Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Cù lao Ông Hổ – An Giang dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
Các giải pháp và kiến nghị được xây dựng phải mang tính khoa học, dựa trên cơ sở lý luận về khoa học du lịch, Du lịch dựa vào cộng đồng, các khoa học khác có liên quan.
Căn cứ vào việc điều tra, phân tích đánh giá các nguồn lực phát triển Du lịch dựa vào cộng đồng thực trạng phát triển du lịch của cù lao Ông Hổ. Các giải pháp, kiến nghị phải phù hợp và phát huy lợi thế của các nguồn lực, đảm bảo phát triển bền vững.
Căn cứ vào định hướng, quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH, phát triển du lịch của An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2040, Luật Du lịch Việt Nam, các văn bản pháp Luật du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác.
Căn cứ vào xu hướng phát triển du lịch Du lịch dựa vào cộng đồng ở An Giang, Việt Nam và thế giới, tình hình phát triển KT – XH của Việt Nam, khu vực và thế giới, các bộ luật có liên quan.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
3.2. Các giải pháp tổ chức, quản lý
Xác lập và hoàn thiện bộ máy tổ chức phát triển du lịch theo mô hình cụ thể: trung tâm du lịch Nông dân tỉnh An Giang trực thuộc Hội Nông dân tỉnh An Giang là cơ quan chịu trách nhiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở cù lao Ông Hổ, cơ quan phối hợp là UBND xã Mỹ Hòa Hưng. Theo đó, cần lập ra Ban quản lý du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương, cần tư vấn giúp đỡ cộng đồng thành lập và tổ chức quản lý các hoạt động du lịch, cũng như phát triển cộng đồng theo các nhóm: nhóm dịch vụ ăn uống sinh thái vườn, nhóm dịch vụ thuyền, nhóm dịch vụ homestay, nhóm hướng dẫn viên, nhóm đờn ca tài tử, nhóm nghề truyền thống, nhóm dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp… Các nhóm này bầu các nhóm trưởng, nhóm phó, những người này sẽ trực tiếp tổ chức quản lý, điều phối cho các thành viên của nhóm hoạt động. Họ cũng sẽ là những người đại diện cho các nhóm tổ, cùng chính quyền địa phương tham gia vào quá trình quy hoạch, ra các quyết định, kiến nghị cho phát triển du lịch và phát triển cộng đồng với các cấp quản lý du lịch và chính quyền địa phương.
Sơ đồ 3.1 Minh họa cơ cấu tổ chức du lịch dựa vào cộng đồng cù lao Ông Hổ
Thực hiện quản lý theo pháp luật và các văn bản quy phạm: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Long Xuyên, UBND xã Mỹ Hòa Hưng, Ban Quản lý du lịch dựa vào cộng đồng xã Mỹ Hòa Hưng, phối hợp với các sở ngành có liên quan, Cộng đồng địa phương để tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát các hoạt động du lịch trong xã Mỹ Hòa Hưng theo hệ thống pháp luật và các quy định đặc biệt các bộ luật: Luật Di sản, Luật Đất đai, Luật Du lịch, Luật Môi trường, Luật Xây dựng và các văn bản dưới luật như: Quyết định QĐ 217/QĐTCDL ngày 15/6/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về phân loại xếp loại cơ sở lưu trú du lịch; Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 1/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch; Nghị định 16/20/2022/NĐCP của Thủ tướng Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.
- Quản lý du lịch trên phương diện quy chế. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Ban hành các quy định về quản lý việc ra vào cộng đồng, quản lý giao thông: triển khai chế độ vé tham quan, thực hiện cơ chế kiểm soát giao thông (bãi đỗ xe, khu vực cấm đỗ xe, khu vực xe được phép lưu thông…)
Xây dựng kế hoạch quản lý vận hành của ban quản lý du lịch dựa vào cộng đồng: quy định thỏa thuận giữa ban quản lý du lịch và các nhóm du lịch dựa vào cộng đồng về tiếp nhận du khách, cung cấp các dịch vụ, quản lý an toàn, quản lý tài chính…
Thực hiện việc thẩm định và cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ du lịch đối với các hộ dân và cơ sở làm dịch vụ du lịch.
Thực hiện thỏa thuận giữa Ban quản lý và người dân thông qua nội quy, sổ tay quản lý, bảng quy định giá dịch vụ, thỏa thuận phân chia lợi nhuận…
Thực hiện thỏa thuận giữa Ban quản lý và công ty du lịch về cách thức gửi khách đến địa phương, phương pháp nhận khách… – Quản lý các nguồn thu từ du lịch:
CĐĐP phải được cử đại diện của mình tham gia vào Ban quản lý để tham gia quản lý điều tiết nguồn khách, thu lệ phí, tham gia giám sát quản lý và phân chia, sử dụng các nguồn lợi từ hoạt động du lịch, đảm bảo việc phân chia công bằng công khai cho Cộng đồng địa phương và các chủ thể tham gia khác.
3.3. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực
3.3.1. Giải pháp huy động và phát huy sức mạnh từ cộng đồng
Huy động được sức mạnh của cộng đồng và phát huy được nó sẽ làm cho các dự án du lịch dựa vào cộng đồng có khả năng thành công nhiều hơn. Trước hết, để huy động cộng đồng tham gia vào du lịch thì cần phải thuyết phục người dân, đưa ra một số lợi ích từ sự tham gia như chính quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ như đầu tư một số trang thiết bị không hoàn vốn, cho vay lấy lãi suất thấp, họ có được mức thu nhập ổn định, ….
Khi huy động được sức mạnh của cộng đồng, xác định được các khả năng của họ trong những việc làm cụ thể thì phân công công việc cho họ, cho họ làm những công việc mà họ có khả năng thực hiện được và thực hiện tốt. Khi cá nhân nào hoàn thành nhiệm vụ đạt được chỉ tiêu đáng khen thưởng thì sẽ được ban quản lý của cộng đồng tuyên dương và ghi nhận thành tích của họ trước cộng đồng. Làm như vậy để khuyến khích tinh thần phấn đấu, nâng cao niềm tự hào và giúp họ nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong quá trình phục vụ khách. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Cần tạo điều kiện cho cộng đồng được nói về những suy nghĩ và ý kiến của mình, các ý kiến hay, phù hợp sẽ được thực hiện. Khuyến khích cộng đồng tạo ra sản phẩm phục vụ mới, ai có nhiều ý tưởng sẽ được tích lũy và khen thưởng cuối mỗi đợt tổng kết. Sản phẩm của họ đưa ra nếu thích hợp và có thể đưa vào phục vụ khách tốt thì chính quyền và cộng đồng sẽ có cơ chế hỗ trợ ban đầu giúp họ thực hiện nó, sau đó cộng đồng có thể nhân rộng ra mà thực hiện.
Xây dựng môi trường ứng xử thân thiện, ấm áp đối với du khách,
3.3.2. Giải pháp đào tạo
3.3.2.1. Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên địa phương
Tại cù lao Ông Hổ hoạt động hướng dẫn du lịch dựa vào cộng đồng hầu như không có, chủ yếu dựa vào hoạt động hướng dẫn của các HDV từ các tuor du lịch đưa khách tới cù lao. Vì vậy, hoạt động thu hút, tuyển chọn, đào tạo hướng dẫn viên địa phương hết sức cấp thiết.
