Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Những vấn đề lý luận và pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

1.1. Mô hình tổng quát mạng-dịch vụ viễn thông và chất lượng dịch vụ viễn thông

1.1.1. Mô hình tổng quát mạng-dịch vụ viễn thông

Phần mở đầu, ta đã tìm hiểu sơ lược về lịch sử hình thành viễn thông, các phương pháp truyền tin hiệu đi xa cùng một số dịch vụ viễn thông. Không như với phần lớn các dịch vụ khác, dịch vụ viễn thông mang đậm tính kỹ thuật, công nghệ. Về cơ bản, một dịch vụ viễn thông thường là một ứng dụng thực tế của một hoặc một số kỹ thuật, công nghệ trong việc biến đổi các thông tin tại phía người gửi thành các dạng phù hợp (gọi là tín hiệu) để có thể truyền qua hệ thống các thiết bị của nhà mạng hoặc nhiều nhà mạng khác nhau, cuối cùng đến thiết bị viễn thông phía người nhận, tại đó tín hiệu được chuyển đổi lại thành thông tin tại phía người nhận. Đứng tại phía người gửi thông tin thì quá trình trên là thông tin chiều đi; Trường hợp đầu phía người nhận gửi một thông tin ngược lại thì gọi là thông tin đó là thông tin chiều về (ngược lại với chiều thông tin mô tả ban đầu).

Hình dưới đây khái quát hóa mô hình cung cấp dịch vụ viễn thông:

Hình 1.1- Mô hình cung cấp dịch vụ viễn thông

Mô hình thực hiện của dịch vụ viễn thông luôn có 03 thành phần chính sau đây:

Thông tin cần truyền đi từ người gửi đến người nhận.

Thiết bị chuyển đổi (hai chiều) từ thông tin của người sử dụng dịch vụ thành tín hiệu để truyền đi trong hệ thống thiết bị viễn thông của nhà mạng và ngược lại. Thiết bị này gọi là “Thiết bị đầu cuối”, là thiết bị nằm ở giữa người dùng dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ. Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Hệ thống thiết bị của nhà cung cấp dịch vụ hoặc có thể của nhiều nhà cung cấp dịch vụ có kết nối với nhau để thực hiện dịch vụ. Hệ thống các thiết bị này gọi chung là “Mạng viễn thông”. Tùy vào kỹ thuật, công nghệ, tùy vào loại hình dịch vụ khác nhau cũng như các yếu tố khác (như địa hình, môi trường pháp lý,..) mà có các kiểu/loại, phương thức tổ chức mạng viễn thông khác nhau.

Như vậy, từ mô hình cung cấp dịch vụ viễn thông ở Hình 1.1 chuyển thành mô hình mạng và dịch vụ viễn thông theo sơ đồ sau đây:

Do đặc thù kỹ thuật, công nghệ nên mỗi một dịch vụ viễn thông thường là ứng dụng của một kỹ thuật, công nghệ đặc thù. Ví dụ như dịch vụ thoại thường đi kèm với mạng điện thoại cố định; dịch vụ telex có mạng telex, dịch vụ di động (thoại và số liệu) có mạng di động,…Trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật công nghệ, xu hướng hội tụ nhiều dịch vụ cùng sử dụng chung một mạng hoặc một phần của mạng đang trở thành hiện thực.

Trên thực tế, mô hình cơ bản cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm những thành phần thiết bị và được kết nối như sau:

Hình 1.3- Cấu trúc mạng viễn thông

Để có thể phục vụ được một lượng lớn người sử dụng dịch vụ, mạng viễn thông thường được tổ chức thành 4 lớp mạng. Từ ngoài vào trong, lượng thiết bị và số lượng các đường truyền dẫn càng ít đi nhưng tốc độ cao lên.

Lớp 1 ở ngoài cùng là lớp giao tiếp với khách hàng với các thiết bị dùng để sử dụng dịch vụ của khách hàng và thiết bị đầu cuối. Hai thiết bị ngày trên thực tế có thể là hai thiết bị độc lập (như thiết bị máy tính và thiết bị chuyển đổi tín hiệu-thường gọi là mô-đem đặt tại nhà khách hàng), Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Lớp 2 là lớp mạng truy nhập, có chức năng kết nối từ các thiết bị đầu cuối vào thiết bị truy nhập, một loại thiết bị dùng để gom nhiều kết nối người dùng thành một kết nối để truyền đến thiết bị lớp mạng cấp trên. Thiết bị truy nhập đóng vai trò như một thiết bị “gom” nhiều thiết bị đầu cuối vào một thiết bị truy nhập. Các thiết bị này thường được đặt gần các khu dân cư và mỗi thiết bị thường kết nối được từ vài chục đến khoảng một nghìn thiết bị đầu cuối, tùy theo thực tế.

Lớp 3 có chức năng “gom” lần thứ 2, trên thực tế lớp mạng này thường được gọi là “mạng gom”. Ngoài chức năng “gom”, nó thường được thiết kế để có thể đảm bảo chức năng dự phòng đường truyền dẫn trong số các thiết bị của trong lớp này để lên thiết bị lớp trên, thông thường mô hình dự phòng theo kiểu vòng ring (như trên hình vẽ). Lớp thứ 3 thường được đặt ở trung tâm một khu vực địa lý, như là ở một thành phố, một quận/huyện. Đối với một số dịch vụ như dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ truyền số liệu trong nội tỉnh thiết bị lớp 3 thực hiện chức năng kết nối hai phía người dùng, cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh đến khách hàng.

Lớp 4 là lớp mạng lõi dùng để kết nối các thiết bị lớp 3. Thiết bị lớp 4 thường đặt ở một thành phố trung tâm vùng, gồm nhiều tỉnh thành xung quanh.

Do sự hội tụ của công nghệ, điển hình là công nghệ IP, các mạng lớp 3 và lớp 4 hiện nay có thể kết nối đến nhiều chủng loại thiết bị ở lớp dưới và có thể phục vụ cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật

1.1.2. Hiểu về chất lượng dịch vụ viễn thông Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Do thông tin từ người gửi đến người nhận đã qua các lần chuyển đổi ở thiết bị đầu cuối và truyền đi qua nhiều hệ thống thiết bị trong mạng viễn thông cho nên thông tin tại phía người gửi không thể “giống hệt” như thông tin ở phía người gửi. Mức độ sai khác này là một trong những yếu tố quan trọng cho thấy chất lượng của dịch vụ viễn thông. Thông tin nhận được phía người gửi càng giống với thông tin phía người gửi tương đương với chất lượng dịch vụ càng cao và ngược lại. Chất lượng dịch vụ còn được đánh giá bởi thời gian trễ từ thời điểm gửi đến thời điểm nhận. Thời gian trễ càng nhỏ thì chất lượng càng cao và ngược lại. Đương nhiên không bao giờ có thể nhanh bằng việc người gửi và người nhận trao đổi thông tin trực tiếp được. Trong quá trình thực hiện trao đổi thông tin giữa người gửi và nhận, các hệ thống thiết bị, các đường truyền dẫn trong mạng viễn thông có thể hoạt động không ổn định làm mất mát, sai lệch và làm thông tin phía người nhận mất ổn định, không đồng bộ về thời gian, hoặc gián đoạn tạm thời trong quá trình trao đổi thông tin.

Ví dụ như trên thực tế nếu ta so sánh một bản fax với bản gốc ta sẽ dễ dang nhận ra hình ảnh của bản fax không rõ nét bằng bản gốc. Hoặc ta gọi điện video call (gọi điện thấy hình) bằng ứng dụng zalo cũng hay xảy ra hiện tượng bị dừng, giật, vỡ hình, vỡ tiếng và rõ ràng không thể như là ngồi nói chuyển trực tiếp với nhau.

