Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu

Đánh giá post

Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu. Bạn đang chuẩn bị làm bài báo cáo thực tập nghề nghiệp, hay bạn đang làm đồ án tốt nghiệp, nhưng các bạn lại chưa biết lựa chọn đề tài nào cho phù hợp với trường hợp của bạn, giờ đây các bạn không còn phải lo lắng về vấn đề đó nữa, vì dưới đây Dịch Vụ Viết Luận Văn sẽ chia sẻ đến các bạn sinh viên một bài Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu các bạn có thể tham khảo thử nhé.

Chương 1: giới thiệu công trình

Đặc điểm về kiến trúc và kết cấu công trình

  • Công trình: Chung cư.
  • Địa điểm : phường 10 , thành phố Vũng Tàu.
  • Kết cấu công trình là bê tông cốt thép chịu lực kết hợp với lõi cứng của công trình có tác dụng chống xoắn cho toàn công trình.
  • Khung , dầm, sàn, cột, mái thi công bằng bê tông cốt thép toàn khối mác 300.
  • Hình dạng và kích thước công trình được thể hiện trên bản vẽ

Đặc điểm về địa chất thủy văn, đường xá vận chuyển vào công trình (Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu)

Dựa vào tài liệu địa chất công trình khu vực xây dựng cho thấy: Mặt bằng hiệ trạng tương đối bằng phẳng. Bằng phương pháp khoan thăm do cho thấy địa tầng của công trình gồm các lớp đất từ trên xuống như sau :

  • Lớp 1: Đất san lấp có chiều dày trung bình 0,5 m
  • Lớp 2: Đất sét pha có chiều dày trung bình 10 m
  • Lớp 3: Cát hạt nhỏ có chiều dày trung bình là 4,5 m
  • Lớp 4 : Cát hạt vừa có chiều dày chưa kết thúc ở độ sâu thăm dò 30 m

Mặt bằng công trình nằm trong khu quy hoạch tổng thể đô thị mới . Khu đất là bãi đất trống không bị giới hạn bởi các công trình lân cận, mặt bằng khu đất thoáng thuận tiện cho thi công. Khu đất tiếp giáp 2 phía mặt đường, 2 mặt còn lại tiếp giáp với đường nội bộ trong khu quy hoạch.

Công trình nằm gần đường giao thông do vậy nên thuận lợi cho việc cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng.

  • Mực nước ngầm ở độ sâu – 3,5m so với cos 0,00 của công trình.
  • Chiều sâu hố đào là -4,175m so với cos 0,00 của công trình.

Công tác chuẩn bị trước khi thi công (Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu)

Chuẩn bị mặt bằng

Mặt bằng ban đầu tương đối trống trải, chỉ có bụi và đất mấp mô. Trước khi thi công măt bằng phải được giải phóng, san lấp và dọn dẹp sạch sẽ.

Đường giao thông nội bộ phải được bố trí thuận tiện trong thi công và định hướng để làm đường giao thông sau này cho công trình.

Cấp thoát nước

Khi thi công phải sử dụng một lương nước rất lớn, như vậy trong khi thi công nhất thiết phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cấp thoát nước. Lượng nước sạch được lấy từ mạng lưới cấp nước thành phố, ngoài ra còn phải chuẩn bị một vài chiếc máy bơm nước để phòng trong trường hợp thiếu nước. Phải chuẩn bị thùng chưa nước với dung lượng lớn để chứa. Tiến hành xây dựng một đường thoát nước lớn dẫn ra đường ống thoát nước của thành phố để thỉa nước sinh hoạt hàng ngày cũng như nước phục vụ cho thi công đã qua xử lý.

Thiết bị điện

  • Trên công trường, các thiết bị lớn (cầu…) hầu hết sử dụng động cơ đốt trong
  • Điện ở đây chủ yếu sử dụng cho chiếu sáng và các thiết bị phục vụ cho xây dựng có công suất không lớn lắm, do vậy điện được lấy từ lưới điện thành phố (Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu)
  • Khi thi công lưới điện phải bố trí các đường dây phục vụ cho thi công hợp lý, bảo đảm an toàn.

