Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Đánh giá tài nguyên du lịch và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước; mặt khác, đây cũng là ngành kinh tế có sự định hướng tài nguyên rõ rệt, được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau. Tài nguyên du lịch là cơ sở để tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng và là mục tiêu trong từng hành trình của du khách; đây cũng là nguồn lực quan trọng nhất, tạo nên định hướng phát triển cho ngành du lịch.

Theo xu hướng phát triển chung của toàn cầu, trong những năm gần đây, hoạt động du lịch ở nước ta cũng đã từng bước phát triển vượt bậc. Là một quốc gia có biển rộng, sông dài, tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng; là đất nước có bề dày văn hóa lịch sử hàng ngàn năm đã tạo cho đất nước ta nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú, có sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước. Có thể khẳng định rằng, du lịch đã, đang và sẽ trở thành một trong những nhu cầu tất yếu trong đời sống kinh tế xã hội đang phát triển của toàn dân. Đây chính là nền tảng để hình thành những trung tâm du lịch lớn, phân bố rải rác trên mọi miền tổ quốc như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh… và Quảng Ninh cũng là một trong số đó.

Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam. Toàn tỉnh có 4 trung tâm du lịch trọng điểm: di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; du lịch thương mại, du lịch biển tại Móng Cái – Trà Cổ, du lịch văn hoá lễ hội tại Yên Tử – Đông Triều – Yên Hưng, du lịch biển và du lịch sinh thái tại Vân Đồn – Cô Tô.

Vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết của Cô Tô ẩn giấu trong những hòn đảo xanh ngút ngàn, những cánh rừng chõi nguyên sinh với hệ thực vật phong phú, môi trường lý tưởng, tại những bãi tắm đẹp, trải dài, trắng phau như Hồng Vàn, Bắc Vàn, Vàn Chảy, bãi Cô Tô con…; trong không gian yên tĩnh, thanh bình của đảo. Ngoài ra, Cô Tô còn sở hữu một kỳ quan duy nhất trong các đảo của Việt Nam đó là bãi đá Cầu Mỵ với hệ thống đá trầm tích được bào mòn qua hàng vạn năm bởi nước biển tạo ra một kì quan thực sự. Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Với sự phong phú, đa dạng về tài nguyên du lịch như vậy, có thể nói huyện đảo Cô Tô hội tụ tương đối đầy đủ những lợi thế về thiên thời, địa lợi, nhân hòa; cho phép nơi đây phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau: Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển; du lịch mạo hiểm; du lịch cộng đồng; du lịch lặn biển, khai thác hải sản; du lịch sinh thái rừng và cảnh quan thiên nhiên… Hiện nay, các đề tài nghiên cứu đánh giá một cách khoa học về tiềm năng du lịch cũng như xây dựng các hoạt động, kế hoạch xây dựng Cô Tô trở thành Khu du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng biển đảo vẫn chưa được triển khai một cách hệ thống. Với lý do nêu trên, tôi lựa chọn hướng nghiên cứu “Đánh giá tài nguyên du lịch và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài cho luận văn của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2. Mục tiêu nghiên cứu

  • Mục tiêu tổng thể: Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên du lịch và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

Đề ra giải pháp thực hiện.

  • Mục tiêu cụ thể:
  • Nghiên cứu và tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, du lịch sinh thái trong nước và trên thế giới;
  • Đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch của Cô Tô và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại huyện đảo;
  • Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái ở đảo Cô Tô lớn, huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung đánh giá tài nguyên du lịch và nghiên cứu, đề xuất định hướng phát triển DLST tại đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô. Đối tượng nghiên cứu bao gồm:

  • Tài nguyên du lịch;
  • Hiện trạng phát triển du lịch;
  • Cơ chế, chính sách của địa phương đối với vấn đề phát triển du lịch;
  • Đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái và giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

4. Kết cấu luận văn 

Luận văn được trình bày gồm có các phần: Mở đầu, 4 chương chính, kết luận – khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, cụ thể như sau:

  • Mở đầu
  • Chương 1:  Tổng luận
  • Chương 2:  Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
  • Chương 3:  Kết quả nghiên cứu
  • Chương 4: Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô lớn, huyện Cô Tô

CHƯƠNG 1: TỔNG LUẬN

1.1. Các khái niệm

1.1.1. Khái niệm du lịch Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Từ xa xưa đã có rất nhiều với các quan niệm khác nhau về du lịch. Du lịch bắt nguồn tờ tiếng Pháp theo tờ “tour” mà chúng ta thường hiểu là một cuộc hành trình bao giờ cũng trở lại điểm xuất phát. Du lịch được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động tích cực của con người với mục đích nghỉ dưỡng, chữa bệnh hay thỏa mãn các nhu cầu khám phá, tìm hiểu về văn hóa – xã hội, nghệ thuật, lịch sử, giao lưu tình cảmDần dần du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Lúc đầu số lượng người đi du lịch còn hạn chế, cự li di chuyển còn gần, thời gian đi lại ngắn. Theo thời gian, số lượng người càng tăng, quãng đường đi càng xa, thời gian kéo dài hơn, kèm theo hàng loạt các dịch vụ về đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống xuất hiện. Điều này đã tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân, đồng thời đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế và trở thành một hiện tượng kinh tế – xã hội phổ biến ở nhiều quốc gia.

