Mục lục
Đồ án: Công trình chung cư cao cấp Đồng Nội. Bạn đang chuẩn bị làm bài báo cáo thực tập nghề nghiệp, hay bạn đang làm đồ án tốt nghiệp, nhưng các bạn lại chưa biết lựa chọn đề tài nào cho phù hợp với trường hợp của bạn, giờ đây các bạn không còn phải lo lắng về vấn đề đó nữa, vì dưới đây Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Luận Văn sẽ chia sẻ đến các bạn sinh viên một bài Đồ án: Công trình chung cư cao cấp Đồng Nội các bạn có thể tham khảo thử nhé.
CHƯƠNG 1: KIẾN TRÚC
1.1.1. Giới thiệu về công trình (Đồ án: Công trình chung cư cao cấp Đồng Nội)
1.1.1.1. Mục đích xây dựng công trình
Do tốc độ của quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh, cùng với sự tăng tự nhiên của dân số thì dân số Thành phố Hồ Chí Minh còn phải tiếp nhận một lượng lớn người nhập cư từ các tỉnh thành trong cả nước đổ về lao động và học tập. Hiện nay dân số thành phố Hồ chí Minh trên dưới sáu triệu người, đang tạo ra một áp lực rất lớn cho thành phố trong việc giải quyết việc làm, đặc biệt là chổ ở cho hơn sáu triệu người hiện nay và sẽ còn tăng nữa trong những năm tới.
Quỹ đất dành cho thổ cư ngày càng thu hẹp, do đó việc tiết kiệm đất xây dựng cũng như khai thác có hiệu quả diện tích hiện có là một vấn đề rất căng thẳng của Thành phố Hồ Chí Minh.
Các tòa nhà chung cư cao cấp cũng như các dự án chung cư cho người có thu nhập thấp ngày càng cao hơn trước. Đó là xu hướng tất yếu của một xã hội luôn đề cao giá trị con người, công năng sử dụng của chung cư không chỉ gói gọn là chổ ở đơn thuần mà nó mở rộng ra thêm các dịch vụ phục vụ cư dân sinh sống trong các căn hộ thuộc chưng cư đó. Giải pháp xây dựng các tòa nhà chung cư cao tầng là giải pháp tối ưu nhất, tiết kiệm nhất và khai thác quỷ đất có hiệu quả nhất so với các giải pháp khác trên cùng diện tích đó. (Đồ án: Công trình chung cư cao cấp Đồng Nội)
Nhằm mục đích giải quyết các yêu cầu và mục đích trên, Công trình chung cư cao cấp ĐỒNG NỘI được thiết kế và xây dựng là một khu nhà cao tầng hiện đại, đầy đủ tiện nghi, cảnh quan đẹp… thích hợp cho sinh sống, giải trí và làm việc., một chung cư cao tầng được thiết kế và thi công xây dựng với chất lượng cao, đầy đủ tiện nghi để phục vụ cho một cộng đồng dân cư sống trong đó, với giá cả đúng như chất lượng phục phụ đảm bảo cho đời sống ngày càng đi lên của một tầng lớp dân cư có thu nhập cao.
1.1.1.2. Vị trí và đặc điểm công trình
Vị trí công trình
Địa chỉ: Đường số 15, phường An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều kiện tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với các đặc trưng của vùng khí hậu miền Đông Nam Bộ, chia thành 2 mùa rõ rệt: (Đồ án: Công trình chung cư cao cấp Đồng Nội)
- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 11.
- Nhiệt độ trung bình: 250
- Nhiệt độ thấp nhất: 200
- Nhiệt độ cao nhất: 300C (khoảng tháng 4).
- Lượng mưa trung bình: 274.4 mm.
- Lượng mưa cao nhất: 638 mm (khoảng tháng 9).
- Lượng mưa thấp nhất: 31 mm (khoảng tháng 11).
- Độ ẩm trung bình: 84.5%.
- Độ ẩm cao nhất: 100%.
- Độ ẩm thấp nhất: 79%.
- Lượng bốc hơi trung bình: 28 mm/ngày.
- Lượng bốc hơi thấp nhất: 6,5 mm/ngày.
- Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 4.
– Nhiệt độ trung bình: 270C.
Hướng gió: hướng gió Tây Nam và Đông Nam với tốc độ trung bình 2.15 m/s.Thổi mạnh vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, ngoài ra còn có gió Đông Bắc thổi nhẹ. Số giờ nắng trung bình khá cao, ngay trong mùa mưa cũng có trên 4 giờ/ngày, vào mùa khô là trên 8 giờ/ngày.
