Mục lục
Đồ án: Viết ứng dụng luyện nghe tiếng anh trên Windows. Bạn đang chuẩn bị làm bài báo cáo thực tập nghề nghiệp, hay bạn đang làm đồ án tốt nghiệp, nhưng các bạn lại chưa biết lựa chọn đề tài nào cho phù hợp với trường hợp của bạn, giờ đây các bạn không còn phải lo lắng về vấn đề đó nữa, vì dưới đây Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Luận Văn sẽ chia sẻ đến các bạn sinh viên một bài Đồ án: Viết ứng dụng luyện nghe tiếng anh trên hệ điều hành Windows Phone các bạn có thể tham khảo thử nhé.
LỜI MỞ ĐẦU
Cách đây nhiều năm, khi mà smartphone (điện thoại thông minh) hay các thiết bị di động cầm tay chưa thực sự phát triển và phổ biến đối với người tiêu dùng như hiện tại thì chúng ta cũng đã biết tới một số hệ điều hành dành cho các máy PDA (Personal Digital Assistant – Thiết bị trợ giúp cá nhân) như Windows Mobile của Microsoft hay các điện thoại thông minh chạy BlackberryOS của RIM…
Tuy nhiên, vào năm 2007 – thời điểm Apple giới thiệu điện thoại thông minh iPhone và hệ điều hành mà hiện nay được biết tới với tên gọi iOS đã thực sự thay đổi thị trường di động thế giới, định nghĩa lại smartphone cũng như châm ngòi cho cuộc chiến giữa các nền tảng di động, thúc đẩy nền công nghiệp phần cứng cũng như phần mềm. Có thể nói rằng cuộc chiến giữa các hệ điều hành đang xoay quanh những cái tên: Android (Google), iOS (Apple), Windows Phone (Microsoft) và BlackberryOs (RIM), Symbian (Nokia). “Đồ Án: Viết ứng dụng luyện nghe tiếng anh trên Windows”
Microsoft luôn được biết đến là gã khổng lồ phần mềm của thế giới, luôn là kẻ đi đầu nhưng hiện lại để cho Google và Apple chiếm hầu hết thị phần hệ điều hành di động mà kèm theo đó là lợi nhuận khổng lồ từ lượng khách hàng kỷ lục.
Sau khi nhận thấy sự thua kém quá lớn của Windows Mobile 6.x với các đối thủ Android và iOS, Microsoft quyết tâm lấy lại vị thế vốn có của mình thông qua việc cho ra đời một nền tảng di động hoàn toàn mới: Windows Phone với những ưu điểm rất dễ nhận thấy đó là khả năng đồng bộ với máy tính cao, giao diện Metro độc đáo và khác biệt, hỗ trợ công việc với các tiện ích văn phòng mạnh mẽ và dễ tiếp cận sử dụng. Hãy xem Microsoft đã mang lại những gì đặc biệt không chỉ cho người sử dụng và hấp dẫn các lập trình viên ?!
Với mục đích tìm hiểu thông tin về thế giới di động , các hệ điều hành và cũng như cách lập trình các ứng dụng đơn giản chạy trên hệ điều hành đó. Nhóm chúng em đã chọn đề tài đồ án tốt nghiệp: “Viết ứng dụng Luyện nghe tiếng anh trên hệ điều hành Windows Phone”.
Nội dung của đồ án này gồm 3 phần:
- Chương I: Tổng quan về thế giới điện thoại.
- Chương II: Giới thiệu về hệ điều hành Windows Phone.
- Chương III: Công nghệ xây dựng ứng dụng di động trên hệ điều hành Windows Phone.
