Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế của ngành du lịch Việt Nam năm 2005 dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.1. Quá trình khảo sát du khách

2.1.1. Đối tượng, nội dung, phạm vi điều tra

Ngày 20 tháng 6 năm 2023, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ra quyết định số 1083/QĐ-TCTK về việc điều tra chi tiêu của khách du lịch Việt Nam năm 2023, theo đó lập phương án tổ chức điều tra chọn mẫu chi tiêu của khách du lịch nội địa ở 26 tỉnh, thành phố và khách quốc tế ở 12 tỉnh, thành phố.

Đối tượng điều tra là khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước đang nghỉ tại các cơ sở lưu trú du lịch (gồm các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ, bãi cắm trại, làng du lịch…) trong thời gian điều tra.

Nội dung điều tra gồm các chỉ tiêu chính như sau:

  • Tổng mức chi tiêu và một số khoản chi tiêu chủ yếu của khách du lịch như: đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi, tham quan: chi mua các dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí, chi cho y tế bảo vệ sức khỏe; chi mua hàng hóa, quà tặng, quà lưu niệm…
  • Một số nhận xét đánh giá của khách du lịch đối với cảnh quan thiên nhiên, môi trường, điều kiện vật chất, dịch vụ và thái độ phục vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch.

Thời gian điều tra từ ngày 10/7/2023 đến 30/7/2023

2.1.2. Phương pháp điều tra

Quá trình điều tra được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu phân tầng nhiều bước:

  • Bước thứ nhất là chọn tỉnh, thành phố đại diện
  • Bước thứ hai là chọn cơ sở lưu trú du lịch đại diện
  • Bước thứ ba là chọn khách du lịch để điều tra

2.1.2.1. Chọn tỉnh, thành phố đại diện Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch.

Các tiêu chí để chọn tỉnh, thành phố đại diện là có tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) và có số lượng đáng kể khách du lịch quốc tế và nội địa tại địa phương đó. Trên cơ sở thông tin, số liệu thu thập được từ điều tra chi tiêu của du khách năm 2021, điều tra doanh nghiệp, điều tra cơ sở kinh tế cá thể và các báo cáo về hoạt động du lịch, cơ sở lưu trú du lịch năm 2022 của các địa phương gửi về Tổng cục Thống kê theo chế độ điều tra và báo cáo hiện hành, Tổng cục đã quyết định chọn mẫu điều tra chi tiêu của du khách năm 2023 gồm các tỉnh thành phố:

Điều tra chi tiêu của du khách nội địa tại 26 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Điện Biên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Thuận, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau.

Điều tra chi tiêu của du khách quốc tế tại 12 tỉnh thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.2.2. Chọn cơ sở lưu trú du lịch đại diện

Căn cứ vào yêu cầu về tính đại diện để suy rộng kết quả điều tra và khả năng kinh phí cho phép, mẫu điều tra đối với các cơ sở lưu trú du lịch được xác định là từ 30-40% tổng số cơ sở lưu trú du lịch đang hoạt động trên địa bàn địa phương. Riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những nơi có số lượng cơ sở lưu trú du lịch lớn, chọn tỷ lệ từ 20-30%. Các cơ sở lưu trú du lịch được phân thành 3 nhóm:

  • Nhóm 1: gồm các khách sạn đã được xếp hạng theo tiêu chuẩn sao (từ 5 sao đến 1 sao).
  • Nhóm 2: gồm các khách sạn chưa được xếp hạng theo tiêu chuẩn sao.
  • Nhóm 3: gồm toàn bộ các cơ sở lưu trú du lịch không phải khách sạn (nhà nghỉ, nhà khách…)

Tiến hành sắp xếp các cơ sở lưu trú trong từng nhóm theo độ dốc của số lượng khách phục vụ (nếu không có thông tin đầy đủ về số lượng khách phục vụ thì xếp theo số giường, buồng hoặc số lao động). Việc sắp xếp độ dốc đối với nhóm 1 chủ yếu áp dụng đối với các địa phương có số khách sạn lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… Đối với các tỉnh thành phố có số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn sao không nhiều thì có thể chọn toàn bộ hoặc phần lớn các khách sạn này vào mẫu điều tra theo phương pháp chuyên gia, sao cho có đủ số lượng khách và đảm bảo tính đại diện. Sau đó, chọn các cơ sở lưu trú trong nhóm vào mẫu điều tra theo phương pháp chọn mẫu “cân bằng rải đều” với khoảng cách K.

Khoảng cách K là khoảng cách giữa các đơn vị mẫu điều tra cần chọn và được xác định theo công thức:

  • K  = Tổng số cơ sở lưu trú du lịch của nhóm
  • Số cơ sở lưu trú du lịch cần chọn Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch.

Sau khi tính được khoảng cách tổ K, tiến hành chia tổng số các cơ sở lưu trú trong cùng nhóm thành các tổ có số lượng đơn vị như nhau để tiến hành chọn các cơ sở ở giữa tổ vào mẫu điều tra. Ví dụ: tỉnh A có 40 cơ sở lưu trú du lịch nhóm 2 và cỡ mẫu phân bổ cho nhóm này là 8 đơn vị, khoảng cách K trong trường hợp này là: K=40/8=5. Các cơ sở lưu trú ở các vị trí 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 và 38 (trong danh sách đã được sắp xếp theo độ dốc) là các cơ sở lưu trú nằm ở giữa các tổ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 sẽ được chọn vào mẫu điều tra.

2.1.2.3. Chọn khách du lịch để điều tra

Từ số cơ sở lưu trú và số ngày cần điều tra có thể ước lượng được tỷ lệ mẫu (f) về số khách du lịch được điều tra với tổng khách du lịch trong cả năm như sau: f = (30%-40%) số cơ sở lưu trú x (20 ngày/365 ngày)  = (30%-40%) x 5,5% = 1,64% – 2,2%

Mẫu điều tra được phân bổ theo từng loại khách nội địa và quốc tế trên cơ sở lượng du khách thực tế của Việt Nam. Đối với khách du lịch nội tỉnh chỉ tính những người đến từ các huyện, quận khác trong tỉnh với cự ly quãng đường đi từ 20 km trở lên, không tính những người đi trong huyện/quận, thị xã, thành phố trong cùng tỉnh và khách đến trong phạm vi bán kính dưới 20 km. Tổng hợp những tính toán nói trên, Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra với cỡ mẫu 8.500 phiếu điều tra dành cho khách quốc tế và 25.500 phiếu đối với khách nội địa.

2.2. Kết quả khảo sát

Cỡ mẫu được xác định là 8.500 phiếu dành cho khách quốc tế và 25.500 phiếu dành cho khách nội địa. Sau khi tổng hợp và bỏ đi những phiếu chưa phù hợp, kết quả thu được là 8.195 phiếu trả lời phù hợp của khách quốc tế và 25.261 phiếu của khách nội địa.

