Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang

2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Là một tỉnh thuộc vùng TDMNPB, Bắc Giang có tọa độ địa lý từ 210 07B đến 210 37 B; từ 1050 53Đ đến 1070 02 Đ. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn. Phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên. Phía Nam và Đông Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.

Bắc Giang là tỉnh miền núi có vị trí chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, diện tích tự nhiên 3.827,8 km2, dân số trên 1,569 triệu người gồm 20 dân tộc anh em cùng sinh sống ở 10 huyện thành phố (Thành phố Bắc Giang và các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Tân Yên, Sơn Động, Hiệp Hòa, Việt Yên. Trong đó có 6 huyện miền núi, 1 huyện vùng cao và 2 huyện trung du).

  • Hình 2.1. Bản đồ vị trí tỉnh Bắc Giang và mối liên hệ vùng du lịch
  • Hình 2.2. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là vùng đất có vị trí quan trọng về kinh tế và quốc phòng, là tỉnh nằm liền kề với các đô thị lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị của vùng như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn. Bắc Giang nằm cách thủ đô Hà Nội 50km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110km về phía Nam. Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Với vị trí nằm cạnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gần với 3 tỉnh/thành có vị trí kinh tế hàng đầu là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, lại nằm trên tuyến giao thương quốc tế truyền thống, thông qua quốc lộ 1A và 1B, Bắc Giang có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu văn hóa với các địa phương khác.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Nhận Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2.1.2. Tài nguyên du lịch 

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Đặc trưng địa hình Bắc Giang là 2 tiểu vùng: miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích) chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích) là đất gò đồi xen lẫn đồng bằng.

Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc, một năm có bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22-240C. Hệ thống sông, hồ khá dày đặc với có 3 con sông lớn (sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam) với tổng chiều dài 347km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm.

Với hơn 130.000ha rừng, trong đó có nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú… tạo cảnh quan, môi sinh đẹp và hấp dẫn, Bắc Giang có nhiều tiềm năng trong việc thu hút đầu tư, trong đó có các đầu tư về văn hóa.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Bắc Giang, từ điều kiện thời tiết – khí hậu, tài nguyên nước, rừng, đã tạo cho tỉnh một vị trí địa – kinh tế, địa – văn hóa có nhiều thuận lợi, với nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch trên cơ sở đa dạng hóa văn hóa tộc người; phát triển các loại hình du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Tận dụng và khai thác các lợi thế từ tài nguyên hồ và rừng nguyên sinh, lấy đây là hai thế mạnh để tạo nên bản sắc riêng về mặt văn hóa và du lịch trong thời gian tới. Một số tài nguyên du lịch nổi bật có thể kể là:

Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử: Nằm ở phía Đông tỉnh Bắc Giang, khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử thuộc huyện Sơn Động và huyện Lục Nam. Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Khu bảo tồn có diện tích gần 12.261,5 ha, trong đó rừng tự nhiên là 11.766,24 ha, rừng trồng là 174,25 ha, đất trống là 324,63 ha. Toàn bộ khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử được chia thành 2 phân khu nhỏ gồm: Phân khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Thanh Lục Sơn) và phân khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ (phân khu Khe Rỗ). Phân khu Khe Rỗ nằm ở độ cao từ 200 đến 1000m so với mực nước biển, địa hình cao, dốc, là khu vực tiếp giáp với dãy Yên Tử. Nơi đây có nhiều cảnh đẹp hấp dẫn như rừng nguyên sinh Khe Rỗ, thắng cảnh suối Nước Vàng, khu vực Đồng Cao.

Hình 2.3. Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang 

Khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ: thuộc xã An Lạc huyện Sơn Động. Có diện tích 7.153 ha trong đó diện tích rừng tự nhiên lên đến 5.092 ha. Đây là khu rừng nguyên sinh còn giữ được nhiều nét hoang sơ tiêu biểu của cả vùng Đông Bắc. Khu rừng có hệ thống động thực vật phong phú gồm: 786 loài thực vật và cây lấy gỗ, nhiều loài cây quý như pơ mu, thông tre, lát lim, thông làng, thích xà lá….; 226 loài động vật với 51 loài thú, 102 loài chim, 40 loài bò sát với nhiều loài quý hiếm như voọc đen, công đất, gấu ngựa, gấu chó, khỉ mốc, sơn dương…

Thắng cảnh suối nước vàng: thuộc xã Lục Sơn, huyện Lục Nam. Nước Vàng là tên gọi của một dòng suối chảy từ trên đỉnh dãy núi Phật Sơn, gồm nhiều thác ghềnh lớn nhỏ rất đẹp mắt như: thác Anh Vũ, thác Mây, thác Giót, thác Nước Vàng… Tên Nước Vàng của dòng suối bắt nguồn từ màu nước quanh năm vàng óng như mật ong rừng rất kì lạ hiếm thấy.

Khu vực Đồng Thông: thuộc xã Tuất Mậu, huyện Sơn Động. Khu vực này có cảnh quan thiên nhiên rất đặc sắc, khí hậu thuận lợi. Địa hình đa dạng, thảm thực vật phong phú vẫn còn nhiều khu rừng nguyên sinh hầu như chưa chịu tác động của con người. Khu vực này là nơi cư trú chủ yếu của người Dao. Tại khu vực này hiện đã được đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái – tâm linh Tây Yên Tử với quy mô 186,68 ha, gồm nhiều hạng mục công trình như chùa Trình, chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, khu dịch vụ, khu nghỉ dưỡng, khu khách sạn, cáp treo….

Đồng Cao: thuộc xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động, cách trung tâm huyện Sơn Động khoảng 20 km. Đồng Cao là cao nguyên nhỏ nằm ở độ cao gần 1000m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ cùng hệ thống hang đá độc đáo, cảnh quan nguyên sơ. Với đường giao thông thuận lợi, Đồng Cao hiện là địa điểm cắm trại, dã ngoại lí tưởng của du khách.

Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ: thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam. Khu du lịch có diện tích 1.065,32 ha rừng và đất lâm nghiệp, nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 20 km. Suối Mỡ là một con suối chảy quanh co trong thung lũng Huyền Đinh – Yên Tử. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với những thác nước quanh năm tung bọt trắng xóa, đặc biệt là đoạn cuối có 5 bậc thác mẹ con từ đền Thượng xuống đền Trung. Khu du lịch nổi tiếng linh thiêng với 3 ngôi đền: đền Thượng – đền Trung – đền Hạ, thờ công chúa Quế Mỵ Nương. Khu du lịch tổ chức lễ hội vào ngày 30/3 – 1/4 âm lịch hàng năm. Hàng năm thu hút một lượng lớn khách tham quan tế lễ với các điểm du lịch lí thú như thác Thùm Thùm, vọng Ngắm Trăng, đỉnh Rông Khế, hồ Suối Mỡ, đền Suối Mỡ ( đền Thượng – Trung – Hạ) đền Trần, đền Quan, đền Cô Bé…

Hồ Khuôn Thần: thuộc xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn. Là quần thể thiên nhiên bao gồm rừng và hồ. Trong đó rừng có diện tích khoảng 800 ha, hồ có diện tích khoảng 240 ha, lòng hồ có 5 đảo nhỏ. Đường giao thông tiếp cận thuận lợi, cảnh quan yên bình kì vĩ, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng. Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Hồ Cấm Sơn: thuộc huyện Lục Ngạn, cách thành phố Bắc Giang khoảng 70 km. Hồ có diện tích khoảng hơn 2.600 ha, có nhiều đảo nhỏ, được bao bọc bởi những ngọn núi cao tạo nên phong cảnh hữu tình với không gian hoang sơ. Hồ Cấm Sơn có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, khám phá, dã ngoại…

Hồ Khe Chảo: thuộc xã Long Sơn, huyện Sơn Động. Hồ nằm ngay dưới chân đèo Hạ My, cách thị trấn An Châu khoảng 25 km. Hồ có diện tích mặt nước khoảng 27 ha được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh thuộc dãy Tây Yên Tử. Nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú, cảnh quan thiên nhiên kì thú rất tiềm năng cho phát triển du lịch.

Thác Ba Tia: thuộc xã Tuất Mậu, huyện Sơn Động. Thác Ba Tia là đầu nguồn của con suối Nước Vàng. Nơi đây chưa được đầu tư khai thác do giao thông tiếp cận còn khó khăn.

Thác Ngà: thuộc Khu du lịch sinh thái Xuân Lương – Thác Ngà, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế. Thác có 3 tầng, bao bọc bởi cánh rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng.

Đập Đá Ong: là nơi tiếp giáp giữa huyện Yên Thế và huyện Tân Yên. Có diện tích khoảng 1000 ha. Trên hồ có nhiều đảo nổi, nước hồ trong xanh, giao thông tiếp cận thuận tiện.

Sông Thương: chảy qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng, với chiều dài 87 km. Dòng sông bên đục bên trong chứng kiến cả ngàn năm lịch sử vẫn uốn lượn như dải lụa mềm mại vắt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, bồi đắp phù sa cho những cánh đồng xanh mướt.

Sông Cầu (sông Như Nguyệt): chảy qua địa bàn các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, và Yên Dũng với chiều dài 101 km. Sông Cầu hợp lưu với Sông Thương ở ngã ba Lác tại ranh giới huyện Yên Dũng và thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương. Đây là nơi diễn ra những trận thủy chiến hiển hách giữa quân nhà Trần và giặc Nguyên. Đây cũng chính là dòng sông nối liền vùng đất Quan họ Kinh Bắc ( Bắc Giang, Bắc Ninh).

Sông Lục Nam: chảy qua các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam. Dòng sông từng được ví là “Trường Giang đẹp nhất Bắc Kỳ” hai bên có rất nhiều địa danh, di tích lich sử, văn hóa [20].

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa

  • a) Dân cư, dân tộc

Năm 2021, dân số toàn tỉnh khoảng 1,65 triệu người. Bắc Giang là tỉnh có dân số đông, tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2016-2021 là 0,93%/năm, mật độ dân số tỉnh năm 2021 là 425,5 người/km2. Dân số tập trung đông ở các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Lạng Giang, thành phố Bắc Giang.

Năm 2021, tỉnh có trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 63,01% tổng số dân, tốc độ tăng lao động giai đoạn 2016-2021 đạt 0,97%/năm. Hiện có 99% lao động hiện đang làm việc trong các ngành kinh tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 54,5% tổng số lao động, trong đó đào tạo nghề là 35,7%. Là một tỉnh với quy mô dân số trung bình, cơ cấu dân số trẻ, đa phần trong độ tuổi lao động sẽ đặt ra nhu cầu lớn về hưởng thụ văn hoá, nhất là các hoạt động văn hoá công cộng, các loại hình văn hoá, nghệ thuật mới và du lịch. Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Bảng 2.1. Dân số và mật độ dân số tỉnh Bắc Giang năm 2021

Bắc Giang có hơn 20 dân tộc anh em cùng chung sống, với 8 dân tộc chính là  người Kinh, Nùng, Tày, Sán Dìu, Hoa, Sán Chí, Cao Lan…..

