Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn thực hiện tại đại siêu thị Co-opxtra dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

Tóm tắt:

1, Tóm tắt phần tiếng Việt

Tiêu đề: Pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn thực hiện tại đại siêu thị Co-opxtra

Tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn thực hiện tại Đại siêu thị Co-opXtra” nhằm mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận về nghĩa vụ giao hàng, các quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Đại siêu thị Co-opXtra tìm ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến thực hiện nghĩa vụ giao hàng từ đó đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật và giải pháp năng cao hiệu quả thực thi nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp để làm rõ những vấn đề lý luận về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống pháp luật, phân tích luật viết để làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa và phương pháp phân tích huống, vụ việc để khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Đại siêu thị Co-opxtra. Bên cạnh đó, Phương pháp phân tích, tổng hợp để đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam. Luận văn đã góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Tác giả đưa ra những đề xuất và giải pháp năng cao hiệu quả thực thi nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam.

Từ khóa: nghĩa vụ giao hàng

2, An English Abstract Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

Title: Law on delivery obligations in goods sale contracts from practice at Co-opxtra hypermarkets

  • Abstract

The author proposes to choose the topic ” Law on delivery obligations in goods sale contracts from practice at Co-opxtra hypermarkets” .The purpose of the title is to clarify the theoretical issues about the obligation. Delivery, the provisions of applicable law on delivery obligations in the contract of sale of goods. Surveying the practice of implementing the current legal provisions on delivery obligations in the sale and purchase contract of goods at Co-opXtra Hypermarket to find out limitations and inadequacies in the provisions of law and practice. Law enforcement practices related to the performance of delivery obligations, thereby proposing directions to improve the provisions of the law and solutions to improve the efficiency of the delivery of delivery obligations in the contract of goods delivery in Vietnam. The author uses the method of systematization, analysis and synthesis to clarify the theoretical issues about the delivery obligation in the contract of sale of goods. At the same time, the author uses the method of legal system, analyzing written law to clarify the provisions of current law on delivery obligations in the sale and purchase of goods contract and the method of case analysis. To survey the practice of implementing the provisions of the current law on delivery obligations in the sale and purchase contract at Co-opxtra Hypermarket. In addition, the method of analysis and synthesis to propose a direction to improve the provisions of the law on delivery in the sale of goods contract in Vietnam. The thesis has contributed to perfecting the provisions of Vietnamese law on delivery obligations in goods sale and purchase contracts. The author gives suggestions and solutions to improve the efficiency of the delivery of goods in the contract of sale of goods in Vietnam.

  • Keywords: delivery obligation

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

Mua bán hàng hóa là một phương thức giao dịch phổ biến trong đời sống kinh tế-xã hội kể từ khi con người biết trao đổi sản phẩm. Cho tới ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, mua bán hàng hóa nói chung cũng như giao hàng đang có xu hướng thay đổi để phù hợp với thời đại mới- thời đại của sự hội nhập.

Trước tình hình các giao dịch kinh doanh diễn ra ngày càng sôi động, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân, giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng tăng về số lượng, đòi hỏi Nhà nước phải ban hành quy định pháp luật về mua bán hàng hóa có tính “đổi mới” và “mở cửa” để hợp đồng được xác lập nhanh chóng mang lại lợi nhuận tối ưu cho chủ thể, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo tính chặt chẽ, điều chỉnh chi tiết cho quá trình thiết lập và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, hạn chế thấp nhất những rủi ro và đảm bảo quyền lợi cho thương nhân Việt Nam.

Năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, thành phố sẽ trở thành một trong những trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, tỉ trọng bán lẻ theo các hình thức phân phối hiện đại đến năm 2025 đạt tối thiểu 50% và đến năm 2030 đạt tối thiểu 60%. Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op)  là một đơn vị bán lẻ đã và đang ngày càng phát triển, trở thành nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Co-opxtra là một trong những mô hình bán lẻ đang có tiềm năng phát triển trong hệ thống Saigon Co.op.

Trong thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ giao hàng tại Co-opxtra, bên cạnh những ưu điểm, việc áp dụng các quy định pháp luật liệu có gặp phải những khó khăn và hạn chế. Thực tế, một số nội dung liên quan tới giao hàng hiện nay chưa được quy định cụ thể hoặc chưa được quy định, dẫn tới những tranh chấp không mong muốn giữa các chủ thể trong hợp đồng. Mặt khác, sự hạn chế hiểu biết của các chủ thể kinh doanh về pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung cũng như giao hàng là một nguyên nhân làm giảm hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật đối với các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này.

