Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam

Mục lục

Đánh giá post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận Văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận Văn: Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Trên thế giới, ngành công nghệ dệt may là một trong những ngành sản xuất được hình thành từ rất sớm. Sản phẩm của ngành dệt may như: quần, áo, khăn, vải,…đều là những vật dụng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Kể từ khi có công nghệ sợi hóa học, ngành dệt may phát triển ngày càng nhanh cùng với đà tiến triển của kinh tế và thương mại.

Ngành dệt may Việt Nam kể từ khi nền kinh tế mở cửa đến nay cũng trải qua rất nhiều thăng trầm. Giai đoạn 2000-2007, ngành dệt may Việt Nam nỗ lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, và đã đạt được tăng trưởng xuất khẩu lên đến 20% mỗi năm. Giai đoạn 2008-2009, ngành dệt may của nước ta tụt dốc do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Từ 2010-2014, ngành đã dần dần vực lại, hồi phục và tiếp tục vươn xa ra thế giới như thị trường EU, Mỹ,…Cho tới năm 2015- năm có nhiều sự kiện nổi bật trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với việc ký kết các FTA với EU, với liên minh kinh tế Âu, với Hàn quốc, cộng đồng kinh tế ASEAN AEC chính thức hoạt động. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu nhóm hàng dệt và may mặc của Việt Nam đạt 28,84 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017 – đây là mức tăng trưởng khá so với mức tăng 5,2% của cùng kỳ năm 2017. Như vậy, ngành dệt may đã hoàn thành 94% kế hoạch xuất khẩu – cao hơn so với mức thực hiện 85,5% của cùng kỳ năm 2017. Kể từ đó đến nay, ngành công nghiệp dệt may không ngừng phát triển và trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế nước nhà. Ngành dệt may hiện là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Sản phẩm Dệt may của Việt Nam đã thiết lập được vị thế trên các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Hàng dệt may, thêu đan, may mặc của Việt Nam hiện đứng thứ 5 của thế giới và phấn đấu tiến lên hàng top 3 trong những năm tới. Trong năm 2013, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ thu về gần 7 tỷ đô la, bán sang EU thu hơn 2 tỷ đô la và xuất qua Nhật Bản chiếm một tỷ rưỡi đô la, kim ngạch trên một tỷ đô la còn lại là tại các thi trường khác khắp các châu lục.

Từ trước đến nay, các quốc gia đang phát triển, các quốc gia có đông lực lượng lao động đều coi các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, thủy sản, là những ngành để tạo việc làm nhưng cũng luôn luôn cho rằng đây là những ngành tạo ra giá trị thấp, thu nhập thấp. Nhưng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nếu được áp dụng một cách sâu rộng, nhanh chóng thì năng suất lao động trên đầu người sẽ có sự cải thiện rất nhanh. Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa với độ mở cửa cao, các ngành xuất khẩu cao nói chung và ngành dệt may nói riêng cần phải có lợi thế đặc trưng mới có thể cạnh tranh được với đối thủ trên thế giới. Trong những năm qua, năng suất lao động của ngành dệt may đã có sự thay đổi rõ rệt đặc biệt là từ 2010- 2013. Tuy nhiên đáng chú ý là giá hàng may Việt Nam thường cao hơn so với giá sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN từ 10-15%; cao hơn hàng Trung Quốc khoảng 20%, nguyên nhân chính là do năng suất lao động trong ngành dệt may Việt Nam quá thấp, chỉ bằng 2/3 của các nước khác trong khu vực. Việc này cho thấy ngành Dệt may nước ta đang đứng trước một thách thức lớn: Phải cải tiến năng suất lao động để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Nhưng muốn cải tiến thật sự cần hiểu rõ năng suất lao động là gì và những yếu tố nào tác động đến nó.

Trong bối cảnh cạnh tranh khu vực và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt như hiện nay, có thể khẳng định rằng năng suất là một yếu tố quan trọng quyết định cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia, một ngành và trong từng doanh nghiệp. Thông qua việc đo lường chỉ tiêu năng suất lao động, chúng ta có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

Thực tế trên thế giới và Việt Nam cũng đã có một số các công trình nghiên cứu về năng suất và các yếu tố tác động đến nó theo nhiều quan điểm khác nhau, trong đó nổi bật là các nghiên cứu đã chứng minh về ảnh hưởng của các yếu tố quản lý đến năng suất doanh nghiệp Dệt may. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này đều tiến hành một cách riêng rẽ, độc lập, tùy theo mục tiêu, thời gian, nguồn lực của nhà nghiên cứu, chưa có một nghiên cứu nào đi vào thực hiện nghiên cứu về tác động đồng thời của các yếu tố quản lý đến năng suất doanh nghiệp một cách đầy đủ và có hệ thống.

Do vậy tác giả quyết định chọn đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam” nhằm nghiên cứu sâu hơn về các nhân tố tác động đến năng suất lao động ngành nhằm tìm ra bản chất các nhân tố ảnh hưởng cũng như tìm thêm những giải pháp mới để tăng năng suất lao động cho ngành dệt may Việt Nam trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng này. Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ

===>>> Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Trị Kinh Doanh

2. Mục tiêu nghiên cứu

Xuất phát từ đề tài nghiên cứu, tác giả đã đặt ra ba mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, qua bài nghiên cứu này, tác giả tìm hiểu về thực trạng ngành dệt may Việt Nam nói chung cũng như thực trạng về năng suất ngành nói riêng. Từ đó có thể dự đoán phần nào mối liên hệ giữa tăng trưởng của ngành và năng suất lao động.