Các dân tộc thiểu số sống tập chung ở các huyện vùng cao tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa. Các phiên chợ vùng cao như chợ Tân Sơn huyện Lục Ngạn, chợ Tuấn Đạo và Dương Hưu huyện Sơn Động… là những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc thiểu số tạo nên sự thu hút với khách du lịch. Những nét kiến trúc nhà đặc trưng của các dân tộc như kiến trúc nhà cổ được bảo tồn tại làng Thổ Hà huyện Việt Yên, những trang phục truyền thống, những lễ hội…. đang trở thành tiềm năng để khai thác phát triển du lịch cộng đồng. Tiêu biểu như điểm du lịch cộng đồng xã An Lạc huyện Sơn Động đã và đang được quan tâm phát triển.

Bảng 2.2. Cơ cấu dân tộc tỉnh Bắc Giang năm 2022

  • b) Đô thị hóa và mạng lưới đô thị

Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp cùng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội đẩy nhanh quá trình đô thị hóa của tỉnh, trước hết ở những vùng có/xung quanh khu công nghiệp (KCN), sau đó lan tỏa đến các vùng khác, do tác động/lực hút di dân của các KCN tới các vùng nông thôn cũng như lượng di cư từ tỉnh khác đến. Tỉnh có 05 KCN với diện tích 1.200ha, như KCN Đình Trám, KCN Song Khê – Nội Hoàng, KCN Quang Châu, Cụm công nghiệp ô tô Đồng Vàng và xây dựng 28 cụm công nghiệp ở các huyện.

Không gian đô thị phát triển, phân bổ hợp lý mạng lưới đô thị, các điểm dân cư trên địa bàn; gắn phát triển các KCN với phát triển khu đô thị và dịch vụ. Các chùm đô thị trung tâm được hình thành và phát triển dọc theo quốc lộ 1A, hệ thống đô thị phía Đông, hệ thống đô thị phía Tây tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng phát triển các hoạt động nghỉ dưỡng và du lịch.

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với lực lượng lao động dồi dào sẽ làm tăng mức độ di động dân số trong nội tỉnh cũng như ngoại tỉnh. Đối với nội tỉnh, đó là quá trình chuyển cư nông thôn – đô thị là chủ đạo, giữa vùng nông thôn kém  phát triển đến vùng nông thôn phát triển hơn (vùng phía Bắc xuống vùng đồng bằng). Đối với quá trình di cư ngoại tỉnh, có cả hai xu hướng: dân cư trong tỉnh đến các vùng kinh tế phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh và nhiều tỉnh thành trong cả nước và quốc tế; dân cư ngoài tỉnh đến sinh sống và làm việc tại Bắc Giang. Quá trình này tạo nên những giao thoa văn hóa trên nền tảng các trao đổi kinh tế, văn hóa – xã hội.

  • c) Các di tích lịch sử, văn hoá, tâm linh Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Bắc Giang là vùng đất cổ truyền có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời với 2.237 di tích lịch sử văn hóa trải khắp trên địa bàn. Hiện có 711 di tích được xếp hạng trong đó có 3 di tích và cụm di tích cấp quốc gia đặc biệt (Di tích Những điểm khởi nghĩa Yên Thế, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà), 101 di tích cấp quốc gia và 583 di tích cấp tỉnh [1]. Bắc Giang còn là nơi gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm và con đường hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông với hệ thống các di tích còn lưu giữ đến ngày nay như chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng), chùa Am Vãi (huyện Lục Ngạn). Khu di tích du lịch sinh thái – tâm linh Tây Yên Tử: Theo quyết định số 105/QĐUBND ngày 29/11/2018 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng bảo tồn tổng hệ thống di tích và danh thắng Tây Yên Tử thì phạm vi khu di tích  và danh thắng Tây Yên Tử bao gồm 9 cụm di tích: khu Đồng Thông, rừng Khe Rỗ, chùa Am Vãi, hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn, suối Mỡ, suối Nước Vàng, chùa Vĩnh Nghiêm, thiền viện Trúc Lâm – Phượng Hoàng.

Trong đó khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử thuộc trục sườn phía Tây của Yên Tử, chia làm 4 cụm chùa độc lập gồm chùa Trình, chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, kết nối với chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử. Khu văn hóa tâm linh Tây Yên Tử được khởi công xây dựng từ năm 2019 và dự kiến đến năm 2030 hoàn thành.

Chùa Vĩnh Nghiêm (chùa Đức La): thuộc xã Trí Yên huyện Yên Dũng, cách thành phố Bắc Giang 18 km. Chùa có niên đại khoảng 700 năm, được mở rộng từ thế kỉ XIII với quần thể kiến trúc cổ kiểu “nội vương ngoại vi”. Chùa thờ Phật và Tam tổ Trúc Lâm là Hương Vân Đại Đầu Đà (Phật hoàng Trần Nhân Tông), Pháp Loa và Huyền Quang. Chùa tọa lạc trên ngọn đồi đất tựa núi Cô Tiên. Chùa gắn liền với sự hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm. Chùa Vĩnh Nghiêm được coi là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm, là trường đại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam, nơi phật Hoàng Trần Nhân Tông từng trụ trì, thuyết pháp. Chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị như hệ thống tượng phật, các bia đá, hoành phi, câu đối, đồ thờ…. Đặc biệt kho Mộc bản với 3050 bản ván khắc đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2017. Hàng năm lễ hội chùa được tổ chức vào ngày 13 – 15/2 âm lịch, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước cũng như người dân địa phương  tham dự [1]

Chùa Bổ Đà: Thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, chùa tọa lạc trên ngọn núi Bổ Đà ở phía Bắc sông Cầu. Chùa Bổ Đà là một quần thể di tích danh thắng liên hoàn gồm chùa Tứ Ân, Am Tam Đức, Chùa Cao, đền Thạch Linh Thần Tướng, khu Ao Miếu….. quần thể chùa Bổ Đà là những công trình tôn giáo được xây dựng và phát triển mạnh thời Lê và thời Nguyễn. Ở những giai đoạn này chùa Bổ Đà đã là trung tâm phật giáo lớn của xứ Bắc, trung tâm đào tạo dòng thiền Lâm Tế. Nới đây có vườn tháp cổ, nơi lưu giữ xá lị, cốt nhục của hàng ngàn tăng ni dòng thiền Lâm Tế. Chùa còn lưu giữ khoảng gần 2000 mộc bản kinh phật cổ được khắc trên gốc thị vào thời Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786). Lễ hội chùa hàng năm được tổ chức vào ngày 15 – 18/01 âm lịch thu hút rất đông du khách. [1]

Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế: gắn liền với cuộc khởi nghĩa Yên Thế do người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám lãnh đạo nhân dân đứng lên dựng cờ khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp xâm lược kéo dài gần 30 năm (từ 1884 – 1913).  Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và dài nhất của dân tộc ta vào cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20. Hệ thống di tích này được phân bố ở 4 huyện  gồm Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng, với nhiều loại di tích khác nhau gồm đồn lũy, đình đền, chùa, miếu nghè, điếm và am động… Quần thể di tích bao gồm 41 điểm trong đó 23 điểm được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt và 13 điểm được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Trung tâm của quần thể di tích này là Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế  thuộc huyện Yên Thế gồm: Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Đồn Phồn Xương, nhà lưu niệm Hoàng Hoa Thám, tượng đài Hoàng Hoa Thám, đền Thề….. Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2019 và đang từng bước xây dựng tôn tạo [1].

Khu di tích Thành cổ Xương Giang: thuộc phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang. Nơi đây gắn liền với trận quyết chiến chiến lược tiêu diệt 10 vạn quân Minh (thế kỷ 15), di tích thành cổ nhà Mạc (thế kỷ 16 – 17). Di tích đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2014 [1].

  • d) Các loại hình dân ca, nghệ thuật trình diễn dân gian

Nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh Bắc Giang khá đa dạng, phong phú và đặc sắc như hát Quan họ, Ca trù, hát Chầu văn, dân ca Cao Lan, dân ca Sán Chí… Trong đó quan họ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, và Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Cho đến nay, Bắc Giang vẫn còn 18 làng quan họ cổ trong đó có 5 làng quan họ cổ được ghi danh từ năm 1971 (Giá Sơn, Hữu Nghi, Mai Vũ, Sen Hồ, Nội Ninh) và 13 làng được các nhà nghiên cứu ghi nhận vào năm 2011 ( Quang Biểu, Núi Hiểu, Tam Tầng, Thổ Hà, Thượng Lát, Hạ Lát, Thần Chúc, Yên Ninh, Trung Đồng, Vân Cốc, Đình Cả, Đông Long, Khả Lý Thượng) tập chung ở huyện Việt Yên [2].

  • đ) Lễ hội truyền thống

Bắc Giang là vùng đất cổ giàu truyền thống văn hóa với hơn 500 lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm. Trong đó có những lễ hội được công nhận là di sản phi vật thể Quốc gia như lễ hội Thổ Hà, lễ hội Yên Thế, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm… Các lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống với nhiều trò chơi dân gian, các hoạt động thể thao bổ ích (đấu võ, hội vật, hội vật cầu nước, …); được kết hợp với biểu diễn nghệ thuật dân gian như hát Quan họ, hát Ca trù, dân ca Sán Chí, dân ca Soong hao, hát Then, các canh đàn tế Mẫu với hát Chầu văn….

Các lễ hội đa dạng về loại hình, nội dung hết sức phong phú hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách. Một số lễ hội nổi bật có thể kể như: lễ hội Xương Giang tổ chức ngày 06, 07/ 01 âm lịch; lễ hội Tiên Lục được tổ chức ngày 09/01 âm lịch; lễ hội Đình Vồng được tổ chức ngày 15 – 17 /01 âm lịch; lễ hội Thổ Hà  được tổ chức ngày 21-22/01 âm  lịch; lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức ngày 1315/02 âm lịch; lễ hội chùa Bổ Đà được tổ chức ngày 17 – 18/02 âm lịch; lễ hội Yên Thế được tổ chức ngày 16/3 dương lịch; lễ hội Suối Mỡ được tổ chức ngày 30/3 – 01/4 âm lịch; lễ hội Vật cầu nước làng Vân được tổ chức ngày 12 – 14/4 âm lịch… Gần đây nhất là lễ hội khai Xuân Tây Yên Tử đã và đang được tổ chức năm thứ hai [2,20,24]. Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

  • Các làng nghề truyền thống

Bắc Giang còn rất nhiều các làng nghề truyền thống được lưu giữ, bảo tồn và phát triển đến ngày nay với các ngành nghề đa dạng. Đó là làng nghề nấu rượu gạo nổi tiếng – Làng Vân huyện Hiệp Hòa. Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến huyện Yên Dũng. Làng nghề làm bánh đa, kẹo lạc Thổ Hà huyện Việt Yên. Làng nghề Gốm với địa danh nổi tiếng – Gốm làng Ngòi huyện Yên Dũng. Làng nghề sản xuất mỳ Chũ nổi tiếng huyện Lục Ngạn. Làng nghề làm bánh đa nổi tiếng với thương hiệu bánh đa Kế huyện Lạng Giang, tành phố Bắc Giang. Làng bún Đa Mai thành phố Bắc Giang…[2,24]

Các làng nghề hiện là tiềm năng to lớn để khai thác phát triển du lịch văn hóa, ẩm thực, du lịch cộng đồng… của tỉnh Bắc Giang.

