Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và công tác quản lý của Hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội và giáo dục – đào tạo của huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của huyện Trảng Bàng
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Trảng Bàng nằm trên giao lộ của một hệ thống đường giao thông lớn và quan trọng. Phía bắc giáp Huyện Bến Cầu, Huyện Gò Dầu và Huyện Dương Minh Châu; phía đông giáp Huyện Bến Cát Tỉnh Bình Dương, Huyện Củ Chi – Thành Phố Hồ Chí Minh; phía nam giáp Huyện Đức Hoà, Đức Huệ – Tỉnh Long An; phía tây giáp Tỉnh Xvay-riêng của Campuchia.
Huyện Trảng Bàng nằm trên tuyến đường Xuyên Á chạy ngang, là cửa ngõ quan trọng để giao lưu với các vùng khác trong nước và quốc tế. Trung tâm huyện cách Thành Phố Hồ Chí Minh về phía đông 40km, cách Thị Xã Tây Ninh về phía tây bắc 50km, cách biên giới Campuchia khoảng 35km. Các đường giao thông từ Tây Ninh về Thành Phố Hồ Chí Minh và đi các tỉnh đều phải qua Trảng Bàng. Trảng Bàng là cửa ngõ phía tây của Thành Phố Hồ Chí Minh và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và cũng là cánh cửa của Tây Ninh liên hệ với Thành Phố Hồ Chí Minh và các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Vị trí đặc biệt của Huyện Trảng Bàng:
Huyện Trảng Bàng nằm trong vùng kinh tế phát triển của Tỉnh (vùng II) giáp với Thành Phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Trảng Bàng có điều kiện thu hút sự chú ý của nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước. Có những điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: hệ thống giao thông, các công trình cấp điện, cấp thoát nước.
Huyện Trảng Bàng còn là cầu nối giữa Thị xã Tây Ninh và Thành Phố Hồ Chí Minh – những trung tâm lớn về kinh tế, khoa học kỹ thuật, thương mại. Điều này có ý nghĩa to lớn về thị trường tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng, cũng như đảm bảo cung cấp thông tin, hỗ trợ kỹ thuật… Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Huyện Trảng Bàng có tuyến đường Xuyên Á chạy ngang nối liền quốc lộ 22 qua Campuchia. Cách Tân Cảng – TP.HCM là 47 km, cách Cảng Sài Gòn là 45 km, cách sân bay Tân Sơn Nhất 37 km, cách ga hàng hóa Sóng thần 40 km.
Với vị trí thuận lợi đó, tương lai xuất hiện và hình thành nhiều đô thị, nhiều cụm công nghiệp. Trước mắt Khu công nghiệp đang hình thành và từng bước phát triển, các cụm công nghiệp sẽ hình thành. Như vậy yêu cầu đất cho việc đô thị hoá xây dựng công nghiệp và các công trình cơ sở hạ tầng sẽ rất lớn.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
- Điều kiện kinh tế
Trảng Bàng có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm trên các đầu mối giao thông quan trọng, gần các trung tâm kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao dịch buôn bán lớn. Tài nguyên đất đai tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng. Trong nông nghiệp, tài nguyên đất thuộc về sản xuất lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu (lạc, đậu đỗ, rau, thuốc lá…) và cây công nghiệp dài ngày (cao su).
Tài nguyên nước phong phú cả về nước mặt lẫn nước ngầm, có khả năng cung cấp đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đô thị và sinh hoạt.
- Điều kiện xã hội
Trảng Bảng có 11 xã thị trấn với diện tích là 340,23 km2, với số dân là 150.678 người, mật độ dân số là 442,87 người / km2 .(Nguồn: Niên giám thống kê Tây Ninh năm 2006)
Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều xí nghiệp và đặc biệt là khu công nghiệp đã hình thành nên lực lượng lao động tăng cơ học khá cao. Đây cũng là nhân tố góp phần phi nông nghiệp hóa lực lượng lao động tại chỗ, đồng thời làm giảm số lao động dư thừa đáng kể của huyện.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội huyện Trảng Bàng năm 2007
2.1.2.1. Tình hinh kinh tế
- Sản xuất nông nghiệp
Năng suất bình quân các loại cây trồng năm nay khá ổn định, đạt cao, nhất là cây lúa, bắp, đậu phọng và thuốc lá. Riêng cây cao su, năm 2007 phát triển mạnh.
- Số lượng đàn bò, trâu, gia cầm đều tăng so cùng kỳ. Hiện tổng số đàn bò sữa là 976 con; đàn bò vàng có 22.775 con; đàn trâu có 8.842 con; đàn gia cầm: 278.112 con; đàn heo do ảnh hưởng của dịch bệnh lỡ mồm long móng trên gia súc và bệnh tai xanh ở heo, cho nên đến thời điểm hiện nay đàn heo giảm.
- Các mô hình nuôi trồng thủy sản ven sông Vàm cỏ, đặc biệt là cặp kênh Đông tiếp tục ổn định và phát triển, đã mở ra khả năng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Công tác khuyến nông – bảo vệ thực vật được chú trọng, thông qua các chương trình hỗ trợ về giống cây, giống con đã đưa kỹ thuật, khoa học công nghệ áp dụng ngày càng rộng rãi vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Công tác thú y luôn được quan tâm, thực hiện tốt. Công tác tiêm phòng vacxin phòng bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đạt kế hoạch đề ra. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm dịch việc mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chăn nuôi, giết mổ đúng qui định, hợp vệ sinh nhằm phòng, chống tái phát các loại dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm. Kết quả trong năm chưa để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
- Triển khai thực hiện các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2007. Các xã – thị trấn trong năm 2007 đã nâng cấp, khai hoang, sửa chữa, tạo nền giao thông nông thôn. Trong năm 2007, lượng mưa khá nhiều, công tác duy tu, sửa chữa các tuyến kênh và quản lý điều tiết nước phục vụ tưới tốt, nên không để xảy ra tình trạng ngập úng và khô hạn cục bộ.
Công tác Tài nguyên – Môi trường
Công tác quản lý có sự chỉ đạo chặt chẽ và kiên quyết nên tình trạng khai thác cát, phún, sỏi đỏ dần đi vào nề nếp, hạn chế tình trạng khai thác tràn lan, không giấy phép, khai thác không đúng quy định như trước. Bên cạnh đó, các ngành trong tỉnh, huyện kết hợp cùng các xã đã tổ chức kiểm tra việc khai thác cát, phún, sỏi đỏ, phát hiện đình chỉ khai thác khoáng sản trái phép và lập biên bản xử phạt hành chính, đình chỉ việc xả chất thải không đúng quy định.
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, có tốc độ tăng trưởng khá .
- Thương mại – dịch vụ
Hoạt động thương mại – dịch vụ trong năm ước đạt giá trị 605 tỷ đồng, các loại hình thương mại – dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là dịch vụ cho thuê nhà trọ, nhà hàng, khách sạn, giải trí, ăn uống, tạp hóa, phục vụ sinh hoạt … số lượng, chủng loại mặt hàng phong phú, sức mua, bán trong dân tăng trưởng khá nhanh.
2.1.3. Tình hình giáo dục THPT huyện Trảng Bàng năm học 2007- 2008
2.1.3.1. Quy mô học sinh
Trong năm học 2007-2008, tổng số học sinh đang học THPT huyện Trảng Bàng là: 4.256 học sinh, được phân chia tại các trường như sau:
- Trường THPT Nguyễn Trãi:1.306 học sinh.
