Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng quản lý Giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Khái quát về kinh tế xã hội, giáo dục trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội thị xã Quảng Yên
Vị trí địa lý: Quảng Yên là thị xã ven biển, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên: 31 919,34 ha (chiếm 5.3 diện tích toàn tỉnh). Dân số năm 2014 là 130 106 người (chiếm khoảng 11% dân số toàn tỉnh), với 19 đơn vị hành chính cấp xã, phường.
Điều kiện kinh tế: Đến năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thị xã đã chiếm 37,1%; du lịch – dịch vụ – thương mại chiếm 29,5%; sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp chỉ còn 33,4%. Từ 2015-2017, giá trị tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn đã tăng bình quân hàng năm xấp xỉ 15%, thu nhập bình quân đầu người tăng 145%. Thị xã không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm còn 4,18%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng hơn 2 lần, chi cho đầu tư phát triển tăng 2,25 lần. Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Quảng Ninh được Nhà nước chủ trương xây dựng là tỉnh trung tâm của vùng đông bắc đất nước, vì thế thị xã Quảng Yên sẽ có lợi thế để đẩy nhanh Công nghiệp hóa -HĐH. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
Về giáo dục – đào tạo: Toàn thị xã có 6 trường Trung học phổ thông, 19 trường trung học cơ sở, 1 trường cao đẳng nghề, 19 trường Tiểu học và 20 trường Mầm non. Trong những năm qua các cấp học, các trường học trong toàn thị xã với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tập trung xây dựng kiên cố hóa trường học, tất cả các cấp học đều có lớp học cao tầng và mái bằng. Thực hiện Nghị quyết 05/NQTU của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã, các địa phương đã chỉ đạo phong trào xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Đội ngũ GV đã tương đối đủ ở tất cả các cấp học. Chất lượng Giáo dục&ĐT đặc biệt ở cấp trung học cơ sở phát triển bền vững với kết quả năm sau cao hơn năm trước.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.1.2. Tình hình giáo dục trung học cơ sở của thị xã Quảng Yên
Những năm qua sự nghiệp giáo dục của thị xã Quảng Yên đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm và coi trọng, chất lượng giáo dục ngày càng được củng cố và nâng cao. Quảng Yên là địa phương đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2006. Thị xã Quảng Yên có 19 trường trung học cơ sở. Mạng lưới các trường trung học cơ sở được phân bố hợp lý trên địa bàn đảm bảo cho học sinh không phải đi học quá xa và đáp ứng được với nhu cầu học tập của học sinh.
Diễn biến sĩ số 3 năm qua như sau:
Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh cấp trung học cơ sở
Chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng bậc nhất, là yếu tố làm nên thành công hay thất bại của một nhà trường. Từ năm học 2002 – 2003 Bộ Giáo dục&ĐT đã triển khai đồng loạt đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, Bộ Giáo dục&ĐT cũng ban hành Thông tư 58/2011/TT-BGĐT về quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học, do đó công tác đánh giá xếp loại học sinh được thực hiện nghiêm túc và thực chất hơn. Đặc biệt hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ Giáo dục&ĐT, những năm học vừa qua, hoạt động giảng dạy và giáo dục ở các nhà trường nói chung, việc đánh giá xếp loại học sinh nói riêng được toàn ngành triển khai đánh giá chặt chẽ hơn, sát với trình độ và năng lực của học sinh hơn. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
Về chất lượng giáo dục đạo đức: Nhìn chung học sinh trung học cơ sở ở thị xã Quảng Yên ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo, ông bà và cha mẹ, hăng hái tham gia các hoạt động ở trường, lớp và các hoạt động văn hóa ở địa phương. 100% các nhà trường không có hiện tượng học sinh tiêm chích, hút hít ma túy, an ninh trường học đảm bảo tốt. Tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức tốt ngày càng tăng so với những năm trước, đây chính là tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một bộ phận học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu, có lối sống đua đòi, lười học, bỏ giờ đi chơi điện tử, gây gổ đánh nhau trong trường…
Về chất lượng giáo dục các bộ môn văn hóa: Nhờ thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp trong giảng dạy mà chất lượng học tập của học sinh tiếp tục được giữ vững và nâng cao. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Chất lượng đại trà được duy trì và nâng cao, học sinh có học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ cao. Chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi cả về số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Thị xã Quảng Yên luôn là đơn vị đứng trong tốp đầu về chất lượng học sinh giỏi cấp Tỉnh và học sinh vào học trường Trung học phổ thông chuyên Hạ Long của tỉnh.
Tuy vậy, tỷ lệ học sinh có học lực yếu, kém vẫn còn, đặc biệt là năm học 2017-2018 tỷ lệ học sinh học lực yếu là 2,4%, học sinh học lực kém là 0,3%. Đây là vấn đề cần quan tâm trong những năm học tiếp theo để nâng cao chất lượng trí dục và tiếp tục triển khai có chiều sâu cuộc vận động “Hai không”.
Bảng 2.2: Kết quả 2 mặt giáo dục 3 năm qua
Về đội ngũ Cán bộ quản lý: Trong những năm qua cùng với sự phát triển của toàn ngành Giáo dục&ĐT, đội ngũ Cán bộ quản lý các trường Mầm non, Tiểu học, trung học cơ sở đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý ngày một nâng cao cả về chuyên môn và năng lực quản lý đã phát huy có hiệu quả trong công tác quản lý. Đặc biệt là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở, chi bộ Đảng, các tổ chức trong nhà trường được phát huy hiệu quả tốt trong công tác cán bộ ở các nhà trường. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn hiện nay đặc biệt là năng lực quản lý, qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ điều đó.
Bảng 2.4: Đội ngũ Cán bộ quản lý trung học cơ sở 3 năm qua
Về đội ngũ GV: GV là nhân tố tiên quyết làm nên chất lượng giáo dục, hiện nay chất lượng của một bộ phận GV còn yếu do một trong những nguyên nhân là những GV dạy lâu năm chỉ mới được chuẩn hóa, việc củng cố tích lũy kiến thức và việc tự học tự bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả. Bên cạnh đó do sự tác động của cơ chế thị trường, đời sống của một bộ phận GV còn gặp nhiều khó khăn, GV ở các trường trung học cơ sở hiện nay vẫn thiếu và bất cập về chủng loại GV như thiếu GV Mỹ thuật, Âm nhạc và Tin học. Bởi vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục yêu cầu quan tâm đầu tiên là chất lượng đội ngũ GV.