Cùng với sự phát triển của du lịch, khái niệm du lịch được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào góc độ xem xét của mỗi người. Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Tại Hội nghị Liên hợp Quốc tế về du lịch họp ở Roma năm 1963, các chuyên gia của Tổ chức du lịch Thế giới WTO đã đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước với mục đích hoà bình. Họ đến nơi lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Hay nói cách khác, thị trường du lịch hình thành trên cơ sở đáp ứng nhu cầu tiêu thu ̣dic̣h vu ̣du lic̣h của con người, cụ thể như nhu cầu ăn uống, lưu trú, giải trí… Bên cạnh đó, du khách không chi ̉ thỏa mañ những nhu cầu về vâṭ chất mà còn quan tâm đến cả nhu cầu về văn hóa, tinh thần. Bởi vậy, ở nhiều nơi trên thế giới đã tiến hành cải taọ các danh lam thắng cảnh , trùng tu và nâng cao tính thẩm mỹ của những công triǹh văn hóa, các di tích lịch sử… nhằm phục vụ du lịch.

Luật Du lịch Việt Nam (2016) quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Khái niệm trên được định nghĩa dựa trên đối tượng hoạt động của du lịch, đó là du khách. Họ là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian nhất định, thực hiện hành trình không vì mục tiêu kinh tế mà để cảm nhận những giá trị vật chất hay tinh thần tại nơi họ đến. Về phương diện kinh tế, họ là những người sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch như đi lại, lưu trú, ăn uống, giải trí…

1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch

Theo Pirojnik: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hoá – lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế, kĩ thuật cho phép; chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp tạo ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”.[14]

Cũng tại Khoản 4 Điều 4 Chương I Luật Du lịch Việt Nam (2016) quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.[16]

Tài nguyên du lịch là khách thể của hoạt động du lịch và là cơ sở phát triển của ngành du lịch [11]. Về mặt bản chất, tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hoá do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên đã, đang và chưa được khai thác.  

1.1.3. Khái niệm du lịch sinh thái Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Du lịch sinh thái (DLST) là một khái niệm tương đối mới mẻ nhưng đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của xã hội trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái, song nhìn chung đều có những điểm giống nhau trong việc làm nổi bật bản chất của nó là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. [1]

Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO – World Tourism Organisation): Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được thực hiện tại những khu vực tự nhiên còn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích để chiêm ngưỡng, học hỏi về các loài động thực vật cư ngụ trong khu vực đó, giúp giảm thiểu và tránh được các tác động tiêu cực tới khu vực mà du khách đến thăm. Ngoài ra, DLST phải đóng góp vào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển những khu vực cộng đồng lân cận một cách bền vững đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường và công tác bảo tồn đối với người dân bản địa và du khách đến thăm [7].

Có thể nói đây là một định nghĩa đầy đủ nhất về mặt nội dung cũng như những đặc điểm của DLST, đó là địa điểm để tổ chức được một tour du lịch, mục đích chuyến đi của du khách, đặc biệt là việc giáo dục và nâng cao nhận thức cho du khách cùng trách nhiệm của các tổ chức cũng như du khách trong việc bảo tồn gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở những nơi mà du khách tới tham quan.

Ở Việt Nam, DLST mới được nghiên cứu từ giữa thập kỉ 90 của thế kỷ XX và hiện nay có 2 quan niệm khác nhau về DLST. Trong hội thảo Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam (tháng 9 năm 2010) đã đi đến thống nhất định nghĩa DLST ở Việt Nam: “DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Mặt khác, có nhiều học giả cho rằng DLST không phải là một loại hình du lịch mà là một quan điểm phát triển du lịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên [21]. Theo quan điểm này, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang còn thấp kém, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đảm bảo, nhất là vẫn còn có sự chênh lệch quá lớn giữa thu nhập của người dân trong nước với thế giới, nếu chạy theo số lượng khách mà không chú ý bảo tồn tài nguyên thiên nhiên thì chính sự phát triển hôm nay lại phá hoại sự phát triển ngày mai của bản thân ngành du lịch, một ngành kinh tế đầy triển vọng của đất nước.

Nhìn chung, DLST là một quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững, lựa chọn những mặt tích cực của một số loại hình du lịch và có thể biểu diễn bằng sơ đồ kết hợp giữa các thành phần du lịch thiên nhiên và văn hóa bản địa, du lịch ủng hộ bảo tồn, du lịch có giáo dục môi trường và du lịch hỗ trợ cộng đồng.

1.2. Tài nguyên du lịch Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

1.2.1. Đặc điểm của tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, trong đó nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách  

Theo Phạm Trung Lương và nnk (2013) “Khác với nhiều loại tài nguyên khác, tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng. Đặc điểm này là cơ sở để tạo nên sự phong phú của các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch.” [9]

Tài nguyên du lịch là điều kiện cần để tạo ra sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch càng phong phú thì sản phẩm du lịch càng độc đáo, đa dạng. Mỗi loại hình du lịch thường phát triển dựa trên những đặc điểm, tính chất riêng của từng loại tài nguyên. Tài nguyên du lịch có giá trị thẩm mỹ càng cao thì khả năng hấp dẫn du khách càng lớn.

Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà còn mang những giá trị vô hình

Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của tài nguyên du lịch, tạo nên sự khác biệt với những nguồn tài nguyên khác. Tài nguyên du lịch được hình thành, tồn tại và biến đổi qua quá trình lịch sử.