- Chương IV: Giới thiệu ứng dụng luyện nghe tiếng anh trên hệ điều hành Windows Phone.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Đồ Án Tốt Nghiệp
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THẾ GIỚI ĐIỆN THOẠI DI DỘNG “Đồ Án: Viết ứng dụng luyện nghe tiếng anh trên Windows”
1.1 Tổng quan về điện thoại di động.
Điện thoại di động ngày nay đang trở thành một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Mục đích ban đầu của điện thoại di động là tạo sự thuận lợi trong liên lạc, xóa bỏ sự hạn chế về khoảng cách địa lý. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở đó, điện thoại di động ngày nay đã phát triển mạnh mẽ về chức năng. Không chỉ là đơn thuần nghe, gọi hay nhắn tin SMS như lúc đầu, mà nó còn là phương tiện giải trí đa chức năng, là công cụ hỗ trợ cho nhu cầu công việc của con người.
Khái niệm smartphone ( điện thoại thông minh) đang ngày càng được nhiều người biết đến. Đây là những thế hệ điện thoại sử dụng các hệ điều hành thông minh như iOS, Android, Windows Phone 7,8, RIM,….
Để tạo môi trường hoạt động cho các ứng dụng khác hoạt động. Có thể nói hiện nay smartphone đang dần thống trị thị trường di động. Có thể kể đến một số hãng sản xuất smartphone lớn trên thế giới như Apple, Nokia, Samsung, HTC One,….
1.2 Tổng quan về hệ điều hành di động. “Đồ Án: Viết ứng dụng luyện nghe tiếng anh trên Windows”
Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ của smartphone, các hãng công nghệ lớn trên thế giới đang đua nhau phát triển các hệ điều hành cho điện thoại di động nhằm mục đích thống lĩnh thị trường di động. Theo định kỳ, hãng nghiên cứu thị trường IDC mang lại cái nhìn toàn cảnh về thị trường di động qua bản báo cáo thị phần và tốc độ tăng trưởng của các nền tảng di động.
Theo đó, Android vẫn giữ ngôi vương với 81% thị phần, iOS và Windows Phone ở khá xa phía sau với lần lượt 12.9% và 3.6% thị phần. Đặc biệt, trong 3 nền tảng này thì chỉ có iOS bị tụt thị phần, trong khi Android và Windows Phone đều tăng. Đây cũng là lần đầu tiên chứng kiến Android chạm mốc trên 80% – một con số rất ấn tượng mà trước đây chưa từng có nền tảng nào đạt được.Ở phần dưới của bảng thống kê, BlackBerry OS vẫn còn giữ được 1.7% thị phần.
Lý giải về việc Android và Windows Phone có những bước phát triển vượt bậc. Các chuyên gia cho rằng điều này có công lớn nhờ các OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) như Samsung và Nokia. Bên cạnh đó, các mẫu smartphone Android và Windows Phone giá rẻ cũng là một phần không thể không nhắc tới. Apple bị tụt thị phần là một điều hiếm hoi, nhưng điều này cũng khá dễ hiểu khi sự bành trướng của Android quá lớn. Đồng thời, các sản phẩm của Apple gần đây liên tục dính lỗi cũng như không có nhiều đột phá trong bối cảnh các hãng đối thủ đang đẩy mạnh “chạy đua vũ trang”.
Cùng với bản báo cáo, các chuyên gia của IDC nhận định, phân khúc smartphone màn hình lớn và smartphone giá rẻ sẽ là xu hướng trong thời gian tới. Và họ cho rằng, nếu Apple phát triển phablet thì thị phần của họ sẽ tăng trong những quý tiếp theo.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH DI ĐỘNG WINDOWS PHONE