Từ những lí do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn thực hiện tại Đại siêu thị CoopXtra” mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Từ việc đánh giá các quy định pháp luật và thực trạng áp dụng các quy định làm tiền đề cho việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

2. Tình hình nghiên cứu

Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học liên quan tới hợp đồng mua bán hàng hóa. Đến nay có không ít các công trình nghiên cứu, các bài viết phân tích về hợp đồng mua bán hàng hóa và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh như: Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

Bài viết “Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam” Trần Kiên và Nguyễn Khắc Thu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 2+3/2019. Trong bài viết này, các tác giả khẳng định Hợp đồng và luật hợp đồng là chế định cốt lõi của luật tư nói riêng và của toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung. Do đó, việc xây dựng một cách khoa học khái niệm hợp đồng cũng như các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh nó có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Bài viết này phân tích ba yếu tố cấu thành nên một hợp đồng trong khoa học pháp lý Việt Nam từ thời Pháp thuộc đến nay và phân tích ba nguyên tắc cơ bản trong pháp luật

Bài viết “Hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại ở Việt Nam” của Nguyễn Đức Kiên đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 23(375)tháng 12/2018. Trong bài viết này, tác giả cho rằng với bối cảnh Bộ luật Dân sự năm 2015 là “luật chung” điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng đã sửa đổi một số quy định liên quan đến hợp đồng và việc Việt Nam tham gia các Hiệp định như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu, Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa… đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi pháp luật về hợp đồng thương mại. Sửa đổi pháp luật về hợp đồng thương mại nhằm phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và các cam kết quốc tế để góp phần hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng trong nền kinh tế thị trường và tạo tiền đề cho việc thực thi các cam kết quốc tế.

Bài viết “Kiểm soát rủi ro trong quá trình mua bán hàng hóa từ khâu dự thảo hợp đồng”” của tác giả Nguyễn Hoài Thu đăng trên Tạp chí nghề luật, số 3 năm 2016. Bài viết này đã đề cập đến các nội dung cần lưu ý nhằm kiểm soát rủi ro trong quá trình mua bán hàng hóa ngay từ khâu dự thảo hợp đồng, gồm; nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa; vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng; kiểm soát rủi ro khi giao kết hợp đồng. Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

Năm 2019, tác giả Đoàn Huy Bình đã thực hiện luận văn thạc sĩ Luật học “Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn các công ty chế biến thuộc tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam” tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Trong luận văn tác giả đề cập đến khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa. Phân tích tình hình thực hiện tại công ty chế biến thuộc tập đoàn than khoáng sản Việt Nam và đưa ra các khó khăn, hạn chế cảu công ty từ đây tác giả đã đưa ra các giả pháp hoàn thiện pháp luật hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.

Năm 2019, tác giả Nguyễn Thị Ly Na đã thực hiện luận văn thạc sĩ Luật học“Thực hiện hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay”, tại trường Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Trong luận văn tác giả đã đề cập các khái niệm, đặc điềm, nội dung của hợp đồng thương mai, phân tích tình hình thực hiện hợp đồng thương mại tại Việt Nam từ đó tác giả đã đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật.

Năm 2016, tác giả Đinh Ngọc Thương đã thực hiện luận văn thạc sĩ Luật học “Hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh thương mại vô hiệu theo pháp luật Việt Nam” tại trường Đại học Luật Huế, Thừa Thiên Huế. Trong luận văn tác giả đã đề cập đến các khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu từ đây tác giả đã đưa ta các nhu cầu về giải pháp hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.

Bài viết “Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng thương mại” của Nguyễn Quốc Trưởng đăng trên Tạp chí Tòa án năm 2019. Trong phạm vi bài viết này tác giả đề cập khái quát, cơ bản nhất về trách nhiệm pháp lý vi phạm hợp đồng thương mại để giúp cho mỗi chúng ta có nhìn hàng sâu sắc hơn, đúng đắn hơn về vấn đề này để áp dụng vào thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại.

Bài viết “Những lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thực tiễn áp dụng công ước viên 1980” của Nguyễn Thị Cẩm Thủy và Hoàng Phương Dung đăng trên Tạp chí Ngân hàng năm 2019.  Hai tác giả này cho rằng việc gia nhập Công ước Viên đã đánh dấu một mốc mới quan trọng của Việt Nam trong việc tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và sử dụng một khung pháp lý chung, công bằng và an toàn để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cuối năm 2016, có tới 80 – 90% doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu về Công ước Viên, như vậy, chừng nào doanh Việt Nam còn chưa nhận thức rõ về sự tồn tại và thấu hiểu nội dung của Công ước Viên thì đối với họ, Công ước Viên không khác gì nguồn luật nước ngoài và bản thân doanh nghiệp sẽ vấp phải những khó khăn, rủi ro và bỡ ngỡ khi Công ước Viên được áp dụng. Bài báo này phân tích sự khác biệt giữa Công ước Viên và Luật Thương mại Việt Nam và đưa ra các lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng Công ước Viên cũng như các khuyến nghị đối với các ban, ngành nhà nước, các tổ chức Hiệp Hội trong việc nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về Công ước Viên.

Những công trình của các tác giả kể trên đã đề cập từ nhiều góc độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau, là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài. Điểm chung của những công trình nghiên cứu nêu trên đều tiếp cận hợp đồng mua bán hàng hóa theo hướng khái quát về các nội dung của hợp đồng mà không đi sâu phân tích và tìm hiểu kỹ một khía cạnh của nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa. Vì vậy, việc tập trung giải quyết vấn đề giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa của luận văn dường như là hướng tiếp cận mới mẻ mà trước nay chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện.

