Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch MICE là loại hình du lịch kinh doanh trên cơ sở tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm và khen thưởng. Đây là loại hình du lịch có xu thế phát triển nhanh trong những năm gần đây ở nhiều nước trên thế giới và khu vực.
Du lịch MICE đem lại hiệu quả tích cực đối với nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội đặc biệt là kinh tế. Vì du lịch MICE tập trung vào đối tượng khách đông, có khả năng chi trả cao và thời gian lưu trú dài ngày như các doanh nhân, nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị – xã hội… nên đóng góp thu nhập du lịch MICE thường cao hơn các loại hình du lịch khác. Du lịch MICE có thể phát triển quanh năm cả trong mùa thấp điểm du lịch. Hơn thế nữa, du lịch MICE còn đóng vai trò là nhân tố xúc tác, kích thích, bổ trợ các ngành kinh tế khác phát triển.
Tuy có vai trò tích cực như vậy nhưng không phải địa phương nào muốn phát triển du lịch MICE cũng được. Địa điểm phát triển du lịch MICE phải đáp ứng các điều kiện nhất định về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực du lịch. Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
Tp. Hồ Chí Minh là nơi hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch MICE thành công tại Việt Nam: cửa ngõ quốc tế vào Việt Nam, đầu mối giao thông quan trọng ở khu vực phía Nam, là thành phố phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính năng động nhất, là trung tâm văn hóa, giáo dục lớn, là nơi giải trí, mua sắm, ẩm thực hàng đầu tại Việt Nam với số lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả nước… Thời gian qua, du lịch MICE đã phát triển nhanh, mạnh tại Tp. Hồ Chí Minh đem lại nguồn thu lớn nhưng còn thiếu tính chuyên nghiệp, bài bản, phát triển chưa có tính định hướng và tương xứng với tiềm năng.
Là một người công tác trong ngành du lịch, học viên lựa chọn đề tài “Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh” cho luận văn của mình vì những lý do sau:
Thứ nhất, Đề tài có vị trí quan trọng và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, có thể đi vào cuộc sống.
Thứ hai, hướng nghiên cứu là phù hợp với xu hướng thế giới vì việc phát triển du lịch MICE đang được nhiều nước trong khu vực và trên thế giới ưu tiên đầu tư, đặc biệt là các nước tại Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia… trong thời gian gần đây.
Thứ ba, vấn đề du lịch MICE tuy không còn mới nhưng cũng chưa được nghiên cứu nhiều, đầy đủ và hệ thống tại Việt Nam.
Cuối cùng, do du lịch MICE có liên quan đến thương mại, phát triển kinh tế là những yếu tố động nên các thông tin luôn thay đổi, biến chuyển không ngừng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và cập nhật những thông tin mới.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, Tổ chức Du lịch Thế giới – UNWTO đã có những nghiên cứu về xu hướng, đặc điểm thị trường du lịch MICE, Tổ chức Hiệp hội Hội thảo và Đại hội quốc tế – ICCA đã có những báo cáo về số liệu và đặc tính thị trường hội nghị các tổ chức quốc tế. Các nước có du lịch MICE phát triển trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia… đều có những nghiên cứu và chính sách ưu tiên phát triển du lịch MICE.
Tại Việt Nam, năm 2007, Tổng cục Du lịch đã triển khai đề tài khoa học về “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch MICE và khả năng áp dụng tại Việt Nam”. Tuy nhiên, đề tài chỉ là những nghiên cứu mang tính tổng thể, chung chung, các thông tin và số liệu so với hiện nay đều đã cũ và chưa được cập nhật. Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
Đối với Tp. Hồ Chí Minh, năm 2004, UNWTO đã cử chuyên gia vào khảo sát tại Tp. Hồ Chí Minh và có báo cáo ngắn đánh giá và đề ra những giải pháp về phát triển du lịch MICE tại Thành phố. Năm 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh (Phòng Khách sạn) cũng đã có những nghiên cứu sơ bộ về việc đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Thành phố. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đều mang tính nhỏ lẻ, số liệu đã cũ, chưa được hệ thống và mang tính chuyên sâu và đặc biệt chưa đề ra các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề ra các giải pháp cụ thể và có tính thực tiễn nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu tổng quan về du lịch MICE bao gồm hệ thống cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch MICE của các thành phố tại Châu Á.
- Nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về du lịch MICE
- Hoạt động du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh bao gồm thực trạng và các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi về nội dung:
- Chỉ nghiên cứu về du lịch MICE của điểm đến, tức là chỉ nghiên cứu về du lịch MICE dưới góc độ cung du lịch.
- Tập trung nghiên cứu vào du lịch MICE phục vụ đối tượng khách du lịch quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh.
Du lịch MICE phục vụ khách du lịch nội địa tại Tp. Hồ Chí Minh cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên do những hạn chế của công tác thống kê tại Việt Nam nên các số liệu về Du lịch MICE nội địa tại thời điểm này chưa được thống kê đầy đủ nên không được tập trung nghiên cứu trong Luận văn này. Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
- 4.2 Phạm vi không gian: Hồ Chí Minh.
- 4.3 Phạm vi thời gian: 2000 – tháng 5/2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
5.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Phương pháp này cho phép kế thừa, tích lũy thành tựu của quá khứ. Đây là phương pháp được sử dụng hầu như xuyên suốt trong đề tài, bao gồm hai giai đoạn: thu thập tài liệu và xử lý tài liệu. Nguồn tài liệu sử dụng trong đề tài có thể gồm các dạng: tài liệu chuyên khảo, các văn bản pháp luật, số liệu thống kê từ các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trung ương và địa phương, một số đề tài khoa học, luận văn, tài liệu nghiên cứu của các tổ chức nước ngoài, các trang website trong nước và nước ngoài… Kết quả của quá trình thu thập và xử lý tài liệu sẽ ảnh hưởng đến kết quả của quá trình nghiên cứu, tính chính xác và tính khoa học của đề tài.
5.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn chuyên sâu 03 chuyên gia du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh bao gồm:
- + 01 đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh
- + 01 đại diện khách sạn 5 sao chuyên khai thác du lịch MICE
- + 01 đại diện công ty lữ hành chuyên khai thác du lịch MICE
Bên cạnh đó, học viên cũng tiến hành phỏng vấn chuyên sâu 02 chuyên gia tại Hà Nội bao gồm:
- + 01 đại diện Tổng cục Du lịch
- + 01 đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch
Và 01 chuyên gia nước ngoài là TS. Dietmar Kielnhofer, nguyên Tổng giám đốc Khách sạn Sheraton tại Sài Gòn, hiện đang công tác tại Tokyo, Nhật Bản.
5.3 Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo được sử dụng để tính toán một số số liệu hiện nay chưa được thống kê trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước và thực tiễn. Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần sau :
- Chương 1: Những lý luận cơ bản về du lịch MICE
- Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh
- Chương 3: Đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh.
7. Những đóng góp của đề tài
Những giải pháp, kiến nghị sẽ là cơ sở để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, có định hướng trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, sản phẩm du lịch cũng như quảng bá, xúc tiến du lịch MICE hiệu quả. Đề tài sẽ giúp các công ty lữ hành, khách sạn trong việc định hướng thị trường khách và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách du lịch MICE. Bên cạnh đó, đề tài sẽ giúp các nhà đầu tư cân nhắc, lựa chọn hướng đầu tư vào du lịch MICE hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao.
Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH MICE
1.1. Khái niệm
Theo quy luật phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới dẫn đến việc trao đổi, giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại, đầu tư ngày càng phát triển. Điều này kéo theo những hoạt động liên quan như tổ chức hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, sự kiện… diễn ra ngày một nhiều, từ đó nảy sinh những dịch vụ phục vụ những hoạt động này bao gồm cơ sở lưu trú, địa điểm tổ chức hội thảo, hội chợ, triển lãm, sự kiện, ăn, uống, vui chơi, đi lại, thiết bị phục vụ phòng họp… Và khi dịch vụ này phát triển đến mức trở thành phổ biển và chuyên nghiệp thì một loại hình du lịch mới ra đời: Du lịch MICE.
- Đề tài nghiên cứu khoa học của Tổng cục Du lịch năm 2007 [11] đưa ra khái niệm về du lịch MICE như sau:
MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng và các sự kiện đặc biệt, được tổ chức trên quy mô rộng cả về không gian và lượng người tham gia. Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
Như vậy, MICE không phải là một loại hình du lịch đơn nhất, nhỏ lẻ mà là loại hình du lịch kết hợp giữa việc tổ chức các sự kiện (hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm) với dịch vụ du lịch (ăn, lưu trú, đi lại…) và/hoặc đi du lịch (tham quan, giải trí, mua sắm…) trên quy mô rộng cả về không gian và số lượng người tham dự.
- Trang website Wikipedia đưa ra khái niệm về du lịch MICE như sau:
Đây là một loại hình du lịch đi thành những đoàn lớn, thường được lập kế hoạch từ trước và nhằm thực hiện một mục đích riêng biệt
Bên cạnh đó, MICE là chữ viết tắt chữ cái đầu của:
- + M (Meetings-hội họp, họp mặt, gặp gỡ),
- + I (Incentives-khen thưởng, động viên),
- + C (Conferences/ Conventions/ Congress-hội thảo, hội nghị, đại hội),
- + E (Exhibitions/ Events-triển lãm, sự kiện).
Phần lớn các nhân tố cấu thành MICE được hiểu rất rõ trừ du lịch khen thưởng. Du lịch khen thưởng thường được sử dụng như một phần thưởng của chủ một doanh nghiệp hoặc tổ chức nhằm thúc đẩy nhân viên làm tốt hơn công việc của mình. Không như các phân khúc khác của du lịch MICE, du lịch khen thưởng đơn thuần được tổ chức nhằm mục đích giải trí hơn là mục đích nghề và giáo dục.
Trang website www.onecaribbean đưa ra khái niệm về du lịch MICE như sau:
MICE là một loại hình du lịch liên quan đến việc thúc đẩy kinh doanh, thương mại. Theo đó, việc đi lại, du lịch trước hết là nhằm thực hiện nhiệm vụ, nghĩa vụ. Riêng du lịch khen thưởng có sự khác biệt với các phân khúc khác nằm trong du lịch MICE vì mặc dù liên quan đến kinh doanh nhưng du lịch khen thưởng được tổ chức cho nhân viên, nhà môi giới, phân phối như là phần thưởng và được xây dựng trên cơ sở giải trí, nghỉ dưỡng.
Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu:
Khách du lịch MICE thường đi thành đoàn lớn, lên kế hoạch từ trước, nhằm thực hiện một mục đích riêng biệt. MICE là loại hình du lịch kết hợp trên quy mô rộng cả về không gian và lượng người tham gia.
Các phân đoạn của Du lịch MICE bao gồm hội nghị, hội thảo, triển lãm thường đặt yếu tố công việc, nhiệm vụ lên đầu tiên. Chỉ riêng du lịch khen thưởng là khác vì mặc dù có liên quan đến kinh doanh nhưng được xây dựng trên cơ sở tập trung vào yếu tố giải trí, nghỉ dưỡng. Gần đây có sáng kiến sử dụng thuật ngữ “ngành hội nghị” bao hàm tất cả các nhân tố trên. Tuy nhiên, thuật ngữ MICE hiện nay vẫn được sử dụng phổ cập và phổ biến.
1.2. Các phân khúc thị trường du lịch MICE Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
Theo tài liệu “MICE Industry-An Asia Pacific Perspective” (Ngành Du lịch MICE-Triển vọng tại Châu Á Thái Bình Dương) của Tổ chức Du lịch thế giới-UNWTO năm 2012 [29] thì UNWTO chia du lịch MICE thành 04 phân khúc chính:
- Coprorate Meetings: hội nghị do tập đoàn, công ty, doanh nghiệp đứng ra tổ chức.
- Incentives: du lịch khen thưởng, động viên.
- Conventions (hội nghị): Theo UNWTO, các hiệp hội (associations) là những cơ quan tổ chức hội nghị (convention) và đại hội (congress). Do vậy, UNWTO sử dụng khái niệm “conventions” để đề cập đến “association meetings” (hội nghị của các hiệp hội). Hiệp hội ở đây bao gồm các tổ chức thuộc chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.
- Exhibitions and Trade Shows: Triển lãm và hội chợ thương mại
- Theo tài liệu “Statistic report 2002-2011” (Số liệu thống kê 2002-2011) của tổ chức International Congress and Covention Association (Hiệp hội hội thảo và đại hội quốc tế) [22] ICCA (ICCA cùng với UIA là một trong hai tổ chức có uy tín nhất trên thế giới về du lịch hội nghị quốc tế) thì “International meetings” (Hội nghị quốc tế) được chia thành 02 loại:
- + Corporate Meetings: hội nghị do tập đoàn, công ty, doanh nghiệp đứng ra tổ chức
- + Non-corporate meetings: những hội nghị không do tập đoàn, công ty, doanh nghiệp đứng ra chủ trì mà do các hội hoặc hiệp hội chủ trì. Các hội và hiệp hội bao gồm tổ chức thuộc chính phủ và tổ chức phi chính phủ, hay còn được gọi dưới cái tên khác là “association meetings”.
- Theo tài liệu “2011 MICE Statistic” (Số liệu thống kê MICE năm 2011) của Thailand Convention and Exhibition Bureau (Cục Triển lãm và Hội nghị Thái Lan-TCEB) [23] thì TCEB chia số liệu thống kê về Du lịch MICE của Thái Lan như sau:
- M: Corporate meetings (hội nghị do tập đoàn, công ty, doanh nghiệp đứng ra chủ trì).
- I: Incentives (du lịch khen thưởng).
- C: Non-corporate meetings (hội nghị do các hội hoặc hiệp hội chủ trì).
- E: Exhibitions (triển lãm).
Giữa phân khúc M và I có mối liên hệ chặt chẽ với nhau vì cùng chung chủ thể đứng ra chủ trì tổ chức là tập đoàn, công ty, doanh nghiệp.
Như vậy, theo các tổ chức du lịch chuyên ngành như UNWTO và ICCA cũng như các nước trong khu vực như Thái Lan và để thuận lợi cho công tác thống kê trên thực tiễn, du lịch MICE được chia thành 04 phân khúc chính:
- M: Corporate meetings (hội nghị của tập đoàn)
- I: Incentives (du lịch khen thưởng)
- C: Convention hay Non-corporate meetings hay Association meetings (hội nghị của hiệp hội)
- E: Exhibitions, trade shows (du lịch triển lãm, hội chợ thương mại)
Cũng theo cách chia của UNWTO và ICCA thì các thị trường hội nghị tập đoàn và hội nghị hiệp hội (M và C) có thể thống kê được là thị trường hội nghị quốc tế. Riêng thị trường hội nghị nội địa bao gồm hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (trường đại học, bệnh viện…) cũng đóng vai trò quan trọng nhưng rất khó thống kê trên thực tiễn nên không nằm trong phạm vi nghiên cứu này.
Sau đây, học viên sẽ tập trung lãm rõ các đặc tính riêng biệt của 04 phân khúc chính của thị trường du lịch MICE theo cách chia của UNWTO và ICCA cụ thể như sau: Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
1.2.1. Hội nghị tập đoàn (Corporate meetings)
a) Khái niệm
Hội nghị của các tập đoàn bao gồm 2 loại:
- Hội nghị nội bộ thường tập trung vào vấn đề tổ chức bộ máy hoặc nội bộ. Do vậy, những hội nghị nội bộ hầu như luôn luôn được tổ chức gần nơi tập đoàn, công ty đặt trụ sở và do vậy có rất ít cơ hội cho các nhà tổ chức du lịch MICE xúc tiến điểm đến.
- Hội nghị bên ngoài bao gồm 2 loại:
- Hội nghị bên ngoài tập đoàn tập trung vào quản lý quan hệ chuỗi Cung hoặc phát triển khách hàng. Ví dụ: Một công ty sản xuất tổ chức hội nghị tại một địa điểm nơi công ty lấy được nguồn nguyên liệu thô như một phần của hoạt động quản lý chuỗi cung, hoặc tổ chức hội nghị tại 1 địa điểm nơi các nhà lắp ráp là khách hàng của những sản phẩm mà công ty sản xuất. Do vậy, những hội nghị dạng này sẽ được tổ chức tại một nơi cụ thể vì một lý do cụ thể, ví dụ tại một địa điểm-nơi là thị trường lớn cho những sản phẩm của công ty hoặc là nguồn cung chính. Đối với những hội nghị bên ngoài tập đoàn dạng này, các công ty thường quyết định nơi tổ chức hội nghị mà cũng không thực sự liên quan đến việc “bán điểm đến”.
- Hội nghị bên ngoài tập đoàn tập trung vào đầu ra (kích Cầu) nhằm tìm kiếm cơ hội khuyến khích người mua từ những khu vực địa lý lớn. Những hội nghị này là những “hội nghị xúc tiến thị trường”. Liên quan đến vấn đề này, công ty tập trung hơn vào điểm đến, nhưng tập trung vào việc chọn một điểm đến mà đáp ứng được mục đích của công ty – tức là thu hút một số lượng lớn khách hàng tiềm năng đến hội nghị. Tuy nhiên phần lớn những hội nghị xúc tiến “thị trường” sẽ vẫn tổ chức tại những địa điểm có sự tiếp cận bằng đường hàng không tốt nhất và là những thị trường tiềm năng nhất. Đây là dạng hội nghị mà các công ty khai thác du lịch MICE có thể “bán được điểm đến”.
b) Đặc tính Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
- Quan tâm đến giá cả và tập trung vào giá trị.
- Muốn nhiều sự lựa chọn và những gói hội nghị linh hoạt phù hợp với nhu cầu và ngân sách của họ.
- Để thắng trong giao dịch này, trong quá trình đàm phán, các địa điểm tổ chức phải đưa ra những giá trị thêm vào chẳng hạn đường truyền internet miễn phí.
- Sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội như Linkedln và YouTube, với những phiên quay video nhóm và gửi video trên mạng để các đại biểu khi kết thúc phiên họp có thể sử dụng, xem lại các điểm chính được thảo luận tại cuộc họp.
- Mặc dù “hội nghị xanh” vẫn đóng vai trò quan trọng và vẫn có những nhà lập kế hoạch hội nghị tập đoàn tìm kiếm các địa điểm có những sáng kiến như vậy để tổ chức nhưng nếu được lựa chọn giữa bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí thì vấn đề chi phí vẫn được ưu tiên hơn.
- Bảo hiểm, tài chính, tư vấn, công nghệ cao, chăm sóc sức khỏe và giáo dục vẫn là những ngành chính tổ chức các hội nghị tập đoàn.
- Việc sử dụng internet-website, tạp chí mạng, tạp chí điểm đến… đóng vai trò nổi trội trong việc tìm kiếm điểm đến.
- Mặc dù thời gian rút ngắn lại nhưng các hội nghị vẫn tăng về số lượng chứ không phải kích cỡ.
- Các lĩnh vực thường xuyên tổ chức hội nghị tập đoàn: Dược phẩm/y tế, Dịch vụ tài chính/ngân hàng, Công nghệ thông tin/viễn thông/điện tử, Hóa học/năng lượng/môi trường, Truyền thông/quan hệ công chúng/quảng cáo, Ô tô, Đào tạo, huấn luyện, Bảo hiểm, Bất động sản, Sản phẩm xa xỉ, Bán hàng trực tiếp.
- Những người đưa ra quyết định về chọn lựa điểm đến thường xuyên thay đổi công việc trong tập đoàn hoặc chuyển đến công ty khác, do vậy việc duy trì dữ liệu liên lạc cho các hội nghị tập đoàn là một nhiệm vụ khó khăn. Các tập đoàn thường xây dựng kế hoạch hội nghị trong khoảng thời gian ngắn nhưng chi tiêu rất cao, ở phân đoạn xa xỉ của thị trường.