Tần suất lặng gió trung bình hàng năm là 26%, lớn nhất là tháng 8 (34%), nhỏ nhất là tháng 4 (14%). Tốc độ gió trung bình 1.4 – 1.6m/s. Hầu như không có gió bão, gió giật và gió xoáy; nếu có xuất hiện thì thường xảy ra vào đầu và cuối mùa mưa (tháng 9).
Thủy triều tương đối ổn định ít xảy ra hiện tương đột biến về dòng nước. Hầu như không có lũ lụt, chỉ ở những vùng ven thỉnh thoảng có ảnh hưởng. (Đồ án: Công trình chung cư cao cấp Đồng Nội)
Công trình nằm ở khu vực Quận 2, TP Hồ Chí Minh nên chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Nam. Đây là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Thời tiết trong năm chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng năm đến tháng mười một, có gió mùa Đông Nam và Tây Nam. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
1.1.1.3. Quy mô công trình
Loại công trình
Theo PHỤ LỤC 1: PHÂN CẤP, PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (Ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ): Công trình chung cư cao cấp Đồng Nội thuộc công trình dân dụng cấp 2 (chiều cao 9-19 tầng hoặc tổng diện tích sàn 5000-10000m2).
Tầng hầm
Công trình có 1 tầng hầm
Các tầng phần thân
Công trình có 1 tầng trệt, 9 tầng lầu, 1 tầng thượng, 1 tầng mái.
1.1.2. Các giải pháp kiến trúc của công trình (Đồ án: Công trình chung cư cao cấp Đồng Nội)
1.1.2.1. Giải pháp mặt bằng
Tầng hầm: Thang máy bố trí ở giữa, chỗ đậu xe ôtô xung quanh. Các hệ thống kỹ thuật như bể chứa nước sinh hoạt, trạm bơm, trạm xử lý nước thải được bố trí hợp lý giảm tối thiểu chiều dài ống dẫn. Ngoài ra, tầng ngầm còn có bố trí thêm các bộ phận kỹ thuật về điện như trạm cao thế, hạ thế, phòng quạt gió. Tầng trệt – lầu 9: Bố trí các căn hộ phục vụ nhu cầu ở.
1.1.3. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHÁC
1.1.3.1. Hệ thống điện
Công trình sử dụng điện được cung cấp từ 2 nguồn: lưới điện Thành Phố và máy phát điện có công suất 150kVA (kèm theo 1 máy biến áp tất cả được đặt dưới tầng hầm để tránh gây ra tiếng ồn và độ rung ảnh hưởng đến sinh hoạt).
Toàn bộ đường dây điện được đi ngầm (được tiến hành lắp đặt đồng thời với lúc thi công). Hệ thống cấp điện chính được đi trong hộp kỹ thuật luồn trong gen điện và đặt ngầm trong tường và sàn, đảm bảo không đi qua khu vực ẩm ướt và tạo điều kiện dễ dàng khi cần sửa chữa.
Ở mỗi tầng đều lắp đặt hệ thồng điện an toàn: hệ thống ngắt điện tự động từ 1A÷ 80A được bố trí theo tầng và theo khu vực (đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ). (Đồ án: Công trình chung cư cao cấp Đồng Nội)
Mạng điện trong công trình được thiết kế với những tiêu chí như sau:
1.1.3.2. Hệ thống thoát nước
Nước mưa trên mái sẽ thoát theo các lỗ thu nước chảy vào các ống thoát nước mưa có đường kính F=140mm đi xuống dưới. Riêng hệ thống thoát nước thải được bố trí đường ống riêng. Nước thải từ các buồng vệ sinh có riêng hệ thống dẫn để đưa nước vào bể xử lý nước thải sau đó mới đưa vào hệ thống thoát nước chung.
1.1.3.4. Hệ thống chống sét
Chọn sử dụng hệ thống thu sét chủ động quả cầu Dynasphire được thiết lập ở tầng mái và hệ thống dây nối đất bằng đồng được thiết kế để tối thiểu hóa nguy cơ bị sét đánh. (Theo tiêu chuẩn TCVN 46-84)
1.1.3.5. Hệ thống thoát rác
Rác thải được tập trung ở các tầng thông qua kho thoát rác bố trí ở các tầng, chứa gian rác được bố trí ở tầng hầm và sẽ có bộ phận để đưa rác thải ra ngoài. Gian rác được thiết kế kín đáo và xử lý kỹ lưỡng để tránh tình trạng bốc mùi gây ô nhiễm môi trường.