3. Mục tiêu của đề tài Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

3.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quan của Luận văn là tìm hiểu những quy định pháp luật của hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay. Dựa trên cơ sở đó, tác giả xem xét việc áp dụng quy định pháp luật để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trên thực tế tại Đại siêu thị Co-opXtra với các đối tác và khách hàng. Từ những thực tế đó, tác giả sẽ đánh giá và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa, kiến nghị giúp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa và giải pháp năng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại đơn vị.

3.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu tổng quan đã nêu trên, các mục tiêu cụ thể của luận văn được xác định cụ thể như sau:

Thứ nhất làm rõ những vấn đề lý luận về nghĩa vụ giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa.

Thứ hai làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về giao hàng trong HĐMBHH.

Thứ ba khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa tại đại siêu thị Co-opxtra, từ đó phát hiện những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến thực hiện nghĩa vụ giao hàng.

Thứ tư Đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi nghĩa vụ giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam. Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

4. Câu hỏi nghiên cứu

4.1 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời cho câu hỏi sau:

  • Nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng là gì?
  • Pháp luật hiện nay đã có những quy định gì về nghĩa vụ giao hàng trong HĐMBHH?

Thực tiễn thực hiện pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa tại đại siêu thị Co-opxtra có phát sinh những vướng mắc bất cập gì? Vướng mắc, bất cập đó là do nguyên nhân từ pháp luật hay do thực hiện pháp luật iv) Từ những bất cập trong thực tiễn thực hiện pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn tại đại siêu thị Co-opxtra phải được khắc phục như thế nào?

4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Mặc dù pháp luật hiện hành đã có những quy định về nghĩa vụ giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa song qua thực tiễn thực hiện tại ở siêu thị Co-opxtra cho thấy vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập cần phải hoàn thiện.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

5.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy định của pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn thực hiện tại Đại siêu thị Co-opxtra.

5.2 Phạm vi nghiên cứu

5.2.1 Phạm vi về nội dung

Trong luận văn, tác giả tập chung giải quyết các vấn đề lý luận về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa, các quy định của pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Luận văn nghiên cứu tập trung chủ yếu trong phạm vi những quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 và Luật Thương mại 2005, phân tích đối chiếu giữa qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành với quy định pháp luật trước đó về cùng vấn đề.

5.2.2 Giới hạn về không gian và thời gian

  • Tác giả lấy đối tượng nghiên cứu, khảo sát và liên hệ thực tiễn tại đại siêu thị Co-opxtra.
  • Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ năm 2017 đến nay (Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực)

6. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

  • Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp để làm rõ những vấn đề lý luận về nghĩa vụ giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa. Các phương pháp này được sử dụng tại chương 1 của luận văn.
  • Phương pháp hệ thống pháp luật, phân tích luật viết để làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa và phương pháp phân tích huống, vụ việc để khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa tại Đại siêu thị Co-opxtra. Các phương pháp này được sử dụng tại chương 2 của luận văn.
  • Phương pháp phân tích, tổng hợp để đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam. Các phương pháp này được sử dụng tại chương 3.

7. Đóng góp của đề tài Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

Luận văn hoàn thành sẽ là một nguồn tham khảo cho người nghiên cứu và học tập về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Ý nghĩa khoa học: Luận văn là một công trình khoa học góp phần bổ sung lý luận pháp luật về Hợp đồng mua bán hàng hóa (tập trung giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa). Làm rõ các khái niệm pháp luật, quan điểm lý luận và mối quan hệ giữa chấp hành pháp luật và ý thức pháp luật trong việc tổ chức, thực hiện Hợp đồng mua bán hàng hóa. Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống toàn diện những vấn đề về giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa. Thông qua việc phân tích thực tiễn áp dụng tại đại siêu thị Co-opxtra và lập luận khoa học để góp phần bổ sung vào hoạt động nghiên cứu pháp luật về giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay ở nước ta. Kết quả nghiên cứu và phân tích trong Luận văn là cơ sở xây dựng, hoàn thiện pháp luật Hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và pháp luật về giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam trong thời gian tới.

Ý nghĩa thực tiễn: Những phân tích, kết luận và đề xuất mà Luận văn nêu ra đều được xây dựng trên cơ sở khoa học pháp lý gắn liền với thực tiễn thực hiện Hợp đồng mua bán hàng hóa tại đại siêu thị Co-opxtra. Trong điều kiện thực tế hiện nay, việc thực thi pháp luật về giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa còn kém hiệu quả, các vi phạm hợp đồng xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại cho các bên tham gia đòi hỏi phải nhanh chóng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng, bảo đảm lợi ích của các chủ thể tham gia.

Kết quả nghiên cứu của Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học về thực hiện pháp luật HĐMB hàng hóa, đặc biệt pháp luật về giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa. Là nguồn tham khảo góp phần vào việc nghiên cứu ban hành các văn bản pháp luật về Hợp đồng mua bán hàng hóa nói chúng và pháp luật về pháp luật về giao hàng trong Hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng cũng như quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng liên quan.