Hội nghị tập đoàn nội bộ thường được tổ chức gần hoặc tại nơi tập đoàn đặt trụ sở. Hội nghị tập đoàn tập trung vào chuỗi Cung hoặc phát triển khách hàng thường được tổ chức tại địa điểm cung cấp đầu vào và nơi đầu ra cho sản phẩm của tập đoàn. Những hội nghị xúc tiến thị trường thường được tổ chức tại những thành phố, đô thị có nền kinh tế mạnh, hoạt động kinh doanh thương mại và hệ thống bán lẻ phát triển, cư dân đông đúc, sức mua của người dân cao. Như vậy, những địa điểm có nhiều trụ sở của các tập đoàn, công ty lớn, có nền kinh tế và hoạt động giao thương phát triển sẽ là nơi phát triển mạnh du lịch MICE. Chi phí tổ chức hội nghị có xu hướng cắt giảm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Bên cạnh đó, việc khai thác sử dụng các tiện ích công nghệ viễn thông để phục vụ hội nghị như hình thức trực tuyến, các mạng xã hội có xu hướng phổ biến nhằm tối đa hóa hiệu quả và giảm chi phí. Các nhà tổ chức hội nghị cũng coi trọng yếu tố môi trường, “hội nghị xanh” nhưng đây không phải nhân tố ưu tiên hàng đầu.
1.2.2. Hội nghị của các hiệp hội (association meetings) Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
a) Khái niệm
Theo ICCA, một hội nghị được gọi là “international association meeting”-hội nghị của hiệp hội quốc tế khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải được tổ chức bởi một tổ chức, hiệp hội quốc tế hoặc khu vực
- Phải có ít nhất 50 đại biểu
- Phải được tổ chức theo định kỳ
- Phải được tổ chức luân phiên giữa ít nhất 3 nước
b) Theo ICCA, hội nghị của hiệp hội quốc tế có các đặc tính sau
- Các hội nghị được tổ chức nhiều nhất là về y tế, khoa học, chủ đề học thuật, tổ chức thương mại, tổ chức nghề, tổ chức xã hội.
- Việc đăng cai tổ chức thường đến từ đối tác địa phương, là tổ chức quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực đó.
- Phần lớn trụ sở của các tổ chức, hiệp hội quốc tế nằm tại Châu Âu (59%), theo sau là Bắc Mỹ, Châu Á/Trung Đông.
- Hội nghị tổ chức quốc tế được tổ chức nhiều nhất là tại Châu Âu/Bắc Mỹ, Châu Mỹ la tinh, Châu Á/Trung Đông, Châu Phi và Châu Đại Dương.
- Năm 2011, số lượng đại biểu trung bình của 1 hội nghị trên thế giới là 535, giảm 36 đại biểu so với năm ngoái. Trung bình số lượng đại biểu tại một hội nghị quốc tế tại Châu Á trong năm 2010 là 582.
- Thị phần các hội nghị có kích cỡ nhỏ nhất (từ 50-149 và 150-249 đại biểu) ngày càng mở rộng so với hội nghị có kích cỡ trên 500 đại biểu. 30,2% hội nghị có đại biểu từ 50-149 đại biểu.
- Tổng đại biểu tham dự các hội nghị năm 2011 là 5.520.722 đại biểu.
- Phần lớn hội nghị được tổ chức hàng năm (59,8% năm 2011), 2 năm tổ chức 1 lần (21,5%).
- Tháng nhiều hội nghị tổ chức nhất là tháng 9, tiếp theo là tháng 6, tháng 10 và tháng 5.
- Năm 2011, thời gian trung bình của 1 hội nghị là 3,78 ngày, giảm so với 5,1 ngày năm 2010.
- Địa điểm tổ chức hội nghị theo thứ tự ưu tiên là khách sạn (45,4%), tiếp theo là Trung tâm hội thảo/triển lãm, đại học.
- Chi tiêu trung bình cho 1 đại biểu năm 2010 là 736 đô la Mỹ
- Tổng số đại biểu tại các hội nghị quốc tế tại Châu Á năm 2010 là 1.017.473 người, chiếm 19% số đại biểu trên toàn cầu
c) Điều kiện đăng cai tổ chức hội nghị
- Phải có nhiều khách sạn chất lượng (3-5 sao)
- Trung tâm hội thảo có không gian có thể sử dụng linh động và sức chứa lớn
- Tiếp cận bằng đường hàng không thuận tiện
- Cung cấp dịch vụ đi lại mặt đất có chất lượng
- Khả năng cung cấp chất lượng dịch vụ cao của các nhà tổ chức hội thảo chuyên nghiệp và công ty quản lý điểm đến
- Điểm đến có sức hấp dẫn Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
- Có sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền địa phương đăng cai – An toàn và an ninh.
Hội nghị của các hiệp hội quốc tế thường được tổ chức gần hoặc tại nơi tổ chức quốc tế đặt trụ sở. Như vậy, địa điểm có nhiều tổ chức, hiệp hội quốc tế đặt trụ sở sẽ có nhiều cơ hội tổ chức hội nghị này. Điều này lý giải việc hội nghị này được tổ chức nhiều nhất tại Châu Âu,
Bắc Mỹ do phần lớn các tổ chức quốc tế trên thế giới đặt trụ sở tại đây. Hơn nữa, các nước Châu Âu và Bắc Mỹ là các nước phát triển, là những cường quốc về kinh tế và trung tâm chính trị, văn hóa trên thế giới, sự hợp tác, liên kết giữa các nước rất cao và chặt chẽ nên các tổ chức, hiệp hội rất phát triển bao gồm cả các hiệp hội ngành, nghề.
Số lượng đại biểu tham dự có xu hướng giảm, các hội nghị có kích cỡ nhỏ hoặc trung bình tăng so với hội nghị có kích cỡ lớn. Thời gian trung bình của hội nghị giảm so với những năm trước. Chủ đề ưa thích số 1 tại các hội nghị là lĩnh vực y tế, tiếp theo là khoa học.
1.2.3. Du lịch khen thưởng
a) Khái niệm
Incentive tour (IT) có số lượng khách trong đoàn khoảng từ 100 đến 200 khách, thường tồn tại một seri booking (đặt chỗ hàng loạt) trong một khoảng thời gian xác định, sử dụng các phương tiện nguyên chuyến như máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ nhằm chủ động về mặt thời gian và có thể giảm chi phí vận chuyển, còn phương tiện vận chuyển tại điểm du lịch chủ yếu là xe ô tô với số lượng chỗ ngồi mỗi xe từ 45 chỗ đến 50 chỗ và có khoang đựng đồ riêng. IT thường có độ dài trung bình từ 4 đến 5 ngày hoặc từ 8 đến 9 ngày với những hoạt động mang tính tập thể định hướng theo hãng và tham quan danh lam thắng cảnh.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, IT thường đi đôi với Meetings và Events. IT được xem như là một cách thức khuyến khích, động viên chính trong một Chương trình mang tính chất thúc đẩy kinh doanh (Motivation Programmes) của một công ty, xí nghiệp ở một ngành kinh doanh nào đó, với các mục tiêu như : khuyến khích các nhà bán buôn, nhà phân phối, đại lý đặt ra và thực hiện các mục tiêu bán hàng cao hơn, gia tăng doanh số bán ra. Có thể nói IT chính là phần thưởng phát cho những người thắng cuộc trong các chương trình thúc đẩy kinh doanh này. Kinh phí dành cho IT chiếm khoảng 80% trong toàn bộ ngân sách của Chương trình. Các đơn vị xem đầu tư cho IT phải là dạng đầu tư có hiệu quả (return on investment) nên rất quan tâm đến hình thức IT và kinh phí dành cho IT được cân đối = tỷ lệ % trên mục tiêu lợi nhuận (profit goal) mà công ty/xí nghiệp dự kiến phải đạt trong Chương trình.
b) Đặc điểm Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
- Hiện nay, phần lớn các chương trình du lịch khen thưởng là những hình thức đầu tư có hiệu quả tương tự như những chương trình khuyến khích bán hàng.
- Trung bình số đêm nghỉ của các chuyến du lịch khen thưởng đã giảm từ 6,5 đêm xuống 4 đêm.
- Các chuyến du lịch bớt rầm rộ hơn. Những điểm đến đầu tiên được lựa chọn là các điểm đến trong nước hoặc điểm đến quốc tế nhưng ở khoảng cách địa lý gần. Đối với những chuyến du lịch quốc tế ở khoảng cách địa lý xa hơn, thì hạng vé máy bay đã giảm từ hạng business class (hạng nhất) xuống hạng economy (hạng phổ thông). Phòng khách sạn cũng giảm xuống một bậc, từ hạng luxury (hạng sang) xuống hạng upper-upscale (hạng trên trung bình).
- Trong các chuyến đi, yếu tố công việc luôn được lồng ghép như thảo luận về chiến lược và hướng phát triển của tập đoàn.
- Các chương trình du lịch khen thưởng thường có ý nghĩa giải trí cao. Do vậy, các nhà xây dựng kế hoạch thường tìm kiếm các điểm đến có những sự chọn lựa giải trí cao về khách sạn và tiện nghi nhằm cung cấp dịch vụ ở những mức cao.
- Trong các chuyến đi, yếu tố Trách nhiệm xã hội của từng người trong đoàn được coi trọng ví dụ như dự án team-building (xây dựng nhóm) nhằm ủng hộ cộng đồng và từ thiện cộng đồng.
- Về cách thức marketing điểm đến, các tin tức e-mail, chuyến fam-trip, email trực tiếp được xếp là những phương tiện hiệu quả nhất, theo sau là sự tham dự tại các hội chợ thương mại. Các trang web điểm đến, các cuộc gọi điện thoại được xếp là những phương tiện kém hiệu quả hơn nhằm xúc tiến các điểm đến du lịch khen thưởng.
c) Các địa điểm đáp ứng được nhu cầu của các nhà lập kế hoạch du lịch khen thưởng
- Các điểm đến thời thượng
- Nghe có vẻ đắt đỏ
- An ninh và an toàn
- Dễ tiếp cận và có các đường bay trực tiếp của những hãng hàng không lớn
- Trải nghiệm thích hợp (phù hợp với nhu cầu của khách mời)
- Dễ dàng tổ chức và đặt chỗ
- Thường tổ chức tại những khách sạn/khu nghỉ mát 4-5 sao có chất lượng nhưng giá cả cạnh tranh
- Có những địa điểm độc đáo dành cho những sự kiện chuyên đề
- Dịch vụ và thức ăn có chất lượng cao
- Có những hoạt động và trải nghiệm độc đáo, ví dụ hoạt động nhóm, mạo hiểm
- Các nhà cung cấp dịch vụ mặt đất có kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường du lịch khen thưởng (ví dụ các công ty quản lý điểm đến, công ty vận tải)
- Nhận được sự ủng hộ của địa phương (ví dụ các buổi biểu diễn văn hóa, quà, túi tài liệu, biểu ngữ chào mừng)
- Sáng tạo và linh hoạt nhằm cung cấp những trải nghiệm độc đáo, chân thực với chi phí hợp lý nhất
Tuy Du lịch khen thưởng nhằm mục đích thúc đẩy kinh doanh nhưng trong nội dung chương trình yếu tố giải trí, thư giãn, nghỉ dưỡng phải đặt lên hàng đầu. Do vậy, những điểm du lịch có thương hiệu, thời thượng thường được ưu tiên lựa chọn. Những địa điểm với vị trí cửa ngõ, trung tâm giao thông, từ đó lan tỏa đi các điểm này cũng được hưởng lợi vì du khách thường tiêu một phần chi phí đi lại, lưu trú, mua sắm… tại đây. Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP. Hồ Chí Minh.