Thông tin ở phía người nhận càng sát với phía người gửi và thời gian trễ càng ít đồng nghĩa với “tính chân thực” của thông tin ở phía người nhận càng cao. “Tính chân thực” này chính là bản chất của chất lượng dịch vụ viễn thông.

Ngoài các yếu tố trên, chất lượng dịch vụ được đánh giá ở tính sẵn sàng phục vụ của nhà mạng. Mạng viễn thông sẽ không thể phục vụ người dùng trong thời gian nó bị sự cố. Trên thực tế không thể có một hệ thống mạng, thiết bị nào hoạt động mà không có sự cố. Một ví dụ điển hình là đường truyền cáp quang đến nhà khách hàng có thể bị đứt, gãy sẽ làm cho khách hàng đó không thể sử dụng dịch vụ cho đến khi được sửa chữa. Số lượng và thời gian các lần sự cố cũng là một yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng dịch vụ.

Chất lượng dịch vụ cũng được xem xét ở khía cạnh tính tiện lợi khi tiếp cận, giao tiếp với nhà mạng, như: Gọi tổng đài chăm sóc; Các trang bị, cơ sở vật chất và con người tại các phòng giao dịch; Các phương tiện, hình thức tiếp cận nhà mạng,…); Thời gian, chất lượng giải quyết các ý kiến, khiếu nại của khách hàng,… Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Trên thực tế, để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ thì phải đảm bảo các thiết bị đầu cuối và thiết bị ở các lớp mạng cùng các đường truyền dẫn giữa chúng hoạt động tốt, đúng với các tiêu chuẩn mang tính đặc thù của từng loại dịch vụ cùng với hệ thống mạng để triển khai, cung cấp dịch vụ đó. Các tiêu chuẩn kỹ thuật này, ban đầu thường do các kỹ sư thiết kế, sản xuất thiết bị, tổ chức xây dựng mạng quy định. Dần dần, khi dịch được cung cấp rộng rãi trên thế giới, có nhiều tổ chức chuyên môn về nghiên cứu và triển khai dịch vụ ở các nước cùng thực hiện việc quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo chất lượng dịch vụ và khuyến khích sự dễ dàng trong kết nối các hệ thống mạng nhiều vùng miền, nhiều nước với nhau. Điều này đã thúc đẩy các tổ chức quốc tế chuyên về viễn thông ra đời, tập hợp nhiều nhà cung cấp, sản xuất dịch vụ, nhiều cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm và cả nhiều cơ quan quản lý nhà nước tham gia xây dựng lên các tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, làm cơ sở chung cho việc xây dựng, phát triển, mở rộng mạng-dịch vụ ở các nước. Hai tổ chức về tiêu chuẩn viễn thông điển hình là: Liên hiệp Viễn thông Quốc tế, viết tắt là ITU (tiếng Anh: International Telecommunication Union); Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (viết tắt ETSI).

Việt Nam tham gia ITU với tư cách Quốc gia Thành viên từ năm 1951. Hiện tại, Bộ Thông tin và Truyền thông đang được Chính phủ ủy quyền là đại diện của Việt Nam để tham gia các hoạt động của ITU. Các quy chuẩn về chất lượng dịch vụ viễn thông của Việt Nam thường viện dẫn, tham khảo các tài liệu của hai tổ chức này.

1.2. Mạng dịch vụ điện thoại di động Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

1.2.1. Mô hình cung cấp dịch vụ điện thoại di động

Dịch vụ điện thoại di động là một dịch vụ viễn thông cơ bản, một trong những dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cung cấp cho thị trường, đáp ứng nhu cầu liên lạc điện thoại ở mọi lúc, mọi nơi và trong khi di chuyển. Nó gắn liền với kỹ thuật, công nghệ, hệ thống thiết bị đặc thù để sản xuất và cung ứng dịch vụ.

Các phương thức truyền dẫn tín hiệu từ thuở ban đầu của viễn thông đến nay đều thuộc một trong hai loại là có sử dụng đường dây dẫn tín hiệu, gọi là thông tin hữu tuyến và không sử dụng đường dây dẫn tín hiệu mà sử dụng sóng vô tuyến, gọi là thông tin vô tuyến. Do đặc thù di động nên phân đoạn giữa thiết bị đầu cuối (chính là máy điện thoại di động) đến thiết bị phía nhà mạng sử dụng phương thức truyền dẫn vô tuyến, còn trong nội bộ hệ thống thiết bị phía trong có thể sử dụng cả 2 phương thức, tùy theo điều kiện thực tế.

Mô hình khối chức năng của hệ thống mạng điện thoại di động như Hình 1.4 ở dưới, với các thành phần phần cơ bản sau:

  • MS: Mobile Station (trạm di động): chính là các thiết bị di động cầm tay (máy điện thoại di động) hoặc được gắn trên các phương tiện giao thông. Trên MS có gắn thẻ nhận dạng thuê bao gọi là thẻ SIM (Subscriber Identity Module), dùng để nhận dạng MS trong mạng.
  • BTS (Base Transceiver Station) là trạm thu phát cơ sở. Thực hiện chức năng giao tiếp qua sóng vô tuyến (sóng di động) với MS và giao tiếp với thiết bị cấp cao hơn phía trong.
  • BSC (Base Station Controller) là bộ điều khiển trạm gốc thực hiện điều khiển mạng vô tuyến, duy trì kết nối giữa đầu cuối di động (MS) và phần chuyển mạch core.
  • MSC (Mobile Switching Centrer): Trung tâm chuyển mạch di động, đóng vai trò là tổng đài của mạng điện thoại di động với chức năng chính là thiết lập kết nối giữa các MS (người sử dụng điện thoại di động).

Tổng đài: Để hiểu về khái niệm “tổng đài”, xem ở mục “Máy điện thoại” trong phần “Sơ lược về lịch sử phát triển viễn thông” ở phần Mở đầu, trang 7. Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ điện thoại di động

Từ góc độ khách hàng, chất lượng dịch vụ chỉ là mạng có luôn sẵn sàng để sử dụng không, chất lượng cuộc đàm thoại có tốt không (nghe hiểu rõ ràng). Tuy nhiên từ phía nhà mạng, từ quan điểm của các nhà kỹ thuật thiết kế và sản xuất thiết bị thì để đảm bảo chất lượng cho người dùng thì từng đoạn mạng, từng thiết bị trong mạng phải thực hiện tốt các chức năng đã được chuẩn hóa, bao gồm cả thiết bị MS (thông thường là điện thoại của khách hàng).

Các máy điện thoại di động đã được thiết kế theo các tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ với các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thiết bị mạng di động và trong điều kiện hoạt động bình thường chất lượng dịch vụ sẽ đạt được mức đã được thiết kế, đảm bảo thực hiện kết nối cuộc gọi và đảm thoại bình thường. Tức là thời gian chờ kết nối (đổ chuông) không quá lâu; giọng nói nghe rõ ràng, ổn định, không bị rè, không bị mất tiếng, không bị tiếng vọng; trong khi đang nói chuyện không bị rớt (bị ngắt, phải gọi lại).

Ngoài các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ như đã nêu tại Mục 2.1.2 của Chương này, đối với mạng di động thì chất lượng dịch vụ thường bị ảnh hưởng do:

  • Độ phủ sóng: là độ mạnh của sóng di động tại điểm hoặc tại mỗi thời điểm trong quá trình di chuyển của người sử dụng.
  • Sự cố mất kết nối với BTS, do mất điện lưới hoặc sự cố đường truyền dẫn.
  • Do môi trường thực tế có biến động (xây dựng các công trình), làm thay đổi môi trường, cản trở truyền sóng.

