Khóa luận: Giải pháp pháp luật an toàn vệ sinh lao động

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giải pháp pháp luật an toàn vệ sinh lao động hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Một số kiến nghị, giải pháp pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại viễn thông Hải Phòng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Một số tồn tại hạn chế trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại Viễn thông Hải Phòng

Trên cơ sở khảo sát thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật nói chung, quy định của ngành Bưu chính viễn thông về an toàn vệ sinh lao động cho thấy Viễn thông Hải Phòng đã thực hiện rất nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động, hạn chế thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc thực hiện các quy định an toàn vệ sinh lao động tại Viễn thông Hải Phòng vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, số vụ tai nạn lao động vẫn còn xảy ra hàng năm: Tai nạn té ngã do trèo cao (trèo cột, mái nhà…): gây chết 01 người trong năm 2017, 01 người năm 2018, thương tật nặng 01 người năm 2018. Tai nạn giao thông trên đường làm việc: đã xảy ra tai nạn lao động gây chết 01 người trong năm 2017, 01 người thương tật năm 2018. Tai nạn do điện giật: 02 thương tật nặng trong năm 2019. Năm 2021 để xảy ra 02 vụ tai nạn lao động làm bị thương 02 người: một vụ người lao động đưa xe máy để cất đồ đạc vào trong nhà trạm, xe bị trượt đổ ra, đè lên người làm bị thương ở chân; một vụ người lao động ngã thang khi đang thi công dây thuê bao quang bị chấn thương cột sống.

Thứ hai, việc triển khai cấp phát bồi dưỡng bằng hiện vật thực hiện vẫn còn mang tính hình thức, thực hiện cấp phát theo quý, chưa đúng theo hướng dẫn tại Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.

Thứ ba, việc khám chữa bệnh chưa tập trung vào những bệnh liên quan đến đặc thù nghề nghiệp mà chủ trọng vào việc khám chữa bệnh tổng quát. Khóa luận: Giải pháp pháp luật an toàn vệ sinh lao động.

Qua phân tích và đánh giá từ thực tiễn áp dụng pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại Viễn thông Hải Phòng, việc tồn tại những hạn chế trên, theo tác giả xuất phát từ những nguyên sau:

NLĐ ngoài công việc chuyên môn còn được giao nhiều nội dung công việc liên quan đến mảng kinh doanh và phải chịu áp lực về tiến độ công việc, đảm bảo thời gian xử lý theo quy định. Do đó, người lao động nhiều khi không chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây mất an toàn lao động.

Lực lượng lao động so với định biên còn thiếu nên cường độ làm việc của NLĐ quá tải cũng ảnh hưởng đến sức khỏe làm việc và chất lượng công việc. Độ tuổi lao động trung bình của người lao động trong Viễn thông Hải Phòng cao, sức khỏe yếu trong đó lực lượng lao động trẻ đa số là lao động thuê ngoài nên quá trình làm việc không lâu dài, tính ổn định không cao.

Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của Viễn thông Hải Phòng năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021

Môi trường lao động của người lao động có nhiều yếu tố gây mất an toàn, địa bàn rộng, trong khi đó lực lượng An toàn vệ sinh viên mỏng nên An toàn vệ sinh viên không thể theo dõi, giám sát hết người lao động trong tổ, chỉ nhắc nhở kiểm tra đầu giờ. Việc bố trí phân công, giao nhiệm vụ cho người lao động tại tổ sản xuất luôn có sự thay đổi, cho nên cũng gây khó khăn trong việc theo dõi và quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động.

Một số người lao động ý thức chưa cao, không sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, không đánh giá được mức độ rủi ro khi thực hiện công việc.

Vai trò của Ban chấp hành công đoàn cơ sở còn mờ nhạt trong việc hướng dẫn bộ phận An toàn vệ sinh viên đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn người lao động trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn vệ sinh lao động. Việc tổ chức cho người lao động tham gia hoạt động cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc còn ít.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Bảng Giá Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về an toàn vệ sinh lao động Khóa luận: Giải pháp pháp luật an toàn vệ sinh lao động.