Công tác giác móng

Giác móng vị trí công trình là xác định đường tim, trục , mặt bằng trên thực địa, đưa công trình từ bản vẽ thiết kế ra đúng vị trí của nó trên mặt bằng thự tế.

Đế giác được vị trí của công trình ta dựa vào các mốc chuẩn được bên A và thiết kế đã bàn giao để xác địnhvị trí công trình , mốc chuẩn phải được xây dựng chắc chắn bằng bê tông nằm ngoài mặt bằng thi công và được bảo quản trong suốt quá trình thi công và bàn giao là cơ sở pháp lý giữa bên A và bên B.

Trình tự giác móng: Dựa vào mốc giới do bên chủ đầu tư bàn giao (mốc A), tại hiện trường, đặt máy kinh vĩ tại điểm B hướng về mốc A định hướng và mở góc = α (được xác định chính xác trên hồ sơ thiết kế), ngắm về hướng điểm M cố định và đo khoảng cách A theo hướng xác định của máy sẽ xác định được chính xác điểm M. Đưa máy về điểm M và ngắm về phía điểm B, cố định hướng và mở một góc β xác định điểm N theo hướng xác định , đo chiều dài từ M sẽ xác định được điểm N. Tiếp tục như vậy ta xác định vị trí công trình trên mặt bằng xây dựng. (Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu)

Mốc tim chuẩn phải đặt cách mép hố đào từ 1,5 ÷2m và được chôn sâu xuống đất, tất cả các tim móng của công trình đều nhất thiết phải dùng máy kinh vĩ để định vị.

Hạ mực nước ngầm

  • Phần đáy móng của công trình nằm sâu hơn mực nước ngầm nên để thi công ta cần có thiết kế đến giải pháp hạ mực nước ngầm.
  • Ta chọn giải pháp hạ mực nước ngầm bằng các ống kim lọc hút lông. Thiết bị này là một hệ thống giếng lọc đường kính nhỏ bố trí sát nhau trong khu vực cần tiêu nước.
  • Máy bơm dùng với thiết bị kim lọc là máy bơm ly tâm có chiều cao hút nước lớn có khi đến 8 ÷9m cột nước.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Đồ Án Tốt Nghiệp

Chương 2: kỹ thuật thi công phần móng (Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu)

2.1 Biện pháp thi công đất

Đáy dài nằm ở độ sâu 2,575 m so với nền đất tự nhiên nên móng thuộc lớp đất sét pha và có mực nước ngầm.

Khi thi công đào đất có 2 phương án: Đào bằng thủ công và đào bằng máy

Đào bằng thủ công: dễ tổ chức theo dây chuyền nhưng với khối lượng đào đất lớn thì số lượng nhân công cũng lớn mới đảm bảo rút ngắn thời gian thi công, do vậy nếu tổ chức thi công khéo thì rất khó khăn và gaayt chở ngại cho nhau dẫn đến năng suất lao động giảm, không đảm bảo kịp tiến độ.

Đào bằng máy: ưu điểm nổi bật là rút ngắn được thời gian thi công, đảm bảo kỹ thuật. Tuy nhiên sử dụng máy đào đến cao trình thiết kế là không nên vì một mặt nếu sử dụng máy đào đào đến cao trình thiết kế sẽ làm phá vỡ kết cấu lớp đất đó, làm giảm khả năng chịu tải của đất nền. Hơn nưa sử dụng máy đào khó tạo được độ bằng phẳng để thi công đài móng. Vì vậy cần bớt lại một phần đất để thi công bằng thủ công. Việc thi công bằng thủ công đến cao trình đế móng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn bằng máy. (Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu)

Từ những phân tihcs trên ta chọn cả 2 phương án đẻ thi công. Căn cứ vào phương pháp thi công cọc, do cọc đã được ép trước, kích thước đài móng và giằng móng ta chọn giải pháp đào sau đây: Toàn bộ đất trong tầng hầm được đào bằng một lần 1 theo dạng ao móng và đào bằng máy đến cao trình H =1,525 m so với mặt đất tự nhiên. Khi đào lần 2 tại vị trí hố móng sẽ đào bằng máy đến cao trình H =-0,85m so với mặt đáy đào đất lần 1 và còn lại đào bằng tay h =0,2m( chưa tính bê tông lót).