Người dân địa phương luôn là đối tượng hiểu r về địa phương mình sống nhất, từ các yếu tố tài nguyên tự nhiên, địa hình, khí hậu cho đến các phong tục tập quán, các lễ hội… Vì vậy, việc đào tạo hướng dẫn viên địa phương để họ có thể quảng bá thông tin du lịch địa phương ra bên ngoài bằng chính giọng nói, tính cách vùng miền, địa phương họ đang sống.
Cần tư vấn, hướng nghiệp cho tuổi trẻ địa phương thấy được tiềm năng phát triển du lịch địa phương và nhu cầu của địa phương về nghề hướng dẫn viên du lịch, từ đó có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thu hút và đào tạo nhân lực phục vụ du lịch địa phương.
Người hướng dẫn viên cần có trình độ chuyên môn, phải am hiểu về và có thái độ gây thiện cảm với khách, phải hiểu r được lịch sử, văn hóa, con người và nếp sống của địa phương, hiểu r những điều kiện tự nhiên của mảnh đất xứ cù lao.
Hướng dẫn viên địa phương phải có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành việc mặc đồng phục, đeo bảng tên, cử chỉ tác phong thân thiện, chuyên nghiệp, và phải được cấp thẻ hướng dẫn viên.
Hướng dẫn viên tại cù lao Ông Hổ cần được đào tạo những kỹ năng để cùng tham gia với du khách trong các hoạt động đặc thù của du lịch địa phương như: trải nghiệm nông nghiệp, trải nghiệm ẩm thực, an toàn du lịch sông nước…
Đối tượng khách nước ngoài rất thích những trải nghiệm du lịch dựa vào cộng đồng mang lại, vì vậy, đội ngũ hướng dẫn viên địa phương cần nâng cao trình độ ngoại ngữ phục vụ đa dạng đối tượng du khách nước ngoài.
3.3.2.2. Chương trình đào tạo ngoại ngữ Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Các thành viên của cộng đồng, đặc biệt là những người trực tiếp cung cấp dịch vụ đến khách du lịch, cần phải thường xuyên tham dự các khóa đào tạo về ngoại ngữ để có thể giao tiếp được với khách du lịch, ít nhất là ở hình thức cơ bản.
Công cụ đem lại sự hỗ trợ hiệu quả chính là những tờ rơi cung cấp cho cả chủ nhà và khách du lịch, trong đó ghi r một số từ hoặc câu thiết yếu thuộc ngôn ngữ địa phương và ngôn ngữ mà khách du lịch sử dụng.
Do đào tạo về ngôn ngữ là một quá trình có tính chất dài hạn và tương đối tốn kém, ta có thể tìm đến những sinh viên nước ngoài thích ở lại trong cộng đồng với thời gian ít nhất hai tuần để dạy ngoại ngữ hàng ngày, trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tiếng đồng hồ. Họ có thể được miễn các chi phí trong thời gian nghỉ lại cộng đồng (chi phí cho lưu trú và ăn uống), những chi phí này sẽ được chia sẻ bởi các thành viên trong cộng đồng, hoặc thông qua quỹ du lịch chung của cộng đồng.
3.3.2.3. Chương trình tập huấn kinh doanh homestay
Thực tế chất lượng buồng phòng tại các hộ kinh doanh homestay tại cù lao Ông Hổ còn rất nhiều hạn chế. Căn cứ theo tiêu chuẩn Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, TCVN 7800:2019 số 217/QD-TCDL, ngày 16/6/2019 các phòng chất lượng buồng phòng tại đây còn kém xa tiêu chuẩn. Vì vậy, cần chú trọng công tác phổ biến, tư vấn cho các hộ dân trong quá trình đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở lưu trú theo những tiêu chuẩn hiện hành. Đảm bảo công tác vệ sinh nhằm tạo không gian lưu trú sạch sẽ, chú trọng chi tiết các đơn vị chức năng của cơ sở lưu trú như: phòng ở, nhà vệ sinh, nhà bếp. Chuẩn bị chu đáo dầu gội, xà bông, bàn chải và kem đánh răng, khăn… Đặc biệt chú trọng công tác an toàn lưu trú.
Tiến hành tập huấn công tác nắm bắt quy trình quản lý, thủ tục hành chính, như cung cấp thông tin, hệ thống đặt phòng, lưu trữ thông tin du khách… đồng thời tập huấn công tác khai thác và phát huy tối đa các hoạt động du lịch có thể tạo ấn tượng cho du khách như thể hiện lòng hiếu khách, thái độ cởi mở, thân thiện khi tiếp nhận du khách, hướng du khách tham gia các hoạt động đời sống hàng ngày của gia đình, trao đổi về cuộc sống, nghề nghiệp, lịch sử gia đình, cộng đồng địa phương….
Tập huấn ý thức bảo vệ môi trường cho các hộ kinh doanh homestay, phát triển các kỹ năng kinh doanh các dịch vụ cộng thêm như bán hàng lưu niệm, bán đặc sản địa phương… đồng thời, tập huấn về công tác tiếp thị dịch vụ homestay thông qua các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, bản đồ địa điểm trên internet…
Tổ chức các chuyến tham quan thực tế mô hình Homestay tương tự đã thành công ở các địa phương trong cả nước, như Cù lao An Bình – Vĩnh Long. Tham dự các hội thảo về kinh doanh homestay, hội thảo về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Cung cấp sách vở, tài liệu hướng dẫn cho các hộ kinh doanh homestay nghiên cứu, áp dụng.
3.3.2.4. Chương trình tập huấn dịch vụ ẩm thực Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Dịch vụ ăn uống tại cù lao Ông Hổ đã được hình thành và phát triển, phục vụ khá tốt nhu cầu khách du lịch trong nước và khách địa phương. Tuy nhiên, với lượng khách không ổn định, các quán ăn chủ yếu bán thức ăn mang đậm hương vị địa phương nên chưa đáp ứng được nhu cầu khách quốc tế, thường xảy ra hiện tượng thiếu món trong thực đơn.
Vì vậy, trong chương trình tập huấn ẩm thực cần chú trọng kỹ thuật sử dụng nguyên liệu thực phẩm địa phương để chế biến thức ăn ngon, chủ động thay đổi thực đơn linh hoạt cho phù hợp với nguyên liệu theo mùa vụ, khắc phục tình trạng thiếu món theo thực đơn khi khách gọi món. Đồng thời lên kế hoạch dự trữ nguyên liệu và lên thực đơn cho những món ăn phù hợp khẩu vị khách nước ngoài.
Tập huấn về kỹ năng tiếp đón khách một cách nhiệt tình, thân thiện, kiến thức đảm bảo một môi trường chế biến vệ sinh, bố trí không gian ăn uống thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên, mang lại cảm giác nông thôn, không khí làng quê Việt.
