Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Định hướng, Giải pháp và kiến nghị để phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Định hướng của các cấp, các ngành để phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì 

3.1.1. Phát triển du lịch nông thôn gắn với phát triển cộng đồng

Phát triển du lịch nông thôn là phát triển theo hướng mở rộng và khai thác các mối liên kết giữa các loại hình du lịch ở địa phương nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của tổ chức làm du lịch và lợi ích của cộng đồng địa phương, có sự tham gia của cộng đồng và quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương nhằm góp phần phát triển nông thôn của địa phương theo định hướng bền vững. Theo đó phát triển du lịch nông thôn phải theo hướng tạo điều kiện cho những hộ gia đình nông dân, ngư dân thành chủ thể cung cấp dịch vụ cho hoạt động du lịch làng quê. Thông qua những hoạt động đó các hộ gia đình có thể sử dụng được các lao động dư thừa lúc nông nhàn, khai thác phát huy được giá trị sử dụng của các cơ sở vật chất hiện có, bán và tiêu dùng được các nông sản và các sản phẩm khác, từ đó người dân địa phương có thêm thu nhập, nâng cao được mức sống, góp phần cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho cộng đồng. Điều đặc biệt quan trọng là hình thức và quy mô của hoạt động du lịch nông thôn phải phù hợp với môi trường và đời sống tại địa phương. Để xác định được điều này đòi hỏi phải: xác định những mong muốn và ưu tiên của địa phương, đánh giá tạm thời sức tải hay mức độ thay đổi mà địa phương có thể chấp nhận được; xác định mức độ dự kiến sẽ lồng ghép du lịch vào các hoạt động cộng đồng và xác định vấn đề quản lý và sử dụng đất tại địa phương. Xem xét các mối quan ngại và nguyện vọng của địa phương và thảo luận những tiềm năng và khó khăn tiềm ẩn là những việc cần thiết để xác định triển vọng phát triển du lịch và xây dựng sự đồng thuận của cộng đồng.

Vấn đề quan trọng nhất của phát triển là phải có sự tham gia của cộng đồng, của người dân. Đây là lực lượng chủ yếu cốt lõi của Du lịch nông thôn vì vậy chúng ta cần phải hướng dẫn, phải tạo cơ hội để giúp người nông dân đoàn kết lại với nhau, xây dựng thành công mô hình Du lịch này và đặc biệt để mỗi một hộ gia đình sẽ là những doanh nghiệp xã hội (social entrepreneur).

Chủ động tích cực lập kế hoạch tập huấn nghề du lịch cho lao động  nông thôn nhằm nâng cao ý thức cộng đồng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

3.1.2. Phát triển du lịch nông thôn gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của làng quê Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì.

Việc đề cao và bảo tồn các giá trị văn hóa, truyền thống và tín ngưỡng của địa phương có vai trò quan trọng đối với việc phát triển du lịch nông thôn cũng như đối với các cộng đồng địa phương. Một khi các cộng đồng làm mất đi những điều khiến họ trở nên đặc biệt thì sự độc đáo của họ bị giảm đi và nguồn du lịch của họ bị cạn kiệt. Sự phụ thuộc lẫn nhau về quyền lợi này sẽ khiến mọi người phải sử dụng một cách bền vững những nguồn tài nguyên này.

Nếu được phát triển với những mục đích kém sáng suốt, du lịch nông thôn có thể làm hủy hoại những khía cạnh nông thôn quan trọng thông qua quá trình thương mại hóa và cái gọi là “hiệu ứng thể hiện” (do người dân địa phương muốn bắt chước theo du khách tới mức từ bỏ tập quán và truyền thống của chính họ và từ bỏ phương thức kiếm sống truyền thống của mình). Tình trạng thương mại hóa dẫn tới hủy hoại các giá trị văn hóa nông thôn thường là kết quả của việc người ngoài địa phương (hoặc người địa phương) khai thác kinh tế từ các cộng đồng địa phương không được tổ chức.

3.1.3. Phát triển du lịch nông thôn gắn với việc bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên

Những năm gần đây, trước xu hướng hội nhập cùng với tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, huyện Ba Vì đã tập trung phát triển các làng nghề, phát triển kinh tế trang trại. Bên cạnh những mặt tích cực thì người nông dân cũng đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường. Tình trạng ô nhiễm không khí, mùi hôi từ nước thải và phân gia súc không được xử lý, ô nhiễm ở các làng nghề đang là vấn đề nan giải. Vì vậy, toàn tỉnh cần phải tập trung vào việc giải quyết tình trạng ô nhiễm để giữ cho môi trường và cảnh quan luôn sạch đẹp từ đó mới có thể phát triển được du lịch nông thôn bền vững.

3.1.4. Phát triển theo phương châm mỗi làng một sản phẩm

Du lịch nông thôn dựa trên cơ sở phát huy những tài nguyên vốn có của người dân địa phương. Để du lịch nông thôn phát triển hơn nữa, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch làng quê, mỗi làng phát triển một sản phẩm đặc thù sẽ có vai trò rất quan trọng. Yếu tố này sẽ giúp thu hút khách và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phát triển hệ thống sản phẩm du lịch nông thôn đa dạng hơn.

3.2.Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại huyện Ba Vì

3.2.1. Đầu tư nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nông thôn.

Cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc… cùng với phát triển cả về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

Cơ sở hạ tầng:

  • Hệ thống giao thông: Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì.

Đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài của du lịch.

Nâng cấp hệ thống giao thông hiện có như đường nối liền khu du lịch VQG Ba Vì – Hồ Tiên Sa – Khu du lịch Ao Vua, đường tỉnh lộ 87, 88. Triển khai một số dự án đường giao thông như đường từ xã Tản Lĩnh đi Yên Bài đến đường Láng  – Hoà Lạc, cầu suối Bươn; đường nối sườn Tây với sườn Đông núi Ba Vì để tạo thành một vùng du lịch liên hoàn; đường vành đai Khu du lịch hồ Suối Hai để tạo đà cho dự án du lịch hồ Suối Hai đang hình thành với quy mô mang tầm cỡ quốc tế.

Thành phố đã thi công công trình đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, nối thẳng từ thành phố Hà Nội đến Sơn Tây, công trình này được hoàn thành là một thuận lợi rất lớn thúc đẩy du lịch của huyện phát triển, vì vậy huyện cần tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn miền núi, nhất là những nơi có tài nguyên du lịch, hoàn thiện hệ thống giao thông trong vùng. Hiện nay thành phố Hà Nội cũng đang có dự án xây dựng một đường cao tốc nối thẳng từ trung tâm thành phố Hà Nội đến chân núi Ba Vì. Nếu dự án được thực hiện thì khoảng cách giữa trung tâm Hà Nội đến huyện Ba Bì sẽ được rút ngắn, và lượng khách đến với huyện sẽ tăng theo.

  • Hệ thống thông tin liên lạc:

Tuy hệ thống thông tin liên lạc của huyện đã tương đối phát triển, đặc biệt là hệ thống mạng cố định, nhưng so với mặt bằng chung thì hệ thống thông tin liên lạc của huyện vẫn còn rất hạn chế, nhất là trong xu hướng phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, đặc biệt là tốc độ của việc sử dụng điện thoại di động và mạng internet. Huyện cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa hệ thống thông tin liên lạc, đầu tư công nghệ đường truyền tốc độ nhanh, nâng cao hiệu quả phát triển của mạng công nghệ thông tin tại huyện.

  • Hệ thống điện, nước, y tế:

Hiện nay, hệ thống điện, nước và y tế của huyện cũng đã phát triển, đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho du lịch phát triển thì huyện cần phải hoàn thiện các dự án lớn và hiện đại hoá hệ thống này, đặc biệt là hệ thống nước sinh hoạt.

Cần xây dựng hệ thống thoát nước đổ ra sông, suối. Tuy nhiên, trước khi đổ ra sông, suối phải đảm bảo nước thải đã được xử lý, đảm bảo không gây ô nhiễm các nguồn nước.

Tập trung hoạch định, đầu tư lưới điện trung thế, hạ thế, các trạm biến áp, hệ thống cấp nước sạch để phục vụ cho các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì.

Cơ sở vật chất kỹ thuật:

  • Hệ thống các cơ sở lưu trú:

Trước hết chúng ta phải cải thiện tiêu chuẩn tại các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng. Để phát triển du lịch nông thôn ở Ba Vì có thể xây dựng các homestay. Đây không phải là các nhà mới xây dựng với tiện nghi hiện đại mà là các nhà cổ truyền có ngăn các phòng cho khách ở với các tiện nghi vệ sinh tối thiểu. Các nhà phải giữ được phong cách địa phương. Nông dân nào muốn tham gia vào mạng lưới du lịch nông thôn phải sửa chữa nhà cửa của mình cho phù hợp với tiêu chuẩn do chính quyền địa phương đưa ra. Ba Vì có thể xây dựng các loại sau:

  • Nhà khách: tiếp khách như “bạn” của gia đình, có phòng ngủ, bàn ăn với món ăn cổ truyền.
  • Nhà đón tiếp trẻ em: đón từng nhóm khoảng 10 trẻ em thành thị muốn sống ở nông thôn vài ngày để biết thế nào là nông thôn. Trẻ em được vui chơi, ăn ngủ với trẻ em nông thôn và có người phụ trách.
  • Trại hè: là một miếng đất gần một di tích văn hóa, lịch sử được tổ chức để có thể căng lều trại, nhà vệ sinh, bếp ăn ngoài trời có thể tiếp các nhóm khoảng 20 thanh thiếu niên về ở và du lịch quanh vùng.
  • Trạm dừng chân: là nhà nghỉ chân trên các lộ trình du lịch đi bộ, xe đạp, xe máy gần các di tích lịch sử để các đoàn du lịch có thể nghỉ chân, ăn uống.
  • Nhà nghỉ: có thể đón tiếp các gia đình về nghỉ ở nông thôn trong vài ngày.
  • Nhà sàn vui chơi: tổ chức các nhóm 3 đến 25 nhà sàn có thể tiếp 6 người ăn, ngủ. Xung quanh có các nơi vui chơi như đi câu, đi xe đạp, dạo chơi… ở các di tích lịch sử, văn hóa.

Các cơ sở phục vụ ăn uống:

Hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống trên địa bàn huyên hiện nay phần lớn chỉ là quy mô nhỏ, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu khách nội địa và một phần khách du lịch quốc tế, chưa kể đến việc có làm hài lòng du khách hay chưa.

Vì vậy, huyện cần có các biện pháp để không chỉ mở rộng về số lượng, quy mô các nhà hàng mà còn phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng phục vụ tại các nhà hàng đó.

Tại  những điểm du lịch trọng điểm, thường xuyên phải phục vụ đông khách cùng một lúc, thì huyện cần đầu tư xây dựng thêm các nhà hàng, hoặc mở rộng quy mô các nhà hàng hiện có. Song cũng cần tính toán đến vấn đề môi trường và sức chứa của các điểm du lịch đó. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì.

Việc đầu tư xây dựng các nhà hàng cần chú trọng đến việc tạo cảnh quan gần gũi với thiên nhiên, mang tính quê hương. Đồng thời phải kiểm soát được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở này, đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ du khách.

Có thể xây dựng một số các nhà hàng chế biến các món ăn đặc sản địa phương phục vụ du khách. Có thể kết hợp cùng với  một  số loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của địa phương.

  • Hệ thống các khu vui chơi giải trí:

Nhằm mục đích tăng sức hút đối với khách du lịch, huyện cần chú trọng hơn nữa tới việc nâng cao chất lượng các hoạt động kinh doanh dịch vụ, các sản phẩm du lịch nhằm từng bước xây dựng những sản phẩm du lịch chất lượng cao như: các khu nghỉ cao cấp để thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao. Để đạt được ý tưởng này, huyện sẽ định hướng và khuyến khích các điểm du lịch hiện có tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm, tạo cảnh quan môi trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Tăng cường xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí về thể thao, văn nghệ. Chúng là cơ sở của việc kinh doanh các dịch vụ bổ sung trong dịch vụ du lịch. Nó góp phần tăng doanh thu du lịch cũng như tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch.

Tại các điểm du lịch trọng điểm cần xây dựng, mở rộng quy mô và đa dạng hơn nữa các loại hình vui chơi giải trí. Còn tại những nơi chưa khai thác tốt nguồn tài nguyên cũng cần phải đầu tư xây dựng các trung tâm vui chơi giải trí để thu hút khách du lịch, tiến tới cân bằng với các điểm du lịch khác trong huyện.

Trong quá trình xây dựng cũng như mở rộng quy mô cần tính đến sức chứa tại các điểm du lịch đó, tránh vượt quá khả năng cho phép gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và ảnh hưởng đến chính cả nguồn tài nguyên du lịch tại điểm đó.

3.2.2. Tiếp thị DLNT, xây dựng quảng cáo Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì.

Muốn mô hình du lịch đến được với khách hàng thì khâu quảng bá đóng vai trò rất quan trọng. Các phương tiện truyền thông đóng vai trò là cầu nối giữa sản phầm du lịch với khách, đưa đến cho du khách những thông tin hữu ích nhất về điểm đến. Với tốc độ phát triển có quy mô rộng rãi, phong phú và chi phí cho quảng bá Du lịch nông thôn chiếm một khoản không nên các nhà kinh doanh lữ hành nên có sự chọn lọc các phương tiện sao cho hiệu quả.

  • Các kênh truyền hình quen thuộc quảng bá cho du lịch Việt Nam như: BBC, CNN, VCTV, TVB…
  • Radio AM, FM: là những kênh thông tin có số lượng đông đảo thính giả nhất, đặc biệt là giới trẻ, sinh viên các trường Đại học.
  • Các báo du lịch – văn hóa: baodulich, baodulich, toquoc, baovanhoa,…

3.2.3. Không ngừng đảm bảo, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như sự phong phú sản phẩm của DLNT

Đa dạng các sản phẩm du lịch, phát huy hết tiềm năng sẵn có mang đến nét mới hơn cho du lịch là một hoạt động cần thiết. Theo đó, loại hình du lịch nông thôn sẽ mang đến sự mới lạ, phong phú hơn cho ngành “công nghiệp không khói” ở Việt Nam.

Xác định rõ nội dung chủ yếu để khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn nông thôn là phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa với phương thức đa dạng hóa chủ thể tham gia. Tài nguyên du lịch nông thôn sẽ được khai thác để tổ chức các loại hình du lịch mới, gắn kết các chương trình du lịch hiện có với các sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao chất lượng các chương trình. Đặc biệt coi trọng mối quan hệ liên kết, đối tác trong cung ứng các dịch vụ phục vụ tối đa nhu cầu của du khách.

Tăng cường đầu tư cùng người dân khắc phục lại kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật và sản phẩm du lịch làm cho các làng quê Việt Nam trở nên dễ tiếp xúc hơn và tạo thuận lợi trong liên kết giữa các làng, các khu vực trong thu hút khách du lịch.

3.2.4.Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch nông thôn

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch, đưa chương trình đào tạo phát triển du lịch nông thôn vào các chương trình đào tạo. Ba Vì cần xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân đến năm 2020. Từ chiến lược đó ngành du lịch có thể lên được những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để phát triển du lịch nông thôn. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ để khuyến khích việc rèn luyện nâng cao tay nghề của các cán bộ công nhân viên công tác trong ngành du lịch. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì.

Có các chính sách thu hút các nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên ngành cao về du lịch. Có những biện pháp thu hút nhân tài về tỉnh, tạo điều kiện để những sinh viên mới ra trường có cơ hội được làm việc trong các đơn vị quản lý du lịch của huyện.

Cần phải tổ chức, đào tạo bồi dưỡng kiến thức cộng đồng về phát triển du lịch cho nhân dân bản địa. bởi người nông dân sẽ là những hướng dẫn viên trên chính mảnh đất của mình. Từ đó người dân có thể nhận thức được lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài nhằm tăng cường ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, văn minh du lịch và bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch tại các điểm du lịch của tỉnh.

3.2.5 Đẩy nhanh và tăng cường hiệu quả công tác quy hoạch phát triển du lịch.

Cần có các chiến lược, chính sách về công tác quy hoạch phát triển du lịch thống nhất, đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, từ toàn thành phố tới từng khu vực cụ thể. Việc quy hoạch cần được đưa ra các phương án tối ưu đảm bảo hiệu quả kinh tế – xã hội cao.

Đẩy mạnh đầu tư quy hoạch phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững. Trong công tác xây dựng quy hoạch cần tính đến vấn đề khai thác sử dụng hợp lý và phát triển các nguồn tài nguyên du lịch, đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đồng thời bảo tồn được các giá trị của các tài nguyên đó.

Chú ý tập trung nâng cao chất lượng quản lý thực hiện quy hoạch. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên mạng internet, trên các phương tiện thông tin đại chúng…các quy hoạch đã được phê duyệt. Phát huy vai trò của các cộng đồng dân cư trong việc xây dựng và quản lý quy hoạch. Đối với một số quy hoạch lớn, quan trọng, cần có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế hoặc do các tổ chức quốc tế thực hiện.

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của thành phố tiến hành rà soát lại những quy hoạch đã có, hoàn thành dứt điểm những quy hoạch còn dở dang; chuẩn bị khai thác các khu du lịch trọng điểm còn chưa quy hoạch.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch: du lịch văn hoá, du lịch lễ hội, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại các điểm du lịch. Lập quy hoạch chi tiết khu du lịch sườn Tây núi Ba Vì, xúc tiến đầu tư triển khai dự án khu du lịch Hồ Suối Hai, dự án cụm di tích lịch sử – văn hoá: Đền Hạ – Đền Trung – Đền Thượng; khu du lịch Hồ Cẩm Quỳ, nước khoáng nóng Thuần Mỹ…

Hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xúc tiến đầu tư các điểm du lịch mới; phối hợp với các ngành của thành phố, đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch chi tiết khu du lịch Suối Hai, khu du lịch sườn Tây núi Ba Vì, cụm di tích lịch sử văn hoá: Đền Hạ – Đền Trung – Đền Thượng; khu du lịch Hồ Cẩm Quỳ; quy hoạch khu vực nước khoáng nóng Thuần  Mỹ; quy hoạch du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư khai thác du lịch trên địa bàn huyện.

3.2.6. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì.

Để phát triển du lịch nông thôn bền vững, chúng ta cần xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn ở Ba Vì mới lạ, hấp dẫn, bền vững. Du khách được trực tiếp tham gia vào những công việc rất giản dị như lội ruộng, tát cá, trồng rau, làm ra các sản phẩm thủ công truyền thống…kết hợp với việc thăm quan các cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hoá của địa phương.

Sau đây là ví dụ một vài chương trình du lịch được tác giả luận văn xây dựng với mục đích giới thiệu:

Tour 1: Về với tuổi thơ.

  • Thời gian: 2 ngày 1 đêm (cuối tuần).
  • Phương tiện: Ô tô + Xe đạp (Áp dụng cho đoàn hay cá nhân).

Ngày 01: Hà Nội – Làng Phú Châu.

  • Sáng: Du khách tập trung tại điểm hẹn và bắt đầu hành trình “Về với tuổi thơ”. Đến làng, du khách sẽ tham quan các địa điểm đặc trưng của Làng Phú Châu sau đó trở về mỗi một nhà dân.
  • Trưa: Du khách thưởng thức cơm quê đạm mạc cùng với người dân và nghỉ ngơi.
  • Chiều: Du khách tham gia các cuộc thi do Công ty Du lịch tổ chức với sự hướng dẫn của người dân như: cấy lúa, bắt cá, trồng rau, thổi cơm…
  • Tối: Du khách thưởng thức các sản phẩm của mình và tham gia chương trình giao lưu văn nghệ “Cây nhà là vườn” với người dân trong thôn. Ngủ đêm tại nhà dân.

Ngày 02: Tham quan làng nghề nón lá.

  • Sáng: Du khách đạp xe đạp đi tham quan làng nghề nón lá, học các kỹ thuật làm nón của người dân trong vùng.
  • Trưa: Du khách trở lại nhà dân để ăn trưa.
  • Chiều: Nghỉ ngơi và mua sắm quà quê tại Chợ quê của làng. Sau đó trở về Hà Nội. Kết thúc chuyến đi.

Tour 02: Ngày mùa

  • Thời gian: vào vụ sản xuất chè.
  • Phương tiện: Ô tô + Xe đạp (hoặc theo nhu cầu của khách)

TOUR 1 ngày: Nông dân đích thực. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì.

  • Sáng: Du khách tập trung tại điểm hẹn và trở về làng Đá Chông, xã Minh Quang. Du khách sẽ được cung cấp những nông cụ thiết yếu để tham gia vào công việc thu hoạch và sản xuất chè: giỏ đựng chè, nón, mũ,…
  • Trưa: Du khách thưởng thức các món ăn đậm chất nông thôn (cơm – cà – rau – nước tương…).
  • Chiều: Du khách tham quan làng nghề chế biến chè khô: học các kỹ thuật xao, ướp chè…của các hộ gia đình. Sau đó, du khách mua sắm quà quê tại Chợ của làng và trở về điểm xuất phát.

TOUR 2 ngày: K9 Đá Chông – Làng nghề chế biến chè khô

Ngày 01: Thăm quan Đá Chông.

  • Sáng: Du khách tập trung tại điểm hẹn và lên đường thăm K9. Sau đó lên đường về thôn Minh Quang.
  • Trưa: Du khách thưởng thức các món ăn đậm chất nông thôn (cơm – cà – rau – nước tương…) tại làng.
  • Chiều: Du khách tham gia các trò chơi đậm chất dân gian đầy hấp dẫn và sôi động.
  • Tối: Tham gia giao lưu văn hóa văn nghệ với bà con nông dân địa phương.

Ngày 02: Làm người nông dân thực thụ.

  • Sáng: Du khách tham quan làng nghề chế biến chè khô. Sau đó ăn trưa.
  • Chiều: Du khách sẽ được người dân hướng dẫn các công đoạn làm chè khô. Du khách có thể thưởng thức và mua sản phẩm của mình về làm quà cho bạn bè, gia đình và đồng nghiệp.
  • Sau đó, Du khách trở về Hà Nội, trên đường đi ghé mua đặc sản sữa Ba Vì.
  • Du khách về điểm hẹn ban đầu, kết thúc chuyến đi.

Bên cạnh đó, đối với mỗi đối tượng khách có nhu cầu khác nhau thì chúng ta sẽ đưa ra những chương trình cụ thể sao cho phù hợp. Đặc biệt là các sinh viên Việt Nam học của Việt Nam hay nước ngoài có nhu cầu nghiên cứu về văn hóa làng quê Việt Nam cần tạo ra chương trình DLNT chuẩn để đáp ứng mục đích nghiên cứu và học tập của họ.

3.2.7. Phát triển Du lịch nông thôn theo hướng bền vững

Để phát triển bền vững Du lịch nông thôn thì cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Phải thể hiện r vai trò của nhà nước (đường lối, chính sách, ngân sách phát triển du lịch nông thôn của  nhà nước Trung ương và địa phương) .
  • Đảm bảo công bằng cho các chủ thể tham gia.
  • Chủ thể tham gia sản xuất du lịch chính là nông dân và đem lại lợi ích cho họ.
  • Du lịch phải dựa vào cộng đồng và phát huy nội lực của địa phương.
  • Du lịch phải dựa trên giá trị văn hóa, lối sống truyền thống của cư dân bản địa làng xã và bảo vệ môi trường; luôn đổi mới và tạo sự khác biệt.
  • Mô hình phát triển du lịch nông thôn ở mỗi địa phương phải bảo đảm tăng cường liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để làm phong phú thêm sản phẩm; thống nhất hành động trên cơ sở phân chia lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch .

Các nguyên tắc này là cơ sở để tạo ra chuỗi sản phẩm DLNT. Chuỗi cung cấp sản phẩm du lịch nông thôn được tạo ra bởi một hệ thống các nhà cung cấp. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì.

Hệ thống này bao gồm.

Để phát triển du lịch nông thôn, chúng ta cần phải đảm bảo các nguyên tắc trên. Nếu phát triển không  hợp lý sẽ dẫn đến các hệ lụy sau đây:

  • Phát triển nhanh, quá tải về sức chứa cả vật lý, tâm lý và môi trường, ùn tắc giao thông, thay đổi văn hóa truyền thống của cộng đồng làm cho nông thôn trở thành thành thị.
  • Xung đột về lợi ích giữa các thành phần tham gia vào kinh doanh du lịch: Công ty lữ hành, chính quyền địa phương, người dân…

Tại đại hội X, Đảng ta đã xác định “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”.

Tuy xuất hiện trước du lịch sinh thái, nhưng du lịch nông thôn ít được biết đến, bởi sức ảnh hưởng của du lịch nông thôn bấy giờ chỉ ở mức độ các hoạt động trong trang trại và được coi như là một nguồn thu nhập thêm của các trang trại. Trong khi đó, du lịch sinh thái ra đời trong bối cảnh hình thành những loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường. Du lịch sinh thái đã thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên và của nhiều quốc gia thế giới. Du lịch sinh thái phát triển mạnh đến mức trở thành một hiện tượng của ngành du lịch. Không dừng lại ở đó, tiếp nối các loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường là các loại hình du lịch có trách nhiệm với cộng đồng ra đời, từ đó chúng ta có các khái niệm du lịch chống đói nghèo, du lịch bản địa, du lịch cộng đồng… và khái niệm du lịch bền vững ra đời.

3.2.8. Giải pháp về tăng cường công tác quản lý của địa phương

Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý dịch vụ du lịch, mở các lớp cho cán bộ chính quyền các địa phương nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, xây dựng các quy ước của các làng trong khai thác du lịch, tránh tình trạng làm ăn chụp giật.

Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ thành phố xuống đến huyện, đề nghị bổ sung biên chế chuyên trách về du lịch tại phòng kinh tế huyện. Kiện toàn và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của huyện. Thành lập các ban quản lý khu du lịch trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tại các địa phương, khu du lịch sinh thái, làng nghề trên địa bàn huyện. Với các chức năng nhiệm vụ chủ yếu như quản lý và bảo vệ tài nguyên du lịch theo quy hoạch, quản lý quy hoạch và các hoạt động đầu tư xây dựng trong khu du lịch, quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên kinh doanh du lịch, quản lỳ và điều tiết các nguồn thu từ vé danh lam, phí khai thác tài nguyên nộp vào ngân sách huyện, cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đủ điều kiện.

Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, cụ thể hóa các văn bản luật, các văn bản quản lý khai thác tài nguyên du lịch có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp tạo nên hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động khai thác tài nguyên du lịch. Căn cứ vào các hướng dẫn thi hành Luật du lịch năm 2018 của chính phủ, ngành du lịch huyện cần tập trung tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố xây dựng và ban hành quy chế quản lý khai thác bảo vệ tài nguyên du lịch, nội quy, quy định về kinh doanh dịch vụ trong khu du lịch làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý khai thác tài nguyên của các ban quản lý khu du lịch trong giai đoạn tới.

3.2.9. Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì.

Một trong những những nhiệm vụ quan trọng trong công tác phát triển du lịch nông thôn là nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về loại hình du lịch này. Đây là một công việc có tính xã hội hoá, là nhiệm vụ của toàn dân, của cộng đồng cư dân huyện Ba Vì. Nếu không có sự hỗ trợ và tham gia của người dân sống trong huyện thì công tác bảo vệ các các giá trị của cảnh quan nông thôn sẽ không thể đạt kết quả tốt. Do đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng như tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư trong huyện là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công trong công tác phát triển du lịch nông thôn.

3.2.10. Giải pháp liên kết giữa cộng đồng với các doanh nghiệp lữ hành

Việc liên kết giữa hai lực lượng này là một điều quan trọng giúp du lịch nông thôn phát triển. Bởi các công ty lữu hành có vai trò rất to lớn để tạo nguồn khách về vùng nông thôn, là người khai thác các giá trị ở một điểm nông thôn đưa vào sản phẩm du lịch của công ty, là cầu nối giữa người dân, hộ dân cung cấp dịch vụ tại địa phương với khách du lịch. Để làm được điều này doanh nghiệp du lịch cần xác định người nông dân là chủ thể trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch nông thôn. Doanh nghiệp cần hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch bằng cách tạo ra sự khác biệt về dịch vụ, sản phẩm giữa địa phương này với địa phương khác, hộ này với hộ khác. Quảng bá hình ảnh du lịch địa phương tới khách hàng. Một công ty lữ hành có tiềm năng nên nhận đỡ đầu cho ít nhất một hộ dân hay một hoạt động nào đó phục vụ cho du lịch tại địa phương. Doanh nghiệp du lịch tham gia hướng dẫn và đào tạo người dân cung cấp dịch vụ phục vụ khách du lịch. trong việc phát triển du lịch nông thô ty lữ hành trong việc phát triển du lịch nông thôn

3.3.Các kiến nghị để phát triển du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì

3.3.1. Kiến nghị với Thành phố

Trong những năm qua hoạt động du lich trên địa bàn huyện Ba Vì luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp, các ngành. Song việc phát triển kinh tế của huyện Ba Vì còn nhiều khó khăn, tiềm năng phát triển du lịch rất lớn nhưng việc đầu tư các dự án còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Để công tác phát triển du lịch của huyện Ba Vì được thành công, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố :

  • Đề nghị Thành uỷ, UBND, các Sở, ngành của Thành phố Hà Nội chỉ đạo sớm triển khai thực hiện dự án khu du lịch Hồ Suối Hai; cụm di tích Lịch sử – Văn hoá: Đền Hạ – Đền Trung – Đền Thượng; khu du lịch Hồ Cẩm Quỳ, khu du lịch sườn Tây núi Ba Vì. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì.
  • Đầu tư kinh phí cho các dự án quy hoạch: du lịch sườn Tây núi Ba Vì, khu điều  dưỡng nước khoáng nóng Thuần Mỹ, rà  soát quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Ba Vì.

Tiếp tục hỗ trợ về nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng đến các điểm du lịch như: đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, cấp nước sạch. Trước mắt là đường vào khu du lịch xung quanh Hồ Suối Hai, đường nối VQG Ba Vì – Ao Vua, đường vào khu du lịch Suối Mơ.

  • Đề nghị với  Thành phố, Bộ  Nông  nghiệp  và phát triển nông thôn  có quy chế nhằm khai thác du lịch khu VQG Ba Vì, các làng nông nghiệp có hiệu quả.

Đề nghị Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch Hà Nội:

  • Tạo điều kiện giúp UBND huyện Ba Vì xây dựng Website du lịch nhằm cung cấp thông tin cho khách hàng, tạo điều kiện  thuận  lợi cho các doanh nghiệp du lịch quảng bá hình ảnh của mình tới du khách trong và ngoài nước.
  • Kết nối các tuor du lịch về với các khu du lịch Ba Vì.

3.3.2. Kiến nghị đề xuất với chính quyền địa phương (cấp huyện xã)

Chính quyền địa phương phải có những chính sách nhằm giới hạn việc khai thác du lịch làng quê. Mọi sự khai thác phát triển đều phải phù hợp với quy hoạch phát triển nông thôn. Đồng thời tuân theo những quy định của pháp luật, những luật lệ hương ước của làng xã.

Chính quyền địa phương phải phối hợp với người dân trong việc kiểm tra giám sát… nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn lợi ích cho cả người dân và khách du lịch.

Cần có các nghiên cứu cơ bản về từng vùng nông thôn trong kế hoạch phát triển của huyện. Xác định sức thu hút của tài nguyên du lịch trên địa bàn nông thôn trên cơ sở điều tra và đánh giá toàn diện tài nguyên trên 9 tiêu chí chính sau: Mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch nông thôn của từng địa phương trong huyện, Thời gian khai thác các tài nguyên; Các yếu tố môi trường; Sức chứa của từng vùng; Độ bền vững trong khai thác tiềm năng du lịch nông thôn; Khả năng tiếp cận; Điều kiện hạ tầng; Khả năng phát triển; Hiệu quả kinh tế xã hội. Các tiêu chí trên giúp cho việc lượng hoá tài nguyên theo thang bậc tạo cơ sở để tổ chức khai thác và quản lý, phát triển tài nguyên trong du lịch của từng địa phương.

Thay đổi nhận thức trong sinh hoạt, vệ sinh môi trường của người dân, cần tuyên truyền cho người dân về lợi ích thiết thực của loại hình du lịch nông thôn mang lại để hộ giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá bản địa của mình. Đồng thời, khuyến khích nhân dân củng cố, sưu tầm và phát triển rộng hơn nền nghệ thuật dân ca, dân vũ của mình để phục vụ khách du lịch.

3.3.3. Kiến nghị đề xuất với các công ty du lịch Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì.

Công ty du lịch cần có kế hoạch khai thác hợp lý tài nguyên du lịch ở nông thôn. Đồng thời không vì lợi ích trước mắt mà có những hành bi trái pháp luật, làm tổn hại đến cuộc sống của người dân, đến bản sắc văn hóa của làng quê, đến môi trường sống và không gian sống nơi làng quê.

Mặt khác ban quản lý các doanh nghiệp du lịch cũng cần có những hoạt động giám sát, kiểm tra các chương trình hoạt động của mình. Sự kiểm tra giám sát kịp thời sẽ tránh gây ra những hoạt động sai trái trong việc khai thác du lịch nông thôn.

Cần có sự phối hợp tốt giữa doanh nghiệp du lịch và chính quyền, cộng đồng địa phương để giảm thiểu những tổn hại do hoạt động du lịch gây ra.

Các doanh nghiệp khi xây dựng các chương trình du lịch nông thôn cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của các địa phương có tài nguyên du lịch và có mối liên hệ chặt chẽ khác trong hệ thống du lịch là chính quyền, dân cư các địa phương và khách du lịch.

3.3.4. Kiến nghị đề xuất với cộng đồng địa phương 

Người dân không nên chạy theo lợi ích trước mắt mà có những hành động làm tổn hại đến cuộc sống lâu dài của làng xóm mình, xâm phạm bản sắc văn hóa của làng quê. Người dân cần có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và nét đẹp làng quê mình nói riêng.

  • Hơn nữa người dân địa phương cần có thái độ thân thiện cởi mở chào đón du khách đến với làng mình, không nên tỏ thái độ tò mò, dò xét du khách. Chính điều đó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động du lịch làng quê phát triển, nâng cao cuộc sống của chính mình.
  • Người dân địa phương cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch đặc biệt là môi trường làng nghề, để gìn giữ tài nguyên cũng như đảm bảo tài nguyên phát triển du lịch bền vững.

Tiểu kết chương 3

Như các loại hình du lịch khác, du lịch nông thôn tại Ba Vì có những điểm thu hút khách du lịch đồng thời cũng có những hạn chế nhất định cần được quan tâm và giải quyết. Vấn đề quan trọng của phát triển là phải có sự tham gia của cộng đồng, của người dân. Đây là lực lượng chủ yếu cốt lõi của Du lịch nông thôn, vì vậy chúng ta cần phải hướng dẫn, phải tạo cơ hội để giúp người nông dân đoàn kết lại với nhau, xây dựng thành công mô hình Du lịch này và đặc biệt để mỗi một hộ gia đình sẽ là những doanh nghiệp xã hội. Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của làng quê, bảo vệ môi trường cảnh quan, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Bởi vậy, cần có sự phối hợp tốt giữa cộng đồng địa phương, du khách, chính quyền địa phương và những nhà kinh doanh du lịch sao cho các chương trình được thực hiện thành công nhất.  Hơn nữa, ta cần đưa ra các giải pháp đồng bộ cũng như các kiến nghị đề xuất với chính quyền sở trại, đơn vị du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì nói riêng và trên toàn đất nước nói chung, cũng như cộng đồng địa phương để phát huy những tiềm năng, phát triển loại hình du lịch nông thôn ở huyện Ba Vì.

KẾT LUẬN Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, quan niệm tiêu dùng của người dân đã có nhiều thay đổi. Nhu cầu về tinh thần, trong đó nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng và khám phá tăng nhanh. Đó chính là cơ hội cho các vùng kinh tế kém phát triển có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ mà không qua thời kỳ phát triển công nghiệp.

Ba Vì là một huyện có nhiều tiềm năng, tài nguyên , hoàn toàn có khả năng đi theo con đường ưu tiên phát triển dịch vụ trên cơ sở phát triển du lịch xanh – du lịch nông thôn. Đó không chỉ là tiềm năng về tài nguyên tự nhiên mà còn là các tài nguyên nhân văn giá trị. Phát triển du lịch nông thôn ở Ba Vì sẽ giúp huyện tận dụng một cách hiệu quả những tiềm năng du lịch của địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống nông dân.

Hiện nay, vấn đề khai thác tiềm năng du lịch nông thôn tại huyện vẫn chưa được chú trọng phát triển. Việc phát triển du lịch nông thôn ở Ba Vì đang ở tình trạng hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, thiếu sự định hướng, chỉ đạo sát sao và hỗ trợ kịp thời đồng bộ của các cấp quản lý. Huyện vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế cũng như xây dựng định hướng chủ trương phát triển du lịch nông thôn, sản phẩm du lịch nông thôn chưa phong phú đa dạng, chậm đổi mới, việc quy hoạch chi tiết các dự án du lịch chưa hoàn thành, sự kết hợp của các đơn vị du lịch trên địa bàn chưa chặt chẽ, chưa tạo thành các tour du lịch khép kín, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa du lịch của một bộ phận cán bộ nhân viên còn thấp, công tác xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn còn hạn chế chưa thực sự an lan tỏa.

Mặt khác, trong quá trình khai thác, du lịch Ba Vì sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn như bị chia sẻ thị phần, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt…. Nhu cầu của khách hàng luôn luôn thay đổi, rất phong phú. Vì vậy luôn đòi hỏi phải đổi mới sản phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Cơ sở vật chất kĩ thuật ở các làng quê đòi hỏi sự đầu tư một nguồn vốn lớn. Đã có rất nhiều tỉnh thành trong cả nước phát triển thành công du lịch nông thôn nên thị trường khách du lịch nông thôn ở Ba Vì sẽ bị suy giảm. Môi trường nông thôn đang dần bị ô nhiễm gây ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vững của du lịch nông thôn. Không gian sinh hoạt văn hóa ở nông thôn đang bị đe dọa trước sự xâm nhập của lối sống mới, những giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử,… đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Việc phối hợp giữa khai thác và bảo tồn di tích chưa được nhịp nhàng.

Để có thể giải quyết được những khó khăn, những thách thức trên thì giải pháp, định hướng cho du lịch nông thôn ở Ba Vì là rất quan trọng. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì.

Du lịch nông thôn muốn tồn tại và phát triển được thì phải xây dựng những chiến lược bền vững. Cụ thể hơn, nếu Ba Vì không xác định hướng đi đúng đắn cho mình thì kết quả mà du lịch nông thôn mang lại sẽ có nhiều hạn chế, tiêu cực đến chính loại hình này.

Vì vậy, việc đề ra các giải pháp nhằm phát triển Du lịch nông thôn ở huyện ngày càng cấp thiết. Đó là giải pháp đầu tư cho du lịch nông thôn gắn liền với bảo tồn các công trình lịch sử và các hoạt động truyền thống như các hoạt động văn hóa dân gian, lễ hội được phục hồi thông qua sự quan tâm của du khách. Sự phát triển đó mang lại sự thịnh vượng mới cho các vùng nông thôn nghèo, giải phóng sức lao động dư thừa trong cơ cấu lao động xã hội cân bằng môi trường và điều kiện phát triển. Như vậy, có thể nói du lịch nông thôn có lợi ích lâu dài là du lịch trong đó nông nghiệp, các mô hình sinh hoạt nghề truyền thống, cảnh quan môi trường, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên du lịch dành cho du khách đi sâu tiếp xúc trải nghiệm với đời sống nông thôn ăn những thức ăn tươi ngon, rau củ quả sạch tự mình thu hoạch và chế biến. Thêm vào đó, nhờ có du lịch mà nhu cầu nông nghiệp tăng thêm các giá trị văn hóa có hướng kế thừa truyền thống, tăng nội lực phát triển dồi dào. Nói cách khác du lịch nông thôn là cơ hội mở rộng kinh doanh tiêu thụ các sản phẩm nông sản ở khu vực nông thôn được kết hợp theo hướng phát triển du lịch nông nghiệp bền vững. Mặt khác, một khi du lịch nông thôn phát triển thành công sẽ kéo theo sự thay đổi tăng trưởng về mặt kinh tế- xã hội, phục hồi môi trường sinh thái tại địa phương làm cho ý thức văn hóa của người dân tự giác tăng cao “Người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch” càng thêm sôi động, họ mạnh dạn đầu tư mở rộng và phát triển các loại hình du lịch nông thôn như nhà hàng nông gia, dịch vụ ẩm thực tại nhà người dân sử dụng rau và các loại thực phẩm tại nông thôn, dịch vụ Homestay lưu trú tại nhà dân, được trải nghiệm chính cuộc sống của người dân, trải nghiệm với mua sắm các sản phẩm ngành nghề truyền thống, giao lưu với nghệ nhân thông qua kỷ năng tài nghệ hoàn thiện các sản phẩm, trình độ của người dân tái hiện lịch sử văn hóa nông thôn thông qua các buổi trình diễn nghệ thuật…

Xu hướng hình thành và phát triển trên ngày càng có lợi thế cạnh tranh, cần quan tâm đầu tư chiều sâu hơn nữa tạo ra “Thương hiệu” mới nhằm khơi dậy tiềm năng, cơ hội phát triển du lịch nông thôn góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc thù.

Hy vọng rằng đề tài luận văn của tôi sẽ góp phần nhỏ trong việc đưa ra các giải pháp để phát triển loại hình du lịch nông thôn này, để trong tương lai không xa, Ba Vì sẽ tạo ra được thương hiệu riêng không chỉ trong nước mà trên toàn thế giới. Luận văn: Giải pháp phát triển du lịch nông thôn huyện Ba Vì.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì – Hà Nội

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993