2.1 Tổng quan về hệ điều hành Windows Phone.
Windows Phone là hệ điều hành của Microsoft dành cho smartphone kế tục nền tảng Windows Mobile, mặc dù chúng không tương thích với nhau. Khác với Windows Mobile, Windows Phone tập trung vào sự phát triển của Marketplace – nơi các nhà phát triển có thể cung cấp sản phẩm (miễn phí hoặc có phí) tới người dùng. Windows Phone được bán vào tháng 10 năm 2010 và đầu năm 2011 tại Châu Á. “Đồ Án: Viết ứng dụng luyện nghe tiếng anh trên Windows”
Phiên bản mới nhất hiện tại là Windows Phone 8.1. Microsoft còn đang phát triển bản Windows Phone Apollo Plus và trong tương lai có thể còn có Windows Blue (hay có thể là Windows Phone 9) giúp tương thích với hệ điều hành Windows trên máy tính. Với Windows Phone , Microsoft đã phát triển giao diện người dùng mới mang tên Modern (trước đây tên là Metro) – tích hợp khả năng liên kết với các phần cứng và phần mềm của hãng thứ ba một cách dễ dàng.
Sau thành công của nền tảng Windows dành cho PC, Microsoft tiếp tục bước vào nền tảng dành cho các thiết bị di động. Windows Phone bắt đầu được nhen nhóm vào đầu năm 2004 như là một bản nâng cấp cho Windows Mobile với tên mã “Photon”, nhưng công việc diễn ra rất chậm và dự án phải bị hủy. Năm 2008, dự án được khởi động trở lại, nhưng lần này không phải là một bản nâng cấp mà là một hệ điều hành mới hoàn toàn. Mặc dù được dự kiến phát hành vào năm 2009, nhưng sự chậm trễ trong việc phát triển dẫn tới phiên bản Windows Mobile 6.5 vẫn được phát hành.
Việc kết thúc hỗ trợ cho Windows Mobile chỉ diễn ra vào ngày 15/7/2011. Trong giai đoạn này Windows Phone được phát triển khá nhanh, kéo theo đó là việc không thể tương thích với các phiên bản cũ do không kịp thời gian chuẩn bị cho việc đó.
Tên mã của dự án Windows Phone là “Photon”. Ban đầu tên gọi dự định sẽ là Windows Phone . Tuy nhiên vào ngày 22 tháng 4 năm 2010, Microsoft chính thức thông báo tên gọi phiên bản đầu tiên là Windows Phone 7 – tương xứng với hệ điều hành Windows 7 dành cho PC.
Windows Phone 7 được ra mắt vào ngày 15 tháng 2 năm 2010 ở Mobile World Congress tại Barcelona, Tây Ban Nha và chính thức bán ra vào ngày 8 tháng 11 năm 2010 tại Mỹ. Ban đầu Microsoft phát hành bản cập nhật No Do, tiếp sau đó là bản nâng cấp lớn Mango (còn được biết là Windows Phone 7.5) vào tháng 5/2011. Bản cập nhật này bao gồm phiên bản di động của Internet Explorer 9, đa nhiệm cho phần mềm của công ty thứ ba, hợp nhất Twitter vào People Hub, và cho phép đăng nhập SkyDrive. Một bản nâng cấp nhỏ được phát hành năm 2012 là “Tango”. Trong bản cập nhật này, Microsoft đã sửa những lỗi bug, hạ thấp cấu hình tối thiểu cho Windows Phone xuống chip 800MHz và RAM 256MB để phù hợp cho những máy giá rẻ cấu hình thấp. “Đồ Án: Viết ứng dụng luyện nghe tiếng anh trên Windows”
Tháng 01/2012, Microsoft tung ra bản Windows Phone 7.8. Nó bổ sung thêm những tính năng từ Windows Phone 8, chẳng hạn như màn hình chủ, tăng số lượng tông màu lên 20 và khả năng đặt màn hình khóa là hình ảnh trong ngày của Bing. Windows Phone 7.8 nhằm kéo dài tuổi thọ của c ác thiết bị Windows Phone 7, vì chúng không thể nâng cấp lên Windows Phone 8 bởi giới hạn phần cứng. Windows Phone 7.8 vẫn sẽ được Microsoft hỗ trợ trong thời gian tới song song với Windows Phone 8. Dự kiến Microsoft ngừng hỗ trợ bản 7.8 kể từ ngày 9 tháng 9 2014.