Hiện nay, do khủng hoảng kinh tế, các công ty thường có xu hướng cắt giảm chi phí và tối đa hóa hiệu quả kinh phí bỏ ra. Vì vậy, du lịch khen thưởng hiện nay thường được kết hợp, lồng ghép với việc tổ chức hội nghị, hội thảo như bàn về chiến lược hoạt động của tập đoàn, kế hoạch marketing, phát triển khách hàng hay các hoạt động xây dựng nhóm và văn hóa công ty.
Du lịch khen thưởng thường đi đoàn đông, khoảng vài trăm khách, có đoàn lên đến hàng nghìn khách. Các hoạt động của du lịch khen thưởng thường trọn gói từ A đến Z, trong chương trình thường có hoạt động dạ tiệc (gala dinner), xây dựng nhóm (team building). Các sự kiện chuyên đề này phải độc đáo, có tính sáng tạo và để lại những dấu ấn khó quên đối với du khách. Đội ngũ cán bộ, nhân viên tổ chức sự kiện phải có khả năng ứng phó nhanh với những tình huống bất ngờ, có tính độc lập và sáng tạo cao. Hướng dẫn viên yêu cầu phải có kinh nghiệm, giỏi nghề. Do vậy, các công ty lữ hành tổ chức du lịch khen thưởng thường là những công ty lớn, chuyên nghiệp.
1.2.4. Triển lãm, hội chợ Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
a) Khái niệm
- Public Show – Hội chợ công cộng: Mục tiêu tổ chức hội chợ là dành cho người tiêu dùng.
- Trade Show – Hội chợ thương mại: Mục tiêu tổ chức hội chợ là dành cho các công ty thương mại.
- Public and Trade show – Hội chợ thương mại và Công cộng: Mục tiêu tổ chức hội chợ là dành cho cả người tiêu dùng và công ty thương mại.
Ba lĩnh vực tổ chức hội chợ nhiều nhất tại Châu Á là: Công trình, công nghiệp, sản xuất và máy móc, Không chuyên sâu vào chủ đề, Thiết kế nội thất và đồ đạc.
b) Nhu cầu của các nhà tổ chức triển lãm
Khi lựa chọn một địa điểm, những nhà sản xuất hội chợ sẽ tìm kiếm các vấn đề sau:
- Những thị trường chính hoặc gần các nhà sản xuất
- Hấp dẫn với người mua
- Nơi các hội chợ tương tự không được tổ chức hoặc tổ chức tại những thành phố gần đấy
- Dễ tiếp cận bằng đường hàng không
- Nhiều phòng khách sạn gần địa điểm
- Ủng hộ của các nhà tài trợ
- Việc dựng gian hàng hiệu quả
- Chi phí thuê không gian.
Trong hội chợ, triển lãm thường lồng ghép tổ chức các hội nghị, hội thảo nhỏ về giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, gặp gỡ khách hàng… Những địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm phải là những trung tâm thương mại lớn, nơi giao thương có đông khách hàng với sức mua lớn. Đặc biệt, nơi đây phải có trung tâm triển lãm có cơ sở hạ tầng hiện đại phù hợp. Vì các nhà tổ chức triển lãm thường đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu nên họ phải tổ chức ở nơi thu hút được nhiều người bán (seller) và người mua (buyer) hay nhiều công ty trưng bày triển lãm và người tiêu dùng tham dự triển lãm.
1.3. Phát triển du lịch MICE Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
1.3.1. So sánh sự khác nhau giữa du lịch thuần túy và du lịch MICE
Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa du lịch thuần túy và du lịch MICE
Bên cạnh những sự khác nhau như bảng trên, du lịch MICE khác du lịch thuần túy ở những điểm sau:
- Đoàn khách MICE thường rất đông, thấp nhất là từ vài chục người lên đến vài nghìn, thậm chí hàng chục nghìn khách.
- Khách du lịch MICE phần nhiều là những chính khách, doanh nhân, nhà khoa học… thuộc giai tầng trí thức, tinh hoa của xã hội nên chi tiêu nhiều hơn, cao hơn nhưng đồng thời cũng đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao hơn, chuyên nghiệp hơn loại hình du lịch thông thường.
- Khách du lịch MICE thường yêu cầu các sự kiện chuyên đề kèm theo phải có tính độc đáo, sáng tạo, mang tính bản sắc của địa phương. Thông tin lịch trình luôn được cập nhật đầy đủ, chính xác và thể hiện khả năng ứng phó tình huống đột biến cao.
- Khách du lịch MICE thường kỹ tính, kỹ càng về chi tiết nên phải đảm bảo không xảy ra sai sót trong suốt quá trình phục vụ từ lúc khách đến tới lúc khách rời đi.
1.3.2. Các điều kiện để phát triển du lịch MICE
Trên cơ sở sự khác nhau giữa du lịch thuần túy và du lịch MICE, ta có thể khẳng định một địa điểm phát triển du lịch MICE vừa phải đáp ứng những điều kiện để phát triển thành một điểm du lịch thông thường vừa phải đáp ứng những điều kiện riêng biệt để phát triển thành một điểm du lịch MICE. Dựa trên các thông tin thứ cấp thu thập được, học viên đã tổng hợp, hệ thống hoá và bổ sung các điều kiện để phát triển du lịch MICE, cụ thể như sau :
- Môi trường ổn định, an toàn, thân thiện Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
Kinh doanh loại hình du lịch MICE cần phải có một môi trường ổn định về chính trị cũng như sự ổn định về giá trị của đồng tiền. Đồng thời, môi trường đó phải năng động, độc lập, đáng tin cậy và đa dạng về văn hoá. Ngoài ra, cộng đồng dân cư phải có thái độ, cử chỉ, thân thiện và có khả năng ngoại ngữ để giao tiếp. Bên cạnh đó, các cuộc họp, hội nghị và sự kiện cần được tổ chức với yêu cầu an ninh, an toàn cao, đặc biệt là các cuộc họp của các nguyên thủ quốc gia và các cuộc họp có tính quốc tế.
- Vị trí địa lý thuận lợi, có khí hậu, thời tiết ôn hòa, dễ chịu
Địa điểm phát triển du lịch MICE thường ở vị trí cửa ngõ, trung tâm, từ đó có thể lan tỏa ra các vùng khác trong quốc gia hoặc trong khu vực và trên thế giới. Những địa điểm có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết quá khắc nghiệt cũng không phù hợp để phát triển loại hình du lịch này.
- Dễ tiếp cận bằng đường hàng không, đường bộ và đường biển
Có sân bay quốc tế và nội địa hiện đại, có đủ khả năng đón các đoàn khách lớn, thủ tục xuất nhập cảnh và hải quan nhanh chóng, có nhiều hãng hàng không quốc tế lớn hoạt động để từ đó bay trực tiếp hoặc nối chuyến đến các vùng trong quốc gia và các khu vực trên khắp thế giới. Việc tiếp cận điểm du lịch MICE bằng đường bộ, đường biển cũng là những yêu cầu quan trọng trong việc thu hút khách MICE vì du khách có thể lựa chọn phương tiện đi lại phù hợp với mình hoặc sử dụng phương tiện này để tham quan các điểm du lịch lân cận.
- Yêu cầu cao về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội
Các điểm phát triển du lịch MICE phải có cơ sở hạ tầng hiện đại như hệ thống đường bộ thông thoáng, sạch sẽ, tránh hiện tượng kẹt xe, tắc đường và có hệ thống điện, nước đầy đủ. Các dịch vụ về bưu chính viễn thông như điện thoại, mạng internet, dịch vụ ngân hàng, hàng không, bảo hiểm, nơi đậu xe… là rất cần thiết và không thể thiếu khi tổ chức loại hình du lịch MICE bởi khác với khách du lịch thông thường, yêu cầu đối với các dịch vụ này của khách du lịch MICE là rất cao.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phù hợp để tổ chức du lịch MICE
Do yêu cầu thoả mãn các dịch vụ phục vụ cho hoạt động hội họp, hội thảo, tổ chức các sự kiện nên yêu cầu quan trọng đầu tiên là nơi tiến hành du lịch MICE phải có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tốt bao gồm:
- Số lượng cơ sở lưu trú du lịch nhiều, đa dạng, đặc biệt là hệ thống khách sạn từ 3-5 sao với chất lượng dịch vụ tốt có thể đáp ứng những đoàn khách lớn lên đến hàng nghìn người.
- Số lượng phòng hội nghị, hội thảo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các phòng hội nghị, hội thảo phải có không gian rộng, vừa sức chứa khách, trang bị những thiết bị cần thiết để tổ chức hoạt động hội nghị như màn hình, máy chiếu, đường truyền internet, hệ thống míc, tai nghe… Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
Hiện nay, phòng tổ chức hội nghị, hội thảo được phân bổ như sau:
- Các phòng hội nghị, hội thảo tại các khách sạn cao cấp: hiện nay tất cả các khách sạn từ 3-5 sao đều có hệ thống phòng hội nghị, hội thảo trong khách sạn có thể đáp ứng nhu cầu hội họp kết hợp với lưu trú của du khách.
