Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học trung sinh THPT ở tâm KTTH-HN tỉnh phú thọ dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Đặc điểm về dân cư, kinh tế, văn hóa-xã hội của Tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km về Phía Bắc. Phía Đông của Tỉnh Phú Thọ giáp Tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội; Phía Tây giáp tỉnh Sơn La; Phía Nam giáp Tỉnh Hoà Bình; Phía Bắc giáp với Tỉnh Yên Bái và Tỉnh Tuyên Quang.

Hiện nay, Phú Thọ có diện tích khoảng 3533km2 và trên 1.313.000 nhân khẩu. Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thị, thành, bao gồm: Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ và 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ H a, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh. Tỉnh Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông đường bộ và đường thủy đường sắt với đường quốc lộ 2, đường cao tốc xuyên Á là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN; hệ thống giao thông đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh; Phú Thọ có ba con sông lớn là sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua. Bên cạnh đó, Phú Thọ đã tích cực khai thác tiềm năng thế mạnh, bằng sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự hỗ trợ có hiệu quả của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, trong những năm qua tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 9%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục và công tác xã hội đã có những tiến bộ vượt bậc; điều kiện và mức sống của nhân dân trong tỉnh được nâng cao, bước đầu tạo diện mạo mới về kinh tế – xã hội, đưa Phú Thọ cùng cả nước trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế.

2.1.2. Đặc điểm về giáo dục

Trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Phú Thọ đã tích cực, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý về GD&ĐT, như: Kế hoạch thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; Đề án sắp xếp mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; Đề án xã hội hóa giáo dục …Đồng thời, ngành Giáo dục đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; triển khai sáng tạo, hiệu quả việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của ngành được củng cố, tăng cường về chất lượng. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học.

Quy mô, mạng lưới trường học của tỉnh được quy hoạch hợp lý, đa dạng các hình thức đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của Nhân dân. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 954 cơ sở giáo dục, trong đó có 46 trường THPT; 13 Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, 1 Trung tâm GDTX tỉnh, 01 Trung tâm KTTH-HN tỉnh thực hiện nhiệm vụ dạy văn hóa hệ GDTX cấp THPT. Hiện nay, kỷ cương, nền nếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thường xuyên được duy trì; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học được tăng cường;

Năm học 2019-2020 Toàn tỉnh có khoảng 1.120 lớp với trên 45.000 học sinh THPT. Trong đó có khoảng 134 lớp với trên 5.000 học sinh hệ GDTX cấp THPT. Chất lượng giáo dục của tỉnh Phú thọ ngày càng được nâng cao. Ngành GD&ĐT Phú Thọ luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Gắn với đổi mới nâng cao chất lượng dạy kỹ năng, đạo đức cho học sinh, chú trọng dạy chữ – dạy người – dạy nghề. Đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp phân luồng học sinh sau THCS và THPT. Đưa sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà bắt kịp xu thế hội nhập của xã hội.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.2. Đặc điểm Trung tâm KTTH -HN tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Đặc điểm tình hình Trung tâm KTTH -HN tỉnh Phú Thọ

Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp tỉnh Phú Thọ là một đơn vị sự nghiệp giáo dục trực thuộc Sở GD&ĐT Phú Thọ. Được thành lập ngày 10/12/1980 theo Quyết định số 449/QĐ-TCCB ngày 10/12/1980 của UBND tỉnh Vĩnh Phú, nay là tỉnh Phú Thọ, tiền thân là Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Được đổi tên thành Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp tỉnh Phú Thọ từ ngày 01/9/2001 theo Quyết định số 2838/QĐUB ngày 24/8/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ.

Chức năng và những nhiệm vụ được phân công:

  • Dạy văn hóa hệ Giáo dục thường xuyên cấp THPT kết hợp học Trung cấp nghề;
  • Dạy nghề phổ thông, Tư vấn hướng nghiệp góp phần phân luồng học sinh sau THCS và THPT;
  • Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục và liên kết;
  • Giáo dục, tư vấn các hoạt động nghề nghiệp;
  • Giáo dục kỹ năng sống, Tổ chức trải nghiệm, Giáo dục khởi nghiệp kinh doanh;
  • Nghiên cứu, triển khai thực hiện và ứng dụng các đề tài khoa học phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, cơ sở.

Trung tâm KTTH-HN tỉnh Phú Thọ là một trong nhiều đơn vị thực hiện nhiệm vụ dạy văn hóa hệ GDTX cấp THPT của tỉnh Phú Thọ. Trung tâm đã thường xuyên làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Hàng năm vẫn phối hợp với các trường THPT, THCS trên địa bàn thành phố Việt Trì để tổ chức dạy nghề phổ thông, TVHN phân luồng cho học sinh THCS, THPT. Đồng thời thực hiện công tác GDHN cho học sinh THPT hệ GDTX của Trung tâm.

2.2.2. Quy mô trường lớp, đặc điểm tình hình học sinh Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học.

Năm học 2019 – 2020 Trung tâm có 19 lớp với 778 học sinh THPT. Hoạc sinh học văn hóa tại Trung tâm đều học theo chương trình GDTX cấp THPT kết hợp với học nghề. Mặc dù số lượng HS học văn hóa hệ GDTX cấp THPT của Trung tâm đã tăng rất nhanh so với những năm học trước, nhưng tỉ lệ HS có học lực khá, giỏi rất thấp, chủ yếu là HS có học lực trung bình, tỉ lệ HS có học lực yếu khá cao. Đây là một thực trạng chung của học sinh học hệ GDTX cấp THPT tại các Trung tâm đó là phần lớn các em có học lực đầu vào lớp 10 rất thấp, điểm thi tuyển sinh lớp 10 không đủ để vào các trường công lập.

