Luận văn: Yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

TÓM TẮT

1, Tên đề tài: Phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

2. Tóm tắt: Hiện nay, thu nhập ngoài lãi đang là nguồn thu đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng thu nhập cho ngân hàng bên cạnh nguồn thu truyền thống từ lãi, đồng thời đánh giá được mức độ đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng. Đặc biệt, tăng trưởng tín dụng hiện đang bị ảnh hưởng tiêu cực khi nền kinh tế vừa phục hồi sau ảnh hưởng dịch bệnh và đang đối mặt với nhiều khó khăn khi bất ổn tài chính toàn cầu, ảnh hưởng từ chiến sự trên thế giới diễn ra. Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của ngân hàng là điều rất cần thiết, qua đó các nhà quản trị ngân hàng có thể nhìn nhận và đưa ra các định hướng phù hợp để gia tăng nguồn thu nhập ngoài lãi.

Trong luận văn này, tác giả đã phản ánh phần nào thực trạng thu nhập ngoài lãi của các Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam. Tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng dựa trên phương pháp hồi quy tuyến tính Bayes để xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô đến thu nhập ngoài lãi. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 20 Ngân hàng thương mại Cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi. Cụ thể, kết quả cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng có tác động tích cực, còn các yếu tố như tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tính thanh khoản, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát có tác động tiêu cực đối với thu nhập ngoài lãi.

Dựa trên kết quả trên, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị đối với các Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam theo nhóm các yếu tố vi mô và vĩ mô dựa trên hàm ý gia tăng vốn chủ sở hữu và tăng trưởng quy mô ngân hàng, bên cạnh đó là kiểm soát và điều chỉnh giảm tỷ lệ cho vay khách hàng, tiền gửi ngân hàng, cũng như cân bằng thanh khoản ở mức an toàn, ổn định tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát nhằm cải thiện và gia tăng thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng.

3. Từ khoá: Thu nhập ngoài lãi, Ngân hàng thương mại, hồi quy tuyến tính Bayes.

ABSTRACT

1, Thesis title: Analysis of factors affecting non-interest income at Vietnamese joint stock commercial banks.

2. Abstract: Currently, Non-interest income is an important source of income for banks in addition to the traditional income from interest, besides, it can assess the level of product and non-credit services diversification of banks. In particular, credit growth is currently being negatively affected when the economy has just recovered from the pandemic and is facing many difficulties due to global financial instability, the impact of wars in the world. Therefore, it is very necessary to study the factors affecting non-interest income of banks, through which board of management can recognize and give appropriate orientations to increase noninterest income.

In this thesis, the author has partly reflected the reality of non-interest income of Vietnamese joint stock commercial banks. The author used a combination of qualitative and quantitative research methods based on Bayesian linear regression to determine and evaluate the impact of microeconomic and macroeconimic factors on non-interest income. Research data was collected from 20 joint stock commercial banks in Vietnam in the period 2012-2021. Research results show that there are 7 factors affecting non-interest income. Specifically, the results show that the ratio of equity to total assets, bank scale have positive effect, while factors such as the ratio of customer loans to total assets, the ratio of deposits to total assets, liquidity, economic growth and inflation have negative impact on non-interest income. Luận văn: Yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng.

Based on the above results, the author has proposed some recommendations for Vietnam Joint Stock Commercial Banks according to groups of micro and macro factors based on the implication of increasing equity-to-asset and growth in bank scale, besides controlling and reducing the ratio of loans-to-asset, deposits-toasset, balancing liquidity at a safe level, stabilizing GDP growth and controlling inflation in order to improve and increase non-interest income at banks.

3. Keywords : Non-interest income, commercial bank, Bayesian linear regression.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Giới thiệu

1.1.1. Đặt vấn đề 

Trong nền kinh tế thị trường, cơ chế mở cửa thông thương của Việt Nam với các nước trên thế giới, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế trong thời kỳ khôi phục như hiện nay, thì sự tồn tại và phát triển bền vững của các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung và các ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM CP) – chiếm thị phần lớn trong hệ thống NHTM tại Việt Nam, luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng và gắn liền với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Thật vậy, các NHTM CP đóng vai trò là nơi cung cấp, lưu thông vốn cho nền kinh tế thông qua nghiệp vụ huy động và cấp tín dụng; cầu nối giữa các doanh nghiệp và thị trường thông qua nghiệp vụ thanh toán; công cụ góp phần điều tiết kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước (NHNN); … Rõ ràng ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chu trình dẫn và luân chuyển vốn từ người tiết kiệm sang người vay với cơ hội đầu tư sinh lời hiệu quả, cũng như là kênh thanh toán trung gian đóng góp hết sức quan trọng trong nền kinh tế.

Bên cạnh các hoạt động trung gian tài chính và góp phần làm công cụ điều hành nền kinh tế thị trường nêu trên, thì mục tiêu cuối cùng của các NHTM CP cũng như các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường là lợi nhuận, và nó được xem là mục tiêu hết sức quan trọng để các NHTM CP có thể duy trì hoạt động, bổ sung vốn cho tái đầu tư và phát triển, cũng như lợi tức cho cổ đông của các NHTM CP. Tuy nhiên, vì tính đặc thù liên quan chặt chẽ đến vấn đề tiền tệ, tín dụng nên các rủi ro tiềm ẩn như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro nợ xấu, rủi ro hệ thống, … luôn gắn liền với hoạt động chiếm tỉ trọng lớn trong hoạt động của NHTM CP là cấp tín dụng. Do đó, việc đa dạng hóa nguồn thu nhập cho ngân hàng, tăng tỉ trọng và giá trị từ các nguồn thu ngoài hoạt động cấp tín dụng (thu nhập ngoài lãi) là việc rất đáng quan tâm. Do vậy, việc nhìn nhận, đo lường, đánh giá các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi (TNNL) của các NHTM CP là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng, góp phần đưa ra những gợi ý, báo cáo kịp thời để các cấp quản lý trong hệ thống các NHTM CP tại Việt Nam đưa ra những chính sách, đường lối và phương án phù hợp để nâng cao khả năng sinh lời của từng đơn vị trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của bất ổn kinh tế – tài chính toàn cầu, cũng như sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới sẽ kéo theo sự gia tăng cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài có nguồn tài chính mạnh mẽ cùng nền khoa học công nghệ hiện đại.

Ngoài ra, có thể thấy rằng với hầu hết các NHTM CP Việt Nam thì cấp tín dụng vẫn luôn là hoạt động kinh doanh có tầm quan trọng bậc nhất, mang tính quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, có thể thấy việc chủ động đa dạng nguồn thu của mình thông qua các dịch vụ phi tín dụng, ngoài nguồn thu từ lãi có thể kể đến như thu nhập từ hoạt động dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối, vàng, kinh doanh chứng khoán, … trong giai đoạn gần đây, cũng đang được các NHTM CP chú trọng và đầu tư hết sức nghiêm túc và bài bản.

