Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Tìm hiểu về bản mển – xã Thanh Nưa – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên và tiềm năng khai thác, phát triển du lịch thiện nguyện dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

2.2. Tài nguyên du lịch tại bản Mển và tiềm năng phát triển du lịch Thiện nguyện

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Đối với Điện Biên, với điều kiện về vị trí địa lý, khí hậu, hệ thống thủy văn… đã giúp tạo nên những cảnh quan thiên nhiên phong phú, với nét đặc sắc riêng của không chỉ với riêng thành phố Điện Biên, mà còn tạo thuận lợi cho việc phát triển du lịch của các địa phương, xã, bản. Ở đây, có những hang động, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo nên nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú như: các hang động tại Pa Thơm, Thẩm Pùa (Tuần Giáo); các suối nước khoáng Hua Pe, U Van, các hồ Pá Khoang, Pe Luông… Đây cũng là yếu tố cơ sở tiền đề cho việc xây dựng, phát triển các loại hình du lịch ở bản Mển. Các điểm du lịch tự nhiên nói trên, có quãng đường di chuyển gần với bản Mển, là một trong những yếu tố để liên kết tuyến điểm du lịch, cũng là điều kiện tài nguyên tự nhiên để góp phần phát triển du lịch Thiện nguyện nơi đây.

Địa hình Điện Biên với cấu trúc rất phức tạp, được cấu tạo bởi các dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, xen kẽ là những thung lũng hẹp. Độ cao trung bình từ 200 đến 1800m, địa hình thấp dần từ bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Bản Mển – xã Thanh Nưa nằm ở nơi có địa hình núi cao, có nhiều rừng núi. Từ đó đã tạo ra hình thái cảnh quan như các thung lũng, các sông suối nhỏ hẹp, phân bố khắp nơi trên địa bàn, và đặc biệt là Thung lũng Mường Thanh, đây là cánh đồng rộng nhất vùng Tây Bắc. Nằm trên độ cao hơn 400 m so với mặt nước biển, cánh đồng Mường Thanh trải dài hơn 20 km với chiều rộng trung bình 6 km. Có 12 xã thuộc vùng lòng chảo gồm: Thanh Minh, thị trấn Điện Biên, Thanh Xương, Thanh An, Noong Hẹt, Sam Mứn, Noong Luống, Thanh Yên, Thanh Chăn, Thanh Hưng, Thanh Luông, Thanh Nưa. Từ trên cao nhìn xuống, cánh đồng Mường Thanh chạy dọc theo bờ sông Nậm Rốm xòe ra như cánh hoa Ban ôm lấy các di tích lịch sử của trận chiến ngày nào. Dù đi bằng cách nào thì khi đến với Mường Thanh vào thời gian này, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng vẻ trù phú khi nơi đây rực lên một màu vàng bát ngát của cánh đồng lúa phì nhiêu. Không chỉ nổi tiếng về diện tích mênh mông, với điều kiện thâm canh thuận lợi, cánh đồng Mường Thanh còn mang đến cho đời những hạt ngọc thơm ngon đặc biệt với thương hiệu gạo Điện Biên nổi tiếng: Hạt gạo nhỏ, có hương thơm tự nhiên, khi nấu cơm trắng, dẻo ngọt và có vị đậm đà. [43,48] Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Các địa điểm nằm tiệm cận với huyện Điện Biên, xã Thanh Nưa và đặc biệt là bản Mển có hệ thống những hang động tự nhiên chứa đựng nhiều điều thú vị, như Pa Thơm, Thẩm Khuông…

Hang động Pa Thơm nằm ở phía Tây huyện Điện Biên, giáp với biên giới Việt Lào. Nhân dân địa phương gọi là “Thấm Nang Lai” (hang nhiều nàng Tiên). Hang động Pa Thơm nằm ở lưng chừng núi, cửa động hình mái vòm, cửa cao 12m, rộng 17m, mái đá nhô ra 7m. Chính giữa lối vào là một khối đá khổng lồ sừng sững giống như đầu voi đang rũ xuống. Chiều sâu động khoảng hơn 350m chạy theo hướng Nam. Động có 9 vòm lớn nhỏ, chiều ngang có chỗ rộng chừng 20m. Lối vào động giáp cửa hang có ba khối đá lớn chắn ngang nằm uốn lượn như một con trăn khổng lồ ngăn đôi động và tạo thành hai lối vào ra. Ngay từ ngoài cửa hang đã có nhiều nhũ đá với nhiều hình hài hết sức sống động, nhũ đá óng ánh, màu sắc huyền ảo, lung linh dưới ngọn nến. Các vòm động đều cao vút, mỗi vòm tựa như một tòa điện nguy nga, lộng lẫy, khối nhũ nhô lên, những măng đá đủ mọi hình tượng mềm mại từ trên mái trấn rủ xuống những tua rua óng ánh. Bên vách những khối đá như những dòng thác lớn đang chảy, óng ánh bạc. Ngoài giá trị thắng cảnh, Động Pa Thơm còn được gắn với những huyền thoại, truyền thuyết đẹp về tình yêu đôi lứa, làm cho cảnh quan thêm chất thi ca và trở thành địa danh du lịch hấp dẫn. [49]

Điện Biên nằm ở đầu nguồn 3 con sông lớn là sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông. Các hệ thống sông chảy qua nhiều địa hình khác nhau tạo nên nhiều thác nước đẹp. Mặt khác cũng góp phần phát triển loại hình du lịch sông nước, nguồn tài nguyên khai thác du lịch ở bản Mển.

Sông Nậm Rốm chạy dọc thung lũng Mường Thanh, khởi nguồn từ dãy Pú Huổi Luông (tiếng dân tộc Thái nghĩa là núi suối to), trên độ cao hơn 2.100 mét, cách bản Mển 7km, là một trong điểm du lịch được lựa chọn trong các tour du lịch đến bản. Nậm Rốm là phụ lưu của Nậm Nứa, thuộc lưu vực sông Mê Kông. Sông dài chừng 35 km. Nậm Rốm là một trong các địa danh gắn với sự kiện Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nậm Rốm chảy hướng tây-nam về Điện Biên Phủ thì đổi hướng nam. Từ đây Nậm Rốm chảy hướng nam, đến hết thung lũng Mường Thanh đổ vào Nậm Nứa ở bản Pa Nậm, xã Sam Mứn. [50]

Hồ Pá Khoang ở xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Hồ Pá Khoang có nhiều thảm thực vật phong phú, địa hình đa dạng, khí hậu tốt thích hợp cho việc nghỉ dưỡng. Trong các thảm rừng quanh hồ có nhiều thú và nhiều loại hoa lan đủ chủng loại. Quần thể khu du lịch Pá Khoang có tổng diện tích 2.400 ha, trong đó: diện tích rừng 1.320 ha, đất nông nghiệp 300 ha, đất xây dựng cơ bản 150 ha, diện tích mặt nước 600 ha (có sức chứa là 37,2 m3 nước). Trong khu vực lòng hồ có các bản dân tộc Thái, Khơ Mú là những dân tộc còn giữ được các phong tục, tập quán, nét đặc sắc của các dân tộc Tây Bắc vốn có. [51] Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Suối nước nóng U Van thuộc xã Noọng Luống, huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 15km về phía Tây Nam, điểm du lịch gần với bản Mển, cách 37 phút xe di chuyển. U Va có địa thế núi non trùng điệp, tổng diện tích trên 73.000m2 với dòng suối khoáng nóng tự nhiên, nhiệt độ trung bình từ 76- độ C. Suối khoáng nóng có tên là “UVa” được bắt nguồn từ phiên âm chữ “Ú Vá” của người dân địa phương xã Noọng Luống. Trong đó, Ú được dịch là bà; Vá có nghĩa là cái nôi. Theo truyền thuyết, suối khoáng nóng này chính là một bà tiên nằm trên một cái nôi đẹp. Phong cảnh U Va trên là đồi núi, dưới là sông, suối, hồ. Trước năm 2002, toàn bộ khu vực xã Noọng Luống – nơi có dòng suối khoáng nóng U Va chảy qua là một bãi cỏ. Sau khi khảo sát, tỉnh Điện Biên đã tận dụng nguồn suối nước khoáng thiên nhiên, đưa lên khu vực trên đồi cao. [52]