Học sinh hệ GDTX cấp THPT tại Trung tâm mang những đặc điểm tâm lý và nhân cách chung của lứa tuổi, đồng thời, có những nét riêng, thường có tâm lý tự ti về trình độ nhận thức, ít cố gắng; ít có thể phát triển học văn hóa lên cao nhưng lại có ưu điểm nhiều hơn khi rẽ sang học nghề; cơ hội vào các trường cao đẳng, đại học của các em gặp rất nhiều khó khăn. Việc trang bị cho các em những kỹ năng lao động nghề nghiệp, kỹ năng mềm giúp các em nhanh chóng thích ứng được môi trường lao động sau khi tốt nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết, để sau khi tốt nghiệp ra trường, các em có thể bắt tay ngay vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học lên để đạt được trình độ nghề nghiệp cao hơn. Hiện nay, theo chương trình GDTX cấp THPT, cơ hội để học sinh hệ GDTX tham gia vào các hoạt động ngoại khoá có nội dung GDHN hầu như không có do hiện nay Bộ GD&ĐT chưa có một quy định, hay hướng dẫn cụ thể nào về GDHN cho HS hệ GDTX cấp THPT.

Tại Trung tâm KTTH-HN tỉnh Phú Thọ Học sinh tham gia học văn hóa hệ GDTX cấp THPT đều tham gia học một nghề trình độ Trung cấp. Tuy nhiên việc chọn nghề phù hợp theo năng lực bản thân và cập nhật xu hướng nghề, nhu cầu tuyển dụng lao động của một số học sinh còn gặp nhiều khó khăn, các em chưa tự đánh giá được năng lực của bản thân, chưa chủ động tìm hiểu thông tin nghề nghiệp, sự phù hợp nghề, sở thích về nghề từ đó đưa ra quyết định cho mình, mà vẫn thụ động chỉ nghe theo lời khuyên của cha mẹ, thầy cô giáo, người thân hoặc bạn bè hoặc theo cảm tính. Điều đó cho thấy công tác GDHN đối với học sinh GDTX cấp THPT hiện nay là vô cùng cấp thiết và rất quan trọng.

2.2.3. Đội ngũ giáo viên, Cán bộ quản lý (CBQL)

Tổng số cán bộ, giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng tại Trung tâm KTTH-HN tỉnh Phú Thọ hiện có 65 người. Trong đó: Cán bộ quản lý: 03; Giáo viên: 54; Nhân viên: 8. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học.

Trung tâm luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của Trung tâm, do đó 100% cán bộ, giáo viên đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.

Trung tâm luôn quan tâm động viên, khuyến khích, yêu cầu, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên được chú trọng, Các tổ nhóm thường xuyên sinh hoạt chuyên môn trao đổi kinh nghiệm nhằm giúp đỡ nhau trong công tác, giảng dạy và khắc phục những mặt còn hạn chế.

2.2.4. Kết quả học tập của học sinh THPT ở Trung tâm KTTH – HN tỉnh Phú Thọ

Năm học 2019-2020 Trung tâm thực hiện việc dạy văn hóa lồng ghép với học trung cấp nghề cho 19 lớp với 778 học sinh GDTX cấp THPT.

Bảng 2.1. Kết quả xếp loại của học sinh THPT ở Trung tâm KTTH – HN tỉnh Phú Thọ

2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT ở Trung tâm KTTH – HN tỉnh Phú Thọ

2.3.1. Giới thiệu quá trình điều tra

Mục đích điều tra

Điều tra, khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng giáo dục hướng nghiệp và thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp tại KTTH -HN tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thăm đi về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của một số giải pháp quản lý đưa ra. Kết quả điều tra thực trạng sẽ góp phần làm rõ tính cấp thiết của đề tài, cơ sở thực tiễn và căn cứ để để xuất giải pháp quản lý.

Qui mô và địa bàn khảo sát Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học.

  • Qui mô khảo sát: 60 CBQL, GV thuộc KTTH – HN tỉnh Phú Thọ và 250 học sinh.
  • Địa bàn khảo sát: KTTH -HN tỉnh Phú Thọ

Nội dung khảo sát:

  • Thực trạng giáo dục hướng nghiệp tại KTTH -HN tỉnh Phú Thọ; Thực trạng quản lí giáo dục hướng nghiệp tại KTTH -HN tỉnh Phú Thọ
  • Đánh giá nhận thức của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng của quản lý giáo dục hướng nghiệp tại KTTH -HN tỉnh Phú Thọ
  • Đánh giá thực trạng giáo dục hướng nghiệp và thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp tại KTTH -HN tỉnh Phú Thọ
  • Phương pháp tọa đàm: Khai thác các thông tin định tính
  • Phương pháp anket : Khai thác thông tin định tính và định lượng
  • Phương pháp chuyên gia: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghiên cứu thông qua đội ngũ chuyên gia

Hoạt động khảo sát:

Căn cứ cơ sở khung lý luận về quản lý giáo dục hướng nghiệp tại KTTH – HN tỉnh Phú Thọ. Ma trận phiếu điều tra được thiết kế và tham khảo ý kiến chuyên gia về nội dung điều tra, đối tượng được điều tra, số lượng mẫu điều tra, địa điểm điểu tra, cơ cẫu mẫu… từ đó cụ thể vào phiếu điều tra và đề cương tọa đảm phỏng vấn

  • Việc điều tra được thực hiện nghiêm túc đúng quy trình bằng hai hình thức điều tra online và điều tra trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn trực tiếp
  • Hồ sơ sau điều tra được tập hợp, xử lý và làm sạch trước khi thực hiện xử lý thống kê
  • Form xử lý phiếu được thiết kế bằng phần mềm SPSS , Excel và tiến hành vào phiếu theo đúng quy trình
  • Kết quả điều tra được phân tích theo một số tiêu chí liên quan đến khai thác thông tin thực trạng quản lý . Phân tích kết quả và đánh giá bằng tỉ lệ % theo từng nội dung khảo sát, bao gồm vấn đề của thực trạng bồi dưỡng và vấn đề của thực trạng quản lí bồi dưỡng.