- Các trung tâm hội nghị, triển lãm: các trung tâm hội nghị, triển lãm lớn, mang tầm cỡ quốc gia hoặc khu vực, thế giới đều có hệ thống phòng họp đa dạng, có thể tổ chức những hội nghị khác nhau về quy mô, từ nhỏ đến lớn với số khách từ vài chục lên đến hàng nghìn người. Bên cạnh đó, các trung tâm này thường có khu triển lãm trong nhà và không gian ngoài trời có thể tổ chức những triển lãm, hội chợ và sự kiện khác nhau. Những trung tâm này thường ở vị trí giao thông thuận lợi, gần các cơ sở lưu trú du lịch (hoặc bên trong trung tâm có cơ sở lưu trú du lịch), trung tâm mua sắm, giải trí, nhà hàng, nơi đậu xe và các dịch vụ phục vụ hội nghị, triển lãm như dịch vụ ngân hàng, điện thoại, internet…
1.3.2.6. Khu vui chơi giải trí và mua sắm, nhà hàng phong phú
Do đặc điểm của công việc, khách du lịch sử dụng loại hình du lịch MICE thường có nhu cầu vui chơi, giải trí để thư giãn trong thời gian rảnh rỗi giữa các phiên họp và mua sắm hàng lưu niệm, vì vậy đây là yêu cầu rất cần thiết đối với những khu vực sẽ phát triển loại hình du lịch này. Những nơi không có các khu vui chơi giải trí cao cấp và khu thương mại với các hàng lưu niệm chất lượng cao thường không thích hợp để tổ chức loại hình du lịch này. Điều này lý giải tại sao hiện nay du lịch MICE thường phát triển gắn với các trung tâm đô thị lớn, hiện đại. Ngoài ra, việc có các nhà hàng đa dạng, cao cấp với ẩm thực của nhiều nước khác nhau cũng là một yếu tố thu hút khách MICE vì họ cũng có nhu cầu thưởng thức các món ăn ngon để phục vụ sở thích, giải trí hoặc gặp gỡ đối tác sau những giờ họp, triển lãm căng thẳng, mệt mỏi.
1.3.2.7. Yêu cầu cao về cảnh quan môi trường
Là những khách du lịch cao cấp, khách du lịch MICE luôn có yêu cầu cao về cảnh quan môi trường nơi diễn ra hoạt động du lịch đặc thù này. Chính vì vậy những địa điểm đạt yêu cầu cơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật, an ninh, an toàn song có cảnh quan và môi trường thiếu hấp dẫn, không đảm bảo thường không nằm trong danh sách ưu tiên lựa chọn. Thực tế cho thấy những khu du lịch/khách sạn cao cấp ở những nơi có cảnh quan đẹp, môi trường trong lành luôn được chọn để tổ chức hoạt động MICE, đặc biệt trong trường hợp các hoạt động có tính quốc tế. Bên cạnh môi trường tự nhiên, khách du lịch MICE còn có yêu cầu cao về môi trường xã hội như thái độ ứng xử thân thiện, văn minh của cộng đồng dân cư đối với khách du lịch.
1.3.2.8. Dịch vụ tham quan du lịch đa dạng Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
Vị trí của điểm tổ chức hoạt động hội nghị hội thảo, triển lãm gần với các địa điểm tham quan du lịch là rất quan trọng. Các sản phẩm du lịch tại các địa điểm phụ cận (thường có khoảng cách đi lại trong ngày) có vai trò bổ sung và không thể thiếu trong một sản phẩm du lịch MICE trọn gói. Đối với du lịch hội nghị, triển lãm, Ban tổ chức thường sắp xếp 1-2 buổi tham quan sau khi kết thúc hội nghị nên nhu cầu tham quan các điểm du lịch gần là rất cần thiết. Bên cạnh đó, khách du lịch MICE thường có người thân đi cùng nên họ thường lựa chọn những địa điểm có hoặc gần những địa danh du lịch nổi tiếng để người thân có thể đi du lịch trong thời gian họ bận họp hoặc dự triển lãm.
1.3.2.9. Đội ngũ lao động phục vụ du lịch MICE có trình độ cao
Là loại hình du lịch với đối tượng khách cao cấp, du khách MICE đòi hỏi chất lượng dịch vụ rất cao và có những yêu cầu khó tính. Đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch MICE từ nhân viên quản lý đến nhân viên phục vụ trực tiếp như hướng dẫn viên, lái xe, lễ tân… phải có trình độ cao, thái độ làm việc chuyên nghiệp. Nhân viên quản lý, xây dựng chương trình MICE trọn gói phải có kinh nghiệm, kiến thức và nhanh nhạy trong việc xử lý tình huống, đảm bảo quá trình phục vụ không xảy ra sai sót. Đội ngũ phục vụ trực tiếp tại khách sạn, hội nghị, hội thảo cũng phải là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và ngoại ngữ tốt bởi khách hàng MICE thường kỹ tính và không cho phép xảy ra sơ sót trong quá trình tổ chức, đặc biệt là những hoạt động có tính quốc tế. Đặc biệt, đội ngũ hướng dẫn viên, phiên dịch viên phải có trình độ chuyên nghiệp, giỏi nghề.
1.3.2.10. Các công ty cung cấp dịch vụ du lịch MICE chuyên nghiệp
- Công ty tổ chức hội thảo chuyên nghiệp (Professional Coference Organizer-PCO): Cung cấp dịch vụ tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên nghiệp từ A đến Z phù hợp với quy mô, chi phí, tính chất hội thảo và yêu cầu của khách hàng.
- Công ty quản lý điểm đến (Destination Management Company-DMC): là đơn vị chuyên môn tổ chức và phục vụ các hội họp, sự kiện và chương trình du lịch kết hợp tại các điểm đến. Thông thường DMC tổ chức theo yêu cầu của khách hàng, tìm ra giải pháp gây ngạc nhiên độc đáo để phục vụ khách hàng. Bên cạnh việc tổ chức các buổi họp, chương trình du lịch, sự kiện, DMC còn có thể cung ứng các chương trình mang tính chất hướng về cộng đồng, tổ chức chiêu đãi, giải trí.
- Tổ chức marketing điểm đến (Destination Marketing Organizations-DMO): Các Tổ chức marketing điểm đến đại diện cho nhà tổ chức hội thảo, hội nghị, giúp tìm kiếm các đối tượng khách hàng phù hợp. Ngoài ra, những tổ chức này còn giúp các nhà tổ chức hội nghị phát triển sản phẩm, tìm và khắc phục những điểm yếu, nâng cao chất lượng dịch vụ hội thảo, hội nghị.
- Nhà tổ chức triển lãm, hội chợ (Professional Exibition Organizer-PEO): là đơn vị chuyên môn tổ chức các triển lãm, hội chợ thương mại và các sự kiện liên quan. Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
- Các công ty vận chuyển khách du lịch: có đoàn xe nhiều, hiện đại có thể phục vụ những đoàn khách khác nhau, kể cả những đoàn khách lớn.
1.3.2.11. Có các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch MICE
Một trong những điều kiện quan trọng giúp một địa điểm phát triển du lịch MICE là chính quyền trung ương và địa phương có ưu tiên định hướng phát triển du lịch MICE trong các chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch hoặc phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài ra, một số chính sách cũng phải thi hành bao gồm chính sách hỗ trợ thị thực, hoàn thuế cho người nước ngoài mua hàng hóa tại địa phương khi xuất cảnh qua sân bay, chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng, đào tạo, giáo dục…
Điều kiện cốt yếu để một địa điểm phát triển du lịch MICE là phải có cơ sở hạ tầng tốt, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phục vụ khách MICE đầy đủ, hiện đại và đội ngũ nhân lực phục vụ khách MICE chuyên nghiệp. Ngoài ra, những điều kiện không kém phần quan trọng là ổn định về chính trị, an ninh, an toàn, thân thiện, hiếu khách, gần các điểm du lịch nổi tiếng, có các khu giải trí, mua sắm…
Nếu như ở mảng hội nghị, hội thảo, địa điểm phát triển du lịch MICE ưu tiên có các khách sạn cao sao với chất lượng dịch vụ cao cấp thì ở du lịch triển lãm, các nhà tổ chức sẽ ưu tiên lựa chọn các địa điểm là các trung tâm, đô thị lớn có nền kinh tế phát triển, nhộn nhịp, sôi động, tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp, dân số đông, có mặt bằng sống tương đối cao và đặc biệt phải có các trung tâm triển lãm có cơ sở hạ tầng hiện đại, phù hợp với quy mô triển lãm. Ở du lịch khen thưởng, các địa điểm được ưu tiên sẽ là nơi sở hữu hoặc gần các di sản thiên nhiên, văn hóa nổi tiếng để phục vụ nhu cầu chính là giải trí, nghỉ dưỡng của du khách.
1.4. Vai trò của Du lịch MICE đối với kinh tế xã hội Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
1.4.1. Vai trò tích cực
1.4.1.1. Đóng góp về kinh tế
Du lịch MICE có tác động lan tỏa đến 3 nhóm lợi ích:
- Nhóm lợi ích thứ nhất: Lợi ích trực tiếp thu được từ việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng và hội chợ. Các chủ thể nhận lợi ích trực tiếp là các nơi tổ chức sự kiện, nhà tổ chức, PCO, PEO, DMC và các khách sạn.
- Nhóm lợi ích thứ hai: Các lợi ích liên quan từ việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng và hội chợ. Các chủ thể có lợi ích gián tiếp là các nhà thầu, chuyên chở hàng hóa, người tham gia triển lãm, các nhà hàng và dịch vụ giải trí, đại lý lữ hành, các cửa hàng mua sắm, công ty vận tải và viễn thông, các ngân hàng và các lao động thời vụ.
- Nhóm lợi ích thứ 3: Là những lợi ích từ việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, du lịch khen thưởng và hội chợ thương mại mà không thể tính chính xác bằng tiền. Các chủ thể nhận được lợi ích là chuyển giao công nghệ, thương mại quốc tế và nâng cao hình ảnh quốc gia…
Hiện nay, quan điểm về những giá trị, lợi ích và đóng góp về kinh tế của du lịch MICE cũng có sự thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và giai đoạn mới, cụ thể như sau:
Theo quan điểm truyền thống thì vòng tròn đầu tư vào du lịch MICE được hiểu như sau: Chính phủ đầu tư ngân sách marketing thông qua Tổ chức quản lý điểm đến (DMO) và DMO sẽ đăng cai tổ chức hội thảo. Việc tổ chức hội thảo sẽ tạo ra công việc cho các đơn vị kinh doanh du lịch MICE. Các đơn vị này sẽ đóng thuế trên cơ sở lợi nhuận thu được từ việc tổ chức hội thảo. Thuế chính là phần đầu tư ban đầu mà chính phủ thu trở lại cộng với lợi nhuận. Tuy nhiên, mô hình này không thể hiện đầy đủ những giá trị thực sự của du lịch MICE. Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
Sơ đồ 1.2: Mô hình cũ về phát triển du lịch MICE
Hiện nay, phần lớn các nước trên thế giới đã thay đổi quan điểm cho phù hợp với bối cảnh và xu hướng hiện tại như sau: Đầu tiên, Chính phủ sẽ xác định các ngành ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới (ví dụ công nghệ cao, y tế, hàng không…), trên cơ sở đó cơ quan quản lý và các đơn vị kinh doanh du lịch MICE sẽ đại điện đi đăng cai những hội thảo thuộc những ngành ưu tiên đó và tổ chức tại địa phương. Những chuyên gia làm việc trong những ngành ưu tiên đó tại nước sở tại sẽ thu được lợi ích thông qua việc kết nối, giao lưu với các nhà lãnh đạo hàng đầu và chuyên gia quốc tế thuộc lĩnh vực của họ. Điều này sẽ thúc đẩy sự hợp tác về thương mại và nghiên cứu, thu hút đầu tư, giúp những ngành ưu tiên này phát triển nhanh hơn, từ đó mang lại những lợi ích kinh tế mà chính phủ mong muốn. Bên cạnh đó, việc đăng cai và tổ chức hội thảo cũng mang lại lợi ích trực tiếp cho ngành du lịch, khách sạn. Trong mô hình này, ngành du lịch sẽ đóng vai trò là ngành bổ trợ chứ không phải ngành ở vị trí trung tâm.
Sơ đồ 1.3: Mô hình mới về phát triển du lịch MICE
Với quan niệm hiện đại này, những lợi ích của du lịch MICE đa dạng và lớn hơn nhiều những lợi ích của du lịch thuần túy. Du lịch MICE không chỉ mang lại những lợi ích kinh tế trực tiếp như du lịch thuần túy mà còn là nhân tố xúc tác, phát sinh và thúc đẩy sự phát triển của những ngành kinh tế khác với những lợi ích không dễ đo đếm ngay lập tức.
1.4.1.2. Tạo công ăn việc làm
Theo WTTC (Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới) năm 2011, việc tăng trưởng du lịch MICE từ năm 2000 – 2007 đã tạo ra 400 triệu việc làm liên quan đến thương mại và sản xuất trên toàn cầu, chiếm 20% tổng việc làm tạo ra trên toàn cầu. Theo nghiên cứu về tác động của việc tổ chức Hội nghị đối với kinh tế Mỹ thì lĩnh vực hội nghị, hội thảo tạo ra 1,7 triệu công việc trực tiếp, 60 tỷ đô la thu nhập lao động trực tiếp. Lĩnh vực hội nghị tạo ra công việc trực tiếp nhiều hơn các ngành: viễn thông và truyền thông truyền hình (1,3 triệu), vận tải đường sắt và xe tải (1,5 triệu), thiết kế hệ thống máy tính và dịch vụ liên quan (1,4 triệu).
Cũng như các hoạt động du lịch thông thường, MICE mang lại cơ hội nghề nghiệp, cả những người có trình độ cao cũng như những người chưa được đào tạo bởi vì đây là ngành công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào lao động. Đặc biệt, du lịch MICE tạo việc làm cho nhiều lao động phụ nữ. Hiện nay, số lượng lao động nữ trong ngành du lịch chiếm hơn 50%, từ các doanh nghiệp du lịch đến nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng bán hàng thủ công mỹ nghệ, vải vóc, xưởng sản xuất thủ công. Nói khác đi, phụ nữ trực tiếp tham gia và hưởng lợi đáng kể từ sự phát triển du lịch MICE.
1.4.1.3. Đóng góp về văn hoá, xã hội Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
Những hoạt động đa dạng của MICE góp phần thu hẹp khoảng cách và những khác biệt về ngôn ngữ, giảm thiểu những rào cản văn hoá, phong tục tập quán, tầng lớp xã hội, chủng tộc, chính trị và tôn giáo. MICE còn có tác dụng đào tạo và xây dựng cộng đồng dân cư địa phương thành một cộng đồng cởi mở, năng động, hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hoá, góp phần nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, gìn giữ hòa bình trên thế giới.
Việc tổ chức cho khách du lịch MICE sau khi kết thúc họp đi tham quan địa phương cũng mang lại những lợi ích kinh tế trực tiếp cho người dân địa phương. Sự trải nghiệm, tiếp xúc với du khách từ các nước trên thế giới sẽ giúp người dân địa phương mở rộng hiểu biết và kiến thức. Đồng thời, sự khám phá và thưởng thức của du khách đối với các giá trị văn hóa và lịch sử địa phương là động cơ thúc đẩy người dân địa phương gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa. Bên cạnh đó, người dân có ý thức hơn trong việc giữ gìn cảnh quan môi trường và bảo vệ tài nguyên du lịch, tham gia vào việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách.
1.4.1.4. Tác động về chính trị
MICE góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. MICE đóng góp tích cực vào hoạt động đối ngoại và quan hệ giữa quốc gia chủ nhà với các nước trên thế giới. Thông qua MICE, nước chủ nhà có thể gia tăng uy tín trên trường quốc tế, thúc đẩy hợp tác, góp phần gìn giữ môi trường hoà bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Điển hình như việc Việt Nam tổ chức thành công Năm APEC 2006 đã góp phần làm nổi bật vai trò, vị thế của nước ta trên trường quốc tế cũng như khu vực.
1.4.1.5. Tác động đối với du lịch nói chung
Trong số các loại hình du lịch, MICE là hoạt động ít bị tác động bởi tính mùa vụ trong du lịch. Do vậy, MICE là giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng mùa vụ trong kinh doanh du lịch. Đặc biệt đối với các điểm du lịch có tính thời vụ do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết. Việc xây dựng kế hoạch đăng cai tổ chức các sự kiện MICE vào mùa thấp điểm sẽ tạo điều kiện cho hoạt động du lịch tại điểm đến luôn được điều hòa vào tất cả các thời gian trong năm.
Như vậy, Du lịch MICE có những vai trò tích cực và đa dạng lên mọi mặt của đời sống xã hội từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, xã hội đặc biệt là kinh tế. Ngoài những lợi ích trực tiếp đến các chủ thể tham gia, du lịch MICE còn mang lại những lợi ích gián tiếp vì là nhân tố xúc tác, phát sinh, kích thích giúp các mặt của đời sống xã hội phát triển. Chính vì vai trò quan trọng hơn hẳn của du lịch MICE đối với du lịch thuần túy, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa hiện nay nên phần lớn các nước phát triển trên thế giới đều đặt trọng tâm phát triển du lịch MICE trong chiến lược phát triển du lịch và thậm chí trong chiến lược phát triển kinh tế. Trong trường hợp địa phương có tiềm năng, việc lựa chọn phát triển du lịch MICE là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế thị trường và có hiệu quả hơn hẳn so với việc phát triển các loại hình du lịch khác.
1.4.2. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch MICE Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
Cũng giống như các loại hình du lịch khác, du lịch MICE cũng có những tác động tiêu cực nhất định đối với điểm đến, cả về kinh tế, văn hóa, xã hội.
1.4.2.1. Tác động về kinh tế
Loại hình du lịch MICE phát triển thì các chi phí dịch vụ, hàng hóa, chi phí thuê đất đai, nhà cửa, địa điểm họp tăng cao. Đứng trước nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch đối với loại hình này, rất nhiều ngân sách sẽ được đầu tư vào cơ cở vật chất và dịch vụ để phục vụ khách. Nếu cung không đáp ứng được cầu thì giá các dịch vụ sẽ tăng lên. Điều này dẫn tới sự trục lợi của cá nhân trên nhu cầu của khách du lịch MICE.
Việc đón tiếp khách đến địa phương cũng khiến các chi phí cho bảo dưỡng cơ sở vật chất hạ tầng như: giao thông, nước, điện, y tế, thông tin liên lạc, hệ thống rác và nước thải… gia tăng và chi phí này do địa phương chịu trách nhiệm.
1.4.2.2. Tác động về văn hóa-xã hội
Việc tiếp đón, giao lưu với khách du lịch có những tác động nhất định đến cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương. Sẽ có những hành vi của du khách khiến người dân địa phương thấy lạ và bắt chước làm theo. Sẽ có những hành vi có ảnh hưởng tốt và có những hành vi sẽ gây ảnh hưởng xấu, nhất là đối với tầng lớp thanh niên trẻ trong cộng đồng. Điều đó có thể dẫn đến việc ảnh hưởng, xói mòn lối sống truyền thống trong cộng đồng. Từ đó, dẫn đến sự biến đổi của môi trường văn hoá xã hội.
Các cơ sở cung cấp dịch vụ công ở địa phương có thể không đáp ứng được trước tốc độ phát triển nhanh du lịch MICE. Điều này khiến chất lượng dịch vụ của các dịch vụ công co thể bị giảm sút do sử dụng quá công suất.
1.4.2.3. Tác động xấu tới môi trường
Ở một số nơi là trung tâm của du lịch MICE, lượng khách đổ dồn đến quá đông, dẫn đến tình trạng quá tải đối với hệ thống giao thông, thoát nước, xử lý rác thải và làm ảnh hưởng đến môi trường như ô nhiễm không khí, nước, rác thải, gây tiếng ồn…. Các nguồn tài nguyên tự nhiên có thể bị hủy hoại do sử dụng sai mục đích hoặc bị sử dụng quá nhiều. Việc cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch MICE cũng có thể là thay đổi diện mạo của vùng đất như việc tầm nhìn bị hạn chế do sự mọc lên của các biển hiệu quảng cáo, đất đai bị mở rộng để xây dựng nhà nghỉ, nơi vui chơi phục vụ du khách. Khi du lịch MICE phát triển, thì nhu cầu về đất đai tăng lên đặc biệt cho các địa điểm như bãi tắm, khu vui chơi, nghỉ dưỡng… Do vậy các khoảng không gian trống rộng lớn và các vùng đất tự nhiên đang ngày càng bị xâm hại và khai thác để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Việc phát triển nhanh, phát triển quá mức và tình trạng tập trung quá nhiều người có thể làm các cơ sở hạ tầng hư hỏng nhanh hơn, làm thay đổi môi trường tự nhiên và hệ sinh thái của một khu vực. Điều này có thể gây ra những thay đổi theo chiều hướng xấu lên sự toàn vẹn của tự nhiên. Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
Do tính đặc thù của du lịch MICE là thường đi đoàn đông nên du lịch MICE cũng có những tác động tiêu cực về môi trường tự nhiên, xã hội do gây ra tình trạng quá tải trong việc sử dụng cơ sở hạ tầng tại địa phương, ô nhiễm môi trường và biến đổi môi trường văn hóa, xã hội. Do vậy, trong khi phát triển du lịch MICE phải chú trọng các giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của du lịch MICE.