Ngày 20 tháng 6 năm 2012, Microsoft giới thiệu Windows Phone 8, một thế hệ hệ điều hành mới. Sau bốn tháng sau, ngày 29 tháng 10 năm 2012, Microsoft bắt đầu bán phiên bản này. Windows Phone 8 thay thế lõi kiến trúc Windows CE trên Windows Phone 7 thành kernel của Windows NT vốn được thiết kế cho Windows 8, chính vì vậy điều này đã làm cho ứng dụng dễ dàng được port giữa hai hệ điều hành. Ngoài ra, Windows Phone 8 còn hỗ trợ CPU đa nhân, nhiều độ phân giải, tùy biến Start Screen, bổ sung IE10, Nokia Maps thay thế Bing Maps. Theo Microsoft, Windows Phone 8 sẽ được hỗ trợ đến ngày 8 tháng 7 năm 2014. “Đồ Án: Viết ứng dụng luyện nghe tiếng anh trên Windows”
Windows Phone 8.1 là thế hệ hệ điều hành hiện tại của hệ điều hành Windows Phone của Microsoft, được giới thiệu tại hội nghị Build của Microsoft tại San Francisco, California vào ngày 2 tháng 4 năm 2014, kế tiếp phiên bản Windows Phone 8. Phiên bản cuối cùng được phát hành cho các lập trình viên vào ngày 14 tháng Tư 2014. Vòng đời hỗ trợ cho Windows Phone 8.1 sẽ bắt đầu từ ngày 24 tháng 6 và dự kiến sẽ phát hành cho người dùng vào mùa hè 2014. Mặc dù Microsoft đã dự kiến ra mắt Windows Phone 8.1 vào mùa thu 2013, phiên bản này đã bị đẩy lùi sang mùa xuân 2014. Thay vì đợi hơn 1 năm để thêm các tính năng vào Windows Phone 8, Microsoft lại chọn cách ra mắt 3 bản cập nhật lớn vào tháng 12 năm 2012, tháng Bảy và tháng 11 năm 2013 cho Windows Phone 8. Ba bản cập nhật này không chỉ sửa lỗi mà còn bổ sung thêm một số tính năng dự định trên Windows Phone 8.1. Windows Phone 8.1 dần được hé lộ với cô ng chúng khi Microsoft ra mắt bộ công cụ lập trình Windows Phone 8.1 cho các lập trình viên vào 10 tháng 2 năm 2014. Sau vài giờ ra mắt, mọi chi tiết về bộ công cụ và ảnh chụp màn hình bị rò rỉ, Windows Phone 8.1 được ra mắt chính thức vào ngày 2 tháng Tư năm 2014.
Dưới chương trình “Xem trước cho lập trình viên”, các lập trình viên có thể tải về Windows Phone 8.1 ngay lập tức mà không cần phải chờ hàng tháng để nhận bản cập nhật chính thức. Những người tham gia chương trình không làm ảnh hưởng đến bảo hành của họ trong đa số trường hợp và có thể cài đặt bất cứ bản cập nhật tương lai nào từ nhà cung cấp dịch vụ của họ.
Một bản cập nhật nhỏ của Windows Phone 8.1 vào ngày 14 tháng 5 2014 đã sửa một số lỗi và tăng thời lượng pin và hai bản cập nhật khác vào ngày 3 và 12 tháng 6. Microsoft đang dự định ra mắt hai bản cập nhật lớn cho Windows Phone 8.1 vào năm 2014.
