Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân uyên, tỉnh Bình Dương dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội, văn hóa giáo dục của thị xã Tân Uyên

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa phương 

Đặc điểm điều kiện tự nhiện

Ngày 30/3, Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) đã tổ chức lễ công bố thành lập thị xã Tân Uyên, sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/4 theo Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ.Theo Nghị quyết 136/NQ-CP, huyện Tân Uyên tách ra thành lập thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên. Thị xã Tân Uyên có 19.249,20 ha diện tích tự nhiên và 190.564 nhân khẩu.Về địa giới hành chính thị xã Tân Uyên, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai; phía Tây giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát; phía Nam giáp thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An và tỉnh Đồng Nai; phía Bắc giáp huyện Bắc Tân Uyên.Thị xã Tân Uyên có sáu phường gồm Uyên Hưng,Tân Phước Khánh, Thạnh Phước, Tân Hiệp, Khánh Bình và Thái Hòa và sáu xã gồm Bạch Đằng, Thạnh Hội, Vĩnh Tân, Tân Vĩnh Hiệp, Hội Nghĩa, Phú Chánh.Tân Uyên là địa phương nằm trong vùng Chiến khu Đ, có bề dày cách mạng với nhiều địa danh anh hùng đã đi vào lịch sử. Phát huy truyền thống đó, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tân Uyên không ngừng nỗ lực, đoàn kết một lòng, từng bước đưa nền kinh tế của địa phương phát triển, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân, quốc phòng-an ninh được giữ vững…

Đặc điểm kinh tế, xã hội địa phương: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Ngoài các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết đã đề ra, địa phương đặc biệt quan tâm đến mục tiêu phát triển nhằm bảo đảm an sinh xã hội, chăm sóc các đối tượng chính sách, đền ơn đáp nghĩa, các hộ dân thuộc diện nghèo. Đặc biệt, thị xã cũng bảo đảm nhu cầu an cư, lạc nghiệp của người lao động thông qua phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp…Để thực hiện mục tiêu này, ngoài sự đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, thị xã cũng sẽ kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư theo hướng xã hội hóa. Với các khu, cụm công nghiệp hiện hữu, cùng với lợi thế địa lý phát triển hệ thống cảng sông, kho bãi, dịch vụ kho vận…, Tân Uyên sẽ tăng cường thu hút đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đẩy mạnh phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ, đô thị.

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh và Nghị quyết của HĐND thị xã về phát triển kinh tế, trong 9 tháng qua đã có 25 doanh nghiệp trong nước, 61 doanh nghiệp nước ngoài được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên địa bàn thị xã. Lũy kế đến nay TX.Tân Uyên có 619 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 7.486 tỷ đồng và 363 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 2,386 tỷ USD.

Hiện nay các dự án đầu tư được bố trí tập trung vào các khu, cụm công nghiệp đã xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng như Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, Khu công nghiệp – đô thị Tân Uyên, Cụm công nghiệp Tân Hiệp…, phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp tại địa bàn thị xã bảo đảm thực hiện đúng theo quy trình về ngành nghề đầu tư của UBND tỉnh, hạn chế ô nhiễm môi trường và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Sau khi thực hiện chia tách huyện Tân Uyên để thành lập TX.Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên, đến nay trên địa bàn thị xã có 2 khu và 3 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.900 ha và các khu vực phát triển sản xuất công nghiệp tập trung ở những phường như Uyên Hưng, Tân Phước Khánh… Từ đầu năm đến nay, các công ty trên địa bàn đã giải quyết việc làm cho trên 5.980 lao động trong và ngoài tỉnh, đồng thời đóng góp phần lớn nguồn thu cho ngân sách thị xã.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Tình hình giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên

Bảng 2.1. Bảng xếp loại hạnh kiểm học sinh cấp THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, năm học: 2017-2018 ( Báo cáo tổng kết của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Uyên)

Từ bảng 2.1 cho thấy, các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên luôn có nhiều học sinh đạt hạnh kiểm loại tốt chiếm đa số. Đặc biệt, trường THCS Tân Phước Khách có số lượng học sinh nhiều nhất với 2174 học sinh, trong đó có 1705 học sinh xếp loại tốt chiếm, 78.43%, 18.12% là học sinh khá, 3.45 là học sinh trung bình, không có học sinh yếu kém. Trong khi đó, trường THCS Vĩnh Tân có số lượng học sinh thấp nhất 528 học sinh, và số lượng học sinh loại tốt 86.36 cao nhất trong các trường trên địa bàn, đồng thời số lượng học sinh đạt loại trung bình cũng chỉ chiếm 2.46%. Nhìn chung, trong các trường THCS không có học sinh có hành kiểm yếu và kém. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Bảng 2.2. Bảng xếp loại học lực học sinh cấp THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, năm học: 2017-2018( Báo cáo tổng kết của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Uyên)

Duy trì và từng bước cải thiện các kết quả đã đạt được như trên, bước vào giai đoạn thực hiện đổi mới giáo dục, khẳng định mạnh hơn quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”Thị xã Tân Uyên tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội tham gia công tác giáo dục. Giáo dục Tân Uyên đã không ngừng phát triển số lượng và chất lượng. Năm học 2017-2018, ngành GD&ĐT thị xã Tân Uyên tiếp tục thực hiện chủ đề “Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao, chất lượng bền vững” với phương châm hành động: “Năng động-sáng tạo” và khẩu hiệu hành động “Tận tâm, tận tụy, tận lực, tất cả vì học sinh thân yêu”, tập trung các điều kiện tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, bền vững về chất lượng giáo dục; đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý; quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp, bố trí quỹ đất phù hợp với yêu cầu xây dựng trường học theo hướng hiện đại hóa, trường đạt chuẩn quốc gia; thực hiện các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục văn hóa cho học sinh.

Hiệu suất đào tạo ở bậc tiểu học đạt 98%, ở bậc THCS đạt 91%. HS tốt nghiệp tiểu học và THCS luôn giữ vững tỷ lệ trên 99%. Số lượng HS giỏi các cấp học luôn tăng cao. Ðặc biệt, trường THCS Nguyễn Quốc Phú vừa đón nhận danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2017-2022 nâng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 5/8 trường THCS của thị xã. Những thành tích cao và bền vững đã đạt được, ngành GD&ĐT thị xã được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của Sở GD&ĐT, UBND tỉnh Bình Dương.

Trong năm học 2017-2018 thị xã Tân Uyên với 8 trường THCS có tổng số giáo viên là 619/1825 giáo viên của toàn thị xã tăng 120 giáo viên so với năm học 2016-2017 đủ số lượng giáo viên đảm bảo cho việc giảng dạy ở các trường, tỉ lệ giáo viên trên chuẩn là 99,8%. Số học sinh của cấp THCS là học sinh với 435 lớp. Tróng đó có 4 lớp 6 Tiếng anh tăng cường ở hai trường THCS Tân Phước Khánh và THCS Lê Thị trung. Do số lượng học sinh tăng (riêng tuyển sinh lớp 6 là 3.109 học sinh tăng 138 em so với năm học 2016-2017) vì thế thị xã Tân Uyên đã xây dựng thêm 24 phòng học mới ở các trường đồng thời đẩy mạnh cải tạo hệ thống phòng học mới phục vụ cho việc giảng dạy môn Tiếng anh.