8. Bố cục của đề tài

Đề tài Pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn thực hiện tại Đại siêu thị Co-opXtra”  được thực hiện gồm ba phần gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận. Ở phần nội dung, luận văn cấu trúc gồm ba chương:

  • Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn tại siêu thị Co-opxtra
  • Chương 3: Hoàn thiện các quy định của pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại siêu thị Coopxtra Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ GIAO HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

1.1. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa

1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển hợp đồng mua bán hàng hóa là loại hợp đồng được sử dụng thông dụng nhất hiện nay, được điểu chỉnh bởi Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005. Tuy nhiên Luật thương mại chưa đưa ra điều luật cụ thể quy định khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng có thể dựa vào Điều 430 Bộ luật dân sự 2015, Điều 25 Luật thương mại 2005 để đưa ra bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”. Bên bán là người có tài sản là chủ sở hữu đem bán tài sản cho bên mua, bên mua sẽ trả cho bên bán một số tiền tương ứng với tài sản đó mà hai bên đã thoải thuận.

Theo quy định của Luật thương mại 2005 mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, bên bán có nghĩa vụ giao hàng đồng thời chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán từ bên mua. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng, nhận quyền sở hữu hàng hóa và thanh toán cho bên bán theo sự thỏa thuận của hai bên.

Như vậy ta có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Theo hợp đồng bên bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên và phải không vi phạm điều cấm của Luật, không trái với đạo đức xã hội.

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất giống hợp đồng mua bán tài sản đều thỏa thuận giữa các chủ thể nhầm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng:

Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng song vụ: trong hợp đồng mua bán hàng hóa các bên tham gia có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với nhau. Những nghĩa vụ hai bên thực hiện liên quan mật thiết với nhau.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng ưng thuận: hợp đồng được coi là đã giao kết khi hai bên đã thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm hợp đồng có hiệu lực không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng được coi là hành động của bên bán trong việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa đã có hiệu lực.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng mang tính đền bù: một bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa sau khi thực hiện nghĩa vụ với đối phương sẽ nhận được lợi ích và ngược lại. Trong hợp đồng mua bán bên bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng sẽ nhận lại một khoản lợi ích từ bên mua tương đương với số hàng hóa đã giao.

Ngoài ra hợp đồng mua bán hàng hóa còn có các đặc điểm riêng biệt khác xuất phát từ bản chất thương mại của hành vi mua bán hàng hóa như sau:

Đặc điểm về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại: là điểm khác biệt với chủ thể hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự. Chủ thể tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là thương nhân và chủ thể còn lại là thương nhân hoặc có thể không phải là thương nhân. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì chủ thể hợp đồng mua bán tài sản là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại (cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị; tổ chức kinh tế; tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác). Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

Chính vì vậy, thương nhân là chủ thể thực hiện hoạt động thương mại và để thực hiện hoạt động thương mại cần đáp ứng những yêu cầu nhất định theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ yêu cầu điều kiện chủ thể của hoạt động thương mại nên các bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là thương nhân hoặc trong một số trường hợp chỉ cần bên bán là thương nhân. Trong quan hệ mua bán hàng hóa thì bên bán phải là thương nhân để thực hiện công việc bán hàng hóa và bên mua hàng có thể là thương nhân hoặc không là thương nhân có nhu cầu mua hàng hóa để bán lại kiếm lời hoặc mua hàng để đáp ứng các nhu cầu cho công việc, cuộc sống của mình.

Theo quy định của pháp luật hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Trong một số trường hợp cụ thể được pháp luật quy định phải lập thành văn bản ( ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định tại Điều 27 Luật thương mại 2005). Hình thức của hợp đồng là cách thể hiện và ghi nhận ý chí của các bên trong việc giao kết hợp đồng về nguyên tắc, các bên tự do lưa chọn hình thức của hợp đồng trừ trường hợp pháp luật có quy định thì các bên tham gia hợp đồng phải tuân thủ. Ghi nhận rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Hình thức của hợp đồng được lập thành văn bản có nghĩa rất quan trọng trong giao dịch giữa các bên nó sẽ là cơ sở pháp lý rõ ràng để các bên xem xét thực hiện đúng, đầy đủ hợp đồng, đồng thời là tài liệu pháp lý quan trọng để cơ quan cồ thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đó.

Về đối tượng của Hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Theo một cách hiểu thông thường thì hàng hóa là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người.

Về nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng. Các điều khoản trong hợp đồng do hai bên tự thỏa thuận thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng chuyển tiền hàng hóa cho bên mua và nhận tiền. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền cho bên bán.

Theo quy định tại Điều 11 của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế CISG công nhận nguyên tắc tự do về hình thức hợp đồng, nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa không nhất thiết phải bằng văn bản mà có thể được thành lập bằng lời nói, bằng hành vi và có thể được chứng minh bằng mọi cách kể cả bằng nhân chứng.

