Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Đánh giá thực trạng các làng nghề truyền thống ở Huế hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Đánh giá, nhận xét chung về thực trạng khai thác các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên – Huế dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
1. Mặt tích cực
Trong 6 tháng đầu năm 2018, tỉnh Thừa Thiên-Huế đón 2,33 triệu lượt khách du lịch, tăng 33,4% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 1,02 triệu lượt, tăng 67,5%. Doanh thu từ du lịch đạt 2.274 tỷ đồng, tăng 31,79% so với cùng kỳ năm 2017. Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu các thị trường khách quốc tế đến Huế, chiếm 33,6% tổng lượt khách [26]. Thực tế, khách Hàn Quốc chủ yếu lựa chọn đi tham quan, thưởng thức ẩm thực, mua sắm, nhưng hạn chế của Huế là chưa có địa điểm mua sắm lớn phục vụ và thiếu hướng dẫn viên ngôn ngữ tiếng Hàn. Có thời điểm, ngành Du lịch phải sử dụng lượng lớn sinh viên, dù chưa qua tập huấn, vẫn được cấp thẻ tạm để hành nghề.
Theo thống kê của Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên – Huế, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên – Huế đạt trên 15%; giá trị sản xuất của các làng nghề truyền thống và làng nghề tiểu thủ công nghiệp cũng chiếm gần 50% giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp [26]. Điều này cho thấy, sự phát triển ổn định của các làng nghề không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội cho địa phương mà còn làm phong phú thêm các địa chỉ trên bản đồ du lịch của tỉnh. Theo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, phát triển làng nghề gắn với du lịch sẽ tạo ra quá trình sản xuất tại chỗ thông qua việc cung ứng các sản phẩm hàng hóa của các làng nghề cũng như các dịch vụ du lịch, tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn. Mặt khác, việc đưa hoạt động du lịch về với các làng nghề truyền thống không chỉ tạo ra một nguồn thu nhập mới cho người dân làng nghề, mà còn góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển nghề truyền thống ở địa phương bằng việc tạo ra những sản phẩm có hàm lượng, đặc trưng văn hóa cao đáp ứng nhu cầu du khách. Khóa luận: Đánh giá thực trạng các làng nghề truyền thống ở Huế.
Để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” (theo Quyết định số 111/QĐ- UBND ngày 17/1/2015) [51]. Trong kế hoạch khôi phục, phát triển nghề và làng nghề truyền thống, Thừa Thiên – Huế xác định phải gắn với phát triển du lịch. Nhiều nghề và làng nghề đang dần được hồi sinh, phát triển khi gắn với phát triển du lịch bền vững, tạo nguồn sản phẩm phong phú và đa dạng để phục vụ du khách. Phát triển du lịch làng nghề được xem là một hướng đi hiệu quả để gìn giữ, bảo tồn và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của từng địa phương. Khách du lịch đến làng nghề không chỉ mua sắm, xem các nghệ nhân làm ra sản phẩm mà còn mong muốn tìm hiểu những giá trị phi vật thể tồn tại hàng nghìn năm. Ðây cũng là hướng đi mới để triển khai lồng ghép các tour, tuyến du lịch gắn với các làng nghề để tạo ra dòng sản phẩm gắn với cộng đồng.