Bằng chứng trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, việc giãn cách xã hội đã đặt ra nhiều vấn đề cho các hoạt động truyền thống của ngân hàng, nên việc các ngân hàng chú trọng đến xây dựng các nền tảng trên website trên không gian mạng, ứng dụng trên thiết bị di động thông minh, tiện ích thông qua các dịch vụ online đã phần nào giúp các ngân hàng gia tăng nguồn TNNL qua việc cung cấp các dịch vụ thanh toán.

1.1.2. Tính cấp thiết của nghiên cứu Luận văn: Yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng.

Về mặt thực tiễn, đối với các NHTM trên thế giới thì ngoài nguồn thu từ các hoạt động truyền thống hay còn gọi là nguồn thu từ lãi của các hoạt động tín dụng hay các hoạt động kinh doanh đầu tư vào các công cụ tài chính – tiền tệ khác, thì các NHTM còn có nguồn lợi nhuận từ hoạt động phi truyền thống hay còn gọi là nguồn TNNL như phí dịch vụ, hoa hồng, bảo hiểm, chứng khoán cũng đóng góp một phần hết sức quan trong. Theo De Young và Rice (2004) thì TNNL đã chiếm hơn 40% thu nhập hoạt động trong ngành ngân hàng kể từ đầu những năm 2000. Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện này, ngành ngân hàng trên thế giới chứng kiến sự thay đổi đáng kể của công nghệ, môi trường cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng hay chính sách tài chính của nhà nước. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không ngừng của những sản phẩm dịch vụ phi truyền thống. Có thể thấy xu hướng hoạt động hiện nay của hệ thống NHTM trên thế giới là đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn thu nhập. Theo Joaquín Maudos (2017) thì giá trị trung bình của tỷ lệ TNNL/tổng thu nhập của hệ thống ngân hàng châu Âu là 34,1% ở giai đoạn 2002-2007 và là 32,4% ở giai đoạn 2008-2012. Không nằm ngoài sự ảnh hưởng và vận động không ngừng của nền kinh tế thế giới, từ các ngân hàng ở các nước phát triển trong việc điều chỉnh lại cơ cấu nguồn thu thông qua việc giảm tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng truyền thống, tăng tỷ trọng các nguồn TNNL như phí thanh toán, phí dịch vụ ủy thác, phí bảo lãnh, bảo hiểm,… thì tại Việt Nam hiện nay, xu hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập, giảm phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ lãi cho vay cũng đã được chú trọng và được Thủ Tướng nhấn mạnh và định hướng phát triển thông qua Quyết định số 254/QĐ- TTg ban hành vào ngày 01/03/2012.

Tiếp đến là Quyết định số 986/QĐ-TTG ngày 08/08/2018 phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với định hướng là tăng trưởng tỷ trọng TNNL tín dụng, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, … và cho đến nay khi môi trường hoạt động ngày càng cạnh tranh, công nghệ ngày càng được đề cao và tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các NHTM CP, thì xu hướng trên ngày càng được đề cao và cho thấy tầm ảnh hưởng của TNNL.

Trong cơ cấu thu nhập của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, tỷ trọng TNNL trong tổng thu nhập chiếm trên 17,33% (nguồn tính toán của tác giả) và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh giữa các ngân hàng bị cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng không ngừng chạy đua điều chỉnh lãi suất và đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng để thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó mở rộng thị phần và gia tăng nguồn thu nhập từ lãi. Tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp từ tình hình kinh tế thế giới và trong nước như những năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng, gây ra các rủi ro của hoạt động tín dụng như tỷ lệ nợ xấu tăng cao, ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, dẫn đến nguồn thu nhập từ lãi bị ảnh hưởng. Trong khi đó, với xu hướng về nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng thay đổi và đa dạng, cùng với sự phát triển của ngân hàng số và các hoạt động phi tín dụng khác, nguồn TNNL ngày càng có vai trò quan trọng và đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho các ngân hàng. Hơn thế nữa, đây là các hoạt động ít rủi ro và có biên lợi nhuận cao nên các ngân hàng luôn đặt trọng tâm để khai thác và gia tăng nguồn TNNL. Việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến TNNL giúp các ngân hàng nhìn nhận được các vấn đề cốt lõi, từ đó phân bổ nguồn lực phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và dịch chuyển cơ cấu thu nhập.

Về mặt học thuật, việc đa dạng hóa thu nhập, gia tăng tỷ lệ TNNL có thể tạo ra nguồn thu nhập hoạt động ổn định hơn cho ngân hàng, từ đó cải thiện hiệu quả kinh doanh có điều chỉnh rủi ro theo De Young và Rice (2004). Ngoài ra, các tác nhân có ảnh hưởng đến việc đa dạng hoá thu nhập của khách hàng còn đến từ việc phát triển của công nghệ, các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, thay đổi thói quen của người dân, … Chính điều này đã thúc đẩy các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động và đa dạng hóa những sản phẩm dịch vụ mình cung cấp cho khách hàng theo Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018). Có thể thấy đa phần các nghiên cứu trong và ngoài nước về TNNL là về các yếu tố nội tại của ngân hàng như: vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, cho vay trên tổng tài sản, qui mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, … Tuy nhiên các kết luận và kết quả chiều tác động của các nghiên cứu chưa có sự thống nhất như thể hiện trong các nghiên cứu của Rogers và Sinkey Jr (1999), De Young và Rice (2004), Shahimi và cộng sự (2006), Hakimi và cộng sự (2012), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013), Damankah & cộng sự (2014), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016), Atellu (2016), Hamdi và cộng sự (2017), Vũ Xuân Dũng và Đoàn Việt Hùng (2018). Bên cạnh đó, còn có các nghiên cứu kết hợp giữa các yếu tố vi mô và các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng GDP và lạm phát của nền kinh tế. Cụ thể, theo Hakimi và cộng sự (2012) cho thấy GDP có ảnh hưởng cùng chiều đến TNNL, nhưng theo De Young và Rice (2004), Atellu (2016), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) thì GDP lại có tác động ngược chiều đến TNNL. Ngoài ra, theo Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016) thì lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều đến TNNL, tuy nhiên lại ngược lại trong nghiên cứu của Hakimi và cộng sự (2012), Damankah & cộng sự (2014), Atellu (2016), Hamdi và cộng sự (2017), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016). Luận văn: Yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng.