3.2.1 Đối với Viễn thông Hải Phòng

Thứ nhất, Viễn thông Hải Phòng cần tăng thêm số lượng An toàn vệ sinh viên, đồng thời xem xét bố trí làm việc chuyên trách để nâng cao vai trò giám sát cũng như triển khai thực hiện các phương án về an toàn vệ sinh lao động của đơn vị.

Thứ hai, tăng cường công tác thanh kiểm tra các cấp tại hiện trường sản xuất đối với người lao động sản xuất trực tiếp. Đặc biệt tại các đơn vị trực thuộc cần chủ động lập kế hoạch kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động tại các Tổ sản xuất, kiểm tra việc quản lý, sử dụng PTBVCN, CCDC của tập thể cũng như của cá nhân theo các quy trình, quy định hiện hành và báo cáo về Viễn thông Hải Phòng theo quy định.

Thứ ba, Viễn thông Hải Phòng cần ban hành thêm các chế tài đủ sức răn đe đối với việc triển khai công tác an toàn vệ sinh lao động để người lao động nắm rõ, ý thức phòng ngừa tai nạn lao động cho chính mình cũng như cho đồng nghiệp khác. Bên cạnh đó cũng ban hành thêm cơ chế khen thưởng cho các đơn vị trực thuộc, các tổ sản xuất thực hiện nghiêm các nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

Thứ tư, Viễn thông Hải Phòng khi phải xử lý người vi phạm thì cũng xem xét xử lý cả những cá nhân liên đới như An toàn vệ sinh viên hay các Tổ trưởng SX trong việc thiếu giám sát đối với người lao động để xảy ra lỗi vi phạm về an toàn vệ sinh lao động. Khóa luận: Giải pháp pháp luật an toàn vệ sinh lao động.

Thứ năm, các phòng chuyên môn và công đoàn cơ sở Viễn thông Hải Phòng cần triển khai nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa như tổ chức cho người lao động tham gia hoạt động cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc. Phát động phong trào thi đua đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh cho người lao động, đặc biệt nên chú trọng vào một số bệnh nghề nghiệp có tính chất đặc thù với ngành viễn thông để khám chuyên sâu, mục đích sớm phát hiện bệnh nghề nghiệp và điều trị có hiệu quả, nâng cao sức khỏe cho người lao động. Xem xét mua bảo hiểm tai nạn con người cho đối tượng lao động làm công việc có nhiều yếu tố rủi ro, nguy hiểm.

Thứ bảy, bổ sung thêm một số nội dung nhắc nhở, cảnh báo về công tác an toàn vệ sinh lao động vào đầu giờ hàng ngày, khi nhân viên truy cập vào hệ thống phần mềm của Viễn thông Hải Phòng để tác nghiệp điều hành sản xuất và cuối giờ gửi lời nhắn đến người lao động khi họ kết thúc một ngày làm việc an toàn. Yêu cầu toàn bộ nhân viên làm công việc có yếu tố nguy hiểm, rủi ro ký bản cam kết thực hiện đầy đủ các quy định, nội quy đảm bảo an toàn lao động.

Thứ tám, Viễn thông Hải Phòng cần có những hoạt động thiết thực trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người người lao động bị xâm phạm. Song song với việc cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất thì Viễn thông Hải Phòng chủ động xây dựng các kênh thông tin để tiếp nhận những phản ánh, ý kiến của người người lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động.

3.2.2 Đối với việc hoàn thiện quy định về an toàn vệ sinh lao động Khóa luận: Giải pháp pháp luật an toàn vệ sinh lao động.