  • Đặc sản, sản vật địa phương

Bắc Giang rất nổi tiếng với các đặc sản, các sản vật địa phương độc đáo, tươi ngon. Là tỉnh trung du với khí hậu, địa hình và chất đất phù hợp cho phát triển cây ăn quả, nên Bắc Giang là tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn, với nhiều loại cây đặc sản như vải thiều, cam, bưởi, na dai, dứa, nhãn…. Đặc biệt, cây vải thiều đã góp phần quảng bá hình ảnh Bắc Giang vươn ra các nước khu vực Đông Á, Bắc Á, Tây Âu, Châu Úc…

Tỉnh có diện tích đồi trung du khá lớn nên thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, với đặc sản gà đồi Yên Thế, cua Da Yên Dũng…., bánh đa Kế, bánh đa Thổ Hà, bún Đa Mai, mì Chũ… là những món ăn ngon khiến du khách muốn quay lại nơi đây nhiều lần.

2.1.3. Phát triển kinh tế – xã hội và mức sống dân cư

2.1.3.1. Sự phát triển kinh tế – xã hội và mức sống dân cư  

Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bắc Giang khá lạc quan và triển vọng. Trong giai đoạn 2016 – 2021 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trung bình đạt 9,58%/năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2021 đạt 37.965 tỷ đồng (theo giá so sánh 2015). GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 36,33 triệu đồng/người, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2015 [31].

Hình 2.4. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang năm 2015 và 2021 [31]

Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2021 ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 44,26%, thương mại, dịch vụ chiếm 34,66%, nông – lâm nghiệp – thủy sản chiếm 21,08%.

Công nghiệp – xây dựng là ngành kinh tế chính của tỉnh với một số ngành trọng điểm như khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất than, vật liệu xây dựng, hóa chất, cao su, chế biến thực phẩm, đồ uống, giấy, sản xuất và phân phối điện…. Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Một số khu công nghiệp trên địa bàn hoạt động tương đối hiệu quả như KCN Đình Trám, KCN Quang Châu, KCN Song Khê – Nội Hoàng… Các làng nghề thủ công truyền thống có sản xuất mây tre đan (11 làng), chế biến nông sản thực phẩm (6 làng), vật liệu xây dựng (7 làng), mộc dân dụng (2 làng).

Ngành dịch vụ, du lịch, thương mại đang phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2021 đạt 13.155 tỷ đồng [31]. Các cơ sở dịch vụ đa dạng như chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.

Nông – lâm – thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Bắc Giang nổi tiếng với nhiều loại cây ăn quả đặc sản, vừa mang giá trị kinh tế vừa là tiềm năng phát triển du lịch. Đặc biệt Bắc Giang còn có thể phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tăng giá trị sản xuất và góp phần tạo sản phẩm du lịch đặc trưng cho tỉnh.

2.1.3.2. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội 

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh được giữ vững, ổn định. Các lực lượng vũ trang nhân dân thường xuyên được rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị nghiệp vụ, khả năng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Nhân dân từng bước được nâng cao nhận thức về an ninh chính trị, an toàn xã hội. Bắc Giang tự hào là mảnh đất hòa bình yên vui, nhân dân hiếu khách. Hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân phát huy được sức mạnh đoàn kết.

2.1.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

2.1.4.1. Mạng lưới giao thông vận tải tỉnh

  • a) Giao thông đường bộ

Có 6 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn gồm quốc lộ 1 kết nối Bắc Giang, Lạng Sơn, Hà Nội (tuyến đường cao tốc và tuyến đường 1A cũ); quốc lộ 31 kết nối Bắc Giang với Lạng Sơn; quốc lộ 37 kết nối Bắc Giang với Hải Dương, Hả Phòng; quốc lộ 279 kết nối Bắc Giang với Quảng Ninh; quốc lộ 17 kết nối Bắc Giang với Thái Nguyên. Cao tốc Hà Nội – Bắc Giang ở cửa ngõ phía Bắc Hà Nội, nằm trong tổng thể cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, liên thông với tuyến đường xuyên Á. Ngay từ khi đưa vào khai thác (tháng 1/2021), tuyến này vận hành vẫn chưa hoàn chỉnh (xe máy vẫn đi vào), nhưng đã kết nối với Quốc lộ 1A mới giúp di chuyển phương tiện nhanh hơn.

Đường tỉnh lộ trên địa bàn toàn tỉnh có 18 tuyến với tổng chiều dài 376,66 km. Đặc biệt, tuyến đường tỉnh 293 kết nối thành phố Bắc Giang qua các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Sơn Động tới khu du lịch văn hóa – tâm linh Tây Yên Tử (huyện Sơn Động) tạo động lực để du lịch tiến xa trong thời gian tới. Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Giao thông đô thị (thành phố Bắc Giang và các thị trấn) đã và đang được đầu tư đồng bộ, tạo cảnh quan môi trường đô thị xanh – sạch – đẹp.

Giao thông nông thôn: tỉ lệ cứng hóa giao thông còn thấp gây khó khăn trong đi lại. Đặc biệt giao thông kết nối đến các điểm, các khu du lịch. Với chương trình nông thôn mới hiện nay việc cứng hóa giao thông nông thôn đang có sự thay đổi nhanh chóng, từng bước đáp ứng đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế nói chung trong đó có ngành du lịch.

Bến xe: Toàn tỉnh có 11 bến xe khách từ loại 3 đến loại 6, hai bến xe phục vụ vận tải khách cố định nội tỉnh là Bắc Giang và Sơn Động.

Giao thông công cộng: Tỉnh đã có hệ thống xe buýt hoạt động tất cả các tuyến đi từ thành phố Bắc Giang về các huyện và trong thành phố. Tuy nhiên tuyến xe buýt kết nối tới các điểm du lịch hiện còn hạn chế.

  • b) Giao thông đường sắt

Có 3 tuyến đường sắt quốc gia chạy qua gồm Hà Nội – Đồng Đăng, Kép – Hạ Long, Kép – Lưu Xá.

  • Tuyến Hà Nội – Đồng Đăng dài 167 km, đoạn đường sắt chạy qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 40 km với 4 ga: Sen Hồ, Bắc Giang, Phố Tráng, Kép.
  • Tuyến Kép – Hạ Long dài 106 km trong đó đoạn chạy qua Bắc Giang dài 32,77 km với 3 ga: Bảo Sơn, Lan Mẫu, Cẩm Lý.
  • Tuyến Kép – Lưu Xá hiện đang dừng hoạt động. c) Đường thủy
  • Giao thông đường thủy hiện mới chỉ phục vụ bốc dỡ hàng hóa, hầu như chưa khai thác phát triển du lịch.

2.1.4.2. Bưu chính viễn thông

Mạng phục vụ bưu chính đã phát triển trên phạm vi toàn tỉnh, hầu hết các xã phường đã có điểm phục vụ bưu chính.

Mạng viễn thông được đầu tư nâng cấp, lắp đặt và đưa vào sử dụng 838 trạm thu phát sóng thông tin di động. Mạng cáp quang đồng trục và hệ thống tổng đài đã được triển khai đến tất cả các xã. Mạng di động công nghệ 3G đã phủ sóng 30% diện tích toàn tỉnh. Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

2.1.4.3. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường

Hệ thống cấp nước ở đô thị và nông thôn được đầu tư theo chương trình nước sạch sinh hoạt đô thị, nước sinh hoạt nông thôn. Tỉ  lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch đạt 74%. Tỉ lệ dân số nông thôn dùng nước sạch đạt 87,5%. Hệ thống thoát nước thải được đầu tư cơ bản ở thành phố Bắc Giang. Vệ sinh môi trường tại khu vực đô thị thực hiện rất tốt. Tỉ lệ thu gom rác thải đạt 85%.

2.1.4.4. Điện và khả năng cung cấp điện 

Nguồn điện cung cấp cho toàn tỉnh được lấy từ nguồn điện quốc gia qua tuyến Phả Lại – Bắc Giang – Thái Nguyên tại trạm 220 KV Bắc Giang. 100% số xã đã được cấp điện từ điện lưới quốc gia. Hệ thống chiếu sáng mới được đầu tư lại tại đô thị. Trạm biến áp 500 KV Hiệp Hòa được đưa vào sử dụng đã góp phần đảm bảo an ninh năng lượng để phát triển cho toàn tỉnh.

2.1.5. Chính sách phát triển du lịch của Trung ương, địa phương và sự cải thiện nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của Bắc Giang 

Nghị quyết số 08 – NQ/TW ban hành ngày 16/1/2022 của Bộ chính trị đã thể hiện quyết tâm phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm. Phấn đấu Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Dựa trên cơ sở đó, tỉnh Bắc Giang đã và đang xúc tiến quan tâm đầu tư phát triển ngành du lịch lên tầm cao mới.

Đầu tư từ nguồn ngân sách được ưu tiên cho ngành du lịch. Trong thời gian gần đây tỉnh đã đầu tư CSHT phát triển du lịch, nâng cấp một loạt các điểm, khu du lịch; đầu tư tuyến giao thông 293 (đường Tây Yên Tử) tạo bước đột phá trong phát triển du lịch của tỉnh. Hệ thồng giao thông được hoàn thiện, các khu du lịch được quy hoạch, mở rộng, đầu tư phát triển như khu du lịch sinh thái – tâm linh Tây Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm, thành cổ Xương Giang…..

Đầu tư từ ngoài nguồn ngân sách cũng đã thu hút khá nhiều các nhà đầu tư. Trung tâm xúc tiến và phát triển du lịch của tỉnh đã tiến hành mời gọi đầu tư khá hiệu quả. Tập đoàn Mường Thanh đã đầu tư khách sạn Mường Thanh 4 sao đang hoạt động. Công ty du lịch Đường Việt đã đầu tư dự án khu du lịch sinh thái Khe Rỗ. Hội Phật giáo Việt Nam và Công ty cổ phần dịch vụ Tây Yên Tử đã đầu tư 3 dự án gồm Khu du lịch sinh thái – tâm linh Tây Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng và Dự án tổ hợp sân golf dịch vụ (Yên Dũng). Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ Tuấn Quỳnh đang đầu tư khu du lịch sinh thái – tâm linh Hang Dầu (Yên Dũng).