Từ thực tế địa phương, chúng tôi nhận thấy:

  • Mặt mạnh Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Thị xã Tân Uyên có tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh, có tiềm lực về quỹ đất và sự đầu tư, là địa phương có phong trào giáo dục mạnh, nhân dân có truyền thống hiếu học. Đảng bộ và chính quyền các cấp rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Bên cạnh đóđội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đa số yêu nghề yêu trẻ, luôn nhiệt tình, tự trọng và tinh thần trách nhiệm cao. Cơ sở vật chất tại các trường, lớp và trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, ngày càng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học. Song song đó công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh, đã tạo ra các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

  • Hạn chế
  • Về phía giáo viên:

Số giáo viên biến động hàng năm. Việc sắp xếp và phân công thường lệ thuộc vào phân bổ người của PGD-ĐT. Giáo viên tìm hiểu học sinh và đưa ra các biện pháp giáo dục có khi chưa sát thực tế vì không có nhiều thời gian. Đời sống của cán bộ, giáo viên chưa được cải thiện nhiều, một số giáo viên chưa an tâm công tác và chưa dành hết tâm lực cho công tác giáo dục.

  • Về phía học sinh:

Vẫn còn nhiều học sinh con em gia đình lao động nghèo, buôn bán cá thể một số em hoàn cảnh phức tạp cha mẹ ly hôn hoặc làm ăn xa, gửi con cho với ông, bà, chú, bác nuôi dưỡng ít được quan tâm chăm sóc, giáo dục tỉ mỉ. Một số học sinh cha mẹ chưa quan tâm sâu sát, thường lợi dụng các buổi không đến trường, tham gia vào các trò chơi trên mạng internet nên việc tiếp thu bài còn chậm. Ngoài ra một số học sinh ý thức học tập chưa cao, đến lớp không làm bài, không thuộc bài … rất khó khăn trong hoạt động dạy học.

  • Về phía Cha mẹ học sinh

Đa số CMHS thuộc thành phần buôn bán, lao động cá thể, công nhân viên chức, ít có thời gian kiểm tra việc học tập của học sinh. Một số gia đình chưa dành nhiều thời gian nhắc nhở, đôn đốc và kiểm tra việc học tập của con em mình, còn giao khoán cho nhà trường, do vậy việc phối hợp ba môi trường thiếu chặt chẽ, gây hạn chế cho công tác giáo dục và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng học tập của học sinh. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức học sinh và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Qua khảo sát quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh để làm rõ thực trạng từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, Bình Dương.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Để đạt mục tiêu nghiên cứu, nội dung khảo sát bao gồm thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở của thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương dưới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan; Những nguyên nhân thuận lợi và khó khăn cũng như những biện pháp thích hợp trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, Bình Dương hiện nay.

2.2.3. Phương pháp khảo sát và kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Phương pháp khảo sát được thực hiện thông qua thăm do ý kiến giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh học sinh và học sinh bằng bảng hỏi và câu hỏi phỏng vấn. Các phiếu hỏi được gửi đến giáo viên và cán bộ quản lý trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, Bình Dương theo cách tiếp cận ngẫu nhiên. Từ đó, người nghiên cứu sử dụng phầm mềm SPSS 20.0 thực hiện phân tích dữ liệu thu thập được bằng cách tính %, trung bình và độ lệch chuẩn và xếp hạng các mệnh đề khảo sát theo qui ước cụ thể.

Sau khi xây dựng bảng hỏi và hỏi ý kiến chuyên gia về lĩnh vực quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Chúng tôi nhận thấy bảng hỏi có độ tin cậy và có tính khả thi thông qua kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là =7.06.

2.2.4. Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng

Người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương dành cho giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh theo phụ lục 1 và 2. Ngoài ra, người nghiên cứu còn xây dựng nội dung các câu hỏi để thực hiện phỏng vấn đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh, cũng như phiếu quan sát giờ học trong phụ lục 2 và 3.

2.2.5. Đối tượng khảo sát Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Đối tượng khảo sát bao gồm giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh. Trong đó, giáo viên và cán bộ quản lý là 170 phiếu (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên phụ trách giảng dạy liên quan đến hoạt động giáo dục đạo đức và giáo viên chủ nhiệm lớp) của các trường như: Trường THCS Vĩnh Tân, Nguyễn Quốc Phú, Khánh Bình, Huỳnh Văn Lũy, Tân Phước Khánh, Thái Hòa, Hội Nghĩa và Trường THCS Lê Thị Trung. Số lượng phiếu khảo sát dành cho học sinh là 200 phiếu (học sinh thuộc khối lớp 6 và lớp 9). Số lượng phiếu được phân bổ cho các đối tượng như sau:

Giáo viên và cán bộ quản lý: Số lượng phiếu thu về 159 đạt 159/170=94%, về đặc điểm của đối tượng khảo sát được thể hiện trong bảng 2.3, cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát đặc điểm của giáo viên và cán bộ quản lý tại các trường THCS trên địa bàn TX Tân Uyên tỉnh Bình Dương

Từ bảng 2.3 cho thấy, mẫu khảo sát được phân bổ tương đối đồng đều trong 8 trường như sau: Trường THCS Vĩnh Tân chiếm 16.4%, THCS Nguyễn Quốc Phú 11.9%, THCS Khánh Bình 13.2%, THCS Huỳnh Văn Lũy 11.9%, THCS Tân Phước Khánh 10.7%, THCS Thái Hòa 10.7%, THCS Hội Nghĩa 11.9%, THCS Lê Thị Trung 13.2%. Trong đó, Hiệu trưởng chiếm 5%, Phó hiệu trưởng 3.1%, Tổ trưởng chuyên môn là 7.5% và giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp 84.3% chiếm tỷ lệ lớn nhất trong mẫu khảo sát. Tỷ lệ nam nữ trong mẫu khảo sát cho thấy có sự chênh lệch cao, nữ chiếm 43.4%, trong khi Nam là 55.3%, chỉ có 1.3% là không xác định rõ giới tính và được thể hiện qua biểu đồ 2.1 như sau:

Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát về giới tính của giáo viên và cán bộ quản lý tại các trường THCS trên địa bàn TX Tân Uyên tỉnh Bình Dương

Ngoài ra, các giáo viên và cán bộ quản lý làm việc trong ngành giáo dục có thâm niên lâu năm từ 10 đến 20 năm chiếm 24.5%, trên 20 năm là 1.3%, dưới 5 năm là 35.8%, thâm niên từ 5 đến dưới 10 năm chiếm 38.4%. Bên cạnh đó, phần lớn giáo viên đều có bằng cử nhân, với 73.6% là giáo viên và cán bộ quản lý đã có bằng cử nhân, cao đẳng chiếm 8.2% và được thể hiện rõ thông qua biểu đồ 2.2, cụ thể như: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Biểu đồ 2.2: Kết quả khảo sát về trình độ chuyên môn của giáo viên và cán bộ quan lý tại các trường THCS trên địa bàn TX Tân Uyên tỉnh Bình Dương.

Với cơ cầu về trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên và các trường trên là điều kiện thuận lợi giúp nhà trường thực hiện tốt trong các hoạt động giáo dục bởi họ đủ thời gian để hiểu về đặc điểm lao động của ngành sư phạm và gắn bó với nghề, tuy nhiên trong công tác quản lý họ chưa được đào tạo – bồi dưỡng đầy đủ với 78.6% là chưa từng tham gia bồi dưỡng về công tác quản lý, chỉ có 21.4% đã từng tham gia, với tỷ lệ này có thể những giáo viên chưa được tham gia thực hiện lớp bồi dưỡng công tác quản lý.