- Trường THPT Lộc Hưng:1.041 học sinh.
- Trường THPT Bình Thạnh:754 học sinh.
- Trường THPT Bán công Trảng Bàng:974 học sinh.
- Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Trảng Bàng :181 học sinh.
2.1.3.2. Số lượng trường lớp
Toàn huyện có 4 trường THPT và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, với 99 lớp, cụ thể:
2.1.3.3. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
Tổng số giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý khối THPT là 216 người, cụ thể:
2.2. Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
Để đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THPT trên địa bàn huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 36 CBQL (CB Sở GD&ĐT Tây Ninh, Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn); 49 giáo viên (Bí thư, Phó bí thư Đoàn trường, GVCN và giáo viên bộ môn); 499 học sinh của 03 trường THPT trên địa bàn huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Kết quả nghiên cứu các mặt được thể hiện như sau:
2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Hiện nay, đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam cũng thực hiện đổi mới một cách toàn diện, ở mọi cấp học, bậc học, từ mục tiêu đào tạo đến nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và giáo dục… Đối với cấp THPT thực hiện chương trình phân ban, phân luồng HS, từng bước đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá và thi cử. Trước yêu cầu đổi mới của giáo dục và đào tạo, việc nâng cao nhận thức về mọi mặt cho giáo viên và học sinh, nhất là nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là yêu cầu cấp thiết, là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhận thức có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vì có nhận thức đúng đắn mới giúp cho CBQL, GV và HS chuyển biến về thái độ, hành động và như vậy sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động do nhà trường tổ chức.
Học sinh vừa là đối tượng để nhà trường thực hiện các HĐGD vừa là chủ thể tích cực của các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức. Mục đích cuối cùng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hướng đến việc hình thành, phát triển nhân cách cho HS. Do đó, để HS tham gia các hoạt động một cách tích cực, có chủ đích thì nhà trường phải nâng cao nhận thức đúng đắn và đầy đủ cho lực lượng HS. Đây là cơ sở ban đầu quan trọng, tạo ra động cơ cho HS thực hiện, góp phần làm cho hoạt động này đạt được hiệu quả cao nhất.
Gia đình và giáo dục của gia đình là một bộ phận không thể tách rời trong phương châm giáo dục của Đảng ta. Thói quen và hành vi của HS chịu ảnh hưởng và tác động của gia đình rất lớn. Mọi hoạt động của nhà trường có thành công hay không một phần là được sự ủng hộ và đồng thuận của gia đình HS. Do đó, để HS tham gia một cách tích cực vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hiệu trưởng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích cho cha mẹ HS hiểu tác dụng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục con em họ. Việc làm này được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và có phương pháp thích hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
Trước áp lực của thi cử, của nghề nghiệp và cuộc sống tương lai của HS, phần lớn cha mẹ học sinh mong muốn con em mình tập trung cao nhất vào việc “học chữ” và cái đích cuối cùng của nhiều gia đình HS là vào học các trường đại học, cao đẳng. Do đó, nhiệm vụ của nhà trường là giúp cha mẹ HS, cũng như minh chứng cho họ tác dụng kép của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục HS ‘vừa hồng, vừa chuyên” và phát triển nhân cách toàn diện.
2.2.1.1. Nhận thức của CBQL, GV và HS về sự cần thiết của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Nhận thức được vai trò, vị trí, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là rất quan trọng, nhất là đối với người Hiệu trưởng. Nếu người quản lý, giáo viên có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sẽ thúc đẩy và giúp họ thực hiện tốt các chức năng như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt và đạt kết quả cao. Đây là hoạt động nối tiếp với hoạt động trên lớp, góp phần củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ đúng đắn cho HS; đồng thời, cũng là con đường để giáo dục nhân cách HS phát triển một cách toàn diện, phù hợp với yêu cầu đặt ra của nền kinh tế – xã hội hiện nay.
Kết quả điều tra về sự cần thiết của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong công tác giáo dục ở nhà trường trên 3 đối tượng: Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, chúng tôi thu được kết quả như bảng 2.1:
Bảng 2.1. Tính cần thiết của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Theo kết quả của bảng 2.1 cho thấy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được 91,7% cán bộ quản lý và 94,6% học sinh đánh giá là hoạt động rất cần thiết và cần thiết. Ngược lại, có 30,6% giáo viên cho là hoạt động rất cần thiết và cần thiết; gần 60% cho là có cũng được, không cũng được. Nói cách khác, việc đánh giá tính cần thiết của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giữa CBQL, HS và GV là khác nhau. Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Bảng thống kê cho thấy CBQL cho rằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cần thiết và rất cần thiết. Điều này chứng tỏ: Lãnh đạo nhà trường cho rằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục không thể thiếu ở trường THPT trong quá trình giáo dục toàn diện HS, giúp HS mở rộng và nâng cao kiến thức, rèn luyện và phát triển thể chất, phát huy tính sáng tạo, hình thành chuẩn mực đạo đức, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, góp phần cải tạo xã hội ngày càng văn minh. Ngược lại, đa số giáo viên xem hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là không quan trọng, là một hoạt động thứ yếu trong nhà trường và nó không góp phần vào quá trình giáo dục học sinh. Chính từ nhận thức sai lầm này mà thực tế chúng ta thấy rất nhiều giáo viên chỉ chú trọng kết quả học lực và xem nhẹ việc trau dồi hành vi đạo đức của học sinh.
HS là đối tượng giáo dục dưới sự tác động và điều khiển của người thầy, nhưng phần lớn HS cũng nhận thức được sự cần thiết và rất thích các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tỉ lệ này chiếm khá cao: 94,6%.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy một bộ phận GV và HS nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí và ý nghĩa của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục học sinh, nên chưa tham gia tích cực, hoạt động nhiều nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả giáo dục đạt được chưa cao.
2.2.1.2. Lợi ích của việc tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.2. Ý kiến về lợi ích của việc tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của CBQL và GV
HĐGDNGLL trong việc giúp học sinh phát triển nhân cách toàn diện, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Riêng CBQL cho rằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp HS phát triển toàn diện nhân cách (thứ hạng 2). Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những buổi mang tính vui chơi, giải trí lành mạnh, giúp HS có được những giây phút thư giãn, tạo ra tinh thần phấn khởi, vui tươi, tạo cảm giác thoải mái, giảm bớt căng thẳng trong học tập, từ đó việc tiếp thu kiến thức trong giờ học sẽ tốt hơn, tạo khả năng ứng xử linh hoạt, tạo được mối quan hệ bạn bè trong và ngoài lớp hòa nhã và thân thiện, mở rộng thêm sự hiểu biết về xã hội, rèn luyện kỹ năng sống, hình thành các chuẩn mực đạo đức.