Cùng với việc bảo tồn, các ngành, địa phương ở Thừa Thiên – Huế còn phát triển các tour, tuyến du lịch làng nghề. Ngoài tham quan hệ thống di tích Cố đô Huế thì du lịch làng nghề luôn tạo được sự hấp dẫn, mới lạ đối với du khách. Căn cứ Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh, hiện nay một số làng nghề đã được Tỉnh lựa chọn để tiến hành quy hoạch không gian làng nghề và đào tạo nguồn nhân lực không chỉ giỏi nghề, mà còn biết trình diễn và tham gia các hoạt động quảng bá du lịch. Trong giai đoạn 2016- 2020, có 8 nghề và làng nghề gắn với du lịch tại các làng nghề ưu tiên đầu tư khôi phục, phát triển như sau: Làng nghề Đúc đồng Huế (phường Phường Đúc và Thủy Xuân, TP. Huế); Làng nghề Gốm Phước Tích và Làng nghề Điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền); Làng nghề Tranh dân gian làng Sình và Hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang); Làng nghề Nón lá Thủy Thanh (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) và Làng nghề Nón lá Mỹ Lam (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang); Làng nghề Dệt Zèng tại các xã A Roàng, A Đớt, Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới; Làng nghề đan lát mây tre Bao La, xã Quảng Phú và Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền. Khóa luận: Đánh giá thực trạng các làng nghề truyền thống ở Huế.
Cùng với đó, việc tổ chức các kỳ Festival Nghề truyền thống Huế cũng là cơ hội để du lịch làng nghề Huế phát triển. Bởi Festival Nghề truyền thống Huế là dịp để các nghệ nhân thủ công tài hoa và thợ thủ công các làng nghề thể hiện những sắc thái đặc biệt, sự đoàn kết gắn bó cùng gìn giữ và phát huy giá trị tinh hoa của các làng nghề Việt và là nơi để các cơ sở sản xuất kinh doanh gặp gỡ, giao lưu và trao đổi mua bán các sản phẩm làm ra. Không chỉ thành công ở khâu tổ chức, quảng bá thương hiệu làng nghề mà hàng chục cơ sở đã thành danh thông qua các kỳ Festival nghề truyền thống Huế. Nhiều làng nghề tưởng như mai một theo thời gian, đã sống dậy nhờ vào Festival như: Gốm Phước Tích, mộc Mỹ Xuyên (Phong Điền); mây tre đan (Quảng Điền) hay nghề nón (Phú Vang); đúc đồng (thành phố Huế)… Trong đó, một số làng nghề ở tỉnh Thừa Thiên – Huế đã gây được tiếng vang và ký kết nhiều hợp đồng giá trị sau khi tham gia lễ hội này. Đó chính là cái được lớn nhất khi tham gia Festival nghề truyền thống với mục tiêu: Quảng bá thương hiệu và ký kết nhiều hợp đồng cung ứng sản phẩm cho các đối tác lớn trong, ngoài nước.
Nếu như không có Festival nghề truyền thống Huế có lẽ chúng ta không có một Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề đúc đồng truyền thống ở Phường Đúc như hiện nay, danh tiếng cũng như không khí từ những lò đúc, hay các sản phẩm đúc đồng cũng không lan xa mạnh mẽ đến mức cả nước đều biết. Nếu không có Festival nghề truyền thống hẳn cũng sẽ không có một Nhà trưng bày Nông cụ Thanh Toàn ở làng nón lá Thủy Thanh được ví như một “bảo tàng nông cụ” sống động, đem đến những trải nghiệm thú vị về cuộc sống làng quê cho du khách.
Bên cạnh những nỗ lực từ các kỳ Festival Nghề truyền thống thì sự nỗ lực phát triển hoạt động du lịch của chính những người dân tại làng nghề đang góp phần làm thay đổi bộ mặt của các làng nghề. Làng tranh Sình bây giờ không chỉ được biết đến là địa chỉ văn hóa tâm linh với dòng tranh dân gian được sử dụng trong việc thờ cúng; hay làng đúc đồng ở Phường Đúc không chỉ được biết đến với các sản phẩm đúc đồng như các vật dụng thờ cúng bằng đồng và các bức tượng đồng, chuông đồng với kích thước lớn mà các làng nghề này đã trở thành một địa chỉ du lịch làng nghề truyền thống uy tín của xứ Huế, đón tiếp du khách trong và ngoài nước tới tham quan mỗi năm. Nhờ vào các hoạt động du lịch, các công trình tại địa bàn làng nghề cũng được quan tâm, tu sửa và bảo tồn, bởi các công trình, di tích ở làng nghề cũng chính là một trong những điểm tham quan của du khách tại làng. Di tích đình làng Lại Ân ở làng Sình hay cầu Ngói Thanh Toàn ở làng Thanh Thủy Chánh đều được chú trọng đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo lại khang trang hơn nhưng vẫn giữ lại được nét cổ kính vốn có. Khóa luận: Đánh giá thực trạng các làng nghề truyền thống ở Huế.