Bảng 2. Khách du lịch quốc tế chia theo quốc tịch, giới tính, độ tuổi

Đối với khách quốc tế, 63,8% số du khách được hỏi là nam giới, còn lại 36,2% là nữ giới. Trong số 8.195 du khách, có 3.482 du khách đi theo tour du lịch (chiếm 42,5%), 4.713 du khách tự sắp xếp chuyến đi (chiếm 57,5%). Về độ tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi từ 25-34 với 2.611 du khách (tương đương 31,9%). Đây là độ tuổi mà du khách thường đã có nghề nghiệp, thu nhập ổn định, có sức khỏe cũng như trình độ văn hóa, tri thức nhất định để thưởng thức, thẩm nhận các giá trị của sản phẩm du lịch mà du khách được thụ hưởng trong chuyến đi. Về cơ cấu quốc tịch của du khách, lượng khách Việt kiều chiếm 12,7%. Một số quốc gia có tỷ lệ du khách lớn nhất là: Trung Quốc (17,9%), Pháp (12,6%), Mỹ (10,8%), Nhật (9,4%), Australia (6,3%), Anh (5,7%), Hàn Quốc (4,1%), Đức (3,3%), Thái Lan (4,1%), Canada (2,6%), Đài Loan (2,4%) (xem  bảng 2)

Bảng 3. Khách du lịch nội địa chia theo giới tính, độ tuổi, hình thức tổ chức chuyến đi

Đối với khách nội địa, du khách nam chiếm 67,41% (tương đương 16.960 lượt người), du khách nữ chiếm 32,59% (tương đương 8.201 lượt người). Về độ tuổi của du khách, chiếm số lượng lớn nhất là du khách ở độ tuổi trung niên 35-44 (chiếm 35,4%, tương đương với 8.907 lượt khách). Về hình thức tổ chức chuyến đi, số lượng khách tự sắp xếp chuyến đi chiếm tới 88,11% (tương đương 22.170 lượt người), số lượng người đi theo tour du lịch chỉ chiếm 11,88% (tương đương 2.990 lượt người). Điều này cho thấy: du khách Việt Nam nếu đi du lịch trong nước vẫn có thói quen tự tổ chức chuyến đi là chính.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2.2.1. Các mức chi tiêu theo từng nhóm khách Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch.

2.2.1.1. Chi tiêu bình quân 1 ngày khách

  • Khách quốc tế

Đối với khách tự sắp xếp chuyến đi

Bảng 4. Chi tiêu bình quân 1 ngày khách quốc tế (đối với khách tự sắp xếp chuyến đi)

Nhìn vào bảng 4 ta thấy chi tiêu bình quân một ngày khách quốc tế năm 2023 là 76,4 USD, tăng 2,4% so với năm 2021. Trong đó, các danh mục chi tiêu tăng là ăn uống, đi lại tại Việt Nam, tham quan, mua sắm, y tế. Tuy nhiên mức tăng chưa cao: ăn uống tăng 11,1%, tham quan chỉ tăng 3,6%, mua sắm tăng 6,7%. Đi lại tại Việt Nam có mức chi tăng cao nhất (31,2%). Đáng lưu ý là các khoản chi dành cho thuê phòng, vui chơi giải trí và chi khác giảm. Chi cho thuê phòng giảm 7,7%, vui chơi giải trí giảm 12,8%, các loại chi khác giảm  26,4%. Điều này chỉ ra thực tế: về buồng phòng ở Việt Nam, số lượng các cơ sở lưu trú tăng lên khiến cho giá cả cạnh tranh, du khách có nhiều lựa chọn hơn, trong khi đó lượng khách sử dụng dịch vụ lưu trú giá thấp và trung bình cũng tăng lên khiến cho chi tiêu bình quân một ngày khách quốc tế về mặt lưu trú lại giảm. Khoản chi dành cho vui chơi giải trí của du khách giảm 12,8%, cho thấy hoạt động này tại Việt Nam giảm sức hấp dẫn đối với du khách. Không nhiều hình thức vui chơi giải trí dành cho du khách, nếu có thì vẫn nghèo nàn đơn điệu.

Về cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế (đối với khách tự sắp xếp chuyến đi), năm  2021, trung bình một ngày khách chi 67% cho các khoản chi du lịch (thuê phòng, ăn uống, đi lại tại Việt Nam, tham quan), 33% dành cho các khoản chi ngoài du lịch (mua sắm, vui chơi giải trí, y tế vv…). Cơ cấu này đối với năm  2023 là 70% chi cho du lịch, 30% cho các khoản chi ngoài du lịch.

  • Đối với khách đi theo tour

Bảng 5: Chi tiêu (ngoài tour) bình quân 1 ngày khách quốc tế (đối với khách đi theo tour)

Nhìn vào bảng 5 ta thấy chi tiêu bình quân (ngoài tour) 1 ngày khách quốc tế (đối với khách đi theo tour du lịch) năm 2023 là 36,6 USD, tăng 8% so với năm 2021, trong đó các phần chi tăng lên là thuê phòng, tham quan, mua sắm, vui chơi giải trí, y tế. Mức tăng lần lượt là: vui chơi giải trí tăng cao nhất với 63%, thuê phòng tăng 22,2%, mua sắm tăng 17%, y tế tăng 14%, tham quan tăng 8%. Các khoản chi giảm đi gồm có: ăn uống (giảm 26,2%), đi lại tại Việt Nam (giảm 25%), chi khác (giảm 27,8%).

Về cơ cấu chi tiêu (ngoài tour) bình quân 1 ngày khách quốc tế đối với khách đi theo tour năm 2023, khoản chi dành cho du lịch chiếm 23%, chi ngoài du lịch chiếm 77%. Như vậy, cơ cấu chi đã thay đổi theo chiều hướng tích cực cho du lịch Việt Nam. So với năm 2021, khoản chi ngoài du lịch của du khách tăng 5% b. Khách nội địa

  • Đối với khách tự sắp xếp chuyến đi Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch.

Bảng 6. Chi tiêu bình quân một ngày khách nội địa  (đối với khách tự sắp xếp chuyến đi)

Đối với khách nội địa, mức chi tiêu bình quân 1 ngày khách năm  2023 tăng 15,2% so với năm 2021. Trong đó, khoản chi cho thuê phòng tăng 5,9%, ăn uống tăng 29,3%, đi lại tăng 29,6%, mua sắm tăng 13,7%. Khoản chi cho y tế tăng cao nhất với 91,7%. Các khoản chi giảm là tham quan: giảm 4,6%, vui chơi giải trí 2%, các khoản chi khác giảm 17,9%.

Về cơ cấu chi tiêu bình quân 1 ngày khách nội địa (đối với khách tự sắp xếp chuyến đi) năm 2023, khoản chi cho du lịch chiếm 75%, các khoản chi ngoài du lịch chiếm 25%. So với năm 2021, khoản chi cho du lịch tăng lên 3%.

  • Đối với khách đi theo tour

Bảng 7: Chi tiêu (ngoài tour) bình quân 1 ngày khách nội địa (đối với khách đi theo tour)

Đối với khách nội địa đi theo tour du lịch, chi tiêu ngoài tour bình quân 1 ngày khách năm 2023 là 202,6 nghìn đồng, tăng 50,4% so với năm 2021. Một điểm đặc biệt là tất cả các khoản chi của du khách (chi cho du lịch và ngoài du lịch) đều tăng lên. Trong đó, khoản chi tăng cao nhất là đi lại (tăng thêm 219,1%), các khoản chi còn lại tăng lần lượt là thuê phòng (196%), y tế (187,5%), ăn uống (63,9%), mua sắm (46,7%), vui chơi giải trí (45,8%), tham quan (19,3%), chi khác (5,3).

