Mục lục
Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Kiến nghị pháp luật quyền đối với bất động sản liền kề hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài Luận Văn: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền đối với bất động sản liền kề dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
3.1 Kiến nghị liên quan việc xác định bất động sản chịu hưởng quyền
Để việc thực thi quyền diễn ra thuận lợi cần bổ sung nguyên tắc xác định bất động sản chịu hưởng quyền chung vì pháp luật chỉ mới quy định nguyên tắc thực hiện quyền và nguyên tắc xác định bất động sản chịu hưởng quyền đối với quyền về lối đi qua. Nguyên tắc xác định bất động sản chịu hưởng quyền có thể được quy định thông qua việc giải thích, hướng dẫn của Toà án Nhân dân tối cao bằng hình thức án lệ hoặc nghị quyết. Nguyên tắc xác định bất động sản chịu hưởng quyền phải là nguyên tắc có sự tác động bất lợi là ít nhất, bất động sản hưởng quyền có thể thực hiện quyền một cách thuận lợi trên bất động sản được xác định và cũng cần chú ý đến các yếu tố khác như điều kiện thiên nhiên của khu vực. Như vậy sẽ đảm bảo được sự công bằng và lợi ích của các bên.
Ngoài ra cần thống nhất các thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản pháp luật vì thuật ngữ sử dụng trong Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013 đang được sử dụng hoàn toàn khác nhau (cả hai bộ luật đều đang có hiệu lực pháp luật). Luật Đất đai năm 2013 ra đời khi Bộ luật dân sự năm 2005 còn hiệu lực pháp luật nên đã kế thừa quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 sử dụng thuật ngữ “quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề”. Do vậy cần sửa đổi thuật ngữ này trong Luật Đất đai năm 2013 thành “quyền đối với bất động sản liền kề” như Bộ luật dân sự 2015 để đạt được sự thống nhất trong việc giải quyết tranh chấp của Tòa án và các bên cũng như để mọi người dân nắm bắt, hiểu biết pháp luật một cách rõ ràng và nhất quán hơn. Luận văn: Kiến nghị pháp luật quyền đối với bất động sản liền kề.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ
3.2 Xác lập quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận chưa quy định về hình thức
Tác giả kiến nghị pháp luật nên có quy định xem xét điều kiện hình thức khi xác lập quyền đối với bất động sản liền kề theo thoả thuận để hạn chế các tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, việc bổ sung quy định không những phù hợp với tiêu chuẩn chung về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự mà còn nhìn nhận theo xu hướng chung của các nước về các thỏa thuận liên quan đến đất đai và tài sản gắn liền với đất. Vì hoàn cảnh pháp luật Việt Nam hiện nay chưa kịp đáp ứng nên việc bổ sung quy định có thể thực hiện từng bước. Đầu tiên, có thể quy định hình thức thông qua văn bản hướng dẫn của Toà án Nhân dân tối cao. Sau đó sẽ bổ sung quy định này trong Bộ luật dân sự nếu Bộ luật dân sự được sửa đổi. Như vậy, người dân sẽ dễ dàng tiếp nhận nguồn thông tin và thuận lợi khi thực hiện.
3.3 Xác lập quyền đối với bất động sản liền kề theo di chúc chưa quy định rõ ràng Luận văn: Kiến nghị pháp luật quyền đối với bất động sản liền kề.
Nhằm giúp cho việc xác lập quyền đối với bất động sản liền kề theo di chúc diễn ra suôn sẻ cũng như quy định pháp luật được chặt chẽ hơn tác giả có một số kiến nghị sau:
- Bổ sung quy định hướng dẫn rõ ràng liên quan đến việc xác lập quyền đối với bất động sản liền kề thông qua di chúc một cách gián tiếp bằng văn bản hướng dẫn hoặc án lệ. Cũng như có nên đền bù hay không khi xác lập quyền đối với bất động sản theo di chúc nói chung hay quyền về lối đi qua nói riêng.
