Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: thực trạng công tác quản lý xây dựng văn hóa tổ chức Ở trường THCS thành phố sông công, tỉnh thái nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Một vài nét về các trường trung học cơ sở thành phố Sông Công
Thành phố Sông Công hiện nay có 7 trường THCS, đó là các trường: THCS Nguyễn Du, THCS Sông Công, THCS Bách Quang, THCS Bình Sơn, THCS Lương Sơn, THCS Tân Quang, THCS Thắng Lợi. Năm học 2019 – 2020 tổng số HS là 3.941 học sinh THCS.
Các trường THCS đã tăng cường tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Cụ thể: trong học kỳ I, tổ chức được 13 chuyên đề (Cấp THCS: 01 chuyên đề cấp thành phố, 7 chuyên đề cấp trường) [16]. Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục và các chương trình giáo dục tại nhà trường; đề ra các giải pháp quyết liệt để Hội đồng trường đi vào hoạt động hiệu quả và thực chất hơn, đặc biệt là đề xuất, kiến nghị các giải pháp cụ thể để phát huy những thuận lợi, cơ hội, sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong các hoạt động của ngành Giáo dục thành phố năm học 2019-2020.
Trong học kỳ I, năm học 2019-2020, với sự chỉ đạo của phòng GDĐT và nguồn kinh phí được cấp, các trường THCS đã đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang bị về cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học phục vụ các nhà trường, với tổng kinh phí sửa chữa là: 1,080 tỷ đồng. Trong đó: từ nguồn ngân sách địa phương 813 tỷ đồng; nguồn tài trợ, vốn hợp pháp khác của các nhà trường 267 tỷ đồng; Xây mới 24 phòng học cùng các công trình phụ trợ, xây mới tường rào, cải tạo các phòng học, phòng chức năng, công trình phụ trợ… với số tiền đầu tư 43,8 tỷ đồng cho các cấp học. Ngoài ra các nhà trường thực hiện đầu tư, nâng cấp đáp ứng nhu cầu dạy và học với tổng giá trị hàng trăm triệu đồng; Các công trình xây mới, cải tạo sửa chữa được thực hiện công khai, minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả; Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học.
Về đội ngũ CBQ, GV: Năm học 2019 -2020, CBQL cấp THCS có 12/12 người có trình độ đạt chuẩn, tỷ lệ 100% trong đó trên chuẩn có 11/12 người, tỷ lệ ~91,7%; GV cấp THCS có 206/206 người đạt chuẩn, tỷ lệ 100%, trong đó trên chuẩn 182/206 người tỷ lệ 88,3% (Tăng 1% so với năm học 2018-2019) [16].
7/7 trường THCS căn cứ vào chương trình khung của Bộ GDĐT và các văn bản chỉ đạo của Phòng, Sở, Bộ GDĐT; các tài liệu tập huấn của Sở GDĐT để rà soát chương trình dạy học, cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của từng môn học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh thành những bài học mới; xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình mới của các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của mỗi nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, đồng bộ với các giải pháp phù hợp, sáng tạo nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.2. Mục tiêu, nội dung, phạm vi, phương pháp khảo sát
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa tổ chức và quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công, qua đó thấy được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để xây dựng các biện pháp.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công.
- Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công.
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công.
2.2.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học.
- Khách thể khảo sát:
- CBQL 28 CBQL gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng chuyên môn ở các trường THCS ở thành phố Sông Công.
- 80 cán bộ, GV đang giảng dạy tại các trường THCS ở thành phố Sông Công.
- 100 phụ huynh HS.
- Địa bàn khảo sát: Các trường THCS, đó là các trường: Tân Quang, THCS Thắng Lợi, THCS Nguyễn Du, THCS Bình Sơn.
2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý các kết quả
- Xử lý số liệu và phân tích kết quả: Tính điểm trung bình cho mỗi mức độ thể hiện.
- Có 3 mức độ trả lời, cho điểm 1,2,3 tương ứng với mỗi ý kiến trả lời:
2.3. Thực trạng xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
2.3.1. Thực trạng nhận thức về văn hóa tổ chức và xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên và phụ huynh HS ở câu hỏi 1 (phụ lục 1,2), kết quả ở bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, GV, nhân viên, phụ huynh về văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Kết quả bảng 2.1 cho thấy:
Về phía CBQL, GV: có 83.3% ý kiến đánh giá văn hóa tổ chức “là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử của nhà trường tạo nên sự khác biệt của các thành viên của trường này với các thành viên của trường khác”; 78.7% ý kiến đánh giá văn hóa tổ chức là “Văn hoá chia sẻ và hợp tác giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh”; 75.9% ý kiến đánh giá “văn hoá quản lý, nề nếp, nguồn lực dạy và học”; 51.9% ý kiến đánh giá “văn hoá học hỏi của giáo viên và học sinh trong trong nhà trường”. Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học.
Về phía phụ huynh HS: 97.1% ý kiến đánh giá “Là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử của nhà trường tạo nên sự khác biệt của các thành viên của trường này với các thành viên của trường khác”; 90.0% ý kiến đánh giá “Khuôn viên nhà trường được thiết kế hợp lý, xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường”; 51.4% ý kiến đánh giá “Văn hoá học hỏi của giáo viên và học sinh trong trong nhà trường”.
