Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông và thực tiễn tại VNPT Hải Phòng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
Ngày nay, mỗi cá nhân hay tổ chức đều đi kèm với các công cụ, hình thức để trao đổi thông tin và thực hiện giao dịch như số điện thoại, địa chỉ e-mail, trang WEB, tài khoản mạng xã hội. Việc thực hiện mua bán và thanh toán qua mạng, họp trực tuyến, học online, làm việc tại nhà, phát truyền hình trực tiếp trên mạng với các ứng dụng như facebook, youtube,… đang và ngày càng trở lên phổ biến, nhất là trong điều kiện dịch bệnh Covid đang diễn biến nguy hiểm từ năm 2020 đến nay. Các hoạt động nội bộ cũng như hoạt động quản lý xã hội của các cơ quan nhà nước hiện nay đang thực hiện “chuyển đổi số”, với mục tiêu trở thành “xã hội số”, “chính phủ số”, “chính quyền số”, “công dân số”, “doanh nghiệp số”,…; Trong lĩnh vực đời sống, xã hội cũng đang được “số hóa”, với những khái niệm như “đô thị thông minh”, “ngôi nhà thông minh”, “internet của vạn vật”,… Công cuộc chuyển đối số chỉ có thể thực hiện dựa trên “Hạ tầng số” 1 mà trước hết là mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông.
Như vậy, dịch vụ viễn thông đáp ứng nhu cầu cần thiết về trao đổi, thu nhận thông tin giữa các chủ thể trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội và đời sống sinh hoạt của con người, đồng thời là nhân tố đặc biệt quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông là hoạt động kinh doanh dịch vụ phổ biến trong xã hội, với hai chủ thể đặc thù là nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng-người sử dụng dịch vụ.
Hiện tại, quản lý nhà nước về lĩnh vực viễn thông và dịch vụ viễn thông thực hiện theo Luật Viễn thông và một số luật liên quan khác như Luật tần số, 1 Theo “Cẩm nang chuyển đổi số”-NXB Thông tin và truyền thông-Tái bản có chỉnh sửa, cập nhật, bổ sung năm 2021: Hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, phủ sóng 5G, mỗi người một máy điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường Internet cáp quang, nền tảng điện toán đám mây, nền tảng danh tính số và các nền tảng về phần mềm, mạng vạn vật, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, an toàn, an ninh mạng để cung cấp như một dịch vụ. Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Luật cạnh tranh, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư,… Luật Viễn thông hiện hành được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ sáu ngày 23-11-2009, có hiệu lực thi hành từ 01-7-2010. Luật viễn thông, các luật liên quan và văn bản hướng dẫn thi hành đã có các quy định về: Quy hoạch, xây dựng, phát triển hạ tầng mạng, sự tham gia của các thành phần kinh tế trong việc thiết lập hạ tầng mạng; Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông; Phổ cập dịch vụ viễn thông đến vùng sâu, vùng xa, hải đảo thông qua chính sách viễn thông công ích; Tối đa hóa khai thác tài nguyên viễn thông theo cơ chế thị trường (kho số, tần số, tên miền, địa chỉ IP); Tiêu chuẩn, quy chuẩn và quản lý chất lượng; Quản lý giá, khuyến mãi; Hợp tác quốc tế, đầu tư viễn thông. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, một số luật liên quan khác nêu trên đã được ban hành và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, lĩnh vực viễn thông xuất hiện các loại hình dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới. Ví dụ như sự xuất hiện ngày càng nhiều cung cấp dịch vụ chạy trên nền tảng internet (có thu tiền hoặc tìm kiếm nguồn thu khác qua dịch vụ mà không thu tiền trực tiếp), như Netflix, Skype, Youtube, Facebook Zalo,…(gọi là các dịch vụ OTT) đòi hỏi phải có các quy định quản lý mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này với các nhà mạng viễn thông, đảm bảo lợi ích hai bên và hài hòa với lịch ích của nhà nước và của người dùng dịch vụ.