Suối khoáng nóng Hua Pe thuộc xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 5km về phía Tây Bắc, cách bản Mển 13km, là điểm du lịch tự nhiên có tiềm năng khai thác du lịch dồi dào. Nơi đây có nguồn nước khoáng lớn, với nhiệt độ thường xuyên là 60oc, bên cạnh là hồ nước nhân tạo Pe Luông quanh năm lộng gió. Viện Y học – lao động – vệ sinh và môi trường, sau khi làm các xét nghiệm đã đưa ra kết luận mẫu nước ở đây có các chỉ tiêu phân tích đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh về hóa học cho nước uống và sinh hoạt. Suối khoáng nóng được xây dựng 1 bể chứa nước với dung tích hơn 100 m3, cùng hai bể lớn, mấy chục bể bơi đôi, và các công trình dịch vụ khác. [53]

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Du Lịch

2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Điện Biên là nơi lưu giữ và gắn liền với những di tích lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ. Vì vậy, đã mang đến cho nơi đây không chỉ đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên mà còn là nơi giàu tiềm năng và các giá trị về tài nguyên du lịch văn hóa – lịch sử. Nổi bật với hệ thống các di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ (Mường Phăng); các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; các đồi A1, C1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (hầm Đờ-cát Tơ-ri). Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, của các bản du lịch, của Tây Bắc mà còn của cả nước. Với khoảng cách, thời gian di chuyển, đây là một trong những điểm du lịch nhân văn, được xây dựng, liên kết với các hoạt động và tour du lịch Thiện nguyện của bản Mển. Thêm nữa, từ bản Mển di chuyển đến trung tâm thành phố Điện Biên là 7km, rất thuận lợi cho liên kết các tuyến điểm du lịch lịch sử ở đây.

Đồi Độc Lập nằm ở phía Đông Bắc, vùng lòng chảo của huyện Điện Biên, thuộc xã Thanh Nưa. Trước đây đồi Độc Lập là một cứ điểm quan trọng mà thực dân Pháp đặt tên là Gabrielle (tên một cô gái đẹp của nước Pháp) thuộc Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp năm xưa. Với nhiệm vụ án ngữ phía đông bắc, nhằm ngăn chặn đường tấn công của bộ đội ta từ Lai Châu xuống và bảo vệ cho sân bay Mường Thanh; tại đây, quân đội Pháp bố trí nhiều hỏa lực mạnh và tiểu đoàn lính tinh nhuệ đã từng chinh chiến và bất bại ở nhiều nơi trên thế giới. Trước ngày thực dân Pháp chiếm đóng đồi Độc Lập, nơi đây là rừng cây xanh tốt, nhiều cây to đường kính 40-50cm. Hàng năm, bà con dân bản Mển, Nà Nốm, Nà Ten mổ trâu, lợn, gà… mang đến đây làm lễ cúng bản, cúng mường (xên bản, xên mường) theo phong tục của dân tộc, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, bà con dân bản mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi… Khi chiếm đóng quân Pháp đã phá rừng cây ở đồi Độc Lập lấy gỗ làm lán trại, công sự, lô cốt, không đủ nguyên liệu, lính Pháp vào mấy bản gần đó phá nhà dân để lấy gỗ. Không những thế, bọn chúng còn bắt nhân dân các bản quanh cứ điểm Độc Lập đến ở tập trung tại bản Mớ (xã Thanh Nưa) cách đó vài km vì lo sợ đồng bào che giấu Việt Minh. Ngày 15/3/1954, bộ đội Sư đoàn 312 và 308 của Quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh tan và giải phóng cứ điểm Độc Lập. Khi chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử kết thúc, cứ điểm Độc Lập là bãi chiến trường đổ nát hoang tàn, mặt đất bị bom đạn cày xới, hầm hố giao thông hào chằng chịt, ngổn ngang dây thép gai, vỏ đạn, pháo, bom, mìn. Những năm sau này, nơi đây được Nhà nước quản lý là một điểm trong quần thể di tích lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ. [54] Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km về phía đông và cách bản Mển 1 giờ xe di chuyển. Đây là nơi làm việc của các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái… Khu chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã đóng trên đất Mường Phăng trong vòng 105 ngày từ 31/1/1954 đến 15/5/1954. Với cách bố trí hầm, lán trại thành hệ thống liên hoàn, ẩn mình trong rừng già dưới chân núi Pú Đồn, cơ quan đầu não quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Gần với Sở chỉ huy có đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1.000m, từ đài quan sát này có thể bao quát hoạt động và diễn biến ở thung lũng Mường Thanh. Sở chỉ huy gồm: chòi canh gác số 1; hầm thông tin liên lạc; đài quan sát; lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; lán ở và làm việc của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái; đường hầm xuyên núi dài 96m nối liền lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái; hầm của ban cố vấn Trung Quốc; nhà hội trường; hầm ban chính trị. [55]

Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, cách bản Mển 6km, là cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Đồi A1 là cứ điểm quan trọng trong dãy đồi phía đông, bảo vệ Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Tại đây từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định cho toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ. Người Pháp gọi đồi A1 là Eliane 2. Đồi A1 cao hơn mặt đất 49m, dài 200m, rộng 80m hình bầu dục, nằm dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bao gồm 2 đỉnh: Tây Bắc cao hơn 49.0m, Đông Nam cao hơn 49.3m. A1 là ký hiệu mà quân ta đặt cho quả đồi. Phía đông đồi A1 có một đường mòn đi về bản Tà Lùng và một bãi ruộng phẳng chạy dài từ Pom Loi đến sát dãy núi Long Bua. Đông nam có suối Pom Loi chạy từ đông bắc A1 qua đồi Cháy ra sông Nậm Rốm rộng từ 2 đến 3m, sâu khoảng 2m, lúc thường nước cạn qua lại được dễ dàng nhưng nếu mưa to nước chảy xiết không lội qua được. Phía nam là cánh đồng Điện Biên. Có thể nói điểm cao A1 là một trong các điểm cao có tác dụng quan trọng nhất của dãy đồi phía đông. Nó có tác dụng che sườn cho phân khu đông, đồng thời cùng các điểm cao khác tạo thành một bức bình phong bảo vệ khu trung tâm Mường Thanh. Tại đây địch bố trí nhiều binh lực, hỏa lực mạnh, có công sự kiên cố, vững chắc. Qua 39 ngày đêm chiến đấu ác liệt đến sáng 7-5-1954 thì ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1, mở đường cho đợt tổng công kích cuối cùng vào Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm để giành thắng lợi toàn diện cuối cùng. Ngày nay đến với cứ điểm A1, qua những chứng tích lịch sử còn lại của chiến tranh như: đường hầm, chiếc xe tăng, hố bộc phá… chúng ta cũng phần nào thấu hiểu được sự vất vả, gian khổ cũng như tinh thần anh dũng, quả cảm của các chiến sỹ để có được sự độc lập, tự do ngày hôm nay. Du khách đến thăm quan đồi sẽ phải leo bộ mất 20 phút đường dốc. Lên đỉnh đồi, du khách sẽ thấy trên đỉnh Tây Bắc của đồi A1 có đài kỷ niệm được xây theo kiểu “Tam sơn”, ở giữa cao, hai bên thấp và đều có hình mái đầu đao. Phía trước là lư hương, ở giữa là tấm bia, phù hiệu Quốc kỳ, sao vàng nền tròn đỏ. Bên cạnh đài kỷ niệm là xác một trong hai chiếc xe tăng nặng 18 tấn mà tên Quan Ba Hécvuê đưa từ trung tâm Mường Thanh lên để phản kích quân đội Việt Nam. [56] Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ nằm đối diện với nghĩa trang liệt sĩ A1, là nơi lưu giữ các hiện vật của ta và địch trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hiện nay Bảo tàng có 2 khu trưng bày: khu ngoại thất gồm 112 hiện vật, là những loại vũ khí của QĐND VN và QĐ Pháp sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ; khu nội thất là nơi lưu giữ trưng bày 274 hiện vật và 202 bức ảnh tư liệu được phân theo 4 chủ đề chính: Tóm tắt 8 năm kháng chiến chống Pháp của Quân và dân ta (từ tháng 9/1945 đến tháng 9/1953); âm mưu và hành động của thực dân Pháp, những chủ trương của Đảng ta trong chiến cuộc Đông xuân 1953 – 1954, công tác chuẩn bị của quân, dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ và diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ; tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với trong nước và quốc tế, một số hình ảnh về thành phố Điện Biên Phủ trong thời kỳ đổi mới. [57]