1.2. Khái quát về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa  Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

1.2.1. Khái niệm của nghĩa vụ giao hàng

Trong quan hệ hợp đồng mua bán ta thấy rằng các bên khi tham gia đều hướng đến một mục đích nhất định. Song với mục đích của các bên đang hướng tới có đạt được hay không còn phụ thuộc vào không những ý chí của các bên mà còn phụ thuộc vào bên có nghĩa vụ có thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ hay không. Trong quan hệ hợp đồng này vấn đề được các bên quan tâm nhiều nhất là vấn đề thực hiện nghĩa vụ, tất cả các vấn đề khác liên quan đến hợp đồng cũng chủ yếu và vấn đề nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ. Ngay cả căn cứ để quy trách nhiệm hay miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cũng chủ yếu liên quan đến vấn đề nghĩa vụ và xuất phát từ nghĩa vụ. Bản chất trong quan hệ hợp đồng việc tạo lập nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ, bắt đầu bằng nghĩa vụ và kết thúc bởi sự hoàn thành nghĩa vụ.

Theo quy định tại Điều 274 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ là: “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).”. Nghĩa vụ là mối quan hệ phát sinh giữa một hay nhiều chủ thể phải làm hoặc thực hiện một số công việc bằng hành vi cụ thể hoặc không được làm một số công việc, hành vi vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác. Nghĩa vụ thể hiện sự ràng buộc giữa các bên có liên quan trong một mối quan hệ cụ thể phản ánh trách nhiệm của một chủ thể- một cá nhân, một tập thể với những việc phải làm trong điều kiện xã hội cụ thể và tình hình kinh tế xã hội nhất định tại một thời điểm nhất định. Hiện nay, nghĩa vụ được phổ biến trong nhiều lĩnh vực dân sự nhất là trong hợp đồng dân sự (hợp đồng mua bán, hợp đồng vay mượn, …)

Mua bán hàng hóa trong thương mại là một trong những hoạt động chủ yếu của thương nhân thực hiện để chuyển giao hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên bán có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán. Mua bán hàng hóa có thể diễn ra trực tiếp giữa bên mua và bên bán hoặc thông qua chủ thể trung gian để thiết lập quan hệ mua bán hàng hoá. Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa các bên tự thoả thuận với nhau về những nội dung như: hàng hoá, thời điểm giao hàng hoá, địa điểm giao hàng hóa, giao hàng, phương thức thanh toán, giá cả mua bán hàng hoá, thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hoá,…Theo đó, giao hàng có thể hiểu là một trong những hoạt động không thể thiếu trong khi thực hiện hợp đồng. Giao hàng là hành động mà bên bán thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa từ bên bán sang cho bên mua theo sự thỏa thuận của các bên. Việc giao hàng coi như được hoàn tất khi quyền sở hữu được chuyển cho bên mua. Tuy nhiên, các bên có thể tự thoả thuận với nhau về: phương thức, hình thức giao hàng, địa điểm giao hàng, và những vấn đề khác liên quan đến giao hàng và phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Việc giao hàng sẽ là một hoạt động để phát sinh những quan hệ tiếp theo trong hợp đồng (nghĩa vụ thanh toán, thời điểm chuyển đổi rủi ro đối với hàng hoá….). Bên cạnh đó theo quy định Điều 34 Luật thương mại 2005 bên bán giao hàng phải theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. Có nghĩa là bên bán phải có nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa và phải đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật và sự thỏa thuận của các bên về chất lượng và số lượng cùng với các tiêu chuẩn khác.

Hiện nay theo quy định của pháp luật chưa có định nghĩa chi tiết về khái niệm nghĩa vụ giao hàng tuy nhiên từ những căn cứ trên ta có thể hiểu nghĩa vụ giao hàng là mối quan hệ phát sinh trong hoạt động mua bán hàng hóa mà một bên bằng hành vi, hành động hoặc việc làm cụ thể để thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa đồng thời chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên kia theo thỏa thuận của các bên mà không trái với quy định của pháp luật. Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

Nghĩa vụ giao hàng cũng được coi là nghĩa vụ cơ bản, đầu tiên trong quan hệ mua bán hàng hóa được thực hiện bằng những hành vi cụ thể. Trong nghĩa vụ giao – nhận hàng hóa, giao hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên bán và nhận hàng là nghĩa vụ của bên mua. Chỉ khi bên bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng thì bên mua mới thực hiện nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán của mình chính vì vậy nghĩa vụ giao hàng là nghĩa vụ cơ bản nhất trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.

Song song với nghĩa vụ giao hàng thì bên mua phải thực hiện nghĩa vụ nhận hàng đồng thực hiện những công việc tạo điều kiện cho bên bán giao hàng. Việc bên bán không giao hàng hoặc bên mua không nhận hàng đều cầu thành hành vi vi phạm hợp đồng và phải chịu các chế tài theo quy định của pháp luật.