Yêu cầu hạ tầng viễn thông mở rộng thêm các cấu phần mới để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế số dẫn đến việc cần mở rộng phạm vi quản lý của lĩnh vực viễn thông. Do đó, hiện nay, một số điểm trong Luật Viễn thông không còn đồng bộ, thống nhất với các quy định của luật chung và cần được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp. Vấn đề này đang được thực hiện theo dự thảo Luật Viễn thông dự kiến trình Quốc hội trong năm 2022. Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
Ngày nay, trong sản xuất cũng như trong dịch vụ, các vấn đề liên quan đến chất lượng đều được cả xã hội quan tâm là là ưu tiên hàng đầu trong sản xuất và tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng được nhà nước thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và của nhà nước. Trong lĩnh vực viễn thông, chất lượng dịch vụ được đảm bảo theo quy định của luật, đồng thời các doanh nghiệp cũng luôn có ý thức đảm bảo, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh hướng tới phát triển bền vững. Trong phạm vi đề tài này, em xin trình bày về quản lý nhà nước về quy định đảm bảo chất lượng đối với hai dịch vụ viễn thông là Dịch vụ điện thoại di động và Dịch vụ truy nhập internet và việc tổ chức thực hiện tại VNPT Hải Phòng, đơn vị thành viên của Tập đoàn VNPT, một doanh nghiệp chủ đạo cung cấp các dịch vụ viễn thông.
Nội dung chủ yếu của đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
- Chương 2. Thực tiễn thi hành pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông tại VNPT Hải Phòng.
- Chương 3. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp khác nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông tại VNPT Hải Phòng.
MỞ ĐẦU Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
1 Dẫn nhập
Thông tin và việc truyền phát và thu nhận thông tin luôn gắn liền với hoạt động sống trong thế giới của tự nhiên. Các loài động vật từ bậc thấp đến bậc cao sử dụng âm thanh, ánh sáng, mùi cơ thể,… để báo hiệu về mối nguy hiểm, nguồn thức ăn hay các hoạt động tính dục.
Trong suốt lịch sử phát triển của loài người, luôn tồn tại các hình thức trao đổi thông tin giữa người giao và người nhận. Thông tin có thể là tiếng nói, chữ viết hay các hình thức biểu đạt khác được sử dụng chung trong cộng đồng hoặc được quy ước riêng giữa những người trao đổi thông tin. Việc truyền tin đi với khoảng cách xa là rất khó khăn, và không có nhiều phương thức để thực hiện. Các phương thức truyền tin đều rất thô sơ và mang tính tự nhiên như sử dụng khói lửa, bằng âm thanh chiêng, trống, bằng tiếng hú, bằng các động tác vẫy cờ,.,, hoặc bằng chim bồ câu, con người trực tiếp đưa tin,… Ví dụ như từ xa xưa việc đốt lửa để báo hiệu tin chiến trận là khá phổ biến ở nhiều vùng, nhiều nền văn minh cổ. Ở nước ta, quanh thành Cổ Loa vẫn còn di tích các “Hỏa đài”, đây cũng là những di chỉ thể hiện cách thông tin từ thời xưa.
Từ thế kỷ 19, việc nghiên cứu ứng dụng hiện tượng điện từ là cơ sở phát minh ra các thiết bị biến đổi tiếng nói, chữ viết, hình ảnh thành các tín hiệu điện, được đi trên các đường dây dẫn điện đến khoảng cách xa, hình thành các hệ thống viễn thông kết nối xuyên lục địa. Tiếp theo đó là các phương thức truyền dẫn vô tuyến (thường gọi là vô tuyến điện), rồi thông tin quang truyền tín hiệu ánh sáng trên sợi thủy tinh, thông tin vệ tinh trở lên phổ biến. Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
Viễn thông du nhập vào nước ta cùng với quá trình xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, các hệ thống viễn thông dân sự là của người Pháp, phục vụ một số ít tầng lớp giàu có, quan chức. Đến thời kỳ chống Mỹ, ở miền Nam dùng thiết bị của Mỹ, trong khi miền Bắc sử dụng thiết bị của các nước khối Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Sau giải phóng 1975, một số thiết bị của Mỹ được đưa ra triển khai ở miền Bắc.
Từ sau đổi mới, ngành Bưu điện Việt Nam là một ngành có tiếng về “đi tắt đón đầu”, đã tích cực số hóa các hệ thống thiết bị viễn thông và đưa dịch vụ điện thoại cố định dần trở lên phổ biến trong xã hội. Năm 1993 triển khai mạng di động đầu tiên (mạng Mobilephone); Ngày ngày 19/11/1997, Việt Nam kết nối mạng internet. Đến tháng 5/2003, VNPT chính thức cung cấp dịch vụ Internet băng rộng ADSL trên quy mô toàn quốc với thương hiệu MegaVNN. Đây được xem là dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao đầu tiên tại Việt Nam, đưa Internet Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triển mới. Năm 2006, bắt đầu có cáp quang đến các hộ gia đình (gọi là dịch vụ FTTH ) đã nâng tốc độ truy nhập internet thêm hàng chục lần so với ADSL. Đến thời điểm hiện tại, FTTH đã thay thế gần như toàn bộ ADSL.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng người dùng các dịch vụ viễn thông, vấn đề chất lượng dịch vụ cũng được quan tâm, đảm bảo theo các tiêu chuẩn quốc tế và quy định của pháp luật. Hiện tại, quản lý nhà nước về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông được quy định theo Luật viễn thông, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Ngoài các quy định này, trong một số trường hợp, các đơn vị cung cấp dịch vụ cũng thực hiện việc đảm bảo chất lượng dịch vụ theo các cam kết riêng với khách hàng hoặc thực hiện các biện pháp tăng cường, nâng cao chất lượng dịch vụ như là một biện pháp chăm sóc khách hàng trong hoạt động kinh doanh.