Hầm Đờ Cát : Đến thăm các di tích như Đồi A1, Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ (Mường Phăng) chắc chắn không thể bỏ qua tìm hiểu Hầm tướng Đờ-cát. Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách bản Mển 5km. Đây là nơi toàn bộ Bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cùng vị tướng người Pháp phải ra hàng, chịu thua trận trước đội quân chủ lực của Đại tướng trẻ tuổi Võ Nguyên Giáp. Hầm Đờ Cát dài 20m, rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc. Xung quanh hầm là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng. Hầm chỉ huy được xây dựng hết sức kiên cố với vòm sắt, ván gỗ, bao cát, hàng rào dây thép gai dày đặc Trước đây có một đường hào có mái che nối liền hầm tướng Đờ Cát với lô cốt trên đồi A1. Quân Pháp đã dùng các bao cát và ván gỗ để dựng nên đường hào này. Tại căn hầm này, tướng Đờ Cát đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao như: thủ tướng Pháp Joseph Laniel, tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower, thủ tướng Anh Winston Churchill cũng như các nhà báo nổi tiếng. Trong trận chiến Điện Biên Phủ lịch sử, quân đội Việt Nam đã phải chiến đấu vô cùng anh dũng suốt 55 ngày đêm mới có thể chiếm được hầm Đờ Cát. Vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954, Tạ Quốc Luật, chỉ huy trưởng đại đội 360, trung đoàn 209, sư đoàn 312 đã bắt sống tướng Đờ Cát tại bàn làm việc. Ngày nay, đứng trên đỉnh đồi bất kì quanh cánh đồng Mường Thanh, du khách có thể nhìn thấy cờ quyết chiến, quyết thắng đã được cắm trên nóc hầm Đờ Cát, đánh dấu sự thất bại của thực dân Pháp. So với trước đây, cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên từ mái vòm sắt, hàng rào, các bao cát trên nóc hầm cho đến nội thất bên trong hầm. [58] Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Bên cạnh những di tích lịch sử giàu giá trị thì khi đến Điện Biên du khách không thể bỏ qua Di tích lịch sử Thành Bản Phủ – đền thờ Hoàng Chất Công tưởng nhớ về cuộc đời và những chiến công lừng lẫy của ông “vua Hoàng”, cái tên mà dân tộc Thái tôn kính gọi Ông. Hoàng Công Chất (mất năm 1769) quê ở Nguyên Xá – Vũ Thư -Thái Bình là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn giữa thế kỷ 18, chống lại triều đình vua Lê (chúaTrịnh) trong suốt 30 năm. Đền Hoàng Công Chất nằm ở trung tâm của thành Bản Phủ. Di tích Thành Bản Phủ – Đền thờ Hoàng Công Chất hiện được giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử, văn hóa của du khách trong và ngoài tỉnh; đã và đang trở thành một địa điểm sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, tâm linh quan trọng của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, đồng thời là một địa chỉ du lịch hấp dẫn của du khách. [59]

Di tích tháp Chiềng Sơ thuộc bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên là di tích kiến trúc nghệ thuật khá độc đáo thể hiện mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt – Lào. Theo truyền thuyết, Việt – Lào vốn là hai dân tộc anh em nên để minh chứng cho tình đoàn kết gắn bó ấy, hai dân tộc đã cùng nhau quyên góp xây dựng một công trình tín ngưỡng chung cho đồng bào sinh sống tại nơi đây. Tháp Chiềng Sơ tiềm ẩn nhiều giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa còn tồn tại đến ngày nay. Thứ nhất, đây là một di tích mang giá trị nghệ thuật cao về mặt kiến trúc. Kiểu dáng của Tháp kết hợp với những họa tiết hoa văn cho thấy đây là một di sản văn hóa cổ được gửi gắm những tư duy sáng tạo, những dụng ý nghệ thuật và suy tưởng về cuộc sống của những người trực tiếp xây dựng nên Tháp nói riêng và nhân dân hai dân tộc Việt – Lào nói chung. Thứ hai, tháp Chiềng Sơ để lại giá trị lịch sử to lớn bởi đã giúp các nhà nghiên cứu tìm ra và khẳng định được lịch sử về tình đoàn kết gắn bó lâu đời giữa hai dân tộc anh em Việt – Lào. Thứ ba, giá trị về văn hóa: với sự sáng tạo tài tình, người xưa đã để lại cho thế hệ mai sau một di sản văn hóa – đó là một tòa kiến trúc Tháp cổ lộng lẫy mà ẩn chứa trong đó là nét đẹp văn hóa giữa Việt Nam và Lào đã cùng bắt tay chung ý tưởng để xây dựng nên. Sự tồn tại của tòa Tháp giáo dục thế hệ trẻ nhìn vào di tích như soi vào một tấm gương lớn để thấy được thành quả lao động của cha ông với những nhiệt huyết, tài năng và sự đoàn kết. Mọi sự cố gắng ấy cho thấy mục đích mà cha ông ta muốn hướng tới đó là “Chân – Thiện – Mỹ”. [60]

Nhà văn hóa du lịch bản Mển, từ Điện Biên đi dọc theo Quốc lộ 12, cách trung tâm thành phố 5km, đến nhà sàn Nhà văn hóa bản Mển. Nhà sàn được thiết kế quy mô với sức chứa lớn, phòng nghỉ rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi và được thiết kế theo kiểu nhà sàn kết hợp phong cách truyền thống dân tộc (ấm về mùa đông, mát về mùa hè) với phong cách hiện đại (sang trọng, lịch lãm, sạch sẽ): chăn đệm truyền thống, độc đáo. Nhà văn hóa bản Mển có không gian yên tĩnh, khí hậu thoáng mát, chất lượng phục vụ tốt. Đến đây du khách sẽ có được những trải nghiệm về văn hóa, nếp sống, sinh hoạt của người dân bản, thưởng thức ẩm thực đặc sản. [61] Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Điên Biên là tỉnh có nhiều dân tộc như H’mông, Mường, Tày… mỗi dân tộc lại có bản sắc riêng về văn hóa truyền thống tạo khả năng thu hút khách du lịch. Cùng với đó người Thái ở Điện Biên nói chung và dân tộc Thái ở bản Mển, xã Thanh Nưa nói riêng cũng có những nét đặc sắc trong các lễ hội, cũng như nét văn hóa về ẩm thực tạo nên bản sắc của bản.