Đối với học sinh: Số phiếu phát ra là 200 phiếu được phân bố trong 8 trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, Bình Dương cho 2 khối học bao gồm khối lớp 6 và khối lớp 9, số phiếu thu về là 195 đạt 195/200=97.5%, thông tin đối tượng khảo sát được thể hiện qua bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát đặc điểm học sinh các trường THCS trên địa bàn TX Tân Uyên tỉnh Bình Dương

Từ bảng 2.4 cho thấy, mẫu khảo sát là học sinh được phân bố đồng đều trong các trường THCS, bao gồm: Trường THCS Vĩnh Tân chiếm tỷ lệ thấp nhất với 8.2%, THCS Nguyễn Quốc Phú 12.8%, THCS Khánh Bình 11.8%, THCS Tân Phước Khánh 10.8%, THCS Thái Hòa chiểm 13.8%, THCS Hội Nghĩa 14.4%, THCS Lê Thị Trung là 14.9% cao nhất trong các trường. Trong đó, các em khối lớp 6 chiếm 55.4%, các em khối lớp 9 chiếm 44.6%. Về tỷ lệ nam nữ, nam chiếm tỷ lệ cao hơn với 56.4%, còn lại 43.6% là nữ giới.

2.2.6. Qui ước thang đo Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Người nghiên cứu tiến hành thu thập các phiếu khảo sát từ giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh và phụ huynh học sinh để tổng hợp và xử lý thống kê dữ liệu qua sự hỗ trợ từ phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, ứng với mỗi mức độ được tính điểm như sau:

  • Rất thường xuyên/rất quan trọng/rất tốt: 5 điểm
  • Thường xuyên/quan trọng/ tốt: 4 điểm
  • Thỉnh thoảng/ít quan trọng/trung bình: 3 điểm
  • Không thường xuyên/không quan trọng/yếu: 2 điểm
  • Hoàn toàn không thường xuyên/hoàn toàn không quan trọng/kém:1 điểm Từ đó, thang đo được quy ước như sau: Điểm trung bình cộng: ĐTB =
  • Mức 5: 4,3£ £ 5,0: mức cao, ứng với mức rất thường xuyên/rất quan trọng/rất tốt;
  • Mức 4:3,5£ £ 4,2: mức khá cao, ứng với mức thường xuyên/quan trọng/ tốt;
  • Mức 3:2,7£ £ 3,4: mức trung bình, ứng với mức thỉnh thoảng/ít quan trọng/trung bình;
  • Mức 2:1,9£ £ 2,6: mức yếu, ứng với mức không thường xuyên/không quan trọng/yếu;
  • Mức 1:1,0£ £ 1,8: mức kém, ứng với mức hoàn toàn không thường xuyên/hoàn toàn không quan trọng/kém

Kết quả xử lý thống kê được thể hiện trong phụ lục 6.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các Trường Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh của các đối tượng khảo sát

Nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức trong các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên được thể hiện trong bảng 2.5, như sau:

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức của các đối tượng tham gia khảo sát

Từ bảng 2.5 cho thấy, đội ngũ giáo viên và học sinh trong các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên có nhận thức cao về tầm quan trọng trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong đó, đối với học sinh đạt mức 4, mức cao trong thang đo về mức độ cần thiết, ứng với điểm trung bình 3.77 điểm. Đối với giáo viên, điểm trung bình là 4.50 điểm và độ lệch chuẩn là 0.75 cho thấy có sự đồng nhất trong đánh giá, và đạt mức 5 mức cao nhất trong thang đo. Từ đó cho thấy, giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh đều có sự nhận thức cao về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.3.2. Thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động giáo dục đạo đức học sinh của giáo viên và cán bộ quản lý Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Kết quả khảo sát từ các cán bộ quản lý và giáo viên về mục tiêu hoạt động giáo dục các trường THCS được thể hiện trong bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát nhận thức về mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức của giáo viên và cán bộ quản lý

Từ bảng 2.6 cho thấy, mục tiêu hoạt động giáo dục được giáo viên và cán bộ quản lý, cụ thể:

Đối với kiến thức đạo đức: với nội dung hiểu biết về một số chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi được đánh giá với điểm trung bình 2.29 điểm thể hiện sự đồng nhất cao trong đánh giá mức độ, Tuy nhiên về hiểu biết một số chuẩn mức hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi từ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS tại thị xã Tân Uyên chưa được coi trọng và quan tâm.

Đối với kỹ năng đạo đức: Việc hình thành kỹ năng nhận xét đánh giá hành của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực xã hội; Hình thành kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản cụ thể của cuộc sống được giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá ở mức 3, mức độ trung bình. Từ đó, việc hình thành kỹ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực xã hội cũng như việc hình thành kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ được đội ngũ giáo viên các trường THCS thị xã Tân Uyên nhưng chỉ mức trung bình;

Đối với hành vi – thái độ đạo đức: Trong các nội dung, Tham gia tích cực các hoạt động phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau; Yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái xấu được giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá rất cao. Với mục tiêu tham gia tích cực các hoạt động phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, tương thân tương ái giúp đỡ nhau và yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ái, cái xấu được sự quan tâm từ giáo viên và cán bộ quản lý trong quá trình hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, Bình Dương.

Nhìn chung, về mục tiêu hoạt động GDĐĐ cho học sinh trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên được sự quan tâm, đặc biệt về hành vi – thái độ đạo đức như việc tham gia tích cực các hoạt động phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau và yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái xấu được quan tâm sâu sắc nhất từ giáo viên và cán bộ quản lý trong các trường. Tuy nhiên, việc hiểu biết về một số chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi cũng như hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện theo các hành vi chuẩn mực đạo đức chưa được sự quan tâm coi trọng trong mục tiêu của hoạt động giáo đạo đức cho học sinh trong các trường trên địa bàn Thị xã Tân Uyên, Bình Dương.

Mối tương quan giữa kiến thức đạo đức, kỹ năng đạo đức và hành vị – thái độ đạo đức được thể hiện qua bảng 2.7(Phụ lục7) như sau: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Kiến thức đạo đức và kỹ năng đạo đức có sự tương quan thấp, với giá trị r = 0.164 giữa biến Hiểu biết về một số chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi và biến Hình thành kỹ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực xã hội. Đồng thời giá trị Sig.=0.038<0.05 thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Từ đó, sự hiểu biết cao về một số chuẩn mực hành vi sẽ giúp các em hình thành tốt kỹ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh.

Ngoài ra, kiến thức đạo đức và hành vi – thái độ cũng có sự tương quan, sự tương quan cao nhất giữa biến Hiểu biết về một số chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi và biến Tham gia tích cực các hoạt động phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau với r=0.286 và Sig.=0.000<0.05 thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Từ đó, sự hiểu biết cao về một số hành vi chuẩn mực sẽ giúp các em phát huy tích cực trong các hoạt động tôn sư trọng đạo, tương thân tương ái.

Bên cạnh đó, kỹ năng đạo đức và hành ví – thái độ đạo đức cũng có sự tương quan, sự tương quan cao nhất thể hiện giữa biến Hình thành kỹ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực xã hội và biến Có thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân và có trách nhiệm với hành động của mình với giá trị tương quan r=0.283, và Sig.=0.000<0.05 thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Từ đó, việc hình thành được kỹ năng nhận xét đánh giá hành vi bản thân và người thân sẽ giúp các em tự tin hơn vào khả năng của mình và sống có trách nhiệm với những gì mình làm.

2.3.3. Thực trạng nhận thức về nhiệm vụ hoạt động giáo dục đạo đức của đội ngũ giáo viên và học sinh

Kết quả khảo sát từ học sinh, cán bộ quản lý và giáo viên về nhiệm vụ hoạt động giáo dục các trường THCS được thể hiện trong bảng 2.8 .