Thứ hai, xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu của các học giả về khái niệm, phương pháp đo lường và các khía cạnh liên quan đến nằng suất lao động. Điểm khác biệt là bài nghiên cứu kiểm chứng một cách cụ thể về một ngành cụ thể là ngành dệt may. Bên cạnh đó, tác giả còn kiểm chứng một cách bao quát tổng hợp các lý thuyết và khái quát hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến năng suất lao động. Qua các lý thuyết được đưa ra cũng như các mô hình tiên nhiệm, bài nghiên cứu cần chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2013-2017 – giai đoạn còn chưa từng được nghiên cứu một cách tổng hợp nhất. Sau khi đã xây dựng được một tổ hợp các nhân tố có thể coi là ảnh hưởng đến năng suất ngành dệt may, bài nghiên cứu sẽ cung cấp được mô hình toán học để kiểm chứng xem thực sự các nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào, mức độ ảnh hưởng ra sao, và so với khung lý thuyết chung và các nghiên cứu đi trước có khác biệt gì không, sự khác nhau của mức độ ảnh hưởng của các nhân tố so với các bài nghiên cứu trong quá khứ là như thế nào với cùng một mức tin cậy.

Thứ ba, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động ngành dệt may từ kết quả nghiên cứu của mô hình nghiên cứu đã được vượt qua các kiểm định.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu của tác giả là các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam. Ngành dệt may Việt Nam kể từ khi hình thành trải qua rất nhiều thăng trầm. Kể năm 2010 sau khi nền kinh tế phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, giai đoạn sau đó mở ra cơ hội vực dậy và hội nhập sâu rộng trên thế giới cho ngành dệt may Việt Nam. Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, xuất khẩu dệt may gặp nhiều khó khăn trong 2 quý đầu năm 2017. Tuy nhiên, tới cuối năm, thặng dư thương mại của dệt may Việt Nam lại đạt mức cao kỷ lục, đứng đầu trong các ngành hàng xuất khẩu và được kỳ vọng sẽ còn tăng trưởng, khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực. Do vậy tác giả đã lựa chọn giai đoạn 2013-2017 đề nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động. Với phạm vi này, tác giả đã thu thập được số liệu chung của ngành từ 2013-2017, số liệu của các doanh nghiệp dệt may được lấy từ kết quả khảo sát doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê Việt Nam tiến hành điều tra từ 2013-2017.

4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tại bàn qua các tài liệu thứ cấp như các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài đăng tạp chí, các nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm thu thập các cơ sở lý luận. Tác giả cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây để tăng cường cơ sở khoa học, lý thuyết thực nghiệm và hiểu biết cần thiết cho công việc nghiên cứu.

Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu và thống kê mô tả: được sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp, từ các nguồn thống kê chính thống ( tổng cục thống kê, tổng cục hải quan), tạp chí, các số liệu trên các trang web của ngành dệt may, các cơ quan báo chí trong và ngoài nước. Tất cả các dữ liệu sau khi thu thập đều được sắp xếp, điều chỉnh, phân loại một cách logic nhất.

Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp định lượng để kiểm chứng các lý thuyết đã đưa ra và những tiên đoán từ thực tế của ngành dệt may Việt Nam. Phương pháp định lượng sẽ đi lên theo trình tự: nêu ra các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, thiết lập mô hình toán học, thu thập số liệu, ước lượng các tham số của mô hình, phân tích kết quả và cuối cùng là thảo luận và đưa ra một số hàm ý chính sách.

Mô hình phù hợp nhất được sử dụng trong bài nghiên cứu này là mô hình tác động cố định (FE). Với biến phụ thuộc là năng suất lao động, tác giả đưa ra các biến độc lập như sau: công nghệ ngành, tỷ lể vốn trên lao động, số năm kinh nghiệm trung bình của lao động. Và điểu đặc biệt là, tất cả các biến này được dự đoán là có quan hệ cùng chiều với biến năng suất lao động.

5. Cấu trúc của bài nghiên cứu Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

Để có thể cho ra một kết quả nghiên cứu hoàn thiện nhất, tác giả đã chia bài nghiên cứu thành ba chương:

  • Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu.
  • Chương 2: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may ở Việt Nam.
  • Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng suất lao động ngành dệt may ở Việt Nam

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về năng suất lao động

1.1.1 Khái niệm

Năng suất là một khái niệm dùng để đo lường hiệu suất giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó. Các yếu tố đầu vào bao gồm vốn, lao động, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…Các yếu tố đầu ra được đo bằng sản lượng hiện vật, doanh thu, giá trị sản phẩm đầu ra theo giá cố định, giá trị hiện hành,…

Có khá nhiều định nghĩa về năng suất trên những góc độ quan điểm khác nhau. Khái niệm năng suất thay đổi, mở rộng theo thời gian và theo sự phát triển của quản lý sản xuất. Tangen (2005), đã tổng kết định nghĩa năng suất của nhiều nhà nghiên cứu và kết luận rằng: Năng suất là một thuật ngữ rộng, ý nghĩa của nó có thể thay đổi tùy thuộc vào phạm vi sử dụng.

Bảng 1.1. Định nghĩa năng suất – Tangen (2005)

1.1.2 Phương pháp tính năng suất lao động

Đối với năng suất lao động, ta có ba cách đo lường năng suất thông dụng: đo lường bằng sản phẩm hiện vật, đo lường bằng sản phẩm doanh thu và đo lường bằng sản phẩm biên. Mỗi cách đo lường lại có ưu nhược điểm riêng.