2.2.1.2. Chi tiêu bình quân 1 lượt khách

Kết quả khảo sát đối với chi tiêu bình quân 1 lượt khách là nguồn số liệu chính để giúp ta tính toán được tiêu dùng của du khách.

a. Khách quốc tế

  • Đối với khách tự sắp xếp  chuyến đi

Bảng 8. Chi tiêu bình quân 1 lượt khách quốc tế (đối với khách tự sắp xếp chuyến đi)

Đối với khách tự tổ chức chuyến đi, chi tiêu bình quân 1 lượt khách năm 2023 tăng 42,2% so với năm  2021. Tất cả các khoản chi tiêu của khách năm 2023 đều tăng so với năm 2021, trong đó, tăng cao nhất là khoản chi cho đi lại tại Việt Nam (tăng 81,6%) Điều này có thể do nhiều lý do: nếu du khách đi tham quan, mua sắm… ở Việt Nam nhiều hơn thì khoản chi cho đi lại cũng tăng. Hơn nữa giá xăng dầu năm 2023 tăng đáng kể so với năm 2021, khiến cho dịch vụ vận chuyển của hầu hết các phương tiện giao thông đều tăng giá. Chi cho y tế tăng 65,4%, ăn uống tăng 54,1%, mua sắm tăng 47,7%, tham quan tăng 43,8%, thuê phòng tăng 28,0%, vui chơi giải trí tăng 22,7%, các khoản khác tăng 1,7%.

Về cơ cấu chi tiêu của du khách, năm 2021, khoản chi cho du lịch chiếm 67% (bao gồm thuê phòng, ăn uống, đi lại, tham quan), khoản chi ngoài du lịch chỉ chiếm 33%. Năm 2023, khoản chi cho du lịch chiếm 70%, ngoài du lịch là 30%. Như vậy, cơ cấu chi tiêu của du khách quốc tế tại Việt Nam vẫn chiếm  tỷ trọng lớn nhất là cho du lịch, đặc biệt là các dịch vụ cơ bản, thậm chí khoản chi này lại có xu hướng tăng (năm 2023 tăng 3% so với năm 2021). Đây là một kết quả chưa tích cực đối với du lịch Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Xu hướng của nhiều nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực và trên thế giới là: giảm nguồn thu từ các dịch vụ cơ bản của du lịch, thu hút du khách bằng các tour giá rẻ, phát triển các hãng hàng không giá rẻ. Tuy nhiên, trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch, tiền thu từ hoạt động mua sắm là chính chứ không phải chi phí khách sạn hay chi phí tour. Ví dụ như Thái Lan có những chiến dịch tạm thời hạ giá khách sạn thì đồng thời cũng có những biện pháp để tăng thu từ kinh doanh bán hàng, từ đó điều tiết trở lại cho phía khách sạn. Trong khi đó, Singapore lại áp dụng phương thức hạ giá “hàng hiệu” (brand – name) một tuần lễ để thu hút khách đến mua sắm, tạo nguồn thu từ đó và cũng nhằm giải quyết việc làm cho lao động trong nước. Malaysia cũng thu hút một lượng du khách rất lớn với du lịch mua sắm. Hàng năm vào mùa hè, trên tất cả các bang của Malaysia đều có chương trình giảm giá cho tất cả các loại hàng hóa trong các ngày lễ hội lớn như Hari Raya, Deepavali, Lễ Giáng sinh, Tết Cổ truyền. Nổi bật nhất là lễ hội “Malaysia muôn màu” (Colour of Malaysia) và “Siêu giảm giá” (Mega Sales Carnival) diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9, trong đó tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ đều được giảm giá từ 10-80%. Đây là dịp để các du khách trong khu vực đổ đến Maylaysia mua sắm. Có thể nói, du lịch và thương mại cùng với nhiều ngành kinh tế khác tại các nước này gắn bó hữu cơ vì sự sống còn của nhau. Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch.

Cụ thể đối với tour du lịch “Hà Nội – Bangkok, Pattaya 5 ngày 4 đêm”, một nhân viên điều hành du lịch cho biết: giá tour trọn gới chào bán cho khách năm 2023 – 2024 dao động trong khoảng trên dưới 250 USD. Nhân viên này tiết lộ: trong giá bán đó thì vé máy bay khứ hồi khoảng 85 – 125 USD/khách tùy từng thời điểm, thuế sân bay phía Việt Nam là 14 USD, tiền landtour (ăn uống, nghỉ khách sạ 3 sao, vé tham quan, hướng dẫn viên người Thái nói tiếng Việt, phương tiện vận chuyển tại Thái Lan) là khoảng 60 – 65 USD. Ta thấy toàn bộ chi phí cho 1 du khách trong 5 ngày 4 đêm tại Thái Lan chỉ là 60 – 65 USD (trong khi giá trung bình cho 1 phòng khách sạn 3 sao đã là 20 – 30 USD/ngày đêm), như vậy ngành du lịch của Thái Lan dường như có doanh thu bằng 0 và thiệt hại lớn. Tuy nhiên du lịch Thái Lan vẫn “ăn nên làm ra” và phát triển mạnh là nhờ chính sách: coi giá tour như “cho không” để mời gọi du khách vào Thái, trích lợi nhuận từ các dịch vụ mua sắm, giải trí để bù đắp chi phí. Hầu hết những ai đã đi tour du lịch này đều được hướng dẫn viên giới thiệu đến Khu triển lãm cá sấu tại Bangkok (có thể mua các sản phẩm làm từ da cá sấu), Trung tâm vàng bạc đá quý tại Pattaya (để mua trang sức bằng ngọc, vàng…), được giới thiệu về mật ong, cao hổ cốt v.v… của vùng Tam giác vàng. Bên cạnh đó là các hoạt động giải trí với giá vé không hề rẻ như trò nhảy dù, lướt ván, lặn biển tại Đảo san hô, xem Tiffany show (chương trình biểu diễn của những người chuyển đổi giới tính), sex show v.v….

Thậm chí, việc đưa du khách vào các trung tâm mua sắm đã trở thành quy định bắt buộc đối với ngành du lịch của Trung Quốc. Trong các chương trình tour, bên cạnh các điểm tham quan, du khách bắt buộc phải các trung tâm bán trà, thuốc bắc hay các khu sản xuất sản phẩm lụa. Du khách có thể không mua gì nhưng không hề có thái độ khó chịu, hay là kiểu “quây”, “tù” du khách như ở Việt Nam. Ví dụ như khi du khách vào trung tâm sản xuất và bán sản phẩm lụa, sẽ có nhân viên với nụ cười niềm nở mời nước, sau đó du khách được mời vào showroom xem trình diễn thời trang, rồi sau đó được mời đi xem tất cả các công đoạn dệt lụa, từ khâu nuôi tằm, chọn kén, ươm tơ … Mặc dù không bị ép buộc mua, mặc dù ban đầu có đôi chút khó chịu vì phải vào điểm dừng chân ngoài chương trình, nhưng do cách làm khéo léo nói trên, hầu hết các du khách đều bị thuyết phục, vui lòng mua một vài sản phẩm, có khi là những tấm vải, váy áo rất đắt tiền, cũng có khi là vài chiếc quạt, khăn, túi … bằng lụa về làm quà cho bạn bè và người thân. Đương nhiên, lợi nhuận từ việc bán hàng phải trích lại để đóng góp cho ngành du lịch.