Cùng với đó, việc chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế cũng đem lại nhiều cơ hội cho các làng nghề truyền thống nói riêng và du lịch Huế nói chung. Hội chợ là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng giúp tăng cường hơn nữa hoạt động quảng bá thương hiệu, sản phẩm trong và ngoài nước, góp phần đưa sản phẩm làng nghề thành sản phẩm hàng hóa có tính thương mại và giá trị gia tăng cao. Đây là cơ hội tốt cho các nhà quản lí cũng như các làng nghề trên địa bàn Thừa Thiên – Huế giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động phát triển làng nghề; giới thiệu và xúc tiến hợp tác kinh doanh các sản phẩm làng nghề đến với các doanh nghiệp để mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Đồng thời, thông qua việc trưng bày sản phẩm thủ công kết hợp với việc giới thiệu, quảng bá các chương trình du lịch đến Huế cũng hứa hẹn đem lại một lượng khách nội địa và quốc tế lớn đến với vùng đất cố đô này.
Có thể thấy, những sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các làng nghề là một trong những nét văn hóa Huế, góp phần sáng tạo nên những di sản Huế cả về phương diện vật thể và phi vật thể. Với vị thế là một trung tâm du lịch của quốc gia; là “thành phố Festival”, sản phẩm thủ công truyền thống tỉnh Thừa Thiên – Huế có một vị trí quan trọng để tạo nên tính hấp dẫn và ấn tượng đối với khách du lịch đến với vùng đất cố đô này. Việc đưa hoạt động du lịch về với các làng nghề truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên – Huế không chỉ tạo ra một nguồn thu nhập mới cho người dân làng nghề, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển nghề truyền thống ở địa phương, để nghề truyền thống mãi được giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị vốn có. Nói cách khác, việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch được xem là một hướng đi hiệu quả để gìn giữ, bảo tồn và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là cái “hồn” của du lịch Huế với hàm lượng văn hóa cao cùng thế mạnh từ các di sản.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2. Mặt hạn chế Khóa luận: Đánh giá thực trạng các làng nghề truyền thống ở Huế.
Có thể khẳng định ngay rằng, người Huế và ngành du lịch Huế nói riêng đang có trong tay một tiềm năng du lịch phong phú, khi sản phẩm thủ công truyền thống luôn có sức sống bền vững trong lòng của nhiều thành phần du khách. Thế nhưng, trong khoảng thời gian vừa qua, số lượng du khách đến tham quan các làng nghề truyền thống chưa có sự gia tăng nổi trội. Bên cạnh đó, việc chậm đổi mới, thiếu tầm nhìn dẫn tới việc không hấp dẫn du khách và không níu chân được du khách dài ngày. Các dịch vụ du lịch cũng không được nâng cao chất lượng, trở thành một tác nhân rất quan trọng góp phần dẫn đến việc không hấp dẫn được khách du lịch.
Vấn đề này có thể dễ dàng nhận thấy trong thực tế khi du khách đến Huế, ngoài việc tham quan lăng tẩm thì không có nhiều nơi để vui chơi, giải trí và mua sắm đúng nghĩa. Các sản phẩm du lịch, dịch vụ ở vùng biển, đầm phá và các di sản, danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử …vẫn chưa có những định hướng và phát triển một cách bài bản. Nhiều du khách khi tham quan di sản có chung nhận định rằng chỉ cần 1 ngày là có thể tham quan hết tất cả các di sản và những loại hình dịch vụ trong quần thể di sản không hấp dẫn và độc đáo để níu kéo họ. Và như vậy, việc xem Thừa Thiên – Huế là điểm dừng chân tạm thời chứ không phải là nơi lưu trú để tham quan cũng là điều dễ hiểu. Khóa luận: Đánh giá thực trạng các làng nghề truyền thống ở Huế.