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên và phụ huynh HS ở câu hỏi 2 (phụ lục 1,2), kết quả ở bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV, nhân viên, phụ huynh về xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Kết quả bảng 2.2 cho thấy, CBQL, GV và phụ huynh HS đồng ý những nội dung sau: Tạo sự đồng thuận giữa các thành viên trong nhà trường, hoà đồng lợi ích của cá nhân với của từng nhóm và nhà trường (CBQL, GV: 88 %; phụ huynh HS: 95.7%); Tạo mối quan hệ thân thiện giữa lãnh đạo nhà trường giáo viên và nhân viên nâng cao chất lượng công việc (CBQL, GV 84.3%; phụ huynh HS 92.9%); Kích thích nhu cầu cống hiến, nhu cầu tự khẳng định và chịu tránh nhiệm cá nhân của mỗi thành viên trong nhà trường (CBQL, GV: 81.5%; phụ huynh HS 97.1%); Hâm nóng bầu không khí chung trong nhà trường, làm cho các thành viên trong trường cảm thấy được tin tưởng, tôn trọng khi được dạy học, phục vụ tại trường (CBQL, GV: 87.0%; phụ huynh HS: 94.3%).
2.3.2. Thực trạng mục tiêu xây dựng văn hóa tổ chức xây dựng văn hóa tổ chức các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên ở câu hỏi 3 (phụ lục 1,2), kết quả ở bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV, nhân viên về mục tiêu xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Kết quả số liệu bảng 2.3 cho thấy, CBQL, GV đã nhận thức được tầm quan trọng của các mục tiêu xây dựng VHTC, trong đó mục tiêu “Văn hóa tổ chức giúp mỗi cá nhân, tập thể thống nhất về nhận thức và hành động trong thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường” (2.39 điểm); “Tạo được hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường” (2.47 điểm); “Xây dựng mối đoàn kết, niềm tin giữa cá nhân với tập thể, giữa giáo viên, nhân viên, học sinh với cán bộ quản lý nhà trường; tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh” (2.42 điểm).
Quan sát môi trường làm việc ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi nhận thấy một môi trường sư phạm lành mạnh, tập thể cán bộ, GV, HS trong nhà trường đoàn kết, trao đổi thêm với Hiệu trưởng trường THCS Bách Quang, đồng chí cho biết: “Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh đã có tác động to lớp đến chất lượng giáo dục của nhà trường; nó chính là cơ sở động lực quan trọng để thúc đẩy sự thi đua của mỗi CBQL và giáo viên trong nhà trường, là động lực để thu hút sự quan tâm, yêu thương, tin tưởng của học sinh đối với nhà trường”. Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học.
Các mục tiêu như: Giúp huy động và phát huy mặt mạnh của mọi thành viên trong nhà trường, cũng như huy động được các nguồn lực (vật chất, tinh thần) của xã hội (2.54 điểm); Giúp hiệu trưởng, các thành viên trong trường xác định rõ sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu, những giá trị vật chất, tinh thần của nhà trường đang có, cũng như đảm bảo tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu về đổi mới giáo dục và đào tạo (2.41 điểm); Giúp hỗ trợ điều phối và kiểm soát các hoạt động, tạo ra những dư luận tích cực nhằm hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực của nhà trường, hạn chế xung đột, rủi ro trong nhà trường (2.37 điểm).
2.3.2. Thực trạng nội dung xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
2.3.2.1. Thực trạng xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Để tìm hiểu thực trạng xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên ở câu hỏi 4 (phụ lục 1), kết quả ở bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4. Thực trạng xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Kết quả bảng 2.4. cho thấy, CBQL, GV, nhân viên đánh giá việc thực hiện xác định tầm nhìn, sứ mệnh, hệ giá trị thực hiện ở mức trung bình. Nội dung thực hiện thấp nhất là “Xác định được hệ giá trị hành động” (2.01 điểm).
Sứ mạng (mision), tầm nhìn (vision) của trường THCS được phản ánh trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược của nhà trường (2.03 điểm);
Sứ mạng của trường THCS phải ngắn, gọn, dễ nhớ; chỉ rõ việc của tổ chức nhà trường; đủ rộng để linh hoạt mềm dẻo khi thực hiện (2.08 điểm); Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học.
Tầm nhìn của trường THCS phải tạo ra viễn cảnh, hoài bão cho mọi thành viên trong nhà trường hướng tới (2.02 điểm).
Phỏng vấn CBQL trường THCS Sông Công, chúng tôi được biết: Sứ mạng của trường THCS hiện nay chưa thu hút được tâm trí, tình cảm của mọi thành viên trong trường; của nhân dân cộng đồng mà nhà trường gắn bó; của cha, mẹ HS. Sứ mạng của trường THCS chưa chỉ rõ việc của tổ chức nhà trường; đủ rộng để linh hoạt mềm dẻo khi thực hiện, có độ hẹp cần thiết để đi vào trọng tâm việc cần làm; là kim chỉ nam cho hành động; phản ánh niềm tin và VHTC; tiếp lực cho trường THCS hoạt động; không bị hạn chế thời gian và khái quát được mục tiêu cần đạt của trường THCS.