1.2.2. Chủ thể thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa 

Hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong hợp đồng thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng trên cơ sở các điều khoản mà các bên thỏa thuận. Trường hợp hai bên tham gia mà không thỏa thuận thì các quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ thể hiện căn cứ vào quy định của pháp luật. Mỗi chủ thể tham gia đều có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình để hướng tới mục định đặt ra khi giao kết hợp đồng. Khi thực hiện giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa chủ thể tham gia có thể gồm bên bán và bên mua. Nhưng khi thực hiện nghĩa vụ của mình mà chủ thể không đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ thì có thể có thêm chung gian thứ ba. Điển hình khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng có thể có thêm bên thứ ba làm trung gian tham gia vào quá trình giao nhận hàng hóa đó là bên vận tải hoặc là thương nhân thực hiện dịch vụ logistic.

Theo quy định tại Điều 34 Luật thương mại 2005 bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua. Đây nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán là giao hàng đúng đối tượng và đúng chất lượng. Bên bán phải kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi giao cho bên mua ngoài ra nếu hai bên có thỏa thuận khác thì bên bán phải cho bên mua tham dự kiểm tra. Ngoài ra bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, thời gian, địa điểm và thời hạn cho bên bán theo thỏa thuận. Trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên mua có nghĩa vụ giao chứng từ cho bên mua thời gian, địa điểm, thời hạn và phương thức mà hai bên đã thỏa thuận. Ngoài ra đối tượng hàng hóa tham gia trong hợp đồng phải đảm báo tính hợp pháp, không bị cạnh tranh bởi bên thứ ba. Nếu hàng hóa có bảo hành thì bên bán phải bảo hành cho bên mua theo quy định. Và ngược lại bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và phải tạo điều kiện hợp lý cho bên bán giao hàng. Đồng thời bên mua có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho bên bán theo thời giạn đã thỏa thuận. Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

Trong quá trình mua bán hàng hóa, bên bán và bên mua không có đủ điều kiện để vận chuyển hàng hóa, hai bên có thể sử dụng dịch vụ giao thông vân vải thông qua bên thứ ba là trung gian: bên kinh doanh vận tải hoặc và thương nhân thực hiện dịch vụ logistic. Với đặc thù kinh doanh này, bên thứ ba sẽ tìm ra cách thức giao hàng hóa một cách hợp lý, sẽ có phương tiện phù hợp để vận chuyển, thời gian cách thức sắp xếp hàng hóa một cách hợp lý và các biện pháp nghiệp vụ thích ứng thời tiết và môi trường tác động…. đảm bảo hàng hóa đến nơi nhanh nhất và đảm bảo hàng hóa an toàn.

1.2.3. Nội dung cơ bản nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa

1.2.3.1 Nghĩa vụ giao hàng đúng đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa 

Theo định nghĩa của Karl Marx, hàng hóa là sản phẩm của lao động, thông qua trao đổi, mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất. Hàng hóa có thể là vật, sức lao động của con người, quyền tài sản khác.

Trước đây tại Khoản 3 Điều 5 Luật thương mại 1997 thì hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu hàng tiêu dùng, các động sản khác nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua bán. Hiện nay, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai. Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

Như vậy, quy định về khái niệm hàng hóa tại Luật Thương mại 2005 đã rộng hơn nhiều quy định khái niệm hàng hóa tại Luật Thương mai 1997. Ngoài những bất động sản đang có sẵn trên thị trường thì những bất động sản hình thành trong tương lai cũng được coi đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên khái niệm về hàng hóa vẫn còn hạn chế, các tài sản vô hình như quyền sở hữu chí tuệ,…chưa được coi là hàng hóa.

Luật thương mại 2005 đã quy định mở rộng đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa hoạt động thương mại phù hợp với cơ chế chung phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên để đảm bảo cho việc mua bán hàng hóa diễn ra lành mạnh bảo đảm dưới dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thầm quyền, phù hợp với lối sống văn hóa của dân tộc ta, Luật thương mại và các văn bản liên quan đã quy định cụ thể về các đối tượng bị cấm mua bán, danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh và danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện.

Bên bán phải giao hàng đúng đối tượng theo thỏa thuận trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thể xác định một cách rõ ràng được đối tượng là hàng hóa được giao có phù hợp với hợp đồng hay không thì theo quy định của Luật thương mại năm 2005, hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hóa cùng chủng loại. Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng. Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóa trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường loại hàng hóa đó. Không đảm bảo chất lượng như chất lượng mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho bên mua. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Tóm lại luật đã quy định cụ thể về đối tượng của hợp đồng mua bán là hàng hóa. Các bên chỉ được tiến hành mua bán những hàng hóa được tự do lưu thông trên thị trường; đối với những hàng hóa hạn chế mua bán thì các bên chỉ được mua bán khi có đủ điều kiện mua bán theo quy định của pháp luật; đối với các hàng hóa bị cấm mua bán các bên không được phép mua bán. Những hợp đồng mua bán hàng hóa mà đối tượng hàng hóa bị cấm mua bán hoặc đối tượng hàng hóa bị hạn chế mua bán khi các bên đủ điều kiện mà không đủ điều kiện không được cấp phép mua bán theo quy định của pháp luật thì đều bị vô hiệu, bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.