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát nhận thức về nhiệm vụ của hoạt động GDĐĐ

Từ bảng 2.8 cho thấy, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh được lồng ghép với giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, lao động – hướng nghiệp được học sinh, cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Tân Uyên, Bình Dương đánh giá cao về tầm quan trọng cụ thể như:

  • Giáo dục đạo đức Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Việc bồi dưỡng cho học sinh những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức sơ đẳng trong các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội và với tự nhiên được giáo viên, cán bộ quản lý đánh giá đạt mức 4 và học sinh đánh giá đạt mức 5 mức độ cao. Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn dao động mức 0.64 và 0.71 đã thể hiện sự đồng nhất cao trong đánh giá nội dung này. Từ đó, các trường đã quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng cho học sinh những hiểu biết về các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội và với tự nhiên trong nhiệm vụ của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Tương tự, bồi dưỡng cho các em những xúc cảm, tình cảm tích cực với các chuẩn mực hành vi đạo đức; Rèn luyện các em hành vi và thói quen thực hiện hành vi phù hợp với chuẩn mực đã được quy định cũng được giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh đánh giá cao tầm quan trọng và đồng nhất. Trong đó, đối với giáo viên và cán bộ quản lý đạt mức 4, mức độ cao trong thang đó đánh giá mức độ quan trọng, đối với học sinh là mức 5. Đồng thời, qua kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình trong đánh giá của giáo viên và học sinh trong nội dung“bồi dưỡng cho các em những xúc cảm, tình cảm tích cực với các chuẩn mực hành vi đạo đức” cho thấy giá trị Sig.=0.031<0.05, thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trị trung bình trong đánh giá giữa học sinh và giáo viên, và được học sinh đánh giá với điểm trung bình cao hơn giáo viên hay học sinh hài lòng về những xúc cảm, tình cảm, hành vi đã được bồi dưỡng. Từ đó, việc bồi dưỡng cho các em những cảm xúc tích cực, rèn luyện các hành vi và thói quen thực hiện hành vi phù hợp với chuẩn mực đã được quy định cũng được các trường xem là nhiệm vụ quan trọng để lồng ghép trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường THCS tại thị xã Tân Uyên.

  • (2) Giáo dục trì tuệ

Với nhiệm vụ tổ chức, điều khiển người học nắm vững hệ thống tri thức khoa học, phổ thông cơ bản, hiện đại, phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn về tự nhiên, xã hội, con người được giáo viên, học sinh và cán bộ quản lý đánh giá cao với điểm trung bình từ 3.62 đến 4.02và độ lệch chuẩn rất thấp ở mức 0.66 đến 0.74 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá ở mức độ 4, mức cao trong thang đo các mức độ quan trọng, trong đó, giá trị Sig.=0.007<0.05 thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong đánh giá giữa giáo viên và học sinh, cụ thể giáo viên đánh giá thấp hơn học sinh về nội dung này. Từ đó, trong nhiệm vụ hoạt động giáo dục đạo đức nhà trường đã giúp học sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học, phù hợp vợi thực tiễn xã hội.

Bên cạnh đó, việc luyện cho người học hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, phẩm chất trí tuệ; Bồi dưỡng cho người học thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người công dân chưa được đánh giá cao về mức độ quan trọng. Từ đó, việc lồng ghép nội dung giáo dục trí tuệ với nhiệm vụ luyện cho người học hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, phẩm chất trí tuệ trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên chưa được quan tâm coi trọng, đặc biệt là học sinh.

  • (3) Giáo dục thẩm mỹ Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Với nhiệm vụ giáo dục cho học sinh năng lực nhận thức và cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật cũng như vẻ đẹp chân chính ở mỗi con người. Từ đó, việc giáo dục cho học sinh năng lực nhận thức và cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống, trong nghệ thuật và vể đẹp chân chính được quan tâm và xem là nhiệm vụ để lồng ghép trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường.

Mặt khác, với nhiệm vụ bồi dưỡng những xúc cảm, tình cảm, những thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn trước cái đẹp; Giáo dục học sinh thái độ đúng đắn khi nhận xét, đánh giá cái đẹp trong cuộc sống và nghệ thuật, góp phần làm cho cuộc sống đẹp hơn ít được giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh đánh giá cao. Việc bồi dưỡng những xúc cảm, tình cảm, những thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn trước cái đẹp chưa được xem là nhiệm vụ quan trọng để lồng ghép trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, Binh Dương.

  • (4) Lao động – hướng nghiệp

Trong các nhiệm vụ giáo dục về lao động – hướng nghiệp chưa được đánh giá cao. Trong đó, nhiệm vụ truyền đạt và lĩnh hội hệ thống tri thức cơ bản về các loại hình lao động phổ biến nguyên tắc chung của lao động, những kỹ năng sử dụng các công cụ lao động phổ thông, phổ biến, hình thành tư duy kỹ thuật, sáng tạo được đánh giá cao nhất trong các nhiệm vụ.

Ngoài ra, các nhiệm vụ khác đạt mức 2, mức độ yếu trong thang đo mức độ quan trọng.Trong đó, kết quả so sánh trong đánh giá của nội dung “Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh, khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề giữa giáo viên và học sinh với Sig.=0.013 và Sig.=0.046 cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% về giá trị trung bình, học sinh đánh giá cao hơn giáo viên trong các nội dung trên. Từ đó, nhiệm vụ giáo dục học sinh tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề, hướng dẫn học sinh đi vào những nghề đang thu hút lao động trẻ cũng như tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề chưa được các trường quan tâm và xem là nhiệm vụ để lồng ghép trong hoạt động GDĐĐ học sinh tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên.

2.3.4. Thực trạng đánh giá về nội dung của hoạt động giáo dục đạo đức Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Kết quả khảo sát từ cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung trong hoạt động GDĐĐ tại các trường THCS được thể hiện trong bảng 2.9, như sau:

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát nội dung của hoạt động giáo dục đạo đức

Từ bảng 2.9 cho thấy, nội dung giáo dục các phẩm chất đạo đức truyền thống cho học sinh được giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá cao mức độ thường xuyên với điểm trung bình 4.48 điểm thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá. Mức độ đánh giá đạt mức 5. Từ đó, nội dung giáo dục phẩm chất đạo đức truyền thống cho học sinh được các trường rất thường xuyên thực hiện.

Tương tự, nội dung giáo dục tri thức đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức cũng được giáo viên và cán bộ đánh giá cao mức độ thường xuyên. Từ đó, các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên thường xuyên thực hiện giáo dục cho học sinh. Tuy nhiên, nội dung giáo dục tình cảm, giáo dục lý tưởng đạo đức cho học sinh chưa được đánh giá cao mức độ thường xuyên, với điểm trung bình tương ứng là 2.11 và 2.51, độ lệch chuẩn rất thấp từ 0.31 đến 0.50 thể hiện sự đồng nhất cao trong đánh giá ở nội dung này.

Nhìn chung, các nội dung giáo dục các phẩm chất đạo đức truyền thống, giáo dục tri thức, giá trị đạo đức được các trường THCS trên địa bàn thị xã quan tâm, thường xuyên thực hiện. Các nội dung giáo dục tình cảm và lý tưởng đạo đức ít được các trường thực hiện trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.3.5. Thực trạng đánh giá về phương pháp của hoạt động giáo dục đạo đức

Kết quả khảo sát từ cán bộ quản lý và giáo viên về phương pháp của hoạt động GDĐĐ tại các trường THCS được thể hiện trong bảng 2.10 cụ thể như sau:

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát phương pháp của hoạt động giáo dục đạo đức

Từ bảng 2.10 cho thấy, phương pháp phát động thi đua, rèn luyện đạo đức được giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá rất thấp mức độ thường xuyên, từ đó, các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên chưa sử dụng phương pháp thi đua, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Ngoài ra, phương pháp tập thói quen và phương pháp thúc đẩy cũng chưa được đánh giá cao mức độ thường xuyên, mức đánh giá chỉ đạt mức 1 và 2, mức độ yếu kém trong thang đo mức độ thường xuyên. Cho nên các trường thỉnh thoảng sử dụng phương pháp tập thói quen và phương pháp thúc đẩy để thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh.