2.3.2.2. Thực trạng nội dung xây dựng nề nếp hành chính, nề nếp dạy học ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Để tìm hiểu thực trạng thực hiện nội dung xây dựng nề nếp hành chính, nề nếp dạy học ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên ở câu hỏi 5 (phụ lục 1), kết quả ở bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện nội dung xây dựng nề nếp hành chính, nề nếp dạy học ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Kết quả số liệu bảng 2.3 cho thấy, CBQL, GV đánh giá các trường THCS đã thực hiện ở mức cao các nội dung sau:
Chỉnh sửa và loại bỏ quy trình, thủ tục làm việc phức tạp, gây phiền hà, gây khó khăn cho khách đến làm việc (2.38 điểm);
Chỉnh sửa và loại bỏ phương châm làm việc của cán bộ, nhân viên, giáo viên trong nhà trường không còn phù hợp với yêu cầu (2.39 điểm).
Trao đổi với CBQL các trường, chúng tôi được biết: “CBQL trong các buổi họp Hội đồng trường thường xuyên nhắc nhở cán bộ, GV chỉnh sửa và loại bỏ các quy trình làm việc rườm rà, gây khó khăn cho khách đến làm việc và cả cán bộ, GV trong nhà trường. Hiệu trưởng đã nhắc nhở những cán bộ, GV nghiêm túc thực hiện nề nếp làm việc, nề nếp giảng dạy của nhà trường”.
Một số nội dung CBQL, GV đánh giá thực hiện mức trung bình gồm:
- Thực hiện nội quy, quy chế dạy, học, quy chế kiểm tra, đánh giá trong công tác chuyên môn, nề nếp sinh hoạt chuyên môn (2.01 điểm);
- Xây dựng nề nếp dạy học gắn với xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp. Xóa bỏ nề nếp lạc hậu, xây dựng nề nếp mới (2.05 điểm);
- Xây mới quy trình, thủ tục làm việc khoa học, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong nhà trường THCS (2.04 điểm);
- Xây dựng mới phương châm làm việc để đáp ứng được yêu cầu của công tác xây dựng văn hóa tổ chức trong bối cảnh đổi mới giáo dục (2.08 điểm). Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học.
Xây dựng nề nếp dạy học hợp tác, hỗ trợ nhau để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giảng dạy (2.16 điểm).
CBQL các trường THCS chưa quan tâm đến xây dựng trong nhà trường nội dung nội quy, quy chế dạy học, quy chế kiểm tra, đánh giá trong công tác chuyên môn, một số Hiệu trưởng chưa kiểm tra, đánh giá thường xuyên nề nếp sinh hoạt chuyên môn. Ở một số trường THCS, hiện tượng HS vứt rác bừa bãi vẫn diễn ra, cảnh quan trường học chưa sạch, đẹp. Một số Hiệu trưởng chưa chú trọng xây dựng quy trình, thủ tục làm việc khoa học, hiệu quả, theo GV các trường THCS hiện nay còn tình trạng cuối năm từng GV phải tự kê, tự xin chữ ký củ̉a Hiệu trưởng làm cho các thủ tục đánh giá thi đua và thanh toán tiền vượt giờ trở nên mất nhiều thời gian, công sức của cá nhân và tập thể; việc thanh toán tiền thừa giờ, tiền bồi dưỡng chưa được kịp thời … Một số GV còn một bộ phận nhỏ nhận thức chưa đúng đắn về vai trò củ̉a văn hóa tổ chức, một bộ phận cán bộ, GV có lối sống, tác phong chưa đúng mực, ý thức kỷ luật chưa cao trong thực hiện nề nếp hành chính và nề nếp dạy học. Đây chính là vấn đề cần được quan tâm khi xây dựng các biện pháp về nề nếp hành chính của các trường THCS.
Tiến hành phỏng vấn sâu, đa số giáo viên cho rằng, việc hợp tác và chia sẻ thông tin giữa giáo viên với nhau không phải được diễn ra thường xuyên. Một số GV vẫn còn có tâm lí e ngại, dấu nghề, một số GV thì lại bận rộn với các nhiệm vụ dạy học, giáo dục và công việc cá nhân… Và cán bộ quản lí nhà trường không có sự động viên, khuyến khích GV trong việc hợp tác, chia sẻ thông tin trong giảng dạy và giáo dục.
2.3.2.3. Thực trạng xây dựng mối quan hệ và văn hóa ứng xử ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Để tìm hiểu thực trạng xây dựng mối quan hệ và văn hóa ứng xử ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên ở câu hỏi 6 (phụ lục 1), kết quả ở bảng 2.6 như sau:
Bảng 2.6. Thực trạng xây dựng mối quan hệ và văn hóa ứng xử ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học.
Kết quả số liệu bảng 2.6 cho thấy, các nội dung xây dựng mối quan hệ và văn hóa ứng xử CBQL, GV thực hiện ở mức độ tốt, các nội dung như: Lãnh đạo nhà trường giao tiếp với các cá nhân, tổ chức trên tinh thần cộng tác và giao tiếp với phụ huynh HS lịch sự, hài hòa, tôn trọng (2.35 điểm); Lãnh đạo nhà trường giáo tiếp với học sinh thân thiện, quan tâm, vui vẻ (3.41 điểm); Giao tiếp của cán bộ, nhân viên, giáo viên với phụ huynh HS lịch sự, tôn trọng (2.33 điểm).