Tại nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hiện nay đều tồn tại thực trạng là: nhận thức của người dân về bảo tồn, phát huy giá trị của làng nghề chưa đúng mức; thiếu các tour du lịch đến các làng nghề; sự tham gia phát triển du lịch làng nghề của người dân chưa cao do họ chưa thấy hết những lợi ích mà phát triển du lịch đem lại. Chưa chú trọng khai thác các sản phẩm lưu niệm từ làng nghề, việc giới thiệu, trình diễn nghề, những dịch vụ phục vụ khách tham quan tại các làng nghề còn nghèo nàn, thiếu sức hút. Môi trường ở các làng nghề còn nhiều bất cập như ô nhiễm rác thải, tiếng ồn, nguồn nước,… Hộ làm nghề thiếu sự năng động trong khai thác thị trường, còn nặng tâm lý làm nghề chỉ để kiếm thêm, nên thụ động trong khâu tiêu thụ theo kiểu thuận mua vừa bán. Mặc dù có bề dày lịch sử, có nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên, do sản xuất thủ công, năng suất thấp nên sản lượng sản phẩm làng nghề truyền thống Huế vẫn còn ít và giá thành lại cao, vì vậy khó cạnh tranh trên thị trường. Các cơ sở sản xuất sản phẩm nghề và làng nghề truyền thống Huế vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ; thiếu vốn đầu tư, thiếu sự gắn kết, hợp tác giữa các cơ sở sản xuất, giữa các ngành nghề, làng nghề với nhau. Nhất là, thiếu sự phối kết hợp giữa các ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, xuất nhập khẩu, du lịch, thương mại, khoa học- công nghệ, các nghệ nhân với các nhà sản xuất. Việc chậm cải tiến mẫu mã theo thị hiếu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng cũng làm giảm sức cạnh tranh của các làng nghề.
Về vấn đề nhân lực tham gia làm du lịch tại các làng nghề truyền thống hiện nay còn rất hạn chế, đơn cử như làng tranh Sình. Toàn làng hiện nay có 202 hộ, tổng dân số là 950 người, trong đó chỉ có 55 hộ làm nghề quanh năm, 1 hộ phục vụ kinh doanh du lịch. Số lao động khác trong làng thì tham gia hoạt động nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ. Như vậy, có thể thấy nguồn nhân lực tham gia sản xuất tranh của làng Sình là khá ít. Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ khoản thu từ việc sản xuất tranh còn thấp, do đó gây khó khăn trong việc thu hút nguồn nhân lực làm nghề. Bên cạnh đó, người dân làng Sình chưa tham gia đầu tư làm du lịch nên hiện tại du khách khi đến làng Sình chỉ có thể đi tham quan chứ chưa có nơi lưu trú, ở lại qua đêm. Khóa luận: Đánh giá thực trạng các làng nghề truyền thống ở Huế.