1.1.2.1 Năng suất tính theo sản phẩm hiện vật Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

Sản lượng hiện vật tức là đo khối lượng hàng hoá bằng đơn vị vốn có của nó. Ví dụ như quạt đo bằng chiếc; xi măng đo bằng tấn, kg, bao… tuỳ theo từng loại sản phẩm. Phương pháp tính năng suất theo sản phẩm hiện vật có hai cách: tính theo năng suất sản phẩm trung bình hoặc tính theo năng suất sản phẩm cận biên.

Cách đo lường năng suất lao động theo sản phẩm hiện vật có ưu nhược điểm như sau:

Nhược điểm: không thể dùng để tính cho tất cả các loại sản phẩm, không phù hợp với thực tế hiện nay của các những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa vì thường doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm.

Ưu điểm: chỉ tiểu này biểu hiện mức năng suất lao động một cách cụ thể, không chịu ảnh hưởng của giá cả, có thể so sánh mức năng suất lao động các doanh nghiệp hoặc các nước khác nhau khi sản xuất cùng loại sản phẩm.

Bảng 1.1 mô tả mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng áo sản xuất của quá trình sản xuất này. Lượng vốn coi như không đổi với số lượng máy móc và nhà xưởng giữ nguyên (coi như bằng 1 đơn vị) và số lượng lao động được sử dụng trong sản xuất tăng dần từ 1 đến 10. Rõ ràng, nếu không có lao động nào thì quá trình sản xuất không diễn ra và sản lượng sẽ bằng không. Khi bắt đầu sử dụng một lao động, sản lượng tăng lên 3 đơn vị; ta nói năng suất biên của người lao động thứ nhất là 3. Khi tăng số lao động lên 2, sản lượng tăng từ 3 lên 7 đơn vị; ta nói năng suất biên của lao động thứ hai này là 4. Tương tự, khảo sát sự thay đổi của sản lượng khi tăng dần số lao động, chúng ta có thể hình thành cột năng suất biên của lao động. Đó là cột 4 trong bảng 2.1. Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

Bảng 1.2: Ví dụ về mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất áo

Như vậy, năng suất biên của một yếu tố sản xuất nào đó chính là đạo hàm của tổng sản lượng theo số lượng yếu tố sản xuất đó. Như vậy, về mặt hình học, năng suất biên là độ dốc của đường tiếp tuyến của đồ thị hàm sản xuất tại từng điểm cụ thể.

Từ bảng trên ta có thể rút ra rằng, năng suất cận biên của lao động sẽ giảm dần với cùng một lượng vốn cố định.

Đối với hầu hết các quá trình sản xuất, năng suất biên của các yếu tố sản xuất (vốn và lao động) cũng diễn biến theo quá trình tương tự. Do vậy, quy luật năng suất biên giảm dần có thể được phát biểu như sau: “Nếu số lượng của một yếu tố sản xuất tăng dần trong khi số lượng (các) yếu tố sản xuất khác giữ nguyên thì sản lượng sẽ gia tăng nhanh dần. Tuy nhiên, vượt qua một mốc nào đó thì sản lượng sẽ gia tăng chậm hơn. Nếu tiếp tục gia tăng số lượng yếu tố sản xuất đó thì tổng sản lượng đạt đến mức tối đa và sau đó sẽ sút giảm.

Quy luật năng suất biên giảm dần tác động đến hành vi và quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào như thế nào để tăng năng suất, giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.

Tương tự như năng suất biên, ta có thể thấy trong thí dụ trên, năng suất trung bình của lao động lúc đầu cũng tăng lên nhưng sau đó giảm đi khi số lao động từ 4 trở lên. Chúng ta có thể nhận thấy năng suất trung bình của lao động giảm xuống khi năng suất biên thấp hơn năng suất trung bình. Ngược lại, năng suất trung bình tăng lên khi năng suất biên lớn hơn năng suất trung bình.

Từ bảng 1.2, chúng ta có thể xây dựng hình dạng của các đường tổng sản lượng, đường năng suất biên và năng suất trung bình của lao động như hình 4.1. những mức lao động đầu tiên, tổng sản lượng tăng rất nhanh nên độ dốc của đường này tăng và như vậy năng suất biên tăng, đường năng suất biên dốc lên. Khi số lao động lớn hơn 3, tổng sản lượng tăng chậm dần, độ dốc của đường sản lượng giảm nên năng suất biên giảm. Đường năng suất biên dốc xuống. Sau đó, đường sản lượng đạt cực đại, điều này cũng có nghĩa là việc tăng thêm số lao động không làm tăng thêm sản lượng. Sau đó, sản lượng giảm xuống, đường tổng sản lượng có độ dốc âm nên năng suất biên âm.

Hình 1.1: Quy luật năng suất cận biên giảm dần

Như vậy, tại điểm năng suất lao động trung bình bằng với năng suất lao động biên thì năng suất lao động trung bình là cực đại.

1.1.2.2 Năng suất tính theo sản phẩm doanh thu Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

Đây là phương pháp tính năng suất theo tỷ lệ tổng giá trị của sản phẩm được quy về đơn vị tiền tệ đang được lưu hành trên tổng số lao động. Cách tính này tương đối phổ biến vì đơn giản và dễ đo lương. Ta cũng có hai cách tính theo tổng giá trị doanh thu bình quân và tổng quá trị doanh thu cận biên như sau:

Nhược điểm: chỉ tiểu này biểu hiện mức năng suất lao động một cách không cụ thể, chịu ảnh hưởng của giá cả- không thể so sánh mức năng suất lao động các doanh nghiệp hoặc các nước khác nhau theo một loại sản phẩm được sản xuất ra hay thậm chí so sánh cùng một doanh nghiệp nhưng qua các năm khác nhau cũng không chính xác hoàn toàn.