Tuy nhiên nội dung: Chỉnh sửa và loại bỏ phương châm làm việc của cán bộ, nhân viên, giáo viên trong nhà trường không còn phù hợp với yêu cầu CBQL, GV đánh giá 2.09 điểm, nguyên nhân do một số cán bộ, GV chưa chấp hành nghiêm túc các chỉ đạo, mệnh lệnh, hướng dẫn, nhiệm vụ được phân công của cấp trên, hoàn thành công việc chưa đúng thời gian quy định. Một số CBQL còn chưa kịp thời đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, GV; Một số CBQL chưa chia sẻ khó khăn, vướng mắc trong công việc và cuộc sống của cấp dưới.
Đối với đồng nghiệp, một số GV đã có thái độ cầu thị, lắng nghe tuy nhiên lại chưa thẳng thắn, chân thành tham gia góp ý trong công việc. Trong các giờ học, một số giờ học GV chưa tạo ra một môi trường để tất cả HS có cơ hội khám phá và thể hiện các tiềm năng bản thân ở mức cao nhất. Một số giờ học và các hoạt động giáo dục chưa có không khí tích cực giữa GV và HS, HS và HS. Một số HS còn nói dối, nói tục, chửi thề.
Những tồn tại nêu trên là cơ sở để chúng tôi xây dựng tiêu chí về văn hóa ứng xử trong nhá trường THCS.
2.3.2.4. Xây dựng văn hóa quản lý
Để tìm hiểu thực trạng xây dựng văn hóa quản lý ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên ở câu hỏi 7 (phụ lục 1), kết quả ở bảng 2.7 như sau:
Bảng 2.7. Thực trạng xây dựng văn hóa quản lý ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Như vậy, Hiệu trưởng các trường THCS chưa chú trọng nâng cao nhận thức cho các thành viên trong nhà trường về xây dựng VHTC, theo GV các trường THCS: Hiện nay, đa số các trường chưa xây dựng kế hoạch và nội dung cụ thể về VHTC, vì vậy các tổ, ban, đoàn thể trong nhà trường chưa quan tâm đến các chỉ tiêu, các biện pháp thực hiện xây dựng VHTC trong nhà trường.
CBQL các trường THCS chưa lập kế hoạch xây dựng phát triển văn hóa tổ chức trong nhà trường, những nội dung xây dựng văn hóa quản lý, văn hóa giảng dạy và văn hóa học tập chỉ mang tính hình thức, chưa cụ thể hóa thành văn bản, chưa phân công người thực hiện và chưa có nội dung cụ thể cho từng nội dung. Vì vậy, công tác giám sát các hoạt động xây dựng văn hóa tổ chức, kịp thời điều chỉnh chưa diễn ra thường xuyên. Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học.
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, một số Hiệu trưởng chưa chủ động thực hiện đổi mới, hình thành nề nếp chuyên môn, tác phong làm việc khoa học cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Vì vậy, dẫn đến tình trạng một số cán bộ, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường hiện nay.
2.3.3.5. Xây dựng môi trường sư phạm, cơ sở vật chất
Để tìm hiểu thực trạng xây dựng môi trường sư phạm, cơ sở vật chất ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên ở câu hỏi 8 (phụ lục 1), kết quả ở bảng 2.8 như sau:
Bảng 2.8. Thực trạng các xây dựng môi trường sư phạm, cơ sở vật chất ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Kết quả bảng 2.8. cho thấy, CBQL, GV đánh giá mức độ đáp ứng “Đảm bảo yêu cầu về an toàn và kỹ thuật trong phòng chống cháy nổ” thực hiện ở mức khá (2.81 điểm). Quan sát tại các trường THCS, chúng tôi nhận thấy các trường đã trang bị các phương tiện cần thiết để đảm bảo yêu cầu về phòng chống cháy nổ, cán bộ, GV được tập huấn về an toàn và kỹ thuật phòng chống cháy nổ.
Tuy nhiên, mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất CBQL, GV đánh giá mức trung bình gồm:
Không gian lớp học đa dạng và phong phú. Bàn ghế đầy đủ, cơ động và linh hoạt. Các phương tiện phục vụ học tập đầy đủ và hoạt động tốt (2.03 điểm);
Các tài liệu học tập được cung cấp theo yêu cầu. Hoạt động của thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học (2.08 điểm);
Khu sân chơi, bãi tập có đủ thiết bị tối thiểu, đảm bảo an toàn để luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục (2.02 điểm).
Để dạy và học tốt cần thiết thì cơ sở vật chất phải đáp ứng thì mới tác động đến tinh thần học tập của HS và chất lượng giảng dạy của GV, quan sát các trường THCS, chúng tôi nhận thấy trường THCS Bình Sơn xây dựng đã lâu nên việc cải tạo hội trường, thư viện còn gặp khó khăn, nguyên nhân do kinh phí còn hạn hẹp. Trường THCS Nguyễn Du thiết bị tối thiểu cho hoạt động thể dục thể thao đã hư hỏng, chưa được đầu tư mua mới phục vụ cho hoạt động học tập của HS. Một số trường phòng học bộ môn chưa trang bị đầy đủ thiết bị dạy học bộ môn. Trao đổi với CBQL các trường, các đồng chí cho biết: “hầu hết các nhà trường thường quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động dạy học của GV và học tập của học sinh mà còn chưa quan tâm nhiều tới các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường như câu lạc bộ, hoạt động giao lưu văn hóa”. Như vậy, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho các trường THCS hiện nay chưa quan tâm đầu tư, đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất nhằm xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường.