2.1.1 Phần cứng. “Đồ Án: Viết ứng dụng luyện nghe tiếng anh trên Windows”
Windows Phone 8 là bước ngoặt của hệ điều hành giành cho thiết bị smartphone, là thế hệ kế tiếp sau Windows Phone 7 với nhiều tính năng mới vượt trội. Với hơn 120.000 ứng dụng, hỗ trợ 50 ngôn ngữ khác nhau trong đó cũng đã hỗ trợ ngôn ngữ Tiếng Việt. Tính năng chia sẻ nhân với Windows 8 dành cho PC và Tablet, giúp cho các Nhà phát triển ứng dụng có thể dễ dàng viết phần mềm giành cho cả ba thiết bị: smartphone, máy tính bảng và máy tính.
Màn hình Lock Screen sẽ sống động hơn với Live Apps, sẽ có rất nhiều thông tin hiển thị ngay trên Lock Screen rất khoa học. Loc k Screen trên WP8 sẽ có thể “cá nhân hóa” một cách tối đa. Có thể chỉnh sửa kích cỡ chữ ngay trên màn hình khóa.
Với Windows Phone 8, Microsoft đã có sự thay đổi khi cho phép hệ điều hành hỗ trợ vi xử lý đa lõi, bộ nhớ có thể mở rộng, hỗ trợ chip lên đến 64 nhân, mở rộng dung lượng qua thẻ nhớ ngoài hay màn hình HD. Và ấn tượng hơn nữa là Windows Phone 8 hỗ trợ nhiều độ phân giải màn hình khác nhau: WVGA (480 x 800), WXGA (768 x 1280), và HD (720 x 1280).Bộ nhớ ngoài lên tới 64GB cũng đã được hỗ trợ.
Cấu hình tối thiểu yêu cầu dành cho Windows Phone 8:
- Bộ vi xử lý: Qualcomm Snapdragon S4 dual-core.
- Bộ nhớ trong: 512MB RAM dành cho màn hình WVGA; 1GB
RAM dành cho màn hình 720p/WXGA.
- Dung lượng lưu trữ: 4GB.
- Có cổng kết nối micro-USB 2.0.
- Có GPS và A-GNSS.
- Yêu cầu kết nối Wi-Fi 802.11b/g và Bluetooth.
2.1.2 Phần mềm. “Đồ Án: Viết ứng dụng luyện nghe tiếng anh trên Windows”
2.1.2.1 Nokia Maps.
Bing Maps là trình bản đồ của Windows Phone 7 nhưng với nền tảng Windows Phone 8 mới hiện nay thì giải pháp về bản đồ là Nokia Maps, bao gồm các chức năng: định vị bằng giọng nói, bản đồ offline (giúp định vị không cần có mạng Internet).
2.1.2.2 NFC và ví điện tử Wallet.
Trong Windows Phone 8, Microsoft có thêm dịch vụ thanh toán trên di động bằng ví điện tử Mobile Wallet Hub. Ví điện tử điện tử cho phép người dùng lưu trữ thông tin thẻ tín dụng, thẻ mua hàng, thẻ thành viên và các chương trình tích điểm,… trong một ứng dụng riêng. Hơn nữa cũng được hỗ trợ công nghệ trường gần NFC giúp người dùng chạm (tap) để thanh toán từ điện thoại.
Wallet cũng tự động tìm kiếm các chương trình khuyến mãi xung quanh khu vực của người sử dụng từ các nguồn như LivingSocial, Yelp, Restaurant.com và Groupon.
2.1.2.3 Trình duyệt web IE 10.
Trình duyệt Internet Explorer 10 được trang bị trên Windows Phone 8 thừa hưởng nhiều công nghệ từ phiên bản dành cho PC, được tích hợp các bộ lọc chống lừa đảo(anti-phishing), vá các công cụ an ninh khác.
IE 10 hỗ trợ các tính năng như đa cột, vị trí nổi, xử lý hiệu ứng 3D, hỗ trợ nhiều font chữ mới như :TypeKit của Adole hay Web Open Font Format.