Rớt cuộc gọi khi đang thực hiện cuộc gọi trong khi đang di chuyển. Có thể vì 2 lý do: Một là di chuyển ra khu vực sóng yếu; Hai là xảy ra lỗi trong quá trình chuyển đổi từ sóng của BTS này sang sóng của BTS khác.

Số lượng người dùng cùng lúc tại một thời điểm của một BTS. Như đối với bất kỳ một hệ thống cung cấp dịch vụ khác, mỗi BTS (hay các thành phần thiết bị khác) thường được thiết kể để có thể phục vụ một số lượng giới hạn các cuộc gọi cùng lúc người sử dụng. Khi số lượng này tới hạn thì mạng di động không thể phục vụ người tiếp theo. Đây chính là hiện tượng các khu tập trung đông người tuy máy báo sóng vẫn khỏe nhưng không thể gọi đi và nhận cuộc gọi được. Hiện tượng này thường xảy ra vào thời điểm giao thừa nhất là khu vực bắn pháo hoa, hay ở các sự kiện lớn tập trung đông người. Vì vậy ta thường thấy các xe phát sóng lưu động của nhà mạng đỗ gần những nơi xảy ra sự kiện để tăng cường khả năng phục vụ của mạng di động.

1.3. Mạng dịch vụ truy nhập Internet cáp quang Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

1.3.1. Mô hình mạng dịch vụ truy nhập Internet cáp quang

Ngày 19/11/1997 Việt Nam chính thức hòa mạng internet quốc tế. Vào thời điểm đó, có rất ít kết nối Internet tốc độ cao đến người dân. Việc kết nối internet gần như chỉ dùng qua đường dây điện thoại bằng một thiết bị gọi là modem thoại . Đây là kiểu kết nối tốc độ thấp, chỉ đạt đến 56 kbps, cho nên thường gọi là kết nối Internet băng hẹp.

Từ năm 2003, bắt đầu đưa công nghệ ADSL, cho phép nâng tốc độ lên tới khoảng 12Mbps (theo tiêu chuẩn ITU G 992.1 Phụ lục A, phổ biến ở Việt Nam).

Tuy nhiên tốc độ trên ADSL thường phụ thuộc nhiều vào khoảng cách cáp đồng đến thiết bị truy nhập của nhà mạng (thông thường vào khoảng 1 km), nên tốc độ phổ biến của người dùng trên thực tế thường đạt khoảng 4-6 Mbps. Do tốc độ cao hơn phương thức kết nối qua modem thoại nên ASDL được gọi là kết nối internet băng rộng.

Năm 2009 cáp quang bắt đầu được các nhà mạng triển khai đến nhà khách hàng, nâng tốc độ lên hàng chục, hàng trăm lần so với ADSL. Thực tế hiện nay tốc độ các đường truyền cáp quang phổ biến vào khoảng trên dưới 100 Mbps. Ngoài ra cáp quang không bị hạn chế về khoảng cách như cáp đồng, khoảng cách từ thiết bị truy nhập đến nhà khách hàng có thể đạt đến cỡ 10 km, thừa sức triển khai trên thực tế mà không lo về khoảng cách. Do cáp quang hiện nay có giá rẻ và công nghệ quang ngày càng tiến bộ nên các đường truyền cáp quang đã nhanh chóng thay thế các đường truyền ADSL, đến thời điểm hiện tại ADSL đã gần như không còn sử dụng.

Hình 1.5 dưới đây mô tả cấu trúc mạng-dịch vụ truy cập internet cáp quang theo mô hình 4 lớp:

Hình 1.5 Cấu trúc mạng-dịch vụ internet cáp quang Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Đối với dịch vụ internet cáp quang, có 2 loại mạng điển hình: được gọi là Active Optical Networks (AON) và Passive Optical Networks (PON). PON là loại được vẽ trong sơ đồ trên, và cũng là mạng triển khai ở Việt Nam. Mạng PON có chi phí thấp và hiệu suất cao có thể giúp tiết kiệm sợi quang. Hệ thống mạng quang thụ động Gigabit (GPON) thường chứa một thiết bị kết nối đường cáp quang OLT (Optical Line Terminal) tại một nhà trạm viễn thông để gom các thiết bị modem quang ONT (thiết bị đặt tại nhà khách hàng, đóng vai trò như một Modem đặt tại nhà khách hàng) ở khu vực xung quanh. Một OLT, theo thiết kế có thể kết nối đến 8000 thiết bị ONT (thiết bị đặt tại nhà khách hàng, đóng vai trò như một Modem/Router, có bộ phát sóng wifi tại nhà khách hàng). Thực tế, tùy theo mật độ phân bố dân cư, một OLT thường kết nối khoảng vài trăm đến vài nghìn ONT.

OLT là một trong những thành phần đặc trưng của PON, vì nó giao tiếp với các bộ chia quang thụ động (Splitter), thường được lắp đặt ngoài trời để chia ra nhiều sợi quang đến nhà khách hàng, giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí (sợi, nhân công, quản lý,…) và đóng một vai trò thiết yếu trong hiệu suất của toàn bộ kết nối mạng. Chính vì vậy phân đoạn mạng từ OLT đến nhà khách hàng là một phân đoạn quan trọng, có tính chất đặc trưng của mạng internet cáp quang. Phân đoạn này gọi là mạng ngoại vi.

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ internet cáp quang Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Ngoài các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ như đã nêu tại Mục 2.1.2. của Chương này, đối với dịch vụ internet cáp quang, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, một số yếu tố cần chú ý là:

Các sự cố liên quan đến các cáp quang, các bộ chia quang (splitter) chiếm tỷ trọng lớn trong các nguyên nhân gây sự cố (thường chiếm cỡ 40%), lý do là phân đoạn mạng này ở ngoài trời, chịu tác động của thời tiết cũng như các hoạt động của con người (công trình thi công, chỉnh trang đô thị,..) hoặc bị các hình thức xâm hại khác (như bị chuột cắn).

Các sự cố do lỗi, do hỏng ONT. Thường chiếm khoảng trên 25%. Một số lỗi, vấn đề thường phát sinh như: treo thiết bị (không hỏng nhưng không hoạt động, giống như máy tính bị treo), hỏng thiết bị cấp nguồn, lỗi kết nối hoặc sóng wifi yếu,…

Các sự cố liên quan đến quá trình sử dụng dịch vụ của khách hàng: Cần hỗ trợ kỹ thuật, di chuyển đồ đạc gây sự cố,…thường chiếm khoảng 20%

Các sự cố mạng lõi. Loại sự cố này ít xảy ra nhưng gây mất kết nối hàng loạt thuê bao. Ví dụ như lỗi một OLT sẽ làm gián đoạn liên lạc của tất cả người dùng mà OLT đó phục vụ (khoảng vài trăm đến vài nghìn). Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Vấn đề nghẽn giờ cao điểm (khung giờ có nhiều người cùng sử dụng dịch vụ cao hơn so với khung giờ khác trong ngày). Cũng như các loại hình dịch vụ khác, vấn đề nghẽn giờ cao điểm là khó tránh khỏi. Khi thiết kế mạng, nếu công tác dự báo không tốt thì có thể dẫn đến năng lực mạng lưới không theo kịp với nhu cầu sử dụng của người dùng dẫn đến hiện tượng này. Trên thực tế các nhà mạng luôn giám sát hệ thống trên từng đoạn mạng (lớp mạng như Hình 2.5) để kịp thời ứng cứu, hạn chế bị nghẽn.