Quan sát phòng thực hành máy tính; phòng làm việc; sân thể thao ở các trường THCS, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số bất cập như: Trang thiết bị máy móc đã cũ, xuống cấp, phòng làm việc chưa thật sự đủ tiêu chuẩn, bàn làm việc, tủ đựng tại liệu chỗ thì thừa, nơi thì thiếu, một số cán bộ, giảng viên vẫn phải ngồi chung bàn làm việc, sân thể thao không đảm bảo diện tích quy định…Những nguyên nhân này đã ảnh hưởng đến động lực tinh thần cho sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nhà trường trong thực hiện các hoạt động dạy học, ảnh hưởng đến thái độ, tinh thần làm việc của mỗi cá nhân trong nhà trường.
2.3.3. Thực trạng các con đường xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học.
Để tìm hiểu thực trạng các con đường xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên ở câu hỏi 8 (phụ lục 1), kết quả ở bảng 2.9 như sau:
Bảng 2.9. Thực trạng các con đường xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Kết quả số liệu bảng 2.9 cho thấy, các con đường thực hiện thường xuyên nhất gồm: Thông qua thực hiện hoạt động dạy học (2.44 điểm); Thông qua thực hiện hoạt động giáo dục (2.48 điểm). Quan sát hoạt động dạy học ở các trường THCS, CBQL các trường đã chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học, chú trọng đến chất lượng của đội ngũ GV giúp cho thương hiệu và thành tích của nhà trường được nâng lên.
Tuy nhiên, Thông qua xây dựng môi trường sư phạm (2.03 điểm) và Thông qua xây dựng mối quan hệ với gia đình và xã hội (2.11 điểm) được thực hiện ở mức trung bình.
Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi nhận thấy, trong bối cảnh đổi mới giáo dục cần thiết phải xây dựng môi trường chia sẻ và hợp tác, tuy nhiên, trong một môi trường tập thể rộng lớn thì đây là một quá trình lâu dài và cần có sự đồng lòng, tích cực tham gia của tất cả đội ngũ CBQL, GV, nhân viên và học sinh trong nhà trường.
Bên cạnh đó, một số trường chưa xây dựng tốt mối quan hệ với gia đình và xã hội nhằm tập trung tốt nguồn lực cho công tác giáo dục và đào tạo như nguồn nhân lực (cán bộ quản lý, giáo viên), tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học sinh, nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học…
2.4. Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Để tìm hiểu lập kế hoạch xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên ở câu hỏi 9 (phụ lục 1), kết quả ở bảng 2.10 như sau:
Bảng 2.10. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng văn hóa quản lý ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học.
Kết quả số liệu bảng 2.10 cho thấy, CBQL chưa quan tâm đến lập kế hoạch xây dựng VHTC ở các trường THCS, các nội dung đánh giá ở mức trung bình.
Để xây dựng VHTC, Hiệu trưởng cần có sự phối hợp với cha mẹ HS và cộng đồng, tuy nhiên nội dung Xây dựng kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh, cộng đồng… trong việc xây dựng thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức được đánh giá ở mức độ thực hiện thấp nhất (2.01 điểm). Kế hoạch chưa cụ thể về mục tiêu, nội dung, các con đường thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức (2.06 điểm); Kế hoạch chỉ rõ các mốc thời gian thực hiện và dự kiến nguồn nhân lực, các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, con người (2.09 điểm); Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về mục tiêu, nội dung thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức (2.04 điểm).
Như vậy, Hiệu trưởng các trường THCS chưa thể hiện trách nhiệm trong kế hoạch xây dựng văn hóa tổ chức ở nhà trường được tích hợp vào kế hoạch chung của nhà trường và xây dựng kế hoạch tập huấn cho giáo viên và cán bộ nhà trường về những nội dung xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường trung học cơ sở, chưa tiến hành thường xuyên kế hoạch kiểm tra, thanh tra về thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức, trong khi đây là khâu quan trọng nhằm điều chỉnh những sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện lập kế hoạch.
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Để tìm hiểu tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên ở câu hỏi 10 (phụ lục 1), kết quả như sau:
Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa quản lý ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Kết quả số liệu bảng 2.11 cho thấy, các nội dung tổ chức xây dựng VHTC thực hiện ở mức trung bình, trong đó nội dung thực hiện thấp nhất là: CBQL chưa phát huy trách nhiệm trong việc huy động tất cả giáo viên và cán bộ nhà trường tham gia vào xây dựng mục tiêu, nội dung, các con đường thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức (2.0 điểm); Các thành viên trong nhà trường chưa nâng cao vai trò của các tổ chức trong trường trong việc phát huy nề nếp hành chính, nề nếp dạy học, cách thức giao tiếp, ứng xử phù hợp (2.03 điểm); Xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng nề nếp hành chính, nề nếp dạy học, xây dựng cách thức giao tiếp, ứng xử phù hợp (2.09 điểm); Thành lập các bộ phận của nhà trường chịu trách nhiệm chính trong thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức (2.29 điểm). Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học.