2.1.2.4 Start Screen.
Start Screen mới là một trong những tính năng tuyệt vời nhất trên Windows Phone 8. Start Screen là tính năng vì người dùng nhất trên hệ điều hành này, cho phép người dùng thay đổi kích thước của các biểu tượng (Live Tile) với các hình vuông và chữ nhật đặc trưng.
Người dùng có thể nhúng thông tin dễ dàng vào màn hình khởi động và theo dõi thông tin trên thời gian thực .Ngoài ra hệ điều hành còn hỗ trợ chức năng co dãn biểu tượng để tùy chỉnh kích cỡ và vị trí của biểu tượng trở nên có tổ chức, dịu mắt, dễ nhìn và dễ sử dụng hơn. “Đồ Án: Viết ứng dụng luyện nghe tiếng anh trên Windows”
2.1.2.5 Công nghệ DirextX.
Windows Phone 8 sẽ hỗ trợ công nghệ DirectX cũng như các driver đồ họa mang đến cho smart phone những trò chơi 3D với đồ họa tốt hơn.
2.1.2.6 Kid’s Corner (Góc dành cho trẻ em).
Windows Phone 8 cho phép các bậc phụ huynh dành một không gian riêng trên thiết bị cho trẻ. Để sử dụng góc Kid Corner, người dùng có thể nhúng vào ô vuông trên Start Screen và truy cập trực tiếp, hoặc có thể đi từ màn hình khóa.
Trong không gian này, các ứng dụng đã được người dùng lựa chọn trước. Trẻ em có thể tùy chỉnh nhưng không thể thêm ứng dụng hay các phím bấm Menu cũng bị vô hiệu hóa. Tính năng này giúp trẻ em tiếp cận sớm với công nghệ và không gây phiền toái khi ngưới lớn quá bận rộn và khó chăm sóc trẻ.
2.1.2.7 People Hub.
Tính năng mới trong ứng dụng kết nối đó là mạng xã hội, phòng và nhóm. Cho phép người sử dụng tạo ra các nhóm, dễ dàng kết nối trò chuyện, chia sẻ lịch, danh sách mua sắm hoặc ảnh chụp của đoạn hội thoại đang diễn ra mà chỉ những người được mời mới có thể tham gia.
Với bảng điều khiển Together giúp lập danh sách các địa chỉ liên lạc người dùng vừa thiết lập và liệt kê danh sách địa chỉ theo nhóm (Rooms). “Đồ Án: Viết ứng dụng luyện nghe tiếng anh trên Windows”
2.1.2.8 Data Sence (Quản lý dữ liệu).
Là một ứng dụng có sẵn để người dùng có thể kiểm soát dữ liệu sử dụng trên thiết bị di động của mình. Nó có khả năng tự nén trang Web để giảm số lượng dữ liệu tiêu thụ trên trình duyệt lên tới 45% .
Data Sence giúp quản lý dữ liệu 3G, tính năng này sẽ hiển thị chi tiết mọi ứng dụng đang kết nối 3G như : Netflix (dịch vụ truyền hình qua internet), Spotify (mạng xã hội âm nhạc), Internet Explorer.
Tự động dò tìm những điểm phát Wifi để tiết kiệm dung lượng của gói cước 3G. Người dùng cũng có thể thiết lập trước một giới hạn dung lượng khi lướt web, giải trí bằng 3G để tránh tình trạng “vượt quá” giới hạn mà không hay biết.
2.1.2.9 Ứng dụng facebook.
Ứng dụng Facebook được làm mới dành riêng cho Windows Phone 8 sẽ cho phép người dùng có thể xem các tin mới ngay từ màn hình khóa, ví dụ đơn giản như khi đang đi đâu đó và bạn nhận được một thông báo cập nhật từ điện thoại thì ngay từ thao tác rút điện thoại ra, bật máy và các bạn đã có thể đọc được thông tin đó mà không cần qua các bước mở khóa rồi vào ứng dụng như trước nữa, đặc biệt là các thông điệp dạng hình ảnh cũng sẽ được thể hiện ngay trên màn hình khóa của Windows Phone 8.