Giá trị vô hình thể hiện giá trị chiều sâu văn hoá lịch sử, phụ thuộc vào khả năng nhận thức, đánh giá của khách du lịch.

Tài nguyên du lịch có tính sở hữu chung

Bất cứ ai cũng có quyền được cảm nhận, thưởng thức các giá trị do tài nguyên du lịch mang lại. Việc khai thác tài nguyên du lịch là quyền lợi của mọi doanh nghiệp du lịch. Không có cá nhân nào được độc quyền tổ chức các tour du lịch hay khai thác tài nguyên du lịch tại bất cứ điểm du lịch nào.

Luật Du Lịch Việt Nam (2016) Điều 7 Mục 1 quy định rõ: “Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch”. Và tại Điều 5 Mục 4 Luật Du Lịch Việt Nam (2016) cũng quy định: “Nhà nước ta đảm bảo sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch”.

Cho dù một công ty hay tập đoàn tư bản đầu tư quy hoạch xây dựng một khu du lịch, song cũng không thể độc quyền tổ chức các tour du lịch mà chỉ có thể hưởng lợi nhuận từ việc đầu tư xây dựng và tổ chức kinh doanh. Vì thế nếu như lượng khách du lịch đến càng ít sẽ dẫn tới việc lãng phí tài nguyên, làm cho hiệu quả kinh doanh thấp.

Tài nguyên du lịch có tính thời vụ Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Hầu hết tài nguyên du lịch đều có tính thời vụ. Đặc điểm này bị chi phối bởi điều kiện địa hình, vị trí địa lý…

Khí hậu là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tính thời vụ của ngành du lịch. Trong số các tài nguyên du lịch, có những tài nguyên có khả năng khai thác quanh năm như các tài nguyên du lịch nhân văn: các di tích, hiện vật lịch sử, bảo tàng… Và cũng có những tài nguyên du lịch chỉ khai thác vào một số thời điểm trong năm. Đối với các tài nguyên biển, thời gian khai thác thích hợp nhất là vào mùa hè – khi khí hậu nóng bức. Hoặc đối với các lễ hội thì thời điểm hoạt động du lịch, thu hút khách trùng với thời gian diễn ra lễ hội. Nhìn chung, các lễ hội truyền thống của Việt Nam thường được tổ chức mùa xuân.

Tài nguyên du lịch mang tính thời vụ nên việc khai thác tài nguyên và việc kinh doanh du lịch cũng bị phụ thuộc vào thời gian nghỉ ngơi của du khách. Vì vậy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các cơ quan quản lý tài nguyên cần có các giải pháp hữu hiệu để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, có kế hoạch tôn tạo tài nguyên du lịch vào mùa vắng khách, điều tiết, quản lý, bảo vệ tài nguyên hợp lý vào thời kỳ đông khách để tránh sự lãng phí cũng như quá tải tài nguyên du lịch.

Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch

Các sản phẩm hàng hoá khác sau khi sản xuất, chế biến có thể vận chuyển đến nơi khác để tiêu thụ nhưng đối với sản phẩm du lịch thì khác. Du khách muốn sử dụng sản phẩm du lịch thì phải đến tận nơi có nguồn tài nguyên du lịch được khai thác tạo thành sản phẩm du lịch đó để thưởng thức và cảm nhận.

Mặt khác, nếu muốn khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên này điều đầu tiên cần quan tâm là phải chuẩn bị tốt cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển khách du lịch… Bởi thế mà những điểm du lịch nào có vị trí địa lý, điều kiện giao thông thuận lợi, cung cấp dịch vụ du lịch tốt… thì hoạt động du lịch ở đó thường đạt hiệu quả tốt hơn.

Tài nguyên du lịch có thể sử dụng nhiều lần

Đặc điểm của các tài nguyên tạo nên sản phẩm du lịch là bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu, chính vì thế với cùng một nguồn tài nguyên tạo nên sản phẩm du lịch có thể bán cho nhiều đối tượng khác nhau trong rất nhiều lần.

Tài nguyên du lịch được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài. Vấn đề chính là phải nắm được quy luật của tự nhiên, dự đoán được sự thay đổi theo thời gian và những biến đổi do tác động của con người. Từ đó hoạch định phương hướng lâu dài cũng như các biện pháp cụ thể để khai thác, quản lý và bảo tồn hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch, đồng thời không ngừng bảo vệ, tôn tạo và hoàn thiện tài nguyên nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển.

Với các đặc điểm đó, việc khai thác các tài nguyên du lịch phải đảm bảo nguyên tắc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và bảo tồn các giá trị văn hóa và thiên nhiên [11].

1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch chia làm 2 nhóm:

  • Tài nguyên du lịch tự nhiên Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Như chúng ta đã biết, thiên nhiên là môi trường sống của con người và mọi sinh vật trên Trái đất, bao gồm các yếu tố vô sinh và hữu sinh, các hiện tượng tự nhiên cùng những quá trình biến đổi của chúng gây ảnh hưởng đến sự sống và hoạt động của con người.

Theo Khoản 1 Điều 13 Chương II Luật Du lịch Việt Nam (2016) quy định: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố, địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. [16]

Chính vì thế, tài nguyên du lịch tự nhiên luôn luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện lịch sử – văn hoá, kinh tế – xã hội và đôi khi chúng được khai thác đồng thời với các tài nguyên du lịch nhân văn.

  • Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt dòng lịch sử. Nó có thể là di tích lịch sử, văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu về du lịch. Nhóm tài nguyên này mang giá trị nhận thức hơn giá trị giải trí, ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, thường tập trung ở các khu vực quần cư và thu hút du khách có mức thu nhập, có trình độ văn hoá, nhận thức cao hơn.

Tài nguyên du lịch nhân văn được phân thành hai loại: Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể như các di tích lịch sử văn hóa và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể như các lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các loại hình văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, thơ ca và văn học nghệ thuật…

1.2.3. Vai trò của tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo ra các sản phẩm du lịch. Trong các hệ thống lãnh thổ du lịch, tài nguyên du lịch giữ vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển của ngành du lịch và sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

Để hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, các sản phẩm du lịch cần phong phú, độc đáo và mới mẻ. Số lượng, chất lượng, sự kết hợp của các loại tài nguyên cùng sự phân bố của tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng thu hút du khách. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng đến việc đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực du lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng để cấu thành quy mô phát triển, số lượng, chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch.

Tài nguyên du lịch là mục đích trong mỗi chuyến đi của du khách. Hoạt động du lịch có phát triển hay không, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là khách du lịch. Đối với khách du lịch nói chung, đặc biệt là khách du lịch thuần túy, mục đích khi đi du lịch không chỉ để hưởng thụ các dịch vụ lưu trú, đi lại, mua sắm mà còn để thưởng thức, tìm hiểu, cảm nhận các giá trị mà tài nguyên du lịch mang lại. Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch chính là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Nó là một bộ phận quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch, các phân hệ của hệ thống lãnh thổ du lịch: du khách, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên và bộ máy tổ chức, điều hành, quản lý du lịch… Các phân hệ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với sự phát triển kinh tế – xã hội của toàn khu vực.

Hiệu quả phát triển du lịch phụ thuộc vào tài nguyên du lịch. Vì vậy, trong quá trình phát triển du lịch, khi xây dựng các chiến lược, chính sách phát triển du lịch cần phải điều tra, đánh giá xác thực nguồn tài nguyên du lịch. Đồng thời cần thực thi các chính sách, chiến lược, giải pháp quản lý, bảo vệ, tôn tạo, phát triển và khai thác nguồn tài nguyên du lịch hợp lý, đúng đắn và hiệu quả trên quan điểm phát triển du lịch bền vững kết hợp với bảo vệ môi trường.

1.3. Du lịch sinh thái

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống của con người không ngừng được cải thiện và nâng cao. Mặt khác, con người cũng thường xuyên phải lao động trong những môi trường hết sức khắc nghiệt. Vì vậy nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí đòi hỏi ngày một cao hơn về cả chất lượng lẫn loại hình. Để đáp ứng nhu cầu đó, năm 1991 xuất hiện khái niệm du lịch sinh thái [6]. Đây là loại hình du lịch có xu thế phát triển nhanh, ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người, nhiều quốc gia bởi đây là loại hình du lịch có trách nhiệm, có ảnh hưởng lớn đến việc “xanh hoá” ngành du lịch thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phát triển sinh kế cộng đồng và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

 Bản chất của du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn và có giáo dục môi trường. Mặc dù có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về DLST nhưng đều thống nhất một số đặc trưng cơ bản của DLST như sau [11]:

  • Một là, DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên.
  • Hai là, các cơ quan cung ứng các dịch vụ du lịch, cơ quan bảo tồn, các hãng lữ hành, các công ty du lịch và du khách tham gia hoạt động DLST có trách nhiệm tích cực thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường.
  • Ba là, các chương trình hoạt động chủ yếu được thực hiện bởi hướng dẫn viên địa phương – những người có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm về tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên xung quanh họ.
  • Bốn là, các phương tiện và việc sắp xếp để hỗ trợ các hoạt động DLST bao gồm trung tâm thông tin, đường mòn tự nhiên, cơ sở lưu trú, các tài liệu tuyên truyền…
  • Năm là, thông qua các hoạt động DLST, du khách có được nhận thức, hiểu biết về tự nhiên đồng thời nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và có trách nhiệm với môi trường.
  • Sáu là, hoạt động DLST mang lại lợi ích cho cư dân địa phương và có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.

Như vậy, để đảm bảo phát triển DLST cần có sự kết hợp hài hòa về mặt lợi ích của bốn thành phần quan trọng tham gia hoạt động DLST, bao gồm: Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

  • Du khách đến nơi có cảnh quan sinh thái;
  • Các nhà điều hành DLST;
  • Các nhà quản lý, bảo tồn;
  • Cư dân và cộng đồng địa phương.

1.3.1. Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái

Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái

Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được những tour DLST là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.

Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình, khí hậu… [2]

Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ở hai điểm:

  • Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương.
  • Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc, không chỉ quan tâm đến lợi nhuận; mặt khác cần có sự cộng tác chặt chẽ với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích góp phần bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách.

Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể có của hoạt động du lịch sinh thái đến môi trường tự nhiên và con người, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Khái niệm “ sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội.

Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du lịch.  