2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp

Trung tâm KTTH-HN Tỉnh Phú Thọ luôn bám sát mục tiêu của GDHN đối với bậc trung học phổ thông nhằm giúp cho học sinh có được ý thức như là chủ thể trong sự lựa chọn nghề nghiệp, có định hướng khi chọn nghề dựa trên cơ sở hiểu biết khoa học về nghề nghiệp, về nhu cầu thị trường lao động cũng như năng lực, sở trường, sức khỏe của bản thân. Hàng năm Trung tâm KTTH-HN Tỉnh Phú Thọ đã xây dựng mục tiêu cho hoạt động GDHN của đơn vị cụ thể:

Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai; biết cách tìm hiểu bản thân, tìm hiểu nghề nghiệp, thị trường lao động và lập kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân; biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đất nước và khu vực. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học.

Giúp học sinh tự đánh giá được sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân và điều kiện gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp; tìm kiếm được thông tin nghề, thông tin thị trường tuyển dụng lao động và các cơ sở đào tạo cần thiết; lựa chọn và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân.

Giúp học sinh chủ động, tích cực nhà trường để tăng thêm nhận thức về thực hiện kế hoạch nghề nghiệp của bản tham gia các hoạt động trong và ngoài bản thân, nhận thức nghề nghiệp; tự tin thân sau khi tốt nghiệp.

2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp

Nội dung GDHN theo chương trình giáo dục phổ thông mới nội dung GDHN được tích hợp trong một số môn học, hoạt động giáo dục. Cụ thể: Giáo dục hướng nghiệp trong môn Công nghệ; Giáo dục hướng nghiệp trong môn Tin học; Giáo dục hướng nghiệp trong môn Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật. Giáo dục hướng nghiệp trong môn Nghệ thuật; Hướng nghiệp trong hoạt động trải nghiệm.

Tại Trung tâm KTTH-HN tỉnh Phú Thọ học sinh học THPT hệ GDTX học 7 môn cơ bản, trong đó không có các bộ môn công nghệ, Tin học, Giáo dục công dân trong chương trình. Vì vậy việc xây dựng nội dung GDHN tích hợp trong các bộ môn này là không có.

Trên cơ sở chương trình, tài liệu GDHN hiện hành cùng với việc được tập huấn đổi mới công tác GDHN, Trung tâm đã xây dựng nội dung GDHN cho học sinh THPT tại Trung tâm bao gồm:

Nôi dung 1: Tìm hiểu bản thân và những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của bản thân. Trong đó có sử dụng các Lí thuyết cây nghề nghiệp; Lí thuyết hệ thống ; Bảng sáu nhóm tính cách theo lí thuyết mật mã Holland; Sơ đồ hình lục giác mật mã Holland; và Bảng các kĩ năng thiết yếu; nhằm cung cấp những công cụ giúp học sinh tìm hiểu, khám phá bản thân và những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề.

Nội dung 2: Tìm hiểu nghề nghiệp. Trong đó có đưa vào các nội dung lí thuyết Vòng nghề nghiệp; Kế hoạch tổ chức sự kiện giao lưu tìm hiểu thông tin nghề nghiệp, giúp học sinh tìm hiểu thế giới nghề nghiệp.

Nội dung 3: Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp. Trong nội dung này có thêm Lí thuyết vị trí điều khiển, Mô hình chìa khóa xây dựng kế hoạch nghề nghiệp, Lí thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch; Câu chuyện nghề nghiệp; Mẫu Bản kế hoạch nghề nghiệp; Trắc nghiệm về sở thích nghề nghiệp; Phiếu học tập.

Ngoài ra theo chương trình giáo dục phổ thông mới hoạt động trải nghiệm rất được trú trọng trong đó có hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. Vì vậy Trung tâm đã xây dựng các nội dung chương trình hương nghiệp cho học sinh thông qua các hoạt động tham quan trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống, các nhà hàng, cơ sở kinh doanh… trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao chất lượng công tác GDHN.

2.3.4. Thực trạng các hình thức giáo dục hướng nghiệp; Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học.

Vận dụng các hình thức tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh hiện nay Trung tâm KTTH-HN đã tổ chức các hoạt động GDHN cho học sinh hệ GDTX cấp THPT tại Trung tâm thông qua việc tích hợp giáo dục hướng nghiệp qua việc dạy và học các môn văn hoá; dạy nghề phổ thông; Giáo dục hướng nghiệp qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Tổ chức ngày hội hướng nghiệp cho học sinh thông qua các gian hàng hướng nghiệp, giúp các em trải nghiệm nghề, tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, từ đó có nhận thức đúng đắn về nghề và có định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Tuy nhiên, các hình thức tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh mới chỉ dừng lại ở hình thức giáo dục học sinh thông qua các hoạt động tại chỗ mà chưa tổ chức cho học sinh tham quan các làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan…

Điểm đặc biệt trong trải nghiệm nghề nghiệp ở môn học này là học sinh tại trung tâm KTTH-HN được tư vấn nghề nghiệp, được sinh trắc vân tay để xem mức độ tương đồng của đặc điểm cá nhân với nghề trong tương lai từ đó tư vấn nghề cho học sinh lựa chọn sau đó lựa chọn nghề để học ngay từ khi học phổ thông, HS được tiếp xúc với nghề nghiệp, được thực tập tay nghề, được thực hành với hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ GDNN và GDHN, đây là điểm tích cực được đánh giá trong GDNN và GDHN tại trung tâm KTTH-HN.

2.3.5. Lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp

GDHN không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường phổ thông hay các Trung tâm mà là nhiệm vụ mà cần có sự quan tâm của gia đình và toàn xã hội.

Trung tâm KTTH-HN tỉnh Phú Thọ đã thành lập tổ Tư vấn để thực hiện nhiệm vụ GDHN, Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, ngoài ra các giáo viên chủ nhiệm lớp, đoàn thành niên cũng được phân công phối kết hợp để thực hiện nhiệm vụ này.