2. Sơ lược về lịch sử phát triển của viễn thông Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
Các dịch vụ viễn thông dựa trên nhiều nền tảng kỹ thuật chuyên môn khác nhau để truyền dẫn thông tin qua khoảng cách xa, với nhiều hệ thống kỹ thuật do các tổ chức khác nhau trên phạm vi trong vùng miền, trong nước và quốc tế. Mỗi một dịch vụ đều có đặc thù riêng và có quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Do vậy để có thể nghiên cứu quy định của Pháp luật về viễn thông nói chung và quy định cụ thể trong đảm bảo chất lượng dịch vụ một cách hiệu quả,
ADSL: Tiếng anh: Asymmetric Digital Subscriber Line-đường dây thuê bao số bất đối xứng. Một công nghệ cho phép quy nhập internet tốc độ cao trên đường dây điện thoại (đã phổ biến vào thời điểm công nghệ này ra đời).
FTTH: Tiếng Anh: Fiber To The Home-cáp quang đến tận nhà để kết nối internet tốc độ cao trước hết ta đi tìm hiểu sơ lược lịch sử về viễn thông và một số dịch vụ viễn thông phổ biến.
2.1 Máy điện báo
Vào ngày 6/1/1838, máy điện báo của Morse lần đầu tiên được trình diễn tại Xưởng Cơ khí Speedwell Speedwell ở Morristown, bang New Jersey nước Mỹ. Vào khoảng thời gian này cũng có nhiều dạng thiết bị truyền tin khác được thử nghiệm và sử dụng trên thế giới, tuy nhiên máy điện báo của Morse sau này được ứng dụng rộng rãi vì nhiều lý do, trong đó đáng chú ý nhất là phương thức hoạt động đơn giản và chi phí chế tạo tương đối thấp. Theo thời gian, mã Morse do ông phát triển cũng dần trở thành ngôn ngữ chính của điện báo trên toàn thế giới. Tín hiệu mã Morse được nhiều người biết đến nhất là dot dot dot dash dash dash dot dot dot dot (SOS) biểu thị tình huống nguy hiểm và yêu cầu trợ giúp [dot là dấu chấm và dash là dấu gạch ngang].
Năm 1843, Morse nhận được tài trợ của Chính phủ Mỹ để xây dựng một hệ thống điện báo nhỏ dọc theo tuyến đường sắt giữa Washington, DC và Baltimore. Ngày 24/5/1844, ông gửi đi thông điệp điện báo đường dài đầu tiên với nội dung được trích dẫn từ Kinh Thánh: “What hath God wrought!”. Hiện nay, bức điện báo này đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia của Viện Smithsonian ở Washington, DC. Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
Sau khi xảy ra một cuộc chiến pháp lý với đồng nghiệp Vail tại Tòa án Tối cao Mỹ, Morse cuối cùng đã được cấp bằng sáng chế cho máy điện báo vào năm 1854. Sau đó, một số công ty tư nhân mua lại bằng sáng chế của Morse và xây dựng các hệ thống đường dây điện báo liên lục địa đầu tiên.
Vào ngày 12/12/1901, Marconi (người Ý) đã truyền thành công tín hiệu vô tuyến qua Đại Tây Dương và được nhà nước Mỹ cấp bằng sáng chế.
Các máy điện báo vô tuyến (không cần dây dẫn để truyền tín hiệu) sau đó được dùng rất phổ biến trong liên lạc mang tính chất kết nối riêng lẻ, và rất phổ biến trong liên lạc tàu biển, liên lạc trong chiến tranh,…
Các hệ thống điện báo sau này phát triển thành mạng Telex toàn cầu. Dịch vụ Telex chính là một máy chữ từ xa, máy Telex phía người gửi gõ các ký tự (như chữ số, chữ cái) và sẽ được in ra ở máy của người nhận. Dịch vụ Telex còn sử dụng phổ biến cho đến cuối thế kỷ 20. Telex đóng vai trò là tiền thân của fax, email và tin nhắn văn bản hiện đại. Một tin nhắn có thể gửi đến nhiều máy Telex khác nhau.
