Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Giải pháp PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Hoàn thiện các quy định của pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại siêu thị Coopxtra dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
3.1.1. Hoàn thiện quy định về số lượng, chủng loại hàng hóa giao nhận
Theo quy định Khoản 1, 2 Điều 40 Luật thương mại 2005 quy định về trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp “i)Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;ii)Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;”. Theo quy định này bên bán sau khi chuyển rủi ro là thời điểm sau khi giao hàng cho bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyểt của hàng hóa phát sinh kể cả phát hiện sau thời điểm rủi ro trừ trường hợp bên mua đã biết về những khiếm khuyết đó.
Trước khi giao hàng cho khách hàng, hàng hóa đã được bên bán kiểm tra chất lượng hàng hóa và khiếm khuyết và khi nhận hàng bên mua nhận hàng đã kiểm tra sản phẩm và nhận hàng hóa. Sau đó bên mua vì bảo quản hàng hóa không đúng theo cách hướng dẫn, khiến hàng hóa bị hư hỏng không đạt chất lượng sản phẩm ban đầu và lúc này bên mua liên hệ bên bán yêu cầu đổi trả hàng hóa đó. Trong trường hợp này rất khó xác định thời điểm hàng hóa hư hỏng không đảm bảo chất lượng là do bên mua cung cấp hay do bên bán bảo quản không đúng. Nếu bên bán không chứng minh được bên mua đã biết khiếm khuyết về hàng hóa thì bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết đó theo quy định của pháp luật.
Cần có quy định rõ ràng hơn về việc xác nhận chất lượng hàng hóa tại thời điểm nhận hàng nên quy định việc xác nhận chất lượng hàng hóa này phải xác lập bằng văn bản, để đối chiếu giữa hai bên khi có tranh chấp không đáng có xảy ra và xác định thời gian chuyển rủi ro đối với những loại hàng hóa cần bảo quản đúng hướng dẫn mới đáp ứng được chất lượng của sản phẩm và các sản phẩm có hạn ngắn ngày. Luận văn: Giải pháp PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.
Việc quy định này giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như lợi ích của doanh nghiệp bán hàng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
3.1.2. Hoàn thiện quy định về thời gian/thời hạn giao nhận hàng hóa
Theo quy định của Luật thương mại bên bán và bên mua có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
Khi giao kết hợp đồng bên bán và bên mua không thỏa thuận trước về thời gian giao hàng cụ thể. Nên bên bán không xác định được thời gian giao hàng cụ thể chỉ xác định được việc giao hàng trước thời hạn hai bên đã thỏa thuận. Khi bên bán chuẩn bị giao hàng đã thông báo cho bên mua về thời gian giao hàng nhưng không nhận lại được sự phản hồi của bên mua. Thời điểm này bên bán tiến hành giao hàng thì bên mua không tạo điều kiện cho bên bán giao hàng đồng thời không nhận hàng. Điều này khiến cho bên bán giao hàng không thành công đồng thời phải đưa hàng về. Sự việc này làm thiệt hại trực tiếp kinh tế về chi phí giao hàng của bên bán.
Chính vì vậy, pháp luật cần quy định rõ hơn trong trường hợp hai bên không thỏa thuận về thời gian giao hàng cụ thể thì bên bán trong thời gian chuẩn bị giao hàng phải thông báo bằng văn bản cho bên mua biết về thời gian giao hàng và bên bán phải cung cấp bằng chứng chứng minh bên mua có nhận được thông báo thời gian bên bán giao hàng, và quy định rõ ràng về mốc thời gian bên bán phải gửi thông báo giao hàng trước khi giao cho bên mua. Thêm vào đó quy định thời hạn cụ thể bên mua phải trả lời việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao hàng của bên, xác nhận này phải lập bằng văn bản, tin nhắn hoặc email. Nếu sau thời hạn nhận được lời đề nghị của bên bán mà bên mua không trả lời coi như đồng ý với đề nghị giao hàng của bên bán.
Quy định này giúp thuận lợi cho việc giao hàng của bên bán cũng như bên mua nhận được thông tin chuẩn bị nhận hàng và chủ động trong việc chuẩn bị hỗ trợ bên bán nhận hàng hóa và vị trí chất xếp, bảo quản hàng hóa.
3.1.3. Hoàn thiện quy định về địa điểm giao nhận hàng hóa Luận văn: Giải pháp PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.
Theo quy định của pháp luật “Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.”
Tuy nhiên trong thực tế thời điểm giao kết hợp đồng bên bán và bên mua không thỏa thuận về điạ điểm giao hàng. Song khi đến thời hạn giao hàng, bên bán chuẩn bị hàng hóa để giao hàng cho bên mua, lúc này bên mua mới thông báo địa điểm nhận hàng cho bên bán. Mà địa điểm do bên mua cung cấp để nhận hàng khá xa với nơi xuất phát giao hàng của bên bán mà thời hạn giao hàng đã tới việc giao hàng đúng thời gian, thời hạn hai bên đã thỏa thuận là không thể thực hiện. Và trong một số trường hợp khác hai bên đã thỏa thuận địa điểm giao hàng nhưng khi đến thời gian giao hàng bên mua thay đổi địa điểm khiến bên bán không kịp sắp xếp phương tiện vận chuyển cho phù hợp, và việc thay đổi này khiến phát sinh đường đi khiến bên bán gặp khó khăn về việc giao hàng.
Chình vì vậy trong trường hợp này cần có quy định rõ ràng về thời gian thông báo, thay đổi địa điểm nhận hàng. Quy định rõ ràng việc thông báo và thay đổi địa điểm giao hàng nếu có, bên mua phải theo một thời hạn nhất định thông báo cho bên bán. Và nếu địa điểm giao hàng quá xa hai bên cần thỏa thuận thay đổi thời gian nhận hàng và gia hạn thời hạn giao hàng tạo điều kiện cho bên bán kịp thời sắp xếp công việc chất xếp hàng hóa, chuẩn bị phương tiện, giao hàng hóa thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ của mình với bên mua.
Quy định về thời hạn thông báo địa điểm nhận hàng để bên bán có thời gian chuẩn bị thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình một cách tốt nhất. Và quy định về vấn đề thay đổi địa điểm nhận hàng cần thỏa thuận lại vì vấn đề này liên quan đến giá trị hàng, chi phí giao hàng của bên bán.
3.1.4. Hoàn thiện quy định về chứng từ hàng hóa liên quan tới giao nhận hàng hóa
Theo quy định của pháp luật “Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng”.
Theo quy định này nếu không có sự thỏa thuận về thời gian và địa điểm giao chứng từ bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý. Tại đây quy định về việc bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hóa trong thời hạn và địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng. Tuy nhiên để thực hiện nghĩa vụ của bên bán, bên bán cần bên mua thực hiện nghĩa vụ cung cấp địa điểm. trong trường hợp bên mua không cung cấp địa điểm cụ thể bên bán khó xác định được “địa điểm hợp lý” để thực hiện nghĩa vụ của mình. Vì vậy cần quy định cụ thể thời hạn bên mua cung cấp địa điểm để bên bán thực hiện nghĩa vụ giao chứng từ của mình, đồng thời quy định việc xác báo địa điểm này phải nằm trong thời hạn.
Để tránh việc các bên tham gia hợp đồng không hiểu về thời hạn và địa điểm giao chứng từ hợp lý thì cần quy định cụ thể thời gian/ thời hạn bên bán phải giao chứng từ cho bên mua. Để bảo vệ quyền lợi của bên mua và cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho bên bán thực hiện được nghĩa vụ của mình.
3.1.5 Hoàn thiện quy định về phương thức giao nhận hàng hóa Luận văn: Giải pháp PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.
Hiện nay phương thức giao nhận hàng hóa chưa phải là nội dung bắt buộc của hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên nó là một phần không thể thiếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên.
Việc quy định phương thức giao hàng sẽ giúp bên mua chuẩn bị số lượng hàng hóa, thời gian và các nghiệp vụ liên quan để thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tốt nhất và cũng giúp cho bên mua chủ động được thời gian, sắp xếp kho bãi để nhận hàng.
Thêm vào đó cần có quy định các phương thức giao hàng cụ thể để có sự đồng nhất giữa các chủ thể tham gia hoạt động mua bán hàng hóa.
Chính vì vậy cần có quy định rõ ràng về phương thức giao nhận hàng hóa trong Luật thương mại. Phương thức giao nhận đóng vai trò tiên phong trong việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa tại Đại siêu thị Co.opXtra Luận văn: Giải pháp PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.
Một là, doanh nghiệp cần đầu tư trang bị phương tiện để phục vụ công tác giao hàng, đồng thời có thêm các thiết bị để bảo đảm bảo quản chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển (thùng giữ nhiệt, thùng xốp, máy bắn nhiệt độ, thiết bị kiểm soát nhiệt độ trong quá trình vận chuyển). Phổ biến cho nhân viên hiểu tầm quan trọng của việc bảo quản để đảm bảo chất lượng của hàng hóa ảnh hưởng tới thương hiệu của doanh nghiệp. Thêm vào đó cần tập huấn thêm cho bộ phận giao giao hàng các nghiệp vụ về chăm sóc khách hàng, quy tắc ứng xử với khách hàng để phục vụ khách hàng một cách tốt hơn, tạo thiện cảm và niềm tin cho khách hàng đối với doanh nghiệp. Đầu từ các trang thiết bị phục vụ giao hàng, theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa kịp thời hỗ trợ nếu gặp sự cố, đôn thúc tiến độ để giao hàng đúng thời gian, thời hạn giao hàng đã thỏa thuận với khách hàng. Có quy trình, quy định về việc phân đơn hàng trước khi giao đối với đơn hàng yêu cầu bảo quản lạnh, thực phẩm tươi sống cần giao cho khách trước và thông tin cho khách thêm về việc bảo quản chất lượng hàng hóa. Lưu ý cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ, hàng điện tử cẩn thuận để tránh va chạm vỡ, bóp, méo hàng hóa của khách hàng.
Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ riêng của doanh nghiệp siết chặt kiểm tra chất lượng hàng hoá đầu vào. Khi doanh nghiệp thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa với nhà cung cấp nên có sự thỏa thuận về chất lượng hàng hóa. Thỏa thuận với nhà cung cấp việc cung cấp hồ sơ chất lượng hàng hóa để chứng minh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên về phía doanh nghiệp không được chủ quan phục thuộc hết vào hồ sơ nhà cung cấp cung cấp mà cần đối chiếu thực tế hàng hóa nhận vào có tương ứng với hồ sơ được công bố của nhà cung cấp hay không. Đồng thời cần thêm các phương thức kiểm tra hàng hóa chặt chẽ hơn trong nội bộ các bộ phận bằng phương thức kiểm tra chéo, qua lại đảm bảo tính công minh khi đánh giá chất lượng đầu vào của hàng hóa. Doanh nghiệp cần xây dựng bộ quy chuẩn chất lượng hàng hóa riêng và cụ thể cho từng mặt hàng. Nhằm mục đích tránh nhận hàng hóa không phù hợp với thị trường và công bằng không có tiêu cực giữa các nhà cung cấp.
Hai là, doanh nghiệp nên xây dựng quy trình thực hiện nghĩa vụ giao hàng chặt chẽ hơn để các bộ phận phối hợp thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Cần thông tin kịp thời đến các bộ phận liên quan khi phát sinh tình huống, linh hoạt sử lý tình huống nhằm mục địch thực hiện nghĩa vụ giao hàng.
Ba là, bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng. Khi đàm phán hợp đồng cần đàm phán đầy đủ các thông tin cần thiết như thời gian, địa điểm nhận hàng và ghi rõ ràng cụ thể trong hợp đồng để các bộ phận liên quan nắm bắt theo dõi thực hiện nghĩa vụ của bộ phận thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Bốn là, trang bị cho mình kiến thức pháp luật về nghĩa vụ giao hàng. Pháp nhân cần nhận thức được vai trò của mình, cần chủ động tiếp cận, tích lũy kiến thức, nâng cao năng lực làm việc, xây dựng và hoàn thiện các kế hoạch một cách hiệu quả, thực hiện đúng các quy định về pháp luật đặc biệt là nghĩa vụ giao hàng. Cần trang bị cho đội ngũ cán bộ, nhân viên pháp chế của doanh nghiệp về quy định của pháp luật hiện hành đặc biệt là bộ phận pháp chế của công ty. Hiện nay đội ngũ nhân viên nói chung và đội ngũ pháp chế nói riêng vẫn chưa hiểu một cách đầy đủ về nghĩa vụ giao hàng nên khi tham gia thỏa thuận hợp đồng mua bán với đối tác chưa nhận định được hết các rủi ro để cùng nhau đưa ra các hướng giải pháp tốt cho đôi bên. Bổ sung kiến thức về nghĩa vụ cho toàn thể cán bộ nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng và nghĩa vụ giao hàng. Luận văn: Giải pháp PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.
Phát huy vai trò đội ngũ pháp chế của doanh nghiệp. Đội ngũ pháp lý cần định hướng những quy định, văn bản pháp luật có liên quan để dẫn chiếu tham mưu đề xuất trong mọi tính huống. Để thực hiện được việc này đòi hỏi đội ngũ này cần phải hệ thống các văn bản pháp luật cần am hiểu pháp luật phải chủ động xây dựng thói quen cập nhập văn bản pháp luật lợi ích mang lại sẽ thống nhất được trình tự văn bản đã có, loại bỏ những văn bản đã lỗi thời. Áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho đội ngũ này có được nguồn văn bản đáng tin cạy, kịp thời chuẩn xác, mang lại hiệu quả trong các tình huống, tránh tình trạng áp dụng các văn bản đã hết hiệu lực, lỗi thời. Tuy nhiên hiện nay trên mạng Internet có rất nhiều nguồn thông tin, cần có sự chọn lọc các nguồn đáng tin cạy.