Lễ hội Hạn khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái ở bản Mển của tỉnh Điện Biên. Lễ hội thường được tổ chức sau vụ thu hoạch vào tháng 11 hàng năm và diễn ra trên một khoảnh đất rộng thoáng của bản. Tại đây thanh niên nam nữ dựng sàn cao khoảng 1,5m, có hàng rào bao quanh bằng phên mắt cáo, chỉ chừa một cửa ra vào. Cuộc vui mở vào ban đêm khi bếp lửa trại đỏ hồng. Thanh niên nam nữ đến hát, kể chuyện làm quen với nhau và thi tài khéo léo. Nam nữ hát đối đáp cho đến sáng mới chia tay nhau. Đêm hôm sau họ lại tiếp tục ca hát. Hạn Khuống do bên gái tổ chức, thực chất là cuộc vui tìm hiểu bạn đời. “Hạn Khuống” tượng trưng cho phồn vinh no ấm. [62]

Lễ hội ném còn Điện Biên : Trong tất cả các lễ hội, ngày Tết của người Thái ở Tây Bắc, bên cạnh phần lễ là các nghi thức, nghi lễ thuộc về tâm linh thì phần hội không thể thiếu trò chơi ném còn. Để chuẩn bị cho ngày hội ném còn, các cô gái Thái đã chuẩn bị khâu quả còn trước vài tháng. Quả còn được bàn tay khéo léo của các cô thôn nữ Thái khâu bằng vải, hình trái còn to bằng quả cam lớn, bên trong có nhồi bông, cỏ mềm, vải vụn, hoặc hạt của cây bông; bên ngoài còn được trang điểm bằng rua ngũ sắc trông sặc sỡ rất đẹp. Sân ném còn được tổ chức trên khoảng đất rộng tương đối bằng phẳng và dựng một cây tre dài từ 15-20m. Trên ngọn cột tre, ngoài lá cờ ngũ sắc phấp phới biểu hiện của hội Xuân còn có một vòng tre đường kính ước khoảng hai gang tay, có quấn giấy đỏ. Vòng tròn dán giấy đỏ này coi như là tâm điểm để các đội thi nhau ném. Đội nào ném thủng tâm đó, coi như dành phần thắng. [62] Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Lễ hội hoa ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường là một trong những lễ hội đặc trưng của bản Mển nói riêng và người Thái ở Tây bắc nói chung. Lễ hội được tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc… Lễ hội Hoa Ban thể hiện nét văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái với tâm nguyện thỉnh bái “Then” – vị thần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của người Thái; thỉnh bái “nàng Ban” – một nữ nhân vật huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắng của người thiếu nữ Thái và tình yêu đôi lứa thuỷ chung; thỉnh bái ma trời, ma mường, ma núi, ma sông… phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cho lứa đôi hạnh phúc và phù hộ cho cuộc sống của dân bản luôn đầm ấm, yên vui. Phần lễ mang lễ vật lên hang Thẩm Lé cúng. Lễ gồm một con lợn, mấy cành ban, hoa ban, chai rượu, hai bát gạo, hai bát cơm, vài nén hương cùng với trầu cau. Thầy mo làm lễ cúng thần hang, thần rừng, cầu cho dân chúng có suộc sống ấm no, sung túc. Phần hội thanh niên trai gái bắt đầu vui hội hái hoa, sôi nổi với những trò diễn độc đáo. Âm vang nhộn nhịp của tiếng pí, tiếng khèn, tiếng trống chiêng. Con trai thổi khèn, con gái dập dìu múa điệu Thẩm Lé, điệu múa dành riêng cho việc đi hái hoa ban. Các chàng trai thi nhau trèo lên các cây ban hái hoa. Một cây có khi 5, 6 người trèo lên. Ở bên dưới, các cô gái lấy cái ớp (gần giống cái giỏ) đón những bông hoa thả xuống. Anh chàng nào có ý với cô gái nào thì thả vào chỗ cô gái đó. [62]

Lễ hội thể hiện những tín ngưỡng, tôn giáo, những mong muốn của người dân ở từng vùng, miền; còn ẩm thực là chiếc gương soi chiếu cho nền văn hóa của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia; thể hiện được đặc trưng và tạo nên được những nét thu hút của mỗi nơi thông qua các nguyên liệu, cách chế biến và nhiều yếu tố khác. Đến với bản Mển là bản thuộc vùng núi của Điện Biên, và là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái, ẩm thực của nơi đây sẽ mang đến hơi thở của vùng núi rừng Tây Bắc.

Món rêu đá là đặc sản đặc biệt của người Thái ở bản Mển. Món rêu đá bắt nguồn từ truyền thuyết. Chuyện kể rằng một đôi trai gái yêu nhau nhưng lại gặp sự cản trở của vị Chúa đất nơi họ sinh sống, họ đã quyết định cùng nhau chạy trốn tới một đỉnh núi cao, cô gái khóc nhiều đến nỗi nước mắt của nàng chảy thành dòng nước lớn đổ từ trên đỉnh núi. Cuối cùng, để được bên nhau mãi mãi, họ đã lao xuống dòng nước đó. Cơ thể của người thanh niên đó đã hoá thành những mảnh đá, còn mái tóc dài của cô gái lại biến thành một loại rêu mọc trên những tảng đá đó. Từ đó, món Rêu đá hay còn gọi là quẹ trở thành món rau đặc sản của người dân Tây Bắc. Rêu đá thường mọc bám vào các gờ đá ở các con suối. Rêu được người dân ở đây phân chia thành 3 nhóm: loại rêu thứ nhất mọc thành sợi như sợi tóc, màu hơi sẫm; loại thứ 2 là loại rêu có sợi mọc rời rạc màu xanh và loại thứ 3 loại rêu mọc thành từng mảng ở khu vực, các ao hoặc các khe suối, không bám chặt vào đá như các loại rêu kia. Rêu đá thường mọc bám vào các gờ đá ở các con suối. Rêu được người dân ở đây phân chia thành 3 nhóm: loại rêu thứ nhất mọc thành sợi như sợi tóc, màu hơi sẫm; loại thứ 2 là loại rêu có sợi mọc rời rạc màu xanh và loại thứ 3 loại rêu mọc thành từng mảng ở khu vực, các ao hoặc các khe suối, không bám chặt vào đá như các loại rêu kia. [63] Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Pa Pỉnh Tộp – cá nướng: với sự pha trộn khéo léo và kết hợp giữa các loại gia vị độc đáo, món cá nướng là món ăn mang đậm hương vị Tây Bắc. Để làm món cá nướng, người ta dùng các loại cá như cá chép, trôi, mè trắm, khoảng hơn 1kg được mổ ở dọc phía lưng, rồi rửa sạch để ráo nước, xoa một ít muối rang vào bên trong cá để thêm đậm đà. Hỗn hợp để tẩm ướp gồm mắc khén, ớt tươi nghiền nát, hành tươi, rau thơm, rau mùi thái nhỏ… trộn đều rồi nhồi vào bụng cá. Sau đó, cá được gập đôi lại rồi dùng nẹp tre nẹp cá nướng lên than hồng. Khi cá chín vàng, con cá được gỡ ra phải nguyên vẹn, không vỡ nát, dậy mùi gia vị bên trong, khi ăn cảm nhận được vị ngọt béo của cá, vị cay của ớt, mắc khén, màu xanh của hành, rau thơm lẫn màu vàng của thịt da cá trông rất hấp dẫn. [63]