Ở nước ta, vào đầu những năm 90 của thế kỷ 20 trở về trước, khi dịch vụ điện thoại còn chưa phổ biến và khó tiếp cận đối với phần lớn người dân, việc liên lạc cá nhân vẫn phổ biến bằng thư từ, mỗi khi có việc gấp cần thông báo, người dẫn vẫn phải đến bưu điện để gửi điện tín (thường gọi là “đánh điện” cho ai đó).
Ngày nay khi gõ phím trên bàn phím/màn hình, ta có thể chọn nhiều kiểu gõ là Telex và VNI, nhưng kiểu gõ Telex-là kiểu gõ chữ phổ biến nhất, có tiền thân từ cách sử dụng máy Telex (hình bên là màn hình chọn kiểu gõ chữ của phần mềm Unikey được dùng phổ biến trên các máy tính hiện nay). Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
2.2 Máy điện thoại
Nghiên cứu về máy điện thoại được nhiều người thực hiện từ thế kỷ 19 và đã có những tranh chấp pháp lý về bằng phát minh, nhưng người đầu tiên được cấp bằng phát minh vào ngày 07/03/1876 là Alexander Graham Bell, người Mỹ.
Cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa nhà phát minh Alexander Graham Bell và người trợ lý của ông ngồi cách đó 4,5 m vào ngày 10/3/1876 với mẩu hội thoại ngắn ngủi: “Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!” là sự kiện lịch sử đánh dấu chính thức sự ra đời của chiếc điện thoại dùng để liên lạc .
Để có thể kết nối nhiều máy điện thoại với nhau, người ta kết nối các máy riêng lẻ tới một trung tâm, trung tâm này sẽ thực hiện việc kết nối từng cặp máy cần liên lạc để thực hiện cuộc điện đàm. Thiết bị để thực hiện việc kết nối này gọi là tổng đài điện thoại. Các tổng đài thế hệ đầu phải sử dụng nhân công với các giắc cắm để kết nối. Trong suốt quá trình sau đó, trước khi công nghệ điện tử số được ứng dụng, các tổng đài đều là bán tự động, rồi đến tự động sử dụng các nguyên lý cơ-điện và hệ thống đánh số điện thoại để thực hiện việc kết nối. Theo thời gian các tổng đài ngày càng được cải tiến và nâng cao cả về khả năng tự động và dung lượng kết nối (số lượng máy điện thoại mà tổng đài có khả năng kết nối).
Năm 1976, tổng đài điện tử số theo nguyên lý điều khiển bằng chương trình ghi sẵn (viết tắt tiếng Anh là SPC: Stored Programming Control) được đưa vào khai thác thương mại. Tổng đài SPC đã đưa dịch vụ điện thoại cũng như mạng điện thoại trở lên cực kỳ phổ biến trên toàn thế giới.
Để thực hiện liên lạc đường dài (liên tỉnh, quốc tế), các tổng đài phải kết nối với nhau trực tiếp hoặc qua nhiều tổng đài trung gian,
Với ý nghĩa ban đầu là trung tâm kết nối, ngày nay từ “tổng đài” được sử dụng rộng rãi với nghĩa là trung tâm tiếp nhận các thông tin từ khách hàng để thực hiện giải đáp, chăm sóc khách hàng của một doanh nghiệp.
2.3 Máy Fax Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
Fax có từ từ nguyên trong tiếng Latinh: Facsimile. Fac là tạo, simile là tương tự. Vậy Fax có nghĩa là tạo ra cái tương tự. Cái này giống như photocopy vậy, nhưng là tạo bản photocopy cho đầu nhận bản fax ở xa.
Về nguyên lý, máy fax thực hiện đổi các hình ảnh từ bản gốc ở máy gửi thành các tín hiệu điện có thể truyền đến máy nhận (vô tuyến hoặc hữu tuyến) và quá trình ở máy nhận diễn ra ngược lại, biến đổi từ tín hiệu điện để tác động lên giấy in, tái hiện lại hình ảnh từ máy gửi.
Về mặt lịch sử, Alexander Bain người Scotland được xem như người đầu tiên phát minh ra hệ thống gửi hồ sơ bằng tín hiệu điện năm 1843 (hoạt động tương tự như máy fax hiện đại). ngày 30/11/1924, hình chân dung tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Calvin Coolidge đã được fax từ New York băng ngang Đại Tây Dương đến London. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử con người có thể gửi một hình ảnh dưới dạng tín hiệu vô tuyến thông qua kết nối không dây.