Vấn đề cáp quang biển: Hằng năm sự cố đứt cáp quang biển có thể lên đến khoảng một chục lần. Mỗi khi xảy ra, lưu lượng kết nối internet của tất cả các nhà mạng đều bị ảnh hưởng. Người dùng internet Việt Nam cũng đã quen với hiện tượng này.

Vấn đề các nhà cung cấp dịch vụ qua internet như Facebook, Youtube, các games,…, và kết nối từ nhà mạng đến các công ty cung cấp các dịch vụ này (gọi là nhà cung cấp dịch vụ nội dung hay nhà cung cấp dịch vụ qua Internet): Hiện tại người dùng Internet đã chuyển từ việc truy nhập các trang WEB như trước đây sang sử dụng các ứng dụng trên máy điện thoại di động. Các ứng dụng này do các nhà cung cấp dịch vụ nêu trên phát hành. Khi sử dụng, chúng cần tốc độ cao hơn hẳn khi truy nhập trang WEB. Về bản chất, việc kết nối Internet là kết nối từ máy tính của người dùng đến máy tính của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung. Cho nên chất lượng dịch vụ, ngoài phụ thuộc vào nhà mạng còn phụ thuộc vào phía nhà cung cấp dịch vụ nội dung và việc kết nối giữa nhà mạng với nhà cung cấp dịch vụ nội dung. Tuy nhiên, thực tế khách hàng chỉ ký hợp đồng kết nối Internet với nhà mạng và chỉ biết phản ảnh với nhà mạng khi sử dụng dịch vụ trên các ứng dụng của nhà cung cấp dịch vụ nội dung. Tình huống này dẫn đến việc khi khách hàng yêu cầu hỗ trợ nhưng nhà mạng đến kiểm tra thì không thể xử lý được, đo tốc độ vẫn đáp ứng đủ theo hợp đồng dịch vụ. Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

1.4. Quy định chung liên quan đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông

Với vai trò là một ngành kinh doanh dịch vụ, dịch vụ viễn thông chịu sự quản lý của nhà nước theo các quy định về quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội. Vấn đề đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông, ngoài các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, còn được thể hiện ở một số yếu tố trong quy định chung về hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông. Có thể kể đến các quy định sau:

1.4.1. Gia nhập thị trường viễn thông

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông chỉ được kinh doanh dịch vụ khi có Giấy phép phép kinh doanh dịch vụ viễn thông. Có hai loại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông là Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông và Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng khi có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh đảm bảo chất lượng dịch vụ sẽ cung cấp ra thị trường. Cụ thể, đối với Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định tại Điều 36, Khoản 1 điểm c và Khoản 2 điểm a như sau Luật viễn thông.

  • Khoản 1: Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông khi có đủ các điều kiện sau đây:
  • Điểm c: Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông.

Theo quy định trên, ta thấy ngoài quy định về chất lượng dịch vụ viễn thông, còn có quy định về chất lượng mạng viễn thông. Luật có quy định như vậy vì tính chất đặc thù ngành viễn thông là “dịch vụ đi liền với mạng”. Không thể có chất lượng dịch vụ tốt nếu chất lượng mạng không được đảm bảo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được chuẩn hóa từ các tổ chức quốc tế chuyên về viễn thông, đảm bảo sự kết nối xuyên suốt với mạng lưới, thiết bị của các đơn vị, tổ chức khác trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Mạng viễn thông là cái gốc, từ đó mới có thể có dịch vụ viễn thông, một mạng viễn thông có thể cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ viễn thông. Ví dụ như mạng điện thoại cố định mặt đất có thể cung cấp dịch vụ thoại, dịch vụ truy nhập internet qua modem thoại, dịch vụ truyền số liệu,…Nhưng một dịch vụ viễn thông không thể triển khai được nếu không qua ít nhất một mạng viễn thông.

Quy định trên được cụ thể hơn tại Nghị định 25/2011/NĐ-CP, ngày 06 tháng 04 năm 2011, hướng dẫn thi hành Luật viễn thông. Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông trong Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông phải nêu rõ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng, các biện pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ theo nội dung cụ thể tại Điểm e khoàn 1 Điều như sau: “Kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong 5 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau: Cấu hình mạng lưới, thiết bị theo từng năm, cả phần chính và phần dự phòng; phân tích năng lực mạng lưới, thiết bị; dung lượng các đường truyền dẫn; tài nguyên viễn thông; công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; biện pháp bảo đảm chất lượng dịch vụ và an toàn, an ninh thông tin”. Đối với thủ tục cấp giấy phép cung cấp dịch vụ được quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 23.

Yêu cầu về đảm bảo chất lượng dịch vụ được ghi rõ trong giấy phép viễn thông cấp cho doanh nghiệp viễn thông (theo mẫu giấy phép ban hành kèm theo Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT, ngày 13/5/2012 của Bộ Thông tin và truyền thông). Sau khi được cấp phép, doanh nghiệp viễn thông triển khai thực hiện các nội dung được cấp phép. Trong quá trình thực hiện doanh nghiệp viễn thông phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước (Cục Viễn thông-Bộ thông tin và truyền thông) về tình hình triển khai thực hiện định kỳ 12 tháng/lần cho đến khi ngày chính thức khai thác mạng viễn thông công cộng, chính thức cung cấp dịch vụ. Trong báo cáo này cũng có nội dung về đảm bảo chất lượng dịch vụ. Doanh nghiệp được cấp phép sau khi hoàn thiện các nội dung công việc chuẩn bị phải gửi Thông báo chính thức khai thác mạng/cung cấp dịch vụ về Cục Viễn thông. Trong thông báo này phải có nội dung về Quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đang áp dụng.

1.4.2. Kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phục vụ đại chúng nên đương nhiên phải được kết nối về mạng và dịch vụ. Ví dụ như thuê bao điện thoại di động của mạng Viettel gọi số thuê bao cố định thuộc mạng VNPT thì sẽ phải kết nối mạng và dịch vụ giữ hai doanh nghiệp này.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phục vụ đại chúng nên đương nhiên phải được kết nối về mạng và dịch vụ. Ví dụ như thuê bao điện thoại di động của mạng Viettel gọi số thuê bao cố định thuộc mạng VNPT thì sẽ phải kết nối mạng và dịch vụ giữa hai doanh nghiệp này.

Việc kết nối phải đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ. Luật quy định các doanh nghiệp được kết nối với với doanh nghiệp khác và phải cho các doanh nghiệp khác kết nối vào mạng của mình. Việc kết nối phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật thống nhất của các mạng viễn thông và phải Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và tổ chức, cá nhân có liên quan (Điều 42 Luật viễn thông). Chi tiết về kết nối theo thỏa thuận kết nối của các doanh nghiệp trên tinh thần tự nguyện. Trường hợp gặp khó khăn trong thỏa thuận, Bộ Thông tin và truyền thông sẽ chủ trì hiệp thương và giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp viễn thông

Việc kết nối phải đảm bảo chất lượng dịch vụ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 của Luật viễn thông: “Không phân biệt đối xử về giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông”.

1.4.3. Quy định về hợp đồng cung cấp dịch vụ Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì:“Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là hợp đồng cung cấp dịch vụ có thời hạn từ ba (03) tháng trở lên hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ không xác định thời hạn”. Như vậy, các hợp đồng cung cấp dịch vụ giao kết với người tiêu dùng có thời hạn từ 03 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn thì đều được coi là hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục theo quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo định nghĩa trên, thì các hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông là hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục. Vì thông thường các hợp đồng dịch vụ trả trước thường có thời hạn 6 tháng hoặc 1 năm trở lên và các hợp đồng dịch vụ trả sau là loại không xác định thời hạn (thường trả tiền theo mức cước sử dụng thực tế và cước thuê bao tháng).