1.2.3.2 Nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng của hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa.

Chất lượng của hàng hóa là đối tượng của hợp đồng do các bên thỏa thuận và thống nhất được thể hiện trong hợp đồng. Hiện nay, có rất nhiều cách thức xác định chất lượng hàng hóa nó tuy thuộc vào từng loại sản phẩm, có thể mô tả theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chí kỹ thuật, mẫu mã theo các công dụng tính năng của hàng hóa. Theo quy định Luật thương mại chất lượng hàng hóa là toàn bộ những thuộc tính của hàng hóa nói lên bản chất cũng như đặc điểm, tính cách của hàng hóa có giá trị riêng, được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, phù hợp với những điều kiện kĩ thuật hiện có, quyết định khả năng thỏa mãn nhu cầu nhất định của con người. Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

Trong trường hợp chất lượng hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc đã được công bố thì chất lượng hàng hóa được áp dụng theo quy đinh của nhà nước có thẩm quyền và tiêu chẩn đã công bố. Khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì chất lượng hàng hóa, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ được xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng chung của vật cùng loại.

Bên cạnh yếu tố chất lượng, các vấn đề liên quan đến việc xác định chất lượng hàng hóa cũng cần thiết được thỏa thuận trong hợp đồng; thực tế tồn tại nhiều cách thức, cơ chế khác nhau khi xác định chất lượng hàng hóa, và theo đó, kết quả được đưa ra cũng có thể khác nhau.

Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng của hàng hóa theo Hợp đồng mua bán hàng hóa. Chất lượng của hàng hóa có thể được thỏa thuận hoặc xác định theo nhiều cách khác nhau: theo chủng loại, theo mẫu, theo mô phỏng, trên cơ sở tiêu chuẩn hóa, theo giám định, … Hàng hóa phải đảm bảo không có các khuyết tật có thể nhìn thấy được khi bàn giao (khuyết tật bên ngoài) và cả những khuyết tật không thể nhìn thấy ngay được mà chỉ có thể phát hiện trong quá trình sử dụng (khuyết tật ẩn giấu bên trong).

Chất lượng hàng hóa trong quan hệ mua bán giữa các bên đóng một vai trò quan trọng, cấu thành nên sự phù hợp của hàng hóa trong hợp đồng. Không chỉ là các thông số kỹ thuật và kiểu dáng, các bên trong hợp đồng được khuyến khích đề cập và thỏa thuận tất cả nội dung liên quan đến yếu tố chất lượng, bao gồm cả những khái niệm về chất lượng mang tính cá nhân, chủ quan hay phương pháp xác định chất lượng của hàng hóa… Việc thể hiện rõ thông tin về hàng hóa trong hợp đồng, đặc biệt là các yêu cầu của bên mua, sẽ là một nội dung hữu ích, hỗ trợ cho bên bán trong quá trình tìm hiểu tính khả thi của hợp đồng và giao hàng phù hợp. Sự thỏa thuận chi tiết này cũng sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của giao dịch và hướng đến việc đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng của các bên. Vì vậy, các bên được khuyến khích thỏa thuận về cả cách thức, cơ chế xác định chất lượng hàng hóa để đặc tính của hàng hóa được thể hiện rõ ràng hơn trong hợp đồng, góp phần hạn chế phát sinh tranh chấp Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

1.2.3.3 Nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian/thời hạn và địa điểm giao hàng theo hợp đồng mua bán. 

Thời gian thực hiện hợp đồng được xác định là một khoảng thời gian nhất định mà các bên đã thỏa thuận để hoàn thành nghĩa vụ đối với nhau. Thời gian thực hiện hợp đồng là một trong những nội dung rất quan trọng và không thể thiếu trong hợp đồng. Thời hạn thực hiện hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng phải tuân theo quy định của phép luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 Bộ luật dân sự 2015 Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Thời hạn được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra. Tóm lại hời hạn là một khoảng thời gian được giới hạn bởi hai đầu. Một đầu gọi là thời điểm bắt đầu của thời hạn còn đầu kia được gọi là thời điểm kết thúc thời hạn. Khoảng thời gian này có thể do các bên thỏa thuận, có thể do pháp luật quy định, có thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định. Thông thường, thời hạn luôn gắn với một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, là một khoảng thời gian mà trong đó luôn có ít nhất một chủ thể mang một hoặc những nghĩa vụ nhất định vì lợi ích của chủ thể khác.[9]

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ theo đúng thời hạn ghi trong hợp đồng, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Giao hàng đúng thời gian /thời hạn và địa điểm. Các bên thường thỏa thuận về thời điểm giao hàng trong hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận vấn đề này trong hợp đồng thì áp dụng quy định của pháp luật hoặc theo tập quán. Nếu các bên không thỏa thuận về thời điểm giao hàng cụ thể mà chỉ nêu thời hạn giao hàng thì bên bán có thể giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải báo trước cho bên mua. Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì theo quy định tại Điều 37 Luật thương mại năm 2005. Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn hợp đồng.