Những nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch bền vững

Du lịch bền vững đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững. Điều đó không có nghĩa là luôn có sự tăng trưởng liên tục về du lịch. Theo Phạm Trung Lương và nnk (2013) “DLST được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác do mức độ giáo dục cao về môi trường và sinh thái. Du lịch sinh thái thể hiện mối tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên hoang dã cộng với ý thức được giáo dục nhằm biến chính những khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch sinh thái làm giảm tối thiểu tác động của khách du lịch đến văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên”.[9] DLST thực sự cần đáp ứng được những nguyên tắc cơ bản sau [11]:

  • Giáo dục nâng cao hiểu biết cho du khách về môi trường tự nhiên, qua đó tạo ý thức tham gia của du khách vào các nỗ lực bảo tồn. Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.
  • Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì môi trường tự nhiên, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của vùng, quốc gia.
  • Tạo việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
  • Lượng khách du lịch luôn điều hòa ở mức vừa phải để đảm bảo không vượt quá giới hạn tối đa về sức chứa tại điểm du lịch.
  • Phát triển DLST phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với môi trường tự nhiên, không được tổn hại đến tài nguyên và môi trường.
  • DLST phải tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này.
  • Phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và đối với ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa học).
  • DLST phải đem lại cho du khách những trải nghiệm trong tự nhiên.
  • Đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ về nội dung hướng dẫn và nhận thức về môi trường sinh thái của cả người hướng dẫn và các thành viên tham gia.
  • Cần có sự đào tạo đối với tất cả các cơ quan chức năng: chính quyền, địa phương, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và du khách (trước, trong và sau chuyến đi).

1.3.2. Một số loại hình du lịch sinh thái trên thế giới

 Tùy thuộc vào điều kiện môi trường sinh thái của từng quốc gia sẽ hình thành những loại hình du lịch sinh thái khác nhau.

Ở Trung Quốc phát triển loại hình DLST cho những người quan tâm nghiên cứu khoa học địa chất, địa mạo do các giáo sư Địa chất học của các trường đại học nổi tiếng hướng dẫn. Ngoài ra, họ còn tổ chức các hình thức du lịch như ngồi bè đi dọc sông Trường Giang để khám phá cuộc sống sông nước và thưởng ngoạn phong cảnh.

Tại Tanzania: DLST được tổ chức dưới hình thức cho du khách đi bộ trong 17 ngày với đoạn đường 240 km dưới sự hướng dẫn của người dân địa phương tộc Massai, tham quan thung lũng Otwai nổi tiếng với thảo nguyên mênh mông, quan sát đời sống của voi, ngựa vằn, hươu, sư tử, hổ…

Tại Bolivia: xây dựng khu nhà ở sinh thái nằm trong Công viên Quốc gia Madidi, khu dự trữ Amazon hàng đầu của Bolivia. Nơi đây cung cấp dịch vụ ăn ở cho du khách tham quan trong những túp lều mái tranh hay rơm được xây dựng bằng các vật liệu sẵn có ở địa phương. Dự án này làm việc với một cộng đồng bên trong ranh giới của công viên nói trên nhằm kết hợp du lịch sinh thái với các dự án kinh tế khác trong các lĩnh vực lâm nông nghiệp, sản xuất hàng thủ công bản địa, và khai thác lâm sản không phải gỗ. [3] Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Ở Indonesia: Không chỉ nổi tiếng bởi loài rồng Komodo huyền thoại – loài thằn lằn duy nhất trên thế giới còn sót lại từ thời tiền sử và chỉ hiện diện tại Indonesia trong đời sống hoang dã, Vườn quốc gia Komodo (được thành lập năm 1980) còn sở hữu cảnh quan thiên nhiên hết sức độc đáo, một thiên đường thực sự hài hòa giữa biển trời với dải bờ biển cát trắng mịn, nước trong xanh rất phong phú các HST rạn san hô, HST trảng cỏ mênh mông, những mỏm đá cheo leo giữa núi non hùng vĩ… Tại đây loại hình DLST được ưa chuộng nhất là du lịch cộng đồng cụ thể là du khách sẽ ở trong những ngôi nhà sàn truyền thống, bơi thuyền hay lặn biển khám phá các rạn san hô, theo dõi rồng Komodo săn mồi…

Campuchia là đất nước với nền văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc. Năm 2016, Campuchia thành lập hai điểm du lịch sinh thái là khu bảo tồn đời sống hoang dã Phnom Prich và khu bảo tồn rừng Mondolkiri, từ đó hình thành loại hình DLST nghiên cứu, khám phá các hệ sinh thái tự nhiên.

Qua việc tìm hiểu một số loại hình DLST phổ biến trên thế giới chúng ta có thể thấy khách du lịch sẵn sàng trả một chi phí lớn để được tham gia vào những tour tham quan, khám phá… thú vị. Nguồn chi phí này cung cấp kinh phí cho hoạt động bảo tồn tại các khu bảo tồn, duy trì hệ sinh thái tự nhiên đồng thời nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái. Từ đấy cần rút ra những bài học kinh nghiệm khi tiến hành các hoạt động DLST như sau:

Cần thay đổi quan niệm của mọi người về bảo tồn và phát triển. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường để nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và du khách, các đối tượng sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp nguồn tài nguyên thiên nhiên. Xây dựng mối quan hệ tương hỗ giữa khách du lịch, cộng đồng địa phương và cơ quan quản lý nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển du lịch bền vững.