Dưa trên những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, có thể nhận thấy, tuy đã có khá nhiều các nghiên cứu ngoài nước liên quan đến việc đánh giá các nhân tố tác động đến TNNL tại các ngân hàng, tuy nhiên các nghiên cứu này thường từ các nền kinh tế phát triển, vị trí địa lý, quy mô, tập quán và cơ chế quản lý khác biệt so với Việt Nam, bên cạnh đó cũng có một số các nghiên cứu trong nước đề cập đến đề tài này. Tuy nhiên, vẫn còn có khá ít các nghiên cứu kết hợp các yếu tố vĩ mô và vi mô, các nghiên cứu thường tách biệt riêng các yếu tố nội tại của ngân hàng và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, mà ít chú trọng đến việc kết hợp các yếu tố trên vào một mô hình nghiên cứu, để đưa ra cái nhìn đa chiều hơn các yếu tố tác động đến TNNL. Ngoài ra, cũng còn có nhiều tranh luận xung quanh tác động thuận hay ngược chiều của các yếu tố đến TNNL tại các NHTM CP Việt Nam. Do vậy, cần có một bức tranh tổng quát để xác định, đo lường và đánh giá các yếu tố tác động đến TNNL của các NHTM trong giai đoạn hiện nay, để từ đó phần nào đưa ra các gợi ý, khuyến nghị hỗ trợ cho các nhà quản trị ngân hàng xây dựng chính sách phù hợp để nâng cao giá trị TNNL.

Từ những vấn đề nêu trên, việc nhìn nhận và đánh giá về ảnh hưởng, tác động, cũng như đo lường các yếu tố nội tại bên trong ngân hàng, các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế ảnh hưởng đến TNNL của các NHTM CP Việt Nam là vấn đề thật sự cần thiết và phù hợp với định hướng của các ngân hàng hiện nay. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích các yếu tố tác động đến TNNL tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để nghiên cứu.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 

Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến TNNL của các NHTM CP Việt Nam. Qua đó, kiến nghị các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao TNNL cho các NHTM CP Việt Nam.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

  • Thứ nhất, xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến TNNL tại các NHTM CP Việt Nam.
  • Thứ ba, đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao giá trị TNNL tại các NHTM CP Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn cần làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau:

  • Một là các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL tại các NHTM CP Việt Nam theo chiều hướng và mức độ tác động như thế nào?
  • Hai là các giải pháp nhằm cải thiện và gia tăng TNNL tại các NHTM CP Việt Nam là gì?

1.4. Đối tượng nghiên cứu

Đối tương nghiên cứu: Luận văn này tập trung nghiên cứu tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL tại các NHTM CP Việt Nam giai đoạn 2012-2021.

  • Phạm vi nghiên cứu: Luận văn: Yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng.

Về không gian: 20 NHTM CP Việt Nam, trong đó có 3 NHTM CP có vốn sở hữu Nhà nước. Việc lựa chọn mẫu nghiên cứu gồm các NHTM CP này sẽ mang tính đại diện cho hệ thống NHTM CP Việt Nam vì các NHTM CP này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong toàn hệ thống (20/31 NHTM CP Việt Nam).

Về thời gian: từ năm 2012 đến năm 2021. Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và sự ra đời của hàng loạt các chính sách vĩ mô có tác động đến TNNL tại các ngân hàng.

Dữ liệu được thu thập thừ Báo cáo tài chính (BCTC) đã kiểm toán, báo cáo thường niên của các NHTM CP Việt Nam, các báo cáo tổng kết của NHNN và các chỉ số vĩ mô thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam, World Bank.

1.5. Đóng góp của nghiên cứu

Thông qua việc làm rõ những yếu tố tác động đến TNNL của các NHTM CP Việt Nam, nghiên cứu không chỉ phản ảnh thực trạng mà còn kiểm chứng lại các lý thuyết, nghiên cứu trước đây trong môi trường kinh tế ngoài nước cũng như trường hợp thực tế tại Việt Nam.

Ngoài ra, luận văn này được thực hiện nhằm tìm ra cách khắc phục nhược điểm của các nghiên cứu trước đó. Trong đó là việc kết hợp các yếu tố vĩ mô nền kinh tế, yếu tố vi mô trong các ngân hàng, xác định chiều hướng tác động của các yếu tố lên TNNL. Bên cạnh đó là sử dụng phương pháp hồi quy Bayes cho đề tài, có những ưu điểm hơn so với phương pháp tần suất truyền thống trước đây. Từ đó cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố tác động đến TNNL tại các NHTM CP Việt Nam.

Cuối cùng, tác giả mong muốn dựa trên căn cứ lý luận từ các nghiên cứu trước và kết hợp kết quả thực tiễn tại Việt Nam, để đưa ra những gợi ý, khuyến nghị cho các nhà quản trị ngân hàng nhìn nhận và xây dựng định hướng nhằm phát triển và tăng nguồn thu từ các sản phẩm, dịch vụ phi truyền thống.

1.6. Kết cấu luận văn

Cơ cấu của Luận án được cấu trúc thành 5 chương, tương ứng mỗi chương sẽ có phần giới thiệu và kết luận, bên cạnh đó còn có các phần mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình ảnh, danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục. Cụ thể như sau:

Chương 1: Giới thiệu

Chương này sẽ giới thiệu về đề tài và nêu ra sự cấp thiết của đề tài, đưa ra mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cuối cùng là xác định điểm mới, ý nghĩa và đóng góp về mặt khoa học của bài nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết 

Chương này đưa ra các khái niệm liên quan đến NHTM CP và TNNL, các yếu tố tác động đến TNNL. Ngoài ra, chương 2 cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đề cập đến mối quan hệ giữa TNNL và các yêu tố tác động có liên quan và hệ thống lại các kết quả của các nghiên cứu trước, để đưa ra mô hình nghiên cứu của luận văn trong chương tiếp theo

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 

Chương 3 được xây dựng dựa trên các mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu được đề cập tại chương 1 và các lý thuyết tại chương 2. Qua đó, đề tài thực hiện ước lượng mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL tại các NHTM CP Việt Nam. Đề tài cũng sẽ đề cập về phương thức lựa chọn các biến nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Cuối cùng là trình bày về phương thức xử lý, lựa chọn các kết quả định lượng thu được từ ước lượng Bayes của 5 mô hình.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Nội dung của chương chủ yếu liên quan đến việc nhận xét, đánh giá thực trạng TNNL của các NHTM CP Việt Nam gian đoạn gần đây. Bên cạnh đó là phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL của các NHTM CP Việt Nam thông qua kết quả của ước lượng mô hình định lượng, cũng như nhận xét về kết quả nghiên cứu đối với các nghiên cứu trước đây.