1.2.3.4 Nghĩa vụ khác của bên bán theo hợp đồng mua bán hàng hóa. 

Luật Thương mại 2005 Nghĩa vụ giao hàng là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán. Bên bán phải thực hiện các nghĩa vụ nhằm mục đích hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua. Ngoài nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng, nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng, nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian/thời hạn và điạ điểm, bên bán còn có các nghĩa vụ sau:

Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng: Để ngăn ngừa những sai sót trong việc giao hàng và tăng khả năng thực hiện hiệu quả việc mua bán, việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao là một yêu cầu cần thiết đối với giao dịch mua bán hàng hóa trong thương mai, và đây là một điểm khác biệt của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại với hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng thì bên bán phải tạo điều kiện cho bên mua thực hiện việc kiểm tra của mình. Bên mua phải thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trong một thời gian nhắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Nếu bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa theo thỏa thuận thì đến thời hạn giao hàng, bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng. Khi kiếm tra nếu bên mua phát hiện hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì phải thông báo cho bên bán trong một thời hạn hợp lý. Nếu bên mua không thực hiện việc thông báo này thì bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa, trừ khi những khiếm khuyết đó không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó mà không thông báo cho bên mua.

Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa mua bán và chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua. Bên bán phải đảm bảo về tính hợp pháp của quyền sở hữu và việc quyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa giao cho bên mua; và phải đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi các bên thứ ba. Trường hợp hàng hóa bị người thứ ba tranh chấp quyền sở hữu thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua. Trong trường hợp người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ đối với hàng hóa mua bán thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại. Theo quy định của pháp luật, bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nếu có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán, bên bán phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu khác do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm đối với các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua. Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

Theo Điều 62 Luật thương mại năm 2005, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua từ thời điểm chuyển giao hàng hóa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa có thể diễn ra ở những thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào tính chất của việc chuyển giao hàng hóa và phương thức mua bán.

Theo tính chất của việc chuyển giao hàng hóa: Thông thường, đối với hàng hóa khi giao nhận được dịch chuyển về mặt cơ học, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho người mua khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.Đối với những hàng hóa khi giao nhận không được dịch chuyển về mặt cơ học (hàng hóa gắn liền với đất đai), việc giao nhận hàng hóa được thông qua việc giao nhận chứng từ liên quan đến hàng hóa, thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho người mua khi người bán hoàn tất việc chuyển giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa. Đối với hàng hóa mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với hàng hóa đó. Trong trường hợp hàng hóa không dịch chuyển về mặt cơ học khi giao dịch và cũng không có chứng từ về hàng hóa, quyền sở hữu hàng hóa được coi là đã chuyển giao cho bên mua tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Theo phương thức mua bán: Trường hợp hàng hóa được mua theo phương thức mua sau khi sử dụng thử thì trong thời gian sử dụng thử, hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Nhưng trong thời gian này, quyền sở hữu của bên bán bị hạn chế (không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố hàng hóa) khi bên mua chưa trả lời. Trường hợp hàng hóa được mua theo phương thức trả chậm thì bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với hàng hóa đã giao cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ khi có thỏa thuận khác.

Các bên tham gia hợp đồng tự thỏa thuận về các yếu tố liên quan nghĩa vụ giao hàng, trường hợp hai bên tham gia hợp đồng không thỏa thuận thì tuân thủ theo quy định của pháp luật. Các hành vi vi phạm nghĩa vụ giao hàng đều chịu chế tài do Luật thương mại 2005 và pháp luật khác có liên quan điều chỉnh.

Kết luận chương 1 Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

Thông qua chương 1 của luận văn, tác giả đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận chung của pháp luật về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hàng như: khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa, nội dung cơ bản của nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa, khái niệm về nghĩa vụ giao hàng và chủ thể thực hiện nghĩa vụ giao hàng … Kết quả nghiên cứu, rút ra được một số kết luận sau:

Về bản chất hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng dân sự đặc biệt. Ngoài ra hợp đồng mua bán hàng hóa còn có các đặc điểm riêng biệt khác xuất phát từ bản chất thương mại của hành vi mua bán hàng hóa.

Qua đây thể hiện nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa, quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng, đặc biệt là nghĩa vụ cơ bản của bên bán là nghĩa vụ giao hàng.

Giao nhận hàng hóa là nghĩa vụ cơ bản, đầu tiên của bên bán trong quan hệ mua bán hàng hóa. Song song với nghĩa vụ giao hàng của bên bán, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán. Chỉ khi bên bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng thì bên mua mới thực hiện nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán của mình

Song song với nghĩa vụ giao hàng, bên bán còn phải thực hiện các nghĩa vụ khác như sau: Nghĩa vụ giao hàng đúng đối tượng, đúng chất lượng của hàng hóa; nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn giao hang; nghĩa vụ giao chứng từ kèm theo hàng hóa, nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn và địa điểm. Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY: 

===>>> Luận văn: Thực trạng PL nghĩa vụ giao hàng hợp đồng mua bán

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Pháp luật nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993