2.2.1.3. Sự yêu thích hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của HS
- Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được HS yêu thích
Bảng 2.4a. Đánh giá của CBQL và GV Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Theo kết quả của bảng 2.4a cho thấy, mức độ học sinh ưa thích và hưởng ứng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được đánh giá như sau theo thứ bậc: Hoạt động tham quan, cắm trại (thứ bậc 1-CBQL; thứ bậc 2-GV); Hoạt động văn nghệ (thứ bậc 2-CBQL; thứ bậc 1-GV); Hoạt động TDTT (cả CBQL và GV-thứ bậc 3); Hoạt động giao lưu trong và ngoài nhà trường (cả CBQL và GV-thứ bậc 4); Hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, chuyên môn. (cả CBQL và GV-thứ bậc 5); Hoạt động sinh hoạt theo chủ điểm: ATGT, Phòng chống Ma túy, phòng chống AIDS… (cả CBQL và GV-thứ bậc 6); Hoạt động xã hội, từ thiện (cả CBQL và GV-thứ bậc 7); Hoạt động lao động công ích (vệ sinh, chăm sóc cây kiểng, …) (thứ bậc 8-CBQL; thứ bậc 9-GV); Hoạt động báo chí (thứ bậc 9-CBQL; thứ bậc 8-GV). Qua kết quả kiểm nghiệm cho thấy cách đánh giá mức độ mức độ học sinh ưa thích và hưởng ứng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của CBQL và GV có khác biệt ý nghĩa thống kê về “Hoạt động văn nghệ, Hoạt động lao động công ích (vệ sinh, chăm sóc cây kiểng, …), Hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, chuyên môn và hoạt động sinh hoạt theo chủ điểm: ATGT, Phòng chống Ma túy, phòng chống AIDS…”
Bảng 2.4b. Đánh giá của HS
Theo kết quả của bảng 2.4b cho thấy, nội dung các hoạt động được HS chọn theo thứ bậc sau đây: Sinh hoạt văn nghệ (thứ bậc 1); Cắm trại (thứ bậc 2); Giao lưu trong và ngoài nhà trường (thứ bậc 3); Thi hiểu biết (thứ bậc 4); Giáo dục hướng nghiệp (thứ bậc 5); Sinh hoạt ngoại khoá theo chủ điểm của năm học (thứ bậc 6). Qua đó, chúng ta thấy HS rất thích các loại hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tuy các em chưa có thể phân loại, xếp thứ tự các loại hình hoạt động một cách chính xác, nhưng với thứ tự ưu tiên mà các em chọn chứng tỏ đây là những hoạt động các em thường tham gia hoặc thích nhất.
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy cả CBQL, GV và HS đều cùng đánh giá các loại hình được HS yêu thích tương đồng nhau. Với kết quả này, chúng ta có thể kết luận hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp luôn được HS tham gia, hưởng ứng. Tuy nhiên, để cho HS yêu thích và hứng thú tham gia hoạt động còn phụ thuộc vào nội dung và hình thức tổ chức của GV.
Nội dung chủ đề hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chương trình lớp 10 phân ban được HS yêu thích
Bảng 2.5. Ý kiến về chủ đề ưu tiên hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của chương trình lớp 10
Theo kết quả của bảng 2.5 cho thấy HS chọn các thứ tự ưu tiên lần lượt từ 1 đến 5 là: Thanh niên với mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình, Thanh niên với vấn đề lập nghiệp, Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Qua đó, chúng ta thấy HS ngày càng nhận thức vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tác động đến các em. Thông qua các chủa đề của chương trình HĐGDNGLL lớp 10 phân ban, HS bước đầu hình thành ý thức của bản thân đối với công đồng, với gia đình và với chính bản thân các em. Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2.2.1.4. Thái độ của HS khi tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.6. Thái độ của HS đối với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường
HS nhận thức tốt sẽ dẫn đến việc tham gia tốt các hoạt động ngoại khóa. Có 41,7% CBQL nhận xét HS tham gia tích cực và hứng thú; đồng thời, có cùng số ý kiến nhận xét HS tham gia nhưng chưa tích cực. Điều này chứng tỏ HS có tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhưng các hình thức của hoạt động này chưa đủ sức để thu hút sự hứng thú các em.
Bảng 2.7. Đánh giá ảnh hưởng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đến hoạt động học tập trên lớp của HS
Theo kết quả của bảng 2.7 cho thấy 58,1 % HS cho rằng có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động học tập trên lớp của các em, chỉ có 1,8% HS cho là làm hạn chế kết quả học tập. Điều này cho thấy HS rất quan tâm và yêu thích hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Một bộ phận HS cho rằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không ảnh hưởng gì (39,3%) hoặc làm hạn chế kết quả học tập của các em (1,8%). Điều này, Hiệu trưởng cần có những biện pháp tích cực và hiệu quả để nâng cao nhận thức cho các em, thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục, không ngừng đổi mới các hình thức và nội dung hoạt động để lôi cuốn HS tham gia, tạo ra các điều kiện thuận lợi nhất để các em được tham gia một cách tích cực và giúp HS nhận thấy rằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang lại hiệu quả tích cực cho các em.
2.2.2. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2.2.2.1. Nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp a. Giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần
Bảng 2.8. Đánh giá việc thực hiện giờ sinh hoạt dưới cờ của CBQL và GV
Theo kết quả của bảng 2.8 cho thấy nội dung giờ sinh hoạt dưới cờ tại trường được đánh giá như sau theo thứ bậc: Phát động thi đua (thứ bậc 1-CBQL; thứ bậc 4-GV); Nghe báo cáo chủ đề hàng tháng (thầy, cô phụ trách Đoàn thực hiện) (thứ bậc 2-CBQL; thứ bậc 3-GV); Phê bình tập thể, cá nhân chưa tốt (thứ bậc 3-CBQL; thứ bậc 2-GV); Biểu dương tập thể, cá nhân tốt (thứ bậc 4-CBQL; thứ bậc 1-GV); Mời báo cáo viên nói chuyện chuyên đề về ATGT, ma túy, AIDS, truyền thống cách mạng…(thứ bậc 5-CBQL; thứ bậc 6-GV); Sinh hoạt văn nghệ (thứ bậc 6-CBQL; thứ bậc 5-GV); Hái hoa dân chủ với các chủ đề khác nhau (cả CBQL và GV-thứ bậc 7); Thi hùng biện với các chủ đề (thứ bậc 8-CBQL; thứ bậc 9-GV); Cc lớp phụ trách mỗi tuần báo cáo 1 chủ đề do Đoàn trường phân công trước (thứ bậc 9-CBQL; thứ bậc 8-GV). Qua kết quả kiểm nghiệm cho thấy cách đánh giá việc thực hiện giờ sinh hoạt dưới cờ của cán bộ quản lý và giáo viên có khác biệt ý nghĩa thống kê về “Hái hoa dân chủ với các chủ đề khác nhau”. Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Bảng 2.9. Đánh giá việc thực hiện giờ sinh hoạt dưới cờ của HS
Theo kết quả của bảng 2.9 cho thấy, HS chú ý nhiều đến việc phê bình hay khen thưởng cá nhân, tập thể. Điều này tác động rất lớn đến tâm lý của các em. Nếu những lời tuyên dương, khen thưởng được thực hiện trước khi phê bình có lẽ sẽ làm cho HS có thiện cảm hơn trong giờ sinh hoạt cờ. Việc phát động thi đua được HS xếp hạng thứ 3, nghe báo cáo chủ đề hàng tháng được xếp hạng 4 cho thấy, giờ sinh hoạt dưới cờ ở các trường thực hiện chưa được đầu tư về nội dung và hình thức. Nhà trường chỉ chú ý đến việc trách phạt học sinh hơn là tuyên truyền các nội dung giáo dục cho các em. Các nội dung như: Hái hoa dân chủ với các chủ đề khác nhau, thi hùng biện với các chủ đề, các lớp phụ trách mỗi tuần báo cáo 1 chủ đề do Đoàn trường phân công trước được cả CBQL, GV và HS đánh thứ hạng ưu tiên thấp nhất. Điều này chứng tỏ rằng, giờ sinh hoạt dưới cờ là giờ làm việc của thầy cô phụ trách công tác này và học sinh là đối tượng thụ động ngồi để tiếp thu những nội dung cần thiết của tuần mới.