- Pháp luật đã quy định lối đi cần thiết cho người ở bên trong nhưng chưa có quy định cho việc xác định lối đi, lối cấp thoát nước và các nhu cầu khác cho bất động sản được phân chia theo di chúc có nguồn gốc từ căn hộ chung cư hay tòa nhà nhiều tầng. Việc bổ sung thêm các quy định này là điều rất cần thiết và phù hợp với quy luật phát triển kinh tế và xã hội vì các bất động sản theo hình thức này xuất hiện ngày một nhiều.
(ii) Cần mở rộng trách nhiệm gánh chịu phiền lụy cho các bất động sản liền kề khác khi bất động sản có chung nguồn gốc phân tách từ di chúc không thể đủ điều kiện để mở lối đi cho bất động sản phía trong.
Ngoài ra, cần bổ sung quy định về thời hiệu xác lập quyền đối với bất động sản liền kề của người thừa kế quyền để vừa cân bằng lợi ích giữa các chủ thể vừa đồng nhất cách hiểu với các quy định thời hiệu của Bộ luật dân sự về di chúc.
3.4 Kiến nghị liên quan việc xác lập quyền đối với bất động sản liền kề theo thời hiệu Luận văn: Kiến nghị pháp luật quyền đối với bất động sản liền kề.
Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn cũng như để việc giải quyết tranh chấp của các Tòa án được diễn ra thuận lợi hơn. Tác giả kiến nghị, pháp luật nên bổ sung căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề theo thời hiệu vì những lý do sau:
Thứ nhất, Điều 53 Hiến pháp và theo quy định của Bộ luật dân sự, đất đai ở Việt Nam là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện làm chủ sở hữu cho nên tài sản mà mọi người dân có thể sở hữu là quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015 thì “quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản”. Điều 263 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền sử dụng đất được xác lập theo thời hiệu nếu chiếm hữu công khai, liên tục trong 30 năm. Quyền đối với Bất động sản liền kề cũng là quyền tài sản nên không thể không công nhận việc quyền đối với Bất động sản liền kề cũng được xác lập theo thời hiệu.
Thứ hai, mặc dù quyền đối với Bất động sản liền kề không phải là quyền sở hữu nhưng có thể dựa trên tinh thần xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu để cho ra đời quy định xác lập quyền đối với Bất động sản liền kề theo thời hiệu. Theo quan niệm của người La-tinh thì khối tài sản được hình thành từ hai loại quyền: “Quyền đối vật – là các quyền được thực hiện trên những vật cụ thể và xác định; quyền đối nhân – là các quyền tương ứng với những nghĩa vụ tài sản mà người khác cần phải thực hiện vì lợi ích của người có quyền”. Cả hai quyền là quyền đối với Bất động sản liền kề và quyền sở hữu đều thuộc nhóm quyền đối vật. Hơn nữa khi xét đến mức độ ảnh hưởng đối với tài sản thì quyền sở hữu có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với quyền đối với Bất động sản liền kề. Nên theo lẽ chung, một khi đã quy định quyền sở hữu được xác định theo thời hiệu thì cũng nên công nhận quyền đối với Bất động sản liền kề có thể được xác lập theo thời hiệu. Luận văn: Kiến nghị pháp luật quyền đối với bất động sản liền kề.
Thứ ba, quyền đối với Bất động sản liền kề như: Quyền về lối cấp thoát nước, quyền lối đi qua, quyền mắc dây tải điện,…đều bộc lộ sự tồn tại qua việc xây dựng hệ thống vật chất để thực hiện quyền. Nên việc thực hiện một số quyền cụ thể này trên bất động sản của người khác trong một thời gian dài, ổn định, công khai mà người đó không có ý kiến hay có hành vi phản đối thì theo thông lệ các bên đã ngầm ý chấp nhận việc xác lập quyền đối với bất động sản liền kề. Mặt khác, các quyền đối với bất động sản liền kề đều là các quyền được hình thành từ nhu cầu thiết yếu từ xưa đến nay, ngay cả khi chưa có sự ra đời của pháp luật. Nên nếu dựa trên yếu tố về thời gian để xác lập quyền đối với bất động sản liền kề hay nói cách khác quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập theo thời hiệu là hoàn toàn hợp lý.