Đó là những kinh nghiệm làm du lịch của các nước trong khu vực mà Việt Nam rất cần học tập. Du khách bị thu hút vì giá tour quá rẻ, nhưng tổng số tiền mà họ chi thì lại lớn, họ “bị móc túi” mà vẫn cảm thấy hài lòng. Vì vậy, mặc dù giá tour vào Thái Lan rất thấp, nhưng thu hút được nhiều du khách và khách lại có xu hướng lưu lại dài ngày. Theo ước tính của Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan, năm 2023, trung bình 1 du khách quốc tế lưu trú tại nước này 8,1 ngày và tiêu 4.150 baht/ngày (tương đương 115,28 USD) (xem phụ lục 2). Như vậy, tiêu dùng trung bình là 933,77 USD/ lượt khách năm 2023. Mức chi tiêu này có vẻ thấp hơn con số thống kê của Việt Nam (1283,3 USD), nhưng là bởi vì giá các khoản chi dành cho du lịch tại Việt Nam còn rất cao, giống như việc chúng ta bán đắt và chỉ được 1 lần, còn đối thủ cạnh tranh của ta bán rẻ và khách sẽ còn trở lại với họ nhiều lần sau. Qua khảo sát một số công ty du lịch lớn của Thái Lan như Donna Tour Co., Ltd (địa chỉ: 14 Sun wichai Soi 6 Nwe Petchburi Road, Huay-Kwang Bangkok 10320, Thailand, tel: (662)319-3032-5, fax (662) 318-5774, email: dntour@ksc.th), hay Global Holiday Co., Ltd (địa chỉ: 553-555 Tanurat Road, Tungwatdon, Sathorn, Bangkok 10120 Thailand, Tel (662) 287-2108-9, fax: (662) 676-0609, email: neeracha@globalholidayth, website: www. globalholidayth), giá tour trung bình Bangkok – Hà Nội, Hạ Long 5 ngày 4 đêm đi bằng máy bay là 430 USD/khách (đắt gần gấp 2 lần giá tour từ Việt Nam sang Thái Lan). Với mức chi tiêu trung bình 1 lượt khách là khoảng 933,77 USD nhưng Thái Lan đón khoảng 13,38 triệu lượt khách năm 2023 (so với hơn 3,4 triệu lượt khách của Việt Nam). Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch.

  • Đối với khách đi theo tour

Bảng 9. Chi tiêu (ngoài tour) bình quân 1 lượt khách quốc tế (đối với khách đi theo tour)

Đối với du khách đi theo tour, chi tiêu (ngoài tour) bình quân 1 lượt khách năm 2023 là 354,4USD, tăng 23% so với năm 2021. Trong đó, các khoản chi tăng lên là thuê phòng (tăng 40,5%), tham quan (17,1%), mua sắm (34,4%), y tế (46,4%), vui chơi giải trí tăng cao nhất với 86,4%. Xét về tốc độ tăng thì nhóm khách đi theo tour có mức tăng chi dành cho vui chơi giải trí cao hơn so với nhóm khách tự tổ chức chuyến đi, tuy nhiên xét về tổng số tiền thì lại chỉ bằng khoảng 60% so với nhóm khách tự tổ chức chuyến đi. Các khoản chi khác giảm là ăn uống (giảm 16,6%), đi lại tại Việt Nam (14,8%), chi khác (19,2%)

Về cơ cấu chi tiêu, năm 2021, khoản chi (ngoài tour) cho du lịch bình quân 1 lượt khách quốc tế là 28%, chi ngoài du lịch là 72%. Năm 2023, chi cho du lịch là 25%, chi ngoài du lịch là 75%. Cơ cấu chi tiêu của nhóm khách đi theo tour có sự khác biệt so với nhóm khách tự tổ chức chuyến đi là do: số tiền du khách trả để mua tour không được thống kê. Chỉ những khoản chi phát sinh mà du khách phải chi trả thêm tại Việt Nam mới được tính đến (ví dụ, cùng là tiền thuê phòng nhưng đối với du khách tự tổ chức chuyến đi, đó là toàn bộ tiền họ trả cho cơ sở lưu trú. Đối với du khách đi theo tour, đó chỉ là khoản phát sinh thêm ngoài tiền phòng đã tính trong giá tour. Tương tự như vậy đối với tiền ăn uống, đi lại, tham quan).

Riêng tiền mua sắm của 2 nhóm khách này gần như tương đương.

  • Khách nội địa

Đối với khách tự sắp xếp chuyến đi

Bảng 10. Chi tiêu bình quân 1 lượt khách nội địa (đối với khách tự sắp xếp chuyến đi)

Đối với du khách nội địa tự sắp xếp chuyến chuyến đi, năm 2023, chi tiêu bình quân 1 lượt khách là 1.771.700 đồng, tăng 16,4% so với năm 2021. Các khoản chi tăng là thuê phòng (tăng 6,9%), ăn uống (30,6%), đi lại (30,9%), mua sắm (15%), y tế tăng cao nhất với 95,1%. Các khoản chi giảm là tham quan (giảm 3,8%), vui chơi giải trí (0,8%), chi khác (17,1%)

Xét về cơ cấu chi tiêu của du khách, năm 2021, bình quân 1 lượt khách nội địa chi 72% cho du lịch, 28% dành cho các khoản ngoài du lịch. Năm 2023, con số này là 75% dành cho du lịch và 25% dành cho các khoản ngoài du lịch.

  • Đối với khách đi theo tour

Bảng 11:  Chi tiêu (ngoài tour) bình quân 1 lượt khách nội địa (đối với khách đi theo tour)

Đối với khách nội địa đi theo tour, năm 2023 bình quân 1 lượt khách chi ngoài tour là 843.500 đồng, tăng 29,9% so với năm 2021. Các khoản chi tăng là ăn uống (tăng 41%), tham quan (2,5%), mua sắm (26,6%), vui chơi giải trí (26,1%). Trong đó đặc biệt có nhiều khoản chi tăng hơn gấp 2 lần như: thuê phòng (tăng 151,6%), đi lại (176,5%), y tế (150,6%). Riêng các khoản chi khác giảm 8,8%.  Về cơ cấu chi tiêu của du khách, năm 2021, bình quân 1 lượt khách nội địa chi 21% tổng số tiền cho du lịch, 79% cho các khoản ngoài du lịch. Năm 2023, du khách chi 27% cho du lịch và 73% cho các khoản ngoài du lịch.

2.2.2. Tiêu dùng của du khách năm 2023 Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch.

Từ kết quả khảo sát chi tiêu của du khách năm 2023, ta có thể tính được mức chi tiêu trung bình của 1 khách cũng như tiêu dùng du lịch của khách quốc tế và nội địa năm 2023 như sau:

2.2.2.1. Khách quốc tế

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2023 là 3.477.500 lượt người [2;3], tổng lượng khách quốc tế được điều tra là 8.195 lượt người

Chi tiêu trung bình của 1 khách tự sắp xếp chuyến đi: 1283,3 USD, trong đó lượng khách này là 4713 lượt người.

Chi tiêu (ngoài tour) trung bình của 1 khách đi theo tour: 354,4 USD, trong đó lượng khách này là 3482 lượt người. Do kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê không có số liệu về số tiền mà du khách trả cho công ty tổ chức tour du lịch nên người viết sử dụng tỷ lệ tiền dành cho mục đích du lịch trong cơ cấu chi tiêu của khách không đi theo tour để tính toán. Cụ thể như sau:

Bảng 12: Cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế tự do và khách đi theo tour năm 2023

  • Gọi x1 là chi tiêu trung bình của khách quốc tế đi theo tour, ta có: x1 = 1283,3 x 0,7+ 354,4 x 0,77 = 1171,2 (USD)
  • Áp dụng các công thức của mô hình khảo sát du khách, gọi c 1 là chi tiêu trung bình của khách quốc tế, T1 là tiêu dùng của khách quốc tế năm  2023, ta có: T1  =   3477500 x 1235,67 = 4.297.040.579 (USD)

