Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật

Công ty cổ phần với ưu việt lớn trong hoạt động huy động vốn là mô hình được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. So với các loại hình công ty phổ biến hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, công ty cổ phần (CTCP) luôn có số lượng thành viên rất đông. Có CTCP có tới hàng vạn cổ đông ở hầu khắp các nước trên thế giới, vì vậy có khả năng huy động vốn rộng rãi nhất trong công chúng để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa, CTCP là loại hình công ty có khả năng mở rộng quy mô vốn thông qua thị trường chứng khoán. Chính vì thế, vấn đề tổ chức quản lý công ty này luôn rất phức tạp.

Pháp luật ở hầu hết các quốc gia đều quy định cơ cấu tổ chức của CTCP với sự tham gia của khá nhiều cơ quan như: Đại hội đồng cổ đông với sự tham gia của các chủ sở hữu (cổ đông); Hội đồng quản trị (HĐQT) hoặc Hội đồng giám sát; Giám đốc điều hành; Ban kiểm soát. Sự hình thành của các cơ quan trong công ty cổ phần được pháp luật các quốc gia ghi nhận, đảm bảo tính pháp lý của các cơ quan này chủ yếu với mục đích quản lý điều hành, duy trì các hoạt động kinh doanh của CTCP và mặt khác, còn để giám sát, kiểm tra lẫn nhau nhằm hạn chế việc lạm dụng quyền lực của từng cơ quan.

Hiện theo Luật doanh nghiệp 2020 quy định cơ cấu tổ chức được áp dụng theo quy định tại Điều 137. theo hai mô hình tổ chức của công ty cổ phần đó là: Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần.

  • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, giám đốc/tổng giám đốc.
  • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, giám đốc/ tổng giám đốc.

Mô hình 1:

Theo Điểm a khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát”; Trong mô hình này, công ty cổ phần không có Ban kiểm soát. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị trong mô hình này ngoài thành viên điều hành còn có thành viên độc lập (ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập) và Ban kiểm toán nội bộ. Các thành viên độc lập sẽ thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiếm soát đối với việc quản lý điều hành công ty như chức năng của Ban kiểm soát trong mô hình thứ nhất.

Mô hình 2

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 137 LDN năm 2020 thì mô hình quán trị một tầng gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Công ty cổ phần tổ chức theo mô hình này phải có ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập, và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Đây là điểm mới được sửa đổi so với quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014, theo đó thuật ngữ “Ban kiểm toán” đã được sửa đổi thành “Ủy ban kiểm toán”. Sự thay đổi này giúp tránh được sự nhầm lẫn không đáng có giữa bộ phận này với bộ phận kiểm toán độc lập của công ty. Quy định về Ủy ban kiểm toán được quy định tại Điều 161 Luật doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức của Ủy ban kiểm toán được quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành. Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần.

Các công ty cổ phần hoạt động theo pháp luật Việt Nam hiện hành có thể lựa chọn mô hình tổ chức quản lý phù hợp với quy mô kinh doanh, số lượng cổ đông, yêu cầu quản trị của công ty. Tuy nhiên, có thể nói rằng, các công ty cổ phần Việt Nam vẫn phải đảm bảo trong tổ chức quản lý những cơ quan chủ yếu mà pháp luật yêu cầu nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông và tạo nên tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1. Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông có quyền xem xét, quyết định những vấn đề chủ yếu, quan trọng nhất của công ty cổ phần như: loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán, bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, quyết định tổ chức lại, giải thể công ty…

Cụ thể, Theo Khoản 1 Điều 138 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, có quyền và nghĩa vụ sau đây:

Thông qua định hướng phát triển của công ty;

Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;

  • Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
  • Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
  • Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
  • Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
  • Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần.
  • Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
  • Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
  • Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
  • Luật doanh nghiệp năm 2020 bổ sung các Điểm k,l,m Khoản 2 Điều 138 về các quyền của Đại hồi đồng cổ đông cụ thể:
  • Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác do Hội đồng quản trị, Ban kiêm soát.
  • Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ, quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập, quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn nhiệm kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết.