Bảng 2.5: Đội ngũ GV trung học cơ sở 3 năm qua Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng GV cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, cả về chủng loại GV, tỷ lệ số GV đạt chuẩn và trên chuẩn cao, có tác dụng tốt đến nâng cao chất lượng giáo dục. Số GV dạy giỏi cấp tỉnh, cấp thị xã ngày càng cao, hàng năm có khoảng 90 GV được công nhận là GV dạy giỏi cấp tỉnh, thị xã thông qua các kỳ hội giảng. Tuy vậy, tỷ lệ GV được đánh giá trung bình vẫn còn, chứng tỏ sự cố gắng tự học, tự bồi dưỡng vươn lên của số GV còn hạn chế, tỷ lệ này chủ yếu rơi vào những GV nhiều tuổi, trình độ đào tạo thấp, sức khỏe hạn chế. Công tác tuyển dụng GV mới thay thế còn gặp khó khăn do số lớp và số học sinh giảm, định biên giảm, trong tuyển dụng không đủ chủng loại như GV Âm nhạc và Mỹ thuật, dẫn đến hiện tượng ở nhiều trường GV phải dạy chéo môn nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hiện nay.
Về cơ sở vật chất: Trong những năm qua thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt dưới sự chỉ đạo của thị ủy, UBND thị xã nên công tác đầu tư Cơ sở vật chất trường học được đẩy mạnh. Đến nay toàn thị xã có 12/19 (63,2%) trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. 100% trường trung học cơ sở có phòng học cao tầng với hơn 250 phòng học cao tầng và mái bằng kiên cố. Số lượng các phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn ở các trường trung học cơ sở đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường sử dụng phòng học của học sinh làm phòng thực hành, phòng học bộ môn vừa không đảm bảo quy cách, kém an toàn và hiệu quả thấp.
Tính đến hết năm học 2017 – 2018 toàn thị xã có 46 phòng học bộ môn, 100 % số trường có ít nhất 1 kho thiết bị, 19 trường có phòng thư viện cho GV và học sinh, 19/19 trường có ít nhất 1 phòng học tin học. 100% số trường có công trình vệ sinh nước sạch cho GV và học sinh.
2.2. Tổ chức khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát
- Đánh giá thực trạng nhận thức của Cán bộ quản lý, GV và học sinh trung học cơ sở thị xã Quảng Yên về tầm quan trọng của Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở.
- Đánh giá thực trạng quản lý và đề xuất biện pháp quản lý Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên.
2.2.2. Đối tượng khảo sát Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
Để khảo sát thực trạng công tác quản lý Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên, tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng là Cán bộ quản lý, GV và học sinh của 5 trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên, cụ thể như sau:
- Cán bộ quản lý 10 người
- GV: 30 người
- học sinh: 100 người
2.2.3. Nội dung khảo sát
- Nhận thức của Cán bộ quản lý, GV và học sinh các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên về vai trò, tầm quan trọng của công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm.
- Thực trạng về nội dung, hình thức, sự phối hợp của các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.
- Thực trạng hiệu quả các biện pháp quản lý Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm của thầy và trò các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
- Điều tra bằng phiếu.
- Phỏng vấn trực tiếp.
- Xử lý kết quả khảo sát bằng phương pháp thống kê, tính tỷ lệ % của số phiếu trả lời theo mẫu khảo sát.
2.3. Thực trạng Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Thực trạng nhận thức của Cán bộ quản lý, GV và học sinh về giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm
2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng và mục tiêu của công tác Giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
Một trong những yếu tố quan trọng để Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường trung học cơ sở đạt hiệu quả đó là Cán bộ giáo viên phải có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và mục tiêu của công tác Giáo dục môi trường cho học sinh, trên cơ sở đó để xác định các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức Giáo dục môi trường thông qua HĐTN,… cho phù hợp và đạt hiệu quả. Để khảo sát vấn đề này chúng tôi tiến hành trao đổi, xin ý kiến của 40 giáo viên và cán bộ quản lý ở 5 trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Quảng Yên. Với 2 câu hỏi: Theo thầy cô việc Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng có quan trọng và cần thiết không? và Theo các thầy cô Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở nhằm những mục tiêu nào? Chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6: Nhận thức của Cán bộ giáo viên về tầm quan trọng của công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở
Từ bảng 2.6 chúng tôi nhận thấy: Đa số Cán bộ giáo viên được hỏi (chiếm tỷ lệ 80%) đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở, coi đây là một nội dung rất quan trọng và cần thiết trong công tác giáo dục toàn diện học sinh ở các nhà trường. Tuy nhiên vẫn có 5/40 giáo viên chiếm tỷ lệ 12.5% cho rằng Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh là nội dung ít quan trọng, có cũng được, không có cũng được. Đặc biệt vẫn có một tỷ lệ 7.5% số Cán bộ giáo viên được hỏi cho rằng Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh không quan trọng bằng các nội dung giáo dục khác như: Giáo dục đạo đức, Giáo dục thẩm mỹ, Giáo dục thể chất, Giáo dục lao động… Điều này nói lên thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong các nhà trường chưa có sự thống nhất, một số giáo viên chưa nhận thức được một cách đầy và đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng. Từ đó làm xuất hiện tâm lý ở một số giáo viên là xem nhẹ nội dung Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay.
Nhận thức của GV về mục tiêu Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở:
Bảng 2.7: Nhận thức của Cán bộ giáo viên về mục tiêu Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh
Kết quả khảo sát cho thấy: Phần lớn các giáo viên được hỏi đều có nhận thức đúng về mục tiêu Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở đó là: giúp cho học sinh có những kiến thức nhất định về môi trường và Bảo vệ môi trường (100% ý kiến tán thành); Hình thành một số kỹ năng Bảo vệ môi trường cho học sinh (85%); Bồi dưỡng cho học sinh những thái độ tích cực đối với vấn đề bảo vệ môi trường (75%); xây dựng hành vi đúng đắn ở học sinh đối với môi trường và Bảo vệ môi trường (80%). Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
Tuy nhiên, với kết quả này chúng ta cũng nhận thấy, nhận thức của giáo viên vẫn thiên về mục tiêu kiến thức nhiều hơn, mặc dù nhận thức về mục tiêu Giáo dục thái độ và hành vi đúng đắn với môi trường vẫn ở tỷ lệ cao (80%) nhưng thấp hơn mục tiêu về kiến thức và kĩ năng (> 85%). Điều này phản ánh quan niệm chưa hoàn thiện về mục tiêu Giáo dục của chúng ta hiện nay vẫn thiên về kiến thức “hàn lâm” mà nhiều khi chưa chú trọng đúng mức mục tiêu giáo dục thái độ, hành vi và thói quen cho học sinh.
Đặc biệt ở kết quả trên cho thấy, chỉ có 55% số Cán bộ giáo viên được hỏi cho rằng mục tiêu Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở có cả việc làm cho học sinh có thói quen quan tâm đến những vấn đề môi trường. Theo chúng tôi đây là một trong những mục tiêu quan trọng mà có đến 45% số người được hỏi đã bỏ qua mục tiêu này. Theo các chuyên gia nghiên cứu về môi trường thì một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho môi trường của chúng ta ngày càng bị hủy hoại và ô nhiễm nghiêm trọng là do con người thiếu ý thức quan tâm tới các vấn đề môi trường, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc gìn giữ, tái tạo và bảo vệ môi trường. Do vậy việc giáo dục cho cộng đồng nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng có thói quen quan tâm đến các vấn đề môi trường phải là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác Giáo dục môi trường hiện nay.