Cần có cơ chế quản lý phù hợp, trong đó có sự tham gia của người dân địa phương trong các tour du lịch trên địa bàn để có thể quản lý tài nguyên và hoạt động du lịch hiệu quả. Quản lý chặt chẽ những quy hoạch phát triển DLST, tránh tình trạng sử dụng tài nguyên không hợp lý, phá vỡ cảnh quan tư nhiên, làm mất bằng sinh thái trong khu vực thực hiện dự án.

Cần có chính sách sử dụng các nguồn thu từ các hoạt động du lịch phù hợp. Nguồn thu từ các hoạt động du lịch sinh thái phải được sử dụng để bảo tồn các HST tự nhiên, duy trì đa dạng sinh học và phát triển kinh tế cộng đồng địa phương.

Khôi phục và phát triển những nét văn hóa, nghề và làng nghề truyền thống tại địa phương; phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm phục vụ nhu cầu của du khách. Từ đó tạo ra và duy trì nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương.

1.3.3. Tình hình phát triển du lịch và du lịch sinh thái ở Việt Nam

  • Chủ trương của Đảng và Nhà nước:

Nhận thức được tầm quan trọng của DLST không chỉ đơn thuần đóng góp vào sự phát triển kinh tế của một vùng, một đất nước mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội như: cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương; phân phối lại thu nhập, tái sản xuất sức lao động cho cộng đồng, góp phần tạo sự hiểu biết giao lưu giữa các dân tộc. Do đó, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng trong phần “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2022 – 2030” đã xác định:

Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2022, theo đó một trong những quan điểm phát triển chủ đạo là “Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương”, đi kèm với nó là những chính sách phát triển bền vững, chính sách ưu đãi đối với phát triển du lịch sinh thái, du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm. [24] Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Đặc biệt, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội trong Định hướng chiến lược phát triển bền vững (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) du lịch là một ngành kinh tế nhận được sự quan tâm rất lớn, vì Đảng và Nhà nước ta coi phát triển du lịch, trong đó đặc biệt là phát triển DLST vừa là cơ sở, vừa là động lực cho sự phát triển bền vững [2012].

  • Tình hình phát triển du lịch

Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh và lớn nhất thế giới. Một số nước đang phát triển đã tận dụng lợi thế quốc gia về tài nguyên thiên nhiên độc đáo, nền văn hóa phong phú của các dân tộc… để phát triển du lịch. Nhờ đó, du lịch đã trở thành công cụ xóa đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực năng động và thu hút du lịch mạnh mẽ, trong đó Việt Nam nổi lên như điểm đến hấp dẫn với những giá trị đặc sắc, độc đáo, thu hút mới.

Hướng đến mục tiêu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp vào năm 2030, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển vào năm 2030, ngành du lịch Việt Nam đã được đầu tư phát triển mạnh mẽ, thu hút được sự quan tâm của bạn bè quốc tế. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam gia tăng hàng năm, thể hiện ở bảng 1.1.

Bảng 1.1: Thống kê lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua các năm

Tại tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây, du lịch luôn là một trong những ngành được ưu tiên phát triển hàng đầu. Với nhiều điểm du lịch hấp dẫn như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, khu du lịch Quốc tế Tuần Châu, Minh Châu, Trà Cổ… và đặc biệt là thắng cảnh hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới – Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh là điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Nghị quyết về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2022 – 2030, định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh Quảng Ninh đã đề ra mục tiêu phát triển du lịch trong những năm tới là “đưa du lịch thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực phát triển nền kinh tế – xã hội của toàn tỉnh”.

Lượng khách du lịch đến Quảng Ninh tăng đều theo từng năm. Theo Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng, nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2024: tính đến hết Quý III năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh là 6,048 triệu lượt, tăng 10% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt 1,816 triệu lượt, tăng  2% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu đạt 3.803 tỷ đồng, đạt 72,7 % kế hoạch năm, tăng 15% so với cùng kỳ. Theo ước tính cả năm 2024, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 8.200.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 2.300.000 lượt, doanh thu từ du lịch ước đạt 4.200 tỷ đồng[28]. Có thể thấy số lượt khách quốc tế đến Quảng Ninh gần bằng 1/3 tổng số du khách, chứng tỏ thương hiệu du lịch Quảng Ninh được phổ biến khá rộng rãi trên thị trường quốc tế. Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Quan điểm du lịch của Cô Tô là bền vững, không chạy theo số lượng mà cần hướng tới thị trường khách có thu nhập cao, đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm thiểu tác động xấu từ du lịch tới môi trường, cảnh quan và xã hội.

Theo đánh giá của Trần Đức Thạnh và nnk (2023) “Tài nguyên du lịch của huyện Cô Tô là không nhiều, nhưng cũng khá đặc sắc về tự nhiên và nhân văn” [23]. Những đặc điểm độc đáo về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu… là điều kiện tốt để Cô Tô phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tự nhiên. Cô Tô có vai trò là điểm kéo dài của các tour du lịch tại vùng Đông Bắc của Tổ quốc như Vân Đồn, Móng Cái, thành phố Hạ Long… Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Cô Tô phát triển kinh tế du lịch.