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật lao động về an toàn vệ sinh lao động được Luật an toàn vệ sinh lao động nhằm tạo ra môi trường và điều kiện bảo vệ tốt nhất về vấn đề này. Có nghĩa là bên cạnh các quy định về nghĩa vụ an toàn vệ sinh lao động thì cần có văn bản của cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoàn thiện về điều kiện an toàn vệ sinh lao động được hướng dẫn thi hành một cách cụ thể. Đồng thời, cần có sự hướng dẫn cụ thể các bước về trình tự, thủ tục về an toàn vệ sinh lao động với sự ghi nhận và bảo đảm về an toàn vệ sinh lao động nói chung từ đó tạo ra cơ chế pháp lý hữu hiệu cho các chủ thể trong quá trình giải quyết các tranh chấp về vấn đề này. Đồng thời, Luật an toàn vệ sinh lao động cần ban hành các quy định riêng biệt về an toàn vệ sinh lao động trong thực tế để từ đó làm nền tảng cho hoạt động thực hiện các quy định về đảm bảo quyền và lợi ích người lao động nói chung. Do đó, ngay từ thời điểm này, việc triển khai thi hành, xây dựng văn bản pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn những điểm mới, điểm còn chưa rõ của Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 là nhiệm vụ cấp bách, bảo đảm Bộ luật được thi hành đồng bộ, hiệu lực và hiệu quả.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động nói chung. Từ các quy định của Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng trên cơ sở đó phải sửa đổi bổ sung theo hướng ghi nhận trách nhiệm khai báo tai nạn lao động do người người sử dụng lao động nói chung. Do đó, cần thiết phải đặt ra vấn đề hoàn thiện pháp luật an toàn vệ sinh lao động để bảo vệ tốt nhất nhóm quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ pháp luật lao động trong thực tế.

Thứ ba, không nên quy định việc yêu cầu cung cấp chứng cứ hành vi vi phạm của người vi phạm. Tác giả cho rằng nghĩa vụ chứng minh cần được thực hiện theo quy định của tại điểm a khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015 quy định. Có nghĩa là người khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của người vi phạm. Người vi phạm, người bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của pháp luật. Bởi lẽ, việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân có an toàn vệ sinh lao động gặp phải một số khó khăn sau: khó chứng minh được có trách nhiệm nhất là đối với các loại an toàn vệ sinh lao động nếu người khởi kiện đã chết. Khóa luận: Giải pháp pháp luật an toàn vệ sinh lao động.

Thứ tư, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động nói chung. Cụ thể, trong việc hoàn thiện quy định pháp luật cũng như công tác thực hiện thì chủ thể bị xâm phạm cần phải xác nhận và đảm bảo các điều kiện về an toàn cũng như cung cấp đầy đủ các quy định về trách nhiệm khi tai nạn lao động xảy ra.

3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về an toàn vệ sinh lao động:

Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với an toàn vệ sinh lao động trong thực tế. Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thì vai trò quản lý của các cơ quan trong thực hiện quyền của người lao động là điều vô cùng quan trọng. Các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong phạm vi cả nước, trong đó có hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh, cơ sở lao động nói chung. Vì vậy, để bảo vệ tốt hơn điều kiện thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này cần phải được không ngừng tăng cường, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước về quản lý trong hoạt động lao động, phát hiện các hành vi sai phạm trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và thực hiện quyền lợi của các chủ thể nói riêng. Từ đó cũng kịp thời tham mưu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện những “khoảng trống” của pháp luật trong công tác quản lý trong thực tế.

Thứ hai, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của mọi chủ thể trong việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể và an toàn vệ sinh lao động: Khóa luận: Giải pháp pháp luật an toàn vệ sinh lao động.

Một là, vấn đề nâng cao nhận thức và ý thức thực thi các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động nói chung là vấn đề trọng tâm và cần thường xuyên quan tâm. Trong quá trình thực thi pháp luật, các công việc liên quan đến tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải được tăng cường với nhiều hình thức phong phú, đa dạng để nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của công chúng nói chung, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan nói riêng. Ngày nay, với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Nhà nước ta đang tiến hành, việc tạo lập và tuân thủ các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động sẽ hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực này hiện nay.