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

Dựa trên các kết quả phân tích thu được từ chương 4, chương này sẽ hệ thống hóa lại toàn bộ kết quả của nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị đối với từng đối tượng để góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng của TNNL tại các NHTM CP Việt Nam cũng như trình bày những tồn tại của nghiên cứu và hướng các nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NHẬP NGOÀI LÃI

2.1. Các khái niệm Luận văn: Yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng.

2.1.1. Khái niệm, đo lường thành phần và vai trò của TNNL

2.1.1.1. Khái niệm

Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trên thị trường đều hướng đến kết quả kinh doanh (đặc biệt quan tâm đến chỉ số doanh thu và lợi nhuận) và NHTM cũng không phải ngoại lệ. Do vậy, cơ cấu hình thành nên doanh thu trong hoạt động kinh doanh cũng được các nhà quản trị ngân hàng hết sức quan tâm. Nếu xét về yếu tố nguồn thu của ngân hàng, thì tổng doanh thu của ngân hàng thường được cấu thành từ thu nhập lãi thuần và TNNL.

Thu nhập lãi thuần: theo De Young và Rice (2004) thì thu nhập lãi thuần là nguồn doanh thu đến từ các hoạt động kinh doanh thuần tuý của ngân hàng thông qua hình thức huy động tiền gửi với lãi suất thấp và cho vay với lãi suất cao hơn. Thu nhập từ lãi chính là nguồn thu quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của các ngân hàng theo Nguyễn Thị Liên Hoa và Nguyễn Thị Kim Oanh (2018).

Bên cạnh đó, cũng theo De Young và Rice (2004) thì TNNL là các món thu nhập không trực tiếp đến từ các hoạt động cấp tín dụng, có thể bao gồm các phí dịch vụ trên tài khoản tiền gửi, thu nhập từ hoạt động sử dụng uy tín ngân hàng và phí dịch vụ khác. Theo Hoàng Ngọc Tiến và Võ Thị Hiền (2010) cho rằng TNNL là các khoản thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ; kinh doanh ngoại hối, vàng bạc, đá quí; kinh doanh chứng khoán và các hoạt động dịch vụ khác.

Tóm lại, TNNL có thể được nhìn nhận là các khoản doanh thu có được từ hoạt động kinh doanh phi tín dụng của các NHTM.

2.1.1.2. Đo lường TNNL

TNNL thường được đo lường bằng hai cách thông qua số tuyệt đối và số tương đối.

Dựa trên số tuyệt đối của TNNL sẽ đánh giá được giá trị, quy mô TNNL của mỗi ngân hàng :

TNNL = TNNL= Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ + Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng + Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh + Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần.

Dựa trên số tương đối thông thường sẽ có 2 cách thức đo lường:

Thứ nhất, dùng TNNL chia cho tổng thu nhập của ngân hàng. Theo Hoàng Ngọc Tiến và Võ Thị Hiền (2010) thì tỷ trọng này sẽ phần nào phản ánh được sự đóng góp của TNNL vào tổng nguồn thu của ngân hàng, dù vậy tỷ lệ này có hạn chế là sẽ không có mang lại cái nhìn chính xác về diễn biến xu hướng của TNNL khi một trong hai thu nhập từ lãi và TNNL có xu hướng tăng trưởng nghịch chiều. Luận văn: Yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng.

Thứ hai, theo nghiên cứu của De Young và Rice (2004) là sử dụng tỷ lệ TNNL trên tổng tài sản. Tỷ lệ này thể hiện trung bình 1 đồng giá trị tài sản bình quân của ngân hàng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng TNNL trong kỳ mà không phụ thuộc vào quy mô của từng ngân hàng. Theo Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013) thì sử dụng các đo lường này sẽ phần nào có cái nhìn tổng quan hơn về xu hướng, vai trò, tỷ trọng của TNNL qua từng năm so với thu nhập từ lãi truyền thống của từng ngân hàng. Đây cũng là phương pháp mà tác giả sử dụng để xác định và đo lường TNNL trong luận văn.

2.1.1.3. Vai trò của TNNL

Mặc dù so với với thu nhập lãi thì tỷ trọng TNNL tại các NHTM hiện nay chiếm khá thấp, nhưng rõ ràng với sự phát triển của công nghệ, thì tầm ảnh hưởng và lợi ích của TNNL ngày càng được khẳng định, do đó việc tăng tỷ trọng các nguồn thu bền vững của các NHTM trên thế giới và Việt Nam, giảm thiểu các nguồn thu mang tính rủi ro cao, cũng sẽ là xu thế và mục tiêu hàng đầu của các NHTM trong thời gian sắp tới.

Có thể nhận thấy, việc đẩy mạnh, tăng cường nguồn thu từ phi tín dụng là phương án khả dĩ nhất để có thể thay đổi tỷ trọng doanh thu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tại các ngân hàng truyền thống, thu nhập phần lớn đến từ nghiệp vụ cấp tín dụng, doanh thu từ các dịch vụ khác chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, việc chỉ chú trọng đến nguồn thu từ hoạt động cấp tín dụng sẽ chứa đựng rất nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Do đó, việc các ngân hàng cần phải ưu tiên, chú trọng tăng trưởng thu nhập từ nguồn phi tín dụng sẽ phần nào giúp các ngân hàng cân đối hơn trong tỷ trọng thu nhập và an toàn trong hoạt động kinh doanh. TNNL là khoản thu nhập của ngân hàng được hình thành từ chênh lệch giữa các khoản thu do cung ứng các sản phẩm dịch vụ khác ngoài hoạt động tín dụng, thực hiện hoạt động kinh doanh, đầu tư và chi phí bỏ ra để thực hiện các sản phẩm dịch vụ cũng như các hoạt động kinh doanh, đầu tư.

Bên cạnh đó, tỷ trọng TNNL phần nào đánh giá được mức độ phát triển, sức cạnh tranh và đa dạng sản phẩm, dịch vụ, cũng như cho thấy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Phần nào đó sẽ giúp cho các ngân hàng chia sẻ rủi ro, đa dạng hoá nguồn thu trong hoạt động kinh doanh. Việc các ngân hàng chú trọng vào phát triển TNNL như các dịch vụ thanh toán, sản phẩm thẻ, đầu tư, … sẽ giúp các ngân hàng tận dụng nguồn lực sẵn có từ cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu và bộ máy nhân sự của các ngân hàng, … từ đó, gia tăng thêm nguồn thu cho ngân hàng, giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận. Mở rộng các hoạt động ngoài lãi còn giúp ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Ngoài ra, có thể thấy việc đa dạng hóa thu nhập từ việc gia tăng nguồn thu ngoài lãi sẽ giúp tổng doanh thu của các ngân hàng bền vững và ổn định hơn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thật vậy, theo nghiên cứu của De Young và Rice (2004) trong một đề tài liên quan đến mối quan hệ giữa TNNL và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng tại Mỹ đã đưa ra kết luận rằng tỷ lệ TNNL có tác động tích cự đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Luận văn: Yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng.