Nghiên cứu bản kế hoạch chung của các trường THCS, chúng tôi nhận thấy trong kế hoạch ít đề cập đến tổ chức thực hiện xây dựng VHTC, Hiệu trưởng chưa quan tâm thành lập các bộ phận của nhà trường chịu trách nhiệm trong thực hiện xây dựng VHTC. Theo GV các trường THCS, các tổ chức trong nhà trường như Công đoàn, Chi đội… chưa quan tâm đến phát huy nề nếp hành chính, nề nếp dạy học. Trao đổi với Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du, đồng chí cho biết: “Kế hoạch hoạt động chung của nhà trường luôn được quan tâm thực hiện, tuy nhiên kế hoạch xây dựng VHTC đa số CBQL chưa xem là một hoạt động riêng biệt và hoạt động này thường không được CBQL quan tâm tích hợp trong kế hoạch chung của nhà trường”… ”. Những tồn tại này là cơ sở để chúng tôi đề xuất biện pháp quản lý.
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Để tìm hiểu chỉ đạo thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên ở câu hỏi 11 (phụ ̣lục 1), kết quả như sau:
Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo thực hiện xây dựng văn hóa quản lý ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Kết quả số liệu bảng 2.12 cho thấy, công tác chỉ đạo với nội dung “Hiệu trưởng chỉ đạo chuẩn bị và sử dụng các thiết bị, phương tiện vật chất phục vụ thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức” thực hiện ở mức độ tốt (2.41 điểm).
Tuy nhiên, các nội dung chỉ đạo sau thực hiện ở mức trung bình gồm:
- Hướng dẫn giáo viên, cán bộ, học sinh nhà trường, các lực lượng liên quan lựa chọn nội dung, con đường thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức (1.98 điểm);
- Chỉ đạo giáo viên, cán bộ, học sinh nhà trường, các lực lượng liên quan lựa chọn tài liệu về thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức (1.98 điểm);
- Ra quyết định triển khai các hoạt động thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức (2.20 điểm);
- Chỉ đạo đổi mới về mục tiêu, nội dung, các con đường thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức (2.13 điểm).
Như vậy, công tác chỉ đạo chưa được sát sao trong các nội dung xây dựng VHTC như ra quyết định triển khai, chuẩn bị tài liệu, đổi mới về mục tiêu, nội dung và con đường xây dựng VHTC. Quan sát tại các trường, chúng tôi nhận thấy công tác tuyên truyền, hoạch định kế hoạch chiến lược xây dựng văn hoá tổ chức nhà trường chưa thực sự được quan tâm đúng mức do đó chưa tạo được sự đồng thuận, kết nối cao trong tập thể. Trao đổi thêm với Hiệu trưởng trường THCS Bình Sơn, đồng chí cho biết: “xem xét việc xây dựng VHTC trong cái nhìn tổng thể, thì việc triển khai công tác này tại các tổ chức, tổ chuyên môn chỉ xem xét thực hiện nội dung thuộc chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động khác thường chưa quan tâm, hoặc không quan tâm…”. Kết quả này cũng đã phản ánh thực trạng công tác chỉ đạo quản lý xây dựng VHTC hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế.
2.4.4. Thực trạng đánh giá xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học.
Để tìm hiểu đánh giá dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên ở câu hỏi 12 (phụ lục 1), kết quả như sau:
Bảng 2.13. Thực trạng đánh giá xây dựng văn hóa quản lý ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Kết quả số liệu bảng 2.13 cho thấy, các nội dung đánh giá kết quả thực hiện xây dựng VHTC thực hiện ở mức trung bình, trong đó nội dung đánh giá thấp nhất là Tổ chức đánh giá kết quả về thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức (2.01 điểm); Tổ chức báo cáo kết quả đánh giá, rút kinh nghiệm về thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức (2.02 điểm); Tổ chức đánh giá việc phối hợp các lực lượng trong thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức (2.03 điểm); Tổ chức đánh giá việc sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức (2.04 điểm).. Các nội dung Tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức (2.17 điểm); Đánh giá mục tiêu, nội dung, các con đường thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức (2.08 điểm).
Như vậy, quan sát tại các trường, chúng tôi nhận thấy CBQL các trường THCS chưa quan tâm sát sao đến đánh giá xây dựng VHTC trong các trường THCS, đặc biệt là những nội dung về đánh giá kết quả thực hiện, sự phối hợp các lực lượng giáo dục, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch….
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
2.5.1. Yếu tố chủ quan Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học.
Để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên ở câu hỏi 14 (phụ lục 1), kết quả như sau:
Bảng 2.14. Ảnh hưởng của yếu tố chủ quan đến xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Kết quả số liệu bảng 2.14 cho thấy, “Năng lực của người lãnh đạo, quản lí” (2.50 điểm) và “Đội ngũ giáo viên, nhân viên” (2.48 điểm) là những yếu tố ảnh hưởng nhất, tiếp theo là các yếu tố “Tập thể học sinh của nhà trường” (2.43 điểm); “Môi trường văn hóa học đường của mỗi nhà trường” (2.32 điểm).