2.2. Thực trạng phát triển du lịch Bắc Giang Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Du lịch Bắc Giang giai đoạn 2016-2021 có sự phát triển khá nhanh. Nhìn vào bảng số liệu dưới đây, có thể thấy khách du lịch đến Bắc Giang chủ yếu là khách nội địa, lượng khách quốc tế đến từng năm rất thấp, khoảng 2% tổng số khách. Tốc độ tăng trưởng khách trung bình khoảng 27%, thời gian lưu trú trung bình của khách thấp, mức chi tiêu bình quân/ngày/khách không cao dẫn đến tổng thu nhập từ khách du lịch của Bắc Giang còn thấp so với các địa phương khác trong vùng, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

2.2.1. Khách du lịch

Lượng khách du lịch tới Bắc Giang có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2015 có 142 000 lượt khách (trong đó có 2.120 lượt khách quốc tế), chiếm 0,43% tổng lượng khách du lịch cả nước.

Bảng 2.3. Khách du lịch tỉnh Bắc Giang và cả nước giai đoạn 2015 – 2021

Đến năm 2021 có 525.000 lượt khách (trong đó có 8000 lượt khách quốc tế), chiếm 0,73% tổng khách du lịch cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2021 đạt 24,35%/năm. Lượng khách đến chủ yếu vào mùa lễ hội (từ tháng 01 đến tháng 4 âm lịch hàng năm).

Cơ cấu khách nội địa là chủ yếu, thị trường khách nội địa chủ yếu là khách trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Lạng Sơn, Bắc Ninh…..

Khách quốc tế chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong lượng khách đến Bắc Giang (1,5%). Thị trường khách quốc tế chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… mục đích chủ yếu là làm ăn buôn bán kết hợp du lịch tham quan với thời gian lưu trú ngắn.

Số ngày lưu trú trung bình thấp. Tuy lượng khách tới Bắc Giang có sự tăng trưởng qua các năm nhưng chủ yếu là khách tham quan, du lịch tâm linh, tham gia các lễ hội hoặc khách buôn bán nông sản. Do đó khách thường đi trong ngày, lượng khách lưu trú hầu như không đáng kể, ước tính chỉ khoảng 2-3% tổng lượng khách toàn tỉnh. Với công suất sử dụng buồng từ 30 – 40%, hệ số chung buồng là 2, ngày lưu trú trung bình là từ 1 – 1,5 ngày.

Điều này cho thấy một thực trạng là các sản phẩm du lịch dịch vụ của tỉnh chưa thật sự đa dạng hấp dẫn khách du lịch.

Mức chi tiêu trung bình của khách cũng còn thấp. Qua số liệu thống kê, mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Bắc Giang còn khá thấp so với mức chi tiêu bình quân khách du lịch tại Việt Nam. Lượng khách đến Bắc Giang chủ yếu là khách tham quan, tham dự lễ hội, lượng khách lưu trú thấp. Do đó ước tính mức chi tiêu trung bình khoảng 300 – 500 nghìn/người/ngày.

2.2.2. Doanh thu du lịch Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Về tổng thu từ khách du lịch [20]: năm 2015 đạt 28,4 tỷ đồng, chiếm 0,03% tổng thu từ khách du lịch cả nước. Năm 2021 đạt 199,5 tỷ đồng, chiếm 0,05% tổng thu từ khách du lịch cả nước. Giai đoạn 2016 – 2021 tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 38,3%, tăng gấp 7 lần.

Về cơ cấu doanh thu: Do hoạt động lữ hành cũng như các hoạt động dịch vụ bổ sung khác trên địa bàn còn hạn chế, nên hầu hết các nguồn thu từ hoạt động du lịch là từ các dịch vụ ăn uống, lưu trú và phương tiện đi lại. Doanh thu từ khách nội địa là chủ yếu.

2.2.3. Lao động trong ngành du lịch

Năm 2015, Bắc Giang có 890 lao động trong ngành du lịch, đến năm 2021 tăng lên 2.715 lao động trực tiếp trong ngành du lịch, ngoài ra có hàng nghìn lao động gián tiếp. Chỉ tiêu lao động bình quân 1 buồng cần 1,5 lao động trực tiếp và khoảng 5 lao động gián tiếp,  năm 2021 có số buồng là 4.250 buồng thì ước tính Bắc Giang cần khoảng 19.000 lao động (trong đó khoảng 6.200 lao động trực tiếp). Như vậy tỉnh Bắc Giang còn thiếu khá nhiều về nguồn nhân lực.

Chất lượng của lao động trong ngành du lịch còn hạn chế. Lao động đã qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 40% tổng số lao động ngành du lịch. Trong đó lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 5%; trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Lực lượng lao động chủ yếu làm việc trong các cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống.

Từ những con số sơ bộ trên cho thấy nguồn nhân lực của tỉnh trong ngành du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Đây là thách thức lớn đối với các cơ quan quản lí du lịch và các doanh nghiệp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở lưu trú: Năm 2015 toàn tỉnh có 240 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 2.500 buồng lưu trú. Đến năm 2021 tăng lên 316 cơ sở lưu trú với 4.250 buồng lư trú. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2016 – 2021 đạt 4,96%/năm đối với cơ sở lưu trú và 9,25%/năm đối với buồng lưu trú.

Hiện toàn tỉnh có 23 khách sạn, chủ yếu tập chung tại thành phố Bắc Giang, trong đó có 1 khách sạn đạt chất lượng 4 sao (khách sạn Mường Thanh – thành phố Bắc Giang). Các cơ sở homestay tại khu du lịch cộng đồng xã An Lạc huyện Sơn động có quy mô nhỏ, không đủ điều kiện lưu trú cho số lượng khách lớn.

Về chất lượng, các cơ sở lưu trú đã quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ, tuy nhiên chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển trong thời đại mới. Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Cơ sở ăn uống: Các cơ sở nhà hàng ăn uống trên địa bàn tỉnh chưa nhiều và tập chung chủ yếu tại thành phố Bắc Giang. Các nhà hàng quy mô nhỏ, chất lượng phụ vụ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch.

Các cơ sở thể thao vui chơi, giải trí: Hiện tại hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí chưa phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Tại trung tâm thành phố đã có một số công viên nhưng chủ yếu phục vụ nhu cầu vui chơi thư giãn cho người già và trẻ em. Một số sân Gold đã được đầu tư xây dựng nhưng quy mô còn nhỏ (sân Gold Yên Dũng). Các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm chưa phát triển.

2.2.5. Hoạt động xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch

Bắc Giang đã tăng cường quảng bá du lịch, thu hút khách du lịch. Tỉnh rất chú trọng xúc tiến, quảng bá với nhiều phương tiện truyền thông, nhiều hình thức khác nhau. Trung tâm thông tin và xúc tiến Du lịch của tỉnh cũng đã hoạt động rất hiệu quả. Với các hoạt động thiết thực như tham gia các sự kiện, hội chợ, hội thảo về du lịch, tham giá các chương trình, quảng bá website, xuất bản các ấn phẩm…

Đặc biệt năm 2024 này hoạt động quảng bá du lịch được trung tâm xúc tiến du lịch của tỉnh thực hiện rất thành công và hiệu quả. Việc tổ chức “Tuần văn hóa – du lịch Bắc Giang 2024” với chủ đề “khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử” đã góp phần to lớn đưa hình ảnh du lịch Bắc Giang tới mọi du khách trên cả nước. Bằng nhiều hình thức quảng bá như tổ chức các cuộc thi thể thao, thi chạy việt dã, thi ảnh đẹp, thi hát chầu văn… và lợi dụng sức lan tỏa của các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook… kết quả của quảng bá du lịch Bắc Giang thu được kết quả rất tốt; bằng chứng là lượng du khách tới Bắc Giang tăng đột biến chỉ trong ba tháng xuân.

2.2.6. Thực trạng đầu tư

Đầu tư trực tiếp từ nguồn ngân sách Nhà nước đã được chú trọng. Các khu du lịch như rừng nguyên sinh Khe Rỗ, khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, chùa Bổ Đà là các khu đã được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông. Dự án tuyến đường tỉnh 293 nối liền thành phố Bắc Giang với huyện Yên Dũng, Lục Nam, Sơn Động đã được đưa vào sử dụng. Hệ thống giao thông trên toàn tỉnh đã được cải thiện rõ.

Đầu tư ngoài ngân sách được đẩy mạnh. Công tác mời gọi đầu tư ngoài ngân sách được trung tâm xúc tiến du lịch rất chú trọng bằng cách tạo điều kiện thuận lợi trong các thủ tục đầu tư. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ thu hút được 6 dự án đầu tư: Khách sạn Mường Thanh 4 sao của tập đoàn Mường Thanh, Khu du lịch sinh thái Khe Rỗ của công ty du lịch Đường Việt, Khu du lịch sinh thái – tâm linh Tây Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, sân golf Yên Dũng.

2.2.7. Thực trạng tổ chức quản lí và quy hoạch du lịch Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Trong thời gian vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung khai thác có hiệu quả, huy động các nguồn vốn để phát triển du lịch theo hướng vừa đầu tư, vừa khai thác, thực hiện đa dạng hoá các loại hình du lịch. UBND tỉnh Bắc Giang đã đưa ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch như:

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của các cấp, các ngành và nhân dân đối với sự phát triển du lịch và hiệu quả kinh tế – xã hội mà du lịch mang lại cho cộng đồng dân cư địa phương, mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế.

UBND tỉnh chỉ đạo Sở VH – TT & DL cùng các đơn vị liên quan rà soát, bổ sung quy hoạch du lịch; tăng cường công tác quản lí, tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch của tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của vùng.

Lựa chọn các sản phẩm du lịch đặc sắc để đưa vào các tour du lịch, xây dựng các làng văn hoá du lịch cộng đồng. Định kì phân loại, đánh giá các cơ sở lưu trú, dịch vụ, ban hành quy định về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong khách sạn, nhà hàng.

Tỉnh đã tạo cơ chế thông thoáng, thu hút đầu tư: ưu tiên hỗ trợ hạ tầng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời có chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp để các hộ dân đầu tư phát triển du lịch.

Tỉnh đã đăng cai tổ chức các lễ hội vùng, miền tại tỉnh, thông qua đó giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về các lễ hội đặc sắc của Bắc Giang, hình thành các tour, tuyến du lịch có hiệu quả.

Ngoài ra, Văn hóa, Thể thao và Du lịch với chức năng của mình đã thường xuyên chú trọng đến công tác quản lí nhà nước, phối hợp với ngành chức năng thực hiện xây dựng quy hoạch phát triển du lịch đến 2025, tầm nhìn 2035. Thực hiện quản lí hoạt động của các cơ sở lưu trú, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn. Đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp, công ti lữ hành xây dựng, quảng cáo và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch trong và ngoài nước trong các dịp lễ tết…

Ngành du lịch cũng đã chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn về công tác phục vụ khách du lịch. Tập trung chú trọng đến việc thường xuyên bổ sung các mặt hàng lưu niệm để trưng bày, giới thiệu tại các cửa hàng kinh doanh và các điểm dừng chân trên các tuyến du lịch.