Các phương pháp như: phương pháp thuyết phục, phương pháp nêu gương,phương pháp khen thưởng, trách phạt.Trong đó, phương pháp khen thưởng, trách phạt và phương pháp nêu ngươi “người tốt việc tốt” được các trường quan tâm và thường xuyên thực hiện để giáo dục đạo đức cho học sinh. Đặc biệt, phương pháp nêu gương thể hiện sự đồng nhất cao trong đánh giá và mức độ đánh giá đạt mức 5 trong thang đo mức độ thường xuyên.

Nhìn chung, trong quá trình thực hiện hoạt động GDĐĐ cho học sinh, các trường thường xuyên sử dụng phương pháp nêu gương người tốt việc tốt cũng như khen thưởng và trách phạt. Phương pháp phát động phong trào thi đua, rèn luyện, thúc đẩy và tập thói quen chưa được thực hiện thường xuyên trong hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

2.3.6. Thực trạng đánh giá về hình thức trong hoạt động giáo dục đạo đức Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Kết quả khảo sát từ cán bộ quản lý và giáo viên về hình thức của hoạt động GDĐĐ tại các trường THCS được thể hiện trong bảng 2.11, cụ thể như sau:

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát hình thức hoạt động giáo dục đạo đức

Từ bảng 2.11 cho thấy, Thông qua dạy môn giáo dục công dân và các môn học khác như: Lịch sử, Địa lý, tiếng Việt được giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá cao mức độ thường xuyên, với giá trị trung bình 4.28 điểm, đạt mức 5, mức độ khá cao trong thang đo đánh giá mức độ thường xuyên. Đồng thời, độ lệch chuẩn rất thấp 0.54 đã thể hiện sự đồng nhất cao trong đánh giá mức độ thường xuyên. Từ đó, hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên thông qua hình thức dạy môn giáo dục công dân và các môn học khác như: Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn được thực hiện rất thường xuyên.

Bên cạnh đó, Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa như: tham quan, du lịch; Thông qua sự kết hợp giữa các lực lượng giáo dục bao gồm: giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức Đoàn/Hội được giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá rất thấp, với giá trị trung bình từ 1.36 đến 1.47 điểm đạt mức 1, mức kém trong thang đo đánh giá mức độ thường xuyên. Đồng thời, qua trò một số học sinh trong các trường, phần lớn các em cho rằng “các em chưa được tổ chức giáo dục đạo đức thông qua ngoại khoá, tham quan, du lịch, hay thăm các di tích lịch sử mà chỉ được giáo viên cho xem những tư liệu, những video về những tình huống liên quan đến hành vi, đạo đức”. Từ đó, việc tổ chức cho học sinh tham quan, du lịch hay phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh là không thường xuyên.

2.4. Kết quả khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

2.4.1. Thực trạng về kế hoạch giáo dục đạo đức

Kết quả khảo sát từ cán bộ quản lý và giáo viên về xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức tại các trường THCS được thể hiện trong bảng 2.12, cụ thể như sau:

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức

Từ bảng 2.12 cho thấy, giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá cao mức độ thường xuyên về việc bám sát hướng dẫn chỉ đạo của Sở, Bộ GD&ĐT trong xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức với giáo trị trung bình là 3.53, độ lệch chuẩn là 0.61 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá, mức độ đánh giá đạt mức 4, mức cao trong thang đo đánh giá mức độ thường xuyên. Tuy nhiên, đánh giá về tính hiệu quả thì chưa được đánh giá cao. Từ đó, trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên thường xuyên bám sát theo hướng dẫn chỉ đạo của Sở và Bộ GD&ĐT những chưa mang lại hiệu quả. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Việc xác định được thực trạng đạo đức của học sinh được các giáo viên và cán bộ quản lý trong các trường đánh giá cao mức độ thường xuyên, với giá trị trung bình là 3.05, độ lệch chuẩn 0.67, đạt mức 3, mức độ thỉnh thoảng trong thang đo. Về tính hiệu quả cũng được đánh giá cao. Từ đó, trong xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên đã thực hiện thường xuyên và hiệu quả trong việc xác định được thực trạng đạo đức của học sinh. Tương tự, xây dựng kế hoạch phù hợp, nghiêm túc, cụ thể theo định kỳ, tháng, năm, học kỳ cũng được giáo viên và cán bộ đánh giá ở mức 4 đối với mức độ thường xuyên thực hiện và mức 3 đối với mức độ hiệu quả thực hiện. Vậy, khi xây dựng kế hoạch cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, các trường đã thực hiện thường xuyên và hiệu quả việc xác định thực trạng đạo đức của học sinh cũng như xây dựng kế hoạch phù hợp, nghiêm túc và cụ thể.

Bên cạnh đó, việc đưa ra dự báo diễn biến về đạo đức học sinh chưa được giáo viên và cán bộ các trường đánh giá cao mức độ thường xuyên và hiệu quả. Mức độ thường xuyên và hiệu quả trong thang đo chỉ đạt mức độ 1, mức độ kém. Từ đó, trong quá trình xây dựng kế hoạch, việc đưa ra dự báo diễn biến về đạo đức học sinh chưa được các trường thường xuyên thực hiện, đồng thời kết quả mang lại kém hiệu quả.

Nhìn chung, trong quá trình xây dựng kế hoạch cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS trên đị bàn thị xã Tân Uyên thường xuyên thực hiện và mang lại hiệu quả cao về việc xác định được thực trạng đạo đức của học sinh tại trường cũng như việc xây dựng kế hoạch phù hợp nghiêm túc, cụ thể theo năm, kỳ học. Tuy nhiên, các trường chưa thực hiện hiệu quả và thường xuyên việc đưa ra dự báo diễn biến về đạo đức học sinh tại trường.

2.4.2. Thực trạng về tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Kết quả khảo sát từ cán bộ quản lý và giáo viên về tổ chức thực hiện kếhoạch hoạt động giáo dục đạo đức tại các trường THCS được thể hiện trong bảng 2.13, cụ thể như sau:

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ

Từ bảng 2.13 cho thấy, trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho học sinh, việc thực hiện theo kế hoạch đã được xây dựng được giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá cao mức độ thường xuyên với giá trị trung bình 4.33, độ lệch chuẩn thấp 0.53 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá, đạt mức 5, mức độ cao nhất trong thang đo mức độ thường xuyên. Bên cạnh đó, mức độ đánh giá sự hiệu quả đạt mức 3, mức trung bình trong thang đo. Từ đó, trong tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên tổ chức thực hiện theo kế hoạch thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Tương tự, việc Phân công cụ thể công tác giáo dục đạo đức cho tập thể cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh; Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục đạo đức; Quản lý việc soạn bài, giờ lên lớp của giáo viên; Cơ sở vật chất và trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạo đức; Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tham gia GDĐĐ; Xây dựng chính sách, biện pháp giúp giáo viên phát huy vai trò, động lực GDĐĐ; Sử dụng đồng bộ các phương pháp GDĐĐ được giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá tương đối cao, các giá trị trung bình dao động từ 2.81 đến 3.64 điểm, đạt mức 3 và mức 4 trong thang đo mức độ thường xuyên và hiệu quả. Trong đó, riêng việc quản lý việc soạn bài giờ lên lớp của giáo viên được giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá mức độ thường xuyên với giá trị trung bình 3.64, đạt mức 4, mức cao trong thang đo đánh giá mức độ thường xuyên, độ lệch chuẩn 0.68 thể hiện sự đồng nhất cao trong đánh giá, đồng thời, giá trị trung bình đánh giá hiệu quả là 3.51 đạt mức 4, mức độ tốt trong thang đo hiệu quả. Từ đó, trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, các trường đã thực hiện hiệu quả và thường xuyên việc quản lý soạn bài giờ lên lớp của giáo viên tại trường.