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 18 luật Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục phải có những nội dung quy định về chất lượng dịch vụ. Cụ thể hơn tại điểm c, d Khoản 4 Điều 18 có quy định: “c) Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải thường xuyên kiểm tra chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp, đảm bảo chất lượng dịch vụ như đã cam kết với người tiêu dùng; d) Trường hợp người tiêu dùng thông báo sự cố hoặc khiếu nại về chất lượng dịch vụ, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải kịp thời kiểm tra, giải quyết”.

Một số dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định tại Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2015 như Dịch vụ Thuê bao di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả sau), Dịch vụ Thuê bao di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả trước), Dịch vụ truy nhập Internet,… Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 25 Luật viễn thông về cung cấp dịch vụ viễn có quy định: “Doanh nghiệp viễn thông phải đăng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông mẫu”. Khoản 7 Điều 25 có quy định “Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc cung cấp dịch vụ viễn thông”.

Theo thông tư 39/2016/TT-BTTTT ngày 26 tháng 12 năm 2016, Quy định về hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực viễn thông, tại Phụ lục 1-“Nội dung tối thiểu của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông theo mẫu” có quy định về việc mô tả dịch vụ viễn thông sẽ cung cấp, phải bao gồm Thông tin về chất lượng dịch vụ”; Thông tin về nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, bao gồm tối thiểu các nội dung: “Đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng theo đúng chất lượng mà doanh nghiệp đã công bố”.

Như vậy, đối với một số dịch vụ viễn thông phổ biến, pháp luật có quy định phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ bằng văn bản và phải đảm bảo về chất lượng dịch vụ theo quy định.

1.4.4. Đảm bảo cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông

Trong nền kinh tế thì trường, cạnh tranh là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc hạ giá bán, tăng chất lượng. Các doanh nghiệp viễn thông trong thị trường cạnh tranh ở Việt Nam cũng không ở ngoài quy luật đó. Công cụ quản lý nhà nước luôn đảm bảo một môi trường cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông kinh doanh hiệu quả và mang lại lợi ích cho khách hàng và đóng góp chung vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Vấn đề đảm bảo cạnh tranh trong Luật viễn thông được đề cập đậm nét. Điều 4 Luật viễn thông-Chính sách của Nhà nước về viễn thông có quy định tại điểm Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông. Tiếp đó có các quy định cụ thể về quản lý cạnh tranh, theo đó tại Điều 9 có quy định Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về viễn thông, có các nhiệm vụ, quyền hạn trong việc chủ động phối hợp với Bộ Công thương thực hiện quản lý cạnh tranh trong hoạt động thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; Về sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông, tại Điều 17 khoản 2 có quy định; ”Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ vốn hoặc cổ phần tối đa một tổ chức, cá nhân được quyền nắm giữ trong hai hoặc nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh”. Luật có riêng Điều 19 gồm 7 khoản quy định về “Cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông “. Một số quy định cụ thể như: Doanh nghiệp viễn thông không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật cạnh tranh (khoản 1); Các doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường không được bù chéo các dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh (khoản 2); Các doanh nghiệp viễn thông khi tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường dịch vụ liên quan phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế (khoản 5).

Việc đảm bảo cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông là đòn bẩy vô cùng hữu hiệu thúc đây các doanh nghiệp viễn thông không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng với mục tiêu gia tăng lợi thế cạnh tranh, phát triển bền vững. Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

1.4.5. Quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật và chất lượng viễn thông

Việc đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông được thể hiện cụ thể nhất, rõ nét nhất ở các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng mạng-thiết bị viễn thông và chất lượng dịch vụ viễn thông. Như đã trình bày ở các chương trước về mạng và dịch vụ viễn thông, xét trên phương diện dịch vụ viễn thông, để có thể cung cấp dịch vụ đến người dùng thì thực tế qua rất nhiều các hệ thống thiết bị, công nghệ phức tạp. Chất lượng dịch vụ chỉ có thể được đảm bảo nếu tất cả các thành phần tham gia vào toàn trình trong quá trình thiết lập lên một cuộc liên lạc, hay một lần trao đổi thông tin của người dùng và một mạng viễn thông thì cùng lúc phục vụ rất nhiều người dùng, trên một phạm vi rộng lớn mà thông thường chia làm ba cấp là nội tỉnh, quốc gia và quốc tế,… Tất cả các thành phần thiết bị, mạng đó phải có sự kết nối một cách chặt chẽ, thống nhất ở mọi không gian và thời gian, hình thành một hệ thống mạng to lớn nhưng hoàn chỉnh để có thể kết nối các người sử dụng với nhau. Để đảm bảo tính thống nhất đó, với yêu câu về chất lượng dịch vụ thì các hệ thống mạng, thiết bị phải tuân theo những chuẩn kết nối được thống nhất trên toàn hệ thống. Xét trên phương diện của một đơn vị thiết lập mạng (mà thông thường là một nhà mạng, như VNPT, Viettel,…) việc thiết kế mạng, vận hành, khai thác mạng để cung cấp dịch vụ, với rất nhiều các phần tử mạng (thiết bị được kết nối trong mạng) cần có các chuẩn kỹ thuật trong nội bộ mạng của mình, cũng đồng thời phải theo những chuẩn chung để có thể kết nối với nhà mạng khác. Đương nhiên các chuẩn này phải được các tổ chức chuyên nghiệp cùng xây dựng, thống nhất áp dụng. Pháp luật Việt Nam phân chia những chuẩn này thành 2 loại theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Luật này quy định về hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (Điều 1). Về khái niệm Tiêu chuẩn và Quy chuẩn: như trình bày ở Mục các thuật ngữ (trang 16). Dưới đây là bảng so sánh phân biệt Tiêu chuẩn và Quy chuẩn:

Điều 5 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quy định: Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật gồm a) Sản phẩm, hàng hoá; b) Dịch vụ; c) Quá trình; d) Môi trường; đ) Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội. Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Tại Điều 27, Khoản 1 có quy định trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thuộc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm ngành, lĩnh vực được phân công quản lý. Tại Điều 28, khoản 5 có quy định quy chuẩn về lĩnh vực viễn thông là một loại quy chuẩn kỹ thuật.

Căn cứ các quy định nêu trên trong Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đối với lĩnh vực quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông được thực hiện bới các Quy chuẩn kỹ thuật, do Bộ Thông tin và truyền thông xây dựng và ban hành.

Theo Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 và Nghị định 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, tại Khoản 1 Điều 9 và Điểm

Khoản 1 Điều 23 thì trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ viễn thông thuộc về Bộ Thông tin và truyền thông.

Đồng thời, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về dịch vụ viễn thông (Điều 25).