Do vậy, CBQL cần phải có năng lực chỉ đạo lập kế hoạch xây dựng văn hóa tổ chức ở nhà trường; Năng lực chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa tổ chức ở nhà trường; Năng lực vận động cán bộ, giáo viên, học sinh trong xây dựng văn hóa tổ chức ở nhà trường; Năng lực hình thành các chuẩn mực, các giá trị cốt lõi, niềm tin; Năng lực tổ chức, chỉ đạo một số hoạt động của xây dựng văn hóa tổ chức ở nhà trường (tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, giáo viên; trách nhiệm đối với công việc của cán bộ, giáo viên; hành vi ứng sử của cán bộ, giáo viên…). Vì vậy, để xây dựng VHTC trong nhà trường đòi hỏi người CBQL phải thường xuyên tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý của mình. Mặt khác, Hiệu trưởng nhà trường khi xây dựng văn hóa nhà trường cần kế thừa, phát huy các truyền thống văn hóa của nhà trường để xây dựng có hiệu quả VHTC.
2.5.2. Yếu tố khách quan
Để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công, chúng tôi khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV, nhân viên ở câu hỏi 15 (phụ lục 1), kết quả như sau:
Bảng 2.15. Ảnh hưởng của yếu tố khách quan đến xây dựng văn hóa quản lý các trường THCS thành phố Sông Công đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Kết quả số liệu bảng 2.15 cho thấy, yếu tố “Sự quan tâm của Sở Giáo dục & Đào tạo và Phòng Giáo dục & Đào tạo” (2.47 điểm) là yếu tố ảnh hưởng nhất, các yếu tố tiếp theo là “Cơ sở vật chất của nhà trường” (2.39 điểm) và “Sự phối hợp của các lực lượng xã hội” (2.37 điểm).
Sự quan tâm của Sở/Phòng GDĐT thể hiện trong quá trình quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở nhà trường Hiệu trưởng phải báo cáo trực tiếp cho Phòng Giáo dục & Đào tạo về kế hoạch, kết quả thực hiện, những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện. Sở Giáo dục & Đào tạo và Phòng Giáo dục & Đào tạo cũng là cơ quan cung cấp tài chính, các điều kiện vật chất cho nhà trường để xây dựng văn hóa tổ chức nhà trường. Mặt khác, phòng học, phòng làm việc, không gian học tập và sinh hoạt của học sinh, cơ sở hạ tầng của nhà trường, các trang thiết bị, đồ dùng học tập,…là điều kiện để thực hiện văn hóa tổ chức nhà trường, tạo tâm lý thoải mái cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, học sinh. Hiệu trưởng nhà trường biết phối hợp và sử dụng các lực lượng xã hội này thì nhà trường sẽ có nhiều thuận lợi trong xây dựng văn hóa tổ chức nhà trường.
2.6. Đánh giá chung Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học.
2.6.1. Kết quả đạt được
CBQL, GV, nhân viên và phụ huynh HS đã nhận thức được VHTC là văn hoá chia sẻ và hợp tác giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, VHTC là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử của nhà trường tạo nên sự khác biệt của các thành viên của trường này với các thành viên của trường khác. Vì vậy, CBQL, GV và phụ huynh HS đánh giá VHTC tạo sự đồng thuận giữa các thành viên trong nhà trường, hoà đồng lợi ích của cá nhân với của từng nhóm và nhà trường, tạo mối quan hệ thân thiện giữa lãnh đạo nhà trường giáo viên và nhân viên nâng cao chất lượng công việc…
Môi trường làm việc ở các trường THCS thành phố Sông Công là môi trường sư phạm lành mạnh, tập thể cán bộ, GV, HS trong nhà trường đoàn kết.
CBQL, GV đã thông qua thực hiện hoạt động dạy học và thông qua thực hiện hoạt động giáo dục để xây dựng VHTC. Hiện nay, CBQL các trường đã chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học, chú trọng đến chất lượng của đội ngũ GV giúp cho thương hiệu và thành tích của nhà trường được nâng lên.
CBQL trong các buổi họp Hội đồng trường thường xuyên nhắc nhở cán bộ, GV chỉnh sửa và loại bỏ các quy trình làm việc rườm rà, gây khó khăn cho khách đến làm việc và cả cán bộ, GV trong nhà trường. Hiệu trưởng đã nhắc nhở những cán bộ, GV nghiêm túc thực hiện nề nếp làm việc, nề nếp giảng dạy của nhà trường.
CBQL đã quan tâm đến quản lý xây dựng VHTC trong nhà trường thể hiện ở lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá.
2.6.2. Tồn tại, hạn chế Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học.
Sứ mạng của trường THCS hiện nay chưa thu hút được tâm trí, tình cảm của mọi thành viên trong trường; của nhân dân cộng đồng mà nhà trường gắn bó; của cha, mẹ HS. Sứ mạng của trường THCS chưa chỉ rõ việc của tổ chức nhà trường; đủ rộng để linh hoạt mềm dẻo khi thực hiện, có độ hẹp cần thiết để đi vào trọng tâm việc cần làm; là kim chỉ nam cho hành động; phản ánh niềm tin và VHTC; tiếp lực cho trường THCS hoạt động; không bị hạn chế thời gian và khái quát được mục tiêu cần đạt của trường THCS.