Năm 1966, công ty Xerox cho ra mắt Magnafax Telecopiers, thiết bị này dễ vận hành và có thể kết nối với bất kỳ đường dây điện thoại tiêu chuẩn nào. Việc kết nối với đường dây điện thoại và phối hợp với máy in chính đã đưa dịch vụ fax trở lên tiện lợi vào những năm 70 và được sử dụng rộng rãi từ những năm 80 của thế kỷ 20.
Ngày nay sử dụng fax tuy đã suy giảm nhưng vẫn còn tương đối phổ biến, do các bản fax được đảm bảo về mặt pháp lý rộng rãi trên thế giới.
2.4 Điện thoại di động
Nghiên cứu về điện thoại di động đã được thực hiện từ rất sớm, tiền thân của chúng chính là các máy liên lạc vô tuyến xác tay, hay đeo vai, với cái ăng-ten hướng lên trời mà ta vẫn thấy ở nhiều bộ phim chiến tranh.
Cho đến nay, thông tin di động đang ở thế hệ thứ 5 (5G) đã được triển khai ở một vài quốc gia và đang được thử nghiệm ở Việt Nam. Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
Thế hệ đầu tiên là 1G được thương mại hóa ở nhiều nước từ đầu thập kỷ của thế kỷ 20. Mạng di động thời gian này vẫn sử dụng kỹ thuật analog và có sự khác biệt về các tiêu chuẩn kỹ thuật giữa các nhà mạng ở các nước, vùng lãnh thổ khác nhau (Bắc Âu, Tây Âu, Mỹ, Nhật). Thông tin di động 1G có hạn chế về tính di động, đó là khi chuyển sang nhà mạng khác thì không thế kết nối được.
Đến 1991, thông tin di động chuyển sang thế hệ 2G. Hệ thống được tiêu chuẩn hóa cao vầ có thể roaming qua nhiều quốc gia. Tuy nhiên vẫn tồn tại các công nghệ truy nhập vô tuyến (công nghệ để thực hiện trao đổi thông tin giữa thiết bị cầm tay của người dùng đến trạm thu phát của nhà mạng). Ngoài dịch vụ thoại, mạng 2G cũng cung cấp dịch vụ truyền số liệu. Mạng di động đầu tiên của Việt Nam là Mobilephone, triển khai từ năm 1993 là mạng viễn thông 2G theo tiêu chuẩn GSM của châu Âu. Trong quá trình tiến lên thế hệ 3G, tốc độ truyền dữ liệu của mạng 2G đã đạt từ vài kbps đến vài trăm kbps.
Thế hệ thông tin di động 3G đầu tiên ra đời năm 1999. Việt Nam triển khai 3G từ 2009. Tốc độ thông thường mạng 3G ở Việt Nam đạt đến 21Mbps (1Mb=1000 kbit), đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu sử dụng thoại, số liệu, âm thanh, video của người sử dụng.
Thế hệ thông tin di động 4G đầu tiên được hãng TeliaSonera khai trương Oslo (Na uy) và Stockholm (Thụy Điển) vào ngày 14 tháng 12 năm 2009. 4G được triển khai ở Việt Nam vào năm 2017, chuyên cung cấp dịch vụ dữ liệu và hiện tại tốc độ đạt khoảng 100Mbps.
2.5 Thông tin quang
Hai thành phần quan trọng của thông tin quang là sợi quang (cáp quang) và bộ biến đổi quang điện, biến đổi từ tín hiệu điện sang tín hiệu quang để truyền đi trên sợi quang. Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
Nhà vật lý Theodore Maiman tại phòng thí nghiệm của công ty Hughes Aircraft vào năm 1960 đã tạo ra tia LAZER (tiếng Anh: Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation nghĩa là khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích).
Tiếp sau đó, Robert N. Hall (người Mỹ) phát triển laser bán dẫn đầu tiên, hay gọi là điốt laser, năm 1962. Laser bán dẫn đầu tiên với tia sáng phát ra có thể thấy được được trưng bày đầu tiên cùng năm đó. Năm 1970, Zhores Ivanovich Alferov của Liên Xô và Hayashi và Panish của Phòng thí nghiệm Bell đã độc lập phát triển điốt laser hoạt động liên tục ở nhiệt độ trong phòng Điốt Lazer được ứng dụng trong bộ biến đổi tín hiệu quang-điện sử dụng trong viễn thông.
kbps: đơn vị đo tốc độ truyền dữ liệu, bằng 210 =1024 bít trong 1 giây (để cho tiện, trên thực tế, người ta thường coi 210=1000 theo hệ thập phân-cho dễ hiểu). Để dễ hình dung bít là gì thì mỗi ký tự, ví dụ chữ “a”, thông thường sẽ sử dụng 8 bít để mã hóa, và khi truyền ký tự này, thực chất là truyền 8 bít mã hóa của nó.