- Giờ SHCN
Bảng 2.10. Đánh giá giờ SHCN tại trường của CBQL và GV
Theo kết quả của bảng 2.10 cho thấy nội dung giờ SHCN tại trường được đánh giá như sau theo thứ bậc: Phổ biến yêu cầu, nội dung hoạt động của nhà trường (thứ bậc 1-cả CBQL và GV); Bàn bạc về kế hoạch hoạt động do nhà trường đề ra trong tuần tới (thứ bậc 2-CBQL; thứ bậc 4-GV); GVCN biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tổ có thành tích trong tuần, trong đợt thi đua… (thứ bậc 3-cả CBQL và GV); GVCN phê bình và phạt những tổ, cá nhân vi phạm nội quy nhà trường (thứ bậc 4-CBQL; thứ bậc 2-GV); Thông qua tập thể tìm hiểu hoàn cảnh của HS cá biệt, HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn (thứ bậc-5 CBQL; thứ bậc 6-GV); Ban cán sự lớp điều khiển buổi SHCN (thứ bậc 6-CBQL; thứ bậc 5-GV); GVCN đưa ra các đề tài mà học sinh quan tâm để lớp cùng tranh luận (tình bạn, tình yêu, chọn nghề, phương pháp tự học…) (thứ bậc 7-CBQL; thứ bậc 8-GV); Sinh hoạt văn nghệ, kể chuyện (thứ bậc 8-CBQL; thứ bậc 7-GV); Tổ chức đố vui liên quan đến các môn học (thứ bậc 9-cả CBQL và GV); Dạy bù giờ môn mà GVCN phụ trách (thứ bậc 10-cả CBQL và GV). Qua kết quả kiểm nghiệm cho thấy cách đánh giá nội dung giờ sinh hoạt chủ nhiệm tại trường của cán bộ quản lý và giáo viên có khác biệt ý nghĩa thống kê về “Thông qua tập thể tìm hiểu hoàn cảnh của HS cá biệt, HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn”.
Bảng 2.11. Đánh giá giờ sinh hoạt chủ nhiệm tại lớp của HS
Theo kết quả của bảng 2.10 và 2.11 cho thấy, nội dung tiết SHCN tại trường được CBQL, GV và HS đánh giá theo 4 thứ bậc ưu tiên như sau: Phổ biến yêu cầu, nội dung hoạt động của nhà trường, bàn bạc về kế hoạch hoạt động do nhà trường đề ra trong tuần tới, GVCN biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tổ có thành tích trong tuần, trong đợt thi đua… , GVCN phê bình và phạt những tổ, cá nhân vi phạm nội quy nhà trường. Trong giáo dục, nêu gương và trách phạt luôn đi đôi với nhau. Tuy nhiên, đa số GV thường có tâm lý chung là trách phạt HS trước khi tuyên dương, khen thưởng. Do đó, giờ SHCN dường như rất nặng nề và những HS bị trách phạt sẽ mang mặc cảm tội lỗi hoặc thua kém bạn bè quá nhiều. Từ đó, hiệu quả giáo dục HS của GV sẽ không cao. Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.12. Đánh giá việc thực hiện tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường của CBQL và GV
Theo kết quả của bảng 2.12 cho thấy việc thực hiện hình thức tổ chức tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường được đánh giá như sau theo thứ bậc: Vui văn nghệ (thứ bậc 1-CBQL; thứ bậc 2-GV); Tuyên dương, khen thưởng (thứ bậc 2-CBQL; thứ bậc 4-GV); Sơ kết lớp (thứ bậc 3-CBQL; thứ bậc 9-GV); Thi hùng biện về một chủ đề giữa các tổ (thứ bậc 4-CBQL; thứ bậc 7-GV); Trao đổi, tranh luận các chủ đề (cả CBQL và GV-thứ bậc 5); Thi đố vui các môn học (thứ bậc 6-CBQL; thứ bậc 10-GV); Hái hoa dân chủ (thứ bậc 7-CBQL; thứ bậc 6-GV); Học sinh đóng vai theo chủ đề (thứ bậc 8-CBQL; thứ bậc 1-GV); Tham quan, dã ngoại (thứ bậc 9-CBQL; thứ bậc 3-GV); Không làm gì, chờ hết giờ rồi nghỉ (thứ bậc 10-CBQL; thứ bậc 8-GV). Qua kết quả kiểm nghiệm cho thấy cách đánh giá việc thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường của CBQL và GV có khác biệt ý nghĩa thống kê về “Tuyên dương, khen thưởng và Trao đổi, tranh luận các chủ đề.”
Bảng 2.13. Đánh giá việc thực hiện tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp của HS
Theo kết quả của bảng 2.12 và 2.13 cho thấy, các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thường chỉ tập trung vào một chu trình: vui văn nghệ, khen thưởng và sơ kết lớp. Hoạt động này diễn ra thường xuyên làm cho HS cảm thấy nhàm chán và không hứng thú khi tham gia. Tuy GV có đánh giá cao về hoạt động của HS (đóng vai theo chủ đề, tham quan dã ngoại) nhưng thực tế các trường chưa làm được điều này.
2.2.2.2. Cách tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL và GV về cách tổ chức tiết HĐGDNGLL của GVCN
Theo kết quả của bảng 2.14 cho thấy cách tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của GVCN trong tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được đánh giá tượng tự giữa CBQL và GV theo thứ bậc. Qua kết quả kiểm nghiệm cho thấy cách đánh giá tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của GVCN trong tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường giữa CBQL và GV không có khác biệt ý nghĩa thống kê. Qua đó, chúng ta thấy cả CBQL và GV đều chú trọng việc phân công HS chuẩn bị các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhưng họ lại tập trung phân công cho ban cán sự lớp (xếp thứ 2). Điều này cho thấy, HS cả lớp chưa phát huy hết năng lực của mình và lớp học lại rơi vào tình trạng: “kẻ làm không hết còn người ngồi chơi” theo cách nói dí dỏm của HS.