Thứ tư, việc công nhận quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập theo thời hiệu là gia tăng sự hòa hợp của pháp luật Việt Nam với pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới. Đa số các nước và ngay cả các nước mà Việt Nam tham khảo trong quá trình xây dựng Bộ luật dân sự năm 2015 như Nhật Bản và đặc biệt là Pháp đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy pháp lý của người Việt. Các nước này đều coi thời hiệu là căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề.
Như vậy, qua các lập luận ở trên tác giả kiến nghị nên bổ sung thời hiệu là một trong những căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề. Vì thực tiễn cho thấy hầu hết các Tòa án đều xem xét đến yếu tố thời hiệu khi xét xử các vụ việc tranh chấp về quyền đối với bất động sản liền kề. Việc bổ sung quy định này trước hết nên thông qua án lệ để dễ có cách tiếp cận hơn, sau đó là bổ sung vào văn bản luật sửa đổi.
3.5 Kiến nghị liên quan việc cấp giấy chứng nhận đối với việc xác lập quyền đối với bất động sản liền kề
Cần bổ sung những quy định về việc cập nhật thông tin liên quan đến việc xác lập quyền đối với Bất động sản liền kề khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật để có sự thống nhất giữa mặt giấy tờ pháp lý về đất đai và trên thực tế thực hiện quyền.
Vì nội dung quyền của chủ thể xác lập quyền đối với Bất động sản liền kề còn chưa đầy đủ về giới hạn, phạm vi diện tích lối đi nên dẫn đến tình trạng các cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ dựa vào đánh giá chủ quan của mình để xác định làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các bên. Để tránh tình trạng trên và nhằm đảm bảo cân bằng hài hòa lợi ích giữa các Bất động sản, tác giả kiến nghị nên bổ sung quy định phạm vi quyền đối với bất động sản liền kề nếu không thể đi đến thỏa thuận thì ít nhất phạm vi này cũng đảm bảo được nhu cầu tối thiểu của chủ sở hữu Bất động sản liền kề. Pháp luật cũng cần đề ra một khoảng giới hạn, một con số cụ thể về kích thước của lối đi. Bên cạnh đó, quy định cũng cần có tính khuyến khích một lối đi sẽ phục vụ cho nhu cầu khai thác công năng tối ưu của Bất động sản hưởng quyền (nếu phạm vi quyền là dựa trên nhu cầu khai thác Bất động sản) và tương ứng sẽ có một khoản đền bù thỏa đáng hơn.
3.6 Hiệu lực của việc xác lập quyền đối với bất động sản liền kề còn hạn chế Luận văn: Kiến nghị pháp luật quyền đối với bất động sản liền kề.
Qua những lập luận về hạn chế của quy định tại Điều 247 Bộ luật dân sự năm 2015, tác giả thấy rằng nên sửa đổi, bổ sung như sau: “Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, tổ chức khác có bất động sản và quyền được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao nếu vẫn còn mục đích xác lập quyền, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.”
Ngoài ra, nên xây dựng quy định về cơ chế để xác định các chủ thể mà hiệu lực quyền đối với bất động sản liền kề hướng đến nhằm mục tiêu áp dụng pháp luật được chặt chẽ hơn. Nhằm đảm bảo hiệu lực cho quyền đối với bất động sản liền kề được chắc chắn hơn, tác giả đề xuất nên quy định về việc đăng ký quyền đối với Bất động sản liền kề. Quy định này khó có thể thực hiện ngay lập tức nên tác giả mong muốn pháp luật sẽ từng bước xây dựng để nhân dân dễ dàng tiếp cận. Theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới nếu muốn quyền đối với bất động sản liền kề được hiện hữu và tôn trọng thì nó phải được cả xã hội biết đến sự tồn tại của nó. Do đó cần xây dựng một hệ thống đăng ký vật quyền là điều cần thiết và dễ dàng cho bất kì chủ thể nào cũng có thể tiếp cận chúng.