Khi thi công tầng hầm để an toàn, tiện lợi cho thi công và tránh sụt lở đất ( do thời tiết, do tác động bên ngoài,…) nên chọn giả pháp dùng tường cứ LASEN đóng xung quanh hố đào chỉ trừ lại chỗ lên xuống của các phương tiện thi công.

Song song với việc đào đất bằng máy thì tiến hành đào đất bằng tay ngay. Với phương pháp này tận dụng được sự làm việc của máy đào, hạn chế sức người đồng thời tăng nhanh thời gian hoàn thành việc đào đất.

2.2 Phương án thi công bê tông móng (Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu)

a) Trình tự thi công móng

  • – Sau khi đào đất xong thì cho công nhân xuống hố đào tiến hành đào những phần còn lại, tiến hành phá đầu cọc bằng dụng cụ máy phá bê tông,búa…Yêu cầu của bề mặt bê tông đầu cọc sau khi phá phải có độ nhám, phải vệ sinh sạch sẽ bề mặt đầu cọc trước khi đổ bê tông đài nhằm tránh việc không liên kết giữa bê tông mới và bê tông cũ.
  • – Phần đầu cọc sau khi đập bỏ phải cao hơn cốt đáy đài là >100 mm (không kể phần bê tông lót) và phần thép leo từ đầu cọc > 2D.
  • – Trước khi đổ bê tông lót ở đáy đài ta cần phải đầm đất ở đáy móng bằng đầm tay.Tiếp đó trộn bê tông M100 đổ xuống đáy móng, chiều dày là 100 mm.
  • – Sau khi đổ xong thì tiến hành lắp dựng cốt thép móng à Lắp dựng ván khuôn à đổ bê tông móng.

b) Công tác ván khuôn

Lắp dựng ván khuôn móng

  • – Thi công lắp dựng các tấm coffa kim loại dùng chốt liên kết.
  • – Tiến hành lắp dựng các tấm coffa theo hình dạng kết cấu móng, tại các vị trí góc dùng những tấm góc ngoài.
  • – Coffa đài cọc dược lắp sẵn thành từng mảng vững chắc theo thiết kế ở bên ngoài hố móng.
  • – Dùng cần cẩu kết hợp với thủ công để đưa ván khuôn đến vị trí của từng đài cọc.
  • – Khi cẩu chú ý nâng hạ ván khuôn nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh gây biến dạng cho ván khuôn.
  • – Căn cứ vào mốc trắc đạc trên mặt đất dùng máy kinh vĩ lấy tim và hình bao chu vi của từng đài cọc.
  • – Cố định các tấm mảng ván khuôn với nhau theo đúng vị trí thiết kế bằng các dây chằng, neo và chống cây chống.
  • – Tại các vị trí thiếu hụt ván khuôn do môđun khác nhau thì phải chèn bằng ván gỗ có độ dày tối thiểu là 40mm.
  • – Trước khi đổ bê tông, mặt ván khuôn phải được quét một lớp phụ gia chống dính và được tưới nước lên ván khuôn.
  • – Dùng máy kinh vĩ và máy thủy bình kiểm tra lại kích thước, tọa độ của các đài.