Ngoài ra, việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch là một hình thức xuất khẩu sản phẩm tại chỗ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn. Mặc dù, tỉnh Thừa Thiên – Huế có những thuận lợi để phát triển du lịch làng nghề, nhưng theo đánh giá của hầu hết các chuyên gia, du lịch làng nghề ở tỉnh Thừa Thiên – Huế phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng. Hiện nay cả địa phương và doanh nghiệp đều không mấy mặn mà trong việc thiết kế tour chuyên biệt đến với các làng nghề. Hầu hết các tour du lịch gắn với các làng nghề truyền thống trong tỉnh vẫn chưa mang tính tập trung và có kế hoạch lâu dài, còn thiếu kỹ năng và phương pháp gắn kết với du lịch của một số làng nghề và sản phẩm của một số nghệ nhân; một số nghề và làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một. Số làng nghề được du lịch hóa thành công còn ít, hầu hết là tự phát và thiếu chuyên nghiệp. Tại nhiều làng nghề đều tồn tại thực trạng là: nhận thức của người dân về bảo tồn, phát huy giá trị của làng nghề chưa đúng mức; thiếu các tour du lịch đến các làng nghề; sự tham gia phát triển du lịch làng nghề của người dân chưa cao do họ chưa thấy hết những lợi ích mà phát triển du lịch đem lại; cụ thể người dân chưa quan tâm nhiều về tiếp thị, cách tiếp cận khách du lịch; thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng. Đồng thời, các cơ sở sản xuất chưa chú trọng khai thác các sản phẩm lưu niệm từ làng nghề, việc giới thiệu, trình diễn nghề, những dịch vụ phục vụ khách tham quan tại các làng nghề còn nghèo nàn, thiếu sức hút.
Chẳng hạn như làng gốm Phước Tích, mặc dù là một làng cổ với lối kiến trúc độc đáo, với sản phẩm gốm thủ công tinh xảo nhưng Phước Tích hiện nay vẫn chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc sắc để níu chân du khách.
Vấn đề khó khăn hiện nay chính là sự cách trở về địa lí. Từ thành phố Huế, khách du lịch muốn đến với làng cổ phải trải qua quãng đường hơn 45km, chính điều này đã khiến cho du khách ngại vận chuyển khi đến với Phước Tích. Bên cạnh đó, là sự phát triển chưa đồng bộ của những sản phẩm du lịch cũng là điều không mang lại sự thích thú cho du khách mỗi khi đến đây. Hiện tại, đến với Phước Tích du khách có thể đi dạo tham quan các nhà cổ quanh làng, rồi sau đó quay lại với các cơ sở làm gốm để cùng trải nghiệm làm nghề với người dân. Du khách cũng có thể trải nghiệm các công đoạn làm gốm và mua các sản phẩm gốm làm quà. Tuy nhiên, sự trải nghiệm công việc làm gốm ở Phước Tích không được hấp dẫn và phát huy được giá trị thực của nó trong khi đây là mô hình rất thích hợp cho phát triển du lịch cộng đồng. Khóa luận: Đánh giá thực trạng các làng nghề truyền thống ở Huế.
Một khó khăn khác là, cơ sở hạ tầng tại một số địa bàn các làng nghề hiện nay trở thành vấn đề trở ngại lớn trong việc phát triển các hoạt động du lịch. Như tại làng tranh Sình, người dân đang có những bước triển khai các hoạt động du lịch nhưng thực trạng cơ sở hạ tầng hiện nay vẫn là điều khiến người dân trăn trở. Làng Sình chỉ có vỏn vẹn 40 mẫu ruộng, một con đường chính dẫn vào làng nghề và một vài đường ngõ rẽ vào từng hộ sản xuất các sản phẩm tranh. Nhưng riêng con đường liên thôn dài khoảng 1 km đang xuống cấp trầm trọng, người dân phải sử dụng đường xóm. Ngoài ra, làng còn có một số đường xóm gồ ghề rất khó đi lại, cần được sửa chữa, nâng cấp để không chỉ thuận lợi cho người dân trong làng di chuyển, mà còn tạo điều kiện dễ dàng hơn cho du khách khi muốn tới tham quan, tìm hiểu về làng cũng như nghề truyền thống của làng. Bên cạnh đó, hệ thống điện, nước đã được cung ứng đầy đủ, riêng hệ thống thông tin liên lạc ở làng vẫn còn hạn chế, đây cũng là một trong những điều đáng lo ngại trong việc cập nhật thông tin truyền thông, ảnh hưởng đến khả năng quảng bá sản phẩm của làng nghề.