Ưu điểm: có thể dùng để tính cho tất cả các loại sản phẩm. phù hợp với thực tế hiện nay của các những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa vì thường doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm.

Mặc dù nhược điểm của phương pháp này rất khó khắc phục, nhưng các tính năng suất này rất phổ biến khi các cục, bộ, ban ngành thống kê về doanh nghiệp. Nhìn vào kết quả kinh doanh chính (doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh) là có thể tính toán được năng suất chung của doanh nghiệp hay thậm chí cả một ngành. Và đây cũng là phương pháp tính năng suất mà tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này.

1.1.3 Sự cần thiết của tăng năng suất lao động

Thứ nhất, năng suất lao động tăng làm cho giá thành sản phẩm giảm vì tiết kiệm được chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm. Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

Thứ hai, tăng năng suất lao động cho phép giảm được lao động, tiết kiệm được quỹ tiền lương, đồng thời tăng tiền lương cho cá nhân người lao động. Việc tăng tiền lương khi năng suất lao động tăng mang lại rất nhiều ích lợi cho người lao động và nền kinh tế. Đó là không những khuyến khích,tạo động lực làm việc cho người lao động mà còn làm tăng thu nhập cho người lao động làm cho cầu tiêu dùng và tiết kiệm tăng lên. Cầu tiêu dùng tăng sẽ khuyến khích sản xuất và tạo thêm công việc cho lao độn, cầu tiết kiệm tăng làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Thứ ba, năng suất lao động tăng tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng tốc độ của tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân.

Thưa tư, thay đổi được cơ chế quản lý, giải quyết thuận lợi các vấn đề tích luỹ, tiêu dùng

1.2. Các lý thuyết về năng suất lao động Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

1.2.1 Lý thuyết về phương thức tăng năng suất lao động của Adam Smith

Adam Smith được coi là cha đẻ của kinh tế học đương thời. Những lý thuyết của ông đã phổ cập hầu hết các vấn đề kinh tế mà mọi thời đại đều gặp phải, trong đó không thể không nhắc đến lý thuyết về phương thức tăng năng suất lao động của ông. Theo ông, nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động bao gồm: sự phân công lao động và kỹ xảo tay nghề của lao động. Lý thuyết về sự phân công lao động của ông giải thích về cách phân công lao động làm tăng sản lượng vượt trội hơn so với việc công nhân làm trọn vẹn tất cả công đoạn như thế nào. Lý thuyết về tiền lương của ông giải thích về động lực thúc đẩy người lao động làm việc ra sao để từ đó, bài toán tăng sản lượng cho doanh nghiệp được giải đáp Quan điểm của ông cho rằng, năng suất lao động cũng phản ánh tỷ lệ sản phẩm đầu ra trên một đơn vị lao động. Nếu tìm được cách tăng năng suất lao động thì chắc chắn sản lượng sẽ tăng.

Bằng cách nào mà sự phân công lao động có thể làm tăng năng suất lao động? Adam Smith trả lời đó là nhờ ba yếu tố khác nhau. Thứ nhất, sự phân công lao động làm tăng kỹ năng, kỹ xảo của từng công nhân. Thứ hai, sự phân công lao động làm giảm thời gian chuyển từ loại công việc này sang loại công việc khác. Thứ ba, sự phân công lao động phát minh ra các loại máy chuyên dùng làm cho lao động nhẹ nhàng hơn và một người có thể làm việc của nhiều người.

Bên cạnh lý thuyết về sự phân công lao động của ông là lý thuyết về tiền lương. Adam Smith cho rằng nếu tăng tiền lương cho công nhân thì sẽ dẫn tới tăng năng suất lao động vì tăng lương là sẽ động cơ thúc đẩy người lao động làm việc chăm chỉ. Ông cho rằng tiền lương không thể thấp hơn chi phí tối thiểu cho cuộc sống của công nhân. Nếu quá thấp họ sẽ không làm việc và bỏ ra nước ngoài. Tiền lương cao sẽ kích thích tiến bộ kinh tế bởi vì nó làm tăng săng suất lao động. Adam Smith thấy rõ được tầm quan trọng của nhân tố tiền lương khi nói đến tăng suất lao động. Adam Smith tuyên bố sự đồng tình của mình đối với việc tăng lương và cho rằng đó là động lực lớn kích thích năng suất lao động của người công nhân.

1.2.2 Lý thuyết của Cobb-Douglas về năng suất lao động

Cobb- Douglas cũng đưa ra lý thuyết về hành vi của người sản xuất thông qua hàm sản xuất của họ để qua đó tìm ra cách thức tăng sản lượng cho nền kinh tế. Hai nhà kinh tế này đã chỉ ra tầm quan trọng của vốn, lao động và khoa học công nghệ đến tăng trưởng kinh tế nói chung và năng suất lao động nói riêng. Yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến năng suất lao động chính là con người và vốn. Nếu không có con người đương nhiên không thể bàn luận gì về năng suất. Nếu không có vốn mà chỉ có con người cũng vậy, quá trinh sản xuất không thể diễn ra chưa nói gì đến năng suất cao hay thấp.