Chương 4: AN TOÀN LAO ĐỘNG (Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu)

4.1  An toàn trong sử dụng điện thi công

  • – Việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị điện và lưới điện thi công phải tuân theo các quy phạm, tiêu chuẩn của  “An toàn điện” TCVN4036-85.
  • – Công nhân điện, công nhân vận hành thiết bị điện đều phải có tay nghề và được học tập an toàn về điện, công nhân phụ trách điện trên công trường là người phải có kinh nghiệm quản lý điện thi công.
  • – Điện trên công trường được chia làm 2 hệ thống động lực và chiếu sáng riêng, có cầu dao tổng và các cầu dao phân nhánh.
  • – Trên công trường có niêm yết sơ đồ lưới điện, công nhân điện đều nắm vững sơ đồ lưới điện. Chỉ có công nhân điện- người được trực tiếp phân công mới được sửa chữa, đấu, ngắt nguồn điện.
  • – Dây tải điện động lực bằng cáp bọc cao su cách điện, dây tải điện chiếu sáng được bọc PVC. Chỗ nối cáp thực hiện theo phương pháp hàn rồi bọc cách điện, nối dây bọc PVC bằng kép hoặc xoắn đảm bảo có bọc cách điện chỗ nối.
  • – Thực hiện nối đất, nối không cho phần vỏ kim loại của các thiết bị điện chạm vào vật mà có thể dẫn điện.

4.2  An toàn trong thi công bê tông, cốt thép, ván khuôn

Lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo: (Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu)

  • – Không được sử dụng dàn giáo: Có biến dạng, rạn nứt, mòn gỉ hoặc thiếu các bộ phận.
  • – Khi hở giữa sàn công tác và tường công trình > 0,05 (m) khi xây và 0,2(m) khi trát.
  • – Các cột của dàn giáo phải được đặt trên vật kê ổn định.
  • – Cấm xếp tải lên dàn giáo, nơi ngoài vị trí đã quy định.
  • – Khi dàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất 2 sàn công tác: Sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới.
  • – Khi dàn giáo cao hơn 12m phải làm cầu thang, độ dốc của cầu thang < 600.
  • – Lỗ hổng ở sàn công tác để lên xuống phải có lan can bảo vệ ở 3 phía.
  • – Thường xuyên kiểm tra tất cả các bộ phận kết cấu của dàn giáo, giá đỡ để kịp thời phát hiện tình trạng hư hỏng của dàn giáo để có biện pháp sửa chữa kịp thời.
  • – Khi tháo dỡ dàn giáo phải có rào ngăn, biển cấm người qua lại. Cấm tháo dỡ dàn giáo bằng cách giật đổ.
  • – Không dựng lắp, tháo dỡ hoặc làm việc trên dàn giáo và khi trời mưa to, giông bão hoặc gió cấp 5 trở lên.

Công tác gia công, lắp dựng ván khuôn:

  • – Ván khuôn dùng để đỡ kết cấu bê tông, phải được lắp dựng thiết kế theo đúng yêu cầu trong thiết kế đã được phê duyệt.
  • – Ván khuôn ghép thành khối lớn phải đảm bảo vững chắc khi cẩu lắp và khi cẩu lắp phải tránh va chạm vào các bộ kết cấu đã lắp trước. (Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu)
  • – Không được để trên ván khuôn những thiết bị vật liệu không có trong thiết kế, kể cả không cho những người không trực tiếp tham gia vào việc đổ bê tông đứng trên ván khuôn.
  • – Cấm đặt và chất xếp các tấm ván khuôn các bộ phận của ván khuôn lên chiếu nghỉ cầu thang, lên ban công, các lối đi sát cạnh lỗ hổng hoặc các mép ngoài của công trình khi chưa giằng kéo chúng.
  • – Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra ván khuôn, nên có hư hỏng phải sửa chữa ngay. Khu vực sửa chữa phải có rào ngăn, biển báo.