Dịch vụ viễn thông là đối tượng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn theo quy định. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về viễn thông là xương sống, là yếu tố cốt lõi trong việc thiết kế các hệ thống kỹ thuật mạng lưới, qua đó hình thành các mạng viễn thông của quốc gia và kết nối quốc tế. Quản lý nhà nước về viễn thông nói chung và chất lượng dịch vụ viễn thông nói riêng được thực hiện một cách triệt để và toàn diện thông qua hệ thống này, qua đó, đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông cho tất cả người sử dụng dịch vụ. Điều này được quy định theo Luật viễn thông và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Điều 52 Luật viễn thông quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông như sau:

  1. Hệ thống tiêu chuẩn viễn thông bao gồm tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở đối với thiết bị viễn thông, kết nối viễn thông, công trình viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông được công bố, áp dụng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  2. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật viễn thông bao gồm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị viễn thông, kết nối viễn thông, công trình viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông được xây dựng, ban hành tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Tiếp theo, tại Điều 52 về Quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông có quy định: Bắt buộc phải hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy (khoản 1) đối với các thiết bị đầu cuối thuộc Danh mục thiết bị viễn thông có khả năng gây mất an toàn vào lưu thông trên thị trường hoặc kết nối vào mạng viễn thông công cộng (khoản 1); Bắt buộc phải thực hiện việc kiểm định đối với các thiết bị mạng, thiết bị đo lường tính cước thuộc Danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định trước khi đưa vảo sử dụng (khoản 2). Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm công bố, kiểm tra, kiểm soát chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng. Tại khoản 6 Điều 52 quy định về trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc triển khai thực hiện việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị viễn thông, mạng và dịch vụ viễn thông; Thực hiện quản lý chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông; Ban hành Danh mục thiết bị viễn thông có khả năng gây mất an toàn, Danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định, Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng; Quản lý hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông phục vụ yêu cầu quản lý chất lượng thiết bị, mạng và dịch vụ viễn thông. Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật về viễn thông, công tác quản lý chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông được quy định trong Nghị định số 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật viễn thông tại các Điều 34, Điều 35.

Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật viễn thông gồm các quy chuẩn kỹ thuật về: Thiết bị đầu cuối; Thiết bị mạng; Thiết bị đo lường tính giá cước; Kết nối mạng viễn thông; Dịch vụ viễn thông; Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; An toàn tương thích điện từ của thiết bị vô tuyến điện, thiết bị viễn thông, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện và thiết bị điện, điện tử; Lắp đặt, vận hành, đo kiểm thiết bị mạng, hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, quản lý dịch vụ viễn thông; Các quy chuẩn kỹ thuật viễn thông khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Danh mục các thiết bị viễn thông bắt buộc phải hợp quy và kiểm định được quy định theo các Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy gồm: Thiết bị đầu cuối viễn thông vô tuyến; Thiết bị phát, thu – phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên; Thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn; Thông tư 08/2020/TT-BTTTT ngày 13/4/2020 của Bộ Thông tin và truyền thông Ban hành Danh mục và Quy trình kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định.

Theo các quy định trên và mô hình cung cấp dịch vụ viễn thông như trình bày ở Chương 1 thì hệ thống các thiết bị mạng và dịch vụ viễn thông được thiết kế, xây dựng đưa vảo sử dụng, khai thác và kết nối viễn thông theo tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật xác định và đồng bộ. Điều này làm cơ sở cho việc đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông. Các dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng được quy định tại Thông tư 32/2020/TT-BTTTT Ngày 04/11/2020 của Bộ thông tin và truyền thông. Theo đó, danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng áp dụng cho từng dịch vụ như sau: Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

  • Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất sử dụng công nghệ FTTH/xPON (dịch vụ truy nhập Internet cáp quang) – QCVN 34:2019/BTTTT.
  • Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất sử dụng công nghệ Modem cáp truyền hình (dịch vụ truy nhập Internet cáp truyền hình) – QCVN 34:2019/BTTTT.
  • Dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất – QCVN 36:2015/BTTTT.
  • Dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất-QCVN 81:2019/BTTTT.

1.4.6. Xử lý vi phạm quy định đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông

Cơ sở pháp lý: Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Tại điểm b khoàn 1 Điều 1 về phạm vi điều chỉnh có quy định đối với lĩnh vự viễn thông và quản lý chất lượng và dịch vụ viễn thông.

Về đối tượng bị xử phạt, tại Điều 2, khoản 2, điểm a: có quy định đối với Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông.

Về hình thức xử phạt quy định tại Điều 3, khoản 2 có quy định:

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng đối với giấy phép: Bưu chính, Giấy phép Viễn thông, Giấy phép thiết lập mạng viễn thông, Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, Giấy phép thiết lập mạng xã hội, Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, Giấy phép, chứng chỉ hành nghề (điểm a); Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng (điểm c)

Về các hành vi vi phạm theo quy định tại các điều Điều 51-Vi phạm các quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và Điều 53-Vi phạm quy định về chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông. Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Các mức phạt tiền thấp nhất là 2 triệu đồng, cao nhất là 70 triệu đồng. Trong đó liên quan trực tiếp đến việc vi phạm quy định trong đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp có 2 mức phạt tại khoản 4 và khoản 5 sau đây:

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. Cung cấp dịch vụ viễn thông có một chỉ tiêu chất lượng thấp hơn mức chất lượng đã công bố;
  3. Không công bố hoặc không kiểm tra, kiểm soát chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng.
  4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ viễn thông có trên một chỉ tiêu chất lượng thấp hơn mức chất lượng đã công bố.

1.5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng dịch vụ điện thoại di động trên mạng viễn thông cố định mặt đất

Trước đây các tiêu chuẩn, chỉ số chất lượng dịch vụ điện thoại di động được quy định trong tiêu chuẩn ngành “TCN 68 – 186: 2006 Dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất – Tiêu chuẩn chất lượng” do Bộ Bưu chính viễn thông ban hành. Sau khi có Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng (2006), các Tiêu chuẩn ngành dần được thay thế bằng các Quy chuẩn quốc gia. Đối với dịch vụ điện thoại di động cố định mặt đất, số hiệu quy chuẩn là 36 2 . Hiện tại quy chuẩn đang áp dụng có ký hiệu: QCVN 36:2015/BTTTT do Cục Viễn thông biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ thẩm định và trình duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 40/2015/TTBTTTT ngày 25 tháng 12 năm 2015.

1.5.1. Nội dung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất 

Ký hiệu: QCVN 36:2015/BTTTT, được ban hành theo Thông tư 40/2015/TT-BTTTT, ngày 25/12/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Nội dung của Quy chuẩn gồm có 5 phần chính và 01 Phụ lục.

Trong đó, ngoài các quy định thông thường như của một văn bản quy phạm pháp luật, nội dung ở Phần 2-Quy định kỹ thuật có chứa các quy định về chỉ tiêu kỹ thuật mang tính đặc trưng của dịch vụ, quyết định mức chất lượng theo quy định quản lý nhà nước, cũng đồng thời là chất lượng sử dụng thực tế của người sử dụng dịch vụ.

1.5.2. Một số quy định quan trọng Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Các nội dung theo như trong văn bản quy chuẩn, ở đây cần làm rõ thêm một số nội dung mang tính đặc thù của dịch vụ:

1.5.2.1 Quy đnh chung:

Về phạm vi điều chỉnh:

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất. Các chỉ tiêu này chính là bộ các quy định về chất lượng dịch vụ, được chia làm hai loại: Chất lượng về kỹ thuật và Chất lượng phục vụ.

Các chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật (Mục 2.1) thông thường liên quan đến hoạt động các hệ thống thiết bị thực hiện (tất nhiên là dưới sự quản lý, vận hành của con người), thường là các chỉ tiêu đặc trưng nhất mang đậm nét kỹ thuật chuyên ngành viễn thông. Ví dụ như chỉ tiêu Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến; Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công,…

Các chỉ tiêu chất lượng phục vụ (Mục 2.2) thiên về các yếu tố hoạt động, công việc của con người nhiều hơn. Ví du như các vấn đề về khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ; chăm sóc khách hàng,…

Tài liệu viện dẫn: Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Đây là việc áp dụng gián tiếp các tiêu chuẩn quốc tế theo quy đinh tại Mục III.2.2.2 của Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 11 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư số 29/2011/TT-BKHCN ngày 15 tháng 11 năm 2011, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Có 3 tài liệu được viện dẫn, đều là các tiêu chuẩn kỹ thuật của ITU (Liên minh viễn thông quốc tế):

  • ITU-T E.804 (02/2014): “QoS Aspects for Popular Services in Mobile Networks”. (các yếu tố dịch vụ trong mạng di động);
  • ITU-T P.863 (9/2014): “Perceptual Objective Listening Quality Assessment”. (đánh giá chất lượng giọng nói theo giác quan của người sử dụng dịch vụ);
  • ITU-T P.800 (8/1996): “Methods for subjective determination of transmission quality” (phương pháp xác định chất lượng đường truyền).