Năm 1966, Charles Kuen Kao và George Hockman, tại Phòng thí nghiệm chuẩn viễn thông (Anh), đã công bố khám phá mới về khả năng truyền tín hiệu quang của sợi quang – những sợi thủy tinh hoặc nhựa trong suốt, linh hoạt và mỏng hơn một sợi tóc. Tuy nhiên tai thời điểm đó do các khiếm khuyết trong vật liệu nên tín hiệu truyền trên sợi quang chỉ đị được một khoảng rất ngắn (tính bằng đơn vị mét). Bốn năm sau (1970), Corning Glass Works, hãng sản xuất gốm sứ và thủy tinh của Mỹ đã chế tạo được cáp quang có thể truyền tín hiệu đi xa nhiều km. Trong những năm sau đó các kỹ thuật, công nghệ thông tin quang đã đạt nhiều tiến bộ và trở lên rẻ hơn. Năm 1988 đã có cáp quang xuyên đại dương, tốc độ đạt 565 Mbps. Từ những năm 1990 các hệ thống truyền dẫn quang đã được phổ biến. Sang thế kỷ 21, cùng với sự bùng nổ của internet cáp quang đã đến từng nhà, các dịch vụ viễn thông trên cáp quang được trải rộng khắp nơi trên toàn thế giới.
2.6 Thông tin vệ tinh Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
Vệ tinh nhân tạo đầu tiên được Liên xô phóng lên không gian vào ngày 04/10/1957. Từ đó đến nay, số lượng vệ tinh nhân tạo được các nước phóng lên không gian ngày càng nhiều. Các vệ tinh nhân tạo thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong đó có các vệ tinh chuyên phục vụ cho viễn thông. Thông tin vệ tinh có nhiều điểm lợi so với trên mặt đất: Không phụ thuộc vào địa hình; Có khả năng triển khai nhanh; Vùng phủ sóng rộng; Tính ổn định cao, chất lượng tốt; Có hiệu quả kinh tế cao trong thông tin cự li lớn, đặc biệt trong thông tin xuyên lục địa; Có thể ứng dụng trong thông tin di động.
Việt Nam đã phóng 2 vệ tinh thông tin là Vinasat-1 vào năm 2008 và Vinasat-2 vào năm 2012 (VNPT được Chính phủ giao thực hiện).
Gần đây, do nhu cầu truy nhập internet tăng cao, tỷ phú người Mỹ, Elon Musk đang thiết lập một hệ thống gọi là Starlink, bao gồm 12.000 vệ tinh tầm thấp phủ sóng đến mọi ngõ ngách trên toàn cầu để kết nối internet, tức là bất kỳ ai trên địa cầu đều có thể kết nối internet qua hệ thống này với tốc độ từ 50-150Mbps, độ trễ thấp (thời gian từ thời điểm gửi đến thời điểm nhận từ 20-40 ms).
Hiện đang có chiến tranh Nga-Ukraina. Trong một bài đăng trên Twitter vào ngày 26/2/2022, ông Mykhailo Fedorov, Phó Thủ tướng Ukraine đã kêu gọi Elon Musk triển khai dịch vụ Internet vệ tinh tại Ukraine, nhằm đối phó với tình trạng gián đoạn kết nối tại quốc gia này (có thể xảy ra do chiến sự).
Đáp lại, vị tỷ phú lập tức tuyên bố kích hoạt dịch vụ này tại Ukraine, đồng thời cam kết sẽ cung cấp thêm nhiều thiết bị thu tín hiệu đến đây. Đúng như cam kết của Musk, ngày 01/3, một xe tải chứa đầy các thiết bị thu tín hiệu Internet của Starlink đã được gửi đến quốc gia này. Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
Sau đó Oleg Kutkov là một người dân sống tại thủ đô Kiev, Ukraina. Đêm 01/3/2022, giữa lúc tiếng chuông báo động vang lên dữ dội bên ngoài ngôi nhà của mình, anh đã gắn thiết bị thu tín hiệu Internet vệ tinh Starlink ra ngoài cửa sổ.
Kutkov vô cùng ngạc nhiên khi thiết bị đã nhận được tín hiệu chỉ sau 10 giây, từ một trong các vệ tinh của SpaceX trên không. Kutkov đã mua thiết bị đầu cuối của Starlink từ vài tháng trước trên eBay (một trang web thương mại điện tử) để tìm hiểu. Tuy nhiên, anh không thể sử dụng được nó bởi dịch vụ Starlink khi đó chưa được triển khai tại Ukraina.