Bên cạnh đó, nội dung như Tuyên truyền vận động nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục; Phương pháp phải phù hợp với đặt điểm tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với từng thể loại hoạt động giáo dục đạo đức được giáo viên và cán bộ quản lý các trường đánh giá cao mức độ thường xuyên với giá trị trung bình là 4.22 đến 4.52, độ lệch chuẩn dao động mức 0.5 thể hiện sự đồng nhất cao trong đánh giá, mức độ đánh giá đạt mức 5, mức cao nhất trong thang đo mức độ thường xuyên. Đối với tính hiệu quả cũng được đánh giá cao, đạt mức điểm trung bình 3.75 và 3.81, độ lệch chuẩn cũng mức 0.6 cho thấy có sự đồng nhất trong đánh giá tính hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, qua trò chuyện từ một số giáo viên tham gia trong hoạt động giáo dục đạo đức, phần lớn họ cho rằng “BGH nhà trường rất quan tâm và thường xuyên tổ chức hướng dẫn cho đội ngũ giáo viên cách thức nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, để sử dụng phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp, linh hoạt”. Từ đó, trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, các trường đã thực hiện hiệu quả và thường xuyên việc tuyên truyền vận động nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục cũng như phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và phù hợp với từng thể loại hoạt động giáo dục đạo đức.

Tuy nhiên, các nội dung khác như: Tổ chức phổ biến cho giáo viên nắm rõ mục tiêu giáo dục đạo đức; Xác định nhu cầu đội ngũ giáo viên tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh về số lượng lẫn chất lượng để phân công giảng dạy phù hợp; Khảo sát đánh giá năng lực giáo viên tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh không được các giáo viên và cán bộ quản lý các trường đánh giá cao mức độ thường xuyên và hiệu quả, các mức độ đánh giá chỉ đạt mức 1, và 2. Trong đó, việc thực hiện khảo sát đánh giá năng lực giáo viên tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh được đánh giá với giá trị trung bình 1.43, độ lệch chuẩn 0.53, đạt mức 1 trong thang đo đối với đánh giá mức độ thường xuyên. Đối với đánh giá hiệu quả, giá trị trung bình cũng chỉ 1.37, đạt mức 1, mức đánh giá thấp nhất trong thang đo hiểu quả, độ lệch chuẩn là 0.48 thể hiện sự đồng nhất cao trong đánh giá. Từ đó, trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên chưa thực hiện hiệu quả và thường xuyên việc phổ biến cho giáo viên nắm rõ mục tiêu giáo dục đạo đức, cũng như việc xác định nhu cầu đội ngũ giáo viên tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh về số lượng lẫn chất lượng để phân công giảng dạy phù hợp. Đặc biệt, việc khảo sát đánh giá năng lực giáo viên tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được thực hiện hiệu quả và thường xuyên nhất trong các trường. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Nhìn chung, trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh, các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên đã thực hiện thường xuyên và hiệu quả việc quản lý soạn bài, giờ lên lớp của giáo viên, cũng như tuyên truyền vận động nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục và sử dụng phương pháp phù hợp với đặt điểm tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với từng thể loại hoạt động GDĐĐ. Tuy nhiên, các trường chưa thực hiện hiệu quả và thường xuyên về phổ biến cho giáo viên nắm rõ mục tiêu GDĐĐ, cũng như việc xác định nhu cầu đội ngũ giáo viên tham gia GDĐĐ cho học sinh về số lượng lẫn chất lượng để phân công giảng dạy phù hợp. Nhất là, về khảo sát đánh giá năng lực giáo viên tham gia GDĐĐ cho học sinh.

2.4.3. Thực trạng về chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Kết quả khảo sát từ cán bộ quản lý và giáo viên về chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ tại các trường THCS được thể hiện trong bảng 2.14, cụ thể như sau:

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ

Từ bảng 2.14 cho thấy, nội dung chỉ đạo các hoạt động của từng bộ phận, từng cá nhân tham gia GDĐĐ, cũng như chỉ đạo giáo viên tuân thủ nội dung chương trình giáo dục cứng của Bộ, và các chương trình phụ được giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá cao về mức độ thường xuyên với giá trị trung bình 4.21 và 4.31 điểm, đạt mức 5. Mức độ cao nhất trong thang đo đánh giá mức độ thường xuyên, độ lệch chuẩn 0.68 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá. Bên cạnh đó, mức độ hiệu quả cũng được đánh giá cao, đạt mức 4, mức độ cao trong thang đo. Từ đó, việc chỉ đạo các hoạt động của từng bộ phận, từng cá nhân tham gia GDĐĐ cũng như chỉ đạo giáo viên tuân thủ nội dung chương trình giáo dục chính của Bộ GD&ĐT và các chương trình phụ là thường xuyên và đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, chỉ đạo kịp thời động viên, khuyến khích các bộ phận, các cá nhân thực hiện đúng tiến độ của kế hoạch đã xây dựng được giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả đều đạt mức 3, mức trung bình. Đồng thời, với độ lệch chuẩn 0.65 thể hiện sự đồng nhất cao trong đánh giá. Từ đó, việc chỉ đạo kịp thời động viên, khuyến khích các bộ phận, các cá nhân thực hiện đúng tiến độ của kế hoạch đã xây dựng thỉnh thoảng được thực hiện và kết quả mang lại chưa cao, chỉ đạt mức trung bình. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Ngoài ra, trong các nội dung như: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng tham gia thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh hiệu quả; Chỉ đạo GV tích hợp nội dung trong từng bài giảng, các chuyên đề gắn với nhu cầu, thực tiễn địa phương và phù hợp với đối tượng học sinh; Chương trình được rà soát, cập nhật và bổ sung, đáp ứng với nhu cầu thực tiễn địa phương và phù hợp với các đối tượng học sinh chưa được đánh giá cao mức độ thường xuyên và hiệu quả. Trong đó, sự chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung trong từng bài giảng, các chuyên đề gắn với nhu cầu thực tiễn địa phương và phù hợp với đối tượng học sinh có điểm trung bình thấp nhất 1.41 đạt mức 1, mức thấp nhất trong thang đo và độ lệch chuẩn thấp 0.49 đối với mức độ thường xuyên, và điểm trung bình 1.37 đạt mức 1, mức độ đánh giá hiệu quả. Từ đó, thể hiện sự đánh giá đồng nhất của giáo viên và cán bộ quản lý, việc chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung tích hợp nội dung trong từng bài giảng, các chuyên đề gắn với nhu cầu thực tiễn địa phương và phù hợp với đối tượng học sinh chưa được các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên thực hiện và không mang lại hiệu quả trong hoạt động giáo dục đạo đức tại trường.

Nhìn chung, trong công tác chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho học sinh, các trường đã thực hiện thường xuyên và hiệu quả việc chỉ đạo các hoạt động của từng bộ phận, từng cá nhân tham gia GDĐĐ, cũng như sự chỉ đạo giáo viên tuân thủ nội dung chương trình giáo dục chính của Bộ GD&ĐT và các chương trình phụ khác. Tuy nhiên, về chỉ đạo GV tích hợp nội dung trong từng bài giảng, các chuyên đề gắn với nhu cầu, thực tiễn địa phương và phù hợp với đối tượng học sinh chưa được thực hiện thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao.