2.3. Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

2.3.1. Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch

Điểm du lịch

  • Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh còn rải rác và đơn lẻ. Các điểm du lịch khá phong phú nhưng hầu như ít sự kết nối với nhau.
  • Phía Đông tỉnh (các huyện Lục Ngạn, Sơn Động) có các điểm như Đồng Cao, rừng nguyên sinh Khe Rỗ, du lịch Cộng đồng xã An Lạc.
  • Khu vực phía Tây tỉnh (các huyện Yên Thế, Việt Yên) có các điểm du lịch như chùa Bổ Đà, khu di tích khởi nghĩa Yên Thế.
  • Khu vực trung tâm tỉnh (Yên Dũng, Lục Nam và thành phố Bắc Giang) có chùa Vĩnh Nghiêm, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, thành cổ Xương Giang.

Cụm du lịch

Cụm du lịch trung tâm tỉnh: Gồm thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng, một phần huyện Lục Nam. Hoạt động du lịch phát triển tại một số điểm như chùa Vĩnh Nghiêm, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, Thành cổ Xương Giang, một số làng nghề truyền thống….. Đây là khu vực thu hút lượng khách du lịch lớn nhất tỉnh, đặc biệt là vào mùa lễ hội.

Cụm du lịch phía Đông tỉnh: Gồm địa bàn huyện Sơn động, huyện Lục Ngạn, một phần huyện Lục Nam (Tây Yên Tử). Hoạt động du lịch tập chung ở một số địa điểm như rừng nguyên sinh Khe Rỗ, Đồng Cao, du lịch cộng đồng xã An Lạc, vườn cây ăn quả huyện Lục Ngạn, khu du lịch sinh thái – tâm linh Tây Yên Tử. Lượng khách chủ yếu là khách nội địa, hoạt động chính là dã ngoại, cắm trại, leo núi, vãn cảnh chùa. – Cụm du lịch phía Tây tỉnh: Gồm huyện Yên Thế, huyện Việt Yên, gắn với khởi nghĩa Yên Thế, chùa Bổ Đà. Khu vực này là không gian có giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của tỉnh. Tuy nhiên chưa được khai thác hiệu quả. Lượng khách chủ yếu là khách nội địa và du lịch chủ yếu vào mùa lễ hội.

2.3.1.3. Tuyến du lịch

Sở VH – TT & DL đã xây dựng các tuyến du lịch cụ thể, tuy nhiên chưa phát huy hiệu quả. Khách du lịch đa số tự tổ chức và tự lựa chọn địa điểm. Các tuyến đã xây dựng gồm: Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Thành phố Bắc Giang – Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ – thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các điểm tham quan: đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Trần, đền Quan, thác Thùm Thùm, hồ Suối Mỡ. Các hoạt động chính như tham quan, đi lễ, leo núi, dã ngoại.

  • Thành phố Bắc Giang – Hồ Khuôn Thần – Vườn cây ăn quả Lục Ngạn – Thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các điểm du lịch như hồ Khuôn Thần, đền Hả, vườn cây ăn quả Lục Ngạn. Các hoạt động chính như đi thuyền tham quan hồ, dã ngoại, lễ bái, mua sản vật địa phương.
  • Thành phố Bắc Giang – Khu di tích Khởi nghĩa Yên Thế – Hồ Suối Cấy – Khu lưu niệm nhà văn Nguyên Hồng – Thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các hoạt động chính như tham quan, lễ bái, tìm hiểu khu di tích, dã ngoại.
  • Thành phố Bắc Giang – cây Dã Hương – đình, chùa Tiên Lục – Thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các hoạt động chính như tham quan, lễ bái, vãn cảnh.
  • Thành phố Bắc Giang – Khu an toàn khu II – đền Y Sơn – đình Lỗ Hạnh – Thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các hoạt động chính là tham quan, thắp hương lễ bái, vãn cảnh.
  • Thành phố Bắc Giang – Chùa Bổ Đà – đình Thổ Hà – Thành phố Bắc Giang: Thời gian 01 ngày. Các hoạt động chính là thắp hương lễ bái vãn cảnh
  • Thành phố Bắc Giang – hồ Cấm Sơn – Thành phố Bắc Giang: các hoạt động chính như đi thuyền, dã ngoại, câu cá.
  • Thành phố Bắc Giang – chùa Vĩnh Nghiêm – Suối Mỡ – Thành phố Bắc Giang:

Thời gian 1 ngày. Các hoạt động chính như tham quan, thắp hương, dã ngoại, vãn cảnh.

  • Thành phố Bắc Giang – Rừng nguyên sinh Khe Rỗ – hồ Khuôn Thần – Thành phố Bắc Giang: Thời gian 1 ngày. Các hoạt động chính là dã ngoại, đi thuyền ngắm cảnh.
  • Thành phố Bắc Giang – chùa Bổ Đà – làng cổ Thổ Hà – khu di tích Khởi nghĩa Yên Thế – Cụm di tích Tiên Lục – Thành phố Bắc Giang: thời gian 2 ngày 1 đêm. Các hoạt động chính là tham quan, vãn cảnh.
  • Thành phố Bắc Giang – chùa Vĩnh Nghiêm – Suối Mỡ – Cụm di tích Tiên Lục – Khu di tích Khởi nghĩa Yên Thế – Thành phố Bắc Giang: thời gian 2 ngày 1 đêm. Các hoạt động chính là tham quan, vãn cảnh, thắp hương dã ngoại.

Hình 2.8. Bản đồ thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang

2.3.2. Đánh giá các hình thức Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang

2.3.2.1. Đánh giá điểm du lịch 

Như đã đề cập ở trên, Bắc Giang là tỉnh có mật độ cao các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề bên cạnh nhiều giá trị cảnh quan. Cùng với vị trí địa lí, CSVC – KT, CSHT, thời gian hoạt động, độ hấp dẫn của hệ thống di tích, làng nghề, lễ hội này là những cơ sở quan trọng hình thành nên các điểm du lịch. Hiện nay Bắc Giang đã hình thành nhiều điểm tài nguyên có khả năng thu hút khách, cả tỉnh có hơn 600 điểm tài nguyên du lịch được nhà nước xếp hạng, trong đó có 90 điểm tài nguyên du lịch được xếp hạng quốc gia, 23 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt. Trên cơ sở kế thừa, tham khảo các công trình nghiên cứu đã có và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa bàn nghiên cứu, tác giả lựa chọn và xác định 05 tiêu chí đánh giá điểm TNDL: (i) Độ hấp dẫn của điểm TNDL; (ii) CSVC – KT, CSHT phục vụ du lịch; (v) Khả năng kết hợp giữa TNDL và CSVC – KT, CSHT; (iv) Sức chứa điểm du lịch; (v) Vị trí của điểm du lịch. Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Do các điểm TNDL (các di tích lịch sử văn – hóa, danh thắng) nằm trải rộng trên địa bàn các huyện và khu vực phụ cận quanh trung tâm là thành phố Bắc Giang, nên tác giả tiếp cận đánh giá vị trí điểm du lịch bắt đầu từ thành phố Bắc Giang để xác định khoảng cách xa gần. Tổng hợp kết quả đánh giá điểm du lịch: Theo thang điểm đánh giá được xây dựng ở chương 1, kết quả 25 điểm du lịch Bắc Giang được tác giả đưa ra xem xét, đánh giá có 9 điểm du lịch rất thuận lợi, có ý nghĩa quốc gia, chiếm 36%, trong đó có 9 điểm du lịch đánh giá thuận lợi, chiếm 36%, có  nghĩa vùng, địa phương; có 7 điểm du lịch không thuận lợi, chỉ có ý nghĩa địa phương, chiếm 28%. Điểm du lịch có điểm số cao nhất là điểm du lịch rất thuận lợi với 28 điểm, tỷ lệ điểm so với điểm tối đa là 100%. Như vậy, tỉnh Bắc Giang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, có nhiều điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia,  quốc tế. Nếu đầu tư tốt, nhất là CSVC – KT và CSHT thì du lịch Bắc Giang sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Bảng 2.4. Đánh giá điểm du lịch của tỉnh Bắc Giang (các điểm du lịch điển hình và khu vực phụ cận)

Một số điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế được đánh giá trong bảng trên chính là hạt nhân, là động lực để phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang. Khái quát một số nét chính về các điểm du lịch đó như sau:

  • Điểm du lịch thành Xương Giang (Tp Bắc Giang): Du lịch tham quan di tích lịch sử. Thời gian trong ngày. Đối tượng khách du lịch quốc tế và chủ yếu là học sinh, sinh viên đi nghiên cứu học tập
  • Điểm du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (huyện Sơn Động): Gắn với khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử với điểm chính là khu du lịch sinh thái – tâm linh Tây Yên Tử. Ngoài thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, sự đa dạng hệ sinh thái núi cao, điểm du lịch này còn có hệ thống các di tích về chùa chiền và trung tâm tín ngưỡng Phật giáo. Hệ thống CSHT khá tốt như: khu nghỉ dưỡng, khu dịch vụ, khu tái hiện, cáp treo lên chùa Đồng.
  • Sản phẩm du lịch: Du lịch nghiên cứu hệ sinh thái rừng nguyên sinh, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch tham quan tự nhiên và du lịch tâm linh.

Loại hình du lịch: du lịch nghiên cứu đa dạng sinh học, du lịch đi mô tô, xe đạp xuyên rừng, du lịch trải nghiệm tham quan tự nhiên, du lịch dã ngoại học tập dành cho học sinh, sinh viên.

Thời gian lưu trú : Dự kiến 2 ngày.

  • Điểm du lịch văn hóa – tâm linh chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên): Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng, đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Loại hình du lịch chủ yếu là: Du lịch văn hóa – lễ hội và tín ngưỡng. Thu hút khách hành hương tới tham quan di tích lịch sử.

Thời gian tham quan: trong ngày. Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

  • Điểm du lịch văn hóa – tâm linh chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng): Nằm tại điểm giao nhau giữa sông Lục Nam và sông Thương. Chùa Đức La còn gọi là chùa Vĩnh nghiêm là ngôi chùa quan trọng bậc nhất trong giai đoạn hình thành hệ phái phật giáo Việt Nam, nơi ba vị Trúc Lâm Tam Tổ từng mở trường thuyết pháp.
  • Loại hình du lịch : Du lịch hành hương lễ hội. Thu hút khách du lịch có nhu cầu tham dự lễ hội văn hóa truyền thống và khách nước ngoài có nhu cầu tham quan, nghiên cứu văn hóa dân tộc.

Thời gian tham quan : Trong ngày.

  • Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng: Tọa lạc trên núi Non Vua thuộc hệ thống núi Nham Biền (huyện Yên Dũng). Thiền viện khởi công từ cuối năm 2016, hiện nay đang trong quá trình mở rộng và xây dựng. Kiến trúc của Thiền viện có rất nhiều nét đặc sắc, gắn kết được sự tôn nghiêm, hòa quện với hồn thiêng sông núi. Dưới chân ngọn Non Vua là khe Hang Dầu, thời gian tới sẽ được quy hoạch là khu vui chơi nghỉ dưỡng.
  • Điểm du lịch sinh thái khu bảo tồn rừng nguyên sinh Khe Rỗ (huyện Sơn Động). Vườn quốc gia Khe Rỗ, với diện tích 7.153 ha là rừng nguyên sinh với hệ sinh thái, động thực vật phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn du lịch. Quy hoạch xác định đây là điểm du lịch chủ đạo của vùng phía Đông Bắc tỉnh, thu hút khách quá cảnh từ phía Bắc xuống Hạ Long và khách từ Hà Nội và các tỉnh lân cận tới tham quan du lịch.
  • Sản phẩm du lịch bao gồm: Du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch nghiên cứu hệ sinh thái, du lịch trải nghiệm cuộc sống hoang dã, du lịch tham quan ngắm cảnh, du lịch cộng đồng.
  • Loại hình du lịch: Du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch dã ngoại trong rừng, du lịch thể thao đạp xe đạp, du lịch trải nghiệm tìm hiểu cuộc sống của người dân bản địa.