Trung tâm KTTH-HN tỉnh Phú Thọ có tổ chức các buổi tư vấn nghề nghiệp, kết hợp với gia đình tổ chức sinh trắc vân tay cho học sinh, đặc điểm của sinh trắc vân tay dựa trên nghiên cứu vật lý đã được kiểm nghiệm từ nhiều kết quả trên thế giới đem đến sự khác biệt trong các hiểu con người. Từ các chỉ số về IQ, AQ, EQ …đến tính cách, khả năng vượt trội đều được đánh giá trong bản báo cáo của sinh trắc học dấu vân tay. Lợi ích khi sử dụng Sinh trắc vân tay giúp học sinh và cha mẹ hiểu được năng khiếu bẩm sinh, điểm mạnh và điểm yếu của của cá nhân học sinh từ đó định hướng được tối đa tiềm năng của trẻ; giúp người học lựa chọn nghề nghiệp đúng với sở thích và khả năng của mình, từ đó phát triển được năng lực tiềm ẩn để phát huy năng lực nghề nghiệp cho học sinh sau này; Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học.

Trung tâm KTTH-HN tỉnh Phú Thọ hoàn toàn mở trong việc hợp tác với các doanh nghiệp, các lực lượng liên quan tới giáo dục nghề nghiệp trong tổ chức hướng nghiệp, định hướng giá trị nghề nghiệp cho học sinh THPT.

2.3.6. Kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT ở Trung tâm KTTH – HN tỉnh Phú Thọ

Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDHN cho học sinh THPT ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Phú Thọ tác giả đã tiến hành khảo sát nhận thức về GDHN của giáo viên và học sinh; Sự lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT; Tiêu chí chọn nghề của học sinh từ; đồng thời phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên tham gia vào công tác GDHN, cơ sở vật chất phục vụ cho GDHN.

2.3.6.1 Sự lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp của học sinh

Qua kết quả khảo sát trên cho thấy tỷ lệ học sinh muốn thi vào đại học cao đẳng vẫn tương đối cao (27,82 %) và 26,96 % học sinh chưa xác định được hướng đi tiếp theo cho mình. Số liệu trên chứng tỏ công tác GDHN chưa đạt được kết quả như mong muốn.

2.3.6.2. Tiêu chí chọn nghề của học sinh

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát tiêu chí chọn nghề của HS THPT tại Trung tâm

Qua kết quả trên đã cho thấy vấn đề học sinh quan tâm nhiều nhất đến việc làm và thu nhập sau khi ra trường, tức là chọn nghề theo “quả” mà chưa chọn nghề theo “rễ” theo lý thuyết hướng nghiệp “Cây nghề nghiệp”, điều đó cho ta thấy hiệu quả của giáo dục hướng nghiệp còn chưa đạt kết quả như mong muốn, nếu làm tốt công tác GDHN các em sẽ hiểu được bản thân, nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng từ đó sẽ ít quan tâm đến vấn đề việc làm sau khi ra trường.

Cũng qua số liệu trên cho thấy số lượng không nhỏ các em đã chú ý đến năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân với nghề (19,13%) điều đó cho thấy giáo dục hướng nghiệp đã có ảnh hưởng tích cực đến các em. Một điều đáng quan tâm nữa là vấn đề môi trường làm việc tốt và được nhiều người tôn trọng đã không được sự quan tâm nhiều của học sinh, mức độ quan tâm đến hai vấn đề này là thấp nhất.

Kết quả khảo sát tiêu chí chọn nghề của học sinh sẽ giúp cho nhà quản lý xem xét thiết kế chương trình và nội dung hướng nghiệp phù hợp với mong muốn của người học từ đó thu hút học sinh chủ động tham gia vào hoạt động hướng nghiệp giúp học sinh định hướng được giá trị nghề nghiệp. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT ở Trung tâm KTTH – HN tỉnh Phú Thọ

2.4.1. Nhận thức về mức độ cần thiết và tầm quan trọng của hoạt động GDHN

Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số học sinh cho rằng giáo dục hướng nghiệp là hoạt động cần thiết và rất cần thiết , chỉ có 9,57 % học sinh cho rằng không cần thiết.. Như vậy đa số các em đã nhận thức được vị trí, vai trò của hoạt động GDHN đối với việc định hướng nghề nghiệp tương lai của bản thân.

100% cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng hoạt động GDHN là hoạt động cần thiết và rất cần thiết đối với học sinh hệ GDTX cấp THPT. Như vậy, tất cả các đối tượng được khảo sát đều cho rằng GDHN là hoạt động không thể thiếu đối với học sinh THPT ở Trung tâm.

Biểu đồ 2.1: Đánh giá mức độ nhận thức và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Qua kết quả khảo sát cho thấy đại đa số đối tượng tham gia khảo sát đều nhận thấy tầm quan trọng của việc định hướng nghề ở THPT, Ngay cả ở học sinh cũng thấy rất cần thiết và rất quan trọng trong việc tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại trung tâm. Chỉ có 6% ý kiến của học sinh và 17% ý kiến của cán bộ quản lý cho rằng không cần thiết. Kết quả phỏng vấn những người này cho thấy, lý do không cần thiết là hiện nay do công nghệ thông tin phát triển, thông tin đa chiều phong phú đa dạng nên nhiều học sinh có được thế giới quan nghề nghiệp thông qua cuộc sống, giao tiếp và thông qua sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại nên việc hướng nghiệp trong nhà trường chưa thỏa mãn được nhu cầu của học sinh.

2.4.2. Quản lý mục tiêu giáo dục hướng nghiệp

Kết quả điều tra về việc quản lý mục tiêu được đo ở 4 mức độ gồm: rất tốt, tốt, bình thường và chưa tốt. Đánh giá của 60 CBQL, GV về việc quản lý mục tiêu này cho thấy mức độ quản lý được đánh giá là rất tốt là thấp nhất với 10% đến 12%

  • kiến đánh giá, trong khi đó mức độ đánh giá ở mức bình thường đạt 28% đến 35%
  • kiến đánh giá

Phỏng vấn thêm cho thấy Ban lãnh đạo trung tâm KTTH – HN tỉnh Phú Thọ thực hiện việc quản lý mục tiêu giáo dục hướng nghiệp tuy nhiên chưa thực sự sát sao, đặc biệt trong thực hiện liên kết với một số đơn vị bên ngoài chưa thống nhất kỹ nội dung và mục tiêu buổi hướng nghiệp nên đôi khi vẫn bị lệch lạc .