1.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của một số thành phố tại Châu Á
1.5.1 Singapore
Theo xếp hạng mới nhất của ICCA, Singapore chiếm vị trí thành phố hội thảo hàng đầu của Châu Á gần một thập kỷ. Bên cạnh đó, Singapore duy trì vị trí là 1 trong số Top 5 thành phố hội thảo trên thế giới, bên cạnh Barcelona, Pari, Viên và Berlin. Singapore chủ động đặt mục tiêu coi ngành tổ chức hội nghị, hội thảo là một phần của chiến lược phát triển kinh tế trong nhiều năm và có thể là 1 trong những điểm đến đầu tiên trên thế giới kết hợp chặt chẽ chiến lược phát triển ngành tổ chức hội nghị, hội thảo với mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia. 136 sự kiện quay vòng được tổ chức tại Singapore năm 2010, tăng hơn 14% so với các sự kiện năm 2009. Năm 2010, Singapore thu hút 3,1 triệu khách du lịch thương mại, chiếm 27% số lượng khách du lịch tới Singapore, chi tiêu khoảng 5,4 tỷ đô la Sing (4,2 tỷ đô la Mỹ). Tốc độ tăng trưởng lần lượt là 19,2% và 28,6% so với năm 2009.
Để có thành công này, Singapore đã triển khai Chương trình Đại sứ hội thảo. Chương trình ra đời năm 2006. Chương trình tặng thưởng và khuyến khích các nhà tổ chức hội thảo không chuyên nghiệp. Đây là các chuyên gia và những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trong những lĩnh vực kinh tế chính của Singapore. Những “Đại sứ” này đại diện cho Singapore để đăng cai các sự kiện thương mại quốc tế và những sự kiện khác… Theo số liệu sơ bộ của ICCA, từ ngày 1/1/2012 đến năm 2019, Singapore đã giành quyền đăng cai tổ chức 45 hội nghị của các hiệp hội và tổ chức quốc tế. Cục tổ chức Hội thảo và Triển lãm Singapore (SECB) đóng vai trò quản lý và thúc đẩy sự phát triển của du lịch MICE tại Singapore.
Bên cạnh đó, SECB xây dựng chương trình phát triển du lịch MICE “BE in Singapore” hoặc “Business Events in Singapore”. SECB cam kết rút ra 170 triệu đô la Sing từ Quỹ Phát triển Du lịch 2 tỷ đô la Sing để tài trợ cho việc tổ chức các sự kiện thương mại từ năm 20062010. Trong khuôn khổ chương trình “BE in Singapore”, SECB tổ chức những sáng kiến thông qua Ủy ban phát triển kinh tế của Singapore để khuyến khích các tổ chức quốc tế đặt trụ sở chi nhánh Châu Á-Thái Bình Dương của họ tại Singapore. Hiện nay ước tính có khoảng 7000 tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp địa phương lớn đang hoạt động và đặt trụ sở tại Singapore. Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
Singapore và Hồng Kông, Trung Quốc đang cạnh tranh nhau vị trí thành phố triển lãm Châu Á hàng đầu. Chính phủ sẽ hỗ trợ nếu triển lãm có ít nhất 500 khách nước ngoài và có tốc độ tăng trưởng tiềm năng cao. Tuy nhiên, để có được sự hỗ trợ của Chính phủ, các nhà tổ chức phải xây dựng kế hoạch kinh doanh và marketing và chỉ rõ sự hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ và hiệp hội ngành. Singapore có một chính sách hỗ trợ chặt chẽ, ưu tiên những sự kiện đã từng diễn ra hơn là những sự kiện mới đề xuất. Bậc 1 là “Promising Trade Fair”, đòi hòi tối thiểu 1.000 khách quốc tế và tối thiểu 1000 m2 không gian triển lãm với tối thiểu 60 người bán quốc tế. Mức hỗ trợ cao hơn là Bậc 2- “Approved International Fair” và cuối cùng là bậc 4 – “Mega Trade Fair”.
Gần đây, Singapore đã khánh thành tổ hợp hội thảo Sands Marina Bay là một trong những trung tâm lớn nhất và hiện đại nhất tại Châu Á, với 4000 ghế họp cố định, 41.000 m2 không gian triển lãm và nằm tại trung tâm của thành phố với 7700 phòng khách sạn trong bán kính 1 km. Singapore có dịch vụ hàng không mạnh thứ hai tại Châu Á, sau Hồng Kông (Trung Quốc). Sân bay nằm gần thành phố hơn bất kỳ sân bay nào khác tại Châu Á trừ Macao. Thời gian di chuyển ước tính từ sân bay Changi về thành phố khoảng 20 phút. Sản phẩm du lịch MICE của
Singapore là một trong những sản phẩm mạnh nhất trong những điểm đến MICE tại Châu Á. Thế mạnh của Singapore là cung cấp những dịch vụ ở mức độ cao, có tính ổn định cho tất cả các nhà hoạch định hội thảo.
1.5.2. Đài Loan, Trung Quốc Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
Số lượng hội thảo tổ chức quốc tế được tổ chức tại Đài Loan năm 2010 là 138, tăng 47 so với năm 2009. Theo xếp hạng các điểm đến của ICCA, Đài Loan xếp thứ hạng 23, tăng 9 bậc. Trong đó, 99 sự kiện được tổ chức tại thành phố Đài Bắc, so với 64 sự kiện năm 2009. Điều này đẩy Đài Bắc từ vị trí 25 năm 2009 lên vị trí thứ 11 năm 2010, xếp thứ 2 tại Châu Á theo xếp hạng thành phố của ICCA.
Việc các hội thảo và sự kiện toàn cầu tổ chức ngày càng nhiều tại Đài Loan là nhờ 2 sáng kiến xúc tiến gồm The Taiwan MICE Advancement Program (Chương trình xúc tiến MICE Đài Loan) và Meet Taiwan (Gặp gỡ Đài Loan). Sáng kiến thứ 2 nhằm tăng cường sự hiện diện của Đài Loan tại các cuộc họp, sự kiện, hội chợ lớn trên toàn cầu, tổ chức các chuyến khảo sát cho các công ty mua lớn (key buyers) và giới truyền thông vào quay các chương trình và phóng sự đặc biệt và phát trên các kênh đa truyền thông. Cục Hội nghị Đài Loan là thành viên của Bộ phận Thương mại nước ngoài của ICCA cũng đã tạo ra niềm tin và quảng bá hình ảnh Đài Loan cho các nhà lập kế hoạch hội thảo tổ chức quốc tế. Đài Loan đã đăng cai tổ chức nhiều hội thảo quốc tế bao gồm Lion’s Club, Junior Chamber International, Rotary Club, PATA, American Society of Travel Agencies, ICCA.
Chính phủ Đài Loan đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng MICE bao gồm việc xây dựng TWTC Nangang, nâng cấp, mở rộng TWTC Nangang và Trung tâm Triển lãm và hội thảo Cao Hùng. Bên cạnh đó, chính phủ đưa ra những hỗ trợ rộng rãi đối với các nhà triển lãm quốc tế mà bảo trợ triển lãm tại Đài Loan. Từ năm 2005-2007, chính phủ đã hỗ trợ xấp xỉ 2,6 triệu đô la Mỹ cho khoảng 250 nhà tổ chức triển lãm nước ngoài.
1.5.3. Xơ-un, Hàn Quốc
Xơ-un xếp thứ 5 về việc tổ chức hội nghị quốc tế năm 2010 theo báo cáo của UIA. Từ năm 2004, thành phố đã đứng ở tốp 10. Là một phần của chiến dịch khen thưởng nhằm thúc đẩy du lịch MICE, các tổ chức đăng cai sự kiện quốc tế có thể nhận đến 200 triệu won (179.300 đô la Mỹ) theo chính quyền thành phố Xơ-un. Thành phố dành ra tổng số tiền là 2 tỷ won để khen thưởng những tổ chức như vậy với phần thưởng từ 2 triệu won đến 200 triệu won, gấp đôi so với ngân sách 1 tỷ won năm ngoái. Đại hội nha khoa thế giới hàng năm của Liên đoàn Nha khoa thế giới được tổ chức tại Xơ-un năm 2013 là một trong số những sự kiện nhận được lợi ích từ chương trình này. Gần đây, Xơ-un là thành phố Châu Á đầu tiên đăng cai GCC (Gulf Cooperation Council-Hội đồng hợp tác vùng Vịnh) Days 2011 Seminars mà trước kia chỉ tổ chức tại các thành phố Châu Âu như Pari, Brussels, Berlin và Luân Đôn. Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
1.5.4. Hồng Kông, Trung Quốc
Hồng Kông là điểm đến mạnh về các hội nghị tập đoàn, hội nghị khen thưởng và hội thảo quốc tế. Năm 2010, Cục Du lịch Hồng Kông (HKTB) ghi nhận sự tăng trưởng của số lượng khách MICE nghỉ qua đêm với con số đạt 1,4 triệu, tăng 22,8% so với năm ngoái. Phần lớn thành công của Hồng Kông là do vị trí hội tụ chiến lược có thể kết nối chặt chẽ với các khu vực lớn trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc lục địa; cơ sở hạ tầng đạt đẳng cấp thế giới và dịch vụ chuyên nghiệp.
Thông qua Phòng Hội thảo thuộc HKTB, hiện nay được biết dưới cái tên MEHK (Meetings Exhibition Hong Kong), Hồng Kông đặt ra 6 lĩnh vực ngành ưu tiên – y tế, khoa học y tế, khoa học xã hội, khoa học vi tính, điện máy và thể thao-nghỉ dưỡng-văn hóa. Hồng Kông cũng mở rộng danh sách các thị trường chiến lược ưu tiên từ Trung Quốc lục địa, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc tới Mỹ, Anh, Úc, Đài Loan, Malaysia, Singapore. HKTB có lịch sử phát triển du lịch MICE lâu đời nhất và nhiều kinh nghiệm nhất Châu Á. Một trong những thế mạnh là Hồng Kông có số lượng lớn các chuyên gia và nhà nghiên cứu (đầu mối liên lạc địa phương) có vị thế nổi bật tại các tổ chức quốc tế, người mà “giơ tay” để đăng cai các hội thảo thuộc lĩnh vực chuyên môn của họ và mang các hội thảo này về tổ chức tại Hồng Kông.