Thời gian lưu trú: Dự kiến 2 ngày

  • Điểm du lịch sinh thái hồ Khuôn Thần. (huyện Lục Ngạn). Với diện tích là 140ha mặt nước được bao bọc xung quanh với diện tích 800 ha rừng trong đó có 300ha rừng tự nhiên và 500ha rừng thông. Nơi đây có các vườn cây ăn trái và phong cảnh hữu tình.
  • Sản phẩm du lịch: Du lịch Nông nghiệp, tham quan trải nghiệm môi trường tự nhiên, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng.
  • Loại hình du lịch: Du lịch dã ngoại tham quan thắng cảnh, du lịch thể thao chèo thuyền, leo núi, đạp xe đạp địa hình, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch giao lưu văn hóa tìm hiểu đời sống và phong tục tập quán của người dân tộc Sán Chỉ, Cao Lan, Tày.

Thời gian lưu trú: Dự kiến 1 – 2 ngày. Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

  • Điểm du lịch sinh thái Suối Mỡ (huyện Lục Nam). Sản phẩm du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, tham quan cảnh đẹp tự nhiên, du lịch dã ngoại cắm trại, thu hút khách nội địa từ các tỉnh lân cận và Hà Nội đi theo nhóm nhỏ hoặc gia đình, khách du lịch là sinh viên, học sinh thông qua các buổi học ngoại khóa. Ngoài ra là khách quốc tế tới từ Hà Nội và từ cửa khẩu Hữu nghị, Tân Thanh – Lạng Sơn xuống.
  • Loại hình du lịch: Tâm linh, thể thao mạo hiểm đạp xe đạp địa hình, cắm trại, tham quan động thực vật, thăm quan thác nước, tắm suối, giao lưu văn hóa với cộng đồng dân cư bản địa bản địa.
  • Thời gian lưu trú: Dự kiến thời gian lưu trú là 2- 3 ngày, tập trung vào các ngày lễ, ngày nghỉ trong năm.
  • Điểm du lịch di tích lích sử Yên Thế (Huyện Yên Thế). Với bề dày về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, gắn liền với danh tiếng của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám, đây là một điểm du lịch mang ý nghĩa quan trọng giáo dục ý thức và lòng tự hào dân tộc của người dân Việt Nam qua các thế hệ.
  • Sản phẩm du lịch bao gồm: Du lịch nghiên cứu văn hóa lịch sử gắn với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, du lịch giao lưu văn hóa – lễ hội, du lịch hành hương – tâm linh.
  • Loại hình du lịch bao gồm: Tham quan di tích lịch sử Yên Thế, tham quan học tập truyền thống của cha ông dành cho học sinh, sinh viên, tham dự lễ hội văn hóa truyền thống, tham quan bảo tàng, nhà truyền thống.
  • Thời gian lưu trú: Dự kiến 1 – 2 ngày, khách du lịch tập trung vào thị trường khách nội địa từ Hà Nội và các tỉnh lân cận, ngoài ra là khách du lịch quốc tế từ Hà Nội lên hoặc từ Trung Quốc sang

Ngoài ra các điểm du lịch phụ trợ khác góp phần tạo nên không gian du lịch cho từng vùng của tỉnh Bắc Giang:

  • Điểm du lịch sinh thái hồ Cấm Sơn (huyện Lục Ngạn). Là điểm du lịch sinh thái tổng hợp bao gồm: Hệ sinh thái rừng và hồ nước thiên nhiên gắn với đời sống, phong tục tập quán của cộng đồng dân tộc bản địa. Hồ Cấm Sơn sẽ trở thành một khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp của tỉnh, thu hút các khách du lịch trong nước và quốc tế có khả năng chi trả cao.
  • Sản phẩm du lịch bao gồm: Du lịch nghiên cứu khoa học, nghiên cứu văn hóa dân tộc, thăm quan danh thắng, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, thể thao, vui chơi giải trí.
  • Các loại hình hoạt động du lịch chủ yếu bao gồm: Nghỉ dưỡng sinh thái, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao, sân golf, bơi thuyền, leo núi, ẩm thực Việt Nam và Quốc tế, thăm quan du lịch trải nghiệm cắm trại, câu cá, đi bộ xuyên rừng, giao lưu văn hóa dân tộc.
  • Thời gian lưu trú: Dự kiến thời gian lưu trú là 2 ngày, tập trung vào các dịp lễ trong năm và ngày nghỉ cuối tuần.
  • Điểm du lịch cộng đồng bản Mậu (huyện Sơn Động).
  • Sản phẩm du lịch: Du lịch tham quan cảnh đẹp thiên nhiên, du lịch cộng đồng. Thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế có khả năng chi tiêu cao và có nhu cầu nghiên cứu văn hóa và thân thiện với môi trường.
  • Loại hình du lịch: Thăm quan khu bảo tồn sinh thái Tây Yên Tử, du lịch leo núi, du lịch cộng đồng tìm hiểu đời sống và phong tục tập quán của người Dao. Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Thời gian lưu trú: 2 ngày.

  • Điểm du lịch sinh thái thác Ba Tia ( huyện Sơn Động). Sản phẩm du lịch: Du lịch cuối tuần, tham quan nghỉ dưỡng núi, tham quan hệ sinh thái rừng tự nhiên, thể thao mạo hiểm. Thị trường chủ yếu là khách du lịch trong tỉnh và khách du lịch trong nước và quốc tế quá cảnh qua thị trấn An Châu.
  • Loại hình du lịch: Thể thao mạo hiểm leo núi, đi xe đạp địa hình, tắm suối, dã ngoại cắm trại cuối tuần. Thời gian tham quan lưu trú: 1 ngày.
  • Điểm du lịch hồ thủy lợi Khe Chão (huyện Sơn Động). Sản phẩm du lịch: Du lịch Nghỉ dưỡng, du lịch thăm quan rừng tự nhiên, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch tổ chức sự kiện thể thao phong trào. Thị trường khách chủ yếu là khách du lịch trong tỉnh và khách từ Hà Nội và các tỉnh lân cận tới thăm quan du lịch.
  • Loại hình du lịch: Nghỉ dưỡng cuối tuần, thể thao bơi lội, chèo thuyền, câu cá, vui chơi giải trí thể thao đánh cầu lông, tennis, tham dự lễ hội truyền thống. Thời gian lưu trú: Dự kiến từ 2 – 3 ngày.
  • Điểm du lịch sinh thái suối Nước Vàng (huyện Lục Nam), Điểm du lịch sinh thái thác Rêu (huyện Lục Nam)
  • Điểm du lịch di tích cách mạng Hoàng Vân (huyện Hiệp Hòa): Nơi huấn luyện cán bộ quân sự và là cơ sở in báo của Trung ương và xứ ủy Bắc Kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
  • Sản phẩm du lịch: Tham quan di tích lịch sử cách mạng, tham quan danh lam thắng cảnh, du lịch giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên, học sinh.

Thời gian tham quan: Trong ngày

  • Điểm du lịch làng nghề mây tre đan Tăng Tiến (huyện Việt Yên): Làng nghề Tăng Tiến có lịch sử hình thành trên 300 năm với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng mây tre đan nổi tiếng toàn quốc.
  • Loại hình du lịch: Du lịch tham quan làng nghề truyền thống, du lịch trải nghiệm cuộc sống của cư dân bản địa, du lịch thương mại tham quan và mua sản vật địa phương.

Thời gian tham quan: Trong ngày

  • Điểm du lịch Vân Hà (huyện Việt Yên).
  • Loại hình du lịch: Du lịch tham quan làng nghề truyền thống như rượu Làng Vân, bánh đa Thổ Hà, giao lưu văn hóa lễ hội truyền thống, tham dự các trò chơi dân gian. Thu hút khách du lịch quốc tế tới giao lưu tham quan tìm hiểu phong tục tập quán của người dân bản địa, thu hút khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh lân cận về dự lễ hội. Thời gian tham quan: 1 – 2 ngày

2.3.2.2. Đánh giá cụm du lịch  Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Theo quy hoạch tổng thể du lịch Bắc Giang và kết quả nghiên cứu, khảo sát thì du lịch Bắc Giang được chia thành ba cụm du lịch chính:

  • Cụm du lịch trung tâm Tỉnh: Gồm thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng, một phần huyện Lục Nam. Hoạt động du lịch phát triển tại một số điểm như chùa Vĩnh Nghiêm, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, Thành cổ Xương Giang, một số làng nghề truyền thống. Đây là khu vực thu hút lượng khách du lịch lớn nhất tỉnh, đặc biệt là vào mùa lễ hội.
  • Cụm du lịch phía Đông tỉnh: Gồm địa bàn huyện Sơn động, huyện Lục Ngạn, một phần huyện Lục Nam (Tây Yên Tử). Hoạt động du lịch tập chung ở một số địa điểm như rừng nguyên sinh Khe Rỗ, Đồng Cao, du lịch cộng đồng xã An Lạc, vườn cây ăn quả huyện Lục Ngạn, khu du lịch sinh thái – tâm linh Tây Yên Tử. Lượng khách chủ yếu là khách nội địa, hoạt động chính là dã ngoại, cắm trại, leo núi, vãn cảnh chùa…
  • Cụm du lịch phía Tây tỉnh: Gồm huyện Yên Thế, huyện Việt Yên, gắn với khởi nghĩa Yên Thế, chùa Bổ Đà. Khu vực này là không gian có giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của tỉnh. Tuy nhiên chưa được khai thác hiệu quả. Lượng khách chủ yếu là khách nội địa và du lịch chủ yếu vào mùa lễ hội.

Luật Du lịch năm 2022 không quy định và đưa ra hình thức tổ chức lãnh thổ cụm du lịch, tuy nhiên với thực tế phát triển du lịch địa phương, việc hình thành cụm du lịch trên địa bàn tỉnh là cần thiết với các lí do sau:

Địa hình, cảnh quan của Bắc Giang rất đa dạng, gồm địa hình đồi núi ở các huyện phía Tây và Đông của tỉnh, có khu vực độ cao trung bình trên 1000m; vùng phía Đông là vùng núi đất với cảnh quan rừng nguyên sinh nhiệt đới; vùng trung tâm gồm Tp. Bắc Giang, huyện Việt Yên là vùng thấp, bằng phẳng.