Công tác gia công lắp dựng cốt thép:

  • – Gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo.
  • – Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng những thiết bị chuyên dụng, phải có biện pháp ngăn ngừa thép văng khi cắt cốt thép có đoạn dài hơn hoặc bằng 0,3m.
  • – Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nếu bàn gia công cốt thép có công nhân làm việc ở hai giá thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1,0 m. Cốt thép đã làm xong phải để đúng chỗ quy định.
  • – Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy, hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn.
  • – Khi gia công cốt thép và làm sạch rỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân.
  • – Không dùng kéo tay khi cắt các thanh thép thành các mẫu ngắn hơn 30cm.
  • – Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối hàn, nút buộc. Khi cắt bỏ những phần thép thừa ở trên cao công nhân phải đeo dây an toàn, bên dưới phải có biển báo. Khi hàn cốt thép chờ cần tuân theo chặt chẽ qui định của quy phạm. (Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu)
  • – Buộc cốt thép phải dùng dụng cụ chuyên dùng, cấm buộc bằng tay cho pháp trong thiết kế.
  • – Khi dựng lắp cốt thép gần đường dây dẫn điện phải cắt điện, trường hợp không cắt được điện phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép và chạm vào dây điện.

Đổ và đầm bê tông:

  • – Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt ván khuôn, cốt thép, dàn giáo, sàn công tác, đường vận chuyển. Chỉ được tiến hành đổ sau khi đã có văn bản xác nhận.
  • – Lối qua lại dưới khu vực đang đổ bê tông phải có rào ngăn và biến cấm. Trường hợp bắt buộc có người qua lại cần làm những tấm che ở phía trên lối qua lại đó.
  • – Cấm người không có nhiệm vụ đứng ở sàn rót vữa bê tông.Công nhân làm nhiệm vụ định hướng, điều chỉnh máy, vòi bơm đổ bê tông phải có găng, ủng.
  • – Khi dùng đầm rung để đầm bê tông cần:
  • +) Nối đất với vỏ đầm rung
  • +) Dùng dây buộc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm
  • +) Làm sạch đầm rung, lau khô và quấn dây dẫn khi làm việc
  • +) Ngừng đầm rung từ 5-7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30-35 phút.
  • +) Công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác.

Tháo dỡ ván khuôn:

  • – Chỉ được tháo dỡ ván khuôn sau khi bê tông đã đạt cường độ qui định theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thi công.
  • – Khi tháo dỡ ván khuôn phải tháo theo trình tự hợp lý phải có biện pháp đề phòng ván khuôn rơi, hoặc kết cấu công trình bị sập đổ bất ngờ. Nơi tháo ván khuôn phải có rào ngăn và biển báo.
  • – Trước khi tháo ván khuôn phải thu gọn hết các vật liệu thừa và các thiết bị đất trên các bộ phận công trình sắp tháo ván khuôn. (Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu)
  • – Khi tháo ván khuôn phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu, nếu có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cáo cho cán bộ kỹ thuật thi công biết.
  • – Sau khi tháo ván khuôn phải che chắn các lỗ hổng của công trình không được để ván khuôn đã tháo lên sàn công tác hoặc ném ván khuôn từ trên xuống, ván khuôn sau khi tháo phải được để vào nơi qui định.
  • – Tháo dỡ ván khuôn đối với những khoang đổ bê tông cốt thép có khẩu độ lớn phải thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong thiết kế về chống đỡ tạm thời.

4.3  An toàn trong công tác lắp dựng

  • – Lắp dựng đà giáo theo hồ sơ hướng dẫn của nhà chế tạo và lắp dựng theo thiết kế thi công đã được duyệt.
  • – Đà giáo được lắp đủ thanh giằng, chân đế và các phụ kiện khác, được neo giữ vào kết cấu cố định của công trình, chống lật đổ.
  • – Có hệ thống tiếp đất , dẫn sét cho hệ thống dàn giáo.
  • – Khi có mưa gió từ cấp 5 trở nên, ngừng thi công lắp dựng cũng như sử dụng đà giáo .
  • – Không sử dụng đà giáo có biến dạng, nứt vỡ… không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
  • – Sàn công tác trên đà giáo lắp đủ lan can chống ngã.
  • – Kiểm tra tình trạng đà giáo trước khi sử dụng.
  • – Khi thi công lắp dựng, tháo dỡ đà giáo, cần có mái che hay biển báo cấm đi lại ở bên dưới.