Điều 247 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Quyền đối với bất động sản liền kể có hiệu lực đối với mọi cả nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác” và Điều 246 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc”. Với các quy định trên, vấn đề cần làm rõ là thời điểm xác lập quyền và thời điểm có hiệu lực của Quyền đối với Bất động sản liền kề nói chung và quyền về lối đi qua nói riêng. Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật dân sự 2015 về đăng ký tài sản thì quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản phải đăng ký theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, trường hợp xác lập quyền về lối đi theo thỏa thuận và theo di chúc thì cần phải đăng ký theo Điều 106 Bộ luật dân sự. Bởi lẽ, các quyền này có thể được thực hiện hoặc không thực hiện phụ thuộc vào nhu cầu của chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền. Trường hợp xác lập quyền về lối đi qua theo thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền về lối đi trên bất động sản chịu hưởng quyền là thời điểm các bên thỏa thuận trong văn bản. Kể từ thời điểm xác lập quyền về lối đi qua thì chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền không được ngăn cản, gây khó khăn cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong việc khai thác bất động sản hưởng quyền. Tuy nhiên, vì quyền về lối đi qua chưa được đăng ký đồng nghĩa với việc nó chưa được công khai vì vậy không thể đối kháng với người thứ ba. Còn đối với quyền về lối đi qua xác lập theo di chúc, thì theo nguyên tắc chung kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền nhận di sản hoặc từ chối nhận di sản và người thừa kế chỉ có quyền sở hữu đối với tài sản kể từ thời điểm nhận động sản hoặc thời điểm đăng ký đối với bất động sản. Vậy, trường hợp này thời điểm xác lập quyền trên bất động sản chịu hưởng quyền kể từ thời điểm di chúc có hiệu lực. Tuy nhiên, quyền của chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền có đối kháng với người thứ ba hay không sẽ phục thuộc vào thời điểm đăng ký quyền về lối đi qua.
Hiện nay, nước ta chưa có Luật đăng ký bất động sản. Điều 161 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời điểm xác lập quyền khác đối với tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm phát sinh hiệu lực đối với quyền về bất động sản nói chung và quyền về lối đi qua nói riêng rất phức tạp, đặc biệt trong trường hợp người thừa kế chuyển giao Bất động sản hưởng quyền cho người khác. Vì vậy, để Điều 247 Bộ luật dân sự năm 2015 được thực thi thì chúng ta cần thiết phải đăng ký tài sản làm căn cứ để công khai các quyền đối với Bất động sản liền kề trong giao dịch dân sự. Có thể thể hiện quyền đối với bất động sản liền kề trong giấy chứng nhận quyền sở hữu quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà để giảm bớt các giấy tờ thủ tục khác. Phải thực hiện công bố, công khai, tạo điều kiện dễ dàng cho người dân tiếp cận thông tin về quyền địa dịch (ví dụ như tạo cơ sở dữ liệu về Bất động sản cho phép người dân truy cập). Việc công khai quyền đối với Bất động sản liền kề rất quan trọng vì nó góp phần làm giảm bớt các tranh chấp dân sự giống như nhiều trường hợp mua bất động sản nhưng lại không có ngõ đi hoặc phải tranh chấp liên quan đến lối đi. Luận văn: Kiến nghị pháp luật quyền đối với bất động sản liền kề.
3.7 Kiến nghị về việc bổ sung các án lệ
Tòa án nhân dân tối cao nên nghiên cứu, chọn lựa và công bố các án lệ có liên quan đến quyền của chủ sở hữu Bất động sản liền kề trong một số tình huống phổ biến hoặc đặc thù để làm cơ sở xét xử thống nhất trong trường hợp chưa có các VB QPPL quy định chi tiết hơn hiện nay.
3.8 Hoàn thiện các quy định về Quyền đối với bất động sản liền kề liên quan đến tưới nước, tiêu nước
Pháp luật cần xác định lối dẫn nước hợp lý theo những tiêu chí cụ thể nhất định. Tiêu chí xác định có thể dựa vào điều kiện địa hình tự nhiên, thông qua thỏa thuận của các chủ thể, theo tập quán của từng địa phương. Bên cạnh đó cần phải trao quyền cho người có quyền trong việc xác định lối dẫn nước hợp lý như cán bộ Ủy ban xã phụ trách về công tác trồng trọt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường hoặc cán bộ phòng nông nghiệp huyện để xử lý khi có tranh chấp xảy ra. Do chưa có văn bản pháp luật hay quy định cụ thể nào về việc xác định quyền năng cho các chủ thể này nên cần phải có những văn bản cụ thể của pháp luật để hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc xác định lối dẫn nước phù hợp nếu có tranh chấp xảy ra.