2.3.1.2. Nhận thức của học sinh về vấn đề môi trường và Bảo vệ môi trường
Một trong những mục tiêu hàng đầu của Giáo dục môi trường mà Hiến chương Belgrade (1975) đưa ra là: Phải giúp cho người học có được những hiểu biết cơ bản về môi trường và các vấn đề về môi trường, giúp họ có được nhận thức đúng đắn và sự quan tâm tích cực tới các vấn đề về môi trường và Bảo vệ môi trường. Có thể nói mức độ nhận thức, hiểu biết và sự quan tâm của học sinh về môi trường và các vấn đề liên quan đến môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác Giáo dục môi trường của các giáo viên. Vậy thực tế học sinh các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên nhận thức như thế nào đối với các vấn đề môi trường và Bảo vệ môi trường?
Tìm hiểu vấn đề này trước hết chúng tôi tìm hiểu nhận thức của các em về khái niệm “Môi trường”. Chúng tôi đặt câu hỏi mở: Theo em hiểu môi trường là gì? để học sinh trả lời. Kết quả thu được: Không có học sinh nào đưa ra được khái niệm môi trường một cách đầy đủ và có đến 38 học sinh được hỏi, chiếm tỷ lệ 38% bỏ trống hoặc trả lời “không biết” câu hỏi này. Điều này không gây bất ngờ cho chúng tôi và cũng dễ lý giải. Bởi vì, môi trường là một khái niệm chỉ một lĩnh vực rộng lớn mà bản thân khái niệm môi trường trong thực tế lại được hiểu với nhiều góc độ khác nhau. Ngay cả với người lớn đã trưởng thành, khi gặp câu hỏi này cũng khó có thể đưa ra một câu trả lời trọn vẹn và đầy đủ. Mặt khác, nhiều khi chúng ta có thể hiểu được nội hàm khái niệm nhưng không thể diễn đạt được ý thành lời một cách rõ ràng. Tuy nhiên, đa số các em (62/100) chiếm tỷ lệ 62% đã chỉ ra được những nội dung cốt yếu nhất về khái niệm môi trường mặc dù còn rất sơ sài.
Cùng với câu hỏi tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh về khái niệm môi trường, chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi để tìm hiểu nhận thức của các em về các vấn đề liên quan đến môi trường và Bảo vệ môi trường. Kết quả chúng tôi thu được thể hiện ở bảng 2.8:
Bảng 2.8: Nhận thức của học sinh về các vấn đề môi trường và Bảo vệ môi trường
Từ bảng 2.8 chúng ta thấy: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
Đa số các em có nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với cuộc sống, tính cấp thiết của vấn đề Bảo vệ môi trường, các nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm. Trong đó, 100% số học sinh nhận thức được rằng môi trường có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của con người; 72% số học sinh được nhận thức được môi trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống của con người; 82 % số học sinh nhận thức được vấn đề Bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia hiện nay. Có trên 88% số học sinh nhận thức được các nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường bao gồm các yếu tố như: Khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi; chặt phá rừng; khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp và khói thải từ các phương tiện giao thông; Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy và các chất thải độc hại; Sự thiếu hiểu biết của con người về môi trường; những hành thiếu ý thức của con người với môi trường sống. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số ít các em chưa có nhận thức đúng về các vấn đề này cụ thể là: vẫn có 28% các em được hỏi cho rằng môi trường không phải là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống của con người; 35% số học sinh có nhận thức sai về việc giữ gìn và bảo vệ nguồn nước; 10% số học sinh nghĩ rằng sự thiếu hiểu biết của con người về môi trường không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm Môi trường.
Về các vấn đề liên quan đến Bảo vệ môi trường chúng tôi nhận thấy, mặc dù đa số học sinh có nhận thức đúng về tính cấp thiết của việc Bảo vệ môi trường, tuy nhiên khi nói đến khả năng và trách nhiệm tham gia Bảo vệ môi trường của học sinh thì chỉ có 45/100 học sinh chiếm 45% số các em nhận thức được rằng học sinh có thể trở thành những tuyên truyền viên về Bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động Bảo vệ môi trường ở địa phương một cách hiệu quả. Trong khi đó có tới 20% số học sinh được hỏi quan niệm vấn đề học sinh có thể trở thành những tuyên truyền viên về Bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động Bảo vệ môi trường ở địa phương một cách có hiệu quả là sai.
Đối với vấn đề về tầm quan trọng của công tác Giáo dục môi trường cho mọi người thì chỉ có 38% số học sinh nhận thức đúng rằng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người là việc làm rất quan trọng và cần thiết góp phần bảo vệ môi trường. Điều đáng quan tâm ở đây là vẫn còn một tỷ lệ khá cao học sinh các trường chưa xác định được vấn đề nêu ra là đúng hay sai, họ đã trả lời “không biết” đối với những vấn đề này: Có 35% học sinh được hỏi không biết là mình có thể trở thành một tuyên truyền viên về Bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động Bảo vệ môi trường ở địa phương hay không; 62% không biết được rằng giáo dục ý thức Bảo vệ môi trường cho mọi người là một việc làm quan trọng và cần thiết để góp phần Bảo vệ môi trường…
Như vậy chúng ta có thể thấy nhận thức của học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Quảng Yên về các vấn đề liên quan đến việc Bảo vệ môi trường còn rất thấp, mặc dù đa số các em đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của môi trường tới sự sống của con người, những nguyên nhân làm cho môi trường sống của con người bị ô nhiễm. Điều này phần nào nói lên chất lượng Giáo dục môi trường cho học sinh của các nhà trường, Học sinh mới chỉ được trang bị những tri thức lý thuyết về môi trường mà chưa nhận thấy khả năng và trách nhiệm của chính bản thân các em đối với công tác Bảo vệ môi trường hiện nay. Điều này được minh chứng bởi kết quả câu trả lời của học sinh các nhà trường khi chúng tôi đặt câu hỏi “Theo các em Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?”. Trong số 100 học sinh được hỏi chỉ có 48/100 học sinh chiếm tỷ lệ 48% sinh trả lời trách nhiệm Bảo vệ môi trường là của tất cả mọi người trong đó có lực lượng học sinh trong các nhà trường. Trong khi đó có tới 40% số học sinh cho rằng trách nhiệm Bảo vệ môi trường là của những người làm công tác vệ sinh môi trường và của các tổ chức xã hội, 12% số học sinh cho rằng Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của người lớn.
Kết quả này càng khẳng định công tác Giáo dục môi trường ở các nhà trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên chưa đạt được mục tiêu cuối cùng của Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông đó là “… mỗi học sinh được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất”. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
Chính những hạn chế trong nhận thức của các em về vấn đề Bảo vệ môi trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và hành vi tham gia Bảo vệ môi trường của các em.