4.4  An toàn trong công tác xây (Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu)

  • – Trước khi thi công tiếp cần kiểm tra kỹ lưỡng khối xây trước đó.
  • – Chuyển vật liệu lên độ cao >2m nhất thiết dùng vận thăng, không tung ném.
  • – Xây đến độ cao 1,5m kể từ mặt sàn, cần lắp dựng đà giáo rồi mới xây tiếp.
  • – Không tựa thang vào tường mới xây, không đứng trên ô văng để thi công.
  • – Mạch vữa liên kết giữa khối xây với khung bê tông chịu lực cần chèn, đậy kỹ.
  • – Ngăn ngừa đổ tường bằng các biện pháp: Dùng bạt, nilông che đậy và dùng gỗ ván đặt ngang má tường phía ngoài, chống từ bên ngoài vào cho khối lượng mới xây đối với tường trên mái, tường bao để ngăn mưa.

4.5  An toàn trong công tác hàn

  • – Máy hàn có vỏ kín được nối với nguồn điện.
  • – Dây tải điện đến máy dùng loại bọc cao su mềm khi nối dây thì nối bằng phương pháp hàn rồi bọc cách điện chỗ nối. Đoạn dây tải điện nối từ nguồn đến máy không dài quá 15m.
  • – Chuôi kim hàn được làm bằng vật liệu cách điện cách nhiệt tốt.
  • – Chỉ có thợ điện mới được nối điện từ lưới điện vào máy hàn hoặc tháo lắp sửa chữa máy hàn.
  • – Có tấm chắn bằng vật liệu không cháy để ngăn xỉ hàn và kim loại bắn ra xung quanh nơi hàn.
  • – Thợ hàn được trang bị kính hàn, giày cách điện và các phương tiện cá nhân khác.

4.6 An toàn trong khi thi công trên cao (Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu)

  • – Người tham gia thi công trên cao có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ, được trang bị dây an toàn (có chất lượng tốt) và túi đồ nghề.
  • – Khi thi công trên độ cao 1,5m so với mặt sàn, công nhân đều được đứng trên sàn thao tác, thang gấp… không đứng trên thang tựa, không đứng và đi lại trực tiếp trên kết cấu đang thi công, sàn thao tác phải có lan can tránh ngã từ trên cao xuống.
  • – Khu vực có thi công trên cao đều có đặt biển báo, rào chắn hoặc có mái che chống vật liệu văng rơi.
  • – Khi chuẩn bị thi công trên mái, nhất thiết phải lắp xong hệ giáo vây xung quanh công trình, hệ giáo cao hơn cốt mái nhà là 1 tầng giáo (bằng 1,5m). Giàn giáo nối với hệ thống tiếp địa.

4.7  An toàn cho máy móc, thiết bị

  • – Tất cả các loại xe máy thiết bị đựơc sử dụng và quản lý theo TCVN 5308- 91.
  • – Xe máy thiết bị đều đảm bảo có đủ hồ sơ kỹ thuật trong đó nêu rõ các thông số kỹ thuật, hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và sửa chữa. Có sổ theo dõi tình trạng, sổ giao ca.
  • – Niêm yết tại vị trí thiết bị bảng nội quy sử dụng thiết bị đó. Bảng nội dung kẻ to, rõ ràng.
  • – Người điều khiển xe máy thiết bị là người được đào tạo, có chứng chỉ nghề nghiệp, có kinh nghiệm chuyên môn và có đủ sức khoẻ.
  • – Những xe máy có dẫn điện động đều được:
  • +) Bọc cách điện hoặc che kín phần mang điện.
  • +) Nối đất bảo vệ phần kim loại không mang điện của xe máy.
  • – Kết cấu của xe, máy móc đảm bảo: (Đồ Án: Thiết kế thi công công trình chung cư Vũng Tàu)
  • +) Có tín hiệu báo khi máy ở chế độ làm việc không bình thường.
  • +) Thiết bị di động có trang bị tín hiệu thiết bị âm thanh hoặc ánh sáng.
  • +) Có cơ cấu điều khiển loại trừ khả năng tự động mở hoặc ngẫu nhiên đóng mở.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993