Chẩm chéo hay chẳm chéo là gia vị cổ truyền của dân tộc Thái vùng Điện Biên, Tây Bắc và Đông Bắc Thái Lan. Trong tiếng Thái, “Chẳm” có nghĩa là món chấm, “chéo” là mùi thơm của nhiều loại rau kết hợp lại. Tên gọi của món ăn cũng miêu tả những nguyên liệu làm chẩm chéo. Chẩm chéo dùng chấm xôi, các món luộc, đồ nướng và các món rau sống. Nguyên liệu chính của món chấm này bao gồm ớt, muối, mắc khén, tỏi, hạt dổi, gừng, húng lủi, rau thơm, mùi tàu, sả. Ớt đem nướng lên cho thơm và giòn cùng với tỏi và mắc khén để lấy vị thơm, tất cả giã chung với muối và mì chính là đầu bếp sẽ có một bát chéo cơ bản. Đây là món chấm đặc trưng nhất và là món không thể thiếu trong mâm cơm ăn của dân tộc Thái. Chẩm chéo được sử dụng trong những bữa ăn hằng ngày hoặc đãi khách miền xuôi. Ngoài việc chấm thịt, chấm rau, người Thái còn dùng chẳm chéo để ăn chua như khi ăn trái mận, bắp cải cuốn nhót… [63]

Măng đắng là sản vật và là món ăn rất phổ biến của người dân bản Mển. Với măng đắng, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như xào, luộc, nướng, hầm xương. Đơn giản nhất là món măng đắng chấm với chẩm chéo (thứ nước chấm độc đáo đặc trưng của người Thái) khiến nhiều người mê mẩn. Với nhiều người lên Điện Biên lại thích món măng đắng nướng vì nó vẫn còn giữ được nguyên vị đắng, chát. Khác với các loại măng tươi khác khi chế biến cần phải ngâm muối để khử hết vị đắng, cái ngon ở măng đắng Điện Biên chính là vị đắng khó quên. [63]

Cùng với nhiều những món ăn đặc sắc khác như cơm lam, canh bon, gà mọ, xôi nếp nương và các thức uống như rượu cần, Rượu sâu chít là một trong hai đặc sản của Điện Biên đã được Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam công nhận vào Top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam lần thứ ba 2015. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến năm 2009, tỉnh Điện Biên, dân tộc Thái là dân tộc có dân số đông nhất với 186.270 người, chiếm 38,4% dân số của toàn tỉnh; chia ra là Thái đen và Thái trắng. Ở bản Mển, là nơi sinh sống của người Thái đen.

Người Thái ở bản Mển – Điện Biên còn lưu giữ đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc họ cả về phong tục, ăn mặc, ẩm thực, trang phục và đặc biệt là kiến trúc nhà, với ngôi nhà sàn có vẻ đẹp về tỷ lệ, hài hòa với thiên nhiên, thích ứng với khí hậu, cấu trúc gỗ đặc sắc và cũng là nơi gìn giữ tinh thần truyền thống của người Thái. Nhà sàn người Thái Đen có mái đầu hồi khum khum tạo dáng cho cả tòa nhà như hình con rùa, với 2 tầng, không gian thoáng.

Dân tộc ở bản Mển kinh tế chủ yếu là ruộng nương, chăm sóc gia súc, gia cầm, trồng trọt, bắt cá. Và nghề truyền thống của bản là thêu, dệt thổ cẩm với các sản phẩm đặc sặc như túi đeo, khăn, vỏ đệm ngồi…

Đồng bào Thái đen Điện Biên nói chung, và bản Mển, xã Thanh Nưa nói riêng, có nhiều hình thức thờ cúng, dựa vào nội dung, hình thức và thời gian tổ chức mà có những tên gọi, hình thức tổ chức khác nhau. Nhưng chung quy lại có hai hình thức chính đó là: “Tám”- nghĩa là cúng, giỗ với khuôn khổ nội dung hẹp hơn, thời gian tổ chức ngắn hơn, ít tốn kém hơn so với “Xên”. Ví dụ như: Tam khuồn (cúng vía); Tam tế ta (cúng ma bến nước)… Điểm qua những hình thức cúng giỗ của người Thái Đen Điện Biên, chúng ta có thể thấy nhận thức về nhân sinh quan và thế giới quan của người Thái trong quan niệm về thiên, địa, nhân, trong đó chủ thể con người là trung tâm. Gạt bỏ những yếu tố mê tín dị đoan, mọi lễ nghi cúng bái đều nhằm cầu mong cho con người luôn mạnh khỏe, sống đoàn kết với nhau, hòa đồng với thiên nhiên, với các thế lực siêu nhiên để có một cuộc sống trường tồn ấm no và hạnh phúc… Từ bao đời nay, trong đời sống tâm linh, đồng bào dân tộc Thái đen ở Điện Biên luôn coi ông Trời (Phạ then) và Thần đất, Thần sông (Chẩu nặm, Chẩu đin) là những vị thần quan trọng có sự ảnh hưởng và chi phối rất lớn đến đời sống con người. Vì thế mà tục lệ cúng trời, đất, mường bản là những nét sinh hoạt tôn giáo mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống tâm linh, tinh thần của đồng bào. Hàng năm, cứ vào dịp đầu xuân, đồng bào Thái thường tổ chức lễ “Xên mường”, “Xên bản” cầu mong cuộc sống ấm no, an hòa. Tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên vẫn luôn được bao đời đồng bào Thái gìn giữ và lưu truyền nguyên vẹn để nhắc nhớ về gốc nguồn mỗi con người. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: Đồng bào tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu. Họ phù hộ và cưu mang cho con cháu khi gặp tai ương, hoạn nạn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khích lệ con cháu làm điều thiện và cũng quở trách khi làm những điều tội lỗi… Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Mỗi khi đến dịp lễ, tết, nhà có hiếu, hỷ hay gặp chuyện khó khăn, đau ốm, người trong nhà làm cơm đặt lên bàn thờ mời ông bà tổ tiên ăn, nghe con cháu kể chuyện, giãi bày hay cầu xin những điều tốt đẹp đến trong cuộc sống… [64]