1.1.3.6. Thông tin liên lạc
Điện thoại: có mạng lưới điện thoại của Bưu điện Thành Phố Hồ Chí Minh đi đến từng căn hộ, sẵn sàng lắp đặt theo yêu cầu của từng hộ dân cư. Mạng Internet, cáp truyền hình, …
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU THIẾT KẾ (Đồ án: Công trình chung cư cao cấp Đồng Nội)
2.1. CƠ SỞ TÍNH TOÁN KẾT CẤU
- Tính toán tải trọng (tĩnh tải, hoạt tải, tải trọng gió, tải trọng đăc biệt) dựa vào tiêu chuẩn sau:
- – TCVN 2737–1995: Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế.
- Tính toán và thiết kế thép cho các cấu kiện dầm, cột sàn, cầu thang, bể nước… dựa vào tiêu chuẩn sau:
- Thiết kế móng cho công trình dựa vào tiêu chuẩn sau:
- TCVN 10304–2014: Móng cọc–Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 9362–2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.
- Cấu tạo thép dầm, cột sàn, nút khung dựa vào tiêu chuẩn sau:
- TCVN 5574–2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 198–1997: Nhà cao tầng – Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép.
2.2. LỰA CHỌN GIẢI PHẤP KẾT CẤU PHẦN THÂN (Đồ án: Công trình chung cư cao cấp Đồng Nội)
2.2.1. Phân loại kết câu nhà cao tầng
- Các hệ kết cấu cơ bản: hệ kết cấu khung, hệ kết cấu tường chịu lực, kết cấu lõi cứng và kết cấu hộp (ống).
- Các hệ kết cấu hỗn hợp: kết cấu khung – giằng, kết cấu khung vách, kết cấu ống -lõi và kết cấu ống tổ hợp.
- Các hệ kết cấu đặc biệt: hệ kết cấu có tầng cứng, hệ kết cấu có dầm chuyền, kết cấu có hệ giằng liên tầng và kết cấu có khung ghép.
2.2.2. Phân tích một số kết cấu để chịu lực cho công trình
Phương án 1: hệ khung
Được cấu tạo từ các cấu kiện dạng thanh (cột, dầm) liên kết cứng với nhau tạo nút. Hệ khung có khả năng tạo ra không gian tương đối lớn và linh hoạt với những yêu cầu kiến trúc khác nhau.
Sơ đồ làm việc rõ ràng, tuy nhiên khả năng chịu uốn ngang kém nên hạn chế sử dụng đối với nhà có chiều cao h>40m.
Phương án 2: hệ khung vách
- Sử dụng phù hợp với mọi giải pháp kiến trúc nhà cao tầng.
- Thuận tiện cho việc áp dụng linh hoạt các công nghệ xây khác nhau như vừa có thể lắp ghép vừa có thể đổ tại chỗ các kết cấu bê tông cốt thép. (Đồ án: Công trình chung cư cao cấp Đồng Nội)
- Vách cứng tiếp thu các tải trọng ngang được dổ bằng hệ thống ván khuôn trượt, có thể thi công sau hoặc trước.
- Hệ khung vách có thể sử dụng hiệu quả với các kết cấu có chiều cao h>40m.
Phương án 3: hệ khung lõi
- Lõi cứng chịu tải trọng ngang của hệ, có thể bố trí trong hoặc ngoài biên.
- Hệ sàn gối trực tiếp lên tường lõi hoặc qua các cột trung gian.
- Phần trong lõi thường bố trí thang máy, cầu thang và các hệ thống kỹ thuật của nhà cao tầng.
- Sử dụng hiệu quả với các công trình có độ cao trung bình hoặc lớn có mặt bằng đơn giản.
Phương án 4: hệ lõi hộp
- Hệ chịu toàn bộ tải trọng đứng và tải trọng ngang.
- Hộp trong nhà cũng giống như lõi cứng được hợp thành bởi các tường đặc hoặc có cửa.
- Hệ lõi hợp chỉ phù hợp với các nhà rất cao (có thể cao tới 100 tầng).
2.2.3. Lựa chọn phương án kết cấu
Chọn phương án khung làm kết cấu chính cho công trình. Hệ thống khung được liên kết với nhau qua hệ kết cấu sàn. Trong trường hợp này hệ sàn liền khối có ý nghĩa rất lớn. Thường trong hệ thống kết cấu này hệ khung chủ yếu được thiết kế để chịu tải trọng thẳng đứng. Sự phân rõ chức năng này tạo điều kiện để tối ưu hoá các cấu kiện, giảm bớt kích thước cột và dầm, đáp ứng được yêu cầu của kiến trúc. (Đồ án: Công trình chung cư cao cấp Đồng Nội)
2.3. LỰA CHỌN KẾT CẤU SÀN
Trong công trình hệ sàn có ảnh hưởng rất lớn tới sự làm việc không gian của kết cấu. Do vậy, cần phải có sự phân tích đúng để lựa chọn ra phương án phù hợp với kết cấu của công trình.Trong nhà cao tầng, hệ kết cấu nằm ngang (sàn, sàn dầm) có vai trò:
– Tiếp nhận các tải trọng thẳng đứng trực tiếp tác dụng lên sàn (tải trọng bản thân sàn, người đi lại, làm việc trên sàn, thiết bị đặt trên sàn,…) và truyền vào các hệ chịu lực thẳng đứng để truyền xuống móng, xuống nền đất.