Về vấn đề đầu tư phát triển sản phẩm tại làng nghề ở nhiều nơi vẫn chưa tìm được hướng đi đúng đắn, dẫn đến việc đầu tư nhiều mà không đem lại hiệu quả. Tại làng gốm Phước Tích, vào năm 2010 Cộng đồng Pháp ngữ vùng Walomie (Bỉ), phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, mà chủ công là Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại miền Trung, đã quyết định hỗ trợ một dự án giúp người dân Phước Tích xây dựng một lò nung để giúp người dân “đỏ lửa” lại nghề gốm, đầu tư kinh phí xây dựng lại lò cổ truyền (đốt bằng củi) và cử người đi học nghề khắp ngoài Bắc trong Nam để nhằm đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khách hàng [22]. Tuy nhiên, những người thợ tham gia dự án này, vẫn chưa có người nào đủ năng lực để gia tăng sản lượng gốm cho làng nghề. Năm 2015, làng gốm Phước Tích lại tổ chức khóa đào tạo làm gốm gồm học viên. Tuy nhiên, hoạt động chủ yếu là quảng diễn cho khách thăm quan, trải nghiệm, còn hoạt động sản xuất, kinh doanh thì chưa được chú trọng. Bên cạnh việc thiếu hụt nguồn lực ở các cơ sở làm gốm thì nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch ở làng gốm Phước Tích vẫn còn thiếu và yếu. Trong làng hiện không có đủ lực lượng trẻ tham gia đào tạo nghề du lịch cũng như đào tạo nghề gốm truyền thống và các ngành nghề dịch vụ khác…Kỹ năng giao tiếp của người dân đối với du khách còn hạn chế, nhất là đối với du khách nước ngoài. Chưa hình thành được mối quan hệ, hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp hoạt động kinh doanh về du lịch để xây dựng các tour tuyến đưa khách về Phước Tích. Khóa luận: Đánh giá thực trạng các làng nghề truyền thống ở Huế.
Một vấn đề nghiêm trọng tồn tại song hành cùng với sự phát triển của làng nghề truyền thống phục vụ du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế là vấn đề ô nhiễm môi trường tại chính không gian làng nghề, điển hình là làng nghề đúc đồng Phường Đúc. Bên cạnh việc quan tâm phát triển du lịch, làng nghề đúc đồng Phường Đúc đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí từ việc sản xuất của các hộ làm nghề. Các cơ sở đúc đồng ở đây đều làm theo lối thủ công. Hầu hết các cơ sở đều sử dụng cao su, lốp xe hỏng và dầu nhớt phế thải để đốt lò, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân quanh vùng. Cũng như các khí thải độc hại khác, khí thải, khói bụi từ các làng nghề đúc đồng đang gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân. Kết quả khảo sát thông số không khí tại làng nghề phường Đúc cho thấy, nồng độ bụi cuối hướng gió vượt tiêu chuẩn cho phép gấp lần, các khí độc nằm dưới tiêu chuẩn, nhưng nồng độ vẫn tương đối lớn. Vào thời điểm làng nghề hoạt động, nồng độ bụi và các khí độc đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 – 5 lần [14]. Môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, đặc biệt là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép do sử dụng nhiên liệu là than, củi đốt lò. Theo yêu cầu, các lò đúc đồng ở đây phải xây dựng hệ thống xử lí khí thải và hiện đại hóa công nghệ sản xuất để không gây ô nhiễm.
Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đưa vào triển khai hệ thống xử lí khí thải cho một số cơ sở sản xuất và gia công đúc đồng, nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề này.Trung tâm đã hỗ trợ lắp đặt hệ thống hút bụi tại lò nấu kim loại, với chi phí trên 70 triệu đồng và Sở Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên – Huế đã giúp chuyển đổi công nghệ làm khuôn, giảm lượng củi đốt trên 300m3/năm [14]. Hệ thống xử lí khói, bụi và khí thải này có khả năng giúp cho các cơ sở đúc đồng cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, điều kiện lao động bảo đảm hơn, hạn chế bệnh tật, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đời sống dân sinh và phát triển kinh tế- xã hội. Mô hình này có thể nhân rộng và mở ra hướng cải tạo môi trường cho các làng nghề đúc trên địa bàn tỉnh.Mô hình này sử dụng hệ thống máy hút bụi thông qua chụp hút khói, bụi, khí thải bằng inox, đưa vào bể sục khí, kết hợp với hóa chất để làm sạch khí thải… Đây là giải pháp đem lại hiệu quả cao, nhưng do chi phí đầu tư lớn nên đến nay chỉ thực hiện được ở 3 cơ sở, trong đó có 2 cơ sở được Nhà nước hỗ trợ. Nếu được đầu tư để nhân rộng ra tất cả các cơ sở sản xuất làng nghề, sẽ xử lí được cơ bản vấn đề ô nhiễm môi trường tồn tại bấy lâu ở Phường Đúc. Khóa luận: Đánh giá thực trạng các làng nghề truyền thống ở Huế.
Từ những khó khăn trong việc triển khai và phát triển các hoạt động du lịch tại làng nghề truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, người viết nhận thấy, vấn đề quan trọng các làng nghề truyền thống cần hướng tới hiện nay là vừa khôi phục, phát triển; vừa đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền cho sản phẩm của làng nghề. Một khi, các làng nghề đã có thương hiệu thì việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các làng nghề có hiệu quả, dễ dàng hơn cũng như giải quyết được một lượng lớn lao động, tăng nguồn thu nhập, nhất là ở khu vực nông thôn. Đây cũng là điều kiện góp phần đáp ứng các tiêu chí chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay ở Thừa Thiên – Huế.
Tiểu kết chương 2
Qua việc tìm hiểu thực trạng tại một số làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế (làng tranh Làng Sình, làng nón lá Thủy Thanh, làng đúc đồng ở Phường Đúc, làng gốm Phước Tích) có thể thấy rằng các làng nghề truyền thống này đều có bề dày lịch sử và đã trải qua nhiều thời kỳ biến động: từ khi hưng thịnh, suy tàn rồi nay lại được khôi phục từ chính tình yêu, niềm đam mê với nghề thủ công truyền thống của một số nghệ nhân ưu tú, để bây giờ nghề truyền thống ấy, sản phẩm thủ công tinh xảo, độc đáo ấy lại được tiếp tục gìn giữ và phát huy. Các giá trị của nghề truyền thống đưa vào hoạt động du lịch, được giới thiệu, quảng bá với du khách cả trong và ngoài nước. Và việc đưa hoạt động du lịch về với các làng nghề truyền thống không chỉ tạo ra một nguồn thu nhập mới cho người dân làng nghề, mà còn góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển nghề truyền thống ở địa phương bằng việc tạo ra những sản phẩm có hàm lượng, đặc trưng văn hóa cao đáp ứng nhu cầu du khách.
Trong những năm vừa qua các làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc khai thác hoạt động tại làng nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch. Mặc dù ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế đang có những bước phát triển đáng kể, nhất là từ khi tỉnh triển khai thực hiện chương trình Festival Nghề truyền thống Huế, nhưng nhìn chung sự phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Số lượng khách du lịch tìm về những tour du lịch làng nghề truyền thống đang từng bước gia tăng, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với chính quyền địa phương, doanh nghiệp lữ hành cũng như chính những người dân đang tham gia hoạt động du lịch tại làng nghề. Vậy giải pháp nào là cần thiết để đưa hoạt động du lịch của tỉnh Thừa Thiên – Huế tại các làng nghề truyền thống ngày càng phát triển. Vấn đề này sẽ được trình bày trong nội dung của Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên – Huế phục vụ phát triển du lịch. Khóa luận: Đánh giá thực trạng các làng nghề truyền thống ở Huế.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Giải pháp khai thác du lịch làng nghề truyền thống ở Huế
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Khóa luận: Đánh giá thực trạng các làng nghề truyền thống ở Huế […]