Tổ chức các hội thi nấu ăn, thi đua giữa các gia đình kinh doanh ẩm thực, kinh doanh homestay nhằm khơi dậy ý thức thi đua, nâng cao chất lượng dịch vụ ẩm thực, đồng thời, qua hội thi các hộ dân nắm bắt được những điểm họ cần cải thiện trong quá trình cung cấp dịch vụ ẩm thực.
Để cải thiện chất lượng dịch vụ ẩm thực, cần tổ chức các đợt khảo sát, tập huấn cho các hộ dân kinh doanh dịch vụ ẩm thực, kinh doanh homestay và các đầu bếp địa phương.
Đề xuất các bước tập huấn về ẩm thực tại lớp tập huấn ẩm thực cù lao Ông Hổ:
Bước 1: Nắm bắt nhu cầu và hiện trạng dịch vụ ăn uống của các hộ gia đình
- Nói chuyện với những người dân có nhu cầu cung cấp dịch vụ ăn uống.
- Tìm hiểu các món ăn họ có thể chế biến và những điều họ muốn học hỏi thông qua buổi tập huấn.
Bước 2: Nắm bắt trình độ nấu ăn của từng hộ dân
- Yêu cầu chế biến các món ăn hiên tại của gia đình.
- Nếm thử và trao đổi ý kiến với các hộ gia đình (đánh giá về vị và cách trang trí).
Bước 3: Cân nhắc điều chỉnh các món ăn và thực hành chế biến
- Cùng giảng viên,thực hành điều chỉnh hương vị và bài trí các món ăn.
Bước 4: Sử dụng các hình trang trí Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
- Trang trí món ăn, trang trí bàn ăn, cân nhắc sử chúng chén đĩa v.v. Bước 5: Cung cấp dịch vụ (thực hành đón khách)
- Kiến thức về dịch vụ,các bài học về menu, giao tiếp ứng sử với khách.
3.3.2.5. Chương trình tập huấn kỹ năng phục vụ khách du lịch
Tại cù lao Ông Hổ, hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng có sự tham gia của các hoạt động kinh doanh dịch vụ như: dịch vụ homestay, dịch vụ ẩm thực, dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp, dịch vụ vận chuyển… Người dân tham gia các hoạt động dịch vụ này phần lớn chưa được đào tạo, tập huấn về kỹ năng phục vụ khách du lịch. Vì vậy cần mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng phục vụ khách du lịch cho du khách, cụ thể như:
Kỹ năng giao tiếp: Chào hỏi, bắt tay, tiếp khách, thu xếp chỗ ngồi rong bàn tiệc, hướng dẫn an toàn khi lên xuống xe, bến ghe, bến xuồng, nghệ thuật tặng quà, trao danh thiếp…
Kỹ năng phân tích tâm lý và thị hiếu của khách trong và ngoài nước: tâm lý khách đến từ các vùng miền Việt Nam, tâm lý khách nước ngoài…
Kỹ năng sơ cứu: Một số thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là hướng dẫn viên, các hộ kinh doanh homestay, kinh doanh phương tiện vận chuyển ở địa phương nên tham gia các khóa đào tạo về sơ cứu nhằm biết cách sơ cấp cứu ban đầu đối với những trường hợp gặp tai nạn, hiểu về các tiêu chuẩn y tế, các thiết bị và kỹ năng cần thiết trong trường hợp khẩn cấp, xác định con đường nhanh nhất để đến bệnh viện gần nhất.
Nâng cao kỹ năng phục vụ: khảo sát, cung cấp dịch vụ phù hợp nhu cầu du khách, đề cao phụ nữ trong văn hóa phương Tây, phát huy kỹ năng thu phục tình cảm từ du khách, chú trọng tập huấn thái độ của người phục vụ, chú ý những hoạt động, món ăn, vật dụng du khách thích và không thích…
3.3.2.6. Chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý
Chọn lựa một số thành viên có năng lực trong cộng đồng tham gia các lớp đào tạo, các buổi họp, buổi học tập kinh nghiệm về năng lực quản lý, về khả năng tổ chức công việc, về cách sắp xếp, phân công các thành viên một cách hiệu quả. Khi có được kỹ năng quản lý giỏi thì các hoạt động dịch vụ trong cộng đồng mới có sự phát triển bần vững, chuyên nghiệp theo định hướng thống nhất.
3.4. Các giải pháp thúc đẩy cung ứng, phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
3.4.1. Khai thác hiệu quả giá trị các tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch nổi bật của cù lao Ông Hổ là các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc truyền thống, công trình tôn giáo tín ngưỡng và giá trị cảnh quan mang nét đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long. Thêm vào đó là nếp sống sinh hoạt của người dân địa phương cùng các hoạt động lễ hội, các loại hình văn hóa nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa Nam Bộ. Vì vậy, việc phát triển du lịch cộng đồng ở cù lao Ông Hổ cần khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch gắn với nếp sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng địa phương. Cụ thể như tăng cường nâng cấp các dịch vụ homestay, dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp cùng nông dân, trải nghiệm chế biến món ăn trong các hộ kinh doanh homestay, kinh doanh vườn sinh thái ẩm thực, trải nghiệm đạp xe trên đường làng, trải nghiệm đi thuyền, cho cá ăn…
Tăng cường việc trùng tu, tôn tạo hệ thống nhà cổ, đặc biệt hệ thống nhà sàn gỗ cổ nhằm phát triển dịch vụ homestay trong nhà cổ và kinh doanh nhà hàng ăn uống trong không gian nhà cổ.
Chú trọng việc trùng tu, giữ gìn các di tích lịch sử, các công trình tôn giáo tín ngưỡng, thực hiện phục dựng và phát huy hoạt động các lễ hội, các nghi lễ truyền thống.
Tiếp tục đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương như nghề nuôi cá bè, nghề rèn, xưởng xẻ gỗ, xưởng đan vải mùng, nghề đan đác và nghề làm nhang. Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề ở cù lao Ông Hổ đều phát triển với quy mô nhỏ, dần dần mai một, một số làng nghề do đặc điểm sản xuất không phù hợp với việc tham gia trải nghiệm như nghề rèn, xưởng xẻ gỗ và nghề nhang. Việc khôi phục nghề truyền thống cần tập trung vào những nghề đơn giản, phù hợp để du khách tham quan và cùng trải nghiệm, thậm chí có thể tạo ra sản phẩm lưu niệm bán cho du khách. Vì vậy, cần tập trung phát triển nghề đan đác, nghề nuôi cá bè để khách du lịch dễ dàng tham gia trải nghiệm cùng nông dân.
3.4.2. Xây dựng các chương trình du lịch đặc trưng mang dấu ấn địa phương
Chính quyền địa phương các cơ sở du lịch dựa vào cộng đồng cần liên kết với nhau để tạo ra một chuỗi các sản phẩm du lịch cộng đồng hấp dẫn, không trùng lắp.
Các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng phải mang nét đặc trưng của cộng đồng, do đó các địa phương cần lấy một sản phẩm chính làm thương hiệu, các sản phẩm khác bổ trợ cho chương trình du lịch hấp dẫn. Tùy theo mùa vụ mà có sự thay đổi các họat động du lịch cho phù hợp. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Để cho những sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng thực sự mang lại hiệu quả thì cần có sự đầu tư hơn nữa trong việc cung cấp các dịch vụ bổ sung, cung cấp thêm nhân lực chuyên môn làm việc, đầu tư về vốn và trang thiết bị để nâng cao chất lượng, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến để có lượng khách lớn, ổn định và lâu dài,… Nhìn chung cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư, các công ty lữ hành, các tổ chức phi chính phủ… Mọi nguồn lực khi tập trung phát triển và làm việc một cách hiệu quả thì chắc chắn kết quả mang lại sẽ hơn những gì mà mục tiêu đã định ra.
Thực hiện việc khảo sát, xây dựng những chương trình du lịch mang đậm dấu ấn địa phương như: “Một ngày làm nông dân trên cù lao Ông Hổ”, “Trải nghiệm đời sống văn hóa miền sông nước”.
Chương trình “Một ngày làm nông dân trên cù lao Ông Hổ” đưa du khách tham gia các họat động trải nghiệm sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, như thu hoạch rau, phơi mè, trồng hành, hái ớt… Sau đó cho du khách trải nghiệm chèo xuồng qua kênh rạch tham quan và trải nghiệm nghề đan đác, nghề rèn, nghề làm nhang. Du khách tiếp tục được vào vườn trái cây, trải nghiệm các công đoạn thu hoạch trái cây, đóng gói và bảo quản, đồng thời tham quan các công đoạn của nhà vườn từ tưới nước, cắt tỉa cành…
Chương trình “Trải nghiệm đời sống văn hóa miền sông nước” đưa du khách trải nghiệm đạp xe trên đường làng, đi cầu khỉ vào vườn trái cây, lội bùn bắt cá, thực hiện việc chèo xuồng ra bè cá, tham gia trải nghiệm cho cá ăn. Trên bè cá, du khách được hướng dẫn, tham gia nấu các món ăn đặc trưng địa phương như canh chua, bánh xèo… Trong bữa ăn, du khách được phục vụ đờn ca tài tử giữa mênh mông sông nước Cửu Long.
3.4.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống
Tại các cơ sở lưu trú, ăn uống cần có sự đầu tư tập trung, đầu tư theo chiều sâu, cho phù hợp với quy mô lượng khách đến cù lao Ông Hổ. Nâng cấp cơ sở vật chất như phòng ở, hàng rào, nhà vệ sinh, nhà bếp, các nhà chòi, trang trí, sắp đặt các trang thiết bị đồ dùng tiện nghi, thẩm mỹ đẹp, ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ.
Nâng cao chất lượng phục vụ, vừa mang nét văn hóa địa phương đồng thời đảm bảo tính khoa học, chuyên nghiệp.
Cơ quan quản lý du lịch địa phương tư vấn, hướng dẫn, kiểm tra giám sát các hộ kinh doanh lưu trú, ăn uống, sửa sang, xây dựng Cơ sở vật chất kỹ thuật. Đồng thời giúp Cộng đồng địa phương bảo tồn kiến trúc truyền thống, mở ra thiên nhiên nên sử dụng các vật liệu tự nhiên truyền thống.
Các gia đình kinh doanh lưu trú ăn uống, đón khách cần bố trí công trình vệ sinh thuận tiện cho việc vệ sinh và cung cấp đủ nước cho du khách. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Việc vệ sinh chuồng trại nuôi gia súc và vệ sinh lồng bè nuôi thủy sản cần đảm bảo sạch sẽ.
Các hộ kinh doanh lưu trú, ăn uống và bán hàng phải có đủ các điều kiện tiêu chuẩn được cấp biển hiệu và có giấy phép kinh doanh. Các hộ gia đình kinh doanh các dịch vụ này phối hợp với các hộ đánh bắt nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng rau quả ở địa phương để mua thực phẩm và chế biến các món ăn đồ uống bán cho du khách. Cách làm này sẽ giúp cho giá sản phẩm du lịch rẻ, đảm bảo nguồn gốc sản phẩm và góp phần duy trì phát triển nghề truyền thống. Trong thực đơn phục vụ du khách nên đưa vào chế biến các món ăn đặc sản của địa phương như: bún cá, bánh xèo, bún mắm, canh chua, cá kho, trái cây địa phương…
3.4.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn và vận chuyển
Vận chuyển khách bằng ghe, tàu: cần hỗ trợ, hướng dẫn các gia đình, nâng cấp, sửa sang, đóng mới ghe, tàu, đảm bảo mẫu mã đẹp, kỹ thuật an toàn cho việc vận chuyển du khách. Thành lập đội tàu du lịch riêng chỉ chở khách phục vụ du lịch, khắc phục tình trạng ghe tàu chở hàng hóa kết hợp chở khách du lịch.
Ghe tàu cần được lắp thiết bị đồ dùng sạch sẽ, đẹp, có phao cứu sinh, người điều khiển phương tiện phải có bằng lái, giá vận chuyển phải được niêm yết. Các nhân viên phục vụ phải mặc đồng phục có kỹ năng đón tiếp Khách du lịch, có phẩm chất, thái độ tốt, có kỹ năng cứu hộ trên sông, các phương tiện tàu thuyền có đủ điều kiện chở Khách du lịch và được cấp giấy phép kinh doanh.
Đội xe ôm và xe lôi trên cù lao cần được tổ chức lại, tập huấn về kỹ năng phục vụ khách du lịch, sắp xếp trình tự nhận khách cho hợp lý, công bằng, tránh hiện tượng chèo kéo du khách. Ngoài ra, các thành viên trong tổ xe ôm, xe lôi cần được trang bị đồng phục, bảng tên.
Đối với hoạt động hướng dẫn:cơ quan quản lý du lịch và các công ty lữ hành cần đào tạo và sử dụng hướng dẫn viên địa phương. Các hướng dẫn viên phải mặc đồng phục, đeo bảng tên và phải được cấp thẻ hướng dẫn viên, phải có phẩm chất đạo đức tốt.Các hướng dẫn viên phải được trang bị các kiến thức về nghiệp vụ hướng dẫn, kiến thức về tài nguyên tự nhiên, kiến thức văn hóa về cù lao Ông Hổ.
3.4.5. Phát triển các sản phẩm địa phương thành đặc sản
Tại cù lao Ông Hổ, cây sơ ri được trồng với diện tích khá lớn, tập trung chủ yếu tại hộ anh Hồ Quốc Tuấn, với mô hình vườn sinh thái, ẩm thực. Với đặc điểm không bảo quản được lâu, trái sơ ri với vị chua, ngọt và rất thơm, phù hợp cho việc chế biến thành rượu sơri, coi đây là đặc sản địa phương không chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ, mà còn là món quà đặc sản địa phương cho du khách mua về.
3.5. Các giải pháp xúc tiến, quảng bá Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Thực hiện việc lập kế hoạch xúc tiến, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ. Theo đó, triển khai các công cụ quảng bá du lịch mạnh mẽ và rộng khắp.
Cần liên kết với các công ty du lịch, đưa chương trình du lịch dựa vào cộng đồng về cù lao Ông Hổ vào tour trọn gói từ các công ty tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các thành phố lớn.
Liên kết với các khách sạn ở Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long… để bán các tour về cù lao Ông Hổ.
Tổ chức những tour khảo sát, tập huấn mời các chuyên gia, các đơn vị du lịch, lữ hành tham gia tour để lắng nghe ý kiến nhận xét, tư vấn để cải thiện hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng, đồng thời quảng bá về một điểm du lịch tiềm năng mà rất có thể họ sẽ quan tâm phát triển trong thời gian tới.
Tổ chức hoạt động quảng bá du lịch gắn với những lễ hội lớn của địa phương như Lễ hội Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng. Theo đó, bên cạnh phần lễ nhằm tri ân, tưởng nhớ Bác Tôn, phần hội cần được mở rộng ra các sự kiện phát triển du lịch như hội thảo ẩm thực, hội thi thiết kế hàng rào, thi chèo ghe, thả hoa đăng…
Thực hiện việc điều tra, khảo sát, chụp ảnh các tài nguyên du lịch trong cù lao Ông Hổ theo các chủ đề như: lịch sử văn hóa, nghề truyền thống, trải nghiệm nông nghiệp, dịch vụ du lịch… Đồng thời thực hiện việc phỏng vấn người dân để tìm hiểu sâu hơn về văn hóa phong tục, đời sống của người dân địa phương. Tập hợp những thông tin đã thu thập, thực hiện việc xây dựng cataloge, bản đồ du lịch, bắt đầu từ hệ thống giao thông, cầu, các cơ quan hành chính địa phương, các điểm tham quan du lịch, các cơ sở lưu trú, các quán ăn địa phương…. Thực hiện việc quy ước ký hiệu cho từng điểm đến, lập bảng ghi chú, hướng dẫn và bố trí hình ảnh cho các điểm tham quan chính trên bản đồ du lịch. Từ những thông tin thu thập và bản đồ du lịch, xây dựng cuốn cẩm nang du lịch cù lao Ông Hổ. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Xây dựng khẩu hiệu tiếp thị và hình ảnh nhận diện thương hiệu cho du lịch dựa vào cộng đồng cù lao Ông Hổ, theo đó, làm nổi bật nét hấp dẫn của cù lao Ông Hổ là loại hình homestay trong nhà sàn cổ và trải nghiệm đời sống nông nghiệp cùng người dân miền sông nước Cửu Long “Homestay trong nhà cổ và trải nghiệm nông nghiệp cùng cư dân trên cù lao Ông Hổ, An Giang”.
Tiến hành xây dựng bản đồ du lịch cù lao Ông Hổ, trong đó tập trung khảo sát và cập nhật các thông tin về các điểm tham quan, cơ sở lưu trú homestay, dịch vụ ẩm thực, dịch vụ vận chuyển, các chương trình du lịch đặc trưng….
Tiến hành xây dựng lịch thời vụ nhằm cung cấp kịp thời và hiệu quả thông tin cho du khách, giúp du khách có những kế hoạch và quyết định du lịch hợp lý.
Phát hành Cẩm nang du lịch cù lao Ông Hổ, An Giang
Cơ quan quản lý du lịch của địa phương tiến hành nghiên cứu, biên soạn các tài liệu, ấn phẩm như báo, tạp chí, tờ rơi, bản đồ du lịch giới thiệu chi tiết về vị trí địa lý, Tài nguyên môi trường du lịch, các loại hình du lịch, các điểm tuyến, chương trình du lịch tại cù lao Ông Hổ.
Các sản phẩm du lịch tại cù lao Ông Hổ cần được lồng ghép cùng với nội dung và hình thức tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch của tỉnh An Giang và thành phố Long Xuyên, qua phương tiện phát thanh truyền hình, website, mạng xã hội…
Liên kết với các công ty du lịch, các khách sạn, sân bay, các văn phòng thông tin du lịch thông qua việc gửi các tài liệu quảng bá, trưng bày pano, chạy đường dẫn, hình ảnh trên website, quảng cáo qua facebook, fanpage…
3.6. Các giải pháp đầu tư
Sản phẩm du lịch ở cù lao Ông Hổ đang từng bước hoàn thiện và phát triển, để khách du lịch cảm thấy thực sự tiện lợi và an toàn thì đòi hỏi phải đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đối với cù lao Ông Hổ, du lịch homestay và trải nghiệm đời sống sông nước, trải nghiệm sản xuất nông nghiệp là một nét độc đáo của du lịch nơi đây, vì vậy phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trên cù lao Ông Hổ cần tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở lưu trú, dịch vụ sinh thái ẩm thực, hạ tầng giao thông, trung tâm thông tin du lịch, tăng cường chỉnh trang cảnh quan, đầu tư hệ thống biển báo du lịch, tập trung đầu tư phát triển các tổ rau an toàn, vườn mai, khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống…
Đối với các hộ kinh doanh homestay: tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống phòng ở, giường, quạt, hệ thống cửa, chốt khóa, hệ thống nhà vệ sinh, khu bếp ăn… Đồng thời, tập trung đầu tư cải tạo chỉnh trang cảnh quan quanh nhà như vườn, sân, hàng rào, ao cá, cầu khỉ… Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Đối với dịch vụ sinh thái ẩm thực: đầu tư, cải tạo hệ thống bếp ăn, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống nhà chòi. Tập trung đầu tư cải tạo cảnh quan, vườn trái cây, ao cá, hệ thống đường đi trong vườn.
Đối với tổ rau an toàn: đầu tư hệ thống nhà lưới, hệ thống máy bơm phục vụ công tác tưới tiêu, tìm nơi bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người nông dân.
Hạ tầng giao thông: cải tạo nâng cấp tuyến đường ven sông, tuyến đường liên ấp Mỹ An 1, Mỹ An 2, mở rộng nâng cấp tuyến đường vào vườn sinh thái sơ ri. Cải tạo cầu đường bộ, nạo vét kênh rạch và xây mới các bến thuyền nhỏ trước các hộ dân kinh doanh homestay, lắp đặt hệ thống chiếu sáng.
Các làng nghề truyền thống: tập trung đầu tư phát triển nghề đan nông cụ, nghề rèn và nghề làm nhang, trong đó tập trung đầu tư mạnh cho nghề đan nông cụ, do đây là nghề dễ làm, du khách dễ dàng trải nghiệm làm thử, sản phẩm gần gũi với đời sống nông nghiệp, mang giá giá trị văn hóa đời sống của cộng đồng địa phương. Thực hiện việc tìm nguồn khách, bao tiêu sản phẩm đầu ra, nghiên cứu sản xuất những sản phẩm phục vụ du lịch… để người làm nghề yên tâm giữ nghề và phát triển nghề.
Đầu tư hệ thống biển báo phục vụ du lịch như biển chỉ dẫn, cảnh báo… đồng thời tổ chức công tác giám sát, vận động việc giữ gìn vệ sinh môi trường và cải tạo cảnh quan. Tổ chức cuộc thi “Hàng rào xanh” hàng năm nhằm phát huy tinh thần cải tạo và xây dựng hàng rào mới gần gũi với thiên nhiên.
Quy hoạch các khu bán hàng lưu niệm, bán sản vật địa phương và các loại trái cây, rau củ theo mùa cho khách du lịch.
Cộng đồng địa phương hiện không đủ nguồn lực để thực hiện việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, cơ quan quản lý du lịch và chính quyền địa phương cần vận động, kêu gọi các chủ thể tham gia khác hỗ trợ cộng đồng địa phương.
Chính quyền địa phương các cấp sớm ban hành thực thi các chính sách hỗ trợ tài chính, triển khai các chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho vay vốn với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản và an toàn.
3.7. Các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường sinh thái
Các chủ thể tham gia khác hoạt động du lịch phối hợp với Cộng đồng địa phương thực hiện các biện pháp đồng bộ, chặt chẽ nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ở mức thấp nhất đến việc làm cạn kiệt, suy thoái Tài nguyên môi trường du lịch và đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo, sử dụng nhằm nâng cao chất lượng Tài nguyên môi trường du lịch.
3.7.1. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên tự nhiên và môi trường sinh thái Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Giáo dục du khách và cộng đồng cũng như các chủ thể tham gia du lịch dựa vào cộng đồng tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xây dựng hố ga để xử lý nước thải, không xả nước thải thẳng xuống sông và kênh rạch.
Các hộ kinh doanh dịch vụ homestay, dịch vụ sinh thái ẩm thực, dịch vụ vận chuyển cần trang bị, lắp đặt thùng rác hợp lý, nhắc nhở du khách bỏ rác đúng nơi quy định.
Thực hiện lắp đặt thùng rác công cộng dọc đường làng, phân công nhân lực thu gom rác hàng ngày. Thiết kế băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác xuống sông, kênh rạch…
Thường xuyên tổ chức dọn dẹp vệ sinh nơi công cộng, vớt rác dưới lòng sông và kênh rạch, phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức đoàn hội địa phương như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… tham gia quản lý vấn đề vệ sinh môi trường cho từng tuyền đường, tuyến kênh rạch cụ thể.
Vận dụng hệ thống luật pháp và các quy định hiện hành để kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm gây ô nhiễm môi trường, lấn chiếm đất các Di tích lịch sử văn hóa và làm suy thoái tài nguyên.
Nghiêm cấm chặt phá cây trái quanh cù lao, săn bắt thủy sản bằng các hình thức hủy diệt, đổ dầu mỡ, hóa chất xuống lòng sông và kênh rạch.
Ban hành và triển khai các quy định thu phí Tài nguyên môi trường, đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức quản lý và làm sạch môi trường.
Thực hiện các chương trình tuyên truyền về việc giữ gìn môi trường sinh thái, cụ thể như chương trình “Hàng rào xanh”, “vì màu xanh trên cù lao”. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Quy hoạch một số “con đường sinh thái”, đó là những con đường ven kênh rạch, có nhiều câu trái ven đường, nhiều nhà sàn cổ, có nhiều hộ kinh doanh homestay, hạn chế tối đa phương tiện gây tiếng ồn đi vào các con đường này nhằm giữ môi trường trong lành và tạo điều kiện cho khách du lịch dễ dàng trải nghiệm đạp xe và đi bộ ngắm cảnh làng quê.
3.7.2. Bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống
Giáo dục, cộng đồng địa phương và các chủ thể tham gia du lịch dựa vào cộng đồng về giá trị của văn hóa truyền thống đồng thời thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và trách nhiệm nghĩa vụ phải bảo tồn, tôn trọng, khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống ấy.
Vận động, kêu gọi cộng đồng địa phương và các chủ thể tham gia hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng đóng góp hỗ trợ kinh phí cho việc trùng tu, bảo tồn quản lý các Di tích lịch sử văn hóa, khôi phục nghề và văn hóa truyền thống.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá bằng việc biên tập, phát hành sách vở, tư liệu, hình ảnh, truyền hình, website… về giá trị và ý nghĩa lịch sử của Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Chỉnh trang, tôn tạo khu Miếu Ông Hổ, mở rộng quy mô ngày giỗ Ông Hổ.
Huy động sự tham gia của người dân giữ gìn lối sống nông thôn và nông nghiệp truyền thống.
Chính quyền và cơ quan quản lý du lịch địa phương có các chính sách phù hợp để hỗ trợ cho các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống giữ nghề, khôi phục nghề. Thông qua việc quy hoạch, đảm bảo bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ dân làm nghề thủ công truyền thống.
3.8. Các kiến nghị Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
3.8.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
- Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Bộ và Tổng cục
Xây dựng và thực thi các chính sách, quy định, định hướng, hỗ trợ cụ thể cho phát triển Du lịch dựa vào cộng đồng.
Xây dựng, ban hành và chỉ đạo việc thực hiện các quyết định, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về phân loại xếp hạng các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống, các phương tiện vận chuyển, các cơ sở bán hàng.
Phối hợp với các bộ, ngành khác để xúc tiến kế hoạch phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, đồng thời, thực hiện điều phối một cách hiệu quả từ việc lập kế hoạch cho đến việc phân bổ ngân sách.
Đưa du lịch dựa vào cộng đồng trở thành một trong những trọng tâm trong kế hoạch phát triển du lịch tại những địa phương có tiềm năng nhằm xóa đói giảm nghèo và khai thác hiệu quả tài nguyên.
Nhanh chóng hoàn chỉnh cơ chế r ràng cho việc công nhận “điểm Du lịch Quốc gia” nhằm giúp các điểm du lịch nói chung, du lịch dựa vào cộng đồng nói riêng xây dựng được thương hiệu du lịch và thu hút được nhiều khách du lịch.
Đầu tư Cơ sở hạ tầng, Cơ sở vật chất kỹ thuật, hỗ trợ chuyên gia tư vấn cho phát triển Du lịch dựa vào cộng đồng tại các địa phương có nguồn Tài nguyên du lịch thuận lợi cho phát triển Du lịch dựa vào cộng đồng.
Liên kết, hợp tác, vận động các tổ chức hỗ trợ về các nguồn lực phát triển Du lịch cộng đồng ở các địa phương trong đó có cù lao Ông Hổ.
Mở rộng việc quảng bá cho các điểm du lịch dựa vào cộng đồng trong đó có cù lao Ông Hổ, An Giang trên các website, các tạp chí du lịch, hội chợ du lịch…
- Cơ quan quản lý về du lịch tại địa phương
Ban hành phổ biến thực thi các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách nhằm động viên, khuyến khích Cộng đồng địa phương và các chủ thể tham gia khác đóng góp, hỗ trợ cho việc khôi phục, bảo tồn, phát huy những giá trị của tài nguyên nhằm phát triển du lịch, phát triển KT – XH, nâng cao Chất lượng cuộc sống dân cư ở các địa phương phát triển Du lịch dựa vào cộng đồng.
Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra giám sát các hoạt động Du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương, nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, đặc sắc, hấp dẫn và an toàn với du khách theo pháp luật.
Triển khai kế hoạch phát triển du lịch nông nghiệp sâu sát và hiệu quả, thực hiện việc tham quan, học hỏi mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở các địa phương lân cận như Vĩnh Long, Tiền Giang để tìm ra giải pháp nâng cao thương hiệu du lịch An Giang nói chung, du lịch cù lao Ông Hổ nói riêng. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Tiến hành đồng thời với việc xây dựng kế hoạch khả thi là việc phân bổ kinh phí ngân sách cho phù hợp, đặc biệt chú trọng đến các chương trình tập huấn kỹ thuật cho người dân nông thôn. Ngoài ra, cần có kế hoạch kêu gọi hợp tác tài chính từ các công ty tư nhân nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các kế hoạch đã đề ra.
Cần cung cấp thông tin kịp thời và hỗ trợ thủ tục đối với người nông dân khởi nghiệp kinh doanh du lịch, đặc biệt các thủ tục liên quan tới việc cấp các chứng nhận kinh doanh dịch vụ du lịch .
Tích cực trong nhiệm vụ trung gian điều phối nhằm liên kết hiệu quả điểm du lịch cộng đồng với các công ty du lịch.
Phối hợp với các cơ sở đào tạo, các tổ chức, chính quyền đia phương tổ chức triển khai đào tạo, giáo dục nguồn lao động du lịch, và giáo dục các bên tham gia, Cộng đồng địa phương về du lịch, Tài nguyên môi trường.
Tiến hành xúc tiến quảng bá cho Du lịch dựa vào cộng đồng cùng với các sản phẩm du lịch của địa phương. Bổ sung kịp thời các thông tin về Du lịch dựa vào cộng đồng và sản phẩm Du lịch dựa vào cộng đồng trên website của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang, Du lịch Nông nghiệp An Giang và trên các ấn phẩm, phương tiện xúc tiến quảng bá khác.
3.8.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương
Quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động Du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ theo pháp luật và các quy định, quy chế của địa phương để đảm bảo môi trường du lịch an ninh, an toàn cho du khách và Cộng đồng địa phương .
Giáo dục Cộng đồng địa phương về ý thức, lòng tự hào về quê hương và những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ tích cực tham gia vào việc bảo tồn, quản lý các giá trị văn hóa và nghề thủ công truyền thống nhằm giáo dục ý thức về phát triển du lịch cho người dân.
Phát huy vai trò trong việc liên kết với các tổ chức quần chúng như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…nhằm thúc đẩy các tổ chức này tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch, phát triển địa phương.
Hỗ trợ thành lập các tổ quản lý trong tổ chức quản lý du lịch dựa vào cộng đồng, đồng thời phối hợp chặt chẽ với tổ quản lý trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng địa phương. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Hỗ trợ kinh phí, đầu ra cho sản phẩm, vay vốn đối với các hộ gia đình duy trì sản xuất nghề truyền thống và cho việc trùng tu bảo tồn các Di tích lịch sử văn hóa kịp thời và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng Cơ sở hạ tầng và Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Tổ chức quản lý việc bảo vệ trông coi, vệ sinh tại các Di tích lịch sử văn hóa và vệ sinh môi trường thường xuyên và nghiêm ngặt hơn.
Tuyên truyền, giáo dục và khuyến khích người dân về ý thức và tham gia đóng góp bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và vệ sinh môi trường, xây dựng làng xóm văn minh sạch đẹp.
Thực hiện phân bổ ngân sách hiệu quả cho cơ sở hạ tầng, tổ chức các chương trình tập huấn dịch vụ du lịch, thảo luận với người dân… phân bổ ngân sách cho việc lập và thực thi các kế hoạch phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương.
3.8.3. Kiến nghị đối với công ty du lịch
Tăng cường hợp tác, liên kết cùng các hộ gia đình sản xuất nghề truyền thống, các hộ gia đình kinh doanh du lịch và Ban quản lý các Di tích lịch sử văn hóa, chính quyền địa phương để tạo ra các sản phẩm Du lịch dựa vào cộng đồng có chất lượng cao, đa dạng hấp dẫn du khách, đem lại hiệu quả cao.
Tôn trọng các chỉ tiêu về sức chứa tại các điểm đến Du lịch dựa vào cộng đồng, tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống và Tài nguyên môi trường tự nhiên tại các Làng nghề truyền thống. Giáo dục nhân viên và du khách ý thức tôn trọng và bảo tồn Tài nguyên môi trường du lịch, hỗ trợ Cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch, phát triển cộng đồng và bảo vệ Tài nguyên môi trường.
Đóng góp đầy đủ các loại lệ phí với Cộng đồng địa phương, chia sẻ công bằng các lợi ích về du lịch với các bên tham gia, hỗ trợ đào tạo nghề du lịch, giới thiệu và tạo việc làm cho lao động địa phương.
Hỗ trợ Cộng đồng địa phương xúc tiến quảng bá du lịch làng nghề, và tiếp thị có trách nhiệm với du khách.
3.8.4. Kiến nghị đối với các hộ kinh doanh tham gia kinh doanh du lịch và CĐĐP
Thực hiện đăng ký kinh doanh và kinh doanh du lịch theo pháp luật, cung cấp cho du khách những sản phẩm Du lịch dựa vào cộng đồng tốt nhất, thể hiện lòng hiếu khách qua trang phục, văn hóa ứng xử, và truyền thống văn hóa và sản phẩm du lịch.
Thường xuyên trau dồi, học tập kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ và tu dưỡng phẩm chất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và có phẩm chất tốt.
Thường xuyên cải tạo, nâng cấp Cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là nhà vệ sinh và vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, nhà hàng, thiết bị đồ dùng, môi trường, nhân viên mặc đồng phục. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Liên kết với các hộ gia đình kinh doanh khác để phân chia lượng khách và hỗ trợ nhau về dịch vụ sản xuất, hợp tác tích cực với chính quyền địa phương, các tổ chức, các doanh nghiệp để tranh thủ sự hỗ trợ về vốn, Cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh nghiệm, thị trường… cho phát triển sản xuất nghề và kinh doanh du lịch.
Tích cực đóng góp cho việc bảo tồn, khôi phục nghề, văn hóa truyền thống, và phát triển KT–XH, bảo vệ Tài nguyên môi trường ở địa phương, vệ sinh môi trường, đối xử văn minh, lịch sự, thân thiện, cởi mở, trung thực với du khách.
Tích cực tham gia các chương trình giáo dục du lịch và Tài nguyên môi trường, và các chương trình giáo dục, KT–XH khác. Tích cực tham gia kinh doanh các dịch vụ bổ sung, bảo tồn phát triển các nghề truyền thống, sản xuất nông phẩm để cung cấp cho du khách, thị trường và nâng cao thu nhập.
3.8.5. Kiến nghị đối với du khách
Thực hiện, tôn trọng luật pháp của đất nước, và các quy định, quy chế của các điểm tham quan Du lịch dựa vào cộng đồng, giữ gìn bảo vệ Tài nguyên môi trường du lịch, tôn trọng truyền thống văn hóa bản địa, ứng xử với Cộng đồng địa phương văn minh lịch sự thân thiện.
Sử dụng dịch vụ du lịch và tiêu dùng những sản phẩm du lịch của Cộng đồng địa phương.