Trước tình hình kinh tế thế giới, ảnh hưởng bởi chiến tranh, dịch bệnh, rủi ro tín dụng có thể ảnh hưởng lớn đến việc tăng trưởng tín dụng, cũng như yêu cầu thực hiện các quy định về an toàn vốn Basel, sẽ gây áp lực lên các nhà quản trị ngân hàng trong việc định hướng và dịch chuyển cơ cấu thu nhập trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt chú trọng đến nguồn TNNL, để giúp ngân hàng đảm bảo nguồn thu an toàn hơn. Thêm vào đó, trong bối cảnh phát triển kinh tế toàn cầu, các ngân hàng trong nước phần nào cũng sẽ có nhiều cơ hội trong việc hợp tác và tiếp thu các dịch vụ chất lượng từ các tổ chức tài chính trên thế giới, từ đây sẽ là cơ hội để phát triển các nghiệp vụ trong kinh doanh phí dịch vụ theo Gischer và Juttner (2003).

Do vậy, việc chú trọng đầu tư, chuyển hướng sang các hoạt động phi tín dụng là chìa khoá, là kim chỉ nam cho các ngân hàng tại Việt Nam để hướng đến việc thay đổi cơ cấu tổng doanh thu kinh doanh của các ngân hàng, góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng thu nhập an toàn cho ngân hàng cũng như phát triển bền vững hoạt động tài chính trong giai đoạn mới.

2.2. Các lý thuyết có liên quan đến TNNL Luận văn: Yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng.

2.2.1. Lý thuyết về nguồn lực

2.2.1.1. Khái niệm

Quan điểm về nguồn lực là một trong những lý thuyết kinh tế nền tảng quan trọng, mà ở đó, phần lớn các doanh nghiệp nói chung, và ngân hàng nói riêng ứng dụng vào mô hình kinh doanh. Theo Wernerfelt (1984) cho rằng các khái niệm truyền thống của chiến lược được phân tích định vị nguồn lực (điểm mạnh và điểm yếu) của doanh nghiệp; trong khi, hầu hết các công cụ kinh tế chính thống có xu hướng điều khiển thị trường. Bên cạnh đó, theo Wernerfelt (1984) nhận định nguồn lực và sản phẩm của doanh nghiệp như “hai mặt của một đồng xu”, và theo quan điểm dựa trên nguồn lực doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc sở hữu nguồn lực khan hiếm của chính doanh nghiệp đó.

2.2.1.2. Tác động của lý thuyết nguồn lực

  • Tác động đến cạnh tranh trong ngân hàng

Như đã đề cập, học thuyết nguồn lực quan niệm rằng nguồn lực của tổ chức chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, vì chính nguồn lực sẽ tạo nên chiến lực kinh doanh riêng cho từng doanh nghiệp, từ đó tạo ra các chiến lược riêng biệt và không dễ sao chép, tạo nên tính cạnh tranh cho từng tổ chức. Do vậy, điểm trọng yếu của thuyết nguồn lực chính là việc nguồn lực là yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với từng tổ chức. Thực tế ngân hàng cũng là một tổ chức kinh doanh nhưng với sản phẩm và dịch vụ đặc thù liên quan đến tiền tệ cũng sẽ chịu tác động mạnh mẽ từ lý thuyết nguồn lực. Theo Joseph và Rajendran (1992) nhận định thì học thuyết nguồn lực có giá trị ảnh hưởng với hầu hết các tổ chức kinh tế, trong đó có ngành ngân hàng không phải là ngoại lệ. Nguồn lực nội tại sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng thể hiện ở các góc nhìn sau: Luận văn: Yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng.

Trước tiên, nguồn lực phải có giá trị thể hiện ở việc nguồn lực có thể đem lại giá trị cao ở tầm chiến lược và từ đó trở thành các lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng so với các tổ chức khác cũng như tự hoàn thiện các điểm yếu khác. Bên cạnh đó, theo Conner, Abernethy và Falloon (1992); Mahoney và Pandian (1992) thì nguồn lực có giá trị sẽ đem lại lợi thế trong việc tối giản chi phí cho việc đầu tư tạo ra nguồn lực của ngân hàng so với chi phí mà ngân hàng thuê nguồn lực từ bên ngoài.

Tiếp đến, bên cạnh việc nguồn lực của ngân hàng sẽ tạo ra giá trị gia tăng cho tổ chức, mà nó còn mang tính độc đáo sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Theo Peteraf (1993) thì nguồn lực quan trọng mà các ngân hàng nên chú trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh chuyên biệt chính là nguồn lực tri thức, nguồn lực tổng hợp mang tính phức tạp từ các yếu tố xã hội hoặc nguồn lực mà quan hệ nhân quả. Như vậy, nguồn lực được xây dựng dựa trên đội ngũ nhân sự, tri thức, kết hợp giữa các yếu tố xã hội và quan hệ nhân quả sẽ là lợi thế cạnh tranh ổn định, phát triển bền vững mà tổ chức khác có thể bắt chước.

Cuối cùng, nguồn lực phải có nền tảng vững vàng không thể thay thế, thể hiện ở việc nó sẽ không thể được thay thế bởi một nguồn lực nào đó có giá trị thấp hơn. Theo Barney (1991) khi các ngân hàng đối thủ có thể phát hiện ra một nguồn lực thay thế nguồn lực hiện tại của ngân hàng, thì lúc này lợi thế cạnh tranh của ngân hàng sẽ chuyển thành lợi thế cạnh tranh của ngân hàng khác.

  • Tác động đến thu nhập ngân hàng

Theo các nghiên cứu của Baral (2005), Kouser và cộng sư (2011), Phan Thị Hằng Nga (2013) đều nhận định rằng nguồn lực tài chính có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của ngân hàng. Do đó, khi ngân hàng sử dụng học thuyết nguồn lực vào trong hoạt động sẽ đem lại lợi ích cho tổ chức dựa trên việc đa dạng hoá nguồn lực vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

2.2.2. Lý thuyết tài chính và đa dạng hoá thu nhập

2.2.2.1. Khái niệm Luận văn: Yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng.

Theo Đoàn Việt Hùng (2020) khái quát thì lý thuyết về trung gian tài chính ngụ ý rằng các ngân hàng nếu cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ hơn sẽ tạo ra nhiều nhu cầu hơn và sẽ kiếm được nhiều thu nhập hơn. Theo Baele, De Jonghe và Vander Vennet (2007) cho rằng, thông qua việc đa dạng hóa hoạt động, các ngân hàng có thể thu thập được nhiều thông tin hơn nên tạo điều kiện để bán chéo sản phẩm và phát triển các hoạt động khác hơn. Bên cạnh việc chia sẻ thông tin, ngân hàng cũng có thể chia sẻ các yếu tố đầu vào như lao động và công nghệ cùng lúc cho nhiều hoạt động khác nhau nên được hưởng lợi ích về quy mô bằng cách hạ thấp chi phí hoạt động và tận dụng các chi phí cố định trong ngân hàng theo Kevin J Stiroh (2004).