Việc quản lý mục tiêu giáo dục hướng nghiệp được nhà quản lý quan tâm thực hiện ngay từ khâu lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp đến tổ chức chỉ đạo thực hiện giáo dục hướng nghiệp hướng nghiệp, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp song chưa mang lại hiệu quả cao.

Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp

2.4.3. Quản lý nội dung giáo dục hướng nghiệp Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học.

Trung tâm KTTH – HN tỉnh Phú Thọ quản lý nội dung GDHN ở cấp THPT đảm bảo đầy đủ các thông tin về định hướng phát triển KT-XH của địa phương, cả nước; Nhu cầu về thị trường lao động ở địa phương, nhu cầu thị trường lao động nói chung; Thông tin nghề nghiệp và cơ sở đào tạo; Năng lực bản thân, hoàn cảnh và truyền thống nghề nghiệp gia đình; Lập kế hoạch lựa chọn hướng đi và chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT thông qua các chức năng quản lý từ khâu lập kế hoạch, đến tổ chức, chỉ đạo triển khai và kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện nội dung giáo dục.

Các nội dung hướng nghiệp khối THPT được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT. Nội dung giáo dục hướng nghiệp được lồng ghép, tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động liên kết với các doanh nghiệp trong định hướng nghề nghiệp. Trung tâm đặc biệt quan tâm tới các môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, Giáo dục công dân và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Ban lãnh đạo trung tâm quan tâm tới giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nội dung giáo dục hướng nghiệp được thực hiện bám sát chương trình mới trong đó phản ánh được xu hướng dịch chuyển ngành nghề trước những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Việc quản lý nội dung thể hiện qua việc chỉ đạo giáo viên, tổ chuyên môn bám sát chương trình GD theo quy định của quy định của Bộ GD&ĐT trên cơ sở đó mở rộng các chương trình hợp tác nhằm tăng cường năng lực học tập cho người học, đôn đốc, giám sát thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Nhằm đánh giá mức độ quản lý mục tiêu giáo dục hướng nghiệp có tiêu chí được đưa ra là: quản lý mục tiêu giáo dục hướng nghiệp theo chương trình của Bộ GD&ĐT. Thang đo được sử dụng là thang đo Likert 5 mức độ với 1 là rất tốt, 5 là rất không tốt. Kết quả điều tra trên cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh cho thấy

Mức độ đánh giá của CBQL/GV và học sinh không tương đồng, học sinh thì cho rằng trung tâm quản lý tương đối tốt với mức độ đánh giá 1 là 31% và tăng dần đến mức độ 2 38% và giảm dần ở mức độ đánh giá 3 và 4 về rất không tốt là 9% đến 12%. 40% ý kiến cho rằng chưa đạt được hiệu quả trong quản lý mục tiêu GDHN. Trong khi đó, giáo viên cho rằng việc quản lý theo mục tiêu của chương trình giáo dục tương đối tốt với 18% ý kiến đánh giá mức độ 1, 28% kiến đánh giá ở mức độ 3 và tụt xuống 27% ý kiến đánh giá ở mức độ 5. 73 Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học.

Biểu đồ 2.3: Đánh giá mức độ quản lý nội dung giáo dục hướng nghiệp

Việc quản lý thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp còn chưa được sâu sát, chưa có đánh giá điều chỉnh thường xuyên đối với cá nội dung không còn phù hợp, chưa bám sát việc đánh giá kết quả học tập của học sinh với mục tiêu đề ra có đạt hay không.

Kết hợp thăm dò ý kiến cho thấy việc quản lý mục tiêu theo chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện tốt tuy nhiên để đạt được các tiêu chí mở trong chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như để mang lại hiệu quả hướng nghiệp được đánh giá là c n hạn chế.

2.4.4. Quản lý phương thức giáo dục hướng nghiệp

Nhằm đánh giá mức độ quản lý phương thức giáo dục hướng nghiệp có 4 tiêu chí được đưa ra là: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, chỉ đạo đổi mới hình thức, kiểm tra đánh giá mức độ phù hợp của phương thức giáo dục hướng nghiệp và điều chỉnh phương thức giáo dục hướng nghiệp. Thang đo được sử dụng là thang đo Likert 5 mức độ với 1 là rất tốt, 5 là rất không tốt.

Phương pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT tại Trung tâm KTTH – HN tỉnh Phú Thọ gồm dạy học lý thuyết, tổ chức thực hành, tổ chức giao lưu với các doanh nghiệp, tổ chức dạy nghề đối với một số nghề cơ bản như nghề may, nghề điện, nghề thời trang, nghề trang điểm…

Phương thức giáo dục hướng nghiệp bao gồm: hướng nghiệp thông qua các môn học phổ thông, hướng nghiệp thông qua dạy nghề phổ thông và lao động sản xuất, hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp, hướng nghiệp thông qua các hoạt động ngoại khóa, thăm quan giao lưu với các cơ sở sản xuất

Biểu đồ 2.4: Đánh giá phương thức giáo dục hướng nghiệp

Thực trạng cho thấy, phương thức giáo dục hướng nghiệp tại trung tâm phong phú tuy nhiên, trung tâm chưa khai thác được hết thế mạnh trong việc giáo dục hướng nghiệp, chưa có sự quản lý sát sao, đôn đốc thường xuyên của Ban lãnh đạo về việc thay đổi phương pháp, làm phong phú chất lượng buổi học hướng nghiệp, chưa thường xuyên đôn đốc giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp trong quá trình giáo dục trong đó 32% ý kiến cho rằng thực hiện rất chưa tốt (mức độ đánh giá 5); việc chỉ đạo đổi mới phương pháp, 38% ý kiến đánh giá mức rất chưa tốt (mức 5) đối với việc chỉ đạo đổi mới hình thức, việc kiểm tra mức độ phù hợp được đánh giá là có thực hiện nhưng mới chỉ dừng lại ở kiểm tra mà chưa có điều chỉnh với 38% ý kiến đồng ý với mức đánh giá là. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học.