Bên cạnh những nét tín ngưỡng trong thờ cúng của người Thái ở Điện Biên nói chung, và người Thái đen ở bản Mển nói riêng, để làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người dân, thư giãn sau làm việc vất vả, người dân bản vẫn lưu giữ giá trị văn hóa thông qua các hoạt động văn nghệ, múa hát đặc sắc của đồng bào. Đó là các bài dân ca Thái, các điệu múa xòe – biểu tượng tình yêu của dân tộc Thái, từ yêu cuộc sống lao động cần cù, đến tình yêu đôi lứa. Người Thái thường tổ chức múa xòe trong hội xuân, hội mùa và hội cưới. Người Thái có 6 điệu xòe cổ, là khởi nguồn của nghệ thuật dân vũ đồng bào Thái. Điệu xòe cơ bản nhất là “Khắm khăn mơi lẩu”- nghĩa là “nâng khăn mời rượu”. Đây là điệu xòe thể hiện nét văn hóa trong giao tiếp ứng xử của đồng bào dân tộc Thái. Điệu xòe thứ hai là điệu “Phá xí”, nghĩa là xòe bổ bốn, điệu múa thể hiện sự đoàn kết của cộng đồng người Thái, hướng về cội nguồn. Điệu xòe tưng bừng và rộn rã nhất là điệu “Nhôm khăn”, hay còn gọi là điệu Tung khăn. Cùng với những chiếc khăn Piêu choàng trên cổ, những cô gái Thái đã thể hiện được niềm vui vô bờ bến mỗi khi làng bản có chuyện mừng vui như có đám cưới, đám mừng nhà mới hay mừng mùa bội thu. Điệu xòe “Đổn hôn” – điệu xòe tiến lùi, muốn khẳng định, dù trời đất có thay đổi, cuộc sống có lúc gặp khó khăn trở ngại nhưng ý chí và tình người thì vẫn luôn sắt son bền chặt. Tiếp theo phải kể đến điệu xòe “Khắm khen”, nghĩa là nắm tay cùng xòe, có ý nghĩa biểu hiện sự gắn kết cộng đồng, mỗi khi có niềm vui thì cùng nhau nhảy múa và khi gặp khó khăn hoạn nạn cũng vẫn nắm chặt tay nhau cùng chung sức vượt qua. Và cuối cùng là điệu “Ỏm lọm tốp mư” – là điệu xòe vòng tròn vỗ tay. Đây là điệu xòe kết thúc mỗi cuộc vui, biểu hiện niềm hân hoan và sự bịn rịn lúc chia tay nhau. [65]

Cùng với nhiều các hoạt động văn hóa mang ý nghĩa như múa quạt, nhảy sạp, thì sáo pí pặp, pí pỏ được coi là nhạc cụ hơi phổ biến ở cộng đồng người Thái, Việt Nam. Nhạc cụ do nam giới sử dụng, làm nhạc đệm cho bài hát của các cô gái. Khi thổi một mình họ chơi lại phần đệm ấy với ít nhiều biến tấu. [65] Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Tóm lại, thông qua các yếu tố về tài nguyên du lịch được đề cập ở trên, có thể thấy với nguồn tài nguyên phong phú không chỉ về tự nhiên với các hang động, cảnh quan đẹp, và nguồn tài nguyên nhân văn với giá trị lịch sử sâu sắc, tạo nên ý nghĩa cho mỗi điểm đến, cùng với các nét văn hóa đặc sắc trong tín ngưỡng thờ cúng, kiến trúc nhà ở, văn hóa nghệ thuật gắn với cộng đồng địa phương đã đem lại cho không chỉ riêng Điện Biên, hay vùng Tây Bắc, mà còn đối với các bản, vùng, đặc biệt là bản Mển nét thu hút, cũng như tiềm năng để khai thác phát triển nhiều loại hình du lịch, trong đó có du lịch thiện nguyện.

2.2.3. Tiềm năng phát triển du lịch Thiện nguyện

Từ thông tin về tình hình đời sống của dân địa phương tại bản Mển đã được cung cấp ở phần 2.1.3 của bài khóa luận này, và những nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn cũng như nét đặc sắc trong đời sống, phong tục, tập quán cùa người Thái đen tại bản ở phần 2.2.1 và 2.2.2, có thể đưa ra được những cơ sở về tiềm năng để phát triển du lịch Thiện nguyện ở bản Mển trên các yếu tố như sau: có tài nguyên du lịch phong phú và hiện trạng kinh tế – xã hội ở bản còn nhiều khó khăn.

  • Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển du lịch. Thứ nhất, tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành sản phẩm du lịch. Mỗi sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều yếu tố, nhưng trên hết là yếu tố về tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch tạo nên những điểm đặc sắc riêng cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia; cũng như để đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách, các sản phẩm du lịch không thể nghèo nàn, đơn điệu, kém hấp dẫn mà cần phải đa dạng, phong phú, mới lạ.

Điểm lợi thế của tài nguyên du lịch ở bản Mển phục vụ cho phát triển du lịch Thiện nguyện chính là bản Mển nằm ở khu vực lân cận, tiếp giáp với nhiều di tích, danh thắng và tài nguyên thiên nhiên dồi dào của tỉnh Điện Biên. Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú với nhiều điểm đến và dạng địa hình như hang động Pa Thơm, suối nước nóng U Van, suối khoáng nóng Hu Pe – tốt cho sức khỏe… Hay nguồn tài nguyên du lịch nhân văn lợi thế đặc biệt của Điện Biên với các điểm đến gắn với chiến dịch Điện Biên Phủ lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, một trong những điểm thu hút du khách nhất, và cũng là điểm đặc biệt của bản Mển, chính là những nét văn hóa ẩm thực đặc trưng và đời sống mang đậm bản sắc của người Thái đen nơi đây. Khi các tài nguyên du lịch này được kết hợp trong các tour và chương trình du lịch Thiện nguyện sẽ là điểm nhấn và sự hấp dẫn lôi cuốn đối với du khách. Họ sẽ được trực tiếp trải nghiệm các hoạt động thường ngày của người dân, từ đó tạo ra được tính đa dạng, mới mẻ cho mỗi du khách khi tham gia hoạt động du lịch này. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Tài nguyên du lịch cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Đối với loại hình du lịch Thiện nguyện, tài nguyên du lịch vừa là yếu tố để hỗ trợ, vừa giúp tạo nên được giá trị cho các hoạt động du lịch. Thông thường thì du lịch Thiện nguyện chỉ cần cơ bản là điểm có một ít tài nguyên du lịch là được. Tuy nhiên, với việc khai thác các nguồn tài nguyên du lịch ở bản Mển, thì với mỗi nguồn tài nguyên du lịch sẽ làm nên được những ý nghĩa khác nhau cho loại hình du lịch ở đây, đồng thời cho phép xây dựng linh hoạt nhiều chương trình hoạt động đa dạng khác nhau cho du khách. Cùng là loại hình du lịch thiện nguyện, nhưng qua mỗi một chuyến đi, mỗi một lần du khách quay lại là lại có thêm một lần trải nghiệm mới, thiết nghĩ đó cũng là tiềm năng để níu chân du khách quay lại với bản Mển hoặc giới thiệu cho thật nhiều bạn bè và người thân. Việc kết hợp mỗi điểm đến với các hoạt động sẵn có để tạo nên được một chương trình du lịch Thiện nguyện giữ được ý nghĩa đó là điều quan trọng. Với bản Mển – Điện Biên có tiềm năng để phát triển được du lịch Thiện nguyện. Không chỉ bởi nơi đây đa dạng nguồn tài nguyên, mà còn vì mỗi điểm đến ở đây đều mang những ý nghĩa, giá trị sẵn có của nó, có thể làn nên thương hiệu riêng của điểm đến. Ví dụ: với tài nguyên du lịch nhân văn là các điểm di tích lịch sử gắn với chiến dịch Điện Biên Phủ, một mặt vừa có ý nghĩa giáo dục, gia tăng hiểu biết về lịch sử, mặt khác hoàn toàn có thể kết hợp với các yếu tố của du lịch Thiện nguyện như giúp đỡ những thương binh, liệt sĩ của chính nơi đến càng làm cho ý nghĩa của chuyến đi trở nên sâu sắc hơn.