2.7 Kết nối mạng Internet
Tiền thân của internet là một mạng kết nối các máy tính với các giao thức chuyển các gói tin giữa các máy tính trong mạng ARPANET, là một mạng xương sống kết nối các mạng học thuật và quân sự ở Mỹ. Sau đó nhờ các tài trợ của cả chính phủ và tư nhân dẫn tới sự liên kết của rất nhiều mạng máy tính khác vào mạng xương sống. Sự liên kết của các mạng thương mại và doanh nghiệp vào đầu những năm 1990 đã đánh dấu sự khởi đầu của quá trình chuyển đổi sang Internet hiện đại như ngày nay.
Lịch sử Internet Việt Nam ghi nhận ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên kết nối với xa lộ thông tin của thế giới. Các phương thức kết nối internet ngày nay gồm 2 hình thức chính là hữu tuyến (cáp quang-truyền dữ liệu trên sợi thủy tinh, cáp đồng) và vô tuyến: thông tin vệ tinh, mạng di động. Thiết bị phía người dùng phổ biến là điện thoại thông minh, máy tính các loại (thường kết nối với nhà mạng thông qua một thiết bị gọi là modem. Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
Ngày nay, internet đã hội tụ đầy đủ các dịch vụ viễn thông trong quá khứ như dịch vụ điện báo/telex, dịch vụ điện thoại, dịch vụ fax (truyền hình ảnh), ngoài ra cả phát thanh truyền hình (cá nhân hoặc của các nhà đài) cũng đều có thể truyền đi qua internet với các ứng dụng phần mềm đa dạng được cài đặt tên thiết bị người dùng. Ngày nay có thể nói chỉ cần kết nối internet là đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thông tin liên lạc của cá nhân, tổ chức (tất nhiên ngoại trừ một số trường hợp vì lý do an toàn bảo mật, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, việc kết nối internt bị hạn chế hoặc nghiêm cấm).
2.8 Một số dịch vụ viễn thông kết nối mạng định hướng người dùng
Là các dịch vụ kết nối trên nền mạng của một hoặc nhiều nhà mạng hay mạng internet như mạng riêng ảo, thuê kênh riêng, điện toán đám mây. Dịch vụ mạng riêng ảo, thuê kênh riêng cho phép người dùng, thường là các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập một mạng máy tính cho riêng mình một cách thuận lợi trên khoảng cách địa lý xa. Dịch vụ điện toán đám mây là mô hình dịch vụ cho phép người dùng sử dụng công nghệ máy tính và dựa vào mạng Internet, cung cấp các tài nguyên công nghệ thông tin theo nhu cầu qua Internet, đáp ứng các nhu cầu về quản trị, kinh doanh, lưu trữ số liệu,…
3 Các khái niệm, thuật ngữ
Dịch vụ: có rất nhiều quan điểm về khái niệm dịch vu:
Theo từ điển tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học, NXB Hồng Đức-2016): “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công”.
Theo nghĩa rộng, dịch vụ là một trong ba trụ cột của nền kinh tế, gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Dịch vụ là một hoạt động hoặc lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên khác về cơ bản là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu bất kỳ thứ gì. Sản xuất của nó có thể có hoặc có thể không gắn với một sản phẩm vật chất”
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật giá năm 2012, dịch vụ là hàng hóa mang tính vô hình, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng không hề tách rời nhau, bao gồm những loại dịch vụ trong hệ thống các ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật …. Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
Từ những quan điểm trên, ta có thể hiểu: Dịch vụ là những hoạt động lao động tạo ra các sản phẩm hàng hoá không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu, nhằm thoả mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người. Bất kỳ một tổ chức sản xuất dịch vụ nào cũng đều hình thành những hệ thống cung ứng về dịch vụ của mình. Không có các hệ thống này thì không thể có dịch vụ. Mỗi một loại dịch vụ cụ thể đều gắn liền với một hệ thống cung ứng nhất định. Hệ thống này lại gắn kết với những ý tưởng, con người (lao động), cơ sở vật chất, thiết bị, chất lượng dịch vụ,….
Trên thực tế đời sống xã hội, các hoạt động dịch vụ rất đa dạng, phong phú. Đó có thể là các dịch vụ tiêu dùng như ăn uống, sửa chữa nhà cửa, máy móc gia dụng; các dịch vụ công cộng như cung ứng điện, nước, vệ sinh đô thị, bưu chính, hành chính công; các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh như ngân hàng, bảo hiểm, vận tải; các dịch vụ mang tính nghề nghiệp chuyên môn cao như kiểm toán, tư vấn kiến trúc, bác sĩ, tư vấn pháp luật…
Viễn thông:
Khoản 1 điều 3 Luật Viễn thông 2009 quy định: “Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác”.