Việc kiểm tra việc lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục của giáo viên đã phù hợp chưa, đánh giá tác động việc ứng dụng các phương pháp hình thức đến hoạt động giáo dục từ đó có điều chỉnh phù hợp cũng ít được thực hiện với 5% ý kiến đánh giá ở mức rất tốt và 40% ý kiến đánh giá ở mức rất không tốt.

Kết quả đánh giá cho thấy cần có sự quản lý sát sao, đồng bộ hơn trong thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp tại trung tâm KTTH – HN tỉnh Phú Thọ

2.4.5. Lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp

Các lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp bao gồm nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội ngoài nhà trường: Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp các trường đại học, cao đẳng…

Trung tâm đã thực hiện xây dựng kế hoạch cụ thể, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh, trong đó đội ngũ giáo viên và cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp là những người trực tiếp thực hiện các nội dung hướng nghiệp được nắm rõ kế hoạch, các nội dung hướng nghiệp, các yêu cầu cần đạt được và cách thức tổ chức, các con đường hướng nghiệp cho học sinh.

Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng được mời tham gia tích cực vào công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại đây thông qua việc cung câp cho nhà trường các thông tin về nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn, các thông tin tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng để nhà trường cung cấp cho học sinh. Giữ mối liên hệ với các cơ sở sản xuất để giúp học sinh có thể đi tham quan, thực tập tay nghề ở các cơ sở này và vận động họ giúp đỡ về cơ sở vật chất- kỹ thuật, về đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề để giúp nhà trường giới thiệu nghề và dạy nghề cho học sinh, giúp học sinh có hướng đi phù hợp sau khi tốt nghiệp

Nhằm đánh giá mức độ quản lý lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp có 4 tiêu chí được đưa ra là: lập kế hoạch tham gia của các lực lượng, chỉ đạo phối hợp các lực lượng, kiểm tra đánh giá hiệu quả tham gia của các lực lượng giáo dục và điều chỉnh sự tham gia của các lực lượng. Thang đo được sử dụng là thang đo Likert 5 mức độ với 1 là rất tốt, 5 là rất không tốt. Kết quả điều tra được thể hiện thông qua biểu đồ 2.5

Biểu đồ 2.5: Đánh giá mức độ quản lý lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp

Việc quản lý các lực lượng tham gia thể hiện trong bản kế hoạch giáo dục hướng nghiệp hoặc trong bản kế hoạch tham gia của các lực lượng như: Nhà trường, gia đình và xã hội trong đó cụ thể vai trò của từng nhóm liên quan được thực hiện tốt với mức đánh giá rất tốt đạt 25% Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học.

Tổ chức chỉ đạo sự tham gia của các lực lượng thông qua việc phân vai, phân quyền, phân công các lực lượng tham gia được đánh giá rất tốt và tốt đạt tới 63% ý kiến, 3% ý kiến cho rằng cần có sự hợp tác tích cực hơn nữa giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm tận dụng được cơ sở vật chất, đội ngũ liên quan tới giáo dục hướng nghiệp

Giám sát các lực lượng tham gia, đánh giá mức độ tác động của các lực lượng đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp để có sự điều chỉnh phù hợp được đánh giá thực hiện ở mức độ khá với đánh giá tốt và rất tốt đạt từ 30% đến 32%

Về điều chỉnh mức độ tham gia của các doanh nghiệp, các lực lượng bên ngoài nhà trường theo thực lực đóng góp vào công tác giáo dục hướng nghiệp còn bị hạn chế, kết quả đánh giá mới ở mức trung bình. Tìm hiểu cụ thể về việc này, nhiều ý kiến cho rằng, bản thân các doanh nghiệp hợp tác trên tinh thần đôi bên cùng có lợi, các lực lượng xã hội khác nhiều khi làm việc với các mục đích khác nhau, để tìm được tiếng nói chung trong hoạt động này không dễ dàng gì, nhiều đơn vị tham gia vì mối quan hệ qua lại giữa hai bên nên việc điều chỉnh sự tham gia cũng ít nhiều bị hạn chế.

2.4.6. Những vấn đề liên quan đến hiệu quả giáo dục hướng nghiệp

Do điều kiện biên chế giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp không có nên giáo viên phải thực hiện kiêm nhiệm do vậy, không chỉ riêng tại trung tâm KTTH – HN tỉnh Phú Thọ mà ngay cả ở các trường phổ thông, người làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong các trường phổ thông hầu như không được đào tạo chuyên môn chính thống nào. Giáo viên dạy các môn học khác hay giáo viên chủ nhiệm “được” trao trách nhiệm phụ trách hướng dẫn giáo dục hướng nghiệp dẫn đến giáo dục hướng nghiệp thường bị coi là việc của giáo viên chủ nhiệm/giáo viên dạy các môn kỹ thuật.

Nhằm đánh giá mức độ đảm bảo của các vấn đề điều kiện cần có để công tác hướng nghiệp hiệu quả 4 tiêu chí được đưa ra là: cơ sở vật chất, đội ngũ, lực lượng tham gia và các điều kiện cần thiết khác. Thang đo được sử dụng là thang đo Likert 5 mức độ với 1 là rất đảm bảo, 5 là rất không đảm bảo.

Biểu đồ 2.6: Đánh giá mức độ đảm bảo của các vấn đề điều kiện cần có để công tác hướng nghiệp hiệu quả

Về cơ sở vật chất, vì tại trung tâm có giáo dục nghề nghiệp nên có thực hành tay nghề đối với các Việc đảm bảo các các phương tiện cần thiết như phòng tham vấn với công cụ chuẩn đoán nghề nghiệp là phần mềm sinh trắc vân tay, phòng tư vấn hướng nghiệp, tư vấn du học đã thực hiện thêm chức năng hướng nghiệp này, nhiều tài liệu tham khảo được sử dụng để hướng dẫn người học do vậy mà công tác hướng nghiệp có phần hiệu quả hơn ở các trường phổ thông. Kết quả đánh giá cho thấy 32% ý kiến cho rằng đáp ứng các điều kiện cơ bản phục vụ công tác hướng nghiệp, tuy nhiên, vẫn còn 25% ý kiến cho rằng mức độ đáp ứng chưa đảm bảo được mục tiêu phù hợp. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học.