Với hơn 900 hiệp hội nghề, nhiều trong số đó là hiệp hội liên kết quốc tế, Hồng Kông thường xuyên thu hút các chuyên gia trên khắp thế giới. Thành phố này đã là nơi tổ chức một số hội chợ lớn nhất thế giới để đem công nghệ và bí quyết quốc tế mới nhất tới thị trường Châu Á rộng lớn. Là cánh cửa vào Trung Quốc và những thị trường khu vực rộng lớn khác, đồng thời là điểm hội tụ xuất phát của Châu Á, Hồng Kông hàng năm đăng cai hơn 100 triển lãm lớn thu hút trên 800.000 khách quốc tế và Trung Quốc lục địa, 10 trong số đó là những triển lãm có quy mô lớn nhất trong lĩnh vực đó tại Châu Á. Năm 2008, Hồng Kông đón 55.000 công ty triển lãm và 5,3 triệu lượt khách. Danh sách triển lãm của thành phố tiếp tục tăng trưởng và đa dạng hóa bao gồm những sự kiện quốc tế khu vực và những triển lãm mang tính toàn cầu. MEHK cung cấp những dịch vụ hỗ trợ trọn gói và những phần thưởng dành cho những triển lãm thương mại đáp ứng được điều kiện cũng như người tham dự triển lãm. MEHK cung cấp những chương trình đào tạo chuyên về hội thảo và du lịch khen thưởng online (khóa đào tạo 6 học phần) do Trường Khách sạn và Du lịch, Đại học Bách khoa Hồng Kông đào tạo.
Trung tâm Hội thảo và Triển lãm Hồng Koong (HKCEC) đã hoàn thành 2 lần mở rộng vào năm 1997 và 2009, mở rộng không gian cho thuê từ 26.000 m2 năm 1988 lên 91.500 m2 hiện nay. Bên cạnh HKEC, một địa điểm lớn khác của Hồng Kông là Asia World-Expo là địa điểm chỉ có 1 tầng duy nhất, không có cột và kết nối với sân bay. Địa điểm này có hội trường 13.500 ghế và nhà hát Asia World Summit 5.000 ghế. Với 57.000 phòng từ 150 khách sạn với hạng sao đa dạng, Hồng Kông có khả năng cung ứng phòng khách sạn rất mạnh, có thế đặt 1.000 phòng để tổ chức hội thảo chỉ với 3 khách sạn.
1.5.5. Kuala Lumpur, Malaysia Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
Gần đây, Malaysia có chính sách tập trung vào du lịch MICE với việc thành lập Cục Hội thảo và Triển lãm Malaysia (MyCEB). Khách du lịch thương nhân đến Malaysia đã tăng từ 1,25 triệu năm 2009 lên 1,28 triệu năm ngoái và Malaysia đã nhảy 3 bậc lên vị trí thứ 28 trong danh sách xếp hạng của ICCA. Bên cạnh đó, số lượng hội thảo đăng cai đã tăng 24% từ 96 hội nghị năm 2009 lên 119 hội nghị năm ngoái. Khách du lịch thương nhân quốc tế đã mang lại khoảng 5,8 tỷ đô la Mỹ trong năm ngoái (năm 2010).Thủ đô Kuala Lumpur đã nhảy 5 bậc lên vị trí thứ 22 theo xếp hạng thành phố của ICCA với 72 hội nghị tổ chức quốc tế được tổ chức.Thủ đô này nằm trong tốp 5 các điểm đến hội nghị tại Châu Á Thái Bình Dương sau Singapore, Bắc Kinh, Seoul, Băng cốc.
MyCEB đã đăng cai thành công 28 hội thảo quốc tế với sự cộng tác của các đối tác ngành. Những hội thảo này ước tính thu hút 40.000 đại biểu và tạo ra 142 triệu đô la Mỹ từ nay đến năm 2016. MyCEB cũng cung cấp hỗ trợ cho 189 sự kiện thương mại, bao gồm 124 hội nghị, hội thảo và 16 hội chợ thương mại. Những sự kiện này thu hút tổng cộng 71.075 đại biểu.
Nhằm phát triển thương hiệu du lịch MICE của Malaysia trên toàn cầu, MyCEB gần đây đã thành lập Phòng sự kiện quốc tế (IEU), một đơn vị đặc biệt với nhiệm vụ hàng đầu là hỗ trợ việc tìm kiếm và đấu thầu các sự kiện quốc tế, đặc biệt các sự kiện liên quan đến thể thao, nghệ thuật, văn hóa và phong cách sống. Phân đoạn này dự kiến đóng góp 141 triệu đô la Mỹ vào thu nhập quốc dân và cung cấp 8.036 cơ hội việc làm cho người Malaysia trước năm 2020.
Một khoản ngân sách lớn đã được phân bổ cho chương trình hỗ trợ việc đấu thầu các sự kiện thương mại quốc tế được xác định mang lại giá trị kinh tế cao. Từ thông báo vào tháng 11 năm ngoái, MyCEB đã thông qua việc hỗ trợ cho 20 hội nghị tổ chức quốc tế. Sự kiện lớn đầu tiên nhân được hỗ trợ từ Chương trình này được tổ chức tại Châu Á lần đầu tiên là Hội thảo về phòng chống và điều trị bệnh HIV năm 2013, dự kiến thu hút 5.000 đến 6000 đại biểu tới Kuala Lumpur và tác động về kinh tế lên đến 25,8 triệu đô là Mỹ. Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh.
1.5.6. Tokyo, Nhật Bản
Theo xếp hạng của UIA 2010, Tokyo xếp vị trí thứ 7 trên thế giới và thứ 3 tại Châu Á sau Singapore và Seoul. Tokyo thu hút rất nhiều các hội thảo về học thuật, nghiên cứu do có nền tảng về học thuật nhiều và vững chắc. Tokyo có 17 trường đại học công, 113 trường đại học tư. Trong số đó, có Đại học Tokyo, xếp thứ 11 trên thế giới về nghiên cứu. Bên cạnh đó, Tokyo có rất nhiều viện nghiên cứu công và tư liên quan đến nhiều lĩnh vực đa dạng. Tokyo nổi tiếng về sự an toàn và sạch sẽ. Thủ đô này có 277 công viên và vườn, nhiều trong số đó rất đáng giá, bao gồm Vườn Đông ở Cung điện Hoàng gia. Về giao thông, Tokyo là cửa ngõ đến Nhật Bản. Mỗi tuần có hơn 1.500 chuyến bay từ sân bay Narita, nối chuyến đến 90 thành phố trên thế giới. Sân bay Haneda có 360 chuyến bay mỗi tuần nối 17 thành phố lớn. Tokyo có trên 330 khách sạn và trung tâm hội thảo, bao gồm Tokyo International Forum với khán phòng 5,000 ghế và Trung tâm triển lãm quốc tế Tokyo (Tokyo International Exbibition Center) với phòng triển lãm 80.000 m2. Có 94.000 phòng khách sạn tại Tokyo. Tokyo có một chương trình hỗ trợ hội thảo lên đến 10 triệu Yên dành cho các nhà tổ chức hội nghị và hội thảo.
Dựa trên kinh nghiệm phát triển du lịch MICE thành công của các thành phố, học viên đã tổng hợp và hệ thống hoá các bài học kinh nghiệm của các thành phố như sau: Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP. Hồ Chí Minh.
- Các thành phố thành công trong phát triển du lịch MICE đều thành lập MICE Bureau.
- Đây là bộ phận chuyên trách, chịu trách nhiệm hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển của du lịch MICE.
- Các thành phố đều triển khai các chương trình trợ cấp việc đăng cai hội nghị, triển lãm quốc tế như tặng thưởng bằng tiền mặt, hiện vật, bằng khen… và các hình thức hỗ trợ khác.
- Các thành phố đều có những trung tâm hội chợ, triển lãm lớn mang tầm khu vực và quốc tế như Singapore Expo, Vịnh Marina của Singapore, Trung tâm Hội thảo và Triển lãm Hồng Kông-HKCEC, TWTC Nangang của Đài Loan…
- Các thành phố đều có đội ngũ nhân sự làm việc trong ngành du lịch MICE có khả năng chuyên môn cao và các công ty tổ chức hội thảo, sự kiện MICE đạt đến độ chuyên nghiệp, đặc biệt là Singapore.
- Một số thành phố tổ chức các chuyến khảo sát cho truyền thông và các công ty chuyên tổ chức hội thảo, sự kiện quốc tế nhằm xúc tiến, quảng bá hình ảnh.
Tiểu kết Chương 1
- Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp, thường đi thành đoàn lớn, lên kế hoạch từ trước nhằm thực hiện một mục đích riêng biệt.
- Du lịch MICE gồm các phân khúc chính: hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng và triển lãm.
- Du lịch khen thưởng có sự khác biệt so với các phân khúc còn lại do được xây dựng cơ bản trên cơ sở giải trí, nghỉ dưỡng còn hội nghị, hội thảo, triển lãm thường đặt mục tiêu công việc lên hàng đầu.
- Du lịch MICE có nhiều tác động tích cực trực tiếp và gián tiếp lên mọi mặt của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội. Đặc biệt, hiện nay, Du lịch MICE được xem như nhân tố xúc tác, bổ trợ các ngành kinh tế ưu tiên trong nước phát triển.
- Một địa điểm để phát triển du lịch MICE ngoài việc đáp ứng các điều kiện của một điểm du lịch thông thường còn phải thỏa mãn những điều kiện của phát triển du lịch MICE đặc biệt về vị trí địa lý, đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế thương mại… Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP. Hồ Chí Minh.
- Hiện nay, Du lịch MICE có xu hướng phát triển mạnh trên thế giới. Nhiều thành phố trong khu vực Đông Nam Á đã thành công trong việc phát triển du lịch MICE như Singapore, Băng cốc, Kuala Lumpur… với nhiều bài học kinh nghiệm hữu ích.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com
[…] ===>>> Luận văn: Đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP. Hồ Chí Minh […]