  • Tình hình nghiên cứu và phát triển DLST

Nghiên cứu và phát triển DLST trên toàn quốc

Việc nghiên cứu một cách có hệ thống về DLST ở nước ta mới bắt đầu từ những năm giữa thập kỉ 90 của thế kỷ XX trở lại đây song đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về khoa học và môi trường. Đến cuối những năm 1990, DLST đã bước đầu gây được chú ý ở cấp độ quốc gia với sự tham gia của Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng nhiều tổ chức quốc tế tại Việt Nam như Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP – United Nations Development Programme), Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF – World Wide Fund For Nature), IUCN… Việc tổ chức những hội thảo xoay quanh các vấn đề phát triển DLST như Hội thảo về “DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” (1998); Hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam” (tháng 8/2010), Hội thảo khoa học “Phát triển DLST trong khu dự trữ sinh quyển: cơ hội và thách thức” (2015)… là những dấu hiệu bước đầu cho thấy sự quan tâm rộng rãi hơn đối với sự phát triển DLST của giới học giả. Với đề tài “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” của Phạm Trung Lương (1996) đã xác lập cơ sở khoa học cho sự phát triển DLST ở Việt Nam và tổ chức không gian DLST trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt, sự ra đời của cuốn “Du lịch và du lịch sinh thái” (Thế Đạt, 2014) và “Du lịch sinh thái, những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” (Phạm Trung Lương và Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Hoàng Hoa Quán, 2013), hệ thống cơ sở lý luận về DLST đã phần nào được định hình. Nhìn chung có thể coi DLST là một quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với bảo vệ môi trường, lựa chọn những mặt tích cực của một số loại hình du lịch và có mối quan hệ với các loại hình du lịch khác như: du lịch văn hóa, du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch bản địa…

Về cơ sở thực tiễn, dựa trên sự hợp tác của Cục Kiểm Lâm, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Tổ chức phát triển bền vững Fundeso và Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha đã xuất bản cuốn “Cẩm nang quản lý phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn Việt Nam” (2015). Cuốn sách này được coi là nền tảng cho công tác quản lý, tổ chức DLST tại Việt Nam. Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu khác đã và đang được hình thành xoay quanh vấn đề nhận thức và áp dụng thực tiễn DLST ở Việt Nam.   Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Cuốn sách “ Du lịch sinh thái” (2017) của Lê Huy Bá vừa mang tính lý thuyết và tính ứng dụng cao phục vụ cho quy hoạch du lịch sinh thái, thiết kế tour du lịch. Cuốn sách này thể hiện được các quy luật tương tác giữa các thành phần môi trường trong hệ sinh thái, đa dạng sinh học, diễn thế và sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng theo quy luật vận động và phát triển của du lịch sinh thái.

Ngoài ra, nhiều chương trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, thạc sĩ cũng tiếp cận các vấn đề du lịch liên quan đến tự nhiên và sinh thái môi trường như: luận án phó tiến sĩ của Phạm Quang Anh “Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam” (1996), luận án tiến sĩ địa lý của Nguyễn Thị Sơn “Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Cúc Phương” (2011), luận văn thạc sỹ khoa học của Nguyễn Thanh Tuấn “Đánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh” (2022)…

Việt Nam với biển rộng, sông dài, tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, từ những năm 1995 – 1996 DLST bắt đầu phát triển mạnh tại một số địa phương trên cả nước. Hoạt động du lịch sinh thái ở Việt Nam được phân chia theo khu vực địa lý như sau [12]:

Vùng núi và ven biển Đông Bắc: bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng. Các tài nguyên DLST độc đáo ở khu vực này là các HST trên núi đá vôi, HST đất ngập nước, HST san hô… Tiêu biểu là khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Sơn, Hữu Liên – Lạng Sơn, VQG Ba Bể – Bắc Kạn; hồ Núi Cốc – Thái Nguyên, VQG Bái Tử Long – Quảng Ninh, VQG Cát Bà – Hải Phòng, HST rạn san hô, rừng ngập mặn, HST thung áng ở khu vực Hạ Long và Cát Bà… Các loại hình DLST chủ yếu bao gồm tham quan nghiên cứu các HST đặc thù, du lịch mạo hiểm, du lịch lặn biển, du lịch cộng đồng.

Vùng núi Tây Bắc – Hoàng Liên Sơn: không gian hoạt động DLST ở khu vực này chủ yếu bao gồm phần phía Tây của hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với HST núi cao Sapa – Fansipan, nơi có nhiều loài sinh vật ôn đới; vườn quốc gia Hoàng Liên có tới 38 loài động vật thuộc loài quý hiếm cần được bảo vệ. Các loại hình du lịch sinh thái thường được tổ chức ở khu vực này bao gồm tham quan nghiên cứu các HST vùng núi cao, du lịch khám phá mạo hiểm, du lịch bản làng các dân tộc…

Vùng đồng bằng sông Hồng: với không gian chủ yếu thuộc các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Trên phạm vi không gian vùng du lịch sinh thái này có 4 VQG là Ba Vì, Tam Đảo, Xuân Thủy và Cúc Phương. Căn cứ vào các đặc điểm sinh thái tự nhiên và điều kiện có liên quan hoạt động du lịch sinh thái ở vùng này chủ yếu là tham quan nghiên cứu các HST đặc thù kết hợp với thưởng ngoạn và du lịch văn hóa.