Tài nguyên du lịch là mục đích chuyến đi của du khách và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu của họ trong chuyến đi. Như đã đề cập thì với một số chương trình du lịch Thiện nguyện đã làm trước đây, một trong số những điểm còn hạn chế và khiến cho du khách chưa hài lòng khi tham gia – đó là việc chưa đáp ứng đúng như mong muốn của du khách về các hoạt động trong chương trình, chưa khiến khách hiểu được ý nghĩa thực sự của các chuyến đi đó. Một phần của thực trạng đó chính là việc chưa nắm được nhu cầu của khách khi tham gia vào loại hình du lịch này và chưa khai thác được đúng giá trị của các tài nguyên cho mục đích thực sự của du lịch Thiện nguyện. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Để khai thác đúng các nhu cầu của khách du lịch và sử dụng đúng nguồn tài nguyên của bản Mển – Điện Biên, việc có tài nguyên du lịch đa dạng như ở đây là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch Thiện nguyện. Với nghề truyền thống thêu, dệt thổ cẩm của bản, tạo nên được những chương trình để khách tham gia vào việc tìm hiểu, trực tiếp được người dẫn hướng dẫn và tạo ra sản phẩm. Bên cạnh đó, khách du lịch có thể hỗ trợ để duy trì, phát triển làng nghề truyền thống bằng cách mua các sản phẩm từ thổ cẩm của người dân bản.

  • Điều kiện đời sống của dân bản:

Kinh tế của Điện Biên nằm ở mức trung bình. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2016, tỉnh Điện Biên xếp ở vị trí thứ 53 trên 63 tỉnh thành. Trong đó ở bản Mển, hiện nay vẫn còn một số hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Trong nhiều năm, người dân ở bản sống dựa vào canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt. Và việc phát triển nông nghiệp thường dựa vào điều kiện tự nhiên khí hậu, địa hình, thiên tai… Tuy nhiên, bản Mển nằm ở vùng địa hình chia cắt, khí hậu vào các vụ rét đậm, rét hại mùa đông cản trở sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất nông nghiệp, đến thu nhập của nông dân, gây khó khăn cho đời sống của nông dân. Và chính thu nhập thấp và không ổn định nên tỷ lệ hộ nghèo ở bản cao.

Cùng với yếu tố về địa hình cản trở điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, gây tách biệt với các vùng khác, khó khăn trong việc tiếp cận để thay đổi đời sống; việc sinh sống chủ yếu ở các bản vùng cao còn dẫn đến hệ quả là điều kiện khám, chữa bệnh vẫn còn nhiều hạn chế về chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh. Một hiện trạng khác là việc hoạt động giáo dục ở bản Mển vẫn còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, đường đến trường gặp trở ngại, đó là cả thách thức cho các thầy cô giáo cõng chữ lên non cho các em vùng cao. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Ngay cả khi nghề truyền thống thêu, dệt thổ cẩm của bản được khôi phục, bước đầu đã góp phần thay đổi, hỗ trợ phần nào đó cho phát triển kinh tế của người dân của bản. Tuy nhiên, do việc tìm kiếm nguồn tiêu thụ còn nhiều khó khăn nên việc phát triển kinh tế của bản nói chung chưa được ổn định, người dân ở đây vẫn đang tiếp tục rơi vào tình trạng loay hoay trong việc thoát nghèo.

Bên cạnh đó, với việc bản Mển được lựa chọn là 1 trong số 8 bản đầu tiên nằm trong đề án xây dựng văn hóa du lịch ở Điện Biên, nên việc xây dựng, chỉnh trang lại các cơ sở vật chất, hạ tầng tại bản đã từng bước được tiến hành, các con đường vào bản cũng được sửa đổi dễ dàng, thuận tiện hơn cho việc di chuyển.

Người dân bản Mển bước đầu làm quen với hoạt động du lịch, song do chưa được hướng dẫn cụ thể, cũng như chưa có những chính sách khai thác và phát triển phù hợp nên phần lớn người dân chưa thực sự hiểu cách làm, còn tỏ ra bỡ ngỡ, xa lạ, dẫn đến việc phát triển du lịch tại đây chưa thực sự hiệu quả. Vì thế, thực trạng hộ gặp khó khăn ở bản Mển hiện nay vẫn còn tồn tại, ước chừng chiếm khoảng 18% hộ gia đình ở bản. Và đây chính là tiền đề để kết hợp khai thác và mở rộng các chương trình du lịch thiện nguyện nhằm góp phần cải thiện đời sống người dân ở bản nói riêng, qua đó tạo dựng mô hình cho nhiều bản khác ở Điện Biên nói chung.

2.3. Tìm hiểu về các hoạt động du lịch đã được triển khai ở bản Mển và yêu cầu xây dựng, phát triển du lịch Thiện nguyện Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

2.3.1. Hiện trạng du lịch đã khai thác

Vào năm 2003, bản Mển được UBND tỉnh Điện Biên đưa vào đề án xây dựng bản văn hóa du lịch. Năm 2004, tỉnh đã bắt đầu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại 8 bản văn hoá thuộc huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó nổi bật là các bản Phiêng Lõi, Him Lam (Tp. Ðiện Biên Phủ) và bản Mển (huyện Ðiện Biên).

Nằm cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 6km về phía bắc, bản Mển có hơn 110 hộ dân với khoảng 500 nhân khẩu đều là người dân tộc Thái đen, trong đó có 6 hộ làm du lịch cộng đồng. Nhìn từ xa, bản Mển đẹp như một bức tranh với lưng tựa núi, mặt hướng ra cánh đồng rộng mênh mông. Nổi bật trên nền xanh của cây cối và bầu trời là những nếp nhà sàn nhỏ xinh còn giữ nguyên nét truyền thống. Đến với bản Mển, ngoài dịp chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên đặc trưng vùng Tây Bắc, du khách còn có cơ hội trải nghiệm các hoạt động hàng ngày cùng dân bản như: chế biến các món ăn truyền thống; chăm sóc gia súc, gia cầm; lên rừng lấy củi; xuống suối bắt cá; dệt, thêu thổ cẩm hay tham gia các hoạt động văn nghệ cộng đồng. Bản Mển đã thành lập một tổ ẩm thực gồm 10 người có kinh nghiệm trong việc chế biến các món ăn địa phương và một đội văn nghệ gồm 15 người chuyên biểu diễn các bài hát, điệu múa truyền thống phục vụ du khách. Đặc biệt, đến đây, du khách sẽ được chính trưởng bản dẫn đi tham quan và tìm hiểu một số phong tục, tập quán độc đáo của đồng bào dân tộc Thái bản địa. Nhờ những nỗ lực không ngừng, những năm vừa qua, bản Mển liên tục đạt danh hiệu bản văn hoá cấp tỉnh, đồng thời là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.