Trong mỗi khu vực này có các điểm du lịch nằm gần nhau về mặt vị trí, có nét đương đồng trong sản phẩm du lịch. Chúng tôi xác định tỉnh Bắc Giang có 3 cụm du lịch được đánh giá nằm trong ba tiểu vùng: trung tâm, phía Đông và phía Tây tỉnh.

Từ tiểu vùng du lịch trung tâm với các cụm du lịch chủ yếu hình thành các tuyến du lịch nội tỉnh: từ trung tâm lên phía Bắc, sang phía tây, phía Đông nam và kết nối với các tỉnh lân cận.

Theo thang điểm đánh giá được xây dựng, kết quả 3 cụm du lịch được đưa ra xem xét, đánh giá có 02 cụm du lịch thuận lợi, có ý nghĩa quốc gia, đang được khai thác ở mức độ tốt nhất (cụm Trung tâm, cụm phía Đông). Có 1 cụm du lịch đánh giá khá thuận lợi có ý nghĩa vùng. Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Cụm du lịch có điểm số cao nhất là cụm du lịch Trung tâm Tỉnh (Tp. Bắc Giang và phụ cận) với 42 điểm, tỉ lệ điểm so với điểm tối đa là 95% với các điểm du lịch khá hấp dẫn như Thành cổ Xương Giang, Chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, khu du lịch Suối Mỡ. Hệ thống CSVC-KT du lịch khá tốt, giao thông thuận lợi so với các cụm du lịch khác trong tỉnh. Tiếp đến là cụm du lịch phía Đông với các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia  đạt 36/44 điểm. Cụm du lịch phía Tây với số điểm 31/44 điểm, ở mức khá thuận lợi.

Về mức độ khai thác của các cụm du lịch, kết quả đánh giá cho thấy, cụm du lịch Trung Tâm (Tp. Bắc Giang Giang và phụ cận) và cụm du lịch phía Đông có khả năng khai thác tốt. Hiện nay trong cụm số lượng các điểm du lịch được khai thác có hiệu quả chiếm tỉ lệ cao. Đây là cụm du lịch có TNDL hấp dẫn, độc đáo, có CSHT tốt, hệ thống dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng, dịch vụ đi kèm) đáp ứng cơ bản nhu cầu của khách du lịch.

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá điểm của cụm du lịch tỉnh Bắc Giang

2.3.2.3. Đánh giá tuyến du lịch 

Việc cải thiện CSHT giao thông, CSVC – KT phục vụ du lịch cho phép liên kết các điểm du lịch Tây Yên Tử với các điểm du lịch tỉnh Bắc Giang và khu vực Đông Bắc Bắc Bộ. Từ Thủ đô Hà Nội đến TP. Bắc Giang theo con đường cao tốc mới hoàn thành có chiều dài khoảng 45 km (gần 1 giờ ô tô), du khách từ TP Bắc Giang đến khám phá Tây Yên Tử với các tuyến du lịch chính sau:

Tuyến du lịch theo tỉnh lộ 293 và 289: TP Bắc Giang – chùa Vĩnh Nghiêm, thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (huyện Yên Dũng) – Thắng cảnh khu Suối Mỡ, Suối nước Vàng (huyện Lục Nam) – Khu Đồng Thông (xã Tuấn Mậu, Sơn Động) – thị trấn An Châu (Sơn Động) – Khe Rỗ (Sơn Động) – TP. Bắc Giang. Đây được ví là ”con đường tâm linh” có chiều dài xấp xỉ 100 km. Sản phẩm du lịch bao gồm: Du lịch tâm linh, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, du lịch mua sắm hàng hóa lưu niệm, đặc sản địa phương, du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch cộng đồng, du lịch thăm quan cảnh quan tự nhiên. Loại hình du lịch: Tham quan đình chùa tại TP.Bắc Giang và huyện Yên Dũng, du lịch nghỉ dưỡng tại Suối Mỡ (Lục Nam), du lịch tìm hiểu phong tục tập quán văn hóa dân tộc Dao (Sơn Động), du lịch tham quan rừng nguyên sinh Khe Rỗ. Thời gian du lịch dự kiến: 3 ngày 2 đêm, du khách có thể lưu trú tại TP.Bắc Giang, khu Suối Mỡ (Lục Nam), hoặc khu Đồng Thông và thị trấn An Châu (Sơn Động).

Tuyến du lịch hành trình theo quốc lộ 37 và quốc lộ 31 từ TP. Bắc Giang – chùa Vĩnh Nghiêm, thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (huyện Yên Dũng) – Chũ (Lục Ngạn) – hồ Khuôn Thần hoặc hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn) – An Châu – Rừng nguyên sinh Khe Rỗ (Sơn Động) – TP Bắc Giang. Nhánh rẽ 1 vào chùa Vĩnh Nghiêm và Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng, nhánh rẽ 2 theo quốc lộ 37 và 31 lên Chũ, hồ Khuôn Thần (Lục Ngạn) và An Châu (Sơn Động). Sản phẩm du lịch: Du lịch tham quan di tích lịch sử – văn hóa, du lịch trải nghiệm hệ sinh thái rừng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng. Loại hình du lịch: tham quan di tích, mua sắm hàng hóa lưu niệm, đặc sản địa phương (vải thiều), tham quan thắng cảnh hồ Khuôn Thần và hồ Cấm Sơn, giao lưu, trải nghiệm cuộc sống với cộng đồng dân tộc thiểu số. Thời gian du lịch dự kiến: 3 ngày 2 đêm, lưu trú tại điểm du lịch hồ Khuôn Thần (Lục Ngạn) hoặc thị trấn An Châu (Sơn Động).

Tuyến du lịch phụ trợ (bổ sung và kết hợp 2 tuyến trên): Khu Đồng Thông (xã Tuấn Mậu, Sơn Động) – Thị trấn An Châu (Sơn Động) – Thị trấn Chũ, chùa Am Vãi, hồ Khuôn thần, hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn) và ngược lại. Các tuyến du lịch trên còn có thể kết nối liên tỉnh như: Từ thị trấn An Châu (huyện Sơn Động) đi Hoàng Bồ (Quảng Ninh) – Đông Yên Tử (Uông Bí) – vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); hoặc từ Yên Dũng (Bắc Giang) sang Chí Linh (Hải Dương) và Đông Triều (Quảng Ninh).

Về lâu dài, có thể đưa vào khai thác tuyến du lịch kết hợp thủy bộ: (i) Di chuyển đường bộ từ TP Bắc Giang – chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm, sau đó xuống thuyền xuôi Lục Đầu Giang thăm đền Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dương), ngược dòng sông Lục Nam thăm chùa Linh Quang (xã Huyền Sơn), chùa Cao, chùa Non (xã Khám Lạng), quay trở lại ngã ba sông Thương và trở về TP Bắc Giang; (ii) hoặc từ TP Bắc Giang bằng đường bộ thăm chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm, sau đó xuôi dòng sông Thương, đền Kiếp Bạc, Lục Đầu Giang ngược theo Sông Cầu qua thăm một số địa điểm của huyện Việt Yên và Hiệp Hòa – trở về TP Bắc Giang [2].

Bảng 2.6. Đánh giá tổng hợp các tuyến du lịch ở Bắc Giang

2.4. Thực trạng liên kết tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang với các tỉnh phụ cận Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

2.4.1. Khái quát về vùng phụ cận

Bắc Giang có vị trí địa lý thuận lợi, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 50 km2 theo quốc lộ 1A – nằm trong quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội. Nằm gần các điểm du lịch trọng điểm như Quảng Ninh (130 km theo quốc lộ 279), Hải Dương (70 km theo quốc lộ 37), Hải Phòng (130 km theo quốc lộ 37), Lạng Sơn (110 km theo quốc lộ 1A), Thái Nguyên (170 km theo quốc lộ 17).

Nằm trên hành lang kinh tế phía đông của tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh) liên kết thuận lợi với các trung tâm kinh tế, du lịch trong nước và vùng Đông Nam Trung Quốc (Bằng Tường, Nam Ninh).

Nằm trong vùng TDMNPB, liền kề với các trung tâm lớn, khả năng kết nối thuận lợi với Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Dương…. là những tỉnh rất phát triển du lịch và có một số điểm du lịch nổi tiếng. Đặc biệt là mối liên kết với du lịch Quảng Ninh về mặt văn hóa tâm linh Thiền phái Trúc Lâm – Yên Tử.

Việc cải thiện CSHT giao thông, CSVC – KT phục vụ du lịch cho phép liên kết các điểm du lịch Tây Yên Tử với các điểm du lịch tỉnh Bắc Giang và khu vực Đông Bắc Bắc Bộ.

2.4.2. Các tuyến du lịch liên kết Bắc Giang với vùng phụ cận

  • Tuyến du lịch quốc gia: Bắc Giang có thể liên kết tạo tuyến du lịch Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Bắc Giang – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh)
  • Tuyến du lịch kết nối vùng: Hầu như chưa phát triển. Thời gian gần đây mới bắt đầu khai thác một số tuyến như:

Tuyến Hà Nội – Bắc Giang – Quảng Ninh (theo QL 1A, QL 27 hoặc QL 1A, đường tỉnh 293), là tuyến du lịch tâm linh kết nối Tây Yên Tử

Tuyến Hải Dương – Bắc Giang – Quảng Ninh (theo tuyến đường tỉnh 293, QL 297), kết nối các di tích gắn với thời nhà Trần: Côn Sơn – Kiếp Bạc, Vĩnh Nghiêm, Tây Yên Tử Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Tuyến Bắc Giang – Hải Dương – Quảng Ninh (theo tuyến QL 37, QL 18), kết nối các di tích chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm – Phượng Hoàng, Côn Sơn – Kiếp Bạc, Yên Tử

Tuyến Thái Nguyên – Bắc Giang – Hải Dương – Quảng Ninh (theo tuyến QL 37, QL 18), kết nối Hồ Núi Cốc, Chùa Bổ Đà, các làng nghề truyền thống huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Chùa Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn – Kiếp Bạc, Yên Tử, Hạ Long

Tuyến Thái Nguyên – Bắc Giang – Quảng Ninh (theo tuyến QL 37), kết nối Hồ Núi Cốc, Khu Khởi nghĩa Yên Thế, Chùa Vĩnh Nghiêm, Yên Tử

Tuyến Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn (theo tuyến QL 1A, QL 279) kết nối thủ đô với các điểm du lịch Bắc Giang như chùa Vĩnh Nghiêm, thành Xương Giang, vườn cây ăn quả Lục Ngạn, Tây Yên Tử, Thành phố Lạng Sơn

Các tuyến du lịch rất tiềm năng, tuy nhiên, hầu hết du khách chỉ dừng chân tại Bắc Giang để mua sắm, tham quan vãn cảnh ở một số ngôi chừa với thời gian rất ngắn.

Bắc Giang vẫn chưa trở thành điểm du lịch chính trên các tuyến liên tỉnh kết nối vùng.

Trung tâm du lịch: Các trung tâm du lịch Bắc Giang có thể liên kết hiệu quả gồm: Lạng Sơn. Hạ Long, Chí Linh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Cao Bằng…..