2.2.3.2. Tác động của lý thuyết tài chính và đa dạng hoá thu nhập

Tác động của lý thuyết tài chính đến các ngân hàng là đa dạng hoá thu nhập và việc các ngân hàng gia tăng các nguồn thu từ việc kinh doanh nhiều hình thức dịch vụ khác nhau, tạo ra sự phong phú, đa dạng trong toàn bộ các dịch vụ tài chính mà ngân hàng đó có thể cung cấp cho tất cả các đối tượng khách hàng trong nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng duy trì mô hình hoạt động đa năng, phục vụ các loại hình dịch vụ cho tất cả các đối tượng trong nền kinh tế không chỉ để tăng thu nhập cho ngân hàng mà còn làm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh. Theo Amediku (2012) cho thấy các nguồn thu nhập ngân hàng được đa dạng hóa gồm cả hoạt động lãi và phi lợi nhuận đều tác động tích cực đến hoạt động của ngân hàng. Đa dạng hóa thu nhập trong lĩnh vực ngân hàng thường kéo theo sự tăng lên của chi phí cũng như gia tăng TNNL trong cơ cấu thu nhập hoạt động của một ngân hàng. Kết quả là đa dạng hóa thu nhập làm cho Hội động quản trị của ngân hàng dưới góc độ sinh lời bị thay đổi. Mặt khác, theo lý thuyết tài chính, đa dạng hóa thu nhập trong ngân hàng có thể làm gia tăng hiệu quả từ việc điều chỉnh rủi ro. Kết quả nghiên cứu của Kevin J Stiroh và Rumble (2006) cũng cho thấy việc đa dạng hóa nguồn thu nhập khiến các NHTM Hoa Kỳ có sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Theo Chiorazzo và cộng sự (2008) cũng tìm thấy kết quả này tại các ngân hàng châu Âu. Tương tự, theo Saunders, Schmid và Walter (2016) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập lãi và hiệu quả ngân hàng, để trả lời câu hỏi: Ngân hàng có phải tăng sự phụ thuộc vào thu nhập phi lãi không? Nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ TNNL trên thu nhập lãi cao hơn có liên quan đến lợi nhuận cao hơn trong lĩnh vực ngân hàng và tuỳ theo các chế độ thị trường khác nhau. Các ngân hàng có tỷ lệ thu nhập phi truyền thống cao hơn cũng được chứng minh là có rủi ro mất khả năng thanh toán thấp hơn và phục hồi nhanh hơn sau cuộc khủng hoảng 2007-2009. Ngoài ra, quy mô và chất lượng tài sản của ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả ngân hàng.

2.2.3 Lý thuyết quyền lực thị trường

2.2.3.1 Khái niệm

Theo Đoàn Việt Hùng (2020) nhận định thì quyền lực thị trường là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp có khả năng tác động đến hành vi của các doanh nghiệp khác, hay là khả năng nhắm đến mục tiêu xác định một cách chủ động, mà không chịu sự ảnh hưởng, áp đặt, kiểm soát hay phải đáp ứng các điều kiện và đòi hỏi của các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, theo Lasswell (2017) thì quyền lực chính là việc “tham gia vào tiến trình ra quyết định”. Nói cách khác, thì quyền lực thị trường thể hiện năng lực tương đối của một doanh nghiệp để thao túng giá của một mặt hàng trên thị trường bằng cách thao túng mức độ cung, cầu hoặc cả hai. Khi doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, sức ảnh hưởng mạnh đáng kể tên thị trường, có khả năng thao túng giá thị trường và từ đó kiểm soát tỷ suất lợi nhuận của nó, và có khả năng tăng trở ngại cho những người mới tham gia vào thị trường.

2.2.3.2 Tác động lý thuyết quyền lực thị trường đến ngân hàng

Các doanh nghiệp nói chung, các ngân hàng nói riêng trong nền kinh tế, nếu có quy mô, tính cạnh tranh và sức ảnh hưởng mạnh trên thị trường sẽ có tương quan tích cực đến mức thu nhập và lợi nhuận. Có thể nhận thấy, khi các ngân hàng hoạt động trong tâm thế năm được quyền lực thị trường, thì các nhà quản lý không phải nỗ lực nhiều trong việc kiểm soát chi phí, không cần đặt ra các tiêu chí kiểm soát hiệu quả, ảnh hưởng đến việc chú trọng đến tối đa hoá lợi nhuận hoặc tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Do đó, khi ngân hàng hưởng lợi nhiều từ lợi thế độc quyền, các nhà quản lý kém có thể tồn tại dù không làm việc hiệu quả, do đó hiệu quả hoạt động của các ngân hàng sẽ thấp hơn so với môi trường cạnh tranh cao hơn.

2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Luận văn: Yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng.

2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài 

Trên thực tế, đề tài này đã được các nhiều chuyên gia trên thế giới đặt ra, và nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ trước. Đa phần các nghiên cứu đều chỉ ra các nhân tố vi mô nội tại của ngân hàng có ảnh hưởng đến TNNL có thể kể đến: tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, … Tuy nhiên, do có sự khác nhau về qui mô nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu tại các vùng lãnh thổ, quốc gia nên kết quả của các nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố trên khác nhau về chiều tác động.

Trước hết, chúng ta có thể nhắc đến là nghiên cứu của Rogers (1998), nghiên cứu tập trung phân tích mối quan hệ giữa TNNL và hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Hoa Kỳ. Đề tài sử dụng phương pháp ước tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận biên từ đó tác giả xác định nguồn gốc của lãi lỗ. Kết quả nghiên cứu thể hiện mối quan hệ cùng chiều của TNNL và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề cập rằng tiết kiệm là nguồn gốc quan trọng của việc gia tăng lợi nhuận. Cuối cùng, theo quan điểm tác giả thì bất kỳ nghiên cứu nào cũng cần nhắc đến TNNL nếu liên quan đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Tiếp đến, theo nghiên cứu của Rogers và Sinkey Jr (1999) thì nhìn nhận mối quan hệ giữa thu nhập từ phí dịch vụ và một số nhân tố cơ sở của ngân hàng. Theo nghiên cứu này, các ngân hàng đẩy mạnh các hoạt động phi tín dụng, sẽ tác động ngược chiều đến tiền gửi và thu nhập lãi. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra kết luận ngân hàng lớn phải đối mặt với nhiều yếu tố cạnh tranh hơn, lợi ích thu từ hoạt động tín dụng nhỏ hơn và việc đa dạng hóa vào TNNL sẽ là góp phần tăng thêm lợi nhuận ròng cho ngân hàng. Tóm lại, Rogers và Sinkey Jr (1999) đã nhận định rằng, quy mô ngân hàng lại có tương quan thuận với nguồn TNNL, còn tiền gửi và lợi nhuận từ thu nhập lãi ròng có tương quan nghịch chiều với TNNL.