1.2.2.1 Hàm sản xuất của Cobb-Douglass Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

Cobb- Douglass cho rằng mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng đầu ra (sản phẩm) làm ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất. Q=A. Kα. Lβ

Trong đó:

  • K là vốn (nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng).
  • L là lao động.
  • A là một hằng số.

Số mũ a và b là những hằng số cho biết tầm quan trọng tương đối của yếu tố vốn và lao động đối với sản lượng đầu ra, đồng thời chúng cũng thể hiện độ co dãn của sản lượng đầu ra (Q) theo K và L.

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất thường có hàm sản xuất có hiệu suất giảm theo quy mô. Ta có thể giải thích điều này bằng lý thuyết năng suất cận biên giảm dần ở bên trên. Đầu tiên, cùng với một lượng vốn cố định, lượng lao động tăng lên sẽ làm tăng năng suất biên. Và tới một mức nhất định sẽ bắt đầu giảm dần. Như vậy, tăng lao động nên không còn hiệu quả nữa, mà trái lại còn dẫn đến tăng chi phí nhân công trong khi sản lượng biên giảm dần. Do vậy để có thể tăng sản lượng mà không tốn nhiều đầu vào, cần phải thay đổi hàm sản xuất để làm sao mà với cùng một lượng K và L như trước nhưng sản xuất ra được nhiều hơn. Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra lúc này được quyết định bởi kỹ thuật sản xuất hay còn gọi là công nghệ. Công nghệ là cách thức sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Công nghệ được cải tiến khi có những phát minh khoa học mới được áp dụng trong sản xuất. Công nghệ tiến bộ sẽ dẫn đến những phương pháp sản xuất mới mà chúng có thể sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa là những công nghệ mới có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn với cùng số lượng các yếu tố đầu vào như trước hay thậm chí ít hơn.Với những công nghệ mới, máy móc thiết bị có năng suất cao hơn và công nhân có thể đạt năng suất cao hơn. Những điều này làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

1.2.2.2 Tác động của tiến bộ công nghệ đến năng suất lao động

Chúng ta đã xem xét sự thay đổi của sản lượng, năng suất biên và năng suất trung bình của lao động ứng với một trình độ công nghệ không thay đổi. Qua quy luật năng suất cận biên giảm dần ta có thể thấy: năng suất lao động sẽ giảm nếu không có sự thay đổi của khoa học công nghệ. Theo thời gian, do có những phát minh, sáng chế làm cho trình độ công nghệ của một quá trình sản xuất được cải tiến. Qui trình sản xuất được cải tiến sẽ sử dụng đầu vào có hiệu quả hơn, tức là với cùng số lượng đầu vào như trước hay ít hơn, sản lượng được tạo ra nhiều hơn. Hay nói cách khác: năng suất lao động tăng lên. Hình 2.2 minh họa sự tác động của việc cải tiến công nghệ đến sản lượng. Ban đầu, đường sản lượng là Q1, những cải tiến công nghệ làm đường sản lượng dịch chuyển lên trên tới đường Q2 và sau đó là Q3. Với cùng số lao động L0, sản lượng tăng từ Q1 lên Q2 và sau đó là Q3 khi có sự cải tiến công nghệ.

Hình 1.2: Ảnh hưởng của công nghệ đến năng suất lao động

Tóm lại, năng suất cận biên của lao động là giảm dần khi tăng số lao động lên trên 1 đơn vị vốn nhất định. Để có thể tăng năng suất cận biên của lao động cần: tăng lượng vốn đầu tư (nhà xưởng máy móc), đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại với công nghệ cao. Từ đó năng suất lao động trung bình của doanh nghiệp nói riêng cũng như ngành nói chung tăng và làm tăng sản lượng.

1.2.3 Lý thuyết của Solow về năng suất lao động Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

Lý thuyết chính mà Solow muốn nói đến là lý thuyết về tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên qua lý thuyết đó, ông gián tiếp đưa ra phương thức làm tăng năng suất lao động cho nền kinh tế nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng. Mô hình tăng trưởng Solow chỉ ra ảnh hưởng của tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ đối với sự tăng trưởng theo thời gian của sản lượng của một nền kinh tế.

1.2.3.1 Vai trò của tích lũy tư bản

Ban đầu, Solow đưa ra hàm sản xuất như sau: Y = F(K,L)

Từ phương trình này, ông rút ra rằng có ba nguồn có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế dài hạn.

  • Thứ nhất, khối lượng tư bản có thể tăng lên theo thời gian.
  • Thứ hai, số lao động được sử dụng có thể thay đổi theo thời gian do dân số thay đổi.
  • Thứ ba, hàm sản xuất bản thân nó có thể thay đổi theo thời gian do tiến bộ của khoa học công nghệ.

Mặc dù năng suất lao động tăng khi tỷ lệ vốn trên lao động tăng, nhưng năng suất cận biên của vốn thì lại có xu hướng giảm dần khi năng suất lao động tăng.

Hình 1.3: Năng suất cận biên của vốn giảm dần

Nhìn vào hình 1.3 ta có thể thấy: mức tăng năng suất lao động sẽ có xu hướng giảm dần hay nói cách khác, sản phẩm cận biên của tư bản giảm khi trang bị tư bản cho một công nhân tăng lên.