CBQL các trường THCS chưa quan tâm đến xây dựng trong nhà trường nội dung nội quy, quy chế dạy học, quy chế kiểm tra, đánh giá trong công tác chuyên môn, một số Hiệu trưởng chưa kiểm tra, đánh giá thường xuyên nề nếp sinh hoạt chuyên môn.
Một số GV nhận thức chưa đúng đắn về vai trò củ̉a văn hóa tổ chức, một bộ phận cán bộ, GV có lối sống, tác phong chưa đúng mực, ý thức kỷ luật chưa cao trong thực hiện nề nếp hành chính và nề nếp dạy học. Đây chính là vấn đề cần được quan tâm khi xây dựng các biện pháp về nề nếp hành chính của các trường THCS. Đối với đồng nghiệp, một số GV đã có thái độ cầu thị, lắng nghe tuy nhiên lại chưa thẳng thắn, chân thành tham gia góp ý trong công việc. Trong các giờ học, một số giờ học GV chưa tạo ra một môi trường để tất cả HS có cơ hội khám phá và thể hiện các tiềm năng bản thân ở mức cao nhất. Một số giờ học và các hoạt động giáo dục chưa có không khí tích cực giữa GV và HS, HS và HS.
CBQL chưa xây dựng kế hoạch và nội dung cụ thể về VHTC, vì vậy các tổ, ban, đoàn thể trong nhà trường chưa quan tâm đến các chỉ tiêu, các biện pháp thực hiện xây dựng VHTC trong nhà trường.
CBQL các trường THCS chưa lập kế hoạch xây dựng phát triển văn hóa tổ chức trong nhà trường, những nội dung xây dựng văn hóa quản lý, văn hóa giảng dạy và văn hóa học tập chỉ mang tính hình thức, chưa cụ thể hóa thành văn bản, chưa phân công người thực hiện và chưa có nội dung cụ thể cho từng nội dung. Vì vậy, công tác giám sát các hoạt động xây dựng văn hóa tổ chức, kịp thời điều chỉnh chưa diễn ra thường xuyên.
Trong kế hoạch chưa chỉ rõ các mốc thời gian thực hiện và dự kiến nguồn nhân lực, các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, con người để xây dựng VHTC.
Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học.
Một số CBQL còn chưa kịp thời đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, GV; Một số CBQL chưa chia sẻ khó khăn, vướng mắc trong công việc và cuộc sống của cấp dưới.
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, một số Hiệu trưởng chưa chủ động thực hiện đổi mới, hình thành nề nếp chuyên môn, tác phong làm việc khoa học cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Vì vậy, dẫn đến tình trạng một số cán bộ, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường hiện nay.
Chưa xây dựng kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh, cộng đồng… trong việc xây dựng thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức.
Công tác tuyên truyền, hoạch định kế hoạch chiến lược xây dựng văn hoá tổ chức nhà trường chưa thực sự được quan tâm đúng mức do đó chưa tạo được sự đồng thuận, kết nối cao trong tập thể.
Tiểu kết chương 2
Xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công cho thấy các thành viên trong nhà trường đã nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nội dung, các con đường xây dựng VHTC trong nhà trường. Vai trò của Hiệu trưởng trong xây dựng VHTC thể hiện ở hành động tổ chức nhiều hoạt động, phong trào để phát huy tinh thần học tập và tự học, sáng tạo của giáo viên về chuyên môn, đặt HS ở vị trí trung tâm, chú trọng xây dựng mối quan hệ hợp tác, chia sẻ, tổ chức biết học hỏi. Tuy nhiên, xây dựng VHTC ở các trường THCS thành phố Sông Công còn tồn tại một số hạn chế như: chưa thực hiện nghiêm túc nề nếp hành chính, nề nếp dạy học Chỉnh sửa và loại bỏ quy trình, thủ tục làm việc phức tạp, gây phiền hà và nội quy, quy chế dạy, học, quy chế kiểm tra, đánh giá trong công tác chuyên môn, nề nếp sinh hoạt chuyên môn.
Quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công cho thấy, các Hiệu trưởng đã quan tâm đến lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và đánh giá kết quả xây dựng VHTC. Tuy nhiên, một số trường chưa phát huy nề nếp hành chính, nề nếp dạy học, cách thức giao tiếp, ứng xử phù hợp; Hiệu trưởng chưa huy động tất cả giáo viên và cán bộ nhà trường tham gia vào xây dựng mục tiêu, nội dung, các con đường thực hiện xây dựng văn hóa tổ chức; Các trường THCS chưa quan tâm sát sao đến đánh giá xây dựng VHTC trong các trường THCS, đặc biệt là những nội dung về đánh giá kết quả thực hiện, sự phối hợp các lực lượng giáo dục, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch….
Các yếu tố ảnh hưởng như năng lực của CBQL, đội ngũ cán bộ, GV, HS trong nhà trường, sự chỉ đạo của các cấp quản lý, cơ sở vật chất…là những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở các trường THCS thành phố Sông Công trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Luận văn: Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa ở trung học.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý xây dựng văn hóa tổ chức ở trung học
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com