2.2.2.2. Khách nội địa

  • Lượng khách nội địa năm 2023 là 16.345.000 lượt người [2;3], tổng lượng khách nội địa được điều tra là  25.261 lượt người
  • Chi tiêu trung bình của 1 khách tự sắp xếp chuyến đi là 1771,7 nghìn đồng, trong đó lượng khách này là 22170 lượt người.
  • Chi tiêu (ngoài tour) trung bình của 1 khách đi theo tour là 843,5 nghìn đồng, trong đó lượng khách này là 2991 lượt người. Tương tự đối với khách quốc tế, ta có:

Bảng 13: Cơ cấu chi tiêu của khách nội địa tự do và khách đi theo tour năm 2023

  • Gọi x2 là mức chi tiêu trung bình của khách nội địa đi theo tour du lịch x2 = 1771,7 x 0,75 + 843,5 x 0,73 = 1944,53 (nghìn đồng) Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch.
  • Gọi c 2 là mức chi tiêu trung bình, T2 là tiêu dùng của khách nội địa năm 2023, ta có:

2.2.3. Ước lượng hiệu quả kinh tế của du lịch

Theo kết quả khảo sát chi tiêu của hộ gia đình năm 2023 do Tổng cục thống kê tiến hành đối với cỡ mẫu là 9300 hộ gia đình, thu được kết quả: thu nhập sau thuế trung bình của một hộ là 484,38 nghìn đồng [5;5], chi tiêu sau thuế là 359,69 nghìn đồng [5;12]. áp dụng công thức tính hệ số nhân Keynes, ta có:

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta là nền kinh tế mở và có sự can thiệp của chính phủ, để ước lượng hiệu quả kinh tế của du lịch, cần áp dụng hệ số nhân Keynes loại 2. Tuy nhiên do điều kiện nguồn số liệu hạn chế nên tác giả sử dụng hệ số nhân Keynes loại 1. Tổng hợp từ các báo cáo và số liệu năm 2023 của Tổng cục Thống kê, đầu tư năm 2023 đối với khối khách sạn và nhà hàng ước tính là 5900 tỷ đồng [10;8], chi tiêu của chính phủ dành cho khối khách sạn và nhà hàng ước tính là 331,08 tỷ đồng [6;4], tiêu dùng của khách quốc tế là 4.297.040.579USD, tương đương khoảng 68.752,649 tỷ đồng

Như vậy đóng góp cho GDP của kinh tế du lịch năm 2023 ước tính là 74983,729 tỷ đồng, tương đương khoảng 4686,483 triệu USD. (Tuy nhiên con số này chỉ là ước tính do sự hạn chế về nguồn số liệu. Số liệu về đầu tư và chi tiêu của chính phủ chỉ được thống kê chủ yếu trong khối khách sạn và nhà hàng, trong khi đó các chỉ số t – mức thuế cận biên và MPZ – khuynh hướng tiêu dùng biên hàng nhập khẩu cũng chưa được tính đến).

2.3. Ảnh hưởng ngoại biên về kinh tế của du lịch trong giai đoạn hiện nay

2.3.1. Những thành tựu 

Quý I năm 2024, Việt Nam đã thu hút khoảng một triệu lượt khách. Dư luận quốc tế liên tục đánh giá nước ta là điểm đến thân thiện, an toàn. Ngành du lịch đã dần khẳng định được vai trò, vị trí là một nền kinh tế  mũi nhọn.

Sau khủng hoảng kinh tế khu vực năm 2015 và mặc dù chịu ảnh hưởng của bệnh dịch, thiên tai và chiến tranh ở các khu vực trên thế giới, ngành du lịch Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Trong 15 năm qua, lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng cao với 2 con số (trung bình mỗi năm tăng trên 10%). Du khách quốc tế tăng 11 lần từ 250 nghìn lượt trong năm 1990 lên đến 3,4 triệu lượt trong năm 2023. Khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần từ 1 triệu lượt năm 1990 lên hơn 16 triệu lượt khách năm 2023 với thu nhập du lịch đạt hơn 30 nghìn tỷ đồng, vượt chỉ tiêu đề ra [2;4].

Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động du lịch góp phần xóa đói giảm  nghèo, nâng cao mức sống và làm giàu cho xã hội. Du lịch phát triển đã tăng tỷ trọng GDP của ngành và khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân, đồng thời thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhất là ở các trung tâm du lịch như Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long … Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch.

Du lịch tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển, khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, mở rộng giao lưu giữa các vùng miền trong và ngoài nước, giao lưu văn hóa, nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, bảo đảm  an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.  Hoạt động du lịch hiện đã tạo ra việc làm cho hơn 234 nghìn lao động trực tiếp và khoảng 510 nghìn lao động gián tiếp của nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ [2;4]. Thông qua du lịch, nhiều di tích, di sản được trùng tu từ nguồn thu du lịch và các nguồn vốn xã hội được huy động, tạo nên ý thức và trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hóa đến các tầng lớp nhân dân và du khách, tăng thêm tính hấp dẫn cho du lịch.

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành du lịch phối hợp với các bộ, ngành hữu quan và các địa phương trong tham mưu xây dựng và hoàn thành hệ thống cơ chế, chính sách lớn về du lịch, các văn bản hướng dẫn, chương trình hành động quốc gia về du lịch “Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2019-2010”… và nhiều chủ trương chính sách khác.

Luật Du lịch có hiệu lực từ tháng 1/2024 và đang được triển khai thực hiện trong cả nước, là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động du lịch. Nhận thức và những quan điểm về du lịch cũng được nâng cao, gắn với công tác đổi mới bộ máy, năng lực quản lý Nhà nước về du lịch, kiện toàn hệ thống kinh doanh thích nghi dần với cơ chế quản lý mới. Hoạt động du lịch hiện thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

Tính đến nay, cả nước có khoảng hơn 6000 cơ sở kinh doanh lưu trú với hơn 130 nghìn buồng, phòng, trong đó có hơn 2570 cơ sở được xếp hạng đạt tiêu chuẩn đến 5 sao, 400 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Các địa phương có số doanh nghiệp lữ hành quốc tế nhiều nhất là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng và Hải Phòng. Số doanh nghiệp lữ hành nội địa đạt hơn 10 nghìn doanh nghiệp [2;5]. Các cơ sở kinh doanh vận chuyển du lịch cũng có xu hướng phát triển mạnh. Ngoài ra, tại các địa phương, còn có hàng nghìn hộ tư nhân tham gia kinh doanh du lịch.

Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp du lịch nhà nước được quan tâm đẩy mạnh. Đế án sắp xếp lại doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai theo hướng để lại 4 công ty mẹ – công ty con trên cơ sở 8 công ty; cổ phần hóa các công ty hiện có. Cả nước đã cổ phần được hơn 100 doanh nghiệp du lịch, tạo điều kiện để các công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Ngành du lịch và các địa phương huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Trong giai đoạn 2018-2023, Chính phủ đã cấp 2146 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm với 385 dự án và phân bổ đầu tư hạ tầng cho 62 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách Nhà nước khuyến khích địa phương và các thành phần kinh tế đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho các cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Ngành cũng đã thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến hết năm 2023, cả nước có 190 dự án với tổng vốn đăng ký là 4,64 tỷ USD ở 29 tỉnh, thành phố. Cùng với dự án phát triển nguồn nhân lực của Luxembourg có số vốn hơn 10 triệu euro và dự án do EU tài trợ với số vốn khoảng 12 triệu euro. Tổng cục Du lịch đã tiếp nhận và điều hành dự án “Phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong” do ADB tài trợ với khoản kinh phí 12,2 triệu USD (8,47 triệu USD là vốn vay ưu đãi) tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long [2;5]. Bên cạnh đó, bước đầu các doanh nghiệp du lịch Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn. Tuy dự án đầu tư ra nước ngoài chưa nhiều, quy mô nhỏ nhưng đây là hướng đi đúng, đạt hiệu quả và phù hợp xu hướng chung của hội nhập kinh tế thế giới. Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch.