Dịch vụ viễn thông:
Khoản 1 điều 3 Luật Viễn thông 2009 quy định: “Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.”
Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: Dịch vụ thoại; Dịch vụ fax; Dịch vụ truyền số liệu; Dịch vụ truyền hình ảnh; Dịch vụ nhắn tin; Dịch vụ hội nghị truyền hình; Dịch vụ kênh thuê riêng; Dịch vụ kết nối Internet; Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. (Khoản 1 Điều 9 Nghị định 25/2011/NĐ-CP)
Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm: Dịch vụ thư điện tử; Dịch vụ thư thoại; Dịch vụ fax gia tăng giá trị; Dịch vụ truy nhập Internet; Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. (Khoản 2 Điều 9 Nghị định 25/2011/NĐ-CP) Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
Đường truyền dẫn:
Là tập hợp thiết bị viễn thông dùng để xác lập một phần hoặc toàn bộ đường truyền thông tin giữa hai điểm xác định. (Khoản 9 điều 3 Luật Viễn thông 2009)
Mạng viễn thông:
Là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông. (Khoản 9 điều 3 Luật Viễn thông 2009).
Theo phạm vi, mục đích sử dụng mạng, có một số loại mạng viễn thông phổ biến: Mạng viễn thông công cộng (do nhà mạng thiết lập để cung cấp rộng rãi cho công chúng, có thu tiền); Mạng dùng riêng (sử dụng cho các mục đích riêng của một tổ chức); Mạng nội bộ (thường sử dụng trong nội bộ một công ty, nhà máy, khách sạn,…). Mạng nội bộ thường được kết nối với mạng công cộng để thực hiện việc liên lạc giữa người dùng mạng nội bộ với người dùng mạng công cộng. Theo kỹ thuật công nghệ và hình thức dịch vụ, có một số loại mạng viễn thông: Mạng viễn thông cố định mặt đất; Mạng viễn thông cố định vệ tinh; Mạng viễn thông di động mặt đất. Mạng viễn thông di động vệ tinh.
Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông:
Là tổ chức/đơn vị/công ty cung ứng (bán) dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, cũng gọi là “nhà mạng”.
Mạng điện thoại di động:
Là một mạng viễn thông cung cấp dịch vụ điện thoại di động mặt đất (gọi tắt là mạng di động).
Dịch vụ điện thoại di động:
Căn cứ Điểm a Khoản 5 và Khoản 1 Điều 5 Thông tư 05/2012/TT-BTTTT: Dịch vụ điện thoại di động là một loại hình dịch vụ viễn thông cơ bản được cung cấp bởi Mạng viễn thông di động mặt đất (theo Điều 8 và Khoản 1 Điều 9 Nghị định 25/2011/NĐ-CP).
Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất sử dụng công nghệ FTTH/xPON (gọi tắt là Dịch vụ truy nhập internet cáp quang): Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
Là dịch vụ kết nối internet tốc độ cao, sử dụng cáp quang đến nhà khách hàng.
Tiêu chuẩn:
Khoản 1 Điều 3 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quy đinh:
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng”.
Quy chuẩn:
Khoản 2 Điều 3 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quy đinh:
“Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng”
Thanh tra chuyên ngành:
Là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó (khoản 3 Điều 3 Luật thanh tra).
Chất lượng dịch vụ:
Là mức độ đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn đã xác định trước giữa bên cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ (khách hàng) hoặc của cơ quan quản lý nhà nước. Về khía cạnh kinh doanh, chất lượng dịch vụ là mức độ đáp ứng mong muốn của khách hàng của bên cung cấp dịch vụ, theo quan điểm của khách hàng.
Chất lượng dịch vụ viễn thông:
Cũng tương tự như khái niệm về dịch vụ, áp dụng cho dịch vụ viễn thông. Dịch vụ viễn thông trước hết phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật. Sau nữa là việc nhà mạng đáp ứng các thỏa thuận hay mong muốn của khách hàng và thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng tốt nhất nhằm giữ khách hàng trong môi trường kinh doanh có cạnh tranh giữa các nhà mạng.
Đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông
Dưới góc độ quản lý nhà nước, đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông là việc xây dựng các xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. (Điều 1 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật). Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.
Dưới góc độ kinh doanh, ngoài việc đảm bảo theo quy định của nhà nước, các nhà mạng, do áp lực cạnh tranh, thường cố gắng vượt trội hơn đối thủ nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng của mình.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Khóa luận: Pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông […]