thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo quỹ đất để hoàn trả vốn huy động của doanh nghiệp; chủ động lồng ghép để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư.

2.5.2. Hạn chế Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Những năm trước cơ chế phân cấp của Trung ương thông thoáng, đặc biệt là năm 2008 – 2009 trong bối cảnh suy thoái kinh tế, Chính phủ thực hiện chính sách kích cầu đầu tư nên nguồn vốn tăng mạnh. Do vậy, số lượng chủ trương đầu tư được ban hành nhiều, dẫn đến trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất nhiều công trình dở dang, công trình mới với nhu cầu vốn rất lớn, chênh lệch xa so với khả năng huy động nguồn lực. Bên cạnh đó, theo quy định của Chính phủ khi bố trí vốn khởi công mới phải đảm bảo tổng số vốn bố trí cho từng dự án tối thiểu bằng 20% đối với dự án nhóm B; 35% đối với dự án nhóm C so với tổng vốn đầu tư được duyệt; dự án nhóm B phải hoàn thành trong 5 năm, dự án nhóm C phải hoàn thành trong 3 năm, nhưng khả năng cân đối hạn hẹp trong khi nhu cầu đầu tư quá lớn nên buộc một số dự án phải phân kỳ đầu tư, cắt giảm quy mô đầu tư theo kế hoạch, quy hoạch ban đầu. Do vậy, giai đoạn 2015-2017, trên địa bàn toàn tỉnh có 26 dự án quy mô lớn phải thực hiện rà soát, điều chỉnh tổng mức đầu tư, chọn điểm dừng kỹ thuật với tổng mức đầu tư rà soát cắt giảm khoảng 1.400 tỷ đồng. Việc cắt giảm, hoãn tiến độ, lựa chọn điểm dừng kỹ thuật các dự án đầu tư công có một số tác động tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Cùng với đó, các gói thầu phải thực hiện theo mức vốn bố trí nên thời gian thực hiện phải kéo dài theo thời gian bố trí vốn, gây lãng phí lớn trong việc bố nhân công, máy thi công, lán trại, nhất là đối với các dự án có quy mô nhỏ, mức vốn ít, có thể thi công hoàn thành trong thời gian ngắn nhưng nhà thầu không thể thực hiện hoàn thành do chưa có kế hoạch vốn được giao. Các doanh nghiệp xây dựng gặp khó khăn do thiếu vốn, thiếu việc làm nên nợ lương, nợ BHXH, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản làm cho nợ xấu tăng, công nhân mất việc làm, hàng tồn kho đối với vật liệu xây dựng tăng lên.

Đầu tư công từ ngân sách nhà nước trong thời gian qua chủ yếu theo hướng đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn, cục bộ, không có chọn lọc nhu cầu đầu tư khiến cho đầu tư công luôn trong tình trạng đầu tư vượt khả năng cân đối ngân sách của địa phương dẫn đến hệ quả là thâm hụt ngân sách, bố trí ngân sách ràn trải, không kiểm soát được, hiệu quả đầu tư thấp.

Các nội dung của công tác quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước đều được các cơ quan quản lý, các chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện một cách đầu đủ nhưng việc thực hiện này còn mang tính hình thức, hiệu quả thực tế chưa cao, chất lượng các công trình đầu tư còn thấp.