Việt Nam hiện có quy chế miễn thị thực cho công dân các nước Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nước Bắc Âu. Việc cấp thị thực cho du khách được đa dạng hóa như cấp trực tiếp tại đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, tại cửa khẩu quốc tế cho khách váo không quá 15 ngày. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho quá trình tăng trưởng lượng du khách đến nước ta thời gian qua.

Ngành du lịch chú trọng xây dựng nhiều tuyến du lịch đi bộ, đường sông, đường biển, nối các tuyến điểm du lịch, khu du lịch ở các vùng, miền, khai thác thế mạnh tiềm năng mang tính liên vùng, liên ngành và hình thành các loại hình du lịch mới như trekking, leo núi, lặn biển, thám hiểm hang động, du lịch xuyên Việt bằng xe đạp, mô tô, du lịch đồng quê, trở về cội nguồn, du lịch sông nước miệt vườn, du lịch sinh thái nhân văn kết hợp thể thao vv…Việc khảo sát tuyến du lịch đường bộ tại các tỉnh miền Trung và tuyến, điểm du lịch của nước bạn Lào, Thái Lan, Campuchia đã được một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế tổ chức thí điểm cho hơn 20 đoàn bao gồm 388 xe ô tô caravan và hơn 1000 du khách Thái Lan vào Việt Nam du lịch. Đây là cơ sở thuận lợi để phát triển du lịch đường bộ giữa Việt Nam và các nước.

Trong những năm gần đây và nhất là đầu năm 2024, nước ta là điểm đến lôi cuốn du khách đường biển với hàng chục chuyến tàu du lịch biển chở theo hàng nghìn du khách liên tục cập cảng Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh và Phú Quốc. Cùng với việc khuyến khích, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, trực tiếp xây dựng các chương trình du lịch mới, ngành du lịch và các địa phương còn tổ chức thành công nhiều sự kiện du lịch hàng năm như các chương trình: Năm du lịch Hạ Long, Điện Biên Phủ, Nghệ An, Quảng Nam và Thái Nguyên, cùng nhiều lễ hội, liên hoan du lịch ở khắp các miền đất nước. Các sự kiện, chương trình này góp phần định hướng đầu tư phát triển sản phẩm và loại hình du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng đa dạng, chất lượng và hiệu quả.

2.3.2. Những hạn chế Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch.

Bên cạnh những thành tựu nói trên của du lịch Việt Nam, không thể phủ nhận nhiều yếu kém, khó khăn và hạn chế đang thực sự là rào cản trong quá trình phát triển của ngành, đặc biệt trong bối cảnh nước ta gia nhập WTO – Tổ chức Thương mại Thế giới và từng bước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu với nhiều cạnh tranh, thách thức.

Du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn đầu gia nhập WTO, cho nên phải vừa hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế. Vì vậy có nhiều hạn chế và khó khăn trong khi hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh. Thực tế năng lực cạnh tranh của du lịch nước ta còn thấp bởi dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ còn kém, giá cả cao, sản phẩm du lịch ít phong phú. Hệ quả là du lịch nước ta chưa giữ chân được khách và kéo dài được thời gian lưu trú của họ, tỷ lệ du khách quay trở lại lần hai còn thấp. Hội nhập sẽ tạo áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Đội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ cũng như nghiệp vụ, kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chuyên môn cao.   Cụ thể đối với lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch, còn tồn tại nhiều bất cập ảnh hưởng tiêu cực đối với số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ này.

  • Đào tạo đầu vào:

Lao động đang làm việc trong ngành du lịch hiện nay được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau và trong những giai đoạn khác nhau. Năm 1972, trường đào tạo nghề chính quy xuất hiện đầu tiên. Tiếp theo là sự ra đời 3 trường nghiệp vụ đào tạo cán bộ – nhân viên từ sơ cấp đến trung học (trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hà Nội, trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu, trường Nghiệp vụ Du lịch thành phố Hồ Chí Minh). Sau năm 1986, công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu đáng phấn khởi, kinh tế tăng trưởng, chính trị ổn định, đường lối ngoại giao đa dạng hóa, đa phương hóa. Nhờ vậy, ngành du lịch cũng có những khởi sắc và tiến bộ đáng kể. Nguồn đào tạo chủ yếu là từ các trường đại học, cao đẳng và nghiệp vụ du lịch trong cả nước. Đào tạo lao động cho kinh doanh du lịch đã có một hệ thống các cơ sở đào tạo, từ đào tạo nghề cho đến trung học, cao đẳng, đại học và trên đại học của các bộ, ngành, thành phố, đoàn thể, các công ty du lịch lớn. Cơ sở đầu tiên đào tạo đại học về du lịch là trường Đại học Kinh tế Quốc dân (1987). Sau đó là trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Đà Nẵng (khoa Kinh tế). Hiện nay có rất nhiều trường đại học có khoa đào tạo chuyên ngành du lịch trải suốt Bắc – Trung – Nam: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội), Đại học Văn hóa, Đại học Thương mại, Viện Đại học Mở Hà Nội, vv… Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch.

Về đào tạo nghiệp vụ có các trường của Tổng cục Du lịch như: Trường Du lịch Hà Nội, trường Du lịch Vũng Tàu, trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Huế… Trong những năm qua, được sự hợp tác giúp đỡ của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế như OMT, PATA, EU…, các nước như Singapore, Luxembourg, Canada, Đức, Nhật Bản, Australia, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Thái Lan, Indonesia…, đặc biệt với sự tài trợ của Công quốc Luxembourg trong dự án VIE/002, các trường này đã được nâng cấp về cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo đội ngũ giáo viên và xây dựng chương trình đào tạo chuẩn quốc gia. Vì vậy, bước đầu đã tạo tiền đề cho công tác đào tạo chuyên ngành ở bậc trung học và công nhân kỹ thuật ngày càng có chất lượng cao. Ngoài ra còn có một số trường cao đẳng, trung học dạy nghề của các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng và một số tỉnh khác.

Với hệ thống các cơ sở đào tạo như trên và các hình thức đào tạo đa dạng như dài hạn, ngắn hạn, đào tạo chính quy, đào tạo tại chức, đào tạo trong nước và ở nước ngoài vv…, thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong kinh doanh du lịch, thỏa mãn phần nào nhu cầu xã hội. Các cơ sở dạy nghề và đào tạo hàng năm cung cấp cho ngành du lịch khoảng 4500 công nhân kỹ thuật và hàng hàng nghìn cử nhân.

  • Đào tạo lại:

Du lịch phát triển kèm theo nhu cầu lớn về lực lượng lao động. Vì vậy, không tránh khỏi có sự chuyển ngang, chuyển tắt, đào tạo chắp vá, tạo nên một bộ phận không nhỏ các cán bộ nhân viên trong các tổ chức kinh doanh du lịch ở nước ta hiện nay, non yếu về nghiệp vụ và không nắm được đặc tính kinh doanh của ngành. Nhiều liên doanh với nước ngoài thả sức thu hút, nài kéo, tuyển chọn nhân viên từ các nguồn, kể cả các cơ quan Nhà nước với  mức lương hấp dẫn. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thì “bòn rút chất xám”, khai thác lao động nhưng thiếu quan tâm đến mặt đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho đội ngũ lao động. Nhiều doanh nghiệp làm ăn có bài bản thì mời các chuyên gia về hướng dẫn cho từng môn (bếp, bàn, buồng…). Tuy vậy, kiến thức cũng hết sức rời rạc, bởi thiếu đi nhiều môn bổ trợ, hoặc thời gian thực tập cũng không đủ để người học được làm quen với thực tiễn.