2.2.2.3. Mức độ thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ thực hiện giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần
Theo kết quả của bảng 2.15 cho thấy mức độ thực hiện giờ sinh hoạt dưới cờ tại trường được đánh giá như sau theo thứ bậc: Phát động thi đua (thứ bậc 1-CBQL; thứ bậc 2-GV); Phê bình tập thể, cá nhân chưa tốt (thứ bậc 2-CBQL; thứ bậc 4-GV); Biểu dương tập thể, cá nhân tốt (thứ bậc 3-CBQL; thứ bậc 1-GV); Nghe báo cáo chủ đề hàng tháng (thầy, cô phụ trách Đoàn thực hiện) (thứ bậc 4-CBQL; thứ bậc 3-GV); Mời báo cáo viên nói chuyện chuyên đề về ATGT, ma túy, AIDS, truyền thống cách mạng…(cả CBQL và GV-thứ bậc 5); Sinh hoạt văn nghệ (cả CBQL và GV-thứ bậc 6); Hái hoa dân chủ với các chủ đề khác nhau (cả CBQL và GV-thứ bậc 7); Thi hùng biện với các chủ đề (cả CBQL và GV-thứ bậc 8); Các lớp phụ trách mỗi tuần báo cáo 1 chủ đề do Đoàn trường phân công trước (cả CB Theo kết quả của bảng 2.17 cho thấy mức độ thực hiện tiết SHCN tại trường được đánh giá như sau theo thứ bậc: Phổ biến yêu cầu, nội dung hoạt động của nhà trường (cả CBQL và GV-thứ bậc 1); GVCN biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tổ có thành tích trong tuần, trong đợt thi đua… (thứ bậc 2-CBQL; thứ bậc 3-GV); Bàn bạc về kế hoạch hoạt động do nhà trường đề ra trong tuần tới (thứ bậc 3-CBQL; thứ bậc 4-GV); GVCN phê bình và phạt những tổ, cá nhân vi phạm nội quy nhà trường (thứ bậc 4 -CBQL; thứ bậc 2-GV); Thông qua tập thể tìm hiểu hoàn cảnh của HS cá biệt, HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn (cả CBQL và GV-thứ bậc 5); Ban cán sự lớp điều khiển buổi SHCN (thứ bậc 6-CBQL; thứ bậc 7-GV); Dạy bù giờ môn mà GVCN phụ trách (thứ bậc 7-CBQL; thứ bậc 8-GV); GVCN đưa ra các đề tài mà học sinh quan tâm để lớp cùng tranh luận (tình bạn, tình yêu, chọn nghề, phương pháp tự học…) (thứ bậc 8-CBQL; thứ bậc 9-GV); Tổ chức đố vui liên quan đến các môn học (thứ bậc 9-CBQL; thứ bậc 10-GV); Sinh hoạt văn nghệ, kể chuyện (thứ bậc 10-CBQL; thứ bậc 6-GV). Qua kết quả kiểm nghiệm cho thấy cách đánh giá mức độ thực hiện giờ sinh hoạt chủ nhiệm tại trường của cán bộ quản lý và giáo viên có khác biệt ý nghĩa thống kê về “Sinh hoạt văn nghệ, kể chuyện”.
Bảng 2.18. Đánh giá của HS về mức độ thực hiện giờ SHCN tại lớp
Theo kết quả của bảng 2.17 và 2.18 cho thấy tiết SHCN ở trường còn chưa được đầu tư nhiều về nội dung và hình thức nên không được CBQL, GV và HS đánh giá cao, nhất là các hoạt động mang tính chất phát huy sự năng động, sáng tạo của HS như : GVCN đưa ra các đề tài mà học sinh quan tâm để lớp cùng tranh luận (tình bạn, tình yêu, chọn nghề, phương pháp tự học…); tổ chức đố vui liên quan đến các môn học và sinh hoạt văn nghệ, kể chuyện; Ban cán sự lớp điều khiển buổi SHCN.
Tiết SHCN cũng là một bộ phận quan trọng của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tiết này đòi hỏi GVCN phải đầu tư, tìm ra nhiều hoạt động mới tạo hứng thú cho HS tham gia sau khi GVCN phổ biến những nội dung của nhà trường đề ra trong tuần tới. Thế nhưng, qua thống kê, chúng ta thấy rằng HS lại tiếp tục là đối tượng thụ động ngồi nghe GVCN «thuyết giáo» nhất là khi lớp có nhiều HS vi phạm trong tuần. Có HS nói đùa rằng: «Ngày nào GVCN không la rầy, ngày đó tụi em không ăn cơm ngon !». Với thực tế như thế, hiệu quả của tiết SHCN chưa đạt cao.
- Tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Bảng 2.19. Đánh giá mức độ thực hiện các hình thức tổ chức HĐGDNGLL của trường trường được đánh giá như sau theo thứ bậc: Vui văn nghệ (thứ bậc 1-CBQL; thứ bậc 3-GV); Tuyên dương, khen thưởng (thứ bậc 2-CBQL; thứ bậc 5-GV); Hái hoa dân chủ (thứ bậc 3-CBQL; thứ bậc 7-GV); Thi đố vui các môn học (thứ bậc4-CBQL; thứ bậc 8-GV); Sơ kết lớp (thứ bậc 5-CBQL; thứ bậc 4-GV); HS đóng vai theo chủ đề (thứ bậc 6-CBQL; thứ bậc 10-GV); Trao đổi, tranh luận các chủ đề (thứ bậc 7-CBQL; thứ bậc 6-GV); Thi hùng biện về một chủ đề giữa các tổ (thứ bậc 8-CBQL; thứ bậc 9-GV); Không làm gì, chờ hết giờ rồi nghỉ (thứ bậc 9-CBQL; thứ bậc 2-GV); Tham quan, dã ngoại (thứ bậc 10-CBQL; thứ bậc 1-GV). Qua kết quả kiểm nghiệm cho thấy cách đánh giá mức độ thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường giữa CBQL và GV có khác biệt ý nghĩa thống kê về “Tuyên dương, khen thưởng».
Theo kết quả của bảng 2.20 cho thấy cách tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của GVCN trong tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được đánh giá như sau theo thứ bậc: Không chuẩn bị gì cả; cứ đến giờ thì HS muốn làm gì thì làm (thứ bậc 1-CBQL; thứ bậc 5-GV); Chỉ phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp (cả CBQL và GV- thứ bậc 2); Giao việc cụ thể cho từng nhóm HS theo từng chủ đề trong buổi sinh hoạt trước và các nhóm thực hiện trong giờ học tuần sau (thứ bậc 3-CBQL; thứ bậc 1-GV); Chỉ giao việc cho một nhóm HS suốt năm học (cả CBQL và GV-thứ bậc 4); GV chuẩn bị toàn bộ các khâu hoạt động của lớp và HS chỉ thực hiện theo sự điều hành.của giáo viên (thứ bậc 5-CBQL; thứ bậc 3-GV). Qua kết quả kiểm nghiệm cho thấy đánh giá mức độ thực hiện cách tổ chức HĐ GDNGLL của GVCN trong tiết HĐ GDNGLL ở trường giữa CBQL và GV không có khác biệt ý nghĩa thống kê.
Bảng 2.21. Ý kiến của HS về mức độ thực hiện tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của GVCN
Theo kết quả của bảng 2.20 và 2.21 cho thấy cách thức tổ chức và mức độ thực hiện của tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được HS đánh giá giống như CBQL và GV về ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ thực trạng tổ chức tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường còn mang nặng tính hình thức, chỉ tổ chức theo phân phối chương trình chứ chưa thật sự được xem là một bộ phận cơ hữu của quá trình giáo dục HS ở trường học. Mặc dù như khảo sát ở phần nhận thức của HS về nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của chương trình lớp 10 phân ban, HS rất hứng thú với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhưng nhìn chung, GV chưa thật sự đầu tư một cách đúng nghĩa như 1 tiết dạy học trên lớp.
2.2.2.4. Hiệu quả việc triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.22. Ý kiến của HS về kết quả thực hiện hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của GVCN lớp
Theo kết quả của bảng 2.22 cho thấy ngoài việc tham gia vui văn nghệ, HS cũng rất thích thú với hoạt động thi đố vui các môn học và trao đổi, tranh luận các chủ đề. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động này đa phần ít được GV chú ý đến (xếp thứ hạng 8, 9). GV là lực lượng trực tiếp tham gia chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS theo kế hoạch của nhà trường nói riêng và theo chương trình khung của Bộ giáo dục nói chung nhưng họ chưa thật sự đầu tư cho tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách có hiệu quả. Qua thực tế trao đổi với Hiệu trưởng các trường, họ cho biết họ ít có điều kiện để dự giờ thăm lớp các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và cũng ít kiểm tra giáo án của hoạt động này so với các môn giảng dạy trên lớp. Có trường, hiệu trưởng ủy quyền cho Bí thư đoàn Thanh niên – 1 thành viên của Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp kiểm tra. Vì lẽ đó, GV chưa kịp thời điều chỉnh những sai sót vì học chưa xem trọng lời nhận xét của Bí thư Đoàn.
Bảng 2.23. Đánh giá sự tham gia của HS trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Theo kết quả của bảng 2.23, có 62,1 % HS cho rằng các bạn HS tham gia hoạt động này nhiệt tình và đạt hiệu quả. Chỉ mộ số ít cho rằng không cần chú ý đến hiệu quả (5,2%). Điều này chúng ta cũng dễ hiểu: Đó là những HS thuộc đối tượng «giáo dục lại» nhưng chưa được nhà trường chú ý và giáo dục đúng cách nên thái độ của các em sinh hoạt rất lạc lỏng trong nhà trường.
Bảng 2.24. Ý kiến của HS về kết quả cách tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của GVCN lớp trong tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Theo thống kê bàng 2.24 cho thấy, GV còn chú trọng nhiều đến một đối tượng: ban cán sự lớp khi phân công giao việc. Như vậy, GV chưa thể phát hiện được năng lực tiềm ẩn của HS.
2.2.3. Các nguồn lực cho việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.25. Ý kiến của CBQL và GV về kinh phí dành cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Theo kết quả của bảng 2.25 và 2.26 cho thấy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng và cần nhiều chi phí. Do đó, ý kiến (của CBQL) cho rằng kinh phí dành cho hoạt động này được ngân sách Nhà nước cấp 75% và các ý kiến khác chiếm tỷ lệ còn lại gần 25%; trong khi đó ý kiến cho rằng kinh phí dành cho hoạt động này được ngân sách Nhà nước cấp 0,0% (của giáo viên), 5,6% (của HS) và các ý kiến khác chiếm tỷ lệ còn lại gần 100% vì có một số khách thể không ghi ý kiến của mình. Qua kết quả kiểm nghiệm cho thấy cách đánh giá CBQL và GV, HS có khác biệt ý nghĩa thống kê về kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp và quỹ lớp. Tuy nhiên, qua thực tế tại các trường, chúng tôi nhận thấy rằng, quy định chi về ngân sách nhà nước chưa chú ý đến hoạt động này mà chỉ chú ý đến hoạt động mua tài liệu giảng dạy phục vụ chuyên môn. Do đó, các lớp muốn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của lớp có hiệu quả và thu hút sự tham gia của HS thì lớp phải đóng góp quỹ nhiều hơn. Điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý chung của HS: “lúc nào cũng nghe nhắc đến việc đóng tiền”.
Như vậy, các nguồn kinh phí, tài chính được các trường dành cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần phải thể hiện sự phong phú, sự linh hoạt của Hiệu trưởng trong việc vận động các nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tùy theo điều kiện của từng đơn vị, có thể trích kinh phí để chi cho hoạt động này từ ngân sách Nhà nước giao, từ quỹ hội thanh niên. Kinh phí chủ yếu phục vụ cho việc tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT, các hội thi, cắm trại và trích khen thưởng để động viên và thúc đẩy các ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, của GVCN và HS tích cực tham gia và đạt thành tích cao. Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2.2.4. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường và ngoài nhà trường trong việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Chúng tôi không điều tra bằng phiếu về sự phối hợp giữa các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường trong việc hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên, qua trao đổi với CBQL và GVCN, đa phần sự phối hợp này dồn vào trách nhiệm của GV phụ trách công tác Đoàn thanh niên trong trường học. Mọi hoạt động ngoại khóa đều do Đoàn Thanh niên chủ trì với sự chỉ đạo của Chi Ủy trong nhà trường. Qua đó, chúng tôi nhận thấy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn được “giao khoán” cho lực lượng Đoàn thanh niên nhiều hơn các lực lượng khác ở địa phương: Hội cựu chiến binh trong công tác giáo dục tư tưởng, chính trị; Hội liên hiệp phụ nữ trong công tác tuyên truyền bảo vệ quyền lợi của trẻ em, công tác chăm sóc sức khỏa sinh sản vị thành niên; Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam trong công tác xã hội, từ thiện tại địa phương nơi trường đang tọa lạc.
2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
2.3.1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.27. Ý kiến của CBQL về tổ chức hoặc cá nhân quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Theo kết quả của bảng 2.27 cho thấy đa số ý kiến về việc quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cần thành lập Ban chỉ đạo (66,7%); còn các ý kiến khác được đánh giá ở mức dưới 20 %.
Căn cứ vào các văn bản pháp quy, phương hướng và nhiệm vụ năm học của Bộ, của Sở GD&ĐT về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hiệu trưởng trực tiếp hoặc phân công một phó Hiệu trưởng tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bên cạnh kế hoạch chung của nhà trường ngay từ đầu năm học, phổ biến cho hội đồng sư phạm góp ý và thống nhất hành động qua hội nghị cán bộ công chức hàng năm.
HĐGDNGLL với nội dung và hình thức đa dạng và phong phú, nhưng chủ yếu có các nội dung:
- Hoạt động chính trị – xã hội, đạo đức, pháp luật
- Hoạt động tìm hiểu ứng dụng sáng tạo khoa học kỹ thuật
- Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quốc phòng
- Hoạt động tham quan, du lịch, cắm trại
- Hoạt động lao động, bảo vệ môi trường Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Tùy theo điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng có thể chia nhỏ các mặt của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và phân công các bộ phận, các ban phụ trách trong trường tiến hành xây dựng kế hoạch theo chuyên môn của mình, có thể phân công Đoàn thanh niên hoặc tổ TDTT xây dựng kế hoạch văn hóa, văn nghệ, thể thao quốc phòng, tham quan, du lịch, cắm trại cho cả năm học; Tổ lich sử, giáo dục công dân xây dựng kế hoạch cho hoạt động chính trị – xã hội, đạo đức, pháp luật… Trên cơ sở các kế hoạch mang tính chuyên môn cao của các bộ phận, Hiệu trưởng tổng hợp thành kế hoạch, chương trình công tác của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho cả năm học.
Nội dung chương trình hoạt động theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng với 9 chủ đề của 9 tháng học và một chủ đề trong hè theo chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Trong việc sinh hoạt các chủ đề hàng tháng, qua khảo sát các trường THPT trong huyện Trảng Bàng, chúng tôi nhận thấy Hiệu trưởng xếp tiết học về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong thời khóa biểu chính khóa (thường là sau tiết sinh hoạt dưới cờ đối với buổi sáng và trước tiết sinh hoạt dưới cờ đối với buổi chiều) và phân công GVCN thực hiện. Đối với lớp 10, lớp 11 thực hiện chương trình phân ban, theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh các GVCN lớp 10, 11 đều phải học bồi dưỡng chuyên đề hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trước khi bắt đầu năm học mới. Do đó, GV thường lạm dụng tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp làm tiết SHCN để đánh giá lại hoạt động của HS trong tuần qua sau ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng trong tiết sinh hoạt dưới cờ.
Như vậy, khi xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiệu chưa chú ý đến việc đổi mới và làm phong phú hơn nội dung và hình thức để thu hút HS tham gia một cách tích cực, góp phần GD toàn diện HS. Trái lại, GV lại gây những áp lực không cần thiết cho HS.