Thái độ của học sinh đối với vấn đề Bảo vệ môi trường và các hành vi góp phần Bảo vệ môi trường Chúng tôi đưa ra 8 hành động có thể xảy ra trong cuộc sống, lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày của con người có tác động đến môi trường sống, trong đó có 5 hành động góp phần Bảo vệ môi trường và 5 hành động có thể gây hại cho môi trường để hỏi xem thái độ của các em đối với những hành động đó như thế nào. Kết quả chúng tôi thu được thể hiện ở Bảng 2.9.
Bảng 2.9: Thái độ của học sinh đối với những hành động có tác động đến môi trường
Từ bảng 2.9 chúng tôi nhận thấy:
Đối với những hành động góp phần bảo vệ môi trường như: Trồng và chăm sóc cây xanh, khơi thông cống rãnh, trồng chăm sóc cây xanh được 100% học sinh đồng tình ủng hộ, điều đó phản ánh thái độ đúng đắn của các em đối với những hành vi góp phần Bảo vệ môi trường và nó phù hợp với trình độ nhận thức của lứa tuổi. Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở trình độ nhận thức của các em về những hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội đã phát triển các em đã có khả năng đánh giá mức độ tốt xấu của hành vi tương đối chính xác.
Riêng hành động “Tố giác những người có những hành động gây nguy hại cho môi trường” thì vẫn có 54/100 em chiếm tỷ lệ 54% bày tỏ thái độ thờ ơ, không quan tâm. Số học sinh bày tỏ thái độ đồng tình với hành động này chỉ có 46%. Điều này một lần nữa cho thấy nhận thức và thái độ về trách nhiệm Bảo vệ môi trường của học sinh trong các nhà trường còn thấp.
Tìm hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi thấy rằng các em đều nhận ra đó là những hành động gây hại cho môi trường, những hành vi không tốt nhưng một phần các em nghĩ rằng đó là việc của người khác, không liên quan đến mình, một phần các em ngại, không dám phản ứng trước đám đông khi mà nhiều người trong số họ vẫn chưa có nhận thức đúng về các hành vi gây nguy hại đến môi trường. Với thực tế này chúng tôi nhận định công tác Giáo dục môi trường của các nhà trường chúng ta hiện nay, không riêng gì các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên mới chỉ giúp người học đạt được những mục tiêu về tri thức, còn mục tiêu về thái độ và hành vi có lẽ vẫn còn là một bài toán trong công tác giáo dục nói chung và Giáo dục môi trường nói riêng ở nước ta hiện nay. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm đã triển khai ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên
Chương trình Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm bao gồm nhiều nội dung khác nhau, tuỳ thuộc vào từng đối tượng, từng lứa tuổi mà nội dung Giáo dục môi trường cũng được xây dựng cho phù hợp. Việc xác định các nội dung Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh cần căn cứ vào mục tiêu Giáo dục môi trường; đặc điểm tâm, sinh lý và trình độ nhận thức của từng lứa tuổi học sinh. Xác định đúng nội dung Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm là cơ sở quan trọng để GV có thể lựa chọn và sử dụng một cách hợp lý các phương pháp và hình thức tổ chức Giáo dục môi trường, làm cho quá trình Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả. Vậy trên thực tế, giáo viên các trường THCS thị xã Quảng Yên có xác định đúng các nội dung Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cần cung cấp cho học sinh trung học cơ sở hay không? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã đặt câu hỏi: Theo các thầy (cô), Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở phải bao gồm những những nội dung nào?
Kết quả chúng tôi thu được thể hiện ở bảng 2.10.
Bảng 2.10: Thực trạng xác định các nội dung Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên
Từ kết quả ở bảng 2.10 cho thấy:
100 số Cán bộ giáo viên được hỏi đã xác định đúng những nội dung Giáo dục môi trường cần cung cấp cho học sinh trung học cơ sở bao gồm tất cả những vấn đề liên quan đến môi trường và Bảo vệ môi trường như: Các khái niệm cơ bản về môi trường, hệ sinh thái, các thành phần cơ bản của môi trường; nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững; các vấn đề về ô nhiễm môi trường; các biện pháp để bảo vệ môi trường; và cả những nội dung liên quan đến ý thức – thái độ, các kỹ năng và hành vi để bảo vệ môi trường của con người. Tuy nhiên vẫn còn có một số ít (25%) Cán bộ giáo viên chưa xác định, hoặc xác định chưa đầy đủ các nội dung Giáo dục môi trường cần cung cấp cho học sinh, nhất là những nội dung liên quan đến ý thức, thái độ đối với các vấn đề Môi trường và Bảo vệ môi trường. Nguyên nhân của thực trạng này theo chúng tôi bắt nguồn từ những nhận thức chưa đầy đủ của một số ít giáo viên về mục tiêu của công tác Giáo dục môi trường cho học sinh hiện nay.
Bên cạnh đó cũng có 65% số giáo viên được hỏi bổ sung thêm ý kiến, cho rằng, ngoài những nội dung nêu trên, Giáo dục môi trường trong nhà trường trung học cơ sở còn phải cung cấp cho học sinh những kiến thức hiểu biết về tình hình môi trường và Bảo vệ môi trường của địa phương nơi các em sinh sống, học tập. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
Theo chúng tôi, đây là những ý kiến rất tích cực, nó phản ánh đúng một trong những nguyên tắc quan trọng trong Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm đó là cần xem xét các vấn đề môi trường trên quan điểm địa phương. Việc cung cấp cho học sinh những nội dung liên quan đến tình hình môi trường của địa phương không chỉ giúp cho học sinh có cái nhìn cụ thể về hiện trạng môi trường nơi các em đang sinh sống, học tập mà nó còn góp phần định hướng những hành vi và việc làm của học sinh để Bảo vệ môi trường phù hợp với đặc điểm tình hình môi trường của địa phương, đồng thời làm cho hoạt động Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm của nhà trường mang tính thực tiễn cao hơn.
2.3.3. Thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm đã thực hiện ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên
Hoạt động Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm có thể tiến hành dưới nhiều hình thức và con đường khác nhau. Mỗi một con đường Giáo dục có những thế mạnh riêng. Việc xác định các con đường để tiến hành Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: Đối tượng Giáo dục, điều kiện để tiến hành Giáo dục môi trường, năng lực của chủ thể Giáo dục… Vậy trên thực tế GV đánh giá như thế nào về khả năng và hiệu quả của các hình thức phương pháp Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm.
Đối với vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành đặt câu hỏi điều tra nhận thức của Cán bộ giáo viên về khả năng tiến hành Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm và hiệu quả của các hình thức phương pháp Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên. Kết quả chúng tôi thu được thể hiện ở bảng 2.11.