Mặt khác, nền kinh tế có mức tăng trưởng cao càng thúc đẩy du lịch phát triển, không chỉ có khách du lịch quốc tế mà lượng khách nội địa cũng gia tăng do đời sống của nhân dân được nâng cao và nhu cầu mở mang dân trí. Du lịch được mở ra ở tất cả các thành phần kinh tế. Nếu không được truyền thụ về tri thức quản lý ngành thì sự tác hại của nó sẽ có thể làm tổn thất lâu dài đến hiệu quả kinh doanh du lịch, vốn nhạy cảm với tiêu dùng xã hội. Cho nên sự phát triển bề rộng của ngành đồng nghĩa với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là văn hóa du lịch. Bởi vậy, bồi dưỡng lao động trong kinh doanh là một yêu cầu khách quan trong quá trình phát huy sức mạnh từ nội lực.  Trong thời gian qua, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo và các lớp bỗi dưỡng cho cán bộ nhân viên của ngành. Một số Sở Du lịch, Sở Thương mại – Du lịch, một số doanh nghiệp đã chủ động đào tạo lại và bồi dưỡng lao động dưới nhiều hình thức: Hội thảo, thi nâng cao tay nghề, nâng bậc, đi tham quan học tập trong và ngoài nước, mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy. Bản thân cán bộ, nhân viên cũng có ý thức hơn trong tự đào tạo, chất lượng đào tạo bồi dưỡng tốt hơn. Mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam là đến năm 2015 sẽ có thêm 10 trường đào tạo chuyên ngành du lịch, những trường này tập trung ở vùng trọng điểm về du lịch của Việt Nam như vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung – Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ. Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch.

Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng lao động trong kinh doanh du lịch, song do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do chưa có sự quản lý thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ của các cơ quan hữu trách, cho nên công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động trong kinh doanh du lịch ở nước ta thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề đặt ra.

Thứ nhất, do công tác nghiên cứu, dự báo về lao động chưa được quan tâm thỏa đáng nên nhiều cơ sở và trung tâm đào tạo chưa xác định rõ mục tiêu đào tạo. Nhiều cơ sở đào tạo chưa xác định rõ mục tiêu đào tạo cụ thể: quản lý nhà nước, quản lý kinh tế du lịch hay quản trị kinh doanh du lịch nói chung, hay chuyên sâu hơn là quản trị kinh doanh khách sạn, nhà hàng, quản trị kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên du lịch … Do đó dẫn đến việc xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình giảng dạy không đồng nhất, còn nhiều chắp vá, chưa cập nhật kiến thức hiện đại trên cơ sở thực tế yêu cầu. Chương trình đôi khi còn mang tính thử nghiệm hoặc vận dụng máy móc các chương trình đào tạo của nước ngoài. Theo kết quả điều tra, khi hỏi sinh viên một số trường sẽ làm gì, ở đâu thì phần lớn đều trả lời là tuỳ cảnh ngộ, đến lúc ra trường xin được việc gì, liệu sức làm được, có thu nhập thì làm. Và vì vậy, không ít sinh viên không hứng thú với các môn học nghiệp vụ. Đối với nhiều người học, gần như ngoại ngữ là cứu cánh duy nhất khi ra trường để xin việc

Thứ hai, cơ cấu đào tạo hiện nay giữa các ngành nghề, loại hình đào tạo còn bất hợp lý. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do sự điều tiết của Nhà nước về đào tạo, lao động cho kinh doanh du lịch chưa hiệu quả, thể hiện ở chỗ:  Việc điều tiết, quản lý, giám sát thực hiện các chỉ tiêu tuyển sinh ở các bậc học, ngành học còn nhiều bất hợp lý. Các trường học, ngành học mở rộng hoặc thu hút chỉ tiêu tuyển sinh tùy ý, dẫn tới tình trạng những cơ sở đào tạo hiện nay vẫn nghiêng về đào tạo lao động ở chiều rộng mà chưa tập trung đào tạo lao động nghiệp vụ theo nghề chuyên sâu. Ví dụ, đào tạo về lữ hành, các trường chỉ tập trung chủ yếu vào 2 chuyên ngành: quản trị lữ hành và hướng dẫn. Hoạt động kinh doanh lữ hành do đặc điểm của kinh doanh lữ hành là gọn nhẹ nên nhu cầu về hướng dẫn viên nhiều hơn so với cán bộ quản lý hay marketing, trong khi đó, số lượng sinh viên học về chuyên ngành hướng dẫn lại chưa nhiều. Tình trạng này tất yếu dẫn đến thất nghiệp cơ cấu trong ngành du lịch, có nghĩa là vừa thừa lao động ở nghề này vừa thiếu lao động ở nghề kia, đương nhiên chất lượng phục vụ không đảm bảo, không tạo được sự kích thích vươn lên của người lao động. Điều này một mặt là do chính sách tuyển dụng chưa đặt ra yêu cầu tuyển từng vị trí công việc, nhưng mặt khác muốn tuyển cũng không phải thị trường lao động đã đáp ứng ngay cả về số lượng và chất lượng.

Các chính sách, biện pháp khuyến khích theo học những ngành học, khối ngành học mà xã hội cần nhưng bản thân đối tượng học không muốn học theo khối, học chưa có hiệu quả. Chẳng hạn như ở trường Đại học Thương mại trước đây ưu tiên tuyển sinh viên khá giỏi vào khoa Ăn uống công cộng (trong thời gian còn thi chuyển giai đoạn) nhưng do chương trình đào tạo khó và dài hơn các chuyên ngành khác trong trường nên sinh viên khá giỏi không đăng ký vào học.

Hiện nay khoa Khách sạn và Du lịch của trường lại chấp nhận những sinh viên có học lực thấp hơn các chuyên ngành khác, do vậy chất lượng đào tạo phần nào cũng bị hạn chế. Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch.

Việc mở rộng tràn lan các loại hình đào tạo cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Một số chế độ chính sách đã ban hành đến nay có những điểm không phù hợp hoặc thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể nên chưa khuyến khích người lao động trong các doanh nghiệp du lịch bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề. Có doanh nghiệp, công ty do hạn chế về kinh phí đào tạo, do khó bố trí sắp xếp để lao động có điều kiện đi học theo hình thức tập trung nên không có điều kiện cử người tách hẳn công việc để đi học. Thậm chí doanh nghiệp có nguồn kinh phí nhưng không dám chi cho lao động đi đào tạo mà có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào “xã hội”, dùng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, tăng giá tiền công lao động là có thợ giỏi, nhân viên giỏi. Bên cạnh đó, tính hình thức còn biểu hiện ở chỗ có những người có đủ điều kiện đi học bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nhưng vì kiến thức không thật sát với công việc của họ nên chỉ chỉ đang ký ghi tên theo học, còn kiến thức, nghiệp vụ thì thu nhận được không nhiều.