2.4.4. Thực trạng về kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức

Kết quả khảo sát từ cán bộ quản lý và giáo viên về kiển tra – đánh giá thực hiện hoạt động GDĐĐ tại các trường THCS được thể hiện trong bảng 2.15, cụ thể như sau:

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát về kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ

Từ bảng 2.15 cho thấy, các nội dung trong công tác kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh được giáo viên và cán bộ quả lý tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên đánh giá cao mức độ thường xuyên và hiệu quả. Trong đó, việc xác định mục tiêu, tiêu chí kiểm tra đánh giá cụ thể được đánh giá với giá trị trung bình 4.24, độ lệch chuẩn rất thấp 0.43, thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá mức độ thường xuyên, mức độ đánh giá đạt mức 5, mức cao nhất trong thang đo. Đối với đánh giá mức độ hiệu quả cũng đạt mức 4, mức cao trong thang đo. Đồng thời, qua trò chuyện phỏng vấn một số cán bộ quản lý, hầu hết họ rằng “được sự quán triệt trong chỉ đạo, công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục trong nhà trường được thực hiện rất nghiêm túc, trong đó quá trình thực hiện đều có kế hoạch và tiêu chí đánh giá cụ thể trong từng nội dung”. Từ đó, việc xác định mục tiêu, tiêu chí kiểm tra đánh giá cụ thể được thực hiện thường xuyên và hiệu quả trong quá trình kiểm tra – đánh giá học động GDĐĐ cho học sinh tại trường. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Mặt khác, các nội dung khác như: Tổ chức lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá, trong đó có cả các lực lượng xã hội khác tham gia; Thông tin kiểm tra được thu tập qua nhiều kênh như: hồ sơ sổ sách, trao đổi tìm hiểu hoạt động; Xây dựng biện pháp xử lý, chế tài nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động được đánh giá cao mức độ thường xuyên với giá trị trung bình từ 3.4 đến 3.6 đạt mức 4, mức độ cao trong thang đo các mức độ thường xuyên. Tuy nhiên, về mức độ hiệu quả thì chỉ đạt mức 2 và mức 3, mức độ trung bình yếu. Trong đó thông tin kiểm tra được thu tập qua nhiều kênh như: Hồ sơ sổ sách hay trao đổi tìm hiểu hoạt động GDĐĐ là không mang lại hiểu quả, mức đánh giá chỉ đạt mức độ 2.

Nhìn chung, trong công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên đã thực hiện thường xuyên về việc xác định mục tiêu, tiêu chí kiểm tra đánh giá cụ thể. Đồng thời thường xuyên tổ chức lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá, trong đó có cả các lực lượng xã hội khác tham gia, cũng như thực hiện thông tin kiểm tra được thu tập qua nhiều kênh như: hồ sơ sổ sách, trao đổi tìm hiểu hoạt động, và xây dựng biện pháp xử lý, chế tài nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động. Tuy nhiên, việc thực hiện trong công tác kiểm tra chưa mang lại hiểu quả. Trong đó, việc tổ chức thu tập thông tin để kiểm tra qua nhiều kênh như: hồ sơ sổ sách, trao đổi tìm hiểu hoạt động chưa mang lại hiệu quả nhất.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

2.5.1. Thực trạng ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan

Kết quả khảo sát từ cán bộ quản lý và giáo viên về yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ tại các trường THCS được thể hiện trong bảng 2.16 như sau:

Bảng 2.16: Khảo sát thực trạng yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ

Từ bảng 2.16 cho thấy các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh được giáo viên và cán bộ đánh giá cao đối với yếu tố hoàn cảnh kinh tế – xã hội trong giai đoạn hiện nay với giá trị trung bình 4.45, đạt mức 5, mức cao nhất trong thang đo mức độ ảnh hưởng. Yếu tố được đánh giá thấp nhất là sự đồng bộ trong chủ trương chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước với giáo dục THCS với mức đánh giá chỉ đạt mức 2, mức độ yếu trong thang đo.

2.5.2. Thực trạng ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Kết quả khảo sát từ cán bộ quản lý và giáo viên về yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ tại các trường THCS được thể hiện trong bảng 2.17, cụ thể như sau:

Bảng 2.17: Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ

Từ bảng 2.17 cho thấy, yếu tố khả năng lãnh đạo quản lý của Hiệu trưởng trong công tác giáo dục đạo đức và yếu tố phối hợp trong các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục đạo đức được đánh giá cao mức độ ảnh hưởng với giá trị trung bình dao động từ 3.35 đến 4.00, độ lệch chuẩn thấp ở mức 0.6 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá, mức độ đánh giá đạt mức 4, mức độ cao trong thang đo ảnh hưởng. Từ đó, hai yếu tố này được xem là có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, Bình Dương. Bên cạnh đó, các yếu tố như: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên; Các điều kiện cơ sở vật chất được đánh giá thấp mức độ ảnh hưởng. Trong đó, các điều kiện cơ sở vật chất là yếu tố ít được ảnh hưởng nhất trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh với mức đánh giá là 2, mức độ yếu trong thang đo.

Mối tương quan giữa các yếu tố chủ quan và khách quan được thể hiện qua bảng 2.18(phụ lục 7) như sau:

Từ bảng 2.18 cho thấy, các yếu tố chủ quan và khách quan có sự tương quan cao nhất giữa các biến như:Sự phối hợp trong các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục đạo đức (C13.3) và biến Hoàn cảnh kinh tế – xã hội trong giai đoạn hiện nay (C13.5); Sự phối hợp trong các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục đạo đức (C13.3) và biến Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh (C13.6) với cùng giá trị tương quan r= 0.508 và Sig.=0.000<0.05 thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 95%. Đây là sự tương quan thuận giữa yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó để nắm bắt hiệu quả được các đặc điểm học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhà trường, nhà trường cần có những biện pháp phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân trong quá trình tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

2.6.1. Ưu điểm trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Các trường có đội ngũ giáo viên có thâm niên lâu năm trong ngành giáo dục và đều có bằng cử nhân, gắn bó với nghề. Bên cạnh đó, các em học sinh rất tôn trọng thầy cô giáo, ý thức tự học cao và biết lắng nghe, nghe lời thầy cô giáo. Đồng thời, các giáo viên và cán bộ quản lý có nhận thức cao về tâm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường.

Về mục tiêu hoạt động giáo dục đạo đức, được các trường quan tâm sâu sắc trong các hoạt động phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau và yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái xấu.

Về nhiệm vụ hoạt động giáo dục đạo đức, được các trường quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng cho học sinh những hiểu biết về các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội và với tự nhiên, bồi dưỡng cảm xúc, tình cảm tích cực và rèn luyện các em thực hiện các hành vi chuẩn mực là nhiệm vụ trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; Các trường đã quan tâm đến tổ chức, điều khiển người học nắm vững hệ thống tri thức khoa học, phổ thông cơ bản, hiện đại, phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn về tự nhiên, xã hội, con người.

Về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, các trường đã thực hiện kế hoạch nghiêm túc và thường xuyên trong việc xác định thực trạng đạo đức của học sinh. Bên cạnh đó, các trường đã tổ chức thường xuyên và hiệu quả trong việc quản lý soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên, và vận động nâng cao tinh thần trách nhiệm của các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức với những phương pháp phù hợp. Đặc biệt, Hiệu trưởng các trường đã tích cực trong việc chỉ đạo đến từng bộ phận tuân thủ thực hiện theo nội dung chương trình giáo dục của Bộ GĐ&ĐT và các chường trình khác, cũng như thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên và theo tiêu chi rõ ràng.