Bảng 2.11: Nhận thức của Cán bộ giáo viên về các hình thức Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở
Từ kết quả bảng 2.11 cho thấy: Cán bộ giáo viên các nhà trường đều nhận thấy có thể Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua nhiều con đường khác nhau: Xây dựng thành những thành những chủ đề riêng về Giáo dục môi trường và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá, thông qua hoạt động truyền thông môi trường của các tổ chức trong và ngoài nhà trường hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên nhận thức của các giáo viên về khả năng thực hiện và hiệu quả thực hiện Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm bằng các hình thức đó trong nhà trường lại có sự khác nhau: Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
50% Cán bộ giáo viên cho rằng trong nhà trường trung học cơ sở thì Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm bằng cách tích hợp vào các môn học để tổ chức hoạt động ngoại khóa là dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó có 50% ý kiến cho rằng Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm bằng con đường này có hiệu quả nhưng khó thực hiện bởi nó đòi hỏi người GV phải phải có kỹ năng lồng ghép tốt, nếu không sẽ khó thực hiện được mục tiêu Giáo dục môi trường và thậm chí ảnh hưởng đến cả mục tiêu dạy học của bộ môn. Theo chúng tôi, thực hiện dạy học Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm bằng hình thức này mang lại hiệu quả cao và cũng không khó thực hiện nếu như chúng ta có những biện pháp tốt để bồi dưỡng kỹ năng tích hợp nội dung Giáo dục môi trường vào các môn học cho GV các nhà trường.
Đối với hình thức Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm bằng cách: Xây dựng thành những thành những chủ đề riêng về Giáo dục môi trường và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá thì có tới 35% ý kiến cho rằng đây là con đường Giáo dục môi trường mang lại hiệu quả nhưng rất khó thực hiện trong điều kiện dạy học ở các trường trung học cơ sở nước ta hiện nay.
Theo ý kiến của chúng tôi, nếu xây dựng thành những thành những chủ đề riêng về Giáo dục môi trường và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá để tiến hành Giáo dục môi trường cho học sinh thì chắc chắn việc Giáo dục môi trường cho học sinh sẽ mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên trong điều kiện Giáo dục môi trường chưa trở thành môn học riêng trong các trường trung học cơ sở ở nước ta hiện nay thì việc xây dựng những bài học riêng về Giáo dục môi trường phải được thiết kế dưới hình thức những chuyên đề ngoại khoá về Giáo dục môi trường và phải dành một thời lượng thích hợp trong chương trình dạy học của nhà trường để thực hiện các chuyên đề đó.
2.3.4. Thực trạng tổ chức Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường trung học cơ sở Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
Chúng ta biết rằng, trong lĩnh vực giáo dục, không chỉ có dạy học trên lớp mà còn phải Giáo dục học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm. Chính các hoạt động này sẽ bổ sung và làm sâu thêm những tri thức mà học sinh nắm được thông qua chương trình dạy học trên lớp. Trong Giáo dục môi trường ở các trường phổ thông thì việc tổ chức các Hoạt động trải nghiệm lại càng cần thiết vì Giáo dục môi trường không có bộ môn riêng, nó được thực hiện chủ yếu qua tích hợp vào các môn học khác. Vì vậy, nếu chỉ dừng lại ở dạy học trên lớp thì mục đích Giáo dục môi trường cho học sinh khó có thể thực hiện được đầy đủ và trọn vẹn. Mục đích của việc tổ chức các Hoạt động trải nghiệm là thông qua thực tế giúp học sinh hiểu biết về tình hình môi trường, về tác động của con người tới môi trường, từ đó xây dựng ở học sinh tình cảm yêu thiên nhiên, hình thành ở các em ý thức Bảo vệ môi trường và có kỹ năng, phương pháp bảo vệ môi trường đúng đắn và thiết thực. Có thể nói Hoạt động trải nghiệm được coi là thế mạnh trong công tác Giáo dục môi trường cho học sinh trong các nhà trường. Vậy trên thực tế ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên, việc tổ chức các Hoạt động trải nghiệm để Giáo dục môi trường cho học sinh diễn ra như thế nào? Mức độ và hiệu quả ra sao?
Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã đưa ra 9 Hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức để Giáo dục môi trường cho học sinh và tham khảo ý kiến đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý của nhà trường về mức độ tổ chức và hiệu quả tổ chức các hoạt động đó trong nhà trường. Kết quả chúng tôi thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.12: Thực trạng mức độ và hiệu quả tổ chức Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên
Từ bảng khảo sát cho thấy:
Trong các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên, các hoạt động Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm chưa được Cán bộ giáo viên các nhà trường thực hiện thường xuyên, trong đó chỉ có các hoạt động: Tổ chức các buổi lao động vệ sinh Môi trường; Tổ chức cho học sinh thu gom rác thải, được 85% đến 100% Cán bộ giáo viên các nhà trường đánh giá là được thực hiện thường xuyên, với hoạt động: Tổ chức cho học sinh trồng cây xanh quanh khu vực trường cũng chỉ có 55% số ý kiến cho rằng được thực hiện thường xuyên ở các nhà trường. Cũng những nội dung này thì 100% ý kiến cho rằng các nhà trường đã thực hiện có hiệu quả. Theo các giáo viên, sở dĩ những hoạt động này được tổ chức thường xuyên là vì đó là những hoạt động nằm trong chương trình kế hoạch hoạt động của nhà trường, do nhà trường yêu cầu.
Ngoài 3 hoạt động trên thì các hoạt động khác như: Tổ chức nói chuyện chuyên đề về Giáo dục môi trường; Tổ chức các trò chơi mang tính Giáo dục môi trường; triển lãm tranh, ảnh, các tài liệu, mô hình về Môi trường; tổ chức cho học sinh thi viết, vẽ, thi văn nghệ với chủ đề Giáo dục môi trường… không được nhiều giáo viên tổ chức thường xuyên, số giáo viên thỉnh thoảng tổ chức các hoạt động đó cũng không cao (cao nhất mới chỉ đạt 45%), mặc dù phần lớn số GV đã từng tổ chức các hoạt động đó đều khẳng định trong khi họ tổ chức các hoạt động đó đều đạt được hiệu quả cao.
Đặc biệt 2 hoạt động có thể tổ chức để Giáo dục môi trường cho học sinh một cách hiệu quả là: Tổ chức cho học sinh đi tham quan và tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ môi trường thì lại không được giáo viên nào sử dụng. Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này chúng tôi được biết hiện nay ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên chưa trường nào thành lập CLB môi trường trong nhà trường, nguồn kinh phí để tổ chức các buổi tham quan cho GV và học sinh ở các nhà trường là rất hạn chế vì vậy các GV khó có thể thực hiện Giáo dục môi trường qua 2 hình thức trên. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
Thực tế trên cho thấy việc tổ chức các Hoạt động trải nghiệm để Giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên chưa thực sự được coi trọng, số lượng các hoạt động được tổ chức còn quá ít, nội dung các hoạt động tổ chức cho học sinh còn nghèo nàn, các giáo viên mới chỉ chú tâm đến các hoạt động mang tính chất phong trào do yêu cầu, kế hoạch của nhà trường đề ra, mà chưa chủ động sáng tạo tổ chức các hoạt động có tác dụng nâng cao nhận thức và hiểu biết của học sinh về các vấn đề môi trường. Một số hoạt động được coi là thế mạnh trong công tác Giáo dục môi trường GV lại ít được tổ chức, thậm chí là không tổ chức; hoạt động Giáo dục môi trường của giáo viên mới chỉ dừng lại ở phạm vi trên lớp và trong nhà trường, còn những Hoạt động trải nghiệm nhằm giúp học sinh xâm nhập thực tế để có những hiểu biết cụ thể về tình hình môi trường của địa phương thì chưa được GV quan tâm tổ chức. Điều này một lần nữa khẳng định công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên chưa được đề cao và chưa trở thành nội dung bắt buộc trong chương trình dạy học, giáo dục toàn diện của nhà trường.
2.3.5. Thực trạng phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh
Để Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh đạt hiệu quả thì vai trò của sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là hết sức cần thiết. Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này tác giả đã trưng cầu ý kiến các khách thể. Câu hỏi như sau: Đồng chí cho biết mức độ phối hợp của nhà trường với các lực lượng trong và ngoài nhà trường như thế nào?
Bảng 2.13: Mức độ phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng trong việc Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm
Qua trưng cầu ý kiến cho thấy lãnh đạo nhà trường chủ yếu quan tâm đến việc phối kết hợp với BCH hội CMHS và các tổ chức Đoàn, Đội lần lượt là (85% và 75%) số ý kiến đánh giá làm tốt, nhưng lại thiếu sự kết hợp với các cơ quan đoàn thể khác.
Thông qua kết quả điều tra và trao đổi trực tiếp với các khách thể cho biết: Thực tế việc kết hợp với gia đình và ban đại diện CMHS chủ yếu cũng chỉ thông qua các hội nghị đầu năm học và kết thúc học kỳ I và cuộc họp cuối năm mà thôi. Việc phối hợp này chủ yếu chỉ để giải quyết các vấn đề về tài chính chứ chưa tuyên truyền, đưa nội dung công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh tới CMHS và hướng dẫn tổ chức thực hiện việc này tại nhà, tại địa phương, chưa tổ chức hội thảo về đa dạng các hình thức phối kết hợp, chưa bồi dưỡng kiến thức về Giáo dục môi trường cho CMHS.
Việc phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể khác thì được các khách thể đánh giá làm không tốt ở mức cao như: Phối hợp với chính quyền địa phương có 50% ý kiến đánh giá làm tốt, phối hợp với các tổ chức xã hội cũng chỉ có 355 ý kiến đánh giá làm tốt, tuy nhiên còn từ 25% đến 35% ý kiến đánh giá các nhà trường chưa làm tốt công tác này. Qua trao đổi trực tiếp, chúng tôi nhận thấy: Việc phối kết hợp này chỉ được thực hiện khi có các công văn chỉ thị liên nghành vào các dịp lễ trong năm như: Tổ chức dọn vệ sinh môi trường vào cuối năm âm lịch trước khi nghỉ tết Nguyên đán, vào các ngày Môi trường thế giới (ngày 05 tháng 6 hàng năm). Việc phối kết hợp với các chuyên gia phòng tài nguyên môi trường để tìm hiểu về môi trường cũng chỉ có thực hiện ở một số trường trong trung tâm thị xã. Việc phối hợp này cũng là thực trạng chung của toàn ngành giáo dục chứ không chỉ riêng các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên. Vì vậy, trong thời gian tới Bộ Giáo dục, các nhà trường cần đổi mới phương thức, hình thức, nội dung Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng cho phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
2.4. Thực trạng về quản lý Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
Để hiểu rõ được thực trạng quản lý Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh của các nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên về các mặt cụ thể sau đây:
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên
Bảng 2.14: Thực trạng việc kế hoạch hóa công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên
Qua khảo sát lấy ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường ở bảng trên cho thấy: Nhìn chung các nhà trường chưa làm tốt công tác xây dựng kế hoạch Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm, cụ thể:
Có 50% ý kiến đánh giá các nhà trường đã làm tốt công tác: Kế hoạch Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề và Kế hoạch Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho cả năm học. Tuy nhiên vẫn còn 15% đến 20% ý kiến cho rằng các nhà trường chưa thực hiện các nội dung này. Với kế hoạch cho từng kỳ học, tháng học thì kết quả thực hiện còn thấp hơn mới chỉ có 25% đến 30% ý kiến đánh giá làm tốt và còn tới 30% đến 45% đánh giá các nhà trường không xây dựng kế hoạch này, đặc biệt là kế hoạch cho từng tuần thì hầu như các nhà trường không làm 50% ý kiến và 25 % ý kiến cho rằng không làm tốt. Thậm trí qua trao đổi trực tiếp, cũng có ý kiến cho rằng, việc xây dựng kế hoạch Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm chỉ là hình thức rồi để đấy mà chưa thực sự được triển khai có hiệu quả.
Kết quả trên cho thấy một số trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên đã chủ động xây dựng kế hoạch Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh cả năm học, cho các hoạt động theo chủ đề, còn kế hoạch tuần, tháng ít được triển khai, mặc dù trên thực tế kế hoạch Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm chủ yếu được lồng ghép trong trong kế hoạch công tác, nói chung vẫn còn sơ sài, chưa cụ thể, biện pháp và hình thức chưa đủ sinh động, chưa chú trọng đến cơ chế phối hợp. Điều này đặt ra cho Cán bộ quản lý các nhà trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên trong thời gian tới cần có nhiều biện pháp làm tốt hơn nữa công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nói chung và kế hoạch Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
2.4.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
Thông qua khảo sát, chúng tôi thấy, đây là một khâu yếu của công tác quản lý Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên trong những năm qua. Chúng ta có thể thấy rõ qua bảng khảo sát mà chúng tôi đã thực hiện với cán bộ quản lý và giáo viên của các trường dưới đây:
Bảng 2.15: Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên
Qua bảng 2.15 cho thấy: Tất cả các nội dung công việc làm tốt ở mức độ không cao mới chỉ có từ 35% đến 45% ý kiến đánh giá các nhà trường làm tốt các nội dung này trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Cụ thể với việc Phân công cụ thể công việc cho từng bộ phận, cá nhân; Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện nhiệm vụ, chỉ có 45% ý kiến Cán bộ giáo viên các nhà trường đánh giá làm tốt và còn tới 47.5% đến 50% ý kiến cho rằng không làm tốt, thậm trí có 5% đến 7.5% ý kiến đánh giá các nhà trường không thực hiện công tác này trong việc Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Cùng với đó là nội dung: Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GV và các ban ngành đoàn thể khác; Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở, cũng có tới 40% ý kiến đánh giá Cán bộ quản lý nhà trường làm tốt, tuy nhiên còn tới 15% ý kiến cho rằng Cán bộ quản lý nhà trường không làm. Thậm chí với nội dung: Khen thưởng, xử lý kịp thời, công bằng, chính xác, có tới 30% ý kiến được hỏi cho rằng Cán bộ quản lý các nhà trường chưa thực hiện bao giờ.
Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, qua trao đổi trực tiếp với một số Cán bộ giáo viên các nhà trường chúng tôi nhận được câu trả lời: Có thể do công việc của nhà trường bận mải, Cán bộ quản lý ngoài việc quản lý giáo dục chung trong nhà trường còn thường xuyên tham gia các cuộc họp của địa phương, Phòng, Sở do vậy họ có ít thời gian cho việc chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp Cán bộ giáo viên và các tổ chức trong việc thực hiện kế hoạch Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh, do vậy mà việc dành thời gian cho công tác thi đua khen thưởng cũng không có.
Như vậy, tất cả các nội dung công việc của công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm đều được tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhưng việc thực hiện chỉ ở mức trung bình thấp, chưa làm tốt. Do vậy trong thời gian tới Cán bộ quản lý các nhà trường cần dành nhiều thời gian, công sức và trí tuệ vật chất nhiều hơn nữa cho công tác tổ chức thực hiện Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh nhằm làm tốt công tác quản lý giáo dục chung trong các nhà trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên
Để tìm hiểu thực trạng công tác chỉ đạo Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm của Cán bộ quản lý các nhà trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của các khách thể với câu hỏi: Đồng chí đánh giá như thế nào về công tác chỉ đạo Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong trường mình? Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.16: Thực trạng chỉ đạo Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên
Qua bảng khảo sát cho thấy các khách thể đánh giá Cán bộ quản lý các nhà trường đã thực hiện việc chỉ đạo Cán bộ giáo viên thực hiện công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở mức trung bình, cụ thể:
Với nội dung: Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm các môn học; Chỉ đạo giáo viên tổ chức Hoạt động trải nghiệm các môn học về giáo dục môi trường, có 50% ý kiến đánh giá Cán bộ quản lý đã làm tốt, 40% ý kiến cho rằng chưa làm tốt và còn tới 10% ý kiến đánh giá Cán bộ quản lý nhà trường không thực hiện việc này. Với nội dung: Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm, có 45% ý kiến đánh giá làm tốt và còn tới 5% ý kiến cho rằng Cán bộ quản lý chưa làm tốt. Đặc biệt với các nội dung: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục môi trường; Chỉ đạo Cán bộ giáo viên phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức các Hoạt động trải nghiệm cho học sinh về Giáo dục môi trường; Chỉ đạo CBGV tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm về Giáo dục môi trường, còn có từ 25% đến 30% ý kiến được hỏi cho rằng Cán bộ quản lý nhà trường chưa làm. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi trao đổi trực tiếp với Cán bộ giáo viên các nhà trường họ cho rằng: Một số Cán bộ quản lý chưa thực hiện vì họ cho rằng nếu có chỉ đạo thì cũng khó thực hiện được vì khó khăn về thời gian, con người, địa điểm tổ chức, và kinh phí chi thường xuyên cho các nhà trường trong năm hạn hẹp mặc dù Cán bộ quản lý muốn quan tâm tới công tác này nhưng lực bất tòng tâm, vì vậy họ chưa quan tâm đến công tác này, vì thế mà họ không chỉ đạo thực hiện công tác này một cách quyết liệt.
2.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
Để tìm hiểu thực trạng kiểm tra đánh giá Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh, tác giả tiến hành trưng cầu ý kiến của các khách thể với câu hỏi: Đồng chí vui lòng cho biết công tác kiểm tra đánh giá Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường đồng chí được thực hiện như thế nào? Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.17: Thực trạng kiểm tra đánh giá Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh
Qua kết quả khảo sát bảng 2.17 cho thấy: Các khác thể đều cho rằng việc Kiểm tra, đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm về Giáo dục môi trường thông qua các môn học là quan trọng và thường xuyên nhất, tuy nhiên tỷ lệ đánh giá làm tốt mới chỉ đạt 55% và có tới 15% ý kiến cho rằng Cán bộ quản lý các nhà trường không thực hiện nội dung này. Với việc: Kiểm tra, đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm về Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động của Đoàn, Đội; Kiểm tra, đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm về Giáo dục môi trường theo chủ điểm tháng, cũng được 50% ý kiến đánh giá làm tốt, 37.5% ý kiến cho rằng chưa làm tốt và có 12.5% ý kiến cho rằng Cán bộ quản lý nhà trường không thực hiện nội dung này trong công tác kiểm tra đánh giá Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Đặc biệt với hai nội dung: Kiểm tra sự phối hợp các lực lượng trong tổ chức các Hoạt động trải nghiệm về Giáo dục môi trường cho học sinh; Kiểm tra việc đầu tư kinh phí cho Hoạt động trải nghiệm về Giáo dục môi trường, được các khách thể đánh giá là Cán bộ quản lý các nhà trường làm yếu nhất với 35% ý kiến đánh giá làm tốt và còn tới 25% ý kiến đánh giá là chưa làm. Thực tế này cho thấy, đây là một mặt yếu của các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên trong công tác kiểm tra đánh giá, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các nhà trường. Vì vậy, các nhà trường trong thời gian tới cần linh hoạt, sáng tạo, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để phục vụ mục tiêu giáo dục nói chung và giáo dục gìn giữ bảo vệ môi trường nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
2.5.1. Ưu điểm
Đã được sự quan tâm của Nhà nước, của ngành giáo dục và các ban ngành liên quan cụ thể là thông qua các dự án, hoạt động, các phong trào đã được các tổ chức, các nhà trường thực hiện trong thời gian qua, đặc biệt là phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Công tác quản lý Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên đã được quan tâm chỉ đạo tương đối tốt, tiến hành thường xuyên và đạt được một số kết quả bước đầu góp phần xây dựng trường chuẩn Quốc gia, trường học “xanh, sạch, đẹp”, “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Sự phối hợp tương đối chặt chẽ, đồng bộ của các lực lượng trong trường tham gia công tác Giáo dục bảo vệ môi trường.
- Hầu hết Cán bộ quản lý, GV có năng lực, nhiệt tình, có nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng và tác dụng thiết thực của công tác Giáo dục bảo vệ môi trường; đa số học sinh trung học cơ sở năng động, sáng tạo, tự chủ trong học tập và các hoạt động giáo dục trải nghiệm ngoài giờ lên lớp.
- Các nhà trường đã dành một phần nhỏ kinh phí trong công tác giáo dục và bảo vệ môi trường, xây dựng, cải tạo cảnh quan trường lớp.
2.5.2. Hạn chế
Bộ máy quản lý công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở chưa được kiện toàn. Khả năng tích hợp lồng ghép vào nội dung giảng dạy các môn học, kỹ năng tổ chức các Hoạt động trải nghiệm chưa đáp ứng yêu cầu của công tác GDMT. Việc thực hiện các chức năng quản lý Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm của Cán bộ quản lý nhà trường chưa tốt.