Quy định về tài liệu viện dẫn trong quy chuẩn là một nội dung liên quan đến đặc thù về kỹ thuật công nghệ trong viễn thông, với tính kết nối mạng và áp dụng toàn cầu nên cần tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật chung.

Giải thích từ ngữ:

Do đặc tính kỹ thuật, một số thuật ngữ trong quy chuẩn còn tương đối khó hiểu, hoặc có thể cần làm rõ thêm theo quan điểm sử dụng dịch vụ thực tế:

Vùng cung cấp dịch vụ: Là vùng địa lý mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công bố về khả năng sử dụng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất theo mức chất lượng được quy định trong quy chuẩn này. Vùng phủ phụ thuộc vào mật độ bố trí các trạm phát sóng (BTS) trên thực địa, vùng phủ cũng phụ thuộc rất nhiều yếu tố về kỹ thuật như công suất phát, bố trí định hướng ăng ten hoặc các yếu tố môi trường như các vật cản,… Vì vậy trong nhiều trường hợp ngay cả ở khu vực thành phố cũng có những địa điểm sóng rất yếu hoặc mất sóng, không thực hiện được cuộc gọi (không sử dụng được dịch vụ).

Cuộc gọi được thiết lập thành công: Là cuộc gọi mà sau khi quay số. thuê bao chủ gọi nhận được tín hiệu cho biết đúng trạng thái của thuê bao bị gọi. Thuê bao chủ gọi là người thực hiện gọi đến một số điện thoại (di động hoặc cố định) của người khác-chính là thuê bao bị gọi. Tín hiệu cho biết đúng trạng thái của thuê bao bị gọi chính là tín hiệu âm thanh mà thuê bao chủ gọi nhận được về máy điện thoại di động của mình sau khi thực hiện gọi đi. Tín hiệu này thường là tín hiệu báo chuông (chờ người bị gọi thưa máy) hoặc báo bận (người bị gọi đang thực hiện một cuộc gọi khác).

1.5.2.2 Quy định kỹ thuật: Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Tại mục 2.1. Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật:

Chỉ tiêu 2.1.1. Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến:

Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến là tỷ lệ (%) giữa số mẫu đo có mức tín hiệu thu lớn hơn hoặc bằng -100 dBm trên tổng số mẫu đo. Mức tín hiệu thu lớn hơn tương ứng với sóng khỏe hơn và dịch vụ sẽ có chất lượng tốt hơn. Phương pháp đo là mô phỏng, tức là việc đo chỉ tiêu này mô phỏng đúng theo thực tế mạng và việc sử dụng dịch vụ của người sử dụng. Số lượng mẫu đo tối thiểu là 000 mẫu thực hiện đo ngoài trời di động vào các giờ khác nhau trong ngày, trong vùng cung cấp dịch vụ. Trên thực tế việc đo là sử dụng thiết bị đo chuyên dụng, di chuyển đến các điểm/khu vực cần đo và quá trình đo diễn ra liên tục trong quá trình di chuyển. Kết quả đo sẽ được máy đo thể hiện chi tiết trên nền bản đổ, có thể hiện bằng màu sắc thể hiện mức thu tín hiệu.

Chỉ tiêu này thể hiện việc đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ của nhà mạng trên thực tế (hiện trường)

Chỉ tiêu 2.1.2. Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công

Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất, ảnh hưởng đến cảm nhận thực tế của người dùng trong quá trình sử dụng dịch vụ. Cuộc gọi thiết lập không thành công trên thực tế thưởng có hiện tượng sau khi ấn nút gọi nhưng rất lâu sau không nhận được bất kỳ thông báo, tín hiệu nào; thuê bao bị gọi đang rỗi và có khả năng nhận cuộc gọi nhưng không kết nối được đến,…

Chỉ tiêu 2.1.3. Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Chỉ tiêu này, cùng với chỉ tiêu Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận người dùng vì nó thể hiện trong quá trình đảm thoại, có bị ngắt, bị mất kết nối không. Thực tế có nhiều trường hợp đang gọi bị rơi hoặc thuê bao bị gọi mới thưa máy chưa kịp nói chuyện thì ngắt,…

Chỉ tiêu 2.1.4. Chất lượng thoại

Điểm chất lượng thoại được quy định theo tiêu chuẩn quốc tế (ITU), có tên tiếng Anh là Mean Opinion Score (MOS). Điểm MOS trước đây được xác định bằng cách phỏng vấn trực tiếp người sử dụng rồi lấy trung bình ra điểm số. Theo quy định tại quy chuẩn hiện tại, phương pháp xác định là mô phỏng bằng thiết bị đo chuyên dụng.

Chỉ tiêu 2.1.5. Độ chính xác ghi cước

Gồm các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai; Tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai; Tỷ lệ cuộc gọi bị tính cước, lập hoá đơn sai.

Đối với hệ thống thiết bị của nhà mạng, hệ thống tính cước là rất quan trọng và là bắt buộc. Hoạt động cơ bản của nó có 2 công đoạn chính: Một là Ghi cước: ghi lại các thông tin số chủ gọi, số bị gọi, thời điểm bắt đầu tính cước (khi thuê bao bị gọi thưa máy); khoảng thời gian gọi; Hai là Ghép cước: là việc ghép các số điện thoại vào người sử dụng thực tế (khách hàng) và giá cước để tính thành tiền. Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Quá trình đó có thể có các kiểu sai sót trên được nêu trong quy chuẩn.

Thiết bị tổng đài di động sẽ thực hiện kết nối cho một cuộc gọi, trong phần lớn trường hợp cuộc gọi có thể qua nhiều tổng đài. Thông thường, các tổng đài đều có hệ thống tính cước và các thông tin trong quá trình thiết lập cuộc gọi được hệ thống tính cước ghi nhận như (thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc,..) được các tổng đài trao đổi với nhau tự động qua một thủ tục/phần mềm giữa các tổng đài gọi là hệ thống báo hiệu. Một số sai sót trong quá trình báo hiệu sẽ dẫn đến ghi cước sai. Đây là lý do trong Quy chuẩn có nêu một phương pháp xác định chỉ tiêu Độ chính xác ghi cước bằng “Giám sát báo hiệu” (Mục 2.1.5.1.3 của Quy chuẩn).

Do đặc tính của dịch vụ, thực tế, tùy thuộc vào đích của cuộc gọi, việc thiết lập cuộc gọi có thể được kết nối qua một hoặc nhiều nhà mạng, với các thiết bị, công nghệ khác nhau (ví dụ số di động của Viettel gọi đến số cố định thuộc mạng VNPT hoặc gọi ra nước ngoài), quá trình kết nối này là một chuối các hoạt động phức tạp qua nhiều khâu, nhiều đoạn. Bất kỳ lỗi xảy ra ở đâu cũng đều dẫn đến lỗi như nêu ở các chỉ tiêu tại các Mục 2.1.2, 2.1.3, 2.1.4, 2.1.5. Tuy nhiên, nhìn từ phía khách hàng, cũng như nguyên tắc về trách nhiệm thì nhà mạng phải chịu trách nhiệm này và cơ quan quản lý cũng đánh giá nhà mạng mà thôi. Việc đảm bảo chất lượng xuyên suốt từ đầu đến cuối, gồm cả các đoạn mạng không thuộc quản lý của nhà mạng nhưng nhà mạng vẫn phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và cơ quan quản lý. Đây là vấn đế vê kết nối, thỏa thuận kết nối, các tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo cho việc kết nối giữa các nhà mạng. Trong trường hợp có lỗi kết nối, các nhà mạng thường phối hợp xử lý trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho các kết nối của các nhà mạng.