Việc điều chỉnh dự án đầu tư công từ ngân sách nhà nước còn diễn ra phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do: (1) Công tác sàng lọc, lựa chọn dự án, thẩm định dự án, bố trí ngân sách của dự án còn nhiều bất cập, chồng chéo, tuy đã có nhiều văn bản quy định, điều chỉnh cụ thể nhưng hiệu quả chưa cao. Biểu hiện rõ nhất là việc điều chỉnh dự án nhiều với nguyên nhân chủ yếu là do bố trí vốn không kịp thời . (2) Sai lầm trong chủ trương đầu tư, bắt nguồn từ quy hoạch không tốt, chất lượng báo cáo tiền khả thi thấp, đầu tư theo “phong trào”, theo ý muốn chủ quan, chạy theo thành tích, và còn do sai lầm trong lập và thẩm định báo cáo khả thi dẫn đến sai lầm trong việc chọn địa điểm đầu tư, xác định qui mô đầu tư không phù hợp, không đồng bộ, lựa chọn công nghệ sản xuất không phù hợp hoặc lạc hậu dẫn đến hậu quả công trình xây dựng xong đưa vào sử dụng không đạt hiệu quả kinh tế xã hội, công trình xây dựng với chi phí quá cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao, không đủ sức cạnh tranh hoạt động cầm chừng càng sản xuất càng lỗ. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Việc thực hiện chủ trương tái cơ cấu đầu tư công còn một số hạn chế, một số nội dung trong chủ trương tái cơ cấu đầu tư rất khó thực hiện trên địa bàn tỉnh như chủ trương chuyển đổi hình thức đầu tư. Do các dự án trên địa bàn tỉnh đều là những dự án có vị trí địa lý không thuận lợi, khó có khả năng thu hồi vốn sinh lợi từ dự án nên nhà đầu tư không muốn thực hiện các dự án trên.Nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước có xu hướng ngày càng giảm dần nhưng tỉnh vẫn chưa có giải pháp đột phá để huy động các nguồn lực khác phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Nếu như trước đây căn cứ tiêu chí, định mức phân bổ nguồn lực quy định ổn định cho cả giai đoạn để xây dựng kế hoạch đầu tư ngắn hạn thì  địa phương tương đối chủ động nguồn lực hàng năm, bố trí đầu tư hoàn thành dứt điểm, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và đầu tư dở dang nằm trong khả năng kiểm soát, có hay chăng ngoài tầm kiểm soát từ việc đầu tư theo các “kênh vốn” đột xuất, các chương trình, mục tiêu phát sinh (hỗ trợ khắc phục bão lụt, các tuyến đường cứu hộ cứu nạn, vốn vay nhàn rỗi kho bạc nhà nước) không nằm trong quy định được bố trí vốn hàng năm nhưng lại bị “đứt gánh giữa đường”; tức là địa phương nào “liệu cơm gắp mắm” tốt thì địa phương đó sẽ đạt hiệu quả đầu tư cao. Tuy nhiên hiện nay cũng cách làm đó, căn cứ theo các tiêu chí, định mức phân bổ nguồn lực cho giai đoạn mới để xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn cho cả 5 năm nên việc xác định nguồn lực chủ động hơn,  được kiểm soát hơn và xác đúng với điều kiện của địa phương trong giai đoạn mới hơn, hạn chế các hệ lụy từ các khoản phát sinh, hỗ trợ đột xuất; nhưng các gánh nặng từ các khoản vay, tạm ứng, nợ đọng và dở dang của giai đoạn trước phải xử lý trong giai đoạn mới này lại chưa được xét đến kỹ càng. Tức là trên cơ sở nguồn lực theo tiêu chí mới công bằng, minh bạch giữa các địa phương đó nếu địa phương nào có nợ xây dựng cơ bản, vốn ứng trước lớn và số lượng dự án dở dang nhiều thì sẽ không có nguồn cho dự án khởi công mới trong 5 năm tới hay nói cách khác cho dù giai đoạn này địa phương đó có quản lý, điều hành tốt đến đâu nhưng nếu “trọng trách đầu tư lịch sử” nặng nề thì địa phương đó khó có thể đạt được hiệu quả đầu tư như mong muốn.

Và tỉnh Quảng Trị là một trong những địa phương mang gánh năng lịch sử của giai đoạn trước rất lớn với số nợ đọng xây dựng cơ bản trên 500 tỷ đồng, nợ ứng trước ngân sách Trung ương chưa có nguồn để thu hồi gần 600 tỷ đồng và các công trình dở dang phải hoàn thành trong giai đoạn mới (2016-2020) gần 2.000 tỷ đồng. Nhưng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 được Trung ương phân bổ cho tỉnh còn khá khiêm tốn nên số vốn còn lại sau khi thực hiện các nhiệm vụ của giai đoạn trước khó có thể đảm bảo thực hiện các định hướng, mục tiêu đầu tư mà Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đã đề ra.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Cũng như các tỉnh trong vùng Trung Bộ, Quảng Trị có điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Mùa khô thì nắng nóng kéo dài, mùa mưa thì bão lũ liên tục xảy ra. Đối với các công trình xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng nặng nề của điều kiện khí hậu nên chất lượng công trình thường kém và hư hỏng. Là địa phương có nhiều sông, lại hay xảy ra lũ lụt nên đầu tư công từ ngân sách nhà nước phải tập trung vào xây dựng đê, kè, và tu sửa đê; có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc nên tập trung đầu tư cho giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế và phát triển các ngành nghề sản xuất. Do vậy, cơ cấu đầu tư khó có thể đảm bảo hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực.

Trong điều hành kế hoạch đầu tư phát triển, Chính phủ chưa chú trọng đến chương trình đầu tư dài hạn, xem nhẹ tính cân đối trong kế hoạch đầu tư công. Kế hoạch bố trí vốn đầu tư ngày càng khó khăn do Chính phủ quyết liệt thực hiện chủ trương thắt chặt đầu tư.

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật, chính sách của nước ta không có một văn bản pháp lý nào quy định thế nào là đầu tư công, chưa hề có sự xác định về phạm vi của đầu tư công đến đâu, vai trò điều tiết, “kiến tạo phát triển” của nhà nước như thế nào, nhà nước định hướng đầu tư công phát triển đến mức độ nào và làm thế nào để quản lý và thúc đẩy sự phát triển đầu tư công phù hợp với quy mô và trình độ phát triển kinh tế – xã hội.

Hiện tại đang tồn tại khoảng trống pháp lý để điều chỉnh những vấn đề cốt lõi của hoạt động đầu tư công. Đó là chính quyền địa phương đầu tư bằng phương thức nào, cơ chế thu hút sự tham gia của các tổ chức kinh tế vào hoạt động như thế nào; cách thức lập kế hoạch đầu tư, phân bổ và quản lý vốn và các nguồn lực đầu tư gắn với trách nhiệm về phân cấp ngân sách như thế nào; trách nhiệm tổ chức thực hiện quá trình đầu tư và khai thác dự án đầu tư, trách nhiệm giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư trong và sau khi hoàn thành dự án đầu tư….

Chính phủ chưa có một chương trình toàn diện, quyết liệt, hiệu quả trong việc chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát trong quá trình đầu tư nói chung và đầu tư công từ ngân sách nhà nước nói riêng.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Việc phân bổ vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước vẫn còn dàn trải, số vốn bình quân phân bổ cho các dự án hàng năm thấp, nguồn vốn chung có ít, trong lúc phải đầu tư cho rất nhiều các dự án, chương trình dẫn tới tình trạng chậm tiến độ kéo dài, chậm đưa vào sử dụng, làm gia tăng chi phí đầu tư một phần cũng là do việc phân cấp quá triệt để cho các địa phương, trong khi cấp tỉnh lại không giám sát được hết quá trình quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư công mà cấp huyện thực hiện. Bên cạnh đó, chế độ thông tin báo cáo, kiểm tra, giám sát trong một số khâu chưa được điều chỉnh tương xứng, nên công tác thống kê, tổng hợp, đánh giá gặp nhiều khó khăn. Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước chưa thường xuyên, chưa liên tục hoặc còn chồng chéo dẫn đến hiệu quả công tác giám sát còn thấp.

Thiếu sót trong khâu khảo sát, thiết kế, lựa chọn thiết bị, công nghệ dẫn đến chất lượng công trình kém gây hư hỏng, giảm tuổi thọ. Cùng với đó là năng lực yếu kém của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tư vấn (khảo sát, thiết kế, giám sát), nhà thầu là những nguyên nhân gây thất thoát lãng phí trong giai đoạn thực hiện đầu tư.

UBND tỉnh chưa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đã được phân cấp quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước. Quá trình đồng ý chủ trường đầu tư, phê duyệt quyết định dự án chưa gắn liền với việc bố trí vốn cho dự án hoặc có tình trạng quyết định nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án ghi chung  là vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác dẫn đến các dự án đều được phê duyệt, nhưng không có vốn, không xác định được nguồn vốn cân đối hoặc thiếu vốn để triển khai. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Công tác chỉ đạo điều hành của các cấp quản lý từ tỉnh đến huyện, thị, xã phường, thị trấn ở một số nơi còn chưa quyết liệt; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong triển khai các công việc liên quan đến hoạt động đầu tư công từ ngân sách nhà nước chưa thật sự chặt chẽ, gắn kết.

Các ban quản lý dự án, chủ đầu tư và các tổ chức tư vấn thiếu năng động, linh hoạt, chậm nghiên cứu các quy định, hướng dẫn hiện hành và tâm lý chây ì, ỷ lại còn cao.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chậm đề xuất những giải pháp đồng bộ để khắc phục những yếu kém về công tác quy hoạch, đặc biệt là quản lý nhà nước về quy hoạch và kế hoạch đầu tư.

Công tác phản biện xã hội đối với các dự án đầu tư công từ ngân sách nhà nước chưa được coi trọng. Ý kiến phản biện nếu có cũng không được nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu. Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN.

Công tác giám sát cộng đồng, khuyến khích người dân tham gia theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư nhằm kịp thời phát hiện, phản ánh các sai phạm trong quá trình đầu tư nhằm kịp thời phát hiện, phản ánh các sai phạm trong quá trình đầu tư chưa được quan tâm thể chế hóa thành các quy định của pháp luật.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993