Hỗ trợ Cộng đồng địa phương phát triển du lịch, bảo vệ tôn tạo Tài nguyên môi trường và xóa đói giảm nghèo.
Tư vấn, phản hồi với các công ty du lịch và chủ nhà về chất lượng sản phẩm du lịch và sản phẩm hàng hóa. Giới thiệu, tuyên truyền cho bạn bè, người thân về sản phẩm Du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 của luận văn đã xác định những cơ sở khoa học của việc xây dựng các giải pháp, kiến nghị đồng thời đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển Du lịch dựa vào cộng đồng ở cù lao Ông Hổ, An Giang.
Các giải pháp và kiến nghị được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý luận Du lịch dựa vào cộng đồng, khoa học du lịch, các khoa học có liên quan, thực tiễn phát triển Du lịch cộng đồng trên thế giới, ở Việt Nam, Căn cứ vào việc điều tra, phân tích đánh giá các nguồn lực phát triển Du lịch dựa vào cộng đồng, thực trạng phát triển du lịch của cù lao Ông Hổ. Căn cứ vào định hướng, quy hoạch tổng thể phát triển KT–XH, phát triển du lịch của An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2040, Luật Du lịch Việt Nam, các văn bản pháp Luật du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác.
Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm phát triển Du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang trên từng phương diện cụ thể. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Đối với hoạt động tổ chức quản lý, luận văn đề xuất giải pháp xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức theo mô hình cụ thể, thực hiện quản lý theo pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật, quản lý trên phương diện quy chế, quản lý nguồn thu.
Đối với việc phát triển nguồn nhân lực, luận văn đề xuất giải pháp huy động và phát triển sức mạnh từ cộng đồng, tăng cường đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn du lịch cho HDV địa phương, thực hiện tập huấn ẩm thực, tập huấn kỹ năng phục vụ khách du lịch.
Đối với hoạt động xúc tiến, quảng bá, luận văn đề xuất việc đẩy mạnh liên kết với các công ty du lịch tại các thành phố lớn, liên kết với các khách sạn trong khu vực để bán tuor về cù lao Ông Hổ. Tổ chức hoạt động quảng bá gắn với những lễ hội lớn của địa phương, thực hiện xây dựng cẩm nang, lịch thời vụ, bản đồ du lịch cù lao Ông Hổ, xây dựng khẩu hiệu tiếp thị và hình ảnh nhận diện thương hiệu cho cù lao Ông Hổ.
Đối với hoạt động đầu tư, luận văn đề xuất việc tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở lưu trú, dịch vụ sinh thái ẩm thực, hạ tầng giao thông, trung tâm thông tin du lịch, tăng cường chỉnh trang cảnh quan, đầu tư hệ thống biển báo du lịch, tập trung đầu tư phát triển các tổ rau an toàn, vườn mai, khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống…
Ngoài ra, luận văn còn đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên tự nhiên và môi trường sinh thái, bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống.
Cùng với các giải pháp luận văn đã đề xuất những kiến nghị với các cơ quản quản lý nhà nước về du lịch, với chính quyền địa phương trong việc quản lý, hướng dẫn và giám sát cách hoạt động Du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ. Kiến nghị với các công ty du lịch, các hộ tham gia kinh doanh du lịch, với Cộng đồng địa phương và khách du lịch nhằm đảm bảo sự hợp tác hiệu quả cho sự phát triển Du lịch dựa vào cộng đồng ở cù lao Ông Hổ.
KẾT LUẬN Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
Du lịch dựa vào cộng đồng là việc Cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch như khai thác, quản lý, bảo tồn tài nguyên du lịch thông qua sự giúp đỡ của các cơ quan tài trợ, các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương… Lợi ích thu được sẽ đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống Cộng đồng địa phương. Khách du lịch được nâng cao nhận thức về cộng đồng, về đời sống, văn hóa truyền thống của người dân. Đồng thời du lịch dựa vào cộng đồng giúp giữ gìn, bảo tồn các di sản về văn hóa, di sản thiên nhiên của địa phương, và hướng đến sự phát triển du lịch bền vững.
Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, An Giang là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, với cảnh đẹp thiên nhiên, nhất là cảnh sông nước, làng bè, vườn cây ăn trái cùng các di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp tỉnh, các công trình tôn giáo, thêm vào đó tập quán sản xuất nông nghiệp, những nghề truyền thống đã tạo sức hút cho du khách đến và trải nghiệm cùng Cộng đồng địa phương trên cù lao Ông Hổ .
Từ những tiềm năng vốn có, Mỹ Hòa Hưng đã được chọn để thực hiện dự án “Du lịch Nông nghiệp” giai đoạn 2017 – 2019 và sau đó là dự án “Thành lập Trung tâm Du lịch Nông dân An Giang” giai đoạn 2021 – 2024 với sự tài trợ của Hội Nông dân Hà Lan (Agriterra). Vì vậy, Du lịch dựa vào cộng đồng ở cù lao Ông Hổ đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Từ một vùng quê thuần nông, đến nay cơ cấu ngành nghề trên cù lao Ông Hổ đã có sự thay đổi rõ rệt, số người tham gia vào các hoạt động dịch vụ và du lịch tăng đáng kể, thu nhập bình quân trên đầu người không ngừng tăng qua các năm, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và phục vụ đời sống nhân dân được đầu tư phát triển… Hiện nay, phát triển du lịch đặc biệt phát triển Du lịch dựa vào cộng đồng tiếp tục được địa phương quan tâm đầu tư phát triển.
Bên cạnh những thành quả do sự phát triển du lịch mang lại cho địa phương, việc định hướng phát triển Du lịch dựa vào cộng đồng một cách bền vững, lâu dài đòi hỏi địa phương phải tập trung giải quyết những hạn chế còn tồn đọng và nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển phù hợp, hiệu quả. Cụ thể là hoạt động tổ chức quản lý còn thiếu chặt chẽ, thiếu tính liên kết, hoạt động không đồng bộ; nguồn nhân lực phục vụ du lịch, đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên, dịch vụ ăn uống, vận chuyển chưa được đào tạo bài bản, khả năng ngoại ngữ còn rất hạn chế; hoạt động xúc tiến, quảng bá, liên kết với các công ty du lịch, các khách sạn trong khu vực chưa được chú trọng; việc đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch được đầu tư, tuy nhiên chưa thực sự hiệu quả.
Thông qua việc tìm hiểu, đánh giá thực trạng phát triển Du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, luận văn đã tập trung phân tích các nhóm giải pháp và đề xuất những kiến nghị với các cơ quản quản lý nhà nước về du lịch, với chính quyền địa phương trong việc quản lý, hướng dẫn và giám sát cách hoạt động Du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ. Kiến nghị với các công ty du lịch, các hộ tham gia kinh doanh du lịch, với Cộng đồng địa phương và khách du lịch nhằm đảm bảo sự hợp tác hiệu quả cho sự phát triển Du lịch cộng đồng ở cù lao Ông Hổ. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cù Lao.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tại cù lao Ông Hổ
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com