2.4.3. Khả năng khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận.

Khả năng khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận của Bắc Giang rất lớn.Với khả năng liên kết trong phát triển với các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên. Trong những năm gần đây tỉnh Bắc Giang cũng đã tăng cường hợp tác, liên kết nhằm trao đổi kinh nghiệm, mở rộng kết nối các tour, tuyến du lịch, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mang tính chất liên vùng. Chương trình hợp tác liên kết với các tỉnh đã được xúc tiến thực hiện như chương trình hợp tác liên kết du lịch Bắc Giang – Hà Nội – Lạng Sơn; chương trình hợp tác liên kết Thái Nguyên

  • Bắc Giang – Hải Dương – Quảng Ninh; chương trình hợp tác liên kết Bắc Giang – Hải Phòng – Quảng Ninh.

Các chương trình hợp tác liên kết trên phát huy hiệu quả nên trong những năm qua lượng khách du lịch Bắc Giang tăng lên nhanh chóng.

Tuy nhiên các chương trình hợp tác liên kết mới chỉ ở phạm vi trong nước, chưa có sự hợp tác với các tổ chức nước ngoài trong công tác đào tạo phát triển sản phẩm du lịch.

2.5. Đánh giá chung 

2.5.1. Kết quả đạt được Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

Trong những năm qua, Bắc Giang đã thực hiện rất tốt việc liên kết để cùng phát triển đối với ngành du lịch tỉnh nhà. Ngay trong Quy hoạch phát triển văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, Bắc Giang đã xác định phát triển du lịch theo hướng liên kết với các tỉnh lân cận. Các tuyến du lịch liên kết đã được xác định và đưa vào quy hoạch.

Hướng thứ nhất dọc theo quốc lộ 1A đi Lạng Sơn, hướng thứ hai đi Thái Nguyên, hướng thứ ba đi Quảng Ninh. Năm 2017, Sở VH,TT&DL Bắc Giang đã tổ chức các chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch với Lạng Sơn, Hà Nội, Hưng Yên. Năm 2019, Bắc Giang tổ chức hội thảo kí kết liên kết hợp tác với Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh, Sơn La…

Việc tổ chức các hội thảo liên kết và kí kết các chương trình hợp tác đã thúc đẩy sự phát triển liên kết ngành du lịch của Bắc Giang, tạo tiền đề cho việc hình thành các tour du lịch mới, sản phẩm du lịch mới.

Bản đồ du lịch Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn được phát hành và trang thông tin điện tử về du lịch của Bắc Giang cũng được liên kết với trang thông tin điện tử của các tỉnh nằm trong liên kết. Nhờ đó mà nhiều điểm đến của Bắc Giang đã được các đơn vị lữ hành lựa chọn đưa vào sản phẩm, và ngành du lịch Bắc Giang có sự khởi sắc nhanh chóng. Theo thống kê, năm 2019 Bắc Giang đón khoảng 320 nghìn lượt khách, doanh thu khoảng 192 tỷ đồng.

2.5.2. Hạn chế và thách thức

Trong xu thế chung của sự phát triển hiện nay, qúa trình liên kết để phát triển du lịch của tỉnh Bắc Giang gặp khá nhiều hạn chế và thách thức.

  • Thứ nhất là sự phát triển kinh tế không đồng bộ giữa Bắc Giang với các tỉnh lân cận. Điều này gây khó khác cho liên kết phát triển du lịch đồng bộ.
  • Thứ hai là vấp phải sự cạnh tranh với các vùng khác có tiềm lực du lịch mạnh và truyền thống liên kết hơn so với Bắc Giang.
  • Thứ ba là hệ thống CSHT, CSVC-KT để phát triển du lịch của Bắc Giang còn yếu kém
  • Thứ tư là nguồn nhân lực làm du lịch còn yếu kém về trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ.
  • Thứ năm là ý thức của người dân trong việc truyên truyền quảng bá và phát triển ngành du lịch chưa cao.
  • Thứ sáu là các đơn vị lữ hành trong địa bàn tỉnh còn ít, non yếu về tiềm lực tài chính.

Và quan trọng hơn cả là ngành du lịch tỉnh Bắc Giang hiện nay hầu như chưa theo kịp công nghệ số và cuộc cách mạng 4.0 của nhân loại trong việc ứng dụng vào phát triển du lịch. Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

2.5.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch tỉnh Bắc Giang

Sử dụng phân tích SWOT bao gồm: điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ hội (opportunities), nguy cơ (threats) nhằm xác định điểm mạnh và điểm yếu của du lịch Bắc Giang để từ đó tìm ra được cơ hội và nguy cơ. Điểm mạnh và điểm yếu thường là xuất phát từ yếu tố nội tại bên trong, cơ hội và nguy cơ thường liên quan tới những yếu tố từ bên ngoài.

Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)
– Sức hấp dẫn, mời gọi của địa danh du lịch mới trên bản đồ du lịch Việt Nam với các địa điểm du lịch nổi tiếng: Tây Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm.

– Sức hấp dẫn của một vùng văn hóa đậm đà bản sắc của cộng đồng các dân tộc. Bắc Giang là nơi hội tụ của các dân tộc cùng chung sống qua bao thế hệ tích tụ một kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng phong phú.

– Hình ảnh du lịch đã được quảng bá ra thế giới và trong nước. Tây Yên tử kết hợp với Đông Yên Tử (Quảng Ninh) công nhận là một di sản thế giới vì có đặc điểm nổi bật về di tích lịch sử, văn hóa truyền thống, phong tục tập quán và danh lam thắng cảnh với vẻ đẹp huyền bí và lòng hiếu khách của người dân.

– Bắc Giang có hệ thống giao thông nối liền với các tỉnh trong nước và khu vực bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không.

– Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Trung ương và địa phương đến phát triển du lịch.

– Môi trường sống an toàn và ổn định, người dân thân thiện. Cộng đồng các dân tộc miền núi đa dạng, đa bản sắc văn hóa, hiếu khách, trung thực cùng với sự hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên tạo nên một môi trường sống thỏa mái và thư giãn đối với du khách.

– Có một số sản phẩm thương hiệu đặc trưng có thương hiệu: vải Thiều Lục Ngạn, Gà đồi Yên Thế,…

 

– Xuất phát điểm du lịch của tỉnh Bắc Giang thấp, cơ sở vật chất nơi đây vẫn khá nghèo nàn, chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư.

– Việc quy hoạch và đầu tư du lịch chưa được thực hiện bài bản, vẫn còn mang tính chất phong trào và chưa có chiều sâu, việc đầu tư các khu vui chơi giải trí ở trung tâm thành phố Bắc Giang và các huyện có điểm du lịch còn ít.

– Du lịch Bắc Giang chưa tạo được bản sắc riêng của mình, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Công tác xúc tiến du lịch chưa được đầu tư đúng mức, hình thức quảng bá chưa phong phú, thiếu tính chuyên nghiệp.

Thương hiệu du lịch cũng chưa được chú trọng xây dựng đúng mức để du khách có ấn tượng.

– Nguồn nhân lực cho ngành du lịch còn thiếu và yếu và chưa thực sự tâm huyết với nghề. Chất lượng đội ngũ làm du lịch còn thấp, chỉ có số ít có trình độ tốt nghiệp đại học, cao đẳng, số còn lại có trình độ trung sơ cấp và chưa qua đào tạo. Ngoài ra, khả năng ngoại ngữ của đội ngũ lao động còn hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút khách du lịch nước ngoài.

– Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương, các tỉnh lân cận nhằm khai thác đồng bộ các tuyến, điểm du lịch và phát huy thế mạnh của mỗi địa phương còn yếu.

– Bắc Giang là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, mức sống và trình độ dân trí của đồng bào còn nhiều hạn chế. Vì vậy nhận thức của đồng bào về du lịch còn nhiều bất cập, chưa khai thác, kinh doanh được những sản phẩm du lịch sẵn có ở địa phương theo hướng du lịch cộng đồng.

– Việc khai thác tài nguyên rừng không theo quy hoạch tổng thể và chưa được quản lý tốt và nên ảnh hưởng đến phát triển du lịch.

– Các lễ hội gắn liền với du lịch chưa được tổ chức một cách có hệ thống theo lịch của ngành du lịch, các đơn vị kinh doanh trong ngành du lịch còn tham gia hạn chế trong việc quảng bá hình Bắc Giang.

Cơ hội (Opportunity) Thách thức (threats)
–  Xu thế hội nhập quốc tế đem đến nhiều cơ hội phát triển cho du lịch Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng. Lượng khách du lịch quốc tế đến Bắc Giang có xu hướng tăng.

– Việc gia nhập vào tổ chức quốc tế về du lịch đem đến cho Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng nhiều cơ hội tiếp cận với những thị trường tiềm năng để thu hút khách du lịch, đồng thời còn là yếu tố thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

– Bắc Giang gần sân bay quốc tế Nội Bài, nằm trên tuyến trục hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội, là một Tỉnh nằm trong vùng Thủ đô và tương lai gần sẽ được nâng cấp thêm. Đây là một thuận lợi để Bắc Giang có thể mở rộng giao lưu kinh tế và thu hút nguồn khách du lịch.

– Các dự án đầu tư của quốc tế và nhà nước bảo tồn và phát huy giá trị di sản, sự cải thiện của hệ thống đường giao thông là những cơ hội to lớn của Bắc Giang trong phát triển du lịch.

– Các chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển Bắc Giang.

– Tình hình chính trị – xã hội đất nước ổn định.

– Hội nhập và phát triển du lịch tạo nguy cơ đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, sự mai một, lai căng văn hóa dẫn đến nguy cơ phai nhạt bản sắc văn hóa. Ngoài ra, phát triển du lịch có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường.

– Do là tỉnh miền núi và nằm sâu trong nội địa, Bắc Giang thường gánh chịu nhiều tai biến thiên nhiên như: lũ quét và sạt lở đất, giá rét … làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của toàn ngành du lịch.

– Sự quảng bá và cạnh tranh mạnh mẽ của du lịch sinh thái, du lịch văn hóa của các tỉnh và địa phương lân cận. Điều này đòi hỏi Bắc Giang cần đặt vấn đề liên kết vùng và chia sẻ lợi ích trong phát triển du lịch.

 

Tiểu kết chương 2

Với TNDL phong phú đa dạng, Bắc Giang có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc đầu tư, khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên này để phát triển du lịch còn hạn chế, tình hình phát triển du lịch và TCLTDL trong những năm qua chưa đạt kết quả mong muốn. Lý do một phần là chưa được đầu tư thích đáng và hơn hết là công tác tổ chức không gian lãnh thổ du lịch còn chưa cập nhật với tiềm năng và tình hình phát triển. Để khai thác tiềm năng du lịch, tỉnh Bắc Giang cần xây dựng các đề án, dự án phát triển quy hoạch TCLTDL. Đây chính là đòn bẩy giúp ngành du lịch phát triển và hội nhập. Luận văn: Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch Bắc Giang

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993