Trên đây là một số các chỉ tiêu liên quan chủ yếu đến hoạt động của các hệ thống thiết bị kỹ thuật của mạng di động. Các chỉ tiêu khác của Quy chuẩn ít hoặc không liên quan đến các vấn đề đặc thù của dịch vụ, của kỹ thuật công nghệ và được nêu trong quy chuẩn đã khá rõ ràng nên không cần thiết trình bày bổ sung tại đây.

1.6. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng dịch vụ truy cập internet cáp quang Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Ký hiệu: QCVN 34:2019/BTTTT, được ban hành theo Thông tư 08/2019/TT-BTTTT, ngày 16/8/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông

1.6.1. Nội dung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất

Nội dung của Quy chuẩn gồm có 5 phần chính và 01 Phụ lục.

Trong đó, ngoài các quy định thông thường như của một văn bản quy phạm pháp luật, nội dung ở Phần 2-Quy định kỹ thuật có chứa các quy định về chỉ tiêu kỹ thuật mang tính đặc trưng của dịch vụ, quyết định mức chất lượng theo quy định quản lý nhà nước, cũng đồng thời là chất lượng sử dụng thực tế của người sử dụng dịch vụ.

1.6.2. Một số quy định quan trọng

Các nội dung theo như trong văn bản quy phạm, ở đây cần làm rõ thêm một số nội dung mang tính đặc thù của dịch vụ:

1.6.2.1. Quy đnh chung:

Về phạm vi điều chỉnh:

Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu chất lượng đối với dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất gồm:

  • Dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất sử dụng công nghệ FTTH/xPON (gọi tắt là dịch vụ truy nhập Internet cáp quang);
  • Dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất sử dụng công nghệ Modem cáp truyền hình (gọi tắt là dịch vụ truy nhập Internet Internet cáp truyền hình).

Trong phạm vi đề tài này, chỉ đề cập đến dịch vụ truy nhập Internet cáp quang.

Giải thích từ ngữ: Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất: Dịch vụ truy nhập Internet được cung cấp thông qua mạng băng rộng cố định mặt đất dựa trên công nghệ khác nhau có tốc độ tải xuống từ 256 Kbit/s trờ lên. Ở đây cần làm rõ thêm ở hai ý. Thứ nhất là theo cách hiểu thông thường chuyên ngành về viễn thông, tốc độ trên 56Kbit/s được hiểu là băng rộng (xem thêm thêm về Băng rộng băng hẹp ở Mục 1.3.1, trang 26). Tuy nhiên Quy chuẩn quy định tốc độ tối thiểu phải từ 256Kbit/s trở lên. Quy định này là phù hợp với kỹ thuật, công nghệ tại thời điểm ban hành (2019). Thứ hai, quy định tốc độ tối thiểu đối với tốc độ tải xuống vì đặc thù của dịch vụ truy nhập Internet luôn yêu cầu dữ liệu có chiều từ trên mạng về phía người dùng cao hơn hẳn chiều ngược lại. Điều này là rất tự nhiên vì thực tế người sử dụng Internet thường xem tin tức, xem video, nghe nhạc, tải tài liệu từ mạng chứ hiếm khi đưa dữ liệu lên mạng (tải lên). Vì vậy quy định trên là phù hợp với thực tiễn và đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng dịch vụ.

Dịch vụ truy nhập Internet cáp quang: Dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định mặt đất dựa trên họ công nghệ FTTH/xPON cho phép truy nhập thông tin tốc độ cao trên đường thuê bao quang, phân phối băng tần tải lên và tải xuống ngang bằng nhau. Ở đây chỉ nói về đặc điểm của họ các công nghệ sử dụng đường truyền dẫn bằng cáp quang chứ không quy định bắt buộc về tốc độ tải lên và xuống phải bằng nhau.

Có sẵn đường dây thuê bao: Đường dây thuê bao là đường truyền dẫn kết nối từ mạng của nhà cung cấp dịch vụ đến địa điểm sử dụng của khách hàng (nhà thuê bao). Có sẵn đường dây thuê bao có nghĩa là trước thời điểm yêu cầu cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cáp quang thì đã có sẵn đường truyền dẫn rồi, không phải triển khai kéo cáp quang thêm nữa. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Sở dĩ có thể sử dụng đường dây có sẵn vì ngày nay, do tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ nên nhiều kết nối (nhiều dịch vụ) có thể được truyền trên cùng một sợi cáp. Thực tế thì với một sợi cáp tới nhà thuê bao hiện nay, các nhà mạng thường cung cấp 3 dịch vụ phổ biến là dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ truy nhập internet và dịch vụ truyền hình.

1.6.2.2. Quy định kỹ thuật:

Tại mục 2.1. Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật:

Chỉ tiêu 2.1.3. Mức chiếm dụng băng thông trung bình: Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

Để hiểu rõ thêm chỉ tiêu này, cần phải xem qua cấu trúc mạng, gồm nhiều kết nối giữa các thiết bị (tìm hiểu thêm tại tại chương 2, mục 2.3.1, hình 2.5 từ trang 27). Quy định này giới hạn tốc độ tối đa của mọi kết nối từ mạng của nhà cung cấp dịch vụ đến cổng kết nối internet quốc gia đi quốc tế. Thực tế số lượng các đường truyền dẫn từ thiết bị truy nhập của nhà mạng (thiết bị kết nối trực tiếp với khách hàng) đến cổng Internet đi quốc tế thường từ khoảng 4 kết nối trở lên. Việc quy định giới hạn băng thông của các kết nối trên ≤90% đối với kết nối với cổng đi quốc tế và ≤80% đối với các kết nối khác, là để đảm bảo chất lượng cho người sử dụng. Do hạn chế của các vấn đề kỹ thuật, nếu tốc độ sử dụng thực tế so với tốc độ quy ước của một kết nối vượt quá mức khoảng 90% là có thể ảnh hưởng tới luồng dữ liệu đến người dùng. Với việc quy định cho kết nối Internet quốc tế có tốc độ trung bình ≤90%, tức là có nhiều thời điểm sẽ cao hơn mức này, khi đó sẽ làm suy giảm chất lượng sử dụng dịch vụ thực tế của khách hàng. Tuy nhiên mức độ suy giảm này ở mức chấp nhận được vì phù hợp với đặc tính kỹ thuật của dịch vụ, đồng thời đảm bảo quyền lợi chung cho nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng, tránh lãng phí, tối ưu năng lực hệ thống thiết bị mạng.

Trên đây là chỉ tiêu liên quan chủ yếu đến hoạt động của các hệ thống thiết bị kỹ thuật của mạng di động. Các chỉ tiêu khác của Quy chuẩn ít hoặc không liên quan đến các vấn đề đặc thù của dịch vụ, của kỹ thuật công nghệ và được nêu trong quy chuẩn đã khá rõ ràng nên không cần thiết trình bày bổ sung tại đây. Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Thực tiễn pháp luật về đảm bảo chất lượng dịch vụ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Khóa luận: Pháp lý về đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993