Trước năm 2005, cả bản có 30% hộ nghèo thì đến nay chỉ còn 18% nhờ phát huy nghề dệt, thêu thổ cẩm truyền thống của dân tộc. Hiện, bản Mển có 50 gia đình làm nghề dệt, thêu thổ cẩm chủ yếu là phục vụ khách du lịch. Đến đây, du khách sẽ có dịp tham gia các sinh hoạt thường ngày cùng người dân (cấy lúa, đan lát, dệt thổ cẩm); thưởng thức những món ăn dân dã, mang hương vị núi rừng, được chế biến cầu kỳ như: cá nướng, thịt gói lá nướng, măng rừng… cùng những gia vị chỉ có ở vùng Tây Bắc như: chẳm chéo, mắc khén… Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Bên cạnh, việc phát triển du lịch cộng đồng ở bản Mển trong những năm qua, thì cần nhìn nhận có những mặt hạn chế vẫn còn tồn tại ở đây. Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, các công trình phục vụ du lịch không được quan tâm tôn tạo hàng năm, nên bản văn hóa du lịch còn chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi và tìm hiểu văn hóa của du khách. Hiện nay, ở các điểm du lịch cộng đồng, chúng ta cũng đang còn thiếu cán bộ quản lý cấp cơ sở có trình độ, thiếu đội ngũ người làm du lịch đạt trình độ chuyên nghiệp. Sản phẩm du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng hầu như chưa có gì, vì vậy, du lịch chưa thực sự góp phần giúp cải thiện đời sống người dân. Để du lịch cộng đồng có thể phát triển, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, thì việc đổi mới các hoạt động du lịch cộng đồng và bổ sung cơ chế, chính sách hợp lý cho các hoạt động này là việc làm cần thiết. Làm thế nào để có thể đa dạng các sản phẩm du lịch bằng chính các giá trị văn hóa truyền thống, đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán của các đồng bào các dân tộc trên địa bàn là vấn đề vẫn đang đặt ra đối với du lịch cộng đồng ở Điện Biên nói chung và bản Mển nói riêng.

Thêm nữa, khó khăn nhất của bản Mển khi thực hiện dịch vụ homestay là đối với người nước ngoài. Do bản nằm trong khu vực biên giới, nếu khách nước ngoài lưu trú qua đêm, sẽ phải thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính thông qua Sở Ngoại vụ, Phòng Xuất nhập cảnh (Công an tỉnh), Bộ đội Biên phòng, công an xã… Tất cả những thủ tục này nằm ngoài khả năng của bản. Trong khi đó nhu cầu du lịch homestay đối với du khách nước ngoài là rất lớn. Vấn đề này bản đã ý kiến lên cấp trên, trong các buổi hội thảo, nhưng đến nay vẫn chưa được tháo gỡ. Vì thế, du khách nước ngoài khi đến bản Mển, vẫn chỉ dừng lại ở thưởng thức ẩm thực và giao lưu văn nghệ là chủ yếu.

2.3.2. Yêu cầu xây dựng và phát triển du lịch Thiện nguyện Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Đầu tiên, xây dựng du lịch Thiện nguyện theo hướng cộng đồng, lấy người dân là trung tâm, tập trung vào việc hỗ trợ, ổn định kinh tế cho cư dân địa phương sẽ trực tiếp tạo ra cơ hội việc làm, thay đổi đáng kể đời sống của người dân. Để làm tốt điều đó cộng đồng địa phương là người phải hiểu rõ và ý thức được một cách nghiêm túc về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách, chất lượng của sản phẩm du lịch không chỉ thể hiện ở giá trị vật chất mà còn ở giá trị tinh thần. Cảm nhận tốt của du khách bắt nguồn từ chính thái độ thân thiện, tiếp đón ân cần, sự am hiểu về môi trường tự nhiên và nhân văn, sự chân thực của cộng đồng địa phương. Hiệu quả trong quá trình giao tiếp giữa du khách và cộng đồng là sự diễn đạt thông tin một cách chính xác và dễ hiểu. Vì vậy, rào cản về mặt ngôn ngữ cần được khắc phục từ chính sự nỗ lực của những người dân khi triển khai các hoạt động đón tiếp khách du lịch quốc tế. Để tạo nên những giá trị văn hóa đích thực, cộng đồng địa phương cần nhận thức sâu sắc việc gìn giữ, bảo tồn và thực hiện các thói quen văn hóa một cách đời thường chứ không phải trình diễn văn hóa.

Thứ hai, cần khai thác các nguồn tài nguyên đúng cách, sử dụng đúng những giá trị vốn có của mỗi nguồn tài nguyên.

Thứ ba, cần tạo ra được những đổi mới, đa dạng cho loại hình du lịch Thiện nguyện; hạn chế việc lười đổi mới, gây nhàm chán cho du khách, điển hình là có sự thay đổi trong sản phẩm du lịch bằng cách tang cường tạo ra những yếu tố trải nghiệm cho du khách. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Thứ tư, để phát triển du lịch Thiện nguyện một cách hiệu quả và lâu dài, cần nắm bắt được nhu cầu của khách du lịch với loại hình du lịch này. Yếu tố cần để phát triển bất cứ mô hình du lịch nào chính là khả năng đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách du lịch. Cần phải hiểu rõ mong muốn của khách với điểm đến như thế nào, các hoạt động họ muốn tham gia, cần được cung cấp thông tin về kiến thức, các dịch vụ gì, cái ý nghĩa cuối cùng họ muốn đạt được cho một chuyến đi là gì…

Việc nắm bắt được những điều đó không chỉ tạo ra được sự hài lòng cho khách, mà còn giúp hướng tới mục đích của loại hình du lịch. Đây cũng là điểm mấu chốt trong yêu cầu với loại hình du lịch Thiện nguyện. Vì đối với du lịch Thiện nguyện ở Việt Nam hiện nay, hạn chế gây khó khăn cho việc phát triển loại hình du lịch này chính là ở điểm những người khai thác mô hình du lịch Thiện nguyện chưa thực sự hiểu rõ khách cần gì, mong muốn gì cho một chuyến đi mới này. Và ngược lại, khách chưa biết ý nghĩa thực sự của mỗi hoạt động du lịch Thiện nguyện nguyện đó là gì.

Thứ năm, cần cải thiện các yếu tố về cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng tại điểm khai thác du lịch Thiện nguyện. Và cụ thể ở đây chính là bản Mển của Điện Biên. Cơ sở vật chất và hạ tầng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch. Đối với thực trạng du lịch ở bản Mển hiện nay, yêu cần cần đổi mới, cải thiện để đáp ứng, cũng như phục vụ khách du lịch tốt nhất, tạo ra hiệu quả cho phát triển du lịch của bản nói riêng và ở Điện Biên nói chung.

Tiểu kết chương 2 Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

Bản Mển là bản vùng cao của tỉnh Điện Biên, tuy đã có sự thay đổi, hỗ trợ từ mô hình du lịch cộng đồng đã được triển khai trước đó làm kinh tế người dân tốt hơn trước, song ở bản vẫn còn tồn tại những khó khăn, và tỉ lệ hộ nghèo còn cao. Nhận thấy được ở đây có những tiềm năng đa dạng, phong phú từ tài nguyên du lịch với các hang động, suối nước nóng, cùng với đó là giá trị từ các điểm di tích lịch sử và các nét văn hóa truyền thống còn lưu giữ được và mang nét đặc sắc riêng của người Thái ở bản – đó chính là những yếu tố góp phần xây dựng và khai thác các loại hình du lịch khác trong đó có du lịch Thiện nguyện.

Tuy vậy, để du lịch Thiện nguyện tại Bản Mển phát triển được cần có những giải pháp, những định hướng đúng đắn và lâu dài, cùng với đó là sự liên kết của cộng đồng địa phương, và các cấp chính quyền, một mặt vừa giúp thay đổi, giải quyết được các khó khăn của người dân, từ đó cũng xây dựng mô hình du lịch Thiện nguyện đặc trưng của bản Mển ở Điện Biên. Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch thiện nguyện tại Bản Mển

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Khóa luận: Thực trạng khai thác du lịch thiện nguyện tại bản mển […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993