Mặc dù trung tâm KTTH – HN tỉnh Phú Thọ có quan tâm nhiều hơn đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp, tuy nhiên vì biên chế bị hạn chế như vậy nên cũng không thể dồn hết nên vai giáo viên kiêm nhiệm. Kết quả đánh giá cho thấy cơ bản vẫn đáp ứng mục tiêu giáo dục hướng nghiệp trong chương trình nhưng với sự linh động trong huy động lực lượng giáo viên dạy nghề và lực lượng bên ngoài nhà trường mà sự đáp ứng về đội ngũ bước đầu được nhìn nhận với kết quả đánh giá đạt là 39%, chỉ có 18% cho rằng cần có giáo viên chuyên trách riêng mới đảm bảo hiệu quả như một môn học độc lập.

Đã có sự gắn kết của các hoạt động giáo dục hướng nghiệp với các cơ quan quản lý lao động, học sinh có cơ hội trải nghiệm lao động nghề nghiệp trong thời gian học tuy nhiên kết quả đánh giá mới chỉ đạt ở mức trung bình

Tổ chức đánh giá chất lượng của các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, cần thực hiện lấy thông tin phản hồi của nhà trường, giáo viên, cựu học sinh và phụ huynh. Kiểm tra, đánh giá mức độ sử dụng cũng như phan bổ sử dụng cơ sở vật chất, tài chính, đội ngũ phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp và các điều kiện đảm bảo khác cần được thực hiện tốt hơn nữa, cơ bản thiếu nhiều trang thiết bị hỗ trợ công tác giáo dục hướng nghiệp, mức đánh giá rất không đảm bảo đạt tới 37%,

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động GDHN cho học sinh

Yếu tố tâm lí – xã hội và nhận thức

Yếu tố tâm lý lứa tuổi có tác động lớn đến nhận định ý nghĩa nghề nghiệp của học sinh. Nghiên cứu sử dụng 20 tiêu chí đo lường mức độ đồng ý của học sinh, mỗi tiêu chí sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với 1 là không đồng ý, 5 là rất đồng ý. Kết quả tính trung bình về mức độ đồng ý của học sinh về các item càng cao cho biết mức độ đồng ý càng cao về nội dung đó. Theo đó, kết quả biểu đồ 2.7 cho biết học sinh đồng ý cao về các nội dung: Nghề phù hợp với năng lực bản thân, Không có nghề nào thấp hèn, chỉ có người vô công rồi nghề mới đáng trách, Được sống tự lập bằng nghề nghiệp của mình là một hạnh phúc, Phải có một nghề để sống. Các item có chỉ số trung bình thấp: Có nghề mới được xã hội tôn trọng, Vấn đề là khéo xoay xở chứ không phải là có nghề .

Như vậy, về ý nghĩa của nghề nhìn chung các em HS THPT đã nắm bắt khá đầy đủ các khía cạnh khác nhau của giá trị nghề và có nhận thức đúng về giá trị nghề nghiệp với cuộc sống. Tuy nhiên, với tầm nhìn hiện nay phụ thuộc phần lớn vào tâm lý lứa tuổi thì học sinh cần phải được hướng nghiệp để nhận định đúng về năng lực và khả năng đảm nhiệm công việc của mình về học vấn, sức khỏe, hay điều kiện đáp ứng khác.

Biểu đồ 2.7: Nhận định của học sinh về ý nghĩa của nghề nghiệp Yếu tố việc làm

Ngoài tâm lý đã ăn sâu trong nếp nghĩ và chưa nhìn nhận đúng về đào tạo nghề của học sinh, phụ huynh thì các nguyên nhân xã hội khác cũng ảnh hưởng không nhỏ.

Điều quan trọng nhất chính là việc tạo được cơ hội và điều kiện việc làm cho người tốt nghiệp. Học sinh sẽ không quay lưng với hệ TCCN, hệ nghề nếu sau khi tốt nghiệp các hệ đào tạo này các em chắc chắn tìm được việc làm với mức lương phù hợp. Thái độ đối với nghề của HS c n được thể hiện qua việc các em thấy rõ được mình phải làm gì để thích ứng với chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương hiện nay thể hiện trong biểu đồ 2.8

Biểu đồ 2.8: Ý kiến của HS về những việc cần làm để thích ứng với sự chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương

Yếu tố tác động của bản thân hệ thống giáo dục Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học.

Hệ thống giáo dục phổ thông là hệ thống con trong hệ thống giáo dục quốc dân và bản thân nó có ảnh hưởng nhiều đến công tác phân luồng. Tình trạng mất cân đối giữa ba bộ phận chính của hệ thống giáo dục quốc dân là giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học đã cản trở không nhỏ đến công tác phân luồng.

Học sinh tốt nghiệp THCS có thể đi theo 4 luồng là THPT, bổ túc THPT, học nghề, TCCN và không tiếp tục học nữa. Quy mô phát triển của các cấp học sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến dòng chảy của học sinh đi theo các luồng khác nhau. Ngoài ra, sự liên thông với giáo dục sau trung học cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phân luồng học sinh sau THCS. Đối với phân luồng sau THPT, quy mô phát triển giáo dục ĐH và cơ hội việc làm sẽ mang tính quyết định.

Theo một khảo sát của Bộ GD-ĐT, có 69,3% ý kiến cho rằng cơ cấu hệ thống giáo dục trung học và sau trung học chưa thực sự hợp lý là nguyên nhân ảnh hưởng đến phân luồng học sinh.