Đóng vai trò như một màng cứng liên kết các cấu kiện chịu lực theo phương đứng để chúng làm việc đồng thời với nhau. (Điều này thể hiện rõ khi công trình chịu các loại tải trọng ngang).
Lựa chọn phương án sàn dựa trên các tiêu chí:
Đáp ứng công năng sử dụng.
- Tiết kiệm chi phí.
- Thi công đơn giản.
- Đảm bảo chất lượng kết cấu công trình.
- Độ võng thoả mãn yêu cầu cho phép.
Với vai trò như trên, ta lựa chọn phương án hệ sàn sườn cấu tạo bao gồm hệ dầm và bản sàn cho công trình.
Ưu điểm:
Tính toán đơn giản.
Được sử dụng phổ biến ở nước ta với công nghệ thi công phong phú nên thuận tiện cho thi công.
Nhược điểm:
Chiều cao dầm và độ võng của bản sàn lớn khi vượt khẩu độ lớn dẫn đến chiều cao tầng lớn => chiều cao toàn công trình lớn gây bất lợi cho kết cấu công trình khi chịu tải trọng ngang và không tiết kiệm chi phí vật liệu.
Chiều cao sử dụng lớn nhưng không gian sử dụng bị thu hẹp.
2.4. LỰA CHỌN KẾT CẤU NỀN MÓNG (Đồ án: Công trình chung cư cao cấp Đồng Nội)
Thông thường, phần móng nhà cao tầng phải chịu lực nén lớn, bên cạnh đó tải trọng động đất còn tạo ra lực xô ngang lớn cho công trình, vì thế các giải pháp đề xuất cho phần móng gồm:
- Móng sâu: móng cọc khoan nhồi, móng cọc ép BTCT đúc sẵn, móng cọc ly tâm ứng suất trước.
- Móng nông: móng băng 1 phương, móng băng 2 phương, móng bè.
- Móng cọc Barret.
Các phương án móng cần phải được cân nhắc lựa chọn tuỳ thuộc tải trọng công trình, điều kiện thi công, chất lượng của từng phương án và điều kiện địa chất thuỷ văn của từng khu vực.
KẾT LUẬN: Dựa vào điều kiện địa chất khu vực Quận 2, chọn 2 giải pháp móng sâu là: Móng cọc khoan nhồi và móng cọc ép BTCT đúc sẵn.
2.5. VẬT LIỆU SỬ DỤNG CHO CÔNG TRÌNH
2.5.1. Yêu cầu về vật liệu sử dụng cho công trình
- Vật liệu được tận dụng nguồn vật liệu của địa phương nơi công trình được xây dựng và có giá thành hợp lý, đảm bảo về khả năng chịu lực và biến dạng.
- Vật liệu xây có cường độ cao, trọng lượng nhỏ, khả năng chống cháy tốt.
- Vật liệu có tính biến dạng cao: khả năng biến dạng cao có thể bổ sung cho tính chịu lực thấp.
- Vật liệu có tính thoái biến thấp: có tác dụng tốt khi chịu tải trọng lặp lại (động đất, gió bão).
- Vật liệu có tính liền khối cao: có tác dụng trong trường hợp tải trọng có tính chất lặp lại không bị tách rời các bộ phận công trình. (Đồ án: Công trình chung cư cao cấp Đồng Nội)
Nhà cao tầng thường có tải trọng rất lớn nên nếu dùng các vật liệu trên tạo điều kiện giảm đáng kể tải trọng do công trình, kể cả tải trọng đứng cũng như tải trọng ngang do lực quán tính.
2.5.2. Bê tông (theo TCXDVN 5574-2012)
Bê tông dùng trong nhà cao tầng có cấp độ bền từ B25 ÷ B60.
Dựa vào đặc điểm của công trình và khả năng chế tạo vật liệu ta chọn bê tông để sử dụng cấp độ bền B25 với các thông số kỹ thuật như : (Đồ án: Công trình chung cư cao cấp Đồng Nội)
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com