Công tác xã hội hóa giáo dục ở các nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt việc phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các Hoạt động trải nghiệm về Giáo dục môi trường cho học sinh chưa tốt, chưa được được cụ thể trong kế hoạch quản lý của các nhà trường như thực trạng đã nêu.
Cơ sở vật chất, tài chính, tài liệu tham khảo phục vụ cho các Hoạt động trải nghiệm về Giáo dục môi trường cho học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu thực tiễn đặt ra.
2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
Do nhận thức của một số Cán bộ giáo viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong các nhà trường còn hạn chế, từ đó làm xuất hiện tâm lý coi nhẹ nội dung Giáo dục môi trường cho học sinh.
Hoạt động quản lý, chỉ đạo công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm của CBQL các nhà trường và các cấp liên quan chưa được quan tâm và coi trọng, chưa có biện pháp hiệu quả. Qua điều tra tìm hiểu chúng tôi nhận thấy trong kế hoạch hoạt động dạy học, giáo dục do Hiệu trưởng và BGH các nhà trường xây dựng, thì nội dung dành cho thực hiện chương trình Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm được đề cập rất ít, đặc biệt trong kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên thì hầu như không có một tiêu chí nào dành để đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ Giáo dục môi trường của GV trong nhà trường.
Đa số giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nội dung, phương pháp Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Điều này càng chứng tỏ sự quan tâm chỉ đạo của Cán bộ quản lý các nhà trường và các tổ chức chuyên môn đối với công tác Giáo dục môi trường còn rất hạn chế.
Do cơ sở vật chất và những tài liệu phục vụ cho công tác Giáo dục môi trường của các nhà trường chưa đầy đủ, nguồn kinh phí phục vụ cho việc tổ chức các Hoạt động trải nghiệm về Giáo dục môi trường của các nhà trường còn hạn hẹp. Dó đó nhiều khi GV khó có thể tổ chức được các Hoạt động trải nghiệm về Giáo dục môi trường một cách thường xuyên và hiệu quả.
Một nguyên nhân nữa dẫn tới những hạn chế trong công tác quản lý Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên nói riêng và các trường trung học cơ sở nói chung trong cả nước, theo chúng tôi nó bắt nguồn từ những định hướng của nhà nước về công tác Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông hiện nay. Ở các nước trên thế giới, Giáo dục môi trường được xây dựng thành môn học riêng và đưa vào chương trình dạy học chính khoá. Trong khi đó ở nước ta hiện nay Giáo dục môi trường mới chỉ dừng lại ở tính chất là một hoạt động chứ chưa trở thành môn học riêng và chưa được giảng dạy như các môn học khác. Việc tích hợp các nội dung Giáo dục môi trường vào các môn học chưa có những hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là Hoạt động trải nghiệm về Giáo dục môi trường chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, nên việc quản lý, tổ chức các Hoạt động trải nghiệm về Giáo dục môi trường do Cán bộ giáo viên các nhà trường thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
2.5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên
Thông qua thực tiễn, chúng tôi nhận thấy: Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm chưa trở thành nhiệm vụ cấp bách, nhận thức của người dân nói chung, học sinh nói riêng về Giáo dục môi trường còn nhiều hạn chế, việc quản lý công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm ở các trường chưa được quan tâm đúng mức, chưa trở thành nhiệm vụ bức thiết của nhà trường.
Qua trao đổi trực tiếp với Cán bộ giáo viên các nhà trường chúng tôi được biết nhà trường thường gặp những khó khăn sau đây trong quản lý Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh:
- Chưa có một hành lang pháp lý bắt buộc phải tổ chức Hoạt động trải nghiệm về Giáo dục môi trường.
- Không có nội dung chương trình bồi dưỡng về kĩ năng tổ chức và quản lý các Hoạt động trải nghiệm về Giáo dục môi trường cho học sinh.
- Một số Cán bộ giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của Hoạt động trải nghiệm về GDMT nên việc tham gia là miễn cưỡng.
- Tâm lý học để lấy điểm, bằng cấp còn in nặng trong tâm trí cha mẹ học sinh và thầy cô, do vậy cộng đồng và cha mẹ học sinh chưa nhiệt tình trong phối hợp tổ chức Hoạt động trải nghiệm về Giáo dục môi trường cho học sinh.
- Năng lực tổ chức, quản lý Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh của Cán bộ quản lý các nhà trường còn hạn chế.
- Thiếu thời gian, tài liệu, cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các nhà trường.
Tiểu kết chương 2 Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
Qua nghiên cứu hồ sơ quản lý, điều tra khảo sát, phỏng vấn, xử lý các số liệu ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên, thông qua các đối tượng là Cán bộ quản lý, GV, học sinh và các lực lượng xã hội khác có liên quan tới công tác tổ chức và quản lý Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh, tác giả nhận thấy:
Những năm qua việc quản lý Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm đã được các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Quảng Yên quan tâm và đã được một số kết quả bước đầu về nhận thức, về xây dựng văn hóa học đường, xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp nên đã góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Tuy nhiên qua nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng chúng tôi nhận thấy: các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên nói riêng và các trường trung học cơ sở trên cả nước nói chung, hoạt động Giáo dục môi trường đã được đưa vào chương trình dạy học, Giáo dục học sinh và được thực hiện chủ yếu qua hai hình thức là lồng ghép vào các môn học đã có và thông qua tổ chức các Hoạt động trải nghiệm.
Do ở nước ta, Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm trong các trường học còn là vấn đề khá mới mẻ, Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm lại chưa trở thành bộ môn riêng và cũng chưa có tài liệu nào hướng dẫn cụ thể về tổ chức thực hiện cho học sinh trong các trường trung học cơ sở, cho nên mặc dù phần lớn các giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và mục tiêu của công tác Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh, GV cũng xác định được những nội dung kiến thức Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cần lồng ghép để cung cấp cho học sinh, nhưng việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp của GV để truyền tải những nội dung tri thức về Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh vẫn còn nhiều khó khăn và chưa thực sự phù hợp, việc tổ chức các Hoạt động trải nghiệm nhằm Giáo dục môi trường cho học sinh chưa thực sự phong phú và hiệu quả chưa cao. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả của công tác Giáo dục môi trường trong các nhà trường, mà minh chứng là phần lớn học sinh ở các nhà trường mới chỉ có được những hiểu biết về mặt tri thức lý thuyết đối với các vấn đề về môi trường và Bảo vệ môi trường còn thái độ và sự quan tâm của các em tới các vấn đề về Bảo vệ môi trường thì vẫn còn nhiều hạn chế, mức độ thực hiện các hành vi góp phần gìn giữ và Bảo vệ môi trường của các em còn thấp, chưa mang tính tự nguyện và chưa trở thành thói quen trong hoạt động thường ngày do các em ít được trải nghiệm thực tế.
Thực tế này đòi hỏi cần có những biện pháp hiệu quả nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý Giáo dục môi trường thông qua Hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên đạt được những mục tiêu đã đề ra. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục môi trường ở trung học.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục môi trường ở trung học

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com