Cần dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành nông nghiệp, trong việc canh tác, trồng trọt để đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật xác định nhu cầu về tưới nước, tiêu nước. Trên cơ sở đó, xác định cụ thể mức độ nước chảy nhanh, chậm, tốc độ là bao nhiêu thì sẽ làm phát sinh quyền về tưới nước và tiêu nước. Việc xác định này còn phụ thuộc vào từng loại địa hình canh tác như đồng bằng, địa hình đồi núi thấp, đồi núi cao…
Cần quy định rõ chi phí tạo dựng lối dẫn nước sẽ người có nhu cầu dẫn nước chịu. Dựa trên quan điểm về Quyền địa dịch, người có quyền sử dụng đất liền kề phải chịu một phiền lụy nhất định. Do đó, chi phí cho việc khai thông, mở lối dẫn nước phải do người có nhu cầu dẫn nước gánh chịu. Trong quá trình tạo lập, vận hành hệ thống dẫn nước nếu gây ra thiệt hại cho chủ thể có quyền sử dụng đất liền kề cần có lối dẫn nước đi qua thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.
3.9 Hoàn thiện các quy định về Quyền đối với bất động sản liền kề liên quan đến cấp, thoát nước Luận văn: Kiến nghị pháp luật quyền đối với bất động sản liền kề.
Điều 251 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng”. Tuy nhiên, trong trường hợp bất động sản bị vây bọc mà không thể dẫn nước thải trực tiếp ra nơi quy định thì có thể sử dụng quyền đối với bất động sản liền kề để làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước ra nơi dẫn nước qua bất động sản khác. Ở đây, điều luật không quy định chỉ được sử dụng bất động sản liền kề mà có thể sử dụng bất cứ bất động sản nào và vị trí đường ống vẫn phải được xác định dựa trên các thỏa thuận giữa các chủ sở hữu. Nếu việc đặt đường dẫn nước gây thiệt hại thì chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc phải bồi thường cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua. Cần có sự thống nhất trong quy định liên quan đến việc xây dựng đối với công trình bên cạnh trong QCXD Việt Nam với Bộ luật dân sự năm 2015 và quy định việc đấu nối hệ thống thoát nước trong Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải phải quy định cho trường hợp việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác như quy định tại Điều 252 Bộ luật dân sự năm 2015.
3.10 Hoàn thiện các quy định về Quyền đối với bất động sản liền kề liên quan đến mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc
Quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản được quy định tại Điều 255 Bộ luật dân sự 2015 như sau: “Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Quy định này là quyền của chủ sở hữu Bất động sản bị vây bọc. Tuy nhiên, việc mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc trong các hợp đồng sử dụng điện, lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc chủ yếu lại thuộc về bên cung ứng điện, cung cấp các dịch vụ để bảo đảm thông tin liên lạc, chủ sở hữu Bất động sản có quyền yêu cầu chủ sở hữu Bất động sản liền kề cho mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc chỉ sau khi có hợp đồng cung ứng điện, hợp đồng lắp đặt điện thoại với bên đối tác là các công ty điện lực, bưu chính viễn thông theo quy định của Luật Điện lực. Do vậy, Điều 255 Bộ luật dân sự 2015 chỉ quy định chủ thể là chủ sở hữu Bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua Bất động sản của các chủ sở hữu khác là chưa hợp lý trên thực tế hiện nay. Nên sửa lại Điều 255 theo hướng như sau: “Chủ sở hữu bất động sản, các tổ chức cung ứng điện, các dịch vụ bảo đảm thông tin, liên lạc có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bởi thường”.
3.11 Quy định của pháp luật về giới hạn Quyền đối với bất động sản liền kề Luận văn: Kiến nghị pháp luật quyền đối với bất động sản liền kề.