2.1.2.10 Xbox Music.
Thay thế hoàn toàn Zune – ứng dụng nghe nhạc trực tuyến trong Windows Phone 7, Xbox Music lưu trữ tới hơn 30 triệu bài hát, và dữ liệu được đồng bộ giữa smart phone, Tablet, Tivi, Laptop, Xbox 360.
Người dùng có thể mua trực tiếp các bản nhạc, bài hát từ thiết bị sử dụng. Có thể biến Windows Phone 8 thành một touchpad điều khiển giao diện của Xbox Console. “Đồ Án: Viết ứng dụng luyện nghe tiếng anh trên Windows”
2.1.2.11 Office Hub và Skydrive.
Ứng dụng Word của Office tự động đoán tiếp từ tiếp theo mà người dùng sẽ gõ đã được trang bị chế độ đọc toàn màn hình Full Screen, PowerPoint cũng được bổ sung các tùy chọn hiển thị trong khi Excel có thể hỗ trợ hiển thị biểu đồ và được cải thiện giao diện để người dùng thao tác điều hướng tiện dụng hơn. Đặc biệt Office cũng tự động sao lưu các file văn bản đính kém được gửi qua email tới người dùng.
Điều đặc biệt khác với Windows Phone 7 là Microsoft đã tích hợp bộ gõ Tiếng Việt mang phong cách gõ kiểu Microsoft, kiểu gõ này ngoài một số từ ngữ được mặc định thì phần lớn người dùng phải lựa chọn từ ngữ thích hợp.
Thêm một điểm ấn tượng từ Windows Phone 8 là tất cả nội dung như tài liệu, hình ảnh… đều được chia sẻ liên tục và tự động qua SkyDrive. Nội dung được chia sẻ trên SkyDrive có thể lưu trữ trong khoảng thời gian tùy ý của người dùng, đây là điểm khác biệt so với iCloud của Apple. Tuy nhiên, những hình ảnh chia sẻ sẽ được rút gọn độ phân giải để tối ưu hóa tốc độ và băng thông, người dùng cần đồng bộ điện thoại với Zune Desktop để có thể tải về ảnh độ phân giải cao nhất.
2.1.2.12 Camera. “Đồ Án: Viết ứng dụng luyện nghe tiếng anh trên Windows”
Tính năng camera của Windows Phone hơn hẳn các hệ điều hành giành cho smart phone, hay gói Windows Phone 8 càng mang lại những trải nghiệm thú vị cho người dùng. Đèn flash thay đổi chế độ trực tiếp thay vì phải truy cập vào phần Settings như trước, phím zoom trên màn hình đã được gỡ bỏ và thay bằng thao tác phóng to bằng 2 ngón tay hay sự xuất hiện của nút Lens cho phép tùy chọn các ứng dụng camera mà người dùng sẽ sử dụng để ghi lại một bức ảnh.
Tính năng photo hub cũng cung cấp nhiều lựa chọn và công cụ chỉnh sửa ảnh như xoay, crop ảnh và tự động căn chỉnh và cân bằng độ phơi sáng, cho phép người dùng tùy chọn tự động tải ảnh lên bất cứ ứng dụng nào như SkyDrive, Facebook hay các ứng dụng của bên thứ 3.
2.1.2.13 Windows Phone Store.
Cho phép người dùng tải về các ứng dụng thông qua trình duyệt và cài đặt ứng dụng từ xa vào thiết bị. Nhà cung cấp Microsoft sẽ ghi lại toàn bộ các ứng dụng mà người dùng đã download trong quá khứ, khi thay đổi thiết bị, người dùng có thể dễ dàng và nhanh chóng cài đặt lại các ứng dụng cũ. “Đồ Án: Viết ứng dụng luyện nghe tiếng anh trên Windows”
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com