Thứ ba, nhìn chung cả Nhà nước và các trường chưa ưu tiên đúng mức cho giáo dục và đào tạo du lịch, chi phí cho đào tạo du lịch cũng giống như đào tạo các chuyên ngành khác mà chưa tính đến đặc thù của ngành du lịch. Đầu tư thấp dẫn đến thiếu phương tiện dạy và học tối thiểu, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy và học tập ở các trường còn lạc hậu, nhất là thiếu các phương tiện giảng dạy hiện đại và phương tiện thực hành cho sinh viên. Bởi vì, giá thành đào tạo ngành du lịch nói chung và khách sạn nói riêng là cao hơn so với đào tạo nhiều ngành kinh tế, kỹ thuật khác. Trong quá trình đào tạo đòi hỏi phải có lượng kinh phí khá lớn phục vụ cho thực hành và tham quan, thực tập nhận thức của sinh viên. Nếu tính cả chi phí đầu tư ban đầu cho phòng học và trang thiết bị tương tự như thế thì trường đào tạo về du lịch còn đòi hỏi kinh phí cao hơn. Song, nguồn kinh phí này thường được cấp thấp hơn nhiều so với yêu cầu, trong khi học phí của sinh viên lại không được thu cao hơn so với quy định. Đối với các trường trung học và dạy nghề chuyên ngành khá đồng nhất, còn đối với các trường đại học có đào tạo du lịch thường là không được chú ý hoặc chú ý không đầy đủ khi nhìn nhận về mức chí phí cấp cho đào tạo. Nếu các cơ sở đào tạo tự cân đối thu – chi, thì một mặt về khách quan sinh viên sẽ đổ xô vào các ngành có khả năng dễ xin việc hơn như tài chính kế toán, quản trị kinh doanh… và chi phí đào tạo của các chuyên ngành này nhìn chung cũng thấp hơn so với đào tạo du lịch.

Thứ tư, đội ngũ giáo viên ở các trường còn yếu, thiếu về số lượng (do sự gia tăng lượng tuyển sinh), và năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học; chưa có chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên với quy mô, tiêu chuẩn thống nhất đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề du lịch và khách sạn (ngoại trừ sự giúp đỡ của dự án VIE/002 cho một số trường). Ngoài ra, giáo viên chưa được hưởng chính sách ưu đãi (nhất là với những giáo viên chủ chốt) về lương, phụ cấp và các điều kiện khác để họ có thể yên tâm công tác và thực sự thiết tha với nghề nghiệp. Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch.

Thứ năm, đứng về phía các doanh nghiệp du lịch hiện nay, hầu như họ đứng ngoài lĩnh vực đào tạo. Nhiều doanh nghiệp e ngại, thậm chí từ chối việc tiếp nhận sinh viên đến thực tập tại cơ sở mình. Không muốn để sinh viên tiếp xúc với thực tế vì nhiều doanh nghiệp sợ lộ bí mật kinh doanh. Mặt khác, vì sinh viên chưa có kinh nghiệm nên họ sợ bị ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp thường tiếp nhận sinh viên thực tập theo kiểu theo kiểu sinh viên đến thì cung cấp tài liệu (tài liệu công khai), “sai vặt”, còn miễn tham gia vào công việc thực tế. Cũng chính từ những tồn tại trên đã dẫn đến việc sinh viên buông lỏng, lơi là và coi nhẹ vấn đề thực tập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đào tạo. Trong khi đó, đầu ra của đào tạo (sinh viên, công nhân ra trường) là đầu vào của doanh nghiệp, và hệ quả là các doanh nghiệp chắc chắn sẽ có hiệu quả sử dụng lao động thấp.

Thứ sáu, chưa tận dụng tốt công nghệ thông tin và công nghệ mới về giáo dục và đào tạo, thể hiện trong phương pháp, phương tiện dạy và học. Chưa tích cực tìm tài trợ quốc tế để củng cố, nâng cấp, phát triển cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học hiện đại. Vì vậy, sau khi ra trường về làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch, lực lượng lao động du lịch của ta hầu như còn bỡ ngỡ khi khai thác và sử dụng công nghệ thông tin được áp dụng vào các nghiệp vụ du lịch như: lập chương trình du lịch, tính giá, điều hành, lập hóa đơn trong doanh nghiệp lữ hành, quản lý buồng phòng đối với bộ phận lễ tân khách sạn, phần mềm đặt phòng, thanh toán trong khách sạn…

Thứ bảy, một bộ phận người lao động chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề nên còn thờ ơ, chưa thực sự cố gắng hoặc tận dụng những điều kiện đã có để tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ của bản thân.

Thứ tám, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực từ việc tuyển sinh, chương trình đào tạo, giáo trình, giáo viên, kiểm tra, thi, cấp văn bằng chứng chỉ…của các cấp, ngành liên quan như Tổng cục Du lịch và Bộ Giáo dục – Đào tạo chưa thường xuyên, liên tục và chưa có sự gắn kết chặt chẽ. Vì vậy, chưa tìm ra được những biện pháp kịp thời nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng của tất cả các khâu trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch.

Quá trình hội nhập, mở cửa cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lý hiệu quả. Du lịch là một ngành thứ nguyên, sự phát triển của du lịch cần có nền tảng là sự phát triển của các ngành kinh tế khác, đồng thời trong quá trình phát triển của mình, du lịch luôn phải gắn bó mật thiết và liên kết chặt chẽ với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, thực trạng nước ta cho thấy sự phối hợp liên kết giữa các ngành với du lịch còn chưa tốt, mặc dù đã có Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch nhưng sự quản lý điều phối của Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn. Đó là một số hạn chế chính đang đặt ra đối với ngành du lịch Việt Nam.

Tiểu kết chương 2 Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch.

Theo tính toán của tác giả, năm 2023, du lịch Việt Nam đóng góp khoảng 74983,729 tỷ đồng, tương đương với 4686,483 triệu USD cho GDP. Con số này gần tương đương với tính toán của WTTC (4745,17 triệu USD). Theo kết quả sơ bộ của Tổng cục Thống kê, GDP của Việt Nam năm  2023 là 837.858 tỷ đồng [6;5]. Như vậy, du lịch đóng góp khoảng hơn 9% cho GDP của cả nước năm 2023.

Có thể thấy, du lịch Việt Nam thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn với tỷ trọng đóng góp  cao cho nền kinh tế quốc dân. Không những thế, du lịch còn mang lại những tác động to lớn, làm  thay đổi mạnh mẽ diện mạo kinh tế xã hội của nhiều địa phương, nhiều vùng có định hướng ưu tiên phát triển du lịch. Ví dụ đối với một địa phương, khi du lịch phát triển sẽ thu hút các khoản vốn đầu tư cả trong và ngoài nước, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông phát triển, các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… mọc lên, người dân có công ăn việc làm và có thêm thu nhập, các hoạt động văn hóa giải trí, nâng cao nhận thức được phát huy …. Xét về các yếu tố đầu vào, hàng năm các nguồn lực về vốn đầu tư, lao động, tài nguyên (cả tự nhiên và nhân văn) không ngừng được mở rộng. Nhờ đó, kết quả đầu ra là doanh thu của ngành du lịch, lượng khách, chi tiêu của du khách cũng không ngừng tăng lên. Quan điểm tiếp cận tài khoản vệ tinh du lịch (TSA) với mô hình khảo sát du khách và hệ số nhân Keynes cho phép ta tính toán tác động kinh tế của hoạt động du lịch một cách định lượng hóa thông qua tiêu dùng của du khách. Đây là một cách tiếp cận khoa học cho phép ta đánh giá đầy đủ hơn về hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam. Luận văn: Ứng dụng TSA để xác định hiệu quả kinh tế du lịch.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Giải pháp Ứng dụng TSA để xác định kinh tế du lịch

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993