2.3.2. Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.28. Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp tổ chức HĐGDNGLL của GVCN
Theo kết quả của bảng 2.28 cho thấy mức độ thực hiện các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của GVCN được đánh giá như sau theo thứ bậc: Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm hàng tuần, hàng tháng (cả CBQL và GV-thứ bậc 1); Phối hợp với cha mẹ HS trong việc giáo dục HS (thứ bậc 2-CBQL; thứ bậc 7-GV); Nêu gương và khen thưởng HS làm tốt các hoạt động trong lớp nhằm nhân rộng điển hình (cả CBQL và GV-thứ bậc 3); Phối hợp với Đoàn TN trong việc giáo dục HS (thứ bậc 4-CBQL; thứ bậc 2-GV); Nắm vững đặc điểm tâm lý HS, hoàn cảnh sống, khả năng của từng HS (thứ bậc 5-CBQL; thứ bậc 6-GV); Tổ chức các phong trào thi đua trong lớp (thứ bậc 6-CBQL; thứ bậc 4-GV); Sơ, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm từng hoạt động (thứ bậc 7-CBQL; thứ bậc 5-GV); Tổ chức các hoạt động tập thể trong và ngoài lớp học (thứ bậc 8-CBQL; thứ bậc 10-GV); Phối hợp với giáo viên bộ môn khác trong việc giáo dục HS (cả CBQL và GV-thứ bậc 9); Tổ chức các hoạt động tự quản của HS (thứ bậc 10-CBQL; thứ bậc 8-GV); Bồi dưỡng kỹ năng sinh hoạt cộng đồng cho HS trong lớp (cả CBQL và GV-thứ bậc 11). Qua kết quả kiểm nghiệm cho thấy cách đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của GVCN giữa CBQL và GV có khác biệt ý nghĩa thống kê về “Tổ chức các phong trào thi đua trong lớp”. Mặt dù cả CBQL và GV đều đánh giá cao về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm hàng tuần, hàng tháng nhưng khi kiểm tra giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của một số GVCN, chúng tôi nhận thấy rằng, các khâu chuẩn bị của GV còn sơ sài. Riêng Sổ chủ nhiệm, có GV lại “copy” toàn bộ nội dung của kế hoạch năm học trước mặc dù đã được phân công chủ nhiệm lớp khác, với đối tượng HS khác. Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Bảng 2.29. Ý kiến của CBQL và GV về phương thức để triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chương trình phân ban lớp 10
Theo kết quả của bảng 2.29 cho thấy hiệu quả triển khai tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của chương trình phân ban lớp 10 được đánh giá như sau theo thứ bậc: GVCN có giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (cả CBQL và GV-thứ bậc 1); GVCN có đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi tiết sinh hoạt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (thứ bậc 2-CBQL; thứ bậc 3-GV); Triển khai tiết sinh hoạt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hàng tuần (thứ bậc 3-CBQL; thứ bậc 2-GV); HS thể hiện tinh thần tự quản trong tiết sinh hoạt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (thứ bậc 4-CBQL; thứ bậc 5-GV); Đoàn TN có phối hợp chuyển tải nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đến HS (thứ bậc 5-CBQL; thứ bậc 4-GV); Việc dạy tích hợp các nội dung giáo dục Quyền trẻ em và giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (cả CBQL và GV-thứ bậc 6); Ban giám hiệu, tổ trưởng CM có dự giờ tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (cả CBQL và GV-thứ bậc 7); Tổ chức chuyên đề hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (cả CBQL và GV-thứ bậc 8); Việc dạy môn học tự chọn trong chương trình phân ban mới (cả CBQL và GV-thứ bậc 9); GVCN sử dụng phương tiện hỗ trợ trong tiết sinh hoạt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (cả CBQL và GV-thứ bậc 10). Qua kết quả kiểm nghiệm cho thấy đánh giá phương thức để triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chương trình phân ban lớp 10 giữa CBQL và GV không có khác biệt ý nghĩa thống kê. Như vậy, chúng ta cũng nhận thấy việc thực hiện thường xuyên hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chỉ thực hiện có “lượng” mà chưa có “chất”.
2.3.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.30. Ý kiến của HS về người trực tiếp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
Theo kết quả của bảng 2.30 cho thấy, 57,1% HS cho rằng GVCN lớp là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Dưới gốc độ của HS, chúng ta hoàn toàn chấp nhận ý kiến trên vì HS chỉ thấy GVCN và kế đến là Bí thư Đoàn (25,5%) phụ trách công tác này.
Bảng 2.31. Ý kiến của HS về lực lượng nào trong trường triển khai hoạt động giáo dục ngoài
Theo kết quả của bảng 2.31 cho thấy 36,5% HS không ghi nhận nghĩa là các em có thể không biết chính xác ai sẽ là người triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang lại hiệu quả cao. Có 33,3 % HS cho là GV phụ trách công tác Đoàn và 31,5% HS cho là cán sự lớp là lực lượng triển khai hoạt động này mang lại hiệu quả. Qua đánh giá của HS, chúng tôi nhận thấy rằng, hiệu trưởng chưa có biện pháp tổ chức hoạt động này một cách hiệu quả làm HS nhằm lẫn giữa hoạt động Đoàn và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Cũng có thể HS cho rằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của hoạt động Đoàn.
Để chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao, theo nguyên tắc chung, người đứng đầu phải là Bí thư chi bộ, kế đến là hiệu trưởng và các thành viên trong Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Do đó, hiệu trưởng các trường cần quan tâm hơn nữa về công tác chỉ đạo của mình trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giảm bớt sự chồng chéo trong phân công nhiệm vụ.
2.3.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Như đã trình bày, hiệu trưởng còn giao khoán việc kiểm tra hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho cán bộ Đoàn. Với thực trạng như thế, chúng tôi nhận thấy hiệu quả quản lý của hiệu trưởng sẽ không cao vì hiệu trưởng chưa kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm cho các yếu kém trong khâu tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của GV và các bộ phận có liên quan. Điều này thể hiện việc Hiệu trưởng xem nhẹ công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hơn là hoạt động giảng dạy trên lớp.
Thiếu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng trong các hoạt động nói chung trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ tạo “sức ì” trong GV nhất là các GV trẻ. Bởi lẽ, cho dù họ có tâm huyết đầu tư cho hoạt động này,
họ cũng không được động viên, khen thưởng và kết quả của một quá trình đầu tư cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong một năm học cũng chỉ được một bộ phận HS nhìn nhận và quan tâm.
2.3.5.Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.32. Ý kiến của CBQL và GV về phương thức để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt kết quả cao
CBQL; thứ bậc 3-GV); Động viên và giúp đỡ HS tham gia hoạt động này tích cực hơn (thứ bậc 3-CBQL; thứ bậc 4-GV); Cần xin hỗ trợ kinh phí từ ngân sách (thứ bậc 3-CBQL; thứ bậc 5-GV); Chọn giáo viên có năng khiếu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (TDTT, văn nghệ….) để phụ trách hoạt động này.
Theo kết quả của bảng 2.33 cho thấy, HS đề xuất ý kiến như sau : 54,5% HS cho rằng cần sắp xếp thời gian học tập trên lớp hợp lý để tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, 48,5% HS sẽ động viên, giúp đỡ các bạn cùng lớp tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tích cực hơn. Ngoài ra, các ý kiến về việc đề dành tiền, rèn luyện tốt năng khiếu và giúp đỡ thầy cô trong quá trình tổ chức cũng được HS tán thành.