Ngoài ra, theo De Young và Roland (2001) đề cập đến việc chuyển dịch cơ cấu khi giảm tỷ trọng các hoạt động cấp tín dụng truyền thống sang tăng các hoạt động dịch vụ sẽ giúp các ngân hàng gia tăng hiệu quả hoạt động. Chi tiết hơn, thu nhập từ phí dịch vụ sẽ làm tăng trưởng doanh thu cho ngân hàng, nhưng việc gia tăng các nghiệp vụ bảo lãnh để thu phí cũng làm tăng các rủi ro cho ngân hàng. Cuối cùng, các tác giả cũng kết luận rằng hoạt động cấp tín dụng, nhận tiền gửi vẫn sẽ là hoạt động trọng yếu của ngân hàng, nhưng TNNL sẽ ngày càng trở nên là hoạt động rất quan trọng đối với ngành ngân hàng.

Tiếp đến, theo nghiên cứu của De Young và Rice (2004) về các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL của các ngân hàng tại Mỹ trong giai đoạn 1989 -2001, thông qua phương pháp định lượng. Kết quả cho thấy rằng phân tích quy mô ngân hàng, sự tăng trưởng của nền kinh tế và phát triển công nghệ có liên quan mật thiết với sự tăng trưởng của 24 loại TNNL tại các ngân hàng trong hơn 20 năm, cụ thể quy mô ngân hàng, tổng tiền gửi trên tài sản và chi phí cho công nghệ có tác động tích cực lên TNNL ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng sự gia tăng trong các loại TNNL có liên quan đến mức hiệu quả của hoạt động tài chính ngân hàng. Nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng có qui mô lớn được quản lý tốt, hoặc có vốn nước ngoài thường có nguồn TNNL tốt hơn, khi xét về hiệu quả kinh doanh và sự phát triển của công nghệ như các dịch vụ thanh toán, giao dịch ngoại tệ giúp tăng TNNL tại các ngân hàng. Luận văn: Yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Shahimi và cộng sự (2006) đề cập đến ảnh hưởng của các yếu tố như tiền gửi trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, lợi tức từ kinh doanh ngân hàng truyền thống và rủi ro tín dụng đến thu nhập từ phí dịch vụ. Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính dựa trên số liệu trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2004 của 21 ngân hàng tại Malaysia. Thông qua nghiên cứu, các tác giả nhận định rằng có sự tác động thuận chiều giữa quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đối với tỷ lệ thu nhập từ phí dịch vụ.

Theo Hakimi và cộng sự (2012) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL tại Tunisia, thông qua việc sử dụng phương pháp định lượng, tại 10 ngân hàng từ năm 1998 đến năm 2009. Kết quả của nghiên cứu thể hiện yếu tố công nghệ thông tin và truyền thông được đo lường thông qua chi phí cho công nghệ có tác động cùng chiều đến TNNL. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra rằng các yếu tố vi mô của ngân hàng khác như quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, cho vay trên tổng tài sản có tác động tích cực đến tăng trưởng TNNL, trong khi các yếu tố như thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều lên TNNL. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tăng trưởng GDP sẽ là động lực để TNNL được cải thiện, ngược lại tỷ lệ lạm phát tăng sẽ khiến TNNL của các ngân hàng tại Tunisia bị giảm sút.

Trong nghiên cứu của Damankah & cộng sự (2014) về các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL tại các NHTM thực hiện tại Ghana từ năm 2002 đến năm 2011, cho thấy rằng các NHTM tại Ghana đang có sự cấu trúc lại cơ cấu thu nhập từ truyền thống sang phi truyền thống. Cụ thể, xu hướng các ngân hàng nhỏ ngày càng chú trọng hoạt động đem lại TNNL và đem lại nguồn thu tốt hơn so với các ngân hàng lớn. Tác giả cũng nhận định rằng, thu nhập lãi, dự phòng rủi ro và tính thanh khoản ngân hàng có tác động cùng chiều, còn các yếu tố quy mô ngân hàng và tiền gửi khách hàng là các yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực vào nguồn TNNL của ngân hàng.

Tiếp đến, theo Atellu (2016) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến TNNL của NHTM tại Kenya trong giai đoạn 2003-2012. Thông qua phương pháp định lượng, nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố như: quy mô ngân hàng, phát triển công nghệ, hiệu quả quản lý và các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát có tác động đến TNNL. Cụ thể, các yếu tố vi mô có tác động cùng chiều với TNNL là quy mô ngân hàng, phát triển công nghệ và hiệu quả quản lý tài sản. Trong khi đó, các yếu tố vĩ mô như lạm phát và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có chiều hướng tác động nghịch chiều đến TNNL.

Theo nghiên cứu của Hamdi và cộng sự (2017) về việc phân tích các yếu tố tác động đến TNNL, cũng như mối quan hệ giữa TNNL, mức độ rủi ro và khả năng sinh lời của NHTM tại Tunisia trong giai đoạn 2005-2012. Thông qua sử dụng phương pháp định lượng, phân tích mô hình, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng tích cực quan trọng đến TNNL của các ngân hàng như quy mô ngân hàng, ROA, ROE, yếu tố công nghệ cho dịch vụ thanh toán; trong khi đó các yếu tố như tỷ lệ cho vay trên tài sản, rủi ro tín dụng và lạm phát có tác động tiêu cực đến TNNL. Tác giả cũng kết luận rằng, việc đa dạng hóa nguồn thu ngoài thu nhập lãi sẽ giúp tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

2.3.2. Các nghiên cứu trong nước Luận văn: Yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng.

Các nghiên cứu có nội dung tương đối gần với đề tài có thể kể đến là của Phạm Anh Thủy (2013) liên quan đến việc nghiên cứu dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Thông qua phương pháp định tính, nghiên cứu chỉ ra thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng về mặt chất lượng và quy mô của hoạt động phi tín dụng. Từ đó chỉ ra được những điểm được và hạn chế để đưa ra các khuyến nghị nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng tại Việt Nam.

Tiếp đến, theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013) về các yếu tố tác động đến TNNL của các NHTM Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2012. Thông qua phương pháp định lượng, nhận định rằng các yếu tố nội tại của ngân hàng như tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và lãi ròng trên tổng tài sản, có tác động cùng chiều với TNNL của ngân hàng.