Hai là, thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao vai trò quyền và nghĩa vụ của người người sử dụng lao động, người lao động. Qua đó, khắc phục tâm lý e ngại vẫn đè nặng trở thành rào cản để họ thực thi những quyền lợi được hưởng. Đặc biệt, các chủ thể cần thiết phải tăng cường hoạt động giáo dục và bắt buộc chủ thể cam kết nhằm thực hiện quyền an toàn của người lao động trong hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, phải khắc phục và chủ động khiếu nại đến chủ thể có trách nhiệm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện ra các hành vi vi phạm, dỡ bỏ tâm lý e ngại đối với vấn đề này trên thực tế.

Ba là, Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành phải tạo tính minh bạch của các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động kể cả trong các quy định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch với các chủ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ tối đa lợi ích của người người lao động và với thực trạng xâm phạm quyền lợi ở nước ta hiện nay, pháp luật Việt Nam nên quy định theo hướng phải có chế tài xử phạt nghiêm khắc và bắt buộc có hành vi phạm thật nặng thì quyền lợi của họ không thể được bảo vệ; trong trường hợp chủ thể phải bồi thường trách nhiệm có thể khởi kiện tiếp theo yêu cầu bên có lỗi bồi hoàn. Khóa luận: Giải pháp pháp luật an toàn vệ sinh lao động.

Bốn là, các tổ chức, cá nhân cần có những hoạt động thiết thực trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người người lao động bị xâm phạm. Song song với việc cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, thì nhiều tổ chức trường học, bệnh viện chủ động thành lập bộ phận giải quyết khiếu nại của có liên quan đến người người lao động và chủ động xây dựng các kênh thông tin để tiếp nhận những phản ánh, ý kiến của về vấn đề người người lao động. Các tổ chức nên tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 và văn bản về an toàn vệ sinh lao động và các văn bản khác có liên quan.

Thứ ba, có thể khẳng định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động gây ra là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật lao động Việt Nam. Với mục tiêu là bảo vệ quyền và lợi ích của người người người lao động, các chủ thể nói chung trước việc xử lý các hành vi vi phạm do người người lao động gây ra, cũng như quy định về quyền hạn của các chủ thể quản lý đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong hoạt động dân sự ở nước ta. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, pháp luật về vấn đề này còn rất nhiều tồn tại, thiếu sót như việc quy định chưa chi tiết. Vì vậy, thiết nghĩ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy định về vấn đề này chi tiết, hợp lý và có hiệu quả hơn, giúp cho các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động thực sự được phát huy hết chức năng của nó xứng đáng với vị trí, vai trò và tầm quan trọng ở nước ta hiện tại và trong tương lai.

PHẦN KẾT LUẬN Khóa luận: Giải pháp pháp luật an toàn vệ sinh lao động.

Thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có vai trò quan trọng trong việc góp phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật Nhà nước Việt Nam. Qua nghiên cứu về pháp luật an toàn vệ sinh lao động, tác giả thấy rằng pháp luật nước ta đã có những quy định khá cụ thể và ưu việt về an toàn vệ sinh lao động liên quan đến điều kiện làm việc, đào tạo nghề, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi… Những quy định đó đã giúp người lao động nhận thức được quyền, lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cho các doanh nghiệp trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

Đề tài “Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại Viễn thông Hải Phòng” đã tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận cơ bản về an toàn vệ sinh lao động, nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh lao động, quy định về an toàn vệ sinh lao động của Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam; đồng thời tiến hành khảo sát thực tế, phân tích thực trạng áp dụng quy định pháp luật an toàn vệ sinh lao động tại Viễn thông Hải Phòng. Đề tài chỉ ra những kết quả đạt được và những vướng mắc còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm đảm bảo tốt hơn công tác an toàn vệ sinh lao động tại Viễn thông Hải Phòng.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp, do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên khoá luận có thể có những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô và Ban giám hiệu của Trường Quản lý và Công nghệ Hải Phòng để tác giả thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn trong thực tế công việc trong thời gian tới. Khóa luận: Giải pháp pháp luật an toàn vệ sinh lao động.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Khóa luận: Giải pháp pháp luật an toàn vệ sinh lao động […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993