2.6.2. Hạn chế trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Tuy các giáo viên có nhiều thâm niên trong công tác thuộc lĩnh vực ngành giáo dục nhưng qua phỏng vấn sâu các giáo viên và cán bộ quản lý người nghiên cứu được biết giáo viên đều cho rằng hoạt động GDĐĐ cho HS THCS có vai trò quan trọng, tuy nhiên họ chưa được tham gia đào tạo – bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách, các nội dung về GDĐĐ còn chưa cụ thể chỉ lồng ghép trong các tiết dạy môn giáo dục công dân, vậy chỉ có GV dạy bộ môn này thì mới có thời gian đi sâu và nghiên cứu sâu cũng như thuận lợi hơn trong việc GDĐĐ cho HS (Theo lời của cô TTĐGV dạy môn GDCD trường THCS Lê Thị Trung). Đồng thời, học sinh các trường còn mang tính thụ động, còn làm việc riêng, tham gia một cách thụ động và chưa tích cực trong việc giúp đỡ bạn bè, thầy cô. Ngoài ra, về nhận thức: (1) Đối với nhận thức về mục tiêu, thì việc hiểu biết về một số chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi, cũng như hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện theo các hành vi chuẩn mực đạo đức chưa được sự quan tâm coi trọng trong các trường; (2) Đối với nhận thức về nhiệm vụ, thì việc bồi dưỡng những xúc cảm, tình cảm, những thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn trước cái đẹp; Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Hạn chế về thực trạng trong hoạt động giáo dục đạo đức, bao gồm:

Nội dung: Các nội dung giáo dục tình cảm và lý tưởng đạo đức ít được các trường thực hiện trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Phương pháp: Phương pháp phát động phong trào thi đua, rèn luyện, thúc đẩy và tập thói quen chưa được thực hiện thường xuyên trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Hình thực tổ chức: Các trường chỉ tập trung vào hoạt động giáo dục đạo đức thông qua các môn học như: Lịch sử, Địa lý, Ngữ Văn. Việc tổ chức cho học sinh tham quan, du lịch hay phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh là không thường xuyên.

Hạn chế về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, bao gồm:

Kế hoạch giáo dục đạo đức: Các trường chưa thực hiện hiệu quả và thường xuyên việc đưa ra dự báo diễn biến về đạo đức học sinh tại trường;

Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức: Các trường chưa thực hiện hiệu quả và thường xuyên về phổ biến cho giáo viên nắm rõ mục tiêu giáo dục đạo đức, cũng như việc xác định nhu cầu đội ngũ giáo viên tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh về số lượng lẫn chất lượng để phân công giảng dạy phù hợp.

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức: Việc chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung trong từng bài giảng, các chuyên đề gắn với nhu cầu, thực tiễn địa phương và phù hợp với đối tượng học sinh chưa được thực hiện thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao;

Kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức: Việc thực hiện trong công tác kiểm tra chưa mang lại hiểu quả. Trong đó, việc tổ chức thu tập thông tin để kiểm tra qua nhiều kênh như: hồ sơ sổ sách, trao đổi tìm hiểu hoạt động chưa mang lại hiệu quả nhất. Một giáo viên chủ nhiệm trường THCS Nguyễn Quốc Phú Cô NTTchủ nhiệm lớp 6.10) cho biết, việc đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS của Ban giám hiệu còn chưa sát sao vì chưa có hẳn một chuyên đề riêng biệt về giáo dục đạo đức trong trường, chỉ qua kiểm tra đánh giá chung chung các tiết sinh hoạt chủ nhiệm.

2.6.3. Nguyên nhân và các ý kiến đóng góp của đối tượng khảo sát trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu từ giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh học và học sinh tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên về những nguyên nhân khó khăn và thuận lợi, cũng như ý kiến đóng góp được sắp xếp theo thứ tự tần suất xuất hiện giảm dần, cụ thế như:

Nguyên nhân khó khăn: Chưa có biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp cho học sinh; Chưa tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên chuyên trách; Công tác bố trí và sắp xếp bộ phận tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa phù hợp; Đa số giáo viên ngại va chạm, chỉ quan tâm công tác giảng dạy kiến thức nên không nhiệt tình phối hợp trong công tác GDĐĐ cho học sinh; Một số học sinh còn thiếu ý thức trong quá trình học tập và rèn luyện đạo đức; Nội dung giáo dục đạo đức chủ yếu thực hiện trong môn GDCD, và lồng ghép trong các môn khác; Thiếu sự quan tâm sâu sát của gia đình, phụ huynh học sinh; Phụ huynh của em TPTtrường THCS Huỳnh Văn Lũy cho biết rằng Phụ huynh không kiểm soát hết hành vi cũng như việc học tập của con em mình vì bận mưu sinh đi làm công nhân xa, hơn nữa hiện nay công nghệ thông tin phát triển các em bị tác động nhiều từ lối sống hội nhập; Chưa có kế hoạch quản lý giảng dạy đồng bộ; Việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa chặt chẽ; Kinh phí sử dụng cho GDĐĐ thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp còn hạn chế; Chưa xây dựng nội dung, hình thức và tiêu chí đánh giá cho hoạt động giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp;

Nguyên nhân thuận lợi: Các em chấp hành nội quy nhà trường; Giáo viên nhiệt tình yêu nghề, tham gia giảng dạy các môn liên quan nội dung GDĐĐ có thâm niên lâu năm; Nhà trường luôn quan tâm đến hoạt động GDĐĐ cho học sinh; Tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cao; Giáo viên chủ nghiệm tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng, tập huấn, sinh hoạt chuyên đề đầy đủ; Phương pháp giảng dạy của GV lôi cuốn sinh động;

Các ý kiến đóng góp của đối tượng khảo sát: Mở các lớp bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ tổ chức hoạt động GDĐĐ cho giáo viên có nhu cầu; Cần có cán bộ tư vấn học đường cho học sinh; Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề sinh hoạt ngoại khóa để giáo dục cho học sinh về đạo đức, nêu gương điển hình; Tổ chức tham quan nhà mở, mái ấm, trại mồ côi; Tổ chức câu lạc bộ kỹ năng sống; Cần kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội; Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, vai trò đoàn thanh niên trong nhà trường, trách nhiệm giáo viên hướng dẫn; Phối hợp tổ các hoạt động ngoại khóa; Xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa phù hợp với nguồn lực nhà trường Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

Tiểu kết chương 2

Trong chường này, người nghiên cứu đã tập trung thực hiện nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên. Từ thực trạng cho thấy, quá trình tổ chức thự hiện quản lý hoạt động giáo dục đoạ đức cho học sinh THCS các trường tuy đã thực hiện thường xuyên trong việc xây dựng kế hoạch, cũng như mang lại những thanh công trong công tác tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá, nhưng quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn nhất định. Những hạn chế được thể hiện trong sự nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về mục tiêu và nhiệm vụ trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin THCS. Đồng thời, những hạn chế, thiếu sót còn thể hiện trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, cũng như sự chỉ đạo và trong kiểm tra đánh giá.

Qua đó, với những kết quả nghiên cứu trên, các biện pháp đề xuất được đưa ra nhằm khắc phục những hạn chế thiếu sót trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức cho học sinh THCS, cũng như trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn thị xã Tân Uyên, Bình Dương được bảo đảm chất lượng, các biện pháp được trình bày đầy đủ trong chương 3, bao gồm mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và điều kiện thực hiện. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho HS Trung học

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993