- Cần có quy định thống nhất về việc trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề trong Bộ luật dân sự và Luật Xây dựng
Quy định của pháp luật về hạn chế quyền trổ cửa chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, nếu không hướng dẫn kịp thời sẽ tạo ra nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng. Điều 178 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng”. Tuy nhiên, Luật Xây dựng hiện nay lại bỏ trống vấn đề này. Trong Quy chuẩn được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng, vấn đề trổ cửa cũng không được đề cập đến. Theo đó, quan hệ với công trình bên cạnh được quy định rất ngắn gọn: “Không bộ phận nào của ngôi nhà kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất được vượt quả ranh giới với lô đất bên cạnh không được xả nước mưa, nước thải, khi bụi, khí thải sang nhà bên cạnh”. Do không có quy định nên không giải quyết được mâu thuẫn và tranh chấp cho các bên, gây khó khăn cho cơ quan thi hành pháp luật.
Pháp luật về trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại về môi trường) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cần phải quy định rõ ràng và cụ thể. Đồng thời quy định rõ ràng để phân biệt giữa trách nhiệm, khắc phục, phục hồi môi trường theo pháp luật về hành chính và trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp luật dân sự.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đề xuất và nêu kiến nghị về các nội dung sau: xác định Bất động sản chịu hưởng quyền chưa thống nhất, hình thức xác lập quyền đối với Bất động sản liền kề theo thỏa thuận chưa rõ ràng, xác lập quyền đối với Bất động sản liền kề theo di chúc chưa rõ ràng, xác lập quyền đối với Bất động sản liền kề trong trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy định về hiệu lực của việc xác lập quyền đối với Bất động sản liền kề còn hạn chế, khung định giá đất đền bù đối với bất động sản liền kề chưa được thống nhất, thay đổi thực hiện quyền chưa được quy định rõ ràng, xác định chủ sở hữu đối với phần đất làm lối đi nhằm giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam……Các kiến nghị đó nhằm hướng đến các quy định của pháp luật không bị mâu thuẫn, chồng chéo, có tính ổn định lâu dài và đặc biệt là việc áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao.
KẾT LUẬN Luận văn: Kiến nghị pháp luật quyền đối với bất động sản liền kề.
Quyền đối với bất động sản liền kề (địa dịch) đã có từ lâu và không còn là vấn đề mới mẻ của pháp luật thế giới cũng như pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn xét xử thì các quy định về quyền đối với bất động sản liền kề của Bộ luật dân sự năm 2015 vẫn còn hạn chế và tồn tại một số bất cập nhất định.
Qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá quy định và thông qua thực tiễn xét xử tác giả đã đúc kết được những vấn đề bất cập và đưa ra các đề xuất, kiến nghị cần thiết giúp làm rõ các vấn đề pháp lý về: khái niệm, căn cứ xác lập quyền, vấn đề về bất động sản chịu hưởng quyền, hình thức xác lập quyền theo thỏa thuận và theo di chúc, xác lập quyền theo thời hiệu, xác lập quyền khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bổ sung thêm một số nội dung của quyền, bổ sung thêm căn cứ xác lập quyền, thay đổi thực hiện quyền, hiệu lực của việc xác lập quyền, khung định giá đất đền bù và xác định chủ sở hữu của phần đất làm lối đi qua và nêu lý do, đề xuất bổ sung căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề theo thời hiệu, theo tập quán và bổ sung thêm nội dung của quyền về địa dịch không gian, về ánh sáng qua đó đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật.
Luận văn đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Pháp luật về quyền đối với bất động sản liền kề” qua ba chương, cụ thể: Chương 1 – Cơ sở lý luận và pháp luật về quyền đối với bất động sản liền kề tại Việt Nam; Chương 2 – Thực trạng trong việc áp dụng pháp luật về quyền đối với bất động sản liền kề tại Việt Nam; Chương 3 – Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền đối với bất động sản liền kề. Với mục tiêu các quy định pháp luật về quyền đối với bất động sản liền kề trong tương lai có khung pháp lý rõ ràng, hợp lý và hiệu quả nhằm hạn chế những phát sinh tranh chấp, đảm bảo quyền lợi của các bên và sự khai thác công năng của bất động sản hiệu quả, ít tốn kém. Luận văn: Kiến nghị pháp luật quyền đối với bất động sản liền kề.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Luận văn: Pháp luật về quyền đối với bất động sản liền kề

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: hotrovietluanvan24@gmail.com