1.2.3.2 Tăng trưởng khối lượng tư bản ở trạng thái dừng

Trạng thái dừng là điểm cân bằng mà ở đó lượng vốn giữ nguyên không đổi, bởi vì lượng đầu tư để tạo ra vốn mới mỗi năm chỉ đủ để bù trừ phần vốn bị hao mòn. Khi vốn không tăng thì sản lượng cũng sẽ không tăng. Vì vậy, ở trạng thái dừng, lượng vốn trên một lao động là cố định, và sản lượng trên một lao động là cố định. Vốn và lao động không tăng thì tổng sản lượng cũng là cố định. Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

Đây là hệ quả của hàm sản xuất có hiệu suất biên giảm dần. Nếu vốn tiếp tục tăng, sản lượng sẽ tăng nhưng với tốc độ giảm dần. Do vậy, thu nhập dành cho tiết kiệm cũng tăng với tốc độ giảm dần, và đầu tư tăng cũng với tốc độ giảm dần. Vì vậy, luôn luôn tồn tại một “trạng thái dừng” của nền kinh tế, nơi mà mọi biến số đều hội tụ về một giá trị cố định. Đầu tiên, Solow giả định nền kinh tế có tăng tỷ lệ tiết kiệm. Tỷ lệ tiết kiệm cao hơn sẽ dẫn đến đầu tư nhiều hơn. Đầu tư nhiều hơn tạo ra lượng vốn mới nhiều hơn, và nền kinh tế đạt trạng thái dừng ở một mức vốn k* mới cao hơn. Ứng với mức vốn k* cao hơn là mức sản lượng ở trạng thái dừng y*cao hơn. Có nghĩa là mô hình Solow dự đoán rằng những nước có tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư cao hơn sẽ có mức vốn và thu nhập trên đầu người cao hơn trong dài hạn, ta có thể thấy ở hình 1.4:

Hình 1.4: Trạng thái dừng khi tăng tỷ lệ tiết kiệm

Nhìn vào hình 1.4 ta thấy, khi tăng tỷ lệ tiết kiệm thì đầu tư và khấu hao đạt ở một trạng thái cao hơn.

Tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm cũng không thể vượt quá một ngưỡng nhất định nào đó do nhu cầu chi tiêu của con người. Do vậy tăng tỷ lệ tiết kiệm không phải một phương án về lâu dài. Solow cho rằng, muốn có tăng trưởng sản lượng trên đầu người (năng suất lao động), cần phải có tiến bộ khoa học công nghệ hỗ trợ.

1.2.3.3 Tiến bộ của khoa học công nghệ trong mô hình Solow

Thay đổi công nghệ, hay tiến bộ công nghệ có nghĩa là chúng ta có thể sản xuất ra nhiều sản lượng hơn với cùng một lượng vốn và lao động.

Tương tự như vậy, tiến bộ công nghệ cũng có thể tập trung vào nâng cao hiệu quả vốn.

Tóm lại, Solow cho rằng, trong ngắn hạn, năng suất lao động tăng khi tích lũy tư bản trên đầu người tăng. Khi xét trong dài hạn, nền kinh tế sẽ tiến đến một trạng thái tăng trưởng cân bằng dài hạn và ổn định. Lúc đó tốc độ tăng trưởng của sản lượng sẽ bằng tốc độ tăng trưởng của yếu tố khoa học công nghệ cộng với tốc độ tăng trưởng lao động (dân số). Nghĩa là năng suất lao động của nền kinh tế sẽ tăng trưởng đúng bằng tốc độ tăng trưởng của khoa học công nghệ.

1.2.4 Lý thuyết của Các Mác về năng suất lao động Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

Quan điểm của Các Mác về năng suất lao động cũng có điểm tương đồng với Cobb- Douglas hay Solow khi cho rằng yếu tố khoa học công nghệ sẽ giúp tăng năng suất lao động một cách bền vững vì đó là cách tốt nhất để rút ngắn thời gian sản xuất khi xét cùng một sản phẩm.

Theo C.Mác: tăng năng suất lao động là sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất lao động, có thể hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động, thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá, sao cho số lượng lao động ít hơn mà lại có được sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn.

Tăng năng suất lao động có nghĩa là giảm chi phí lao động cho một đơn vị sản phẩm. Trong một thời gian như nhau, nếu năng suất lao động càng cao thì số lượng giá trị sử dụng sản xuất ra càng nhiều nhưng giá trị sáng tạo ra không vì thế mà tăng lên. Khi năng suất lao động tăng thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm càng ít, dẫn đến giá trị của đơn vị hàng hoá đó giảm, giá thành của sản phẩm đó giảm, nhưng không làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm đó. C.Mác viết: “Nói chung, sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một vật phẩm sẽ càng ngắn và khối lượng lao động kết tinh trong sản phẩm đó càng nhỏ,thì giá trị của vật phẩm đó càng ít. Tăng năng suất lao động là một quy luật kinh tế chung cho mọi hình thái xã hội. Nhưng sự vận động và biểu hiện của quy luật tăng năng suất lao động trong các hình thái xã hội khác nhau cũng khác nhau, do trình độ lực lượng sản xuất khác nhau.