Đây là các nội dung quan trọng ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của chính các cổ đông. Các cổ đông cần bảo vệ quyền lợi của mình tốt nhất thông qua đại hội đồng cổ đông.

ĐHĐCĐ thực hiện chức năng của mình thông qua các cuộc họp. ĐHĐCĐ có thể họp thường niên hoặc họp bất thường. Luật dành cho công ty quyền tự quyết định về cuộc họp thường niên của ĐHĐCĐ thông qua điều lệ của công ty. Tuy nhiên tối thiểu ĐHĐCĐ ít nhất mỗi năm phải họp một lần.

Để cho cuộc họp của ĐHĐCĐ có hiệu lực thì cuộc họp ĐHĐCĐ phải thỏa một số điều kiện theo qui định của pháp luật tại Điều 148 Luật DN 2020. Cụ thể:

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần.

Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp..

Thẩm quyền triệu tập ĐHĐCĐ thuộc về HĐQT. Theo qui định của Luật Doanh nghiệp 2020 và điều lệ công ty, khi xảy ra những trường hợp cần phải họp ĐHĐCĐ bất thường thì HĐQT phải triệu tập ĐHĐCĐ. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại Khoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định.

Địa điểm tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trường hợp cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tổ chức đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp. Qui định này mở rộng quyền tự chủ, giúp các công ty thuận lợi hơn trong việc tiến hành cuộc họp khi số lượng cổ đông lớn và ở nhiều địa phương khác nhau. Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần.

So sánh với luật doanh nghiệp 2014, thì luật doanh nghiệp 2020 có các điểm khác sau:

Liên quan đến chương trình và nội dung họp được quy định tại Điều 142 Luật doanh nghiệp năm 2020 theo đó đã bổ sung quy định vê thời hạn mà người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có quyền từ chối kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên là: chậm nhất 2 ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp. Trường hợp này, người triệu tập họp phải nêu rõ lý do từ chối và lập thành văn bản để trả lời chủ thể đã kiến nghị.

Liên quan đến vấn đề mời họp Đại hội đồng cổ đông, Luật doanh nghiệp năm 2020 đã sửa đổi Khoản 3 Điều 139 Luật doanh nghiệp năm 2014 thành Khoản 3 Điều như sau: Thông báo mời họp phải được gửi kèm theo các tài liệu như các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp.

Liên quan đến điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông, Điều 145 Luật doanh nghiệp năm 2020 cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số biểu quyết. Như vậy đã có sự thay đổi so với quy định tử 51% như quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014

Một vấn đề quan trọng liên quan tới thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần là việc thông qua Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Nghị quyết hợp pháp của ĐHĐCĐ luôn có giá trị cao nhất và ràng buộc các cơ quan, cá nhân khác trong công ty cổ phần. Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần.

Về nguyên tắc quyết định của ĐHĐCĐ có thể được thông qua dưới hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Thông qua nghị quyết trong dưới hình thức biểu quyết tại cuộc họp trong các trường hợp thông thường đòi hỏi khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành. Còn đối với những vấn đề quan trọng ảnh hưởng lớn đến công ty khi ĐHĐCĐ quyết định thông qua thì cần phải đạt một sự đồng thuận cao hơn. Cụ thể, Nghị quyết về nội dung sau đây, nếu điều lệ công ty không qui định khác, thì sẽ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành:

  1. Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
  2. Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
  3. Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
  4. Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;

đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;

  1. Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định

Bên cạnh đó, Nghị quyết đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.

Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 50% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận.

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phức tạp có sự phân hóa rất lớn về quyền lợi giữa các nhóm cổ đông. Chính vì vậy, Luật doanh nghiệp năm 2020 cũng đã dự liệu và bổ sung quy định trong trường hợp chủ tọa và thư ký cuộc họp không hợp tác, không ký biên bản làm cho công ty không thể thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết để triển khai các nội dung đã được thông qua, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty cụ thể: Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần.

Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật (được quy định tại Khoản 1 Điều 150 Luật doanh nghiệp năm 2020). Biên bản họp ghi rõ việc “chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp này”.

Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp Hội đồng quản trị nhưng nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật (quy định tại Khoản 1 Điều 158 Luật doanh nghiệp năm 2020) thì biên bản này có hiệu lực.

Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát và Luật cho phép áp dụng phương thức bầu dồn phiếu.

Có thể nhận thấy Luật Doanh nghiệp 2020 hạ thấp điều kiện họp hợp lệ của cuộc họp ĐHĐCĐ cũng như điều kiện thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ so với Luật Doanh nghiệp 2014. Ngoài ra, Luật còn tạo sự thuận tiện cho việc họp ĐHĐCĐ thông qua việc cho phép áp dụng công nghệ thông tin dưới hình thức họp trực tuyến, đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội, khoa học và công nghệ. Những quy định này chứng minh pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về công ty cổ phần ngày càng nâng cao tính bảo vệ đối với các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông nhỏ lẻ đồng thời tiến gần đến thông lệ chung của pháp luật các quốc gia trên thế giới.

2.2. Hội đồng quản trị Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần.

Theo Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

  • Hội đồng quản trị cơ quan quản lý công ty cổ phần có quyền:
  • Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
  • Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
  • Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Luật này;
  • Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;
  • Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật này;

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;

Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần.

  • Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
  • Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;
  • Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
  • Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
  • Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty; Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị. Tùy vào cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần, Hội đồng quản trị có các thành viên hội đồng quản trị và có thể có thành viên độc lập Hội đồng quản trị. Để trở thành thành viên Hội đồng quản trị (quản trị viên) trong công ty cổ phần cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của luật doanh nghiệp.

Hội đồng quản trị sẽ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể, yêu cầu phá sản công ty … Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần.

Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết

Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên do ĐHĐCĐ bầu. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Số lượng, thời hạn cụ thể của nhiệm kỳ, số thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;

Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác;

Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

Thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều của Luật này có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

Không phải là người đang làm không phải là người đã từng làm việc trong 03 năm liền trước đó việc cho công ty, công ty con của công ty; cho công ty, công ty con của công ty ít nhất Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần.

Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;

Không phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;

Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;

Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ.

Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồng quản trị về việc không còn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này và đương nhiên không còn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ điều kiện. Hội đồng quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị không còn đáp ứng đủ điều kiện tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên độc lập Hội đồng quản trị đó trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của thành viên độc lập Hội đồng quản trị có liên quan.

Về cơ chế hoạt động của Hội đồng quản trị, HĐQT làm việc thông qua các cuộc họp. Hội đồng quản trị có thể họp định kỳ hoặc bất thường. Cuộc họp của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập khi xét thấy cần thiết, nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần. Chủ tịch là người triệu tập cuộc họp thường kì và bất thường của HĐQT. Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị khi có một trong các trường hợp sau đây: Có đề nghị của Ban kiểm soát hoặc thành viên độc lập; Có đề nghị của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất 05 người quản lý khác; Có đề nghị của ít nhất 02 thành viên điều hành của Hội đồng quản trị; Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị. Trường hợp Chủ tịch không triệu tập họp Hội đồng quản trị theo đề nghị thì Chủ tịch phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với công ty; đồng thời người đề nghị có quyền thay thế Chủ tịch triệu tập họp Hội đồng quản trị.

Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp.

Trường hợp cuộc họp được triệu tập theo quy định khoản này không đủ số thành viên dự họp theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, trừ trường hợp Điều lệ quy định thời hạn khác ngắn hơn. Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần.

Trường hợp này, cuộc họp được tiến hành nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp.