Bảng 2.34. Ý kiến của CBQL và GV về cách tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bảng 2.35. Ý kiến của HS về cách tổ chức HĐGD NGLL
Theo kết quả của bảng 2.34 và 2.35. cho thấy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần được tồ chức thành một buổi riêng với 69,4% ý kiến của CBQL, 63,1% HS và 34,7% ý kiến của GV; còn các ý kiến muốn lồng ghép vào các hoạt động khác chỉ chiếm 27,8% (của CBQL) và 59,2% (của GV). Cách đánh giá giữa CBQL và GV có khác biệt. Tuy nhiên, ý kiến nên tổ chức 1 buổi riêng cho HS trong việc tổ chức tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được đa số ý kiến tán đồng. Như vậy, việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào 1 buổi riêng sẽ phù hợp với đặc thù của hoạt động này và việc quản lý hoạt động này cũng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
2.4. Nhận xét thực trạng Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2.4.1. Thuận lợi và khó khăn
2.4.1.1. Thuận lợi
- Các văn bản chỉ đạo của Bộ và của Sở GD&ĐT quy định về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã tạo cho nhà trường có hành lang pháp lý thuận lợi trong quá trình thực hiện hoạt động này.
- Được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cơ quan lãnh đạo cấp trên về công tác giáo dục của nhà trường, trong đó, có hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Sự hỗ trợ của các lực lượng ngoài nhà trường trong quá trình tiến hành các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; đặc biệt là của cha mẹ học sinh.
- Đa số CBQL, GV, HS có nhận thức đúng về vai trò, mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với việc GD toàn diện HS.
- HĐGDNGLL của các trường thực hiện đúng chương trình, nội dung, kế hoạch theo quy định của Bộ GD&ĐT, của sở GD&ĐT Tây Ninh.
- Tùy theo đặc điểm, tình hình, điều kiện thực tế của từng trường đã có những nội dung, hình thức hoạt động tương đối phù hợp với đặc điểm của tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT.
- Sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt được những kết quả tương đối tốt.
2.4.1.2. Khó khăn
Bảng 2.36. Đánh giá của HS về những khó khăn trong việc tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Theo kết quả của bảng 2.36 cho thấy HS cho rằng: Không có đủ thời gian (44,9%); Học sinh trong lớp thờ ơ không thích tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (43,5%); HS thiếu kỹ năng sinh hoạt (36,7%); Nội dung và hình thức chưa phong phú, đa dạng nên không thu hút học sinh (32,3%). Như vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường, GVCN cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, để khắc phục những khó khăn này, lãnh đạo nhà trường, GVCN phải thường xuyên đổi mới và làm phong phú hơn nữa các nội dung và hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để cuốn hút học sinh tham gia vào các hoạt động, các trò chơi lành mạnh, bổ ích do nhà trường tổ chức, giúp HS tránh xa những trò chơi, những cuộc giải trí thiếu lành mạnh và ảnh hưởng không tốt đến việc học tập và rèn luyện của HS.
Từ thực trạng như đã nêu, chúng tôi rút ra những hạn chế cơ bản trong quá trình thực hiện HĐGDNGLL của các trường THPT trên địa bàn huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh như sau: Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Một bộ phận CBQL, GV và HS chưa hiểu đúng và đầy đủ vai trò, vị trí, ý nghĩa của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục và rèn luyện nhân cách HS.
- Nội dung và hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các trường còn chưa phong phú và chưa hấp dẫn, nên hiệu quả đạt được chưa cao, chưa thu hút được HS tham gia một cách tích cực. Nhiều mặt hoạt động có trường không tổ chức thực hiện, từ đó làm cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vừa nghèo nàn về nội dung, vừa thiếu tính toàn diện trong giáo dục HS.
- Công tác chỉ đạo của hiệu trưởng chưa sâu sát và chưa kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời trong quá trình thực hiện; có trường còn giao khoán công tác này cho các lực lượng khác như giao cho Đoàn thanh niên, cho GVCN.
- Năng lực tổ chức các hoạt động tập thể của các lực lượng trong nhà trường, nhất là đối với đội ngũ GVCN còn nhiều hạn chế, trong khi công tác bồi dưỡng nhận thức và năng lực cho đội ngũ này của Hiệu trưởng còn nhiều bất cập.
- Sự phối hợp với các lực lượng trong nhà trường tốt hơn phối hợp với lực lượng ngoài nhà trường nhất là sự phối hợp đối với cha mẹ HS trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Tài chính và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn hạn hẹp và thiếu nhiều, tạo ra những cản trở nhất định cho công tác này.
2.4.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng: khách quan và chủ quan
2.4.2.1. Nguyên nhân khách quan
Bảng 2.37. Nguyên nhân làm hạn chế tác dụng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Theo kết quả của bảng 2.37 cho thấy nguyên nhân làm hạn chế tác dụng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được đánh giá như sau theo thứ bậc:
- Ba mẹ của học sinh không cho con em tham gia vì sợ mất quá nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến việc học trên lớp.
- Học sinh trong lớp thờ ơ không thích tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Không có đủ thời gian.
- Cách đánh giá của nhà trường hiện nay về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa cao.
- Chưa đầu tư tốt về CSVC, phương tiện hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Chỉ đạo của cấp trên về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa rõ ràng.
- Thiếu biện pháp kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm cũng như việc khen thưởng kịp thời.
- Thiếu kinh phí hỗ trợ hoạt động này.
- Giáo viên chỉ đầu tư nhiều cho giờ dạy trên lớp và không thể tổ chức tốt cho học sinh tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Nội dung và hình thức chưa phong phú, chưa đa dạng nên không thu hút học sinh.
- Chưa có kế hoạch cụ thể trong việc tổ chức hoạt động này
- Giáo viên thiếu kỹ năng sinh hoạt.
2.4.2.2. Nguyên nhân chủ quan Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Nhận thức của một bộ phận GV chưa thấy sự cần thiết của hoạt động này nên tổ chức một cách đối phó.
- GVCN chưa thật sự đồng tình với hoạt động mới mẻ này nên chưa đầu tư nhiều vào nội dung, hình thức và tổ chức hoạt động này.
- Tâm lý GV và HS còn nặng về chế độ thi cử như hiện nay: chỉ chú trọng vào các môn học trên lớp.
Kết luận chương 2
Qua kết quả khảo sát thực trạng trên, chúng tôi rút ra một số nhận định như sau:
- Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được thực hiện thường xuyên và khai thác hết hiệu quả của nó mà chỉ tập trung vào một số loại hình tổ chức phổ biến, dễ thực hiện: vui văn nghệ, trò chơi tập thể, hái hoa dân chủ.
- Tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có thực hiện theo chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo nhưng còn mang nặng tính hình thức nên chưa đáp ứng nhu cầu của học sinh và mục tiêu giáo dục được đặt ra.
- Tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chỉ được tổ chức tập trung “trên lớp” do điều kiện cơ sở vật chất của các trường chưa đáp ứng được theo yêu cầu của hoạt động này.
- Công tác phân công chuyên môn còn nhiều bất cập vì lực lượng giáo viên trẻ còn hạn chế về kỹ năng sinh hoạt cộng đồng và còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giáo dục HS nên chưa thực sự tạo được chữ “uy” đối với HS, chưa là một “thần tượng” trong suy nghĩ của HS ở lứa tuổi vị thành niên. Vì vậy, chất lượng của giáo viên thực hiện nhiệm vụ này còn nhiều hạn chế. Luận văn: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Việc phối hợp các lực lượng khác chưa được chú trọng nên chưa tranh thủ được sự đồng tình của gia đình và xã hội trong việc triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Như vậy, để giải quyết những khó khăn trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hiệu trưởng cần nhìn nhận thực trạng một cách khách quan để tìm ra những biện pháp thích hợp trong công tác quản lý của mình.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com