Doanh nghiệp phối hợp với các trung tâm đào tạo nghiệp vụ pháp chế, cơ quan ban ngành liên quan đăng ký tham gia huấn luyện đầu vào đối với cán bộ nhân viên mới và tập huấn bồi dưỡng kiến thức về pháp luật cho nhân viên cũ. Thành lập ban thanh tra pháp chế nội bộ và rà soát về pháp luật hợp đồng. Pháp nhân cần tập trung phát triển hơn nữa đội ngũ các nhà làm luật chuyên nghiệp, chuyên dành thời gian nghiên cứu và tạo ra môi trường nghiên cứu lập pháp đáp ứng các nhu cầu của xã hội bằng cách thành lập Ban thanh tra pháp chế nghiên cứu và phát triển đội ngũ pháp chế nội bộ của công ty. Ban thanh tra này cần có các thành viên là chuyên gia pháp lý cơ hữu và các chuyên gia được mời hợp tác nghiên cứu từ bên ngoài (có thể là trong nước hoặc quốc tế tùy từng yêu cầu nghiên cứu) nhằm loại bỏ những chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định để bảo đảm an toàn pháp lý trong hoạt động kinh doanh, điều hành doanh nghiệp.
Năm là, tìm hiểu kỹ lưỡng về các đối tác trước khi hợp tác. Doanh nghiệp cần tìm hiểu xem đối tác sắp tới hợp tác có danh tiếng tốt trong ngành hay không, có đang tranh chấp pháp lý với đối tác nào khác không, hoặc đã từng có các hành động pháp lý chống lại đối tác hay không. Nếu đối tác có danh tiếng không tốt thì khả nâng cao sẽ xảy ra rủi ro trong quá trình hợp tác doanh nghiệp cần căn nhắc khi hợp tác. Luận văn: Giải pháp PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.
Thêm vào đó tìm hiểu tình hình tài chính của đối tác có ổn định không. Sức mạnh tài chính có tác động quan trọng tới sự tồn tại và vận hành của doanh nghiệp. doanh nghiệp có nguồn tài chính ổn định khẳng định được việc sự làm việc của họ có hiệu quả tốt. Trong các điều khoản hai bên hợp tác hai bên chắc chắn trong các thỏa thuận sẽ có những rủi ro cần bồi thường bằng tài chính.
Doanh nghiệp cần dự đoán những rủi ro có thể xuất hiện nếu hợp tác với các đối tác. So sánh mức độ rủi ro có thể chấp nhận để tiếp tục hợp tác và cần xây dựng một kế hoạch dự phòng trong trường hợp xấu nhất trong mọi tình huống vẫn xử lý được.
Năm là, đối với khách hàng mua số lượng hàng hóa lớn thì doanh nghiệp nên yêu cầu khách hàng đặt cọc một số tiền để đảm bảo khách hàng sẽ nhận số hàng hóa tránh rủi ro khi khách đặt hàng số lượng lớn mà không nhận.
Kết luận chương 3
Từ thực tiễn thực hiện pháp luật của doanh nghiệp, những khó khăn gặp phải khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn tác giả đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật tuy đã quy định cụ thể rõ ràng tuy nhiên khi doanh nghiệp áp dụng thì lại phát sinh lỗ hổng pháp luật. Cần bổ xung, hoàn thiện các quy định này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động mua bán.
Nhìn chung doanh nghiệp thực hiện và tuân thủ quy định của pháp luật về nghĩa vụ giao hàng. Nhưng không thể tránh được những hạn chế thiếu xót. Chính vì vậy doanh nghiệp cần hoàn thiện công tác quản lý và có các giải pháp để thực hiện pháp luật về nghĩa vụ giao hàng một cách tốt nhất. Luận văn: Giải pháp PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh kinh tế mở cửa, hội nhập và phát triển, kinh tế Việt Nam sau thời kỳ chịu sự tác động, ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19. Các hoạt động mua bán giữa các thương nhân ngày càng phong phú và đa dạng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường nước ta. Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn khẳng định vị thế của mình phải tạo uy tín của mình trên thị trường mà trong đó mua bán hàng hóa là hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp.
Chính vì thế, việc đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về nghĩa vụ giao hàng đóng vai trò rất quan trọng, không thể thiếu đối với các chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa. Và nghĩa vụ của bên bán cần phải thực hiện tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của bên mau nhất là nghĩa vụ giao hàng. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và nghĩa vụ giao hàng nói riêng trong thương mại Việt Nam hiện nay là điều cần thiết, các văn bản pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa phải đáp ứng được yêu cầu đặt ra của nền kinh tế là tạo hành lang pháp lý vững chắc để bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng và là cơ sở để các thương nhân thúc đẩy hoạt động thương mại đạt hiệu quả cao nhất. Luận văn: Giải pháp PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán
Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com