Bên cạnh đó, việc chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan được quy định tại Điều 167 Luật doanh nghiệp năm 2020 theo đó, Đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị có quyền chấp thuận đối với những hợp đồng, giao dịch nhất định, phụ thuộc vào nội dung của hợp đồng, giao dịch cũng như chủ thể có liên quan đến hợp đồng, giao dịch. Luật doanh nghiệp năm 2020 đã bổ sung quy định về hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền chấp thuận cảu Đại hội đồng cổ đông cụ thể:

Hợp đồng, giao dịch vay, cho vay, bán tài sản có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty và cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan đến cổ phần đó”

Hội đồng quản trị chấp thuận những hợp đồng, giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty trừ các hợp đồng, giao dịch giữa công ty với cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên.

Đại hội đồng cổ đông chấp thuận những giao dịch còn lại. Cụ thể: (1) giao dịch có giá trị từ 35% trở lên giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất, (2) giao dịch có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp nếu chủ thể có liên quan là cổ đông sở hữu từ 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết hoặc người có liên quan đến cổ phần đó.

Như vậy, trong tổ chức và quản lý công ty cổ phần các công ty có thể quy định cụ thể hơn về quy chế hoạt động của hội động quản trị.

2.3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần.

Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 65 của Luật này.

Giám đốc/ Tổng giám đốc có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị; Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Tuyển dụng lao động; Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần.

Một số điều kiện và tiêu chuẩn của giám đốc, tổng giám đốc công ty đại chúng, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết bao gồm:

  • +Không thuộc đối tượng quy định không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.
  • +Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ.
  • +Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty.

2.4. Ban kiểm soát

Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty đồng thời kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.; thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp thường niên Đại hội đồng cổ đông; rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty; xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông.

Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu. Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần.

Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

Bên cạnh đó, Ban kiểm soát có quyền kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm quy định tại Điều 165 của Luật này thì phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. Ban kiểm soát có quyền tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của công ty, có quyền sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

Thành viên bản Kiểm soát – Kiểm soát viên- phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;

  • Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;
  • Không được giữ các chức vụ quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
  • Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.
  • Kiểm soát viên công ty cổ phần niêm yết, công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên. Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần.

Thành viên Ban Kiểm soát, trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, thì tiền lương và quyền lợi khác được hưởng theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổng mức lương, thù lao và ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát;

Kiểm soát viên được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại, chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn độc lập với mức hợp lý. Tổng mức thù lao và chi phí này không vượt quá tổng ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có quyết định khác. Tiền lương và chi phí hoạt động của Ban kiểm soát được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

Kiểm soát viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp khi không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Kiểm soát viên theo quy định tại Điều 169 của Luật này; không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng; có đơn từ chức và được chấp thuận; các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

Kiểm soát viên bị bãi nhiệm trong các trường hợp như không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được phân công; vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần nghĩa vụ của Kiểm soát viên quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Tóm lại: Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật có liên quan là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc tổ chức và quản lý công ty cổ phần. Luật Doanh nghiệp 2020 không chỉ kế thừa mà còn tiếp tục điều chỉnh theo hướng hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức của loại hình doanh nghiệp này, nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh thuận lợi hơn hoạt động quản trị công ty, thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả. Triển khai thực hiện pháp luật về thành lập và hoạt động công ty cổ phần trong thực tế. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay thì rất được các cơ quan nhà nước quản lý về kinh doanh quan tâm về mọi mặt. Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ pháp luật thành lập và hoạt động công ty cổ phần cũng như các nội dung có liên quan được tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, sâu rộng trong công tác quản lý về doanh nghiệp cổ phần, pháp luật thành lập và hoạt động công ty cổ phần nói chung trong thời gian vừa qua. lập và hoạt động công ty cổ phần. Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Khóa luận: Kiến nghị về hoàn thiện tổ chức quản lý công ty cổ phần

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Khóa luận: Thực trạng pháp luật tổ chức quản lý công ty cổ phần […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993