Ngoài ra, Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014) thực hiện nghiên cứu về sự đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam, trong giai đoạn 2007-2013. Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp định lượng để phân tích tác động của các nhân tố, tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ đề cập đến đa dạng hóa thu nhập mà không đi sâu vào các yếu tố tác động đến TNNL.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016) về mối quan hệ giữa TNNL và hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam từ năm 2006-2013. Tác giả cho rằng các yêu tố như tăng trưởng quy mô ngân hàng, gia tăng quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động thuận chiều đối với TNNL. Mặt khác thì tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có mối quan hệ ngược chiều với TNNL. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng GDP có mối quan hệ ngược chiều với TNNL tại các NHTM, còn tỷ lệ lạm phát có quan hệ cùng chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Theo Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Đề tài sử dụng phương pháp định lượng, thông qua hai mô hình 2SLS và Tobit dựa trên số liệu từ năm 2005 đến năm 2011. Tác giả cho rằng, các yếu tố như quy mô ngân hàng, thị phần của ngân hàng và tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Ngược lại, nhân tố rủi ro thanh khoản, GDP và lạm phát có ảnh hưởng nghịch chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tiếp đến, theo nghiên cứu của Vũ Xuân Dũng và Đoàn Việt Hùng (2018) liên quan đến các nhân tố nội tại tác động đến TNNL tại 20 ngân hàng thương Việt Nam. Dựa trên số liệu trong giai đoạn 2005-2016 thông qua phương pháp định lượng, phân tích mô hình hồi quy với dữ liệu dạng bảng (Panel data) cùng với mô hình tác động cố định (FEM), tác giả đã đưa ra kết luận rằng các yếu tố tiền gửi ngân hàng và tỷ lệ an toàn vốn có tác động tích cực, còn yếu tố tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, thanh khoản có tác động ngược chiều đến TNNL tại các NHTM Việt Nam.

2.4. Khoảng trống nghiên cứu

Thông qua việc lược khảo những nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây và dẫn chứng từ thực nghiệm về các yếu tố tác động đến TNNL tại các ngân hàng đã đề cập ở trên, tác giả đã tổng hợp lại các nhận định về xu hướng tác động của các yếu tố đến TNNL của các ngân hàng tại Bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.1 Tóm tắt xu hướng tác động của các yếu tố tác động đến TNNL trong các nghiên cứu liên quan

Nhân tố Tác động Nghiên cứu thực nghiệm
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản + Damankah & cộng sự (2014)
Hamdi và cộng sự (2017), Vũ Xuân Dũng và Đoàn Việt Hùng (2018)
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản + Hakimi và cộng sự (2012) Hamdi và cộng sự (2017), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016)
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản + Shahimi và cộng sự (2006), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016), , Vũ Xuân Dũng và Đoàn Việt Hùng (2018)
Hakimi và cộng sự (2012)
Tiền gửi khách hàng của ngân hàng + Shahimi và cộng sự (2006), Hakimi và cộng sự (2012), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013), Vũ Xuân Dũng và Đoàn Việt Hùng (2018)
Rogers và Sinkey Jr (1999), Damankah & cộng sự (2014)
Quy mô ngân hàng + Rogers và Sinkey Jr (1999), De Young và Rice (2004), Shahimi và cộng sự (2006), Hakimi và cộng sự (2012), Atellu (2016), Hamdi và cộng sự (2017), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016)
Damankah & cộng sự (2014)
Thanh khoản + Hakimi và cộng sự (2012), Damankah và cộng sự (2012)
Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu
Huân (2016), Vũ Xuân Dũng và Đoàn Việt Hùng (2018)
Tăng trưởng kinh tế + Hakimi và cộng sự (2012)
De Young và Rice (2004), Atellu (2016), Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016)
Lạm phát + Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016)
Hakimi và cộng sự (2012), Damankah & cộng sự (2014), Atellu (2016), Hamdi và cộng sự (2017), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016)

Nguồn: tổng hợp của tác giả Luận văn: Yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng.

Dựa trên việc lược khảo các nghiên cứu đã đề cập, đa phần các nghiên cứu thường chú trọng và đặt mối quan tâm cao đến các yếu tố bên trong của các ngân hàng có thể kể đến như tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng,… hoặc quá tập trung vào các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, dẫn đến còn khá ít các nghiên cứu kết hợp các nhân tố cùng trên một mô hình, cũng như dữ liệu nghiên cứu được sử dụng đã trong giai đoạn trước đây. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, việc xác định và đánh giá chiều hướng tác động của các yếu tố lên TNNL vẫn chưa có được sự tương đồng và thống nhất giữa các nghiên cứu tại các quốc gia và giai đoạn khác nhau. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm bổ sung thêm cho đề tài này về việc kết hợp nhân tố vi mô và vĩ mô để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến TNNL, cũng như cập nhật hiện trạng thực tế của TNNL đến thời điểm gần nhất. Cụ thể hơn, dữ liệu nghiên cứu được thực hiện bao gồm giai đoạn nền kinh tế Việt Nam vừa chịu ảnh hưởng tác động tiêu cực từ bất ổn của kinh tế thế giới, phần nào phản ánh thực trạng TNNL của các NHTM CP Việt Nam khi các yếu tố như tỷ lệ nợ xấu, dự phòng rủi ro tín dụng và lạm phát có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó là sử dụng phương pháp hồi quy Bayes cho đề tài, có những ưu điểm hơn so với phương pháp tần suất truyền thống trước đây. Từ đó cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng các yếu tố tác động đến TNNL tại các NHTM CP Việt Nam.

Thông qua việc làm rõ những yếu tố tác động đến TNNL của các NHTM CP Việt Nam, nghiên cứu không chỉ phản ảnh thực trạng mà còn kiểm chứng lại các lý thuyết, nghiên cứu trước đây trong môi trường kinh tế ngoài nước cũng như trường hợp thực tế tại Việt Nam.

Cuối cùng, tác giả mong muốn dựa trên căn cứ lý luận từ các nghiên cứu trước và kết hợp kết quả thực tiễn tại Việt Nam, để đưa ra những gợi ý, khuyến nghị cho các nhà quản trị ngân hàng nhìn nhận và xây dựng định hướng nhằm phát triển và tăng nguồn thu từ các sản phẩm, dịch vụ phi truyền thống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Có thể nhận thấy rằng, những nghiên cứu trước đây từ trong nước đến ngoài nước đều đã nhận định rằng TNNL tại các ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế giữa các quốc gia và đặc thù ở các thời gian và không gian khác nhau. Các đề tài, nghiên cứu trước đây cũng thường sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua các công cụ phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với dữ liệu bảng, cùng với việc sử dụng các kiểm định phù hợp. Bên cạnh đó, mô hình nghiên cứu thường sử dụng nguồn số liệu từ các BCTC được công bố của các ngân hàng để xác định giá trị của các yếu tố nghiên cứu. Do đó, các nghiên cứu này thường dựa trên phân tích định lượng các yếu tố tác động nội tại đến TNNL của ngân hàng mà ít phân tích kết hợp với các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế cũng như phân tích định tính để thấy được rõ bản chất và nguyên nhân tác động của yêu tố. Do vậy, dựa trên cơ sở các học thuyết liên quan và những nghiên cứu trước đây đã được nhắc đến, tác giả sẽ kế thừa một phần kết quả từ các nghiên cứu trước đây, vừa thực hiện bổ sung, điều chỉnh để phù hợp hơn liên quan đến các nhân tố tác động đến TNNL tại các NHTM CP Việt Nam. Luận văn: Yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: PPNC tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993