Vùng Bắc Trung Bộ: bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và khu vực Đông Nam Thừa Thiên – Huế, phần phía Tây Đà Nẵng và Quảng Nam. Địa bàn này được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao với nhiều vườn quốc gia như Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha Kẻ Bàng, Bạch Mã. Đây là những khu rừng nguyên sinh rộng lớn, là khu vực đã phát hiện 3 loài thú mới là Sao la, Mang lớn và Voọc Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với động Phong Nha được công nhận là di sản thế giới. Chính vì vậy tiềm năng du lịch sinh thái ở vùng này là rất lớn. Các loại hình du lịch sinh thái được thực hiện ở khu vực này bao gồm: tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái, tham quan hang động, du lịch mạo hiểm, du lịch dã ngoại, du lịch lặn biển… Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

Vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: bao gồm phần phía Tây của Tây Nguyên, một phần phía Bắc Lâm Đồng xuống đến Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Các hệ sinh thái điển hình của vùng bao gồm HST rừng khộp mà tiêu biểu ở Yok Đon, HST đất ngập nước ở Hồ Lắc, HST vùng núi cao ở Ngọc Linh, Bidoup – Núi Bà, HST san hô ở Nha Trang, HST cát ở Mũi Né… Đây là vùng tập trung nhiều hệ sinh thái điển hình và cũng là nơi được thế giới công nhận có tính đa dạng sinh học cao, là nơi duy nhất ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á có đủ 4 loài bò xám và bò sừng xoắn; đây cũng là nơi còn có nhiều loài chim, thú, bò sát, cá, các loài thực vật thuộc diện quý hiếm, đặc hữu ở Việt Nam và trên thế giới. Các loại hình DLST thường tổ chức được ở khu vực này bao gồm tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch dã ngoại, du lịch lặn biển.

Vùng Đông Nam Bộ: không gian chủ yếu bao gồm khu vực VQG Cát Tiên (Lâm Đồng – Bình Phước – Đồng Nai), VQG Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh)… Tính đa dạng sinh học của vùng này cũng được đánh giá là khá cao với nhiều HST điển hình. Các loại hình du lịch sinh thái chủ yếu ở đây bao gồm: tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, du lịch mạo hiểm, du lịch dã ngoại…

Vùng đồng bằng sông Mê Kông: với 2 hệ sinh thái điển hình là đất ngập nước và rừng ngập mặn, không gian hoạt động du lịch sinh thái ở vùng này chủ yếu tập trung ở các tỉnh dọc sông Mekông và các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Rừng ngập mặn Cà Mau; Tràm Chim Đồng Tháp – nơi bảo tồn loài sếu cổ trụi; các vườn quốc gia U Minh Thượng, Phú Quốc là những nơi có giá trị đặc biệt cho hoạt động du lịch sinh thái. Ngoài ra, các miệt vườn, đặc biệt trên các cù lao dọc sông Tiền, sông Hậu… là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của vùng. Tính độc đáo của hoạt động du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng ở vùng đồng bằng sông Mekông là du lịch sông nước, miệt vườn.

Đó chỉ là một số loại hình DLST tiêu biểu hiện có và đang được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm. Trên thực tế còn nhiều loại hình DLST khác đã và đang từng bước đi vào khai thác.

  • Nghiên cứu và phát triển DLST tại Cô Tô

Đã có một số chuyên đề, luận án thạc sĩ nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội cũng như tiềm năng du lịch của huyện đảo Cô Tô như đề tài  “Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên biển quần đảo Cô Tô – Thanh Lân” của Lê Đức An (1992), “Đánh giá điều kiện tự  nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội biển” Lê Đức An (1995) đã xác lập cơ sở khoa học cho sự phát triển kinh tế – xã hội cho các đảo ven bờ ở Việt Nam nói chung và cho huyện đảo Cô Tô nói riêng.

Từ năm 2014 đến năm 2015, Viện Nghiên cứu Hải sản đã phối hợp với Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng tiến hành khảo sát, nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học cho việc qui hoạch và quản lý hai Khu bảo tồn biển Cát Bà và Cô Tô. Nội dung chủ yếu là khảo sát đa dạng sinh học rạn san hô, thảm rong cỏ biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái vùng triều. Kết quả nghiên cứu đã góp phần xây dựng quy hoạch và đề xuất kế hoạch quản lý tài nguyên trong khu bảo tồn biển Cát Bà và Cô Tô.

Phạm Hoàng Hải (2018) với Báo cáo tổng kết đề tài “Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên, kinh tế – xã hội; thiết lập cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế – xã hội bền vững cho một số huyện đảo” và luận văn Thạc sỹ khoa học Địa lý với đề tài “Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh” của Phạm Thị Hồng Nhung (2019) đã cơ bản hình thành hệ thống cơ sở khoa học về phát triển du lịch và phần nào định hướng phát triển DLST cho huyện đảo Cô Tô.

Mặt khác, ngày 26 tháng 5 năm 2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 742/QĐ – TTg về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2030, theo đó đến năm 2015 thành lập Khu bảo tồn biển Cô Tô và Khu bảo tồn biển Đảo Trần với tổng diện tích là 12.050 ha. Điều này đã khẳng định giá trị về mặt sinh thái của quần đảo Cô Tô. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang tiến hành điều tra, khảo sát lập quy hoạch chi tiết xây dựng và chính thức thành lập Khu bảo tồn biển Cô Tô – Đảo Trần. Luận văn: Đánh giá phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô Lớn.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Phương pháp nghiên cứu du lịch sinh thái đảo Cô Tô

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993