2.6. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

  • Ưu điểm

Về lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp: xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động GDHN hoặc bộ máy quản lý hoạt động GDHN được phân chia thành các bộ phận khác nhau và xác định nhiệm vụ cho từng bộ phận; Trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức trung tâm đã xác định rõ nhiệm vụ và chức năng của hoạt động GDHN là nhằm phân luồng hợp lý HS; Nghiên cứu mối liên hệ giữa hoạt động GDHN với các hoạt động khác; Xác định những hoạt động quan trọng, cần thiết để đạt được mục đích và hiệu quả của hoạt động GDHN .

Tổ chức chỉ đạo thực hiện : thiết kế quá trình quản lý hoạt động GDHN, làm cho cơ cấu tổ chức quản lý có thể vận hành được thông qua việc xây dựng nội quy, quy chế phối hợp, tạo mối liên hệ giữa các bộ phận tham gia thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN cho HS tại đơn vị; xác định số lượng giáo viên, các bộ phận tham gia vào hoạt động GDHN. Chức danh cho các bộ phận, tổ chức hoạt động GDHN.

Về kiểm tra đánh giá hoạt động giáo đục hướng nghiệp: Đã cụ thể hóa được mục tiêu kế hoạch vào kế hoạch, tổ chức thực hiện được mực tiêu và tiến hành kiểm tra đánh giá được hoạt động GDHN cho HS.

Hạn chế và nguyên nhân Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học.

Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý còn chưa đúng về vai trò của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông, nhiều ý kiến cho rằng tự giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng có hiệu quả hơn, bên cạnh đó chương trình giáo dục này không có biên chế, khó được coi như một môn học nên mức độ đầu tư của giáo viên cho hiệu quả công việc chưa được xếp thứ tự ưu tiên.

Năng lực giáo dục hướng nghiệp của giáo viên còn hạn chế, giáo viên chưa cập nhật được các thông tin mới về thế giới nghề nghiệp, giá trị nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực tại địa phương ….. nhiều ý kiến cho rằng, giáo viên bị hạn chế về nội dung mỏ rộng nhằm tạo thế giới quan nghề nghiệp cho học sinh.

Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt nhưng khâu giám sát, đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế, chưa có sự điều chỉnh sau đánh giá kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cũng như sự tham gia của các lực lượng bên ngoài và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

Hoạt động tư vấn hướng nghiệp mặc dù đã có những đổi mới trong tư vấn tuy nhiên bộ phận tư vấn còn kiêm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như tư vấn du học, tư vấn nghề, tư vấn trường, hỗ trợ sinh trắc vân tay..

Tuy nhiên, đánh giá mới chỉ thực hiện chủ yếu ở giai đoạn cuối cùng của mỗi đợt giáo dục mà chưa thực hiện thường xuyên trong suốt cả quá trình.

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát, đánh giá việc quản lý hoạt động GDHN của CBQL (Theo 4 chức năng của quản lý)

Kết quả cho thấy cán bộ quản lý của Trung tâm đã thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý đối với hoạt động GDHN, đó là xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện hoạt động GDHN đối với học sinh có sự kiểm tra, đánh giá về kết quả hoạt động của hoạt động GDHN tốt, quan tâm đến chất lượng đội ngũ giáo viên, tích cực đầu tư các nguồn lực tài chính cho hoạt động này. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng GDHN thì giáo viên tiếp tục phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn. Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đối với hoạt động này.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh tại trung tâm KTTH-HN tỉnh Phú Thọ vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa có giải pháp căn cơ. “Nguyên nhân của thực trạng này đến từ nhiều phía như:

Hạn chế trong nhận thức của phụ huynh nói riêng và toàn xã hội nói chung về giáo dục nghề nghiệp; công tác hướng nghiệp, dạy nghề ở trường phổ thông còn mang tính hình thức;

  • Đội ngũ làm công tác phân luồng và hướng nghiệp ở các cơ sở giáo dục chưa được đào tạo bài bản;
  • Quy mô đào tạo của KTTH-HN tỉnh Phú Thọ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu…

Tiểu kết chương 2 Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học.

Sau khi nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng GDHN cho học sinh THPT tại Trung tâm KTTH-HN tỉnh Phú Thọ cho thấy Trung tâm đã thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý đối với hoạt động này. Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đã ít nhiều nhận thức được mức độ cần thiết và tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp, tuy nhiên việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh vẫn chủ yếu dựa vào cảm tính, hứng thú, sở thích cá nhân mà ít tính đến năng lực của bản thân và tính chất công việc của nghề. Do vậy phần lớn HS chưa chọn được nghề phù hợp.

Chưa có sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường trong công tác GDHN. Vấn đề huy động, sử dụng phương tiện, cơ sở vật chất, các nguồn lực cho việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, kết quả huy động nguồn kinh phí dành cho hoạt động này cogn hạn chế. Thêm vào đó, các điều kiện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay.

Giáo viên làm công tác GDHN chưa được đào tạo bài bản và chuyên trách về hướng nghiệp, thường là do giáo viên chủ nhiệm kiêm nhiệm, hoặc giáo viên các bộ môn khác đã được bồi dưỡng làm công tác hướng nghiệp nhưng phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác cho nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động hướng nghiệp dẫn đến chất lượng, hiệu quả chưa được như mong muốn.

Hình thức tổ chức các hoạt động GDHN mặc dù đã có nhiều đổi mới song vẫn còn chưa đa dạng, phong phú và đặc biệt chưa tổ chức được cho học sinh tham quan, trải nghiệm tại các làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan… khiến HS chưa hứng thú với các hoạt động GDHN.

Cơ sở vật chất phục vụ hướng nghiệp, kinh phí dành cho hoạt động này còn nhiều thiếu thốn. Công tác xã hội hóa dành cho hoạt động GDHN còn gặp nhiều khó khăn. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học.

Qua những điểm trên có thể nhận thấy thực trạng Quản lý hoạt động GDHN cho học sinh THPT tại Trung tâm KTTH-HN tỉnh Phú Thọ vẫn còn những bất cập, hiệu quả đạt được chưa như mong muốn.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993