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về nhân tố tác động đến năng suất lao động dệt may Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

1.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về năng suất và các yếu tố tác động đến nó trên các góc độ và quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu trước đây đều tập trung ở các nước phát triển với những điều kiện rất khác biệt so với các nước đang phát triển như Việt Nam về văn hóa, nguồn lao động, chi phí, máy móc thiết bị. Do vậy hầu hết các mô hình của nước ngoài không thực sự phù hợp để xem xét và học hỏi dù các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động ngành hàng dệt được nghiên cứu tương đối nhiều ở các nước. Có thể kể đến nghiên cứu của Thomas P. Triebs và Subal C. Kumbhakar (2012), đã nghiên cứu mức độ thay đổi quy trình sản xuất và thực tế quản lý của các doanh nghiệp dệt may tại Ấn độ giai đoạn 1995-2010. Họ đã bí mật quan sát và theo dõi các nhóm đối tượng và khám phá ra rằng sự thay đổi về kỹ thuật có tác động lớn hơn đến năng suất lao động rất nhiều so với yếu tố quản lý. Họ rút ra rằng, sẽ dễ dàng hơn khi nhiều tổ chức linh động hơn trong việc khai thác yếu tố kỹ thuật hơn là yếu tố quản lý để có thể tăng năng suất lao động và hiệu quả chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ là phân tích định tính và chưa có mô hình lượng kiểm chứng. Bên cạnh đó các nhân tố xác định mới chỉ dừng lại ở hai nhân tố, chưa thực sự bao quát được hết.

1.3.2 Các nghiên cứu trong nước Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

Gần đây mới có một số nghiên cứu có đưa mô hình lý thuyết vào như nghiên cứu của Trần Thị Kim Loan, Bùi Nguyên Hùng – Đại học bách khoa Đại học quốc gia Hồ Chí Minh năm 2009, “nghiên cứu các yếu tố quản lý có ảnh hưởng đến năng suất của các doanh nghiệp trong ngành may”. Trong nghiên cứu định tính này, tám cuộc phỏng vấn sâu với các chuyên gia và nhà quản lý có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong ngành dệt may được thực hiện. Dựa vào danh sách các yếu tố có ảnh hưởng đến năng suất doanh nghiệp được tóm tắt trong bảng 2, một bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm 5 nhóm yếu tố: Sự cam kết của quản lý cấp cao, hướng đến khách hàng, quản lý sản xuất, quản trị nguồn nhân lực, mối quan hệ trong doanh nghiệp và các yếu tố trong từng nhóm trên. Kết quả của nghiên cứu định tính cho thấy tính phù hợp của mô hình đề nghị, đó là cả 5 yếu tố trên đều tác động đến năng suất lao động trong doanh nghiệp. Mô hình này bao phủ khá toàn diện các yếu tố về quản lý trong một doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên đây chỉ là mô hình định tính chưa có khung lý thuyết chính thức và mới dừng lại ở khảo sát định tính mà không có mô hình định lượng. Do vậy rất khó để rút ra mô hình tiên nghiệm từ mô hình này.

Một bài nghiên cứu thứ hai là nghiên cứu của nhóm Nguyễn Thắng, Trung Thành và Vũ Hoàng Đạt năm 2006: “productivity analysis for Viet Nam’s textile and garment industry” (phân tích năng suất lao động của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam). Bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình của Battese và Coelli cùng với bộ số liệu mảng được thu thập trong giai đoạn 1997-2000. Nhóm này đã chỉ ra biến phụ thuộc là tổng doanh thu từ bán hàng (ouput) còn các biến độc lập bao gồm: quy mô công ty (đo lường bằng tổng số lao động của công ty, độ tuổi của công ty,vốn (được tính bằng tổng giá trị mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng), lao động (được tính bằng tổng số lao động tham gia sản xuất), đầu vào trung gian (chi phí mua sắm nguyên liệu thô, điện nước,xăng) ngoài ra còn các biến như: cấu trúc chủ sở hữu, vị trí của công ty (biến giả) và mục tiêu thị trường (xuất khẩu hay nhập khẩu). Sau khi chạy mô hình họ đã rút ra được rằng: các biến độc lập như độ tuổi của công ty, quy mô của công ty, lao động, vốn đều có tác động tích cực đến biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa thống kê 10%.

Một bài nghiên cứu của nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học trường đại học kinh tế, đại học Đà Nẵng năm 2008: “các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động và hoàn thiện công tác định mức lao động cho mã hàng nano tại công ty cổ phần dệt may dệt may 29-3”. Nguồn dữ liệu chủ yếu được sử dụng của nhóm nghiên cứ này là nguồn dữ liệu sơ cấp và thu được 20 quan sát thông qua quá trình khảo sát bằng các phương pháp bấm giờ, chụp ảnh và quay phim-phương pháp tiếp cận phân tích thống kê. Với phương pháp này, họ đã định lượng được tác động đến các nhân tố ảnh hưởng nhằm cải thiện năng suất và định mức lao động. Biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình là năng suất của công nhân (Sản lượng/phút). Các biến giải thích đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: tiền lương, bậc thấp của người công nhân, kinh nghiệm làm việc (tính bằng số năm làm việc), thời gian phục vụ tổ chức, thời gian phục vụ kỹ thuật, việc nói chuyện trong giờ làm việc. Kết quả chạy bằng mô hình OLS cho thấy: biến tiền lương và biến kinh nghiệm làm việc, thời gian phục vụ tổ chức, thời gian phục vụ kỹ thuật đều có ảnh hưởng tích cực đến biến năng suất lao động ở mức ý nghĩa thống kê 10%, còn lại các biến kia đều có ảnh hưởng tiêu cực. Trong phần thảo luận, nhóm này đã rút ra một định mức lao động hợp lý để có thể làm tăng năng suất lao động của công ty dệt may này.

Từ khung lý thuyết trên và các nghiên cứu này, tác giả đã rút ra được mô hình tiên nhiệm rằng, năng suất lao động ngành dệt may có bị ảnh hưởng bởi sáu nhân tố: vốn đầu tư trên một lao động, kinh nghiệm của lao động, mức độ phân công hóa lao động, tiền lương trung bình của lao động, chi phí đầu tư khoa học công nghệ, việc doanh nghiệp có hay không có xuất khẩu.

1.4. Mô hình nghiên cứu Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

Với bộ dữ liệu mảng thu thập được, ta có ba sự lựa chọn: mô hình gộp Pool-OLS, mô hình tác động cố định, mô hình tác động ngẫu nhiên. Tác giả đã sử dụng mô hình tác động cố định FE như sau: Proit = Ci + α0 + α1 KLit + α2 techit + α3 experit + α3 wageit + α5 exportit + Uit

Trong đó:

  • Proit: Biến phụ thuộc.
  • KLit: Biến số thứ i về tỷ lệ vốn trên lao động.
  • techit: Biến số thứ i về chi phí đầu tư cho khoa học công nghệ.
  • experit: Biến số thứ i về số năm kinh nghiệm trung bình của lao động.
  • wageit: Biến số thứ i về mức lương trung bình của lao động.
  • exportit: Biến số thứ i về việc doanh nghiệp có hay không có xuất khẩu.
  • α1, α2, α3, α4, α5: hệ số hồi quy của các biến độc lập.

1.4.1 Số liệu

1.4.1.1 Nguồn số liệu

Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề này, tôi nhận thấy giai đoạn 2013-2017 là giai đoạn biến chuyển của năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam cũng như bước ngoặt lớn của toàn ngành trước thời kỳ hội nhập sâu rộng, tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu và thu thập số liệu trong phạm vi khoảng thời gian này. Do hạn chế về mặt thu thập số liệu, tác giả mới chỉ thu thập được số liệu do tổng cục thống kê ban hành về doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2013 đến 2016. Tác giả đã xử lý bộ số liệu này bằng cách lọc ra các biến cần dùng và loại bỏ những quan sát không hợp lý hoặc những quan sát bị bỏ sót. Sau khi xử lý xong, tác giả đã giữ lại được số liệu của 1477 doanh nghiệp nhưng không đầy đủ 4 quan sát mỗi doanh nghiệp từ 2013-2016. Số quan sát được khai báo dữ liệu mảng là 3635 quan sát. Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

Sau khi lọc sơ bộ, tác giả thu thập được các biến trung gian để tính toán được biến trong mô hình. Các biến trung gian bao gồm : kết quả kinh doanh chính, tổng số lao động, tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định, tổng chi phí đầu tư cho máy móc công nghệ cao, số năm kinh nghiệm trung bình của lao động, tổng thu nhập của lao động tham gia sản xuất, doanh nghiệp có hay không có xuất khẩu.

1.4.2 Biến số và thước đo

Để xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động ngành dệt may, tôi đã đề xuất ra các biến của mô hình như sau:

1.4.1.2.1 Biến phụ thuộc

Như đã trình bày ở phần phương pháp đo lường năng suất lao động, ta có nhiều cách để tính toán quy ước năng suất lao động. Phương pháp đo lường năng suất theo sản phẩm hiện vật và phương pháp đo lường bằng sản phẩm cận biên không phù hợp với thực tế của các doanh nghiệp sản xuất hiện nay như đã trình bày ở phần nhược điểm. Do vậy tác giả đã sử dụng phương pháp đo lường bằng tổng giá trị sản phẩm. Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này không chỉ có sản xuất hàng hóa mà còn những loại hình đầu tư khác nữa. Do vậy tác giả đã sử dụng kết quả kinh doanh chính- doanh thu xuất phát từ hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp để cho ra kết quả đúng nhất khi tính năng suất lao động.

1.4.1.2.2 Biến độc lập

Ta có sáu nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động ngành dệt may được đúc kết từ cơ sở lý thuyết gồm: sự phân công hóa lao động, kỹ xảo tay nghề của lao động, tiến bộ khoa học công nghệ, tỷ lệ vốn đầu tư trên lao động, tiền lương, doanh nghiệp có hay không có xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay mức độ phân công hóa của các doanh nghiệp không thể đo lường được nên tác giả đã không cho biến độc lập này vào mô hình. Hơn nữa nhìn về mặt bằng chung các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cho thấy: mức độ phân công lao động trong doanh nghiệp dệt may là tương đồng nhau, do vậy sẽ không thấy được tác động của nó tới năng suất lao động dù có đo lường được. Như vậy mô hình sẽ còn năm biến:

  • Tỷ lệ vốn trên một đơn vị lao động, được tính thông qua tổng số vốn đầu tư vào tài sản cố định trên tổng lao động tham gia vào quá trình sản xuất của một doanh nghiệp.
  • Biến công nghệ được tính toán thông qua chi phí đầu tư và cải tiến máy móc công nghệ cao. Nhìn chung là đối với các doanh nghiệp trung bình, nhỏ thì hầu như không có đầu tư vào khoa học công nghệ. (Những quan sát này đều bị thiếu ở các doanh nghiệp này, do vậy tác giả cũng loại bỏ những quan sát này đi).
  • Biến số năm kinh nghiệm được đo lường bằng số năm lao động trung bình của tất cả lao động tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Thực tế rất khó để có thể đo lường kỹ xảo tay nghề của lao động, Do vậy số năm kinh nghiệm là đại diện tốt nhất và gần nhất với yếu tố này.
  • Biến tiền lương được đo lường bằng thu nhập trung bình của lao động tham gia sản xuất của mỗi doanh nghiệp.
  • Biến xuất khẩu được sử dụng là biến giả để xem xét sự khác nhau về năng suất lao động khi doanh nghiệp có hay không có hoạt động xuất khẩu. Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Luận văn: Kết quả nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>>> Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993